STCW Công Ước Và Luật - Capt. Tiếu Văn Kinh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 453

IMO

STCW
INTERNATIONAL CONVENTION ON
STANDARDS OF TRAINING,
CERTIFICATION AND
WATCHKEEPING FOR SEAFARERS
INCLUDING 2010 MANILA
AMENDMENTS
STCW Convention and
STCW Code

2011 EDITION
1
2
TỔ CHỨC HÀNG HẢI QUỐC TẾ
INTERNATIONAL MARITIME ORGANIZATION

STCW
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ
TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN,
CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA
CHO THUYỀN VIÊN, 1978

Bao gồm sửa đổi Manila 2010


về CÔNG ƯỚC STCW
và BỘ LUẬT STCW
Người dịch:
Thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh
(Từ nguyên bản tiếng Anh,
Phiên bản 2011 của IMO)

NHÀ XUẤT BẢN GTVT


7.2012

3
4
MỤC LỤC

Trang
Lời của Nhà xuất bản …………………………………………………………………………… 7
Lời tựa…………………………………………………………………………………………………………………… 9
Lời người dịch………………………………………………………………………………………………………… 11

Lời nói đầu ……………………………………………………………………………………………………………. 13


Công ước STCW
Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên, 1978 ………………………………………………….. 15

Bộ luật STCW
Đào tạo, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên ……………………………… 91

5
6
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Vận tải biển mang tính quốc tế cao, giáo dục và đào tạo đội ngũ thuyền viên phải
tuân theo chuẩn mực của “Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện, Chứng
nhận và trực ca cho Thuyền viên” (STCW) của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Từ khi ra đời vào năm 1978, Công ước đã qua nhiều lần bổ sung sửa đổi, lần sửa đổi
mới nhất được thông qua tại Hội nghị ngoại giao Manila, Philippine vào 25 tháng 6 năm
2010, có hiệu lực từ 01/01/2012. Sửa đổi Manila là nhằm đương đầu với những thách
thức mới và nhắm tới những mục tiêu cao hơn của vận tải biển toàn cầu. Nếu trong một
thời gian dài trước đây, IMO đã theo đuổi mục tiêu “Vận tải biển an toàn hơn, biển cả
trong sạch hơn” (Safer Shipping, leaner Oceans), thì mục tiêu hiện nay của IMO đã sửa
đổi thành “Hàng hải an toàn, an ninh và hiệu quả trên biển sạch” (Safe, Secure and
Efficient Shipping on Clean Oceans).

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này của
IMO ngày 18 tháng 3 năm 1991 và trở thành quốc gia thành viên của Công ước. Cho đến
nay, cùng với việc đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, nhờ quán triệt các tiêu chuẩn
giáo dục đào tạo theo Công ước, chất lượng thuyền viên Việt Nam đã nâng cao đáng kể.

Để có một nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng cao hơn, đáp ứng kịp thời đòi
hỏi hội nhập sâu và toàn diện cho vận tải thương mại quốc tế, thực hiện Nghị quyết
09/NQ-TW ngày 9/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương về "Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020", các cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ sở đào tạo đang tích cực
triển khai thực hiện các yêu cầu mới của Công ước và Bộ luật STCW đã sửa đổi.

Là một Kỹ sư, Nhà giáo, Thuyền trưởng đi biển tâm huyết và yêu nghề, Nhà giáo, tác
giả Tiếu Văn Kinh là cộng tác viên lâu năm của Nhà xuất bản, tác giả của bộ sách "Sổ tay
Hàng hải" được độc giả đánh giá cao. Thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh dịch bản Công ước
SCTW với mong muốn đáp ứng nhu cầu tham khảo của các cơ quan quản lý chuyên
ngành, cơ sở đào tạo huấn luyện và các công ty vận tải biển. Nhà xuất bản xin chân thành
cảm ơn tác giả và trân trọng giới thiệu bản dịch cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản Giao thông vận tải

7
8
LỜI TỰA

Một đặc thù của ngành hàng hải là tính quốc tế hoá cao. Trong sử dụng nguồn
nhân lực, thuyền bộ đa quốc tịch trên các con tàu chạy tuyến quốc tế đã trở thành bình
thường và điều này đòi hỏi mỗi thuyền viên phải đạt được những năng lực phù hợp với
một chuẩn quốc tế chung. Mặt khác, với những con tàu có thuyền bộ đơn quốc tịch thì do
việc phải di chuyển giữa các cảng của những quốc gia khác nhau cũng đòi hỏi thuyền
viên của chúng phải đạt được các chuẩn này.

Việc đạt được “chuẩn đầu ra” trong đào tạo huấn luyện cho một ngành ở bình
diện quốc tế là rất khó nếu không có một khuôn khổ chung, và may mắn thay ngành
hàng hải đã có được chuẩn chung này, đó là Công ước quốc tế về đào tạo huấn luyện,
chứng nhận và trực ca cho thuyền viên (STCW). STCW ra đời từ năm 1978, vừa được
sửa đổi, bổ sung tại Hội nghị Manila năm 2010 và có hiệu lực từ 1/1/2012, đã đặt ra
nhiều vấn đề mới. Là thành viên của Công ước này từ năm 1991, Việt Nam đã và đang
thể hiện trách nhiệm của mình bằng việc triển khai các hệ thống quản lý, đào tạo và
chứng nhận theo quy định của Công ước. Đối với việc triển khai Công ước STCW sửa đổi,
chúng ta đang xem xét sửa đổi các chương trình đào tạo huấn luyện, tăng cường năng
lực cho các cơ sở đào tạo huấn luyện cũng như hoàn thiện hệ thống quản lý nhằm đáp
ứng các tiêu chuẩn do Công ước này đặt ra. Để làm tốt điều này thì việc hiểu đúng Công
ước là đặc biệt quan trọng.

Trong bối cảnh khả năng tiếng Anh của một số đơn vị chức năng và cá nhân liên
quan còn hạn chế, chúng ta cần có một bản dịch Công ước sang tiếng Việt sao cho
chuyển tải được đúng các thuật ngữ chuyên ngành cũng như tinh thần và mục tiêu mà
Công ước muốn đạt tới. Bản dịch Công ước STCW của Kỹ sư, Thuyền trưởng và Nhà giáo
Tiếu Văn Kinh là mong muốn của cá nhân Ông góp phần cùng với ngành Hàng hải Việt
Nam thực hiện tốt Công ước. Bản dịch đã được thực hiện bằng năng lực cao của một Nhà
giáo có trên 20 năm làm công tác giảng dạy, và với kinh nghiệm hơn 20 năm làm thuyền
trưởng và làm công tác quản lý ở một số Công ty vận tải biển, đặc biệt là với nhiệt tâm
của một người suốt đời gắn bó với ngành hàng hải chắc chắn sẽ giúp cho độc giả nắm
được cái “thần” của Công ước. Cùng với Bộ sách đồ sộ “Sổ tay hàng hải” đang được lưu
hành rộng rãi trong ngành, bản dịch Công ước này của tác giả chắc chắn sẽ là tài liệu bổ
ích cho các sỹ quan, thuyền viên và các cơ quan quản lý chuyên ngành, các công ty hoạt
động trong ngành hàng hải, nhà trường và các cơ sở đào tạo.

Xin bày tỏ lòng kính phục với tác giả và trân trọng giới thiệu bản dịch này với bạn
đọc.

NGUT, TS Nguyễn Văn Thư


Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT
Thành phố Hồ Chí Minh.

9
10
LỜI NGƯỜI DỊCH

Bản dịch này được thực hiện từ nguyên bản “International Convention on
Standards of Training, Certificaton and Watchkeeping for Seafarers STCW
including 2010 Manila Amendments STCW Convention and STCW Code” do Tổ
chức hàng hải quốc tế IMO ấn hành năm 2011. Ấn phẩm này nằm trong danh
mục tài liệu bắt buộc phải có trên mỗi tàu chạy tuyến quốc tế.

Mong muốn bản dịch có thể hỗ trợ cho thuyền viên, các công ty vận tảỉ biển,
các cơ quan quản lý chuyên ngành, nhà trường và các cơ sở đào tạo tiếp cận
nhanh chóng và thấu đáo toàn bộ nội dung Công ước và Bộ luật nhằm triển khai
thành công một công cụ quan trọng cho sự nghiệp đào tạo đội ngũ thuyền viên
chất lượng cao phục vụ cho chiến lược biển quốc gia.

Một số đồng nghiệp đề nghị bản dịch được in dưới dạng song ngữ để tiện
đối chiếu, nhưng nhận thấy một quyển sách song ngữ như vậy quá dày, phải gần
đến một ngàn trang, có thể không thuận tiện cho bạn đọc khi sử dụng. Các bạn
có thể đọc bản dịch kết hợp tham khảo bản Anh ngữ bên cạnh.

Chuyển ngữ một văn bản pháp luật là một việc khó, nhưng nóng lòng muốn có
một bản dịch đầy đủ để phục vụ cho mục đích chung, người dịch đã cố gắng vượt
qua trở ngại, hy vọng lột tả toàn bộ tinh thần và nội dung của Công ước và Bộ
luật STCW. Tuy nhiên, có thể có một số thuật ngữ chuyên ngành còn chưa thống
nhất rộng rãi, hoặc có thể còn có chỗ chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của câu chữ,
thậm chí có thể có sai sót trong bản dịch. Người dịch sẵn sàng lắng nghe ý kiến
đóng góp của quý đọc giả.

Thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh


E.mail: tvkinh@yahoo.com

11
12
Lời nói đầu*1

Việc xem xét một cách toàn diện Công ước STCW 1978 bắt đầu từ tháng 1 năm 2006 và kết thúc
ở Hội nghị của các Thành viên tham gia Công ước, họp tại Manila, Philippines từ ngày 21 đến 25
tháng 6 năm 2010 và đã thông qua một số các sửa đổi quan trọng đối với Công ước và Bộ luật
STCW. Các sửa đổi cập nhật các tiêu chuẩn năng lực cần thiết, đặc biệt được soi sáng bởi sự phát
triển của công nghệ mới, đưa ra các yêu cầu và phương pháp luận mới cho đào tạo huấn luyện
và chứng nhận, cải tiến cơ chế xác nhận theo các quy định của nó, và các yêu cầu cụ thể về giờ
làm việc và nghỉ ngơi, ngăn chặn sự lạm dụng ma túy và chất có cồn, và tiêu chuẩn phù hợp sức
khỏe cho thuyền viên.

Ấn phẩm này bao gồm Biên bản Cuối cùng của Hội nghị các Thành viên tham gia Công ước đối
với Công ước STCW 1978, các nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị và văn bản hoàn chỉnh và
hợp nhất của Công ước STCW, gồm các điều khoản nguyên gốc, phụ lục đã sửa đổi và kèm theo
Bộ luật STCW.

Các điều khoản của Công ước và phụ lục đã cung cấp khuôn khổ pháp lý trong việc áp dụng các
tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc bao gồm trong phần A của Bộ luật STCW. Phần B của Bộ luật đưa
ra các hướng dẫn cho những ai làm công việc giáo dục, đào tạo huấn luyện, đánh giá về khả năng
của thuyền viên hoặc cho những ai có liên quan đến việc áp dụng các quy định của Công ước
STCW. Trong khi không bắt buộc thực hiện, phần hướng dẫn đưa ra được dung hòa thông qua
các cuộc thảo luận trong IMO, kể cả tham vấn với Tổ chức Lao động Quốc tế, về những vấn đề
tương ứng. Sự ghi nhận các hướng dẫn này sẽ góp phần để đạt được việc áp dụng càng thống
nhất hơn đối với các yêu cầu của Công ước.

Các phần của ấn phẩm này phải được nghiên cứu để thấu hiểu đầy đủ nội hàm của Công ước và
để mang lại hiệu lực hoàn chỉnh đối với các tiêu chuẩn toàn cầu tối thiểu về kiến thức, sự hiểu
biết, kinh nghiệm và khả năng nghề nghiệp mà các Quốc gia là Thành viên Công ước, bản thân
ngành hàng hải và cộng đồng quốc tế mong chờ ở nó.

Công ước và phần A của Bộ luật hình thành một hiệp ước bền chặt giữa các Quốc gia, việc giải
thích nó phải tuân thủ Công ước Vienna, đó là Luật về Hiệp ước. Việc sửa đổi là để cập nhật Công
ước với sự phát triển kể từ lần sửa đổi toàn bộ cuối cùng và để làm cho chúng có thể hướng tới
những vấn đề có thể dự báo nổi lên trong tương lai, trong một nổ lực nâng cao tiêu chuẩn năng
lực và tính chuyên nghiệp của Thuyền viên mà an toàn của con người, tài sản và môi trường phụ
thuộc vào họ.

1
* Lời nói đầu của IMO (ghi chú của người dịch)
13
14
Công ước STCW
Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn
Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, 1978, đã sửa đổi
Bao gồm Biên bản Cuối cùng của hội nghị 2010 các
Thành viên tham gia Công ước về Công ước Quốc tế
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho
Thuyền viên, 1978, và các nghị quyết 1 và 3 đến 19 của hội nghị

15
16
Mục lục

Lời nói đầu 19

Biên bản Cuối cùng của Hội nghị 2010 của các Thành viên tham gia Công ước Quốc 21
tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên,1978

Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, 27


Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên, 1978

Phụ bản 1 của Biên bản Cuối cùng của Hội nghị STCW 2010 37

Nghị quyết 1 Sửa đổi Manila đối vối phụ lục của Công ước Quốc tế 37
về Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca
cho Thuyền viên (STCW), 1978

Phụ lục Sửa đổi Manila về phụ lục của Công ước STCW, 1978 38

Chương I Các điều khoản chung 38

Chương II Thuyền trưởng và bộ phận boong 53

Chương III Bộ phận máy 58

Chương IV Thông tin liên lạc vô tuyến và sỹ quan vô tuyến 63

Chương V Yêu cầu đào tạo huấn luyện đặc biệt


cho nhân viên làm việc trên một số loại tàu 65

Chương VI Tình huống khẩn cấp, an toàn nghề nghiệp,


an ninh, chăm sóc y tế và chức năng cứu người 68

Chương VII Giấy chứng nhận thay thế 71

Chương VIII Trực ca 73

Phụ bản 2 gồm nghị quyết 2: xem Bộ luật STCW

Phụ bản 3 của Biên bản Cuối cùng của Hội nghị STCW 2010 75

Nghị quyết 3 Bày tỏ sự đánh giá cao đối với Chính phủ nước chủ nhà 75

Nghị quyết 4 Các quy định chuyển tiếp và triển khai sớm; 75

17
Nghị quyết 5 Xác minh giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và xác nhận; 76

Nghị quyết 6 Tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện và chứng nhận và mức độ định biên của 77
tàu;

Nghị quyết 7 Nâng cao kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và tính chuyên nghiệp của thuyển 77
viên;

Nghị quyết 8 Xây dựng các hướng dẫn để thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về phù 78
hợp sức khỏe cho thuyền viên;

Nghị quyết 9 Sửa đổi các chương trình mẫu hiện nay do Tổ chức Hàng hải Quốc tế 79
xuất bản và xây dựng các chương trình mẫu mới;

Nghị quyết 10 Thúc đẩy hợp tác kỹ thuật; 79

Nghị quyết 11 Biện pháp đảm bảo năng lực của thuyền trưởng và sỹ quan của tàu hoạt 79
động tại các vùng cực;

Nghị quyết 12 Thu hút nguồn nhân lực mới cho nghề hàng hải, và giữ chân thuyền viên 81
trong nghề hàng hải;

Nghị quyết 13 Chỗ ở cho học viên; 83

Nghị quyết 14 Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào ngành hàng hải; 83

Nghị quyết 15 Sửa đổi và xem xét Công ước và Bộ luật STCW trong tương lai; 84

Nghị quyết 16 Vai trò của Tổ chức Lao động Quốc tế 85

Nghị quyết 17 Vai trò của Trường đại học Hàng hải Thế giới, Viện Luật Hàng hải Quốc 85
tế của IMO và Học viện An toàn, An ninh và Môi trường Hàng hải Quốc
tế (IMSSEA) trong việc thúc đẩy nâng cao tiêu chuẩn hàng hải;

Nghị quyết 18 Năm thuyền viên; và 86

Nghị quyết 19 Ngày thuyền viên 88

18
Lời nói đầu

Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên,
1978, đã được thông qua tại Hội nghị Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên ngày 7 tháng 7 năm 1978.

Công ước SCTW 1978 có hiệu lực ngày 28 tháng 4 năm 1984. Từ đó các sửa đổi của nó đã được
thông qua vào các năm 1991, 1994, 1995, 1997, 1998, 2004, 2006, 2010.

Sửa đổi năm 1991, về hệ thống cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) và đưa vào thử
nghiệm, đã được thông qua bằng nghị quyết MSC.21(59) và có hiệu lực ngày 1 tháng 12 năm
1992.

Sửa đổi năm 1994, về các yêu cầu đào tạo huấn luyện đặc biệt cho nhân viên trên tàu két, đã
được thông qua bằng nghị quyết MSC.33(63) và có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1996.

Sửa đổi năm 1995 đã được thông qua bằng nghị quyết 1 của Hội nghị Thành viên Công ước về
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên được triệu tập bởi Tổ
chức hàng hải quốc tế (IMO) họp tại Cơ quan Trung ương của Tổ chức từ ngày 26 tháng 6 đến
ngày 7 tháng 7 năm 1995 (Hội nghị STCW 1995). Hội nghị 1995 đã thông qua Bộ luật về Đào tạo
huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên* 2.

Bộ luật STCW gồm :

- Phần A, các quy định bắt buộc, trong đó nêu ra các đối chiếu chi tiết gắn liền với phụ lục
Công ước, diễn giải cụ thể các tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết để Thành viên Công ước
tuân thủ nhằm làm cho Công ước có hiệu lực đầy đủ và hoàn chỉnh đối với các quy định
của Công ước, và

- Phần B, các hướng dẫn được khuyến nghị để hỗ trợ Thành viên Công ước và những ai
liên quan đến việc thực hiện, vận dụng, và áp đặt các giải pháp nhằm làm cho Công ước
STCW có hiệu lực đầy đủ và hoàn chỉnh theo cách nhất quán.

Sửa đổi 1997, đối với Công ước và phần A của Bộ luật, về đào tạo huấn luyện nhân viên trên tàu
khách và tàu khách ro-ro, đã được thông qua bằng nghị quyết MSC.66(68) và MSC.67(68). Các
sửa đổi này có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1999.

Sửa đổi 1998, đối với phần A của Bộ luật, về nâng cao năng lực cho tác nghiệp và chất xếp hàng
hóa, đặc biệt đối với hàng rời, đã được thông qua bằng nghị quyết MSC.78(70). Các sửa đổi này
có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2003.

Sửa đổi tháng 5 năm 2004, đối với phần A của Bộ luật, điều chỉnh các giấy chứng nhận và xác
nhận, đã được thông qua bằng nghị quyết MSC.156(78), và đối với phần A của Bộ luật, xem xét
về khả năng chuyên môn của các trang bị ngậm tải và nhả tải liên quan đến phương tiên cứu
sinh và xuồng cấp cứu không phải là xuồng cấp cứu tốc độ cao, đã được thông qua bằng nghị
quyết MSC.180(79). Cả hai phần sửa đổi đều có hiệu lực ngày 1 tháng7 năm 2006.

2
* Bộ luật STCW đã được lưu hành mang ký hiệu STCW.6/Circ.1 và STCW.6/Circ.1/Corr.1; sửa đổi Bộ
luật STCW cũng đã được lưu hành theo các thông tư STCW.6

19
Sửa đổi 2006, đối với phần A của Bộ luật đưa ra, một trong nhiều nội dung, các giải pháp mới
liên quan đến sỹ quan an ninh, được thông qua bằng nghị quyết MSC.209(81) và có hiệu lực
ngày 1 tháng 1 năm 2008.

Sửa đổi 2010 (sửa đổi Manila) đối với Công ước và Bộ luật được thông qua bằng nghị quyết 1
và 2, tương ứng, của Hội nghị các Thành viên Công ước STCW, họp tại Manila, Phillippines từ 21
đến 25 tháng 6 năm 2010 (Hội nghị STCW 2010). Các sửa đổi đã cập nhật tiêu chuẩn năng lực
cần thiết, đặc biệt được soi sáng bởi sự phát triển của công nghệ mới, đưa ra các yêu cầu và
phương pháp luận mới cho đào tạo huấn luyện và chứng nhận, cải tiến cơ chế xác nhận theo các
quy định của nó, và các yêu cầu cụ thể về giờ làm việc và nghỉ ngơi, ngăn chặn sự lạm dụng ma
túy và chất có cồn, và tiêu chuẩn về phù hợp sức khỏe cho thuyền viên.

Sửa đổi phần B của Bộ luật đã được thông qua trong các phiên họp lần thứ 69, 72, 77, 80 và 81
của Ủy ban an toàn hàng hải (MSC) và được công bố bằng các thông tư STCW: STCW.6/Circ.3
(1998) , Circ.4(1998), Circ.5(2000), Circ.6(2003) , Circ.7(2005, Circ.8-10(2006).

Phần này trong ấn phẩm bao gồm:

- Biên bản cuối cùng của Hội nghị 2010;

- các điều khoản của Công ước 1978;

- nghị quyết 1 của Hội nghị 2010 và các sửa đổi được đưa vào phụ lục 2010 hoàn toàn
thay thế cho phụ lục Công ước 1978 và các sửa đổi của nó; và

- các nghị quyết 3 đến 19 của Hội nghị 2010.

Nghị quyết 2 của hội nghị 2010 và các sửa đổi đã đưa vào phụ lục của nó hoàn toàn thay thế Bộ
luật STCW và được xếp ở phần sau của ấn phẩm này.

Các ghi chú cho nội dung của các quy định của Công ước, do Ban thư ký IMO thực hiện đã được
chèn vào mỗi phần liên quan, không phải là nội dung của Công ước này. Ban thư ký IMO được
hướng dẫn phải cập nhật các phần tham khảo này ở những chỗ tương ứng. Trong mọi trường
hợp, đọc giả phải sử dụng phiên bản mới nhất của các nội dung cần tham khảo, nên nhớ rằng các
nội dung này có thể đã được sửa đổi hoặc thay thế bằng các tài liệu được cập nhật từ các ấn
phẩm của các phiên bản hợp nhất của Công ước STCW và các nghị quyết của Hội nghị STCW
2010.

20
Biên bản Cuối cùng của Hội nghị 2010 của các Thành viên
tham gia Công ước về Công ước Quốc tế Tiêu chuẩn Đào tạo
huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên, 1978
1 Thể theo đề nghị của các Thành viên tham gia Công ước về Công ước quốc tế Tiêu chuẩn
Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 (sau đây gọi là Công ước
STCW 1978) tại phiên họp lần thứ 84 của Ủy ban An toàn Hàng hải thuộc Tổ chức Hàng hải Quốc
tế (IMO) và các quyết định tiếp theo của Hội đồng IMO tại phiên họp lần thứ 100 và Đại hội đồng
của Tổ chức tại phiên họp thứ 26, và chiểu theo theo điều khoản XII(1)(b) của Công ước STCW
1978, Hội nghị các Thành viên tham gia Công ước (sau đây gọi là Thành viên Công ước) STCW
1978 đã được triệu tập, với sự tham vấn Tổng giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế, để xem xét
các sửa đổi của phụ lục Công ước STCW 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho thuyền viên (STCW).

2 Hội nghị được tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc tế Manila, Philippines từ ngày 21 đến
ngày 25 tháng 6 năm 2010.

3 Đại biểu của 85 Thành viên Công ước STCW 1978 tham dự Hội nghị, gồm các quốc gia có
tên sau đây:

ANGOLA CHINA
ANTIGUA AND BARBUDA CONGO
ARGENTINA COOK ISLANDS
AUSTRALIA CÔTE D’IVOIRE
AZERBAIJAN CROATIA
BAHAMAS CYPRUS
BANGLADESH DEMOCRATIC PEOPLE’S
BELGIUM REPUBLIC OF KOREA
BELIZE DENMARK
BRAZIL ESTONIA
BRUNEI DARUSSALAM FIJI
CANADA FINLAND
CHILE FRANCE
GEORGIA PHILIPPINES
GERMANY POLAND
GHANA PORTUGAL
GREECE QATAR
INDIA REPUBLIC OF KOREA
INDONESIA ROMANIA
IRAN (ISLAMIC REPUBLIC OF) RUSSIAN FEDERATION
IRAQ SAINT KITTS AND NEVIS
IRELAND SAUDI ARABIA
ISRAEL SINGAPORE
ITALY SLOVENIA
JAMAICA SOUTH AFRICA
JAPAN SPAIN
KENYA SRI LANKA
LATVIA SWEDEN
LEBANON SWITZERLAND
LIBERIA SYRIAN ARAB REPUBLIC
LIBYAN ARAB JAMAHIRIYA THAILAND

21
LITHUANIA TUNISIA
LUXEMBOURG TURKEY
MALAYSIA TUVALU
MALTA UKRAINE
MARSHALL ISLANDS UNITED ARAB EMIRATES
MEXICO UNITED KINGDOM OF
MOROCCO GREAT BRITAIN AND
MOZAMBIQUE NORTHERN IRELAND
MYANMAR UNITED REPUBLIC OF
NETHERLANDS TANZANIA
NIGERIA UNITED STATES OF AMERICA
NORWAY VANUATU
PANAMA VIET NAM
PAPUA NEW GUINEA

4 Quốc gia sau đây gửi quan sát viên đến Hội nghị:

SURINAME

5 Các Hội viên liên kết sau đây của Tổ chức đã cử quan sát viên đến Hội nghị:
FAROE ISLANDS
HONG KONG, CHINA
MACAO, CHINA

6. Các tổ chức sau đây của hệ thống Liên hiệp quốc đã cử quan sát viên đến Hội nghị:

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)

7 Các tổ chức liên chính phủ sau đây đã cử quan sát viên đến Hội nghị:
ỦY BAN CHÂU ÂU (EC)
LIÊN HIỆP CÁC QUỐC GIA Ả-RẬP

8 Các tổ chức phi chính phủ sau đây đã cử quan sát viên đến Hội nghị:
PHÒNG VẬN TẢI QUỐC TẾ (ICS)
LIÊN ĐOÀN VẬN TẢI QUỐC TẾ (ISF)
LIÊN ĐOÀN CÔNG NHÂN NGÀNH GTVT QUỐC TẾ (ITF)
HỘI ĐỒNG HÀNG HẢI BALTIC VÀ QUỐC TẾ (BIMCO)
DIỄN ĐÀN HÀNG HẢI QUỐC TẾ CỦA CÁC CÔNG TY DẦU (OCIMF)
HIỆP HỘI QUỐC TẾ CÁC NHÀ THẦU KHOAN GIẾNG DẦU (IADC)
LIÊN ĐOÀN QUỐC TẾ CÁC HIỆP HỘI THUYỀN TRƯỞNG (IFSMA)
HIỆP HỘI QUỐC TẾ CỦA CÁC CHỦ TÀU KÉT ĐỘC LẬP (INTERTANKO)
HIỆP HỘI QUỐC TẾ CÁC TUYẾN DU LỊCH BIỂN (CLIA)
HIỆP HỘI QUỐC TẾ CÁC CHỦ TÀU HÀNG KHÔ (INTERCARGO)
HỘI CÁC GIẢNG VIÊN HÀNG HẢI QUỐC TẾ (IMLA)
VIỆN KỸ THUẬT, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI (IMarEST)
HIỆP HỘI CÁC NHÀ QUẢN LÝ TÀU QUỐC TẾ (InterManager)
LIÊN ĐOÀN PHÀ QUỐC TẾ (INTERFERRY)
HIỆP HỘI SỨC KHỎE HÀNG HẢI QUỐC TẾ (IMHA)
HIỆP HỘI QUỐC TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI (IAMU)
HIỆP HỘI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀNG HẢI TOÀN CẦU (GlobalMET)

22
VIỆN HÀNG HẢI (NI)

9 Ngài E.E. Mitropoulos, Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế đã khai mạc hội nghị.

10 Ngài Noli de Castro, Phó Tổng thống nước Cộng hòa Philippines phát biểu chào mừng tại
phiên khai mạc Hội nghị.

11 Bức điện của Ngài Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã được đọc tại phiên khai mạc
Hội nghị

12 Hội nghị đã bầu Ngài Neil Frank R.Ferrer của Philippines làm Chủ tịch Hội nghị.

13 Các phó Chủ tịch được Hội nghị bầu chọn gồm:

Ngài Dwight C.R. Gardiner (Antigua and Barbuda)

Ngài Koffi Bertin Tano (Côte d’Ivoire)

Ngài Rajeev Gupta (India)

Thiếu tướng Hải quân Giancarlo Olimbo (Italy)

Ngài Abdel Hafiz El Kaissi (Lebanon)

14 Ban thư ký Hội nghị gồm các quan chức sau đây:
Tổng thư ký: Ngài E.E. Mitropoulos
Tổng thư ký IMO

Thư ký điều hành: Ngài K. Sekimizu


Giám đốc, Ủy ban An toàn Hàng hải

Phó thư ký điều hành: Ngài H. Hesse


Phó Giám đốc chính, Ủy ban An toàn Hàng hải

Trợ lý Phó thư ký điều hành: Ngài A. Mahapatra


Trưởng Bộ phận Đào tạo và nhân lực hàng hải, Ủy ban An
toàn Hàng hải

15 Hội nghị đã thành lập các Ủy ban và cử các quan chức tương ứng sau đây:

Ủy ban toàn thể:


Chủ tịch: Thiếu tướng P. Brady (Jamaica)
Phó chủ tịch thứ 1: Ngài S. Hassing (Neitherlands)
Phó chủ tịch thứ 2: Ngài Zheng Heping (China)

Ủy ban dự thảo:

Chủ tịch: Bà M. Medina (United State of America)


Phó chủ tịch thứ 1: Ngài B. Groves (Australia)
Phó chủ tịch thứ 2: Ngài thuyền trưởng M.A. Shahba (Cộng hòa hồi giáo Iran)

23
Ủy ban văn kiện:

Chủ tịch Ngài L. Chichinadze (Georgia)

16 Ủy ban dự thảo gồm đại biểu các quốc gia sau đây:
ARGENTINA
AUSTRALIA
CHINA
FRANCE
IRAN (ISLAMIC REPUBLIC OF)
RUSSIAN FEDERATION
SPAIN
UNITED STATES

17 Ủy ban văn kiện gồm đại biểu các quốc gia sau đây:

GEORGIA
IRELAND
NIGERIA
PANAMA
THAILAND

18 Hội nghị đã làm việc trên cơ sở các bản dự thảo sửa đổi đối với phụ lục Công ước Quốc tế về
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên, 1978 và Bộ luật Đào
tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên (STCW) được Tiểu ban Tiêu chuẩn Đào
tạo huấn luyện và Trực ca (STW) chuẩn bị tại phiên họp lần thứ 41 và được thông qua bởi Ủy
ban An toàn Hàng hải tại phiên họp lần thứ 87, của Tổ chức.

19 Hội nghị cũng xem xét các đề nghị và nhận xét đệ trình bởi các Thành viên tham gia Công
ước đối với Công ước STCW 1978 và các tổ chức quốc tế.

20 Từ kết quả của các cuộc thảo luận, Hội nghị đã thông qua:

- sửa đổi đối với phụ lục Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng
nhận và Trực ca cho thuyền viên, 1978 cùng với Nghị quyết 1 về việc thông qua các
sửa đổi đối với phụ lục của Công ước hợp thành phụ bản 1 của Biên bản Cuối cùng;

- sửa đổi đối với Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho thuyền viên
(STCW) cùng với Nghị quyết 2 về việc thông qua các sửa đổi đối với Bộ luật, hợp thành
phụ bản 2 của Biên bản Cuối cùng.

21 Hội nghị cũng đã thông qua các nghị quyết sau đây tập hợp thành phụ bản 3 của Biên bản
cuối cùng này:

Nghị quyết 3: Bày tỏ sự đánh giá cao đối với Chính phủ nước chủ nhà;

Nghị quyết 4: Các quy định chuyển tiếp và triển khai sớm;

Nghị quyết 5: Xác minh giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và xác nhận;

24
Nghị quyết 6: Tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện và chứng nhận và mức độ định biên
của tàu;

Nghị quyết 7: Nâng cao kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và tính chuyên nghiệp của
thuyển viên;

Nghị quyết 8: Xây dựng hướng dẫn để thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về phù hợp
sức khỏe cho thuyền viên;

Nghị quyết 9: Sửa đổi các chương trình mẫu hiện nay do Tổ chức Hàng hải Quốc tế
xuất bản và xây dựng các chương trình mẫu mới;

Nghị quyết 10: Thúc đẩy hợp tác kỹ thuật;

Nghị quyết 11: Biện pháp đảm bảo năng lực của thuyền trưởng và sỹ quan của tàu
hoạt động tại các vùng cực;

Nghị quyết 12: Thu hút nguồn nhân lực mới cho nghề hàng hải, và giữ chân thuyền
viên trong nghề hàng hải;

Nghị quyết 13: Chỗ ở cho học viên;

Nghị quyết 14: Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào ngành hàng hải;

Nghị quyết 15: Sửa đổi và xem xét Công ước và Bộ luật STCW trong tương lai;

Nghị quyết 16: Sự đóng góp của Tổ chức Lao động Quốc tế;

Nghị quyết 17: Vai trò của Trường đại học Hàng hải Thế giới, Viện Luật Hàng hải
Quốc tế của IMO và Học viện An toàn, An ninh và Môi trường Hàng
hải Quốc tế (IMSSEA) trong việc thúc đẩy nâng cao tiêu chuẩn hàng
hải;

Nghị quyết 18: Năm thuyền viên; và

Nghị quyết 19: Ngày thuyền viên.

22 Biên bản này được lập thành một bản gốc duy nhất bằng ngôn ngữ Ả Rập, Trung Quốc, Anh,
Pháp, Nga và Tây Ban Nha đồng và Tổng thư ký của Tổ chức Hàng hải Quốc tế lưu giữ.

23 Tổng thư ký sẽ gửi:

(a) các bản sao được xác nhận của Biên bản Cuối cùng với các phụ bản, cho Chính phủ các
Quốc gia được mời tham dự Hội nghị; và

(b) các bản sao được xác nhận của văn bản sửa đổi chính thức về Công ước STCW 1978
và Bộ luật STCW như đề cập tại đoạn 20 ở trên, cho tất cả các Thành viên tham gia
Công ước STCW 1978 theo Điều XII(1)(b)(ii) của Công ước.

THỰC HIỆN TẠI MANILA ngày 25 tháng 6 năm 2010.

ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, những người ký tên sau đây đã kí vào Biên bản Cuối cùng* 3 này.

3
* Chữ ký đã được lượt bỏ
25
Công ước Quốc tế về
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận
và Trực ca cho Thuyền viên, 1978

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC NÀY,

MONG MUỐN nâng cao an toàn cho con người và tài sản trên biển và bảo vệ môi trường biển
bằng cách xác lập các tiêu chuẩn thống nhất quốc tế về đào tạo huấn luyện, chứng nhận và trực
ca cho thuyền viên,

XEM XÉT rằng, cách tốt nhất có thể đạt được điều đó là ký kết Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn
Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên,

ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:

Điều I
Nghĩa vụ chung theo Công ước

(1) Các Thành viên Công ước cam kết thực hiện các quy định của Công ước và phụ lục cấu
thành bộ phận không thể tách rời của Công ước. Mỗi đề mục nêu trong Công ước cũng đồng thời
có cùng đề mục tương ứng nêu ra trong phần phụ lục của Công ước.

(2) Các Thành viên Công ước cam kết ban hành các luật, thông tư, thủ tục và quy định và áp
dụng tất cả các biện pháp khác cần thiết để Công ước có hiệu lực đầy đủ và hoàn chỉnh, để đảm
bảo rằng, trên quan điểm an toàn cho con người, tài sản và bảo vệ môi trường biển, thuyền viên
trên tàu có đủ khả năng chuyên môn và thích hợp với nhiệm vụ của họ.

Điều II
Định nghĩa

Vì mục đích của Công ước, trừ khi đưa ra cách diễn đạt khác:

(a) Thành viên Công ước có nghĩa là một Quốc gia mà Công ước có hiệu lực đối với quốc gia
đó;

(b) Chính quyền hành chính có nghĩa là Chính phủ của Thành viên Công ước mà tàu mang cờ
của Thành viên Công ước đó;

(c) Giấy chứng nhận là một văn bản có giá trị, cho dù mang bất cứ tên gì có thể có, cấp bởi
hoặc dưới sự ủy quyền của Chính quyền hành chính hoặc được thừa nhận bởi Chính

26
quyền hành chính ủy quyền cho người sở hữu để làm việc như đã nêu trong giấy chứng
nhận này hoặc như được ủy quyền bởi quy định quốc gia;

(d) Được cấp giấy chứng nhận có nghĩa là sở hữu một giấy chứng nhận;

(e) Tổ chức có nghĩa là Tổ chức Tư vấn Hàng hải Liên-Chính phủ (IMCO)* 4

(f) Tổng thư ký có nghĩa là Tổng thư ký của Tổ chức

(g) Tàu chạy biển có nghĩa là tàu nhưng không phải là tàu chỉ chạy trong nội thủy hoặc trong
vùng nước được che chắn, hoặc gần đó, hoặc các khu vực áp dụng các quy tắc của cảng.

(h) Tàu đánh bắt cá có nghĩa là tàu dùng để đánh bắt cá, cá voi, hải cẩu, con moóc hoặc các
nguồn sinh vật biển.

(i) Quy định vô tuyến điện có nghĩa là Quy định vô tuyến thuộc phụ lục, hoặc được coi như
là phụ lục của Công ước Thông tin liên lạc điện báo quốc tế gần đây nhất có thể sẽ có
hiệu lực bất cứ khi nào.

Điều III
Áp dụng

Công ước sẽ được áp dụng cho thuyền viên làm việc trên tàu chạy biển có quyền mang cờ của
Thành viên Công ước trừ những người làm việc trên:

(a) Tàu chiến, tàu hỗ trợ hải quân hoặc các tàu khác do một Quốc gia sở hữu hoặc vận hành chỉ
hoạt động phục vụ phi thương mại cho quốc gia đó; tuy nhiên, mỗi Thành viên Công ước phải
đảm bảo, bằng cách thực hiện các biện pháp thích hợp không ảnh hưởng đến các hoạt động hoặc
khả năng vận hành của các tàu sở hữu hoặc vận hành bởi quốc gia này, rằng những người làm
việc trên các tàu như vậy đáp ứng yêu cầu của Công ước càng hợp lý và khả thi càng tốt.

(b) Tàu đánh bắt cá;

(c) Du thuyền phi thương mại; hoặc

(d) Tàu gỗ thô sơ.

Điều IV
Trao đổi thông tin

(1) Thành viên Công ước phải thông báo càng sớm càng tốt cho Tổng thư ký:

(a) văn bản pháp luật, thông tư, thủ tục, quy định và các văn kiện được ban hành về các
vấn đề khác nhau trong phạm vi của Công ước;

*4 Tên của Tổ chức đã được đổi thành “Tổ chức hàng hải quốc tế(IMO)” theo tinh thần sửa đổi của Công
ước của Tổ chức có hiệu lực từ ngay 22 tháng 5 năm 1982.

27
(b) chi tiết đầy đủ, nơi tương ứng, về nội dung và thời hạn của các khóa học cùng các kỳ thi
sát hạch quốc gia và các yêu cầu khác cho mỗi loại giấy chứng nhận được cấp tuân theo
Công ước;

(c) số lượng đầy đủ các giấy chứng nhận mẫu được cấp tuân theo Công ước.

(2) Tổng thư ký sẽ thông báo cho tất cả các Thành viên Công ước về việc đã tiếp nhận các trao
đổi thông tin theo đoạn (1)(a) ở trên, trong nhiều nội dung khác, cho mục đích của điều IX và X,
sẽ, thể theo yêu cầu, cung cấp cho họ tất cả các thông tin được thông báo cho Tổng thư ký theo
theo đoạn (1)(b) và (c).

Điều khoản V
Các hiệp ước khác và giải thích

(1) Tất cả các hiệp ước, công ước và thỏa thuận trước đây liên quan đến tiêu chuẩn đào tạo
huấn luyện, chứng nhận và trực ca cho thuyền viên có hiệu lực giữa các Thành viên Công ước sẽ
tiếp tục có hiệu lực đầy đủ và hoàn toàn trong thời hạn hiệu lực của chúng về:

(a) thuyền viên mà không áp dụng theo Công ước này;

(b) thuyền viên được áp dụng theo Công ước này, đối với những vấn đề không được đề
cập riêng biệt rõ ràng.

(2) Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, các hiệp ước, công ước, thỏa thuận như vậy mâu thuẫn
với các quy định của Công ước, thì Thành viên Công ước phải xem xét lại các cam kết theo các
hiệp ước, công ước, thỏa thuận đó trên quan điểm đảm bảo không còn mâu thuẫn giữa các cam
kết đó với các nghĩa vụ theo Công ước.

(3) Tất cả các vấn đề đã không được đề cập riêng biệt rõ ràng trong Công ước sẽ chịu sự ràng
buộc theo luật pháp của Thành viên Công ước.

(4) Không có điều nào trong Công ước này gây tổn hại sự lập pháp và phát triển của luật biển
của Hội nghị Liên hiệp quốc về Luật Biển được triệu tập theo nghị quyết 2750 C(XXV) của Đại
hội đồng Liên hiệp quốc, và cũng không gây tổn hại các khiếu kiện hiện tại và tương lai cũng như
các quan điểm pháp luật của bất cứ Quốc gia nào liên quan tới luật biển và tính chất cũng như
mức độ của quyền tài phán của Quốc gia cờ ven biển.

Điều VI
Giấy chứng nhận

(1) Giấy chứng nhận cho thuyền trưởng, sỹ quan hoặc thuyền viên trợ giúp sẽ được cấp cho
những ứng viên nào được Chính quyền hành chính chấp nhận, đáp ứng các yêu cầu về công việc,
tuổi tác, phù hợp sức khỏe, đào tạo huấn luyện, khả năng chuyên môn và thi sát hạch tuân theo
các quy định tương ứng của phụ lục Công ước.

(2) Giấy chứng nhận cho thuyền trưởng, sỹ quan được cấp tuân theo quy định này phải được
xác nhận của Chính quyền hành chính cấp giấy theo hình thức mô tả trong quy định I/2 của phụ

28
lục. Nếu ngôn ngữ không phải bằng tiếng Anh thì xác nhận phải bao gồm nội dung dịch sang
ngôn ngữ này.

Điều VII
Các quy định chuyển tiếp

(1) Một giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hoặc một giấy chứng nhận của công việc theo
khả năng mà Công ước yêu cầu phải có giấy chứng nhận, và nó được cấp theo luật pháp của
Thành viên Công ước hoặc Quy định Vô tuyến điện trước khi Công ước có hiệu lực đối với
Thành viên Công ước đó, thì nó phải được thừa nhận có giá trị để làm việc sau khi Công ước có
hiệu lực đối với Thành viên Công ước đó.

(2) Sau khi Công ước có hiệu lực đối với Thành viên Công ước, Chính quyền hành chính của nó
có thể tiếp tục cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn tuân theo tập quán trước đó trong
khoảng thời gian không vượt quá năm năm. Giấy chứng nhận như vậy phải được thừa nhận có
giá trị theo mục đích của Công ước. Trong giai đoạn chuyển tiếp, giấy chứng nhận như vậy chỉ
được cấp cho thuyển viên mà thời gian đi biển của họ bắt đầu trước khi Công ước có hiệu lực đối
với quốc gia đó trong phạm vi một bộ phận tàu riêng biệt có liên quan đến giấy chứng nhận đó.
Chính quyền hành chính phải đảm bảo tất cả ứng viên khác, để được chứng nhận, phải qua kỳ thi
sát hạch và được cấp giấy chứng nhận tuân theo Công ước.

(3) Một Thành viên Công ước có thể, trong thời gian hai năm trước khi Công ước có hiệu lực đối
với họ, cấp một giấy chứng nhận làm việc cho thuyền viên mà thuyền viên đó không sở hữu giấy
chứng nhận tương ứng theo Công ước và cũng không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
theo luật pháp trước khi Công ước có hiệu lực đối với Thành viên Công ước đó nhưng thuyền
viên đó đã:

(a) làm việc theo khả năng qua đó họ có giấy chứng nhận làm việc ít nhất ba năm trên
biển trong khoảng thời gian bảy năm ngay trước khi Công ước có hiệu lực đối với
Thành viên Công ước đó;

(b) trình ra bằng chứng rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt đẹp;

(c) thỏa mãn Chính quyền hành chính về phù hợp sức khỏe, bao gồm nhìn bằng mắt, nghe
bằng tai, có xem xét theo tuổi tác vào thời gian áp dụng.

Với mục đích của Công ước, giấy chứng nhận làm việc cấp theo đoạn này được coi như là tương
đương giấy chứng nhận cấp theo Công ước.

Điều VIII
Miễn trừ

(1) Trong trường hợp cần thiết ngoại lệ, Chính quyền hành chính, mà theo quan điểm của họ
ngoại lệ này không gây ra nguy hiểm cho người, tài sản hoặc môi trường, có thể cấp phép miễn
trừ để cho phép một thuyền viên nhất định làm việc trên một tàu nhất định trong một khoảng
thời gian xác định không vượt quá sáu tháng theo khả năng chuyên môn mà họ không sở hữu
giấy chứng nhận tương ứng, nhưng không phải là khả năng chuyên môn của sỹ quan vô tuyến

29
hoặc điện báo viên vô tuyến điện báo, trừ khi có quy định của Quy định Vô tuyến tương ứng,
miễn là thuyền viên được cấp phép miễn trừ đó có đủ trình độ chuyên môn tương đương, thỏa
mãn yêu cầu của Chính quyền hành chính, để bù vào vị trí còn thiếu trong định biên an toàn.
Nhưng miễn trừ này không được cấp cho thuyền trưởng, hoặc máy trưởng, ngoại trừ trường
hợp bất khả kháng và chỉ cấp trong một thời gian ngắn nhất có thể.

(2) Bất cứ miễn trừ nào giành cho một vị trí trống thì chỉ được chỉ định cho người đã được cấp
giấy chứng nhận thích hợp thấp hơn ngay sau vị trí đó để bù vào vị trí trống đó. Trường hợp vị
trí thấp hơn ngay sau đó không có theo yêu cầu của Công ước, thì Chính quyền hành chính có thể
cấp miễn trừ cho một người, mà theo quan điểm của Chính quyền hành chính, trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm của người đó là tương đương rõ rệt theo yêu cầu của vị trí còn trống vừa
nói, miễn là, nếu người đó không sở hữu giấy chứng nhận tương ứng thì họ phải qua một lần
kiểm tra được Chính quyền hành chính chấp nhận như là để chứng minh việc cấp phép miễn trừ
như vậy là an toàn. Ngoài ra, Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng vị trí trống đang đề
cập sẽ phải được bố trí người sở hữu giấy chứng nhận thích hợp càng sớm càng tốt.

(3) Sau ngày 1 tháng 1 hàng năm, càng sớm càng tốt, Thành viên Công ước sẽ phải gửi một báo
cáo cho Tổng thư ký cung cấp thông tin về toàn bộ con số dược miễn trừ, đối với mỗi khả năng
yêu cầu phải có giấy chứng nhận, đã được cấp phép trong năm cho các tàu chạy biển, cùng với
thông tin về số lượng các tàu trên và dưới 1.600 tấn đăng ký tương ứng.

Điều IX
Tương đương

(1) Công ước không ngăn cản một Chính quyền hành chính duy trì hoặc chấp nhận việc thu xếp
chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện khác, bao gồm các dịch vụ đi biển và tổ chức trên
tàu để đáp ứng riêng cho sự phát triển kỹ thuật và một số loại tàu và thương vụ đặc biệt, miễn là
mức đọ làm việc trên biển, kiến thức và khả năng về tác nghiệp hàng hải và kỹ thuật của tàu và
hàng hóa đảm bảo mức độ an toàn trên biển và có tác dụng ngăn chặn ô nhiễm môi trường, ít
nhất tương đương với các yêu cầu của Công ước.

(2) Chi tiết của sự thu xếp như vậy phải được báo cáo càng sớm càng tốt cho Tổng thư ký để
lưu hành sự thu xếp đó cho tất cả Thành viên Công ước.

Điều X
Kiểm tra

(1) Các tàu, trừ các tàu theo điều III, khi nằm ở các cảng của Thành viên Công ước, phải chịu sự
kiểm tra của các viên chức được ủy quyền đầy đủ của Thành viên Công ước đó để xác minh rằng
tất cả thuyền viên cần được cấp giấy chứng nhận theo Công ước làm việc trên tàu đã được cấp
giấy chứng nhận đó hoặc đã có sự miễn trừ tương ứng. Các giấy chứng nhận như vậy sẽ được
chấp nhận, trừ khi có cơ sở rõ ràng để tin rằng giấy chứng nhận do gian lận mà có hoặc người
cầm giấy chứng nhận không phải là người được cấp giấy chứng nhận ban đầu.

(2) Trong trường hợp tìm thấy bất cứ khiếm khuyết nào theo đoạn 1, hoặc theo các quy trình
nêu ra trong quy định I/4, “Các quy trình kiểm tra”, thì các viên chức tiến hành kiểm tra sẽ ngay
lập tức thông báo, bằng văn bản, cho thuyền trưởng của tàu và lãnh sự quán hoặc, nếu không có

30
lãnh sự quán, thì thông báo cho đại diện ngoại giao gần nhất hoặc chính quyền hàng hải của
Quốc gia mà tàu được quyền mang cờ, sao cho có thể áp dụng hành động tương ứng. Các thông
báo này sẽ trình bày chi tiết của các khiếm khuyết phát hiện và cơ sở mà theo đó Thành viên
Công ước xác định rõ ràng những khiếm khuyết đó gây ra nguy hiểm cho con người, tài sản và
môi trường.

(3) Trong khi thực hiện việc kiểm tra theo đoạn (1), xem xét đến kích thước, loại tàu và độ dài
cũng như tính chất của chuyến đi, nếu các khiếm khuyết đề cập ở đoạn (3) của quy định I/4
không được khắc phục và qua đó xác định rằng việc này sẽ gây nguy hiểm cho con người, tài sản
và môi trường, thì Thành viên Công ước thực hiện kiểm tra sẽ áp dụng biện pháp không cho
phép tàu khởi hành cho đến khi các yêu cầu này đã đáp ứng đến mức độ rằng các nguy hiểm đó
đã không còn tồn tại. Diễn biến liên quan đến các hành động áp dụng phải được báo cáo nhanh
chóng cho Tổng thư ký.

(4) Khi thực hiện kiểm tra theo điều khoản này, hãy cố gắng đến mức có thể để tránh tàu bị lưu
giữ hoặc chậm trễ không chính đáng. Nếu tàu bị lưu giữ hoặc chậm trễ như vậy thì nó có quyền
đòi bồi thường bất cứ tổn thất hoặc thiệt hại nào bắt nguồn từ việc đó.

(5) Nội dung của điều khoản này được áp dụng sao cho khi cần thiết để đảm bảo rằng các tàu có
quyền mang cờ của một phi-Thành viên Công ước được xử lý không thuận lợi hơn so với các tàu
có quyền mang cờ của Thành viên Công ước.

Điều XI
Xúc tiến hợp tác kỹ thuật

(1) Thành viên Công ước, có sự tham vấn với, và sự hỗ trợ của Tổ chức, sẽ xúc tiến sự trợ giúp
cho các Thành viên Công ước có yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật về:

(a) việc đào tạo huấn luyện các viên chức quản trị và kỹ thuật;

(b) thiết lập các cơ sở đào tạo huấn luyện thuyền viên;

(c) cung ứng các thiết bị và phương tiện cho các cơ sở đào tạo huấn luyện;

(d) xây dựng các chương trình đào tạo thích hợp bao gồm đào tạo thực hành trên tàu chạy
biển; và

(e) tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp và sắp xếp để nâng cao trình độ chuyên môn
cho thuyền viên;

tốt nhất dựa trên cơ sở quốc gia, tiểu vùng hoặc vùng, nhằm thúc đẩy các mục tiêu và mục đích
của Công ước, có xem xét nhu cầu đặc biệt của các quốc gia đang phát triển liên quan.

(2) Về phía mình, Tổ chức sẽ theo đuổi các nổ lực nói trên, với sự tham vấn và hợp tác với các
tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là Tổ chức Lao động Quốc tế.

Điều XII
Sửa đổi

31
(1) Công ước có thể được sửa đổi theo hai quy trình sau đây:

(a) Sửa đổi sau các xem xét của Tổ chức

(i) Bất kỳ sự sửa đổi nào do một Thành viên Công ước đề nghị phải được đệ trình lên
Tổng thư ký, Tổng thư ký sẽ lưu hành đề nghị đó đến tất cả các Hội viên của Tổ
chức, các Thành viên Công ước và Tổng Giám đốc của Văn phòng Lao động Quốc
tế ít nhất sáu tháng trước khi nó được xem xét;

(ii) tất cả các sửa đổi được đề nghị và lưu hành như vậy sẽ được giao cho Ủy ban An
toàn Hàng hải để xem xét;

(iii) Các Thành viên Công ước dù là Hội viên hay không phải là Hội viên của Tổ chức
đều có quyền tham gia trong tiến trình xem xét và chấp thuận các sửa đổi của Ủy
ban An toàn Hàng hải;

(iv) các sửa đổi sẽ được thông qua bởi đa số hai phần ba các Thành viên Công ước có
mặt và biểu quyết của Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng như nêu trong tiểu đoạn
(a)(iii) (sau đây được nhắc tới như là “Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng”) với
điều kiện ít nhất một phần ba Thành viên Công ước có mặt lúc biểu quyết;

(v) các sửa đổi được thông qua sẽ được thông báo bởi Tổng thư ký đến các Thành
viên Công ước để được chấp thuận,

(vi) một sửa đổi của một điều khoản của Công ước sẽ coi như đã được chấp thuận
vào ngày nó được chấp thuận bởi hai phần ba Thành viên Công ước.

(vii) một sửa đổi của phụ lục sẽ coi như được chấp thuận:

1 sau hai năm tính từ ngày nó được thông báo đến Thành viên công ước để
chấp thuận; hoặc

2 sau một quãng thời gian khác, không dưới một năm, nếu được quyết định
vào thời điểm thông qua các sửa đổi đó bởi đa số hai phần ba các Thành viên
Công ước có mặt và biểu quyết tại Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng; tuy
nhiên, các sửa đổi coi như sẽ không được chấp thuận nếu, trong quãng thời
gian xác định nêu trên, có trên một phần ba các Thành viên Công ước hoặc
các Thành viên Công ước mà tổng dung tích đội tàu buôn của họ không nhỏ
hơn 50% tổng dung tích của đội tàu thương mại toàn thế giới phản đối sửa
đổi đó.

(viii) một sửa đổi đối với một điều khoản của Công ước sẽ có hiệu lực, đối với các
Thành viên Công ước đã chấp thuận nó, sau sáu tháng kể từ ngày coi như nó đã
được chấp thuận, và đối với các Thành viên Công ước chấp thuận nó sau ngày nói
trên, sau sáu tháng kể từ ngày Thành viên Công ước đó chấp thuận.

(ix) một sửa đổi của phụ lục sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Thành viên Công ước sau
sáu tháng kể từ ngày coi như nó được chấp thuận, trừ các thành viên đã phản đối
sửa đổi đó theo tiểu đoạn (a)(vii), và họ không rút lại sự phản đối đó. Trước ngày
được xác định có hiệu lực, bất cứ Thành viên Công ước nào cũng có thể thông

32
báo cho Tổng thư ký rằng họ tự miễn trừ cho mình khỏi việc áp dụng sửa đổi đó
trong quãng thời gian không quá một năm kể từ ngày sửa đổi đó có hiệu lực,
hoặc trong một quãng thời gian dài hơn như có thể được quyết định bởi đa số hai
phần ba các Thành viên Công ước có mặt và biểu quyết tại Ủy ban An toàn Hàng
hải mở rộng vào thời điểm thông qua các sửa đổi đó; hoặc

(b) sửa đổi bằng một hội nghị

(i) theo yêu cầu của một Thành viên Công ước được ít nhất một phần ba các Thành
viên Công ước tán thành, với sự hợp tác và tham vấn với Tổng Giám đốc của Văn
phòng Lao động Quốc tế, Tổ chức phải triệu tập một hội nghị các Thành viên
Công ước để xem xét các sửa đổi của Công ước;

(ii) mỗi sửa đổi, được thông qua bởi đa số hai phần ba của các Thành viên Công ước
có mặt và biểu quyết tại hội nghị đó, sẽ được Tổng thư ký thông báo đến tất cả
các Thành viên Công ước để chấp thuận;

(iii) trừ khi hội nghị có quyết định khác, sửa đổi sẽ coi như được chấp thuận và sẽ có
hiệu lực theo các quy trình nêu trong tiểu đoạn (a)(vi) và (a)(viii) hoặc tiểu đoạn
(a)(vii) và (a)(ix) tương ứng, miễn là khi nói Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng
trong các tiểu đoạn này coi như là chỉ nói đối với hội nghị.

(2) Bất cứ tuyên bố nào về việc chấp thuận hay phản đối một sửa đổi hoặc bất cứ thông báo
nào được đưa ra theo đoạn (1)(a)(ix) phải được đệ trình bằng văn bản lên Tổng thư ký, Tổng
thư ký sẽ thông báo sự đệ trình dó cùng với ngày tháng mà nó được tiếp nhận cho tất cả các
Thành viên Công ước.

(3) Tổng thư ký sẽ thông báo cho tất cả các Thành viên Công ước về bắt cứ sửa đổi nào có hiệu
lực, cùng với ngày tháng nó có hiệu lực.

Điều XIII
Ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, thông qua và gia nhập

(1) Công ước sẽ được để ngỏ cho việc ký kết tại Trụ sở chính của Tổ chức từ ngày 1 tháng 12
năm 1978 đến ngày 30 tháng 11 năm 1979 và từ đó trở đi sẽ để ngỏ cho việc gia nhập. Bất cứ
quốc gia nào cũng có thể trở thành một Thành viên Công ước bằng cách:

(a) ký kết không bảo lưu coi như để phê chuẩn, chấp thuận; hoặc

(b) ký kết có điều kiện để phê chuẩn, chấp thuận hoặc thông qua, tiếp theo bằng phê chuẩn,
chấp thuận hoặc thông qua; hoặc

(a) gia nhập

(2) Phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập sẽ có hiệu lực bằng việc ký phát một văn
bản về hiệu lực đó với Tổng thư ký.

33
(3) Tổng thư ký sẽ thông báo, cho các Quốc gia đã ký kết Công ước hoặc thừa nhận nó và cho
Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế, các ký kết hoặc ký phát văn bản về phê chuẩn, chấp
thuận, thông qua hoặc gia nhập và ngày tháng nó được ký gửi.

Điều XIV
Ngày có hiệu lực

(1) Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có ít nhất hai mươi lăm Quốc gia, mà tổng
dung tích đội tàu thương mại của các quốc gia đó không nhỏ hơn 50% tổng dung tích của đội
tàu thương mại toàn thế giới, mỗi tàu có trọng tải đăng ký 100 tấn trở lên, hoặc đã ký không bảo
lưu vè việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc thông qua hoặc ký phát văn bản cần thiết về phê chuẩn,
chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập cùng với ngày tháng nó được ký phát.

(2) Tổng thư ký sẽ thông báo cho các Quốc gia đã ký Công ước hoặc thừa nhận nó, ngày mà nó
có hiệu lực.

(3) Tất cả các văn bản phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập bằng ký phát văn bản
trong thời gian 12 tháng đề cập ở đoạn (1) sẽ có hiệu lực sau khi Công ước có hiệu lực hoặc ba
tháng sau khi ký phát văn bản, lấy ngày nào muộn hơn.

(4) Tất cả các văn bản phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập bằng ký phát văn bản
sau ngày Công ước có hiệu lực sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày ký phát văn bản.

(5) Sau ngày mà một sửa đổi coi như được chấp thuận theo điểu XII, tất cả các văn bản phê
chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập được ký phát với Tổng thư ký sẽ phải áp dụng đối
với Công ước như đã sửa đổi.

Điều XV
Bãi bỏ

(1) Công ước này có thể được bãi bỏ bởi bất cứ Thành viên Công ước nào vào bất cứ thời gian
nào sau năm năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với Thành viên Công ước đó.

(2) Bãi bỏ sẽ được thực hiện bằng một thông báo bằng văn bản gửi cho Tổng thư ký, Tổng thư
ký sẽ thông báo cho tất cả Thành viên Công ước khác và Tổng giám đốc Văn phòng Lao động
Quốc tế về bất cứ thông báo nào như vậy và ngày nhận được thông báo cũng như ngày mà việc
bãi bỏ đó có hiệu lực.

(3) Một bãi bỏ sẽ có kết quả sau 12 tháng kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo bãi bỏ
hoặc một thời gian dài hơn được thể hiện trong thông báo của Tổng thư ký.

Điều thứ XVI


Lưu giữ và đăng ký

(1) Công ước phải được Tổng thư ký lưu giữ, Tổng thư ký sẽ chuyển bản sao chính xác đến tất
cả các Quốc gia đã ký Công ước hoặc gia nhập.

34
(2) Ngay sau khi Công ước có hiệu lực Tổng thư ký sẽ phải chuyển văn bản Công ước cho Tổng
thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký và công bố, tuân theo Điều 102 của Hiến chương Liên hiệp
quốc.

Điều XVII
Ngôn ngữ

Công ước sẽ được lập thành các bản sao riêng bằng tiếng Trung quốc, Anh, Nga và Tây ban nha,
các bản sao này có giá trị như nhau. Bản dịch gốc bằng tiếng A Rập, Đức phải được tiến hành và
lưu giữ cùng với bản gốc đã được ký.

ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, những người ký tên sau đây, được Chính phủ của họ ủy nhiệm toàn
quyền cho mục đích này, đã ký vào Công ước 5*.

LÀM TẠI LONDON ngày 7 tháng 7 năm một ngàn chín trăm bảy mươi tám.

5
* Chữ ký đã được lược bỏ
35
Phụ bản 1 cho Biên bản cuối cùng
của Hội nghị STCW 2010

Nghị quyết 1

Sửa đổi Manila đối với phụ lục Công ước quốc tế
về Tiêu chuẩn Đào tạo, Cấp chứng nhận
và Trực ca của Thuyền viên (STCW) 1978

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

NHẮC LẠI Điều XII(1)(b) của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo, Chứng nhận và Trực ca
cho Thuyền viên 1978 (sau đây gọi là “Công ước”) về quy trình sửa đổi bởi Hội nghị các Thành
viên tham gia Công ước (sau đây gọi là Thành viên Công ước),

ĐÃ XEM XÉT các sửa đổi Manila đối với phụ lục của Công ước được đề nghị và chuyển tới các
Hội viên của Tổ chức và tất cả các Thành viên Công ước,

1. THÔNG QUA, theo điều XII(1)(b)(ii) của Công ước, các sửa đổi đối với phụ lục của Công ước
mà nội dung của nó được trình bày trong phụ lục của nghị quyết này;

2. QUYẾT ĐỊNH, theo điều XII(1)(a)(vii) của Công ước, rằng các sửa đổi đính kèm theo đây sẽ
coi như được chấp thuận vào ngày 01 tháng 7 năm 2011, trừ phi trước ngày này có hơn một
phần ba các Thành viên Công ước hoặc các Thành viên Công ước mà tổng cộng tổng dung tích
đội tàu thươgn mại của họ không nhỏ hơn 50% của đội tàu thương mại thế giới, gồm những tàu
có trọng tải đăng ký từ 100 tấn trở lên, thông báo với Tổng thư ký rằng họ phản đối các sửa đổi
này;

3. KÊU GỌI các Thành viên Công ước lưu ý rằng, theo điều XII(1)(a)(ix) của Công ước, các sửa
đổi đính kèm sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 coi như đã được chấp thuận theo
khoản 2 ở trên;

4. YÊU CẦU Tổng thư ký của Tổ chức chuyển các bản sao đã được chứng nhận của nghị quyết
này và văn bản sửa đổi trong phụ lục cho các Thành viên Công ước;

5. TIẾP TỤC YÊU CẦU Tổng thư ký chuyển các bản sao của nghị quyết này và phụ lục của nó cho
tất cả các Hội viên của Tổ chức không phải là các Thành viên Công ước.

