Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Nhóm 4

Thành viên: Phạm Mai Anh


Nguyễn Thị Thanh Trúc
Văn Thị Ngọc Trâm
Trịnh Minh Quân
Nguyễn Huỳnh Trân

BẮC TRUNG BỘ
I. ĐẤT VÀ NGƯỜI
A. LÃNH THỔ
- Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước.
- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Diện tích: 51.500 km2, chiếm 15,6 % diện tích cả nước.
B. Vị trí địa lý
- Tiếp giáp: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông.
- Dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ → thuận lợi giao lưu văn
hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển
C. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình đồi núi thấp. Vùng gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển kinh tế
vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ nóng và khô do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
- Các hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy
điện.
- Rừng có diện tích tương đối lớn.
- Khoáng sản: cromit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
- Tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò,
Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng; Di sản văn hóa
thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
D. Đặc điểm khí hậu:
- Mùa hạ đón gió mùa Tây Nam gây hiệu ứng phơn( gió khô nóng) : vào mùa này người dân nơi
đây thường mặc đồ đơn giản để cho cơ thể mát hơn.
- Mùa Đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn: vào mùa này thì đa số mặc phức tạp hơn nhằm giữ
ấm cho cơ thể.
- Về mặt hành chính: vùng Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm 6 tỉnh với diện tích khoảng 5,15 triệu
ha (tỷ lệ 10,5% so với tổng diện tích cả nước) với khoảng trên 10,5 triệu dân (tỷ lệ 15,5% so với
tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 204 người trên 1 cây số vuông.
- Hiện nay, ở vùng Bắc Trung Bộ có 3 đô thị loại I: thành phố Thanh Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa),
thành phố Vinh (thuộc tỉnh Nghệ An), thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế). Các thành phố
là đô thị loại II: thành phố Hà Tĩnh (thuộc tỉnh Hà Tĩnh), thành phố Đồng Hới (thuộc tỉnh Quảng
Bình). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh.
E. Sự phân bố dân cư:
- Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
- Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây.
- Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển; còn vùng miền núi, gò đồi phía tây là địa
bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người.
+ Đồng bằng ven biển phía đông: chủ yếu là người Kinh sinh sống
+ Miền núi gò đồi phía tây : chủ yếu là các dân tộc Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân
Kiều…( Theo SGK Địa Lí)
- Người Thái: người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp tộc
người này vào Nhóm nói tiếng Thái - ngữ hệ (họ ngôn ngữ) Kra-Dai (hay còn gọi là Tai-Kadai) .
Do có chung một cội nguồn, các ngôn ngữ Thái có tỷ lệ từ vựng chung cao.
- Các ngôn ngữ Thái này chủ yếu là ngôn ngữ đơn âm tiết, có thanh điệu. Cú pháp chủ yếu là SVO
(chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ). Trừ những câu mệnh lệnh thức, còn ít có trường hợp đảo ngược thứ tự
này. Tiếng Thái Việt Nam là một phương ngữ được hợp bởi năm vùng thổ n

- Người Tày: Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Kra-
Dai.
+ Người Tày mặc các bộ trang phục có màu. Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải
sợi bông tự dệt, được nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa
văn trang trí. Phụ kiện trang trí là các đồ trang sức làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc
tay, xà tích,.... Ngoài ra còn có thắt lưng, giày vải có quai, khăn vấn và khăn mỏ quạ màu chàm
đồng nhất.
+ Trang phục dân tộc Tày có thể được coi là một trong những bộ trang phục đơn giản nhất của 54
dân tộc anh em. Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa với họ.

- Người Mông: Người H'Mông nói tiếng H'Mông, một ngôn ngữ chính trong ngữ hệ H'Mông-
Miền. Tiếng H'Mông vốn chưa có chữ viết, hiện dùng phổ biến là chữ Hmông Latin hóa (RPA) và
một phần là chữ Pahawh Hmông, được lập từ năm 1953
- Người Bru- Vân Kiều: Người Vân Kiều nói tiếng Bru thuộc ngữ chi Cơ Tu, ngữ hệ Môn-Khmer.
Còn gọi là tiếng Sô-Trì, Leung, Kaleu, Khùa hay Katang.
- Về Trang Phục: Nam giới Bru-Vân Kiều để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây, họ
thường lấy vỏ cây sui làm khố, áo.
- Phụ nữ Bru-Vân Kiều mặc áo và váy. Áo nữ có đặc điểm xẻ ngực màu chàm đen và hàng kim loại
bạc tròn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo. Có nhóm mặc áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình
tròn hoặc hình vuông. Váy trang trí theo các mảng lớn trong bố cục dải ngang. Gái chưa chồng búi
tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ Bru-Vân Kiều ở trần,
mặc váy. Váy trước đây không dài thường qua gối 20 đến 25 cm.
- Có nhóm nữ Bru-Vân Kiều đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ
đeo hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp trước áo có đính các "đồng
tiền" bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen tạo nên một cá tính về phong cách thẩm mỹ
riêng trong diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam.

