Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 119

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

CHỌN TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP CHO CON

CỦA PHỤ HUYNH TẠI ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

CHỌN TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP CHO CON

CỦA PHỤ HUYNH TẠI ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu)

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HUỲNH THANH TÚ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường mầm non ngoài công lập cho con của phụ huynh tại Thành Phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được trình bày hay
công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Ngoài trừ những tài
liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp.HCM, ngày 12 tháng 04 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Lương Bằng


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i


MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
1.6. Kết cấu luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............5
2.1. Lý thuyết hệ thống cấp bậc nhu cầu .................................................................5
2.2. Lý thuyết về dịch vụ .........................................................................................7
2.2.1.Định nghĩa dịch vụ: ....................................................................................7
2.2.2. Đặc trưng của dịch vụ: ..............................................................................7
2.2.2. Chất lượng dịch vụ ....................................................................................9
2.3. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng .......................................................................10
2.4. Cơ sở lý thuyết về việc ra quyết định.............................................................11
2.4.1. Khái niệm ................................................................................................11
2.4.2. Các giai đoạn ra quyết định .....................................................................11
2.5. Xây dựng mô hình ..........................................................................................14
2.5.1. Nghiên cứu nước ngoài về việc lựa chọn trường mầm non ....................14
2.5.2 Nghiên cứu trong nước về việc lựa chọn trường mầm non .....................15
2.5.3 Mô hình nghiên cứu được đề xuất ...........................................................16
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................23
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................24
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ....................................................................................24
3.2.2. Nghiên cứu chính thức ............................................................................27
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................29
3.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................31
3.4.1. Kết quả phỏng vấn thử ............................................................................31
3.4.2 Bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức .................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................36
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát. ..................................................36
4.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ........................................37
4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA). ........................41
4.3.1. Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập ...................................................41
4.3.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc .....................................................43
4.4. Phân tích tương quy và hồi quy .....................................................................44
4.4.1. Phân tích tương quan...............................................................................44
4.5.2. Phân tích hồi quy.....................................................................................45
4.4.3. Kiểm định mô hình hồi quy ....................................................................46
4.4.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ....................................................51
4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phụ huynh trong việc đánh giá tầm
quan trọng của các nhân tố đến quyết định chọn trường. .....................................52
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo giới tính. ........52
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo độ tuổi ............55
4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo thu nhập .........56
4.5.4. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo học vấn. .........58
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................60
4.6.1. Thảo luận về yếu tố giáo viên – nhân viên. ..........................................60
4.6.2. Thảo luận về yếu tố an toàn sức khỏe ...................................................61
4.6.3. Thảo luận về yếu tố chương trình đào tạo ............................................63
4.6.4. Thảo luận về yếu tố chi phí...................................................................64
4.6.5. Thảo luận về yếu tố CSVC ...................................................................65
4.6.6. Thảo luận về yếu tố nhóm tham khảo ...................................................66
4.6.7. Thảo luận về yếu tố thuận tiện ..............................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ............................................................70
5.1. Kết luận ..........................................................................................................70
5.1.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ...............................................................70
5.1.2. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước...............................................72
5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................73
5.2.1. Hàm ý cho nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực .......................73
5.2.2. Hàm ý cho chương trình và phương pháp đào tạo ..................................75
5.2.3. Hàm ý cho an toàn sức khỏe ...................................................................76
5.2.4. Hàm ý cho chi phí ...................................................................................77
5.2.5. Hàm ý cải thiện cơ sở vật chất ................................................................78
5.2.6. Hàm ý cho nhóm tham khảo ...................................................................79
5.2.7. Hàm ý cho sự thuận tiện..........................................................................81
5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................82
5.3.1. Những hạn chế ........................................................................................82
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................83
PHỤ LỤC.............................................................................................................86
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Anova : Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

BGDĐT : Bộ giáo dục đào tạo

CSVC : Cơ sở vật chất

CTĐT : Chương trình đào tạo

EFA : Phân tích nhân tố khám phá

KMO : Kaise- Meyer – Olkin

Sig : Mức ý nghĩa

SPSS : Phần mềm thống kê trong khoa học xã hội (Statistic Package for Social
Sciences)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1 : Số liệu thống kê về mẫu giáo tại TP.HCMError! Bookmark not


defined.
Bảng 2. 2 : Bảng thang đo nháp ..............................................................................199
Bảng 3.1. Kết quả của buổi thảo luận nhóm 26
Bảng 3. 2 : Danh sách địa điểm khảo sát tại các trường mầm non ...........................27
Bảng 3. 3: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ ...........................................32
Bảng 3. 4 : Thang đo trong nghiên cứu chính thức...................................................32
Bảng 4. 1 : Tóm tắt đặc điểm mẫu khảo sát 37
Bảng 4. 2 : Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha........................................40
Bảng 4. 3 : Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập .........................41
Bảng 4. 4 : Kết quả ma trận nhân tố nhóm biến độc lập ...........................................42
Bảng 4. 5 : Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc ........................43
Bảng 4. 6 : Kết quả ma trận nhân tố của biến phụ thuộc ..........................................44
Bảng 4. 7 : Kết quả phân tích tương quan Pearson ...................................................45
Bảng 4. 8 : Kết quả phân tích hệ số hồi quy .............................................................46
Bảng 4. 9 : Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình ...........................................46
Bảng 4. 10 : Mức độ giải thích của mô hình .............................................................47
Bảng 4. 11 : Bảng thống kê giá trị phần dư ..............................................................48
Bảng 4. 12 : Thứ tự tác động của các biến độc lập ...................................................51
Bảng 4. 13 : Kết quả kiểm định các giả thuyết .........................................................52
Bảng 4. 14 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính ......................................53
Bảng 4. 15 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ........................................55
Bảng 4. 16 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo thu nhập .....................................56
Bảng 4. 17 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo học vấn .....................................588
Bảng 5. 1 : So sánh kết quả của bài với các công trình nghiên cứu trước ................72
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Tháp hệ thống cấp bậc nhu cầu 6


Hình 2.2 : Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của Philip Kotler ..............11
Hình 2. 3 : Mô hình về sự lựa chọn trường mầm non tại Đài Loan ..........................14
Hình 2.4 : Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chọn trường mầm non tại Mỹ .................155
Hình 2.5 : Mô hình về sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại
Tp.HCM ..................................................................................................................166
Hình 2. 6 : Mô hình nghiên cứu được đề xuất ........ Error! Bookmark not defined.9
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................23
Hình 4.1: Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy ........................................48
Hình 4.2: Đồ thị P-P plot phần dư của mô hình hồi quy.........................................499
Hình 4.3: Đồ thị Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy ......................................49
Hình 4.4: Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố theo giới tính ...................................54
Hình 4.5: Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố theo độ tuổi .....................................56
Hình 4.6: Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố theo thu nhập ...................................57
Hình 4.7: Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố theo học vấn ..................................599
Hình 4.8: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố giáo viên – nhân viên 60
Hình 4.9: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố an toàn 61
Hình 4.10: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố chương trình đào tạo 63
Hình 4.11: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố chi phí 64
Hình 4.12: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố CSVC 65
Hình 4.13: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố nhóm tham khảo 66
Hình 4.14: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố sự thuận tiện 67
1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Lý do chọn đề tài


Trẻ thơ là những trang giấy trắng. Trẻ thơ là phần nhỏ của cộng đồng xã hội mà
chúng ta đang sống. Dường như tiếng nói của trẻ thơ chưa có thể trực tiếp quyết
định trong cộng đồng chung này. Nhưng chắc chắn rằng, trẻ thơ một trăm phần trăm
là chủ nhân xã hội của tương lai không xa. Từ thời xa xưa, người ta đã ý thức tầm
quan trọng của việc dạy dỗ trẻ thơ, vua Sa-lô-môn (974-931 TCN) nổi tiếng khôn
ngoan và giàu có của dân tộc Do Thái đã nói rằng “ Hãy dạy cho trẻ thơ con đường
nó phải theo; Dầu khi trở về già cũng không lìa khỏi đó (Salomon, Châm Ngôn
chương 22 câu 6). Các nước phát triển ngày nay càng ý thức sâu sắc hơn về giáo
dục trẻ thơ để có sự chuẩn bị tích cực cho thành phần kế thừa họ trong tương lai.
Một trong những sự chuẩn bị tốt của chúng ta cho tương lai, đó là sự chuẩn bị trong
giáo dục cho trẻ thơ từ những bước chập chững đầu đời của chúng. Và có nhiều
nghiên cứu ở các nước phát triển đã chỉ ra rằng tại sao chất lượng giáo dục mầm
non lại quan trọng với trẻ nhỏ như vậy ? Các chương trình chất lượng cao tại trường
mầm non có thể nâng cao sức khỏe, kỹ năng nhận thức ,tạo động lực, sự sẵn sàng đi
học của trẻ và mang lại mang lại các thành tích tốt hơn trong học tập, khắc phục
hành vi phạm tội trong dài hạn (Helburn & Howes, 1996;Raynold et al.,2002).
Nghiên cứu khoa học thế giới đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được học các chương
trình giáo dục mầm non chất lượng cao sẽ hoàn thành việc học tốt hơn, có thu nhập
tiềm năng cao hơn, ứng xử xã hội tốt hơn và giảm hành vi phạm tội khi lớn lên.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh sự phát triển trí tuệ của con
người đã hình thành trong độ tuổi rất nhỏ: 50% sự phát triển trí tuệ sau này đạt được
từ khi lọt lòng mẹ đến 4 tuổi, 30% tiếp theo từ 4 tuổi đến 8 tuổi, và tiếp tục hoàn
thiện đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần sau 18 tuổi (theo Trần Xuân
Thắng, 2013). Có thể nói, mầm non là ngưỡng cửa đầu đời vô cùng quan trọng với
trẻ nhỏ, bởi tâm sinh lý của trẻ đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện,
2

rất nhạy cảm với tất cả các yếu tố tác động bên ngoài lẫn bên trong. Chính vì vậy,
lựa chọn trường mầm non cho trẻ là một quyết định vô cùng quan trọng đối với các
bậc phụ huynh. Sự lựa chọn được một môi trường tốt giúp cho trẻ phát triển toàn
diện cả thể lực và trí lực, mà còn giúp cho phụ huynh an tâm trong công việc của
mình.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng,nhà nước, giáo dục mầm non tại Việt Nam có những
tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, giáo dục mầm non tại Tp.HCM vẫn còn nhiều mặt hạn chế
của nó. Trường mầm non công lập luôn trong tình trạng quá tải, xa tầm với của
nhiều người. Trường mầm non ngoài công lập thì bất cập, với những vấn nạn như
bạo hành, thiếu thốn nhiều phương tiện hoặc chất lượng tốt thì giá thành quá cao...
Các nghiên cứu về Quyết định chọn trường mầm non cho con giúp ta hiểu hơn
về các nhân tố ảnh hưởng đến một trường mầm non qua cách nhìn của một nhà
khoa học để giúp ta tiếp tục kế thừa, khẳng định lại và phát triển thêm về vấn đề
này.
Nghiên cứu nước ngoài về lựa chọn trường mầm non
- Nghiên cứu của Chia-Yin Hsieh “ Parental choice of pre-school in Taiwan”
năm 2008
- Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan 2011 về “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn trường mẫu giáo tại Mỹ”.
Nghiên cứu trong nước về lựa chọn trường mầm non
- Nghiên cứu của Trần Xuân Thắng 2013 về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn trường mẫu giáo cho con tại Tp.HCM”.
Với thực trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con của phụ huynh tại
Thành Phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm giúp cho các
trường mầm non hiểu hơn các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường của quý
phụ huynh mà có những điều chỉnh, xây dựng các công tác của trường để đáp ứng
được yêu cầu, mối quan tâm của quý phụ huynh.
3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


- Xác định các nhân tố quyết định việc lựa chọn trường mầm non ngoài công
lập để cho con theo học của phụ huynh tại Tp.HCM.
- Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
mầm non tư thục cho con của phụ huynh tại Tp.HCM .
- Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các trường mầm non trên địa bàn
TP.HCM để kinh doanh hiệu quả hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho
con của phụ huynh tại Tp.HCM.
- Đối tượng khảo sát: phụ huynh có con đang theo học tại các trường mầm non
công lập và ngoài công lập tại Tp.HCM.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : tại các trường Mầm non ngoài công lập (chất lượng tốt) ở các
quận,huyện của Tp.HCM.
- Thời gian:
+Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2017 đến 4/2018
+ Thời gian khảo sát:Từ tháng 12/2017 đến 01/2018
+ Thời gian ứng dụng: Đề tài ứng dụng đến 2025.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn lấy ý kiến phụ huynh,
thảo luận nhóm với các giáo viên thông qua các câu hỏi mở để thu thập thông tin
nhằm khám phá ra các yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường mầm non ngoài
công lập cho con của phụ huynh tại Tp.HCM.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và điều chỉnh
thang đo phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức thông qua việc tiến hành khảo sát lấy mẫu thuận tiện
đối với phụ huynh.
Dữ liệu được thu thập từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:
4

- Dữ liệu thứ cấp được lấy từ website của Tổng cục thống kê, Bộ giáo dục và
đào tạo.
- Dữ liệu sơ cấp thu thập từ các bảng khảo sát phụ huynh và giáo viên tại các
trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM.
Quy trình phân tích dữ liệu :
- Mã hoá , nhập liệu, làm sạch dữ liệu
- Thống kê mô tả
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu đưa vào
các thủ tục phân tích đa biến
- Phân tích hồi quy kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm đo lường và đánh
giá tác động của các nhân tố đến quyết định chọn trường của phụ huynh.
- Phân tích phương sai ANOVA để xác định sự khác biệt giữa các nhóm trong
việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đến quyết định chọn trường.
- Kiểm định các giả thiết theo mô hình nghiên cứu của đề tài Independent
Sample t-Test.
1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý
5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Lý thuyết hệ thống cấp bậc nhu cầu


Năm 1943, Abraham Maslow đã phát triển lý thuyết về hệ thống cấp bậc
nhu cầu của con người mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Maslow cho rằng hành vi của
con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp
xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Trong lý
thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự
cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các
nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Những nhu cầu cơ bản
ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn.
Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng
mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
Cấp bậc nhu cầu được xếp thành năm bậc sau:
- Nhu cầu sinh lý còn được gọi là nhu cầu cơ bản, bao gồm những nhu
cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, ngủ, được sống và
phát triển nòi giống cùng các nhu cầu của cơ thể khác. Đây là những
nhu cầu cơ bản và mạnh nhất của con người.
- Nhu cầu về an toàn và an ninh, bao gồm các nhu cầu như an toàn,
không bị đe dọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ… Khi con người đã được
đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển
suy nghĩ và hành động của họ nữa, khi đó các nhu cầu về an toàn, an
ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất
lẫn tinh thần. Con người mong muốn được bảo vệ khỏi các nguy hiểm
hay tự bảo vệ mình thường được thể hiện thông qua các mong muốn về
sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong xã hội có pháp luật, bảo
hiểm xã hội, chế độ khi về hưu, kế hoạch để dành tiết kiệm… là sự đáp
6

ứng nhu cầu này.


- Nhu cầu xã hội là một trong những nhu cầu bậc cao của con người, bao
gồm nhu cầu giao tiếp, nói chuyện với người khác, được thể hiện và
chấp nhận tình cảm, chăm sóc và được chia sẻ, yêu thương… Nhu cầu
này còn được gọi là nhu cầu về tình cảm, tình thương, thể hiện qua quá
trình giao tiếp như kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một
cộng đồng, làm việc nhóm…

Hình 2.1: Tháp hệ thống cấp bậc nhu cầu


(Nguồn: Abraham Maslow, 1943)
- Nhu cầu tự trọng là các nhu cầu tự trọng, tôn trọng người khác và được
người khác tôn trọng mình…
- Nhu cầu hoàn thiện là nhu cầu bậc cao nhất hay còn gọi là nhu cầu tự
thể hiện, đó là nhu cầu được phát triển, tự khẳng định mình như chân,
thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước… mong muốn được biến năng lực
của mình thành hiện thực, luôn luôn hy vọng được hoàn thiện hơn.
Maslow đã chia nhu cầu thành hai nhóm bậc: nhóm bậc cao và nhóm bậc
thấp. Các nhu cầu thuộc nhóm bậc thấp là các nhu cầu sinh lý, an toàn. Các
nhu cầu thuộc nhóm bậc cao bao gồm các nhu cầu xã hội, được tôn trọng và
nhu cầu hoàn hiện. Việc thỏa mãn các nhu cầu ở cấp thấp là dễ hơn so với
việc làm thỏa mãn nhu cầu ở cấp cao vì các nhu cầu cấp thấp là có giới hạn và
7

có thể được thỏa mãn từ bên ngoài. Ông cho rằng đầu tiên các nhu cầu ở cấp
thấp nhất hoạt động, đòi hỏi được thỏa mãn và đó là động lực thúc đẩy
con người hành động, nhân tố động viên. Khi các nhu cầu này đã được thỏa
mãn thì nó không còn là yếu tố động viên nữa lúc đó các nhu cầu ở cấp độ cao
hơn sẽ xuất hiện.
2.2. Lý thuyết về dịch vụ
2.2.1.Định nghĩa dịch vụ:
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch vụ là những sản phẩm bằng giác quan
không thể nhìn thấy được, sản xuất và tiêu hao cùng lúc. Theo nghĩa rộng của
marketing, dịch vụ là một sản phẩm vô hình (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang, 2007).
Nghiên cứu khác thì cho rằng, dịch vụ là một quá trình bao gồm các hoạt động
hậu đài, và các hoạt động phía trước, nơi mà khách hàng và nhà cung cấp tương tác
với nhau. Dịch vụ là một quá trình có mức độ vô hình cao (Bùi Nguyên Hùng và
Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004).
Theo Philip Kotler (2006), dịch vụ là mọi biện pháp hoặc lợi ích mà một bên
có thể cung cấp cho bên kia và chủ là không sờ thấy được và không dẫn đến chiếm
đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan
đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó .
Một định nghĩa khác, dịch vụ là những hoạt động giao dịch kinh doanh diễn
ra giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng nhằm mục đích cuối cùng là thõa mãn
khách hàng (Rohit Ramaswamy, 1996).
Như vậy có thể thấy dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt
động có tính đặc thù riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh
cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính
sách của chính quyền.

2.2.2. Đặc trưng của dịch vụ:


8

Dịch vụ có những đặc trưng riêng cơ bản khác biệt với sản phẩm hữu hình:
Tính vô hình (intangibility) - sản phẩm của dịch vụ là sự thực thi, khách
hàng không thể thấy, nếm, sờ, ngửi... trước khi mua, đặc điểm này của dịch vụ gây
rất nhiều khó khăn cho việc quản lý hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ.
Tính không thể chia tách (inseparability) - sản phẩm dịch vụ gắn liền với
hoạt động sản xuất và phân phối chúng, quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ
dịch vụ, do vậy, không thể giấu được các sai lỗi của dịch vụ.
Tính không đồng nhất (heterogeneity) - dịch vụ chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố khó kiểm soát trước hết do hoạt động cung ứng, các nhân viên cung cấp dịch
vụ không thể tạo ra được dịch vụ như nhau trong khoảng thời gian hoàn toàn khác
nhau, nghĩa là gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống nhau.
Tính dễ hỏng (perishability) - dịch vụ không thể tồn kho, không thể vận
chuyển từ khu vực này tới khu vực khác, không thể kiểm tra chất lượng trước khi
cung ứng, người cung cấp chỉ còn cách làm đúng từ đầu và làm đúng mọi lúc.
Ngoài các tính chất trên, dịch vụ có thể được mô tả với các thuộc tính khác
như là:
Tính không chuyên chở: Dịch vụ phải được tiêu thụ nơi “sản xuất” dịch vụ.
Cần nhiều nhân lực: Dịch vụ bao gồm đáng kể các hoạt động của con người
hơn là các quá trình được sinh ra một cách chính xác. Vì vậy, quản trị nguồn nhân
lực là rất quan trọng. Đây là nhân tố quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng dịch vụ.
Biến động theo nhu cầu: Dịch vụ luôn biến đổi theo thời gian và nhu cầu ở
mỗi thời điểm khác nhau, khó có thể dự đoán. Nó có thể thay đổi theo năm tháng,
mùa, chu kỳ...
Sản xuất một sản phẩm dịch vụ có thể hoặc không thể yêu cầu sử dụng
những hàng hóa hữu hình. Ngoài ra, đặc tính đáng kể nhất là nó thường gây khó
khăn cho khách hàng đánh giá dịch vụ tại thời điểm trước khi tiêu dùng, trong lúc
tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hơn nữa, do tính chất vô hình của dịch vụ, nên nhà
cung cấp dịch vụ cũng đứng trước những khó khăn để hiểu như thế nào về sự cảm
9

nhận của khách hàng và sự đánh giá chất lượng dịch vụ đó. Trong quá trình tiêu
dùng dịch vụ, chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trình tương tác giữa khách hàng
và nhân viên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó (Svensson, 2002; dẫn theo
Nguyễn Đình Thọ, 2007).
2.2.2. Chất lượng dịch vụ
Nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu thường gặp khó khăn khi xác định hay
định nghĩa chất lượng dịch vụ. Nhìn chung, người ta định nghĩa chất lượng dịch vụ
là "Những gì mà khách hàng cảm nhận được".
Ban đầu các định nghĩa về chất lượng dịch vụ có nguồn gốc từ sản xuất
như:
Edward Deming (2012) cho rằng chất lượng dịch vụ là: "Mức độ tin cậy có
thể biết trước đảm bảo rằng chi phí thấp nhất, phù hợp với thị trường".
Hoseph M.Juran (2010) đã định nghĩa chất lượng dịch vụ là "Sự phù hợp
khi sử dụng, điều này do người sử dụng đánh giá".
Theo Lehtinen & Lehtinen (1982) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh
giá trên hai khía cạnh: (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ.
Gronroos (1984) cũng đề nghị hai lãnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là
(1) chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng:
Chất lượng kỹ thuật bao gồm: những giá trị mà khách hàng thực sự nhận
được từ dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Chất lượng kỹ thuật hàm chứa những giá
trị do yếu tố kỹ thuật công nghệ mang lại ví dụ như giải pháp kỹ thuật, máy móc, hệ
thống vi tính hóa ở cơ sở đó hoặc yếu tố bí quyết kỹ thuật công nghệ.
Chất lượng chức năng bao gồm: phương cách phân phối, nói lên chúng
được phục vụ như thế nào. Dịch vụ cung cấp tốt hay không là tùy thuộc vào người
cung cấp dịch vụ qua thái độ, quan hệ bên trong công ty, hành vi, tinh thần phục vụ,
sự biểu hiện bên ngoài, sự tiếp cận và tiếp xúc khách hàng... Tất cả những yếu tố đó
ảnh hưởng đến người cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, có lẽ Parasuraman & ctg (1985, 1988) là những người tiên
phong trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong ngành tiếp thị một cách cụ thể và
10

chi tiết. Theo Parasuraman & ctg, chất lượng dịch vụ là sự đánh giá toàn diện về
thái độ hướng tới sự xuất sắc của dịch vụ. Chất lượng dịch vụ được xem như là
khoảng cách mong đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi sử dụng dịch
vụ. Cũng theo Parasuraman thì kỳ vọng trong chất lượng dịch vụ là những mong
muốn của khách hàng, nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải thực hiện chứ không
phải sẽ thực hiện các yêu cầu về dịch vụ.
Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướng đến khách hàng đang
đóng vai trò chủ đạo. Một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp là sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm
- dịch vụ mình cung ứng. Chất lượng này phải được đánh giá bởi chính khách hàng
chứ không phải bởi doanh nghiệp.
2.3. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng
Thị trường tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân và hộ gia đình mua sắm hàng
hóa hay dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và cho gia đình. Khách hàng có thể nói
ra những nhu cầu và mong muốn của mình, nhưng lại hành động theo một cách
khác. Họ cũng có thể không hiểu động cơ sâu xa của chính mình và có thể chịu sự
tác động của các tác nhân marketing làm thay đổi suy nghĩ, quyết định và hành vi
của hộ. Chính vì vậy, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là một trong những việc
làm quan trọng và rất cần thiết của người làm marketing để hiểu được khách hàng,
đáp ứng, làm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Hàng hóa, dịch vụ đề cập trong nghiên cứu này là dịch vụ chăm sóc trẻ của các
trường mầm non ngoài công lập, khách hàng là các phụ huynh.
Theo Philip Kotler có nhiều nhân tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ của người mua, tuy nhiên, chúng được chia thành bốn nhóm:
11