36
PHỤ LỤC
SỬA ĐỔI MANILA ĐỐI VỚI PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN
ĐÀO TẠO, CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN 1978

Chương I
Các điều khoản chung

Quy định I/1


Định nghĩa và giải thích:

1 Vì mục đích của Công ước, trừ khi được qui định khác:

.1 Các quy định nghĩa là những Quy định trong Phụ lục của Công ước;

.2 Được thừa nhận nghĩa là được thừa nhận bởi Các Thành viên Công ước theo các quy
định này;

.3 Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy tàu;

.4 Sỹ quan là một thành viên trong thuyền bộ, nhưng không phải thuyền trưởng, được chỉ
định theo luật hoặc theo những quy định của quốc gia hoặc, nếu không có sự chỉ định
như vậy thì được chỉ định bằng sự thỏa thuận tập thể hoặc tập quán;

.5 Sỹ quan boong là một sỹ quan có trình độ nghiệp vụ theo qui định tại các điều khoản
của chương II của Công ước;

.6 Đại phó là sỹ quan có cấp bậc ngay sau thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong
trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy;

.7 Sỹ quan máy là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ theo qui định tại các điều khoản của qui
định III/1, III/2 hoặc III/3 của Công ước;

.8 Máy trưởng là sỹ quan máy cao cấp chịu trách nhiệm về hệ động lực của tàu và vận
hành, bảo dưỡng các trang thiết bị cơ và điện của tàu;

.9 Máy hai là sỹ quan máy có cấp bậc ngay dưới máy trưởng và chịu trách nhiệm về hệ
động lực của tàu và vận hành, bảo dưỡng các trang thiết bị cơ và điện của tàu trong
trường hợp máy trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm;

37
.10 Sỹ quan máy tập sự là người đang trong thời gian đào tạo để trở thành một sỹ quan
máy và được chỉ định theo luật pháp và qui định của quốc gia;

.11 Sỹ quan vô tuyến điện là người sở hữu giấy chứng nhận tương ứng được Chính quyền
hành chính cấp và công nhận theo các điều khoản của các Quy định Vô tuyến điện;

.12 Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS là người có trình độ chuyên môn theo các điều khoản
của chương IV của Công ước;

.13 Thuyền viên trợ giúp là một thành viên của thuyền bộ nhưng không phải là thuyền
trưởng hay Sỹ quan;

.14 Hành trình gần bờ là hành trình trong khu vực kế cận của một Thành viên Công ước
theo như định nghĩa của Thành viên Công ước đó;

.15 Công suất đẩy là tổng công suất ra định mức cực đại liên tục tính bằng ki-lô-oát cho hệ
động lực chính của tàu được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí hoặc các văn bản chính
thức khác;

.16 Các nhiệm vụ vô tuyến điện, tùy theo công việc tương ứng, bao gồm trực ca, bảo dưỡng
kỹ thuật và sửa chữa được thực hiện theo Quy định Vô tuyến điện của Công ước quốc
tế về An toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS) , như đã sửa đổi, theo quyết định của
mỗi Chính quyền hành chính và các khuyến nghị liên quan của Tổ chức;

.17 Tàu dầu là tàu biển được đóng hoặc hoán cải và sử dụng để chuyên chở xô dầu thô và
các sản phẩm dầu;

.18 Tàu hóa chất là tàu biển được đóng hoặc hoán cải và sử dụng để chuyên chở xô các sản
phẩm lỏng bất kỳ được thống kê tại chương 17 của Bộ luật quốc tế về chở xô hóa chất;

.19 Tàu khí hóa lỏng là tàu được đóng hoặc hoán cải và sử dụng để chở xô khí hóa lỏng bất
kỳ hoặc các sản phẩm khác thống kê tại chương 19 của Bộ luật quốc tế về Chuyên chở
khí hóa lỏng;

.20 Tàu khách là tàu biển được định nghĩa tại Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên
biển 1974, như đã sửa đổi;

.21 Tàu khách ro-ro là tàu khách với các khoang ro-ro hoặc các khoang đặc biệt được định
nghĩa trong Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS), như đã
sửa đổi;

.22 Tháng nghĩa là tháng theo lịch hoặc 30 ngày được cấu thành từ những khoảng thời
gian nhỏ hơn một tháng;

.23 Bộ luật STCW nghĩa là Bộ luật Đào tạo Huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca của Thuyền
viên (STCW) được thông qua bởi nghị quyết 2 Hội nghị năm 1995 và có thể đã được Tổ
chức sửa đổi;

.24 Chức năng là một nhóm công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Bộ luật STCW,
cần thiết cho việc vận hành tàu, an toàn sinh mạng trên biển hoặc bảo vệ môi trường
biển;

38
.25 Công ty nghĩa là chủ tàu hoặc bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào khác như người quản lý
hoặc người thuê tàu trần chịu trách nhiệm vận hành tàu thay chủ tàu, và với trách
nhiệm đó, đã thỏa thuận nhận lĩnh mọi nghĩa vụ và trách nhiệm mà công ty gánh vác
theo các quy định này;

.26 Thời gian đi biển là thời gian làm việc trên tàu liên quan đến việc cấp và gia hạn giấy
chứng nhận và các giấy tờ chuyên môn khác;

.27 Bộ luật ISPS nghĩa là Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS) được thông qua
ngày 12 tháng 12 năm 2002 bằng nghị quyết 2 của Hội nghị các Chính phủ tham gia
Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) 1974, như có thể đã được
Tổ chức sửa đổi;

.28 Sỹ quan an ninh tàu biển là người làm việc trên tàu chịu trách nhiệm trước thuyền
trưởng, được Công ty bổ nhiệm chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho tàu bao gồm cả
việc thực hiện và duy trì kế hoạch an ninh tàu và liên lạc với Sỹ quan an ninh của công
ty và Sỹ quan an ninh cảng;

.29 Nhiệm vụ an ninh bao gồm tất cả các công việc và nhiệm vụ về an ninh trên tàu được
qui định tại chương XI-2 của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS
1974) như dã sửa đổi và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS);

.30 Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (Certificate of competency - COC) là giấy chứng
nhận được cấp và xác nhận cho thuyền trưởng, Sỹ quan và Sỹ quan vô tuyến điện
GMDSS theo các quy định của các chương II, III, IV hoặc VII của phụ lục này cho phép
người hợp pháp sở hữu nó làm việc theo khả năng chuyên môn và thực hiện các chức
năng liên quan ở mức trách nhiệm đã được ghi rõ tại giấy chứng nhận đó;

.31 Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ (Certificate of proficiency - COP) là
giấy chứng nhận, không phải là giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, được cấp cho
một thuyền viên để công nhận những yêu cầu thích hợp về đào tạo huấn luyện, khả
năng hay nghiệp vụ đi biển trong Công ước đã được đáp ứng;

.32 Hồ sơ chứng cứ là văn bản nhưng không phải là giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
hoặc giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, được sử dụng để chứng minh
rằng các yêu cầu tương ứng của Công ước đã được đáp ứng;

.33 Sỹ quan kĩ thuật– điện tử là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ theo các điều khoản của qui
định III/6 của Công ước

.34 Thủy thủ bậc cao là thuyền viên trợ giúp có trình độ nghiệp vụ theo các điều khoản của
quy định II/5 của Công ước;

.35 Thợ máy bậc cao là thuyền viên trợ giúp có trình độ nghiệp vụ theo các điều khoản của
quy định III/5 của Công ước; và

.36 Thợ kỹ thuật- điện tử là thuyền viên trợ giúp có trình độ nghiệp vụ theo các điều
khoản của quy định III/7 của Công ước.

2 Các quy định này được bổ sung bằng các điều khoản bắt buộc trong phần A của Bộ luật
STCW và:

39
.1 bất cứ một yêu cầu nào của các quy định nêu trong phần phụ lục Công ước cũng đồng
thời được nêu ra nơi tương ứng trong phần A của Bộ luật STCW;

.2 trong khi áp dụng những quy định này, sự hướng dẫn và các tài liệu giải thích liên quan
trong phần B của Bộ luật STCW phải được xem xét ở mức độ cao nhất có thể để đạt
được sự thực thi thống nhất cao hơn đối với các điều khoản của Công ước trên phạm vi
toàn cầu;

.3 các sửa đổi đối với phần A của Bộ luật STCW sẽ được thông qua, bắt buộc và có hiệu
lực theo các quy định thuộc điều XII của Công ước về quy trình sửa đổi áp dụng cho
phụ lục; và

.4 phần B của Bộ luật STCW sẽ được Ủy ban An toàn Hàng hải bổ sung theo các quy tắc
của quy trình của Ủy ban này.

3 Các tham chiếu nêu tại điều VI của Công ước đối với “Chính quyền hành chính” và
“Chính quyền hành chính cấp” sẽ không được hiểu là sự ngăn cản việc cấp và xác nhận
giấy chứng nhận của bất cứ Thành viên Công ước nào theo các điều khoản của những
quy định này.

Quy định I/2


Giấy chứng nhận và xác nhận

1 Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sẽ chỉ được cấp bởi Chính quyền hành chính sau khi
xác minh tính xác thực và hợp lệ của bất cứ hồ sơ chứng cứ cần thiết nào.

2 Các giấy chứng nhận cấp theo các điều khoản của của quy định V/1-1 và V/1-2 đối với
thuyền trưởng và sỹ quan sẽ chỉ được cấp bởi Chính quyền hành chính.

3 Các giấy chứng nhận phải được lập bằng ngôn ngữ chính thức hoặc các ngôn ngữ của nước
cấp giấy. Nếu ngôn ngữ sử dụng không phải là tiếng Anh, thì văn bản phải bao gồm bản dịch sang
ngôn ngữ này.

4 Đối với sỹ quan vô tuyến điện, Các Thành viên Công ước có thể:

.1 đưa vào những kiến thức bổ sung yêu cầu bởi các quy định tương ứng trong các kỳ thi
sát hạch để cấp giấy chứng nhận theo Quy định Vô tuyến điện; hoặc

.2 cấp một giấy chứng nhận riêng biệt để chỉ ra rằng người sở hữu giấy chứng nhận này
đã có kiến thức bổ sung theo yêu cầu của các quy định tương ứng.

5 Sự xác nhận theo yêu cầu của điều VI của Công ước để chứng minh việc cấp giấy chứng
nhận sẽ chỉ được thực hiện khi tất cả các yêu cầu của Công ước được tuân thủ.

6 Theo lựa chọn của một Thành viên Công ước, xác nhận có thể kết hợp trong mẫu giấy chứng
nhận được cấp theo như quy định tại mục A-I/2 của Bộ luật STCW. Nếu được kết hợp như vậy,
mẫu sử dụng sẽ coi như mẫu đã được giải thích trong mục A-I/2, đoạn 1. Nếu cấp riêng thì mẫu
xác nhận sử dụng được nêu ra ở đoạn 2 của mục đó.

7 Một Chính quyền hành chính, theo quy định I/10, công nhận:

.1 giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; hoặc

40
.2 giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cấp cho thuyền trưởng và sỹ quan theo
quy định tại các điều khoản của quy định V/1-1 và V/1-2

sẽ xác nhận giấy chứng nhận để chứng minh việc công nhận giấy chứng nhận đó chỉ sau khi đã
đảm bảo tính xác thực và hợp lệ của giấy chứng nhận. Sự xác nhận sẽ chỉ được đưa ra khi tất cả
các yêu cầu của Công ước đã được tuân thủ. Mẫu xác nhận áp dụng được đưa ra trong đoạn 3
mục A-I/2 của Bộ luật STCW.

8 Các xác nhận đề cập tại đoạn 5, 6 và 7:

.1 có thể được cấp như một văn bản riêng biệt;

.2 chỉ được cấp bởi Chính quyền hành chính;

.3 mỗi xác nhận phải được ấn định một số hiệu duy nhất, ngoại trừ các xác nhận chứng
minh việc cấp giấy chứng nhận có thể được ấn định cùng với số hiệu như giấy chứng
nhận liên quan, nhưng đó là số hiệu duy nhất; và

.4 sẽ hết hiệu lực ngay khi giấy chứng nhận được xác nhận hết hiệu lực hoặc bị thu hồi,
đình chỉ hoặc hủy bỏ bởi Thành viên Công ước đã cấp giấy chứng nhận, trong bất cứ
trường hợp nào cũng không quá 5 năm sau ngày cấp.

9 Chức danh mà người sở hữu giấy chứng nhận được giao đảm nhiệm được xác định dưới
hình thức xác nhận theo các thuật ngữ giống như các thuật ngữ sử dụng trong các yêu cầu về
định biên an toàn được áp dụng của Chính quyền hành chính.

10 Chính quyền hành chính có thể sử dụng mẫu khác với mẫu nêu ở mục A-I/2 của Bộ luật
STCW nhưng phải đảm bảo tối thiểu thông tin yêu cầu được cung cấp theo hệ chữ La Mã và số Ả-
rập có xem xét sự thay đổi được phép tại mục A-I/2.

11 Theo các điều khoản của quy định I/10, đoạn 5, bất cứ giấy chứng nhận nào mà Công ước
yêu cầu đều phải có bản gốc trên tàu mà người sở hữu giấy chứng nhận đó đang làm việc.

12 Mỗi Thành viên Công ước sẽ phải đảm bảo rằng các giấy chứng nhận chỉ được cấp cho
những ứng viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quy định này.

13 Các ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp đầy đủ các bằng chứng tương
ứng:

.1 về đặc điểm nhận dạng;

.2 rằng tuổi của họ không nhỏ hơn theo quy định liên quan đến giấy chứng nhận được
cấp;

.3 rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe quy định tại mục A-I/9 của Bộ luật STCW;

.4 đã hoàn thành thời gian đi biển và bất kỳ khóa đào tạo huấn luyện bắt buộc nào liên
quan theo yêu cầu của những quy định này đối với giấy chứng nhận được cấp.

.5 rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực nêu ra trong các quy định này về khả năng,
chức năng và mức trách nhiệm được xác định trong xác nhận đối với giấy chứng nhận.

41
14 Mỗi Thành viên Công ước cam kết duy trì một sổ đăng ký hoặc các sổ đăng ký tất cả các giấy
chứng nhận và xác nhận cho thuyền trưởng, sỹ quan và, nếu có thể, các thuyền viên trợ giúp, đã
được cấp, hết hạn hay gia hạn, đình chỉ, hủy bỏ hoặc báo mất hoặc bị hủy hoại và trường hợp
miễn trừ.

15 Mỗi Thành viên Công ước cam kết thông báo tình trạng của các giấy chứng nhận khả năng
chuyên môn, giấy xác nhận và miễn trừ cho các Thành viên Công ước khác và các công ty có yêu
cầu xác minh tính xác thực và hợp lệ của các giấy chứng nhận mà thuyền viên trình cho họ để
được công nhận các giấy chứng nhận theo quy định I/10 hoặc được làm việc trên tàu.

16 Đến ngày 01 tháng 01 năm 2017, thông tin về tình trạng của thông tin theo yêu cầu của qui
định tại đoạn 15 của quy định này phải sẵn sàng, bằng ngôn ngữ tiếng Anh, thông qua các
phương tiện điện tử.

Quy định I/3


Các nguyên tắc quản lý hành trình gần bờ

1 Bất cứ Thành viên Công ước nào xác định các hành trình gần bờ cho mục đích của Công
ước, không được áp đặt các yêu cầu đào tạo huấn luyện và kinh nghiệm hay cấp giấy chứng nhận
đối với thuyền viên làm việc trên tàu treo cờ của một Thành viên Công ước khác và tham gia vào
những hành trình như vậy bằng cách đưa ra những yêu cầu khắc khe hơn cho những thuyền
viên ấy so với những thuyền viên đang làm việc trên tàu treo cờ của mình. Không có bất cứ
trường hợp nào, Thành viên Công ước như vậy được áp đặt các yêu cầu đối với thuyền viên làm
việc trên tàu treo cờ của một Thành viên Công ước khác vượt quá những yêu cầu của Công ước
đối với những tàu không tham gia hành trình gần bờ.

2 Một Thành viên Công ước, mà các tàu được giành cho các lợi ích theo các điều khoản về
hành trình gần bờ của Công ước, trong đó bao gồm hành trình bên ngoài bờ biển của Thành viên
Công ước khác trong giới hạn định nghĩa gần bờ của họ, sẽ phải cùng thỏa thuận với Thành viên
Công ước liên quan quy định rõ các chi tiết của khu vực thương mại liên quan cả hai bên và các
điều kiện thích hợp khác.

3 Đối với các tàu mang cờ của một Thành viên Công ước thường xuyên thực hiện các hành
trình gần bờ bên ngoài bờ biển của một Thành viên Công ước khác, Thành viên Công ước có tàu
mang cờ của mình phải định ra các yêu cầu về đào tạo huấn luyện, kinh nghiệm và cấp giấy
chứng nhận đối với thuyền viên làm việc trên tàu ấy ít nhất cũng ngang bằng các yêu cầu của
Thành viên Công ước mà tàu mình hoạt động bên ngoài bờ biển của họ, miễn là những yêu cầu
đó không vượt quá các yêu cầu của Công ước đối với tàu không tham gia hành trình gần bờ.
Thuyền viên làm việc trên một tàu mở rộng hành trình ra ngoài phạm vi được định nghĩa là
hành trình gần bờ của một Thành viên Công ước và đi vào những vùng biển ngoài phạm vi của
quy định đó sẽ phải thực hiện đẩy đủ những yêu cầu về năng lực tương ứng của Công ước.

4 Một Thành viên Công ước có thể cho phép tàu treo cờ nước mình được hưởng các lợi ích
theo các điều khoản của Công ước về những hành trình gần bờ khi con tàu ấy thường xuyên hoạt
động bên ngoài bờ biển của Phi-thành viên Công ước trên hành hành trình gần bờ theo qui định
của mình.

5 Các giấy chứng nhận của thuyền viên được cấp bởi một Thành viên Công ước đối với các
giới hạn hành trình gần bờ theo qui định của mình có thể được chấp nhận bởi các Thành viên

42
Công ước khác để phục vụ trong các giới hạn hành trình gần bờ của các Thành viên Công ước đó,
miển là các Thành viên Công ước liên quan thỏa thuận qui định các chi tiết về những khu vực
thương mại liên quan hay các điều kiện tương ứng khác của việc này.

6 Các Thành viên Công ước xác định các hành trình gần bờ theo những yêu cầu của quy định
này, phải:

.1 đáp ứng các nguyên tắc quản lý hành trình gần bờ qui định tại mục A-I/3;

.2 thông báo với Tổng thư ký, theo các yêu cầu của quy định I/7, các chi tiết của các điều
khoản đã được thông qua; và

.3 phối hợp các giới hạn hành trình gần bờ trong các xác nhận được cấp theo quy định
I/2, đoạn 5, 6 hoặc 7.

7 Không có điều gì trong các quy định này, bằng bất cứ cách nào, giới hạn quyền tài phán của
một Quốc gia cho dù quốc gia đó có phải là một Thành viên Công ước hay không.

Quy định I/4


Các quy trình kiểm tra

1 Việc kiểm tra thực hiện bởi một chuyên viên kiểm tra được ủy quyền đầy đủ theo điều X
được giới hạn như sau:

.1 kiểm tra theo điều X(1) rằng, tất cả thuyền viên làm việc trên tàu mà yêu cầu được cấp
giấy chứng nhận theo qui định của Công ước đã sở hữu một giấy chứng nhận phù hợp
hoặc giấy miễn trừ hợp lệ, hoặc đưa ra hồ sơ chứng cứ cho thấy rằng đơn xin xác nhận
đã được đệ trình lên Chính quyền hành chính theo quy định I/10, đoạn 5;

.2 kiểm tra số lượng và các giấy chứng nhận của thuyền viên làm việc trên tàu phù hợp
với các yêu cầu về định biên an toàn tương ứng của Chính quyền hành chính; và

.3 đánh giá, theo mục A-I/4 của Bộ luật STCW, về khả năng của thuyền viên trên tàu để
duy trì các tiêu chuẩn trực ca và an ninh, tương ứng, theo yêu cầu của Công ước nếu có
cơ sở rõ ràng để tin rằng những tiêu chuẩn đó đã không được duy trì do bất cứ một
vấn đề nào sau đây xảy ra:

.3.1 tàu đã dính líu tới một vụ đâm va, mắc cạn, đưa lên cạn, hoặc

.3.2 tàu xả ra các chất thải khi hành trình, khi neo đậu hay tại cầu tầu mà theo công
ước quốc tế là bất hợp pháp, hoặc

.3.3 tàu được điều động một cách thất thường hoặc không an toàn mà ở đó các giải
pháp phân chia tuyến đi đã được Tổ chức thông qua hoặc các tập quán và các quy
trình an toàn hàng hải không được tuân thủ, hoặc

.3.4 tàu đang được vận hành một cách khác mà theo cách như vậy có thể gây nguy
hiểm cho người, tài sản, môi trường hoặc thỏa hiệp an ninh.

2 Những khiếm khuyết có thể gây nguy hiểm cho người, tài sản hoặc môi trường bao gồm:

43
.1 thuyền viên không mang giấy chứng nhận, không có giấy chứng nhận phù hợp, không
có giấy miễn trừ hợp lệ hoặc không cung cấp được hồ sơ chứng cứ cho thấy rằng đơn
xin xác nhận đã được đệ trình lên Chính quyền hành chính theo qui định tại quy định
I/10 đoạn 5;

.2 không tuân thủ các yêu cầu về định biên an toàn tương ứng của Chính quyền hành
chính;

.3 không bố trí trực ca hàng hải và buồng máy phù hợp theo yêu cầu quy định cho tàu của
Chính quyền hành chính;

.4 thiếu người trong ca trực có đủ trình độ nghiệp vụ vận hành các thiết bị thiết yếu đối
với an toàn hàng hải, đối với thông tin liên lạc vô tuyến an toàn hay đối với ngăn ngừa
ô nhiễm biển; và

.5 không có khả năng bố trí những người được nghỉ ngơi đầy đủ phù hợp với nhiệm vụ
cho ca trực đầu tiên vào lúc bắt đầu hành trình và cho những ca trực luân phiên kế
tiếp;

3 Không khắc phục được bất cứ khiếm khuyết nào nêu ở đoạn 2, cho đến khi Thành viên Công
ước đã quyết định thực hiện việc kiểm tra, rằng chúng gây nguy hiểm cho người, tài sản hoặc
môi trường, sẽ là cơ sở duy nhất theo điều X mà theo đó một Thành viên Công ước có thể lưu giữ
tàu.

Quy định I/5


Các điều khoản quốc gia

1 Mỗi Thành viên Công ước phải thiết lập các cách thức và trình tự để điều tra một cách công
bằng bất cứ báo cáo nào về sự thiếu năng lực, hành động sự chểnh mảng hoặc sự thỏa hiệp an
ninh nào có thể đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng hoặc tài sản trên biển hoặc đối với môi
trường biển của người mang giấy chứng nhận hoặc các xác nhận được cấp bởi Thành viên Công
ước đó liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ gắn liền với giấy chứng nhận của họ, và để thu
hồi, đình chỉ và hủy bỏ các giấy chứng nhận như vậy vì những nguyên nhân trên và ngăn ngừa
gian lận.

2 Mỗi Thành viên Công ước phải áp dụng và bắt buộc thực hiện các biện pháp thích hợp để
ngăn ngừa gian lận và các việc làm phi pháp khác liên quan đến giấy chứng nhận và xác nhận đã
được cấp.

3 Mỗi Thành viên Công ước phải qui định các biện pháp trừng phạt hoặc kỉ luật đối với những
trường hợp mà các điều khoản của luật pháp quốc gia ban hành để Công ước có hiệu lực đã
không được tuân thủ đối với các tàu mang cờ của mình hoặc đối với thuyền viên được Thành
viên Công ước đó cấp giấy chứng nhận thích hợp.

4 Đặc biệt, các biện pháp trừng phạt hoặc kỉ luật như vậy phải được qui định và bắt buộc
trong các trường hợp:

.1 công ty hoặc thuyền trưởng sử dụng người không có giấy chứng nhận theo yêu cầu của
Công ước;

44
.2 thuyền trưởng đã để các chức năng hay công việc trong phạm vi khả năng chuyên môn
theo yêu cầu của các quy định này được thực hiện bởi người không có giấy chứng nhận
thích hợp, giấy miễn trừ hợp lệ hoặc có hồ sơ chứng cứ theo yêu cầu tại qui định I/10,
đoạn 5 mà đáng lẽ phải được thực hiện bởi người có giấy chứng nhận tương ứng, hoặc

.3 người tiếp nhận các giấy tờ giả mạo hoặc gian lận để tham gia thực hiện bất cứ chức
năng hay công việc của bất kỳ khả năng chuên môn nào mà theo quy định chỉ người có
giấy chứng nhận hoặc giấy miễn trừ mới được thực hiện hoặc đảm nhận.

5 Một Thành viên công ước, trong phạm vi thẩm quyền của họ phát hiện bất kỳ công ty hoặc
bất kỳ cá nhân nào mà có cơ sở để tin rằng các công ty và cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về,
hoặc nhận biết đối với, sự không phù hợp rõ ràng theo Công ước như trình bày tại khoản 4, sẽ
giành sự hợp tác toàn diện có thể cho bất cứ Thành viên Công ước nào thông báo ý định bắt đầu
các thủ tục khởi kiện theo thẩm quyền của họ.

Quy định I/6


Đào tạo huấn luyện và đánh giá

Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng:

.1 việc đào tạo huấn luyện và đánh giá thuyền viên, theo yêu cầu của Công ước, được
quản lý, giám sát và kiểm soát theo các quy định của mục A-I/6 của Bộ luật STCW; và

.2 những người chịu trách nhiệm đào tạo huấn luyện và đánh giá năng lực của thuyền
viên theo như yêu cầu của Công ước, phải có trình độ nghiệp vụ thích hợp theo các quy
định của mục A-I/6 của Bộ luật STCW đối với loại hình và mức độ đào tạo huấn luyện
và đánh giá liên quan.

Quy định I/7


Truyền đạt thông tin,

1 Ngoài thông tin được yêu cầu phải thông báo theo điều IV, mỗi Thành viên Công ước phải
cung cấp cho Tổng thư ký, trong khoảng thời gian quy định và theo hình thức trình bày tại mục
A-I/7 của Bộ luật STCW, các thông tin khác theo yêu cầu của Bộ luật về các bước khác mà
Thành viên Công ước áp dụng để Công ước có hiệu lực đầy đủ và hoàn toàn.

2 Khi tiếp nhận thông tin đầy đủ như quy định tại điều IV và mục A-I/7 của Bộ luật STCW và
thông tin đó xác nhận rằng các quy định của Công ước đã có hiệu lực đầy đủ và trọn vẹn, Tổng
thư ký sẽ đệ trình một báo cáo về việc có hiệu lực này cho Ủy ban An toàn hàng hải.

3 Sau các xác nhận tiếp theo của Ủy ban An toàn hàng hải, theo các quy trình được Ủy ban
thông qua, thấy rằng các thông tin được cung cấp chứng minh các điều khoản của Công ước đã
có hiệu lực đầy đủ và hoàn toàn thì:

.1 Ủy ban An toàn hàng hải sẽ xác định các Thành viên Công ước cần quan tâm;

.2 sẽ rà soát danh sách các Thành viên Công ước đã thông báo thông tin mà thông tin đó
chứng minh họ đã thực hiện đầy đủ và hoàn toàn các điều khoản liên quan của Công
ước, để chỉ giữ lại trong danh sách các Thành viên Công ước cần quan tâm; và

45
.3 các Thành viên Công ước khác sẽ được quyền, theo các điều khoản của quy định I/4 và
I/10, chấp thuận, trên nguyên tắc, rằng các giấy chứng nhận đã được cấp bởi, hoặc
thay mặt các Thành viên Công ước, được xác định theo đoạn 3.1, là tuân thủ theo Công
ước.

4 Các sửa đổi đối với Công ước và Bộ luật STCW với ngày hiệu lực muộn hơn ngày mà các
thông tin đã hoặc sẽ phải được thông báo cho Tổng thư ký theo các quy định của đoạn 1, không
bị ràng buộc theo các quy đinh của đoạn 1 và 2, mục A-I/7.

Quy định I/8


Các tiêu chuẩn chất lượng

1 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng:

.1 theo các quy định của mục A-I/8 của Bộ luật STCW, toàn bộ việc đào tạo huấn luyện,
đánh giá năng lực, cấp giấy chứng nhận bao gồm các hoạt động cấp giấy chứng nhận
sức khỏe, xác nhận và gia hạn thực hiện bởi cơ quan phi chính phủ hoặc các đơn vị
được ủy quyền, phải được giám sát liên tục thông qua hệ thống các tiêu chuẩn chất
lượng để đảm bảo đạt được các mục tiêu xác định, bao gồm cả những mục tiêu liên
quan đến trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của hướng dẫn viên và đánh giá viên; và

.2 khi các cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị thực hiện những hoạt động như vậy, họ phải
có một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.

2 Mỗi Thành viên Công ước cũng phải đảm bảo thực hiện đánh giá định kỳ, theo các quy định
của mục A-I/8 của Bộ luật STCW, bởi những người có trình độ nghiệp vụ và không dính líu tới
các hoạt động liên quan. Đánh giá này phải bao gồm tất cả các thay đổi đối với các quy định và
quy trình quốc gia tuân thủ các sửa đổi của Công ước và Bộ luật STCW, với ngày có hiệu lực
muộn hơn ngày các thông tin được thông báo tới Tổng thư ký.

3 Một báo cáo bao gồm các kết quả đánh giá theo yêu cầu tại đoạn 2 phải được thông báo cho
Tổng thư ký theo hình thức quy định tại mục A-I/7 của Bộ luật STCW.

Quy định I/9


Các tiêu chuẩn sức khỏe

1 Mỗi Thành viên Công ước phải thiết lập các tiêu chuẩn về sự phù hợp sức khỏe đối với
thuyền viên và các quy trình cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo các điều khoản của quy định
này và mục A-I/9 của Bộ luật STCW.

2 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng những người chịu trách nhiệm đánh giá sự
phù hợp sức khỏe của thuyền viên là những nhân viên y tế được công nhận bởi Thành viên Công
ước cho mục đích kiểm tra sức khỏe thuyền viên, theo các quy định của mục A-I/9 của Bộ luật
STCW.

3 Mọi thuyền viên mang giấy chứng nhận được cấp theo các điều khoản của Công ước, đang
làm việc trên biển, cũng phải mang giấy chứng nhận sức khỏe hợp lệ được cấp theo các điều
khoản của quy định này và của mục A-I/9 của Bộ luật STCW.

4 Mọi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe phải:

46
.1 không nhỏ hơn 16 tuổi;

.2 cung cấp các bằng chứng thỏa mãn về nhận dạng; và

.3 đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp sức khỏe áp dụng do Thành viên Công ước đó thiết lập.

5 Giấy chứng nhận sức khỏe có hiệu lực lâu nhất là 2 năm trừ trường hợp thuyền viên dưới
18 tuổi, trong trường hợp này, thời hạn hiệu lực lâu nhất là 1 năm.

6 Nếu thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận sức khỏe chấm dứt khi tàu đang hành trình, thì
giấy chứng nhận sức khỏe sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến cảng ghé tiếp theo, nơi có nhân viên y
tế được Thành viên Công ước công nhận, miễn là thời hạn này không vượt quá 3 tháng.

7 Trong những trường hợp khẩn cấp, Chính quyền hành chính có thể cho phép thuyền viên
làm việc mà không cần giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị cho đến cảng ghé tiếp theo khi có
nhân viên y tế được Thành viên tham gia Công ước công nhận, miễn là:

.1 thời hạn cho phép này không vượt quá 3 tháng; và

.2 thuyền viên liên quan sở hữu giấy chứng nhận sức khỏe đã hết hạn ngày gần đó.

Quy định I/10


Công nhận giấy chứng nhận

1 Mỗi Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng các điều khoản của qui định này phải được
tuân thủ, bằng sự xác nhận theo đoạn 7 của qui định I/2, để công nhận giấy chứng nhận được
cấp bởi hoặc dưới sự ủy quyền của Thành viên Công ước khác cho thuyền trưởng, sỹ quan hoặc
sỹ quan vô tuyến và rằng:

.1 Chính quyền hành chính đã xác nhận, thông qua đánh giá của Thành viên Công ước đó
có thể bao gồm cả kiểm tra các trang thiết bị và quy trình, rằng các yêu cầu của Công
ước về tiêu chuẩn năng lực, đào tạo huấn luyện và việc cấp giấy chứng nhận cũng như
các tiêu chuẩn chất lượng được tuân thủ đầy đủ; và

.2 một cam kết phải được thỏa thuận với Thành viên Công ước liên quan rằng bất cứ thay
đổi đáng kể nào trong việc bố trí đào tạo huấn luyện và cấp giấy chứng nhận theo qui
định của Công ước sẽ được thông báo nhanh chóng.

2 Phải xác lập các giải pháp để đảm bảo rằng thuyền viên trình ra, để công nhận, các giấy
chứng nhận được cấp theo các điều khoản của các quy định II/2, hoặc III/3 hoặc được cấp theo
qui định VII/1 ở mức trách nhiệm quản lý như định nghĩa tại Bộ luật STCW, có kiến thức thích
hợp về luật hàng hải của Chính quyền hành chính tương ứng với các chức năng mà họ được
phép thực hiện.

3 Thông tin được đưa ra và các biện pháp thỏa thuận theo quy định này phải được thông báo
cho Tổng thư ký tuân theo các yêu cầu của qui định I/7.

4 Các giấy chứng nhận được cấp bởi hoặc dưới thẩm quyền của một Phi-thành viên Công ước
sẽ không được công nhận.

5 Bất kể các yêu cầu nào của quy định I/2, đoạn 7, Chính quyền hành chính có thể, trong các
trường hợp cần thiết theo các quy định của đoạn 1, cho phép một thuyền viên được làm việc

47
trong một khoảng thời gian không quá 3 tháng trên tàu mang cờ của nước mình, trong khi
thuyền viên đó có một giấy chứng nhận thích hợp và hợp lệ được cấp và xác nhận theo yêu cầu
của một Thành viên tham gia Công ước khác được phép làm việc trên tàu của Thành viên tham
gia Công ước đó nhưng giấy chứng nhận đó chưa được xác nhận phù hợp để làm việc trên tàu
mang cờ của Chính quyền hành chính. Hồ sơ chứng cứ sẵn sàng cho thấy rằng đơn xin xác nhận
đã được trình lên Chính quyền hành chính.

6 Các giấy chứng nhận và xác nhận được cấp bởi một Chính quyền hành chính theo các điều
khoản của qui định này trong việc công nhận hoặc chứng minh sự công nhận một giấy chứng
nhận được cấp bởi một Thành viên Công ước khác sẽ không được sử dụng làm cơ sở để công
nhận tiếp theo bởi Chính quyền hành chính khác.

Quy định I/11


Gia hạn giấy chứng nhận

1 Mỗi thuyền trưởng, sỹ quan và sỹ quan vô tuyến điện mang giấy chứng nhận được cấp
hoặc công nhận theo bất cứ chương nào của Công ước trừ chương VI, đang làm việc trên biển
hoặc có ý định quay trở lại làm việc trên biển sau một thời gian ở trên bờ, để tiếp tục có đủ trình
độ làm việc trên biển, trong quãng thời gian không quá 5 năm, yêu cầu phải:

.1 đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp sức khỏe nêu tại quy định I/9; và

.2 củng cố khả năng chuyên môn liên tục theo mục A-I/11 của Bộ luật STCW.

2 Mọi thuyền trưởng, sỹ quan và sỹ quan vô tuyến, để tiếp tục thời gian đi biển làm việc trên
các tàu đòi hỏi những yêu cầu đào tạo huấn luyện đặc biệt theo thỏa thuận quốc tế, phải hoàn
thành có kết quả các khóa đào tạo huấn luyện liên quan đã được thừa nhận.

3 Mọi thuyền trưởng và sỹ quan, để tiếp tục thời gian đi biển làm việc trên tàu dầu, phải đáp
ứng các yêu cầu tại đoạn 1 của qui định này và yêu cầu trong thời gian không quá 5 năm, củng cố
khả năng chuyên môn liên tục cho tàu dầu theo đoạn 3, mục A-I/11 của Bộ luật STCW.

4 Mỗi Thành viên Công ước phải so sánh các tiêu chuẩn năng lực cần thiết cho các ứng viên
lấy các giấy chứng nhận cấp trước ngày 01/01/2017 với những tiêu chuẩn năng lực xác định
cho giấy chứng nhận ở phần A của Bộ luật STCW, và phải quyết định sự cần thiết yêu cầu những
người mang giấy chứng nhận đó phải kinh qua đào tạo ôn luyện và đào tạo cập nhật hoặc đánh
giá thích hợp.

5 Thành viên Công ước, trên cơ sở tham vấn các Thành viên Công ước liên quan, phải hoạch
định hoặc thúc đẩy việc hoạch định cấu trúc của các khóa đào tạo ôn luyện và đào tạo cập nhật
như nêu ra tại mục A-I/11 của Bộ luật STCW.

6 Vì mục đích cập nhật kiến thức của thuyền trưởng, sỹ quan và sỹ quan vô tuyến điện, mỗi
Chính quyền hành chính đảm bảo phải có sẵn trên tàu mang cờ nước mình các văn bản về những
thay đổi mới nhất trong các qui định quốc gia và quốc tế liên quan đến an toàn sinh mạng trên
biển, an ninh và bảo vệ môi trường biển.

48
Quy định I/12
Tiêu chuẩn tuân thủ việc sử dụng thiết bị mô phỏng

1 Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật và các quy định khác nêu tại mục A-I/12 và các yêu cầu khác
tương tự như trình bày trong phần A của Bộ luật STCW đối với bất cứ giấy chứng nhận nào liên
quan nào đều phải được tuân thủ đối với:

.1 tất cả việc đào tạo huấn luyện dựa trên thiết bị mô phỏng bắt buộc;

.2 bất cứ sự đánh giá năng lực theo yêu cầu của phần A của Bộ luật STCW được thực hiện
bằng phương pháp thiết bị mô phỏng; và

.3 bất cứ sự thao diễn, bằng phương pháp thiết bị mô phỏng, để duy trì kỹ năng chuyên
môn theo yêu cầu tại phần A của Bộ luật STCW.

Quy định I/13


Tiến hành thử nghiệm

1 Các quy định này không ngăn cản một Chính quyền hành chính ủy thác cho các tàu treo cờ
của nước mình tham gia thử nghiệm.

2 Đối với mục đích của qui định này, thuật ngữ thử nghiệm có nghĩa là một thí nghiệm hoặc
một chuỗi các thí nghiệm, thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn, có thể liên quan đến
việc sử dụng các hệ thống tự động hoặc tích hợp nhằm đánh giá các phương pháp thay thế để
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn riêng hoặc đáp ứng các bố trí cụ thể theo thuyết minh trong
Công ước, mà các cuộc thử nghiệm này ít nhất sẽ đáp ứng tương tự mức độ an toàn, an ninh và
ngăn ngừa ô nhiễm như đưa ra bởi các quy định này.

3 Chính quyền hành chính ủy thác các tàu tham gia thử nghiệm phải chứng minh rằng những
thử nghiệm này được thực hiện theo cách mà ít nhất đáp ứng tương tự mức độ an toàn, an ninh
và ngăn ngừa ô nhiễm như đưa ra trong các quy định này. Các thử nghiệm này phải được thực
hiện theo các hướng dẫn đã được Tổ chức thông qua.

4 Chi tiết của các thử nghiệm như vậy phải được báo cáo với Tổ chức sớm nhất có thể nhưng
không muộn hơn 6 tháng trước ngày các thử nghiệm bắt đầu theo kế hoạch. Tổ chức phải thông
báo những chi tiết việc này đến tất cả các Thành viên Công ước.

5 Kết quả của các thử nghiệm được ủy thác theo đoạn 1, và bất cứ khuyến nghị nào mà Chính
quyền hành chính đưa ra liên quan đến những kết quả đó, phải được báo cáo với Tổ chức, các
kết quả và khuyến nghị này sẽ được Tổ chức lưu hành đến tất cả các Thành viên Công ước.

6 Bất cứ Thành viên Công ước có bất cứ phản đối nào đối với các thử nghiệm riêng biệt được
ủy thác trình bày tại qui định này phải thông báo ý kiến phản đối đó lên Tổ chức sớm nhất có
thể. Tổ chức sẽ lưu hành các chi tiết phản đối tới tất cả các Thành viên Công ước.

7 Chính quyền hành chính ủy thác thử nghiệm phải xem xét các phản đối nhận được từ các
Thành viên Công ước khác liên quan đến việc thử nghiệm bằng cách chỉ thị các tàu mang cờ
nước mình không tiến hành thử nghiệm khi hàng hải trong những vùng biển của quốc gia ven bờ
đã có thông báo sự phản đối của họ lên Tổ chức.

49
8 Chính quyền hành chính, trên cơ sở thử nghiệm, kết luận rằng một hệ thống riêng biệt sẽ
đáp ứng ít nhất tương tự mức độ an toàn, an ninh và ngăn ngừa ô nhiễm như đưa ra trong các
quy định này, có thể cho phép tàu mang cờ nước mình tiếp tục hoạt động với hệ thống đó vô thời
hạn, nhưng phải tuân theo những yêu cầu sau:

.1 sau khi kết quả thử nghiệm được đệ trình theo quy định tại đoạn 5, Chính quyền hành
chính phải cung cấp cho Tổ chức chi tiết của bất cứ sự cho phép nào như vậy, bao gồm
việc xác nhận các tàu riêng biệt có thể được phép, Tổ chức sẽ lưu hành các thông tin
đó cho tất cả các Thành viên Công ước;

.2 bất cứ hoạt động nào được phép theo đoạn này phải được thực hiện theo các hướng
dẫn được thiết lập bởi Tổ chức, theo quy mô tương tự như họ áp dụng trong quá trình
thử nghiệm;

.3 các hoạt động như vậy phải xem xét đến bất kỳ sự phản đối nào nhận được từ các
Thành viên Công ước khác theo quy định tại đoạn 7, khi những phản đối này chưa
được rút lại; và

.4 một hoạt động cho phép theo quy định tại đoạn này chỉ được phép trong khi chờ đợi
một quyết định của Ủy ban An toàn hàng hải rằng có hay không một sửa đổi tương ứng
đối với Công ước, và nếu như vậy, hoạt động có bị đình chỉ hay không, hay được phép
tiếp tục trước khi sửa đổi có hiệu lực.

9 Theo yêu cầu của bất cứ Thành viên Công ước nào, Ủy ban An toàn hàng hải sẽ xác định
ngày xem xét các kết quả thử nghiệm và đưa ra các quyết định thích hợp.

Quy định I/14


Trách nhiệm của công ty

1 Theo các quy định của mục A-I/14, mỗi Chính quyền hành chính sẽ yêu cầu các công ty chịu
trách nhiệm đối với việc chỉ định thuyền viên làm việc trên tàu của họ theo các quy định của
Công ước hiện hành, và yêu cầu tất cả các công ty đó đảm bảo rằng:

.1 mỗi thuyền viên được chỉ định làm việc trên bất cứ tàu nào của công ty đều sở hữu
giấy chứng nhận thích hợp theo các quy định của Công ước và do Chính quyền hành
chính đã xác lập;

.2 các tàu của công ty phải được bố trí nhân sự theo các yêu cầu về định biên an toàn
được áp dụng của Chính quyền hành chính;

.3 thuyền viên được chỉ định làm việc trên bất cứ tàu nào của công ty đều được tiếp nhận
đào tạo ôn luyện và đào tạo cập nhật theo yêu cầu của Công ước;

.4 tài liệu và dữ liệu liên quan đến tất cả thuyền viên được thuê mướn trên tàu của công
ty phải được lưu giữ và luôn sẵn sàng để có thể tiếp cận, bao gồm, nhưng không hạn
chế, các tài liệu và dữ liệu về kinh nghiệm, đào tạo, phù hợp sức khỏe và năng lực của
họ theo nhiệm vụ được chỉ định;

.5 thuyền viên khi được chỉ định làm việc trên bất cứ tàu nào của công ty phải được làm
quen với nhiệm vụ cụ thể của họ cùng với tất cả các bố trí, trang bị, thiết bị, các quy

50
trình của tàu và các đặc tính của tàu liên quan đến nhiệm vụ thường ngày cũng như
tình huống khẩn cấp của họ;

.6 một thuyển bộ hoàn chỉnh trên tàu có thể phối hợp một cách hiệu quả các hành động
của họ trong tình huống khẩn cấp và trong việc thực hiện các chức năng sống còn đối
với an toàn, an ninh và ngăn ngừa hoặc giảm thiểu ô nhiễm; và

.7 bất cứ lúc nào trên các tàu của họ cũng phải trao đổi thông tin bằng khẩu ngữ hiệu quả
theo chương V, quy định 14, đoạn 3 và 4 của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng
trên biển 1974 (SOLAS), như đã sửa đổi.

Quy định I/15


Các điều khoản chuyển tiếp

1 Cho đến ngày 01/01/2017, một Thành viên Công ước có thể tiếp tục cấp, công nhận và xác
nhận các giấy chứng nhận theo các điều khoản của Công ước đã được áp dụng trước ngày
01/01/2012 đối với các thuyền viên đã bắt đầu thời gian đi biển được thừa nhận, bắt đầu một
chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện đã được thừa nhận hoặc một khóa đào tạo huấn
luyện đã được thừa nhận trước ngày 01/7/2013.

2 Cho đến ngày 01/01/2017, một Thành viên tham gia Công ước có thể tiếp tục cấp mới và
gia hạn các giấy chứng nhận và xác nhận theo các quy định của Công ước đã được áp dụng ngay
trước ngày 01/01/2012.

51
Chương II
Thuyền trưởng và bộ phận boong

Quy định II/1


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận sỹ quan phụ trách
ca trực hàng hải trên tàu biển có tổng dung tích từ 500 trở lên

1 Mỗi sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải làm việc trên tàu biển có tổng dung tích từ 500 trở
lên phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

2 Mỗi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

.2 có thời gian đi biển được công nhận không ít hơn 12 tháng là một phần của chương
trình đào tạo huấn luyện được thừa nhận, trong đó bao gồm đào tạo huấn luyện trên
tàu đáp ứng các yêu cầu của mục A-II/1 của Bộ luật STCW, và được ghi lại trong sổ ghi
nhận huấn luyện được thừa nhận hoặc có thời gian đi biển được thừa nhận không ít
hơn 36 tháng;

.3 trong thời gian đi biển theo yêu cầu, đã thực hiện nhiệm vụ trực ca buồng lái dưới sự
giám sát của thuyền trưởng hoặc một sỹ quan có trình độ chuyên môn trong thời gian
không ít hơn 6 tháng;

.4 đáp ứng các yêu cầu được áp dụng của các qui định trong chương IV, tương ứng, để
thực hiện các nhiệm vụ vô tuyến điện được giao theo các Quy định Vô tuyến điện;

.5 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn năng lực quy định tại mục A-II/1 của Bộ luật STCW;

.6 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực qui định tại đoạn 2 mục A-VI/1, đoạn từ 1 đến 4 mục A-
VI/2, đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/3 và đoạn từ 1 đến 3 mục A-VI/4, của Bộ luật STCW.

Quy định II/2


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho việc chứng nhận thuyền trưởng và đại phó của tàu có tổng dung
tích từ 500 trở lên

Thuyền trưởng và đại phó của tàu có tổng dung tích từ 3000 trở lên

1 Mỗi thuyền trưởng và đại phó của tàu biển có tổng dung tích từ 3000 trở lên phải sở hữu
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

2 Mỗi ứng viên để được chứng nhận phải:

.1 đáp ứng các yêu cầu về chứng nhận như một sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải trên
tàu biển có tổng dung tích từ 500 trở lên và có thời gian đi biển được thừa nhận với
các khả năng:

.1.1 cho việc chứng nhận là đại phó, không ít hơn 12 tháng;

.1.2 cho việc chứng nhận chứng nhận là thuyền trưởng, không ít hơn 36 tháng; tuy
nhiên khoảng thời gian này có thể giảm xuống không ít hơn 24 tháng nếu trong

52
khoảng thời gian đó đã có không ít hơn 12 tháng làm nhiệm vụ đại phó;

.2 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn về năng lực quy định tại mục A-II/2 của Bộ luật STCW đối với thuyền trưởng và
đại phó của tàu có tổng dung tích từ 3000 trở lên.

Thuyền trưởng và đại phó trên tàu có tổng dung tích từ 500 đến 3000

3 Mỗi thuyền trưởng và đại phó làm việc trên tàu biển có tổng dung tích từ 500 đến 3000
phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

4 Mỗi ứng viên muốn được chứng nhận:

.1 để được chứng nhận là đại phó, phải đáp ứng các yêu cầu của một sỹ quan phụ trách ca
trực hàng hải trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên;

.2 để được chứng nhận là thuyền trưởng, phải đáp ứng các yêu cầu của một sỹ quan phụ
trách ca trực hàng hải trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên và có thời gian đi biển
theo khả năng đó không ít hơn 36 tháng; tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể được
rút xuống không ít hơn 24 tháng nếu đã có không ít hơn 12 tháng đảm nhiệm chức
danh đại phó;

.3 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn về năng lực quy định tại mục A-II/2 của Bộ luật STCW đối với thuyền trưởng và
đại phó trên tàu có tổng dung tích từ 500 đến 3000.

Quy định II/3


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho việc chứng nhận sỹ quan phụ trách
ca trực hàng hải và thuyền trưởng của tàu có tổng dung tích dưới 500

Tàu không tham gia hành trình gần bờ

1 Mỗi sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải trên tàu biển có tổng dung tích nhỏ hơn 500 không
tham gia các hành trình gần bờ phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đối với tàu có
tổng dung tích từ 500 trở lên.

2 Mỗi thuyền trưởng làm việc trên tàu biển có tổng dung tích nhỏ hơn 500 không tham gia
hành trình gần bờ phải sơ hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn để đảm nhiệm chức danh
thuyền trưởng trên tàu có tổng dung tích từ 500 đến 3000.

Tàu tham gia hành trình gần bờ

Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải

3 Mỗi sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải trên tàu biển có tổng dung tích nhỏ hơn 500 tham
gia hành trình gần bờ phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

4 Mỗi ứng viên muốn được chứng nhận sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải trên tàu biển có
tổng dung tích nhỏ hơn 500 tham gia các hành trình gần bờ phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

53
.2 đã hoàn thành:

.2.1 khóa đào tạo huấn luyện đặc biệt bao gồm thời gian đi biển thích hợp theo yêu
cầu tương ứng của Chính quyền hành chính, hoặc

.2.2 thời gian đi biển tại bộ phận boong được thừa nhận không ít hơn 36 tháng;

.3 đáp ứng các yêu cầu được áp dụng của các qui định tại chương IV, tương ứng, đối với
việc thực hiện các nhiệm vụ vô tuyến điện được chỉ định theo các Quy định Vô tuyến
điện;

.4 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn về năng lực qui định tại mục A-II/3 của Bộ luật STCW đối với sỹ quan phụ trách
ca trực hàng hải trên tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 500 tham gia vào các hành trình
gần bờ; và

.5 đáp ứng các yêu cầu về năng lực quy định tại đoạn 2 mục A-VI/1, các đoạn từ 1 đến 4
mục A-VI/2, các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/3, và các đoạn từ 1 đến 3 mục A-VI/4 của
Bộ luật STCW.

Thuyền trưởng

5 Mỗi thuyền trưởng làm việc trên tàu biển có tổng dung tích nhỏ hơn 500 tham gia vào các
hành trình gần bờ phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

6 Mỗi ứng viên muốn được chứng nhận là thuyền trưởng trên tàu biển có tổng dung tích nhỏ
hơn 500 tham gia vào các hành trình gần bờ phải:

.1 không nhỏ hơn 20 tuổi;

.2 có thời gian đi biển làm sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải được thừa nhận không ít
hơn 12 tháng

.3 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn về năng lực quy định tại mục A-II/3 của Bộ luật STCW cho thuyền trưởng của
tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 500 tham gia các hành trình gần bờ; và

.4 đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 2 mục A-VI/1, đoạn từ 1 đến 4 mục
A-VI/2, các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/3, và các đoạn từ 1 đến 3 mục A-VI/4 của Bộ luật
STCW.

Miễn trừ

7 Chính quyền hành chính, nếu xem xét đến cỡ tàu và điều kiện hành trình của tàu có thể làm
cho việc áp dụng đầy đủ những yêu cầu của qui định này và mục A-II/3 của Bộ luật STCW là
không hợp lý và không thể thực hiện được, có thể miễn trừ đến mức độ có thể cho thuyền
trưởng và sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải trên tàu hoặc loại tàu như vậy một số các yêu cầu,
nhưng luôn ghi nhớ về sự an toàn của tất cả các tàu có thể đang hoạt động trong cùng một khu
vực.

54
Quy định II/4
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận cho
thủy thủ cấu thành thành phần của ca trực hàng hải.

1 Mỗi thủy thủ cấu thành thành phần của ca trực hàng hải trên tàu biển có tổng dung tích từ
500 trở lên, mà không phải là thủy thủ đang được đào tạo huấn luyện và thủy thủ đủ kỹ năng
cho nhiệm vụ trên ca trực, phải được cấp giấy chứng nhận thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ
đó.

2 Mỗi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 16 tuổi;

.2 đã hoàn thành:

.2.1 thời gian đi biển được thừa nhận bao gồm không ít hơn 6 tháng đào tạo huấn
luyện và trải nghiệm, hoặc

.2.2 khóa đào tạo huấn luyện đặc biệt trước khi đi biển hoặc ở trên tàu, bao gồm thời
gian đi biển được thừa nhận không ít hơn 2 tháng; và

.3 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực qui định tại mục A-II/4 của Bộ luật STCW.

3 Thời gian đi biển, đào tạo huấn luyện và kinh nghiệm đi biển theo yêu cầu tại các đoạn 2.2.1
và 2.2.2 phải kết hợp với các chức năng trực ca hàng hải bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ
dưới sự giám sát trực tiếp của thuyền trưởng, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải hoặc một thủy
thủ có đủ trình độ nghiệp vụ.

Quy định II/5


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận thủy thủ bậc cao.

1 Mọi thủy thủ bậc cao làm việc trên tàu biển có tổng dung tích từ 500 trở lên phải được cấp
giấy chứng nhận thích hợp.

2 Mọi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

.2 đáp ứng các yêu cầu đối với việc cấp giấy chứng nhận cho thủy thủ hình thành thành
phần của ca trực hàng hải;

.3 trong khi đủ trình độ làm việc thủy thủ cấu thành thành phần của ca trực hàng hải,
phải có thời gian đi biển được thừa nhận trong bộ phận boong:

.3.1 không ít hơn 18 tháng, hoặc

.3.2 không ít hơn 12 tháng và hoàn thành việc đào tạo huấn luyện được thừa nhận; và

.4 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực quy định tại mục A-II/5 của Bộ luật STCW.

3 Mỗi Thành viên Công ước phải so sánh các tiêu chuẩn năng lực mà họ yêu cầu đối với thủy
thủ bậc cao về giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 01/01/2012 với các tiêu chuẩn qui định đối

55
với giấy chứng nhận trong mục A-II/5 của Bộ luật STCW, và xác định sự cần thiết, nếu có, phải
yêu cầu những thuyền viên đó cập nhật trình độ chuyên môn.

4 Cho đến ngày 01/01/2012, một Thành viên Công ước đồng thời là Thành viên Công ước về
Chứng nhận thủy thủ bậc cao (Able Seamen) của Tổ chức Lao động quốc tế 1946 (Số 74) có thể
tiếp tục cấp, công nhận và xác nhận các giấy chứng nhận theo qui định của công ước nói trên.

5 Cho đến ngày 01/01/2017, một Thành viên Công ước đồng thời là Thành viên Công ước về
Chứng nhận thủy thủ bậc cao (Able Seamen) của Tổ chức Lao động quốc tế 1946 (Số 74) có thể
tiếp tục cấp mới, gia hạn các giấy chứng nhận và xác nhận theo qui định của công ước nói trên.

6 Thuyền viên có thể được Thành viên Công ước xem xét thỏa mãn các yêu cầu của quy định
này nếu các thuyền viên này làm việc với khả năng thích hợp của bộ phận boong trong khoảng
thời gian không ít hơn 12 tháng trong quãng thời gian 60 tháng cuối cùng trước khi quy định
này có hiệu lực đối với Thành viên Công ước đó.

56
Chương III
Bộ phận Máy

Quy định III/1


Yêu cầu bắt buộc tối thiểu để chứng nhận cho sỹ quan phụ trách
ca trực máy trong buồng máy có người trực ca hoặc được chỉ định
làm nhiệm vụ sỹ quan máy trong buồng máy không có người trực ca

1 Mỗi sỹ quan phụ trách ca trực máy trong buồng máy có người trực ca hoặc sỹ quan máy
được chỉ định trong buồng máy không có người trực ca trên tàu biển có tổng công suất máy
chính từ 750 kW trở lên phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

2 Mỗi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

.2 đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện kỹ năng tay nghề xưởng tổng hợp và có thời
gian đi biển được thừa nhận không ít hơn 12 tháng như một phần của chương trình
đào tạo huấn luyện bao gồm đào tạo huấn luyện trên tàu đáp ứng các yêu cầu của mục
A-III/1 của Bộ luật STCW và được ghi nhận trong sổ ghi nhận huấn luyện được thừa
nhận hoặc đã hoàn thành đào tạo kỹ năng tay nghề xưởng tổng hợp và có thời gian đi
biển không ít hơn 36 tháng trong đó không dưới 30 tháng làm việc trong bộ phận máy;

.3 trong thời gian làm việc trên biển theo yêu cầu, đã thực hiện nhiệm vụ trực ca buồng
máy dưới sự giám sát của máy trưởng hoặc một sỹ quan máy có đủ trình độ chuyên
môn trong thời gian không dưới 6 tháng;

.4 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn năng lực qui định tại mục A-III/1 của Bộ luật STCW;

.5 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực qui định tại đoạn 2 mục A-VI/1, đoạn từ 1 đến 4 mục A-
VI/2, các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/3 và các đoạn từ 1 dến 3 mục A-VI/4 của Bộ luật
STCW.

Quy định III/2


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận cho máy trưởng và
máy hai trên tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên

1 Mỗi máy trưởng và máy hai trên tàu biển có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

2 Mọi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 đáp ứng các yêu cầu chứng nhận là sỹ quan phụ trách ca trực máy trên tàu biển có
tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên và có thời gian đi biển được thừa nhận
theo khả năng đó:

.1.1 để được chứng nhận là máy hai, phải có không dưới 12 tháng làm việc như sỹ
quan máy,

.1.2 để được chứng nhận là máy trưởng, phải có không dưới 36 tháng, tuy nhiên, thời

57
gian này có thể được rút ngắn không dưới 24 tháng trong đó không ít hơn 12
tháng có thời gian đi biển đảm nhiệm chức danh máy hai; và

.2 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn năng lực qui định tại mục A-III/2 của Bộ luật STCW.

Qui định III/3


Tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc để chứng nhận cho máy trưởng và
máy hai trên tàu biển có tổng công suất máy chính từ 750kW đến 3000 kW

1 Mọi máy trưởng và máy hai trên tàu biển có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến 3000
kW phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

2 Mọi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 đáp ứng yêu cầu để chứng nhận cho sỹ quan phụ trách ca trực máy và

.1.1 để được chứng nhận là máy hai, phải có thời gian đi biển được thừa nhận không
dưới 12 tháng đảm nhiệm chức danh Sỹ quan máy tập sự hoặc Sỹ quan máy, và

.1.2 để được chứng nhận là máy trưởng, phải có thời gian đi biển không dưới 24
tháng trong đó không dưới 12 tháng làm việc với tư cách máy hai; và

.2 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn về năng lực được qui định tại mục A-III/3 của Bộ luật STCW.

3 Mỗi sỹ quan máy có đủ trình độ đảm nhiệm chức danh máy hai trên tàu có tổng công suất
máy chính từ 3000 kW trở lên, có thể làm việc như là máy trưởng trên tàu có tổng công suất
máy chính nhỏ hơn 3000 kW, với điều kiện là giấy chứng nhận được xác nhận như vậy.

Quy định III/4


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận thợ máy cấu thành thành
phần của một ca trực trong buồng máy có người trực ca hoặc được
chỉ định để thực hiện nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực ca

1 Mọi thợ máy cấu thành thành phần của một ca trực trong buồng máy có người trực ca hoặc
được chỉ định để thực hiện nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực ca trên tàu biển có
tổng công suất máy chính từ 750kW trở lên, mà không phải là thợ máy đang được đào tạo huấn
luyện và thợ máy không đủ năng lực cho nhiệm vụ trong ca trực, phải được cấp giấy chứng nhận
phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ đó.
2 Mọi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 16 tuổi;

.2 đã hoàn thành:

.2.1 thời gian đi biển được thừa nhận nhận bao gồm không ít hơn 6 tháng đào tạo
huấn luyện và trải nghiệm, hoặc

.2.2 khóa đào tạo huấn luyện đặc biệt, cả trước khi đi biển hoặc trên tàu, bao gồm thời
gian làm viện trên biển được thừa nhận không ít hơn 2 tháng; và

58
.3 đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại mục A-III/4 của Bộ luật STCW.

3 Thời gian đi biển, đào tạo huấn luyện và kinh nghiệm yêu cầu tại các tiểu đoạn 2.2.1 và
2.2.2 phải kết hợp với các chức năng trực ca buồng máy bao gồm việc hoàn thành các nhiệm
được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của một sỹ quan máy có đủ trình độ nghiệp vụ hoặc
một thợ máy có đủ trình độ nghiệp vụ.

Quy định III/5


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận cho thợ máy bậc cao trong buồng máy có người
trực ca hoặc được chỉ định thực hiện nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực ca

1 Mọi thợ máy bậc cao làm công việc cơ khí trên tàu biển có tổng công suất máy chính từ 750
kW trở lên phải được cấp giấy chứng nhận thích hợp.

2 Mọi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

.2 đáp ứng các yêu cầu để được chứng nhận là thợ máy cấu thành thành phần của ca trực
buồng máy có người trực ca hoặc hoặc được chỉ định thực hiện nhiệm vụ trong buồng
máy không có người trực ca;

.3 trong khi đủ tiêu chuẩn để làm việc như một thợ máy cấu thành thành phần của một ca
trực máy, phải có thời gian đi biển được thừa nhận trong bộ phận máy:

.3.1 không ít hơn 12 tháng, hoặc

.3.2 không ít hơn 6 tháng và đã hoàn thành đào tạo huấn luyện được thừa nhận;

.4 đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại mục A-III/5 của Bộ luật STCW.

3 Mọi Thành viên Công ước phải so sách tiêu chuẩn năng lực mà Thành viên Công ước đó
yêu cầu đối với thợ máy trong buồng máy cho các giấy chứng nhận cấp trước ngày 01/01/2012
với các tiêu chuẩn qui định cho giấy chứng nhận tại mục A-III/5 của Bộ luật STCW, và xác định
sự cần thiết, nếu có, yêu cầu những thuyền viên này phải cập nhật trình độ nghiệp vụ của mình.

4 Thuyền viên có thể được Thành viên Công ước xem xét thỏa mãn các yêu cầu của quy định
này nếu các thuyền viên này làm việc với khả năng thích hợp của bộ phận máy trong khoảng
thời gian không ít hơn 12 tháng trong khoảng 60 tháng cuối cùng trước khi quy định này có hiệu
lực đối với Thành viên Công ước đó.

Quy định III/6


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận cho sỹ quan kỹ thuật– điện tử

1 Sỹ quan kỹ thuật – điện tử làm việc trên tàu biển có tổng công suất máy chính từ 750 kW
trở lên phải sở hữu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

2 Mọi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

59
.2 đã hoàn thành không ít hơn 12 tháng khóa đào tạo huấn luyện kỹ năng tay nghề xưởng
tổng hợp và không ít hơn 6 tháng thời gian đi biển như là một phần của chương trình đào
tạo huấn luyện được thừa nhận đáp ứng các yêu cầu của mục A-III/6 của Bộ luật STCW và
được ghi nhận trong sổ ghi nhận huấn luyện được thừa nhận, hoặc không ít hơn 36
tháng đào tạo kỹ năng tay nghề xưởng tổng hợp trong đó có thời gian đi biển không ít hơn
30 tháng được thừa nhận ở bộ phận máy;

.3 đã hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại
mục A-III/6 của Bộ luật STCW; và

.4 đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực tại đoạn 2 mục A-VI/1, các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/2,
các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/3 và các đoạn từ 1 đến 3 mục A-VI/4, của Bộ luật STCW.

3 Mỗi Thành viên Công ước phải so sánh các tiêu chuẩn năng lực mà Thành viên Công ước đó
yêu cầu đối với sỹ quan kĩ thuật–điện tử về các giấy chứng nhận cấp trước ngày 01/01/2012 với
những tiêu chuẩn quy định cho giấy chứng nhận tại mục A-III/6 của Bộ luật STCW, và phải xác
định sự cần thiết yêu cầu những sỹ quan này phải cập nhật trình độ nghiệp vụ của mình.

4 Thuyền viên có thể được Thành viên Công ước xem xét đã thỏa mãn các yêu cầu của quy
định này nếu các thuyền viên này làm việc với khả năng thích hợp trên tàu một khoảng thời
gian không ít hơn 12 tháng trong 60 tháng cuối cùng trước khi quy định này có hiệu lực đối với
Thành viên Công ước đó và đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực quy định tại mục A-III/6 của Bộ
luật STCW.