II. DI TÍCH VÀ DANH THẮNG


A. DI TÍCH
- Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa vào đến tỉnh Thừa Thiên Huế , là một không gian văn hóa đặc biệt. Vị thế
địa - văn hóa, địa - chính trị của dải đất này khiến cho hôm nay. Bắc Trung bộ là vùng đất vô cùng giàu
có di sản văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể. Là cái nôi hình thành và phát triển của nhiều nền văn hóa
lâu đời đặc biệt là cái nôi nền cách mạng Việt Nam. Đến nay, trải khắp các tỉnh Bắc Trung Bộ đâu đâu
cũng có di tích lịch sử, văn hóa.
- Thanh Hóa:
+ Thành nhà Hồ
+ Địa điểm đón Bác về thăm hợp tác xã Yên Trường
+ Đền thờ Lý Thường Kiệt
- Nghệ An:
+ Đài tưởng niệm 72 liệt sĩ Xô Viết – Nghệ Tĩnh
+ Nhà thờ họ Nguyễn Sinh
+ Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thời niên thiếu ở Làng
Sen
- Hà Tĩnh:
+ Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh
+ Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
+ Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du
- Quảng Bình:
+ Thành Đồng Hới
+ KDT Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh
+ Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh
- Quảng Trị:
+ Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
+ Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn
+ Thành cổ Quảng Trị, KDT Trận chiến Quảng Trị
- Thừa Thiên Huế:
+ Khu lưu niệm Phan Bội Châu
+ KDT Cố đô Huế Huế
+ Chùa Thiên Mụ
B. DANH THẮNG
- Suối cá Cẩm Lương:
+ Cẩm Lương có hệ thống núi đá vôi với rất nhiều hình thù kỳ vĩ do hiện tượng cát-tơ xâm thực
đưa lại. Từ trong lòng dãy núi đá vôi Trường Sinh xuất hiện dòng suối đêm ngày róc rách, uốn
lượn quanh bản Ngọc, rồi chảy gọn vào lòng sông mẹ. Nước suối quanh năm trong suốt dẫu là
mùa khô hay mùa lũ, vì thế nên có tên gọi là suối Ngọc hay suối Minh Châu. Suối Ngọc nằm
gọn trong thung lũng, xung quanh là đại ngàn xanh ngát như một chiếc nôi khổng lồ bao bọc
chở che. Điều làm cho suối Ngọc trở thành dòng suối huyền thoại với bao sự tích huyền bí
mang đậm sắc màu tâm linh chắc chắn không phải là sự trong mát của dòng suối mà chính là
sự xuất hiện và sinh sôi của đàn cá thần có tự bao đời nay. không thể thống kê đầy đủ số lượng
cá trong hang nhưng chắc chắn có những con cá chúa nặng tới trên dưới 20kg, thân to đến
mức không thể lọt qua cửa hang ra ngoài.
- Vườn quốc gia Pù Mát
+ Theo tiếng Thái, Pù có nghĩa là đỉnh núi, Pù Mát là đỉnh núi cao nhất trong khu vực (1.841m)
và được đặt tên cho Vườn quốc gia. Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa
hề có bàn tay của con người chạm đến: Rừng nguyên sinh thượng nguồn Khe Thơi, Khe Bu,
Khe Choăng, Cao Vều... Thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những
nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, H'mông, Đan Lai - nét hoang sơ là món quà của thiên
nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát. Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây
là một trong những nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: Sao la. Nét hoang sơ hùng vĩ của
núi rừng Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái.
- Hồ Kẻ Gỗ
+ Hồ Kẻ Gỗ – Nằm giữa trời xanh bao la của núi rừng Hà Tĩnh. Hồ Kẻ Gỗ được xem là hồ nước
lớn nhất của Hà Tĩnh, là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ nằm trải rộng trên 3
huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Hồ Kẻ Gỗ được hoàn thành vào năm 1979. Điểm
đặc biệt, Hồ Kẻ Gỗ có cây cầu cong như hình con tôm. Hồ Kẻ Gỗ là một phần của khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ rộng lớn được bao phủ kín với nhiều cả một rừng trời xanh, các hệ thực vật
cũng rất phong phú đa dạng. Đến nay đã có hơn 300 loài động vật có xương sống và nhiều
loại quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nơi đây cũng là xứ sở của nhiều loài hoa quý.
Hồ Kẻ gỗ như một kẻ lãng du mộng mơ lòng đầy ân tình với những du khách đến đây, để lại
ấn tượng khó quên cho ai một lần đến Hồ Kẻ Gỗ đều không muốn về. Còn chần chừ gì mà
không xách ba lô đi và chụp lại những bức ảnh lãng mạn, yên bình nơi đây.
- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
+ Cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500
km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh
Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai
quốc gia.
+ Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Bắc dãy núi Trường Sơn, thuộc địa phận
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới
theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên
nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
+ Đây là một vùng khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm trung bình chỉ 20 – 240C được đánh
giá là một trong hai vùng núi đá vôi rộng nhất thế giới, với diện tích trên 200.000 ha. Đặc
trưng của khu vườn quốc gia này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi với
hơn 300 hang động và hệ thống các sông ngầm. Hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm đang
tồn tại, trong đó có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, chính là nguồn cảm
hứng cho du khách và các nhà khoa học về đây khám phá.
+ Đặc biệt, gần đây, đoàn thám hiểm người Anh mới phát hiện ra một trong những hang mới
nhất đó là Sơn Đoòng. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở
Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m Với kích thước này, hang Sơn
Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần
động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường.
+ Phong Nha Kẻ Bàng còn có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000 mét, hiểm trở, chưa từng có vết
chân người, là các điểm hấp dẫn thể thao leo núi và thám hiểm. Điển hình là các đỉnh Co
Rilata cao 1.128 mét, Co Preu cao 1.213 mét. Xen kẽ giữa các đỉnh núi trên 1.000 mét là
những thung lũng phù hợp cho du lịch sinh thái.
+ Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng còn là nơi sinh sống của 1.394 loài động vật thuộc 835
giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó, có 110 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN,
83 loài có trong Sách đỏ Việt Nam.
+ Trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia có 2 dân tộc thiểu số sinh sống: dân tộc Bru
– Vân Kiều với các nhóm tộc: Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong và dân tộc Chứt với các nhóm
tộc: Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng.
- Suối nước nóng Bang
+ Suối khoáng nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Cách thành phố
Đồng Hới khoảng 45 km về phía Tây Nam. Đường vào suối Bang hẹp, quanh co và dốc cảnh
trí đẹp như thơ.
+ Đến đây bạn sẽ ngỡ ngàng với một vùng đồi núi xanh tươi rộng lớn trên 70ha với môi trường
trong lành mát mẻ, cảnh quan kỳ thú và hấp dẫn đến kỳ lạ, thiên nhiên hoang dã và mộc mạc.
Suối nước nóng Bang được phát hiện trong thời kỳ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Suối
nước nóng đặc biệt này từng góp phần chữa lành vết thương, phục hồi sức khỏe cho bao cán
bộ, chiến sĩ và người dân địa phương. Suối chạy dọc theo một thung lũng um tùm cây cối.
Những buổi sáng sớm, Quảng Bình lạnh buốt, giữa rừng già Trường Sơn càng lạnh thế nhưng
bên bờ suối Bang, hơi nóng từ mặt nước mang theo làm ấm hẳn không khí chung quanh. Hai
bên bờ suối, dưới những hốc đá là những vũng nước kích thước như chiếc nón lá, nước trong
vắt và sôi ùng ục.
- Sông Hương - Núi Ngự
+ Xứ Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều
Nguyễn, những ngôi chùa, nhà thờ, đền đài cổ kính, mà Huế còn là vùng đất có cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng. Núi Ngự và sông Hương là hai thắng cảnh nổi tiếng của đất cố
đô. Sông Hương - Núi Ngự luôn hiện hữu bên nhau, đi vào đời sống văn hóa của cộng đồng
cư dân địa phương và tồn tại trong tâm thức dân tộc Việt từ thế kỷ 18 đến nay.
+ Sông Hương dài 80 km bắt nguồn từ dải Trường Sơn hùng vĩ, chạy quanh co uốn khúc qua
núi, rừng trùng điệp, vắt ngang giữa thành phố Huế, kéo dài tới phá Tam Giang . Trước khi
mang tên Sông Hương, theo thời gian, con sông này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Linh
Giang, Thiên Trà đại giang, Hương Trà, Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.
+ Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, hai địa danh tạo
nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong
xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn hay Bình
Sơn, là ngọn núi hình thang, cao 105m, hình dáng giống bức bình phong, hai bên có hai núi
đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Theo các nhà nghiên cứu sử học, ngày xưa từ chân núi lên
đến đỉnh núi các vua chúa cho trồng thông, quanh năm xanh tốt. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng
hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho
thành trì của các Vua Chúa thời trước. Nơi đây cũng được nhiều bậc tao nhân mặc khách coi
là chốn thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ thú. Ngay trước tầm mắt là các khu đồi, là rừng thông bát
ngát, rồi tiếp đến là một vùng đồng bằng rộng lớn của các huyện: Hương Thuỷ, Phú Vang,
Hương Trà... xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp ẩn khuất trong mây. Khi đến thăm núi nên
mang theo ống nhòm để ngắm được toàn cảnh, cả ở phía xa. Rất đẹp."
+ Cái đẹp của núi Ngự không phải là về mặt phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp
của núi Ngự chính là chỗ nơi đây gần gũi với dân Huế, như một tòa lầu vãn cảnh. Từ trên cao,
du khách phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh kinh đô Huế.
+ Với địa hình được thiên nhiên ban tặng như thế, Sông Hương - núi Ngự không chỉ là tài
nguyên du lịch giàu đẹp mà còn là nơi nuôi dưỡng đời sống tâm linh Huế. Có lẽ chính 2 thắng
cảnh gắn liền với nhau làm cho Huế thêm đẹp và thi vị hơn không chỉ trong mắt người dân cố
đô mà cả những du khách phương xa một lần đến thăm Huế.
- Phá Tam Giang
+ Phá Tam Giang nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Nó mang trong
mình vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng khiến bất kỳ ai đến đây cũng đều thán phục, trầm trồ khen
ngợi. Phá Tam Giang là nơi giao điểm của các con sông, cửa ra biển hẹp nên có nhiều vùng
nước xoáy, sóng to gió lớn dễ gây lật thuyền nên thuyền bè không dám qua lại. Phá Tam
Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m
đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và
sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, cổ kính, man
mác buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ,
thanh bình, gió nồng nàn và nắng chứa chan. Với chiều dài khoảng 24km, khởi nguồn từ cửa
sông Ô Lâu, hòa mình với dòng sông Hương hiền hòa trước khi đổ ra cửa biển Thuận An,
Tam Giang là một trong những con phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây tập trung nhiều cò,
vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, vẽ nên khung cảnh nên thơ mà cũng
hết sức sống động. Những người dân nơi đây đa phần sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản.
Đêm xuống cũng là lúc họ đi thuyền ra đầm, buông lưới, thả lừ đánh bắt thủy sản và mang ra
chợ bán vào sáng hôm sau. Người dân nơi đây hiền hòa, chất phác và cũng rất hiếu khách.
Nếu bạn ngỏ lời họ có thể mời bạn cùng du ngoạn sông nước vào buổi đêm và chiêu đãi đặc
sản nơi đây. Khung cảnh đẹp nhất khi đến phá Tam Giang mùa này có lẽ là lúc bình minh và
hoàng hôn. Mặt trời đỏ rực như hòn son khuất dần trên mặt nước mênh mông. Tất cả trở nên
vàng óng ả tạo nên một bức tranh thanh bình và thơ mộng.
+ Chiều trên phá Tam Giang là một khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục đã đi vào văn thơ và hội
họa bởi sụ hiền hoà, thơ mộng trữ tình với cảnh nước biếc và xa xa là từng hàng phi lao chắn
cát rì rào trong từng cơn gió.
C. Di chỉ khảo cổ học
- Di chỉ khảo cổ học núi Đọ( Núi Đọ thuộc địa phận 2 xã Thiệu Tân (huyện Thiệu Hóa) và Thiệu Khánh
(thành phố Thanh Hóa), Chú thích: đồ đá cũ của người nguyên thủy
- Di chỉ khảo cổ học hang Con Moong , thuộc huyện miền núi Thạch Thành, Thanh Hóa
- Di chỉ khảo cổ học hang Thẩm Ồm, huyện Quỳ Châu, Nghệ An
- Di chỉ khảo cổ học làng Vạc, Nghệ An
- Di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông Sơn, phường Hàm Rồng, Thanh Hóa
- Di chỉ khảo cổ học văn hóa Đa Bút, thuộc thôn Đa Bút, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh
Hóa
- Di chỉ khảo cổ học văn hóa Quỳnh Văn, Nghệ An
- Di chỉ khảo cổ văn hóa Bàu Tró, Đồng Hới, Quảng Bình

III. Văn hóa, ẩm thực, nhà ở, nghề thủ công


A. VĂN HÓA ẨM THỰC
- Nem chua Thanh Hóa: được làm từ thịt lợn nạc xay nhuyễn và bì lợn thái chỉ, trộn
cùng các gia vị như muối, tiêu, đường, tỏi, ớt, lá ổi, lá đinh lăng,… Ngày trước, người
Thanh Hóa chỉ làm nem chua trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi hoặc các ngày hội đặc biệt
trong năm, chủ yếu tự phục vụ là chính. Đến những năm 70 của thế kỷ 20, nghề làm
nem chua dần hình thành và phát triển ở thành phố Thanh Hóa để phục vụ nhu cầu
của người dân trong và ngoài tỉnh, vì thế các cơ sở sản xuất chế biến và kinh doanh
nem chua mở ra nhiều hơn
Nem chua thường được chấm cùng tương ớt cay. Vị ngọt của thịt heo cùng với vị
chua thanh nhẹ, vị cay của ớt tỏi, thơm bùi và dai dai của bì khiến thực khách nhớ mãi
không quên.
- Bánh răng bừa Thanh Hóa: hay còn gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá, là thứ bánh truyền
thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo
tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh
bánh răng bừa riêng, ít nhiều khác nhau.
Nguyên liệu để làm bánh răng bừa gồm có nhân thịt bao gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc
nhĩ, lá dong, có nơi dùng lá chuối. Nhân bánh rằng bừa giống với bánh giò. Một số
nơi cho thêm lạc, nấm hương. Ngoài bánh nhân thịt còn có thêm bánh nhân đỗ cho
người không ăn được bánh nhân thịt lợn. Bánh được làm từ gạo tám thơm thì sẽ thơm,
mềm, dẻo chắc bánh hơn.

