Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN TRÚC

BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ BỀN VỮNG

MÔN HỌC: QUANG HỌC KIẾN TRÚC (VẬT LÝ KIẾN TRÚC 2)

TIỂU LUẬN:

NGHỆ THUẬT CHIẾU SÁNG


TRONG TỔ CHỨC THẨM MỸ
NỘI, NGOẠI THẤT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ÁNH SÁNG SÁNG
TẠO KHÔNG GIAN.

Sinh viên thực hiện:

1. NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH _ MSSV: 1851010388 _SĐT: 0384181218

2. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THANH _MSSV: 1851010313_ SĐT: 0388793115

3. LÊ ANH THƯ _ MSSV: 1851010345 _SĐT: 0359437471

4. HỒ KHÁNH VÂN _ MSSV: 1851010417._SĐT: 0772956068

Giảng viên hướng dẫn: Thầy TRẦN NGỌC NAM

1
Mục lục
I. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 3
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp luận ..................................................................... 4
4.1. Cơ sở nghiên cứu: .................................................................................................... 4
4.2. Phương pháp luận .................................................................................................... 5
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................... 6
II. NỘI DUNG ............................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: Khái quát về chiếu sáng trong thẩm mỹ kiến trúc nói chung và công
trình văn hóa nói riêng. .................................................................................................. 6
1.1. Khái niệm về ánh sáng và chiếu sáng: ................................................................. 7
1.1.1.Các khái niệm về ánh sáng: ................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm về chiếu sáng....................................................................................... 8
1.2. Mối quan hệ giữa ánh sáng, không gian và con người: ..................................... 8
1.2.1 Mối quan hệ giữa ánh sáng và con người. ............................................................ 8
1.2.2. Mối quan hệ giữa ánh sáng và kiến trúc. ............................................................. 9
1.3. Ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc: .............................. 10
1.3.1. Ánh sáng nhân tạo: ............................................................................................. 10
1.3.2. Ánh sáng tự nhiên: .............................................................................................. 15
1.4. Vai trò của Ánh sáng nhân tạo và Ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc: ......... 18
1.4.1. Về màu và sắc độ- Ảnh hưởng đến tâm trạng: .................................................. 18
1.4.2. Về Mảng, khối - Nghệ thuật tạo bầu không khí: ................................................ 22
1.4.3. Chất liệu bề mặt: ................................................................................................. 23
1.4.4. Thay đổi nhận thức của con người: .................................................................... 25
1.4.5. Ánh sáng giúp nhận dạng công trình: ................................................................. 26

2
CHƯƠNG 2. Thẩm mỹ chiếu sáng trong công trình văn hóa và khả năng tạo lập
không gian. ................................................................................................................... 27
2.1. Thẩm mỹ ánh sáng tự nhiên ............................................................................... 27
2.1.1. Công trình ở nước ngoài ..................................................................................... 27
2.1.2. Việt Nam............................................................................................................. 35
2.2. Thẩm mỹ ánh sáng nhân tạo .............................................................................. 39
2.2.1.Đối với công trình nước ngoài............................................................................. 39
2.2.2. Việt Nam............................................................................................................. 41
III.Kết Luận ................................................................................................................ 48
IV Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 48

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chủ nhân giải Pritzker 2008, kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel, tác giả của hơn
200 công trình lớn, được giới chuyên môn đánh giá là tay phù thuỷ trong sử dụng ánh
sáng đã nói rất đơn giản mà rất trực tiếp, rằng: “ Với ông, ánh sáng là một thứ vật
liệu.’’
Trong đó, “vật liệu” (tiếng Anh: Materials) là chất hoặc hợp chất thô sơ được con
người dùng để làm ra những sản phẩm cao cấp hơn. Điều này giúp ta có thể hiểu ý
ông Jean Nouvel là chúng ta có thể sử dụng ánh sáng để sáng tạo không gian, làm ra
những không gian cao cấp hơn. Không gian sáng tạo hay cao cấp đến mức nào là tùy
vào khả năng ứng biến, nghệ thuật sử dụng vật liệu - ánh sáng của các kiến trúc sư.
Các kiến trúc sư bậc thầy của thế kỷ 20 đã khẳng định ý nghĩa “trò chơi ánh sáng” này
từ những thập kỷ 50, và thực tế sáng tạo cũng như những thành công mới của các kiến
trúc sư lỗi lạc thế giới, từ các viện sỹ kiến trúc thế giới đến các người đoạt giải
Prizker, càng chứng tỏ rằng chỉ khi biết khai thác sử dụng tốt hiệu quả ánh sáng trong
kiến trúc mới có thể đạt được những đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc.
Ánh sáng cần phải được nghiên cứu, xem xét một cách khoa học về đặc tính, vai trò
của nó trong tạo hình không gian kiến trúc và coi là một tiêu chí quan trọng để đánh
giá chất lượng kiến trúc.
Chính vì thế, để hiểu hơn về nghệ thuật sử dụng và vai trò ánh sáng trong thiết kế
không gian kiến trúc, nhóm đã chọn tiếp cận và nghiên cứu đề tài: Vai trò của ánh
sáng trong thẩm mỹ chiếu sáng công trình văn hóa đối với việc tạo lập không gian.

3
2. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp cái nhìn tổng quát về khái niệm chiếu sáng (tự nhiên và nhân tạo) và mối
quan hệ mật thiết giữa ánh sáng với kiến trúc
- Làm rõ các cách thức mà ánh sáng được sử dụng trong nghệ thuật tạo hình không
gian kiến trúc
- Cung cấp, bổ sung nguồn tư liệu học tập và nghiên cứu về vai trò của ánh sáng tự
nhiên và nhân tạo trong kiến trúc nói chung, công trình văn hóa nói riêng
- Cung cấp, bổ sung nguồn tư liệu học tập và nghiên cứu về khả năng của thẩm mỹ
chiếu sáng trong việc tạo lập tinh thần cho không gian/ tạo nên những không gian có
tác động đến cảm xúc của người sử dụng
- Nghiên cứu các phương pháp sử dụng ánh sáng làm vật liệu sáng tạo không gian
thông qua phân tích các công trình tiêu biểu trong và ngoài nước

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Ánh sáng trong các công trình văn hóa (bảo tàng, thư viện,
nhà hát, tượng đài tưởng niệm...) và vai trò của thẩm mỹ ánh sáng như một thứ vật
liệu để tạo nên không gian kiến trúc.
- Phạm vi nghiên cứu chung: vai trò thẩm mỹ chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo, nội và
ngoại thất trong công trình văn hóa
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: kiến trúc Thế giới nói chung và kiến trúc Việt
Nam nói riêng.

4. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp luận

4.1. Cơ sở nghiên cứu:


Ánh sáng từ lâu đã gắn liền với hoạt động đời sống nói chung và kiến trúc xây dựng
nói riêng. Hiệu quả của nó không chỉ thoả mãn các khía cạnh công năng – kỹ thuật tức
điều khiển tiện nghi, vệ sinh thị giác, mà còn có khả năng nâng cao giá trị chất lượng
nghệ thuật, tổ chức các không gian hình khối kiến trúc có sức truyền cảm mạnh, đặc
biệt từ khi con người sáng tạo ra nguồn điện chủ động.
Ánh sáng đã trở thành mối quan tâm, ưu tiên trong thiết kế xây dựng công trình. Với
cư dân ở xứ nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì yếu tố sáng sủa hợp lý phải đi đôi với
mát mẻ, thoáng đãng. Quan trắc hướng nắng, gió kỹ lưỡng, tính toán giải pháp để thiết
lập hệ thống vận hành năng lượng trong ngôi nhà là điều mà các kiến trúc sư và gia
chủ luôn phải tính kỹ. Tận dụng chế độ chiếu sáng tự nhiên hợp lý được xem như một
yếu tố quan trọng tác động đến đời sống tinh thần, tâm lý con người, gia tăng tính
thẩm mỹ cho công trình.
4
4.2. Phương pháp luận
Trong quá trình tìm hiểu, phân tích, nhóm đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp lịch sử: tìm hiểu về nguồn gốc chiếu sáng, các giai đoạn tiếp thu và
phát triển của thẩm mỹ ánh sáng trong thể loại công trình văn hóa
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: thu thập thông tin, bài nghiên cứu, phân tích các
công trình kiến trúc và phát hiện ra bản chất, quy luật của ánh sáng để từ đó hiểu rõ
hơn về vai trò của ánh sáng trong công trình văn hóa.
- Phương pháp khảo sát và thực địa: Trong quá trình thực hiện, nhóm đã đến địa điểm
của các công trình kiến trúc văn hóa thực tế để quan sát, chụp lại hiện trạng, khảo sát
tình trạng cơ sở vật chất và hệ thống chiếu sáng của công trình, sử dụng phương pháp
thuộc địa để ghi chép tư liệu, kí họa nhanh về công trình nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu, hiểu hơn về ánh sáng trong kiến trúc thực tế.

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


- Chuyên đề công trình văn hóa thư viện - Chiếu sáng và bao che: nghiên cứu đi từ
lịch sử ánh sáng thời tối cổ cho đến ánh sáng hiện đại trong thể loại công trình thư
viện.
- “The architecture of light”- Sage Russell: phổ quát toàn bộ nguyên lý thiết kế chiếu
sáng gồm 4 chương: nền tảng của ánh sáng, cấu trúc và sự phân phối ánh sáng, quá
trình thiết kế chiếu sáng. Tác giả nghiên cứu một cách khá toàn diện về ánh sáng trong
kiến trúc nói chung mà không đi sâu vào ánh sáng trong thể loại công trình văn hóa cụ
thể.
- Chiếu sáng trong kiến trúc - Thiết kế tạo môi trường ánh sáng tiện nghi & sử dụng
năng lượng có hiệu quả_ PGS.TS. Phạm Đức Nguyên: tác giả giới thiệu những phát
hiện vật lý và sinh lý mới về cảm thụ ánh sáng của mắt người, các phương pháp tính
toán và thiết kế chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo mà cho đến nay chưa được giới thiệu
ở nước ta, đưa thêm các nghiên cứu mới về kỹ thuật chiếu sáng rút ra từ các ẩn phẩm
trên thế giới, cũng như của chính tác giả.
- Daylighting- Natural light in architecture_ Derek Phillips: Tác giả nghiên cứu về lịch
sử phát triển của việc sử dụng ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc, các tác động của ánh
sáng tự nhiên đến sức khỏe và tinh thần con người và mối liên hệ của nó với không
gian, phân tích các công trình thực tế.
- Quang Học Kiến Trúc- Nguyễn Ngọc Giả: Sách gồm 3 phần : Kỹ thuật cơ sở của
nghệ thuật chiếu sáng; Chiếu sáng tự nhiên; Chiếu sáng nhân tạo.
- Light Perspectives, Between Culture and Technology: Light, Space,
Perspectives_Aksel Karcher: Xác định các thuật ngữ và tiêu chuẩn liên quan đến ánh

5
sáng trong kiến trúc. Các tính chất của ánh sáng, mối quan hệ giữa ánh sáng với không
gian và chiều hướng của ánh sáng.

Nhìn chung, chủ đề ánh sáng và kiến trúc đã được nghiên cứu nhiều bởi các chuyên
gia, học giả trong và ngoài nước bởi tính thiết thực của nó. Song, ánh sáng trong nội
ngoại thất công trình văn hóa nói riêng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu mà
thường được phân tích chung với các thể loại công trình khác.

6. Đóng góp của đề tài


- Bằng những định nghĩa, phân tích, hình ảnh,…Nhóm đã trình bày một cách trực
quan sinh động và có hệ thống nhằm giúp người đọc có thể dễ dàng thu nhận thông tin
về vai trò của thẩm mỹ chiếu sáng trong công trình văn hóa cũng như tổng hợp các
cách sử dụng vật liệu - ánh sáng vào việc sáng tạo không gian.
- Tài liệu có thể sử dụng để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên
lĩnh vực kiến trúc, nội thất, xây dựng
- Cung cấp một đề cương sơ bộ, có thể phát triển nghiên cứu sâu hơn thành một đề tài
nghiên cứu khoa học

II. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Khái quát về chiếu sáng trong thẩm mỹ kiến trúc nói chung và
công trình văn hóa nói riêng.
Khi nói đến ánh sáng họa sĩ Dufi đã nói: “Không có ánh sáng thì hình thể không có sự
sống, vì nếu chỉ với màu sắc của bản thân hình thể ấy, thì nó không thể biểu hiện một
cách đầy đủ hình thể của nó.
Nhà văn André Roujane đã nói: “Ánh sáng làm đập trái tim của vũ trụ”.
Thi sĩ Edmond Rostand cũng ca ngợi ánh sáng: “Ôi mặt trời! Không có mi thì vạn vật
không thể tồn tại được”
Đúng như vậy! Nếu không có ánh sáng thì sẽ không có bóng tối, không có màu sắc,
không có chiều sâu, không có sự nổi bật của khối lồi lõm, cũng sẽ không có thế giới
thần tiên đầy màu sắc làm rung động và lôi cuốn trái tim và thị giác của chúng ta..
Ánh sáng vừa là yếu tố kỹ thuật - công năng đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa là phương
tiện vừa là vật liệu để sáng tạo nên hiệu quả thẩm mỹ, làm tăng giá trị của không gian
kiến trúc.

6
1.1. Khái niệm về ánh sáng và chiếu sáng:

1.1.1.Các khái niệm về ánh sáng:

- Vậy ánh sáng là gì?


Đây là vấn đề chính cho việc
nghiên cứu quang học từ xưa đến
nay. Để trả lời câu hỏi trên, qua
nhiều năm nghiên cứu, ngày nay
người ta đã xác lập một cách chắc
chắn: “Ánh sáng là các sóng điện
từ có bước sóng ngắn”.

Theo nghĩa hẹp, ánh sáng chỉ là những sóng có tác dụng lên thần kinh thị giác để gây
ra cảm giác sáng. Ta gọi chúng là ánh sáng khả kiến (nhìn thấy được). Thực chất
chúng ta chỉ nhìn thấy được vật phát sáng, chứ không thể “nhìn thấy” được “bản thân”
ánh sáng.
- Màu của ánh sáng
Theo thí nghiệm của bác học
Newton thì sau khi chùm tia sáng
trắng đi qua lăng kính thì nó thành
một quang phổ, gồm nhiều màu
đơn sắc sắp xếp cạnh nhau, được
gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Khi đi qua lăng kính, thì quang phổ ấy hiện ra một dãy màu như màu sắc cầu vồng:
Tím, Chàm, Lam, Lục, Vàng, Cam và Đỏ.
Bác học Newton cho rằng, ánh sáng mặt trời được cấu tạo bằng vô số những tia bức
xạ lan rộng từ màu Đỏ đến màu Tím.
Bác học Newton đã nói: “Sự khác biệt của những màu sắc tùy thuộc vào cái đã tạo ra
những loại tia sáng ấy”. Vì mỗi loại tia sáng tạo ra màu có bước sóng dài ngắn khác
nhau.