5 Bất kể các yêu cầu nêu trên tại các đoạn từ 1 đến 4, một thuyền viên có trình độ chuyên
môn phù hợp có thể được một Thành viên Công ước xem xét để có thể thực hiện các chức năng
nhất định của mục A-III/6.

Quy định III/7


Yêu cầu tối thiểu để chứng nhận cho thợ kỹ thuật– điện tử

1 Mỗi thợ kỹ thuật– điện tử làm việc trên tàu biển có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở
lên phải được cấp giấy chứng nhận phù hợp.

2 Mọi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

.2 đã:

.2.1 hoàn thành thời gian đi biển được thừa nhận bao gồm không ít hơn 12 tháng đào tạo
huấn luyện và trải nghiệm, hoặc

.2.2 hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện được thừa nhận, bao gồm thời gian đi biển
được thừa nhận không ít hơn 6 tháng, hoặc

.2.3 có trình độ nghiệp vụ đáp ứng năng lực kỹ thuật tại mục A-III/7 và thời gian đi biển
được thừa nhận không ít hơn 3 tháng; và

.3 đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực quy định tại mục A-III/7 của Bộ luật STCW.

60
3 Mọi Thành viên Công ước phải so sánh tiêu chuẩn năng lực mà Thành viên Công ước đó yêu
cầu đối với giấy chứng nhận cho thợ kỹ thuật–điện tử cấp trước ngày 01/01/2012 với những
tiêu chuẩn năng lực quy định đối với giấy chứng nhận tại mục A-III/7 của Bộ luật STCW và xác
định sự cần thiết, nếu có, yêu cầu những thuyền viên này phải cập nhật trình độ nghiệp vụ của
họ.

4 Thuyền viên có thể được Thành viên Công ước xem xét đã thỏa mãn các yêu cầu của quy
định này nếu các thuyền viên này làm việc với khả năng thích hợp trên tàu một khoảng thời
gian không ít hơn 12 tháng trong 60 tháng cuối cùng trước khi quy định này có hiệu lực đối với
Thành viên Công ước đó và đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực quy định tại mục A-III/7 của Bộ
luật STCW.

5 Bất kể các yêu cầu nào nêu trên tại các đoạn từ 1 đến 4, một thuyền viên có trình độ nghiệp
vụ phù hợp có thể được một Thành viên Công ước xem xét để có thể thực hiện các chức năng
nhất định của mục A-III/7.

61
Chương IV
Thông tin liên lạc vô tuyến và sỹ quan vô tuyến

Chú giải

Các quy định bắt buộc liên quan đến trực canh vô tuyến đã được đưa ra tại Quy định Vô tuyến
điện và Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển 1974, như đã sửa đổi. Các quy định về
bảo dưỡng vô tuyến được nêu ở Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển 1974
(SOLAS), như đã sửa đổi, và các hướng dẫn được Tổ chức thông qua *6.

Quy định IV/1


Áp dụng

1 Ngoại trừ những qui định tại đoạn 2, các quy định của chương này áp dụng đối với sỹ quan
vô tuyến trên tàu hoạt động trong Hệ thống báo nạn và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) như
quy định tại Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển 1974, như đã sửa đổi.

2 Sỹ quan vô tuyến trên các tàu không yêu cầu tuân thủ các quy định của GMDSS theo chương
IV của Công ước SOLAS, không yêu cầu phải đáp ứng các quy định của chương này. Tuy nhiên, sỹ
quan vô tuyến trên những tàu đó phải tuân thủ Quy định Vô tuyến điện. Chính quyền hành chính
phải đảm bảo rằng các giấy chứng nhận tương ứng nêu trong Quy định Vô tuyến điện phải được
cấp hoặc công nhận đối với sỹ quan vô tuyến điện đó.

Quy định IV/2


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để chứng nhận cho sỹ quan vô tuyến GMDSS

1 Mọi thuyền viên phụ trách trực canh vô tuyến trên tàu yêu cầu tham gia GMDSS phải có giấy
chứng nhận thích hợp về GMDSS, được cấp hoặc được công nhận bởi Chính quyền hành chính
theo các điều khoản của Quy định Vô tuyến điện.

2 Ngoài ra, mọi ứng viên muốn được chứng nhận theo quy định này để làm việc trên tàu có
lắp đặt thiết bị vô tuyến theo yêu cầu của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển
1974, như đã sửa đổi, phải:

.1 không dưới 18 tuổi; và

.2 đã hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp ứng tiêu
chuẩn năng lực qui định tại mục A-IV/2 của Bộ luật STCW.

*6 Tham khảo Hướng dẫn Bảo dưỡng Vô tuyến điện cho Hệ thống báo nạn và an toàn hàng hải toàn cầu
GMDSS có liên quan tới vùng biển A3 và A4 được thông qua bởi Tổ chức tại Nghị quyết A.702(17), như
đã sửa đổi.

62
Chương V
Yêu cầu đào tạo huấn luyện đặc biệt cho nhân viên trên một số loại tàu

Quy định V/1-1


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho việc đào tạo huấn luyện và trình độ nghiệp vụ
của thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên trợ giúp trên tàu dầu và hóa chất

1 Sỹ quan và thuyền viên trợ giúp được chỉ định các nhiệm vụ và trách nhiệm riêng biệt liên
quan đến hàng hóa hay thiết bị hàng hóa trên tàu dầu hoặc hóa chất phải có Giấy chứng nhận
đào tạo huấn luyện cơ bản về tác nghiệp làm hàng trên tàu dầu và hóa chất.

2 Mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản về tác nghiệp làm
hàng trên tàu dầu và hóa chất phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyên cơ bản theo các quy
định của mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và phải hoàn thành:

.1 thời gian đi biển được thừa nhận ít nhất 3 tháng trên tàu dầu và hóa chất và đáp ứng tiêu
chuẩn năng lực qui định tại đoạn 1 của mục A-V/1-1, của Bộ luật STCW; hoặc

.2 khóa đào tạo huấn luyện cơ bản được thừa nhận đối với tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu
và hóa chất và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 1 mục A-V/1-1 của Bộ
luật STCW.

3 Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ thuyền viên nào có trách nhiệm trực
tiếp bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc hàng khi vận chuyển, vệ sinh két hàng, thao tác hàng hóa hay
các tác nghiệp liên quan đến hàng hóa khác trên tàu dầu phải sở hữu Giấy chứng nhận đào tạo
huấn luyện năng cao cho các tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu.

4 Mọi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao cho các tác
nghiêp hàng hóa tàu dầu phải:

.1 đáp ứng các yêu cầu về chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản đối với tác nghiệp hàng
hóa tàu dầu và hóa chất; và

.2 trong khi đủ trình độ nghiệp vụ để được chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản đối với
các tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu và hóa chất, phải có:

.2.1 thời gian đi biển ít nhất 3 tháng trên tàu dầu được thừa nhận, hoặc

.2.2 ít nhất 1 tháng đào tạo huấn luyện trên tàu dầu được thừa nhận, trong khả năng
phụ việc, bao gồm ít nhất 3 tác nghiệp bốc hàng và 3 tác nghiệp dỡ hàng và được ghi
nhận vào sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện được thừa nhận có xem xét các hướng dẫn
tại mục B-V/1; và

.3 đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện nâng cao được thừa nhận đối với các tác nghiệp
hàng hóa tàu dầu và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 2 mục A-V/1-1
của Bộ luật STCW.

5 Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ thuyền viên nào có trách nhiệm trực
tiếp đến việc bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc hàng khi vận chuyển, vệ sinh két hàng, thao tác hàng
hóa hay các tác nghiệp liên quan đến hàng hóa khác trên tàu hóa chất phải có Giấy chứng nhận
đào tạo huấn luyện nâng cao đối với các tác nghiệp tàu hóa chất.

63
6 Mọi ứng viên muốn có Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao đối với các tác nghiệp
hàng hóa tàu hóa chất phải:

.1 đáp ứng các yêu cầu để được chứng nhận về đào tạo huấn luyện cơ bản đối với tác nghiêp
hàng hóa tàu dầu và hóa chất;

.2 trong khi đủ trình độ nghiệp vụ để được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản
đối với các tác nghiêp hàng hóa tàu chở hóa chất, phải có:

.2.1 thời gian đi biển ít nhất 3 tháng trên tàu hóa chất được thừa nhận, hoặc

.2.2 ít nhất 1 tháng đào tạo huấn luyện trên tàu hóa chất được thừa nhận, trong chức
danh phụ việc bao gồm ít nhất 3 tác nghiệp bốc hàng và 3 tác nghiệp dỡ hàng và
được ghi nhận vào sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện được thừa nhận có xem xét
hướng dẫn tại mục B-V/1; và

.3 đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện nâng cao được thừa nhận đối với các tác nghiêp
hàng hóa tàu hóa chất và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 3 mục A-V/1-
1 của Bộ luật STCW.

7 Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp
vụ được cấp cho thuyền viên có đủ trình độ nghiệp vụ theo qui định tại các đoạn 2, 4 hoặc 6,
theo tương ứng, hoặc một Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc Giấy chứng nhận đào tạo
huấn luyện nghiệp vụ hiện có, được xác nhận đầy đủ.

Quy định V/1-2


Yêu cầu tối thiểu cho việc đào tạo huấn luyện và trình độ nghiệp vụ
của thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên trợ giúp trên tàu khí hóa lỏng

1 Sỹ quan và thuyền viên trợ giúp được chỉ định nhiệm vụ và trách nhiệm riêng biệt liên quan
đến hàng hóa hay thiết bị hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng phải có Giấy chứng nhận đào tạo huấn
luyện cơ bản đối với các tác nghiệp hàng hóa tàu khí hóa lỏng.

2 Mọi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản đối với các tác
nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện cơ bản theo các
quy định của mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và phải hoàn thành:

.1 thời gian đi biển được thừa nhận ít nhất 3 tháng trên tàu khí hóa lỏng và đáp ứng các
tiêu chuẩn năng lực qui định tại đoạn 1 mục A-V/1-2 của Bộ luật STCW;

.2 khóa đào tạo huấn luyện cơ bản được thừa nhận đối với các tác nghiêp hàng hóa trên tàu
khí hóa lỏng và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực qui định tại đoạn 1 mục A-V/1-2 của Công
ước STCW.

3 Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ thuyền viên nào có trách nhiệm trực
tiếp việc bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc hàng hóa khi vận chuyển, thao tác hàng hóa, vệ sinh két
hàng hay các tác nghiêp khác liên quan đến hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng phải có Giấy chứng
nhận đào tạo huấn luyện nâng cao cho các tác nghiệp hàng hóa tàu khí hóa lỏng.

4 Mọi ứng viên muốn sở hữu Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao đối với các tác
nghiệp hàng hóa tàu khí hóa lỏng phải:

64
.1 đáp ứng các yêu cầu để được chứng nhận về đào tạo huấn luyện cơ bản cho tác nghiệp
hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng;

.2 trong khi đủ trình độ nghiệp vụ để được chứng nhận về đào tạo huấn luyện cơ bản cho
tác nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng, phải có:

.2.1 thời gian đi biển ít nhất 3 tháng trên tàu khí hóa lỏng được thừa nhận, hoặc

.2.2 ít nhất 1 tháng đào tạo huấn luyện trên tàu khí hóa lỏng, trong khả năng phụ việc,
bao gồm ít nhất 3 hoạt động bốc hàng và 3 hoạt động dỡ hàng và được ghi nhận vào
sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện được thừa nhận trên cơ sở xem xét hướng dẫn tại
mục B-V/1; và

.3 đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện nâng cao được thừa nhận đối với các tác nghiệp
hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng và đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực qui định tại đoạn 2
mục A-V/1-2 của Bộ luật STCW.

5 Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phải
được cấp cho thuyền viên có đủ trình độ nghiệp vụ theo qui định tại các đoạn 2 hoặc 4 tương
ứng, hoặc rằng một Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc Giấy chứng nhận khả năng
hiện có được xác nhận tương ứng.

Quy định V/2


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho đào tạo huấn luyện và trình độ nghiệp vụ của
thuyền trưởng, sỹ quan, thuyền viên trợ giúp và các nhân viên trên tàu khách

1 Quy định này áp dụng đối với thuyền trưởng, sỹ quan, thuyền viên trợ giúp và các nhân
viên khác làm việc trên tàu khách thực hiện hành trình quốc tế. Chính quyền hành chính sẽ xác
định việc áp dụng những yêu cầu này đối với nhân viên làm việc trên tàu khách thực hiện các
hành trình nội địa.

2 Trước khi được chỉ định nhiệm vụ trên tàu khách, thuyền viên phải hoàn thành khóa đào tạo
huấn luyện theo yêu cầu của các đoạn từ 4 đến 7 sau đây tùy theo khả năng, nhiệm vụ và trách
nhiệm của họ.

3 Thuyền viên mà yêu cầu phải được đào tạo huấn luyện theo qui định tại các đoạn 4, 6 và 7
dưới đây, trong thời hạn không quá 5 năm, phải cam kết được đào tạo ôn luyện thích hợp hoặc
yêu cầu phải cung cấp bằng chứng đã đạt được tiêu chuẩn về năng lực theo yêu cầu trong vòng 5
năm trước.

4 Thuyền trưởng, sỹ quan và các nhân viên khác được chỉ định theo Bảng phân công nhiệm vụ
để hỗ trợ hành khách trong những tình huống khẩn cấp trên tàu khách phải hoàn thành khóa
đào tạo huấn luyện về quản lý đám đông như qui định tại đoạn 1 mục A-V/2 của Bộ luật STCW.

5 Nhân viên phục vụ trực tiếp hành khách trong khu vực hành khách trên tàu khách phải
hoàn thành đào tạo huấn luyện về an toàn quy định tại đoạn 2 mục A-V/2 của Bộ luật STCW.

6 Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ người nào được chỉ định theo Bảng
phân công trách nhiệm đối với an toàn của hành khách trong các tình huống khẩn cấp trên tàu
khách phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện được thừa nhận về kiểm soát khủng hoảng và
hành vi nhân tính như qui định tại đoạn 3 mục A-V/2 của Bộ luật STCW.

65
7 Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ những ai được chỉ định chịu trách
nhiệm nhanh chóng đưa hành khách lên, xuống tàu, bốc dỡ hàng hóa và chằng buộc hàng hóa,
hoặc đóng cửa mạn tàu trên tàu chở khách ro-ro phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện được
thừa nhận về an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và đảm bảo tính nguyên vẹn thân tàu như
qui định tại đoạn 4 mục A-V/2 của Bộ luật STCW.

8 Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng các hồ sơ chứng cứ về đào tạo huấn luyện đã
hoàn thiện phải được cấp cho tất cả những người đủ trình độ nghiệp vụ theo các nội dung của
qui định này.

66
Chương VI
Các chức năng về tình huống khẩn cấp, an toàn
nghề nghiệp, an ninh, chăm sóc y tế và cứu người bị nạn

Quy định VI/1


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với việc làm quen an toàn,
Đào tạo huấn luyện cơ bản và hướng dẫn an toàn cho thuyền viên

1 Thuyền viên phải được làm quen và được đào tạo huấn luyện cơ bản hoặc được hướng dẫn
về an toàn theo qui định tại mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và phải đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng
về năng lực qui định trong đó.

2 Khi đào tạo huấn luyện cơ bản không bao gồm trong trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
được cấp giấy chứng nhận, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, chỉ
rõ người sở hữu giấy chứng nhận đó đã tham gia khóa đào tạo huấn luyện cơ bản.

Quy định VI/2


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho việc cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện
nghiệp vụ làm việc trên phương tiện cứu sinh, xuồng cứu nạn và xuồng cứu nạn cao tốc

1 Mọi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ để làm việc
trên phương tiện cứu sinh, xuồng cứu nạn, không phải là xuồng cứu nạn cao tốc phải:

.1 không nhỏ hơn 18 tuổi;

.2 đã có thời gian đi biển được thừa nhận không ít hơn 12 tháng hoặc đã tham dự một khóa
đào tạo huấn luyện được thừa nhận và có thời gian đi biển được thừa nhận không ít hơn
6 tháng; và

.3 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ làm
việc trên phương tiện cứu sinh, xuồng cứu nạn được nêu tại đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/2
của Bộ luật STCW.

2 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ trên xuồng cứu
nạn cao tốc phải:

.1 có giấy giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ trên phương tiện cứu sinh và
xuồng cứu nạn không phải là xuồng cứu nạn cao tốc;

.2 đã tham dự một khóa đào tạo huấn luyện được thừa nhận; và

.3 đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực đối với giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ
trên xuồng cứu nạn cao tốc nêu tại đoạn từ 7 đến 10 mục A-VI/2 của Bộ luật STCW.

Quy định VI/3


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho đào tạo huấn luyện cứu hỏa nâng cao

1 Thuyền viên được chỉ định điều khiển các hoạt động cứu hỏa phải hoàn thành có kết quả
chương trình đào tạo huấn luyện nâng cao về kỹ thuật cứu hỏa, đặc biệt nhấn mạnh việc tổ
chức, chiến thuật và chỉ huy theo qui định tại các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/3 của Bộ luật STCW
và phải đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực của nó.

67
2 Khi việc đào tạo huấn luyện cứu hỏa nâng cao không bao gồm trong trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của giấy chứng nhận được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện
nghiệp vụ chỉ rõ người sở hữu giấy chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo huấn luyện cứu hỏa
nâng cao.

Quy định VI/4


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc liên quan đến sơ cứu và chăm sóc y tế

1 Thuyền viên được chỉ định làm nhiệm vụ sơ cứu y tế trên tàu phải đáp ứng tiêu chuẩn năng
lực về sơ cứu qui định tại các đoạn từ 1 đến 3 mục A-VI/4 của Bộ luật STCW.

2 Thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu phải đáp ứng tiêu chuẩn năng
lực về chăm sóc y tế trên tàu qui định tại các đoạn từ 4 đến 6 mục A-VI/4 của Bộ luật STCW.

3 Khi việc đào tạo huấn luyện về sơ cứu và chăm sóc y tế không bao gồm trong trình độ
chuyên môn của giấy chứng nhận được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn
luyện nghiệp vụ chỉ rõ người sở hữu giấy chứng nhận đã tham dự khóa đào tạo huấn luyện về
sơ cứu và chăm sóc y tế.

Quy định VI/5


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho việc cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ của sỹ quan
an ninh tàu

1 Mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ làm sỹ quan an
ninh tàu phải:

.1 có thời gian đi biển được thừa nhận không ít hơn 12 tháng hoặc có thời gian đi biển và
kiến thức vận hành tàu biển thích hợp; và

.2 đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với việc cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn làm
Sỹ quan an ninh như được nêu tại mục A-VI/5, các đoạn từ 1 đến 4 của Bộ luật STCW.

2 Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng, tất cả những người có trình độ nghiệp vụ theo
qui định này được cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ.

Quy định VI/6


Yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho đào tạo huấn luyện và
hướng dẫn liên quan đến an ninh cho tất cả thuyền viên

1 Thuyền viên phải được làm quen các vấn đề liên quan an ninh và được đào tạo huấn luyện
hoặc hướng dẫn kiến thức an ninh theo qui định tại các đoạn từ 1 đến 4 mục A-VI/6 của Bộ luật
STCW và phải đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực tương ứng qui định của nó.

2 Khi nhận thức về an ninh không bao gồm trong trình độ chuyên môn của giấy chứng nhận
được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ chỉ rõ rằng người sở
hữu giấy chứng nhận đã tham dự một khóa đào tạo huấn luyện nhận thức an ninh.

3 Tất cả Thành viên Công ước phải so sánh việc đào tạo huấn luyện hoặc hướng dẫn liên quan
an ninh mà họ yêu cầu đối với thuyền viên có hoặc có thể chứng minh đủ trình độ chuyên môn
trước khi qui định này có hiệu lực với việc đào tạo huấn luyện hoặc hướng dẫn liên quan an ninh

68
qui định tại đoạn 4 mục A-VI/6 của Bộ luật STCW, và phải xác định sự cần thiết để yêu cầu
những thuyền viên này cập nhật trình độ chuyên môn của mình.

Thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh

4 Thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh phải đáp ứng tiêu chuẩn năng lực qui định tạị
các đoạn từ 6 đến 8 mục A-VI/6 của Bộ luật STCW.

5 Khi chương trình đào tạo huấn luyện nhiệm vụ an ninh chỉ định không có trong yêu cầu về
trình độ chuyên môn của giấy chứng nhận được cấp, thì phải cấp một Giấy chứng nhận đào tạo
huấn luyện nghiệp vụ, trong đó chỉ rõ rằng người sở hữu giấy chứng nhận đã tham dự một khóa
đào tạo huấn luyện về nhiệm vụ an ninh chỉ định.

6 Tất cả các Thành viên Công ước phải so sánh các tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện an ninh
trong đó yêu cầu thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh phải có hoặc có thể chứng minh
có trình độ chuyên môn trước khi quy định này có hiệu lực, với tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện an
ninh qui định tại đoạn 8 mục A-VI/6 của Bộ luật STCW, và phải xác định sự cần thiết yêu cầu
những thuyền viên này cập nhật trình độ chuyên môn của mình.

69
Chương VII
Cấp giấy chứng nhận thay thế

Quy định VII/1


Cấp giấy chứng nhận thay thế

1 Mặc dù các yêu cầu về việc chứng nhận đã được đặt ra tại các chương II và III của phụ lục
này, các Thành viên Công ước có thể lựa chọn để cấp hoặc ủy quyền cấp các giấy chứng nhận
khác với yêu cầu đối với quy định của các chương nói trên, với điều kiện là:

.1 các chức năng liên quan và mức trách nhiệm kết hợp được trình bày trên giấy chứng
nhận và trong xác nhận được lựa chọn từ, và đồng nhất với các chức năng và mức trách
nhiệm nêu tại các mục A-II/1, A-II/2, A-II/3, A-II/4, A-II/5, A-III/1, A-III/2, A-III/3, A-
III/4, A-III/5 và A-IV/2 của Bộ luật STCW;

.2 ứng viên phải hoàn thành khóa giáo dục và đào tạo huấn luyện được thừa nhận và đáp
ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, cho các chức năng và mức trách nhiệm nêu trong
giấy chứng nhận và trong các xác nhận, được trình bày trong các mục tương ứng của Bộ
luật STCW và nêu tại mục A-VII/1 của Bộ luật này;

.3 các ứng viên phải hoàn thành thời gian đi biển được thừa nhận tương ứng với việc thực
hiện các chức năng và mức trách nhiệm nêu trên giấy chứng nhận. Thời gian đi biển tối
thiểu phải tương đương với thời gian đi biển được qui định tại các chương II và III của
phụ lục này. Tuy nhiên, thời gian đi biển tối thiểu phải không ít hơn thời gian qui định tại
mục A-VII/2 của Bộ luật STCW;

.4 các ứng viên muốn được chứng nhận thực hiện chức năng hàng hải ở mức trách nhiệm
vận hành phải đáp ứng các yêu cầu áp dụng cho các qui định tại chương IV, nơi tương
ứng, để thực hiện các nhiệm vụ vô tuyến được chỉ định theo Qui định Vô tuyến điện;

.5 các giấy chứng nhận phải được cấp phù hợp với yêu cầu của quy định I/2 và các quy
định nêu tại chương VII của Bộ luật STCW.

2 Sẽ không có giấy chứng nhận nào được cấp theo chương này trừ khi Thành viên Công ước
đã thông báo các thông tin lên Tổ chức theo qui định tại điều IV và quy định I/7.

Quy định VII/2


Chứng nhận cho thuyền viên

1 Mỗi thuyền viên thực hiện bất cứ chức năng hoặc nhóm chức năng nào quy định tại bảng
A-II/1, A-II/2, A-II/3, A-II/4 or A-II/5 của chương II hoặc tại bảng A-III/1, A-III/2, A-III/3, A-
III/4 or A-III/5 của chương III hoặc A-IV/2 của chương IV của Bộ luật STCW phải sở hữu một
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ,
theo tương ứng.

Quy định VII/3


Các nguyên tắc quản lý việc cấp giấy chứng nhận thay thế

1 Bất cứ Thành viên Công ước nào quyết định cấp hoặc ủy quyền cấp giấy chứng nhận thay
thế phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

70
.1 không có hệ thống cấp giấy chứng nhận thay thế nào được thực hiện trừ khi nó đảm bảo
mức độ an toàn trên biển và có tác dụng ngăn ngừa ô nhiễm ít nhất tương đương với
qui định tại các chương khác; và

.2 bất cứ sự thu xếp nào cho việc cấp giấy chứng nhận thay thế theo chương này được
thực hiện phải đảm bảo khả năng hoán đổi của giấy chứng nhận với các giấy chứng
nhận đã được cấp theo các chương khác.

2 Nguyên tắc của khả năng hoán đổi ở đoạn 1 phải đảm bảo rằng:

.1 thuyền viên được cấp giấy chứng nhận theo các chương II và/hoặc III và thuyền viên
được cấp giấy chứng nhận theo chương VII có khả năng làm việc trên các tàu hoặc theo
truyền thống hoặc theo một dạng tổ chức khác trên tàu; và

.2 thuyền viên phải được đào tạo huấn luyện cho việc bố trí trên tàu riêng biệt sao cho
không làm suy giảm khả năng áp dụng các kỹ năng của họ ở bất cứ đâu.

3 Khi cấp bất cứ giấy chứng nhận nào theo các quy định của chương này, các nguyên tắc sau
đây phải được xem xét:

.1 bản thân việc cấp giấy chứng nhận thay thế không được sử dụng:

.1.1 để giảm số lượng thuyền viên trên tàu,

.1.2 để làm hạ thấp tính toàn vẹn của nghề nghiệp hoặc hạ thấp kỹ năng của thuyền viên,
hoặc

.1.3 để biện minh cho việc chỉ định nhiệm vụ kết hợp của các sỹ quan trực ca máy và
boong cho một người chỉ có một giấy chứng nhận trong bất cứ ca trực đặc biệt nào;

.2 thuyền trưởng được chỉ định là người chỉ huy; vị trí pháp lý và quyền hạn của thuyền
trưởng và những người khác không bị ảnh hưởng có hại do việc thực hiện bất cứ sự thu
xếp nào để cấp giấy chứng nhận thay thế.

4 Những nguyên tắc nêu trong các đoạn 1 và 2 của qui định này phải đảm bảo rằng năng lực
của các sỹ quan máy và sỹ quan boong vẫn được duy trì.

71
Chương VIII
Trực ca

Quy định VIII/1


Phù hợp với nhiệm vụ

1 Vì mục đích ngăn ngừa mệt mỏi, mỗi Chính quyền hành chính phải:

.1 xác lập và bắt buộc thời gian nghỉ ngơi cho thuyền viên trực ca và những thuyền viên có
nhiệm vụ được chỉ định liên quan đến an toàn, an ninh và ngăn ngừa ô nhiễm theo các
quy định tại mục A-VIII/1 của Bộ luật STCW; và

.2 yêu cầu các hệ thống trực ca phải được bố trí sao cho hiệu suất của tất cả thuyền viên
trực ca không bị suy giảm do mệt mỏi và các nhiệm vụ đó phải được phối hợp sao cho
thuyền viên trực ca đầu tiên khi bắt đầu hành trình và các ca thay thế tiếp theo được
nghỉ ngơi đầy đủ và mặt khác phải phù hợp với nhiệm vụ.

2 Để ngăn ngừa việc lạm dụng rượu và ma túy, mỗi Chính quyền hành chính phải đảm bảo xác
lập các biện pháp thích hợp theo các quy định tại mục A-VIII/1 đồng thời xem xét hướng dẫn
nêu tại mục B-VIII/1 của Bộ luật STCW.

Quy định VIII/2


Tổ chức trực ca và các nguyên tắc phải tuân thủ

1 Chính quyền hành chính cần lưu ý các công ty, thuyền trưởng, máy trưởng và tất cả thuyền
viên trực ca phải tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc và hướng dẫn đưa ra trong Bộ luật STCW để
đảm bảo duy trì ca trực hoặc các ca trực liên tục an toàn thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện
hiện hữu trên tất cả các tàu biển vào mọi thời điểm.

2 Chính quyền hành chính phải yêu cầu thuyền trưởng của tất cả các tàu đảm bảo rằng việc bố
trí trực ca thích hợp để duy trì ca trực hoặc các ca trực an toàn, có tính đến các hoàn cảnh và
điều kiện hiện hữu và đặt dưới sự chỉ đạo chung của thuyền trưởng.

.1 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải có trách nhiệm điều khiển tàu một cách an toàn trong
suốt thời gian làm nhiệm vụ, ngay khi họ phải tự thân có mặt trong buồng hàng hải hoặc
ở nơi liên quan trực tiếp như buồng hải đồ hoặc phòng điều khiển buồng lái vào mọi thời
điểm;

.2 Sỹ quan vô tuyến có trách nhiệm duy trì canh trực vô tuyến điện liên tục trên các tần số
thích hợp trong suốt thời gian trực ca của mình;

.3 Sỹ quan phụ trách ca trực máy, theo qui định tại Bộ luật STCW, dưới sự chỉ đạo của máy
trưởng; phải sẵn sàng lập tức và khi được gọi phải có mặt tại buồng máy, khi cần, phải tự
mình có mặt tại buồng máy trong suốt thời gian thực hiện trách nhiệm của mình;

.4 một ca trực hoặc các ca trực thích hợp và hiệu quả phải được duy trì vì mục đích an toàn
ở mọi thời điểm trong lúc tàu đang neo hoặc buộc dây và, nếu tàu đang chở hàng hóa
nguy hiểm thì việc tổ chức ca trực hoặc các ca trực phải xem xét đầy đủ các tính chất, số

72
lượng, việc đóng gói và chất xếp hàng nguy hiểm và bất cứ điều kiện đặc biệt hiện hữu
nào trên tàu, trên mặt nước hay trên bờ; và
.5 khi có thể áp dụng, phải duy trì ca trực hoặc các ca trực thích hợp và hiệu quả cho mục
đích an ninh.

73
Phụ lục 3 của Biên bản
cuối cùng của Hội nghị

Nghị quyết 3

Bày tỏ sự đánh giá cao đối với Chính phủ nước chủ nhà

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

GHI NHẬN với sự đánh giá cao lời mời thân ái của Chính phủ Philippines dành cho Tổ chức Hàng
hải Quốc tế để tổ chức Hội nghị Quốc tế nhằm thông qua các sửa đổi đối với Công ước Quốc tế về
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào
tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên,

GHI NHẬN sự đóng góp hào phóng về tài chính và vật chất và công tác tổ chức tuyệt vời mà
Chính phủ Philippines dành cho Hội nghị, cũng như lòng mến khách, thái độ lịch sự và hòa nhã
dành cho những người tham dự Hội nghị.

1. BÀY TỎ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Philippines về những đóng
góp quý báu cho thành công của Hội nghị;

2. QUYẾT ĐỊNH, để ghi nhận sự đóng góp to lớn này, đặt tên các sửa đổi được thông qua tại
Hội nghị là:

“SỬA ĐỔI MANILA ĐỐI VỚI CÔNG ƯỚC VỀ TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN,
CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN, 1978”

Nghị quyết 4

Các quy định về chuyển tiếp và triển khai sớm

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo Huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên (Công ước và Bộ luật STCW), như đã sửa đổi,

ĐÃ NHẤT TRÍ rằng các sửa đổi sẽ bao gồm quy định I/5 về các điều khoản chuyển tiếp, cho phép
một khoảng thời gian 5 năm hoặc cho đến lần tái hiệu lực tiếp theo của giấy hoặc các giấy chứng
nhận khả năng chuyên môn sau khi các sửa đổi có hiệu lực, lấy thời gian nào muộn hơn, trước
khi các Thành viên Công ước cấp, công nhận và xác nhận các giấy chứng nhận theo yêu cầu của
các sửa đổi mà Hội nghị đã thông qua

THỪA NHẬN rằng để đạt được sự tuân thủ hoàn toàn vào ngày 01 tháng 01 năm 2017, các
Thành viên Công ước cần phải bắt đầu ngay các biện pháp phù hợp để thực hiện Công ước và Bộ
luật STCW trong hệ thống đào tạo huấn luyện, chứng nhận và quản lý quốc gia của họ,

74
XEM XÉT tới những khó khăn có thể phát sinh trong việc thực hiện các yêu cầu của Công ước và
Bộ luật STCW có thể làm suy giảm mục tiêu của việc áp dụng các tiêu chuẩn năng lực thực hành
cao nhất vào thời gian sớm nhất có thể,

1. MONG MUỐN mỗi Thành viên Công ước thông báo với Ủy ban An toàn Hàng hải của Tổ
chức Hàng hải Quốc tế về sự tiến triển về các điều khoản chuyển tiếp của quy định I/15 theo hệ
thống quốc gia mình để thực hiện yêu cầu của các sửa đổi đối với Công ước và Bộ luật STCW đã
được Hội nghị thông qua cũng như bất kì khó khăn nào gặp phải về vấn đề này;

2. TIẾP TỤC MONG MUỐN mỗi Thành viên Công ước áp dụng các bước đi phù hợp để sớm
thực hiện các sửa đổi của Công ước và Bộ luật STCW đã được Hội nghị thông qua;

3. ĐỀ NGHỊ Ủy ban An toàn Hàng hải của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, để thúc đẩy việc áp dụng
sớm nhất có thể các tiêu chuẩn năng lực thực hành cao nhất càng sớm càng tốt, phải giám sát sự
tiến triển việc triển khai Công ước và Bộ luật STCW của các Thành viên Công ước với mục đích
khuyến khích sự chuyển tiếp một cách suông sẻ và lường trước những phức tạp có thể làm suy
giảm việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả.

Nghị quyết 5

Xác minh giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và các xác nhận

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo Huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

THỪA NHẬN tầm quan trọng của việc đào tạo và huấn luyện thích hợp cho tất cả thuyền viên và
kinh nghiệm mà họ thu nhận được,

CŨNG THỪA NHẬN sự cần thiết phải bố trí định biên cũng như vận hành tất cả các tàu bởi
thuyền viên được đào tạo huấn luyện và chứng nhận phù hợp,

TIẾP TỤC THỪA NHẬN rằng việc xác minh giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và giấy xác
nhận được cấp cho thuyền viên là yếu tố cần thiết xuất phát từ quan điểm phòng ngừa các hành
vi phi pháp liên quan đến việc phát hành giấy chứng nhận cũng như để hỗ trợ cho các hoạt động
kiểm tra Nhà nước cảng biển.

KHUYẾN NGHỊ Chính quyền hành chính thực hiện các bước thích hợp để:

.1 xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử nhằm hỗ trợ xác minh tính xác thực và hợp lệ của
các giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và xác nhận mà họ cấp phát; và

.2 xử lý một cách tương ứng và kịp thời về bất cứ đề nghị nào từ phía các Chính
quyền hành chính khác trong việc xác minh tính xác thực và hợp lệ của các giấy
chứng nhận khả năng chuyên môn và xác nhận.

75
Nghị quyết 6

Tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện và


chứng nhận và mức độ định biên của tàu

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

THỪA NHẬN tầm quan trọng của việc đào tạo và huấn luyện thích hợp cho tất cả thuyền viên và
kinh nghiệm mà họ thu nhận được,

CŨNG THỪA NHẬN sự cần thiết phải bố trí định biên cũng như vận hành tất cả các tàu bởi
thuyền viên được đào tạo huấn luyện và chứng nhận phù hợp,

GHI NHẬN rằng Công ước và Bộ luật STCW đã xây dựng các tiêu chuẩn về đào tạo huấn luyện,
chứng nhận và trực ca cho thuyền viên,

1. KHẲNG ĐỊNH LẠI rằng Công ước và Bộ luật STCW là công cụ đề cập tiêu chuẩn đào tạo
huấn luyện và chứng nhận và không quyết định mức độ định biên của tàu;

2. CŨNG KHẲNG ĐỊNH LẠI rằng bất kì quyết định nào liên quan đến mức độ định biên của tàu
là trách nhiệm của Chính quyền hành chính và chủ tàu liên quan trên cơ sở các nguyên tắc về
định biên an toàn* 7 đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua.

Nghị quyết 7

Nâng cao kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và


tính chuyên nghiệp của thuyển viên

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

GHI NHẬN với sự quan ngại về việc thiếu hụt các sỹ quan đủ trình độ nghiệp vụ đã được báo cáo
và đự đoán để cung cấp và vận hành hiệu quả các tàu hoạt động thương mại quốc tế,

7*
Đề cập nghị quyết A.890(21), như đã sửa đổi, về Nguyên tắc định biên an toàn, được Đại hội đồng của
Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua ngày 25 tháng 11 năm 1999

76
ĐÁNH GIÁ rằng tính hiệu quả tổng thể của qúa trình tuyển chọn, đào tạo huấn luyện và chứng
nhận chỉ có thể được lượng định thông qua kỹ năng, khả năng và năng lực mà thuyền viên thể
hiện trong thời gian làm việc trên tàu,

KHUYẾN NGHỊ Chính quyền hành chính cần thu xếp để đảm bảo các công ty vận tải biển phải:

.1 xác lập tiêu chuẩn và quy trình tuyển chọn thuyền viên thể hiện các tiêu chuẩn
thực hành cao nhất về kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và tính chuyên nghiệp;

.2 giám sát các tiêu chuẩn mà thuyền viên thể hiện theo tính chất nhiệm vụ của họ;

.3 khuyến khích tất cả các sỹ quan làm việc trên tàu tích cực tham gia vào việc đào tạo
huấn luyện dành cho thuyền viên cấp dưới;

.4 giám sát một cách kỹ càng và xem xét định kỳ sự tiến bộ mà thuyền viên cấp dưới
đạt được về kiến thức và kỹ năng trong thời gian họ làm việc trên tàu;

.5 tiến hành đào tạo ôn luyện và đào tạo cập nhật trong những quãng thời gian thích
hợp, khi có yêu cầu; và

.6 áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để khơi dậy lòng tự hào về nghề nghiệp
hàng hải và khuyến khích tính sáng tạo trong văn hóa an toàn và lương tâm về bảo
vệ môi trường của tất cả những ai làm việc trên tàu.

Nghị quyết 8

Xây dựng các hướng dẫn để thực hiện tiêu chuẩn


quốc tế về phù hợp sức khỏe cho thuyền viên;

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

THỪA NHẬN tầm quan trọng của sự phù hợp sức khỏe chung của thuyền trưởng và thuyền viên
của tàu đối với an toàn sinh mạng và tài sản trên biển và bảo vệ môi trường biển,

NHẬN THỨC RÕ các tiêu chuẩn quốc tế về phù hợp sức khỏe cho thuyền viên đưa ra trong Công
ước và Bộ luật STCW và Công ước Lao động Hàng hải 2006,

KÊU GỌI Tổ chức Hàng hải Quốc tế, phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Sức khỏe
thế giới, xây dựng các hướng dẫn để thực hiện các tiêu chuẩn nói trên.

77
Nghị quyết 9
Sửa đổi các chương trình mẫu hiện nay
do Tổ chức Hàng hải Quốc tế xuất bản và xây dựng
các chương trình mẫu mới

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

THỪA NHẬN sự đóng góp đầy ý nghĩa cho việc đào tạo huấn luyện và chứng nhận đối với thuyền
viên thông qua các chương trình mẫu có giá trị và được xuất bản bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế
(IMO), nó đã cung cấp chương trình giảng dạy dựa trên những yêu cầu tối thiểu của Công ước và
Bộ luật STCW,

ĐÁNH GIÁ rằng các chương trình mẫu nêu trên đã hỗ trợ nhiều cho cơ sở đào tạo huấn luyện để
nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện của họ và nó đã được sử dụng để cải tiến các quy trình
đánh giá năng lực,

MONG MUỐN đạt được sự thống nhất cao hơn trong việc áp dụng các quy định về đào tạo huấn
luyện và đánh giá của Công ước và Bộ luật STCW,

KÊU GỌI:

.1 IMO thực thi các bước cần thiết để sửa đổi và cập nhật các chương trình mẫu hiện
có và xây dựng các chương trình mẫu mới để cung cấp các hướng dẫn trong việc
thực hiện các quy định về đào tạo huấn luyện và đánh giá Công ước và Bộ luật
STCW; và

.2 Các chính phủ và các tổ chức quốc tế lập các quỹ, ngoài các tài trợ khác, dùng vào
việc sửa đổi, cập nhật các chương trình mẫu hiện có và xây dựng các chương trình
mẫu mới.

Nghị quyết 10
Thúc đẩy hợp tác kỹ thuật

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

NHẮC LẠI nghị quyết A998(25) của Đại hội đồng IMO về Sự cần thiết đối với khả năng triển khai
và thực hiện các văn kiện mới và các sửa đổi đối với các văn kiện hiện hành,

78
THỪA NHẬN tầm quan trọng của đào tạo huấn luyện thích hợp cho thuyền viên và kinh nghiệm
mà họ tiếp nhận,

TIẾP TỤC THỪA NHẬN rằng, trong một vài trường hợp, có thể có sự hạn chế về phương tiện
giành cho các chương trình đào tạo huấn luyện đặc biệt và về sự tiếp thu các kinh nghiệm cần
thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển,

TIN TƯỞNG rằng việc thúc đẩy sự hợp tác kỹ thuật sẽ hỗ trợ các nước thiếu thành thục hoặc
thiếu trang bị thích hợp giành cho đào tạo huấn luyện và thiếu kinh nghiệm để thực hiện Công
ước và Bộ luật STCW,

1. THIẾT THA MONG MUỐN các Thành viên Công ước, phối hợp với Tổ chức Hàng hải Quốc tế
(IMO), hỗ trợ cho các quốc gia gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu đã được sửa đổi của
Công ước và Bộ luật STCW và các quốc gia đó cũng yêu cầu được hỗ trợ như vậy;

2. KÊU GỌI IMO nỗ lực nhiều hơn nữa giành cho các Quốc gia cần được hỗ trợ và lập ra những
quy định cho mục đích này trong khuôn khổ của chương trình hợp tác kỹ thuật.

Nghị quyết 11
Biện pháp đảm bảo năng lực của thuyền trưởng
và sỹ quan của tàu hoạt động tại các vùng nước cực địa cầu

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

GHI NHẬN rằng do việc gia tăng các tuyến đường hàng hải ở vùng nước cực, một vài vụ tai nạn
đã xảy ra trong những năm gần đây,

TIẾP TỤC GHI NHẬN sự cách trở và các đặc điểm đặc biệt về thủy văn, hải dương, khí tượng,
băng hà của các vùng nước cực, đối với việc triển khai tìm kiếm và cứu nạn, chăm sóc và sơ tán
người và việc giải quyết hậu quả do ô nhiễm, dẫn tới những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt
động và hậu cần đáng kể,

THỪA NHẬN rằng hoạt động của tàu ở các vùng nước cực đòi hỏi chương trình giáo dục và đào
tạo huấn luyện, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn liên quan đặc biệt cho thuyền trưởng và
các sỹ quan làm việc trên các tàu này,

CŨNG THỪA NHẬN sự cố gắng của các chính phủ để đào tạo huấn luyện thuyền trưởng và các sỹ
quan thông qua các chương trình dành riêng cho các khóa hàng hải đặc biệt,

79
TIẾP TỤC CÔNG NHẬN bản Hướng dẫn cho các tàu hoạt động ở vùng nước cực* 8 và sự cần thiết
của các yêu cầu đào tạo huấn luyện bắt buộc khi Bộ luật về vùng cực do Tổ chức Hàng hải Quốc
tế xây dựng được thông qua,

KHUYẾN NGHỊ các chính phủ phê duyệt các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo rằng thuyền trưởng
và sỹ quan của tàu hoạt động tại các vùng nước cực được đào tạo huấn luyện và có kinh nghiệm
thích hợp để họ có khả năng:

.1 lập kế hoạch chuyến đi đến vùng nước cực, xem xét các yếu tố về băng hà, thủy văn,
khí tượng và hải dương học;

.2 hàng hải an toàn ở các vùng nước cực, đặc biệt ở các khu vực bị hạn chế băng hà bao
phủ trong điều kiện bất thường về gió và tầm nhìn; và

.3 giám sát và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của các hiệp định liên chính phủ và các
yêu cầu liên quan đến sự an toàn sinh mạng trên biển và việc bảo vệ môi trường
biển.

Nghị quyết 12
Thu hút nguồn nhân lực mới cho nghề hàng hải,
và giữ chân thuyền viên trong nghề hàng hải

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

NHẬN THỨC rằng hơn 90% nền thương mại thế giới được thực hiện bằng đường biển và, rằng
ngành vận tải biển phải hoạt động một cách an toàn, an ninh, hiệu quả và thân thiện với môi
trường,

THỪA NHẬN các dịch vụ thiết yếu mà thuyền viên giành cho ngành vận tải biển, một chuyên
ngành đã cống hiến đầy ý nghĩa cho sự phát triển và thịnh vượng bền vững toàn cầu,

CŨNG THỪA NHẬN rằng các con tàu ngày càng hiện đại ngày nay cần phải được giao phó cho đội
ngũ thuyền viên có đủ năng lực về mọi mặt để vận hành một cách an toàn, an ninh, hiệu quả và
thân thiện với môi trường,

* Đề cập nghị quyết A1024(26) – Hướng dẫn cho các tàu hoạt động trong vùng nước cực do Đại hội đồng
của Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua ngày 2 tháng 12 năm 2009

80
TIẾP TỤC THỪA NHẬN rằng bất cứ qui định pháp lý khúc chiết nào đã được thông qua và thực
tế đã diễn ra đều ẩn chứa khả năng làm nản lòng giới trẻ tham gia vào ngành hàng hải và lưu lại
làm việc như thuyền viên trong ngành,

GHI NHẬN về mối quan ngại thiếu hụt sỹ quan đủ trình độ chuyên môn để điều khiển và vận
hành tàu hiệu quả đã được báo cáo và dự báo,

CŨNG GHI NHẬN về sự đánh giá cao chiến dịch “Tiến ra Biển!” được phát động tháng 11 năm
2008 bởi Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế, BIMCO,
Phòng Vận tải Quốc tế, Liên đoàn Vận tải Quốc tế, INTERCARGO, INTERTANKO và Liên đoàn
Công nhân ngành Giao thông vận tải Quốc tế,

ĐÁNH GIÁ CAO những nỗ lực chung của ngành vận tải biển khuyến khích giới trẻ tham gia và
ngành hàng hải,

KHUYẾN NGHỊ Chính quyền hành chính, công ty vận tải biển, chủ tàu, nhà quản lý tàu và các tổ
chức thuyền viên hoặc bất cứ tổ chức nào liên quan phải nỗ lực hết mình để thúc đẩy giới trẻ
tham gia vào ngành hàng hải và giữ chân thuyền viên hiện nay làm việc cho ngành này bằng
cách:

.1 tạo ra cách nhìn nhận đại chúng tốt đẹp hơn, đặc biệt trong giới trẻ, về ngành hàng
hải;

.2 tăng cường nhận thức và hiểu biết mạnh mẽ hơn cho giới trẻ về cơ hội mà sự
nghiệp trên biển đem lại;

.3 nâng cao chất lượng cuộc sống trên biển bằng cách làm cho nó gần gũi hơn với các
nghề nghiệp khác trên bờ và tăng cường các trang thiết bị trên tàu bao gồm việc
truy cập Internet;

.4 khuyến khích tất cả các sỹ quan trên tàu tích cực tham gia vào việc đào tạo huấn
luyện và truyền đạt kinh nghiệm cho thuyền viên cấp dưới trong thời gian họ làm
việc trên tàu;

.5 khuyến khích qui định về nơi ở thích đáng cho học viên trên các tàu đóng mới; và

.6 áp dụng tất cả các biện pháp thích đáng để khích lệ lòng tự hào về nghề hàng hải và
khuyến khích sự sáng tạo trong văn hóa an toàn và nhận thức về môi trường làm
việc của tất cả các thuyền viên làm việc trên tàu.

81
Nghị quyết 13
Nơi ở cho học viên

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

GHI NHẬN về mối quan ngại thiếu hụt sỹ quan đủ trình độ chuyên môn để điều khiển và vận
hành tàu hiệu quả đã được báo cáo và dự báo

THỪA NHẬN các con tàu ngày càng hiện đại ngày nay cần phải được giao phó cho các thuyền
viên có đủ năng lực về mọi mặt để vận hành an toàn, an ninh, hiệu quả và thân thiện với môi
trường,

CŨNG THỪA NHẬN thời gian đi biển tối thiểu bắt buộc tạo thành một phần trong các yêu cầu
được quy định tại Công ước và Bộ luật STCW cho việc chứng nhận mức trách nhiệm vận hành và
mức trách nhiệm trợ giúp.

TIẾP TỤC THỪA NHẬN việc thiếu chỗ ở thích hợp cho học viên trên tàu gây ra trở ngại đáng kể
cho đào tạo huấn luyện họ một cách tương ứng và sau đó là việc giữ họ lại trên biển, điều đó
làm tăng thêm sự thiếu hụt như nói trên,

MONG MUỐN các chủ tàu, người quản lý tàu và các công ty vận tải biển cung cấp chỗ ở phù hợp
cho học viên trên tàu, bao gồm các tàu hiện có và tàu đóng mới.

Nghị quyết 14
Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào ngành hàng hải

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

GHI NHẬN Kế hoạch dài hạn và trung hạn về việc bổ sung Phụ nữ vào ngành hàng hải do Tổ chức
Hàng hải quốc tế xây dựng,

CŨNG GHI NHẬN nghị quyết liên quan về việc khuyến khích tạo ra nhiều cơ hội cho thuyền viên
nữ được Hội nghị Lao động Quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế thông qua ngày 22 tháng 02
năm 2006,

BÀY TỎ SỰ ỦNG HỘ mục tiêu của Tổ chức Lao động Quốc tế đẩy mạnh việc đào tạo huấn luyện
phụ nữ trong lĩnh vực hàng hải,

82
XEM XÉT VỚI LÒNG MONG MUỐN MẠNH MẼ nam nữ có quyền bình đẳng tiếp cận các cơ hội
được đào tạo huấn luyện hàng hải và việc làm trên tàu,

1. KÊU GỌI các Chính phủ:

.1 xem xét đặc biệt để bảo đảm nam và nữ được tiếp cận bình đẳng vào tất cả các lĩnh vực
của ngành hàng hải; và

.2 nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong nghề đi biển và khuyến khích sự tham gia đông
đảo hơn của phụ nữ trong đào tạo huấn luyện hàng hải và tất cả các vị trí khác nhau
của ngành hàng hải.

2. TIẾP TỤC KÊU GỌI các Chính phủ và ngành hàng hải:

1 cố gắng nghiên cứu các cách thức để xác định và vượt qua, ở cấp độ quốc tế, những trở
ngại hiện nay như việc thiếu phương tiện làm việc cho phụ nữ trên tàu đào tạo huấn
luyện, sao cho phụ nữ có thể tham gia đầy đủ và không bị cản trở vào các hoạt động đi
biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi một cách hiệu quả để đạt được Mục tiêu Phát triển
thiên niên kỷ (MDG) 3 (Tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ);

.2 ủng hộ qui định về cơ hội đào tạo vừa làm vừa học sao cho phụ nữ có thể đạt được
mức độ thích hợp về kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để nâng cao các kỹ năng hàng hải
chuyên nghiệp.

Nghị quyết 15

Sửa đổi và xem xét Công ước và Bộ luật STCW trong tương lai

HỘI NGHỊ MANILA 2010

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

GHI NHẬN rằng công nghệ và phương pháp luận về đào tạo phát triển nhanh chóng đòi hỏi sự
tiếp cận phù hợp đối với việc xem xét, sửa đổi và cập nhật Công ước và Bộ luật STCW,

TIẾP TỤC GHI NHẬN, các sửa đổi liên tục đối với Công ước và Bộ luật STCW có thể gây khó khăn
cho các Chính quyền Hàng hải, chủ tàu, các cơ sở huấn luyện và đào tạo về hàng hải và/hoặc
thuyền viên, và vì vậy cần tránh điều đó,

1. KHUYẾN NGHỊ các sửa đổi lớn và quan trọng đối với Công ước và Bộ luật STCW, trong
chừng mực có thể, nên được tiến hành và thông qua trên cơ sở chu kỳ năm năm;

2. TIẾP TỤC KHUYẾN NGHỊ rằng một cuộc xem xét toàn diện Công ước và Bộ luật STCW, trong
chừng mực có thể, nên được thực hiện 10 năm một lần nhằm giải quyết bất cứ sự không thống

83
nhất nào đã được xác định trong thời gian quá độ; và để đảm bảo rằng chúng được cập nhật phù
hợp với các công nghệ đang phát triển.

Nghị quyết 16
Sự đóng góp của Tổ chức Lao động Quốc tế

HỘI NGHỊ MANILA 2010

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, như đã sửa đổi;

THỪA NHẬN vai trò, năng lực và tính chuyên nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các
vấn đề liên quan đến an toàn nghề nghiệp và sức khỏe của thuyền viên,

CŨNG THỪA NHẬN lợi ích đầy ý nghĩa mang lại từ Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC
2006) ngay khi Công ước này có hiệu lực và được thực hiện, để đạt được mục tiêu của Tổ chức
Hàng hải Quốc tế và ngành vận tải biển,

1. BÀY TỎ sự đánh giá cao đối với cống hiến của ILO trong việc xây dựng các sửa đổi nêu trên
đối với Công ước và Bộ luật STCW;

2. KHUYẾN NGHỊ MẠNH MẼ các Chính phủ chưa thực hiện MLC 2006, khẩn trương phê chuẩn
để nhanh chóng đưa Công ước đó có hiệu lực, và nhờ đó đảm bảo việc triển khai rộng rãi và hiệu
quả Công ước này.

Nghị quyết 17
Vai trò của Trường đại học Hàng hải Thế giới,
Viện Luật Hàng hải Quốc tế của IMO
và Học viện An toàn, An ninh và Môi trường Hàng hải Quốc tế (IMSSEA)
trong việc thúc đẩy nâng cao tiêu chuẩn hàng hải

HỘI NGHỊ MANILA 2010

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên (Công ước và Bộ luật STCW), như đã sửa đổi,

NHẬN THỨC những khó khăn của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong việc đạt
được các tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện và đánh giá theo yêu cầu của Công ước và Bộ luật STCW,

THỪA NHẬN sự đóng góp to lớn của các sinh viên tốt nghiệp Trường đại học Hàng hải thế giới
(WMU) và Viện Luật hàng hải quốc tế (IMLI) và Học viện An toàn, An ninh và Môi trường hàng
hải quốc tế (IMSSEA) đối với việc triển khai và thống nhất trên toàn thế giới các tiêu chuẩn được

84
tập hợp trong các văn kiện liên quan đến an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thông qua, bao gồm Công ước và Bộ luật STCW,

CŨNG THỪA NHẬN sự cần thiết phải duy trì trình độ năng lực cần thiết cho nhân viên trong lĩnh
vực hàng hải quốc tế để đạt được các mục tiêu của Tổ chức về vận tải biển an toàn, an ninh, và
hiệu quả, và trong một môi trường lành mạnh trên phạm vi toàn cầu,

TIẾP TỤC THỪA NHẬN vai trò hàng đầu của WMU, IMLI và IMSSEA trong giáo dục, đào tạo huấn
luyện và nghiên cứu hàng hải cùng với việc chuyển giao kiến thức thông qua các hoạt động của
họ,

TIẾP TỤC THỪA NHẬN với lòng mong muốn rằng, sự tiếp cận hài hòa và được phối hợp trong
các chương trình giáo dục và đào tạo hàng hải của các tổ chức và cơ sở học thuật phù hợp với sự
tiếp cận của WMU, IMLI và IMSSEA nhằm triển khai trên phạm vi toàn cầu các tiêu chuẩn đã
được nâng cao của Công ước và Bộ luật STCW;

ĐÁNH GIÁ CAO sự đóng góp phong phú của các tổ chức và nhà tài trợ khác nhau (đặc biệt là của
Chính phủ các nước Trung Quốc, Italia, Malta, Thụy Điển và Quỹ Nippon của Nhật Bản) trong
nhiều năm qua đã hỗ trợ tài chính và học bổng cho các ứng viên của các nước đang phát triển
tham gia các khóa học tại WMU, IMLI và IMSSEA,

1. MONG MUỐN IMO tiếp tục thúc đẩy vai trò của WMU, IMLI và IMSSEA trong giáo dục, đào
tạo huấn luyện và nghiên cứu hàng hải trong bối cảnh triển khai các văn kiện của IMO trên phạm
vi toàn cầu, bao gồm các tiêu chuẩn đã được nâng cao của Công ước và Bộ luật STCW;

2. KHUYẾN NGHỊ MẠNH MẼ các Chính phủ, tổ chức quốc tế và ngành hàng hải duy trì và đẩy
mạnh hơn nữa sự hỗ trợ dành cho WMU, IMLI và IMSSEA để làm cho họ vừa tiếp tục đào tạo
những giảng viên, nhà quản lý và luật sư về hàng hải có trình độ chuyên môn cao; vừa tiếp tục
thực hiện việc giáo dục, đào tạo huấn luyện và nghiên cứu về hàng hải nhằm mang lại lợi ích cho
ngành hàng hải, đặc biệt là cho các ứng viên đến từ các nước đang phát triển;

3. HOAN NGHÊNH đội ngũ viên chức (cả học thuật và quản lý) của WMU, IMLI và IMSSEA vì
sự tận tụy và cam kết của họ đối với nhiệm vụ và những cống hiến của họ để đạt được các mục
tiêu của các cơ quan này.

Nghị quyết 18
Năm thuyền viên

HỘI NGHỊ MANILA 2010

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, Chứng
nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca
cho Thuyền viên, như đã sửa đổi,

NHẬN THỨC về quyết định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đặt tên năm 2010 là “Năm
Thuyền viên”,

85
NHẬN THỨC TƯƠNG TỰ về sự cống hiến mà thuyền viên trên toàn thế giới dành cho thương
mại đường biển quốc tế, nền kinh tế thế giới và xã hội dân sự nói chung,

THỪA NHẬN ĐẦY ĐỦ những rủi ro to lớn mà thuyền viên phải gánh chịu trong khi thực thi các
công việc và nhiệm vụ hàng ngày của họ trong một bối cảnh thù địch thường xuyên,

LO LẮNG sự mất mát mà thuyền viên phải chịu đựng do kéo dài cuộc sống nghề nghiệp trên biển
xa cách gia đình và bạn bè,

XEM XÉT các báo cáo về những trường hợp thuyền viên bị đối xử bất công khi tàu của họ dính
líu vào tai nạn; bị bỏ rơi ở cảng nước ngoài; bị cấm đi bờ vì lý do an ninh; và chịu đựng những
rủi ro nghiêm trọng khi tàu đi qua các khu vực bị cướp biển quậy phá và tiềm ẩn cách đối xử tệ
hại khi rơi vào tay bọn cướp biển,

MONG MUỐN vinh danh thuyển viên quốc tế vì những cống hiến của họ, gắn liền với các ngày lễ
kỷ niệm của IMO và cộng đồng hàng hải;

1. BÀY TỎ SỰ ĐÁNH GIÁ SÂU SẮC đối với IMO về quyết định phù hợp và kịp thời của Tổ chức
đề tặng năm nay cho Thuyền viên;

2. CŨNG ĐỒNG THỜI BÀY TỎ SỰ ĐÁNH GIÁ SÂU SẮC VÀ LÒNG BIẾT ƠN đối với thuyền viên
trên toàn thế giới vì sự cống hiến duy nhất của họ cho thương mại đường biển quốc tế, nền kinh
tế thế giới và xã hội dân sự nói chung;

3. ĐỒNG THỜI BÀY TỎ SỰ ĐÁNH GIÁ SÂU SẮC đối với hoa tiêu, người vận hành VTS, các tổ
chức phúc lợi thuyền viên và tất cả những ai đóng góp để hỗ trợ tàu và thuyền viên vào, lưu trú
hay rời các cảng và bến đầu mối xa bờ và dẫn dắt tàu vượt qua các vùng nước tiền ẩn nguy cơ
một cách an toàn với sự cẩn trọng đối với môi trường biển;

4. MONG MUỐN các Chính phủ, các tổ chức và công ty vận tải biển và tất cả các bên liên quan
khác áp dụng hành động thích hợp để ghi nhận sự cống hiến của thuyền viên như đã được nhấn
mạnh ở trên, bao gồm các hoạt động thống nhất dưới sự bảo trợ của IMO và Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) nhằm thúc đẩy mạnh mẽ nghề đi biển coi như đó là một lựa chọn nghề nghiệp cho
giới trẻ và khuyến khích những người đang hành nghề đi biển tiếp tục làm việc trong ngành này;

5. CŨNG MONG MUỐN các Chính phủ, các tổ chức và công ty vận tải biển và tất cả các bên liên
quan khác cùng thống nhất dưới sự bảo trợ của IMO và ILO hành động thích hợp để đẩy mạnh và
thực hiện càng rộng rãi và hiệu quả càng tốt đối với:

.1 Hướng dẫn của IMO/ILO về đối xử công bằng với thuyền viên khi xảy ra tai nạn hàng
hải;

.2 Hướng dẫn của IMO/ILO về qui định đảm bảo tài chính trong trường hợp thuyền viên
bị bỏ rơi; và

.3 Hướng dẫn của IMO/ILO về trách nhiệm của chủ tàu đối với các khiếu kiện theo hợp
đồng về thương tật hay tử vong của thuyền viên.

86
6. ĐỒNG THỜI MONG MUỐN các Chính phủ và ngành vận tải biển áp đụng hành động thích
hợp để thực hiện:

.1 Bộ luật Quốc tế về An ninh tàu và bến cảng (ISPS);

.2 các Hướng dẫn được IMO thông qua và ban hành để ngăn chặn và trấn áp các hành
động của bọn cướp biển đối với tàu; và

.3 Công ước về sự ngăn chặn những hành động bất hợp pháp chống lại sự an toàn hàng
hải 1988 (Công ước SUA 1988) và Nghị định thư về ngăn chặn những hành động bất
hợp pháp chống lại sự an toàn của các giàn khoan cố định trên thềm lục địa 1988
(Nghị định thư SUA 1988) như đã sửa đổi tại Nghị định thư 2005 đối với Công ước
SUA 1988 và Nghị định thư 2005 đối với Nghị định thư SUA 1988,

theo cách, trong khi bảo đảm bảo vệ tối đa cho thuyền viên, không để họ phải gánh chịu bất cứ
sự đối xử bất công và sự bất tiện không cần thiết nào;

7. CŨNG MONG MUỐN các Chính phủ phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hay gia nhập, từ đó
thực hiện một cách hiệu quả, Công ước Lao động hàng hải 2006;

8. KÊU GỌI IMO, ILO và các tổ chức của ngành gia tăng nỗ lực để thực hiện đầy đủ Kế hoạch
Hành động của Năm Thuyền viên vì lợi ích cao nhất của họ.

Nghị quyết 19
Ngày thuyền viên

HỘI NGHỊ MANILA 2010

ĐÃ THÔNG QUA các sửa đổi Manila đối với Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, Chứng
nhận và Trực ca cho Thuyền viên 1978 và Bộ luật Huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho
Thuyền viên, như đã sửa đổi,

THỪA NHẬN ĐẦY ĐỦ sự cống hiến duy nhất mà thuyền viên trên toàn thế giới giành cho thương
mại đường biển quốc tế, nền kinh tế thế giới và xã hội dân sự nói chung,

THỪA NHẬN TƯƠNG TỰ những rủi ro to lớn mà thuyền viên phải gánh chịu trong khi thực thi
các công việc và nhiệm vụ hàng ngày của họ trong một bối cảnh thù địch thường xuyên,

LO LẮNG sự mất mát mà thuyền viên phải chịu đựng do kéo dài cuộc sống nghề nghiệp trên biển
xa cách gia đình và bạn bè,

VỚI LÒNG BIẾT ƠN SÂU SẮC, trên cơ sở công nhận những điều nói trên, Tổ chức Hàng hải quốc
tế đã đặt tên năm 2010 là “Năm thuyền viên” để Tổ chức này và cộng đồng hàng hải quốc tế nói
chung vinh danh sự cống hiến của thuyền viên,

MONG MUỐN, để đảm bảo tiếp tục bày tỏ sự đánh giá sâu sắc và lòng biết ơn của toàn thế giới
đối với thuyền viên vì những lý do giải thích ở trên, trên cơ sở hàng năm,

87
THỪA NHẬN rằng việc thông qua các sửa đổi nêu trên đối với Công ước và Bộ luật STCW vào
ngày 25/6/2010 đã làm cho ngày này trở nên có ý nghĩa đối với cộng đồng hàng hải quốc tế và
những ai làm việc trên tàu,

1. QUYẾT ĐỊNH lấy ngày 25 tháng 6 hàng năm từ nay về sau là “Ngày thuyền viên”;

2. KHUYẾN KHÍCH các Chính phủ, các tổ chức, công ty vận tải biển, các chủ tàu và tất cả các
bên liên quan tuyên truyền quảng bá kịp thời và thích đáng Ngày thuyền viên và áp dụng hành
động để kỷ niệm ngày này một cách có ý nghĩa;

3. KÊU GỌI Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế đưa nghị quyết này ra Đại hội đồng IMO để
xác nhận và có hành động thích hợp cần thiết để quảng bá ý nghĩa và tinh thần của Ngày này.

