Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ

BMS

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÒA NHÀ BMS:

Hệ thhống BMS ( Buiding Management System ) là hệ thống quản lí toà nhà có


nhiệm vụ điều khiển và quản lý các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như:

 Hệ thống điện (tủ điện hạ thế, tủ điện tầng, máy phát, máy biến áp, …)
 Hệ thống chiếu sáng
 Hệ thống cấp và thoát nước
 Hệ thống điều hoà thông gió
 Hệ thống thang máy
 Hệ thống báo cháy – chữa cháy (PCCC)
 Hệ thống camera giám sát (CCTV)
 Hệ thống truy cập vào ra (Access control)

Chức năng chính là tích hợp phân tích và xử lý dữ liệu nhận được từ các hệ thống
liên quan từ đó đưa ra phương hướng xử lý và vận hành cho tòa nhà sao cho đạt được
mức tối ưu nhất .

Hệ thống BMS dựa trên nền tảng của hệ điều khiển phân tán Distributed Control
System - DCS, phần mềm điều khiển đóng vai trò giao diện người máy HMI giữa máy
tính điều khiển với các bộ điều khiển kỹ thuật số. Hệ thống sẽ hoạt động ổn định tại các
thiết bị điều khiển số DDC cho dù có các gián đoạn truyền thông trong mạng điều khiển
hay có sự cố đối với các máy tính điều khiển của hệ thống mạng tại cấp quản lý điều
khiển tại phòng điều khiển trung tâm.

Trong tòa nhà có nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau, sử dụng công nghệ khác nhau
và mức độ tự động hóa khác nhau. Vì vậy hệ thống BMS sẽ tích hợp các hệ thống trên
thành một thể thống nhất thông qua mạng truyền thông, các giao thức truyền thông quốc
tế như là BACnet, MODbus,…. Qua đó các hệ thống có thể trao đổi thông tin với nhau và
BMS dùng các thông tin này để tối ưu hóa hoạt động của các hệ thống kỹ thuật tòa nhà.
Mục tiêu của một hệ thống BMS là:

- Cung cấp chức năng giám sát và vận hành thời gian thực đối với các thiết bị kỹ
thuật trong hệ thống.

- Cho phép sự quan sát toàn diện và điều khiển đơn giản thông qua giao diện người
dùng thân thiện.

- Quản lý tất cả các điểm dữ liệu.

- Cung cấp khả năng lưu trữ và hiển thị lại dữ liệu trong quá khứ trong trường hợp
người dùng có yêu cầu.

- Trao đổi dữ liệu với các hệ thống kết nối tới BMS.

- Máy trạm của hệ thống BMS có thể đặt tại phòng điều khiển trung tâm hoặc tại
hiện trường, được kết nối tới hệ thống qua mang LAN. Có khả năng kết nối tới nhiều máy
trạm trong cùng một thời điểm.

- Cung cấp khả năng truy cập vào hệ thống từ Internet Explorer bằng user name và
mật khẩu. Tất cả các hoạt động truy cập đều sẽ được ghi chép lại, và tự động truy xuất
khỏi hệ thống sau một thời gian đủ dài không hoạt động.

Toà nhà được trang bị hệ thống BMS sẽ trở thành toà nhà hiện đại và đồng bộ, có
tính cạnh tranh cao độ trong marketing, dễ sử dụng, tạo điều kiện làm việc và phục vụ nhu
cầu văn phòng, khách sạn, nhà ở cho các cộng đồng sinh hoạt và làm việc văn minh, hiện
đại và lịch sự.