7
1.1.2. Khái niệm về chiếu sáng

Hình 3: Minh họa


Chiếu sáng là cường độ sáng phát ra từ bề mặt nguồn sáng hoặc bề mặt phản xạ theo
một hướng xác định, gây nên cảm giác sáng đối với mắt, giúp nhận biết vật. Cho biết
mức độ phản ánh trung thực màu sắc của các đối tượng được chiếu sáng.

1.2. Mối quan hệ giữa ánh sáng, không gian và con người:

1.2.1 Mối quan hệ giữa ánh sáng và con người.


Con người chịu nhiều tác động của các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến năng suất
làm việc và cuộc sống hàng ngày. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là ánh
sáng.
Ánh sáng không chỉ giúp chúng ta đảm bảo về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như
đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, hay phục vụ công việc mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe
của con người.
Trong một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy tới 70% người đi làm cảm thấy không hài
lòng về thiết kế chiếu sáng nơi mà họ làm việc

8
Nguyên nhân chủ yếu là môi trường làm việc thiếu ánh sáng hoặc dư thừa ánh sáng,
khiến môi trường làm việc không được thoải mái hay tạo áp lực.

1.2.1.1. Mối quan hệ giữa ánh sáng nhân tạo đối với con người.
Ánh sáng để phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người chủ yếu là ánh sáng nhân
tạo. Việc chiếu sáng nhân tạo này giúp chúng ta chủ động hơn trong công việc hay bất
kỳ một hành động nào trong cuộc sống.
Ví dụ: làm việc và sinh hoạt vào buổi tối thì ánh sáng tự nhiên không thể đáp ứng
được, hay nói đơn giản các ngôi nhà được xây dựng xung quanh được bao kín bởi các
tòa nhà cao hơn thì ánh sáng tự nhiên cũng hạn chế, có khi cả ban ngày bạn cũng phải
thắp điện.
Nhưng bên ưu điểm tiện dụng và chủ đông cho công việc thì cũng tồn tại những
nhược điểm như: Nếu không biết cách vận dụng và thiết kế hợp lý thì chúng lại gây ra
những ảnh hưởng không hề nhỏ: ví dụ ánh sáng dư thừa làm cho cơ thể của bạn trở
nên mệt mỏi, mắt hay bị đau nhức…
Tình trạng thiếu hay dư thừa ánh sáng làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của
con người.

1.2.1.2. Mối quan hệ giữa ánh sáng tự nhiên đối với con người.
Ánh sáng tự nhiên là một giải pháp tối ưu nhất khi đưa vào sử dụng, được khoa học và
các viện nghiên cứu đây là ánh sáng mang lại sự an toàn tuyệt đối cho con người.
Theo khảo sát của một công ty chuyên lĩnh vực công nghệ thông tin ở Hà Nội cho
thấy nhân viên ngồi ở cửa sổ được hưởng thụ và tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên
nhiều hơn 173% và có giấc ngủ ngon, sâu hơn so với người không được tiếp xúc ánh
sáng thiên nhiên.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới
các giác quan của con người mà còn ảnh hưởng tới cảm xúc, hành vi và tâm trạng
cũng như sự cân bằng hooc-môn trong cơ thể.
Qua khảo sát cho thấy: Những người làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng,
không gian thoải mái sẽ có xu hướng vui vẻ, hòa đồng và dễ hài lòng trong công việc,
giảm tỷ lệ bệnh tật và các dị tật về mắt. So với những người làm việc trong môi trường
ánh sáng tù túng thì họ có vẻ hay cáu gắt, stress và dễ mắc các bệnh liên quan về mắt.
Với những người hoạt động và làm việc trong môi trường có ánh sáng thiên nhiên có
xu hướng tích cực hơn như chăm hoạt động thể dục thể thao, dã ngoại, hay đơn giản là
họ sẽ có tâm trạng vui vẻ hơn so với người làm việc trong môi trường ánh sáng tù
túng.

1.2.2. Mối quan hệ giữa ánh sáng và kiến trúc.


Ánh sáng là một phần rất quan trọng của công trình kiến trúc. Bên cạnh việc đáp ứng
cho nhu cầu sử dụng, hệ thống chiếu sáng tốt sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ của công
trình và ngược lại.
9
Nếu được nghiên cứu kỹ, một hệ thống chiếu sáng có thể đạt tới tầm nghệ thuật, gây
được hiệu quả thị giác và cảm xúc - ngay cả đối với một công trình nhỏ. Trong thiết
kế xây dựng rất nhiều công trình có hệ thống chiếu sáng đạt tới tầm nghệ thuật.
Khi chiếu sáng được đòi hỏi cao hơn nhiều về thiết kế và kinh phí thì chất lượng kiến
trúc và không gian nội thất được nâng cao, cùng với sự đa dạng phong phú của các
dạng chiếu sáng và những yếu tố tác động lẫn nhau để chiếu sáng không dừng lại ở
yếu tố công năng sử dụng, mà còn mang giá trị thẩm mỹ đối với các công trình kiến
trúc.
Ánh sáng vừa là yếu tố kỹ thuật - công năng đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa là phương
tiện để kiến trúc sư sáng tạo nên hiệu quả thẩm mỹ, làm tăng giá trị của không gian
kiến trúc.

Chiếu sáng kiến trúc là một thành phần quan trọng của hệ thống chiếu sáng đô thị
(Thành phố Thượng Hải - Trung Quốc)

1.3. Ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc:

1.3.1. Ánh sáng nhân tạo:

1.3.1.1. Phân loại chiếu sáng nhân tạo


- Chiếu sáng sinh hoạt
- Chiếu sáng kĩ thuật
- Chiếu sáng nghệ thuật

10
1.3.1.2. Các phương thức chiếu sáng trong chiếu sáng nhân tạo
- Chiếu sáng chung: gồm chiếu sáng chung đều và chiếu sáng chung trong từng khu
vực nhằm đảm bảo độ sáng đồng đều trên mặt phẳng làm việc trong toàn bộ gian
phòng, hoặc trong từng khu vực làm việc có yêu cầu giống nhau của không gian
chung. Sử dụng các loại đèn chiếu sáng trực chiếu, bán trực chiếu hoặc gián chiếu,
bán gián chiếu.

- Chiếu sáng hỗn hợp: trong thực tế, phần ánh sáng do chiếu sáng chung đều dùng để
chiếu sáng toàn bộ không gian căn phòng để quan sát chung và đi lại, còn cái đối
tượng cần độ sáng khác nhau thì bố trí them các loại đèn khác nhau cho phù hợp với
yêu cầu.

11
1.3.1.3. Ba phương pháp sử dụng chiếu sáng nhân tạo trong thiết kế nội thất
Có 3 phương pháp cơ bản trong sử dụng sáng nhân tạo:
- Chiếu sáng môi trường – ambient
- Chiếu sáng chức năng – task
- Chiếu sáng điểm – accent.