88
89
BỘ LUẬT STCW
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên

Bao gồm nghị quyết 2 của Hội nghị 2010


của các Thành viên tham gia Công ước Quốc tế
về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và
Trực ca cho Thuyền viên, 1978

90
91
Mục lục

Lời nói đầu 97


Phụ bản 2 Biên bản cuối cùng của Hội nghị STCW 2010 99
Nghị quyết 2 Sửa đổi Manila của Bộ luật quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện,
Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên (STCW Code)

Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên (STCW)

Phần A Tiêu chuẩn bắt buộc theo các quy định 101
của phụ lục Công ước STCW

Giới thiệu 101


Chương I Tiêu chuẩn về các điều khoản chung 102
Chương II Tiêu chuẩn cho thuyền trưởng và bộ phận boong 126
Chương III Các tiêu chuẩn cho bộ phận máy. 184
Chương IV Tiêu chuẩn cho sỹ quan vô tuyến 238
Chương V Tiêu chuẩn về yêu cầu đào tạo huấn luyện
đặc biệt cho nhân viên làm việc trên một số loại tàu 241
Chương VI Tiêu chuẩn về tình huống khẩn cấp, an toàn nghề 286
nghiệp, an ninh, chăm sóc y tế và chức năng cứu người
Chương VII Tiêu chuẩn về giấy chứng nhận thay thế 326
Chương VIII Tiêu chuẩn về trực ca 330

Phần B Hướng dẫn được khuyến nghị về các quy định 352
của công ước STCW và Phụ lục của Công ước

Giới thiệu 352


Hướng dẫn về các quy định trong các điều khoản 353
Hướng dẫn về các quy dịnh của phụ lục Công ước STCW 356
Chương I Hướng dẫn về các quy định chung 356
Chương II Hướng dẫn cho thuyền trưởng và bộ phận boong 403
Chương III Hướng dẫn cho bộ phận máy 410
Chương IV Hướng dẫn về thông tin liên lạc vô tuyến và sỹ quan vô tuyến 412
Chương V Hướng dẫn về yêu cầu đào tạo huấn luyện 424
đặc biệt cho thuyền viên các loại tàu nhất định
Chương VI Hướng dẫn tình huống khẩn cấp, sức khỏe 442
nghề nghiệp, an ninh, sơ cứu y tế, cứu người sống sót
Chương VII Hướng dẫn về chứng nhận thay thế 447
Chương VIII Hướng dẫn về trực ca 448

Biểu bảng
Bảng A-I/9 Tiêu chuẩn thị lực đi biển tối thiểu của thuyền viên 120

92
Bảng A-II/1 Quy định về các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho 128
sỹ quan trực ca biển trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên
Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm vận hành 128
Chức năng: Tác nghiệp và chất xếp hàng hóa 137
ở mức trách nhiệm vận hành
Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người 139
trên tàu ở mức trách trách nhiệm vận hành
Bảng A-II/2 Quy định về các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho thuyền 143
trưởng và đại phó trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên
Chức năng: Hàng hải ở mức trách trách nhiệm quản lý 143
Chức năng: Tác nghiệp và chất xếp hàng 153
hóa ở mức trách nhiệm quản lý
Chức năng: Kiểm tra hoạt động của tàu và chăm sóc 156
người trên tàu ở mức trách nhiệm quản lý
Bảng A-II/3 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sỹ quan 164
phụ trách ca trực hàng hải và thuyền trưởng trên tàu có tổng
dung tích nhỏ hơn 500, làm việc trên các hành trình gần bờ
Chức năng: Hàng hải ở mức trách trách nhiệm vận hành 164
Chức năng: Tác nghiệp và chất xếp hàng hóa 169
ở mức trách nhiệm vận hành
Chức năng: Kiểm soát tác nghiệp tàu và chăm sóc người 170
trên tàu ở mức trách nhiệm vận hành
Bảng A-II/4 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu 174
của thủy thủ là thành phần của ca trực hàng hải
Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp 174
Bảng A-II/5 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho thủy thủ bậc cao 178
Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp 178
Chức năng: Tác nghiêp và chất xếp hàng hóa 179
ở mức trách nhiệm trợ giúp
Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc 179
người trên tàu ở mức trách nhiệm trợ giúp
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm trợ giúp 183
Bảng A-III/1 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiếu cho sỹ quan phụ trách 186
ca trực máy trong buồng máy có người trực ca hoặc sỹ quan máy
được chỉ định trong buồng máy không có người trực ca
Chức năng: Máy hàng hải ở mức trách nhiệm vận hành 186
Chức năng: Thiết bị điện, điện tử và điều khiển 190
ở mức trách nhiệm vận hành
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm vận hành 192
Chức năng: Kiểm tra hoạt động của tàu và chăm sóc 193
người trên tàu ở mức trách nhiệm vận hành
Bảng A-III/2 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho máy trưởng và 199
máy hai của tàu có công suất máy chính từ 3000kw trở lên

93
Chức năng: Kỹ thuật máy tàu biển ở mức trách nhiệm quản lý 199
Chức năng: Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển 201
ở mức trách nhiệm quản lý
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm quản lý 203
Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc 204
người trên tàu ở mức trách nhiệm quản lý
Bảng A-III/4 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho 211
thợ máy là thành phần của ca trực máy
Chức năng: Kỹ thuật cơ khí hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp 211
Bảng A-III/5 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho thợ máy bậc 215
cao trong buồng máy có người trực ca hoặc được chỉ định
thực hiện nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực ca
Chức năng: Kỹ thuật cơ khí hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp 215
Chức năng: Điện, điện tử và điều khiển máy 217
ở mức trách nhiệm trợ giúp
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm trợ giúp 217
Chức năng: Kiểm soát hoạt động tàu và chăm sóc 218
người trên tàu ở mức trách nhiệm trợ giúp
Bảng A-III/6 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sỹ quan kỹ thuật điện tử 221
Chức năng: Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển 221
ở mức trách nhiệm vận hành
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm vận hành 225
Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc 228
người trên tàu ở mức trách nhiệm vận hành
Bảng A-III/7 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu đối với thợ kỹ thuật- điện tử 233
Chức năng: Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển 233
ở mức trách nhiệm trợ giúp
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm trợ giúp 235
Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc 236
người trên tàu ở mức trách nhiệm trợ giúp
Bảng A-IV/2 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sỹ quan vô tuyến GMDSS 239
Chức năng: Thông tin liên lạc vô tuyến ở mức trách nhiệm vận hành 239
Bảng A-V/1-1-1 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu đào tạo huấn luyện 242
cơ bản cho tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu và tàu hóa chất
Bảng A-V/1-1-2 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về đào tạo huấn 247
luyện nâng cao đối với tác nghiêp hàng hóa trên tàu dầu
Bảng A-V/1-1-3 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về đào tạo huấn 253
luyện nâng cao cho tác nghiệp hàng hóa trên tàu hóa chất
Bảng A-V/1-2-1 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho đào tạo 261
huấn luyện cơ bản về tác nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng
Bảng A-V/1-2-2 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho đào tạo huấn 267
luyện nâng cao về tác nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng
Bảng A-V/2 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu 280
trong quản lý khủng hoảng và hành vi nhân tính
Bảng A-VI/1-1 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về kỹ năng cứu sinh 288

94
Bảng A-VI/1-2 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về phòng cháy và chữa cháy 290
Bảng A-VI/1-3 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về sơ cứu sơ cấp 293
Bảng A-VI/1-4 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu 294
trong an toàn cá nhân và trách nhiệm xã hội
Bảng A-VI/2-1 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu trên phương tiện 300
cứu sinh và xuồng cấp cứu không phải là xuồng cấp cứu cao tốc
Bảng A-VI/2-2 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu trên xuồng cấp cứu cao tốc 303
Bảng A-VI/3 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về cứu hỏa nâng cao 307
Bảng A-VI/4-1 Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sơ cứu y tế 310
Bảng A-VI/4-2 Quy định tiêu chuẩn tối thiểu của năng lực chăm sóc y tế 311
Bảng A-VI/5 Quy định tiêu chuẩn tối thiểu về năng 314
lực cho sỹ quan an ninh tàu biển
Bảng A-VI/6-1 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về nhận thức an ninh 320
Bảng A-VI/6-2 Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho 322
thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh
Bảng B-I/2 Danh mục các giấy chứng nhận hoặc hồ sơ 364
minh chứng theo yêu cầu của Công ước STCW
Bảng B-I/9 Đánh giá mức độ tiếp nhận tối thiểu và 376
khả năng thể lực làm việc của thuyền viên

95
LỜI NÓI ĐẦU

Bộ luật quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên
(STCW Code) được thông qua bởi Hội nghị của các Thành viên tham gia Công ước quốc tế về
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên (STCW Code). Nó đã
được sửa đổi năm 1997, 1998, 2003, 2004, 2005, 2006.

Vào năm 2010, Hội nghị của các Thành viên tham gia Công ước đối với Công ước quốc tế về
Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên, đã họp tại Manila,
Phillippines (Hội nghị STCW 2010). Nghị quyết 2 của Hội nghị STCW 2010 và các sửa đổi đối với
phụ lục đã thay thế hoàn toàn Bộ luật STCW và các sửa đổi của nó, hợp thành Phụ bản 2 Biên
bản Cuối cùng của Hội nghị.

Bộ luật STCW, tham chiếu tương ứng đến, và phải được đọc gắn liền với các điều khoản và quy
định của Công ước, gồm có các nội dung trong:

- Phần A, các quy định bắt buộc, trong đó nêu ra các đối chiếu cụ thể gắn liền với phụ lục
Công ước, diễn giải chi tiết các tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết để Thành viên Công ước
tuân thủ nhằm làm cho Công ước có hiệu lực đầy đủ và hoàn chỉnh đối với các quy định
của Công ước, và

- Phần B, các hướng dẫn được khuyến nghị để hỗ trợ Thành viên Công ước và những ai
liên quan đến việc thực hiện, vận dụng, và áp đặt các giải pháp nhằm làm cho Công ước
STCW có hiệu lực đầy đủ và hoàn chỉnh theo cách nhất quán.

Phần này của ấn phẩm bao gồm các nội dung:

- phần A của Bộ luật, như đã sửa đổi

- phần B của Bộ luật, như đã sửa đổi

Các ghi chú cho nội dung của các quy định của Bộ luật, do Ban thư ký IMO thực hiện, không tạo
thành một phần nội dung của Bộ luật, đã được chèn vào mỗi phần liên quan. Ban thư ký IMO
được yêu cầu phải cập nhật các phần tham khảo này ở những chỗ tương ứng. Trong mọi trường
hợp, đọc giả phải sử dụng phiên bản mới nhất của các nội dung cần tham khảo, nên nhớ rằng các
nội dung này có thể đã được sửa đổi hoặc thay thế bằng các tài liệu được cập nhật từ các ấn
phẩm của các phiên bản hợp nhất của Bộ luật này.

96
97
Phụ bản 2 Biên bản Cuối cùng
của Hội nghị STCW 2010

Nghị quyết 2

Sửa đổi Manila của Bộ luật quốc tế về


Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận
và Trực ca cho Thuyền viên (STCW Code)

HỘI NGHỊ MANILA 2010,

ĐÃ THÔNG QUA nghị quyết 1 về Thông qua các sửa đổi phụ lục của Công ước quốc tế về Tiêu
chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền viên (STCW), 1978,

THỪA NHẬN tầm quan trọng của việc thiết lập các tiêu chuẩn bắt buộc chi tiết về năng lực và
các điều khoản bắt buộc khác cần thiết để đảm bảo tất cả thuyền viên phải được giáo dục và đào
tạo huấn luyện thích hợp, được truyền đạt kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng tương ứng và đủ
năng lực để thực hiện các nhiệm vụ của họ nhằm mang lại an toàn cho con người, tài sản và an
ninh trên biển và bảo vệ môi trường biển,

CŨNG THỪA NHẬN sự cần thiết phải chấp nhận sửa đổi kịp thời các tiêu chuẩn và điều khoản
bắt buộc này để đáp ứng hiệu quả những thay đổi về công nghệ, vận hành, thực hành và các quy
trình được áp dụng trên tàu,

NHẮC LẠI rằng, có một tỉ lệ lớn các tai nạn hàng hải và sự cố ô nhiễm gây ra bởi sai sót của con
người,

ĐÁNH GIÁ rằng biện pháp hiệu quả để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sai lầm của con người
trong việc khai thác tàu biển là đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn khả thi cao nhất về đào tạo huấn
luyện, chứng nhận và năng lực cho thuyền viên, những người đã và sẽ làm việc trên các tàu đó,

MONG MUỐN đạt được và duy trì các tiêu chuẩn khả thi cao nhất vì an toàn sinh mạng và tài sản
trên biển và trong cảng cũng như để bảo vệ môi trường,

ĐÃ XEM XÉT các sửa đổi Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca của Thuyền viên
(STCW), bao gồm phần A – Tiêu chuẩn bắt buộc về các quy định của phụ lục Công ước STCW
1978, như đã sửa đổi, và phần B – Hướng dẫn được khuyến nghị về các điều khoản của Công ước
STCW, như đã sửa đổi, đã được đề nghị và thông báo tới tất cả Hội viên của Tổ chức và tất cả các
Thành viên tham gia Công ước (sau đây gọi là Thành viên Công ước),

GHI NHẬN rằng tại đoạn 2 của quy định I/1 của phụ lục Công ước STCW 1978 đưa ra các sửa đổi
cho phần A của Bộ luật STCW sẽ được thông qua, có hiệu lực và thi hành tuân theo các đoạn
thuộc điều khoản XII của Công ước liên quan đến quy trình sửa đổi áp dụng cho phụ lục,

98
ĐÃ XEM XÉT các sửa đổi Bộ luật STCW được đề nghị và thông báo tới các Hội viên của Tổ chức
và tất cả các Thành viên Công ước,

1. THÔNG QUA các sửa đổi của Bộ luật Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền
viên (STCW), được nêu trong phụ lục của nghị quyết tương ứng;

2. QUYẾT ĐỊNH, tuân theo điều XII(1)(a)(vii) của Công ước, rằng các sửa đổi cho phần A của Bộ
luật STCW sẽ coi như đã chấp thuận vào ngày 01 tháng 7 năm 2011, trừ khi trước ngày này có
hơn một phần ba các Thành viên Công ước hoặc các Thành viên Công ước với đội thương thuyền
có tổng dung tích không nhỏ hơn 50% tổng dung tích của đội thương thuyền toàn thế giới, gồm
các tàu có trọng tải đăng ký từ 100 tấn trở lên, thông báo với Tổng thư ký rằng họ phản đối các
sửa đổi này;

3. KÊU GỌI các Thành viên Công ước lưu ý rằng, theo điều XII(1)(a)(ix) của Công ước, các sửa
đổi đối với phần A của Bộ luật STCW đính kèm sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2012
trên cơ sở coi như đã được chấp thuận theo khoản 2 ở trên;

4. KHUYẾN NGHỊ hướng dẫn nêu trong phần B của Bộ luật STCW, như đã sửa đổi, nên được
xem xét bởi tất cả các Thành viên Công ước STCW 1978 từ ngày các sửa đổi đối với phần A của
Bộ luật STCW có hiệu lực;

5. ĐỀ NGHỊ Ủy ban An toàn hàng hải tiếp tục xem xét Bộ luật STCW và sửa đổi khi thích hợp;

6. CŨNG ĐỀ NGHỊ Tổng thư ký của Tổ chức chuyển các bản sao được chứng nhận của nghị
quyết tương ứng và văn bản của các sửa đổi đối với Bộ luật STCW nêu trong phụ lục đến tất cả
các Thành viên Công ước;

7. TIẾP TỤC ĐỀ NGHỊ Tổng thư ký chuyển các bản sao nghị quyết này và phụ lục đến tất cả các
Hội viên của Tổ chức không phải là Thành viên của Công ước.

***

99
PHỤ LỤC

SỬA ĐỔI MANILA CỦA BỘ LUẬT VỀ ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN,


CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN (STCW)

Phần A

Tiêu chuẩn bắt buộc theo các quy định của phụ lục Công ước STCW
Giới thiệu

1 Phần này của Bộ luật STCW bao gồm các quy định bắt buộc tham chiếu đến các chi tiết của
phụ lục Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca cho Thuyền
viên năm 1978 như đã sửa đổi, sau đây gọi là Công ước STCW. Các quy định này đưa ra chi tiết
các tiêu chuẩn tối thiểu yêu cầu các Thành viên Công ước phải đảm bảo để Công ước có hiệu lực
đầy đủ và trọn vẹn.

2 Phần này của Bộ luật cũng bao gồm những tiêu chuẩn năng lực yêu cầu các ứng viên phải
chứng minh để được cấp và gia hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo các điều khoản
của Công ước STCW. Để làm rõ mối liên hệ giữa các quy định về cấp giấy chứng nhận thay thế
của chương VII và các quy định cấp giấy chứng nhận của các chương II, III và IV, các khả năng
nêu trong tiêu chuẩn năng lực được phân nhóm, tương ứng, theo 7 chức năng như sau:

1. Hàng hải
2. Tác nghiệp hàng hóa và sắp xếp hàng hóa
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu
4. Kỹ thuật cơ khí hàng hải
5. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển
6. Bảo dưỡng và sửa chữa
7. Thông tin liên lạc vô tuyến

ở các mức trách nhiệm như sau:

1. Mức trách nhiệm quản lý


2. Mức trách nhiệm vận hành
3. Mức trtách nhiệm trợ giúp

Chức năng và mức trách nhiệm được xác định theo tiêu đề trong các bảng tiêu chuẩn năng lực
nêu ở các chương II, III và IV của phần này. Phạm vi chức năng theo mức trách nhiệm nêu trong
tiêu đề được xác định theo các khả năng thống kê bên dưới tiêu đề ở cột 1 của bảng. Ý nghĩa của
“chức năng” và “mức trách nhiệm” được xác định trong các thuật ngữ chung ở mục A-I/1 dưới
đây.

3 Cách đánh số mục của các phần này tương ứng với cách đánh số của các quy định trong phụ
lục Công ước STCW. Nội dung của các mục được chia thành các phần và đoạn được đánh số,
nhưng việc đánh số chỉ giành riêng đối với nội dung đó.

100
Chương I
Tiêu chuẩn cho các điều khoản chung

Mục A-I/1
Định nghĩa và giải thích

1 Các định nghĩa và giải thích nêu ở điều khoản II và quy định I/1 áp dụng giống như các thuật
ngữ sử dụng ở phần A và B của Bộ luật này. Ngoài ra, các định nghĩa bổ sung sau đây chỉ áp dụng
cho Bộ luật này:

.1 Tiêu chuẩn năng lực nghĩa là trình độ chuyên môn đạt được để thực hiện các chức
năng tương ứng trên tàu theo các tiêu chí thống nhất quốc tế như đề cập ở đây và kết
hợp thành các tiêu chuẩn hoặc trình độ kiến thức, hiểu biết và kỹ năng thể hiện đã
nêu;

.2 Mức trách nhiệm quản lý có nghĩa là mức trách nhiệm liên quan đến:

.2.1 công việc của thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, hoặc máy hai trên tàu biển,

.2.2 đảm bảo rằng tất cả các chức năng trong phạm vi trách nhiệm được chỉ định phải
được thực hiện đầy đủ;

.3 Mức trách nhiệm vận hành có nghĩa là mức trách nhiệm liên quan đến:

.3.1 công việc của sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải hoặc ca trực máy hoặc là một
sỹ quan máy được chỉ định làm nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực
ca hoặc là một sỹ quan vô tuyến điện trên tàu biển; và

.3.2 Duy trì kiểm soát trực tiếp việc thực hiện tất cả các chức năng trong phạm vi
trách nhiệm được chỉ định theo các quy trình thích hợp và dưới sự chỉ đạo của
người làm việc ở mức trách nhiệm quản lý trong phạm vi trách nhiệm đó;

.4 Mức trách nhiệm trợ giúp có nghĩa là mức trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ hay trách nhiệm được chỉ định trên tàu biển dưới sự chỉ đạo của
người làm việc ở mức trách nhiệm quản lý hay mức trách nhiệm vận hành;

.5 “Tiêu chuẩn đánh giá là nội dung ở cột 4 của các bảng “Quy định về Tiêu chuẩn năng
lực tối thiểu” trong Phần A và cung cấp phương pháp cho người đánh giá để phán xét
ứng viên có thể thực hiện các công việc, nhiệm vụ, và trách nhiệm liên quan hay
không; và

.6 Đánh giá độc lập có nghĩa là sự đánh giá bởi những người có trình độ thích hợp, độc
lập, hoặc từ bên ngoài, đối với đơn vị hoặc hoạt động đang được đánh giá, để thẩm
định các quy trình quản trị hoặc hoạt động ở các mức trách nhiệm đều được quản lý,
tổ chức, cam kết và giám sát trong nội bộ nhằm đảm bảo chúng phù hợp với mục
đích và đạt được mục tiêu đề ra.

101
Mục A-I/2
Giấy chứng nhận và giấy xác nhận

1 Theo quy định I/2, đoạn 6, ở những chỗ yêu cầu sự xác nhận theo điều VI của Công ước
được kết hợp ngay trong diễn giải của giấy chứng nhận, thì giấy chứng nhận sẽ được cấp theo
mẫu dưới đây, với điều kiện là cụm từ “hoặc cho đến ngày hết hạn của bất cứ sự gia hạn hiệu lực
của giấy chứng nhận này được nêu ở trang sau” được đưa vào mặt trước của mẫu và các quy
định ghi nhận việc gia hạn hiệu lực ở mặt sau của mẫu phải được xóa bỏ khi giấy chứng nhận
được thay thế do hết hiệu lực. Mẫu hướng dẫn hoàn chỉnh bao gồm trong mục B-I/2 của Bộ luật
này.

(Con dấu chính thức)

(TÊN NƯỚC)

GIẤY CHỨNG NHẬN CẤP THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN, CHỨNG NHẬN VÀ
TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN, 1978, NHƯ ĐÃ SỬA ĐỔI

Chính phủ nước ……………………………….. chứng nhận rằng ........................................................................................


có đầy đủ tiêu chuẩn theo đúng các điều khoản của quy định ………………… của Công ước nói trên,
cũng như các sửa đổi, và có đủ năng lực thực hiện các chức năng sau đây theo mức trách nhiệm
đã quy định, chịu sự ràng buộc của bất cứ hạn chế nào đã nêu cho đến ……………………… hoặc đến
ngày hết hạn của bất cứ sự gia hạn nào của giấy chứng nhận này được nêu ở trang sau:

CHỨC NĂNG MỨC TRÁCH NHIỆM ÁP DỤNG HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

Người sở hữu hợp pháp giấy chứng nhận này có thể làm việc theo khả năng hoặc các khả năng
sau đây được quy định theo các yêu cầu định biên an toàn tương ứng của Chính quyền hành
chính:

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

Giấy chứng nhận số. .......................................................... cấp ngày ..................................................................................

(Con dấu chính thức) .....................................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

....................................................................................................
Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

102
Giấy chứng nhận gốc của người làm việc trên tàu phải sẵn có theo quy định I/2, đoạn 11 của
Công ước.

Ngày tháng năm sinh của người được cấp giấy chứng nhận ...................................................................................

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận ..............................................................................................................

Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận

Hiệu lực của giấy chứng nhận này được kéo dài đến ngày ...............................................................................

(Con dấu chính thức)


..........................................................................................
Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ
Ngày gia hạn .......................................................................
..........................................................................................
Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Hiệu lực của giấy chứng nhận này được kéo dài đến ..........................................................................................

(Con dấu chính thức) ........................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Ngày gia hạn ....................................................................... ........................................................................................


Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

2 Trừ những điều quy định ở đoạn 1, mẫu này dùng để chứng nhận việc cấp giấy chứng nhận
sau đây, với điều kiện là cụm từ “hoặc cho đến ngày hết hạn của bất cứ sự gia hạn hiệu lực của
giấy chứng nhận này được nêu ở trang sau” được đưa vào ở mặt trước của mẫu và các khoản ghi
nhận việc gia hạn hiệu lực ở mặt sau của mẫu phải được xóa bỏ khi giấy chứng nhận được thay
thế do hết hiệu lực. Mẫu hướng dẫn hoàn chỉnh nêu ở mục B-I/2 của Bộ luật này.

103
(Con dấu chính thức)

(TÊN NƯỚC)

XÁC NHẬN ĐỂ CHỨNG MINH VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THEO QUY ĐỊNH
CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN,
CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN, 1978, NHƯ ĐÃ SỬA ĐỔI

Chính phủ nước ………...………………… xác nhận rằng giấy chứng nhận số. ……..… đã được cấp cho
…………………………………….. người có đầy đủ tiêu chuẩn theo đúng các điều khoản của quy định
……………………………. Của Công ước nêu trên, như đã sửa đổi, và có đủ năng lực để thực hiện các
nhiệm vụ sau, theo mức đã quy định, chịu sự ràng buộc của bất cứ hạn chế nào đã nêu cho đến
……………………… hoặc đến ngày hết hạn của bất cứ sự gia hạn nào của xác nhận này như nêu ở
trang sau:

CHỨC NĂNG MỨC TRÁCH NHIỆM ÁP DỤNG HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

Người sở hữu hợp pháp xác nhận này có thể làm việc theo khả năng hoặc các khả năng sau đây
được quy định theo các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của Chính quyền hành chính:

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

Xác nhận số. ......................................................................... cấp ngày ..................................................................................

(Con dấu chính thức) .....................................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

....................................................................................................
Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Giấy xác nhận gốc của người làm việc trên tàu phải sẵn có theo quy định I/2, đoạn 11 của Công
ước.

Ngày tháng năm sinh của người được cấp giấy chứng nhận ……..……………………………………………

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận ………………………………………………………………………..

Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận

104
Hiệu lực của xác nhận này được kéo dài đến ………………………………………………………………..

(Con dấu chính thức) ..............................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Ngày gia hạn ....................................................................... ……………………………………………………………….


Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ
Hiệu lực của xác nhận được kéo dài đến ...................................................................................................................

(Con dấu chính thức) ..............................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Ngày gia hạn ....................................................................... ..............................................................................................


Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

3 Mẫu dùng để chứng nhận việc công nhận giấy chứng nhận như thể hiện dưới đây, với điều
kiện là cụm từ “hoặc cho đến ngày hết hạn của bất cứ sự gia hạn hiệu lực của xác nhận này được
nêu ở trang sau” được đưa vào ở mặt trước của mẫu và các khoản ghi nhận việc gia hạn hiệu lực
ở mặt sau của mẫu sẽ được xóa bỏ khi sự xác nhận được thay thế do hết hiệu lực. Mẫu hướng
dẫn hoàn chỉnh nêu ở mục B-I/2 của Bộ luật này.

105
(Con dấu chính thức)

(TÊN NƯỚC)

XÁC NHẬN ĐỂ CHỨNG MINH VIỆC CÔNG NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN THEO CÁC
QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN,
CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN, 1978, NHƯ ĐÃ SỬA ĐỔI

Chính phủ nước ………...……..……………… chứng nhận rằng giấy chứng nhận số. ..………… đã được
cấp cho …………………………………….. bởi hoặc đại diện của Chính phủ nước ..…………….………. được
công nhận đầy đủ theo các điều khoản của quy định I/10 của công ước nói trên, như đã sửa đổi,
và người sở hữu hợp pháp có quyền thực hiện các chức năng sau đây ở mức trách nhiệm đã quy
định, chịu sự ràng buộc của bất cứ hạn chế nào đã nêu cho đến ………………………. hoặc đến ngày
hết hạn của bất cứ sự gia hạn có hiệu lực nào của việc chứng nhận ở trang sau:

CHỨC NĂNG MÚC TRÁCH NHIỆM ÁP DỤNG HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

Người sở hữu hợp pháp giấy xác nhận có thể đáp ứng theo khả năng hoặc các khả năng sau đây
theo các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của Chính quyền hành chính:

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

Chứng nhận số. ................................................................. cấp ngày ..................................................................................

(Con dấu chính thức) .....................................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

...................................................................................................
Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Chứng nhận gốc của người làm việc trên tàu phải phù hợp với quy định I/2, đoạn 11 của Công
ước.

Ngày tháng năm sinh của người được cấp giấy chứng nhận …………………………

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận……………………………………………….

Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận

106
Hiệu lực của chứng nhận này được kéo dài đến ngày........................................................................................

(Con dấu chính thức)

...............................................................................................
Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ
............................................................................................
Ngày gia hạn ....................................................................... Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Hiệu lực của chứng nhận này được kéo dài đến ..................................................................................................

(Con dấu chính thức) . .................................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Ngày gia hạn ......................................................... .....................................................................................................


Tên của viên chức được ủy quyền đầy đủ

4 Khi sử dụng các mẫu có thể khác với các mẫu nêu ở mục này, theo quy định I/2, đoạn 10,
trong mọi trường hợp, các Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng:

.1 tất cả các thông tin liên quan đến nhận dạng và nhân thân người mang giấy chứng nhận,
bao gồm tên, ngày sinh, ảnh và chữ ký, cùng với ngày cấp chứng nhận phải được thể hiện
trên cùng một mặt của văn bản; và

.2 tất cả các thông tin liên quan đến khả năng hoặc các khả năng của người sở hữu giấy
chứng nhận được phép hành nghề theo các yêu cầu định biên an toàn có thể áp dụng của
Chính quyền hành chính, cũng như bất cứ hạn chế nào, phải được thể hiện rõ ràng và dễ
nhận biết.

Cấp và đăng ký giấy chứng nhận

Chấp nhận thời gian đi biển

5 Khi chấp nhận thời gian đi biển theo yêu cầu của Công ước, các Thành viên Công ước phải
đảm bảo rằng thời gian đi biển đang đề cập ở đây phải phù hợp với trình độ chuyên môn đang
được áp dụng, nên nhớ rằng, ngoài việc làm quen ban đầu về công việc trên tàu, mục đích của
thời gian đi biển là để cho thuyền viên được hướng dẫn và luyện tập, dưới sự giám sát thích
hợp, thực hành, các quy trình, công việc thường nhật trên biển an toàn và thích hợp tương ứng
với trình độ chuyên môn được áp dụng,

Chấp nhận các khóa đào tạo huấn luyện

6 Khi chấp nhận các khóa và chương trình đào tạo huấn luyện, các Thành viên Công ước phải
xem xét rằng các Chương trình Mẫu của IMO tương ứng có thể hỗ trợ trong việc chuẩn bị các
khóa và chương trình như vậy, đồng thời đảm bảo bao gồm tương ứng các mục tiêu học tập cụ
thể được khuyến nghị tại đây.

107
Truy nhập điện tử vào các đăng ký

7 Để duy trì việc đăng ký bằng phương pháp điện tử theo đoạn 15 của quy định I/2, các quy
định phải được thực hiện nhằm cho phép truy nhập điện tử có kiểm soát dùng cho việc đăng ký
hoặc các đăng ký như vậy để cho các Thành viên Công ước và các công ty xác nhận:

.1 tên của thuyền viên được cấp giấy chứng nhận, xác nhận hoặc các chứng nhận kỹ năng
khác, số hiệu giấy chứng nhận tương ứng, ngày cấp, và ngày hết hạn;

.2 năng lực làm việc của người sở hữu giấy chứng nhận và bất cứ sự hạn chế nào kèm theo;

.3 chức năng mà người sở hữu giấy chứng nhận có thể thực hiện, mức trách nhiệm cho phép
và bất cứ sự hạn chế nào kèm theo.

Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc đăng ký giấy chứng nhận

8 Khi thực hiện yêu cầu ở đoạn 14 của quy định I/2 để duy trì việc đăng ký giấy chứng nhận và
xác nhận, không cần cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn miễn là tất cả các thông tin liên quan phải được ghi
chép và có sẵn tuân theo quy định I/2.

9 Các hạng mục thông tin sau đây phải được ghi chép và có sẵn, bằng giấy và bằng phương
pháp điện tử, theo quy định I/2:

.1 Tình trạng giấy chứng nhận


Hiệu lực
Đình chỉ
Bãi bỏ
Báo mất
Bị hỏng

Cùng với ghi chép sự thay đổi được lưu giữ, bao gồm ngày thay đổi.

.2 Nội dung của giấy chứng nhận


Tên thuyền viên
Ngày sinh
Quốc tịch
Giới tính
Nên có ảnh
Số của văn bản tương ứng
Ngày cấp
Ngày hết hạn
Ngày gia hạn cuối cùng
Chi tiết, các chi tiết miễn trừ

.3 Các chi tiết về năng lực


Tiêu chuẩn năng lực STCW (ví dụ, quy định II/1)
Năng lực
Chức năng
Mức trách nhiệm

108
Các chứng nhận
Các hạn chế

.4 Nội dung y tế
Ngày cấp giấy chứng nhận y tế cuối cùng liên quan đến việc cấp hoặc gia hạn giấy
chứng nhận khả năng chuyên môn.

Mục A-I/3
Nguyên tắc quản lý hành trình gần bờ

1 Khi một Thành viên Công ước xác định các hành trình gần bờ, trong đó, vì mục đích áp dụng
các thay đổi cho các đề mục thống kê tại cột 2 của các bảng tiêu chuẩn năng lực trong các
chương II và III thuộc phần A của Bộ luật, để cho việc cấp giấy chứng nhận có giá trị làm việc
trên tàu mang cờ của Thành viên Công ước đó và tham gia vào các hành trình này, lưu ý các tác
động đối với sự an toàn và an ninh của tất cả các tàu cũng như môi trường biển, cần xem xét các
yếu tố sau đây:

.1 loại tàu và loại hình thương mại mà nó tham gia;

.2 tổng dung tích của tàu và công suất máy chính tính bằng kilowatts;

.3 tính chất và chiều dài của hành trình;

.4 khoảng cách tối đa từ cảng lánh nạn;

.5 sự thích hợp của mức độ bao phủ và độ chính xác tương ứng của các thiết bị xác định vị
trí hàng hải;

.6 các điều kiện thời tiết thông thường ở khu vực hành trình gần bờ;

.7 điều kiện về thiết bị thông tin liên lạc trên tàu và trên bờ dùng cho tìm kiếm và cứu nạn;

.8 khả năng hỗ trợ của trạm bờ biển, về việc bảo dưỡng kỹ thuật trên tàu.

2 Những điều nêu trên không có ý nói rằng tàu tham gia các hành trình gần bờ kéo dài hành
trình của mình đi khắp thế giới, với cách biện minh rằng họ đang hành hải liên tục trong giới hạn
của các hành trình gần bờ được chỉ định của các Thành viên Công ước láng giềng.

Mục A-I/4
Các quy trình kiểm tra

1 Quy trình đánh giá đưa ra tại quy định I/4, đoạn 1.3, xuất phát từ bất cứ sự việc nào xảy ra
được đề cập trong đó, sẽ được thực hiện theo hình thức thẩm tra rằng các thành viên của thuyền
bộ mà yêu cầu phải có năng lực, thực tế có những kỹ năng cần thiết liên quan đến sự việc xảy ra
đó.

2 Cần lưu ý khi tiến hành việc đánh giá này rằng, các quy trình trên tàu là phù hợp với Bộ luật
Quản lý An toàn quốc tế (ISM) và rằng các điều khoản của Công ước này chỉ giới hạn đối với
năng lực thực hiện một cách an toàn các quy trình nói trên.

109
3 Các quy trình kiểm tra theo Công ước này chỉ giới hạn trong các tiêu chuẩn năng lực của các
thuyền viên riêng biệt trên tàu và các kỹ năng của họ liên quan đến trực ca như qui định ở phần
A của Bộ luật này. Việc đánh giá năng lực trên tàu sẽ bắt đầu bằng việc thẩm định các giấy chứng
nhận của thuyền viên.

4 Ngoài việc thẩm định giấy chứng nhân, theo quy định I/4, đoạn 1.3, khi đánh giá có thể yêu
cầu thuyền viên chứng minh năng lực liên quan tại nơi thi hành nhiệm vụ. Việc chứng minh như
vậy có thể bao gồm việc xác nhận rằng các yêu cầu tác nghiệp tương ứng với các tiêu chuẩn trực
ca đã được đáp ứng và rằng họ có những phản ứng phù hợp với tình huống khẩn cấp trong
phạm vi mức trách nhiệm theo năng lực của thuyền viên.

5 Trong đánh giá, chỉ được sử dụng các phương pháp chứng minh năng lực cùng với những
tiêu chí cho việc đánh giá đó và trong phạm vi các tiêu chuẩn được trình bày trong phần A của
Bộ luật này.

6 Việc đánh giá năng lực liên quan tới an ninh sẽ được thực hiện đối với các thuyền viên làm
nhiệm vụ an ninh riêng biệt, chỉ trong trường hợp có cơ sở rõ ràng, như nêu ra tại Chương XI/2
của Công ước Quốc tế về An toàn tính mạng trên biển (SOLAS). Trong các trường hợp khác, việc
này chỉ giới hạn trong thẩm định các giấy chứng nhận và/ hoặc các xác nhận của thuyền viên.

Mục A-I/5
Các điều khoản quốc gia

Các điều của quy định I/5 sẽ không được giải thích là sự ngăn cản vai trò vị trí của các nhiệm vụ
giành cho đào tạo huấn luyện có sự giám sát hoặc trong trường hợp bất khả kháng.

Mục A-I/6
Đào tạo huấn luyện và đánh giá

1 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng tất cả chương trình đào tạo huấn luyện và đánh
giá thuyền viên để cấp giấy chứng nhận theo Công ước phải:

.1 được cấu trúc phù hợp với chương trình đã được soạn thảo, bao gồm các phương pháp
và các phương tiện truyền đạt, các quy trình và giáo trình cần thiết để đạt được tiêu
chuẩn năng lực đã quy định; và

.2 được tiến hành, giám sát, đánh giá và hỗ trợ bởi những người có kỹ năng theo các đoạn
4, 5, 6.

2 Những người hướng dẫn đào tạo huấn luyện tại chỗ hoặc đánh giá trên tàu chỉ làm công việc
đó khi việc đào tạo huấn luyện và đánh giá như vậy không ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình
thường của tàu và khi họ có thể giành hết thời gian và chuyên tâm cho việc đào tạo huấn luyện
hay đánh giá.

Trình độ chuyên môn của hướng dẫn viên, người giám sát và người đánh giá ∗

3 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng hướng dẫn viên, người giám sát, người đánh
giá đều có trình độ thích hợp đối với các loại hình và mức trách nhiệm riêng cho đào tạo huấn


Các chương trình mẫu của IMO hiện hành có thể hỗ trợ chuẩn bị các khóa đào tạo huấn luyện.

110
luyện hay đánh giá năng lực của thuyền viên cả trên tàu và trên bờ, như yêu cầu của Công ước,
theo các quy định của mục này.

Thực hiện đào tạo huấn luyện

4 Bất cứ người nào thực hiện việc đào tạo huấn luyện cho thuyền viên, cả trên tàu hoặc trên
bờ, dự định dùng việc đào tạo đó để xét tư cách cấp giấy chứng nhận theo quy định của Công
ước, phải:

.1 có nhận thức về chương trình đào tạo huấn luyện và có hiểu biết về các mục tiêu đào tạo
huấn luyện cụ thể đối với từng loại hình đào tạo huấn luyện đặc biệt sẽ được thực hiện;

.2 đủ trình độ để thực hiện nhiệm vụ đào tạo huấn luyện; và

.3 nếu thực hiện đào tạo huấn luyện bằng thiết bị mô phỏng thì:

.3.1 đã tiếp nhận các hướng dẫn thích hợp về kỹ thuật thuyết trình liên quan đến việc sử
dụng thiết bị mô phỏng, và

.3.2 đã có kinh nghiệm thao tác thực tế cho từng loại thiết bị mô phỏng được sử dụng.

5 Bất cứ người nào chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện đào tạo huấn luyện trên tàu cho
thuyền viên dự định để được xem xét đủ tư cách nhận giấy chứng nhận theo quy định của Công
ước phải có hiểu biết đầy đủ về chương trình đào tạo huấn luyện và các mục tiêu cụ thể của
từng loại hình đào tạo huấn luyện được thực hiện.

Đánh giá năng lực

6 Bất cứ người nào thực hiện việc đánh giá năng lực của thuyền viên, trên tàu hoặc trên bờ, dự
định để họ được xem xét có đủ tư cách nhận giấy chứng nhận theo quy định của Công ước, phải:

.1 có trình độ kiến thức thích hợp và sự hiểu biết về năng lực được đánh giá;

.2 có đủ khả năng đối với công việc được đánh giá;

.3 được tiếp thu các hướng dẫn tương ứng về phương pháp và thực hành đánh giá;

.4 được tăng cường kinh nghiệm đánh giá thực hành, và;

.5 đã được tăng cường kinh nghiệm đánh giá thực hành trên từng loại thiết bị mô phỏng cụ
thể dưới sự giám sát và chấp nhận của người đánh giá có kinh nghiệm, nếu thực hiện
việc đánh giá gắn liền với việc sử dụng thiết bị mô phỏng.

Đào tạo và đánh giá trong phạm vi cơ sở đào tạo huấn luyện

7 Mỗi Thành viên Công ước khi công nhận một khóa đào tạo huấn luyện, một cơ sở đào tạo
huấn luyện, hoặc trình độ chuyên môn được cơ sở đào tạo đưa ra như là nội dung của các yêu
cầu để cấp giấy chứng nhận theo Công ước, phải đảm bảo rằng trình độ và kinh nghiệm của
hướng dẫn viên, đánh giá viên đều nằm trong phạm vi áp dụng của các quy định tiêu chuẩn chất
lượng tại mục A-I/8. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và việc áp dụng các tiêu chuẩn chất
lượng như vậy sẽ kết hợp việc đào tạo huấn luyện tương ứng với kỹ thuật truyền thụ, phương

111
pháp đào tạo huấn luyện và đánh giá và thực hành đồng thời tuân thủ tất cả các yêu cầu được áp
dụng của đoạn 4 đến 6.

Mục A-I/7
Trao đổi văn kiện

1 Các báo cáo theo yêu cầu của đoạn 1, quy định I/7 sẽ phải gửi cho Tổng Thư ký theo mẫu
được mô tả ở các đoạn dưới đây.

Phần I – Trao đổi thông tin ban đầu

2 Trong vòng một năm kể từ khi quy định I/7 có hiệu lực, các Thành viên Công ước phải báo
cáo các bước đã thực hiện để cho Công ước có hiệu lực trọn vẹn và đầy đủ, nội dung báo cáo
như sau:

.1 chi tiết liên hệ và sơ đồ tổ chức của Bộ, ngành hoặc cơ quan chính phủ chịu trách
nhiệm quản lý về Công ước;

.2 giải thích ngắn gọn các biện pháp pháp lý và hành chính đã đưa ra và thực thi để đảm
bảo sự tuân thủ, đặc biệt với các quy định I/2, I/6 và I/9;

.3 thuyết minh rõ ràng việc giáo dục, đào tạo huấn luyện, kiểm tra và đánh giá năng lực
và việc chấp nhận các chính sách cấp giấy chứng nhận được thông qua;

.4 tóm tắt ngắn gọn các khóa học, chương trình đào tạo huấn luyện, kiểm tra và đánh
giá đối với mỗi giấy chứng nhận đã cấp theo Công ước;

.5 phát thảo ngắn gọn các quy trình thực hiện để ủy quyền, giao phó hoặc phê duyệt
việc đào tạo huấn luyện và kiểm tra, sự phù hợp sức khỏe và đánh giá năng lực theo
yêu cầu của Công ước, các điều kiện kèm theo, và danh sách các Cơ quan ủy quyền,
giao phó và phê duyệt đã ban hành;

.6 tóm tắt ngắn gọn các quy trình thực hiện để ban hành sự miễn trừ theo điều VIII của
Công ước; và

.7 kết quả của việc so sánh thực hiện theo quy định I/11 và khái quát ngắn gọn việc đào
tạo ôn luyện và cập nhật.

Phần 2 – Các báo cáo tiếp theo

3 Trong vòng 6 tháng, mỗi Thành viên Công ước phải:

.1 bảo lưu hoặc chấp thuận bất cứ cách sắp xếp việc giáo dục đào tạo huấn luyện tương
đương theo điều IX, mô tả đầy đủ sự sắp xếp này;

.2 việc công nhận các giấy chứng nhận cấp bởi các Thành viên Công ước khác, cung cấp
một báo cáo tóm tắt các biện pháp áp dụng để đảm bảo tuân thủ quy định I/10; và

.3 ủy thác việc sử dụng thuyền viên sở hữu các giấy chứng nhận thay thế được cấp
theo quy định VII/1 trên các tàu mang cờ của mình, cung cấp cho Tổng thư ký một
bản sao mẫu về loại hình các văn bản định biên an toàn đã được cấp cho các tàu đó.

112
4 Mỗi Thành viên Công ước phải báo cáo kết quả của từng đánh giá thực hiện theo đoạn 2 quy
định I/8, hoàn tất trong vòng 6 tháng. Báo cáo đánh giá phải bao gồm các thông tin sau:

.1 Trình độ và kinh nghiệm của những người thực hiện đánh giá; (ví dụ các giấy chứng
nhận khả năng chuyên môn mà họ có, kinh nghiệm như một thuyền viên và người
đánh giá độc lập, kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo huấn luyện và đánh giá hàng
hải, kinh nghiệm về quản lý hệ thống cấp giấy chứng nhận hoặc bất cứ trình độ/kinh
nghiệm liên quan)

.2 các điều khoản tham chiếu đối với đánh giá độc lập và đối với các đánh giá viên;

.3 danh sách các cơ sở/trung tâm đào tạo huấn luyện được đánh giá độc lập; và

.4 kết quả đánh giá độc lập bao gồm:

.1 xác minh rằng:

.1.1 tất cả các quy định được áp dụng của Công ước và Bộ luật STCW, bao gồm các
sửa đổi, đã được quán triệt theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Thành
viên Công ước theo mục A-I/8, đoạn 3.1; và

.1.2 tất cả biện pháp kiểm soát và giám sát quản lý nội bộ cũng như các hành động
theo dõi tuân theo sự sắp xếp đã được lập kế hoạch và các quy trình lập thành
văn bản và có tác dụng để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã xác định theo
đoạn 3.2 mục A-I/8.

.2 mô tả ngắn gọn về:

.2.1 sự không-phù-hợp phát hiện trong thời gian đánh giá độc lập,

.2.2 các biện pháp khắc phục được khuyến nghị nhằm vào các không-phù-hợp được
xác định, và

.2.3 các biện pháp khắc phục đã được thực hiện nhằm vào các không-phù-hợp
được xác định.

5 Các Thành viên Công ước phải báo cáo các bước đã tiến hành để thực hiện bất kỳ các sửa
đổi bắt buộc tiếp theo đối với Công ước và Bộ luật STCW, mà trước đó không nêu trong báo cáo
theo yêu cầu trao đổi thông tin ban đầu theo quy định I/7 hoặc bất cứ báo cáo nào từ trước
tuân theo quy định I/8. Thông tin phải được đưa vào báo cáo tiếp theo tuân theo đoạn 3 quy
định I/8, sau khi sửa đổi có hiệu lực.

6 Thông tin về các bước tiến hành để thực hiện các sửa đổi bắt buộc đối với Công ước và Bộ
luật STCW phải bao gồm những vấn đề, ở những chỗ có thể được áp dụng, như sau:

.1 giải thích ngắn gọn các biện pháp pháp lý và hành chính đưa ra và thực hiện để đảm
bảo phù hợp với các sửa đổi;

.2 tóm tắt ngắn gọn bất cứ các khóa học, chương trình đào tạo huấn luyện, kiểm tra
cũng như đánh giá nào đưa ra phải tuân theo nội dung sửa đổi;

113
.3 phát thảo ngắn gọn các quy trình tuân thủ để ủy quyền, giao phó và phê duyệt việc
đào tạo huấn luyện và kiểm tra, sự phù hợp sức khỏe và đánh giá năng lực theo yêu
cầu của sửa đổi;

.4 phát thảo ngắn gọn của bất kỳ chương trình đào tạo ôn luyện, và đào tạo cập nhật
đáp ứng các yêu cầu sửa đổi; và

.5 so sánh giữa các biện pháp để thực hiện các sửa đổi và các biện pháp hiện có đưa ra
trong các báo cáo trước đó tuân theo đoạn 1 quy định I/7, và/hoặc đoạn 2 quy định
I/8 ở những chỗ có thể được áp dụng.

Phần 3 – Danh sách các cá nhân có thẩm quyền

7 Tổng Thư ký sẽ lưu giữ danh sách các cá nhân có thẩm quyền được Ủy ban An toàn hàng hải
thông qua, bao gồm các cá nhân có thẩm quyền sẵn có hoặc được các Thành viên Công ước đề
nghị, họ có thể được triệu tập để đánh giá các báo cáo đệ trình theo quy định I/7 và quy định I/8
và có thể được yêu cầu để hỗ trợ việc chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu của đoạn 2 quy định I/7.
Những người này nói chung sẵn sàng có mặt trong suốt các kỳ họp tương ứng của Ủy ban An
toàn hàng hải hoặc các cơ quan phụ trợ của nó, nhưng không nhất thiết phải làm việc độc lập
trong các kỳ họp này.

8 Liên quan tới quy định I/7, đoạn 2, những người có thẩm quyền phải có kiến thức rộng về
các yêu cầu của Công ước và ít nhất một trong số họ phải có kiến thức về hệ thống đào tạo huấn
luyện và chứng nhận của Thành viên Công ước liên quan.

9 Khi một báo cáo nhận được từ bất kỳ một Thành viên Công ước nào theo quy định I/8, đoạn
3, Tổng Thư ký sẽ chỉ định những người có thẩm quyền trong danh sách được lưu giữ theo
khoản 7 để xem xét báo cáo và đưa ra các nhận xét đúng hay không về các vấn đề sau:

.1 Báo cáo là hoàn chỉnh và thể hiện rằng Thành viên Công ước đã thực hiện một đánh
giá độc lập về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng và năng lực đã tiếp thu và các hoạt động
đánh giá, và về việc quản lý hệ thống cấp giấy chứng nhận (bao gồm xác nhận và gia
hạn), theo mục A-I/8, đoạn 3;

.2 Báo cáo phải đầy đủ để thể hiện rằng:

.2.1 Người đánh giá đủ trình độ,

.2.2 Các quy định tham chiếu phải rõ ràng để đảm bảo rằng:

.2.2.1 tất cả các quy định áp dụng theo Công ước và Bộ luật STCW, bao gồm các
sửa đổi của chúng đã được quán triệt theo hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng của Thành viên Công ước; và

.2.2.2 việc thực thi các mục tiêu được xác định rõ ràng theo đoạn 1 quy định
I/8, phải được thẩm định cho toàn bộ các hoạt động liên quan,

.2.3 các quy trình áp dụng khi đánh giá độc lập phải thích hợp để xác đinh bất cứ sự
không-phù-hợp đáng kể nào trong hệ thống đào tạo huấn luyện, đánh giá năng

114
lực và cấp giấy chứng nhận cho thuyền viên của Thành viên Công ước, cũng như
có thể áp dụng với Thành viên Công ước liên quan; và

2.4 hành động thực hiện để khắc phục bất cứ sự không-phù-hợp được ghi nhận nào
phải kịp thời và thích hợp* 9.

10 Bất cứ cuộc họp nào của những người có thẩm quyền phải:

.1 được tổ chức theo yêu cầu của Tổng Thư ký;

.2 bao gồm số lẻ các thành viên, thường không quá 5 người;

.3 chỉ định chủ tịch của cuộc họp; và

.4 cung cấp cho Tổng Thư ký ý kiến nhất trí của các thành viên hoặc nếu không đạt được sự
nhất trí thì cung cấp ý kiến của cả đa số và thiểu số.

11 Những người có thẩm quyền sẽ phải bày tỏ quan điểm bằng văn bản trên cơ sở bảo mật về:

.1 so sánh các sự kiện được báo cáo trong các thông tin mà Thành viên Công ước thông báo
cho Tổng Thư ký với tất cả các yêu cầu tương ứng của Công ước;

.2 báo cáo về bất cứ đánh giá tương ứng nào được đệ trình theo đoạn 3 quy định I/8;

.3 báo cáo của bất cứ bước nào được áp dụng để thực thi các sửa đổi đối với Công ước và
Bộ luật STCW được đệ trình theo đoạn 5; và

.4 bất cứ thông tin bổ sung nào do Thành viên Công ước cung cấp.

Phần 4 – Báo cáo cho Ủy ban an toàn hàng hải

12 Khi chuẩn bị báo cáo cho Ủy ban An toàn hàng hải theo yêu cầu của quy định I/7, đoạn 2,
Tổng Thư ký phải:

.1 trưng cầu và xem xét quan điểm trình bày bởi những người có thẩm quyền được lựa
chọn trong danh sách xác lập theo đoạn 7;

.2 khi cần thiết các Thành viên Công ước phải làm rõ bất cứ vấn đề nào liên quan đến
thông tin được cung cấp theo quy định I/7, đoạn 1; và

.3 xác định lĩnh vực nào mà Thành viên Công ước yêu cầu hỗ trợ để thực thi Công ước.

13 Thành viên Công ước liên quan phải được thông báo về việc bố trí các cuộc họp của những
người có thẩm quyền và các đại diện của Thành viên công ước đó sẽ được tham dự để làm rõ bất
cứ vấn đề gì liên quan đến thông tin được cung cấp theo quy định I/7, đoạn 1.

14 Nếu Tổng Thư ký không đệ trình báo cáo theo yêu cầu tại đoạn 2 của quy định I/7, Thành
viên Công ước liên quan có thể yêu cầu Ủy ban An toàn hàng hải có những hành động như đã dự

9
* Các hành động khắc phục phải kịp thời và thích hợp nghĩa là những hành động đó phải tập trung vào
các nguyên nhân cơ bản/gốc của các khiếm khuyết và phải được sắp xếp để thực hiện theo thời gian biểu
xác định.

115
tính tại đoạn 3 của quy định I/7, xem xét thông tin đệ trình theo mục này và các quan điểm trình
bày theo các đoạn 10 và 11.

Mục A-I/8
Tiêu chuẩn chất lượng

Mục tiêu quốc gia và tiêu chuẩn chất lượng

1 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo xác định rõ ràng mục tiêu giáo dục đào tạo huấn
luyện và các tiêu chuẩn năng lực liên quan phải đạt được và làm rõ trình độ kiến thức, hiểu biết,
và kỹ năng tương ứng cho việc thi sát hạch và đánh giá theo yêu cầu của Công ước. Các mục tiêu
và tiêu chuẩn chất lượng gắn liền với các khóa và chương trình đào tạo huấn luyện khác nhau
phải được thuyết minh riêng biệt theo hệ thống cấp giấy chứng nhận của chính quyền hành
chính.

2 Lĩnh vực áp dụng tiêu chuẩn chất lượng phải bao gồm việc quản lý hệ thống cấp giấy chứng
nhận, các khóa và chương trình đào tạo huấn luyện, thi sát hạch và đánh giá thực hiện bởi hoặc
dưới sự ủy quyền của Thành viên Công ước và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cần thiết của
hướng dẫn viên và đánh giá viên, có xem xét đến việc xác lập các chính sách, hệ thống, kiểm soát
và xem xét chất lượng nội bộ nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

3 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng một đánh giá độc lập về kiến thức, hiểu biết, kỹ
năng và năng lực đạt được cùng với các hoạt động đánh giá, và về việc quản lý hành chính của
hệ thống cấp giấy chứng nhận, phải được tiến hành trong khoảng thời gian không quá 5 năm để
xác định rằng:

.1 hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đã được quán triệt ở tất cả các quy định đã áp dụng
trong Công ước và Bộ luật STCW, bao gồm các sửa đổi, bổ sung;

.2 tất cả biện pháp kiểm soát và giám sát quản lý nội bộ cũng như các hành động theo dõi
phải tuân theo sự sắp xếp đã được lập kế hoạch và các quy trình lập thành văn bản, và
phải có hiệu quả để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra;

.3 các kết quả của từng đánh giá độc lập được làm thành văn bản và được lưu ý cho những
ai chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực được đánh giá; và

.4 áp dụng hành động kịp thời để khắc phục khiếm khuyết.

Mục A-I/9
Các tiêu chuẩn sức khỏe

1 Các Thành viên Công ước khi xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp sức khỏe cho thuyền viên
theo yêu cầu của quy định I/9 phải tuân theo các tiêu chuẩn thị lực làm việc tối thiểu nêu ở bảng
A-I/9 và có xem xét tới các tiêu chí về thể chất và phù hợp sức khỏe nêu ở đoạn 2. Các Thành
viên Công ước cũng phải xem xét các hướng dẫn đưa ra ở mục B-I/9 của Bộ luật này và bảng B-
I/9 về đánh giá khả năng thể chất tối thiểu.

Các tiêu chuẩn này, trong phạm vi quyết định của Thành viên Công ước mà không phương hại
đến an toàn của thuyền viên và tàu, có thể có khác biệt giữa những người mới bắt đầu làm nghề
đi biển và những thuyền viên đang làm việc trên biển và giữa các chức năng khác nhau trên tàu,

116
lưu ý đến các nhiệm vụ khác nhau của thuyền viên. Thành viên Công ước cũng xem xét tới bất cứ
sự suy nhược và bệnh tật nào có thể hạn chế khả năng của thuyền viên để hoàn thành một cách
hiệu quả nhiệm vụ của họ trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận y tế.

2 Tiêu chuẩn thể chất và phù hợp sức khỏe được xác lập bởi Thành viên Công ước phải đảm
bảo rằng thuyền viên thỏa mãn các tiêu chí sau:

.1 có thể lực, có xem xét đoạn 5 dưới đây, để đáp ứng tất cả các yêu cầu đào tạo huấn luyện
cơ bản tại đoạn 2 của mục A-VI/1;

.2 thể hiện khả năng nghe, nói đầy đủ để trao đổi thông tin hiệu quả và phát hiện bất cứ báo
động thính giác nào;

.3 không chấp nhận sức khỏe có điều kiện, rối loạn hay suy nhược có thể ngăn cản việc
thực hiện một cách hiệu quả và an toàn các nhiệm vụ thường nhật và các nhiệm vụ của
tình huống khẩn cấp trên tàu trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận y tế;

.4 không bỏ qua bất cứ điều kiện sức khỏe nào có thể trở nên trầm trọng hơn do làm việc
trên biển hoặc khiến cho thuyền viên không đủ sức khỏe để làm những công việc đó
hoặc gây nguy hiểm đến sức khỏe và an toàn của những người khác trên tàu; và

.5 hiện không uống bất cứ thứ thuốc nào có tác dụng phụ có thể làm giảm khả năng phán
đoán, cân bằng hay bất cứ yêu cầu nào khác để thực hiện an toàn và hiệu quả các nhiệm
vụ thường nhật và nhiệm vụ của tình huống khẩn cấp trên tàu.

3 Kiểm tra phù hợp sức khỏe cho thuyền viên phải được thực hiện bởi những nhân viên y tế có
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đẩy đủ được Thành viên Công ước công nhận.

4 Mỗi Thành viên Công ước phải thiết lập các quy định về công nhận nhân viên y tế. Sổ đăng ký
các nhân viên y tế được công nhận phải được Thành viên Công ước lưu giữ và sẵn sàng cung cấp
khi các Thành viên Công ước khác, các công y và thuyền viên yêu cầu.

5 Mỗi Thành viên Công ước phải công bố hướng dẫn thực hiện kiểm tra sự phù hợp sức khỏe
và cấp giấy chứng nhận y tế, có xem xét các nội dung nêu tại mục B-I/9 của Bộ luật này. Mỗi
Thành viên Công ước phải xác định rõ mức độ các quyền tự quyết định trao cho các nhân viên y
tế được thừa nhận trong việc áp dụng các tiêu chuẩn y tế, lưu ý đến các nhiệm vụ khác nhau của
thuyền viên, ngoại trừ việc không tự quyết định về tiêu chuẩn thị lực tối thiểu đối với tầm nhìn
được hỗ trợ, tầm nhìn gần/trực tiếp và thị lực phân biệt màu sắc tại bảng A-I/9 đối với thuyền
viên bộ phận boong yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cảnh giới. Cho phép Thành viên Công ước có
quyền tự quyết định về việc áp dụng các tiêu chuẩn đó đối với thuyền viên làm việc trong buồng
máy với điều kiện là tầm nhìn phối hợp của thuyền viên đáp ứng các yêu cầu của bảng A-I/9.

6 Mỗi Thành viên Công ước phải thiết lập cách thức và quy trình cho phép thuyền viên, sau khi
kiểm tra mà không đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp sức khỏe hoặc có những hạn chế về khả
năng làm việc, đặc biệt về thời gian, lĩnh vực làm việc hoặc khu vực thương mại, yêu cầu xem xét
lại trường hợp của của họ theo các quy định của Thành viên Công ước.

7 Chứng nhận y tế nêu tại quy định I/9, đoạn 3 phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

.1 Cơ quan được ủy quyền và các yêu cầu của chứng nhận

117
.2 Thông tin thuyền viên

.2.1 Tên: (tên,họ, đệm)

.2.2 Ngày sinh: (ngày/tháng/năm)

.2.3 Giới tính: (Nam/Nữ)

.2.4 Quốc tịch

.3 Chứng nhận của nhân viên y tế được công nhận

.3.1 Xác nhận rằng hồ sơ nhận dạng đã được kiểm tra tại địa điểm kiểm tra: Có/không

.3.2 Thính lực đáp ứng các tiêu chuẩn tại mục A-I/9 ? Có/không

.3.3 Thỏa mãn thính lực không hỗ trợ? Có/không

.3.4 Thị lực đáp ứng các tiêu chuẩn tại mục A-I/9 ? Có/không

.3.5 Thị lực phân biệt màu sắc* đáp ứng các tiêu chuẩn tại mục A-I/9 ? Có/không

.3.5.1 Ngày kiểm tra thị lực phân biệt màu sắc cuối cùng.

.3.6 Phù hợp nhiệm vụ cảnh giới ? Có/không

.3.7 Không có hạn chế hoặc giới hạn sự phù hợp sức khỏe? Có/không

Nếu “có”, nêu rõ các hạn chế và giới hạn.

.3.8 Thuyền viên không có bất cứ tình trạng sức khỏe nào có thể trở nên trầm trọng
hơn do làm việc trên biển hoặc khiến cho thuyền viên không đủ sức khỏe để làm
những công việc đó hoặc gây nguy hiểm đến sức khỏe và an toàn của những người
khác trên tàu? Có/không

.3.9 Ngày kiểm tra: (ngày/tháng/năm)

.3.10 Ngày hết hạn của giấy chứng nhận: (ngày/tháng/năm)

.4 Thông tin về cơ quan cấp

.4.1 Con dấu chính thức (gồm cả tên) của cơ quan cấp

.4.2 Chữ ký của người được ủy quyền

.5 Chữ ký của thuyền viên – khẳng định rằng thuyền viên đã được thông báo về nội dung
của chứng nhận và có quyền kiểm tra lại theo đoạn 6 của mục A-I/9

8 Chứng nhận y tế phải dùng ngôn ngữ chính thức của nước cấp giấy chứng nhận. Nếu ngôn
ngữ sử dụng không phải là tiếng Anh, giấy chứng nhận phải có bản dịch sang tiếng Anh.

*
Ghi chú: Việc đánh giá thị lực phân biệt màu sắc chỉ cần thực hiện 6 năm một lần.