1.2. LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG BMS


Ưu điểm lớn nhất của hệ thống BMS là cung cấp cho người dùng một môi trường
thoải mái, an toàn và tiện lợi. Ngoài ra còn giúp cho chủ sở hữu tiết kiệm năng lượng,
giảm bớt nguồn nhân lực lao động, đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt, độ bền cao. Việc
ứng dụng giải pháp quản lý tích hợp các hệ thống dịch vụ trong tòa nhà mang lại các lợi
ích chính sau:
 Đơn giản hóa và tự động hoá công việc vận hành các thủ tục, các chức năng có
tính lặp đi lặp lại.
 Rút ngắn được thời gian đào tạo cho nhân viên vận hành: Do có các chỉ dẫn trực
tiếp trên màn hình cũng như giao diện người-máy trực quan của tòa nhà. Có thể
thực hiện nhiều chức năng quản lý hơn nhờ sử dụng nhiều nguồn thông tin.
 Quản lý hiệu quả, tiết kiệm nhân công: Do việc tích hợp cho phép điều khiển khối
lượng lớn dữ liệu, nên việc vận hành toà nhà và các thiết bị có thể thực hiện được
bởi một số ít nhân công. Có thể thực hiện nhiều chức năng quản lý hơn nhờ sử
dụng hiệu quả các nguồn thông tin.
 Giảm chi phí năng lượng: quản lý tập trung việc điều khiển và quản lý năng
lượng. Dùng các biện pháp như điều khiển và duy trì nhiệt độ được đặt trước hoặc
sử dụng khí trời khi cần thiết để giảm tải trong tòa nhà.
 Đảm bảo các yêu cầu an toàn: Bằng việc tập trung thông tin toàn bộ các thiết bị
về đơn vị xử lý trung tâm, có thể dễ dàng xác định trạng thái thiết bị, vận hành và
khắc phục sự cố như mất điện, báo khói, báo cháy. Nhờ vào hệ thống dữ liệu lưu
trữ, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo các cảnh báo.
Phản ứng nhanh với các đòi hỏi của người sử dụng và các sự cố kỹ thuật xảy ra.
 Linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu
mở rộng.
Cải tiến hệ thống vận hành bằng việc tích hợp hệ thống phần mềm và phần cứng của
nhiều hệ thống con khác nhau như: báo cháy, an toàn, điều khiển truy nhập hay điều khiển
chiếu sáng.
Ngày nay các tòa nhà hiện đại được trang bị nhiều hệ thống dịch vụ đắt tiền nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, phải đáp ứng được các yêu cầu:
 Đảm bảo chất lượng
 Hoạt động tin cậy
 Hiệu suất
 Kéo dài tuổi thọ
Việc ứng dụng giải pháp tích hợp cho tòa nhà cho phép tập trung hóa và đơn giản
hóa việc giám sát, vận hành và quản lý tòa nhà, cho phép quản lý và giám sát thiết bị
trong tòa nhà tốt hơn thông qua dữ liệu lịch sử, các chương trình bảo trì bảo dưỡng, hệ
thống cảnh báo, từ đó giảm xác suất lỗi xảy ra trong hệ thống.
1.3. PHÂN CẤP HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG BMS

Hình 1-1: Phân cấp hệ thống quản lý và điều khiển HT BMS

1.3.1. Cấp trường

Các thiết bị chính của cấp trường gồm:

 Bộ điều khiển thiết bị cấp trường(Terminal Equiment Controller)


 Van điều khiển điều khiển lưu lượng gió, nước
 Bộ đóng cắt động cơ
 Hệ thống cảm biến
 Các rơ le đóng cắt, các bộ chuyển đổi đo đếm điện năng
 Các thiết bị chấp hành
1.3.2. Cấp điều khiển hệ thống
Cấp điều khiển hệ thống được trang bị các bộ điều khiển card giao tiếp mạng NAE.
Các bộ điều khiển hệ thống được tích hợp sẵn các chức năng quản lý, lưu trữ Giao tiếp
giữa cấp điều khiển hệ thống với cấp quản lý và vận hành thông qua chuẩn Ethernet
TCP/IP.
1.3.3. Cấp vận hành, giám sát và quản lý
Các trạm vận hành và giám sát chủ yếu giao tiếp với các nhân viên vận hành. Các
trạm vận hành ở cấp độ này chủ yếu là các máy tính PC:

- 01 bộ máy chủ Server và màn hình cho hệ thống BMS.

- 01 bộ máy tính vận hành và màn hình cho máy trạm của hệ thống BMS.

Một trạm vận hành thường bao gồm các gói phần mềm ứng dụng sau:

 An toàn hệ thống
 Xâm nhập hệ thống:
 Định dạng dữ liệu
 Tùy biến các chương trình
 Giao diện
 Lập báo cáo
 Quản lý việc bảo trì bảo dưỡng
 Tích hợp hệ thống
1.4. TRUYỀN THÔNG TRONG BMS

Một hệ thống BMS đầy đủ thường có 3 lớp mạng tương ứng với 3 cấp trong hệ
thống phân cấp:

 Lớp mạng mức trường (Field level Network)


 Lớp mạng mức điều khiển (Control Level Network)
 Lớp mạng mức quản lý (Management Level Network)
1.4.1. Lớp mạng mức quản lý

Mạng này kết nối các thiết bị ở cấp quản lý. Mạng thường dùng là mạng Ethenet
LAN sử dụng giao thức TCP/IP, tốc độ truyền cao và đáp ứng được nhu cầu về khoảng
cách truyền mà không cần bộ lặp, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thời gian thực của hệ
thống BMS. Tốc độ truyền trên mạng đạt 100Mbps.