Hình ảnh ba phương pháp chiếu sáng kinh điển trong phòng khách
* Chiếu sáng môi trường
Chiếu sáng môi trường còn được gọi là chiếu sáng nền hay chiếu sáng tổng quan
nhằm cung cấp nguồn sáng tổng thể cho một không gian.
Loại ánh sáng này rất dịu nhẹ, che phủ không gian ở mức vừa đủ sinh hoạt mà không
gây cảm giác chói mắt.
Chiếu sáng môi trường giúp chúng ta di chuyển an toàn từ vị trí này sang vị trí khác
nhưng không nhằm mục tiêu hỗ trợ con người thực hiện một tác vụ cụ thể hay để làm
nổi bật thứ gì đó trong căn phòng

12
Hình ảnh thư viện Monique Corriveau
- Khối lượng thay thế cho khán phòng và hội trường cộng đồng chiếm cùng một dấu
chân và được thực hiện trong các tấm kính rõ ràng, được kiểm tra bằng lụa và có màu.
Nó được tách khỏi thư viện bằng một khoảng trống, đánh dấu sự chuyển đổi từ cũ
sang mới.
- Ở phía trước, mở rộng cấu trúc của dàn hợp xướng và tán, một cầu thang khẩn cấp
mã được đặt trong một bao vây bằng kính màu báo hiệu nơi mới, thống trị một parvis
mới, cấu hình lại với đồ nội thất đường phố, cây cối và cây xanh khác.
* Chiếu sáng chức năng
Kiểu chiếu sáng này tập trung chiếu rọi ở những khu vực nhỏ hơn.
Ánh sáng chức năng giúp bạn nhìn thấy khi thực hiện các hoạt động cần lượng ánh
sáng tốt hơn, chẳng hạn như đọc sách, nấu ăn, viết, may…

13
Ánh sáng chức năng kích thích não bộ con người một cách tự nhiên, giúp bạn tỉnh táo
và làm việc tập trung hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ chú tâm vào từng chi tiết nhỏ trong công
việc để tạo ra kết quả cao hơn.

Hình ảnh thư viện Burton Bar ở Phoenix, Arizona

* Chiếu sáng điểm


Đây là loại chiếu sáng có độ tập trung cao với mục đích thu hút sự chú ý đến các điểm
nhất định.
Ánh sáng chiếu điểm làm tăng thêm kịch tính và phong cách cho không gian sống
Người ta sử dụng chiếu sáng điểm để rọi tường, làm nổi bật tranh ảnh, tác phẩm điêu
khắc, kệ sách hay đồ nội thất, bộ sưu tập và các chi tiết kiến trúc trong nhà, ngoài trời.

14
Hình ảnh nhà hát Esplanade

- Esplanade được bao phủ bởi một hệ giàn thép không gian và kính
- Ngoài ra được bổ sung các tấm chắn nắng hình tam giác bằng nhôm, các tấm này
được sắp xếp theo bố cục linh hoạt, mở một phía hoặc kín các phía tùy theo góc chiếu
của mặt trời.
-Trọng lượng của lớp vỏ phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống lưới giàn thép bên dưới
lớp kính, hệ thống giàn thép truyền trọng lực của toàn bộ mái xuống hệ trụ cột chữ Y
bên dưới của tòa nhà

1.3.2. Ánh sáng tự nhiên:


- Ánh sáng tự nhiên là nguồn năng lượng miễn phí cung cấp ánh sáng trực tiếp cho
không gian sinh hoạt văn hóa
- Ánh sáng này được phát ra từ những vật thể tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, sao,…
Nó là cầu nối giữa trong nhà với môi trường tự nhiên bên ngoài.
- Nguồn ánh sáng tự nhiên từ các phương hướng khác nhau sẽ tạo nên sự đa dạng đa
chiều cho không gian nội thất

15
1.3.2.1. Lợi ích sử dụng ánh sáng tự nhiên :
- Sử dụng ánh sáng ban ngày vào thiết kế để tiết kiệm năng lượng và tối đa hóa sự
thoải mái trong không gian sống hơn.
- Nguồn chiếu sáng này còn giúp cải thiện sức khỏe, điều hòa không khí trong lành
cho công trình văn hóa.
- Thiết kế nội thất văn phòng làm việc cho nhân viên tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ
làm hiệu quả tăng, năng suất làm việc tăng.
- Các công trình thiết kế trường học cho học sinh, việc tận dụng ánh sáng tự nhiên
thay vì các loại đèn sở hữu ánh sáng nhân tạo hay mái hắt sẽ giúp cho mắt phát triển
tốt hơn bình thường.

1.3.2.2. Các phương thức chiếu sáng trong chiếu sáng tự nhiên

1.3.2.3 Các cách tận dụng ánh sáng tự nhiên:


- Mở nhiều cửa sổ để nhận được nhiều ánh sáng tránh bị ẩm mốc

16
- Các không gian sinh hoạt chung làm khung kính để giúp nguồn ánh sáng tiếp xúc
với cơ thể làm cơ thể khỏe khoắn hơn

1.3.2.4. Chất lượng, lợi ích của ánh sáng tự nhiên


- Tăng cường vitamin D giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương và giảm nguy cơ mắc bệnh
tim, thừa cân và các loại ung thư khác nhau.
- Ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ. Ánh nắng tự nhiên có thể giúp bạn phấn
chấn hơn vào ban ngày, từ đó dễ ngủ hơn vào buổi tối.
* So sánh ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo: Ánh sáng tự nhiên tốt hơn cho con
người
- Về tinh thần:
+ Những không gian được tiếp xúc nhiều với ánh vào ban ngày sẽ có mức năng lượng
dồi dào và ổn định hơn vào cuối ngày.
+ Bằng cách chiếu sáng không gian làm việc của bạn một cách tự nhiên, bạn có thể trở
về nhà mỗi ngày với nguồn năng lượng dồi dào và một thể trạng, tinh thần thoải mái.
+ Khi thức dậy bởi ánh sáng mặt trời, bạn sẽ có cảm giác vui vẻ, sảng khoái và nhiều
hưng phấn.
+ Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm năng lượng cho công trình, và làm
giảm chi phí vận hành công trình
- Về sức khỏe:
+ Ánh sáng tự nhiên làm giảm tình trạng ẩm, nấm mốc giúp tốt cho sức khỏe
+ Có vai trò cho việc điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể nên làm việc tại nơi thường
xuyên thiếu ánh sáng tự nhiên có thể sẽ khiến bạn thường cảm thấy mệt mỏi
+ Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều hơn sẽ làm tăng lượng dự trữ vitamin D trong
cơ thể, cho phép bạn điều chỉnh việc hấp thụ canxi và phốt-pho tốt hơn, thúc đẩy sự
phát triển của xương, răng và tăng cường hệ thống miễn dịch
+ Ánh sáng tự nhiên cũng có rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện tầm nhìn và ngăn
ngừa sự căng thẳng của mắt
+ Nhìn chung, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp cải thiện sức khỏe và sự hạnh
phúc của mọi người, có nhiều năng lượng hơn để hoàn thành công việc, và ít những
ngày ốm yếu hơn
- Về thẩm mỹ:
+ Một căn phòng sử dụng ánh sáng tự nhiên luôn mang lại cảm giác rộng rãi và
thoáng đãng hơn so với căn phòng tương tự chỉ dùng đèn điện để thắp sáng. Màu sắc
của toàn bộ không gian hay căn phòng nhìn sẽ sâu hơn, tự nhiên hơn và dịu mắt hơn
khi được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời. Ngược lại, nếu như toàn bộ căn phòng chỉ

17
sử dụng ánh sáng nhân tạo, mọi vật sẽ trở nên thiếu trung thực về màu, bị sai màu, ám
màu… và mất đi vẻ đẹp tự nhiên của mình.
+ Những không gian có chiếu sáng tự nhiên còn có thể đặt được nhiều loại cây xanh,
giúp cung cấp ôxy và tăng tính thẩm mỹ.