118
Bảng A-I/9

Tiêu chuẩn thị lực đi biển tối thiểu của thuyền viên

Quy Phân loại Nhìn xa có hỗ trợ1 Nhìn Nhìn Thị Quáng gà4 Chứng
định của thuyền viên gần / trực tiếp màu3 trường4 song thị
Công Một Bên Cùng cả hai mắt, 4

ước bên còn lại được trợ giúp hoặc


STCW không trợ giúp
I/11 Thuyền Thị lực yêu cầu để Xem Thị Thị lực yêu Không
II/1 trưởng, sỹ hàng hải (ví dụ Ghi trường cầu để thực có
II/2 quan và thủy tham khảo hải đồ chú 6 bình hiện tất cả chứng
II/3 thủ boong và các ấn phẩm thường các chức cứ điều
II/4 thực hiện các hàng hải, sử dụng năng cần kiện
0.52 0.5
II/5 nhiệm vụ trang thiết bị thiết trong hạn chế
VII/2 cảnh giới buồng lái và nhận bóng tối mà rõ ràng
dạng các phương không bị tổn
tiện hỗ trợ hàng thương
hải)
I/11 Tất cả sỹ Tầm nhìn yêu cầu Xem Thị Thị lực yêu Không
III/1 quan máy, sỹ để đọc hướng dẫn Ghi trường cầu để thực có
III/2 quan kỹ ở tầm nhìn gần, chú 7 đầy đủ hiện tất cả chứng
III/3 thuật điện vận hành thiết bị các chức cứ điều
III/4 tử, thợ kỹ và xác định các hệ năng cần kiện
III/5 thuật điện tử thống/bộ phận khi thiết trong hạn chế
III/6 và các 0.45 0.4 cần thiết bóng tối mà rõ ràng
III/7 thuyền viên không bị tổn
VII/2 trợ giúp và (see thương
những người Ghi chú
hình thành 5)
một bộ phận
của ca trực
buồng máy
I/11 Sỹ quan vô Tầm nhìn yêu cầu Thị Thị lực yêu Không
Xem
IV/2 tuyến GMDSS để đọc các thiết bị trường cầu để thực có
Ghi
ở tầm nhìn gần, đầy đủ hiện tất cả chứng
chú 7
vận hành thiết bị các chức cứ điều
0.4 0.4
và xác định các hệ năng cần kiện
thống/bộ phận khi thiết trong hạn chế
cần thiết bóng tối mà rõ ràng
không cần
can thiệp

Ghi chú:
1 Giá trị cho trong hệ thống ký hiệu thập phân Snellen.
2 Khuyến nghị giá trị ít nhất là 0,7 ở một mắt để giảm nguy cơ mắc bệnh mắt nằm dưới không phát hiện được.
3 Như quy định tại Các khuyến nghị quốc tế về Yêu cầu thị lực phân biệt màu đối với giao thông vận tải của Ủy Ban
quốc tế de l’Eclairage (CIE-143-2001 bao gồm bất cứ phiên bản nào tiếp theo).
4 Theo đánh giá của một chuyên gia thị lực lâm sàn xác định bởi các kết quả kiểm tra ban đầu.
5 Nhân viên buồng máy phải có thị lực mắt kết hợp ít nhất là 0.4.
6 Tiêu chuẩn thị lực phân biệt màu CIE 1 hoặc 2.
7 Tiêu chuẩn thị lực phân biệt màu CIE 1, 2 hoặc 3.

119
Mục A-I/10
Công nhận giấy chứng nhận

1 Các điều khoản của quy định I/10, đoạn 4 về việc không công nhận giấy chứng nhận cấp bởi
một Phi-thành viên Công ước không được giải thích như là sự ngăn cản một Thành viên Công
ước chấp thuận thời gian đi biển, đào tạo và huấn luyện đạt được mà một Phi-thành viên Công
ước ủy quyền, khi cấp giấy chứng nhận của mình, miễn là Thành viên Công ước đó tuân thủ quy
định I/2, rằng trong khi cấp giấy chứng nhận như vậy, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Công
ước liên quan đến thời gian đi biển, giáo dục và đào tạo huấn luyện và năng lực.

2 Khi một Chính quyền hành chính đã thừa nhận một giấy chứng nhận rút lại việc xác nhận sự
công nhận của nó vì những lý do kỷ luật, thì Chính quyền hành chính cần phải thông báo cho
Thành viên Công ước đã cấp giấy chứng nhận về trường hợp đó.

Mục A-I/11
Gia hạn giấy chứng nhận

Năng lực nghề nghiệp

1 Năng lực chuyên môn liên tục theo yêu cầu tại quy định I/11 phải được chứng minh bởi:

.1 thời gian đi biển được xác nhận, thực hiện các chức năng tương ứng với giấy chứng nhận
đang sở hữu, khoảng thời gian ít nhất:

.1.1 tổng cộng 12 tháng trong 5 năm trước đó, hoặc

.1.2 tổng cộng 3 tháng trong 6 tháng ngay trước khi gia hạn; hoặc

.2 đã thực hiện các chức năng coi như tương đương với thời gian đi biển yêu cầu ở đoạn
1.1; hoặc

.3 vượt qua kỳ thi sát hạch được công nhận; hoặc

.4 hoàn thành tốt khóa hoặc các khóa đào tạo huấn luyện được xác nhận; hoặc

.5 đã hoàn thành thời gian đi biển được thừa nhận, thực hiện các chức năng tương ứng với
giấy chứng nhận đang sở hữu, trong một khoảng thời gian không ít hơn 3 tháng với vai
trò phụ trợ hoặc, ở cấp sỹ quan thấp hơn sỹ quan ghi trên giấy chứng nhận đang sở hữu
có hiệu lực ngay trước khi thăng cấp lên vị trí mà giấy chứng nhận có hiệu lực.

2 Các khóa ôn luyện và cập nhật yêu cầu tại quy định I/11, phải được phê duyệt và bao gồm
những thay đổi trong các quy định quốc gia và quốc tế tương ứng liên quan đến an toàn sinh
mạng trên biển, an ninh và bảo vệ môi trường biển và có xem xét việc cập nhật các tiêu chuẩn
năng lực liên quan.

3 Năng lực chuyên môn liên tục đối với tàu két như yều theo quy định I/11, đoạn 3 phải được
chứng minh bởi:

.1 thời gian đi biển được thừa nhận, thực hiện nhiệm vụ tương ứng với giấy chứng nhận
hoặc xác nhận tàu két đang sở hữu, trong khoảng thời gian ít nhất 3 tháng trong vòng 5
năm trước đó; hoặc

120
.2 hoàn thành tốt một hoặc các khóa đào tạo huấn luyện tương ứng được xác nhận.

Mục A-I/12
Các tiêu chuẩn quản lý việc sử dụng thiết bị mô phỏng

Phần 1 − Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật

Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật tổng quát của


thiết bị mô phỏng dùng cho đào tạo huấn luyện

1 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng bất cứ thiết bị mô phỏng nào sử dụng để đào tạo
huấn luyện bắt buộc bằng mô phỏng phải:

.1 phù hợp với các mục tiêu lựa chọn và các nhiệm vụ đào tạo huấn luyện;

.2 có thể mô phỏng khả năng hoạt động của các thiết bị trên tàu liên quan, ở mức độ hiện
thực tự nhiên thích hợp với mục tiêu đào tạo huấn luyện, và bao gồm cả những khả năng,
hạn chế và các sai số có thể của thiết bị đó;

.3 có hiện thực hành vi đầy đủ để cho phép người học tiếp nhận các kỹ năng tương ứng với
mục tiêu đào tạo huấn luyện;

.4 cung cấp một trạng thái hoạt động được kiểm soát, có khả năng tạo ra nhiều tình huống
bao gồm cả tình huống khẩn cấp, gây nguy hiểm hoặc không bình thường tương ứng với
mục tiêu đào tạo huấn luyện;

.5 cung cấp một giao diện, qua đó người học có thể tương tác với thiết bị, tình huống được
mô phỏng, theo tương ứng, với người hướng dẫn.

.6 cho phép người hướng dẫn kiểm soát, giám sát và ghi chép các bài tập để trao đổi hiệu
quả giữa các học viên.

Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật tổng quát của


thiết bị mô phỏng dùng để đánh giá năng lực

2 Mỗi Thành viên Công ước đảm bảo rằng bất kỳ thiết bị mô phỏng nào dùng để đánh giá năng
lực theo Công ước hoặc bất cứ sự thể hiện năng lực chuyên môn liên tục nào theo yêu cầu phải:

.1 có khả năng thỏa mãn các mục tiêu đánh giá xác định;

.2 có thể mô phỏng các khả năng vận hành thiết bị trên tàu liên quan đến mức độ hiện
thực tự nhiên tương ứng với các mục tiêu đánh giá và bao gồm cả các khả năng, hạn
chế và sai số của thiết bị đó;

.3 có hiện thực hành vi đầy đủ cho phép ứng viên thể hiện kỹ năng tương ứng với mục
tiêu đánh giá;

.4 cung cấp một giao diện mà qua đó ứng viên có thể tương tác với thiết bị và hoàn cảnh
được mô phỏng;

.5 cung cấp một trạng thái hoạt động được kiểm soát, có khả năng tạo ra các tình huống

121
khác nhau bao gồm các tình huống khẩn cấp, nguy hiểm hoặc bất thường liên quan
đến mục tiêu đánh giá; và

.6 cho phép người đánh giá kiểm soát, giám sát và ghi chép các bài tập để đánh giá hiệu
quả khả năng thực hành của ứng viên.

Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật bổ sung

3 Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản đề ra ở đoạn 1 và 2, các thiết bị mô phỏng áp dụng ở
mục này phải đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật dưới đây tùy theo các loại khác nhau.

Mô phỏng ra đa

4 Thiết bị mô phỏng ra đa có thể mô phỏng khả năng hoạt động của thiết bị ra đa hàng hải đáp
ứng tất cả tính năng kỹ thuật được Tổ chức* 10thông qua và phối hợp với các tiện ích để :

.1 hoạt động ở phương thức chuyển động tương đối ổn định và phương thức chuyển
động thực ổn định đối với mặt biển và đáy biển;

.2 tạo hiệu ứng thời tiết điển hình, thủy triều, dòng chảy, vùng tối, các tín hiệu giả và các
hiệu ứng truyền sóng khác nhau cũng như tạo đường bờ biển, các phao hàng hải và bộ
phản xạ tìm kiếm và cứu nạn SART; và

.3 tạo một môi trường hoạt động thời gian thực kết hợp ít nhất hai trạm tàu chủ với khả
năng thay đổi hướng và tốc độ tàu chủ và bao gồm các thông số của ít nhất 20 tàu mục
tiêu cùng các phương tiện thông tin liên lạc thích hợp.

Mô phỏng thiết bị đồ giải ra đa tự động (ARPA)

5 Thiết bị mô phỏng ARPA có thể mô phỏng các khả năng hoạt động của ARPA đáp ứng các
tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật được phê duyệt bởi Tổ chức*, và phải phối hợp với các tiện ích:

.1 tuyển mục tiêu tự động và bằng tay;

.2 thông tin vết di chuyển trước đây;

.3 sử dụng các khu vực loại trừ;

.4 hiển thị vector/đồ họa theo tỉ lệ thời gian và dữ liệu

.5 điều động thử.

Phần 2 − Các điều khoản khác

Mục tiêu đào tạo huấn luyện bằng thiết bị mô phỏng

6 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng mục đích và mục tiêu của đào tạo huấn luyện
trên cơ sở thiết bị mô phỏng được xác định chương trình đào tạo tổng thể và rằng các mục tiêu
và các nhiệm vụ đào tạo cụ thể phải được lựa chọn sao cho càng liên hệ chặt chẽ càng tốt với các
công việc và thực tế trên tàu.

10
* Xem Các Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật phù hợp/tương ứng được phê duyệt bởi Tổ chức

122
Quy trình đào tạo huấn luyện

7 Khi thực hiện đào tạo bằng thiết bị mô phỏng bắt buộc thì hướng dẫn viên phải đảm bảo
rằng:

.1 học viên phải được hướng dẫn tóm tắt trước về các mục tiêu nhiệm vụ bài tập, đồng thời
phải có đủ thời gian theo kế hoạch trước khi bài tập bắt đầu;

.2 học viên phải có đủ thời gian làm quen thích đáng về thiết bị mô phỏng cùng các trang
thiết bị của nó trước khi bắt đầu bất cứ bài tập đào tạo huấn luyện và đánh giá nào;

.3 hướng dẫn đưa ra và tác nhân gây hứng thú luyện tập phải phù hợp với mục tiêu và
nhiệm vụ luyện tập lựa chọn, và với mức độ trải nghiệm của học viên;

.4 bài tập phải được giám sát, hỗ trợ hiệu quả khi thích hợp, bằng trực quan nghe nhìn của
các hoạt động của học viên cũng như các báo cáo đánh giá trước và sau bài tập;

.5 học viên được chất vấn một cách sâu sắc để đảm bảo rằng các mục tiêu đào tạo đã được
đáp ứng và kỹ năng vận hành thể hiện theo tiêu chuẩn có thể chấp nhận được;

.6 khuyến khích sử dụng đánh giá lẫn nhau trong chất vấn; và

.7 bài tập mô phỏng được thiết kế và thử để đảm bảo phù hợp với các mục tiêu đào tạo quy
định.

Quy trình đánh giá

8 Khi thiết bị mô phỏng được sử dụng vào việc đánh giá khả năng của ứng viên để thể hiện
mức độ năng lực, người đánh giá phải đảm bảo rằng:

.1 các tiêu chí về khả năng thực hành được xác định rõ ràng và sáng tỏ là hợp lệ và sẵn sàng
cho ứng viên;

.2 tiêu chí đánh giá được xác lập rõ ràng và sáng tỏ để đảm bảo độ tin cậy và tính nhất
quán của việc đánh giá và để hoàn thiện phép đo và đánh giá một cách khách quan, giảm
thiểu các phán xét chủ quan đến mức thấp nhất;

.3 các ứng viên được hướng dẫn tóm tắt rõ ràng về nhiệm vụ và/hoặc kỹ năng được đánh
giá và công việc cũng như tiêu chí về khả năng thực hành qua đó quyết định năng lực của
họ.

.4 đánh giá khả năng thực hành phải xem xét đến các quy trình vận hành bình thường và
bất cứ hành vi trao đổi với các ứng viên khác trên thiết bị mô phỏng hoặc với nhân viên
thiết bị mô phỏng;

.5 phương pháp chấm điểm hoặc xếp hạng để đánh giá khả năng thực hành phải được sử
dụng thận trọng cho đến khi được công nhận; và

.6 tiêu chí cơ bản là ứng viên phải thể hiện khả năng thực hiện một nhiệm vụ một cách an
toàn và có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của đánh giá viên.

123
Trình độ của hướng dẫn viên và đánh giá viên *

9 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng hướng dẫn viên và đánh giá viên có trình độ và
từng kinh qua tương ứng từng loại hình cụ thể và mức độ đào tạo và đánh giá năng lực như
trình bày tại quy định I/6 và mục A-I/6.

Mục A-I/13
Thực hiện các phép thử

(không có điều khoản)

Mục A-I/14
Trách nhiệm của các Công ty

1 Công ty, thuyền trưởng và mỗi thành viên của thuyền bộ có trách nhiệm đảm bảo rằng nghĩa
vụ đặt ra ở mục này có hiệu lực đẩy đủ và hoàn toàn và rằng các biện pháp khác khi cần thiết
phải được áp dụng để đảm bảo thuyền viên có thể đóng góp kiến thức và được truyền thụ cho
vận hành tàu an toàn.

2 Công ty phải ban hành các chỉ dẫn bằng văn bản cho thuyền trưởng của mỗi tàu mà Công
ước áp dụng, công bố các chính sách và quy trình phải tuân thủ để đảm bảo rằng các thuyền viên
mới được tuyển dụng trên tàu có cơ hội đáng kể làm quen với các thiết bị trên tàu, các quy trình
vận hành và các bố trí khác cần thiết cho việc thực hành thích đáng nhiệm vụ của họ trước khi
được chỉ định các nhiệm vụ đó. Các chính sách và quy trình đó bao gồm:

.1 giành một khoảng thời gian hợp lý cho các thuyền viên mới được tuyển dụng có cơ hội
để làm quen với:

.1.1 các thiết bị cụ thể mà thuyền viên sẽ sử dụng hoặc vận hành;

.1.2 các quy trình về trực ca riêng biệt của tàu, an toàn, bảo vệ môi trường, an ninh và
tình huống khẩn cấp mà thuyền viên cần biết để thực hiện các nhiệm vụ được chỉ
định tương ứng; và

.2 chỉ định thuyền viên có kiến thức chịu trách nhiệm để đảm bảo tạo cơ hội cho mọi
thuyền viên mới tuyển dụng được tiếp nhận các thông tin thiết yếu bằng ngôn ngữ mà
thuyền viên có thể hiểu được.

3 Công ty phải đảm bảo rằng thuyền trưởng, sỹ quan và các nhân viên khác được chỉ định các
nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể trên tàu chở khách ro-ro của họ phải được đào tạo huấn luyện
làm quen để có khả năng thích ứng đối với chức danh được chỉ định cũng như nhiệm vụ và trách
nhiệm phải đảm nhận, có xem xét các hướng dẫn tại mục B-I/14 của Bộ luật này.

Mục A-I/15
Các điều khoản chuyển tiếp
(Không có điều khoản)

*
Các chương trình mẫu (Model Courses) của IMO và nghị quyết MSC.64(67), các khuyến nghị về tiêu
chuẩn thực hành mới và sửa đổi, có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.

124
Chương II
Tiêu chuẩn cho thuyền trưởng và bộ phận boong

Mục A-II/1
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp chứng nhận cho sỹ quan
phụ trách ca trực hàng hải trên tàu tổng dung tích 500 trở lên

Tiêu chuẩn năng lực

1 Mỗi ứng viên muốn được chứng nhận phải:

.1 chứng minh năng lực đảm nhiệm, ở mức trách nhiệm vận hành, các công việc, nhiệm vụ
và trách nhiệm được thống kê ở cột 1, bảng A-II/1;

.2 ít nhất có một giấy chứng nhận tương ứng để thực hiện thông tin liên lạc vô tuyến VHF
theo các yêu cầu của Quy định Vô tuyến; và

.3 nếu được chỉ định chịu trách nhiệm chính về thông tin liên lạc trong sự cố cứu nạn thì
phải được cấp một giấy chứng nhận tương ứng hoặc hoặc được công nhận theo các điều
khoản của Quy định Vô tuyến.

2 Kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu yêu cầu cho việc cấp giấy chứng nhận thống kê ở
cột 2 của bảng A-II/1.

3 Đủ trình độ kiến thức theo các đề mục thống kê ở cột 2, bảng A-II/1 để sỹ quan trực ca thực
hiện nhiệm vụ trực ca của mình. *

4 Đào tạo huấn luyện và trải nghiệm, để đạt được mức độ kiến thức lý thuyết, hiểu biết và
chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, phải dựa trên cơ sở của mục A-VIII/2, phần 4-1 – Các nguyên
tắc cơ bản phải tuân thủ trong trực ca hàng hải cũng như phải xem xét các yêu cầu tương ứng
của phần này và chỉ dẫn ở phần B của Bộ luật này.

5 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải đưa ra bằng chứng về việc đã
đạt được tiêu chuẩn năng lực yêu cầu theo các phương pháp thể hiện năng lực và các tiêu chí
đánh giá năng lực được nêu ở các cột 3 và 4 của bảng A-II/1.

Đào tạo huấn luyện trên tàu

6 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải trên tàu có
tổng dung tích 500 trở lên, mà thời gian làm việc trên biển, theo đoạn 2.2 của quy định II/1, tạo
thành một phần của chương trình đào tạo huấn luyện được chấp nhận để đáp ứng các yêu cầu
của mục này, phải tiếp tục thực hiện một chương trình được thừa nhận về đào tạo huấn luyện
trên tàu, chương trình đó phải:

*
Các chương trình mẫu của IMO và nghị quyết MSC.64(67) có thể hỗ trợ việc chuẩn bị các khóa học.

125
.1 đảm bảo rằng, trong suốt thời gian đi biển theo yêu cầu, ứng viên sẽ tiếp thu đào tạo
huấn luyện và trải nghiệm thực tế có hệ thống trong công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm
của một sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải, có xem xét đến hướng dẫn ở Mục B-II/1 của
Bộ luật này;

.2 được tư vấn và giám sát sát sao bởi các sỹ quan có trình độ trên tàu, thực hiện trong
suốt thời gian đi biển được thừa nhận; và

.3 được ghi chép tương ứng trong sổ theo dõi huấn luyện hoặc các văn bản tương tự. *

Hành trình ven bờ

7 Các chủ đề sau đây có thể được lượt bỏ trong danh mục thống kê tại cột 2 của bảng A-II/1
cho việc cấp giấy chứng nhận hạn chế để thực hiện các hành trình gần bờ, có lưu ý đến an toàn
của các tàu có thể đang hoạt động trong cùng vùng nước:

.1 hàng hải thiên văn; và

.2 các hệ thống điện tử xác định vị trí và hàng hải không bao gồm các vùng nước mà giấy
chứng nhận có giá trị.

*
Chương trình mẫu của IMO và văn bản tương tự do Liên đoàn hàng hải quốc tế xuất bản có thể hỗ trợ
cho việc chuẩn bị sổ ghi chép đào tạo huấn luyện.

126
Bả ng A-II/1

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sỹ quan
phụ trách ca trực hàng hải trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên

Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực
Lập kế hoạch Thiên văn hàng hải Kiểm tra và đánh giá Các thông tin thu nhận từ
và thực hiện bằng chứng thu được từ hải đồ và ấn phẩm hàng hải
hành trình và Khả năng sử dụng các thiên một hoặc hơn các điểm tương ứng được được giải
xác định vị trí thể để xác định vị trí tàu sau đây: thích chính xác và áp dụng
Hàng hải địa văn và ven bờ thích hợp. Tất cả các
.1 thời gian đi biển chướng ngại nguy hiểm
Khả năng xác định vị trí của được thừa nhận hàng hải tiềm ẩn được nhận
tàu bằng cách sử dụng: .2 trải nghiệm trên tàu dạng chính xác

.1 dấu hiệu lục địa dào tạo huấn luyện Phương pháp cơ bản xác
được thừa nhận định vị trí tàu là phù hợp
.2 các thiết bị trợ giúp hàng nhất với hoàn cảnh và điều
hải bao gồm hải đăng, .3 đào tạo huấn luyện
trên thiét bị mô kiện thực tại
tiêu rađa beacon và phao
tiêu phỏng được thừa Sai số dụng cụ/hệ thống của
nhận, nơi tương ứng vị trí xác định nằm trong
.3 hàng hải suy tính, có tính giới hạn chấp nhận
đến ảnh hưởng của gió, .4 đào tạo trên thiết bị
thủy triều, dòng chảy và thí nghiệm, được Độ tin cậy của thông tin thu
tốc độ dự tính thừa nhận được từ phương pháp cơ

Kiến thức toàn diện về khả sử dụng bảng mục lục hải bản xác định vị trí phải
đồ, ấn phẩm hàng hải, được kiểm tra trong khoảng
năng sử dụng hải đồ, ấn thời gian tương ứng
phẩm hàng hải, hàng hải chỉ cảnh báo hàng hải vô
nam, bảng thủy triều, thông tuyến, sextant, kính Tính toán các số đo, các
báo hàng hải, cảnh báo hàng phương vị, thiết bị hàng thông tin hàng hải phải
hải vô tuyến, thông tin về xác hải điện tử, máy đo sâu chính xác
định tuyến đường hồi âm, la bàn
Hải đồ được lựa chọn có tỷ
lệ lớn nhất phù hợp với khu
vực hàng hải và hải đồ, ấn
phẩm được hiệu chỉnh
đúng theo theo thông tin
mới nhất có được

127
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực
Lập kế hoạch Các hệ thống điện tử dùng để Kiểm tra và thử tính năng
và thực hiện định vị và dẫn đường các hệ thống hàng hải điện
hành trình và tử tuân thủ khuyến nghị
Khả năng xác định vị trí tàu
xác định vị trí của nhà sản xuất và thực
bằng cách sử dụng các thiết
(tiếp theo) hành hàng hải hiệu quả
bị điện tử hàng hải hỗ trợ
Máy đo độ sâu
Khả năng vận hành thiết bị
và áp dụng thông tin một Sai số la bàn từ và la bàn
cách chính xác con quay được xác định và
La bàn từ và la bàn quay áp dụng một cách chính xác
đối với hướng đi và hướng
Kiến thức về nguyên tắc hoạt ngắm mục tiêu
động của la bàn từ và la bàn
con quay
Khả năng xác định sai số của
la bàn con quay và la bàn từ,
sử dụng các phương pháp
thiên văn và địa văn, và cho
phép các sai số như vậy
Hệ thống điều khiển lái tàu

Kiến thức về các hệ thống Lựa chọn các phương thức


điều khiển lái tàu, quy trình lái sao cho phù hợp nhất
vận hành và chuyển từ lái tay với điều kiện thời tiết, sóng
sang lái tự động và ngược lại. gió, điều kiện giao thông
Điều chỉnh các nút điều chỉnh hiện thời và dự định điều
để có tính năng tối ưu động
Khí tượng Đo đạc và quan sát các điều
kiện thời tiết phải chính xác
Khả năng sử dụng và diễn
và tương ứng với hành
giải các thông tin thu nhận từ
trình
các dụng cụ khí tượng trên
tàu. Thông tin khí tượng được
Kiến thức về đặc tính của các diễn giải và áp dụng chính
hệ thống thời tiết khác nhau, xác
quy trình báo cáo và các hệ
thống ghi lưu
Khả năng áp dụng các thông
tin khí tượng sẵn có

128
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực
Duy trì trực ca Trực ca Kiểm tra và đánh giá Thực hiện, bàn giao và nhận
hàng hải an bằng chứng thu được từ ca trực phù hợp các nguyên
toàn Kiến thức đầy đủ về nội một hoặc hơn các điểm tắc và quy trình được thừa
dung, áp dụng và mục đích nhận
sau đây:
của các Quy tắc quốc tế ngăn
Duy trì cảnh giới thích đáng
ngừa đâm va trên biển, 1972, .1 thời gian đi biển
ở mọi thời điểm và theo
như đã sửa đổi được thừa nhận cách phù hợp với các
nguyên tắc và quy trình
Kiến thức đầy đủ về nguyên .2 trải nghiệm trên tàu được thừa nhận
tắc cơ bản phải tuân thủ để đào tạo huấn luyện
duy trì trực ca hàng hải được thừa nhận Đèn, dấu hiệu và tín hiệu
âm thanh phù hợp với các
Sử dụng đường đi tuân theo .3 đào tạo huấn luyện yêu cầu của Quy tắc quốc tế
các Quy định chung về chọn trên thiết bị mô về ngăn ngừa đâm va trên
tuyến đường cho tàu phỏng được thừa biển, 1972, như đã sửa đổi,
nhận, nơi tương ứng phải được nhận biết chuẩn
Sử dụng thông tin từ các thiết
xác.
bị hàng hải nhằm duy trì ca .4 đào tạo huấn luyện
trực hàng hải an toàn trên thiết bị phòng thí Tần suất và mức độ giám
nghiệm được thừa sát lưu thông, tàu và bối
Kiến thức về kỹ thuật dẫn nhận cảnh phải phù hợp các
đường mù. nguyên tắc và quy trình
được thừa nhận
Sử dụng báo cáo theo các
Nguyên tắc chung về hệ Duy trì ghi chép thích đáng
thống báo cáo từ tàu và VTS các chuyển động và hoạt
động liên quan đến hàng
Quản lý nguồn lực buồng lái hải của tàu.
Kiểm tra và đánh giá
Kiến thức về các nguyên tắc bằng chứng thu được từ Xác định rõ ràng trách
quản lý nguồn lực buồng lái, một hoặc hơn các điểm nhiệm đối với an toàn hàng
hải ở mọi thời điểm kể cả
bao gồm: sau đây:
trong thời gian thuyền
trưởng có mặt trên buồng
.1 phân bổ, giao nhiệm vụ và .1 đào tạo huấn luyện
lái hay khi hoa tiêu dẫn tàu.
sử dụng ưu tiên các được thừa nhận
nguồn lực
.2 thâm niên đi biển
.2 thông tin liên lạc hiệu quả được thừa nhận

.3 sự quyết đoán và tính .3 đào tạo trên thiết bị Các nguồn lực được phân
lãnh đạo mô phỏng được thừa bổ và chỉ định khi cần thiết
nhận theo thứ tự ưu tiên chính
.4 tiếp nhận và duy trì nhận xác để thực hiện các công
thức tình huống việc cần thiết

.5 suy xét về kinh nghiệm Thông tin liên lạc được đưa

129
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực
Duy trì trực ca làm việc nhóm ra và tiếp nhận rõ ràng và
hàng hải an rành mạch
toàn (tiếp
theo) Các quyết định và/ hoặc
hành động không rõ ràng
dẫn đến các thách thức
tương ứng và cách xử lý

Xác định hành vi lãnh đạo


hiệu quả

Các thành viên trong nhóm


chia sẻ chính xác tình
trạng tàu, đường đi và
hoàn cảnh bên ngoài hiện
tại và sắp tới.
Sử dụng ra đa Hàng hải bằng ra đa Đánh giá bằng chứng thu Thông tin thu nhận được từ
và APRA để nhận từ thiết bị mô ra đa và ARPA phải được
duy trì an toàn Kiến thức cơ bản về ra đa và phỏng ra đa và mô phỏng diễn giải và phân tích một
hàng hải thiết bị đồ giải ra đa tự động ARPA được thừa nhận cách chính xác có tính đến
(ARPA) hạn chế của thiết bị và hoàn
cộng với việc truyền đạt
Chú ý: Đào tạo cảnh, điều kiện thực tại.
kinh nghiệm làm việc với
huấn luyện và Khả năng vận hành, diễn giải ra đa
dánh giá việc cũng như phân tích các thông
sử dụng ARPA tin thu nhận từ ra đa như
không bắt sau:
buộc đối với Tính năng kỹ thuật bao gồm:
các thuyền
viên chuyên .1 các yếu tố ảnh hưởng tính
phục vụ trên năng kỹ thuật và độ chính
tàu không lắp xác
ARPA. Hạn
chế này phải .2 chỉnh định và duy trì hiển
được phản thị
ánh trong giấy Sử dụng, bao gồm:
chứng nhận
cấp cho Hành động để tránh tiếp
.1 khoảng cách và hướng
thuyền viên cận gần hoặc đâm va với
ngắm; hướng đi và tốc độ
liên quan các tàu khác theo Quy tắc
của các tàu khác; thời gian
quốc tế phòng ngừa đâm va
và khoảng cách tiếp cận
trên biển, 1972, như đã sửa
gần nhất của các tàu đi cắt
đổi
nhau, ngược nhau và vượt
nhau Quyết định điều chỉnh

130
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực
Sử dụng ra đa .2 nhận dạng các sóng dội hướng đi và/hoặc tốc độ
và ARPA để nguy cấp, phát hiện sự một cách kịp thời và theo
duy trì an toàn thay đổi hướng và tốc độ tập quán hàng hải được
hàng hải … của các tàu khác, ảnh chấp nhận.
(tiếp theo) hưởng của sự thay đổi
hướng và tốc độ của tàu Điều chỉnh hướng đi và tốc
chủ hoặc cả hai độ tàu để duy trì an toàn
hàng hải
.3 áp dụng Quy tắc quốc tế
phòng ngừa đâm va trên Thông tin liên lạc phải rõ
biển, 1972, như đã sửa ràng, đầy đủ và có thể tiếp
đổi nhận được ở mọi lúc một
cách chuyên nghiệp nghề
.4 kỹ thuật đồ giải và khái biển.
niệm chuyển động tương
đối và tuyệt đối Các tín hiệu điều động phải
được phát đi vào thời gian
.5 đường tham chiếu song thích hợp và tuân thủ các
hành PI Quy tắc ngăn ngừa đâm va
trên biển, 1972, như đã sửa
Các loại ARPA cơ bản, đặc đổi
điểm hiển thị các tiêu chuẩn
tính năng kỹ thuật và các mối
nguy hiểm khi cả tin vào
ARPA

Khả năng vận hành, diễn giải


và phân tích thông tin thu
nhận được từ APRA, bao
gồm:
.1 tính năng kỹ thuật và độ
chính xác của hệ thống,
khả năng truy theo và hạn
chế, và độ trễ xử lý

.2 sử dụng cảnh báo vận


hành và kiểm tra hệ thống

.3 các phương pháp tuyển


chọn mục tiêu và hạn chế

131
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực
Sử dụng ra đa .4 Các véc-tơ thật và tương
và ARPA để đối, thể hiện đồ họa các
duy trì an toàn thông tin mục tiêu và các
hàng hải (tiếp vùng nguy hiểm
theo)
.5 thu nhận và phân tích
thông tin, các sóng dội
nguy cấp các vùng loại trừ
và điều động thử nghiệm.
Sử dụng Hàng hải sử dụng ECDIS Kiểm tra và đánh giá Theo dõi thông tin trên
ECDIS để duy bằng chứng thu được từ ECDIS theo cách để duy trì
Kiến thức về khả năng và hạn
trì an toàn một hoặc hơn các điểm hàng hải an toàn
chế của hoạt động ECDIS,
hàng hải sau đây:
bao gồm: Thông tin thu được từ
Ghi chú: đào .1 trải nghiệm trên tàu ECDIS (bao gồm làm trùng
.1 hiểu biết đầy đủ về hải
tạo và đánh
đồ hàng hải điện tử, dữ đào tạo huấn luyện khớp ra đa và/hoặc chức
giá việc sử
dụng ECDIS liệu(ENC), độ chính xác được thừa nhận năng truy theo, khi lắp đặt),
không yêu cầu của dữ liệu, quy tắc thể phải được diễn giải và phân
.2 đào tạo huấn luyện tích chính xác, có tính đến
đối với thuyền hiện, lựa chọn hiển thị và
viên đang trên thiết bị mô phỏng sự hạn chế của thiết bị, tất
các định dạng dữ liệu hải
chuyên làm ECDIS được thừa cả các bộ cảm biến được kết
đồ khác
việc trên tàu nhận nối (bao gồm radar và AIS
không lắp .2 sự nguy hiểm khi cả tin khi có giao diện), và các
ECDIS. Hạn
vào thiết bị hoàn cảnh và điều kiện hiện
chế này phải
được phản thời
.3 làm quen chức năng của
ánh trong
ECDIS theo yêu cầu các
giấy chứng
nhận đã cấp tiêu chuẩn tính năng kỹ
cho thuyền thuật có hiệu lực
viên liên quan
Sự thành thạo trong vận
hành, diễn giải và phân tích
thông tin thu được từ ECDIS,
bao gồm:

.1 sử dụng các chức năng


tích hợp từ các hệ thống
hàng hải khác bằng các Duy trì an toàn hàng hải
cách lắp đặt khác nhau, thông qua điều chỉnh
bao gồm thực hiện chức hướng đi và tốc độ của tàu
năng và hiệu chỉnh theo nhờ các chức năng giữ vết
cài đặt mong muốn đi được kiểm soát trên

132
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực

Sử dụng .2 giám sát và hiệu chỉnh an ECDIS ( nếu có lắp đặt)


ECDIS để duy toàn thông tin, bao gồm
vị trí tàu chủ, hiển thị Thông tin liên lạc phải rõ
trì an toàn
vùng biển, phương thức ràng và đầy đủ được nhận
hàng hải …
và định hướng, dữ liệu hải biết ở mọi thời điểm theo
(tiếp theo)
đồ hiển thị, giám sát hành cách chuyên nghiệp nghề
trình, các lớp thông tin biển
tạo lập bởi người sử dụng,
giao tiếp (khi giao diện
với AIS và/ hoặc truy theo
bằng ra da) và các chức
năng trùng khớp ra đa
(khi giao diện)

.3 xác nhận vị trí của tàu


bằng nhiều phương pháp

.4 sử dụng thành thạo các


cài đặt để đảm bảo tuân
thủ các quy trình vận
hành, bao gồm các tham
số báo động chống mắc
cạn, tiếp cận và các khu
vực đặc biệt, sự toàn vẹn
của dữ liệu hải đồ và tình
trạng cập nhật hải đồ và
các công cụ sao lưu dữ
liệu dự phòng

.5 điều chỉnh cài đặt và các


giá trị để phù hợp với
điều kiện hiện thời

.6 nhận biết tình huống khi


sử dụng ECDIS gồm vùng
nước an toàn và sự tiếp
cận các chướng ngại nguy
hiểm, dòng chảy và trôi
dạt, dữ liệu hải đồ, chọn
thang tỉ lệ, sự phù hợp
của đường đi, phát hiện
và quản lý giao tiếp, và sự
toàn vẹn các bộ cảm biến

133
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng
kỹ năng chứng minh năng lực lực
Ứng phó các Các quy trình cho tình huống Kiểm tra và đánh giá Loại và phạm vi tình huống
tình huống khẩn cấp bằng chứng thu được từ khẩn cấp được nhận biết
khẩn cấp một hoặc hơn các điểm tức khắc.
Các biện pháp bảo vệ và đảm sau đây:
bảo an toàn cho hành khách Hành động ban đầu, nơi
trong các tình huống khẩn .1 thời gian đi biển được tương ứng , điều động tàu
cấp thừa nhận theo kế hoạch bất ngờ
tương ứng với với tính cấp
Hành động đầu tiên phải áp .2 trải nghiệm trên tàu bách của tình huống và bản
dụng ngay sau khi đâm va đào tạo huấn luyện chất của tình huống khẩn
hay mắc cạn; đánh giá và được thừa nhận cấp
kiểm tra ban đầu về hư hại
.3 đào tạo huấn luyện
Nắm chắc các quy trình phải trên thiết bị mô
thực hiện để cứu người trên phỏng được thừa
biển, hỗ trợ tàu lâm nạn, xử nhận, nơi tương ứng
lý tình huống nguy cấp phát
sinh ở cảng .4 đào tạo huấn luyện
thực hành
Ứng phó tín Tìm kiếm và cứu nạn Kiểm tra và đánh giá các Nhận biết ngay lập tức tín
hiệu cứu nạn bằng chứng thu được từ hiệu cứu nạn hoặc khẩn cấp
trên biển Kiến thức về nội dung Sổ tay chỉ dẫn thực tiễn hoặc
tìm kiếm cứu nạn quốc tế về đào tạo trên thiết bị mô Các kế hoạch bất ngờ và chỉ
hàng không và hàng hải phỏng được thừa nhận, dẫn trong lệnh thường trực
(IAMSAR) nơi tương ứng phải được thực hiện và tuân
thủ

134
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4

Năng lực Kiến thức, hiểu biết và kỹ Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
năng chứng minh năng lực
Sử dụng Ngôn ngữ tiếng Anh: Kiểm tra và đánh giá Các ấn phẩm hàng hải bằng
Thành ngữ bằng chứng thu được từ Anh ngữ và các bản tin liên
Kiến thức đầy đủ về Anh
Thông tin liên hướng dẫn thực hành quan đến an toàn của tàu phải
ngữ để các sỹ quan có thể
lạc Hàng hải được diễn giải và viết chính
sử dụng hải đồ và các ấn
Tiêu chuẩn xác
phẩm hàng hải khác, để
của IMO và sử
hiểu thông tin khí tượng và Thông tin liên lạc phải rõ ràng
dụng tiếng
các bản tin liên quan đến an và dễ hiểu
Anh theo hình
toàn và vận hành tàu, để
thức viết và
giao tiếp với các tàu khác,
nói
trạm ven biển và các trung
tâm VTS để thực hiện các
nhiệm vụ của sỹ quan với
thuyền viên đa ngôn ngữ,
bao gồm khả năng sử dụng
Thành ngữ Thông tin liên
lạc Hàng hải Tiêu chuẩn
của IMO (SMCP - IMO)
Phát và thu Phát tín hiệu thị giác Đánh giá bằng chứng thu Thông tin liên lạc trong phạm
nhận thông tin nhận được từ chỉ dẫn vi trách nhiệm của người
bằng tín hiệu Khả năng sử dụng Bộ luật thực hành và/ hoặc thiết thao tác phải có kết quả thích
thị giác Thông hiệu Quốc tế . bị mô phỏng đáng
Khả năng phát và thu nhận
bằng đèn Mooc tín hiệu lâm
nạn SOS như quy định tại
Phụ lục IV của Quy tắc quốc
tế về ngăn ngừa đâm va
trên biển 1972, như đã sửa
đổi, và Phụ lục 1 của Bộ luật
Thông hiệu Quốc tế, và tín
hiệu thị giác tín hiệu cờ chữ
như qui định tại Bộ luật
Thông hiệu Quốc tế

135
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4

Năng lực Kiến thức, hiểu biết và kỹ Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
năng chứng minh năng lực
Điều động tàu Điều động và tác nghiêp tàu Kiểm tra và đánh giá các Không được vượt quá giới
bằng chứng thu nhận từ hạn hoạt động an toàn của
Kiến thức: một hoặc hơn các điểm chân vịt, hệ thống lái và động
.1 ảnh hưởng của trọng tải, sau đây: lực trong điều động bình
mớn nước, độ chênh thường
.1 thời đi biển được
lệch mớn, tốc độ và độ thừa nhận Điều chỉnh về hướng đi và tốc
sâu nước dưới ki đối với độ tàu để duy trì an toàn hàng
vòng quay trở và khoảng .2 trải nghiệm trên tàu hải
cách dừng tàu đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
.2 ảnh hưởng của gió và
dòng đối với tác nghiệp .3 đào tạo trên thiết bị
tàu mô phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng
.3 điều động và quy trình
cứu người rơi xuống .4 đào tạo được thừa
nước nhận trên mô hình tàu
điều chỉnh tỷ lệ được
.4 sụt lái, nước cạn và các xác nhận, nơi tương
ảnh hưởng tương tự ứng
.5 các quy trình tương ứng
để neo tàu và buộc tàu

Chức năng: Tác nghiệp và chất xếp hàng hóa ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Giám sát việc Tác nghiệp, chất xếp và chằng Kiểm tra và đánh giá Các tác nghiệp hàng hóa
bốc, chất xếp, buộc hàng hóa bằng chứng thu được được tiến hành theo kế
chằng buộc, Kiến thức về ảnh hưởng của từ một hoặc hơn các hoạch xếp hàng hoặc các văn
chăm sóc hàng hàng hóa, bao gồm hàng siêu điểm sau đây: bản khác và các quy tắc/
hóa trên hành trọng, đến khả năng đi biển và quy định an toàn đã xác lập,
trình và dỡ .1 thời gian đi biển các chỉ dẫn vận hành trang
ổn tính của tàu được thừa nhận
hàng thiết bị và các hạn chế của
Kiến thức về tác nghiệp, chất việc chất xếp hàng trên tàu.
xếp và chằng buộc hàng hóa an .2 trải nghiệm trên
toàn, bao gồm hàng nguy hiểm, tàu đào tạo huấn Tác nghiệp hàng nguy hiểm,
độc và gây hại cũng như ảnh luyện được thừa độc, có hại phải tuân thủ quy
hưởng của chúng đến an toàn nhận định , các tiêu chuẩn và Bộ

136
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
sinh mạng và tàu. .3 đào tạo huấn luật quốc tế thực hành an
Giám sát việc luyện trên thiết bị toàn quốc tế được thừa
Khả năng thiết lập và duy trì
bốc, chất xếp mô phỏng được nhận.
thông tin liên lạc hiệu quả
… (tiếp theo) thừa nhận, nơi
trong thời gian bốc dỡ hàng. Thông tin liên lạc phải rõ
tương ứng
ràng, dễ hiểu và phải có kết
quả thích đáng
Kiểm tra và Kiểm tra và đánh giá Việc kiểm tra được thực hiện
Kiến thức ∗ và khả năng giải
báo cáo các bằng chứng thu được tuân theo các quy trình đề
thích để tìm thấy chỗ khiếm
khiếm khuyết từ một hoặc hơn các ra, và các khiếm khuyết và
khuyết và hư hỏng thông
và hư hỏng điểm sau đây: hư hỏng được phát hiện và
thường gặp phải do:
hàng hóa ở .1 thời gian đi biển báo cáo kịp thời
nơi chứa hàng, .1 tác nghiệp bốc dỡ hàng
được thừa nhận Ở chỗ tìm thấy khiếm
nắp hầm hàng .2 ăn mòn
và két dằn .2 trải nghiệm trên tàu khuyết và hư hỏng, các bằng
.3 điều kiện thời tiết nghiêm đào tạo huấn luyện chứng từ việc thử và kiểm
trọng được thừa nhận tra thể hiện rõ ràng năng lực
tương ứng theo các quy
Khả năng xác định bộ phận nào .3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô trình và khả năng phân biệt
của tàu phải được kiểm tra
phỏng được thừa giữa các bộ phận bình
khiếm khuyết để kiểm soát các
nhận, nơi tương thường và các bộ phận
bộ phận trong khoảng thời
ứng. khiếm khuyết và hư hỏng
gian đặt ra.
của tàu.
Nhận biết các yếu tố của kết
cấu tàu là thiết yếu đối với an
toàn của tàu
Báo cáo nguyên nhân của sự ăn
mòn trong khu vực hàng hóa
và két dằn và cách có thể nhận
biết và ngăn chặn sự ăn mòn
Kiến thức về quy trình tiến
hành kiểm tra
Khả năng giải thích bằng cách
nào đảm bảo việc kiểm tra là có
thể được tin cậy đối với các
khiếm khuyết và hư hỏng
Hiểu biết mục đích của chương
trình kiểm tra nâng cao


Cần phải hiểu rằng sỹ quan boong không cần thiết phải có trình độ kiểm tra đăng kiểm tàu

137
Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Đảm bảo tuân Ngăn ngừa ô nhiễm môi Kiểm tra và đánh giá Các quy trình kiểm soát hoạt
thủ các yêu trường biển và các biện bằng chứng thu được từ động của tàu và đảm bảo sự
cầu về ngăn pháp phòng chống ô nhiễm một hoặc hơn các điểm phù hợp với các yêu cầu
ngừa ô nhiễm sau đây: MARPOL được tuân thủ một
Kiến thức về các biện pháp cách đầy đủ
áp dụng để ngăn chặn ô .1 thời gian đi biển được
nhiễm môi trường biển thừa nhận Hành động để đảm bảo duy
trì danh hiệu tích cực đối với
Các quy trình chống ô .2 trải nghiệm trên tàu môi trường
nhiễm và các thiết bị liên đào tạo huấn luyện
quan được thừa nhận

Tầm quan trọng của các .3 đào tạo huấn luyện


biện pháp chủ động để bảo được thừa nhận
vệ môi trường biển
Duy trì khả Ổn tính của tàu Kiểm tra và đánh giá Điều kiện ổn tính tuân theo
năng đi biển bằng chứng thu được từ tiêu chí ổn tính nguyên vẹn
của tàu Kiến thức làm việc và áp một hoặc hơn các điểm của IMO trong mọi điều kiện
dụng ổn tính, bảng chênh sau đây: xếp hàng
lệch mớn nước và ứng xuất,
biểu đồ và thiết bị tính toán .1 thời gian đi biển được Hành động đảm bảo và duy
ứng xuất. thừa nhận trì tính nguyên vẹn kín nước
của tàu phải tuân theo tập
HIểu biết về hành động cơ .2 trải nghiệm trên tàu quán được chấp nhận
bản phải áp dụng trong đào tạo huấn luyện
trường hợp mất một phần được thừa nhận
sức nổi nguyên vẹn
.3 đào tạo huấn luyện
Hiểu biết về vấn đề cơ bản trên thiết bị mô
của tính kín nước nguyên phỏng được thừa
vẹn nhận, nơi tương ứng

Kết cấu của tàu .4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng thí
Kiến thức chung về các nghiệm được thừa
thành phần kết cấu cơ bản nhận
của tàu và các tên gọi tương
ứng của các bộ phận khác
nhau.
Ngăn ngừa, Phòng cháy và và các thiết Đánh giá kết quả thu Phân loại và mức độ của vấn
kiểm soát và bị chữa cháy được từ đào tạo huấn đề, xác định nhanh chóng và
chữa cháy luyện và truyền đạt kinh các hành động ban đầu phù

138
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
trên tàu Khả năng tổ chức diễn tập nghiệm cứu hỏa được hợp với quy trình tình huống
chữa cháy thừa nhận như đã nêu ở khẩn cấp và kế hoạch bất ngờ
mục A-VI/3 cho tàu
Kiến thức về phân loại và
hóa tính của cháy Quy trình sơ tán, dừng khẩn
cấp và cách ly phải tương ứng
Kiến thức về các hệ thống với tính chất của tình huống
chữa cháy. khẩn cấp và phải được thực
Kiến thức về hành động áp hiện nhanh chóng
dụng khi bị cháy bao gồm Thứ tự ưu tiên và mức độ
các đám cháy liên quan đến cũng như thời gian làm báo
hệ thống dầu cáo và thông báo cho nhân
viên trên tàu phù hợp với tính
chất của tình huống khẩn cấp
và phản ánh tính khẩn cấp
của vụ việc.
Vận hành các Cứu sinh mạng Đánh giá bằng chứng thu Hành động ứng phó trong các
thiết bị cứu nhận từ truyền đạt kinh tình huống bỏ tàu và cứu
sinh Khả năng tổ chức, diễn tập nghiệm và đào tạo huấn người sống sót phải thích ứng
bỏ tàu và kiến thức vận luyện được thừa nhận với hoàn cảnh và tình huống
hành phương tiện cứu sinh, như nêu ở mục A-VI/2, hiện thời cũng như tuân thủ
và xuồng cấp cứu, các thiết đoạn 1 đến 4 các tiêu chuẩn và tập quán an
bị và bố trí hạ thủy, và các toàn đã được thừa nhận
trang thiết bị của chúng,
bao gồm thiết bị cứu sinh
vô tuyến, EPIRB vệ tinh,
SART, quần áo chống thấm
và các thiết bị giữ nhiệt
Áp dụng sơ Sơ cứu y tế Đánh giá bằng chứng thu Xác định các nguyên nhân,
cứu y tế trên nhận từ đào tạo huấn tính chất và mức độ thương
tàu Áp dụng thực hành hướng luyện được thừa nhận tích có thể hoặc các tình trạng
dẫn và chỉ dẫn y tế thông nêu ở mục A-VI/4, một cách nhanh chóng và các
qua vô tuyến bao gồm khả đoạn 1 đến 3 biện pháp điều trị để giảm
năng thực hành hiệu quả thiểu mối đe dọa tức thì đến
trên cơ sở kiến thức đó sinh mạng
trong trường hợp tai nạn và
bệnh tật thường xảy ra trên
tàu
Giám sát sự Kiến thức làm việc cơ bản Đánh giá bằng chứng thu Xác định chính xác các yêu
tuân thủ các của các Công ước IMO nhận được từ việc đào cầu pháp lý liên quan đến an
yêu cầu pháp tương ứng về an toàn sinh tạo huấn luyện được toàn sinh mạng trên biển, an

139
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
lý mạng trên biển, an ninh và thừa nhận ninh và bảo vệ môi trường
bảo vệ môi trường biển biển
Áp dụng tính Kiến thức làm việc về quản Kiểm tra và đánh giá Thuyền viên được phân công
lãnh đạo và kỹ lý và đào tạo huấn luyện bằng chứng thu được từ nhiệm vụ và thông báo về các
năng làm việc nhân sự trên tàu một hoặc hơn các điểm tiêu chuẩn mong muốn và
nhóm sau đây: thái độ đối với công việc
Kiến thức về các Công ước theo cách tương ứng với từng
và khuyến nghị hàng hải .1 đào tạo huấn luyện cá nhân liên quan
quốc tế liên quan, và luật được thừa nhân
pháp quốc gia Mục tiêu đào tạo và các hoạt
.2 thời gian đi biển được động phải dựa trên cơ sở
Khả năng áp dụng việc quản thừa nhận đánh giá về năng lực và khả
lý công việc khối lượng năng hiện thời và các yêu cầu
công việc, bao gồm: .3 thể hiện thực hành
tác nghiệp.
.1 lập kế hoạch và hợp tác Các tác nghiệp thể hiện là
.2 chỉ định nhân sự tuân theo các quy tắc áp dụng

.3 hạn hẹp về thời gian và


nguồn lực

.4 ưu tiên

Kiến thức và khả năng áp Các thao tác được lên kế


dụng quản lý nguồn lực hoạch và các nguồn lực được
hiệu quả: phân bổ theo yêu cầu nhằm
ưu tiên đúng để thực hiện các
.1 phân công, chỉ định và ưu nhiệm vụ cần thiết
tiên nguồn lực
Truyền đạt và tiếp nhận
.2 giao tiếp hiệu quả trên thông tin rõ ràng và không
tàu và trên bờ nhầm lẫn
.3 các quyết định phản ánh Thể hiện tính lãnh đạo và tư
sự xem xét đến kinh cách một cách hiệu quả
nghiệm làm việc nhóm
Các thành viên chủ chốt của
.4 tính quyết đoán và tính nhóm chia sẻ chính xác về
lãnh đạo, bao gồm cách tình trạng tàu hiện thời và dự
động viên kiến cũng như trạng thái hoạt
.5 tiếp nhận và duy trì nhận động và môi trường bên
thức tình huống ngoài

Các quyết định có hiệu quả

140
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Áp dụng tính Kiến thức và khả năng áp cao nhất đối với tình huống
lãnh đạo và kỹ dụng các thủ thuật đưa ra
năng làm việc quyết định:
nhóm (tiếp
theo) .1 Đánh giá tình huống và
rủi ro

.2 Xác định và xem xét các


lựa chọn phát sinh

.3 Lựa chọn phương hướng


hành động

.4 Đánh giá hiệu quả cuối


cùng
Đóng góp cho Kiến thức về kỹ thuật cứu Đánh giá bằng chứng thu Sử dụng chính xác trang bị
sự an toàn của người sống sót được từ đào tạo huấn an toàn và bảo hộ lao động
người và tàu luyện và kinh nghiệm tương ứng
Kiến thức về phòng cháy và được thừa nhận như
khả năng chống cháy và dập quy định tại mục A-VI/1, Phải tuân thủ mọi lúc các quy
lửa đoạn 2 trình và tập quán làm việc an
toàn được thiếp lập để bảo vệ
Kiến thức về sơ cứu cơ bản con người
Kiến thức về an toàn con Tuân thủ mọi lúc các quy
người và trách nhiệm xã hội trình được thiết lập để bảo vệ
môi trường

Hành động ban đầu và tiếp


theo để nhận biết tình huống
khẩn cấp phải tuân thủ các
quy trình ứng phó tình huống
khẩn cấp được xác lập

141
Mục A-II/2
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc về cấp giấy chứng nhận cho
thuyền trưởng và đại phó của tàu tổng dung tích từ 500 trở lên

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu các ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận thuyền trưởng hoặc đại phó của tàu có
tổng dung tích từ 500 trở lên phải chứng minh năng lực đảm nhận, ở mức trách nhiệm quản lý,
các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm được nêu ở cột 1 của bảng A-II/2.

2 Yêu cầu về kiến thức, hiẻu biết và kỹ năng tối thiểu cho việc cấp giấy chứng nhận được thống
kê ở cột 2, bảng A-II/2. Bảng này kết hợp, phát triển và mở rộng sâu vào các chủ đề được thống
kê ở cột 2 của bảng A-II/1 đối với sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải.

3 Luôn ghi nhớ rằng thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm cuối cùng đối với an toàn và an ninh
của tàu, hành khách, thuyền viên và hàng hóa, và bảo vệ môi trường biển chống ô nhiễm từ tàu,
và rằng đại phó ở vị trí gánh vác trách nhiệm đó vào bất cứ lúc nào, phải thiết lập việc đánh giá
các chủ đề này để kiểm tra khả năng xử lý tất cả các thông tin hiện tại ảnh hưởng đến an toàn và
an ninh của tàu, hành khách, thuyền viên hoặc hàng hóa hoặc bảo vệ môi trường biển.

4 Mức độ về các chủ đề nêu ở cột 2 bảng A-II/2 phải đầy đủ để ứng viên có thể làm việc với
năng lực của thuyền trưởng và đại phó *.

5 Yêu cầu về trình độ kiến thức lý thuyết, hiểu biết và kỹ năng ở các mục khác nhau nêu trong
cột 2 của bảng A-II/2 có thể thay đổi tuỳ theo giấy chứng nhận có giá trị đối với tàu có tổng dung
tích 3.000 trở lên hay tàu có tổng dung tích từ 500 đến 3000.

6 Đào tạo huấn luyện và kinh nghiệm để đạt được trình độ nghiệp vụ cần thiết về kiến thức lý
thuyết, hiểu biết và kỹ năng phải xem xét đến các yêu cầu liên quan của phần này và hướng dẫn
nêu ở phần B của Bộ luật này.

7 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp các bằng chứng đạt
được các tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo phương pháp thể hiện năng lực và các tiêu chí đánh
giá năng lực nêu ở cột 3 và 4 của bảng A-II/2.

Hành trình gần bờ

8 Chính quyền hành chính có thể cấp giấy chứng nhận hạn chế cho các công việc trên tàu
chuyên thực hiện hành trình gần bờ, và để cấp giấy chứng nhận như vậy, có thể loại bỏ các chủ
đề không áp dụng cho các vùng nước hoặc tàu có liên quan, ghi nhớ các ảnh hưởng đến an toàn
của tất cả các tàu có thể đang hoạt động trong cùng một vùng nước.

*
Các chương trình mẫu của IMO và nghị quyết MSC.64(67) có thể hỗ trợ việc chuẩn bị các khóa học.