1.4.2. Lớp mạng điều khiển

Đây là lớp mạng sơ cấp(Primary Network) dùng để kết nối các bộ điều khiển DDC
sơ cấp (Primary Control Unit) với nhau, thường sử dụng mạng Ethernet IP hoặc BAC
Net/IP sử dụng đường truyền RS485 và giao thức ngang hàng “peer to peer”. Lớp mạng
này có thể có thêm các bộ Gateway để kết nối với các hệ thống phụ khác…

1.4.3. Lớp mạng mức trường

Đây là mạng thứ cấp(Secondary Network) dùng để kết nối tất cả các bộ điều khiển
ứng dụng(secondary control unit), các thiết bị đo lường có khả năng nối mạng. Thường sử
dụng các giao thức như BACnet MS/TP, LONwork. Sử dụng đường truyền RS485 dạng
Master/Slaver, các bộ DDC đóng vai trò là các Master điều khiển các bộ điều khiển thứ
cấp.

1.5. CÁC GIAO THỨC ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG BMS


1.5.1. Giao thức BACnet

BACnet là giao thức truyền thông dữ liệu cho mạng điều khiển và BA. Điều làm cho
BACnet trở nên đặc biệt là các qui định liên quan cụ thể đến nhu cầu thiết bị tự động hóa
tòa nhà BA (Building Automatic); có nghĩa rằng chúng bao gồm những thứ như làm thế
nào để yêu cầu giá trị của nhiệt độ, xác định lịch vận hànhquạt hoặc gửi báo động tình
trạng máy bơm.

Kiến trúc của giao thức BACnet

Với rất nhiều các giao thức giao tiếp khác nhau, BACnet sử dụng mô hình OSI như
là mô hình tham chiếu. Mô hình tham chiếu cơ bản OSI (ISO 7498) là tiêu chuẩn quốc tế
dùng để xác định mô hình cho việc phát triển các tiêu chuẩn giao thức giao tiếp máy tính
nhiều nhà cung cấp. Mô hình OSI xác định các vấn đề chung của giao tiếp máy tính –
máy tính và truyền các vấn đề phức tạp vào seven smaller, nhiều sự quản lý hơn các vấn
đề, mỗi một trong số đó liên quan đến chức năng giao tiếp cụ thể của nó. Mỗi một vấn
đề(sub-problems) hình thành 1 lớp trong kiến trúc giao thức.

Tuy nhiên, mô hình OSI chỉ là mô hình tham chiếu và không thể yêu cầu các lớp
thực thi. BACnet thực hiên kiến trúc “collapsed”Chỉ có các lớp được lựa chọn của mô
hình OSI được thông qua bởi BACnet để giảm bớt độ dài các bản tin và xử lý thông tin
mào đầu. Như kiến trúc “collapsed”cho phép ngành công nghiệp BA giảm giá thành và
sản xuất hàng loạt các bộ xử lý. Như hình 1-2, BACnet chỉ có 4 lớp, 1 collapse của kiến
trúc 7 lớp.