Hình 2. 2 : Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của Philip Kotler
(Nguồn: Quản trị Marketing- Philip Kotler)
2.4. Cơ sở lý thuyết về việc ra quyết định
2.4.1. Khái niệm
Quy trình ra quyết định đặc tả các bước mà khách hàng phải trải qua khi mua
một sản phẩm hoặc dịch vụ. Quy trình ra quyết định này đã được nhiều học giả cố
gắng giải thích. Mặc dù các bước trong quy trình có thể ít đi hoặc nhiều hơn nhưng
về cơ bản vẫn có năm bước cơ bản trong quy trình ra quyết định mua hàng của một
người tiêu dùng.
2.4.2. Các giai đoạn ra quyết định
Các giai đoạn trong quy trình mua hàng lần đầu tiên được giới thiệu bởi Engel,
Blackwell và Kollat vào năm 1968. Các giai đoạn bao gồm:
1. Nhận diện nhu cầu.
2. Tìm kiếm thông tin.
3. Đo lường và đánh giá.
4. Mua hàng.
5. Đánh giá sau khi mua.
Năm giai đoạn trên là một khung mẫu tốt để đánh giá hành vi mua hàng của khách
hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng trải qua năm giai đoạn này
cũng như việc họ phải theo đúng bất kì trình tự nào.
12

 Nhận diện nhu cầu


Giai đoạn nhận diện nhu cầu là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình đưa đến
hành vi mua hàng. Nếu như không có nảy sinh nhu cầu thì không thể nào hành vi
mua hàng có thể được thực hiện. Nhu cầu này có thể bị kích thích bởi các kích
thích bên trong (nhu cầu cơ bản của con người ví dụ như đói hoặc khát, khi các
kích thích này tác động đến một mức độ nào đó buộc con người phải thỏa mãn
chúng) và các kích thích bên ngoài (ví dự như các biển quảng cáo, băng rôn,...).
Maslow cho rằng bên trong con người luôn tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau và
chúng cạnh tranh với nhau để được thỏa mãn vì vậy ông đã giới thiệu tháp nhu cầu
kinh điển. Theo như mô hình tháp nhu cầu của A.Maslow thì một người phải thỏa
mãn được nhu cầu ở một bậc thì mới có thể chuyển sang bậc khác.Các nhu cầu
được thỏa mãn thông qua các sản phẩm và dịch vụ có sẵn.
 Tìm kiếm thông tin
Giai đoạn tìm kiếm thông tin là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn nhận diện nhu cầu
nhằm tìm ra sản phẩm/dịch vụ mà họ cho rằng là tốt nhất. Các nguồn thông tin có
thể bao gồm nhiều nguồn như nguồn thông tin thương mại (đến từ các chuyên gia
tiếp thị), nguồn tin cá nhân (người thân, bạn bè, hàng xóm,...). Trong khi các nguồn
tin thương mại giúp người mua có thông tin về sản phẩm và dịch vụ thì các nguồn
tin cá nhân lại giúp họ hợp thức hóa cũng như đánh giá về một sản phẩm hay dịch
vụ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bài đánh giá trên mạng xã hội hay blog có
sức ảnh hưởng đến người mua gấp 3 lần các cách tiếp thị truyền thống
 Đo lường và đánh giá
Ở giai đoạn này, người mua đánh giá các thương hiệu/sản phẩm khác nhau dựa trên
nhiều thuộc tính nhằm mục đích chính là tìm hiểu xem những thương hiệu/sản
phẩm với những thuộc tính này có thể mang lại lợi ích mà mình đang tìm kiếm hay
không. Giai đoạn này bị ảnh hưởng nặng nề bởi thái độ của người mua hàng, "thái
độ đặt một người vào khung suy nghĩ: thích hay không thích một vật, tiếp cận hay
tránh xa nó".Một tác nhân khác ảnh hưởng đến giai đoạn này đó chính là mức độ
tham gia/thử nghiệm.Ví dụ đối với một khách hàng có mức độ tham gia cao (đã
13

từng sử dụng nhiều hàng hóa của nhiều thương hiệu khác nhau) thì người này sẽ
đánh giá/so sánh nhiều thương hiệu khác nhau; ngược lại đối với một người có mức
độ tham gia thấp thì người đó chỉ sẽ đánh giá một thương hiệu duy nhất.
 Quyết định mua
Giai đoạn mua hàng là giai đoạn thứ tư trong quy trình; theo như Kotler, Keller,
Koshy and Jha (2009) thì giai đoạn này có thể bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố.Yếu tố
thứ nhất là quan điểm của người khác và mức độ sẵn lòng nghe theo các quan điểm
này của người mua. Ví dụ như một người tiêu dùng đang muốn mua một chiếc máy
ảnh Nikon D80 DSLR nhưng vì người bạn của anh/cô ta - một tay nhiếp ảnh,
khuyên anh/cô ta không nên mua chiếc máy ảnh này thì việc này chắc chắn sẽ tác
động đến quyết định mua hàng của anh/cô ta. Yếu tố thứ hai là các tình huống bất
ngờ, không thể dự đoán được như suy thoái kinh tế, suy giảm tiền lương,.
 Hành vi sau khi mua
Các hành vi sau khi mua của khách hàng và cách giải quyết của doanh nghiệp sẽ có
ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ khách hàng[9]. Trong ngắn hạn, khách hàng sẽ tiến
hành so sánh kỳ vọng về sản phẩm với tính hiệu quả mà nó thực sự mang lại và sẽ
cảm thấy hài lòng (nếu tính hiệu quả của sản phẩm vượt xa kỳ vọng) hoặc không
hài lòng (nếu tính hiệu quả của sản phẩm không được như kỳ vọng). Cảm giác hài
lòng hay không hài lòng đều ảnh hưởng lớn đến giá trị vòng đời của khách hàng đó
với doanh nghiệp (việc họ có tiếp tục mua hàng của doanh nghiệp đó trong tương
lai hay không). Nếu mọi việc đi theo hướng tích cực, khách hàng cảm thấy hài lòng
với sản phẩm thì họ sẽ nảy sinh một lòng trung thành với thương hiệu và rồi giai
đoạn tìm kiếm thông tin cũng như đo lường - đánh giá sẽ diễn ra một cách nhanh
chóng hoặc thậm chí bị bỏ qua hoàn toàn. Suy cho cùng mục đích cuối cùng của tất
cả các doanh nghiệp là tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu trong mỗi khách
hàng. Nếu mọi việc đi theo hướng tiêu cực, khách hàng cảm thấy không hài lòng
với sản phẩm, họ sẽ có hai hướng phản ứng. Ở hướng thứ nhất khách hàng sẽ chọn
cách im lặng và âm thầm chuyển sang các thương hiệu khác hoặc họ lan truyền các
thông tin xấu về sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Theo hướng thứ hai, khách hàng
14

sẽ phản ứng một cách công khai, họ có thể trực tiếp đòi nhà sản xuất bồi thường
hoặc khiếu nại với các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
Dẫu theo hướng tiêu cực hay tích cực thì khách hàng sẽ chọn lựa lan truyền các
thông tin tương ứng về sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Vì vậy ở giai đoạn này
doanh nghiệp nên cẩn thận tạo dựng các kênh chăm sóc khách hàng sau khi mua và
khuyến khích họ đóng góp ý kiến
Ở giai đoạn này cũng nảy sinh ra một tâm lý khác của khách hàng đó chính là sự
phân vân về lựa chọn mua và thông thường họ sẽ không hài lòng với các sản phẩm
mình đã quyết định mua với việc đặt ra các câu hỏi như: "Liệu tôi đã đưa ra quyết
định chính xác hay chưa ?"; "Đó có phải là một lựa chọn tốt hay không ?"....
2.5. Xây dựng mô hình
2.5.1. Nghiên cứu nước ngoài về việc lựa chọn trường mầm non
2.5.1.1. “Parental choice of pre-school in Taiwan” của Chia- Yin Hsieh 2008

Khoảng cách

Cơ sở vật chất
Chọn
Đội ngũ giáo viên trường
mầm non
Dinh dưỡng bữa ăn cho con

Chương trình đào tạo

Hình 2. 3 : Mô hình về sự lựa chọn trường mầm non tại Đài Loan
(Nguồn: nghiên cứu của Chia-Yin Hsieh, Parental choice of in Taiwan, 2008)
Kết quả nghiên cứu của Chia-Yin Hsieh :
Nghiên cứu sử dụng quy trình lựa chọn của 18 phụ huynh tại Đài Loan.
Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm ghi chép lại nhật ký lựa chọn trước khi
những đứa trẻ bắt đầu đi học mầm non và cả hai cuộc phỏng vấn sâu, một cuộc
phỏng vấn vào đầu năm học và một cuộc phỏng vấn vào chín tháng sau đó. Chia-
Yin Hsieh đã tập trung phân tích sâu quá trình so sánh giữa các trường của từng phụ
huynh để tìm ra những tiêu chí chung mà các phụ huynh dựa vào đó để chọn trường
15

cho con.Phương pháp này có ưu điểm là giải đáp được nhiều câu hỏi nghiên cứu
nhưng tính khái quát của mô hình không cao.
2.5.1.2 Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan
Nghiên cứu của Karthryn E.Grogan (2011) về “ Sự lựa chọn trường mẫu
giáo của cha mẹ: Phương pháp tiếp cận giao dịch” được thực hiện trên 203 phụ
huynh tại Mỹ. Nghiên cứu của Karthryn E.Grogan đã đưa ra các nhân tố chính tác
động đến sự lựa chọn trường mẫu giáo của phụ huynh tại Mỹ như sau:

Sự thuận tiện

Chương trình đào tạo Chọn


trường
Giáo viên nhân viên mầm non
cho con
An toàn và sức khỏe

Đặc điểm của trẻ

Hình 2. 4 : Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chọn trường mầm non tại Mỹ
(Nguồn: ghi nhận từ nghiên cứu của Karthryn E.Grogan, 2011)
2.5.2 Nghiên cứu trong nước về việc lựa chọn trường mầm non
“Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động chọn trường mẫu giáo cho con của phụ
huynh tại Tp.HCM” của tác giả Trần Xuân Thắng năm 2013.
Mô hình nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Thắng dựa trên hai công trình
nghiên cứu chính : “Nghiên cứu thị trường mẫu giáo qua sự chọn lựa của cha mẹ:
trường hợp thành phố Yunlin” của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008);” Sự
lựa chọn trường mẫu giáo của cha mẹ: phương pháp tiếp cận giao dịch “ của
Kathryn E.Grogan (2011). Tác giả Trần Xuân Thắng đã khảo sát 259 phụ huynh tại
Tp.HCM cho ra mô hình các yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường mẫu giáo cho
con của phụ huynh tại Tp.HCM như sau:
16

Cơ sở vật chất

Đội ngũ giáo viên , nhân viên Chọn


trường
Chương trình đào tạo mầm non
cho con
Sự an toàn và sức khỏe

Sự thuận tiện

Chi phí
Hình 2. 5 : Mô hình về sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại
Tp.HCM
(Nguồn : ghi nhận từ nghiên cứu của Trần Xuân Thắng 2013)
2.5.3 Mô hình nghiên cứu được đề xuất
Dựa trên nghiên cứu của Chia-Yin Hsieh, Kathry E.Grogan và Trần Xuân
Thắng cùng với kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên
cứu với 7 tiêu chí tác động đến sự lựa chọn trường mầm non ngoài công lập cho con
của phụ huynh tại TP.HCM.
Yếu tố khoảng cách và dinh dưỡng bữa ăn trong nghiên cứu của Chia-Yin
Hsieh đã nằm trong các yếu tố sự thuận tiện và sự an toàn và sức khỏe trong nghiên
cứu của Kathry E.Grogan cũng như mô hình đề xuất của Trần Xuân Thắng. Do vậy,
hai yếu tố khoảng cách và dinh dưỡng tác giả không đưa vào mô hình đề xuất dưới
đây.
Trong nghiên cứu này tác giả đề xuất thêm yếu tố thông tin tham khảo vào mô
hình của mình. Bởi do, tác giả nghiên cứu quyết định chọn trường mầm non ngoài
công lập nên đối tượng phụ huynh tìm trường cho con sẽ nhiều ưu tư và tìm hiểu
nhiều hơn về các kênh thông tin bạn bè, người thân, internet.... để có thể tìm một
trường phù hợp cho con em mình đi học. Mặt khác, trong lý thuyết về hành vi tiêu
dùng của Philip Kotler, người mua luôn chịu ảnh hưởng của các nhóm tham khảo
bao gồm bạn bè, người thân, internet, đồng nghiệp...Chính vì thế, tác giả đã quyết
định yếu tố thông tin tham khảo được đưa vào để khảo sát. Mô hình đề xuất
17

Các thành phần trong mô hình :


Thang đo “ Lựa chọn trường MNTT (Y)” : Khi một phụ huynh quyết định chọn
một trường MNTT X nào đó để gửi con thì không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nền
tảng của chính bản thân phụ huynh như đã đề cập trong lý thuyết hành vi tiêu dùng
(văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý) mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các tiêu chí đánh
giá nhà trường mà đề tài đang nghiên cứu khám phá. Mỗi tiêu chí có mức tác động
khác nhau đến quyết định lựa chọn trường X của phụ huynh.
Thang đo “ Cơ sở vật chất (X1): kế thừa từ nghiên cứu của Chia-Yin Hsieh và
Trần Xuân Thắng. Cơ sở vật chất là ấn tượng về trường đầu tiên đối với phụ huynh
khi họ đến thăm trường và tác động đến khao khát tìm hiểu thêm nhiều thông tin
khác về trường. Ấn tượng này sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc chọn trường. Môi
trường sạch sẽ, vệ sinh; an toàn và an ninh; có đầy đủ không gian học tập, vui chơi,
nghỉ ngơi; trang thiết bị, dụng cụ học tập phong phú. Trong các nghiên cứu trên đã
trình bày, yếu tố này nhằm đo lường các biến phòng học, sân chơi, dụng cụ học tập
Thang đo “ Đội ngũ giáo viên, nhân viên (X2)”: kế thừa từ nghiên cứu của Chia-
Yin Hsieh và Trần Xuân Thắng. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc học
của trẻ. Các giáo viên và nhân viên phải hết sức nhạy cảm trong các tương tác với
trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp. Các yêu cầu đối với tính cách của giáo viên : kiên
nhẫn, tử tế, và nhạy cảm. Đội ngũ giáo viên và nhân viên phải có kiến thức chuyên
môn và kỹ năng nhất định về việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ. Các phụ huynh có sự
ưa thích khác nhau về độ tuổi giáo viên. Cách hành xử và thái độ của giáo viên còn
phụ thuộc vào văn hóa chung của trường.
Thang đo “Chương trình đào tạo (X3)” : kế thừa từ nghiên cứu của Chia-Yin
Hsieh và Trần Xuân Thắng. Các chương trình giảng dạy cần tạo cho trẻ sự thích thú
với việc học, tập trung vào các sở thích của trẻ chứ không bắt buộc trẻ phải đạt được
thành quả nhất định. Các phụ huynh không quan tâm chương trình giáo dục của
trường cụ thể là gì, họ chỉ quan tâm đến sự vui vẻ, hạnh phúc của trẻ khi ở trường.
Mặt khác, các phụ huynh cũng muốn con họ làm quen với việc học và có được các
kỹ năng nhất định trước khi bước vào tiểu học. Yếu tố này đề cập đến phương pháp
18

dạy học, lịch học, các chương trình hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng cần
thiết...
Thang đo “ Sự an toàn và sức khỏe của trẻ (X4)”: kế thừa từ nghiên cứu của
Trần Xuân Thắng. Yếu tố này thể hiện sự quan tâm của phụ huynh đến vấn đề dinh
dưỡng bữa ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ sinh hoạt có an toàn, khám sức khỏe
định kỳ, vệ sinh môi trường...
Thang đo “ Thuận tiện (X5)”: kế thừa từ nghiên cứu của Trần Xuân Thắng.Yếu tố
này đề cập đến những sự thuận tiện khi phụ huynh gửi trẻ tại trường như: giữ trẻ
ngày thứ 7, giờ nhận/trả trẻ linh hoạt, vị trí đưa đón thuận tiện, có xe đưa rước con
tận nhà ...
Thang đo “ Chi phí (X6): kế thừa từ nghiên cứu của Trần Xuân Thắng. Yếu tố này
phụ huynh quan tâm đến vấn đề học phí, chi phí tiền ăn, tiền bồi dưỡng thêm cho
giáo viên, các khoản phụ thu khác.Phụ huynh đánh giá các khoản phí này có phù
hợp với dịch vụ mà nhà trường cung cấp chưa,có phù hợp với thu nhập của mình
không ?
Thang đo “Thông tin tham khảo (X7)” : yếu tố này cho biết kênh thông tin mà
phụ huynh tham khảo để đưa ra quyết định chọn trường: từ bạn bè, người thân, từ
những phụ huynh từng gửi con vào trường, trên các diễn đàn internet ...
Thang đo “ Quyết định chọn trường”(Y): yếu tố này cho biết quyết định chọn
trường của phụ huynh là đúng đắn không giống như sự nhận diện nhu cầu và tìm
kiếm thông tin rồi mua hàng, quyết định có tiếp tục sử dụng chất lượng dịch vụ
trường học cho con nữa hay không là sự đo lường và đánh giá , và có giới thiệu cho
người khác sử dụng dịch vụ này nữa hay không là đánh giá sau khi mua hàng.
Các giả thuyết của mô hình:
- H1: cơ sở vật chất nhà trường có tác động cùng chiều với sự lựa chọn
của phụ huynh.
- H2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên có tác động cùng chiều với sự lựa
chọn của phụ huynh.
19

- H3: Chương trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn của
phụ huynh.
- H4: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều với sự lựa
chọn của phụ huynh.
- H5: Sự thuận tiện có tác động cùng chiều với sự lựa chọn của phụ
huynh.
- H6: Chi phí hợp lý có tác động cùng chiều với sự lựa chọn của phụ
huynh.
- H7: Thông tin tham khảo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn của
phụ huynh.
Bảng 2. 1 : Bảng thang đo nháp
STT Thang đo
Cơ sở vật chất (VC)
1 Trường X có đầy đủ dụng cụ học tập cho tất cả các bé
2 Trường X có sân chơi ngoài trời
3 Phòng học trường X thoáng mát tạo sự thoải mái cho bé
4 Trường X có trang trí đẹp mắt để trẻ thích đến trường
5 Trường X có phòng y tế để sơ cấp cứu cho trẻ
6 Cơ sở vật chất trường X khang trang
Đội ngũ giáo viên và nhân viên (GV)
1 Giáo viên trường X có chuyên môn
2 Giáo viên trường X đối xử bình đẳng giữa các trẻ
3 Giáo viên trường X chăm sóc trẻ chu đáo
Giáo viên trường X liên hệ với phụ huynh để trao đổi cách giáo
4
dục trẻ
5 Nhân viên trường X nhiệt tình, niềm nở với phụ huynh
6 Lãnh đạo trường X uy tín, tạo tin tưởng cho phụ huynh
7 Nhân viên trường X biết tiếp thu ý kiến của phụ huynh
20

Chương trình đào tạo (DT)


Chương trình học trường X dạy cho trẻ phát triễn những kỹ năng
1
cần thiết
2 Phương pháp dạy học tại trường X phù hợp lứa tuổi của trẻ
Trường X hay tổ chức các hoạt động cho phụ huynh tham gia
3
cùng giáo viên
4 Sĩ số trẻ trong lớp học vừa phải
Sự an toàn và sức khỏe
1 Trường X không có mối nguy hiểm đe dọa trẻ
2 Trường X có thực đơn hàng tuần cho phụ huynh biết
3 Trường X đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
4 Trường X không có vấn đề bạo hành trẻ em
5 Trường X luôn giữ môi trường được vệ sinh sạch sẽ
6 Dụng cụ học tập, đồ chơi trường X được vệ sinh định kỳ
7 Trường X tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
Sự thuận tiện (TT)
1 Trường X nằm ở vị trí thuận tiện cho việc đưa đón trẻ
2 Giờ nhận/trả trẻ của trường X linh hoạt
3 Trường X nhận giữ trẻ ngày thứ 7
Chi phí (CP)
1 Học phí của trường X vừa phải
2 Chi phí tiền ăn của trường X là hợp lý
3 Các khoản phụ thu của trường X hợp lý
Thông tin tham khảo (TK)
1 Người thân ảnh hưởng đến lựa chọn trường X của Anh/Chị
Thông tin từ diễn đàn Internet ảnh hưởng sự lựa chọn trường X
2
của Anh/Chị
3 Thông tin của phụ huynh đã từng gửi con vào trường X ảnh
21

hưởng đến sự lựa chọn của Anh/Chị


Quyết định chọn trường
1 Tôi thấy quyết định gửi con tại trường là đúng đắn
2 Tôi sẽ tiếp tục gửi con tại trường X
3 Tôi sẽ giới thiệu cho người khác về trường X
(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn tham khảo)

Mô hình tác giả đề xuất :

H1 Cơ sở vật chất H1 +
===+=
Đội ngũ giáo viên , nhân viên H +
==2
===+=
H3 +
H1 +Chương trình đào tạo == Chọn
===+=
H trường
4+
Sự an toàn và sức khỏe == mầm non
===+=
H5 + cho con
Sự thuận tiện ==
===+=
H 6+
==
===+=
Chi phí
H7 +
==
Cơ sở vật chất ===+=
== 6nghiên cứu được được đề xuất
22

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương này đã trình bày các lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu này. Từ cơ sở lý thuyết này
cùng với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mô hình được đề xuất và các giả thuyết
nghiên cứu cho đề tài được đưa ra. Chương tiếp theo sẽ trình bày chi tiết về quy
trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thiết kế bảng khảo sát, và xây dựng
thang đo của nghiên cứu này.
23

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện theo hai bước chính:
(1) Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính để xây dựng bảng câu hỏi
phỏng vấn, hiệu chỉnh và xây dụng thang đo chính thức.
(2) Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng để phân tích dữ liệu,
kiểm tra mô hình nghiên cứu phù hợp hay không.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau:
Xác định vấn đề, Tổng quan lý Bảng câu hỏi sơ bộ
mục tiêu nghiên thuyết
cứu

Thang đo chính thức Điều chỉnh thang Dàn ý thảo luận


đo chuyên gia

- Kiểm định hệ số tương quan giữa


Khảo sát chính thức các biến (Cronbach’s Alpha).
(N=350)
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Viết báo cáo kết quả - Phân tích hồi quy.


nghiên cứu. - Các kiểm định.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.


