Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Individual exercises - Group 9

Thành viên:
1.Trương Quang Minh (SS130323).
2.Phạm Thị Minh Trang (SS130177).

Giving Constructive Feedback


Appropriately
(Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng
một cách thích hợp)
“Những lời góp ý phê bình có tính xây dựng từ người xung quanh đóng một vai trò
quan trọng trên con đường trưởng thành và hoàn thiện của bản thân ta.”
-Vậy phê bình mang tính xây dựng là gì ?

1) Khái niệm về sự phê bình:


Phê bình  là việc đánh giá khả năng lỗi lầm và góp ý sửa chữa một cái gì đó hoặc
ai đó, có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống con người.
Có 2 trường hợp phê bình thường gặp :
(-) Phê Bình mang tính phá hoại.
(+) Phê bình mang tính xây dựng.

2) Các yếu tố quyết định để đưa ra phản hồi mang tính xây dựng:
a) Không đặt cảm xúc cá nhân:
- Bạn cần đưa ra lời phê bình 1 cách công bằng và khách quan; không đặt
các cảm xúc cá nhân như vui buồn, tức giận, yêu ghét vào thái độ khi
đưa ra lời phê bình.
b) Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu thích hợp:
- Để đối phương cảm thấy dễ chịu và cho biết rằng bạn đồng cảm với họ.
 Duy trì giao tiếp bằng mắt ổn định mà không tỏ ra xem thường đối
phương
 Giữ cơ thể thoải mái không khoanh tay và dùng tone giọng cao hay
lên giọng khi đưa ra phản hồi.
c) Thời gian và địa điểm :
- Lên lịch để gặp người mà bạn muốn phê bình. Sắp xếp không gian gặp
gỡ riêng tư, an toàn, tương tự như văn phòng làm việc. Buổi gặp gỡ cần
có thời gian đầy đủ để trò chuyện trong trường hợp đối phương muốn hỏi
một số câu hỏi và muốn phản hồi lại bình luận của bạn. Điều quan trọng
là không nên thúc ép, nóng vội khi gặp mặt để đối phương cảm thấy họ
được yêu quý và được tôn trọng, không hề bị bỏ rơi và cô lập.
d) Có thiện chí:
- Lý do bạn phê bình công việc hoặc hành vi của một ai đó ảnh hưởng tới
cách bạn đưa ra bình luận. Nếu bạn có lý do KHÔNG PHẢI là giúp một ai
đó hoàn thiện hơn thì có lẽ lời phê bình góp ý mà bạn muốn nói sẽ mang
tính tiêu cực.
e) Quyền để phê bình:

Để lời phê bình mang tính xây dựng tốt nhất, nên lưu ý các điều sau:
 Bắt đầu bằng những lời nói tích cực
 Đóng góp ý kiến khách quan, không đặt tình cảm cá nhân vào
 Lời nói, cử chỉ thân thiện với đối phương
 Giọng điệu truyền đạt mang tính hiệu lực
 Không dùng ngôn ngữ tiêu cực
 Phê bình cụ thể, vào chính xác vấn đề
 Để cho đối tượng tự nhận ra khuyết điểm nếu được
 Phê bình các hành động chứ không phải con người của đối tượng
 Đưa ra các thông tin và những việc đối phương có thể làm
 Thông tin vừa phải vào trọng tâm, không khiến họ bị bối rối
 Biết dừng đúng lúc đúng chỗ
 Cố gắng duy trì mối quan hệ sau khi đưa ra những lời bình phẩm

Nghệ thuật góp ý phản hồi hay còn gọi là phê bình mang lại động
lực để một người trưởng thành hơn và không cảm thấy khó chịu,
xấu hổ khi bị phê bình. Phê bình mang tính xây dựng giúp đối
phương cải thiện hành vi và tránh đổ lỗi, chỉ trích cũng như công
kích cá nhân. Lời phê bình mang tính xây dựng cần phải có tính tích
cực và tập trung vào mục tiêu rõ ràng, khả thi !!!

You might also like