1.4. Vai trò của Ánh sáng nhân tạo và Ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc:

‘’Ánh sáng tạo ra tinh thần của không gian’’

1.4.1. Về màu và sắc độ- Ảnh hưởng đến tâm trạng:

1.4.1.1. Màu của ánh sáng:


Ưu điểm của nguồn sáng nhân tạo là cho phép chúng ta điều chỉnh màu sắc, cường độ
sáng để đạt được ý đồ mong muốn.
Các lý thuyết y học và hội họa hiện đại từ lâu đã khẳng định rằng màu sắc, giống như
ánh sáng, cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý và tâm lý của con người. Nó không chỉ
ảnh hưởng đến thần kinh thị giác của con người mà còn ảnh hưởng đến tim, chức năng
nội tiết và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Các nhà tâm lý học phương Tây
cũng chỉ ra rằng các màu như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương và tím có tác
dụng khác nhau đối với sinh lý của con người. và tạo hiệu ứng thị giác về không gian:
+ Những gam màu tối tạo cảm giác không gian dường như nhỏ bé lại và chật chội
hơn, còn những gam màu sáng có tác dụng ngược lại.
+ Trong khi màu sắc lại là "con đẻ" của ánh sáng bởi ảo giác về một không gian được
xác định bởi ánh sáng phản chiếu từ bề mặt tường đến mắt chúng ta. Việc sử dụng ánh
sáng có thể tăng cường hoặc giảm nhẹ màu sắc tổng thể.

Hình ảnh minh họa sự thay đổi màu sắc của đèn điện ảnh hưởng đến cảm nhận nóng
lạnh.
18
* Màu đỏ, cam, vàng:

Hình ảnh công trình dùng màu vàng để tác động cảm xúc mạnh mẽ
- Với việc sử dụng ánh sáng với gam màu sáng, nóng- gam màu gần với ánh sáng mặt
trời- người thiết kế có thể tạo nên sự ấn tượng và đẩy cảm xúc lên đến mạnh mẽ. Tuỳ
vào từng cường độ màu sắc của ánh sáng, không gian có thể bao hàm những cảm xúc
như niềm đam mê, sự phấn khích, cảm giác ấm áp. Cụ thể hơn, cách sử dụng màu sắc
ánh sáng và cách bố trí không gian có thể xác định chính xác cách cảm nhận.
- Tạo ra một bầu không gian ấm áp, mang lại cho con người cảm giác gần gũi, thoải
mái hoặc một không gian hoành tráng, rực rỡ tùy thuộc vào lượng ánh sáng và sắc độ
được sử dụng.
- Ánh sáng với gam màu nóng thường mang lại những cảm xúc tích cực, vui vẻ, an
tâm cho người sử dụng không gian kiến trúc. Khiến không gian dường như rộng rãi,
sống động hơn.

19
* Màu xanh, tím:

Hình ảnh công trình nhà hát sử dụng ánh sáng màu lạnh.
- Mang đến sự tin cậy, bình yên nhưng vì xanh lam là sắc lạnh nên đôi khi màu xanh
sẽ mang đến liên tưởng về khoảng cách và nỗi buồn. Vì vậy, khi màu xanh da trời
được sử dụng, nó nên được thiết kế ở một trạng thái cân bằng. Màu tím đặc trưng cho
sự sang trọng, bí ẩn và ma thuật. Nó là sự kết hợp giữa năng lượng của màu đỏ và sự
cân bằng của màu xanh, vì thế các sắc độ của tím thường mang đến sự ổn định, mềm
mại và thư giãn.
- Ánh sáng các gam màu lạnh kết hợp với bóng tối thể hiện sự bí ẩn rất đỗi cuốn hút
- Ánh sáng với gam màu lạnh, trung tính tạo nên không gian kiến trúc có tính tĩnh,
trầm lắng hơn.

20
* Màu trắng - Màu của sự tinh khiết:

Hình ảnh công trình bảo tàng sử dụng ánh sáng màu trắng.
- Ánh sáng màu trắng được sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình kiến trúc và
công trình văn hóa cũng không ngoại lệ, làm cho không gian trở nên sáng sủa hơn.
Đây là màu sắc đại diện cho sự tinh khiết và sạch sẽ, thể hiện sự hiện đại, tinh tế. Tuy
nhiên, nếu dùng quá nhiều màu trắng có thể gây ra cảm giác cô lập hay trống rỗng.

1.4.1.2. Sắc độ của ánh sáng:


Cách điều chỉnh sắc độ đậm nhạt, sáng tối của ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tạo nên tinh thần của không gian kiến trúc cũng như những cảm xúc mà không
gian mang lại cho người sử dụng. Một không gian ngập tràn ánh sáng sẽ mang lại cho
người sử dụng những cảm xúc hoàn toàn khác với một không gian chỉ le lóm vài tia
sáng hoặc chỉ sử dụng ánh sáng cho một vài chỗ chốt yếu.
Một không gian ấn tượng và giàu cảm xúc đến mức nào là tùy vào khả năng ứng biến,
nghệ thuật sử dụng ánh sáng của các kiến trúc sư.

1.4.1.3. Kết luận:


Việc lựa chọn và điều chỉnh ánh sáng trong không gian văn hóa có hiệu quả rất lớn
trong việc thay đổi cảm xúc, tâm lý con người.

21
1.4.2. Về Mảng, khối - Nghệ thuật tạo bầu không khí:
Trong một tổng thể kiến trúc, ánh sáng làm nổi bật các nét riêng biệt của từng hình
dạng, từng cá thể, từng chi tiết trong tổng thể hài hòa có sự đan xen phong phú. Nếu
các hình tượng của sự tạo hình, khối, đường nét kiến trúc phản ánh được khả năng thụ
cảm thị giác về những đặc điểm, nguyên tắc của sáng tạo nghệ thuật nhất định, thì
màu sắc và ánh sáng lại có giá trị dẫn dắt, lý giải nhũng cái nói trên giúp cho tâm thức,
tình cảm của con người thụ cảm dễ dàng hơn, ấn tượng hơn.
Ánh sáng tương tác với các bề mặt nhằm tạo nên từng mảng không gian, nhấn mạnh
và tôn lên đường nét của khối kiến trúc nhằm mang lại những bầu không khí khác
nhau.
Sử dụng ánh sáng nhấn nhá, tương phản với xung quanh nhằm hướng sự chú ý tới một
vùng không gian nhất định:

Sự đối lập giữa vùng sáng và vùng tối tạo chiều sâu cho không gian và nhấn mạnh
không gian chính:

22
Ánh sáng giúp tôn lên những đường nét của hình khối kiến trúc, dù là góc cạnh hay
mềm mại. Những không gian dù hình khối có ấn tượng đến thế nào- nếu như không có
ánh sáng thì sẽ không thể lột tả hết vẻ đẹp của chúng:

Chiều hướng ánh sáng mang lại những bầu không gian khác nhau, hiệu quả khác
nhau:

1.4.3. Chất liệu bề mặt:


Các bóng tối cũng chính là các bóng đổ được tạo ra bởi sự chiếu sáng, và hiệu quả vật
thể rõ ràng trong ấn tượng nhìn cũng chính là do các bóng đổ đó. Các bóng đổ này
thường sinh ra nhũng cảm nhận thị giác các phần đậm nhạt, chúng hiện diện trên các
bề mặt, hình khối và chia không gian vật thể thành những phần sắc độ tương phản hay
chuyển hóa với sức truyền cảm cao.

23
Ánh sáng tự nhiên và hệ lam:

Ánh sáng chiều tà làm cho bề mặt bê tông trần thô mộc cũng trở nên ấm áp, mềm mại,
tạo nên vẻ đẹp biến đổi cho không gian kiến trúc

Ánh sáng cùng hiệu ứng bóng đổ được khai thác thông qua những ô cửa, những vách
kính, mái, những khoảng trống, những cấu kiện của hệ kết cấu, qua hệ thống rèm hay
cả những tán cây. Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn,
xuyên qua các tán cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi xuyên vào đến không
gian bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định
hướng trước.