Nguồn: Tác giả tổng hợp.
24

Giải thích quy trình nghiên cứu:


Bước 1: Xác định vấn đề, trình bày mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2: Hệ thống hóa lý thuyết các vấn đề cần nghiên cứu.
Bước 3: Trên cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu,và dựa vào mô
hình đó để đưa ra thang đo nháp.
Bước 4: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ định tính bằng phương pháp thảo luận
nhóm hay thảo luận chuyên gia.
Bước 5: Trên cơ sở thông tin thu thập được từ kết quả nghiên cứu định
tính,điều chỉnh thang đo nháp để có được thang đo hoàn chỉnh và phù hợp với mô
hình nghiên cứu.
Bước 6: Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát chính thức
với cỡ mẫu dự kiến là N = 350.
Bước 7: Phân tích dữ liệu thống kê mô tả, kiểm định hệ số tương quan giữa
các biến ( Cronbach’s Alpha).
Bước 8: Phân tích nhân tố khám phá EFA và các phép kiểm định T-Test,
ANOVA.
Bước 9: Phân tích hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 10: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu bằng cách thảo luận kết quả và
đưa ra kiến nghị.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu, xác định
các yếu tố tác động quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con tại địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đó là:

3.2. Phương pháp nghiên cứu


3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm khám phá các nhóm
yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn mầm non ngoài công lập của phụ
huynh. Đối tượng nghiên cứu là các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường mầm non. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức
thảo luận nhóm dựa theo một dàn bài thảo luận nhóm đã được chuẩn bị trước nhằm
25

bổ sung và điều chỉnh các quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Kích thước mẫu tham gia thảo luận là 30 phụ huynh, 10 giáo viên của một số
trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì sao phải thảo luận nhóm ?
Thang đo được xây dựng trên cơ sở của lý thuyết về chất lượng dịch vụ, lý
thuyết về thang đo chất lượng dịch vụ đã có, cụ thể là thang đo SERVQUAL
(Parasuraman & ctg, 1988).Tuy nhiên, do đặc thù của từng ngành dịch vụ và do sự
khác nhau về văn hóa cũng như sự phát triển kinh tế của từng khu vực, cho nên
thang đo này chưa thực sự phù hợp với đặc thù của giáo dục mầm non tại Việt Nam.
Do đó, cần có nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo cho phù hợp là điều cần
thiết.
Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung là
một trong các công cụ thích hợp để thực hiện việc này trong lĩnh vực giáo dục mầm
non ( Churchil 1979, Stewart & Shamdasani 1990). Do vậy nghiên cứu này sự dụng
phương pháp thảo luận nhóm tập trung.
Thông qua thảo luận nhóm, luận văn muốn khám phá một số yếu tố tác động
đến quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập của phụ huynh học sinh mầm
non tại TP.HCM. Trong suốt buổi thảo luận nhóm, các thành phần của thang đo lý
thuyết được đối chiếu với các ý kiến của phụ huynh, đồng thời tìm ra những yếu tố
phát sinh từ thực tế.
Cuộc thảo luận nhóm được tiến hành với thành phần gồm 30 người là phụ
huynh đang có con gửi tại các trường mầm non tại TP.HCM và 10 giáo viên dạy
mầm non. Nhằm đảm bảo những ý kiến của người tham gia thảo luận nhóm tương
đối chính xác và phù hợp với nghiên cứu này. Như đã đề cập ở trên, có thể có nhiều
thay đổi do loại hình dịch vụ và do điều kiện môi trường của từng thị trường cho
nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp kết hợp vừa khám phá vừa khẳng định
trong thảo luận nhóm. Nghĩa là thảo luận với mọi người để xem họ đánh giá chất
lượng dịch vụ giáo dục mầm non phụ thuộc vào những yếu tố nào. Tiếp theo, cho
26

họ đánh giá lại các tiêu chí trong mô hình nghiên cứu để xem tiêu chí nào phù hợp
và tiêu chí nào không phù hợp
Chương trình thảo luận:
Giới thiệu lý do, mục đích thảo luận
Giới thiệu nội dung thảo luận
Tiến hành thảo luận qua dàn bài thảo luận nhóm (phụ lục 1)
Tổng hợp các ý kiến của người tham gia, ghi thành biên bản thảo luận
Bảng 3.1. Kết quả của buổi thảo luận nhóm
STT Câu hỏi Câu trả lời Số lượng
người chọn
Danh tiếng 25/40
Học phí 35/40
Vị trí 31/40
Những tiêu chí lựa chọn nơi CSVC 38/40
1
giữ trẻ của anh/chị là gì ? Chương trình học 21/40
Giáo viên- nhân viên 36/40
Thời gian 25/40

Anh/chị có quen biết giáo viên Có 10/40


2 hay nhân viên của trường trước Không 30/40
khi gửi con không
Cao 11/40
Anh/chị có nhận xét gì về học
3 Thấp 21/40
phí của bé tại trường
Hợp lý 8/40
Giáo viên tốt 28/40
CSVC tốt 31/40
Những mong đợi của anh/chị
4 Học phí hợp lý 35/40
về trường học của bé là gì
Chương trình học giúp bé 39/40
phát triển
27

Giờ học 31/40


Những điều quan tâm của
Thức ăn 40/40
5 anh/chị khi gửi con tại trường
Vệ sinh 39/40
mầm non
Môi trường 34/40
Trong các yếu tố còn lại sau CSVC 38/40
đây anh/chị cho yếu tố nào là Giáo viên-nhân viên 31/40
quan trọng nhất (cơ sở vật Thuận tiện 28/40
6 chất, giáo viên – nhân viên, An toàn 27/40
chương trình đào tạo, sự an Chi phí 25/40
toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý, Nhóm tham khảo 18/40
nhóm tham khảo
Thông qua kết quả buổi thảo luận nhóm này có rất nhiều phụ huynh ý kiến
rất phong phú. Mặc dù có phụ huynh có cảm nhận rất khác nhau, nhưng hầu hết họ
đều quan tâm đến các thành phần chất lượng dịch vụ đó là : cơ sở vật chất, giáo viên
– nhân viên, chương trình đào tạo, sự an toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý, nhóm tham
khảo và thành phần nữa là thành phần danh tiếng. Với kết quả này, tác giả đề xuất 7
thành phần trên vào mô hình nghiên cứu chính thức về quyết định chọn trường của
phụ huynh.
3.2.2. Nghiên cứu chính thức
3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu:
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Đây là phương pháp
chọn mẫu trong đó nhà nghiên cứu chọn những phần tử mà họ có thể tiếp cận được.
3.2.2.2. Kích thước mẫu:
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay,
các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho
từng phương pháp xử lý. Trong EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu
tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg
(2006) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước
28

mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo
lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ
lệ 10:1 trở lên.
Đối với phương pháp hồi qui tuyến tính, công thức kinh nghiệm thường dùng là:
n ≥ 50 + 8p
- n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết;
- p là số lượng biến độc lập trong mô hình.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp EFA và hồi qui tuyến tính
nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Với 33 biến quan sát,
số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 33 * 10 = 330 mẫu.
3.2.2.3. Thu thập dữ liệu
Để đáp ứng được cỡ mẫu, tác giả phát ra 350 bảng khảo sát phụ huynh tại một số
địa điểm có nhiều trường mầm non trên địa bàn thành phố như sau:
Bảng 3. 2: Danh sách địa điểm khảo sát tại các trường mầm non
Số mẫu khảo
Tên trường Địa chỉ
sát
448/6 Lê Văn Sĩ, Phường 14 -
Hoàng Anh 50
Quận 3

288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường


Sương Mai 50
6 - Quận 3

10 Phan Đăng Lưu, phường 7 -


Mai Hoa 50
quận Bình Thạnh

45 Nguyễn Văn Bảo, phường 4,


Sao Mai 50
quận Gò Vấp

21-22 Hoa Lan Phường 2 - Quận


Việt Mỹ 50
Phú Nhuận
29

6 Trần Nhật Duật, Phường Tân


Quốc Tế Ngôi Sao Sáng 50
Ðịnh - Quận 1
1 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường
Hoa Lư 50
Bến Nghé - Quận 1
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định mô hình lý thuyết cùng các
giả thuyết thông qua bảng khảo sát được phỏng vấn trực tiếp những phụ huynh tại
Tp.HCM. Kết quả thu được từ các bảng khảo sát sẽ được tác giả sử dụng phần mềm
SPSS 20 mã hóa, nhập liệu, làm sạch và phân tích như sau:
Đầu tiên là kiểm định sự tin cậy của các thang đo. Hệ số α của Cronbach
là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo
tương quan với nhau, α có công thức tính: α = Nρ/[1 + ρ(N-1)] ρ là hệ số tương
quan trung bình giữa các mục hỏi. N là số mục hỏi. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý
khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là
sử dụng được. Hệ số tương quan biến tổng phải từ 0.3 trở lên. Một số nhà nghiên
cứu khác đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong
trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối
cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995, trích trong Hoàng
Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, tr.24).
Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis -
EFA). Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn
và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm
bớt xuống đến một số lượng mà ta có thể sử dụng được. Mối quan hệ giữa nhiều
biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (mtộ nhân tố đại diện cho một số
biến). EFA được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập
hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, không có tương quan với nhau để thay
thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau nhằm thực hiện một phân tích đa biến
tiếp theo sau như hồi qui. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp rút trích nhân tố
Principal components, với nguyên tắc dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng
30

nhân tố (chỉ nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại), và phép xoay nhân tố
Varimax. Đồng thời, chỉ những biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5
được giữ lại. Điều kiện cần để áp dụng EFA là các biến phải có tương quan với
nhau. Điều kiện đủ là trị số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) phải lớn (giữa 0.5 và 1)
(Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, tr.30-31). Vì vậy, kiểm định
Bartlett được sử dụng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong
tổng thể và trị số KMO cũng được xem xét.
Tiếp theo, tác giả dùng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến.
Sau khi tìm được các biến mới từ EFA ở trên, các biến mới này sẽ được xem là
biến độc lập trong mô hình hồi qui. Biến phụ thuộc là “đánh giá chung”. Mục đích
của phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến nhằm ước lượng mức độ tác động của
biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể ta có phương trình dạng tổng quát:
Y= β0 + β1 X1 + β2 X2+ β3X3+ β4 X4+ β5X5+ β6X6 + β7X7+ εi
Trong đó:
- βi : Hệ số hồi quy
- Y: Biến phụ thuộc đánh giá về quyết định chọn trường
- Xi: Các biến độc lập (Cơ sở vật chất, Đội ngũ giáo viên và nhân
viên, chương trình đào tạo, sự an toàn và sức khỏe, sự thuận tiện,
chi phí, thông tin tham khảo)
- εi: phần dư của mô hình
Cuối cùng, phương pháp phân tích sâu T-test và ANOVA để kiểm định khác
biệt về đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố Cơ sở vật chất, Đội ngũ giáo viên và
nhân viên, chương trình đào tạo, sự an toàn và sức khỏe, sự thuận tiện, chi phí,
thông tin tham khảo trong việc ra quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập
cho con của phụ huynh theo đặc điểm cá nhân của phụ huynh. Ngoài ra, phương
pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả đặc trưng của tập dữ liệu khảo sát.
31

3.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.4.1. Kết quả phỏng vấn thử
3.4.1.1. Kết quả thảo luận nhóm định tính
Kết quả này giúp tác giả có cơ sở quyết định các vấn đề sau:
(1) Đồng ý: Căn cứ vào 7 yếu tố về quyết định chọn trường mầm non được
tác giả đề xuất ở chương 1 đó là: Cơ sở vật chất, Đội ngũ giáo viên và nhân
viên, chương trình đào tạo, sự an toàn và sức khỏe, sự thuận tiện, chi phí,
thông tin tham khảo. Hơn 85% người tham gia phỏng vấn nhóm đồng ý với
7 yếu tố trên. Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến đóng góp chủ quan riêng lẻ
khác không tiện đưa vào bài nghiên cứu, nên chúng ta tạm chấp nhận kết
quả khảo sát chung.
(2) Đề xuất: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến quan
sát. Việc sử dụng thang đo này rất phổ biến trong nghiên cứu kinh tế - xã hội
vì các vấn đề trong kinh tế - xã hội đều mang tính đa khía cạnh.
Như vậy các ý kiến thay đổi và đề xuất được tham khảo để xây dựng bảng câu
hỏi chính thức.
3.4.1.2. Kết quả phỏng vấn thử định lượng:
Trước khi nghiên cứu chính thức được tiến hành, cuộc khảo sát thử với mẫu
là 50 được thực hiện nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng hỏi. Đồng
thời sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để
loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu và loại bỏ thang đo không đạt đủ độ
tin cậy. Sau đó thang đo sơ bộ tiếp tục hiệu chỉnh thành thang đo chính thức và thiết
kế thành bảng hỏi vào khảo sát chính thức.
 Tóm tắt các kết quả kiểm định thang đo sơ bộ bằng hệ số tin cậy
Crpnbach Alpha
Trong phân tích Cronbach’s Alpha tác giả chọn tiêu chuẩn đánh giá thang đo là 0,6
≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến tổng > 0,3 (Hoàng Trọng, 2008;
Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 353 và 404). Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân
tố trong mô hình lần lượt là:
32

Bảng 3. 3 : Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ

STT Thang đo Mã hóa Cronbach’s Alpha


1 Cơ sở vật chất VC 0,745
Đội ngũ giáo viên và
2 GV 0,867
nhân viên
3 Chương trình đào tạo ĐT 0,732
4 Sự an toàn và sức khỏe AT 0,645
5 Sự thuận tiện TT 0,843
6 Chi phí CP 0,811
7 Thông tin tham khảo TK 0,765
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu sơ bộ)
 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA: Sử dụng phương pháp
Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi
trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Phân tích nhân tố của 33 biến quan sát
cho thấy hệ số KMO = 0.768 ≥ 0,5 đạt yêu cầu; mức ý nghĩa của kiểm định
Barlett = 0,000 đạt yêu cầu ≤ 0,05; tổng phương sai trích được là 69,175% ≥
50% đạt yêu cầu.
3.4.2 Bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi chính thức chi tiết được trình bày tại phụ luc 2, trong đó các
biến quan sát được diễn giải thành các phát biểu nhằm lấy ý kiến đánh giá của phụ
huynh để chứng minh mô hình và giả thuyết nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.3
bên dưới.
Bảng 3. 4 : Thang đo trong nghiên cứu chính thức


Nội dung Mức độ đồng ý
hóa
I. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Trường X có đầy đủ dụng cụ học tập cho tất cả các
VC1 1 2 3 4 5

VC2 Trường X có sân chơi ngoài trời 1 2 3 4 5
33

Phòng học trường X thoáng mát tạo sự thoải mái


VC3 1 2 3 4 5
cho bé
Trường X có trang trí đẹp mắt để trẻ thích đến
VC4 1 2 3 4 5
trường
VC5 Trường X có phòng y tế để sơ cấp cứu cho trẻ 1 2 3 4 5
VC6 Cơ sở vật chất trường X khang trang 1 2 3 4 5
II. ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN
GV1 Giáo viên trường X có chuyên môn 1 2 3 4 5
GV 2 Giáo viên trường X đối xử bình đẳng giữa các trẻ 1 2 3 4 5
GV 3 Giáo viên trường X chăm sóc trẻ chu đáo 1 2 3 4 5
Giáo viên trường X liên hệ với phụ huynh để trao
GV4 1 2 3 4 5
đổi cách giáo dục trẻ
Nhân viên trường X nhiệt tình, niềm nở với phụ
GV 5 1 2 3 4 5
huynh
Lãnh đạo trường X uy tín, tạo tin tưởng cho phụ
GV 6 1 2 3 4 5
huynh
Nhân viên trường X biết tiếp thu ý kiến của phụ
GV7 1 2 3 4 5
huynh
III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình học trường X dạy cho trẻ phát triễn
ĐT1 1 2 3 4 5
những kỹ năng cần thiết
Phương pháp dạy học tại trường X phù hợp lứa tuổi
ĐT2 1 2 3 4 5
của trẻ
Trường X hay tổ chức các hoạt động cho phụ huynh
ĐT3 1 2 3 4 5
tham gia cùng giáo viên
ĐT4 Sĩ số trẻ trong lớp học vừa phải 1 2 3 4 5
IV. SỰ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
AT1 Trường X không có mối nguy hiểm đe dọa trẻ 1 2 3 4 5
AT2 Trường X có thực đơn hàng tuần cho phụ huynh biết 1 2 3 4 5
Trường X đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực
AT3 1 2 3 4 5
phẩm
AT4 Trường X không có vấn đề bạo hành trẻ em 1 2 3 4 5
AT5 Trường X luôn giữ môi trường được vệ sinh sạch sẽ 1 2 3 4 5
34

Dụng cụ học tập, đồ chơi trường X được vệ sinh


AT6 1 2 3 4 5
định kỳ
AT7 Trường X tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 1 2 3 4 5
V. SỰ THUẬN TIỆN
Trường X nằm ở vị trí thuận tiện cho việc đưa đón
TT1 1 2 3 4 5
trẻ
TT2 Giờ nhận/trả trẻ của trường X linh hoạt 1 2 3 4 5
TT3 Trường X nhận giữ trẻ ngày thứ 7 1 2 3 4 5
VI. CHI PHÍ
CP1 Học phí của trường X vừa phải 1 2 3 4 5
CP2 Chi phí tiền ăn của trường X là hợp lý 1 2 3 4 5
CP3 Các khoản phụ thu của trường X hợp lý 1 2 3 4 5
VII. THÔNG TIN THAM KHẢO
Người thân ảnh hưởng đến lựa chọn trường X của
TK1 1 2 3 4 5
Anh/Chị
Thông tin từ diễn đàn Internet ảnh hưởng sự lựa
TK2 1 2 3 4 5
chọn trường X của Anh/Chị
Thông tin của phụ huynh đã từng gửi con vào
TK3 1 2 3 4 5
trường X ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Anh/Chị
VIII. QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG
QĐ1 Tôi thấy quyết định gửi con tại trường là đúng đắn 1 2 3 4 5
QĐ2 Tôi sẽ tiếp tục gửi con tại trường X 1 2 3 4 5
QĐ3 Tôi sẽ giới thiệu cho người khác về trường X 1 2 3 4 5
Các biến trong mô hình dùng để đo lường các yếu tố được đo bằng thang đo
Likert 5 điểm (Với 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập,
4 = Đồng ý và 5 = Hoàn toàn đồng ý). Mức độ đồng ý tăng dần theo mức độ điểm
từ 1 đến 5.
35

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương này đã trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi khảo
sát. Từ đó xây dựng thang đo cho mô hình nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết cho
mô hình này. Đồng thời cũng giới thiệu phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng cho nghiên cứu này.
36

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát.
Dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu này thông qua kỹ thuật phỏng vấn
trực tiếp với 350 bảng câu hỏi được phát ra. Sau khi thu thập và kiểm tra, 12 bản
cứng bị loại do nhiều câu hỏi trong phiếu khảo sát bị bỏ trống, như vậy còn 338
bảng câu hỏi hợp lệ được mã hóa thông qua phần mềm SPSS 20 để phân tích.
Những thông tin này được tóm tắt trong bảng sau:
- Giới tính: Trong tổng 338 phiếu thu về thì phụ huynh là nam chiếm 34% và
nữ giới chiếm 66%. Tuy tỉ lệ có chênh lệch nhau nhưng đảm bảo cuộc khảo sát
lấy được ý kiến của cả 2 giới tính và mang tính đại diện cho tổng thể.
- Tuổi: Thông qua kết quả khảo sát có thể thấy độ tuổi chiếm nhiều nhất là từ 31
đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 57.4%, tiếp theo là 18-30 tuổi chiếm 18.9%, 41-50 tuổi
chiếm 14.2% và trên 50 tuổi chiếm 9,5%. Như vậy kết quả khảo sát phù hợp với
độ tuổi phụ huynh có con đi học mẫu giáo là 31 đến 40 tuổi.
- Thu nhập: Kết quả khảo sát cho thấy đối tượng có mức thu nhập từ 16-20
triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 37.3%, tiếp đến là mức từ 11 đến 15 triệu chiếm tỷ
lệ 36,4%, mức dưới 10 triệu chiếm 14,5% và mức trên 20 triệu chiếm 11,8%.
Như vậy đối tượng 16-20 triệu là mức thu nhập phổ biến hiện nay và cũng là
mức thu nhập có khả năng chi trả học phí cho con học ngoài công lập.
- Học vấn: Cũng như mức thu nhập 16-20 triệu là phổ biến thì phần lớn những
phụ huynh có mức thu nhập này thì có trình độ học vấn đại học chiếm nhiều
nhất 54,4%, TC-CĐ chiếm vị trí thứ hai với 28,7% còn lại THPT và sau đại học
chiếm tỉ lệ nhỏ.
37

Bảng 4. 1 : Tóm tắt đặc điểm mẫu khảo sát


Số
Biến Thông tin Tỷ lệ (%)
lượng
Nam 115 34,0%
Giới tính
Nữ 223 66,0%
từ 18-30 tuổi 64 18,9%
31-40 tuổi 194 57,4%
Tuổi
41-50 tuổi 48 14,2%
trên 50 tuổi 32 9,5%
dưới 10 triệu 49 14,5%
11-15 triệu 123 36,4%
Thu nhập
16-20 triệu 126 37,3%
trên 20 triệu 40 11,8%
Phổ thông 40 11,8%
Trung cấp - Cao đẳng 97 28,7%
Học vấn
Đại học 184 54,4%
Sau đại học 17 5,0%
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
4.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm
loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Tiêu chuẩn chọn
thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0.6. Thang đo có độ tin cậy
Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally
& Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo
càng có độ tin cậy). Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình
bày trong các bảng dưới đây:
 Thang đo vật chất: thang đo này được đo lường bởi 6 biến quan sát. Kết quả
phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,805 lớn
hơn 0,6. Tuy nhiên biến “VC1” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3,
vì vậy ta tiến hành loại bỏ biến này và tiến hành kiểm định lần 2.
38

Lần 2: Đưa 5 biến quan sát còn lại sau khi đã loại biến “VC1” vào tiến
hành kiểm định lần 2. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,856
> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trên đều lớn hơn 0,3 và hệ
số Cronabach Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn
Cronbach Alpha chung nên đảm bảo các biến quan sát có mối tương quan
với nhau (phụ lục 4.1)
 Thang đo giáo viên và nhân viên: thang đo này được đo lường bởi 7 biến
quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,758 lớn hơn 0,6. Tuy nhiên biến “GV7” có hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0,3, vì vậy ta tiến hành loại bỏ biến này và tiến hành
kiểm định lần 2.
Lần 2: Đưa 6 biến quan sát còn lại sau khi đã loại biến “GV7” vào tiến
hành kiểm định lần 2. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,813
lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trên đều lớn hơn
0,3 và hệ số Cronabach Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ
hơn Cronbach Alpha chung nên đảm bảo các biến quan sát có mối tương
quan với nhau (phụ lục 4.2)
 Thang đo chương trình đào tạo: thang đo này được đo lường bởi 4 biến
quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,637 lớn hơn 0,6. Tuy nhiên biến “DT3” có hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0,3, vì vậy ta tiến hành loại bỏ biến này và tiến hành
kiểm định lần 2.
Lần 2: Đưa 3 biến quan sát còn lại sau khi đã loại biến “DT3” vào tiến
hành kiểm định lần 2. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,837
lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trên đều lớn hơn
0,3 và hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ
hơn Cronbach Alpha chung nên đảm bảo các biến quan sát có mối tương
quan với nhau (phụ lục 4.3)
39