- Gỏi mẹm Thanh Hóa: Một món gỏi được làm từ thịt cá mẹ, một loài cá hiếm sống ở
vùng biển xa. Muốn làm gỏi cá Mẹm, người ta phải làm sạch da, tuy là cá da trơn,
nhưng cá Mẹm dù không nhớt, tanh như các loại cá da trơn khác, nhưng sần có vẻ như
cát đóng quanh da, phải làm sạch. Cá được xát muối cạo sạch, sau đó dùng dao sắc
lạng mỏng. Để miếng gỏi cá đẹp, người ta lạng thật khéo để miếng thịt cá vừa mỏng
lại to bản và trắng tinh. Cá lạng xong xếp ra đĩa là có thể dùng được.
- Bánh gai Tứ Trụ: một loại bánh đặc sản của vùng Thanh Hóa, được làm từ lá gai,
gạo nếp, đậu xanh, dầu chuối, đường, mật mía, thịt lợn nạc, nước mắm, vừng
Bánh gai Tứ Trụ có hương vị đặc trưng do sử dụng mật mía, thịt lợn nạc, nước mắm.
Khi chín, bánh gai phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp,
hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo
ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.

- Cháo lươn Nghệ An: Thứ đặc sản vô cùng bổ dưỡng của xứ Nghệ, có vị thơm nồng
đặc trung cùng với thịt lươn vàng ươm được nêm nếm gia vị kĩ càng
- Súp lươn Nghệ An: Ngoài món cháo lươn, Nghệ An còn níu chân du khách bằng
món súp lươn. Đây là một biến tấu của món cháo lươn, thường được thưởng thức với
bánh mỳ nhất là bánh đã được rán giòn. Bát súp lươn nóng hổi dâ ̣y mùi với vị cay,
đằm và hương vị của lươn kết hợp cùng với những chiếc bánh mì giòn rụm đảm bảo
làm hài lòng những thực khách khó tính nhất.
- Bún bò Huế: Chỉ riêng cái tên cũng đã nói lên xuất xứ của món ăn nổi tiếng này, xứ
Huế mộng mơ. Bún bò Huế từ lâu đã trở nên phổ biến đối với người dân trên khắp
mọi miền Tổ quốc. Một bát bún đầy ắp cùng với thịt bắp bò, huyết, đôi khi còn có cả
giò heo và chả bò, chan vào nước dùng có vị của sả và ruốc, ăn kèm cùng các loại rau
như giá, xà lách, húng quế và bắp chuối.
- Bánh canh Quảng Bình: Bánh canh là một món ăn bình dân, khá phổ biến. Tùy
theo từng vùng miền mà bánh canh có hương vị và bản sắc riêng. Bánh canh
Quảng Bình luôn khiến những ai đã từng thưởng thức dù chỉ một lần đều nhớ mãi
không quên.

Chỉ với nồi nước dùng ninh từ xương ngọt béo, một vài miếng cá lóc hoặc thịt,
tôm, chả, cộng thêm những sợi mì dai và thêm hành lá, ngò xanh, chỉ thế thôi đã
làm nên cái riêng của bánh canh Quảng Bình.

- Lòng thả (lòng sả) Quảng Trị: gọi là lòng thả (lòng sả) bởi gia vị chính của món
ăn là sả, được chế biến bằng chả thả vào nồi nước. Lòng thả làm bằng cách
đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, cho sả, nêm gia vị, thêm
gạo rang vàng và đậu xanh vào nấu nhừ. Từ lòng heo hoặc vịt làm sạch, cắt
miếng vừa ăn, chờ cháo sôi, đem thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô, có thể ăn
kèm cùng bánh mì
- Cháo hàu Quảng Bình: Cháo hàu được chế biến khá đơn giản. Sau khi đánh bắt
từ sông lên, hàu được tách vỏ ra và rửa sạch, vớt để ráo nước rồi xào với gia vị
như hành, ớt, tiêu cùng muối và nước mắm để cho thấm. Trong nước dùng để
nấu cháo có thể cho thêm nước nấu từ xương để làm tăng vị ngọt đậm đà của
món ăn, thêm một ít rau thơm, hành lá thái nhuyễn hoặc ớt chỉ thiên xắt nhỏ
dầm nước mắm ruốc, càng làm tăng độ hấp dẫn của món ăn.
- Kẹo Cu Đơ: Kẹo Cu Đơ là một loại kẹo lạc, đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua và thắc mắc về cái tên Cu Đơ, sở dĩ có tên gọi như
thế là vì cách đọc từ tiếng Pháp "Cu Deux", nghĩa là Cu Hai, người đã sáng tạo ra
món ăn này. Kẹo Cu Đơ chủ yếu được làm từ đậu phộng và mật mía, kẹp giữa hai
miếng bánh tráng.
- Các loại bánh Huế: vùng đất cố đô không chỉ nổi tiếng với dòng sông Hương trữ
tình hay tà áo mộng mơ, mà còn có những món bánh đặc trưng làm say lòng du
khách. Có thể kể đến món bánh bèo chén, bánh bột lọc, bánh khoái, bánh ram ít hay
bánh nậm, bánh phu thê
- Rượu Kim Long Quảng Trị: hay còn gọi là xika, một loại rượu đế nổi tiếng có
nguồn gốc từ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, thường gọi là xika. Trong Đại Nam
nhất thống chí đã viết rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết. Thời
Pháp thuộc, thực dân chiếm hết các lò nấu rượu trong tỉnh và lập công ty rượu XiKa.
Khi rượu ra lò đóng vào chai sẽ được đem ngâm trong hồ nước lạnh một thời gian
nhất định, rồi dùng thuyền nhỏ chở rượu theo sông Vĩnh Định về Huế, lên tàu lớn chở
về Pháp và từ đó xuất cảng ra khắp thế giới.
- Rượu nếp cẩm Thanh Hóa: một món quà quê vô cùng quen thuộc. Được làm từ gạo
nếp cẩm với màu tím đặc trưng khiến cho món rượu nếp cẩm khác hẳn so với các loại
rượu nếp thông thường. Món rượu độc đáo này phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính,
chắc chắn sẽ khiến du khách không thể nào quên.
B. VĂN HÓA NHÀ Ở
- Nhà sàn của người Thái: Dân tộc Thái ở Việt Nam khởi nguồn tập trung ở khu vực
Mường Lò (Yên Bái), từ đó phát triển sang các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu
hay vào đến tận miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái có 2 nhóm tộc
chính là Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đây là nhóm dân tộc thiểu
số còn lưu giữ đậm bản sắc văn hóa của dân tộc cả về phong tục, ăn mặc, ẩm thực,
trang phục và đặc biệt là kiến trúc nhà ở. Nói đến đây không thể không nói tới nhà sàn
của người Thái, ngôi nhà có vẻ đẹp cả về tỷ lệ, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và là
nơi gìn giữ tinh thần truyền thống dân tộc này.

Nhà ở truyền thống là dạng nhà sàn được dựng từ gỗ, mái dốc lợp bằng tranh, có 5-7
gian, sàn cao khoảng 1,3-2,4m để tránh thú dữ. Mỗi nhà có 2 cầu thang, một 7 bậc
dành cho đàn ông gọi là “tang quản”, một 9 bậc dành cho phụ nữ gọi là “tang chan”.
Nhà có các chi tiết đặc trưng, tinh tế như Khau-cút, hoa văn lan can, cửa số. Trong khi
nhà của người Thái Trắng mái đầu hồi phẳng thì nhà sàn của người Thái Đen có mái
đầu hồi khum khum tạo dáng cho cả tòa nhà như hình con rùa.

Ngày nay, với sự đổi mới của xã hội, nhà sàn của người Thái cũng có một số thay đổi
nhất định để phù hợp hơn với hoàn cảnh và môi trường. Tuy nhiên vẫn là nơi giữ gìn
truyền thống và là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc này.

- Nhà rường ở Quảng Bình: Bên cạnh nhà sàn của người Thái thì nhà rường ở Quảng
Bình cũng là một nét văn hóa đặc sắc của kiến trúc nhà ở của người miền Trung. Nhà
rường được chia thành 3 loại:

Rường trính (hay còn gọi là nhà vỏ đậu, đây là loại nhà rường cụt, phía đầu rường có
hình như vỏ đậu, được chạm khắc rất tinh xảo)

Rường tránh (rường có cánh)

Nhà chữ đinh (có cột chính cao tận nóc nhà).

Tuy nhiên, được ưa chuộng nhất vẫn là nhà rường trính với thiết kế thoáng đãng, hút
gió và chạm khắc hoa văn tinh xảo, độc đáo. Nhà rường trính gồm 3 loại: nhà 5 lòng,
4 lòng, 3 lòng.

Nhà 5 lòng là loại nhà lớn nhất với 6 hàng cột, gồm 2 cột thượng, 2 cột trung, 1 cột cù
ở phía trước và cột chái ở phía sau.
Nhà 4 lòng có 5 hàng cột, gồm 2 cột thượng, 1 cột trung, 1 cột cù ở phía trước và 1
cột chái ở phía sau.