24
1.4.4. Thay đổi nhận thức của con người:
Ánh sáng mang lại cho các vật thể sự sống và kết nối không gian, nó là yếu tố sống
động nhất của kiến trúc. Ánh sáng và kiến trúc không chỉ tương tác và thay đổi cảm
xúc con người mà đôi khi còn tác động đến nhận thức con người về tự nhiên, thế giới
quan và một niềm tin linh thiêng nào đó. Điều này thể hiện rõ rệt nhất trong các công
trình đền thờ:

Cách ánh sáng xuyên qua mở bức tường vào vô hạn và đối lập với nội thất, nguồn
sáng nổi bật cho chúng ta ấn tượng về một bên ngoài vô hạn.
Nhà thờ ánh sáng thể hiện cảm quan về yếu tố tự nhiên của ánh sáng. Không gian
được bao bọc hoàn toàn bởi những bức tường bê tông. Bên trong là bóng tối, trong
bóng tối đó tự nổi lên một cây thánh giá của ánh sáng. Ánh sáng ngoài trời đã trở nên
trừu tượng bởi khoảng hở trên tường tác động đến sức căng vào không gian và làm
cho nó trở nên linh thiêng

Đền Patheon-Rome là một trong những công trình thuộc loại tiêu biểu nhất của kiến
trúc cổ đại- cho thấy cách sử dụng và khai thác ánh sáng tự nhiên một cách xuất sắc
25
của người La Mã xưa. Thời đại chưa có ánh đèn điện và những yếu tố tự nhiên như
ánh sáng vẫn được gắn liền với các vị thần, ánh sáng chiếu trực tiếp xuống trung tâm
công trình tạo nên vẻ đẹp linh thiêng, huyền bí mà không thứ vật liệu nào khác có thể
làm được.

1.4.5. Ánh sáng giúp nhận dạng công trình:


Khi tạo ra sự đặc trưng của các bầu không khí, các công trình bắt đầu tự định hình
chức năng khác nhau.
Tòa nhà chức năng khác nhau sẽ có thiết kế ánh sáng ban đêm khác nhau. Và sự sáng
tạo của kiến trúc sự trong thiết kế ánh sáng ban đêm đó sẽ giúp công trình nổi bật hơn
so với các công trình cùng thể loại.
Trong khi các công trình thương mại cần phá cách, sang trọng, gây ấn tượng mạnh;
các công trình văn phòng, khách sạn và các tòa nhà hoành tráng nên thể hiện một bầu
không khí sáng sủa, trang trọng và đơn giản.
Các công trình văn hóa cần nhấn mạnh bầu không khí văn hóa thanh lịch và yên tĩnh
trong việc thực hiện ánh sáng.

Công trình Sydney Opera nổi tiếng với nhưỡng màn trình diễn ánh sáng
26
CHƯƠNG 2. Thẩm mỹ chiếu sáng trong công trình văn hóa và khả năng tạo lập
không gian.

2.1. Thẩm mỹ ánh sáng tự nhiên

2.1.1. Công trình ở nước ngoài


Bảo tàng Louvre Abu Dhabi - Bảo tàng “ánh sáng”

Hình ảnh Bảo tàng Louvre Abu Dhabi - Bảo tàng “ánh sáng”
Đây là một dự án hợp tác văn hóa giữa hai chính quyền Paris và Abu Dhabi, từng
được ký kết vào năm 2007. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư tài danh thế giới
Jean Nouvel, bảo tàng thể hiện tinh thần “ánh sáng” ngay trong chính thiết kế của
mình, khi sử dụng chính ánh sáng làm vật liệu trang trí huyền ảo cho công trình.

27
Mẫu thiết kế được đưa vào thi công với phần cấu trúc chủ đạo là khối vòm kép với
những khe hở mắt cáo cho ánh sáng rọi vào để “ánh sáng trở thành chất liệu trang trí
nội thất”.

Hình ảnh Kiến trúc sư Jean Nouvel với mô hình thiết kế công trình.

28
Hình ảnh mặt bằng tổng thể bảo tàng với cấu trúc mái lớn.

Hình ảnh không gian cảnh quan chính.

Hình ảnh sảnh sau với tầm nhìn hướng biển dưới vòm mái thép khổng lồ.
Bảo tàng là một tổ hợp công trình kiến trúc hết sức độc đáo, mới lạ. Với tổng diện tích
khoảng 24000m2, trong đó trưng bày các bộ sưu tập cố định có diện tích khoảng
29
6000m2 và trưng bày lưu động có diện tích khoảng 2000m2. Các không gian trưng
bày là các khối phòng hình hộp, cao 1-2 tầng, bố trí thành các cụm trên mặt nước với

bố cục đa dạng như một khu phố Ả Rập cổ xưa.

Hình ảnh thiết kế tổ chức không gian sống động trong nội thất.

Hình ảnh ánh sáng lung linh trong nội thất hành lang
Phủ lên trên hai phần ba các không gian hình hộp này là một khối mái vòm tròn,
đường kính lớn tạo cho tổng thể công trình theo dạng các ngôi nhà dưới một mái nhà.
Hình dáng mái vòm được cho là lấy cảm hứng từ các nóc nhà thờ Hồi giáo, lăng mộ....

30
Hình ảnh sơ đồ kết cấu cấu trúc mái vòm.

31
Hình ảnh thiết kế mặt bằng cấu trúc mái vòm lớn.
Mái lớn của công trình vô cùng độc đáo bởi hệ thống bao che của nó cho phép ánh
sáng xuyên qua, được cho là lấy cảm hứng từ những tia sáng đi qua các lớp lá cọ trong
một ốc đảo, tạo ra "các trận mưa về ánh sáng" tuyệt đẹp, tráng lệ chưa từng có, được
ví như một ốc đảo ánh sáng.
Cấu trúc vòm cong có đường kính 180 mét với những khe hở trông như được tạo
thành từ những thớ sợi vừa là tán che đầu, vừa là thiết bị khuếch tán ánh sáng.

Hình ảnh chi tiết cấu tạo vòm thép lấy sáng.
Cấu trúc vòm mái được làm bằng khung thép, dạng lưới thanh diagrid, tựa lên các trụ
đỡ, gắn với các khối nhà phía dưới mái. Hệ thống các tấm ốp mái được tạo thành từ 8
lớp phủ chồng lên nhau, 4 lớp cho mặt dưới mái và 4 lớp cho mặt trên mái và được
chia thành các mô đun hình ngôi sao bằng thép và hợp kim nhôm để tạo ra ánh nắng
lọc trải thành những đốm sáng lung linh trên mặt biển, mặt đất và vườn cây.

32
KTS Jean Nouvel đã tạo nên sự độc đáo
riêng cho công trình bằng việc nghiên cứu
các thủ pháp để biến ánh sáng trở thành chất
liệu trang trí chính cho công trình, giảm thiểu
các chi tiết nhân tạo. Công trình đã được thiết
kế để tạo ra một bầu không khí khác biệt từ
những trải nghiệm giác quan quen thuộc
trong không gian kiến trúc Ả Rập – vốn được
xây dựng dựa trên việc kiểm soát ánh
sáng và hình học… một cấu trúc được tạo thành từ bóng đổ, chuyển động và sự khai
phá.

Hình ảnh các mặt cắt điển hình công trình.