 Thang đo an toàn và sức khỏe: thang đo này được đo lường bởi 7 biến
quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,752 lớn hơn 0,6. Tuy nhiên biến “AT6” có hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0,3, vì vậy ta tiến hành loại bỏ biến này và tiến hành
kiểm định lần 2.
Lần 2: Đưa 6 biến quan sát còn lại sau khi đã loại biến “AT6” vào tiến
hành kiểm định lần 2. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,793
lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trên đều lớn hơn
0,3 và hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ
hơn Cronbach Alpha chung nên đảm bảo các biến quan sát có mối tương
quan với nhau (phụ lục 4.4)
 Thang đo sự thuận tiện: thang đo sự thuận tiện được đo lường bởi 3 biến
quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,786 lớn hơn 0,6. Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương
quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronabach Alpha nếu loại biến của các
biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach Alpha chung. Do vậy, thang đo sự
thuận tiện đáp ứng độ tin cậy (phụ lục 4.5)
 Thang đo chi phí: thang đo này được đo lường bởi 3 biến quan sát. Kết quả
phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,720 lớn
hơn 0.6. Đồng thời cả ba biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn
hơn 0,3 và hệ số Cronabach Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều
nhỏ hơn Cronbach Alpha chung. Do vậy, thang đo chi phí đáp ứng độ tin
cậy (phụ lục 4.6)
 Thang đo nhóm tham khảo: thang đo nhóm tham khảo được đo lường bởi 3
biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,721 lớn hơn 0,6. Đồng thời cả 3 biến quan sát đều
có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronabach Alpha nếu loại
biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach Alpha chung. Do vậy,
thang đo này đáp ứng độ tin cậy (phụ lục 4.7)
40

 Thang đo quyết định: thang đo này được đo lường bởi 3 biến quan sát. Kết
quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,603
lớn hơn 0,6. Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn
hơn 0,3 và hệ số Cronabach Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều
nhỏ hơn Cronbach Alpha chung. Do vậy, thang đo này đáp ứng độ tin cậy
(phụ lục 4.8)

Bảng 4.2 : Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Trung bình Phương sai Cronbach's
Biến Tương quan
Thang đo thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu loại
Quan Sát biến tổng
loại biến loại biến biến
VC2 14,79 4,598 ,679 ,824
Vật chất với VC3 14,94 4,676 ,622 ,838
Cronbach’s VC4 15,04 4,316 ,652 ,832
Alpha = 0,856 VC5 14,92 4,598 ,647 ,832
VC6 15,00 4,131 ,757 ,802
GV1 18,25 17,988 ,543 ,791
Giáo viên và nhân GV2 17,74 18,169 ,576 ,783
viên với GV3 18,08 18,038 ,562 ,786
Cronbach’s GV4 18,57 18,508 ,522 ,795
Alpha = 0,813 GV5 17,80 18,207 ,666 ,766
GV6 17,56 18,567 ,593 ,780
Chương trình đào DT1 7,18 2,081 ,671 ,807
tạo Cronbach’s DT2 7,43 1,516 ,751 ,728
Alpha = 0,837 DT4 7,34 1,828 ,699 ,773
AT1 18,56 17,725 ,476 ,779
An toàn và sức AT2 17,64 18,153 ,536 ,765
khỏe với AT3 17,84 16,437 ,633 ,740
Cronbach’s AT4 17,67 16,988 ,555 ,760
Alpha = 0,793 AT5 18,15 17,618 ,474 ,779
AT7 17,73 17,141 ,615 ,746
Sự thuận tiện với TT1 7,72 1,423 ,605 ,730
Cronbach’s TT2 7,69 1,391 ,610 ,726
Alpha = 0,786 TT3 7,79 1,318 ,660 ,670
Chi phí với CP1 7,80 1,263 ,468 ,714
Cronbach’s CP2 7,86 1,113 ,556 ,612
Alpha = 0,720 CP3 7,91 1,082 ,600 ,556
Nhóm tham khảo TK1 7,94 ,857 ,535 ,647
với Cronbach’s TK2 8,03 ,993 ,538 ,638
Alpha = 0,721 TK3 8,01 ,958 ,558 ,614
Quyết định với QĐ1 7,49 ,711 ,466 ,427
Cronbach’s QĐ2 7,42 ,727 ,390 ,534
Alpha = 0,603 QĐ3 7,59 ,721 ,382 ,548
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
41

Sau khi kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các biến này đều
đáp ứng độ tin cậy và được đưa sang bước tiếp theo để phân tích nhân tố EFA nhằm
đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.
4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích nhân tố EFA sẽ giúp khám phá các cấu trúc khái niệm nghiên cứu,
loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu và đảm bảo cho thang đo có tính đồng
nhất. Mục đích của việc phân tích nhân tố EFA là xem xét mối quan hệ giữa các
biến quan sát và gộp chúng vào các nhóm biến giải thích cho các nhân tố.
4.3.1. Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở phần trên, việc phân tích nhân
tố trước tiên được tiến hành dựa trên 29 biến quan sát của các biến độc lập ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường mẫu giáo (theo mô hình đề xuất ban đầu).
Kết quả đạt được hệ số KMO = 0,768 > 0.5 và kiểm định Barlett’s có giá trị
3558,705 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát thuộc cùng
một nhân tố có tương quan chặt chẽ với nhau. Đồng thời tổng phương sai trích là
61,655 % > 50% cho thấy 7 nhân tố này giải thích 61,665 % sự biến thiên của tập
dữ liệu và giá trị Eigenvalue = 1,225 >1 đủ tiêu chuẩn phân tích nhân tố (Phụ lục
5.1).
Bảng 4. 3 : Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập
Chỉ số KMO ,768
Kiểm định Barlett’s 3558,705
Df 406
Sig. ,000
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
42

Bảng 4. 4 : Kết quả ma trận nhân tố nhóm biến độc lập


Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7
VC6 ,822
VC2 ,792
VC5 ,770
VC3 ,766
VC4 ,733
GV5 ,791
GV2 ,735
GV3 ,726
GV6 ,722
GV1 ,672
GV4 ,647
AT7 ,774
AT3 ,770
AT4 ,705
AT2 ,698
AT1 ,639
AT5 ,612
DT2 ,891
DT4 ,866
DT1 ,839
TT3 ,812
TT1 ,804
TT2 ,777
TK3 ,784
TK2 ,773
TK1 ,739
CP3 ,805
CP2 ,716
CP1 ,705
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Dựa vào bảng 4.4. ta thấy các biến quan sát đạt các điều kiệu sau:

- Giá trị hội tụ: Các biến quan sát xếp thành nhóm với nhau với các hệ số tải
nhân tố nằm cùng một cột trong cùng một thang đo như thang đo đã đề xuất
ban đầu.

- Giá trị phân biệt: Dựa vào bảng 4.4 ta thấy không có biến quan sát nào xuất
hiện thêm hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 hai cột khác nhau nên các biến quan
sát đạt giá trị phân biệt.
- Ngoài ra các biến quan sát khác đều chỉ xuất hiện một hệ số tải nhân tố và
43

đều lớn hơn 0.5 chứng tỏ các biến quan sát có ý nghĩa thực tiễn và có thể
dùng để đưa vào xây dựng mô hình hồ quy nhằm kiểm định giả thuyết đặt ra
ban đầu.
4.3.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Hệ số KMO = 0,627 > 0,5 và Kiểm định Bartlett’s trong phân tích
nhân tố có mứa ý nghĩa sig = 0,000 <0.05; qua đó kết quả chỉ ra rằng các
biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân
tố khám phá (EFA) thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.
Bảng 4. 5 : Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc
Chỉ số KMO ,627

Kiểm định Barlett’s 107,553

Df 3

Sig. ,000
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo Quyết định với giá trị
Eigenvalue là 1,678 > 1 và tổng phương sai trích là 55,928 % > 50% cho thấy
nhân tố này giải thích 55,928 % sự biến thiên của tập dữ liệu. Do đó các thang đo
rút ra được chấp nhận (phụ lục 5.2)

Dựa vào bảng 4.6. ta thấy các biến quan sát đạt hai điều kiệu sau:

- Giá trị hội tụ: Các biến quan sát xếp thành nhóm với nhau với các hệ số tải
nhân tố nằm cùng một cột trong cùng một thang đo “quyết định chon trường
mầm non’ như thang đo đã đề xuất ban đầu.
- Giá trị phân biệt: các biến quan sát đều chỉ xuất hiện một hệ số tải nhân tố
nên đạt giá trị phân biệt.
- Ngoài ra các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 chứng tỏ các biến quan sát có
ý nghĩa thực tiễn và có thể dùng để đưa vào xây dựng mô hình hồi quy nhằm
kiểm định giả thuyết đặt ra ban đầu.
44

Bảng 4. 6 : Kết quả ma trận nhân tố của biến phụ thuộc


Nhân tố

QĐ1 ,793
QĐ2 ,729
QĐ3 ,719
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
4.4. Phân tích tương quy và hồi quy
Để có thể phân tích tương quan và hồi quy, giá trị đưa vào phân tích được hình
thành từ giá trị trung bình của các biến quan sát:
Cơ sở vật chất (VC) = mean (VC2, VC3, VC4, VC5, VC6)
Giáo viên – nhận viên (GV) = mean (GV1, GV2, GV3, GV5, GV6)
Chương trình đào tạo (DT) = mean (DT1, DT2, DT4)
An toàn sức khỏe (AT) = mean (AT1,AT2,AT3,AT4, AT5, AT7)
Sự thuận tiện (TT) = mean (TT1, TT2, TT3)
Thông tin tham khảo (TK) = mean (TK1, TK2, TK3)
Chi phí hợp lý (CP) = mean (CP 1, CP2, CP 3)
Tương tự, với biến phụ thuộc “quyết định” cũng được hình thành từ giá trị trung
bình của 3 biến quan sát như sau:
Quyết định (QĐ) = mean (QĐ1, QĐ2, QĐ3)
4.4.1. Phân tích tương quan.
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan tuyến tính
giữa các biến cần phải được xem xét.
Hệ số tương quan Pearson nhằm để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ
tuyến tính giữa hai biến định lượng.
Kiểm tra hệ số tương quan r, cho kết quả ở bảng 4.7. với mức ý nghĩa 0.01
(độ tin cậy 99%) và 0.05 ( độ tin cậy 95%) tất cả các biến độc lập: VC, GV, DT,
AT, TT, CP, TK đều có hệ số tương quan dương với biến QĐ tại mức ý nghĩa
sig < 0.05 do đó các biến này có mối tương quan tích cực đến QĐ nên có thể đưa
vào thực hiện hồi quy (phụ lục 6.1). Cụ thể:
45

- Hệ số tương quan giữa biến VC với QĐ là r = 0,448, với mức ý nghĩa sig =
0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về
mặt thống kê.
- Hệ số tương quan giữa biến GV với QĐ là r = 0,391, với mức ý nghĩa sig =
0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về
mặt thống kê.
- Hệ số tương quan giữa biến DT với QĐ là r = 0,210, với mức ý nghĩa sig =
0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về
mặt thống kê.
- Hệ số tương quan giữa biến AT với QĐ là r = 0,281, với mức ý nghĩa sig =
0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về
mặt thống kê.
- Hệ số tương quan giữa biến TT với QĐ là r = 0,320, với mức ý nghĩa sig =
0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về
mặt thống kê.
- Hệ số tương quan giữa biến CP với QĐ là r = 0,417, với mức ý nghĩa sig =
0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về
mặt thống kê.
- Hệ số tương quan giữa biến TK với QĐ là r = 0,414, với mức ý
nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có
ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 4. 7 : Kết quả phân tích tương quan Pearson
VC GV DT AT TT CP TK QĐ

Pearson Correlation ,448** ,391** ,210** ,281** ,320** ,417** ,414** 1

QĐ Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 338 338 338 338 338 338 338 338


(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)

4.5.2. Phân tích hồi quy


Tiến hành chạy hồi quy giữa biến phụ thuộc Quyết định với các biến độc lập VC,
GV, DT, AT, TT, CP, TK ta có kết quả hồi quy như sau:
46

Bảng 4. 8 : Kết quả phân tích hệ số hồi quy


Mô hình Hệ số chuẩn Thống kê đa cộng
Hệ số chưa chuẩn hóa hóa
tuyến
Giá trị Mức ý
Sai số t nghĩa Độ chấp Hệ số
B chuẩn Beta Sig. nhận phóng
biến đại
phương
sai VIF
(Hằng số) -,003 ,196 -,015 ,988
VC ,169 ,031 ,226 5,494 ,000 ,805 1,243
GV ,134 ,018 ,291 7,654 ,000 ,947 1,056
DT ,138 ,022 ,230 6,180 ,000 ,982 1,019
1
AT ,109 ,018 ,230 6,161 ,000 ,977 1,024
TT ,081 ,028 ,117 2,925 ,004 ,853 1,172
CP ,175 ,033 ,227 5,307 ,000 ,748 1,336
TK ,185 ,035 ,217 5,267 ,000 ,806 1,241
a. Biến phụ thuộc: Quyết định
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Kết quả xác định hệ số hồi quy được thể hiện trong bảng 4.8 cho thấy, các
biến độc lập được đưa vào mô hình có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc,với
Sig trong kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05. Vậy mô hình hồi quy có ý nghĩa về mặt
thống kê.

4.4.3. Kiểm định mô hình hồi quy

 Kiểm định sự phù hợp của mô hình


Bảng 4. 9 : Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình
Mô hình Tổng bình df Trung bình F Sig.
phương bình phương
Hồi quy 27,810 7 3,973 57,543 ,000b
1 Phần dư 22,784 330 ,069
Tổng 50,594 337
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Kết quả phân tích ANOVA thể hiện trong bảng 4.9 cho thấy giá trị kiểm định
F = 57,543 có ý nghĩa thống kê vì Sig = 0,000 < 0,05. Do đó ta bác bỏ giả thuyết H0
47

nghĩa là các biến độc lập có liên hệ với biến phụ thuộc . Vì thế, mô hình hồi quy là
phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
 Hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng có sự tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các
biến độc lập. Khi xảy ra hiện tượng này sẽ dẫn đến các hệ số không ổn định khi
thêm biến vào mô hình hồi quy.
Để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả dựa vào hệ số phóng đại
phương sai VIF. Theo kết quả ở bảng 4.8 ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF
(Variance Inflation Factor - VIF) rất nhỏ (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này
không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải
thích của mô hình hồi quy.
 Mức độ giải thích của mô hình
Bảng 4. 10 : Mức độ giải thích của mô hình
Mode R R bình R bình phương Sai số chuẩn Durbin-
phương hiệu chỉnh
Watson
1 ,741a ,550 ,540 ,26276 2,144
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Từ bảng 4.10 ta có hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.54 nghĩa là mô
hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 54%. Nói cách
khác 54% Quyết định chọn trường mẫu giáo cho con có thể được giải thích bởi sự
tác động của 7 nhân tố: VC, GV, DT, AT, TT, CP, TK.
 Kiểm định phần dư của mô hình
Kiểm tra phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn với trung bình
Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Deviation = 0. 990 (xấp xỉ bằng 1) do đó có thể kết
luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi
quy bội.
48

Bảng 4. 11 : Bảng thống kê giá trị phần dư


Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Độ lệch chuẩn N
Bình
Giá trị tiên đoán 2,8001 4,5463 3,7498 ,28727 338
Phần dư -,75834 ,66823 ,00000 ,26002 338
Giá trị tiên đoán chuẩn
hóa -3,306 2,773 ,000 1,000 338
Phần dư chuẩn hóa -2,886 2,543 ,000 ,990 338
a. Dependent Variable: Quyết định
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Mặt khác, bằng hình ảnh trực quan ta thấy phần dư của mô hình có dạng đồ thị hình
chuông úp xuống khá cân đối, nên có thể kết luận phần dư của mô hình có phân
phối chuẩn.

Hình 4. 1 : Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy


Ngoài ra, theo đồ thị P-P plots (Hình 4.2), các điểm quan sát không phân tán quá xa
đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư
không bị vi phạm.
49

Hình 4. 2 : Đồ thị P-P plot phần dư của mô hình hồi quy


 Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mô hình có phương sai
không đổi
Theo đồ thị Scatterplot (Hình 4.3), các sai số hồi quy phân bố tương đối đều ở
cả hai phía của đường trung bình (trung bình của các sai số bằng 0) và không theo
một quy luật rõ ràng nào. Điều đó cho thấy giả thiết sai số của mô hình hồi quy
không đổi là phù hợp.

Hình 4. 3: Đồ thị Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy


50

Vậy, với các kết quả kiểm định trên ta thấy mô hình hồi quy là phù hợp và có ý
nghĩa thống kê. Ta có mô hình hồi quy với hệ số beta chưa chuẩn hóa là:
Quyết định = - 0,003 + 0,169 VC + 0,134 GV + 0,138 DT + 0,109 AT + 0,081 TT +
0,175 CP + 0,185 TK.
Ý nghĩa của hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:
- β1 = 0.169, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố cơ sở vật chất tăng/giảm 1 điểm thì quyết định
tăng/giảm 0.169 điểm.
- β2 = 0.134 , tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố giáo viên – nhân viên tăng/giảm 1 điểm thì quyết định
tăng/giảm 0. 134 điểm.
- β3 = 0.138, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố chương trình đào tạo tăng/giảm 1 điểm thì quyết định
tăng/giảm 0.138 điểm.
- β 4 = 0.109, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố an toàn sức khỏe tăng/giảm 1 điểm thì quyết định
tăng/giảm 0.109 điểm.
- β 5 = 0.081, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố thuận tiện tăng/giảm 1 điểm thì quyết định tăng/giảm
0. 081 điểm.
- β 6 = 0.175, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố chi phí tăng/giảm 1 điểm thì quyết định tăng/giảm 0.
175 điểm .
- β 7 = 0.185, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố nhóm tham khảo tăng/giảm 1 điểm thì quyết định
tăng/giảm 0.185 điểm.
Để xem xét mức độ tác động hay thứ tự ảnh hưởng của các biến độc
lập lên biến phụ thuộc. Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, chúng ta sẽ biết
được biến độc lập nào nào ảnh hưởng mạnh hay yếu đến biến phụ thuộc căn
51

cứ vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, hệ số càng lớn thì tầm quan trọng của biến
độc lập đó đối với biến phụ thuộc càng lớn. Ta xét phương trình hồi quy với
beta chuẩn hóa: Quyết định = 0. 226 VC + 0. 291 GV + 0. 230 DT + 0. 230
AT + 0. 117 TT + 0.227 CP + 0.217 TK
Bảng 4. 12 : Thứ tự tác động của các biến độc lập
Hệ số beta Thứ tự tác
Biến độc lập Tỷ lệ đóng góp
chuẩn hóa động
VC 0,226 14,7% 4
GV 0,291 18,9% 1
DT 0,230 15,0% 2
AT 0,230 15,0% 2
TT 0,117 7,6% 6
CP 0,227 14,8% 3
TK 0,217 14,1% 5
Tổng 1,538 100,0%
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Ta thấy: β2>β3 = β4> β6> β1> β7> β5 do đó các yếu tố tác động đến Quyết định
lần lượt mạnh nhất là Giáo viên – nhân viên, thứ hai đồng vị trí là chương
trình đào tạo và an toàn sức khỏe, thứ ba là chi phí hợp lý, thứ tư là cơ sở vật
chất, thứ năm là nhóm tham khảo và cuối cùng là sự thuận tiện.

4.4.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình


Kết quả kiểm định các giả thuyết từ phân tích tương quan và phân tích hồi
quy cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều có ý nghĩa ở
độ tin cậy là 95% (Bảng 4.13).
52

Bảng 4. 13 : Kết quả kiểm định các giả thuyết


Kết quả
Giả thuyết
kiểm định
cơ sở vật chất nhà trường có tác động cùng chiều với sự
H1 Chấp nhận
lựa chọn của phụ huynh
Đội ngũ giáo viên và nhân viên có tác động cùng
H2 Chấp nhận
chiều với sự lựa chọn của phụ huynh
Chương trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự
H3 Chấp nhận
lựa chọn của phụ huynh
Sự an toàn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều
H4 Chấp nhận
với sự lựa chọn của phụ huynh
Sự thuận tiện có tác động cùng chiều với sự lựa chọn
H5 Chấp nhận
của phụ huynh
Chi phí hợp lý có tác động cùng chiều với sự lựa chọn
H6 Chấp nhận
của phụ huynh
Thông tin tham khảo có tác động cùng chiều với sự
H7 Chấp nhận
lựa chọn của phụ huynh.

4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phụ huynh trong việc đánh giá tầm
quan trọng của các nhân tố đến quyết định chọn trường.

Mục đích của việc phân tích này là tìm ra sự khác biệt về các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường theo đặc điểm nhân khẩu học của phụ huynh
tham gia khảo sát. Ở phần này kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA và Kiểm
định trung bỉnh mẫu độc lập T-Test được tác giả sử dụng để tìm ra sự khác biệt về
đặc điểm của cá nhân trong quyết định chọn trường.

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo giới tính.

Ta kiểm định giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt theo giới tính.

H1: Có sự khác biệt theo giới tính.


53

Bảng 4. 14 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Kiểm định
T-Test
Levene's
Các yếu tố Trung Độ tin cậy 95%
Sai số
F Sig. t df Sig. bình sai
chuẩn Nhỏ hơn Cao hơn
khác
Vật chất 3,724 ,054 -1,786 336 ,075 -,10606 ,05938 -,22286 ,01075
Giáo viên-nhân viên ,662 ,417 -2,111 336 ,036 -,20224 ,09580 -,39069 -,01379
Đào tạo 2,836 ,093 -1,023 336 ,307 -,07591 ,07422 -,22190 ,07009
An toàn ,163 ,687 -,130 336 ,897 -,01217 ,09384 -,19676 ,17242
Thuận tiện ,178 ,674 -2,565 336 ,011 -,16285 ,06349 -,28775 -,03796
Chi phí ,004 ,951 -1,028 336 ,305 -,05932 ,05771 -,17285 ,05420
Tham khảo ,292 ,590 -1,606 336 ,109 -,08338 ,05191 -,18549 ,01872
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Kết quả bảng 4.14 trong kiểm định t xét giá trị giá trị sig với mức ý nghĩa 0,05.
Ta có các kết luận như sau:

- Đối với yếu tố cơ sở vật chất trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,075
> 0,05. Do đó không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu
tố cơ sở vật chất trong quyết định chọn trường theo giới tính.
- Đối với yếu tố giáo viên và nhân viên trong kiểm định t-test có giá trị
sig = 0,036 < 0,05. Do đó có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng
của yếu tố giáo viên-nhân viên trong quyết định chọn trường theo giới
tính. Cụ thể kết quả trung bình tại hình 4.14 cho thấy nữ đánh giá tầm
quan trọng của yếu tố này cao hơn nam
- Đối với yếu tố đào tạo trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,307 >
0,05. Do đó không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu
tố đào tạo trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể ta thấy
trong hình 4.4 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham khảo giữa nam
và nữ gần như bằng nhau.
- Đối với yếu tố an toàn trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,897 >
0,05. Do đó không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu
tố an toàn trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể ta thấy
54

trong hình 4.7 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham khảo giữa nam
và nữ gần như bằng nhau.
- Đối với yếu tố thuận tiện trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,011 <
0,05. Do đó có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố thuận
tiện trong quyết định chọn trường theo giới tính. Căn cứ vào kết quả
đánh giá tại hình 4.4.ta thấy nữ đánh giá tầm quan trọng của yếu tố này
cao hơn nam
- Đối với yếu tố chi phí hợp lý trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,305
> 0,05. Do đó không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu
tố chi phí trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể ta thấy
trong hình 4.4 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham khảo giữa nam
và nữ gần như bằng nhau.
- Đối với yếu tố nhóm tham khảo trong kiểm định t-test có giá trị sig =
0,109 > 0,05. Do đó không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng
của nhóm tham khảo trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ
thể ta thấy trong hình 4.4 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham
khảo giữa nam và nữ gần như bằng nhau.