Nhà 3 lòng gồm 4 hàng cột, trong đó 2 cột mạ, 1 cột con ở phía trước và 1 cột chái ở
phía sau.

Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà gia chủ đặt người thợ
làm loại nhà to, nhỏ cho phù hợp

- Nhà sàn của người Bru-Vân Kiều: người Bru-Vân Kiều thường dựng nhà với mặt
chính diện hướng về các con suối, lưng tựa vào đồi tạo thành thế án ngữ, rất kiêng
làm nhà ngoảnh mặt về hướng tây bởi họ cho rằng đây là hướng có nhiều ma quỷ, chỉ
hợp với việc chôn cất người đã khuất.

Nhà sàn truyền thống thường có 3 thế hệ cùng chung sống. Phần lớn nhà được dựng
theo lối kiến trúc 4 vài, 3 gian. Buồng luôn nằm ở phía bên trái, là nơi sinh hoạt của
vợ chồng và con nhỏ, được nối với hai gian ngoài bằng cửa phụ. Gian giữa là nơi nghỉ
ngơi của con cái đã trưởng thành và tiếp đón khách. Gian bên phải dành cho ông bà.

Khi chọn đất để xây nhà, gia chủ phải lấy tám hạt gạo, tượng trưng cho tám chiếc cột
bỏ vào một ống tre rồi chôn vào địa điểm được lựa chọn. Sau ba ngày, nếu những hạt
gạo đó còn nguyên vẹn thì đây chính là mảnh đất phù hợp. Nếu không, gia chủ phải
tìm kiếm địa điểm khác sao cho phù hợp và được sự đồng ý của thần linh.

Sau khi tìm được mảnh đất ưng ý, người Vân Kiều vào rừng chọn gỗ. Ngoài việc xin
phép chủ làng, gia đình còn phải cúng tế thần rừng và cam kết không xâm phạm rừng
ma. Trong lúc đốn gỗ, người Bru-Vân Kiều không dùng những cây bị vướng lại. Họ
cho rằng ma quỷ đã cố ý làm cây bị vướng và thứ gỗ đó phải ở lại với rừng.

Nhà sàn của người Bru-Vân Kiều chủ yếu được dựng từ gỗ, mây, tre, nứa, lá tranh...
Nhà sàn được kết cấu bởi bộ khung áp vào 8 cột gỗ chịu lực. Cột cái là cây cột đầu
tiên được dựng lên và không thay đổi vị trí trong suốt thời gian ngôi nhà tồn tại. Kết
cấu kèo luôn tuân theo các con số chẵn 4, 6, 8.

C. VĂN HÓA TRANG PHỤC


- Trang phục của người Kinh: Không biết từ khi nào, người ta đã quen với tà áo dài
tím xứ Huế. Chiếc áo dài với kiểu ráp tay Raglan, áo ôm khít cơ thể, cách nối tay từ
cổ chéo xuống giúp người mặc thoải mái và linh hoạt hơn, hai tà trước và sau được
nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Áo dài xuất hiện mọi lúc mọi nơi không
chỉ vào những ngày lễ truyền thống mà còn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nữ sinh vào mỗi thứ 2 đầu tuần đều mặc đến trường với tà áo trắng phấp phới. Những
nhà giáo khoác lên bộ áo dài, đứng trên bục giảng, tay cầm phấn trắng dạy từng con
chữ. Những nữ tiếp viên trong bộ áo dài truyền thống bay khắp năm châu. Giữa hàng
nghìn trang phục cưới trắng tinh lộng lẫy vẫn luôn thấp thoáng hình ảnh áo dài truyền
thống của đôi tân lang tân nương. Chính bởi vì kiểu dáng ôm khít cơ thể và tà áo
buông thả làm nên nét duyên dàng, thướt tha nên mỗi một chiếc áo dài đều được may
theo số đo riêng của từng người và chỉ dành riêng cho người đó.
- Trang phục thổ cẩm xứ Thanh - Nghệ: Trang phục thổ cẩm từ lâu đã là nét văn hóa
truyền thống của cộng đồng người Thái ở Nghệ An. “Thổ cẩm” là từ dùng để chỉ
trang phục được dệt bằng những sợi chỉ với màu sắc sặc sỡ. Nói đến trang phục thổ
cẩm, dĩ nhiên không thể không nói đến váy thổ cẩm của người Thái. Váy thường được
các chị em phụ nữ dệt và thêu.

Đối với váy của phụ nữ Thái nhóm Tày Mương thì chỉ thêu phần chân váy riêng phân
thân và đầu váy được làm rời, sau mới chắp lại. Phần chân váy hay còn gọi là “tín
xìn” có nền đen làm chủ đạo, khi dệt thì ở 2 bên mép vải có bố trí xen kẽ một số sợi
vải màu trắng, xanh, đỏ, vàng, ở giữa thêu các họa tiết như rồng nước (ngược hung),
rồng cạn (ngược lạnh), hoa Bọc Tá Nghên (hoa mặt trời), hoa Bọc Hương (hoa hồng),
hươu nai (phan quáng), chim công (nộc nhung), sao 4 cánh (đao), sau đó thêu thêm
các chi tiết nhỏ.

Đối với váy của phụ nữ Thái nhóm Tày Thanh có 3 loại: váy được dệt với màu chủ
đạo là màu trắng có sọc ngang, chân váy có thêu, gọi là "xìn mục"; váy được dệt với
màu chủ đạo là màu đen, thêu ở chân váy, gọi là "xìn đán"; váy dệt đen hoặc thêu toàn
bộ váy, gọi là "xìn my".

Ngoài ra, tùy vào những dịp Lễ, Tết hay những dịp quan trọng mà người phụ nữ sẽ
mặc những chiếc váy khác nhau.

- Trang phục thổ cẩm từ Hà Tĩnh trở vào (người Bru-Vân Kiều): Trang phục thổ
cảm của người Bru-Vân Kiều thường là do phụ nữ dệt. Ban đầu họ tự dệt và thêu cho
chính mình, sau đó là cho những thành viên trong gia đình.

Trang phục của người phụ nữ Bru - Vân Kiều gồm váy và áo. Váy của phụ nữ là váy
mở, là kiểu váy chỉ có một tấm vải được cuốn tròn ở phía thân dưới. Áo trên được
thiết kế theo kiểu không có cổ (cổ khoét), có hoặc không có tay áo. Đàn ông Bru -
Vân Kiều mặc trang phục đơn giản hơn. Áo của họ không có tay áo, cổ áo. Khi mặc
thường luồn từ dưới qua cổ áo.

- Ngoài ra, nói đến trang phục của người dân Bru - Vân Kiều, người ta không khỏi nhắc
đến những trang phục truyền thống như Xân, áo “Ada”, chiếc khăn Đam nối tiếng.
Chiếc khăn đam là trang phục truyền thống của đồng bào, được dệt bằng vải có dải
ngang, hai đầu có xúc tua, dài khoảng gần 1 mét, thường có màu sắc sặc sỡ, dùng
quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy. Người dân Bru - Vân Kiều sử dụng
Xân, Ada, khăn Đam trong ngày lễ tết, ma chay, cưới xin và trong cả đời sống sinh
hoạt hằng ngày.

D. NGHỀ THỦ CÔNG


- Làm gốm đất nung ở Cổ Đạm, Hà Tĩnh: Cổ Đạm là vùng đất nổi tiếng về truyền
thống văn hóa và lịch sử, cái nôi của làm gốm đất nung truyền thống, mang sắc thái
khá đặc thù của một làng nghề thủ công ở Bắc Trung Bộ. Với những dụng cụ thô sơ,
đơn giản, chủ yếu làm từ gỗ và tre cùng đôi tay khéo léo, người dân Cổ Đạm đã gây
dựng nên một dòng gốm nổi tiếng.

Đất sét làm gốm thường có hai loại, một loại mềm và dễ nhào trộn, loại còn lại thì khô
và cứng hơn. Không có một công thức hay tỉ lệ cụ thể nào để pha trộn hai loại đất sét
với nhau nhưng bằng kinh nghiệm và cảm nhận, những người thợ làm gốm nơi đây
vẫn tạo ra được loại đất tốt nhất cho việc làm nồi.

- Làm chiếu cói ở Nga Sơn, Thanh Hóa:


Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Cái đặc trưng của chiếu Nga Sơn ấy là sự óng chuốt, mềm mại mà không ở đâu hơn
Nga Sơn có sợi cói nhỏ, dài và mềm mại đến vậy. Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng
đay sợi mắc lên thành từng hàng theo chiều dài sợi nọ cách sợi kia khoảng 1 cm trước
khi mắc đay người ta xuyên những sợi đay qua lỗ cái "go". Mỗi "và chiếu" gồm 2
người dệt, 1 người mắc sợi cói vào một cái văng (làm bằng tre, nứa) rồi văng qua "và
đay" (lúc này người ngồi trên và đay nghiêng go để và đay chia làm 2 một nửa trên,
một nửa dưới để sợi cói được văng vào) và một người dập go. Để dệt được một lá
chiếu đẹp thì 2 người mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Nếu dệt chiếu cải hoa thì phải
nhuộm cói bằng phẩm màu, và phải mất 1 ngày 2 người mới dệt được một lá chiếu.
Chiếu dệt màu trắng thường được in hoa văn rồi đem hấp cho chín phẩm màu. Khi dệt
hết 1 và chiếu (thường thì khoảng 2 lá chiếu) thì được cắt ra và ghim những đầu đay
để thừa để giữ cho cây cói không bị bong ra khi sử dụng.