33
Hình ảnh chi tiết các mặt đứng thiết kế công trình.

Các cấu trúc khác của công trình được xây dựng bằng đá, thép và kính bao gồm ba
kiểu không gian riêng biệt, mỗi không gian tiếp nhận một lượng ánh sáng khác nhau
và mang một độ chuyển sắc riêng.
Các chất liệu được sử dụng, gồm vữa stucco, thạch cao mới, kính và đá hoàn nguyên,
phản ánh nét văn hóa kiến tạo của những nền văn minh bản xứ. Mục tiêu phương án
thiết kế là lược bỏ các chức năng thông thường khỏi công trình trong bối cảnh đô thị
hiện đại và trở thành một thiên đường xanh bên bờ biển.

Hình ảnh một số góc trong bảo tàng Louvre Abu Dhabi sẽ có mái vòm thủng lỗ chỗ
cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu xuyên qua

34
2.1.2. Việt Nam
Bảo tàng thế giới cà phê Buôn Ma Thuột

35
Đỉnh mái cao, và hẹp được làm bằng kính, để lấy ánh sáng. Ở độ cao và đường rãnh
chạy dài theo mặt bằng, nghệ thuật lấy ánh sáng từ mái xuống đáp ứng đủ độ rõ nhìn
thấy các hiện vật trưng bày ở dưới mà không bị chói.

Ngoài ra khi nhìn lên sẽ thấy một rãnh sáng lớn kết hợp với nghệ thuật bố trí đèn ngẫu
nhiên trên hai bức tường. Khi đêm đến nhìn sẽ như bầu trời sao, tạo bầu không khí
lãng mạn.

36
Ánh sáng từ trong công trình, qua khe sáng, sẽ giúp nổi bật công trình vào ban đêm
khi nhìn từ trên cao.

Nghệ thuật ánh sáng được minh họa.


37
Các khung cửa lớn ở cuối các khối nhà dài, giúp mở tầm nhìn, tăng tiện nghi nhìn và
lấy ánh sáng bên. Đáp ứng đủ độ sáng tiêu chuẩn nhưng vẫn đem lại không gian nghê
thuật trong việc trưng bày hiện vật tại bảo tàng.

Hình ảnh thể hiện nghệ thuật sử dụng ánh sáng của kiến trúc sư, vừa đủ sáng để thấy
tất cả hiện vật bố trí bên trong bảo tàng vào ban ngày mà không cần đến đèn điện.
Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet
https://ashui.com/awards/bao-tang-the-gioi-ca-phe-a21studio/
Tham khảo thêm:
- Chuyên đề nghiên cứu kiến trúc - Giải pháp chiếu sáng không gian trưng bày bảo
tàng. https://tailieu.vn/doc/chuyen-de-nghien-cuu-kien-truc-giai-phap-chieu-sang-
khong-gian-trung-bay-bao-tang-1643382.html
- Nghệ thuật chiếu sáng trong các bảo tàng nghệ thuật
https://cromled.vn/nghe-thuat-chieu-sang-trong-cac-bao-tang-nghe-thuat
- Nghệ thuật của chiếu sáng tác phẩm nghệ thuật
http://designs.vn/tin-tuc/nghe-thuat-cua-chieu-sang-tac-pham-nghe-thuat_217413.html
38
2.2. Thẩm mỹ ánh sáng nhân tạo
Ngay từ thời nguyên thủy, khi con người lần đầu tiên với ngọn đuốc trên tay phiêu lưu
khám phá một hang đá tối tràn đầy bí mật trong lòng đất, từng bước đoán ra hình dạng
của chiếc hang thông qua ánh sáng mờ ảo của ngọn đuốc thì ngày nay, con người đã
biết đo lường chính xác cường độ chiếu sáng và chủ động khai thác các hiệu quả của
nó vào kiến trúc.
Kiến trúc cùng không gian ánh sáng gợi ra các phán ứng tâm lý tích cực mang tính
thẩm mỹ cao tạo ra được một bầu không khí, một môi trường đầy sức biểu cảm nghệ
thuật.

2.2.1.Đối với công trình nước ngoài


- Bảo tàng nghệ thuật đương đại châu phi Zeitz Mocaa - Thomas Heatherwick
Thomas Heatherwick vừa tạo ra bảo tàng nghệ thuật lớn nhất Nam Phi – bằng cách
tạo phần rỗng bên trong theo tòa nhà chứa ngũ cốc lịch sử. Theo mô tả của kiến trúc
sư người Anh về công trình “the world’s tubiest building”, bảo tàng nghệ thuật đương
đại châu Phi Zeitz hay Zeitz MOCAA, được chọn để trở thành không gian triển lãm
quan trọng nhất của nghệ thuật châu Phi.
Nó nằm trên một bồn chứa ngũ cốc được xây dựng trên bờ sông Cape Town vào
những năm 1920, từng là tòa nhà cao nhất của thành phố. Đội ngũ của Heatherwick đã
đục phần lớn các phần để lộ ra nội thất hình ống của tòa nhà tạo ra một mạng lưới
phức tạp gồm 80 không gian trưng bày.

Việc tạo ra Zeitz MOCAA là phần phức tạp nhất của việc đổi mới. Bảo tàng trung tâm
xung quanh một lõi khổng lồ, dựa trên hình dạng của một hạt nhân được mở rộng đến
độ cao của cấu trúc là 27 mét.
39
Heatherwick mô tả không gian ” giống như một nhà thờ vòm”. Ông nói: “Chúng tôi
quan tâm đến việc làm cách nào để thổi hồn vào trong công trình. Người quản lí khá
thẳng thắn khi nói rằng những chiếc ống này trông như rác cho trưng bày nghệ thuật,
Vì vậy thách thức là làm thế nào chúng tôi có thể giữ được tinh thần của dạng hình
ống này mà mang đến chức năng, tạo ra không gian trưng bày loại A.”Ở những chỗ
mà các ống bị cắt ra, các đường cạnh được đánh nhẵn để tạo ra một sự tương phản rõ
rệt giữa chất thô của bê tông cũ. Kính dán tráng men cũng được thêm vào để đem lại

tấm gương hoàn chỉnh và những đặc điểm của tấm khuôn nung được thiết kế bởi nghệ
sĩ châu Phi El Loko. Lõi trung tâm cung cấp lối vào cho tất cả các không gian triển
lãm, tổng cộng 6000 m2.
Bên ngoài, tòa nhà có cửa sổ phồng lên – được tạo thành từ các tấm kính. Nằm trong
khung bê tông có sẵn, chúng lấy ánh sáng vào lõi trung tâm, đồng thời mang đến hiệu
ứng thị giác vạn hoa.

40
“Chúng hoạt động giống như quả bóng gương” Heatherwick nói. “Bạn nhìn lên
chúng, chúng phản chiếu lại bạn, nhưng phần khác phản chiếu Table Moutain, phần
khác phản chiếu đảo Robben và phần đỉnh phản chiếu những đám mây trên bầu trời.”

2.2.2. Việt Nam


Tòa nhà Quốc hội Việt Nam- Hà Nội:

41
Kiến trúc sư: Meinhard Von Gerkan, Nikolaus Goetze, Dirk Heller và Joern Ortmann
Tòa nhà Quốc hội Việt Nam đã vinh dự đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc gia vào năm
2014.
Tòa nhà Quốc hội Việt Nam được thiết kế theo một khối lập phương. Mặt bằng chính
được thiết kế hình vuông tượng trưng cho đất. Phòng họp chính có hình tròn tượng
trưng cho trời. Tổng thể thiết kế kiến trúc này tượng trưng cho hình ảnh bánh chưng,
bánh giầy của Việt Nam.
Phần kính lắp đặt bên ngoài toà nhà có màu sắc hài hoà với cảnh quan nhưng vẫn đảm
bảo từ bên ngoài nhìn vào khi hệ thống đèn chiếu sáng bên trong không làm lộ các chi
tiết.