Mô hình BACnet là mô hình hướng đối tượng và các loại bản tin phong phú được
thảo luận.Việc thiết kế hệ thống cần được chọn một công nghệ mạng phù hợp để kết nối
chúng với nhau. Ủy ban BACnet đã dành rất nhiều thời gian trên một phần của tiêu chuẩn
này và kết thúc với sáu tùy chọn khác nhau như hình 1-2. Đầu tiên là Ethernet, nhanh nhất
là 10Mb/s và 100Mb/s với 1000Mb/c cũng có sẵn gần đây. Ethernet cũng có thể tốn kém
về chi phí cho mỗi thiết bị. Tiếp đến là ARCnet với 2.5Mb/s. Các thiết bi yêu cầu thấp
hơn về tốc độ, BACnet xác định mạng chủ - tớ/token passing(MS/TP) được thiết kế để
vận hành với tốc độ 1Mb/s hoặc thấp hơn qua dây xoắn đôi. Mạng LonTalk độc quyền
của Echelon có thể được dùng trên các phương tiện phong phú.Tất cả các mạng này là
LAN, BACnet cũng xác định giao thức quay số hoặc“điểm-điểm” được gọi là PTP khi sử
dụng qua kết nối đường dây thoại hoặc kết nối cứng EIA – 232. Ngày 29/1/2009, một phụ
lục để xác định việc sử dụng công nghệ wireless ZigBee như một lớp liên kết dữ liệu của
BACNet được Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ phê duyệt. Một điểm quan trọng là các
bản tin BACnet về cơ bản có thể được truyền bằng bất kỳ công nghệ mạng nào. Nếu và
khi nó muốn được truyền.
Hình 1-2: Kiến trúc giao thức BACnet

Trên thực tế, nó yêu cầu nhiều tài nguyên hệ thống và chi phí cao hơn để thực hiện
tất cả 7 lớp. Đó cũng không phải là lựa chọn tốt để thực hiện tất cả các lớp vì vậy, rất
nhiều giao thức, phổ biến như TCP/IP, không thực thi tất cả các lớp.

Trong BA và nhiều ngành công nghiệp điều khiển khác, không yêu cầu phải thực
hiện tất cả 7 lớp. Kiến trúc thu gọn(collapsed) 4 lớp được lựa chọn sau khi cân nhắc, quan
tâm tới các đặc điểm và yêu cầu của mạng BAS, trong đó, có khó khăn là các giao thức
mào đầu cần được làm nhỏ nhất có thể. Việc sử dụng dễ dàng các công nghệ phổ biến, có
sẵn như Ethernet, ARCnet và LonTalk, sẽ giảm chi phí, tăng hiệu suất và mở cánh cửa
mới cho việc tích hợp hệ thống.

1.5.2. Giao thức ModBus

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ CẢNH


BÁO KHÍ CO, NO2 TẦNG HẦM TRONG TÒA NHÀ

2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ CẢNH BÁO KHÍ
CO, NO2 TẦNG HẦM

Không gian của tầng hầm luôn là nơi có mục đích làm bãi để xe ô tô, xe máy, nơi
thu gom rác,… nên sinh ra một lượng lớn khí độc hại như CO, NO, CO 2, SO2,…  Điều
này ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc của con người tại các tòa nhà và
là tác nhân gây hỏa hoạn.
Môi trường trong tầng hầm
Hơn bất khu vực nào khác trong tòa nhà, tầng hầm là nơi ẩm thấp, dễ trở thành một
“ nhà kho ” chứa các mùi khó chịu, là nơi sinh sôi của nấm mốc và các chất ô nhiễm
khác . Tầng hầm thường là nơi thu gom rác thải, các chất khí độc hại thường có trong các
tòa nhà. Các khí này lan ra môi trường không khí và có thể tích tụ lại tạo ra một môi
trường độc hại, ô nhiễm.
Vì vị trí tầng hầm là dưới mặt đất nên các hơi ẩm từ trong đất thấm qua nền, tường
bao che. Lượng ẩm này sẽ tiếp xúc với luồng không khí ấm hơn ở trong hầm, sự tiếp xúc
này có thể tạo ra ngưng tụ. Nếu nồng độ quá cao, sự ngưng tụ quá mức sẽ tạo ra mùi ẩm
mốc khó chịu. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt hơn, các bào tử nấm mốc có thể phát triển thành
các loại nấm mốc độc hại.

Theo EPA ( Environmental Protection Agency ), tạm dịch là cơ quan bảo vệ môi
trường, thì các loại nấm mốc này, đặc biệt là nấm mốc đen gây ra các loại dị ứng, tăng
nặng các cơn hen và tạo ra triệu chứng cúm. Thông thường ở Việt nam người ta chỉ biết
tới thông gió tầng hầm để giảm lượng khí CO có trong tầng hầm, tuy nhiên ở nước ngoài,
người ta quan tâm tới giảm thiểu lượng khí Radon nhiều hơn – lượng khí này là nguyên
nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi của những người không hút thuốc.