- Làm nón ở Hạ Thôn, Quảng Bình: Làng Hạ Thôn từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm
nón truyền thống. Trải qua những thăng trầm, biến động của thời gian và cuộc sống,
các thế hệ người dân nơi đây vẫn "giữ lửa" cho nghề truyền thống của quê hương, giữ
gìn "hồn" nón Việt trong từng sản phẩm, khiến mỗi du khách đến đây đều mê mệt nét
đẹp của nón lá Hạ Thôn.

Ngày nay, Hạ Thôn có 2 loại nón lá: nón lá xanh và nón lá dừa. Chiếc nón lá xanh
dựa trên khuôn mẫu của chiếc nón bài thơ ở Huế, được làm hoàn toàn từ thiên nhiên,
được bố trí 3 lớp và có 16 vành được làm bằng tre, nứa vót tròn. Nón lá dừa được làm
từ lá dừa, tạo ra những chiếc nón vô cùng đẹp mắt và duyên dáng.

- Làm nón lá ở Tây Hồ, Thừa Thiên - Huế: Từ lâu, nón lá Huế đã trở thành văn hóa
truyền thống của người dân Việt Nam. Không chỉ người Việt mà ngay cả du khách
nước ngoài đến Việt Nam đều muốn mang chiếc nón lá mộc mạc về làm quà. Chính
vì vậy, nghề làm nón lá đã ra đời. Một trong những làng nghề làm nón lá nổi tiếng ở
Huế không thể không nhắc đến Tây Hồ, cách thành phố Huế chừng 12km, là cái nôi
của chiếc nón bài thơ

Một chiếc nón lá đơn sơ tưởng chừng như rất đơn giản cho đến khi tự tay làm ra, đến
đây mới hiểu thêm sự vất vả, kỳ công cũng như khéo léo của những đôi bàn tay chân
chất. Người làm phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, lá non của
cây Bồ Qui Diệp sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng và ủi cho
phẳng. Tiếp theo là chuẩn bị khung chóp từ 16 nan tre vót nhỏ để chằm. Đến đây
chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh những cô thiếu nữ đang tuổi trăng rằm tự học chằm nón.
Điều làm nên nét riêng của nón Huế chính nằm ở khâu chằm. Nón Huế bao giờ cũng
được làm từ hai lớp, người thợ phải khéo léo để khi chêm lá không bị chồng lên nhau
nhiều lớp, giúp nón mỏng và thanh. Sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để
nón vừa đẹp vừa bền.

- Làm hương ở Thủy Xuân, Thừa Thiên - Huế: Một món nghề truyền thống của ông
cha từ lâu đã trở thành nghề kiếm sống của người dân Thủy Xuân. Bột hương thường
gồm: ngũ vị thuốc bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, bạch đàn,
quế…hòa với nước, trộn lại với nhau. Lõi hương được làm từ ruột tre già chẻ nhỏ
phơi nắng nhiều ngày. Bột hương trộn dẻo rồi được se quanh lõi hương rồi đem đi
phơi nắng. Người làng Thủy Xuân vẫn lưu giữ cách làm hương truyền thống thay vì
máy se hương để giữ gìn nét truyền thống, “hồn cốt” của nghề. Làng hương Thủy
Xuân có đủ các loại hương như: hương quế, hương dầu sả, hương thơm tẩy mùi,
nhang vòng, nụ trầm, nổi bật nhất là hương trầm.
- Đúc đồng ở Cồn Cát, Nghệ An: Đúc đồng từ lâu đã là một trong những nghề cổ và
tinh xảo nhất ở Việt Nam. Một trong những làng đúc đồng nổi tiếng phải nói đến Cồn
Cát, Nghệ An. Nghề đúc đồng vô cùng công phu, phải qua nhiều công đoạn phức tạp
tmới cho ra thành phẩm.

Trước hết là đúc phôi. Sau khi đã có khuôn, các nghệ nhân cho rót hợp kim đồng
nung chảy vào khuôn. Hợp kim với tỷ lệ thích hợp sao cho sản phẩm bền đẹp, không
nứt rạn là tài nghệ riêng của mỗi lò đúc. Khi đã có được hình dáng, chất lượng thô
như ý, người thợ đồng bước vào giai đoạn chạm khắc các hình thù lên sản phẩm.

Có các loại hình chạm khắc nổi, chạm khắc chìm, tạo hoa văn, cảnh vật, muông thú.
Phải là người thợ khéo léo, dày dạn kinh nghiệm mới có thể thể hiện được nét tinh
xảo của hoa văn chạm khắc.

- Nghề đan lát của người Khơ-mú: Đan lát đã từ bao đời nay là nghề thủ công có
truyền thống lâu đời và rất nổi tiếng của người Khơ Mú. Nghệ nhân Vì Văn Sân từng
chia sẻ: "Đã là người Khơ Mú ta thì ai cũng biết đan, chỉ có điều là đan đẹp hay chưa
đẹp mà thôi. Để đan được một chiếc mâm đẹp và bền phải mất 5 ngày công. Với ghế
mây thì chỉ 1 ngày có thể hoàn thành. Ngày nay, nhiều gia đình đã dùng những sản
phẩm mới mua ở chợ về nhưng không phải vì thế mà nghề truyền thống này bị mất
đi".

Đan lát được coi là công việc của người đàn ông, người đàn ông Khơ Mú càng cao
tuổi thì kinh nghiệm và kỹ thuật đan lát càng giỏi. Tùy từng loại sản phẩm, người Khơ
Mú sử dụng những kỹ thuật đan lát khác nhau.

Các cụ già thì đan những vật dụng có kỹ thuật phức tạp và khó đan như đan bem, đan
gùi, trẻ thì đan những đồ dùng đơn giản, từ đơn giản dần dần sẽ nâng lên các kỹ thuật
phức tạp hơn. Cứ như thế, nghệ thuật đan lát của người Khơ Mú ngày càng tăng tỷ lệ
thuận với tuổi đời của mỗi con người.

- Chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên, Thừa Thiên - Huế: Cái độc đáo của nghề chạm khắc
gỗ Mỹ Xuyên nằm ở sự tỉ mỉ, nghệ thuật trong từng sản phẩm. Nghề chạm khắc gỗ ở
Mỹ Xuyên chiếm vị trí và có giá trị khá cao về trang trí nên có nhiều dạng khác nhau
như chạm lộng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm lồng, chạm khảm.Từ
những khúc gỗ thô sơ, qua bàn tay của người thợ liền trở thành những sản phẩm mỹ
nghệ mang những tinh hoa của một làng nghề.
- Dệt zèng của người Tà Ôi: Trong văn hóa của người Tà Ôi, tấm zèng (thổ cẩm)
được coi như thước đo nhiều giá trị trong đời sống. Để làm ra loại zèng bền đẹp, có
họa tiết, hoa văn tinh tế những người phụ nữ Tà Ôi phải trải qua nhiều công đoạn
công phu, cầu kỳ. Khung dệt của người Tà Ôi được làm bằng khung tre hoặc gỗ rời,
khá đơn giản và gọn nhẹ. Nhờ vậy phụ nữ Tà Ôi có thể mang bộ khung dệt tới bất cứ
đâu và dệt bất cứ khi nào thấy thuận tiện. Những tấm zèng có các màu chủ yếu: Đen,
trắng, vàng, đỏ, xanh lá và tím. Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà người Tà Ôi
sẽ sử dụng những tầm vải zèng khác nhau
- Dệt sợi gai của người Thổ: Một trong những nét đặc trưng của bộ váy áo truyền
thống của đồng bào Thổ chính là váy được dệt bằng sợi gai, không chỉ váy, mà chỉ vá,
dệt chăn, khăn, thắt lưng cũng không ngoại lệ. Vải dệt từ sợi gai rất bền, đẹp. Người
con gái Thổ xưa trước khi về nhà chồng đều chăm chỉ dệt những bộ váy áo, chăn thật
đẹp cho mình và tặng cho gia đình chồng. Cũng từ khung cửi mà nhiều người nên
duyên chồng vợ. Để làm nên những chiếc váy, tấm vải sặc sở, người dệt còn tự tìm
những loại rau củ để tạo thành màu nhuộm.

Để dệt những tấm sợi gai như ý, người Thổ rất quan tâm đến công cụ chế biến sợi như
dao bóc sợi, dao tước sợi, nồi đồng to để luộc sợi gai và thanh tre vót nhọn để se sợi.
Công cụ để dệt là bàn làm bằng tre, khung cửi, tấm ghế băng để ngồi và trục cuốn vải.
Khuôn dệt dài được vót nhẵn từ những nan tre già để khi dệt mà dận chân đòn thì tạo
được khe hở cho con thoi chạy qua. Con thoi làm bằng gỗ nghiến hoặc bằng sừng,
thanh văng được làm bằng cột tre già để giữ cho mặt vải luôn đều sợi. Vải dệt từ sợi
gai có dộ mịn, đẹp và rất bền được đánh giá khá cao cả về hình thức và giá trị sử
dụng. Tuy nhiên, ngày nay nghề dệt sợi gai đang đứng trước nguy cơ mai một, phần
vì những người ngày xưa không đủ sức để dệt, phần vì những người ngày nay không
mấy quan tâm đến việc gìn giữ nghề truyền thống. Dù vậy, dệt sợi gai cũng người Thổ
vẫn là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, và bất kì nét văn hóa nào cũng cần được
lưu truyền đến mai sau.