142
Bả ng A-II/2

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho


thuyền trưởng và đại phó trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên

Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm quản lý

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Lập kế hoạch Kiểm tra và đánh giá Các thiết bị, hải đồ và ấn
Lập kế hoạch hành trình và
hành trình và bằng chứng đạt được từ phẩm hàng hải yêu cầu cho
hàng hải trong mọi điều
điều khiển tàu một hoặc hơn các điểm hành trình được thống kê, và
kiện bằng các phương pháp
sau đây: thích hợp để thực hiện an
có thể chấp nhận về đồ giải
toàn hành trình
đường đi trên đại dương, có .1 thời gian đi biển
tính đến, ví dụ: được thừa nhận Các lý lẽ để lập tuyến đường
.1 các vùng nước hạn chế phải được chứng minh bằng
.2 đào tạo huấn luyện thực tế và dữ liệu thống kê
.2 các điều kiện khí tượng trên thiết bị mô thu được từ các nguồn và các
.3 băng phỏng được thừa ấn phẩm liên quan
nhận, nơi tương ứng
.4 tầm nhìn hạn chế Tính toán vị trí, hướng đi,
.3 đào tạo huấn luyện khoảng cách và thời gian phải
.5 hệ thống phân luồng
trên thiết bị phòng chính xác trong phạm vi các
giao thông
thí nghiệm được tiêu chuẩn độ chính xác cho
.6 các khu vực kiểm soát thừa nhận phép đối với thiết bị hàng hải
lưu thông trên biển
(VTS) Sử dụng: danh mục hải Nhận dạng chính xác tất cả
đồ, hải đồ, các ấn phẩm các chướng ngại nguy hiểm
.7 các khu vực chịu ảnh
hàng hải và số liệu đặc hàng hải tiềm ẩn
hưởng mạnh của thủy
tính của tàu
triều
Vạch tuyến đường tuân
theo các quy định chung
trong ấn phẩm Chọn tuyến
đi cho tàu
Báo cáo tuân theo các
nguyên tắc chung của Hệ
thống báo cáo của tàu biển
và của các quy trình VTS
Xác định vị trí Xác định vị trí trong mọi Kiểm tra và đánh giá Phương pháp ban đầu lựa
và độ chính điều kiện: bằng chứng đạt được từ chọn để xác định vị trí tàu là
xác của vị trí một hoặc hơn các điểm thích hợp nhất đối với hoàn
bằng mọi .1 bằng cách quan sát thiên sau đây: cảnh và điều kiện hiện thời
thể

143
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
phương pháp .2 bằng cách quan sát mục .1 thời gian đi biển được Vị trí nhận được bằng cách
tiêu lục địa, bao gồm khả thừa nhận quan sát thiên thể nằm trong
năng sử dụng các hải đồ phạm vi độ chính xác cho
thích hợp, các thông báo .2 đào tạo huấn luyện phép
hàng hải và các ấn phẩm trên thiết bị mô
khác để đánh giá độ phỏng được thừa Xác định vị trí nhận được
chính xác của vị trí xác nhận, nơi tương ứng bằng phương pháp quan sát
định lục địa nằm trong phạm vi độ
.3 đào tạo huấn luyện chính xác cho phép
.3 Sử dụng các thiết bị hỗ trên thiết bị phòng thí
trợ hàng hải điện tử hiện nghiệm được thừa Độ chính xác của vị trí tìm
đại với kiến thức chi tiết nhận, sử dụng: được phải được đánh giá một
về nguyên lý hoạt động, cách thích hợp
.1 hải đồ, lịch thiên
hạn chế, nguồn gốc sai văn hàng hải, giấy Vị trí thu nhận được bằng
số, phát hiện sai lệch đồ giải, thời kế, cách sử dụng thiết bị hỗ trợ
thông tin và các biện sextant và máy hàng hải điện tử nằm trong
pháp hiệu chỉnh để đạt tính phạm vi tiêu chuẩn độ chính
được vị trí xác định xác của hệ thống được sử
chính xác .2 hải đồ, các ấn dụng. Các sai số có thể ảnh
phẩm hàng hải và hưởng đến độ chính xác của
dụng cụ hàng hải vị trí tìm được phải được kiến
(kính phương vị, giải và áp dụng thích hợp các
sextant, tốc độ kế, biện pháp giảm thiểu đến
máy đo sâu, la bàn) mức thấp nhất ảnh hưởng của
và các chỉ dẫn của các sai số hệ thống đối với vị
nhà sản xuất trí xác định
.3 ra đa, hệ thống xác
định vị trí điện tử
lục địa, hệ thống vệ
tinh hàng hải, hải
đồ và ấn phẩm
hàng hải tương
ứng

144
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Xác định và Khả năng để xác định và cho Kiểm tra và đánh giá Phương pháp và tần suất
cho phép sai phép sai số la bàn của la bằng chứng đạt được từ kiểm tra sai số la bàn từ và la
số la bàn bàn từ và la bàn con quay một hoặc hơn các điểm bàn con quay để đảm bảo độ
sau đây: chính xác của thông tin
Kiến thức về nguyên lý của la
bàn từ và la bàn con quay .1 thời gian đi biển
được thừa nhận
Hiểu biết về các hệ thống
dưới sự điều khiển của la .2 đào tạo huấn luyện
bàn con quay chính và có trên thiết bị mô
kiến thức về hoạt động và phỏng được thừa
chăm sóc các loại la bàn con nhận, nơi tương ứng
quay
.3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận

sử dụng: các quan sát


thiên thể, các hướng
ngắm lục địa và so sánh
giữa la bàn con quay và
la bàn từ để xác định sai
số
Phối hợp các Kiến thức đầy đủ về khả Kiểm tra và đánh giá Kế hoạch phối hợp hoạt động
hoạt động tìm năng áp dụng các quy trình bằng chứng đạt được từ tìm kiếm và cứu nạn theo các
kiếm và cứu nêu trong sổ tay Tìm kiếm một hoặc hơn các điểm hướng dẫn và tiêu chuẩn
nạn và cứu nạn hàng hải và sau đây: quốc tế
hàng không quốc tế
(IAMSAR) .1 thời gian đi biển Thiết lập thông tin liên lạc vô
được thừa nhận tuyến và tuân theo các quy
trình trao đổi thông tin chính
.2 đào tạo huấn luyện xác trong các giai đoạn của
trên thiết bị mô hoạt động tìm kiếm và cứu
phỏng được thừa nạn
nhận, ở chỗ thích
hợp

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận

145
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Phối hợp các Sử dụng: các ấn phẩm,
hoạt động tìm hải đồ, số liệu khí tượng,
kiếm và cứu số liệu đặc tính của tàu
nạn (tiếp theo) liên quan, thiết bị thông
tin liên lạc vô tuyến và
các phương tiện sẵn có
khác và một hoặc hơn
các điểm sau đây:

.1 một khóa đào tạo


SAR

.2 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận, ở chỗ thích
hợp

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận
Thiết lập cách Kiến thức đầy đủ về nội Kiểm tra và đánh giá Phải thiết lập cách bố trí và
bố trí ca trực dung, áp dụng và mục đích bằng chứng đạt được từ các quy trình trực ca và duy
ca quy trình ý nghĩa của Quy tắc quốc tế một hoặc hơn các điểm trì chúng theo quy định và
trực ca về ngăn ngừa đâm va trên sau đây: hướng dẫn quốc tế để đảm
biển, 1972, như đã sửa đổi bảo an toàn hàng hải và bảo
.1 thời gian đi biển vệ môi trường biển và sự an
Kiến thức đầy đủ về nội được thừa nhận toàn của tàu cũng như con
dung, áp dụng và mục đích người trên tàu
ý nghĩa của các Nguyên tắc .2 đào tạo huấn luyện
phải tuân thủ để duy trì ca trên thiết bị mô
trực hàng hải phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng

146
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Duy trì an Đánh giá đúng sai số của hệ Kiểm tra và đánh giá các Thông tin thu nhận được từ
toàn hàng hải thống và đầy đủ về các khía bằng chứng nhận được thiết bị và hệ thống hàng hải
thông qua việc cạnh hoạt động của các hệ từ đào tạo huấn luyện phải được diễn giải và phân
sử dụng thông thống hàng hải trên thiết bị mô phỏng tích một cách chính xác, có
tin của các APRA và từ một hoặc tính đến sự hạn chế của thiết
trang thiết bị Lập kế hoạch dẫn đường hơn các điểm sau đây : bị và hoàn cảnh cũng như
và hệ thống để mù điều kiện hiện thời.
hỗ trợ đưa ra .1 thời gian đi biển
Đánh giá thông tin hàng hải được thừa nhận
quyết định chỉ đến từ các nguồn, bao gồm
huy ra đa và ARPA, nhằm đưa ra .2 đào tạo huấn luyện Các hành động áp dụng để
Ghi chú: Đào và thực hiện quyết định chỉ trên thiết bị mô tránh sự tiếp cận gần hoặc
tạo và đánh huy để tránh đâm va và chỉ phỏng được thừa đâm va với các tàu khác theo
giá việc sử đạo an toàn hàng hải của nhận, nơi tương ứng Quy tắc quốc tế về ngăn ngừa
dụng ARPA tàu đâm va trên biển, 1972, như
.3 đào tạo huấn luyện đã sửa đổi
không yêu cầu Mối tương quan và việc sử trên thiết bị phòng
cho thuyền dụng tối ưu tất cả các dữ thí nghiệm được
viên được kiện sẵn có cho chỉ đạo thừa nhận
miễn trừ, hàng hải
chuyên làm
việc trên tàu
không lắp
ARPA. Hạn
chế này phải
được phản
ánh trong giấy
chứng nhận
đã cấp cho
thuyền viên
liên quan
Duy trì an Quản lý các quy trình vận Kiểm tra và đánh giá Thiết lập, áp dụng, giám sát
toàn hàng hải hành, các tập tin và dữ liệubằng chứng thu được từ các quy trình vận hành ECDIS
thông qua việc hệ thống bao gồm: một hoặc hơn các điểm
sử dụng ECDIS sau đây: Hành động áp dụng để giảm
và hệ thống .1 Quản lý việc tiếp nhận, thiểu rủi ro đối với an toàn
cấp giấy phép, cập nhật .1 thời gian đi biển hàng hải
hàng hải kết
phần mềm dữ liệu hải được thừa nhận
hợp để hỗ trợ đồ và hệ thống phù hợp
đưa ra quyết với các quy trình đã xác .2 trải nghiệm trên tàu
định chỉ huy lập đào tạo huấn luyện
Ghi chú: Đào .2 cập nhật hệ thống và được thừa nhận, ở
tạo và đánh thông tin, bao gồm khả chỗ tương ứng

147
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
giá việc sử năng cập nhất phiên .3 đào tạo huấn luyện
dụng ECDIS bản hệ thống ECDIS trên thiết bị mô
không yêu cầu tuân theo sự phát triển phỏng ECDIS được
sản phẩm của người
cho thuyền thừa nhận
bán
viên được
miễn trừ, .3 lập và duy trì cấu hình
chuyên làm hệ thống và thư mục
việc trên tàu sao lưu dự phòng
không lắp
.4 lập và duy trì thư mục
ECDIS. Hạn nhật ký theo các quy
chế này phải trình đã thiết lập
được phản
ánh trong .5 lập và duy trì các thư
mục kế hoạch hành
chứng nhận
trình tuân theo các quy
đã cấp cho trình đã thiết lập
thuyền viên
liên quan .6 Sử dụng nhật ký ECDIS
và chức năng phục hồi
vết đi để kiểm tra chức
năng hệ thống, cài đặt
báo động và ứng phó
của người sử dụng

.7 Sử dụng công năng tái


diễn ECDIS để xem xét
lại hành trình, kế hoạch
tuyến đường và xem xét
lại chức năng hệ thống

Dự báo thời Khả năng hiểu và diễn giải Kiểm tra và đánh giá Các điều kiện thời tiết có thể
tiết và điều bản đồ synop và dự báo bằng chứng đạt được từ được dự báo theo chu kỳ dựa
kiện hải thời tiết khu vực, có tính một hoặc hơn các điểm trên các thông tin có sẵn
dương đến điều kiện thời tiết địa sau đây:
phương và thông tin nhận Hành động áp dụng để duy trì
được từ bản fax thời tiết .1 thời gian đi biển an toàn hàng hải giảm thiểu
được thừa nhận rủi ro đối với an toàn của tàu
Kiến thức về các đặc điểm
của các hệ thống thời tiết .2 đào tạo huấn luyện Lý do cho hành động dự định
khác nhau, bao gồm bão trên thiết bị phòng xuất phát từ các dữ liệu thống
xoáy nhiệt đới và tránh tâm thí nghiệm được kê và và các quan sát điều
bão cũng như góc phần tư thừa nhận kiện thời tiết thực tế
nguy hiểm

148
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Dự báo thời Kiến thức về hệ thống dòng
tiết và điều chảy đại dương
kiện hải
dương … (tiếp Có khả năng tính toán điều
theo) kiện thủy triều

Sử dụng tất cả các ấn phẩm


hàng hải phù hợp về thủy
triều và dòng chảy
Ứng phó tình Chuẩn bị khi chủ động đưa Kiểm tra và đánh giá Xác định nhanh chóng loại và
huống khẩn tàu lên cạn bằng chứng thu nhận từ mức độ của bất cứ vụ việc
cấp hàng hải chỉ dẫn thực hành, thời nào, và các quyết định cũng
Hành động áp dụng khi tàu gian đi biển và kỹ năng như hành động làm giảm
sắp mắc cạn và sau khi mắc thực hành trong các quy thiểu ảnh hưởng của các bất
cạn trình tình huống khẩn cứ trục trặc nào trong các hệ
Làm nổi tàu bị mắc cạn khi cấp thống của tàu
có hoặc không có sự trợ Thông tin liên lạc phải hiệu
giúp quả và tuân thủ các quy trình
Hành động áp dụng khi đâm đã thiết lập
va sắp xảy ra và sau đâm va Các quyết định và hành động
hoặc sự suy giảm tính phải vì an toàn tối đa cho con
nguyên vẹn kín nước của vỏ người trên tàu
tàu vì bất cứ nguyên nhân
nào

Đánh giá việc kiểm soát hư


hại

Lái sự cố khẫn cấp

Bố trí lai dắt khẫn cấp và


các quy trình lai dắt

149
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Điều động và Điều động và tác nghiệp tàu Kiểm tra và đánh giá kết Tất cả các quyết định liên
tác nghiệp tàu trong mọi điều kiện, bao quả đạt được từ một quan đến cập bến và neo đậu
trong mọi gồm: hoặc nhiều hơn các điểm dựa trên đánh giá phù hợp về
điều kiện sau: vận hành tàu và đặc điểm
.1 điều động khi tới gần máy tàu và các lực tác động
trạm hoa tiêu và lấy .1 thời gian đi biển khi nằm ở cầu hoặc neo
hoặc trả hoa tiêu, chú ý được thừa nhận
thời tiết, thủy triều, Khi hành trình, một đánh giá
.2 huấn luyện thiết bị đầy đủ được thực hiện về các
quán tính và khoảng
phòng thí nghiệm tác động có thể của các vùng
cách dừng tàu
được thừa nhận, ở nước nông và hạn chế, băng,
.2 tác nghiệp tàu trên sông, nơi tương ứng bờ, điều kiện thủy triều, tàu
cửa sông và các vùng đi ngang qua và sóng ở mũi
.3 điều khiển mô hình
nước hạn chế, xem xét và ở đuôi tàu từ đó tàu có thể
tàu theo tỷ lệ được
các ảnh hưởng của dòng được vận hành an toàn ở
thừa nhận, ở nơi
chảy, gió và vùng nước nhiều điều kiện chịu đựng
tương ứng
nước hạn chế đến phản khác nhau và thời tiết
ứng của lái

.3 áp dụng kỹ thuật tốc độ


quay cố định

.4 điều động ở vùng nước


nông, bao gồm giảm
chân hoa tiêu do sụt lái,
lắc và bổ

.5 tương tác giữa các tàu đi


qua nhau và giữa tàu với
bờ gần (hiệu ứng kênh
đào)

.6 cập bến và rời bến trong


các điều kiện khác nhau
của gió, thủy triều và
dòng chảy có hoặc
không có tàu lai

.7 tương tác giữa tàu và tàu


lai

.8 sử dụng hệ thống đẩy và


điều động

150
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực

.9 lựa chọn vùng neo, neo


Điều động và
với một hoặc hai neo
tác nghiệp tàu
trong điều kiện vị trí hạn
trong mọi
chế và các yếu tố liên
điều kiện (tiếp
quan đến việc quyết
theo)
định độ dài xích neo sử
dụng

.10 kéo neo; xử lý neo bị


vướng

.11 lên đà khô, cả khi có và


không có hư hỏng

.12 quản lý và tác nghiệp


tàu trong thời tiết xấu,
bao gồm việc hỗ trợ tàu
hoặc máy bay lâm nạn;
các tác nghiêp lai dắt;
các phương pháp đưa
tàu khó khống chế tránh
khỏi đáy sóng, giảm trôi
dạt và việc sử dụng dầu
ép sóng

.13 chuẩn bị điều động để


hạ xuồng cấp cứu hoặc
phương tiện cứu sinh
trong thời tiết xấu

.14 các biện pháp đưa


người sống sót lên tàu
từ xuồng cấp cứu và
phương tiện cứu sinh

.15 khả năng xác định đặc


tính của điều động và
lực đẩy của các loại tàu
thông thường, có tham
khảo cụ thể về khoảng
cách dừng tàu và vòng
quay trở ở các tốc độ và
mớn nước khác nhau

151
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Điều động và .16 tầm quan trọng của việc
tác nghiệp tàu chạy với tốc độ giảm
trong mọi để tránh hư hại gây ra
điều kiện (tiếp bởi sóng đến mũi và sau
theo) lái tàu

.17 các biện pháp thực tế


khi hàng hải trong hoặc
gần băng hoặc trong
điều kiện băng bị tích tụ
trên tàu

.18 Sử dụng, và điều động


trong hoặc gần hệ thống
phân luồng giao thông
và trong khu vực kiểm
soát lưu thông tàu
thuyền (VTS)

Vận hành điều Nguyên tắc hoạt động của Kiểm tra và đánh giá Vận hành trang bị, máy phụ
khiển từ xa trang bị động lực hàng hải bằng chứng thu được tàu và thiết bị tuân theo các
trang bị động từ một hoặc hơn các đặc tính kỹ thuật và trong
lực, hệ thống Máy phụ của tàu điểm sau đây: giới hạn hoạt động an toàn
cơ khí cũng Kiến thức chung về thuật của chúng ở mọi thời điểm
như các dịch .1 thời gian đi biển
ngữ cơ khí hàng hải được thừa nhận
vụ
.2 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận, ở chỗ thích
hợp

Chức năng: Tác nghiệp và chất xếp hàng hóa ở mức trách nhiệm quản lý

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Lập kế hoạch Kiến thức và khả năng áp Kiểm tra và đánh giá Tần suất và mức độ giám sát
và đảm bảo an dụng các quy định, các bộ bằng chứng thu được tình trạng hàng hóa phải
toàn bốc, xếp, luật và tiêu chuẩn quốc tế từ một hoặc hơn các thích hợp với tính chất của
chằng buộc và hiện hành liên quan đến điểm sau đây : hàng hóa và điều kiện hiện
chăm sóc hàng việc tác nghiệp, chất xếp,

152
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
hóa trong suốt chằng buộc cũng như vận .1 thời gian đi biển thời của nó
hành trình và chuyển hàng hóa được thừa nhận
khi dỡ hàng Phải nhận ra nhanh chóng
Kiến thức về tác động của .2 đào tạo huấn luyện những thay đổi ngoài ý muốn
hàng hóa và tác nghiệp trên thiết bị mô hoặc không thể dự báo về
hàng hóa đến mớn nước và phỏng được thừa tình trạng hoặc tính chất của
ổn tính của tàu nhận, nơi tương ứng hàng hóa, áp dụng hành động
khắc phục sớm và lập kế
Sử dụng biểu đồ ổn tính, sử dụng: các bảng ổn hoạch để bảo vệ sự an toàn
mớn nước và thiết bị tính tính, hiệu mớn nước, của tàu và hàng hóa trên tàu
toán ứng xuất, bao gồm biểu đồ và thiết bị tính
thiết bị dữ liệu tự động toán ứng xuất. Các tác nghiệp hàng hóa phải
(ADB), và kiến thức xếp được lập kế hoạch và thực
hàng và nước dằn để giữ hiện tuân theo các quy trình
ứng suất thân tàu trong giới đã được thiết lập và các yêu
hạn cho phép cầu pháp luật

Chất xếp và chằng buộc Việc chất xếp và chằng buộc


hàng hóa trên tàu, bao gồm hàng hóa phải đảm bảo rằng
các thiết bị tác nghiêp hàng ổn tính và điều kiện ứng suất
hóa cũng như thiết bị chằng được duy trì trong giới hạn
buộc hàng an toàn ở mọi lúc trong suốt
hành trình.
Thao tác bốc và dỡ hàng với
sự lưu ý đặc biệt đến việc
vận chuyển hàng hóa được
xác định rõ trong Bộ luật
Thực hành an toàn về bốc
dỡ và chằng buộc hàng hóa

Kiến thức chung về tàu két


và tác nghiệp tàu két

Kiến thức về sự hạn chế vận


hành và thiết kế của tàu
hàng rời

Khả năng sử dụng tất cả các


dữ liệu sẵn có trên tàu liên
quan tới việc bốc, chăm sóc
và dỡ hàng rời

Khả năng thiết lập các quy


trình tác nghiệp an toàn

153
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Lập kế hoạch hàng hóa tuân theo điều
và đảm bảo an khoản của các văn kiện
toàn bốc, xếp, tương ứng như Bộ luật IMDG
chằng buộc và Code, Bộ luật IMSBC, các phụ
chăm sóc hàng lục III và V của MARPOL
hóa trong suốt 73/78 và các thông tin liên
hành trình quan khác.
cũng như lúc
dỡ hàng Khả năng giải thích các
(tiếp theo) nguyên lý cơ bản của việc
thiết lập thông tin liên lạc
hiệu quả và cải thiện mối
quan hệ công việc giữa tàu
và nhân viên cảng
Đánh giá các Kiến thức về giới hạn sức Kiểm tra và đánh giá Đánh giá dựa trên các nguyên
khiếm khuyết bền của các bộ phận kết cấu bằng chứng thu được lý được chấp nhận , các lý lẽ
và hư hỏng thiết yếu của tàu hàng rời từ một hoặc hơn các đáng tin cậy và được thực
được báo cáo tiêu chuẩn và khả năng diễn điểm sau đây : hiện một cách chính xác.
trong khu vực giải các chỉ số đối với mô Quyết định áp dụng có thể
hàng hóa, nắp men uốn và lực cắt .1 thời gian đi biển chấp nhận được, có tính đến
hầm hàng, két được thừa nhận an toàn của tàu và điều kiện
nước dằn và Khả năng giải thích cách hiện thời
áp dụng hành tránh ảnh hưởng bất lợi đối .2 đào tạo huấn luyện
với tàu hàng rời về sự ăn trên thiết bị mô
động tương phỏng được thừa
ứng mòn, độ mỏi và tác nghiệp
hàng hóa không phù hợp nhận, nơi tương ứng

sử dụng: các bảng ổn


tính, hiệu mớn nước,
biểu đồ và thiết bị tính
toán ứng suất.
Vận chuyển các quy định, tiêu chuẩn, Kiểm tra và đánh giá Việc phân bổ hàng hóa có kế
hàng nguy các bộ luật và khuyến nghị bằng chứng thu được hoạch dựa trên cơ sở thông
hiểm quốc tế về vận chuyển hàng từ một hoặc hơn các tin tin cậy và phải tuân theo
nguy hiểm, bao gồm Bộ luật điểm sau đây : các hướng dẫn và yêu cầu
quốc tế về hàng hóa nguy pháp lý đã được thiết lập
hiểm vận chuyển bằng .1 thời gian đi biển
đường biển (IMDG) và Bộ được thừa nhận Thông tin về các nguy hiểm,
luật quốc tế về chở xô hàng có hại và các yêu cầu đặc biệt
.2 đào tạo huấn luyện được ghi nhận ở dạng dễ
rời rắn bằng đường biển trên thiết bị mô
(IMSBC) tham khảo khi xảy ra sự cố
phỏng được thừa

154
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận chuyển Vận chuyển hàng hóa nguy nhận, nơi tương ứng
hàng nguy hiểm, và hàng hóa độc hại;
hiểm (tiếp các biện pháp dự phòng khi .3 chuyên gia đào tạo
theo) bốc, dỡ và chăm sóc hàng huấn luyện được
hóa trong suốt hành trình thừa nhận

Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc
người trên tàu ở mức trách nhiệm quản lý

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Kiểm soát Hiểu biết về nguyên lý cơ Kiểm tra và đánh giá Duy trì các điều kiện ổn tính
hiệu mớn bản của kết cấu tàu và lý bằng chứng thu được và ứng suất trong giới hạn an
nước, ổn tính thuyết cũng như nhân tố tác từ một hoặc hơn các toàn ở mọi lúc
và ứng suất động đến hiệu mớn nước và điểm sau đây :
ổn tính và các biện pháp cần
thiết để duy trì hiệu mớn .1 thời gian đi biển
nước và ổn tính được thừa nhận

Kiến thức về ảnh hưởng .2 trải nghiệm trên tàu


đến hiệu mớn nước và ổn đào tạo huấn luyện
tính của tàu khi bị hư hỏng được thừa nhận
dẫn đến phá nước tiếp theo .3 đào tạo huấn luyện
vào một khoang cũng như trên thiết bị mô
các biện pháp can thiệp áp phỏng được thừa
dụng nhận, nơi tương
Kiến thức về các khuyến ứng.
nghị của IMO về ổn tính của .
tàu

155
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Giám sát và Kiến thức về luật hàng hải Kiểm tra và đánh giá Các quy trình và các hoạt
kiểm soát sự quốc tế trong phạm vi các bằng chứng thu được động giám sát và duy trì tuân
tuân thủ các hiệp định và Công ước quốc từ một hoặc hơn các thủ theo các yêu cầu luật
yêu cầu pháp tế điểm sau đây : pháp
lý vá các giải
pháp để đảm Phải lưu ý đặc biệt tới những .1 thời gian đi biển Phải nhận biết sự không
bảo an toàn chủ đề sau đây: được thừa nhận phù hợp tiềm ẩn một cách
sinh mạng nhanh chóng và đầy đủ
.1 các giấy chứng nhận và .2 trải nghiệm trên tàu
trên biển và văn bản yêu cầu theo đào tạo huấn luyện Đảm bảo cấp mới và gia hạn
bảo vệ môi các Công ước quốc tế được thừa nhận các giấy chứng nhận đã lập kế
trường biển cần phải có trên tàu, hoạch để các hạng mục và
làm sao để có sẵn và .3 đào tạo huấn luyện thiết bị được đăng kiểm kiểm
thời hạn hiệu lực của trên thiết bị mô tra tiếp tục có hiệu lực
chúng phỏng được thừa
nhận, nơi tương
.2 trách nhiệm theo các ứng.
yêu cầu hiện hành của
Công ước quốc tế về
mạn khô 1966 (Load
Lines 1966) , như đã
sửa đổi.

.3 trách nhiệm theo các


yêu cầu liên quan của
Công ước quốc tế về an
toàn sinh mệnh trên
biển SOLAS 1974, như
đã sửa đổi

.4 trách nhiệm theo Công


ước quốc tế về ngăn
ngừa ô nhiễm từ tàu
MARPOL, như đã sửa
đổi

.5 các công báo hàng hải


về sức khỏe và yêu cầu
của các Quy định về sức
khỏe quốc tế

156
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Giám sát và .6 trách nhiệm theo các
kiểm soát sự văn kiện quốc tế về an
tuân thủ các toàn của tàu, hành
yêu cầu pháp khách, thuyền viên và
lý và các giải hàng hóa
pháp để đảm
bảo an toàn .7 các phương pháp và
sinh mạng thiết bị hỗ trợ ngăn
trên biển và ngừa ô nhiễm môi
bảo vệ môi trường biển từ tàu
trường biển .8 luật lệ quốc gia để triển
(tiếp theo) khai các hiệp định và
công ước quốc tế

Duy trì an Kiến thức đầy đủ về các quy Kiểm tra và đánh giá Các quy trình giám sát hệ
toàn và an định thiết bị cứu sinh (Côngbằng chứng nhận được thống báo cháy và an toàn
ninh cho ước quốc tế về an toàn sinh từ hướng dẫn thực hành phải đảm bảo phát nhanh
thuyền viên và mạng trên biển SOLAS) cũng như đào tạo huấn chóng các báo động và hành
hành khách luyện, trải nghiệm khi động tuân thủ các quy trình
trên tàu và Tổ chức diễn tập cứu hỏa và đang làm công việc được về tình huống khẩn cấp được
điều kiện hoạt diễn tập bỏ tàu công nhận thiết lập
động của các Duy trì điều kiện hoạt động
thiết bị cứu của các thiết bị cứu sinh,
sinh, cứu hỏa cứu hỏa và các hệ thống an
và các hệ toàn khác
thống an toàn
khác Các hành động áp dụng để
bảo vệ và che chở cho
người trên tàu trong tình
huống khẩn cấp

Hành động hạn chế hư hại


và cứu hộ tàu tiếp theo sau
khi bị cháy, nổ, đâm va
hoặc mắc cạn

157
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Xây dựng kế Chuẩn bị các kế hoạch bất Kiểm tra và đánh giá Các quy trình tình huống
hoạch kiểm ngờ để ứng phó các tình bằng chứng nhận được khẩn cấp phải tuân theo kế
soát tình huống khẩn cấp từ trải nghiệm khi đang hoạch đã thiết lập về các tình
huống khẩn làm việc được công nhận huống khẩn cấp.
cấp và hư hại Kết cấu của tàu, bao gồm
và xử lý các kiểm soát hư hại
tình huống Các phương pháp và thiết bị
khẩn cấp trợ giúp, ngăn ngừa, phát
hiện và dập lửa

Các chức năng và sử dụng


của thiết bị cứu sinh
Vận dụng tính Kiến thức về quản lý và đào Kiểm tra và đánh giá Phân bổ nhiệm vụ cho thuyền
lãnh đạo và kỹ tạo huấn luyện nhân viên bằng chứng thu được viên và thông báo về các tiêu
năng quản lý trên tàu từ một hoặc hơn các chuẩn mong muốn và thái độ
điểm sau đây : đối với công việc theo cách
Kiến thức về Công ước hàng phù hợp với từng cá nhân liên
hải quốc tế, các khuyến .1 thời gian đi biển quan
nghị cũng như luật pháp được thừa nhận
quốc gia liên quan Mục tiêu và hoạt động đào tạo
.2 trải nghiệm trên tàu huấn luyện dựa trên cơ sở
Có khả năng phân công đào tạo huấn luyện đánh giá năng lực và khả
công việc và việc quản lý được thừa nhận năng cũng như các yêu cầu
khối lượng công việc, bao tác nghiệp hiện thời
gồm: .3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô Các hoạt động thể hiện là phù
.1 lập kế hoạch và phối phỏng được thừa hợp với các quy tắc áp dụng
hợp nhận, ở chỗ tương
ứng.
.2 chỉ định nhân viên

.3 giới hạn thời gian và


nguồn lực

.4 thứ tự ưu tiên

Kiến thức và khả năng áp


dụng quản lý nguồn lực
hiệu quả:

.1 phân công, chỉ định và


ưu tiên nguồn lực

158
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận dụng tính .2 Thông tin liên lạc hiệu
lãnh đạo và kỹ quả trên tàu và trên bờ
năng quản lý
(tiếp theo)

.3 các quyết định phản ánh Lập kế hoạch các hoạt động
việc xem xét kinh và phân bổ nguồn lực tùy nhu
nghiệm làm việc nhóm cầu theo thứ tự ưu tiên đúng
để thực hiện các công việc cần
.4 tính quyết đoán và tính thiết
lãnh đạo bao gồm khả
năng động viên Truyền đạt và tiếp nhận
thông tin rõ ràng và rành
.5 tiếp nhận và duy trì mạch không nhầm lẫn
nhận biết tình huống
Thể hiện tính lãnh đạo và
Kiến thức và khả năng vận hành vi một cách hiệu quả
dụng thủ thuật ra quyết
định: Các thành viên thiết yếu của
nhóm chia sẻ chính xác về
.1 đánh giá tình huống và tình trạng tàu hiện tại và dự
rủi ro đoán cũng trạng thái hoạt
.2 nhận biết các lựa chọn động và hoàn cảnh bên ngoài
phát sinh Các quyết định hiệu quả nhất
.3 lựa chọn hướng hành đối với tình huống
động Các hoạt động thể hiện có
.4 đánh giá tính hiệu quả hiệu quả và tuân theo các quy
đầu ra tắc áp dụng

Xây dựng, triển khai và giám


sát các quy trình tác nghiệp
tiêu chuẩn

159
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Tổ chức và Kiến thức ∗ đầy đủ về việc sử Kiểm tra và đánh giá Hành động và các quy trình
quản lý các dụng và nội dung của các ấn bằng chứng nhận được áp dụng một cách đúng đắn
quy định về phẩm sau : từ đào tạo huấn luyện và sử dụng đầy đủ các hướng
chăm sóc y tế được thừa nhận dẫn sẵn có.
trên tàu .1 Hướng dẫn y tế quốc tế
cho tàu biển hoặc các ấn
phẩm quốc gia tương tự

.2 Mục y tế của Bộ luật


thông hiệu quốc tế

.3 Sử dụng Hướng dẫn sơ


cứu y tế trong trường
hợp Tai nạn liên quan
đến hàng hóa nguy
hiểm


Các chương trình mẫu của IMO và nghị quyết MSC.64(67) có thể hỗ trợ việc chuẩn bị các khóa học.

160
Mục A-II/3
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp giấy chứng nhận cho sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải và
thuyền trưởng của các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 500, làm việc trên các hành trình gần bờ

Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải

Tiêu chuẩn năng lực

1 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận:

.1 yêu cầu phải chứng minh năng lực đảm nhận, ở mức trách nhiệm mức hành, các công
việc, nhiệm vụ và trách nhiệm được nêu ở cột 1 của bảng A-II/3;

.2 ít nhất phải có giấy chứng nhận phù hợp để thực hiện thông tin liên lạc vô tuyến VHF
tuân theo các yêu cầu của Quy định vô tuyến; và

.3 nếu được chỉ định trách nhiệm thông tin liên lạc vô tuyến ban đầu trong sự cố cứu nạn,
thì phải có giấy chứng nhận tương ứng được cấp hay được công nhận theo các điều
khoản của Quy định vô tuyến

2 Kiến thức, và kỹ năng tối thiểu cần thiết cho việc cấp giấy chứng nhận được thống kê ở cột 2
của bảng A-II/3.

3 Phải có đủ trình độ kiến thức về các chủ đề nêu ở cột 2 của bảng A-II/3 để ứng viên có thể
làm việc theo năng lực của một sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải.

4 Đào tạo huấn luyện và trải nghiệm để đạt được mức độ cần thiết về kiến thức lý thuyết, và
kỹ năng phải dựa trên cơ sở của mục A-VIII/2, phần 4-1 - Các Nguyên tắc phải tuân thủ để duy
trì ca trực hàng hải, và có xem xét đến các yêu cầu tương ứng của phần này cũng như hướng dẫn
ở phần B của Bộ luật này

5 Yêu cầu mỗi ứng viêc muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt
được tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các biện pháp chứng minh năng lực và các tiêu chí đánh
giá năng lực thống kê ở các cột 3 và 4 của bảng A-II/3.

Đào tạo huấn luyện đặc biệt

6 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải của tàu có
tổng dung tích nhỏ hơn 500, làm việc trên các hành trình gần bờ mà theo đoạn 4.2.1 của quy
định II/3 yêu cầu phải hoàn thành đào tạo huấn luyện đặc biệt, phải tuân theo chương trình đào
tạo huấn luyện trên tầu được thừa nhận, chương trình đó phải:

.1 đảm bảo rằng, trong thời gian đi biển theo yêu cầu, ứng viên tiếp thu đào tạo huấn luyện
thực tế có hệ thống và kinh nghiệm về công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của sỹ quan
phụ trách ca trực hàng hải, có xem xét hướng dẫn đưa ra ở mục B-II/1 của Bộ luật này;

.2 được tư vấn và giám sát chặt chẽ của các sỹ quan có trình độ trên tàu mà trong thời gian
đó được thừa nhận là thời gian đi biển; và

161
.3 được ghi nhận tương ứng vào sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện hoặc văn bản tương tự ∗.

Thuyền trưởng

7 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận thuyền trưởng trên tàu có tổng dung tích nhỏ
hơn 500, làm việc trên các hành trình gần bờ, phải thỏa mãn yêu cầu của sỹ quan phụ trách ca
trực hàng hải nêu ra dưới đây và, ngoài ra, phải cung cấp bằng chứng về kiến thức và khả năng
thực hiện tất cả các nhiệm vụ của một thuyền trưởng.


Các chương trình mẫu của IMO và các văn bản tương tự do Liên đoàn hàng hải quốc tế ban hành có thể
hỗ trợ việc chuẩn bị sổ ghi nhận huấn luyện.

162
Bảng A-II/3

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho


sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải và thuyền trưởng trên tàu
có tổng dung tích nhỏ hơn 500, làm việc trên các hành trình gần bờ

Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Lập kế hoạch Hàng hải Kiểm tra và đánh giá Các thông tin lấy từ hải đồ, ấn
và thực hiện bằng chứng thu được từ phẩm hàng hải tương ứng,
hành trình Khả năng xác định vị trí tàu một hoặc hơn các điểm được diễn giải đúng và áp
gần bờ và xác bằng cách sử dụng: sau đây: dụng thích hợp
định vị trí tàu .1 mục tiêu lục địa
Ghi chú: Đào .1 thời gian đi biển được Phương pháp cơ bản xác định
tạo huấn luyện .2 các trang bị trợ giúp thừa nhận vị trí tàu phù hợp nhất với
và đánh giá hàng hải bao gồm hải hoàn cảnh và điều kiện hiện
việc sử dụng .2 trải nghiệm trên tàu thời
đăng, beacon và phao đào tạo huấn luyện
ECDIS là
tiêu được thừa nhận Vị trí được xác định nằm
không cần
thiết cho .3 hàng hải suy tính, có trong phạm vi sai số dụng cụ/
những người .3 đào tạo huấn luyện hệ thống có thể chấp nhận
tính đến ảnh hưởng của trên thiết bị mô
chuyên làm
gió, thủy triều, dòng phỏng được thừa Độ tin cậy của thông tin thu
việc trên tàu
không được chảy và tốc độ dự tính nhận, theo tương ứng được từ phương pháp cơ bản
trang bị ECDIS. xác định vị trí phải được kiểm
Kiến thức đầy đủ và khả .4 đào tạo huấn luyện
Những hạn chế tra trong quãng thời gian phù
năng sử dụng hải đồ và các trên thiết bị phòng
này phải được hợp
phản ánh ấn phẩm như hàng hải chỉ thí nghiệm được
trong các giấy nam, bảng thủy triều, thông thừa nhận Tính toán và đo thông tin
chứng nhận báo hàng hải, cảnh báo hàng hàng hải phải chính xác
cấp cho các hải vô tuyến và thông tin về sử dụng: danh mục hải
thuyền viên có chọn tuyến hành trình của đồ, hải đồ, ấn phẩm Hải đồ và ấn phẩm được lựa
liên quan tàu hàng hải, cảnh báo hàng chọn phải có tỷ lệ lớn nhất
hải vô tuyến, sextant, trên tàu phù hợp với khu vực
Báo cáo theo Nguyên tắc kính phương vị, thiết bị hàng hải và hải đồ phải được
chung cho báo cáo của tàu hàng hải điện tử, máy đo hiệu chỉnh đúng theo thông
và các quy trình VTS sâu, la bàn tin mới nhất hiện có
Ghi chú: Mục này chỉ cần
yêu cầu đối với giấy chứng
nhận của thuyền trưởng

163
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Lập kế hoạch Lập kế hoạch hành trình và Kiểm tra và đánh giá
và thực hiện hàng hải trong mọi điều bằng chứng thu được từ
hành trình kiện bằng các phương pháp một hoặc hơn các mục
gần bờ và xác đồ giải vết đi ven bờ có thể sau đây:
định vị trí tàu chấp nhận, có xem xét,
(tiếp theo) chẳng hạn: .1 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
.1 các vùng nước hạn chế được thừa nhận

.2 các điều kiện khí tượng .2 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
.3 băng phỏng ECDIS được
.4 tầm nhìn hạn chế thừa nhận

.5 chế độ phân luồng giao


thông

.6 các khu vực kiểm soát


lưu thông (VTS)

.7 các khu vực chịu ảnh


hưởng mạnh của thủy
triều

Chú ý: Mục này chỉ yêu cầu


đối với việc cấp giấy chứng
nhận của thuyền trưởng
Kiến thức đầy đủ về khả Đánh giá bằng chứng thu Kiểm tra tính năng kỹ thuật và
năng sử dụng ECDIS được từ đào tạo trên và thử hệ thống hàng hải theo
thiết bị mô phỏng ra đa khuyến nghị của nhà sản xuất,
Phương tiện trợ giúp và được thừa nhận và theo tập quán hàng hải hiệu
thiết bị hàng hải quả và nghị quyết của IMO về
Khả năng vận hành một tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật
cách an toàn và xác định vị của thiết bị hàng hải
trí của tàu bằng cách sử Diễn giải và phân tích thông
dụng phương tiện trợ giúp tin thu nhận được từ rađa
và thiết bị hàng hải được theo thực hành hàng hải
lắp đặt phổ biến trên tàu được chấp nhận có xem xét
liên quan đến sự hạn chế và mức độ
chính xác của rađa

164
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Lập kế hoạch La bàn Xác định sai số la bàn từ và
và thực hiện hiệu chỉnh chính xác vào
hành trình Kiến thức về sai số và hiệu hướng đi và hướng ngắm mục
gần bờ và xác chỉnh la bàn từ tiêu
định vị trí tàu Khả năng xác định sai số
(tiếp theo) của la bàn bằng cách sử
dụng các mục tiêu lục địa,
sai số cho phép
Máy lái tự động

Kiến thức về hệ thống lái tự Lựa chọn các phương thức lái
động và các quy trình; sao cho phù hợp nhất với
chuyển đổi từ lái tay sang điều kiện thời tiết, biển, điều
điều khiển tự động và kiện giao thông hiện tại, và
ngược lại; chỉnh định các phù hợp với điều động dự
núm điều khiển để có tính định
năng tối ưu.
Khí tượng

Khả năng sử dụng và diễn Đo đạc và quan sát các điều


giải các thông tin thu nhận kiện thời tiết phải chính xác
từ các dụng cụ khí tượng và phù hợp với hành trình
trên tàu.

Kiến thức về đặc tính của


các hệ thống thời tiết khác
nhau, quy trình báo cáo và
các hệ thống ghi chép

Khả năng áp dụng các thông Thông tin khí tượng được
tin khí tượng hiện có đánh giá và áp dụng để đảm
bảo hành trình an toàn của
tàu

165
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Duy trì ca Trực ca Kiểm tra và đánh giá Thực hiện, bàn giao và nhận
trực hàng hải bằng chứng thu được từ ca trực theo các nguyên tắc
an toàn Kiến thức đầy đủ về nội một hoặc hơn các điểm và quy trình được chấp nhận
dung, áp dụng và mục đích sau đây: Duy trì cảnh giới thích đáng
của các Quy tắc quốc tế
mọi lúc phù hợp với các
ngăn ngừa đâm va trên .1 thời gian đi biển được
nguyên tắc và quy trình được
biển, 1972, như đã sửa đổi thừa nhận chấp nhận
Kiến thức đầy đủ về nội .2 trải nghiệm trên tàu Đèn, bóng hiệu và tín hiệu âm
dung các nguyên tắc cơ bản đào tạo huấn luyện thanh phải tuân thủ yêu cầu
phải tuân thủ để duy trì ca được thừa nhận của Quy tắc quốc tế về ngăn
trực hàng hải ngừa đâm va trên biển, 1972,
.3 đào tạo huấn luyện
như đã sửa đổi, phải được
Sử dụng tuyến hành trình trên thiết bị mô
nhận biết chính xác.
tuân theo các Quy định phỏng được thừa
chung về tuyến hành trình nhận, nơi tương ứng Tần suất và phạm vi giám sát
cho tàu giao thông, tàu và bối cảnh
.4 đào tạo huấn luyện cảnh phải tuân theo các
Sử dụng việc báo cáo theo trên thiết bị phòng nguyên tắc và quy trình đã
Nguyên tắc chung về hệ thí nghiệm được chấp nhận
thống báo cáo của tàu và thừa nhận
Hành động tránh tiếp cận gần
theo Dịch vụ kiểm soát lưu
và tránh đâm va với các tàu
thông tàu thuyền VTS
khác phải tuân theo Quy tắc
quốc tế về ngăn ngừa đâm va
trên biển, 1972, đã sửa đổi

Quyết định điều chỉnh hướng


đi và/ hoặc tốc độ phải đúng
lúc và tuân theo các quy trình
hàng hải đã được chấp nhận

Duy trì ghi chép thích hợp các


chuyển động và hành động
liên quan đến hành trình của
tàu

Xác định trách nhiệm an toàn


hàng hải mọi lúc kể cả khi
thuyền trưởng có mặt trên
buồng lái hay khi hoa tiêu
dẫn tàu

166
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Ứng phó tình Các quy trình tình huống Kiểm tra và đánh giá Xác định nhanh chóng loại
huống khẩn khẩn cấp bao gồm: bằng chứng thu được từ hình và phạm vi tình huống
cấp một hoặc hơn các điểm khẩn cấp
.1 các biện pháp dự phòng sau đây:
để bảo vệ và đảm bảo Hành động đầu tiên, nếu
an toàn cho hành khách .1 thời gian đi biển được thích hợp, điều động tàu theo
trong tình trạng khẩn thừa nhận kế hoạch bất ngờ và thích hợp
cấp với tính cấp bách của tình
.2 trải nghiệm trên tàu huống và tính chất của tình
.2 đánh giá ban đầu về hư đào tạo huấn luyện huống khẩn cấp
hại và kiểm soát hư hại được thừa nhận

.3 hành động áp dụng tiếp .3 đào tạo huấn luyện


theo sau khi va chạm trên thiết bị mô
phỏng được thừa
.4 hành động áp dụng tiếp nhận, theo tương
theo sau khi mắc cạn ứng
Ngoài ra, trong việc cấp giấy .4 hướng dẫn thực
chứng nhận cho thuyền hành
trưởng phải bao gồm các
nội dung sau đây:

.1 lái khẩn cấp

.2 bố trí lai dắt và được lai


dắt

.3 cứu người bị nạn trên


biển

.4 trợ giúp tàu gặp nạn

.5 lượng định hành động


phải áp dụng khi tình
huống khẩn cấp xẩy ra
trong cảng
Ứng phó với Tìm kiếm và cứu nạn Kiểm tra và đánh giá Nhận biết ngay tín hiệu cấp
tín hiệu cứu bằng chứng thu được từ cứu hoặc tình huống khẩn cấp
nạn trên biển Kiến thức về nội dung Sổ hướng dẫn thực hành
tay tìm kiếm cứu nạn quốc hoặc đào tạo huấn luyện Thực hiện và tuân theo kế
tế về hàng không và hàng trên thiết bị mô phỏng hoạch bất ngờ và hướng dẫn
hải (IAMSAR) được thừa nhận, nơi trong lệnh thường trực
tương ứng

167
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Điều động Điều động và tác nghiệp tàu Kiểm tra và đánh giá Khi điều động bình thường
tàu và vận bằng chứng thu được từ không vượt quá giới hạn hoạt
hành các Kiến thức về các yếu tố tác một hoặc hơn các điểm động an toàn của thiết bị
thiết bị động động tới điều động và tác sau đây: động lực, hệ thống lái và động
lực tàu nhỏ nghiệp an toàn lực
.1 thời gian đi biển được
Vận hành thiết bị động lực thừa nhận Điều chỉnh hướng đi và tốc độ
và máy phụ tàu nhỏ của tàu để duy trì an toàn
.2 trải nghiệm trên tàu hàng hải
Quy trình thích hợp để neo đào tạo huấn luyện
và buộc tàu được thừa nhận Trang bị, máy phụ và thiết bị
phải được vận hành tuân theo
.3 đào tạo huấn luyện các tính năng kỹ thuật và
trên thiết bị mô trong giới hạn vận hành an
phỏng được thừa toàn mọi lúc
nhận, nơi tương ứng

Chức năng: Tác nghiệp và chất xếp hàng hóa ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Giám sát việc Tác nghiêp, chất xếp và Kiểm tra và đánh giá Tiến hành tác nghiệp hàng
bốc, chất xếp, chằng buộc hàng hóa bằng chứng thu được từ hóa theo kế hoạch hàng hóa
chằng buộc và một hoặc hơn các điểm hoặc văn bản khác và quy
dỡ hàng và Kiến thức về tác nghiệp, sắp sau đây: tắc/ quy định an toàn đã xác
chăm sóc hàng xếp và chằng buộc hàng hóa lập, hướng dẫn vận hành
hóa trong an toàn, bao gồm hàng hóa .1 thời gian đi biển được trang thiết bị và các hạn chế
hành trình nguy hiểm, độc và gây hại thừa nhận việc chất xếp hàng hóa trên
cũng như ảnh hưởng của tàu
chúng đến an toàn sinh .2 trải nghiệm trên tàu
mạng trên tàu đào tạo huấn luyện Thao tác hàng hóa nguy hiểm,
được thừa nhận độc, hại phải tuân theo các
Sử dụng Bộ luật quốc tế quy định quốc tế và các tiêu
hàng nguy hiểm đường biển .3 đào tạo huấn luyện chuẩn và các bộ luật được
(IMDG) trên thiết bị mô
phỏng được thừa thừa nhận về tập quán an
nhận, nơi tương ứng toàn

168
Chức năng: Kiểm soát tác nghiệp tàu và chăm sóc
người trên tàu ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đảm bảo tuân Ngăn ngừa ô nhiễm môi Kiểm tra và đánh giá Thực hiện đầy đủ các quy
thủ yêu cầu trường biển và các quy trình bằng chứng thu được từ trình giám sát tác nghiệp trên
ngăn ngừa ô chống ô nhiễm một hoặc hơn các điểm tàu và đảm bảo phù hợp với
nhiễm sau đây: các yêu cầu MARPOL
Kiến thức dự phòng được
áp dụng để ngăn chặn ô .1 thời gian đi biển được
nhiễm môi trường biển thừa nhận

Các quy trình phòng chống .2 trải nghiệm trên tàu


ô nhiễm và các thiêt bị liên đào tạo huấn luyện
quan được thừa nhận
Duy trì khả Ổn tính Kiểm tra và đánh giá Các điều kiện ổn tính tuân
năng đi biển bằng chứng thu được từ theo tiêu chí ổn tính nguyên
của tàu Kiến thức làm việc và vận một hoặc hơn các điểm vẹn của IMO trong mọi điều
dụng các bảng tính ổn tính, sau đây: kiện bốc hàng
chênh lệch mớn nước và
ứng xuất, biểu đồ và thiết bị .1 thời gian đi biển được Hành động để đảm bảo và
tính toán ứng xuất. thừa nhận duy trì tính toàn vẹn kín nước
của tàu phải tuân theo tập
Kiến thức về hành động cơ .2 trải nghiệm trên tàu quán đã được chấp nhận
bản phải áp dụng trong đào tạo huấn luyện
trường hợp mất một phần được thừa nhận
sức nổi nguyên vẹn
.3 đào tạo huấn luyện
Kiến thức về các nguyên tắc trên thiết bị mô
cơ bản của tính toàn vẹn kín phỏng được thừa
nước nhận, nơi tương ứng

Kết cấu tàu .4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng thí
Kiến thức chung về các nghiệm được thừa
thành phần kết cấu cơ bản nhận
của tàu và tên gọi tương
ứng của các bộ phận khác
nhau.

169
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Ngăn chặn, Phòng cháy và các thiết bị Đánh giá bằng chứng thu Xác định nhanh chóng loại
kiểm soát và cứu cháy được từ đào tạo huấn hình và phạm vi vụ việc và
cứu cháy trên luyện và trải nghiệm cứu hành động ban đầu phải tuân
tàu Khả năng tổ chức diễn tập cháy được thừa nhận theo các quy trình tình huống
cứu hỏa như đã nêu ở mục A- khẩn cấp và kế hoạch bất ngờ
Kiến thức về phân loại và VI/3 của tàu
hóa tính của lửa Các quy trình sơ tán, ngừng
Kiến thức về các hệ thống khẩn cấp và cách ly phải phù
cứu cháy. hợp với tính chất của tình
huống khẩn cấp và phải được
Kiến thức về hành động áp thực hiện nhanh chóng
dụng khi có đám cháy bao
gồm cháy liên quan đến hệ Thứ tự ưu tiên, mức độ cũng
thống dầu như thời gian làm báo cáo và
thông báo cho nhân viên trên
tàu phải tương ứng với tính
chất của tình trạng khẩn cấp
và phản ánh tính cấp bách của
vụ việc
Vận hành các Cứu sinh Đánh giá bằng chứng thu Hành động ứng phó khi bỏ
thiết bị cứu được từ đào tạo huấn tàu và tình huống cứu người
sinh Khả năng tổ chức diễn tập luyện và trải nghiệm sống sót phải phù hợp với
bỏ tàu và kiến thức vận được thừa nhận như đã hoàn cảnh và tình trạng hiện
hành phương tiện cứu sinh, nêu ở mục A-VI/2, thời và tuân thủ các tiêu
xuồng cấp cứu, các trang bị khoản 1 đến 4 chuẩn và thực hành an toàn
và bố trí hạ thủy chúng, và đã được thừa nhận
các thiết bị bao gồm trang
bị cứu sinh vô tuyến, EPIRB
vệ tinh, SART, quần áo
chống thấm và các thiết bị
giữ nhiệt

170
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng sơ Sơ cứu y tế Đánh giá bằng chứng thu Xác định nhanh chóng
cứu y tế trên được từ đào tạo huấn nguyên nhân, tính chất và
tàu Áp dụng thực tế về hướng luyện được thừa nhận mức độ thương tích có thể
dẫn và khuyến nghị y tế nêu ở mục A-VI/4, hoặc tình trạng và các biện
bằng vô tuyến, bao gồm cả đoạn 1 đến 3 pháp điều trị để giảm thiểu
khả năng áp dụng hành mối đe dọa tức thì đến sinh
động có hiệu quả trên cơ sở mạng
kiến thức trong trường hợp
sự cố hoặc đau ốm xảy ra
trên tàu

171
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Giám sát sự Kiến thức làm việc cơ bản Đánh giá bằng chứng thu Xác định chính xác các yêu
tuân thủ các đối với các Công ước IMO được từ việc kiểm tra và cầu pháp lý liên quan đến an
yêu cầu pháp tương ứng về an toàn sinh đào tạo huấn luyện được toàn sinh mạng trên biển, an
lý mạng trên biển và bảo vệ thừa nhận ninh và bảo vệ môi trường
môi trường biển biển
Đóng góp cho Kiến thức về kỹ thuật cứu Đánh giá bằng chứng thu Sử dụng đúng trang thiết bị
an toàn của người sống sót được từ đào tạo huấn an toàn và bảo hộ lao động
nhân viên và luyện và trải nghiệm tương ứng
tàu Kiến thức về phòng cháy và được thừa nhận như đã
khả năng cứu cháy dập lửa nêu ở mục A-VI/1, đoạn Phải tuân theo mọi lúc các
2 quy trình và tập quán làm
Kiến thức về sơ cứu sơ cấp việc an toàn đã được thiết lập
Kiến thức về an toàn cá để bảo vệ nhân viên và tàu
nhân và trách nhiệm xã hội Phải tuân thủ mọi lúc các quy
trình đã được thiết lập để
bảo vệ môi trường

Hành động ban đầu và kế tiếp


khi đã nhận biết tình huống
khẩn cấp phải phù hợp với
các quy trình ứng phó tình
huống khẩn cấp đã được xác
lập

172
Mục A-II/4
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp giấy chứng nhận
cho thủy thủ là thành phần của ca trực hàng hải

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mỗi thủy thủ muốn là thành phần của ca trực hàng hải trên tàu có tổng dung tích từ
500 trở lên phải chứng minh được năng lực để thực hiện chức năng hàng hải ở mức trách nhiệm
trợ giúp như trình bày tại cột 1 của bảng A-II/4.

2 Yêu cầu về kiến thức, và trình độ tối thiểu đối với thuyền viên trợ giúp là thành phần của ca
trực hàng hải trên tàu có tổng dung tích 500 trở lên được liệt kê ở cột 2 của bảng A-II/4.

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải đưa ra bằng chứng về việc đã
đạt được tiêu chuẩn năng lực yêu cầu theo các phương pháp chứng minh năng lực và các tiêu chí
đánh giá năng lực nêu ở các cột 3 và 4 của bảng A-II/4. Tham chiếu phần “kiểm tra thực hành” ở
cột 3 có thể bao gồm đào tạo huấn luyện trên bờ được thừa nhận mà ở đó học viên đã trải qua
kiểm tra thực hành.

4 Đối với một số chức năng không thể hiện trong bảng năng lực cho mức trách nhiệm trợ giúp
là nhằm giành trách nhiệm cho Chính quyền hành chính xác định các yêu cầu đào tạo huấn
luyện, đánh giá và cấp giấy chứng nhận áp dụng vào việc chỉ định nhân sự để thực hiện các chức
năng ở mức trợ giúp.

173
Bả ng A-II/4

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu


của thủy thủ là thành phần của ca trực hàng hải

Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Lái tàu và Sử dụng la bàn từ và la bàn Đánh giá bẳng chứng thu Ổn định hướng lái trong giới
đồng thời quay nhận được từ: hạn được chấp nhận, có xem
theo lệnh lái xét đến khu vực hàng hải và
bằng tiếng Anh Lệnh lái .1 kiểm tra thực tế, trạng thái biển hiện tại. Thay
hoặc đổi hướng đi êm xuôi và có
Chuyển từ lái tự động sang
lái bằng tay và ngược lại .2 trải nghiệm thời gian kiểm soát
đi biển được thừa Thông tin liên lạc rõ ràng và
nhận đúng mọi lúc đồng thời tiếp
.3 trải nghiệm trên tàu nhận lệnhh lái theo cách của
đào tạo huấn luyện một người đi biển lành nghề
được thừa nhận
Duy trì cảnh Trách nhiệm của cảnh giới Đánh giá bằng chứng thu Phát hiện nhanh chóng tín
giới thích đáng bao gồm báo cáo hướng nhận được từ: hiệu âm thanh, đèn và các
bằng mắt nhìn ngắm gần đúng của tín hiệu mục tiêu khác và báo cáo
và tai nghe âm thanh, đèn hoặc các mục .1 kiểm tra thực tế, hướng ngắm gần đúng của
tiêu khác theo độ hoặc theo hoặc chúng theo đơn vị độ hoặc ca
ca la bàn .2 thời gian đi biển la bàn cho sỹ quan trực ca
được thừa nhận

.3 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

Góp phần việc Các thuật ngữ và định nghĩa Đánh giá bằng chứng Thông tin liên lạc phải rõ ràng
giám sát và trên tàu nhận được từ kinh và đầy đủ , khi không hiểu các
kiểm soát ca nghiệm đi biển được thông tin hoặc chỉ thị thì phải
trực an toàn Sử dụng hệ thống thông tin thừa nhận hoặc trải tìm đến sự chỉ dẫn/giải thích
liên lạc nội bộ và báo động nghiệm trên tàu đào tạo của sỹ quan trực ca
thích hợp huấn luyện được thừa
nhận Duy trì, giao ca và nhận ca
Khả năng hiểu các lệnh và trực phải tuân theo tập quán
thông báo với sỹ quan trực và quy trình đã được công
ca những vấn đề liên quan nhận
đến nhiệm vụ ca trực

174
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực

Góp phần việc Quy trình tiếp nhận, duy trì


giám sát và và giao ca trực
kiểm soát ca
Thông tin cần thiết để duy
trực an toàn
trì ca trực an toàn
(tiếp theo)
Các quy trình cơ bản bảo vệ
môi trường
Vận hành các Kiến thức về các nhiệm vụ Đánh giá bằng chứng Hành động đầu tiên khi nhận
thiết bị khẩn theo quy trình khẩn cấp và nhận được từ kinh biết tình trạng khẩn cấp hoặc
cấp và áp dụng các tín hiệu báo động. nghiệm đi biển được tình huống bất thường là
các quy trình thừa nhận hoặc trải tuân theo các tập quán và các
tình huống Kiến thức về pháo tín hiệu nghiệm trên tàu đào tạo quy trình đã được thiết lập
khẩn cấp cứu nạn; EPIRB vệ tinh và huấn luyện được thừa
SART nhận Thông tin liên lạc phải rõ ràng
và đầy đủ mọi lúc và tiếp
Tránh các báo động cứu nạn nhận lệnh phải theo cách của
sai và hành động áp dụng người đi biển lành nghề
khi bị kích hoạt bất thường
Phải duy trì mọi lúc sự toàn
vẹn của hệ thống báo động
khẩn cấp và báo nạn

175
Mục A-II/5
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc về cấp giấy chứng nhận cho thủy thủ bậc cao

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mỗi thủy thủ bậc cao làm việc trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên phải chứng
minh năng lực thực hiện các chức năng ở mức trách nhiệm trợ giúp như nêu ra tại cột 1 của
bảng A-II/5.

2 Yêu cầu về kiến thức, và trình đô nghiệp vụ tối thiểu đối với thủy thủ bậc cao làm việc trên
tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên được liệt kê ở cột 2 của bảng A-II/5.

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải đưa ra bằng chứng về việc đã
đạt được tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các phương pháp thể hiện năng lực và các tiêu chí
đánh giá năng lực được nêu ra ở các cột 3 và 4 của bảng A-II/5.

176
Bả ng A-II/5

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho thủy thủ bậc cao

Chức năng: Hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và kỹ Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
năng chứng minh năng lực
Góp phần cho Khả năng hiểu các lệnh và Đánh giá bằng chứng thu Thông tin liên lạc phải rõ
một ca trực thông báo với sỹ quan trực được từ kinh nghiệm đi ràng, đầy đủ
hàng hải an ca những vấn đề liên quan biển hoặc kiểm tra thực
toàn đến nhiệm vụ ca trực tế Duy trì, giao ca và nhận ca
trực phải tuân theo tập quán
Quy trình tiếp nhận, duy trì và quy trình đã được công
và giao ca trực nhận

Thông tin cần thiết để duy


trì ca trực an toàn
Góp phần cho Kiến thức làm việc về hệ Đánh giá bằng chứng thu Các thao tác được thực hiện
việc cặp cầu, thống buộc tàu và các quy được từ một hoặc hơn tuân theo tập quan an toàn và
neo và các tác trình liên quan, bao gồm: các điểm sau đây: các hướng dẫn vận hành thiết
nghiệp buộc bị được thiết lập
tàu khác .1 chức năng của dây buộc .1 thời đi biển được
tàu và dây lai và làm thừa nhận
thế nào để mỗi dây có
chức năng như một .2 đào tạo huấn luyện
phần của toàn bộ hệ thực hành
thống .3 kiểm tra
.2 khả năng, tải làm việc .4 trải nghiệm trên tàu
an toàn, và sức bền kéo đào tạo huấn luyện
đứt của thiết bị buộc được thừa nhận
tàu, bao gồm dây cáp,
dây sợi tổng hợp và dây .5 đào tạo huấn luyện
thừng, tời, tời neo, tời trên thiết bị mô
đứng, bít , đòn kê, cọc phỏng được thừa
bit nhận, nơi tương ứng

.3 quy trình và mệnh lệnh


cho việc buộc chặt và
tháo rời dây buộc tàu,
dây tàu lai, dây cáp, bao
gồm dây lai kéo

.4 quy trình và mệnh lệnh


cho việc sử dụng neo

177
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và kỹ Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
năng chứng minh năng lực

Góp phần cho đối với các tác nghiệp


việc cặp cầu, khác nhau
neo và các tác
Kiến thức làm việc theo các
nghiệp buộc
quy trình và mệnh lệnh của
tàu khác (tiếp
các công việc liên quan đến
theo)
buộc phao

Chức năng: Tác nghiêp và chất xếp hàng hóa ở mức trách trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Góp phần vào Kiến thức về các quy trình Tác nghiệp và tồn giữ hàng
Đánh giá bằng chứng thu
việc tác tác nghiệp, chất xếp và hóa được thực hiện tuân theo
được từ một hoặc hơn
nghiệp hàng chằng buộc an toàn hàng các quy trình và hướng dẫn
các điểm sau đây:
hóa và tồn giữ hóa và kho tàng, bao gồm vận hành thiết bị an toàn
các chất nguy hiểm, độc, .1 thời gian đi biển được thiết lập
hại và chất lỏng được thừa nhận
Thao tác và tồn giữ hàng
.2 đào tạo huấn luyện
Kiến thức cơ bản về biện hàng nguy hiểm, độc và có hại
thực tế
pháp dự phòng phải tuân phải tuân theo các tập quán
.3 kiểm tra an toàn được thiết lập
thủ liên quan mỗi loại hàng
hóa cụ thể và việc xác định, .4 trải nghiệm trên tàu
gán nhãn hiệu IMDG đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
.5 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng

Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc
người trên tàu ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần vận Có kiến thức về thiết bị trên Đánh giá bằng chứng thu Các tác nghiệp được thực
hành an toàn boong, bao gồm: được từ một hoặc hơn hiện tuân theo tạp quán và
thiết bị và hướng dẫn vận hành thiết bị

178
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
máy trên .1 chức năng và sử dụng các điểm sau đây: an toàn được thiết lập
boong các loại van và máy
bơm, ròng rọc, cần trục, .1 thời gian đi biển
cần cẩu, và các thiết bị được thừa nhận
liên quan .2 đào tạo huấn luyện
thực tế
.2 chức năng và sử dụng
máy tời, tời neo, tời .3 kiểm tra
đứng và thiết bị liên
quan .4 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
.3 miệng quầy, cửa kín được thừa nhận
nước, lỗ mở và thiết bị
liên quan

.4 dây sợi, dây cáp và xích,


bao gồm cấu trúc, cách
sử dụng, đánh dấu, bảo
dưỡng và cất giữ thích
hợp

.5 khả năng ứng dụng và


Đánh giá bằng chứng đạt Truyền đạt thông tin trong
hiểu các tín hiệu cơ bản
được từ chứng minh khu vực trách nhiệm của
để vận hành thiết bị,
thực tế người điều khiển tác là luôn
bao gồm tời, tời neo,
cần trục và ròng rọc. đạt kết quả

.6 khả năng vận hành thiết Đánh giá bằng chứng đạt Vận hành an toàn thiết bị
bị neo trong các điều được từ chứng minh tuân theo các quy trình đã
kiện khác nhau, như thả thực tế được thiết lập
neo , kéo neo, chằng
buộc neo chạy biển, và
trong tình huống khẩn
cấp
Kiến thức về các quy trình
và khả năng sau đây:

.1 hạ và thu hồi ghế thủy Đánh giá bằng chứng đạt Thể hiện khả năng phù hợp
thủ trưởng, chống đỡ được từ chứng minh hạ và thu hồi theo tập quán
thực tế an toàn nghề nghiệp

179
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần vận .2 Hạ và thu thang hoa tiêu,
hành an toàn ròng rọc, chắn chuột,
thiết bị và cầu thang
máy trên
boong (tiếp .3 Sử dụng dùi thủy thủ Thể hiện sáng kiến thích hợp
theo) marlin theo kỹ năng và sử dụng các nút, đấu chầu
thủy nghiệp cơ bản bao và khóa chặn, khâu, tác
gồm sử dụng thích hợp nghiệp vải bạt
các nút , đấu chầu và
khóa chặn

Sử dụng và thao tác hệ


truyền động và thiết bị tác
nghiệp hàng hóa:

.1 bố trí đường vào, hầm


hàng và nắp hầm, cửa
bên/trước/đuôi hoặc
thang nâng

.2 hệ thống đường ống, hệ


thống nước la canh và
nước dằn và giếng chứa

.3 cần trục, cần cẩu, tời Thể hiện khả năng sử dụng
kéo thích hợp puli và pa lăng

Kiến thức về kéo, hạ cờ và Chứng minh các phương pháp


các tín hiệu cờ chữ đơn (A, thích hợp để xử lý dây, cáp và
B, G, H, O, P, Q) xích neo

Áp dụng sức Kiến thức về tập quán làm Đánh giá bằng chứng thu Tuân thủ mọi lúc quy trình
khỏe nghề việc an toàn và an toàn của được từ một hoặc hơn được thiết lập để bảo vệ con
nghiệp và biện người trên tàu, bao gồm: các điểm sau đây: người và tàu
pháp dự
.1 làm việc trên cao .1 thời gian đi biển Tuân thủ tập quán an toàn và
phòng an toàn
được thừa nhận sử dụng đúng mọi lúc trang bị
.2 làm việc một bên mạn
an toàn và bảo vệ tương ứng
.2 đào tạo huấn luyện
.3 làm việc trong không
thực tế
gian kín
.3 kiểm tra
.4 hệ thống cấp giấy phép
tiến hành công việc .4 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
.5 thao tác dây

180
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng sức .6 kỹ thuật nâng và biện được thừa nhận
khỏe nghề pháp chống chấn
nghiệp và biện thương lưng
pháp dự
phòng an toàn .7 an toàn điện
(tiếp theo)
.8 an toàn cơ khí

.9 an toàn hóa chất và


nguy hại sinh học

.10 thiết bị an toàn cá nhân

Áp dụng các Áp dụng kiến thức về biện Đánh giá bằng chứng thu Tuân thủ mọi lúc các quy
biện pháp dự pháp dự phòng để ngăn được từ một hoặc hơn trình được thiết lập để bảo vệ
phòng và góp ngừa ô nhiễm môi trường các điểm sau đây: môi trường biển
phần ngăn biển
ngừa ô nhiễm .1 thời gian đi biển
môi trường Kiến thức về sử dụng và vận được thừa nhận
biển hành thiết bị chống ô nhiễm .2 đào tạo huấn luyện
thực tế
Kiến thức về biện pháp xử
lý ô nhiễm biển được thừa .3 kiểm tra
nhận
.4 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Vận hành Kiến thức về vận hành Đánh giá bằng chứng thu Hành động ứng phó khi bỏ
phương tiện phương tiện cứu sinh và được từ đào tạo huấn tàu và cứu người sống sót
cứu sinh và xuống cấp cứu, các trang bị luyện và trải nghiệm phải phù hợp với điều kiện và
xuống cấp cứu
và bố trí hạ thủy cũng như được thừa nhận nêu ở hoàn cảnh hiện tại và tuân
các thiết bị của chúng mục A-VI/2, các đoạn từ theo các tập quán và tiêu
1 đến 4 chuẩn an toàn được chấp
Kiến thức về kỹ thuật cứu nhận
người sống sót trên biển

181
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần bảo Khả năng sử dụng sơn, Đánh giá bằng chứng thu Thực hiện các hoạt động bảo
dưỡng và sửa dung môi và các vật liệu và được qua thể hiện thực dưỡng và sửa chữa theo tính
chữa trên tàu thiết bị làm sạch tế năng kỹ thuật, an toàn và
theo quy trình.
Khả năng hiểu và thực hiện
bảo dưỡng thường xuyên
và các quy trình sửa chữa

Kiến thức về kỹ thuật chuẩn


bị bề mặt
Hiểu biết các hướng dẫn an Đánh giá bằng chứng thu
toàn của nhà sản xuất và chỉ được từ một hoặc hơn
dẫn trên tàu các điểm sau đây:

Kiến thức về xử lý an toàn .1 thời gian đi biển


chất thải được thừa nhận

Kiến thức về việc vận dụng, .2 đào tạo huấn luyện


bảo dưỡng và sử dụng các thực tế
dụng cụ bằng tay và cơ điện
.3 kiểm tra

.4 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

182
Chương III
Các tiêu chuẩn cho bộ phận máy

Mục A-III/1
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp giấy chứng nhận cho sỹ quan phụ trách
ca trực máy trong buồng máy có người trực ca hoặc được chỉ định
làm nhiệm vụ sỹ quan máy trong buồng máy không có người trực ca

Đào tạo huấn luyện

1 Giáo dục và đào tạo theo yêu cầu ở đoạn 2.4 của quy định III/1 phải bao gồm đào tạo kỹ
năng tay nghề xưởng tổng hợp cơ và điện khí tương ứng với nhiệm vụ của sỹ quan máy

Đào tạo huấn luyện trên tàu

2 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận sỹ quan làm nhiệm vụ trực ca máy trong
buồng máy có người trực ca hoặc như một sỹquan máy được chỉ định nhiệm vụ trong buồng
máy không có người trực ca của tàu có công suất máy chính từ 750kw trở lên phải tuân theo
đoạn 2.2 của quy định III/1, hình thành một phần của một chương trình đào tạo huấn luyện
được thừa nhận đáp ứng các yêu cầu của mục này, phải tuân theo chương trình đào tạo huấn
luyện trên tàu được thừa nhận, chương trình này phải:

.1 đảm bảo rằng, trong suốt thời gian đi biển theo yêu cầu, ứng viên tiếp thu đào tạo huấn
luyện thực hành và trải nghiệm một cách hệ thống về các công việc, nhiệm vụ, và trách
nhiệm của một sỹ quan phụ trách ca trực buồng máy, có xem xét đến hướng dẫn ở mục
B-III/1 của Bộ luật này;

.2 phải được giám sát và kiểm soát chặt chẽ bởi sỹ quan máy đủ trình độ và được cấp giấy
chứng nhận trên tàu mà ở đó ứng viên trải qua thời gian đi biển được thừa nhận; và

.3 phải được ghi nhận đầy đủ vào sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện

Tiêu chuẩn năng lực

3 Yêu cầu mỗi ứng viên được cấp giấy chứng nhận như là sỹ quan phụ trách ca trực buồng
máy có người trực ca hoặc được chỉ định sỹ quan máy trong buồng máy không có người trực ca
trên một tàu biển có công suất máy chính từ 750kw trở lên phải chứng minh khả năng thực
hiện, ở mức trách nhiệm vận hành, công việc, nhiệm vụ, và trách nhiệm được nêu ở cột 1 của
bảng A-III/1

4 Yêu cầu về kiến thức, hiểu biết và năng lực tối thiểu cho việc cấp giấy chứng nhận được thống
kê ở cột 2 của bảng A-III/1.