Ảnh hưởng của khí CO đến sức khỏe con người

Trong các tòa nhà, tầng hầm thường được sử dụng vào mục đích làm bãi để xe máy,
ô tô,… nên nơi đây thường có nồng độ khí CO, NO 2, CO2, SO2,.. rất cao được thải ra từ
các phương tiện đi lại cho tầng hầm. Đặc biệt là khí CO và NO2.

Khí CO và NO2 là gì?

CO hay Cacbon monoxit là một chất khí không màu, không mùi, không vị, bắt cháy
và có tính độc cao. CO là sản phẩm được tạo ra từ quá trình cháy không hoàn toàn của
Cacbon và các hợp chất chứa Cacbon. Trong tầng hầm bãi đậu xe thì khí CO được tạo ra
từ khí thải xe máy, ô tô, máy phát điện…Do đặt tính có thể thấm qua bê tông và lưu lại
hàng giờ khi xe rời khỏi.

NO2 hay Nito dioxit là một chất khí có màu nâu đỏ, được ra từ quá trình đốt cháy
của động cơ.

:
Tác hại khi hít phải khí CO, NO2

Khí CO là một chất khí cực kì nguy hiểm. Khi hít phải khi CO trong thời gian dài, sẽ
gây thương tổn cơ thể do giảm nồng độ oxy trong máu, và hệ thần kinh và có thể dẫn đến
tử vong. Với nồng độ 0.1% CO trong không khí có thể dẫn đến tử vong.

Hít phải khí NO2  với lượng khoảng 0.005%ảnh hưởng tới xấu tới hô hấp. Nếu tiếp
xúc vài giờ với nồng độ 0.0015-0.0020% có thể nguy hiểm tới phổi và tim. Khi nồng độ
lên 0.1% thì có thể tử vong  ngay trong vài phút.
Nồng độ CO (ppm) Triệu chứng

50 Không tác dụng phụ trong 8h tiếp xúc

200 Đau đầu nhẹ , buồn nôn sau 2-3h tiếp xúc

Nặng đầu và buồn nôn, khó thở sau 3h


400
tiếp xúc
Buồn nôn, chóng mặt, co giật sau 45 phút
tiếp xúc
800
Bất tỉnh sau 2 giờ tiếp xúc,
Tử vong
Bảng 2-1: Triệu chứng mắc phải khi tiếp xúc với khi CO/NO2

Chính vì vậy, hệ thống thông gió tầng hầm nhà cao tầng là giải pháp tối ưu nhằm
giảm tải chất độc hại và không khí ô nhiễm ra ngoài và đưa khí sạch vào trong tầng hầm
đảm bảo đủ oxy cho con người.

2.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỐNG GIÓ TẦNG HẦM
TRONG TÒA NHÀ:

Quạt hút gió sẽ hút bụi bẩn và các khí độc hại tồn đọng trong tầng hầm; và thải ra
bên ngoài theo đường ống dẫn. Khi quạt hút hút khí thì do trong hầm kín nên đã có sự
chênh lệch áp suất. Chính vì thế không khí bên ngoài sẽ bị hút vào bên trong để cân bằng
lượng khí. Theo nguyên lý hoạt động này thì không khí trong tầng hầm luôn được thay
đổi.
Phương án lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm

Có nhiều phương án khác nhau nhưng hiện nay có 2 phương án chính: Thông gió có
ống gió và thông gió không sử dụng ống gió.

Thông gió có ống gió: Hệ thống cấp gió tươi và hút gió thải thông qua đường ống
gió và quạt. Thông thường được thiết kế cho những tầng hầm có cao độ lớn, có không
gian đi đường ống. Phương án này phân bố lưu lượng khí tươi điều trên toàn tầng hầm
thông qua hệ thống miệng gió.

Thông gió không sử dụng ống gió:  Những tầng hầm lớn có lưu lượng không khí
lớn và hạn chế bởi không gian thì sử dụng phương pháp thông gió bằng quạt Jetfan. Sử
dụng quạt 2 tầng tăng áp để tạo dòng khí đẩy khí thải ra ngoài.