Hình 4. 4 :Biểu đồ trung bình về đánh giá tầm quan trọng các yếu tố
theo giới tính
(Nguồn: Khảo sát và tổng hợp bằng excel)
55

4.5.2. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo độ tuổi
Ta kiểm định giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt theo độ tuổi.
H1: Có sự khác biệt theo độ tuổi.
Bảng 4. 15 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Trung
Tổng bình
Yếu tố df bình bình F Sig.
phương
phương
Vật chất 1,513 3 ,504 1,888 ,131
Giáo viên-nhân viên 1,979 3 ,660 ,937 ,423
Đào tạo ,192 3 ,064 ,152 ,928
An toàn 5,378 3 1,793 2,732 ,044
Thuận tiện 1,034 3 ,345 1,110 ,345
Chi phí 1,583 3 ,528 2,109 ,099
Tham khảo ,372 3 ,124 ,602 ,614
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Kết quả bảng 4.15 cho thấy trong phân tích phương sai ANOVA giá trị sig của các
yếu tố vật chất, giáo viên-nhân viên, đào tạo, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo
đều lớn hơn 0,05. Với mức ý nghĩa 5% ta có thể kết luận không sự khác biệt về tầm
quan trọng của yếu tố vật chất, giáo viên-nhân viên, đào tạo, thuận tiện, chi phí,
nhóm tham khảo trong việc ra quyết định chọn trường cho con theo độ tuổi của phụ
huynh. Cụ thể, dựa vào hình 4.15 ta có thể thấy giữa các độ tuổi khác nhau thì việc
đánh giá tầm quan trọng của yếu tố vật chất, giáo viên-nhân viên, đào tạo, thuận
tiện, chi phí, nhóm tham khảo là gần như nhau.
Tuy nhiên yếu tố an toàn có giá trị sig trong kiểm định ANOVA bằng 0,044 <
0,05, do đó có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố an toàn theo độ
tuổi. Cụ thể ta thấy trung bình đánh giá tại hình 4.4 thì nhóm phụ huynh từ 18 đến
40 tuổi đánh giá yếu tố này quan trọng hơn nhóm phụ huynh từ 41 tuổi trở lên.
56

Hình 4. 5 : Biểu đồ trung bình về đánh giá tầm quan trọng các yếu tố
theo độ tuổi.
(Nguồn: Khảo sát và tổng hợp bằng Excel)
4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo thu nhập
Ta kiểm định giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt theo thu nhập.
H1: Có sự khác biệt về theo thu nhập.
Bảng 4. 16 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo thu nhập
Trung bình
Tổng bình
Yếu tố df bình F Sig.
phương
phương
Vật chất 21,304 3 7,101 34,158 ,000
Giáo viên-nhân viên 100,512 3 33,504 81,937 ,000
Đào tạo 1,052 3 ,351 ,837 ,474
An toàn 2,196 3 ,732 1,100 ,349
Thuận tiện 1,890 3 ,630 2,045 ,107
Chi phí 1,911 3 ,637 2,555 ,055
Tham khảo 1,553 3 ,518 2,556 ,055
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
57

Kết quả bảng 4.16 cho thấy trong phân tích phương sai ANOVA giá trị sig của
các yếu tố đào tạo, an toàn, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo đều lớn hơn 0,05.
Với mức ý nghĩa 5% ta có thể kết luận không sự khác biệt về tầm quan trọng của
yếu tố đào tạo, an toàn, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo trong việc ra quyết định
chọn trường cho con theo thu nhập của phụ huynh. Cụ thể, dựa vào hình 4.16 ta có
thể thấy giữa các mức thu nhập khác nhau thì việc đánh giá tầm quan trọng của yếu
tố đào tạo, an toàn, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo là gần như nhau.

Tuy nhiên yếu tố vật chất và giáo viên – nhân viên có giá trị sig trong kiểm định
ANOVA bằng 0,000< 0,05, do đó có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của
yếu tố vật chất và giáo viên – nhân viên theo thu nhập. Cụ thể ta thấy trung bình
đánh giá tại hình 4.5 thì nhóm phụ huynh có thu nhập càng cao thì càng quan tâm
đến yếu tố vật chất và giáo viên – nhân viên .

Hình 4. 6 : Biểu đồ trung bình về đánh giá tầm quan trọng các yếu tố
theo thu nhập.
(Nguồn: Khảo sát và tổng hợp bằng Excel)
58

4.5.4. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo học vấn.
Ta kiểm định giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt theo học vấn.
H1: Có sự khác biệt về theo học vấn.
Bảng 4. 17 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo học vấn
Trung bình
Tổng bình
Yếu tố df bình F Sig.
phương
phương
Vật chất 1,498 3 ,499 1,868 ,135
Giáo viên-nhân viên 18,091 3 6,030 9,197 ,000
Đào tạo ,500 3 ,167 ,396 ,756
An toàn 1,117 3 ,372 ,557 ,644
Thuận tiện 1,585 3 ,528 1,710 ,165
Chi phí 2,914 3 ,971 3,943 ,009
Tham khảo 2,979 3 ,993 5,006 ,002
(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)
Kết quả bảng 4.17 cho thấy trong phân tích phương sai ANOVA giá trị sig của
các yếu tố vật chất, đào tạo, an toàn, thuận tiện đều lớn hơn 0,05. Với mức ý nghĩa
5% ta có thể kết luận không sự khác biệt về tầm quan trọng của yếu tố vật chất, đào
tạo, an toàn, thuận tiện trong việc ra quyết định chọn trường cho con theo học vấn
của phụ huynh. Cụ thể, dựa vào hình 4.6 ta có thể thấy giữa các trình độ học vấn
khác nhau thì việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố vật chất, đào tạo, an toàn,
thuận tiện là gần như nhau.

Tuy nhiên yếu tố giáo viên – nhân viên, chi phí và nhóm tham khảo có giá trị
sig trong kiểm định ANOVA bằng 0,000< 0,05, do đó có sự khác biệt về đánh giá
tầm quan trọng của yếu tố giáo viên – nhân viên, chi phí và nhóm tham khảo theo
trình độ học vấn. Cụ thể ta thấy trung bình đánh giá tại hình 4.6 ta thấy:

Yếu tố giáo viên – nhân viên được nhóm có trình độ sau đại học quan tâm nhất
khi chọn trường cho con, tiếp theo là nhóm ĐH, TC-CĐ và cuối cùng là nhóm
THPT. Như vậy ta có thể thấy học vấn phụ huynh càng cao thì họ cũng càng quan
59

tâm đến yếu tố giáo viên – nhân viên để ra quyết định chọn trường mẫu giáo cho
con theo học.

Yếu tố chi phí và nhóm tham khảo được nhóm phụ huynh có học vấn TC-CĐ
quan tâm nhiều nhất, tiếp theo là nhóm phụ huynh có học vấn ĐH, sau ĐH và cuối
cùng là THPT.

Hình 4. 7 : Biểu đồ trung bình về đánh giá tầm quan trọng các yếu tố
theo trình độ học vấn của phụ huynh.
(Nguồn: Khảo sát và tổng hợp bằng Excel)
60

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu


Thang đo mà mô hình nghiên cứu đề xuất hướng tới là thang đo
SERVQUAL được tạo ra vào giữa những năm 1980 bởi Parasuraman, Zeithaml và
Berry. Đây là thang đo đa hướng, gồm 5 thành phần: Sự tin cậy, sự đáp ứng, năng
lực phục vụ, sự đồng cảm, phương tiện hữu hình. Ngoài 5 thành phần cơ bản trong
thang đo SERVQUAL, theo kết quả nghiên cứu sơ bộ (thông qua kỹ thuận thảo luận
nhóm tập trung) nhận thấy quyết định của phụ huynh cũng chịu tác động của thành
phần chi phí. Do đó, thành phần này cũng được đưa vào trong mô hình nghiên cứu
đề xuất. Kết quả nghiên cứu với số liệu khảo sát thị trường cho thấy các yếu tố tác
động đến Quyết định lần lượt mạnh nhất là Giáo viên – nhân viên, thứ hai đồng vị
trí là chương trình đào tạo và an toàn sức khỏe, thứ ba là chi phí hợp lý, thứ tư là cơ
sở vật chất, thứ năm là nhóm tham khảo và cuối cùng là sự thuận tiện.
4.6.1. Thảo luận về yếu tố giáo viên – nhân viên.

Hình 4.8: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố giáo viên – nhân viên
Hình 4.8 là kết quả đánh giá về yếu tố giáo viên – nhân viên của trường mầm non
mà phụ huynh cho con theo học. Qua đó ta có thể thấy yếu tố quan trọng nhất là
“Lãnh đạo trường X uy tín, tạo tin tưởng cho phụ huynh” với mức trung bình là
4,04; tiếp theo là phụ huynh cho rằng “Giáo viên trường X đối xử bình đẳng giữa
các trẻ” là điều cũng hết sức quan trọng khi chọn trường cho con với trung bình
61

đánh giá là 3,86. Đóng vai trò không kém phần quan trọng là “Nhân viên trường X
nhiệt tình, niềm nở với phụ huynh” với trung bình là 3,8. Như vậy đây là ba trong
sáu yếu tố thuộc về biến giáo viên – nhân viên được phụ huynh cho rằng quan trọng
nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn trường hay không. Ban giám hiệu
nhà trường cần chú trọng đến yếu tố này đề có thể thu hút được phụ huynh cho con
theo học tại trường mình. Một nhà lãnh đạo tốt sẽ xây nên một tập thể tốt, một uy
tín tốt cho nhà trường. Khi lãnh đạo của trường mầm non xây dựng được uy tín tốt
đó sẽ tạo niềm tin rất lớn từ phía phụ huynh. Giáo viên trường mầm non cần luôn
nắm vững nghiệp vụ trong môi trường sư phạm và đặc biệt là phải đối xử bình đẳng
giữa các trẻ. Nhà trường phải luôn xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên,
nhân viên đối với phụ huynh, luôn hòa nhã, lịch sự, lễ độ, nhiệt tình, niềm nở để
phụ huynh luôn cảm thấy vui vẻ, hài lòng khi quyết định cho con em họ theo học ở
trường mầm non của mình.

4.6.2. Thảo luận về yếu tố an toàn sức khỏe

Hình 4.9: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố an toán sức khoẻ
Hình 4.9. thể hiện kết quả đánh giá về yếu tố an toàn sức khỏe của trường mầm non
mà phụ huynh cho con theo học. Trẻ em là đối tượng luôn nhận được nhiều sự quan
tâm nhất của gia đình, xã hội. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu
trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt ở các trường mầm non là rất cao.
62

qua đó chúng ta có thể thấy yếu tố được phụ huynh đánh giá quan trọng nhất là
“Trường X có thực đơn hàng tuần cho phụ huynh biết” với mức trung bình là 3,88;
Trong thời gian gần đây báo chí thường xuyên đưa những thông tin về cách
chăm sóc trẻ em ở một số trường mầm non không được tốt, nạn bạo hành trẻ về cả
thể xác lẫn tinh thần đã và đang làm cho một số phụ huynh e ngại nên phụ huynh
cho rằng “Trường X không có vấn đề bạo hành trẻ em” là điều rất quan trọng khi
quyết định chọn trường cho con với trung bình đánh giá là 3,85. Yếu tố “Trường X
tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ” cũng đóng vai trò không kém phần quan
trọng với trung bình là 3,79 vì phụ huynh cho rằng con em họ được khám sức khỏe
định kỳ không chỉ đơn giản là kiểm tra bệnh ở trẻ mà còn là bản tổng kết khách
quan nhất về các cột mốc sức khỏe cũng như dự đoán những yếu tố, nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, phản ánh chất lượng chăm sóc trẻ của nhà trường
giúp phụ huynh yên tâm hơn về sức khỏe của con em mình. Như vậy đây là ba trong
sáu yếu tố thuộc về biến an toàn sức khỏe được phụ huynh cho rằng quan trọng nhất
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định chọn trường cho con em họ. Để có thể
thu hút được phụ huynh cho con theo học tại trường mình Ban giám hiệu nhà
trường cần chú trọng đến việc chăm sóc tốt sức khỏe cho trẻ bằng cách đáp ứng bữa
ăn cho trẻ luôn đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng, có thực đơn hàng tuần khoa học,
đa dạng, phong phú, thường xuyên thay đổi món để kích thích trẻ ăn ngon miệng,
ăn hết suất. Niêm yết công khai thực đơn ở bản tin của phụ huynh để phụ huynh
theo dõi. Bên cạnh đó nhà trường phải thường xuyên quán triệt cán bộ, giáo viên,
nhân viên của trường mình không được để xảy ra vấn nạn bạo hành trẻ, nếu phát
hiện ra bất cứ một biểu hiện bạo hành nào ở trẻ phải khiêm khắc xử lý để răn đe cho
đội ngũ. Trong các hoạt động của nhà trường thì công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
là một việc làm cần được nhà trường đặc biệt quan tâm. Việc tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ cho trẻ phải được nhà trường duy trì thành nề nếp và thực hiện thường
xuyên theo đúng kế hoạch đã đề ra.
63

4.6.3. Thảo luận về yếu tố chương trình đào tạo

Hình 4.10: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố chương trình đào tạo
Hình 4.10 là kết quả đánh giá về yếu tố chương trình đào tạo của trường mầm non
mà phụ huynh cho con theo học. Thời gian gần đây, chủ đề dạy kỹ năng cho trẻ
được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên dạy trẻ kỹ năng như thế nào lại là
một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi. Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự
tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là
những cản trở lớn cho sự phát triển của trẻ khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền
lòng vì con đặc biệt là trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay. Nhiều vị
phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình không thể tự tin, luôn tỏ ra rụt rè
khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình
huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định
hướng, thậm chí là tự kỷ, không thích giao tiếp với ai. Phụ huynh luôn muốn con
em mình được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất giúp con em họ có đủ
điều kiện để ứng phó với cuộc sống. Qua đó ta có thể thấy phụ huynh cho rằng yếu
tố quan trọng nhất là “Chương trình học trường X dạy cho trẻ phát triển những kỹ
năng cần thiết” với mức trung bình là 3,80; tiếp theo là phụ huynh cho rằng “Sĩ số
trẻ trong lớp học vừa phải” là điều cũng rất quan trọng khi chọn trường cho con với
trung bình đánh giá là 3,63 bởi lẽ bất kỳ một phụ huynh nào cũng sẽ cảm thấy yên
64

tâm hơn khi con em họ được học một lớp có sĩ số vừa phải hơn là một lớp học có sĩ
số quá đông vì họ cho rằng con em họ sẽ được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, kỹ
lưỡng hơn còn các lớp quá đông việc quan tâm chăm sóc giáo dục cho trẻ thường
mang tính đại trà vì giáo viên nhân viên đôi khi không thể quán xuyến hết. Như vậy
đây là hai trong ba yếu tố thuộc về biến chương trình đào tạo được phụ huynh cho
rằng quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn trường cho con em
họ theo học. Ban giám hiệu nhà trường cần chú trọng đến việc xây dựng chương
trình dạy học đảm bảo cho trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết như kỹ năng tự
phục vụ bản thân, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tự tin vì khi trẻ ở độ tuổi mầm non có thể làm tốt những kỹ năng đó sẽ khiến
phụ huynh rất hài lòng và yên tâm khi lựa chọn cho con em họ theo học. Ngoài ra
nhà trường cũng cần bố trí sỉ số trẻ học trong mỗi lớp hợp lý, vừa phải để đảm bảo
công tác chăm sóc giáo dục trẻ luôn được thực hiện tốt để phụ huynh yên tâm hơn
khi quyết định con em họ theo học.
4.6.4. Thảo luận về yếu tố chi phí

Hình 4.11: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố chi phí
Hình 4.11 thể hiện kết quả đánh giá về yếu tố chi phí của trường mầm non mà phụ
huynh cho con theo học. Chúng ta có thể thấy yếu tố quan trọng nhất là “Học phí
của trường X vừa phải” với mức trung bình là 3,99; tiếp theo phụ huynh cho rằng
“Chi phí tiền ăn của trường X là hợp lý” là điều phụ huynh cũng rất quan tâm khi
65

quyết định chọn trường cho con với trung bình đánh giá là 3,93. Như vậy đây là hai
trong ba yếu tố thuộc về biến chi phí được phụ huynh cho rằng quan trọng nhất có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn trường hay không. Vấn đề chi phí học tập
luôn là vấn đề được mọi phụ huynh quan tâm khi chọ trường cho con em họ theo
học vì thế Ban giám hiệu nhà trường cần tính toán cụ thể, kỹ lưỡng, cân đối từ đó
đưa ra mức học phí vừa phải, mức thu tiền ăn hợp lý vừa đảm bảo được đầy đủ chất
dinh dưỡng trong khẩu phần ăn với giá cả phải chăng, các khoản phụ thu của nhà
trường hợp lý mà phụ huynh có thể chấp nhận được bằng cách nắm bắt tâm lý về
chi phí của phụ huynh để có thể thu hút được phụ huynh cho con theo học tại
trường mình.
4.6.5. Thảo luận về yếu tố CSVC

Hình 4.12: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố CSVC


Hình 4.12 là kết quả đánh giá về yếu tố cơ sở vật chất của trường mầm non mà phụ
huynh cho con theo học. Môi trường học tập, cơ sở vật chất của trường mầm non
bao giờ cũng là mối quan tâm đặc biệt của phụ huynh để lựa chọn cho con em họ
theo học. Chúng ta có thể thấy yếu tố quan trọng nhất được phụ huynh đánh giá là
“Trường X có sân chơi ngoài trời” với mức trung bình là 3,88; tiếp theo là phụ
huynh cho rằng “Trường X có phòng y tế để sơ cấp cứu cho trẻ” là điều cũng hết
sức quan trọng khi chọn trường cho con với trung bình đánh giá là 3,75. Đóng vai
trò không kém phần quan trọng là “Phòng học trường X thoáng mát tạo sự thoải mái
66

cho bé” với trung bình là 3,73. Như vậy đây là ba trong năm yếu tố thuộc về biến cơ
sở vật chất được phụ huynh cho rằng quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyết định chọn trường hay không. Hầu hết trẻ em ở bậc mầm non đều thích thú khi
được vui chơi ngoài trời chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm đến
việc đầu tư sân chơi ngoài trời cho trẻ rộng rãi, an toàn, sạch sẽ có nhiều đồ chơi,
trò chơi thú vị giúp trẻ hứng thú và phụ huynh ưu tiên lựa chọn cho con em họ theo
học. Và vì trẻ mầm non thường rất hiếu động nên tâm lý phụ huynh thường lo ngại
khi trẻ bị thương mà không được sơ cấp cứu kịp thời vì thế trường mầm non cần ưu
tiên bố trí để có phòng y tế nhằm sơ cấp cứu cho trẻ kịp thời khi trẻ bị ốm hay bị
thương trong lúc vui chơi, học tập giúp phụ huynh yên tâm hơn. Bên cạnh đó nhà
trường phải có phòng học thoáng mát, gọn gàng, sạch sẽ, các lớp cần trang hoàng
đẹp, bắt mắt để thu hút phụ huynh và trẻ khi đến tham quan và lựa chọn để theo
học.
4.6.6. Thảo luận về yếu tố nhóm tham khảo

Hình 4.13: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố nhóm tham khảo
Hình 4.13 thể hiện kết quả đánh giá về yếu tố nhóm tham khảo của trường mầm non
mà phụ huynh cho con theo học. Chúng ta có thể thấy yếu tố quan trọng nhất là
“Người thân ảnh hưởng đến lựa chọn trường X của Anh/Chị” với mức trung bình là
4,05; tiếp đến phụ huynh cho rằng “Thông tin của phụ huynh đã từng gửi con vào
67

trường X ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Anh/Chị” là điều vô cùng quan trọng khi
quyết định chọn trường cho con với trung bình đánh giá là 3,98. Như vậy đây là hai
trong ba yếu tố thuộc về biến nhóm tham khảo được phụ huynh cho rằng quan trọng
nhất có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường cho con. Ban giám hiệu nhà trường
cần luôn xây dựng và quảng bá hình ảnh trường mầm non “Xanh - sạch - đẹp - an
toàn”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác chăm sóc giáo dục trẻ
luôn phải được đặt lên hàng đầu và nâng vị thế uy tín của trường mình lên bằng sự
tín nhiệm của quý phụ huynh cũng như sự đánh giá cao của các cơ quan quản lý
giáo dục cấp trên. Đó là các yếu tố giúp mọi người có phản hồi tốt về trường mầm
non nhằm thu hút phụ huynh khi họ vẫn còn tìm hiểu ý kiến tham khảo để quyết
định lựa chọn trường cho con em họ theo học.

4.6.7. Thảo luận về yếu tố thuận tiện

Hình 4.14: Đánh giá tầm quan trọng về yếu tố thuận tiện
Hình 4.14. cho thấy kết quả đánh giá về yếu tố thuận tiện của trường mầm non mà
phụ huynh cho con theo học. Qua đó ta có thể thấy yếu tố quan trọng nhất là “Giờ
nhận/trả trẻ của trường X linh hoạt” với mức trung bình là 3,91; tiếp theo là phụ
huynh cho rằng “Trường X nằm ở vị trí thuận tiện cho việc đưa đón trẻ” là điều
cũng rất quan trọng khi chọn trường cho con với trung bình đánh giá là 3,88. Như
68

vậy đây là hai trong ba yếu tố thuộc về biến thuận tiện được phụ huynh cho rằng
quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn trường hay không. Hầu
hết mọi gia đình đều có hoàn cảnh, tính chất công việc khác nhau nên họ thường lựa
chọn những trường mầm non có thời gian nhận và trả trẻ linh hoạt để phù hợp với
công việc của họ. Ban giám hiệu nhà trường cần đưa ra khung thời gian đón trả trẻ
phù hợp, thuận tiện với đa số phụ huynh để họ yên tâm làm việc và lựa chọn để cho
con theo học. Trường nên chọn địa thế xây dựng ở gần khu đông dân cư, giao thông
thuận tiện để phụ huynh dễ dàng đưa đón con đi học từ đó tăng khả năng thu hút
phụ huynh đến cho con học ở trường mầm non mình hơn.
Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của phụ huynh chọn trường hay
không. Ban giám hiệu nhà trường cần chú trọng đến yếu tố này đề có thể thu hút
được phụ huynh cho con theo học tại trường mình.
69

TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu định lượng.