5 Trình độ kiến thức của các đề mục nêu ở cột 2 của bảng A-III/1 phải đủ cho sỹ quan máy phụ
trách ca trực máy* 11

6 Đào tạo và kinh nghiệm để đạt được kiến thức lý thuyết, và kỹ năng cần thiết phải dựa trên
cơ sở nêu ở mục A-VIII/2, phần 4-2 − Nguyên tắc phải tuân thủ để duy trì ca trực máy phải xem

* Chương trình mẫu tương ứng của IMO có thể giúp cho việc chuẩn bị các khóa học

183
xét đến các yêu cầu liên quan của phần này cũng như hướng dẫn được nêu ở phần B của Bộ luật
này.

7 Mỗi ứng viên được cấp giấy chứng nhận làm việc trên tàu mà ở đó nồi hơi không phải là bộ
phận cấu thành của máy tàu thì có thể bỏ qua những yêu cầu liên quan của bảng A-III/1. Một
giấy chứng nhận được cấp trên cơ sở như vậy sẽ không có giá trị để hành nghề trên tàu mà nồi
hơi là một bộ phận cấu thành của máy tàu cho đến khi sỹ quan máy đáp ứng tiêu chuẩn năng lực
và những khoản đã bị bỏ qua trong bảng A-III/1. Mọi hạn chế như vậy phải được ghi vào giấy
chứng nhận và giấy xác nhận.

8 Chính quyền hành chính có thể loại bỏ yêu cầu kiến thức về các chủng loại thiết bị động lực
đẩy khác với hệ thống động lực đẩy trong giấy chứng nhận được cấp có hiệu lực đối với thiết bị
động lực đó. Một giấy chứng nhận được cấp trên sơ sở như vậy sẽ không có hiệu lực đối với bất
cứ chủng loại động lực đẩy nào bị loại bỏ cho đến khi sỹ quan máy chứng minh có đủ trình độ
theo yêu cầu kiến thức này. Sự hạn chế như vậy phải được ghi rõ trên giấy chứng nhận và giấy
xác nhận.

9 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt
được theo tiêu chuẩn năng lực cần thiết phù hợp theo phương pháp thể hiện năng lực và tiêu chí
đánh gía năng lực nêu ở các cột 3 và 4 của bảng A-III/1.

Hành trình gần bờ

10 Các yêu cầu của đoạn 2.2 đến 2.5 của quy định III/1 liên quan tới trình độ kiến thức, hiểu
biết, và năng lực cần thiết theo các mục khác nhau ở cột 2 của bảng A-III/1 có thể thay đổi đối
với sỹ quan máy trên tàu có công suất thiết bị động lực chính nhỏ hơn 3000kw hoạt động ở các
hành trình gần bờ, cần nhắc nhở để lưu ý rằng việc này có ảnh hưởng tới sự an toàn của tất cả
các tàu đang hoạt động trong cùng vùng nước. Mọi hạn chế như vậy phải được ghi rõ trên giấy
chứng nhận và giấy xác nhận.

184
Bả ng A-III/1

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiếu cho


sỹ quan phụ trách ca trực máy trong buồng máy có người trực ca
hoặc sỹ quan máy được chỉ định trong buồng máy không có người trực ca

Chức năng: Máy hàng hải ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Duy trì ca trực Kiến thức đầy đủ về các Kiểm tra và đánh giá Việc thực hiện, giao ca và
máy an toàn nguyên tắc cơ bản phải tuân bằng chứng thu được từ nhận ca trực tuân theo các
thủ khi duy trì trực ca máy, một hoặc hơn các điểm nguyên tắc và quy trình được
bao gồm: sau đây: chấp nhận

.1 Các nhiệm vụ liên quan .1 thời gian đi biển được Tần suất và mức độ theo dõi
tới việc tiếp nhận ca thừa nhận thiết bị và hệ thống máy tuân
trực theo hướng dẫn của nhà sản
.2 trải nghiệm trên tàu xuất và các quy trình cũng
.2 Các nhiệm vụ thường đào tạo huấn luyện như nguyên tắc được chấp
ngày phải làm trong ca được thừa nhận nhận, bao gồm những nguyên
trực tắc cơ bản phải duy trì trong
.3 đào tạo huấn luyện
.3 Duy trì nhật ký buồng trên thiết bị mô một ca trực máy
máy và ý nghĩa của các phỏng được thừa Duy trì ghi chép thích hợp
chỉ số nhận được nhận, nơi tương ứng động thái và hoạt động liên
.4 Các nhiệm vụ liên quan .4 đào tạo huấn luyện quan tới hệ thống máy của
tới việc giao nhận ca trên thiết bị phòng tàu
trực thí nghiệm được
thừa nhận
Các quy trình an toàn và
tình huống khẩn cấp,
chuyển đổi từ điều khiển từ
xa/ tự động sang điều khiển
tại chỗ cho tất cả các hệ
thống

Các biện pháp dự phòng an


toàn phải được tuân thủ
trong suốt quá trình trực ca
và áp dụng hành động lập
tức trong trường hợp cháy
hoặc sự cố, lưu ý đặc biệt
đến các hệ thống dầu

185
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Duy trì ca trực Quản lý nguồn lực buồng Đánh giá bằng chứng Phân bổ, chỉ định nguồn lực
máy an toàn máy thu được từ một hoặc cần phải theo thứ tự ưu tiên
(tiếp theo) hơn các điểm sau đây: đúng để thực hiện các nhiệm
Kiến thức về các nguyên lý vụ cần thiết
quản lý nguồn lực buồng .1 thời gian đi biển được
máy, bao gồm: thừa nhận Trao đổi và tiếp nhận thông
tin rõ ràng và không nhầm
.1 phân bổ, chỉ định và ưu .2 trải nghiệm trên tàu lẫn
tiên nguồn lực đào tạo huấn luyện
được thừa nhận Các quyết định không rõ ràng
.2 thông tin liên lạc hiệu và/ hoặc hành động dẫn đến
quả .3 đào tạo huấn luyện thách thức và ứng phó thích
trên thiết bị mô hợp
.3 tính quyết đoán và tính phỏng được thừa
lãnh đạo Xác định tính lãnh đạo và
nhận, nơi tương ứng
hành vi hiệu quả
.4 tiếp nhận và duy trì
nhận thức tình huống Các thành viên trong nhóm
chia sẻ đúng về tình trạng
.5 Xem xét kinh nghiệm buồng máy và các hệ thống
làm việc nhóm liên quan hiện thời và dự
kiến, cũng như hoàn cảnh bên
ngoài
Sử dụng tiếng Kiến thức thích hợp về Kiểm tra và đánh giá Giải thích chính xác các ấn
Anh viết và tiếng Anh để sỹ quan có thể bằng chứng thu được từ phẩm Anh ngữ liên quan đến
nói sử dụng các ấn phẩm kỹ hướng dẫn thực tế nhiệm vụ kỹ thuật máy tàu
thuật máy và thực hiện
nhiệm vụ liên quan máy tàu Giao tiếp phải rõ ràng và dễ
hiểu
Sử dụng hệ Vận hành tất cả các hệ Kiểm tra và đánh giá Truyền và nhận thông tin
thống liên lạc thống liên lạc nội bộ trên bằng chứng thu được từ phải có kết quả phù hợp
nội bộ tàu một hoặc hơn các điểm
sau đây: Các ghi chép về trao đổi thông
tin phải hoàn hảo, chính xác
.1 thời gian đi biển được và tuân theo yêu cầu luật
thừa nhận pháp

.2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa

186
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
nhận, nơi tương ứng
Sử dụng hệ
thống liên lạc .4 đào tạo huấn luyện
nội bộ (tiếp trên thiết bị phòng
theo) thí nghiệm được
thừa nhận
Vận hành máy Kết cấu cơ bản và nguyên Kiểm tra và đánh giá kết cấu và cơ chế hoạt động
chính và máy lý hoạt động của hệ thống bằng chứng thu được từ và giải thích bằng các bản
phụ cũng như máy, bao gồm: một hoặc hơn các điểm vẽ/hướng dẫn
các hệ thống sau đây:
điều khiển .1 máy diesel tàu thủy
phối hợp .1 thời gian đi biển được
.2 tuốc-bin hơi tàu thủy
thừa nhận
.3 tuốc-bin khí tàu thủy
.2 trải nghiệm trên tàu
.4 Nồi hơi tàu thủy đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
.5 Hệ thống trục dẫn
động, bao gồm chân vịt .3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
.6 Các máy phụ khác, bao
gồm các loại máy bơm, phỏng được thừa
nén khí, máy lọc, máy nhận, ở chỗ thích hợp
bơm nước, thiết bị trao
đổi nhiệt, máy làm lạnh,
điều hòa và các hệ
thống thông gió

.7 Máy lái

.8 Hệ thống điều khiển tự


động

.9 Dòng chảy lưu chất và


các đặc tính của dầu bôi
trơn, nhiên liệu và hệ
thống làm lạnh

.10 Máy móc trên boong

Các quy trình an toàn và


tình huống khẩn cấp cho
thiết bị máy động lực, bao
gồm các hệ thống điều
khiển

187
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận hành máy Chuẩn bị, vận hành, phát Kiểm tra và đánh giá Các công việc vận hành phải
chính và máy hiện lỗi và các biện pháp bằng chứng thu được từ được lập kế hoạch và thực
phụ cũng như cần thiết để ngăn ngừa hư một hoặc hơn các điểm hiện tuân theo các sổ tay vận
các hệ thống hỏng cho các hạng mục sau đây: hành, các quy tắc và quy trình
điều khiển máy và hệ thống điều khiển được thiết lập để đảm bảo
phối hợp (tiếp sau đây: .1 thời gian đi biển được vận hành an toàn và tránh ô
theo) thừa nhận nhiễm môi trường biển
.1 máy chính và các máy
phụ liên quan .2 trải nghiệm trên tàu Xác định nhanh chóng sự sai
đào tạo huấn luyện lệch so với tiêu chuẩn
.2 nồi hơi và các máy phụ được thừa nhận
Hiệu suất của các thiết bị và
liên quan cũng như các
.3 đào tạo huấn luyện các hệ thống máy phải thỏa
hệ thống hơi nước
trên thiết bị mô mãn các yêu cầu một cách ổn
.3 động cơ lai phụ và các phỏng được thừa định, bao gồm các mệnh lệnh
hệ thống kết hợp nhận, nơi tương ứng từ buồng lái liên quan đến
thay đổi tốc độ và hướng đi
.4 Các máy phụ khác, bao .4 đào tạo huấn luyện
Nhận biết nhanh chóng các
gồm các hệ thống làm trên thiết bị phòng
nguyên nhân trục trặc máy
lạnh, điều hòa không thí nghiệm được
và vạch ra các hành động phải
khí và hệ thống thông thừa nhận
áp dụng để đảm bảo an toàn
gió
chung cho tàu và máy tàu, lưu
ý tới hoàn cảnh và tình huống
hiện thời
Vận hành các Các đặc tính hoạt động của Kiểm tra và đánh giá Việc vận hành phải được lập
hệ thống bơm hệ thống máy bơm và hệ bằng chứng thu được từ kế hoạch và thực hiện tuân
nhiên liệu, dầu thống đường ống, bao gồm một hoặc hơn các điểm theo các hướng dẫn vận hành,
bôi trơn, nước cả hệ thống điều khiển sau đây: các quy tắc và quy trình đã
dằn và các hệ được thiết lập để đảm bảo an
thống bơm Hoạt động của các hệ thống .1 thời gian đi biển được toàn cho hoạt động của thiết
bơm: thừa nhận
khác và các hệ bị và tránh ô nhiễm môi
thống điều .2 trải nghiệm trên tàu trường biển
.1 hoạt động của bơm
khiển kết hợp đào tạo huấn luyện
thường xuyên Nhận biết nhanh chóng các
khác được thừa nhận
sai lệch so với tiêu chuẩn và
.2 hoạt động của hệ thống .3 đào tạo huấn luyện
áp dụng hành động tương
bơm la canh, nước dằn trên thiết bị mô
ứng
và hệ thống bơm hàng phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng
Các yêu cầu và hoạt động
của máy phân ly dầu- nước .4 đào tạo huấn luyện
(hoặc thiết bị tương tự) trên thiết bị phòng thí
nghiệm được thừa nhận

188
Chức năng: Thiết bị điện, điện tử và điều khiển ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận hành hệ Cấu hình và nguyên lý hoạt Kiểm tra và đánh giá Các công việc vận hành phải
thống điện, động cơ bản của các thiết bị bằng chứng thu được từ được lập kế hoạch và thực
điện tử và điện, điện tử và điều khiển một hoặc hơn các điểm hiện tuân theo các sổ tay vận
điều khiển sau đây: sau đây: hành, các quy tắc và quy trình
được thiết lập để đảm bảo
.1 thiết bị điện: .1 thời gian đi biển được vận hành an toàn
.1.a máy phát điện và thừa nhận
hệ thống phân phối Hiểu và giải thích bằng bản
.1.b chuẩn bị, khởi .2 trải nghiệm trên tàu vẽ/hướng dẫn các hệ thống
động, chạy song đào tạo huấn luyện điện, điện tử và điều khiển
song và chuyển đổi được thừa nhận
máy phát điện
.3 đào tạo huấn luyện
.1.c mô tơ điện. bao
trên thiết bị mô
gồm phương pháp
phỏng được thừa
khởi động
nhận, nơi tương ứng
.1.d thiết bị cao áp
.1.e mạch điều khiển .4 đào tạo huấn luyện
tuần tự và hệ thống trên thiết bị phòng
thiết bị kết hợp thí nghiệm được thừa
.2 thiết bị điện tử: nhận
.2.a đặc tính của phần
tử mạch điện tử cơ
bản
.2.b lưu đồ các hệ thống
tự động và điều
khiển
.2.c chức năng, đặc tính
và đặc trưng của
hệ thống điều khiển
dùng cho các thành
phần máy, bao gồm
điều khiển hoạt
động thiết bị động
lực chính và điều
khiển tự động nồi
hơi
.3 các hệ thống điều khiển:
.3.a các phương pháp
và đặc tính điều
khiển tự động khác
nhau

189
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận hành hệ .3.b các đặc tính của
thống điện, điều khiển tỷ lệ -
điện tử (tiếp tích phân – vi phân
theo) (PID) và thiết bị hệ
thống kết hợp để
điều khiển tiến
trình
Bảo dưỡng và Yêu cầu an toàn khi làm Kiểm tra và đánh giá Các biên pháp an toàn khi
sửa chữa thiết việc trên các hệ thống điện bằng chứng thu được từ làm là thích hợp
bị điện và tử trên tàu, bao gồm yêu một hoặc hơn các điểm
điện tử cầu cách điện an toàn các sau đây: Lựa chọn và sử dụng các dụng
thiết bị điện trước khi cho cụ cầm tay, dụng cụ đo lường
nhân viên làm việc trên các .1 đào tạo huấn luyện và thiết bị thử thích hợp và
thiết bị đó kỹ thuật sửa chữa diễn giải kết quả chính xác
được thừa nhận
Bảo dưỡng và sửa chữa Tháo, kiểm tra, sửa chữa và
thiết bị hệ thống điện, hộp .2 kinh nghiệm thực lắp ráp thiết bị phải phù hợp
công tắc, động cơ, máy phát tiễn và kiểm tra với sổ tay hướng dẫn sử dụng
điện và hệ thống điện một được thừa nhận và tập quán nghề nghiệp
chiều (DC) và thiết bị .3 kinh nghiệm đi biển Lắp ráp và thử tính năng kỹ
Phát hiện sự cố điện, vị trí được thừa nhận thuật phù hợp với sổ tay
của lỗi và các biện pháp để .4 trải nghiệm trên tàu hướng dẫn sử dụng và tập
ngăn ngừa hư hỏng đào tạo huấn luyện quán nghề nghiệp
Cơ cấu và hoạt động của được thừa nhận
thiết bị đo và kiểm tra điện

Kiểm tra chức năng và tính


năng kỹ thuật của thiết bị
sau đây và cấu hình của
chúng:

.1 hệ thống giám sát

.2 thiết bị điều khiển tự


động

.3 thiết bị bảo vệ

Giải thích sơ đồ điện và


điện tử đơn giản

190
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Sử dụng thích Đặc tính và hạn chế của vật Kiểm tra và đánh giá Xác định thích hợp các thông
hợp các dụng liệu được sử dụng trong kết bằng chứng thu được từ số quan trọng để gia công các
cụ cầm tay, cấu và sửa chữa tàu và một hoặc hơn các điểm thành phần cấu thành đặc
máy công cụ, thiết bị sau đây: trưng liên quan của tàu biển
dụng cụ đo để
gia công và Đặc điểm và hạn chế của các .1 đào tạo huấn luyện Lựa chọn vật liệu thích hợp
sửa chữa trên quá trình được sử dụng để kỹ năng tay nghề
tàu gia công và sửa chữa xưởng tổng hợp Gia công theo dung sai đã
được thừa nhận thiết lập
Các công cụ và các thông số
được xem xét trong gia .2 kinh nghiệm thực
hành và kiểm tra Sử dụng thích hợp và an toàn
công và sửa chữa các hệ thiết bị và dụng cụ cầm tay,
thống và các bộ phận cấu được thừa nhận
máy công cụ và dụng cụ đo
thành .3 kinh nghiệm đi biển
được thừa nhận
Phương pháp thực hiện sửa
chữa khẩn cấp/tạm thời .4 trải nghiệm trên tàu
một cách an toàn đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Các giải pháp vận dụng để
đảm bảo môi trường làm
việc an toàn và sử dụng
dụng cụ cầm tay, máy công
cụ và dụng cụ đo lường

Sử dụng dụng cụ cầm tay,


máy máy công cụ, máy đo
lường

Sử dụng các vật liệu dán kín


và đệm lót
Bảo dưỡng và Các biện pháp an toàn áp Kiểm tra và đánh giá Tuân thủ thích hợp các quy
sửa chữa máy dụng để sửa chữa và bảo bằng chứng thu được từ trình an toàn
móc và thiết bị dưỡng, bao gồm việc cô lập một hoặc hơn các điểm
trên tàu an toàn máy móc và thiết bị sau đây: Lựa chọn thích hợp các công
trên tàu cần thiết trước khi cụ và thiết bị phụ tùng
nhân viên được phép làm .1 đào tạo huấn luyện
việc trên máy hay thiết bị kỹ năng tay nghề
xưởng tổng hợp

191
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Bảo dưỡng và đó. được thừa nhận
sửa chữa máy
móc và thiết bị Kiến thức và kỹ năng cơ khí .2 kinh nghiệm thực
trên tàu (tiếp cơ bản thích hợp hành và kiểm tra
theo) được thừa nhận

.3 kinh nghiệm đi biển


được thừa nhận

.4 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

Bảo dưỡng và sửa chữa, Tháo dỡ, kiểm tra, sửa chữa
như tháo dỡ, điều chỉnh và và lắp ráp thiết bị tuân theo
lắp ráp máy móc và thiết bị hướng dẫn sử dụng và tập
quán nghề nghiệp
Sử dụng các công cụ chuyên
dụng thích hợp và các dụng Thử, vận hành và kiểm tra
cụ đo lường tính năng kỹ thuật tuân theo
sổ tay hướng dẫn và tập quán
nghề nghiệp

Đặc điểm thiết kế và lựa Lựa chọn vật liệu và phụ tùng
chọn vật liệu trong kết cấu thích hợp
thiết bị

Giải thích sổ tay hướng dẫn


và bản vẽ kỹ thuật

Giải thích sơ đồ đường ống,


thủy lực và khí nén

Chức năng: Kiểm tra hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức trách nhiệm
vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đảm bảo tuân Ngăn ngừa ô nhiễm môi Kiểm tra và đánh giá Thực hiện đầy đủ các quy
thủ các yêu cầu trường biển bằng chứng thu được trình giám sát các hoạt động
về ngăn ngừa ô từ một hoặc hơn các trên tàu và đảm bảo tuân theo

192
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
nhiễm Kiến thức về các biện pháp điểm sau đây: các yêu cầu MARPOL
dự phòng áp dụng để ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường .1 thời gian đi biển Hành động để đảm bảo duy
biển được thừa nhận trì danh tiếng bảo vệ môi
trường tích cực
Các quy trình chống ô nhiễm .2 trải nghiệm trên
và các thiết bị liên quan tàu đào tạo huấn
luyện được thừa
Tầm quan trọng của các biện nhận
pháp chủ động để bảo vệ môi
trường biển .3 đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Duy trì khả Ổn tính Kiểm tra và đánh giá Các điều kiện ổn tính tuân
năng đi biển bằng chứng thu được theo tiêu chí ổn định nguyên
của tàu Kiến thức làm việc và vận từ một hoặc hơn các vẹn của IMO trong mọi điều
dụng các bảng tính ổn tính, điểm sau đây: kiện bốc hàng
chênh lệch mớn nước và ứng
xuất, biểu đồ và thiết bị tính .1 thời gian đi biển Hành động để đảm bảo và duy
toán ứng xuất. được thừa nhận trì tính toàn vẹn kín nước của
tàu phải tuân theo tập quán
Kiến thức về hành động cơ .2 trải nghiệm trên tàu đã được chấp nhận
bản phải áp dụng trong đào tạo huấn luyện
trường hợp mất một phần được thừa nhận
sức nổi nguyên vẹn
.3 đào tạo huấn luyện
Kiến thức về các nguyên tắc trên thiết bị mô
cơ bản của tính toàn vẹn kín phỏng được thừa
nước nhận, nơi tương ứng

Kết cấu tàu .4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
Kiến thức chung về các thành thí nghiệm được
phần kết cấu cơ bản của tàu thừa nhận
và tên gọi tương ứng của các
bộ phận khác nhau.

193
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Ngăn chặn, Phòng cháy và và các thiết bị Đánh giá bằng chứng Xác định nhanh chóng loại
kiểm soát và cứu cháy thu được từ đào tạo hình và phạm vi vụ việc và
cứu cháy trên huấn luyện và trải hành động ban đầu phải tuân
tàu Khả năng tổ chức diễn tập nghiệm cứu cháy được theo các quy trình tình huống
cứu hỏa thừa nhận như đã nêu khẩn cấp và kế hoạch bất ngờ
Kiến thức về phân loại và hóa ở mục A-VI/3 của tàu
tính của lửa Các quy trình sơ tán, ngừng
Kiến thức về các hệ thống khẩn cấp và cách ly phải phù
cứu cháy. hợp với tính chất của tình
huống khẩn cấp và phải được
thực hiện nhanh chóng
Kiến thức về hành động áp Thứ tự ưu tiên, mức độ cũng
dụng khi có đám cháy bao như thời gian làm báo cáo và
gồm cháy liên quan đến hệ thông báo cho nhân viên trên
thống dầu tàu phải tương ứng với tính
chất của tình huống khẩn cấp
và phản ánh tính cấp bách của
vụ việc
Vận hành các Cứu sinh Đánh giá bằng chứng Hành động ứng phó khi bỏ
thiết bị cứu thu được từ đào tạo tàu và tình huống cứu người
sinh Khả năng tổ chức diễn tập bỏ huấn luyện và trải sống sót phải phù hợp với
tàu và kiến thức vận hành nghiệm được thừa hoàn cảnh và tình trạng hiện
phương tiện cứu sinh, xuồng nhận như đã nêu ở mục thời và tuân thủ các tiêu
cấp cứu, các trang bị và bố trí A-VI/2, đoạn 1 đến 4 chuẩn và tập quán an toàn đã
hạ thủy chúng, và các thiết bị được thừa nhận
bao gồm trang bị cứu sinh vô
tuyến, EPIRB vệ tinh, SART,
quần áo chống thấm và các
thiết bị giữ nhiệt
Áp dụng sơ Sơ cứu y tế Đánh giá bằng chứng Xác định nhanh chóng
cứu y tế trên thu được từ đào tạo nguyên nhân, tính chất và
tàu Áp dụng thực tế về hướng huấn luyện được thừa mức độ thương tích có thể
dẫn và khuyến nghị y tế bằng nhận nêu ở mục hoặc tình trạng và các biện
vô tuyến, bao gồm khả năng A-VI/4, đoạn 1 đến 3 pháp điều trị để giảm thiểu
áp dụng hành động có hiệu mối đe dọa tức thì đến sinh
quả trên cơ sở kiến thức mạng
trong trường hợp sự cố hoặc
đau ốm xảy ra trên tàu
Giám sát sự Kiến thức làm việc cơ bản về Đánh giá bằng chứng Xác định chính xác các yêu
tuân thủ các các Công ước IMO tương ứng thu được từ việc kiểm cầu pháp lý liên quan đến an

194
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
yêu cầu pháp về an toàn sinh mạng trên tra và đào tạo huấn toàn sinh mạng trên biển, an
lý biển và bảo vệ môi trường luyện được thừa nhận ninh và bảo vệ môi trường
biển biển
Áp dụng tính Kiến thức về quản lý và đào Kiểm tra và đánh giá Phân bổ nhiệm vụ cho thuyền
lãnh đạo và tạo huấn luyện nhân viên bằng chứng thu được viên và thông báo về các tiêu
làm việc nhóm trên tàu từ một hoặc hơn các chuẩn mong muốn và thái độ
điểm sau đây : đối với công việc theo cách
Kiến thức về Công ước hàng phù hợp với từng cá nhân liên
hải quốc tế, các khuyến nghị .1 đào tạo huấn luyện quan
cũng như luật pháp quốc gia được thừa nhận
liên quan Mục tiêu đào tạo huấn luyện
.2 thời gian đi biển và các hoạt động dựa trên cơ
Có khả năng phân công công được thừa nhận sở đánh giá năng lực và khả
việc và việc quản lý khối năng cũng như các yêu cầu
lượng công việc, bao gồm: .3 thể hiện thực tế
tác nghiệp hiện thời
.1 lập kế hoạch và phối hợp Các hoạt động thể hiện là phù
.2 chỉ định nhân viên hợp với các quy tắc áp dụng

.3 giới hạn thời gian và Lên kế hoạch các hoạt động


nguồn lực và phân bổ nguồn lực tùy nhu
cầu theo thứ tự ưu tiên đúng
.4 thứ tự ưu tiên để thực hiện các công việc cần
thiết
Kiến thức và khả năng áp
dụng quản lý nguồn lực hiệu Truyền đạt và tiếp nhận
quả: thông tin rõ ràng và rành
mạch không nhầm lẫn
.1 phân công, chỉ định và
ưu tiên nguồn lực Thể hiện tính lãnh đạo và
hành vị một cách hiệu quả
.2 Thông tin liên lạc hiệu
quả trên tàu và trên bờ Các thành viên thiết yếu của
nhóm chia sẻ chính xác về
.3 các quyết định phản ánh tình trạng tàu hiện tại và dự
việc xem xét kinh nghiệm đoán cũng trạng thái hoạt
làm việc nhóm động và hoàn cảnh bên ngoài
.4 tính quyết đoán và tính Các quyết định hiệu quả nhất
lãnh đạo bao gồm khả đối với tình huống
năng động viên
Các hoạt động thể hiện có
.5 tiếp nhận và duy trì nhận hiệu quả và tuân theo các quy
tắc áp dụng

195
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng tính biết tình huống
lãnh đạo và
làm việc theo Kiến thức và khả năng vận
nhóm (tiếp dụng thủ thuật ra quyết định:
theo) .1 đánh giá tình huống và
rủi ro

.2 nhận biết các lựa chọn


phát sinh

.3 lựa chọn hướng hành


động

.4 đánh giá tính hiệu quả


đầu ra
Đóng góp cho Kiến thức về kỹ thuật cứu Đánh giá bằng chứng Sử dụng đúng trang thiết bị
an toàn của người sống sót thu được từ đào tạo an toàn và bảo hộ lao động
nhân viên và huấn luyện và trải tương ứng
tàu Kiến thức về phòng cháy và nghiệm được thừa
khả năng cứu cháy dập lửa nhận như đã nêu ở mục Phải tuân theo mọi lúc các
A-VI/1, đoạn 2 quy trình và tập quán làm
Kiến thức về sơ cứu sơ cấp việc an toàn đã được thiết lập
Kiến thức về an toàn cá nhân để bảo vệ nhân viên và tàu
và trách nhiệm xã hội Phải tuân thủ mọi lúc các quy
trình đã được thiết lập để
bảo vệ môi trường

Hành động ban đầu và kế tiếp


khi đã nhận biết tình huống
khẩn cấp phải phù hợp với
các quy trình ứng phó tình
huống khẩn cấp đã được xác
lập

196
Mục A-III/2
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc về cấp giấy chứng nhận cho máy trưởng
và máy hai trên tàu có công suất máy chính từ 3000kw trở lên

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mọi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận máy trưởng và máy hai trên tàu biển
có công suất máy chính từ 3000kw trở lên phải chứng minh khả năng thực hiện, ở mức trách
nhiệm quản lý các công việc, nhiệm vụ, và trách nhiệm được thống kê ở cột 1 của bảng A-III/2.

2 Yêu cầu về kiến thức, hiểu biết và năng lực tối thiểu cho việc cấp giấy chứng nhận được
thống kê ở cột 2 của bảng A-III/2. Bảng này kết hợp, phát triển và mở rộng sâu ở các chủ đề
được thống kê ở cột 2 của bảng A-III/1 cho sỹ quan phụ trách ca trực máy.

3 Cần lưu ý rằng sỹ quan máy hai phải sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm của máy trưởng vào
bất cứ lúc nào, sự đánh giá về các chủ đề này phải được thiết lập để kiểm tra khả năng của ứng
viên rằng họ nắm vững tất cả các thông tin sẵn có có thể tác động đến hoạt động an toàn của máy
tàu và bảo vệ môi trường biển

4 Trình độ kiến thức của chủ đề được thống kê ở cột 2 của bảng A-III/2 là đầy đủ để ứng viên
có thể làm việc với khả năng của máy trưởng hoặc sỹ quan máy hai *

5 Việc đào tạo huấn luyện và trải nghiệm để đạt được trình độ cần thiết về kiến thức lý thuyết,
hiểu biết và kỹ năng cần phải xem xét các yêu cầu liên quan của phần này và hướng dẫn nêu ở
phần B của Bộ luật.

6 Chính quyền hành chính có thể loại bỏ yêu cầu kiến thức về các chủng loại thiết bị động lực
đẩy khác với hệ thống động lực đẩy trong giấy chứng nhận được cấp có hiệu lực đối với thiết bị
động lực đó. Một giấy chứng nhận được cấp trên sơ sở như vậy sẽ không có hiệu lực đối với bất
cứ chủng loại động lực đẩy nào bị loại bỏ cho đến khi sỹ quan máy chứng minh có đủ trình độ
theo yêu cầu kiến thức này. Sự hạn chế như vậy phải được ghi rõ trên giấy chứng nhận và giấy
xác nhận.

7 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt
được theo tiêu chuẩn năng lực yêu cầu phù hợp theo phương pháp thể hiện năng lực và tiêu chí
đánh gía năng lực nêu ở các cột 3 và 4 của bảng A-III/2.

Hành trình gần bờ

8 Yêu cầu về trình độ kiến thức, hiểu biết, và năng lực theo các mục khác nhau ở cột 2 của
bảng A-III/2 có thể được thay đổi đối với sỹ quan máy trên tàu có công suất thiết bị động lực
chính có công suất đẩy được hạn chế để hoạt động ở các hành trình gần bờ, cần thiết lưu ý rằng
việc này có ảnh hưởng tới sự an toàn của tất cả các tàu đang hoạt động trong cùng vùng nước.
Mọi hạn chế như vậy phải được ghi rõ trên giấy chứng nhận và giấy xác nhận.

*
Chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ việc chuẩn vị các khóa học.

197
Bả ng A-III/2

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho máy trưởng và
máy hai của tàu có công suất máy chính từ 3000kw trở lên

Chức năng: Kỹ thuật máy tàu biển ở mức trách nhiệm quản lý

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí dánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quản lý vận Đặc điểm thiết kế và cơ chế Kiểm tra và đánh giá Giải thích, nơi tương ứng. về
hành trang hoạt động của máy và các bằng chứng thu được từ đặc điểm thiết kế và cơ chế
thiết bị động thiết bị phụ liên quan sau một hoặc hơn các điểm hoạt động
lực đẩy đây: sau đây:

.1 máy diesel tàu biển .1 thời gian đi biển được


thừa nhận
.2 tuốc-bin hơi tàu biển
.2 trải nghiệm trên tàu
.3 tuốc-bin khí tàu biển đào tạo huấn luyện
.4 nồi hơi tàu biển được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng

.4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận
Lập kế hoạch Kiến thức lý thuyết Kiểm tra và đánh giá Việc lập kế hoạch và chuẩn bị
và trình tự bằng chứng thu được từ vận hành phù hợp với các
Nhiệt động học và truyền
vận hành một hoặc hơn các điểm tham số thiết kế của thiết bị
nhiệt
sau đây: động lực và các yêu cầu của
Cơ học và thủy lực học hành trình
.1 thời gian đi biển được
Các đặc tính đẩy của máy
thừa nhận
điezen, tuốc-bin hơi và khí,
bao gồm tốc độ, đầu ra và .2 trải nghiệm trên tàu
tiêu thụ nhiên liệu đào tạo huấn luyện
Chu trình nhiệt, hiệu năng được thừa nhận
nhiệt và cân bằng nhiệt của:
.3 đào tạo huấn luyện
.1 máy điezen tàu biển trên thiết bị mô
phỏng được thừa

198
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí dánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
.2 tuốc-bin hơi tàu biển nhận, nơi tương ứng
Lập kế hoạch . 3 tuốc-bin khí tàu biển
và trình tự .4 đào tạo huấn luyện
vận hành (tiếp .4 nồi hơi tàu biển trên thiết bị phòng
theo) thí nghiệm được thừa
Máy lạnh và chu kỳ làm nhận
lạnh
Đặc tính vật lý và hóa học
của nhiên liệu và dầu nhờn
Công nghệ vật liệu
Kết cấu và đóng tàu bao
gồm kiểm soát hư hỏng
Vận hành, Kiến thức thực hành Kiểm tra và đánh giá Các phương pháp chuẩn bị
giám sát, bằng chứng thu được từ thích hợp nhất cho việc khởi
Khởi động và dừng máy
đánh giá tính một hoặc hơn các điểm động và chuẩn bị nhiên liệu,
thiết bị động lực chính và
năng kỹ thuật sau đây: dầu nhờn, nước làm mát và
máy phụ, bao gồm các hệ
và duy tu bảo gió
thống phối hợp .1 thời gian đi biển được
dưỡng an toàn
thiết bị động Giới hạn hoạt động của thiết thừa nhận Kiểm tra áp suất, nhiệt độ
lực và máy bị động lực vòng quay trong suốt giai
.2 trải nghiệm trên tàu đoạn khởi động và hâm nóng
phụ Vận hành, khảo sát, đánh đào tạo huấn luyện phải tuân theo hướng dẫn kỹ
giá tính năng kỹ thuật và được thừa nhận thuật và kế hoạch làm việc đã
duy tu bảo dưỡng an toàn
được thống nhất
của thiết bị động lực và máy .3 đào tạo huấn luyện
phụ một cách hiệu quả trên thiết bị mô Giám sát chu đáo thiết bị
phỏng được thừa động lực chính và hệ thống
Chức năng và cơ chế điều nhận, nơi tương ứng phụ trợ để duy trì điều kiện
khiển tự động đối với máy
.4 đào tạo huấn luyện vận hành an toàn
chính
trên thiết bị phòng Các phương pháp chuẩn bị
Chức năng và cơ chế điều
thí nghiệm được thừa dừng máy và giám sát việc hạ
khiển tự động đối với máy
nhận nhiệt độ máy phải thích hợp
phụ bao gồm nhưng không
hạn chế những mục sau tối đa
đây:
Các phương pháp đo dung tải
.1 hệ thống phân phối máy của máy phải tuân theo
phát điện hướng dẫn kỹ thuật
2 nồi hơi Tính năng kỹ thuật phải được
.3 lọc dầu kiểm tra theo lệnh từ buồng
lái

199
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí dánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận hành, .4 hệ thống làm lạnh Yêu cầu tính năng kỹ thuật
giám sát… phải tuân theo hướng dẫn kỹ
.5 hệ thống bơm và đường
(tiếp theo) thuật
ống
.6 hệ thống máy lái
.7 thiết bị tác nghiêp hàng
hóa và máy trên boong
Quản lý nhiên Vận hành và bảo dưỡng Kiểm tra và đánh giá Nhiên liệu và tác nghiêp nước
liệu, dầu bôi máy móc, bao gồm máy bằng chứng thu được từ dằn phải đáp ứng yêu cầu
trơn và tác bơm và hệ thống đường ống một hoặc hơn các điểm hoạt động và được thực hiện
nghiệp nước sau đây: để ngăn ngừa ô nhiễm môi
dằn trường biển
.1 thời gian đi biển được
thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng

Chức năng: Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển ở mức trách nhiệm quản lý

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quản lý hoạt Kiến thức lý thuyết Kiểm tra và đánh giá Vận hành thiết bị và hệ thống
động của thiết bằng chứng thu được từ phải phù hợp với hướng dẫn
bị điều khiển Công nghệ điện, điện tử một hoặc hơn các điểm hoạt động
điện và điện hàng hải, điện tử học, điện sau đây:
tử tử năng lượng học, thiết bị Yêu cầu tính năng kỹ thuật
kỹ thuật điều khiển tự động .1 thời gian đi biển được phải tuân theo hướng dẫn kỹ
và thiết bị an toàn hàng hải thừa nhận thuật
Đặc điểm thiết kế và cấu .2 trải nghiệm trên tàu
hình hệ thống của thiết bị đào tạo huấn luyện
điều khiển tự động và các được thừa nhận
thiết bị an toàn sau đây:
.3 đào tạo huấn luyện

200
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quản lý hoạt .1 thiết bị động lực chính trên thiết bị mô
động của thiết phỏng được thừa
bị điều khiển .2 máy phát điện và hệ nhận, nơi tương ứng
điện và điện thống phân phối
tử (tiếp theo) .3 .4 đào tạo huấn luyện
nồi hơi trên thiết bị phòng thí
Đặc điểm thiết kế và cấu nghiệm được thừa
hình hệ thống của thiết bị nhận
điều khiển hoạt động của
động cơ điện

Đặc điểm thiết kế của hệ


thống cao áp

Các đặc điểm của thiết bị


điều khiển thủy lực và khí
động
Quản lý việc Kiến thức thực hành Kiểm tra và đánh giá Lập kế hoạch chính xác về
truy tìm lỗi bằng chứng thu được từ hoạt động bảo dưỡng theo
và khôi phục Truy tìm lỗi của thiết bị một hoặc hơn các điểm các hướng dẫn kỹ thuật, luật
lại điều kiện điều khiển điện và điện tử sau đây: pháp, an toàn
hoạt động của
thiết bị điều Kiểm tra chức năng thiết bị .1 thời gian đi biển được Kiểm tra, thử và truy tìm
khiển điện và điều khiển điện và điện tử thừa nhận nguyên nhân sự cố của thiết
điện tử cũng như các thiết bị an bị được thực hiện thích hợp
toàn .2 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
Tìm nguyên nhân sự cố của được thừa nhận
hệ thống giám sát
.3 đào tạo huấn luyện
Kiểm soát phiên bản phần trên thiết bị mô
mềm phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng

.4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận

201
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm quản lý

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quản lý quy Kiến thức lý thuyết Kiểm tra và đánh giá kết Lập kế hoạch chính xác về
trình bảo quả thu được từ một hoạt động bảo dưỡng và thực
dưỡng và sửa Thực hành kỹ thuật cơ khí hoặc nhiều hơn các điểm hiện theo các hướng dẫn kỹ
chữa an toàn hàng hải sau đây: thuật, luật định, an toàn
và hiệu quả Kiến thức thực tế .1 kinh nghiệm đi biển Sẵn sàng các kế hoạch, hướng
được thừa nhận dẫn kỹ thuật, vật liệu và thiết
Quản lý quy trình sửa chữa
bị cho bảo dưỡng và sửa
và bảo dưỡng an toàn và .2 trải nghiệm trên tàu chữa
hiệu quả huấn luyện được
thừa nhận Hành động áp dụng để hồi
Lập kế hoạch bảo dưỡng, phục hoạt động của thiết bị
bao gồm kiểm tra theo công .3 đào tạo huấn luyện ở theo phương pháp phù hợp
ước và kiểm tra phân cấp phòng thí nghiệm nhất
Lập kế hoạch sửa chữa được thừa nhận

Phát hiện và Kiến thức thực hành Kiểm tra và đánh giá Các phương pháp so sánh
xác định bằng chứng thu được từ điều kiện hoạt động thực phù
nguyên nhân Phát hiện sự cố máy móc một hoặc hơn các điểm hợp với tập quán được
trục trặc máy thiết bị, vị trí của lỗi và sau đây: khuyến nghị và quy trình
móc và sửa hành động để ngăn chặn hư
chữa lỗi hỏng .1 thời gian đi biển được Hành động và quyết định
thừa nhận tuân theo các hướng dẫn hoạt
Kiểm tra và điều chỉnh các động được khuyến nghị và
thiết bị .2 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện các hạn chế
Kiểm tra không phá hủy được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận, nơi thích ứng

.4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng thí
nghiệm được thừa
nhận

202
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đảm bảo tập Kiến thức thực hành Kiểm tra và đánh giá kết Tập quán làm việc phải theo
quán làm việc quả thu được từ một yêu cầu pháp lý, các bộ luật
an toàn Tập quán làm việc an toàn hoặc nhiều hơn các điểm thực hành, giấy phép làm việc
sau đây: và liên quan đến môi trường

.1 kinh nghiệm đi biển


được thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu


huấn luyện được
thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện ở


phòng thí nghiệm
được thừa nhận

Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc
người trên tàu ở mức trách nhiệm quản lý

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Kiểm soát Hiểu biết nguyên lý cơ bản Kiểm tra và đánh giá Các điều kiện ổn tính và ứng
chênh lệch của kết cấu tàu và lý thuyết bằng chứng thu được từ suất phải duy trì mọi lúc
mớn nước, ổn và các yếu tố ảnh hưởng một hoặc hơn các điểm trong giới hạn an toàn
tính và ứng đến chênh lệch mớn nước sau đây:
suất và ổn tính và biện pháp cần
thiết để giữ chênh lệch mớn .1 thời gian đi biển được
nước, ổn tính thừa nhận

Kiến thức về sự ảnh hưởng .2 trải nghiệm trên tàu


của chênh lệch mớn nước, đào tạo huấn luyện
ổn tính của tàu trong được thừa nhận
trường hợp hư hỏng một .3 đào tạo huấn luyện
phân khoang, bị ngập nước trên thiết bị mô
và các đối sách phải áp phỏng được thừa
dụng. nhận, nơi tương ứng

Kiến thức về khuyến nghị


của IMO liên quan đến ổn
tính tàu

203
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Giám sát và Kiến thức về luật hàng hải Kiểm tra và đánh giá Các quy trình về giám sát
kiểm soát sự quốc tế tương ứng bao gồm bằng chứng thu được từ hoạt động và bảo dưỡng tuân
tuân thủ các trong các hiệp định và Công một hoặc hơn các điểm theo các yêu cầu pháp lý
yêu cầu pháp ước quốc tế sau đây:
lý để đảm bảo Xác định sớm và đầy đủ các
an toàn sinh Phải lưu ý đặc biệt tới những .1 thời gian đi biển được không-phù-hợp tiềm ẩn
mạng trên chủ đề sau đây: thừa nhận
biển, an ninh .1 các giấy chứng nhận và .2 trải nghiệm trên tàu
và bảo vệ môi văn bản khác cần phải đào tạo huấn luyện Yêu cầu cấp mới và gia hạn
trường biển có trên tàu theo yêu cầu được thừa nhận hiệu lực các giấy chứng nhận
của các Công ước quốc đảm bảo hiệu lực liên tục của
tế, bằng cách nào để .3 đào tạo huấn luyện các hạng mục và thiết bị đăng
nhận được và thời hạn trên thiết bị mô kiểm
hiệu lực của chúng phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng
.2 trách nhiệm theo các
yêu cầu tương ứng của
Công ước quốc tế về
chiều cao mạn khô
(Load Lines) 1966, như
đã sửa đổi

.3 trách nhiệm theo các


yêu cầu tương ứng của
Công ước quốc tế về an
toàn sinh mạng trên
biển (SOLAS) 1974, như
đã sửa đổi

.4 trách nhiệm theo Công


ước quốc tế về ngăn
ngừa ô nhiễm biển từ
tàu (MARPOL), như đã
sửa đổi

.5 các công bố hàng hải về


y tế và các yêu cầu của
các Quy định y tế quốc
tế

.6 trách nhiệm theo các


văn kiện quốc tế liên
quan đến an toàn của

204
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực

Giám sát và tàu, hành khách, thuyền


kiểm soát sự viên và hàng hóa
tuân thủ …
.7 các phương pháp và
(tiếp theo)
thiết bị hỗ trợ ngăn
ngừa ô nhiễm môi
trường biển từ tàu

.8 kiến thức về luật pháp


quốc gia để triển khai
các hiệp định và Công
ước quốc tế
Duy trì an Hiểu biết đầy đủ về các Kiểm tra và đánh giá để Quy trình và giám sát hệ
toàn, an ninh trang bị cứu sinh (Công ước chứng minh bằng chứng thống phát hiện cháy và hệ
của tàu, quốc tế về an toàn sinh đạt được từ hướng dẫn thống an toàn đảm bảo phát
thuyền viên và mệnh trên biển) thực hành và đào tạo hiện nhanh chóng tất cả các
hành khách và huấn luyện và trải báo động và hành động tuân
tình trạng Tổ chức diễn tập chống nghiệm trong thời gian theo theo các quy trình tình
hoạt động của cháy và bỏ tàu đi biển được công nhận huống khẩn cấp được thiết
các hệ thống Duy trì điều kiện hoạt động lập
cứu sinh, cứu của hệ thống cứu sinh, cứu
hỏa và an toàn hỏa và các hệ thống an toàn
khác khác

Hành động áp dụng để bảo


vệ và che chở tất cả mọi
người trên tàu trong tình
huống khẩn cấp

Hành động để hạn chế hư


hại và cứu tàu tiếp theo sau
các sự cố cháy, nổ, đâm va
mắc cạn

205
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Thiết lập các Kết cấu tàu bao gồm kết Kiểm tra và đánh giá để Các quy trình tình huống
kế hoạch kiểm cấu kiểm soát hư hại chứng minh bằng chứng khẩn cấp phải tuân theo kế
soát tình đạt được từ hướng dẫn hoạch đã thiết lập và các tình
huống khẩn Các phương pháp và thiết bị thực hành và đào tạo huống khẩn cấp
cấp và kiểm phòng ngừa, phát hiện và huấn luyện và trải
soát hư hại và dập cháy nghiệm trong thời gian
xử lý các tình Các chức năng và sử dụng đi biển được công nhận
huống khẩn thiết bị cứu sinh
cấp

206
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận dụng tính Kiến thức về quản lý và đào Kiểm tra và đánh giá Phân bổ nhiệm vụ cho thuyền
lãnh đạo và kỹ tạo huấn luyện nhân viên bằng chứng thu được viên và thông báo về các tiêu
năng quản lý trên tàu từ một hoặc hơn các chuẩn mong muốn và thái độ
điểm sau đây : đối với công việc theo cách
Kiến thức về Công ước hàng phù hợp với từng cá nhân liên
hải quốc tế, các khuyến .1 thời gian đi biển quan
nghị cũng như luật pháp được thừa nhận
quốc gia liên quan Mục tiêu và hoạt động đào tạo
.2 trải nghiệm trên tàu huấn luyện dựa trên cơ sở
Có khả năng phân công đào tạo huấn luyện đánh giá năng lực và khả
công việc và việc quản lý được thừa nhận năng cũng như các yêu cầu
khối lượng công việc, bao tác nghiệp hiện thời
gồm: .3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô Các hoạt động thể hiện là phù
.1 lập kế hoạch và phối phỏng được thừa hợp với các quy tắc áp dụng
hợp nhận, nơi tương
ứng. Lập kế hoạch các hoạt động
.2 chỉ định nhân viên và phân bổ nguồn lực tùy nhu
.3 giới hạn thời gian và cầu theo thứ tự ưu tiên đúng
nguồn lực để thực hiện các công việc cần
thiết
.4 thứ tự ưu tiên
Truyền đạt và tiếp nhận
Kiến thức và khả năng áp thông tin rõ ràng và rành
dụng quản lý nguồn lực mạch không nhầm lẫn
hiệu quả:
Thể hiện tính lãnh đạo và
.1 phân công, chỉ định và hành vi một cách hiệu quả
ưu tiên nguồn lực
Các thành viên thiết yếu của
.2 thông tin liên lạc hiệu nhóm chia sẻ chính xác về
quả trên tàu và trên bờ tình trạng tàu hiện tại và dự
đoán cũng trạng thái hoạt
.3 các quyết định phản ánh động và hoàn cảnh bên ngoài
việc xem xét kinh
nghiệm làm việc nhóm Các quyết định hiệu quả nhất
đối với tình huống
.4 sự quyết đoán và tính
lãnh đạo bao gồm khả Các hoạt động thể hiện có
năng động viên hiệu quả và tuân theo các quy
tắc áp dụng
.5 tiếp nhận và duy trì
nhận biết tình huống

207
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận dụng tính Kiến thức và khả năng vận
lãnh đạo và kỹ dụng thủ thuật ra quyết
năng quản lý định:
(tiếp theo)
.1 đánh giá tình huống và
rủi ro

.2 nhận biết các lựa chọn


phát sinh

.3 lựa chọn hướng hành


động

.4 đánh giá tính hiệu quả


đầu ra

Xây dựng, triển khai và giám


sát các quy trình tác nghiệp
tiêu chuẩn

208
Mục A-III/3
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp giấy chứng nhận cho máy trưởng
và máy hai trên các tàu có công suất máy chính từ 750kW đến 3000kW

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mọi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận máy trưởng và máy hai của tàu biển
có công suất máy chính từ 750kw đến 3000kw phải chứng minh năng lực đảm nhiệm, ở mức
trách nhiệm quản lý, các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm được thống kê ở cột 1 của bảng A-
III/2.

2 Yêu cầu kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu bắt buộc cho việc cấp chứng nhận được
thống kê ở cột 2 của bảng A-III/2. Bảng này kết hợp, phát triển và mở rộng sâu ở các chủ đề
được nêu ở cột 2 của bảng A-III/1 đối với sỹ quan phụ trách ca trực máy trong buồng máy có
người trực ca hoặc đối với sỹ quan máy được chỉ định trong buồng máy không có người trực ca.

3 Cần lưu ý rằng sỹ quan máy hai phải sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm của máy trưởng vào
bất cứ lúc nào, sự đánh giá về các chủ đề này phải được thiết lập để kiểm tra khả năng của ứng
viên rằng họ nắm vững tất cả các thông tin sẵn có có thể tác động đến hoạt động an toàn của
máy tàu và bảo vệ môi trường biển

4 Trình độ kiến thức của chủ đề được thống kê ở cột 2 của bảng A-III/2 có thể hạ thấp nhưng
phải đầy đủ để ứng viên có thể làm việc với khả năng của máy trưởng hoặc sỹ quan máy hai
trong phạm vi công suất động lực trình bày tại mục này

5 Việc đào tạo huấn luyện và trải nghiệm để đạt được trình độ cần thiết về kiến thức lý thuyết,
hiểu biết và kỹ năng cần phải xem xét các yêu cầu liên quan của phần này và hướng dẫn nêu ở
phần B của Bộ luật.

6 Chính quyền hành chính có thể loại bỏ yêu cầu kiến thức về các chủng loại thiết bị động lực
đẩy khác với hệ thống động lực đẩy trong giấy chứng nhận được cấp có hiệu lực đối với thiết bị
động lực đó. Một giấy chứng nhận được cấp trên sơ sở như vậy sẽ không có hiệu lực đối với bất
cứ chủng loại động lực đẩy nào bị loại bỏ cho đến khi sỹ quan máy chứng minh có đủ trình độ
theo yêu cầu kiến thức này. Sự hạn chế như vậy phải được ghi rõ trên giấy chứng nhận và giấy
xác nhận.

7 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt
được theo tiêu chuẩn năng lực cần thiết phù hợp theo phương pháp thể hiện năng lực và tiêu chí
đánh gía năng lực nêu ở các cột 3 và 4 của bảng A-III/2.

Hành trình gần bờ

8 Yêu cầu về trình độ kiến thức, hiểu biết và kỹ năng theo các mục khác nhau thống kê ở cột 2
của bảng A-III/2 và các yêu cầu của đoạn 2.1.1 và 2.1.2 của quy định III/3 có thể thay đổi đối với
sỹ quan máy của tàu có công suất máy chính nhỏ hơn 3000kW tham gia hành trình gần bờ, cần
nhắc nhở để lưu rằng việc này có ảnh hưởng tới sự an toàn của tất cả các tàu đang hoạt động
trong cùng vùng nước. Mọi hạn chế như vậy phải được ghi rõ trên giấy chứng nhận và giấy xác
nhận.

209
Mục A-III/4
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp giấy chứng nhận cho thợ máy là một
thành phần của ca trực trong buồng máy có người trực ca hoặc được
chỉ định để thực hiện nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực ca

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mọi thợ máy là một thành phần của ca trực máy trên tàu biển phải chứng minh
năng lực thực hiện chức năng kỹ thuật cơ khí hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp như quy định
ở cột 1 của bảng A-III/4.

2 Yêu cầu về kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu cho thợ máy là thành phần của ca trực
buồng máy được thống kê ở cột 2 của bảng A-III/4.

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải đưa ra bằng chứng đã đạt được
tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các phương pháp chứng minh năng lực và các tiêu chí đánh
giá năng lực được quy định ở các cột 3 và 4 của bảng A-II/4. Tham chiếu “kiểm tra thực hành” ở
cột 3 có thể bao gồm đào tạo huấn luyện trên bờ được thừa nhận mà ở đó học viên trải qua kiểm
tra thực hành.

4 Đối với một số chức năng không thể hiện trong bảng năng lực cho mức trách nhiệm trợ giúp
là nhằm giành trách nhiệm cho Chính quyền hành chính xác định các yêu cầu đào tạo huấn
luyện, đánh giá và cấp giấy chứng nhận áp dụng vào việc chỉ định nhân sự để thực hiện các chức
năng đó ở mức trách nhiệm trợ giúp.

210
Bả ng A-III/4

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho thợ máy là một thành phần của ca trực máy

Chức năng: Kỹ thuật cơ khí hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Thực hiện Thuật ngữ sử dụng trong Kiểm tra và đánh giá Thông tin liên lạc phải rõ ràng
trực ca buồng máy và tên gọi của bằng chứng thu được từ và ngắn gọn nếu chưa hiểu rõ
thường xuyên máy móc và thiết bị một hoặc hơn các điểm các thông tin và hướng dẫn về
tương ứng với sau đây: ca trực thì yêu cầu sỹ quan
Quy trình trực ca buồng
nhiệm vụ của trực ca chỉ dẫn, giải thích
máy .1 thời gian đi biển được
một thợ máy
là một thành Thực hành làm việc an toàn thừa nhận Duy trì, giao ca và nhận ca
phần của ca liên quan đến hoạt động trực phải phù hợp với các
.2 trải nghiệm trên tàu nguyên tắc và quy trình được
trực buồng buồng máy
đào tạo huấn luyện thừa nhận
máy Các quy trình bảo vệ môi được thừa nhận
trường cơ bản
Hiểu lệnh và .3 kiểm tra thực hành
được hiểu các Sử dụng hệ thống thông tin
vụ việc liên liên lạc nội bộ thích hợp
quan đến Các hệ thống báo động
nhiệm vụ trực buồng máy và khả năng
ca phân biệt giữa các báo động
khác nhau với sự lưu ý đặc
biệt tới báo động khí dập
lửa

211
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Trực ca nồi Vận hành nồi hơi an toàn Kiểm tra và đánh giá Đánh giá chính xác tình trạng
hơi: bằng chứng thu được từ nồi hơi dựa trên cơ sở các
một hoặc hơn các điểm thông tin liên quan có được
Duy trì mức sau đây: từ các thiết bị chỉ bảo tại chỗ
nước và áp hoặc từ xa và các kiểm tra
suất hơi chính .1 thời gian đi biển được
trực tiếp
xác thừa nhận
.2 trải nghiệm trên tàu Điều chỉnh thường xuyên và
đào tạo huấn luyện theo định kỳ để duy trì sự an
được thừa nhận toàn và hiệu quả tối ưu

.3 kiểm tra thực hành


.4 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận, nơi tương ứng

Vận hành thiết Kiến thức về các nhiệm vụ Đánh giá bằng chứng Hành động đầu tiên khi nhận
bị trong tình trong tình huống khẩn cấp nhận được từ kinh biết tình huống khẩn cấp
huống khẩn nghiệm đi biển được hoặc bất thường phải tuân
cấp và áp Các lối thoát hiểm từ buồng thừa nhận hoặc trải theo các quy trình đã được
dụng các quy máy nghiệm trên tàu đào tạo thiết lập
trình tình Làm quen với vị trí và cách huấn luyện được thừa
huống khẩn nhận Thông tin liên lạc phải rõ ràng
sử dụng thiết bị cứu hỏa và ngắn gọn mọi lúc và các
cấp trong buồng máy lệnh phải được tiếp nhận theo
cách của người đi biển lành
nghề.

212
Mục A-III/5
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp giấy chứng nhận cho thợ máy
bậc cao trong buồng máy có người trực ca hoặc được chỉ định
thực hiện các nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực ca

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mỗi thợ máy bậc cao làm nhiệm vụ trên tàu có công suất máy chính từ 750kW trở
lên phải chứng minh năng lực thực hiện các chức năng ở mức trách nhiệm trợ giúp như nêu tại
cột 1 của bảng A-III/5.

2 Yêu cầu về kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu cho thợ máy bậc cao làm việc trên tàu có
công suất máy chính từ 750kW trở lên được thống kê ở cột 2 của bảng A-III/5

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải đưa ra bằng chứng về việc đã
đạt được tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các biện pháp thể hiện năng lực và các tiêu chí đánh
năng lực nêu tại các cột 3 và 4 của bảng A-III/5.

213
Bả ng A-III/5

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho thợ
máy bậc cao trong buồng máy có người trực ca hoặc được
chỉ định thực hiện nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực ca

Chức năng: Kỹ thuật cơ khí hàng hải ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần cho Khả năng hiểu các mệnh Đánh giá bằng chứng thu Thông tin liên lạc phải rõ
ca trực máy an lệnh và trao đổi với sỹ quan được từ kinh nghiệm đi ràng, ngắn gọn
toàn của ca trực về các vấn đề biển và kiểm tra thực
liên quan đến nhiệm vụ hành Việc duy trì, giao và nhận ca
trực ca trực phải tuân theo các quy
trình và tập quán được thừa
Quy trình nhận, duy trì và nhận
giao ca trực

Thông tin cần thiết để duy


trì ca trực an toàn
Góp phần Kiến thức cơ bản về chức Kiểm tra và đánh giá Tần suất và phạm vi giám sát
giám sát và năng và hoạt động của máy bằng chứng thu được từ máy động lực chính và máy
kiểm soát ca động lực chính và máy phụ một hoặc hơn các điểm phụ phù hợp với nguyên tắc
trực máy sau đây: và các quy trình được chấp
Hiểu biết cơ bản về áp
suất, nhiệt độ và mức độ nhận
.1 thời gian đi biển được
điều chỉnh của máy động
thừa nhận Nhận biết sự sai lệch khỏi
lực chính và máy phụ
mức tiêu chuẩn
.2 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện Phát hiện nhanh trạng thái
được thừa nhận không an toàn hay nguy hiểm
tiềm ẩn, báo cáo và điều chỉnh
.3 kiểm tra thực hành trước khi công việc tiếp tục

Góp phần tiếp Kiến thức về chức năng Kiểm tra và đánh giá Hoạt động chuyển tải được
nhiên liệu và hoạt động của hệ thống bằng chứng thu được từ thực hiện tuân theo tập quán
các hoạt động nhiên liệu và hoạt động một hoặc hơn các điểm an toàn và hướng dẫn vận
chuyển tải dầu chuyển tải dầu, bao gồm: sau đây: hành thiết bị được thiết lập

.1 chuẩn bị cho các hoạt .1 thời gian đi biển được Tác nghiệp các chất lỏng nguy
động tiếp nhiên liệu và thừa nhận hiểm, độc và có hại phải phù
chuyển tải dầu hợp với tập quán an toàn
.2 đào tạo huấn luyện được thiết lập
thực hành
.