Khi quạt Jetfan hoạt động trên nguyên tắc thông gió theo phương dọc cũng như
phương ngang. Quạt tạo ra một phản lực với áp lực không khí cao, áp lực này làm di
chuyển một lượng không khí lớn bằng cách cuốn lấy không khí xung quanh quạt. Lượng
không khí bị cuốn theo bởi quạt khi không khí được quạt hút và thải ra đằng trước, tạo
thành một luồng khí mạnh kéo theo những miền không khí xung quanh. Những đặc điểm
này liên quan trực tiếp đến lực đẩy của quạt, được đo bằng Newton (N). Lực đẩy này hình
thành thông qua mối quan hệ giữa lưu lượng thể tích, vận tốc và khối lượng riêng của
không khí. Nên lực đẩy mà quạt tạo ra sẽ tỉ lệ thuận với lưu lượng và vận tốc của quạt.

Hệ thống thông gió JetFan nổi bật ưu điểm của nó về tính năng gọn nhẹ, ít chiếm
không gian trần, khả năng thông gió tổng thể hiệu quả và quá trình thi công lắp đặt nhanh
gọn.

Mỗi phương án điều có một ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên dễ nhìn thấy
rằng phương án thông gió thông gió đi đường ống gió sẽ phân phối lưu lượng không khí
điều đến các khu vực của tầng hầm hơn thông gió bằng JetFan.

2.3. BMS GIÁM SÁT HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TẦNG HẦM VÀ CẢNH BÁO
KHÍ CO VÀ NO2

Hoạt động:

Quạt JetFan cung cấp/ hút không khí được điều khiền tự động hoặc nhân viên vận
hành.

Khi nồng độ khí CO ( NO 2 ) trong khu vực đậu xe cao hơn so với cài đặt thì quạt
JetFan cấp và hút gió khu này sẽ hoạt động, đến khi nào khí CO ( NO 2 ) đo được giảm
xuống dưới mức cài đặt cộng thêm mức chênh lệch thì các quạt này sẽ dừng hoạt động và
ngược lại.

Lịch trình làm việc:

Tất cả các quạt đếu được lập trình để hoạt động dựa trên lịch trình làm việc hoặc tự
động theo cảm biến nồng độ khí CO, NO2 ( quạt thông gió bãi đỗ xe ).

Giám sát:

 Trạng thái của quạt.

 Chế độ chạy tự động/bằng tay của quạt.


 Nồng độ khí CO ( NO2 ).

 Nhiệt độ không khí phòng biến thế, phòng máy phát.

Các báo động được giám sát từ trung tâm điều khiển:

 Báo động sự cố quá tải của mô tơ quạt.

 Báo động nhiệt độ cao đối với một số khu vực có gắn cảm biến nhiệt độ.

 Báo động nồng độ khí CO ( NO2 ) cao.

CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN TRONG BMS GIÁM SÁT HỆ


THỐNG THÔNG GIÓ VÀ CẢNH BÁO KHÍ CO (NO2) TẦNG HẦM

Bms giám sát hệ thống thông gió và cảnh báo khí CO (NO 2) tầng hầm được xây
dựng trên cơ sở kiến trúc hệ máy chủ- khách. Trong đó các thông tin cần thiết và hệ thống
cơ sở dữ liệu được lưu trữ ở các máy chủ hệ thống. Máy tính khách có cài trình duyệt web
sẽ thực hiện chức năng của trạm giám sát hiển thị các dữ liệu lưu trữ. Hệ thống thiết bị
trong hệ thống này bao gồm hệ thống máy chủ-khách, hệ thống thiết bị tại cấp trường, cấp
điều khiển hệ thống. Trong chương này sẽ giới thiệu các thiết bị cơ bản trong hệ thống,
giao thức được ứng dụng trong các lớp trong hệ thống. BMS sử dụng các công nghệ mới
nhất như IP/ Linus/ XML/ SVG/ JAVA làm nền tảng công nghệ.

Hệ thống thiết bị cấp vận hành-giám sát:

 Máy chủ quản lý hệ thống


 Máy chủ lưu trữ dữ liệu
 Máy chủ quản lý năng lượng
 Máy chủ dữ liệu an ninh
 Máy chủ dự phòng
 Máy in
 Máy tính khách

Hệ thống thiết bị cấp điều khiển, cấp trường

 Các bộ cảm biến, nguồn cung cấp…

 Bộ điều khiển số trực tiếp DDC

 Card giao tiếp mạng NAE

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG VÀ THIẾT KẾ BMS GIÁM SÁT HỆ THỐNG THÔNG


GIÓ VÀ CẢNH BÁO KHÍ CO VÀ NO2 TẦNG HẦM TRONG TOÀ NHÀ

You might also like