- Nghề gốm ở Lò Chum, Thanh Hóa: Gốm Lò Chum vốn là những sản phẩm nổi
tiếng cả nước bởi độ bền và đẹp của nó. Một sản phẩm hoàn thiện phải trải qua nhiều
công đoạn. Đất khi được mua về sẽ được người thợ vẩy 1 lượng nước thích hợp để ủ
mềm đất rồi dùng lực của đôi chân để đánh cho tơi, cho dẻo, sau đó mới nhào nặn và
đưa lên bộ quay. Lúc này người thợ dùng thao tác vần, chuốt để tạo hình rồi ve cho
mịn bề mặt sản phẩm. Khi những khối đất thô đã thành hình, trước khi cho vào lò
nung, người thợ phải đem sản phẩm ra phơi nắng cho thật khô để tránh sức nóng từ lò
nung làm nứt vỡ. Thời gian nung trong lò kéo dài khoảng 3 ngày là kết thúc. Mỗi lô
hàng được ra lò có thể tới hàng nghìn sản phẩm.

IV. PHONG TỤC, TẬP QUÁN, LỄ HỘI, NGHỆ


THUẬT DÂN GIAN
A. Phong tục, tập quán, và lễ nghi gia đình
1. Tục nhuộm răng đen
“Răng đen ai nhuộm cho mình
Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say.”

Nhuộm răng đen xưa đã trở thành một tục phổ biến và không thể thiếu của người con gái Việt Nam.
Tục lệ này có từ thời Hùng Vương, cùng với tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của các bộ
tộc người Việt cổ.
Kinh đô Huế được coi là nơi cực thịnh của nghệ thuật nhuộm răng.
Để nhuộm một hàm răng đen bóng, đẹp thì thuốc nhuộm răng phải có bột cánh kiến, nước cốt chanh,
phèn đen, nhựa của gáo dừa tạo thành một công thức pha chế đặc biệt mà không ai cũng làm được.
Bên cạnh đó quá trình nhuộm răng phải trải qua nhiều bước, công đoạn phức tạp và kéo dài thời gian.
Theo thời gian thì màu răng có thể sẽ bị phai bớt. Do đó người ta cần phải nhuộm lại. Đàn ông thì nhuộm
lại độ 1,2 lần, còn phụ nữ thì mỗi năm nhuộm lại một lần, đến độ qua 30 tuổi cũng không nhuộm lại nữa. Ở
thế hệ ngày nay, hình ảnh những hàm răng óng ả của người bà, mẹ, và cả những cô thiếu nữ chỉ còn là
trong quá khứ qua các câu ca dao, câu chuyện lịch sử… Nhưng rõ ràng một điều là tục nhuộm đã thể
hiện quan niệm thẩm mỹ của cha ông ta trong suốt 1 thời gian dài, và là một tục lệ cổ truyền mang
đậm chất văn hóa.

2. Tục ăn trầu, hút thuốc

2.1 Tục ăn trầu


Trầu cau vừa là biểu hiện văn hóa, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo: “Miếng trầu là
đầu câu chuyện”, miếng trầu làm người với người gần gũi nhau hơn. Và với các nam nữ thanh
niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội
nước. Miếng trầu nhân lên niềm vui, sự tri kỷ và sự thành kính của người đối với người.
Bộ dụng cụ ăn trầu thường được làm bằng đồng, bạc, gốm, gồm: cơi đựng trầu, bình vôi, chìa
vôi, ống nhổ, dao bổ cau, ống ngoáy, chìa ngoáy,... được chạm trổ, vẽ hoa văn, phong cảnh
quê hương đất nước, hoa lá hay động vật rất đẹp trên mỗi dụng cụ nhằm đánh dấu sự ra đời,
tồn tại của bộ dụng cụ ăn trầu tùy theo tầng lớp giàu sang hay nông dân.
“Bồng em mà bỏ vô nôi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An”
Miếng trầu gồm 4 loại nguyên liệu: cau có vị ngọt, lá trầu không có vị cay, rễ vị đắng và vôi
vị nóng. Cây cau vươn cao biểu tượng của trời (dương). Vôi chất đá biểu tượng của đất (âm).
Dây trầu mọc từ đất lên, quấn quýt thân cau, biểu tượng cho sự trung gian. Tục ăn trầu cũng
giúp cho hàm răng được nhuộm đen của bà, của mẹ, của cô thêm sáng bóng và óng ả hơn.
Tục ăn trầu chia làm hai loại:
- Được dùng trong cuộc sống hàng ngày để tiếp khách, mang giá trị đời thường
- Là một thứ không thể thiếu trong buổi tế lễ thần, lễ gia tiên, đám hỏi, lễ mừng thọ….
Ở đây còn phổ biến một tập tục đó là thờ ông Bình Vôi. Bình vôi khi đã sử dụng cạn thì đổ
thêm vôi đã tôi vào, lâu ngày, lớp vôi cũ đóng chặt vào thành bình phía trong và cứng dần,
làm cho lòng bình hẹp dần không thể dùng được nữa. Người ăn trầu mang bình vôi đến bỏ
dưới gốc cây cổ thụ trong làng, vào những ngày lễ cổ truyền, người ta sẽ đến thắp hương cúng
ông Bình Vôi. Theo quan niệm của người Việt xưa, cái bình vôi có chức năng như một vị thần
cai quản mọi việc thường nhật trong gia đình nên còn được gọi là "Ông bình vôi" hay "Ông
vôi", tương tự như "Ông táo" trong bếp.

2.2 Tục hút thuốc


Tục hút thuốc lào cực kỳ phổ biến ở vùng Bắc Trung Bộ. Các loại thuốc lào được ưa chuộng
nhất là thuốc lào Kiến An, thuốc lào Vĩnh Bảo ở Hải Phòng.
Có ba dụng cụ để hút thuốc lào phổ biến:
Điếu cày là loại điếu di động rất phổ biến cho đến ngày nay.
Điếu bát: Điếu bát là loại điếu có hình dáng tròn gồm có 3 phần bát điếu, nõ điếu và se
điếu.
Điếu ống: Điếu ống hay còn gọi là điếu dóng: thân điếu tương tự điếu cày nhưng ngắn và
to hơn, làm bằng gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà.
Hút thuốc lào đã trở thành một tập quán, một thói quen của mọi tầng lớp người già trẻ,
trai gái thậm chí cả phụ nữ và trẻ em.
3. Tục cà răng, căng tai của người Bru-Vân Kiều
Bru-Vân Kiều có tục đánh dấu sự trưởng thành của con trai, con gái đó là tục cà răng, căng tai
vô cùng độc đáo, lạ lùng, mang đậm dấu ấn đặc trưng tộc người.
Cụ bà người Bru-Vân Kiều. Ảnh: Tuổi trẻ và Pháp luật
Tục cà răng, căng tai một thời đã được người Bru-Vân Kiều tự hào là chuẩn mực của cái đẹp.
Sáu chiếc răng của hàm trên phải được mài đến sát lợi và vành tai phải được căng ra rộng nhất
có thể mới được xem là người đẹp.
Tục lệ cà răng để đánh dấu sự trưởng thành của con người từ tuổi 13,14 được tổ chức vào dịp
nông nhàn hay khi mùa xuân về, việc cà răng gây nên đau đớn, nhưng có vượt qua thử thách
này, con trai, con gái mới được công nhận trở thành người lớn thực thụ. Cà răng của người
Vân Kiều trước đây thể hiện ý thức làm đẹp cho mình. Nếu ai không cà răng sẽ bị dư luận chê
cười, bạn bè coi thường.
Bên cạnh tục cà răng, tục căng tai cũng là nghi lễ quan trọng bậc nhất giống như bùa hộ mệnh
theo suốt cuộc đời phụ nữ Bru-Vân Kiều. Người Bru-Vân Kiều quan niệm, nếu không có lỗ
tai thì chết sẽ bị thần linh đuổi đi với loài khỉ.
Lỗ tai rộng, dáng tai dài cũng là tiêu chuẩn để đàn ông Bru-Vân Kiều đánh giá mẫu nguời phụ
nữ siêng năng, chăm chỉ. Để có được lỗ tai to rộng, dái tai dài nhất có thể, phụ nữ Bru-Vân
Kiều phải trải qua những năm tháng dài kiên nhẫn, chịu đau, chịu khó. Khi người con gái có
đôi tai căng to đẹp mắt ra dáng quyền quý gia đình sẽ giết trâu ăn mừng.
Qua tháng năm, các bản làng nơi vùng núi rừng heo hút đã bắt đầu khá giả lên, nhiều phong
tục dần mai một, tục cà răng, căng tai cũng không ngoại lệ. Giờ đây cà răng, căng tai chỉ còn
tồn tại trong cộng động người già.

4. Tục đi Sim của người Bru-Vân Kiều


Đi Sim là một nét văn hóa đặc trưng và không thể thiếu của nam nữ thanh niên của người
Bru-Vân Kiều nói chung và Vân Kiều ở Quảng Trị nói riêng. Đi Sim là cách tìm người yêu
của con trai, con gái Bru-Vân Kiều. Tục đi Sim thường diễn ra vào các mùa trăng, nhất là
những đêm trăng sáng. Các đôi trai gái thường hẹn hò với nhau bên những bờ sông, con suối,
hay ở những ngôi nhà Xu giữa cảnh núi rừng thiên nhiên thơ mộng để rồi nên vợ nên chồng.
Trong những lần hẹn hò ấy không thể thiếu những khúc hát giao duyên, làn điệu Oát, làn điệu
Xà nớt. Đi kèm với những làn điệu dân ca là những nhạc cụ truyền thống như kèn amam. Kèn
amam đi kèm với làn điệu Cha-chấp, trong những lần đi Sim và hát giao duyên, con gái là
người giữ kèn. Đây là loại kèn phải có hai người thổi và hát lên làn điệu Cha-chấp để trao đổi
tình cảm, giọng kèn trầm và âm vang.
Ngoài ra còn có kèn Tariền. Kèn này được làm bằng ống trúc, có dùi năm lỗ tạo ra âm thanh
trầm bổng. Kèn Tariền dành cho các chàng trai thổi ở các nhà Xu để thổ lộ tâm tình với các
bạn gái.