42
Công trình ban đêm nổi bật với hệ thống đèn bên trong, thu hút và gây ấn tượng với
người đi đường nhưng vẫn giữ được sự hài hòa nhất định với môi trường xung quanh.
- Hội trường Diên Hồng

Đây là phòng họp Quốc Hội được đặt tên theo hội nghị Diên Hồng. Không gian thiết
kế này có hình tròn với đường kính dưới 44 mét và đường kính trên 54 mét. Mái tròn
trên đường kính có kích thước 60 mét. Phòng Diên Hồng bên trong Tòa nhà Quốc hội
Việt Nam được đặt trên 8 cột bê tông lớn cao 15 mét.

Hệ thống đèn trần bố cục chạy vòng tròn liên tiếp nhau tạo nên một không gian rực rỡ,
lung linh tráng lệ như bầu trời sao mà vẫn đảm bảo lượng ánh sáng nhận được là vừa
đủ, không chói mắt.
Môi trường làm việc bên trong Nhà Quốc hội được đầu tư về thiết kế ánh sáng và đảm
bảo tầm nhìn hợp lý, lấy ánh sáng bên trong từ mái xuống và từ những cái hốc. Không
chỗ nào trong Nhà Quốc hội bị ánh nắng chiếu trực diện.

43
Không gian sảnh được chiếu sáng bằng hệ thống đèn âm trần, tạo nên một không gian
sáng sủa, rộng mở, màu đèn trắng cho thấy cảm giác nghiêm trang và sang trọng.
- Phòng Tân Trào:

Phòng Tân Trào là phòng họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội được đặt tên theo Quốc
dân Đại hội Tân Trào. Trong không gian phòng họp có 6 màn hình giúp cho tất cả đại
biểu có thể theo dõi và theo sát diễn biến cuộc họp.
Được chiếu sáng bằng hệ thống đèn led panel âm trần: cung cấp đủ lượng ánh sáng
cần thiết cho việc hội họp, làm việc của người sử dụng. Ánh sáng đèn kết hợp với gam
màu vàng của bề mặt không gian tạo nên tính cao cấp, trang trọng và hiện đại.

44
Không gian ẩm thực 3 miền Việt Nam- Hà Nội:

Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời
rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 với
1641 giờ nắng
Một không gian ẩm thực 3 miền Việt Nam được thiết kế bởi MIA Design Studio. Ý
tưởng chủ đạo dựa trên mô hình nhà 3 gian truyền thống của Việt Nam với đầy đủ
kích thước, hình dáng và tỷ lệ.
Ẩm thực Việt Nam luôn tự hào về các món ăn đa dạng trên khắp 3 miền đất nước. Từ
hình dạng địa lý mô phỏng với hình chữ “S”, một quầy trưng bày các món ăn chủ đạo
từ 3 miền. Bên cạnh đó, hai chiếc bàn đại diện cho hình ảnh Hoàng Sa và Trường Sa.
Hình ảnh của Việt Nam được tái hiện rõ nét qua không gian trưng bày như một lời
khẳng định về chủ quyền và lãnh thổ đối với mỗi người dân và bạn bè khắp thế giới.

45
- Phương pháp bố trí chiếu sáng:
Công trình được xây dựng bằng
Hơn 4000 module sắt, 8 cột thép chia không gian làm 3 gian. Lồng vào bên trong hệ
khung sắt module 300×300 (mm) là một mái dốc vô hình bằng đèn led tạo một không
gian vừa hiện đại vừa mang dáng dấp của Kiến Trúc truyền thống Việt Nam.
Vào ban đêm, ánh sáng từ hệ đèn led tạo nên sự lung linh, thu hút người sử dụng.
Công trình đáp ứng đủ lượng ánh sáng cho các hoạt động ban ngày và cả ban đêm
nhưng không gây chói.

46
- Cường độ chiếu sáng
Là một hệ kết cấu mở, không có tường,
cửa ra vào, càng không có hệ thống cửa lấy sáng, công trình vẫn có một
lượng ánh sáng vừa đủ vào công trình với sự kết hợp ánh sáng mặt trời và ánh sáng
đèn led. Ánh đèn lấp lánh xuyên len lỏi qua hệ khung sắt khiến cho không gian ánh
sáng càng thêm đặc biệt.
Không gian công trình vào buổi tối lại cho người sử dụng một cảm giác tĩnh lặng mà
vẫn ấn tượng và thu hút.
Công trình ban đêm nhìn từ xa là một chiếc hộp thủy tinh lấp lánh ánh đèn led, với
ánh sáng mạnh nhất ở trung tâm và mờ dần về biên.
- Màu ánh sáng: công trình sử dụng ánh đèn màu ngả vàng, tạo nên sự ấm áp, dịu
dàng, cởi mở cho không gian.

Công trình có thiết kế đơn giản nhưng bằng sự sử dụng ánh sáng đèn một cách nghệ
thuật đã tạo nên một tác phẩm kiến trúc có vẻ đẹp ấn tượng, tinh tế.
47
III.Kết Luận
“Kiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của hình khối dưới ánh sáng”
- Le Corbusier
Qủa thật, ánh sáng là một thành phần không thể thiếu trong nghệ thuật tạo lập không
gian kiến trúc. Nó vừa là chất liệu để tạo nên các hiệu quả nghệ thuật, vừa là thành
phần liên kết các thành tố trong không gian, ánh sáng thổi hồn vào không gian kiến
trúc. Chỉ khi biết khai thác sử dụng tốt hiệu quả ánh sáng trong kiến trúc mới có thể
đạt được những đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc.
Để có một tác phẩm kiến trúc có giá trị cả về nghệ thuật lẫn tinh thần, kiến trúc sư
phải hiểu rõ và sử dụng được ánh sáng vào thiết kế không gian, cần phải xem xét mối
quan hệ giữa ánh sáng tới các thành tố kiến trúc, ánh sáng với tâm lí thị giác của con
người. Tìm hiểu các cách thức mà ánh sáng tham gia vào tạo hình không gian kiến
trúc, sự biến đổi của ánh sáng dưới sự tham gia của các thành tố kiến trúc.
Nhóm đã trình bày một cách trực quan sinh động và có hệ thống nhằm giúp người đọc
có thể dễ dàng thu nhận thông tin về vai trò của thẩm mỹ chiếu sáng trong công trình
văn hóa cũng như tổng hợp các cách sử dụng vật liệu - ánh sáng vào việc sáng tạo
không gian. Mong rằng đây sẽ là nguồn tư liệu bổ ích trong quá trình học tập và
nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc chiếu sáng cho sinh viên kiến trúc và những ai có
nhu cầu tìm hiểu.

IV Tài liệu tham khảo


1. Bài viết “Bảo tàng Louvre Abu Dhabi - Bảo tàng “ánh sáng””_ashiu.com
2.
http://thuvienso.hau.edu.vn:8888/pdf.js/web/viewer.html?file=aGF1LzQ1ODAvMS9u
Z3V5ZW50aGl0aHVoYW5nJTIwJTI4dG9tdGF0JTI5LnBkZg==
3. https://issuu.com/doanhnguyen6/docs/daylighting_-_natural_light_in_arch
4. https://issuu.com/tendlight/docs/light_perspectives_-_media_details_erco
5. https://www.ukessays.com/essays/philosophy/the-relationship-between-light-and-
architecture-philosophy-essay.php

48

You might also like