Việc đánh giá công cụ đo lường thông qua Cronbach alpha và EFA đã loại
đi 4 biến quan sát thuộc biến độc lập: VC1, GV7, DT3, AT6

Hệ số tương quan đơn r (Pearson) cho thấy sự tương quan tích cực giữa các
biến độc lập với biến phụ thuộc (quyết định).

Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy có 7 biến có ý nghĩa trong mô
hình bao gồm: mạnh nhất là giáo viên – nhân viên, thứ hai đồng vị trí là chương
trình đào tạo và an toàn sức khỏe, thứ ba là chi phí hợp lý, thứ tư là cơ sở vật chất,
thứ năm là nhóm tham khảo và cuối cùng là sự thuận tiện.
70

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

5.1. Kết luận


5.1.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Từ việc xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu dựa vào cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu trước đó, tác giả đã xây dựng nên bảng câu hỏi phù hợp để khảo sát
thực tế 338 mẫu khảo sát về các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường mầm
non ngoài công lập tại Thành Phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu đã trả lời được
các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của bài đó là:
(1) Xác định các nhân tố quyết định việc lựa chọn trường mầm non ngoài
công lập để cho con theo học của phụ huynh tại Tp.HCM.
Căn cứ và mô hình lý thuyết, nghiên cứu liên quan và kết quả thảo luận
nhóm, tác già đưa ra mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường mầm
non đó là : Cơ sở vật chất, Đội ngũ giáo viên và nhân viên, chương trình đào tạo, sự
an toàn và sức khỏe, sự thuận tiện, chi phí, thông tin tham khảo. Các yếu tố này
được kiểm tra sự tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha kết quả là sau khi loại bỏ cá
biến quan sát VC1, GV7, DT3, AT6 thì các thang đo đều đạt độ tin cậy và phù hợp
để phân tích nhân tố EFA nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, kết quả là
các thang đo còn đều đạt và có ý nghĩa với hệ số KMO = 0,768 > 0,5 và kiểm định
Bartlett’s với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, từ bảng 4.10 ta có hệ số R bình
phương hiệu chỉnh bằng 0.54 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng
phù hợp với tập dữ liệu là 54%. Nói cách khác 54% Quyết định chọn trường mẫu
giáo cho con có thể được giải thích bởi sự tác động của 7 nhân tố: VC, GV, DT,
AT, TT, CP, TK.
Tiếp theo là phân tích tương quan và hồi quy để làm sáng tỏ mục tiêu thứ hai
của bài nghiên cứu.
(2) Thứ tự tác động của các nhân tố đến quyết định chọn trường mầm ngoài
công lập cho con của phụ huynh tại Tp.HCM
71

Kết quả trong phân tích tương quan, hệ số tương quan r (Pearson) cho thấy có
sự tương quan tích cực giữa các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường mầm
non.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy cũng chỉ ra rằng có 7 biến có ý nghĩa trong
mô hình bao gồm: mạnh nhất là Giáo viên – nhân viên, thứ hai đồng vị trí là chương
trình đào tạo và an toàn sức khỏe, thứ ba là chi phí hợp lý, thứ tư là cơ sở vật chất,
thứ năm là nhóm tham khảo và cuối cùng là sự thuận tiện
(3) Phân tích sự khác biệt giữa trong các quyết định của các nhóm phụ
huynh khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn.
Phân tích này sử dụng T-test và ANOVA để kiểm định giá trị trung bình các
biến định lượng giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau trong việc đánh giá
tầm quan trọng của các yếu tố trong việc ra quyết định chọn trường mầm non, kết
quả cho thấy:
Về giới tính của phụ huynh: không có sự khác biệt giữa nam và nữ về đánh
giá tầm quan trọng của các yếu tố cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, an toàn, chi
phí, nhóm tham khảo. Nữ quan tâm đến yếu tố giáo viên-nhân viên và sự thuận tiện
hơn nam giới.
Về độ tuổi của phụ huynh: không sự khác biệt về tầm quan trọng của yếu tố
vật chất, giáo viên-nhân viên, đào tạo, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo theo độ
tuổi của phụ huynh. Tuy nhiên nhóm phụ huynh từ 18 đến 40 tuổi đánh giá yếu tố
an toàn quan trọng hơn nhóm phụ huynh khác.
Về độ thu nhập của phụ huynh: không sự khác biệt về tầm quan trọng của
yếu tố đào tạo, an toàn, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo trong việc ra quyết định
chọn trường cho con theo thu nhập của phụ huynh. Tuy nhiên nhóm phụ huynh có
thu nhập càng cao thì càng quan tâm đến yếu tố vật chất và giáo viên – nhân viên.
Về độ học vấn của phụ huynh: không sự khác biệt về tầm quan trọng của yếu
tố vật chất, đào tạo, an toàn, thuận tiện trong việc ra quyết định chọn trường cho con
theo học vấn của phụ huynh. Tuy nhiên nhóm phụ huynh có học vấn càng cao thì
72

càng quan tâm đến Yếu tố giáo viên – nhân viên, ngoài ra yếu tố chi phí và nhóm
tham khảo được nhóm phụ huynh có học vấn TC-CĐ quan tâm nhiều nhất.
5.1.2. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước
Kết quả so sánh các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường mầm non
cho con của bài nghiên cứu này với các bài nghiên cứu trước được tóm tắt như bảng
5.1 bên dưới. Theo đó, với các quốc gia khác cùng tên đề tài và cùng mục tiêu
nghiên cứu thì kết quả cũng sẽ khác nhau đáng kể.
Bảng 5. 1 : So sánh kết quả của bài với các công trình nghiên cứu trước
Thứ tự
Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu
biến tác
Nghiên cứu của của Chia- của Karthryn của Trần
động đến
tác giả Yin Hsieh E.Grogan Xuân Thắng
quyết
(2008) (2011) (2013)
định
Giáo viên,
1 Giáo viên CSVC Đào tạo
nhân viên
An toàn sức An toàn sức
2 Đào tạo Giáo viên
khỏe khỏe
3 An toàn sức khỏe Đào tạo Giáo viên Thuận tiện
4 Chi phí Khoảng cách Đặc điểm trẻ CSVC
5 CSVC Dinh dưỡng Thuận tiện Đào tạo
6 Nhóm tham khảo Chi phí
7 Thuận tiện
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Nhìn chung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các bài nghiên
cứu không khác nhau, tuy nhiên tên gọi các biến và thứ tự tác động khác nhau.
Những điểm giống nhau: cả bốn bài nghiên cứu đề có chung các yếu tố giáo viên –
nhân viên, chương trình đào tạo, an toàn sức khỏe (cũng có thể coi là biến dinh
dưỡng trong bài nghiên cứu của Chia- Yin Hsieh, sự thuận tiện (theo bài của Chia-
Yin Hsieh là khoảng cách).
73

Điểm khác nhau: thứ tự tác động của các yếu tố đến quyết định hoàn toàn khác
nhau, hai bài nghiên cứu nước ngoài không đề cập đến yếu tố chi phí, còn bài trong
nước có yếu tố này, ngoài ra bài nghiên cứu này tác giả còn bổ sung thêm yếu tố
“nhóm thao khảo” vì yếu tố này phù hợp với tâm lý thích theo “hiệu ứng đám đông”
của người Việt Nam, trước khi chọn trường cho con hay hỏi ý kiến, tham khảo thoe
số đông sau đó mới ra quyết định. Ngoài ra bài của Karthryn E.Grogan có yếu tố
“đặc điểm trẻ”, nhưng yếu tố này tác giả không đưa vào vì theo khảo sát sơ bộ nhiều
ý kiến cho rằng chưa phù hợp với nghiên cứu tại Việt Nam vì cha mẹ ở Việt Nam
ít/không bao giờ dựa vào đặc điểm con mình để chọn trường và thật sự cũng chưa
có trường/lớp phân loại theo đặc điểm trẻ.
5.2. Hàm ý quản trị
Theo kết quả nghiên cứu, có 7 yếu tố tác động đến quyết định chọn trường
mầm non cho con tại TP.HCM, theo đó tác giả xin đề xuất một số các hàm ý quản
trị như sau:
5.2.1. Hàm ý cho nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực
Căn cứ vào yếu tố giáo viên – nhân viên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
trực tiếp đến việc chọn trường mầm non cho con. Do đó, cần có sự quan tâm của
giáo viên đến các bé, thái độ của các cô giáo đối với phụ huynh, cũng như sự chia sẻ
của nhà trường đối với phụ huynh trong thời gian trả bé và nhận giữ bé ngày thứ
bảy đối với một số phụ huynh phải làm thêm cả ngày thứ bảy. Nếu làm tốt được
điều này sẽ làm cho phụ huynh có cái nhìn tốt về trường, bởi rằng phụ huynh cảm
nhận rằng nhà trường cũng cảm thông cho phụ huynh và có hướng đồng cảm chia sẻ
với phụ huynh giúp bớt đi nỗi âu lo không biết gửi con ở đâu. Để đảm bảo điều này,
nhà trường cần xem xét những việc sau đây:
- Bố trí giáo viên để có thể nhận trẻ sớm và trả trẻ trễ hơn giờ quy định của
nhà trường đối với trường hợp những phụ huynh không sắp xếp được thời gian đưa
đón bé, giúp linh hoạt thời gian nhận và trả bé tốt hơn.
- Trường cũng cần xây dựng thêm thời gian trông giữ trẻ cả ngày thứ bảy nữa
đối với những phụ huynh phải đi làm cả ngày này. Các khoản trợ cấp thêm này sẽ
74

được trích từ phía phụ huynh đóng góp cùng với nhà trường giúp các giáo viên có
thể yên tâm hoàn thành tốt công tác nuôi dạy trẻ, giúp tăng thêm thu nhập cho giáo
viên, cũng như tăng uy tín của nhà trường hơn
- Các cô giáo nuôi dạy trẻ phải thực sự là những người yêu trẻ, yêu nghề. Các
cô giáo phải quan tâm đến tất cả các bé không được phân biệt đối xử.
Đồng thời nhà trường cần có biện pháp nâng cao năng lực phục vụ, điều này
được biểu hiện thông qua những giáo viên nuôi dạy trẻ. Hay nói cách khác, chính
năng lực và kinh nghiệm của giáo viên quyết định yếu tố năng lực phục vụ. Do đó,
nhà trường cần phải nâng cao trình độ cũng như năng lực phục vụ của giáo viên. Cụ
thể như sau:
 Thống kê và lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ giáo viên hằng năm.
 Tổ chức các cuộc thi nâng cao chất lượng của các giáo viên chăm sóc trẻ tại
trường, có những buổi thảo luận chuyên đề hướng dẫn cách dạy nuôi dạy trẻ tốt
hơn.
 Thi đua và trao thưởng cho những giáo viên xuất sắc trong công tác chăm
sóc trẻ hằng quý để các giáo viên có thể cố gắng tận tụy và chăm sóc trẻ ngày một
tốt hơn.Đánh giá kết quả thật công bằng những giáo viên có thành tích sáng tạo
trong công tác nuôi dạy trẻ.
 Các trường nên tổ chức các buổi trao đổi để nâng cao chất lượng nuôi dạy
trẻ, cách quản lý cũng như cách nâng cao khả năng ham học hỏi của trẻ.
 Hơn nữa, để phụ huynh kịp thời biết tình trạng đi học của trẻ thì nhà trường
cũng cần có một cuốn sổ ghi chú chi tiết các hoạt động hằng ngày của từng bé để
phụ huynh có thể nắm rõ về bé để có thể điều chỉnh giúp bé phát triển cả về thể chất
lẫn tinh thần.
 Hằng tháng nhà trường nên có buổi gặp gỡ phụ huynh để có thể trao đổi với
phụ huynh cách thức nuôi dạy trẻ của nhà trường cho phụ huynh hiểu, cũng như
cũng muốn lắng nghe ý kiến phản hồi của phụ huynh để góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy trẻ ngày một tốt hơn.
75

5.2.2. Hàm ý cho chương trình và phương pháp đào tạo


Chương trình đào tạo là yếu tố thứ hai tác động đến quyết định chọn trường. Do
đó, nhà trường cần lập thời gian biểu cụ thể hơn cho từng lớp sao cho khoa học,
phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa hoạt động tĩnh và hoạt động
động, nội dung hoạt động trong ngày cần phong phú đa dạng, gần gũi với cuộc sống
thực của trẻ,cho từng độ tuổi khác nhau của trẻ như là thời gian ăn sáng, vui chơi
ngoài trời, thời gian nghỉ trưa,thời gian dạy học…. Điều này sẽ giúp cho ổn định
tâm sinh lý của trẻ và giúp hình thành thái độ, nề nếp, thói quen và những kỹ năng
sống tích cực của trẻ sau này. Song song đó, cũng cần quan sát xem các cô giáo có
đứng lớp đảm bảo các thời gian đúng như quy định hay không.
Ngoài ra chương trình đào tạo tốt còn thể hiện qua sự phân bổ học sinh, các hoạt
động ngoại khóa, số lượng bé được phân bổ trên một lớp chắc hẳn đều là những
quan tâm của phụ huynh khi chọn trường cho con mình. Vì vậy, nhà trường cần
phải:
Phân bổ học sinh từng lớp hợp lý để đảm bảo chất lượng chăm sóc và nuôi dạy
trẻ. Việc phân bổ sẽ dựa vào điều lệ trường mầm non, cụ thể số lượng học sinh sẽ
được phân bổ như sau:
 Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành
các nhóm trẻ. Sổ trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
 Đối với lớp mầm non: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các
lớp mầm non. Số trẻ tối đa trong một lớp mầm non được quy định như sau:
- Lớp mầm non 3-4 tuổi: 25 trẻ;
- Lớp mầm non 4-5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mầm non 5-6 tuổi: 35 trẻ.
Nhà trường cũng cần phải tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các bé kết
hợp với vừa dạy học và vui chơi như tham quan ngoài trời, tổ chức các cuộc thi vẽ
76

tranh cho trẻ có thể thỏa tính sáng tạo của trẻ, mở các chương trình như ca hát giúp
trẻ tự tin hơn, một phần cũng giúp trẻ phát triển được rất nhiều về thể chất cũng như
tinh thần.
5.2.3. Hàm ý cho an toàn sức khỏe
Vấn đề dinh dưỡng và an toàn sức khỏe hằng ngày của trẻ cũng cũng cần
được quan tâm hết mức vì trẻ còn nhỏ chưa thể hấp thụ được một lượng thức ăn
lớn. Do vậy, nhà trường cần phải biết tính toán khẩu phần ăn cho trẻ làm sao cho
trẻ có thể dễ hấp thụ được những chất cần thiết cho trẻ, tùy thuộc vào từng độ
tuổi của trẻ mà có những khẩu phần ăn hợp lý. Thực đơn cho trẻ cần phải cung
cấp đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như là Protein, lipid,
Glucid, đảm bảo đủ Calo… .Để tránh sự nhàm chán của trẻ thì thực đơn cần
phải được phong phú, đa dạng,thật là bắt mắt giúp trẻ không biến ăn,chịu ăn
hơn. Thực đơn cũng cần được nhà trường phổ biến cho phụ huynh được nắm bắt
hàng tuần ở bảng thông báo để cho phụ huynh được biết.
Nhà trường cũng cần làm tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường cần sự dụng
các biện pháp phòng nhiễm bẩn thực phẩm như sau:
 Vệ sinh cá nhân
 Vệ sinh môi trường
 Vệ sinh dụng cụ chế biến thực phẩm, tránh sử dụng chung dụng cụ chế biến
thực phẩm sống và chín.
 Vệ sinh các dụng cụ để ăn uống như bát, thìa , cốc cho trẻ.
 Luôn nhắc nhở các trẻ cần biết rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn
trước khi bắt đầu dùng thức ăn.
 Cần kiểm soát chặt khâu chế biến, từ việc chọn các nguồn cung cấp thực
phẩm uy tín, xuất sứ rõ ràng, rồi quá trình chế biến phải đảm bảo hợp vệ sinh thực
phẩm.
 Cung cấp các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, cha mẹ
học sinh, giáo viên và các trẻ được biết.
77

Ngoài ra, nhà trường cũng cần phải quan tâm đến môi trường xung quanh
trường. Cần biết xử lý các chất thải, rồi rác thải ra môi trường một cách đúng
phương pháp bao gồm việc phân chia rác thải ra thành loại nào tái chế, loại nào
không tái chế được, bố trí nơi để có thể chứa các chất thải cho đúng nơi qui định để
chờ đội vệ sinh môi trường tới thu gom hàng ngày. Nguồn nước cũng cần kiểm soát
kĩ, xem chất lượng nguồn nước để sinh hoạt và nấu ăn có đảm bảo không. Vì nước
là một loại nguyên liệu rất quan trọng để đảm bảo trong việc chế biến thực phẩm và
vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
5.2.4. Hàm ý cho chi phí
Chi phí ở đây được thể hiện ở mức chi phí học tập của con trẻ khi đóng tiền
nhập học, các khoản chi phí tăng thêm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà
trường… Ở yếu tố này các bậc phụ huynh cho rằng nó là yếu tố không quan trọng
lắm. Bởi rằng đa phần họ cảm thấy mức học phí đã phù hợp với chất lượng giảng
dạy của nhà trường. Tùy thuộc vào trường họ đang cho con cái học là trường công
lập hay trường ngoài công lập mà có những mức chi phí khác nhau. Các trường
công lập với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chắc hẳn sẽ có những mức học phí
nhập học và giảng dạy tương đối thấp hơn với những trường ngoài công lập. Do các
trường ngoài công lập đa số là do các tổ chức, các cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở
cũng như chính sách học phí cũng tăng lên. Để giúp cho các phụ huynh yên tâm về
mức chi phí này nắm rõ thì các nhà trường cần phải:
 Thông báo mức học phí nhập học cho trẻ vào đầu năm học, đầu mỗi kỳ.
 Tìm hiểu cũng như xem xét giảm học phí cho những trẻ gia đình khó khăn,
phụ huynh không có đủ năng lực chi trả đủ.
 Các khoản tăng giảm các khoản khác học phí thì cần thông báo rõ cho phụ
huynh được biết, để tránh tình trạng không nắm rõ thông tin của phụ huynh gây cản
trở công tác dạy học của nhà trường.
 Có những buổi họp gặp gỡ phụ huynh thẳng thắn trao đổi những khó khăn
của nhà trường cho phụ huynh hiểu, cũng như nghe ý kiến của phụ huynh nhằm xây
dựng mức học phí tốt nhất.
78

Riêng đối với các trường ngoài công lập, các nhà trường cần xây dựng cho mình
một thái độ tích cực, tiếp thu ý kiến của phụ huynh, không vì lợi ích của cá nhân
hay tổ chức. Luôn đặt cái tâm trong công tác nuôi dạy trẻ lên hàng đầu. Từ đó đề
xuất những giải pháp về chi phí nuôi dạy trẻ thích hợp hơn để có thể cạnh tranh với
các trường công lập nhằm nâng cao quyết định chọn trường cho con của phụ huynh
với nhà trường.
5.2.5. Hàm ý cải thiện cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường cho con của phụ huynh học sinh mầm non. Nói tới cơ sở vật
chất là nói tới các trang thiết bị dạy học, phương tiện, phòng học….của nhà trường
để hỗ trợ cho việc dạy trẻ tốt hơn. Tùy từng trường có những cơ sở vật chất khác
nhau, các trường ngoài công lập như tư thục và dân lập còn hạn chế rất nhiều về cơ
sở vật chất không đạt chuẩn làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chọn trường
cho con của phụ huynh khi gửi con trẻ tới các trường này vì sợ chất lượng không
tốt.
Để gia tăng quyết định chọn trường cho con của phụ huynh về yếu tố cơ sở vật
chất này, nhà trường cần phải làm những việc sau:
 Phải đầu tư vào những thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ngày càng hiện
đại, tốt hơn.
 Có những sáng tạo trong công tác giảng dạy của giáo viên như tổ chức các
cuộc thi đua sáng tạo trong việc thiết kế các đồ dùng giảng dạy cho trẻ em. Ví dụ
như các cô giáo có thể dùng các sản phẩm tái chế như là ống lon, các vật tưởng
chừng như không sử dụng được nữa như vải vụn, giấy vụn, thiết kế ra những vật
dụng để dạy học giúp trẻ, cũng như hướng dẫn trẻ làm những đồ dùng từ những vật
dụng tái chế đó, nâng cao năng lực sáng tạo của trẻ.
 Lớp học phải thiết kế sao cho thoáng mát, phải được diệt khuẩn sạch sẽ, gọn
gàng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ.
 Thường xuyên tu sửa cơ sở hạ tầng, khu vui chơi khang trang cho trẻ để cho
trẻ có không gian rèn luyện tập thể dục mỗi sáng, giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ.
79