5. Tục giỗ sống của người Nguồn


Tục giỗ sống của người Nguồn thể hiện tính nhân văn, giá trị hiếu đạo giữa con cháu đối với
ông bà, cha mẹ ngay khi còn sống. Tục chỗ sống (phiên âm tiếng Việt là giỗ sống) bắt nguồn
từ những câu chuyện khác nhau. Tục giỗ sống bắt đầu từ tháng 12 âm lịch. Đây được xem
như một hoạt động văn hóa không thể thiếu của người Nguồn. Những người con, người cháu
trưởng thành có gia đình riêng cuối năm thường làm một mâm cơm thịnh soạn để giỗ sống
ông bà cha mẹ mình, mâm cơm không nhất thiết phải cao sang nhưng nó phải thể hiện được
tấm lòng hiếu lễ của con cháu đối với ông bà cha mẹ, và thức ăn sẽ được gánh đến nhà bố mẹ.
Bố mẹ và con cái sẽ ăn mâm riêng, càng nhiều thức ăn tự làm lấy thì càng thể hiện sự kính
thành bấy nhiêu. Con cái muốn gánh ngày nào cũng được nhưng anh em trong gia đình không
được gánh trùng nhau.

6. Tục ngủ ngồi của người Đan Lai


Người Đan Lai có nét độc đáo là ngủ ngồi. Ngủ ngồi đã ăn sâu vào máu thịt từ người già đến
người trẻ con, trở thành thói quen thường nhật. Tục ngủ ngồi xuất phát từ câu chuyện về cuộc
trốn chạy kẻ thù trong quá khứ của người Đan Lai. Vì nỗi sợ hãi hoảng hốt khi bị kẻ thù truy
đuổi nên họ không bao giờ dám nằm mà chỉ ngồi ngủ. Dần dần thói quen đó ngấm vào người
họ và trở thành thói quen khó bỏ. Trẻ con lớn lên chỉ cần biết ngồi vững là ngủ ngồi. Nhà của
người ĐAN LAI cũng rất khác so với các tộc khác, nhà của họ không cao to rộng rãi mà nhà
sàn thấp, chỉ dựng nhà nằm lưng chừng đồi, điều tối kỵ không dựng nhà vùng thung lũng,
trong nhà không có giường chiếu, chăn màn, khi nào đi ngủ, cả nhà sẽ quây quần ngủ ngồi
bên đống lửa suốt đêm.
Đặc biệt, người Đan Lai còn có thể ngủ trên cây mỗi khi đi săn bắt, hái lượm để tránh thú dữ.
Hiện dù có nhiều sự thay đổi trong phong tục tập quán, tục ngủ ngồi vẫn được duy trì như nét
văn hóa riêng biệt của tộc người.

B. LỄ HỘI

1. Lễ hội đập trống của người Ma Coong


Đây là lễ hội lớn của người Ma Coong được tổ chúc mỗi năm 1 lần vào ngày 16 tháng Giêng
Âm lịch để mừng mùa trăng mới. Lễ hội được tổ chức tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống xuất phát từ truyền thuyết xa xưa khi con
người bị tấn công và tranh giành thức ăn bởi loài khỉ, vì phát hiện ra khỉ sợ sấm trong một lần
trời giông bão nên già làng đã nghĩ ra cách làm giả tiếng sấm bằng cách bịt da nai lên khúc
cây rỗng ruột rồi lấy que gỗ đánh vào mặt da phát ra tiếng đùng đùng. Để nhớ tưởng công lao
vị già làng, và cầu mùa bội thu, người Ma Coong tổ chức lễ cúng tế vào 16 tháng giêng âm
lịch.

Trước ngày diễn ra lễ hội, cả bản cùng góp gạo nếp để nấu rượu hiêng - dùng để cúng và mời
khách quý. Mỗi tộc họ trong bản được phân công chuẩn bị 1 mâm cỗ với các đồ lễ đủ thực
vật, động vật, đồ uống. Lễ hội đập trống được tiến hành theo hai phần: phần lễ và hội. Ở phần
lễ, già làng sẽ đọc lời khấn cầu trời đất, và thực hiện các nghi lễ truyền thống, đến phần hội
mọi người sẽ nhảy múa, uống rượu và ăn uống, đánh trống quanh đống lửa rực sáng. Ngày
này, còn được gọi là đêm thả cửa, khi mặt trống bị đánh vỡ, các thanh niên nam nữ dắt tay
nhau đi xuyên qua bóng tối, đến những gốc cây hốc đá bên suối Aky để tình tự. Lễ hội đập
trống là đêm của những câu chuyện tình yêu.

2. Lễ hội Ariêu Ping của người Pa-co


Lễ hội Ariêu Ping tức lễ nhà mồ được xem là lễ hội lớn nhất của người Pa kô. Lễ hội Ariêu
ping mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc của đồng bào Pa kô, thể hiện sự tôn kính, hiếu
nghĩa của người đang sống với những người đã khuất. Hình thức tổ chức lễ hội còn thể hiện
sự đoàn kết gắn bó huyết thống trong cộng đồng dân cư, cùng chung tay xây dựng bản làng
no ấm, phồn vinh và hạnh phúc. Lễ hội Ariêu Ping thường được tổ chức 5-7 năm một lần, tùy
theo điều kiện kinh tế của từng vùng và lễ hội thường diễn ra từ 2-3 ngày. Đây là lễ hội lớn,
nên mọi gia đình trong làng đều chuẩn bị lễ vật cúng, lương thực, thực phẩm để thết đãi khách
quý đến dự lễ hội.
Điều có ý nghĩa đặc biệt trong lễ hội Ariêu Ping, đây còn là dịp để người dân cùng ngồi lại,
bàn bạc và tìm cách giải quyết các vấn đề vướng mắc cả về phong tục tập quán lẫn đời sống.

3. Lễ rước thần cá của người Mường


Đây là lễ hội độc nhất vô nhị thể hiện nét văn hóa tộc người đặc sắc. Lễ hội được tổ chức
trang trọng, hoành tráng vào ngày mùng 8 tháng giêng hằng năm, với ước nguyện của người
dân địa phương là cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt.
Mở đầu lễ hội là phần rước thần cá từ suối Ngọc - nằm dưới chân núi Trường Sinh - đưa về
sân vận động của bản để làm lễ khai mạc, báo công với thành hoàng về một năm lao động sản
xuất của đồng bào địa phương và những ước nguyện của năm mới. Sau đó, thần cá tiếp tục
được đưa ra đền thờ ngay chân núi Trường Sinh để cúng tế. Sau phần lễ là phần hội với những
trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mường bản địa như ném còn, chơi đu, đẩy gậy, kéo co
và nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao như hát Xường, ru Mường, thi đấu
bóng chuyền, cầu lông...

4. Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An (Thừa Thiên-Huế)

Hàng năm, đầu tháng Giêng, dân làng tổ chức lễ hội cầu ngư. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để
dân làng tưởng nhớ vị khai canh Trương Quý Công đã thành lập làng, và dạy nghề đánh cá,
nên lễ hội tổ chức đúng vào ngày mất của ông, 12 tháng Giêng âm lịch. Theo truyền thống cứ
"tam niên đáo lệ", 3 năm một lần, thì tổ chức long trọng nhất (Từ ngày 10-12 tháng Giêng
năm Đinh Dậu này sẽ đáo lệ, đúng dịp tổ chức lễ hội cầu ngư như truyền thống). Lễ hội diễn
ra trong 3 ngày, từ mùng 10 tháng Giêng đến 12 tháng Giêng âm lịch. Cả 3 ngày dân làng tắt
bếp, tổ chức ăn cơm chung (theo đơn vị thôn). Lễ hội cầu ngư ở Thuận An, lưu giữ rất nhiều
những giá trị văn hóa truyền thống. Có lẽ vì thế, vùng đất này đã được triều nguyễn phong
tặng bốn chữ “Văn Vật Danh Hương”

5. Lễ hội Hòn Chén

Hàng năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng 2, mồng 3 tháng 3) và thu tế tháng 7, Điện Hòn
Chén lại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế lại tấp nập người trẩy hội Thiên Y
A Na Thánh mẫu. Nghi lễ diễn ra rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày
chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Trong đó đám rước
Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả .
6. Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê
Thái Tổ) tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá nơi an táng vua Lê Thái
Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua, các vua quan nhà
Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm
vẫn mở hội tưởng nhớ, tôn vinh người anh hùng dân tộc này. Phần lễ được thực hiện theo
đúng nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại thời Lê như: Màn trống hội (biểu
diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu; đặc biệt là những nghi thức tế lễ
từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.
Phần hội sẽ là các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Hội thề Lũng Nhai, Lê
Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí
Lam Sơn…
Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có những trò chơi, trò diễn truyền thống của xứ Thanh và
nhiều hoạt động nghệ thuật khác như chiếu phim, biểu diễn chèo, chương trình ca nhạc tân
cổ giao duyên…
Lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống tạo nên dấu ấn của một vùng đất anh
hùng đồng thời góp phần bảo tồn nền văn hoá của dân tộc.