Đặc biệt chú trọng đến các vật dụng cho trẻ, cần tránh những vật dụng có thể làm
rách tay trẻ, không an toàn cho trẻ khi sử dụng. Cần mua các đồ dùng cho trẻ cẩn
thận hơn, đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Cần xây dựng riêng biệt khu ăn uống và khu vệ sinh, không được xây dựng
sát nhau để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ.
Một ngôi trường có khuôn viên sạch sẽ, thoáng mát, xinh đẹp ngay cái nhìn đầu
tiên sẽ tạo ấn tượng đẹp cho phụ huynh khi an tâm gửi con mình vào môi trường
học tập này.
Riêng đối với các trường ngoài công lập cần phải vận động các tổ chức cũng
như cá nhân có tiềm lực tài chính hỗ trợ cũng như tham gia đầu tư vào cùng với nhà
trường nâng cao cơ sở vật chất nhằm tăng tính cạnh tranh với các trường mầm non
công lập.
5.2.6. Hàm ý cho nhóm tham khảo
Như phân tích ở trên, nhóm tham khảo cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường mầm non cho con, do đó nhà trường cần phải có những biện pháp tác
động đến phụ huynh để họ có thể giới thiệu cho người khác về trường của mình, tác
giả xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Đầu tiên là giải pháp về “hiệu ứng truyền miệng”, điều mà tất cả những người
làm quản trị mong muốn chính là khách hàng nói về sản phẩm, đăng tải những nhận
xét chi tiết và chia sẻ với cộng đồng mạng xã hội về thương hiệu của mình. Lý do
rất đơn giản: Những giới thiệu đích thực từ bạn bè hoặc “một ai đó như tôi” có sức
thuyết phục hơn nhiều so với bất cứ thứ gì mà những người làm quản trị có cố công
xây dựng. Trong một thế giới mà truyền thông xã hội đang chi phối, dấu ấn của
khách hàng có thể khiến thương hiệu trở nên nổi bât giữa đám đông và thu được lợi
ích thực sự. Trong lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trường mầm
non ngoài công lập – là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu kinh doanh - lợi nhuận,
do đó phụ huynh cũng được xem như là khách hàng của họ. Những cuộc thảo luận
của người khách hàng đã/đang sử dụng dịch vụ với khách hàng đang có ý định sử
dụng dịch vụ là rất quan trọng đối với nhà quản trị. Do đó, nhà trường cần có những
80

buổi hội thảo, tư vấn tuyển sinh có sự tham gia của các phụ huynh đã hoặc đang gửi
con để cùng chia sẻ cho những phụ huynh sắp (hoặc đang tham khảo) để gửi con.
Chính những lời chia sẻ của phụ huynh đã trải nghiệm dịch vụ giáo dục của nhà
trường sẽ làm cho phụ huynh khác an tâm hơn và mong muốn gửi con vào trường
hơn.
Ngoài những buổi mang tính chất trang trọng như tư vấn tuyển sinh, hội thảo
nuôi dạy trẻ như gợi ý trên, nhà trường cũng nênthường xuyên tổ chức các buổi nói
chuyện thân mật kèm ăn nhẹ trà, bánh (có thể gọi là họp phụ huynh) để phụ huynh
có cơ hội gặp gỡ nhau, trò chuyện trao đổi thông tin.
Có kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh để tiếp nhận và phản
hồi các ý kiến đánh giá như trang fanpage trên mạng xã hội, trang website của
trường để các phụ huynh khác muốn tham khảo để chọn trường cho con.
Viết các bài PR trên các báo mạng và diễn đàn để tăng sự nhận biết về trường.
Khuyến khích phụ huynh giới thiệu người quen gửi con vào trường bằng cách
đưa ra các khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn.
Nhà trường phải luôn duy trì, kết nối với nguồn thông tin tham khảo tốt này
bằng việc tạo ra các diễn đàn internet qua các chuyên mục gia đình mẹ và bé.
Không những thế, nhà trường phải biết quý phụ huynh là một kênh thông tin hiệu
quả và đáng tin cậy, chính vì vậy nhà trường phải xây dựng hình ảnh đẹp, tạo uy tín
của mình trong tâm trí phụ huynh là một cách quảng bá thiết thực và hữu hiệu.
Ngoài ra nhà trường có thể tổ chức định kỳ (mùa hè) những chuyến du lịch
ngắn ngày (ví dụ đi đến các địa điểm du lịch tham quan trong thành phố như Suối
Tiên, Đầm Sen, Công viên nước….) cho phụ huynh và con em cùng tham gia, sau
đó tổ chức thêm các cuộc thi chụp ảnh viết bài càm nghĩ sau chuyến đi và đăng tải
lên các trang mạng xã hội để PR cho mọi người biết đến nhà trường hoặc chấm giải
thưởng theo bài viết và hình ảnh có nhiều lượt “thích” lượt “chia sẻ” trên trang
facebook. Như vậy, phụ huynh sẽ nhở bạn bè người quen vào “like” và “share” từ
đó gián tiếp giới thiệu cho người khác về trường con em mình đang theo học.
81

5.2.7. Hàm ý cho sự thuận tiện


Trường học nên chọn địa điểm xây dựng ở những nơi gần khu dân cư, đường xá
thuận lợi dễ đi, dễ nhìn thấy, có chỗ đậu xe thuận tiện để tiện phụ huynh đưa đón
con.
Phụ hynh chọn trường mầm non tư thục vì là vì trường có thể cung cấp các dịch
vụ tốt, tạo sự thuận tiện hơn các trường công lập. Vì vậy, trường phải tạo điều kiện
cho các phụ huynh có nhiều lựa chọn đón con trong các khung giờ khác nhau bằng
cách phân công giáo viên giữ trẻ ngoài giờ, các lớp vào ngày cuối tuần với chi phí
hợp lí.
Ngoài việc dạy và học theo chương trình mầm non chuẩn của Bộ giáo dục, nhà
trường nên có thêm các môn học ngoại khoá về khoa học, bồi dưỡng thêm ngôn ngữ
tại trường để tạo thêm thu nhập cho nhà trường đồng thời tạo thêm sự thuận tiện cho
những phụ huynh có điều kiện giúp cho trẻ phát triển lành mạnh, đúng theo nhu cầu
mong ước của phụ huynh. Thêm nữa, có nhiều phụ huynh rất muốn cho con đi học
thêm các môn năng khiếu hay thể dục thể thao. Nếu có điều kiện nhà trường nên tổ
chức thuê giáo viên về dạy thêm các môn năng khiếu như vẽ, đàn, múa, hát, bơi
lội....theo sở thích và năng khiều của từng bé mà phụ huynh sẽ đăng ký cho con
tham gia. Như vậy sẽ thuận tiện cho phụ huynh hơn thay vì đưa con đi đến trung
tâm/trường khác để học sẽ mất thêm thời gian và chi phí cho việc đi lại.

Cần hỗ trợ cho phụ huynh có sự phong phú trong chọn lựa như có thêm dịch vụ
đưa đón tận nhà, giúp cho trẻ phát triển hơn về sự tự lập. Việc đón và trả trẻ đã
được các trường quốc tế, cũng như các đã nước phát triển, triển khai và ứng dụng
lâu dài. Tuy nhiên đối với văn hoá Việt Nam thì đây là hình thức mới, phụ huynh
vẫn thấy an tâm hơn khi tự mình đưa đón trẻ đến trường. Chính vì vậy, cần có sự
giới thiệu một cách khoa học và hợp lý để nhanh chóng áp dụng càng ngày càng bền
vững việc trường đảm nhận nhiệm vụ đưa và trả trẻ trong môi trường giáo dục mầm
non ngoài công lập của Việt Nam.
82

5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Những hạn chế
- Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên không tránh
khỏi trường hợp mẫu điều tra không phản ánh hết độ chính xác đặc điểm nghiên cứu
của tổng thể trong việc quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con
của phụ huynh tại TP.HCM.
- Thang đo của bài nghiên cứu được dựa trên các nghiên cứu trước và quan
điểm của phụ huynh nên có những phần hạn chế nhất định.
- Việc điều tra khảo sát chỉ dừng lại một số quận trong nội thành TP.HCM nên
việc áp dụng kết quả của bài nghiên cứu này sẽ có độ chính xác không cao bởi rằng
từng khu vực khác nhau các phụ huynh sẽ có những quan điểm riêng rất khác nhau.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
- Trong tương lai, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ kết hợp một số tiêu chuẩn
khách quan về chất lượng kỹ thuật trong chăm sóc và nuôi dạy trẻ cũng như còn
những yếu tố khác tác động đến quyết định chọn trường cho con mà bài nghiên cứu
này chưa thể nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.
- Tác giả sẽ sử dụng các phân tích chuyên sâu hơn để kiểm định mô hình và
giả thuyết như phân tích CFA và kiểm định mô hình tuyến tính SEM với phần mềm
AMOS. Phương pháp này sẽ cho ta biết được sự đóng góp của tất cả các biến quan
sát đến quyết định chọn trường thay vì tính trung bình của thành bảy nhớm như
phương pháp hồi quy bằng phần mềm SPSS.
83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008, Điều lệ trường mầm non.

2. Đặng Bảo Ngọc, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng đến chọn trường mẫu giáo
cho con của phụ huynh tại TP.Hà Nội. Luận văn thạc sĩ xã hội học. Đại
học Quốc gia Hà Nội.

3. Đỗ Xuân Hiệp, 2016. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng
đào tạo của trường mẫu giáo của phụ huynh tại TP.HCM. Luận văn thạc
sĩ. Đại học kinh tế Tp.HCM.

4. Hoàng Thị Phương Thảo và ctg, 2010. Phát triển sự đo lường tài sản
thương hiệu trong thị trường dịch vụ. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số:
B2007-09-35.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010. Phân tích dữ liệu nghiên
cứu SPSS. TP HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.

6. Huỳnh Thiện Thanh Thảo, 2011. Thách thức xã hội hóa giáo dục mầm non
trường hợp thành phố Biên Hòa. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh
Tế TP.HCM.

7. Kotler, 2001, Quản trị marketing. Hà Nội: Nhà xuấn bản Thống kê.

8. Mạc Văn Trang, 2005. Xã hội hóa giáo dục. Viện Khoa Học Giáo Dục-Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo.

9. Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2013. Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải
trí ngoài trời tại TP.HCM. Đề tài nghiêu cứu khoa học, MS: CS2009-19.
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu thị
trường. TP.HCM : Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
84

11. Nguyễn Hữu Thuận, 2015. Nghiên cứu một số giải pháp kết hợp giáo dục
giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục mầm non. Hà Nội.

12. Trần Xuân Thắng, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến chọn trường mẫu giáo
cho con của phụ huynh tại TP.HCM. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế
Tp.HCM.

13. Trần Văn Quý và ctg, 2017. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường mầm non cho con của phụ huynh tại TP.HCM. Tạp chí phát triển
KH&CN, 12 (15), 217-220.
85

Tiếng Anh

1. Cronin, J.J and Taylor. S.A, 1992. “Measuring Service Quality: A


Reexamination and Extension”. Journal of Marketing, vol. 56, pp. 55-68.
2. Chia Yin Hsieh, 2008. Parental choice of pre-school in Taiwan, for the
degree of PhD. university of Bath. Taiwan.
3. Churchill, Jr, G.A, 1979. “A pagadigm for developing better measures of
marketing constructs”. Journal of Marketing Research, vol. 16, no.1, pp.
64-73.
4. Feigenbaum, A.V., 1991. “Total quality control, 3rd ed.”. New York:
McGraw-Hill.
5. Gronroos, C., 1984. “A service quality model and its marketing
implications”. European Journal of Marketing, vol.18, no.4, pp. 36-44.
6. Hair, Jr. J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L. and Black, W.C., 1998.
“Multivariate Data Analysis, 5th ed.”,. Upper Saddle River. NJ: Prentice-
Hall.
7. Juran, J.M. and DE, F., 2010. JA Juran’s quality handbook: the complete
guide to performance excellence.
8. Kathryn E. Grogan, 2011. Parents' Choice of Pre-Kindergarten: A
Transactional Ecological Approac. Psychology Dissertations. Georgia
State University.
9. Kotler, P., Keller, K.L., Koshy, A. and Jha, M., 2009. Creation customer
value satisfaction and loyalty. Marketing management, 13, pp.120-125.
10. Lehtinen,U and Lehtinen, J.R., 1982, “Service quality: A study of quality
dimensions”. Working Paper. Service Management Institute. Helsinki,
Finland.
11. Maslow, A. H. (1943). A theory of human motivation. Psychological
review, 50(4), 370.
12. Nunnally, J. and Bernstein, I. H., 1994. “Pschychometric Theory, 3rd
ed.”. New York: McGraw-Hill.
13. Nunnally, J., 1978. Psychometric methods.
14. Parasuraman, A. ; Zeithaml,V; Berry, L,1985. “A Conceptual Model of
Service Quality and Its Implications for Future Research”. Journal of
Marketing, vol. 49, pp. 41-50.
15. Ramaswamy, R. 1996. Design and management of service processes:
keeping customers for life. Addison-Wesley.
16. Zeithaml, V.A. and Bitner, M.J., 1996, 2000. “Services Marketing”,
Boston: McGraw-Hill.
86

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
A.Phần giới thiệu :
Xin chào các Anh/Chị.
Tôi là học viên cao học của Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Tôi đang tiến
hành một nghiên cứu khoa học về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của phụ
huynh học sinh mẫu giáo khi gửi con tại các trường mầm non tại TPHCM. Trước
tiên, tôi rất hân hạnh được đón tiếp và thảo luận với các anh/chị về chủ đề này. Rất
mong sự đóng góp tích cực của anh/chị.Xin lưu ý với anh chị rằng không có quan
điểm nào là đúng hay sai cả. Tất cả các đóng góp của anh chị đều giúp ích rất nhiều
cho nghiên cứu của tôi và phục vụ cho các cơ sở mầm non hoàn thiện hơn nữa chất
lượng các dịch vụ của mình.
Chương trình thảo luận dự kiến bao gồm :
- Giới thiệu lý do, mục đích của buổi thảo luận.
- Giới thiệu nội dung thảo luận.
- Tiến hành thảo luận.
- Tổng hợp ý kiến.
B.Khám phá yếu tố chất lượng
1. Các anh/chị hiện đang gửi con tại trường mầm non nào ? Vì sao ?
2. Những tiêu chí lựa chọn nơi giữ trẻ của anh/chị là gì ?
3. Anh/chị có quen biết giáo viên hay nhân viên của trường trước khi gửi
con không ?
4. Trường học hiện nay của bé tốt ở điểm nào và chưa tốt ở điểm nào ?
5. Anh/chị có nhận xét về thái độ của các cô giáo ?
6. Anh/chị có nhận xét gì về học phí của bé tại trường ?
7. Những mong đợi của anh/chị về trường học của bé là gì ?
8. Những điều quan tâm của anh/chị khi gửi con tại trường mầm non ?
9. Trong các yếu tố còn lại sau đây anh/chị cho yếu tố nào là quan trọng
nhất (các thành phần của SERVQUAL) ?
87

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


Xin chào Anh/Chị,
Tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con của phụ huynh tại thành phố Hồ
Chí Minh”.
Kính mong Anh/Chị dành chút thời gian để điền vào bảng phỏng vấn này. Xin lưu ý
rằng không có quan điểm nào là đúng hay sai cả.Thông tin mà các Anh/Chị cung
cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối, không được tiết lộ ra bên ngoài. Tôi rất mong nhận
được sự giúp đỡ của Anh/Chị.
Trân trọng !
Xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về các phát biểu bên dưới đối với
trường mầm non mà anh/chị đang gửi con.

Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau đây :
Câu 1 : Giới tính
Nam Nữ
Câu 2 : Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào ?

từ 18 -30 31-40  41-50 Trên 50


Câu 3 : Thu nhập hàng tháng của anh/chị?
< 10 triệu 11- 15 triệu 16- 20 triệu >20 Triệu
Câu 4: Trình độ học vấn của anh/chị?
 Phổ thông Trung cấp – Cao đẳng  Đại học Sau đại học
Câu 1 : Anh/Chị vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của anh/chị đối với mỗi
phát biểu dưới đây. Xin đánh dấu (x) vào ô thích hợp với qui ước sau:
Ghi chú: Trường X là trường con anh/chị đang theo học
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Bình thường
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
88

Mức độ đồng ý với phát


Mã hóa Nội dung
biểu
I. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Trường X có đầy đủ dụng cụ học tập cho
VC1 1 2 3 4 5
tất cả các bé
VC2 Trường X có sân chơi ngoài trời 1 2 3 4 5
Phòng học trường X thoáng mát tạo sự
VC3 1 2 3 4 5
thoải mái cho bé
Trường X có trang trí đẹp mắt để trẻ
VC4 1 2 3 4 5
thích đến trường
Trường X có phòng y tế để sơ cấp cứu
VC5 1 2 3 4 5
cho trẻ
VC6 Cơ sở vật chất trường X khang trang 1 2 3 4 5
II. ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN
GV1 Giáo viên trường X có chuyên môn 1 2 3 4 5
Giáo viên trường X đối xử bình đẳng
GV 2 1 2 3 4 5
giữa các trẻ
Giáo viên trường X chăm sóc trẻ chu
GV 3 1 2 3 4 5
đáo
Giáo viên trường X liên hệ với phụ
GV4 1 2 3 4 5
huynh để trao đổi cách giáo dục trẻ
Nhân viên trường X nhiệt tình, niềm nở
GV 5 1 2 3 4 5
với phụ huynh
Lãnh đạo trường X uy tín, tạo tin tưởng
GV 6 1 2 3 4 5
cho phụ huynh
Nhân viên trường X biết tiếp thu ý kiến
GV7 1 2 3 4 5
của phụ huynh
III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình học trường X dạy cho trẻ
ĐT1 1 2 3 4 5
phát triễn những kỹ năng cần thiết
Phương pháp dạy học tại trường X phù
ĐT2 1 2 3 4 5
hợp lứa tuổi của trẻ
Trường X hay tổ chức các hoạt động cho
ĐT3 1 2 3 4 5
phụ huynh tham gia cùng giáo viên
ĐT4 Sĩ số trẻ trong lớp học vừa phải 1 2 3 4 5
IV. SỰ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
Trường X không có mối nguy hiểm đe
AT1 1 2 3 4 5
dọa trẻ
AT2 Trường X có thực đơn hàng tuần cho 1 2 3 4 5
89

phụ huynh biết


Trường X đảm bảo vấn đề vệ sinh an
AT3 1 2 3 4 5
toàn thực phẩm
Trường X không có vấn đề bạo hành trẻ
AT4 1 2 3 4 5
em
Trường X luôn giữ môi trường được vệ
AT5 1 2 3 4 5
sinh sạch sẽ
Dụng cụ học tập, đồ chơi trường X được
AT6 1 2 3 4 5
vệ sinh định kỳ
Trường X tổ chức khám sức khỏe định
AT7 1 2 3 4 5
kỳ cho trẻ
V. SỰ THUẬN TIỆN
Trường X nằm ở vị trí thuận tiện cho
TT1 1 2 3 4 5
việc đưa đón trẻ
TT2 Giờ nhận/trả trẻ của trường X linh hoạt 1 2 3 4 5
TT3 Trường X nhận giữ trẻ ngày thứ 7 1 2 3 4 5
VI. CHI PHÍ
CP1 Học phí của trường X vừa phải 1 2 3 4 5
CP2 Chi phí tiền ăn của trường X là hợp lý 1 2 3 4 5
CP3 Các khoản phụ thu của trường X hợp lý 1 2 3 4 5
VII. THÔNG TIN THAM KHẢO
Người thân ảnh hưởng đến lựa chọn
TK1 1 2 3 4 5
trường X của Anh/Chị
Thông tin từ diễn đàn Internet ảnh
TK2 hưởng sự lựa chọn trường X của 1 2 3 4 5
Anh/Chị
Thông tin của phụ huynh đã từng gửi
TK3 con vào trường X ảnh hưởng đến sự lựa 1 2 3 4 5
chọn của Anh/Chị
VIII. QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG
Tôi thấy quyết định gửi con tại trường là
QĐ1 1 2 3 4 5
đúng đắn
QĐ2 Tôi sẽ tiếp tục gửi con tại trường X 1 2 3 4 5
Tôi sẽ giới thiệu cho người khác về
QĐ3 1 2 3 4 5
trường X
Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình cộng tác của anh/chị!
90

PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN VỀ MẪU KHẢO SÁT

Count Column N %

Nam 115 34,0%

Giới tính Nữ 223 66,0%

Total 338 100,0%


từ 18-30 tuổi 64 18,9%
31-40 tuổi 194 57,4%
Tuổi 41-50 tuổi 48 14,2%
trên 50 tuổi 32 9,5%
Total 338 100,0%
dưới 10 triệu 49 14,5%
11-15 triệu 123 36,4%
Thu nhập 16-20 triệu 126 37,3%
trên 20 triệu 40 11,8%
Total 338 100,0%
Phổ thông 40 11,8%

Trung cấp - Cao đẳng 97 28,7%

Học vấn Đại học 184 54,4%

Sau đại học 17 5,0%

Total 338 100,0%


91

PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH


ALPHA
4.1. Thang đo vật chất
Lần 1

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,805 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

VC1 18,67 6,732 ,183 ,856


VC2 18,51 5,574 ,657 ,755
VC3 18,66 5,650 ,605 ,766
VC4 18,76 5,247 ,641 ,755
VC5 18,64 5,579 ,624 ,761
VC6 18,72 5,087 ,726 ,734

Lần 2

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,856 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

VC2 14,79 4,598 ,679 ,824


VC3 14,94 4,676 ,622 ,838
VC4 15,04 4,316 ,652 ,832
VC5 14,92 4,598 ,647 ,832
VC6 15,00 4,131 ,757 ,802
92

4.2. Thang đo giáo viên và nhân viên


Lần 1

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,753 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

GV1 22,06 18,794 ,544 ,705


GV2 21,55 19,418 ,528 ,710
GV3 21,89 18,931 ,554 ,703
GV4 22,37 19,499 ,505 ,715
GV5 21,61 19,206 ,642 ,688
GV6 21,37 19,504 ,579 ,700
GV7 21,60 25,327 -,019 ,813

Lần 2

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,813 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

GV1 18,25 17,988 ,543 ,791


GV2 17,74 18,169 ,576 ,783
GV3 18,08 18,038 ,562 ,786
GV4 18,57 18,508 ,522 ,795
GV5 17,80 18,207 ,666 ,766
GV6 17,56 18,567 ,593 ,780
93

4.3 Thang đo chương trình đào tạo


Lần 1

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,637 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

DT1 11,23 2,315 ,587 ,455


DT2 11,49 1,758 ,649 ,361
DT3 10,98 3,762 -,099 ,837
DT4 11,40 1,997 ,654 ,378

Lần 2

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,837 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

DT1 7,18 2,081 ,671 ,807


DT2 7,43 1,516 ,751 ,728
DT4 7,34 1,828 ,699 ,773
94

4.4 Thang đo an toàn và sức khỏe


Lần 1

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,752 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

AT1 22,40 18,354 ,455 ,725


AT2 21,49 18,607 ,534 ,708
AT3 21,69 16,881 ,630 ,682
AT4 21,51 17,485 ,547 ,703
AT5 22,00 18,074 ,472 ,721
AT6 21,52 23,983 -,010 ,793
AT7 21,58 17,728 ,595 ,693

Lần 2

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,793 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

AT1 18,56 17,725 ,476 ,779


AT2 17,64 18,153 ,536 ,765
AT3 17,84 16,437 ,633 ,740
AT4 17,67 16,988 ,555 ,760
AT5 18,15 17,618 ,474 ,779
AT7 17,73 17,141 ,615 ,746
95

4.5. Thang đo sự thuận tiện

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,786 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

TT1 7,72 1,423 ,605 ,730


TT2 7,69 1,391 ,610 ,726
TT3 7,79 1,318 ,660 ,670

4.6 Thang đo chi phí

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,720 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

CP1 7,80 1,263 ,468 ,714


CP2 7,86 1,113 ,556 ,612
CP3 7,91 1,082 ,600 ,556

4.7.Thang đo nhóm tham khảo

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,721 3
96

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

TK1 7,94 ,857 ,535 ,647


TK2 8,03 ,993 ,538 ,638
TK3 8,01 ,958 ,558 ,614

4.8 Thang đo quyết định

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

,603 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

QĐ1 7,49 ,711 ,466 ,427


QĐ2 7,42 ,727 ,390 ,534
QĐ3 7,59 ,721 ,382 ,548
97

PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA


5.1. Nhón biến độc lập

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,768
Approx. Chi-Square 3558,705

Bartlett's Test of Sphericity df 406

Sig. ,000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Loadings Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance % Variance %
1 4,803 16,561 16,561 4,803 16,561 16,561 3,244 11,186 11,186
2 3,298 11,371 27,932 3,298 11,371 27,932 3,163 10,907 22,093
3 2,769 9,550 37,482 2,769 9,550 37,482 3,034 10,462 32,555
4 2,225 7,672 45,154 2,225 7,672 45,154 2,304 7,944 40,498
5 2,063 7,115 52,269 2,063 7,115 52,269 2,239 7,720 48,218
6 1,500 5,174 57,442 1,500 5,174 57,442 1,982 6,836 55,054
7 1,225 4,223 61,665 1,225 4,223 61,665 1,917 6,611 61,665
8 ,905 3,121 64,786
9 ,862 2,973 67,760
10 ,831 2,864 70,624
11 ,760 2,621 73,245
12 ,692 2,387 75,632
13 ,642 2,215 77,847
14 ,588 2,027 79,874
15 ,574 1,978 81,851
16 ,523 1,802 83,654
17 ,495 1,708 85,361
18 ,480 1,657 87,018
19 ,470 1,620 88,639
20 ,434 1,497 90,136
21 ,425 1,464 91,600
22 ,380 1,309 92,909
23 ,370 1,274 94,184
24 ,359 1,238 95,422
25 ,340 1,173 96,595
26 ,270 ,933 97,527
27 ,256 ,883 98,411
28 ,247 ,853 99,264
29 ,214 ,736 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.


98

Rotated Component Matrixa


Component

1 2 3 4 5 6 7

VC6 ,822
VC2 ,792
VC5 ,770
VC3 ,766
VC4 ,733
GV5 ,791
GV2 ,735
GV3 ,726
GV6 ,722
GV1 ,672
GV4 ,647
AT7 ,774
AT3 ,770
AT4 ,705
AT2 ,698
AT1 ,639
AT5 ,612
DT2 ,891
DT4 ,866
DT1 ,839
TT3 ,812
TT1 ,804
TT2 ,777
TK3 ,784
TK2 ,773
TK1 ,739
CP3 ,805
CP2 ,716
CP1 ,705

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.
5.2. Nhóm biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,627
Approx. Chi-Square 107,553
Bartlett's Test of Sphericity df 3
Sig. ,000
99

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 1,678 55,928 55,928 1,678 55,928 55,928


2 ,729 24,305 80,232
3 ,593 19,768 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component

1
QĐ1 ,793
QĐ2 ,729
QĐ3 ,719

Extraction Method:
Principal Component
Analysis.
a. 1 components extracted.
100

PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY


6.1. Tương quan

Correlations
VC GV DT AT TT CP TK QĐ

Pearson Correlation 1 ,188** -,063 ,043 ,208** ,368** ,294** ,448**

VC Sig. (2-tailed) ,001 ,249 ,435 ,000 ,000 ,000 ,000

N 338 338 338 338 338 338 338 338


Pearson Correlation ,188** 1 -,007 ,089 ,131* ,056 ,049 ,391**
GV Sig. (2-tailed) ,001 ,902 ,103 ,016 ,308 ,366 ,000
N 338 338 338 338 338 338 338 338
Pearson Correlation -,063 -,007 1 ,100 -,030 -,085 -,023 ,210**
DT Sig. (2-tailed) ,249 ,902 ,067 ,578 ,119 ,679 ,000
N 338 338 338 338 338 338 338 338
Pearson Correlation ,043 ,089 ,100 1 -,033 -,033 ,018 ,281**
AT Sig. (2-tailed) ,435 ,103 ,067 ,545 ,543 ,741 ,000
N 338 338 338 338 338 338 338 338
Pearson Correlation ,208** ,131* -,030 -,033 1 ,315** ,283** ,320**
TT Sig. (2-tailed) ,000 ,016 ,578 ,545 ,000 ,000 ,000
N 338 338 338 338 338 338 338 338
Pearson Correlation ,368** ,056 -,085 -,033 ,315** 1 ,374** ,417**
CP Sig. (2-tailed) ,000 ,308 ,119 ,543 ,000 ,000 ,000
N 338 338 338 338 338 338 338 338
Pearson Correlation ,294** ,049 -,023 ,018 ,283** ,374** 1 ,414**
TK Sig. (2-tailed) ,000 ,366 ,679 ,741 ,000 ,000 ,000
N 338 338 338 338 338 338 338 338
Pearson Correlation ,448** ,391** ,210** ,281** ,320** ,417** ,414** 1

QĐ Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 338 338 338 338 338 338 338 338

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
101

6.2. Hồi quy


Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Durbin-Watson
Estimate

1 ,741a ,550 ,540 ,26276 2,144

a. Predictors: (Constant), TK, AT, GV, DT, TT, VC, CP


b. Dependent Variable: QĐ
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 27,810 7 3,973 57,543 ,000b

1 Residual 22,784 330 ,069

Total 50,594 337

a. Dependent Variable: QĐ
b. Predictors: (Constant), TK, AT, GV, DT, TT, VC, CP

Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics
Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) -,003 ,196 -,015 ,988

VC ,169 ,031 ,226 5,494 ,000 ,805 1,243

GV ,134 ,018 ,291 7,654 ,000 ,947 1,056

DT ,138 ,022 ,230 6,180 ,000 ,982 1,019


1
AT ,109 ,018 ,230 6,161 ,000 ,977 1,024

TT ,081 ,028 ,117 2,925 ,004 ,853 1,172

CP ,175 ,033 ,227 5,307 ,000 ,748 1,336

TK ,185 ,035 ,217 5,267 ,000 ,806 1,241

a. Dependent Variable: QĐ
Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2,8001 4,5463 3,7498 ,28727 338


Residual -,75834 ,66823 ,00000 ,26002 338
Std. Predicted Value -3,306 2,773 ,000 1,000 338
Std. Residual -2,886 2,543 ,000 ,990 338

a. Dependent Variable: QĐ
102

PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT

7.1. Theo giới tính

Group Statistics
Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Nam 115 3,6643 ,47502 ,04430


Vật chất
Nữ 223 3,7704 ,53762 ,03600
Nam 115 3,4667 ,85161 ,07941
Giáo viên-nhân viên
Nữ 223 3,6689 ,82556 ,05528
Nam 115 3,6087 ,68578 ,06395
Đào tạo
Nữ 223 3,6846 ,62535 ,04188
Nam 115 3,5783 ,81240 ,07576
An toàn
Nữ 223 3,5904 ,81996 ,05491
Nam 115 3,7594 ,51781 ,04829
Thuận tiện
Nữ 223 3,9223 ,57032 ,03819
Nam 115 3,8899 ,50286 ,04689
Chi phí
Nữ 223 3,9492 ,50265 ,03366
Nam 115 3,9420 ,42178 ,03933
Tham khảo
Nữ 223 4,0254 ,46698 ,03127

Independent Samples Test


Levene's Test for t-test for Equality of Means
Equality of
Variances

F Sig. t df Sig. (2- Mean Std. Error 95% Confidence


tailed) Difference Difference Interval of the
Difference

Lower Upper

Equal variances
3,724 ,054 -1,786 336 ,075 -,10606 ,05938 -,22286 ,01075
assumed
Vật chất
Equal variances
-1,858 256,807 ,064 -,10606 ,05708 -,21846 ,00635
not assumed
Equal variances
,662 ,417 -2,111 336 ,036 -,20224 ,09580 -,39069 -,01379
Giáo viên- assumed
nhân viên Equal variances
-2,090 224,226 ,038 -,20224 ,09676 -,39292 -,01156
not assumed
Equal variances
Đào tạo 2,836 ,093 -1,023 336 ,307 -,07591 ,07422 -,22190 ,07009
assumed
103

Equal variances
-,993 212,654 ,322 -,07591 ,07644 -,22659 ,07477
not assumed
Equal variances
,163 ,687 -,130 336 ,897 -,01217 ,09384 -,19676 ,17242
assumed
An toàn
Equal variances
-,130 232,315 ,897 -,01217 ,09356 -,19651 ,17217
not assumed
Equal variances
,178 ,674 -2,565 336 ,011 -,16285 ,06349 -,28775 -,03796
assumed
Thuận tiện
Equal variances
-2,645 250,839 ,009 -,16285 ,06156 -,28410 -,04160
not assumed
Equal variances
,004 ,951 -1,028 336 ,305 -,05932 ,05771 -,17285 ,05420
assumed
Chi phí
Equal variances
-1,028 230,344 ,305 -,05932 ,05772 -,17305 ,05441
not assumed
Equal variances
,292 ,590 -1,606 336 ,109 -,08338 ,05191 -,18549 ,01872
assumed
Tham khảo
Equal variances
-1,659 251,979 ,098 -,08338 ,05025 -,18234 ,01558
not assumed

7.2. Theo độ tuổi

Descriptives
N Mean Std. Std. 95% Confidence Interval Minimum Maximum
Deviation Error for Mean

Lower Upper
Bound Bound

từ 18-30
64 3,6219 ,60276 ,07535 3,4713 3,7724 2,40 5,00
tuổi

31-40 tuổi 194 3,7866 ,48950 ,03514 3,7173 3,8559 2,40 5,00

Vật chất 41-50 tuổi 48 3,7208 ,50654 ,07311 3,5738 3,8679 2,60 5,00

trên 50
32 3,6625 ,50911 ,09000 3,4789 3,8461 2,40 4,60
tuổi

Total 338 3,7343 ,51891 ,02822 3,6788 3,7898 2,40 5,00


từ 18-30
64 3,5807 ,82455 ,10307 3,3748 3,7867 1,50 4,83
tuổi
31-40 tuổi 194 3,6555 ,82702 ,05938 3,5384 3,7726 1,50 5,00
Giáo viên-nhân
41-50 tuổi 48 3,4375 ,90352 ,13041 3,1751 3,6999 1,50 5,00
viên
trên 50
32 3,5469 ,84054 ,14859 3,2438 3,8499 1,50 5,00
tuổi
Total 338 3,6001 ,83876 ,04562 3,5104 3,6898 1,50 5,00
104

từ 18-30
64 3,7031 ,59129 ,07391 3,5554 3,8508 2,00 4,33
tuổi
31-40 tuổi 194 3,6426 ,66968 ,04808 3,5478 3,7374 2,00 4,33
Đào tạo 41-50 tuổi 48 3,6736 ,62072 ,08959 3,4934 3,8538 2,00 4,33
trên 50
32 3,6458 ,67169 ,11874 3,4037 3,8880 2,00 4,33
tuổi
Total 338 3,6588 ,64653 ,03517 3,5896 3,7280 2,00 4,33
từ 18-30
64 3,6146 ,83141 ,10393 3,4069 3,8223 1,33 5,00
tuổi
31-40 tuổi 194 3,6521 ,75738 ,05438 3,5448 3,7593 1,33 5,00
An toàn 41-50 tuổi 48 3,5278 ,87339 ,12606 3,2742 3,7814 1,00 5,00
trên 50
32 3,2187 ,96761 ,17105 2,8699 3,5676 1,00 5,00
tuổi
Total 338 3,5863 ,81621 ,04440 3,4990 3,6736 1,00 5,00
từ 18-30
64 3,8021 ,52020 ,06503 3,6721 3,9320 2,67 5,00
tuổi
31-40 tuổi 194 3,9141 ,58336 ,04188 3,8315 3,9967 2,00 5,00
Thuận tiện 41-50 tuổi 48 3,7917 ,54415 ,07854 3,6337 3,9497 3,00 5,00
trên 50
32 3,8229 ,47883 ,08465 3,6503 3,9956 3,00 5,00
tuổi
Total 338 3,8669 ,55762 ,03033 3,8072 3,9265 2,00 5,00
từ 18-30
64 3,7969 ,53983 ,06748 3,6620 3,9317 2,67 5,00
tuổi
31-40 tuổi 194 3,9433 ,47225 ,03391 3,8764 4,0102 2,67 5,00
Chi phí 41-50 tuổi 48 4,0139 ,54125 ,07812 3,8567 4,1711 2,67 5,00
trên 50
32 3,9792 ,52149 ,09219 3,7911 4,1672 3,00 5,00
tuổi
Total 338 3,9290 ,50277 ,02735 3,8752 3,9828 2,67 5,00
từ 18-30
64 3,9323 ,52513 ,06564 3,8011 4,0635 2,00 5,00
tuổi

31-40 tuổi 194 4,0189 ,42135 ,03025 3,9592 4,0786 3,00 5,00

Tham khảo 41-50 tuổi 48 3,9861 ,45590 ,06580 3,8537 4,1185 2,00 5,00

trên 50
32 4,0104 ,48993 ,08661 3,8338 4,1871 3,00 5,00
tuổi

Total 338 3,9970 ,45321 ,02465 3,9486 4,0455 2,00 5,00


105

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.

Vật chất 2,908 3 334 ,035


Giáo viên-nhân viên ,371 3 334 ,774
Đào tạo ,710 3 334 ,547
An toàn 1,185 3 334 ,315
Thuận tiện ,756 3 334 ,519
Chi phí 1,319 3 334 ,268
Tham khảo 1,287 3 334 ,279

ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 1,513 3 ,504 1,888 ,131

Vật chất Within Groups 89,229 334 ,267

Total 90,742 337


Between Groups 1,979 3 ,660 ,937 ,423
Giáo viên-nhân viên Within Groups 235,106 334 ,704
Total 237,086 337
Between Groups ,192 3 ,064 ,152 ,928
Đào tạo Within Groups 140,675 334 ,421
Total 140,868 337
Between Groups 5,378 3 1,793 2,732 ,044
An toàn Within Groups 219,133 334 ,656
Total 224,511 337
Between Groups 1,034 3 ,345 1,110 ,345
Thuận tiện Within Groups 103,752 334 ,311
Total 104,787 337
Between Groups 1,583 3 ,528 2,109 ,099
Chi phí Within Groups 83,601 334 ,250
Total 85,185 337
Between Groups ,372 3 ,124 ,602 ,614

Tham khảo Within Groups 68,847 334 ,206

Total 69,219 337


106

7.3. Theo học vấn

Descriptives
N Mean Std. Std. 95% Confidence Minimum Maximum
Deviation Error Interval for Mean

Lower Upper
Bound Bound

Phổ thông 40 3,5700 ,73944 ,11692 3,3335 3,8065 2,40 5,00

Trung cấp - Cao


97 3,7959 ,42326 ,04298 3,7106 3,8812 3,00 5,00
đẳng
Vật chất
Đại học 184 3,7326 ,49986 ,03685 3,6599 3,8053 2,40 5,00

Sau đại học 17 3,7882 ,55889 ,13555 3,5009 4,0756 3,00 5,00

Total 338 3,7343 ,51891 ,02822 3,6788 3,7898 2,40 5,00


Phổ thông 40 2,9875 1,09348 ,17290 2,6378 3,3372 1,50 5,00
Trung cấp - Cao
97 3,6529 ,81921 ,08318 3,4878 3,8180 1,50 5,00
Giáo viên-nhân đẳng
viên Đại học 184 3,6757 ,74693 ,05506 3,5671 3,7844 1,50 5,00
Sau đại học 17 3,9216 ,60415 ,14653 3,6109 4,2322 2,50 4,67
Total 338 3,6001 ,83876 ,04562 3,5104 3,6898 1,50 5,00
Phổ thông 40 3,7333 ,57090 ,09027 3,5508 3,9159 2,00 4,33
Trung cấp - Cao
97 3,6357 ,66158 ,06717 3,5024 3,7691 2,00 4,33
đẳng
Đào tạo
Đại học 184 3,6449 ,66357 ,04892 3,5484 3,7414 2,00 4,33
Sau đại học 17 3,7647 ,56230 ,13638 3,4756 4,0538 2,00 4,00
Total 338 3,6588 ,64653 ,03517 3,5896 3,7280 2,00 4,33
Phổ thông 40 3,5500 ,75315 ,11908 3,3091 3,7909 1,67 5,00
Trung cấp - Cao
97 3,5773 ,81119 ,08236 3,4138 3,7408 1,00 5,00
đẳng
An toàn
Đại học 184 3,5761 ,84658 ,06241 3,4529 3,6992 1,00 5,00
Sau đại học 17 3,8333 ,65881 ,15978 3,4946 4,1721 2,00 4,83
Total 338 3,5863 ,81621 ,04440 3,4990 3,6736 1,00 5,00
Phổ thông 40 3,7750 ,57679 ,09120 3,5905 3,9595 2,67 5,00
Trung cấp - Cao
97 3,9691 ,54451 ,05529 3,8593 4,0788 2,00 5,00
đẳng
Thuận tiện
Đại học 184 3,8315 ,56081 ,04134 3,7500 3,9131 2,00 5,00
Sau đại học 17 3,8824 ,51291 ,12440 3,6186 4,1461 3,00 4,67
Total 338 3,8669 ,55762 ,03033 3,8072 3,9265 2,00 5,00
Chi phí Phổ thông 40 3,7667 ,55058 ,08705 3,5906 3,9427 2,67 5,00
107

Trung cấp - Cao


97 4,0515 ,48909 ,04966 3,9530 4,1501 2,67 5,00
đẳng
Đại học 184 3,9130 ,48878 ,03603 3,8419 3,9841 2,67 5,00
Sau đại học 17 3,7843 ,48507 ,11765 3,5349 4,0337 2,67 4,33
Total 338 3,9290 ,50277 ,02735 3,8752 3,9828 2,67 5,00
Phổ thông 40 3,8000 ,58373 ,09230 3,6133 3,9867 2,00 4,67

Trung cấp - Cao


97 4,0997 ,42808 ,04346 4,0134 4,1859 3,00 5,00
đẳng
Tham khảo
Đại học 184 4,0000 ,39579 ,02918 3,9424 4,0576 3,00 5,00

Sau đại học 17 3,8431 ,64676 ,15686 3,5106 4,1757 2,00 5,00

Total 338 3,9970 ,45321 ,02465 3,9486 4,0455 2,00 5,00

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.

Vật chất 9,248 3 334 ,000


Giáo viên-nhân viên 7,277 3 334 ,000
Đào tạo 1,401 3 334 ,242
An toàn 1,476 3 334 ,221
Thuận tiện ,752 3 334 ,522
Chi phí ,583 3 334 ,626
Tham khảo 3,404 3 334 ,018

ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 1,498 3 ,499 1,868 ,135

Vật chất Within Groups 89,244 334 ,267

Total 90,742 337


Between Groups 18,091 3 6,030 9,197 ,000
Giáo viên-nhân viên Within Groups 218,995 334 ,656
Total 237,086 337
Between Groups ,500 3 ,167 ,396 ,756
Đào tạo Within Groups 140,368 334 ,420
Total 140,868 337
Between Groups 1,117 3 ,372 ,557 ,644
An toàn Within Groups 223,394 334 ,669
Total 224,511 337
108

Between Groups 1,585 3 ,528 1,710 ,165


Thuận tiện Within Groups 103,202 334 ,309
Total 104,787 337
Between Groups 2,914 3 ,971 3,943 ,009
Chi phí Within Groups 82,271 334 ,246
Total 85,185 337
Between Groups 2,979 3 ,993 5,006 ,002

Tham khảo Within Groups 66,241 334 ,198

Total 69,219 337

7.4. Theo thu nhập

Descriptives
N Mean Std. Std. 95% Confidence Interval Minimum Maximum
Deviation Error for Mean

Lower Upper
Bound Bound

dưới 10
49 3,4531 ,56388 ,08055 3,2911 3,6150 2,40 4,60
triệu

11-15 triệu 123 3,6049 ,43417 ,03915 3,5274 3,6824 2,40 4,60

Vật chất 16-20 triệu 126 3,7746 ,45324 ,04038 3,6947 3,8545 2,60 5,00

trên 20
40 4,3500 ,37553 ,05938 4,2299 4,4701 3,60 5,00
triệu

Total 338 3,7343 ,51891 ,02822 3,6788 3,7898 2,40 5,00


dưới 10
49 2,5748 ,81299 ,11614 2,3413 2,8083 1,50 4,50
triệu
11-15 triệu 123 3,3794 ,67929 ,06125 3,2582 3,5007 1,50 5,00
Giáo viên-nhân
16-20 triệu 126 3,9511 ,60885 ,05424 3,8437 4,0584 2,17 5,00
viên
trên 20
40 4,4292 ,23837 ,03769 4,3529 4,5054 3,83 5,00
triệu
Total 338 3,6001 ,83876 ,04562 3,5104 3,6898 1,50 5,00
dưới 10
49 3,6259 ,67916 ,09702 3,4308 3,8209 2,00 4,33
triệu
11-15 triệu 123 3,7263 ,56464 ,05091 3,6255 3,8271 2,00 4,33
Đào tạo 16-20 triệu 126 3,6005 ,70807 ,06308 3,4757 3,7254 2,00 4,33
trên 20
40 3,6750 ,64268 ,10162 3,4695 3,8805 2,00 4,33
triệu
Total 338 3,6588 ,64653 ,03517 3,5896 3,7280 2,00 4,33
dưới 10
An toàn 49 3,6156 ,76995 ,10999 3,3945 3,8368 1,83 5,00
triệu
109

11-15 triệu 123 3,4851 ,83932 ,07568 3,3353 3,6349 1,00 5,00
16-20 triệu 126 3,6349 ,82616 ,07360 3,4893 3,7806 1,83 5,00
trên 20
40 3,7083 ,76119 ,12036 3,4649 3,9518 2,00 5,00
triệu
Total 338 3,5863 ,81621 ,04440 3,4990 3,6736 1,00 5,00
dưới 10
49 3,7891 ,56394 ,08056 3,6271 3,9511 2,67 5,00
triệu
11-15 triệu 123 3,8238 ,58257 ,05253 3,7199 3,9278 2,00 5,00
Thuận tiện 16-20 triệu 126 3,8810 ,52572 ,04683 3,7883 3,9736 3,00 5,00
trên 20
40 4,0500 ,54720 ,08652 3,8750 4,2250 3,00 5,00
triệu
Total 338 3,8669 ,55762 ,03033 3,8072 3,9265 2,00 5,00
dưới 10
49 3,8435 ,60132 ,08590 3,6708 4,0163 2,67 5,00
triệu
11-15 triệu 123 3,8862 ,50287 ,04534 3,7964 3,9759 2,67 5,00
Chi phí 16-20 triệu 126 3,9471 ,46840 ,04173 3,8645 4,0297 2,67 5,00
trên 20
40 4,1083 ,44265 ,06999 3,9668 4,2499 3,00 5,00
triệu
Total 338 3,9290 ,50277 ,02735 3,8752 3,9828 2,67 5,00
dưới 10
49 3,8980 ,59397 ,08485 3,7274 4,0686 2,00 5,00
triệu

11-15 triệu 123 4,0000 ,43733 ,03943 3,9219 4,0781 3,00 5,00

Tham khảo 16-20 triệu 126 3,9815 ,38943 ,03469 3,9128 4,0501 2,00 5,00

trên 20
40 4,1583 ,46525 ,07356 4,0095 4,3071 3,33 5,00
triệu

Total 338 3,9970 ,45321 ,02465 3,9486 4,0455 2,00 5,00

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.

Vật chất 2,252 3 334 ,082


Giáo viên-nhân viên 13,774 3 334 ,000
Đào tạo 3,327 3 334 ,020
An toàn ,107 3 334 ,956
Thuận tiện ,705 3 334 ,550
Chi phí 3,382 3 334 ,018
Tham khảo 3,428 3 334 ,017
110

ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 21,304 3 7,101 34,158 ,000

Vật chất Within Groups 69,438 334 ,208

Total 90,742 337


Between Groups 100,512 3 33,504 81,937 ,000
Giáo viên-nhân viên Within Groups 136,573 334 ,409
Total 237,086 337
Between Groups 1,052 3 ,351 ,837 ,474
Đào tạo Within Groups 139,816 334 ,419
Total 140,868 337
Between Groups 2,196 3 ,732 1,100 ,349
An toàn Within Groups 222,315 334 ,666
Total 224,511 337
Between Groups 1,890 3 ,630 2,045 ,107
Thuận tiện Within Groups 102,896 334 ,308
Total 104,787 337
Between Groups 1,911 3 ,637 2,555 ,055
Chi phí Within Groups 83,274 334 ,249
Total 85,185 337
Between Groups 1,553 3 ,518 2,556 ,055

Tham khảo Within Groups 67,666 334 ,203

Total 69,219 337

You might also like