7. Lễ hội Bà Triệu
Lễ hội Bà Triệu được tổ chức hàng năm từ 19-24 Âm lịch để tưởng nhớ vị anh hùng Triệu Thị
Trinh – người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248. Các
nghi lễ chủ yếu được diễn ra trong lễ hội như rước kiệu, tế nữ có Hội trân, hát chầu văn, các
tiết mục diễn tả lại hào khí chống quân Ngô của Bà Triệu…Ngoài các nghi thức lễ trên còn có
lễ Mộc dục. Đây là một nghi thức lễ được nhân dân địa phương rất chú ý, thận trọng, chọn
ngày tốt để hành lễ, thường là ngày 18, 19 tháng 2 âm lịch ở cả 2 nơi đền và đình làng, do ông
từ cả và 3 ông từ phụ chịu trách nhiệm. Tiếp đó, ngày 23 tháng 2 thuộc vào các ngày chính
kỵ, ngày này không tế mà chỉ làm lễ, có một số lễ vật như 100 trứng sống, 100 quả dưa chuột,
3 bát cơm gạo trắng, 3 quả trứng luộc, bánh dày, bánh gai, bánh chưng, bánh mật…

Lễ hội thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của người dân Thanh Hóa, đồng thời tôn vinh
công lao to lớn và khí phách anh hùng của bà Triệu Thị Trinh.

8. Lễ hội Đền Cuông

Lễ hội Đền Cuông được tổ chức long trọng từ ngày 12 đến ngày 16/2 âm lịch, trong đó ngày
chính lễ là 14 và 15/2 tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Theo truyền thuyết, lễ
hội đền Cuông (đền Công) không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi
dấu đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu chạy
trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Lễ hội Đền Cuông chính thức ra đời từ năm 1993, còn
trước đó nó chỉ tồn tại dưới hình thức lễ tế thần. Phần lễ của lễ hội đền Cuông bao gồm năm
lễ: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ đại và lễ tạ. Ngoài ra, còn có thêm lễ túc trực.
Khi tham gia lễ, các vị trong ban hành lễ sẽ mặc lễ phục theo quy định.
Phần hội là phần đặc sắc nhất của lễ hội đền Cuông. Hội được diễn ra từ ngày 14 cho đến hết
ngày 16 tháng hai âm lịch. Hội bao gồm rất nhiều trò chơi dân gian, nhiều hoạt động văn hóa,
thể thao, nhiều hoạt động giải trí….

9. Lễ hội vua Mai Thúc Loan

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 16 tháng giêng hàng năm tổ chức khu mộ vua để
tưởng nhớ công tích của Mai Thúc Loan - Vị vua đã có công lãnh đạo nhân dân nổi
dậy chống lại ách thống trị hà khắc của nhà Đường, lập nên nhà nước Vạn An độc lập,
tự chủ ở thế kỷ VIII (722-726).

Lễ hội Vua Mai là lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An, lễ hội được tổ chức theo quy mô vừa
nhưng vẫn mang những nghi thức chung như nhiều nơi trong tỉnh và cả nước: lễ tế,
rước kiệu, đua thuyền, hội vật…

Phần lễ: diễn ra trong 3 ngày.

• Ngày 13/1: Lễ khai quang tại mộ, đền thờ và mộ thân mẫu Vua Mai

• Ngày 14/1: Lễ yết cáo tại khu mộ, đền thờ và mộ thân mẫu Vua Mai.

• Ngày 15/1: Đại tế.

Các trò chơi dân gian xưa: Đấu vật, đua thuyền, hát văn, hát đối, hát ví, đánh đu, leo
cột mỡ, đi cà kheo, cướp cờ, đánh cờ….trong đó đua thuyền là vui vẻ và độc đáo nhất
còn các trò chơi như đấu vật, hát đối, đánh đu là kéo dài ngày nhất.
Thông qua lễ hội, các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên sẽ hiểu rõ được cội
nguồn của dân tộc, công lao đức độ của Vua Mai cùng các tướng lĩnh của ông. Các
giá trị truyền thống như yêu nước, đoàn kết cộng đồng, hiếu học đã được nhắc lại và
trao quyền cho các thế hệ trẻ.

10. Lễ hội Pôồn Pôông


Pồôn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, có người cho rằng nó bắt nguồn từ sử thi “Đẻ đất, đẻ
nước”. Trong tiếng Mường, “Pồôn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là
bông, bông hoa; “Pồôn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa.
Tổ chức lễ hội này, người Mường mong muốn cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, nhà
nhà hạnh phúc. Lễ hội vừa mang tính nghi lễ cầu phúc, cầu an vừa mang tính chất giao duyên
nam nữ.
Lễ hội được tổ chức hằng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng
Bảy, hay mùa gặt gọi là lễ hội mùa mừng cơm mới. Chủ của lễ hội là Ậu Máy và các nhân vật
như: Enh chàng - Bông danh, nàng Choóng long - Đồng thiếp, Nàng Quắc - cô nàng lắm lý lẽ,
vẽ công, vẽ việc cùng tham gia diễn trò.
Lễ hội Pồôn Pôông gồm có hai phần, phần lễ và phần hội (diễn trò). Trong đó Ậu máy có vai
trò như một người thầy cúng, là người dùng văn vần kể lại giai thoại sinh ra trời đất, thông
báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu, dân làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã
cho mưa thuận gió hòa, người người hạnh phúc và mời thần tổ, vua cha về vui chơi…
Sau phần lễ của Ậu máy là phần hội. Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây Bông, mô phỏng
lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của người
Mường.
Ngày nay, dù rất nhiều loại hình văn hóa đang len lỏi vào đời sống văn hóa của đồng bào
nhưng Pồôn Pôông không chỉ được tổ chức rộng rãi trong các lễ hội của người Mường mà còn
được tổ chức trong các dịp lễ tết của đất nước như Quốc khánh 2/9, Tết Nguyên đán... Lễ hội
và các trò diễn Pồôn Pôông ngày càng có sức sống mãnh liệt, đó là món ăn tinh thần không
thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Mường trên mảnh đất Ngọc Lặc, Thanh Hóa
hôm nay.

11.Lễ hội Bơi chải làng Cảnh Dương


Theo thông lệ hai năm một lần, đúng vào dịp mùng 2/9, nhân dân xã Cảnh Dương lại nô
nức tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống. Ngoài ý nghĩa cầu ngư, lễ hội còn là dịp để
những người dân chuyên nghề biển trổ tài điều khiển con thuyền vượt qua sóng nước,
phát huy thể lực, rèn luyện tính đồng đội, kỹ thuật tay nghề.

Khác với nhiều lễ hội bơi chải (đua thuyền) ở các địa phương khác chủ yếu diễn ra trên
sông nước, kênh rạch..., lễ hội bơi chải làng Cảnh Dương lại diễn ra trên mặt biển.

Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ cầu ngư này là nghi lễ đọc văn tế Thần Ngư. Mô ̣t vị cao niên có
uy tín nhất được làng cử ra để dâng hương và đọc văn tế. Bài văn tế thể hiêṇ lòng biết ơn sự che
chở, nâng đỡ của cá Ông và cá Bà với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời khẩn cầu
về mô ̣t mùa biển yên bình, bô ̣i thu.

C. ÂM NHẠC

1. Ví, dặm Nghệ Tĩnh


Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, còn có tên gọi khác là Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, là hai lối hát
dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng .

2. Hò khoan ở Quảng Bình


Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy, điệu hò khoan mộc
mạc, sâu lắng, lay động lòng người. Hò Khoan Lệ Thủy có lối hát dung dị và gần gũi, làn điệu dân
ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân quê hương đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với
những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc đó, hò khoan Lệ Thủy đã chính thức được công nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

3. Hò Sông Mã ở Thanh Hóa

“Vắng cơm một bữa chẳng sao


Vắng em một bữa lao đao cả ngày
Vắng em chỉ một phiên đò
Trầu ǎn chẳng có chuyện đò thì không”
Các làn điệu Hò sông Mã được hát theo lối xướng – xô, câu kể của một người bắt cái
(thường là người cầm lái) được luân phiên với câu đồng thanh phụ họa của các trai đò.
Các điệu hò được thể hiện theo suốt chặng đường đò đi. Khi con thuyền bơi ngược dòng
nước, người ta thể hiện điệu Hò đò ngược, sau mỗi câu kể của người bắt cái như hiệu lệnh
để cùng thống nhất động tác lấy đà, các trai đò vừa hùa nhau hát câu xô vừa chống sào
đẩy thuyền tiến về phía trước. Khi con thuyền phải đối đầu với thác ghềnh, các câu xướng
– xô trong Hò vượt thác đều ngắn gọn, chắc nịch. Khi thuyền thong dong trôi theo dòng
nước êm ả, người giữ tay lái cất giọng hò các làn điệu Hò xuôi dòng, bốn trai đò chia ra
hai bên mạn thuyền thong thả chèo vừa hòa giọng xô vừa nhịp nhàng giậm chân lên mặt
ván.

4. Hò Huế
Ru em em ngủ cho muồi

Đề mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu…

… Cảm thương nỗi thân đem gửi dát

Đoái trông chừng hòn hoả theo mây…

hò Huế có hàng mấy chục điệu khác nhau, tùy tình, tùy hoàn cảnh mà mang khí vị khác
nhau.Từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa hài nhi đã nghe tiếng hò ru con của mẹ. Đến lúc
đi hết một đời người, nhắm mắt xuôi tay, người về cát bụi lại “nghe” giọng hò đưa linh.

You might also like