214
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần tiếp 2 Các quy trình kết nối và .3 kiểm tra Thông tin liên lạc trong phạm
nhiên liệu và cắt kết nối đường ống vi trách nhiệm của người
các hoạt động nhiên liệu và đường ống .4 trải nghiệm trên tàu điều khiển phải đạt kết quả
chuyển tải dầu chuyển tải đào tạo huấn luyện tốt nhất
(tiếp theo) được thừa nhận

.3 các quy trình liên quan Đánh giá bằng chứng thu
đến sự cố có thể phát được được từ thể hiện
sinh trong quá trình thực tế
tiếp nhiên liệu hoặc
hoạt động chuyển tải
dầu

.4 cố định khi hoạt động


tiếp nhiên liệu và
chuyển tải dầu

.5 khả năng đo lường một


cách chính xác và báo
cáo mức dầu trong
khoang, két
Đóng góp cho Kiến thức về chức năng, vận Đánh giá bằng chứng thu Vận hành và bảo dưỡng được
vận hành két hành và bảo dưỡng an toàn được từ một hoặc hơn thực hiện theo tập quán an
la canh và hệ thống két la canh và các điểm sau đây: toàn và chỉ dẫn vận hành
nước dằn như sau: thiết bị cũng như tránh gây ô
nước dằn
.1 thời gian đi biển nhiễm môi trường biển
.1 báo cáo các sự cố liên được thừa nhận
quan tới hoạt động Thông tin liên lạc trong phạm
chuyển tải .2 đào tạo huấn luyện vi trách nhiệm của người
thực hành điều khiển phải đạt kết quả
.2 khả năng đo lường và tốt nhất
báo cáo chính xác mức .3 kiểm tra
đầu trong két
.4 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Góp phần cho Vận hành an toàn thiết bị Đánh giá bằng chứng thu Vận hành được thực hiện
việc vận hành bao gồm: được từ một hoặc hơn theo tập quán an toàn và
máy và thiết các điểm sau đây: hướng dẫn vận hành thiết bị
.1 van và máy bơm
bị đã được thiết lập
.1 thời gian đi biển
.2 ròng rọc và thang máy được thừa nhận Thông tin liên lạc trong phạm
.3 miệng quầy, cửa kín vi trách nhiệm của người
.2 đào tạo huấn luyện
nước, lỗ mở và thiết bị thực hành điều khiển phải đạt kết quả

215
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần cho liên quan tốt nhất
việc vận hành .3 kiểm tra
máy và thiết Khả năng sử dụng và hiểu
các tín hiệu điều khiển cần .4 trải nghiệm trên tàu
bị (tiếp theo)
trục, cần cẩu, ròng rọc và đào tạo huấn luyện
thiết bị nâng được thừa nhận

Chức năng: Điện, điện tử và điều khiển máy ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Sử dụng an Sử dụng và vận hành thiết Đánh giá bằng chứng thu Nhận biết và báo cáo các nguy
toàn thiết bị bị điện, bao gồm: được từ một hoặc hơn hiểm về điện và thiết bị
điện các điểm sau đây: không an toàn
.1 dự phòng an toàn trước
khi bắt đầu công việc .1 thời gian đi biển Hiểu biết về điện áp an toàn
hoặc sửa chữa được thừa nhận đối với thiết bị cầm tay

.2 các quy trình cách điện Hiểu biết các rủi ro của các
.2 đào tạo huấn luyện thiết bị cao áp đối với công
.3 các quy trình tình thực hành việc trên tàu
huống khẩn cấp
.3 kiểm tra
.4 điện thế khác nhau trên
tàu .4 trải nghiệm trên
Kiến thức về nguyên nhân tàu đào tạo huấn
điện giật và biện pháp dự luyện được thừa
phòng để ngăn ngừa điện nhận
giật

Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần vào Khả năng sử dụng sơn, dầu Đánh giá bằng chứng thu Hoạt động bảo dưỡng và sửa
việc sửa chữa nhớt và các vật liệu và thiết được từ một hoặc hơn chữa được thực hiện theo các
và bảo dưỡng bị làm sạch các điểm sau đây: hướng dẫn kỹ thuật, an toàn

216
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
trên tàu Khả năng hiểu và thực hiện .1 thời gian đi biển và theo quy trình
các quy trình bảo dưỡng và được thừa nhận
sửa chữa thường xuyên Lựa chọn và sử dụng thiết bị
.2 đào tạo huấn luyện và công cụ thích hợp
Kiến thức về kỹ thuật chuẩn thực hành
bị bề mặt
.3 kiểm tra
Kiến thức về xử lý an toàn
.4 trải nghiệm trên
chất thải
tàu đào tạo huấn
các hướng dẫn an toàn của luyện được thừa
nhận
nhà sản xuất và chỉ dẫn trên
tàu

Kiến thức về việc áp dụng,


bảo dưỡng và sử dụng các
dụng cụ bằng tay và máy và
dụng cụ đo đạc cũng như
máy công cụ

Kiến thức về nguội rèn

Chức năng: Kiểm soát hoạt động tàu và chăm sóc


người trên tàu ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đóng góp việc Kiến thức về các quy trình Đánh giá bằng chứng thu Hoạt động kho tàng được
xử lý kho tàng xử lý về tồn giữ, và chằng được từ một hoặc hơn thực hiện theo tập quán và
buộc kho tàng các điểm sau đây: hướng dẫn vận hành thiết bị
an toàn được thiết lập
.1 thời gian đi biển
được thừa nhận
Tác nghiệp tàng trữ chất nguy
.2 đào tạo huấn luyện hiểm, độc và có hại tuân theo
thực hành các tập quán an toàn được
thiết lập
.3 kiểm tra
Thông tin liên lạc trong phạm
.4 trải nghiệm trên vi trách nhiệm của người điều
tàu đào tạo huấn
khiển phải đạt kết quả tốt
luyện được thừa
nhận nhất

217
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng các Kiến thức về dự phòng áp Đánh giá bằng chứng thu Các quy trình được thiết lập
biện pháp dự dụng để ngăn ngừa ô được từ một hoặc hơn để bảo vệ môi trường biển
phòng và góp nhiễm môi trường biển các điểm sau đây: phải được tuân thủ ở mọi lúc
phần ngăn
.1 thời gian đi biển
ngừa ô nhiễm Kiến thức về sử dụng và vận được thừa nhận
môi trường hành thiết bị chống ô nhiễm
biển .2 đào tạo huấn luyện
Kiến thức về các biện pháp thực hành
xử lý các chất ô nhiễm biển
được thừa nhận .3 kiểm tra

.4 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Áp dụng các Kiến thức làm việc về tập Đánh giá bằng chứng thu Tuân thủ mọi lúc các quy
quy trình về quán làm việc an toàn và an được từ một hoặc hơn trình đã xác lập để bảo vệ
sức khỏe nghề toàn cho người trên tàu bao các điểm sau đây: nhân viên và tàu
nghiệp và an gồm:
Tuân thủ mọi lúc tập quán
toàn .1 an toàn điện .1 thời gian đi biển
làm việc an toàn và sử dụng
được thừa nhận
.2 khóa/niêm phong đúng các thiết bị an toàn và
.3 an toàn cơ khí bảo hộ lao động mọi lúc
.2 đào tạo huấn luyện
.4 hệ thống cho phép làm thực hành
việc
.3 kiểm tra
.5 làm việc trên cao
.6 làm việc trong không .4 trải nghiệm trên tàu
gian kín đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
.7 kỹ thuật nâng và các
biện pháp ngăn ngừa
chấn thương lưng
.8 an toàn hóa chất và
nguy hiểm sinh học
.9 thiết bị an toàn cá nhân

218
Mục A-III/6
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp chứng nhận cho sỹ quan kỹ thuật-điện tử

Đào tạo huấn luyện

1 Yêu cầu về giáo dục và đào tạo huấn luyện theo đoạn 2.3 của quy định III/6 phải bao gồm
đào tạo huấn luyện kỹ năng tay nghề xưởng tổng hợp điện và điện tử tương ứng với nhiệm vụ
của sỹ quan kỹ thuật điện tử

Đào tạo huấn luyện trên tàu

2 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận sỹ quan kỹ thuật điện tử cần phải tham gia
chương trình đào tạo huấn luyện trên tàu được thừa nhận, trong đó:

.1 đảm bảo rằng, trong suốt thời gian đi biển theo yêu cầu, ứng viên được đào tạo huấn
luyện thực hành có hệ thống và kinh nghiệm trong công việc, nhiệm vụ, và trách nhiệm
của một sỹ quan kỹ thuật điện tử;

.2 trong thời gian đi biển được thừa nhận, được giám sát và kiểm soát sát sao bởi sỹ quan
trên tàu có trình độ và đã được cấp giấy chứng nhận; và

.3 được ghi nhận đầy đủ trong sổ ghi nhận huấn luyện

Tiêu chuẩn năng lực

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận sỹ quan kỹ thuật-điện tử phải chứng
minh khả năng đảm nhiệm các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê ở cột 1 của bảng A-
III/6.

4 Yêu cầu về kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu để cấp giấy chứng nhận được thống kê
ở cột 2 của bảng A-III/6 và phải xem xét các hướng dẫn đưa ra ở phần B của Bộ luật này

5 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải đưa ra bằng chứng về việc đã
đạt được tiêu chuẩn năng lực yêu cầu nêu ở các cột 3 và 4 của bảng A-III/6.

219
Bảng A-III/6

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sỹ quan kỹ thuật-điện tử

Chức năng: Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Giám sát hoạt Hiểu biết cơ bản về hoạt Kiểm tra và đánh giá Vận hành thiết bị và hệ thống
động của hệ động của hệ thống kỹ bằng chứng thu được từ phải tuân theo các hướng dẫn
thống điện, thuật cơ khí, bao gồm: một hoặc hơn các điểm vận hành
điện tử và điều sau đây:
khiển .1 động cơ lai, bao gồm Mức độ các đặc tính kỹ thuật
thiết bị động lực chính .1 thời gian đi biển phải phù hợp với hướng dẫn
được thừa nhận kỹ thuật
.2 máy phụ trong buồng
máy .2 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
.3 hệ thống lái được thừa nhận
.4 hệ thống tác nghiệp .3 kinh nghiệm đào tạo
hàng hóa huấn luyện trên thiết
.5 máy móc trên boong bị mô phỏng được
thừa nhận, nơi
.6 hệ thống khách sạn tương ứng

Kiến thức cơ bản về .4 đào tạo huấn luyện


truyền nhiệt, cơ khí và cơ trên thiết bị phòng
học chất lỏng thí nghiệm được
thừa nhận
Kiến thức về:

Kỹ thuật điện và lý thuyết


máy điện

Cơ sở điện tử và điện tử
công nghiệp

Bảng phân phối điện và


các thiết bị điện

Cơ sở tự động hóa và hệ
thống điều khiển tự động
và công nghệ

220
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Giám sát hoạt Thiết bị đo, hệ thống báo
động của hệ động và giám sát
thống điện,
điện tử và điều Truyền động điện
khiển (tiếp Công nghệ vật liệu điện
theo)
Hệ thống điều khiển điện
thủy lực và điện khí nén

Đánh giá các mối nguy


hiểm và biện pháp dự
phòng cần thiết đối với
việc vận hành hệ thống
năng lượng trên 1.000 V
Giám sát và vận Chuẩn bị hệ thống điều Kiểm tra và đánh giá Giám sát đầy đủ hệ thống
hành hệ thống khiển để vận hành thiết bị bằng chứng thu được từ thiết bị động lực chính và phụ
điều khiển tự động lực và máy phụ một hoặc hơn các điểm để duy trì điều kiện hoạt động
động của thiết sau đây: an toàn
bị động lực và
máy phụ .1 thời gian đi biển
được thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

.3 kinh nghiệm đào tạo


huấn luyện trên thiết
bị mô phỏng được
thừa nhận, nơi
tương ứng

.4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận

221
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận hành máy Ghép, chia tải và biến đổi Kiểm tra và đánh giá Lập kế hoạch vận hành và
phát điện và hệ trên máy phát điện bằng chứng thu được từ thực hiện phù hợp với sổ tay
thống phân một hoặc hơn các điểm hướng dẫn vận hành, các quy
Kết nối và cắt kết nối giữa
phối sau đây: tắc và quy trình được thiết
thiết bị chuyển hoán và
bảng phân phối lập để đảm bảo vận hành an
.1 thời gian đi biển toàn
được thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu Hiểu vả giải thích hệ thống


đào tạo huấn luyện phân phối điện bằng các bản
được thừa nhận vẽ / hướng dẫn

.3 kinh nghiệm đào tạo


huấn luyện trên thiết
bị mô phỏng được
thừa nhận, nơi
tương ứng

.4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận
Vận hành và Kiến thức lý thuyết Kiểm tra và đánh giá Lập kế hoạch vận hành và
duy trì hệ thống bằng chứng thu được từ thực hiện phù hợp với sổ tay
năng lượng Công nghệ cao áp một hoặc hơn các điểm hướng dẫn vận hành, các quy
vượt quá 1.000 sau đây: tắc và quy trình được thiết
Volt Biện pháp dự phòng an lập để đảm bảo vận hành an
toàn và quy trình .1 thời gian đi biển toàn
được thừa nhận
Thiết bị điện động lực của
tàu, động cơ điện và hệ .2 trải nghiệm trên tàu
thống kiểm soát đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Kiến thức thực hành
.3 kinh nghiệm đào tạo
Vận hành an toàn và bảo huấn luyện trên thiết
dưỡng hệ thống cao áp, bao bị mô phỏng được
gồm kiến thức về loại kỹ thừa nhận, nơi
thuật đặc biệt của hệ thống tương ứng
cao áp dẫn tới mối nguy
hiểm từ vận hành điện cao .4 đào tạo huấn luyện
áp trên 1000 vollt trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận

222
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận hành máy Hiểu biết về: Kiểm tra và đánh giá Kiểm tra và thao tác chính xác
tính và mạng bằng chứng thu được từ mạng máy tính và máy tính
máy tính trên .1 đặc trưng chính của xử một hoặc hơn các điểm
tàu lý dữ liệu sau đây:
.2 cấu trúc và sử dụng .1 thời gian đi biển
mạng máy tính trên được thừa nhận
tàu
.2 trải nghiệm trên tàu
.3 sử dụng máy tính trên đào tạo huấn luyện
buồng lái, buồng máy được thừa nhận
và máy tính thương
mại .3 kinh nghiệm đào tạo
huấn luyện trên thiết
bị mô phỏng được
thừa nhận, nơi
tương ứng

.4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận
Sử dụng tiếng Kiến thức thích hợp về Kiểm tra và đánh giá Giải thích chính xác các ấn
Anh viết và nói anh ngữ để sỹ quan sử bằng cứng thu nhận phẩm bẳng anh ngữ liên
dụng các ấn phầm máy và được từ hướng dẫn thực quan tới nhiệm vụ của sỹ
thực hiện nhiệm vụ sỹ hành quan
quan
Thông tin liên lạc phải rõ
ràng và dễ hiểu

Sử dụng hệ Vận hành của tất cả các hệ Kiểm tra và đánh giá Truyền đạt và tiếp nhận bản
thống thông tin thống thông tin nội bộ bằng chứng thu được từ tin có kết quả
nội bộ trên tàu một hoặc hơn các điểm
sau đây: Ghi chép nội dung thông tin
đầy đủ, chính xác và tuân
.1 thời gian đi biển theo yêu cầu luật định
được thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

223
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Sử dụng hệ .3 kinh nghiệm đào tạo
thống thông tin huấn luyện trên thiết
nội bộ (tiếp bị mô phỏng được
theo) thừa nhận, nơi
tương ứng

.4 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị phòng
thí nghiệm được
thừa nhận

Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Bảo dưỡng và Yêu cầu về an toàn khi làm Kiểm tra và đánh giá Các biện pháp làm việc an
sửa chữa thiết việc trên các hệ thống điện bằng chứng thu được từ toàn là thích hợp
bị điện tử và trên tàu, bao gồm yêu cầu một hoặc hơn các điểm
thiết bị điện cách điện an toàn các thiết sau đây: Lựa chọn và sử dụng thích
bị điện trước khi nhân hợp các dụng cụ cầm tay,
viên được phép làm việc .1 đào tạo huấn luyện dụng cụ đo lường và thiết bị
trên các thiết bị đó kỹ năng tay nghề kiểm tra và diễn giải kết quả
xưởng tổng hợp chính xác
Bảo dưỡng và sửa chữa được thừa nhận
các thiết bị hệ thống điện, Việc tháo, kiểm tra, sửa chữa
hộp kết nối, động cơ điện, .2 kinh nghiệm thực tế và lắp ráp thiết bị phải phù
máy phát điện và hệ thống và kiểm tra được hợp với hướng dẫn sử dụng
điện DC và thiết bị thừa nhận và thực hành thành thạo

Phát hiện sự cố điện, vị trí .3 thời gian đi biển Lắp ráp và kiểm tra tính năng
của lỗi và các biện pháp để được thừa nhận kỹ thuật phù hợp với hướng
ngăn ngừa hư hại .4 trải nghiệm trên tàu dẫn sử dụng và thực hành
đào tạo huấn luyện thành thạo
Cơ cấu và hoạt động của
thiết bị kiểm tra và đo điện được thừa nhận

Kiểm tra chức năng và tính


năng kỹ thuật của các thiết
bị sau đây và cấu hình của
chúng:

.1 hệ thống giám sát

224
Bảo dưỡng và .2 thiết bị điều khiển tự
sửa chữa thiết động
bị điện tử và
thiết bị điện .3 thiết bị bảo vệ
(tiếp theo) Diễn giải sơ đồ điện và
điện tử
Bảo dưỡng và Kiến thức và kỹ năng điện Kiểm tra và đánh giá Nhận biết chính xác ảnh
sửa chữa hệ và điện tử phù hợp bằng chứng thu được từ hưởng của các trục trặc trên
thống tự động một hoặc hơn các điểm các thiết bị và hệ thống liên
và hệ thống Các quy trình an toàn và sau đây: kết, giải thích chính xác các
điều khiển của tình huống khẩn cấp bản vẽ kỹ thuật của tàu, sử
thiết bị động .1 thời gian đi biển dụng đúng các dụng cụ đo và
Yêu cầu về cách điện an được thừa nhận
lực chính và toàn cho thiết bị và hệ hiệu chuẩn và chứng minh
máy phụ thống liên quan trước khi .2 trải nghiệm trên tàu hành động áp dụng
nhân viên được phép làm đào tạo huấn luyện Cách ly, tháo và lắp ráp trang
việc trên trang bị hoặc được thừa nhận bị và thiết bị phải tuân theo
thiết bị đó hướng dẫn an toàn của nhà
.3 kinh nghiệm đào tạo
Kiến thức thực hành về huấn luyện trên thiết sản xuất và hướng dẫn của
kiểm tra, bảo dưỡng, tìm bị mô phỏng được tàu cũng như chỉ số kỹ thuật
và sửa chữa lỗi thừa nhận, nơi an toàn và luật lệ. Phải áp
tương ứng dụng hành động để hồi phục
Kiểm tra, phát hiện lỗi và hệ thống điều khiển và hệ
bảo dưỡng cũng như khôi .4 đào tạo huấn luyện thống tự động bằng phương
phục thiết bị điều khiển trên thiết bị phòng pháp thích hợp nhất và
điện và điện tử trở về tình thí nghiệm được tương ứng với hoàn cảnh và
trạng hoạt động thừa nhận điều kiện hiện thời
Bảo dưỡng và Kiến thức về nguyên tắc và Nhận biết chính xác ảnh
sửa chữa thiết các quy trình bảo dưỡng hưởng của các trục trặc trên
bị hàng hải trên thiết bị hàng hải, hệ thống các thiết bị và hệ thống liên
buồng lái và hệ thông tin liên lạc nội bộ và kết, giải thích chính xác các
thống thông tin đối ngoại bản vẽ kỹ thuật của tàu, sử
liên lạc của tàu dụng đúng các dụng cụ đo và
Kiến thức lý thuyết: hiệu chuẩn và chứng minh
hành động áp dụng
Hệ thống điện và điện tử
hoạt động trong khu vục Cách ly, tháo và lắp ráp trang
dễ cháy bị và thiết bị phải tuân theo
hướng dẫn an toàn của nhà
Kiến thức thực hành:
sản xuất và hướng dẫn của
Thực hiện các quy trình tàu cũng như chỉ số kỹ thuật
bảo dưỡng và sửa chữa an an toàn và luật lệ. Phải áp
toàn dụng hành động để hồi phục
thiết bị hàng hải trên buồng
Phát hiện trục trặc của lái và hệ thống thông tin liên
thiết bị, vị trí lỗi và hành lạc của tàu bằng phương pháp

225
động ngăn ngừa hư hỏng thích hợp nhất và tương ứng
với hoàn cảnh và điều kiện
hiện thời
Bảo dưỡng và Kiến thức và kỹ năng cơ Kiểm tra và đánh giá Nhận biết chính xác ảnh
sửa chữa hệ khí và điện thích hợp bằng chứng thu được từ hưởng của các trục trặc trên
thống diều một hoặc hơn các điểm các thiết bị và hệ thống liên
khiển điện, điện Các quy trình an toàn và sau đây: kết, giải thích chính xác các
tử của thiết bị tình huống khẩn cấp bản vẽ kỹ thuật của tàu, sử
máy trên .1 thời gian đi biển dụng đúng các dụng cụ đo và
Yêu cầu về cách điện an được thừa nhận
boong và thiết toàn cho thiết bị và hệ hiệu chuẩn và tiến hành hiệu
bị tác nghiệp thống liên quan trước khi .2 trải nghiệm trên tàu chỉnh
hàng hóa nhân viên được phép làm đào tạo huấn luyện Cách ly, tháo và lắp ráp trang
việc trên trang bị hoặc được thừa nhận bị và thiết bị phải tuân theo
thiết bị đó hướng dẫn an toàn của nhà
.3 kinh nghiệm đào tạo
Kiến thức thực hành về huấn luyện trên thiết sản xuất và hướng dẫn của
kiểm tra, bảo dưỡng, tìm bị mô phỏng được tàu cũng như chỉ số kỹ thuật
và sửa chữa lỗi thừa nhận, nơi an toàn và luật lệ. Phải áp
tương ứng dụng hành động để hồi phục
Kiểm tra, phát hiện lỗi và thiết bị trên boong và thiết bị
bảo dưỡng cũng như khôi .4 đào tạo huấn luyện tác nghiệp hàng hóa của tàu
phục thiết bị điều khiển trên thiết bị phòng bằng phương pháp thích hợp
điện và điện tử trở về tình thí nghiệm được nhất và tương ứng với hoàn
trạng hoạt động thừa nhận cảnh và điều kiện hiện thời
Sửa chữa và Kiến thức lý thuyết: Nhận biết chính xác ảnh
bảo dưỡng hệ hưởng của các trục trặc trên
thống điều Hệ thống điện và điện tử các thiết bị và hệ thống liên
khiển và hệ hoạt động trong khu vục kết, giải thích chính xác các
thống an toàn dễ cháy bản vẽ kỹ thuật của tàu, sử
của thiết bị Kiến thức thực hành: dụng đúng các dụng cụ đo và
khách sạn hiệu chuẩn và tiến hành hiệu
Thực hiện các quy trình chỉnh
bảo dưỡng và sửa chữa an
toàn Cách ly, tháo và lắp ráp trang
bị và thiết bị phải tuân theo
Phát hiện trục trặc kỹ hướng dẫn an toàn của nhà
thuật, vị trí của trục trặc sản xuất và hướng dẫn của
và hành động ngăn ngừa tàu cũng như chỉ số kỹ thuật
hư hỏng an toàn và luật lệ. Phải áp
dụng hành động để hồi phục
hệ thống điều khiển và an
toàn của thiết bị khách sạn
bằng phương pháp thích hợp
nhất và tương ứng với hoàn
cảnh và điều kiện hiện thời

226
Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc
người trên tàu ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đảm bảo tuân Ngăn ngừa ô nhiễm môi Kiểm tra và đánh giá Đảm bảo tuân thủ đầy đủ các
thủ các yêu trường biển bằng chứng thu được từ quy trình giám sát các hoạt
cầu về ngăn một hoặc hơn các điểm động trên tàu và tuân theo
ngừa ô nhiễm Kiến thức dự phòng phải áp sau đây: các yêu cầu chống ô nhiễm
dụng để ngăn chặn ô nhiễm
môi trường biển .1 thời gian đi biển Hành động để đảm bảo duy
được thừa nhận trì danh tiếng tích cực về môi
Các quy trình chống ô trường
nhiễm và các thiết bị liên .2 trải nghiệm trên tàu
quan đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Tầm quan trọng của các
biện pháp chủ động để bảo .3 đào tạo huấn luyện
vệ môi trường biển được thừa nhận

Ngăn chặn, Phòng cháy và và các thiết Đánh giá kết quả thu Phân loại và mức độ của vấn
kiểm soát và bị cứu cháy được từ đào tạo huấn đề xác định nhanh chóng và
chữa cháy luyện và truyền đạt kinh các hành động ban đầu phù
trên tàu Khả năng tổ chức diễn tập nghiệm cứu hỏa được hợp với quy trình tình huống
cứu cháy thừa nhận như đã nêu ở khẩn cấp và kế hoạch bất ngờ
Kiến thức về phân loại và mục A-VI/3 cho tàu
hóa tính của cháy Quy trình sơ tán, dừng khẩn
Kiến thức về các hệ thống cấp và cách ly phải tương ứng
cứu cháy. với tính chất của tình huống
khẩn cấp và phải được thực
Kiến thức về hành động áp hiện nhanh chóng
dụng khi bị cháy bao gồm cả
các đám cháy liên quan đến Thứ tự ưu tiên và mức độ
hệ thống dầu cũng như thời gian làm báo
cáo và thông báo cho nhân
viên trên tàu phù hợp với tính
chất của tình huống khẩn cấp
và phản ánh tính khẩn cấp
của vụ việc.

227
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Vận hành các Cứu sinh mạng Đánh giá bằng chứng thu Hành động ứng phó trong các
thiết bị cứu nhận từ truyền đạt kinh tình huống bỏ tàu và cứu
sinh Khả năng tổ chức, diễn tập nghiệm và đào tạo huấn người sống sót phải thích ứng
bỏ tàu và kiến thức vận luyện được thừa nhận với hoàn cảnh và tình huống
hành phương tiện cứu sinh, như nêu ở mục A-VI/2, hiện thời cũng như tuân thủ
và xuồng cấp cứu, các thiết khoản 1 đến 4 các tiêu chuẩn và tập quán an
bị và bố trí hạ thủy, và các toàn đã được thừa nhận
trang thiết bị của chúng,
bao gồm thiết bị cứu sinh
vô tuyến, EPIRB vệ tinh,
SART, quần áo chống thấm
và các thiết bị giữ nhiệt

Áp dụng sơ Sơ cứu y tế Đánh giá bằng chứng thu Xác định các nguyên nhân,
cứu y tế trên nhận từ đào tạo huấn tính chất và mức độ thương
tàu Áp dụng thực hành hướng luyện được thừa nhận tích có thể hoặc các tình trạng
dẫn và chỉ dẫn y tế thông nêu ở mục A-VI/4, một cách nhanh chóng và các
qua vô tuyến bao gồm khả đoạn 1 đến 3 biện pháp điều trị để giảm
năng thực hành hiệu quả thiểu mối đe dọa tức thì đến
trên cơ sở kiến thức đó sinh mạng
trong trường hợp tai nạn và
đau ốm thường xảy ra trên
tàu
Áp dụng tính Kiến thức làm việc về quản Kiểm tra và đánh giá Thuyền viên được phân công
lãnh đạo và kỹ lý và đào tạo huấn luyện bằng chứng thu được từ nhiệm vụ và thông báo về các
năng làm việc nhân sự trên tàu một hoặc hơn các điểm tiêu chuẩn mong muốn và
nhóm sau đây: thái độ đối với công việc
Kiến thức về các công ước theo cách tương ứng với từng
và khuyến nghị hàng hải .1 đào tạo huấn luyện cá nhân liên quan
quốc tế liên quan, và luật được thừa nhân
pháp quốc gia Mục tiêu đào tạo và các hoạt
.2 thời gian đi biển được động phải dựa trên cơ sở
Khả năng áp dụng việc quản thừa nhận đánh giá về năng lực và khả
lý công việc khối lượng năng hiện thời và các yêu cầu
công việc, bao gồm: .3 thể hiện thực hành
tác nghiệp.
.1 lập kế hoạch và hợp tác Các tác nghiệp thể hiện là
.2 chỉ định nhân sự tuân theo các quy tắc áp dụng

.3 hạn hẹp về thời gian và Các thao tác được lập kế


nguồn lực hoạch và các nguồn lực được
phân bổ theo yêu cầu nhằm
.4 ưu tiên ưu tiên đúng để thực hiện các
nhiệm vụ cần thiết
Kiến thức và khả năng áp

228
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng tính dụng quản lý nguồn lực Truyền đạt và tiếp nhận
lãnh đạo và kỹ hiệu quả: thông tin rõ ràng và không
năng làm việc nhầm lẫn
nhóm (tiếp .1 phân công, chỉ định và ưu
theo) tiên nguồn lực Thể hiện tính lãnh đạo và tư
cách hiệu quả
.2 giao tiếp hiệu quả trên
tàu và trên bờ Các thành viên chủ chốt của
nhóm chia sẻ chính xác về
.3 các quyết định phản ánh tình trạng tàu hiện thời và dự
sự xem xét đến kinh kiến cùng như trạng thái hoạt
nghiệm làm việc nhóm động và môi trường bên
.4 sự quyết đoán và tính ngoài
lãnh đạo, bao gồm cách Các quyết định có hiệu quả
động viên cao nhất đối với tình huống
.5 tiếp nhận và duy trì sự
tình huống

Kiến thức và khả năng áp


dụng các thủ thuật đưa ra
quyết định:

.1 Đánh giá tình huống và


rủi ro

.2 Xác định và xem xét các


lựa chọn phát sinh

.3 Lựa chọn phương hướng


hành động

.4 Đánh giá hiệu quả cuối


cùng
Đóng góp cho Kiến thức về kỹ thuật cứu Đánh giá bằng chứng thu Sử dụng chính xác trang bị
sự an toàn của người sống sót được từ đào tạo huấn an toàn và bảo hộ lao động
người và tàu luyện và kinh nghiệm thích hợp
Kiến thức về phòng cháy và được thừa nhận nghiệp
khả năng chống cháy và dập quy định tại mục A-VI/1, Phải tuân thủ mọi lúc các quy
lửa đoạn 2 trình và tập quán làm việc an
toàn được thiếp lập để bảo vệ
Kiến thức về sơ cứu cơ bản con người
Kiến thức về an toàn con Tuân thủ mọi lúc các quy
người và trách nhiệm xã hội trình được thiết lập để bảo vệ

229
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đóng góp cho môi trường
sự an toàn …
(tiếp theo) Hành động ban đầu và tiếp
theo để nhận biết tình huống
khẩn cấp phải tuân thủ các
quy trình ứng phó tình huống
khẩn cấp được xác lập

230
Mục A-III/7
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc về cấp giấy chứng nhận cho thợ kỹ thuật- điện tử

1 Yêu cầu mỗi thợ kỹ thuật- điện tử làm việc trên tàu có công suất máy chính từ 750kw trở
lên phải thể hiện năng lực để thực hiện các chức năng ở mức trách nhiệm trợ giúp, như nêu tại
cột 1 của bảng A-III/7.

2 Yêu cầu về kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu đối với thợ kỹ thuật- điện tử làm việc
trên tàu có công suất máy chính từ 750kW trở lên được thống kê ở cột 2 của bảng A-III/7.

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải chứng minh đã đạt được tiêu
chuẩn năng lực cần thiết theo các biện pháp thể hiện năng lực và các tiêu chí đánh giá năng lực
nêu ở các cột 3 và 4 của bảng A-III/5.

231
Bả ng A-III/7

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu đối với thợ kỹ thuật- điện tử

Chức năng: Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Sử dụng an Sử dụng an toàn và vận Đánh giá bằng chứng thu Hiểu biết và tuân theo các
toàn thiết bị hành thiết bị điện, bao gồm: được từ một hoặc hơn hướng dẫn an toàn của thiết
điện các điểm sau đây: bị điện và máy
.1 biện pháp dự phòng an
toàn trước khi bắt đầu .1 thời gian đi biển Nhận biết và báo cáo các nguy
công việc hoặc sửa chữa được thừa nhận hiểm về điện và thiết bị
không an toàn
.2 các quy trình cách điện .2 đào tạo huấn luyện
thực hành
.3 các quy trình tình Hiểu biết về an toàn cao thế
huống khẩn cấp .3 kiểm tra đối với thiết bị cầm tay

.4 điện thế khác nhau trên .4 trải nghiệm trên tàu Hiểu biết các rủi ro liên quan
tàu đào tạo huấn luyện thiết bị cao thế và công việc
được thừa nhận trên tàu
Kiến thức về nguyên nhân
điện giật và biện pháp dự
phòng để ngăn ngừa điện
giật
Góp phần Kiến thức cơ bản về hoạt Đánh giá bằng chứng thu Đảm bảo kiến thức:
giám sát hoạt động của hệ thống kỹ thuật được từ một hoặc hơn
động của hệ cơ khí, bao gồm: các điểm sau đây: .1 vận hành thiết bị và hệ
thống điện và thống tuân theo các
.1 thiết bị lai, bao gồm .1 thời gian đi biển hướng dẫn vận hành
thiết bị được thừa nhận
thiết bị động lực chính
.2 yêu cầu tính năng kỹ
.2 máy phụ buồng máy .2 đào tạo huấn luyện thuật tuân theo hướng
thực hành
.3 hệ thống lái dẫn kỹ thuật
.3 kiểm tra
.4 hệ thống tác nghiệp
hàng hóa .4 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
.5 máy, thiết bị trên
được thừa nhận
boong

.6 hệ thống khách sạn

232
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần Kiến thức cơ bản về:
giám sát hoạt
.1 điện công nghệ và lý
động của hệ
thuyết máy điện
thống điện và
thiết bị (tiếp .2 bảng phân phối năng
theo) lượng điện và máy điện

.3 Nguyên lý cơ bản của kỹ


thuật tự động, hệ thống
và công nghệ điều khiển
tự động

.4 thiết bị đo, hệ thống báo


động và hệ thống kiểm
tra

.5 truyền động điện

.6 hệ thống điều khiển


điện thủy lực và điện
khí nén

.7 ghép nối, phân tải và


thay đổi cấu hình điện
Sử dụng dụng Các yêu cầu an toàn khi làm Đánh giá bằng chứng thu Thực hiện đầy đủ các biện
cụ bằng tay, việc trên hệ thống điện tàu được từ một hoặc hơn pháp an toàn
thiết bị đo biển các điểm sau đây:
điện và điện Lựa chọn và sử dụng thích
Áp dụng tập quán làm việc .1 Đào tạo huấn luyện hợp các thiết bị kiểm tra và
tử để tìm lỗi,
an toàn kỹ năng tay nghề giải thích các kết quả chính
bảo dưỡng và
sửa chữa xưởng tổng hợp xác
Kiến thức cơ bản về
được thừa nhận
.1 Cơ cấu và đặc điểm Lựa chọn các quy trình sửa
hoạt động của hệ thống .2 kinh nghiệm và kiểm chữa và bảo dưỡng theo các
và thiết bị AC và DC trên tra thực hành được sổ tay hướng dẫn và thực
tàu thừa nhận hành thành thạo

.2 Sử dụng dụng cụ đo
lường, máy công cụ và
dụng cụ bằng tay, công
cụ mạnh

233
Chức năng: Bảo dưỡng và sửa chữa ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần việc Khả năng sử dụng dầu bôi Đánh giá bằng chứng thu Hoạt động bảo dưỡng và sửa
bảo dưỡng và trơn và các vật liệu và thiết được từ một hoặc hơn chữa được thực hiện theo các
sửa chữa trên bị làm sạch các điểm sau đây: hướng dẫn kỹ thuận an toàn
tàu và quy trình
Kiến thức về thải bỏ an toàn .1 thời gian đi biển
phế liệu được thừa nhận
Lựa chọn và sử dụng phù hợp
Khả năng hiểu biết và thực .2 đào tạo huấn luyện thiết bị và công cụ
thực hành
hiện bảo dưỡng thường
xuyên và các quy trình sửa .3 kiểm tra
chữa hướng dẫn an toàn
của nhà sản xuất và chỉ dẫn .4 trải nghiệm trên tàu
trên tàu đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
Góp phần Các quy trình an toàn và Đánh giá bằng chứng thu Nhận biết chính xác ảnh
bảo dưỡng và tình huống khẩn cấp được từ một hoặc hơn hưởng của các trục trặc kỹ
sửa chữa hệ các điểm sau đây: thuật của hệ thống và thiết bị
thống điện và Kiến thức cơ bản về bản vẽ liên kết, giải thích đúng bản
điện và yêu cầu cách điện .1 thời gian đi biển
thiết bị máy được thừa nhận vẽ kỹ thuật, sử dụng chính
trên tàu an toàn thiết bị và các hệ xác dụng cụ đo lường và hiệu
thống liên kết trước khi
.2 trải nghiệm trên tàu chuẩn và chứng minh hành
nhân viên được phép làm
đào tạo huấn luyện động áp dụng
việc trên máy và thiết bị
được thừa nhận
điện đó Cách ly, tháo và lắp ráp trang
.3 đào tạo huấn luyện bị và thiết bị phải tuân theo
Kiểm tra, phát hiện lỗi và hướng dẫn an toàn của nhà
trên thiết bị mô
bảo dưỡng cũng như khôi sản xuất và hướng dẫn của
phỏng được thừa
phục thiết bị điều khiển
nhận, nơi tương ứng tàu cũng như chỉ số kỹ thuật
điện và điện tử đảm bảo an toàn và luật lệ. Phải áp
điều kiện hoạt động của .4 đào tạo huấn luyện dụng hành động để hồi phục
thiết bị trên thiết bị phòng hệ thống tự động và điều
thí nghiệm được khiển của tàu bằng phương
Hệ thống điện và điện tử
thừa nhận pháp thích hợp nhất và
hoạt động trong khu vục dễ
cháy tương ứng với hoàn cảnh và
điều kiện hiện thời
Cơ sở của hệ thống phát
hiện cháy của tàu

Thực hiện các quy trình bảo


dưỡng và sửa chữa an toàn

234
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực

Góp phần Phát hiện trục trặc của thiết


bảo dưỡng … bị, vị trí lỗi và hành động
(tiếp theo) ngăn chặn hư hỏng

Bảo trì và sửa chữa thiết bị


chiếu sáng và hệ thống cung
cấp điện

Chức năng: Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc
người trên tàu ở mức trách nhiệm trợ giúp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đóng góp việc Kiến thức về các quy trình Đánh giá bằng chứng thu Hoạt động tồn giữ kho tàng
tác nghiệp kho tác nghiệp về tồn giữ, và được từ một hoặc hơn được thực hiện theo tập
tàng chằng buộc kho tàng các điểm sau đây: quán an toàn và hướng dẫn
vận hành thiết bị an toàn
.1 thời gian đi biển
được thừa nhận được thiết lập
Tác nghiệp tàng trữ chất nguy
.2 đào tạo huấn luyện hiểm, độc và có hại tuân theo
thực hành
các tập quán an toàn được
.3 kiểm tra thiết lập
Thông tin liên lạc trong phạm
.4 trải nghiệm trên tàu vi trách nhiệm của người điều
đào tạo huấn luyện hành phải đạt kết quả tốt
được thừa nhận nhất

Áp dụng các Kiến thức về biện pháp dự Đánh giá bằng chứng thu Tuân theo mọi lúc các quy
biện pháp dự phòng áp dụng để ngăn được từ một hoặc hơn trình được thiết lập để bảo
phòng và góp ngừa ô nhiễm môi trường các điểm sau đây: vệ môi trường biển
biển
phần ngăn
.1 thời gian đi biển
ngừa ô nhiễm Kiến thức về sử dụng và vận được thừa nhận
môi trường hành thiết bị chống ô nhiễm
biển .2 đào tạo huấn luyện
Kiến thức về các biện pháp thực hành
thải bỏ các chất ô nhiễm
biển được thừa nhận .3 kiểm tra

.4 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

235
Áp dụng các Kiến thức về tập quán làm Đánh giá bằng chứng thu Tuân thủ mọi lúc các quy
quy trình về việc an toàn và an toàn cho được từ một hoặc hơn trình đã xác lập để bảo vệ
sức khỏe nghề người trên tàu bao gồm: các điểm sau đây: nhân viên và tàu
nghiệp và an
.1 an toàn điện .1 thời gian đi biển Tuân thủ mọi lúc tập quán
toàn được thừa nhận làm việc an toàn và sử dụng
.2 khóa/niêm phong đúng các thiết bị an toàn và
.2 đào tạo huấn luyện
bảo hộ lao động
.3 an toàn cơ khí thực hành

.4 hệ thống cho phép làm .3 kiểm tra


việc
.4 trải nghiệm trên tàu
.5 làm việc trên cao đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
.6 làm việc trong không
gian kín

.7 kỹ thuật nâng và các


biện pháp ngăn ngừa
chấn thương lưng

.8 an toàn hóa chất và


nguy hiểm sinh học

.9 thiết bị an toàn cá nhân

236
Chương IV
Tiêu chuẩn cho sỹ quan vô tuyến

Mục A-IV/1
Áp dụng

(Không có điều khoản)

Mục A-IV/2
Các yêu cầu tối thiểu để cấp giấy chứng nhận cho sỹ quan vô tuyến GMDSS

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu kiến thức, hiểu biết và năng lực tối thiểu để cấp giấy chứng nhận cho sỹ quan vô
tuyến GMDSS phải đầy đủ để sỹ quan vô tuyến thực hiện các nhiệm vụ vô tuyến của họ. Kiến
thức cần thiết để được cấp mỗi loại giấy chứng nhận phải tuân theo các quy định được xác định
tại Quy định Vô tuyến. Ngoài ra, yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận khả năng
chuyên môn phải thể hiện năng lực để đảm đương các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống
kê ở cột 1 của bảng A-IV/2.

2 Kiến thức, hiểu biết và kỹ năng để được xác nhận theo quy định của Công ước đối với các
giấy chứng nhận được cấp theo các điều khoản về Quy định Vô tuyến được thống lê tại cột 2 của
Bảng A-IV/2.

3 Ứng viên phải có đẩy đủ trình độ kiến thức về các vấn đề thống kê trong cột 2 của Bảng A-
IV/2 để thực hiện các nhiệm vụ của mình ∗.

4 Mỗi ứng viên phải đưa ra bằng chứng đã đạt được tiêu chuẩn năng lực cần thiết, thông qua
việc:

.1 thể hiện năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ và đảm nhận các trách nhiệm
thống kê tại cột 1 của bảng A-IV/2, tuân theo các biện pháp thể hiện năng lực và các
tiêu chí đánh giá năng lực tại các cột 3 và 4 của bảng này, và

.2 kiểm tra hoặc đánh giá liên tục là một phần của khóa đào tạo huấn luyện được thừa
nhận dựa trên các nội dung nêu ở cột 2 của bảng A-IV/2.


Chương trình đào tạo huấn luyện mẫu tương ứng của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa đào
tạo huấn luyện.

237
Bả ng A-IV/2

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sỹ quan vô tuyến GMDSS

Chức năng: Thông tin liên lạc vô tuyến ở mức trách nhiệm vận hành

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Truyền và Ngoài các yêu cầu của Quy Kiểm tra và đánh giá Truyền và nhận thông tin liên
nhận thông tin định Vô tuyến, có kiến thức bằng chứng thu được lạc phù hợp với quy định và
sử dụng hệ về: qua thể hiện thực tế từ thủ tục quốc tế và triển khai
thống thành các quy trình vận hành, một cách hiệu quả và phù hợp
phần GMDSS .1 thông tin liên lạc tìm sử dụng:
và thiết bị và kiếm cứu nạn, bao gồm Sử dụng đúng các thông tin
thực hiện các các quy trình trong Sổ .1 thiết bị được thừa bằng anh ngữ liên quan đến
yêu cầu chức tay Tìm kiếm và cứu nhận an toàn tàu và người trên tàu
năng của nạn hàng không và hàng và bảo vệ môi trường biển
hải quốc tế (IAMSAR) .2 thiết bị mô phỏng
GMDSS thông tin liên lạc
.2 Các biện pháp ngăn GMDSS, nơi tương
chặn việc phát báo động ứng (xem mục B-
cứu nạn giả và các quy I/12 Bộ luật này).
trình để giảm thiểu ảnh
hưởng của những báo .3 thiết bị phòng thí
động đó. nghiệm thông tin
liên lạc vô tuyến
.3 Hệ thống báo cáo của
tàu.

.4 Các dịch vụ y tế vô
tuyến

.5 Sử dụng Bộ luật thông


hiệu quốc tế và Thành
ngữ thông tin liên lạc
tiêu chuẩn ( Standard
Marine Communication
Phrases) của IMO

.6 Anh ngữ, viết và nói để


trao đổi thông tin liên
quan đến an toàn sinh
mạng trên biển.

238
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Truyền và Ghi chú: Những yêu cầu này
nhận thông tin có thể được giảm bớt trong
sử dụng hệ trường hợp của Giấy chứng
thống …(tiếp nhận cấp cho Sỹ quan vô
theo) tuyến hạn chế.
Cung cấp các Quy định về dịch vụ vô Kiểm tra và đánh giá Ứng phó hiệu quả và thích
dịch vụ vô tuyến điện trong tình huống bằng chứng thu được hợp.
tuyến trong khẩn cấp như: qua thể hiện thực tế từ
tình huống các quy trình vận hành,
khẩn cấp .1 bỏ tàu sử dụng:
.2 cháy trên tàu .1 thiết bị được thừa
.3 một phần hoặc toàn bộ nhận
hệ thống vô tuyến điện .2 thiết bị mô phỏng
bị hỏng thông tin liên lạc
Biện pháp ngăn ngừa các GMDSS, nơi tương
nguy cơ an toàn của tàu và ứng .
nhân viên của thiết bị vô .3 thiết bị phòng thí
tuyến liên quan, bao gồm nghiệm thông tin
các nguy cơ bức xạ phi-ion liên lạc vô tuyến
hóa

239
Chương V
Tiêu chuẩn về yêu cầu đào tạo huấn luyện
đặc biệt cho nhân viên làm việc trên một số loại tàu

Mục A-V/1-1
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc về đào tạo huấn luyện và kỹ năng cho thuyền trưởng,
sỹ quan và thuyền viên trợ giúp làm việc trên tàu dầu và tàu hóa chất

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản cho tác
nghiệp hàng hóa trên tàu dầu và tàu hóa chất phải:

.1 chứng minh năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ, và trách nhiệm nêu tại cột 1
bảng A-V/1-1-1; và

.2 cung cấp các bằng chứng đã đạt được:

.2.1 kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu nêu tại cột 2 của bảng A-V/1-1-1, và

.2.2 tiêu chuẩn năng lực yêu cầu theo các phương pháp chứng minh năng lực và các
tiêu chí đánh giá năng lực nêu tại các cột 3 và 4 của bảng A-V/1-1-1.

2 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao cho
tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu phải:

.1 chứng minh năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại
cột 1 của bảng A-V/1-1/2; và

.2 cung cấp bằng chứng về việc đã đạt được:

.2.1 kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu thống kê tại mục 2 của bảng A-V/1-1-2,

.2.2 tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các phương pháp chứng minh năng lực và các
tiêu chí đánh giá năng lực nêu tại các cột 3 và 4 của bảng A-V/1-1-2.

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao cho tác
nghiệp hàng hóa trên tàu hóa chất phải:

.1 chứng minh năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột
1 của bảng A-V/1-1-3; và

.2 cung cấp bằng chứng đã đạt được:

.2.1 kiến thức, và kỹ năng tối thiểu thống kê tại cột 2 của bảng A-V/1-1-3, và

.2.2 tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các phương pháp chứng minh năng lực và các
tiêu chí đánh giá năng lực nêu tại các cột 3 và 4 của bảng A-V/1-1-3.

240
Bả ng A-V/1-1-1

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về đào tạo huấn luyện
cơ bản cho tác nghiệp hàng hóa trên tàu dầu và tàu hóa chất

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần cho Kiến thức cơ bản về tàu dầu Kiểm tra và đánh giá Trao đổi thông tin trong
tác nghiệp và hóa chất: bằng chứng thu được từ phạm vi trách nhiệm rõ ràng
hàng hóa an một hoặc hơn các điểm và hiệu quả
.1 các loại tàu dầu và tàu
toàn của tàu sau đây:
hóa chất Thực hiên các tác nghiệp
dầu và hóa
chất .1 thời gian đi biển hàng hóa theo các nguyên
.2 Bố trí chung và kết cấu
được thừa nhận tắc và quy trình để đảm bảo
Kiến thức cơ bản về tác tác nghiệp an toàn được thừa
nghiệp hàng hóa: .2 trải nghiệm trên tàu nhận
đào tạo huấn luyện
.1 các hệ thống đường ống được thừa nhận
và van
.3 đào tạo huấn luyện
.2 máy bơm hàng trên thiết bị mô
.3 bốc hàng và dỡ hàng phỏng được thừa
nhận
.4 tẩy rửa két, khử khí và
trơ hóa .4 chương trình đào tạo
huấn luyện được
Kiến thức cơ bản về các đặc
thừa nhận
tính vật lý của dầu và hóa
chất :

.1 áp suất và nhiệt độ, bao


gồm mối quan hệ nhiệt
độ/áp suất hơi

.2 các kiểu phát sinh tĩnh


điện

.3 ký hiệu hóa học

Kiến thức và hiểu biết văn


hóa an toàn tàu két và quản
lý an toàn

241
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng các Kiến thức cơ bản về các Kiểm tra và đánh giá Bằng bảng MSDS, nhận biết
biện pháp dự nguy cơ liên quan đến vận bằng chứng thu được từ chính xác nguy cơ liên quan
phòng ngăn hành tàu két, bao gồm: một hoặc hơn các điểm đến hàng hóa tương ứng đối
chặn nguy cơ sau đây: với tàu và người, áp dụng các
.1 nguy cơ đối với sức
hành động thích hợp theo
khỏe .1 thời gian đi biển các quy trình dã được xác lập
được thừa nhận
.2 nguy cơ đến môi trường
Nhận biết và hành động để
.3 nguy cơ của phản ứng .2 trải nghiệm trên tàu hiểu rõ tình huống nguy
đào tạo huấn luyện hiểm, phải tuân theo các quy
.4 nguy cơ ăn mòn được thừa nhận trình đã thiết lập phù hợp
.5 nguy cơ nổ, tính dễ cháy .3 đào tạo huấn luyện với thực hành hiệu quả

.6 các nguồn cháy bao gồm trên thiết bị mô


các nguy cơ từ tĩnh điện phỏng được thừa
nhận
.7 nguy cơ độc
.4 chương trình đào tạo
.8 rò rỉ hơi và bụi
huấn luyện được
Kiến thức cơ bản về kiểm thừa nhận
soát nguy cơ:

.1 các tác nhân làm trơ,


phủ nước, làm khô và
kỹ thuật giám sát

.2 biện pháp chống tĩnh


điện

.3 thông gió

.4 cách ly

.5 ngăn chặn

.6 tầm quan trọng của sự


tương thích hàng hóa

.7 kiểm soát áp suất

.8 thử khí

Hiểu biết thông tin trong


Bảng dữ liệu an toàn chất
liệu (MSDS)

242
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng các Chức năng và cách sử dụng Kiểm tra và đánh giá Tuân thủ các biện pháp khi
biện pháp dự đúng các dụng cụ đo khí và bằng chứng thu được từ đi vào không gian kín.
phòng và biện các thiết bị tương tự một hoặc hơn các điểm
pháp bảo sau đây: Tuân thủ mọi lúc các quy
Sử dụng đúng các thiết bị an trình và tập quán làm việc an
đảm sức khỏe
toàn và dụng cụ bảo vệ, .1 thời gian đi biển toàn được thiết lập để bảo vệ
nghề nghiệp
gồm: được thừa nhận người và tàu
và an toàn
.1 bình thở và các thiết bị.2 trải nghiệm trên tàu Sử dụng đúng thiết bị an
thoát khỏi két hàng đào tạo huấn luyện toàn và bảo hộ lao động thích
.2 quần áo bảo hộ và thiết được thừa nhận hợp
bị
.3 đào tạo huấn luyện
.3 máy thở hồi sức trên thiết bị mô
phỏng được thừa
.4 thiết bị cứu nạn và nhận
thoát hiểm
.4 chương trình đào tạo
Kiến thức cơ bản về tập
huấn luyện được
quán và quy trình làm việc
thừa nhận
an toàn theo qui định của
pháp luật và các hướng dẫn
của ngành dầu khí và an
toàn cho người trên tàu
dầu và hóa chất bao gồm:

.1 các dự phòng áp dụng


khi vào các khu vực kín

.2 các dự phòng áp dụng


trước và trong suốt quá
trình sửa chữa và bảo
dưỡng

.3 các biện pháp an toàn


đối với công việc hàn
cắt và gia công nguội

.4 an toàn điện

.5 danh mục kiểm tra


tàu/bờ

Kiến thức cơ bản về sơ cứu,


tham khảo Bảng dữ liệu an Sơ cứu, những điều nên và
toàn chất liệu (MSDS) không nên làm

243
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Thực hiện các Tổ chức ứng phó và hành Các bài tập thực hành và Các hành động ban đầu và
hoạt động động áp dụng khi cháy trên công cụ được tiến hành hành động kế tiếp khi nhận
chống cháy tàu dầu và hóa chất dưới các điều kiện đào biết cháy trên tàu phải tuân
tạo huấn luyện thật và theo tập quán và các quy
Các nguy cơ cháy liên quan thực tế được thừa nhận trình đã xác lập.
đến tác nghiệp hàng hóa và (như các điều kiện trên
vận chuyển xô chất lỏng Hành động áp dụng khi nhận
tàu được mô phỏng) và,
nguy hiểm và độc biết tín hiệu tập trung phải
bất cứ lúc nào có thể,
thích hợp với tình huống
Các công chất chống cháy trong tối
khẩn cấp và tuân theo các
sử dụng để dập cháy dầu và quy trình đã xác lập
hóa chất
Quần áo bảo hộ và thiết bị
Sử dụng hệ thống bọt chống phải thích hợp với tính chất
cháy cố định của hoạt động cứu hỏa

Vận hành bình bọt chống Thời lượng và trình tự các


cháy xách tay hoạt động phải thích hợp với
điều kiện và hoàn cảnh hiện
Vận hành hệ thống hóa chất thời
khô cố định
Sử dụng các quy trình, kỹ
Kiềm chế dung lượng phun thuật và công chất chữa cháy
liên quan đến các hoạt động thích hợp để dập lửa hiệu
chống cháy quả

Ứng phó tình Kiến thức cơ bản về các quy Kiểm tra và đánh giá Nhận biết nhanh chóng loại
huống khẩn trình tình huống khẩn cấp, bằng chứng thu được từ hình và tác động của tình
cấp bao gồm việc ngừng khẩn một hoặc hơn các điểm huống khẩn cấp và hành
cấp sau đây: động ứng phó phải tuân theo
các quy trình tình huống
.1 thời gian đi biển
khẩn cấp và các kế hoạch bất
được thừa nhận
ngờ
.2 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
.3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận
.4 chương trình đào tạo
huấn luyện được
thừa nhận

244
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Biện pháp dự Kiến thức cơ bản về ảnh Kiểm tra và đánh giá Tuân thủ mọi lúc các quy
phòng để hưởng của ô nhiễm dầu và bằng chứng thu được từ trình đã được thiết lập để
ngăn chặn ô hóa chất đến cuộc sống của một hoặc hơn các điểm bảo vệ môi trường
nhiễm môi con người và biển cả sau đây:
trường từ
việc thải dầu Kiến thức cơ bản về các quy .1 thời gian đi biển
và hóa chất trình trên tàu để ngăn chặn được thừa nhận
ô nhiễm
.2 trải nghiệm trên tàu
Kiến thức cơ bản về các đào tạo huấn luyện
biện pháp thực hiện trong được thừa nhận
trường hợp xảy ra tràn dầu
và hóa chất, bao gồm sự cần .3 đào tạo huấn luyện
thiết phải: trên thiết bị mô
phỏng được thừa
.1 báo cáo các thông tin nhận
liên quan tới những
người có trách nhiệm .4 chương trình đào tạo
huấn luyện được
.2 hỗ trợ thực hiện các thừa nhận
biện pháp kiềm chế tràn
dầu và hóa chất trên tàu

245
Bảng A-V/1-1-2
Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về đào tạo
huấn luyện nâng cao đối với tác nghiêp hàng hóa trên tàu dầu

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực Thiết kế và đặc tính của tàu Kiểm tra và đánh giá Trao đổi thông tin rõ ràng, dễ
hiện an toàn chở dầu bằng chứng thu được từ hiểu và hiệu quả
và giám sát tất một hoặc hơn các điểm
cả các tác Kiến thức và hiểu biết về sau đây: Tác nghiệp hàng hóa được
nghiệp hàng thiết kế, hệ thống và thiết bị thực hiện theo cách an toàn
hóa của tàu chở dầu, bao gồm: .1 thời gian đi biển có xem xét đến thiết kế, các
được thừa nhận hệ thống và thiết bị tàu dầu
.1 bố trí chung và kết cấu
.2 đào tạo huấn luyện Lập kế hoạch tác nghiệp
.2 bố trí bơm và thiết bị trên tàu và kinh hàng hóa, quản lý rủi ro và
.3 bố trí khoang két, hệ nghiệm được thừa thực hiện theo các nguyên tắc
thống đường ống và bố nhận và quy trình đã được chấp
trí thông hơi nhận để đảm bảo an toàn cho
.3 đào tạo huấn luyện tác nghiệp và tránh ô nhiễm
.4 hệ thống đo và báo trên thiết bị mô môi trường biển
động phỏng được thừa
nhận Nhận biết và khắc phục
.5 hệ thống hâm hàng nhanh chóng các không-phù-
.4 chương trình đào tạo hợp tiềm ẩn đối với các quy
.6 hệ thống rửa khoang, huấn luyện được trình liên quan đến tác nghiệp
thải khí, và hệ thống khí thừa nhận hàng hóa
trơ
Bốc xếp và dỡ hàng hóa đảm
.7 hệ thống nước dằn bảo duy trì mọi lúc điều kiện
.8 thông hơi khu vực hàng ổn tính và ứng suất của tàu
hóa và thông gió sinh trong giới hạn an toàn
hoạt Hành động áp dụng và các
.9 bố trí két dầu cặn quy trình thực hiện phải được
vận dụng chính xác và sử
.10 hệ thống phục hồi hơi dụng thích hợp các thiết bị
trên tàu tương ứng
.11 hệ thống kiểm soát điện
tử và điện liên quan đến Hiệu chuẩn và sử dụng thiết
hàng hóa bị giám sát và phát hiện khí
phải tuân theo tập quán tác
.12 thiết bị bảo vệ môi nghiệp và các quy trình
trường bao gồm Thiết
bị giám sát thải dầu

246
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực (ODME)
hiện an toàn
và giám sát tất .13 phủ sơn khoang, két Các quy trình đối với hệ
cả các tác thống giám sát và an toàn
.14 các hệ thống theo dõi áp phải đảm bảo rằng tất cả các
nghiệp hàng suất và nhiệt độ khoang
hóa (tiếp báo động được phát hiện
hàng nhanh chóng và xử lý ngay
theo)
.15 các hệ thống chống cháy theo các quy trình tình huống
khẩn cấp đã xác lập
Kiến thức lý thuyết và hiểu
biết các đặc tính máy bơm,
bao gồm các loại máy bơm
hàng và vận hành bơm an
toàn

Kỹ năng về văn hóa an toàn


trên tàu két và thực thi hệ
thống quản lý an toàn

Kiến thức và hiểu biết về hệ


thống kiểm soát và an toàn
bao gồm dừng khẩn cấp

Bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc


xử lý hàng hóa

Khả năng thực hiện đo và


tính toán hàng hóa

Kiến thức và hiểu biết về


ảnh hưởng của hàng lỏng
chở xô đối với hiệu mớn
nước, ổn tính và tính toàn
vẹn kết cấu

Kiến thức và tác nghiệp liên


quan đến hàng dầu, bao
gồm:

.1 kế hoạch bốc hàng, dỡ


hàng

.2 nước dằn và bỏ nước


dằn

247
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực .3 tác nghiệp dọn rửa
hiện an toàn khoang
và giám sát tất
cả các tác .4 trơ hóa
nghiệp hàng .5 thải khí
hóa (tiếp
theo) .6 chuyển tải từ tàu sang
tàu

.7 châm đầy

.8 rửa bằng dầu thô

Lập và áp dụng kế hoạch tác


nghiệp, các quy trình và
danh mục kiểm tra liên
quan đến hàng hóa

Khả năng hiệu chuẩn và sử


dụng các hệ thống và thiết
bị giám sát và phát hiện khí
Khả năng quản lý và giám Nhân viên được phân công
sát nhân viên về trách nhiệm vụ và thông báo về các
nhiệm liên quan đến hàng quy trình và tiêu chuẩn làm
hóa việc phải tuân thủ, tương ứng
với từng cá nhân liên quan và
tuân theo tập quán tác nghiệp
an toàn

Quen thuộc Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Sử dụng hiệu quả các nguồn
các đặc tính lý, đặc tính vật lý và hóa học bằng chứng thu được từ thông tin để nhận biết thuộc
hóa học của của hàng dầu các thông tin một hoặc hơn các điểm tính và đặc tính của hàng dầu
hàng dầu nêu trong Bảng dữ liệu an sau đây: và khí liên quan đến dầu, và
toàn các chất liệu (MSDS) tác động của nó đến an toàn,
.1 thời gian đi biển môi trường và hoạt động của
được thừa nhận tàu biển
.2 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô

248
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quen thuộc phỏng được thừa
các đặc tính lý nhận
…(tiếp theo)
.4 chương trình đào tạo
huấn luyện được
thừa nhận
Áp dụng các Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Nhận biết chính xác và áp
biện pháp dự các nguy cơ và các biện bằng chứng thu được từ dụng các biện pháp kiểm soát
phòng để ngăn pháp kiểm soát liên quan một hoặc hơn các điểm thích hợp các nguy cơ liên
ngừa nguy cơ đến tác nghiệp hàng hóa sau đây: quan đến hàng hóa gắn liền
trên tàu dầu, bao gồm: với các tác nghiệp tàu dầu đối
.1 thời gian đi biển
với tàu và nhân viên
.1 tính độc hại được thừa nhận
.2 trải nghiệm trên tàu
.2 tính dễ cháy và nổ
đào tạo huấn luyện
.3 nguy cơ sức khỏe được thừa nhận

.4 hợp chất của khí trơ .3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
.5 nguy cơ tích điện phỏng được thừa
nhận
Kiến thức và hiểu biết về
các nguy cơ do không tuân .4 chương trình đào tạo
theo các quy định/qui tắc huấn luyện được
liên quan thừa nhận

Áp dụng các Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Tuân thủ mọi lúc các quy
biện pháp dự tập quán làm việc an toàn, bằng chứng thu được từ trình đã được thiết lập để bảo
phòng cho bao gồm đánh giá rủi ro và một hoặc hơn các điểm vệ người và tàu
sức khỏe nghề an toàn cho người liên quan sau đây:
nghiệp và an đến tàu dầu: Tuân thủ tập quán làm việc
toàn .1 thời gian đi biển an toàn và sử dụng đúng các
.1 áp dụng các biện pháp được thừa nhận thiết bị bảo hộ lao động và an
dự phòng khi vào các toàn thích hợp
không gian kín, bao gồm .2 trải nghiệm trên tàu
việc sử dụng đúng các đào tạo huấn luyện Tập quán làm việc phải tuân
loại bình thở khác nhau được thừa nhận theo các yêu cầu của pháp
luật, các bộ luật về thực hành
.2 các dự phòng áp dụng .3 đào tạo huấn luyện an toàn, giấy phép làm việc,
trước và trong khi sửa trên thiết bị mô quan tâm môi trường
chữa và bảo dưỡng phỏng được thừa
nhận Sử dụng đúng trang thiết bị
.3 các biện pháp dự phòng thở
đối với gia công nóng và .4 chương trình đào tạo

249
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng các gia công nguội huấn luyện được Tuân thủ các quy trình vào
biện pháp dự thừa nhận không gian kín
phòng … (tiếp .4 các biện pháp dự phòng
theo) đối với an toàn điện

.5 sử dụng các thiết bị bảo


hộ cá nhân thích hợp
Ứng phó tình Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Nhận biết nhanh chóng loại
huống khẩn các quy trình tình huống bằng chứng thu được từ hình và tác động của tình
cấp khẩn cấp của tàu dầu bao một hoặc hơn các điểm huống khẩn cấp và hành
gồm: sau đây: động ứng phó phải tuân theo
các quy trình tình huống khẩn
.1 kế hoạch ứng phó tình .1 thời gian đi biển cấp và các kế hoạch bất ngờ
huống khẩn cấp của tàu được thừa nhận
Thứ tự ưu tiên, và mức độ và
.2 ngừng khẩn cấp các tác .2 trải nghiệm trên tàu thời gian lập báo cáo và thông
nghiệp hàng hóa đào tạo huấn luyện báo cho nhân viên trên tàu,
được thừa nhận phù hợp với bản chất tình
.3 hành động áp dụng
trong trường hợp trục .3 đào tạo huấn luyện huống khẩn cấp và phản ánh
trặc các hệ thống hoặc trên thiết bị mô tính khẩn cấp của vụ việc
các bộ phận cần thiết phỏng được thừa Các quy trình di tản, ngừng
đối với hàng hóa nhận khẩn cấp và cách ly phải phù
.4 cứu cháy trên tàu dầu .4 chương trình đào tạo hợp với bản chất tình huống
huấn luyện được khẩn cấp và được thực hiện
.5 cứu nạn trong không thừa nhận nhanh chóng
gian kín

.6 sử dụng Bảng dữ liệu an


toàn các chất liệu
(MSDS)

Các hành động áp dụng


ngay sau đâm va, mắc
cạn hay tràn dầu

Kiến thức về quy trình sơ Nhận biết và các hành động


cứu trên tàu dầu áp dụng trong tình huống
khẩn cấp y tế phù hợp với
thực hành sơ cứu được chấp
nhận và các hướng dẫn quốc
tế hiện hành

250
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng các Hiểu biết các quy trình Kiểm tra và đánh giá Các hoạt động được thực hiện
biện pháp dự ngăn ngừa ô nhiễm không bằng chứng thu được từ theo các nguyên tắc và quy
phòng ô khí và môi trường một hoặc hơn các điểm trình được chấp nhận để ngăn
nhiễm môi sau đây: ngừa ô nhiễm môi trường
trường
.1 thời gian đi biển
được thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận

.4 chương trình đào tạo


huấn luyện được
thừa nhận
Giám sát và Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Tác nghiệp hàng hóa phù hợp
kiểm soát sự các quy định liên quan của bằng chứng thu được từ với các văn kiện hiện hành
tuân thủ các Công ước quốc tế về ngăn một hoặc hơn các điểm của IMO và các tiểu chuẩn của
ngành đã được xác lập cũng
yêu cầu của ngừa ô nhiễm từ tàu sau đây:
như các bộ luật về tập quán
pháp luật (MARPOL), như đã sửa đổi, làm việc an toàn
và các văn kiện liên quan .1 thời gian đi biển
khác của IMO, hướng dẫn được thừa nhận
nghề nghiệp và nội quy của .2 trải nghiệm trên tàu
cảng như đã áp dụng rộng đào tạo huấn luyện
rải được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận

.4 chương trình đào tạo


huấn luyện được
thừa nhận

251
Bả ng A-V/1-1-3

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về đào tạo huấn
luyện nâng cao cho tác nghiệp hàng hóa trên tàu hóa chất

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực Thiết kế và các đặc tính của Kiểm tra và đánh giá Trao đổi thông tin rõ ràng, dễ
hiện và giám tàu hóa chất bằng chứng thu được từ hiểu và hiệu quả
sát an toàn tất một hoặc hơn các điểm
Kiến thức và hiểu biết về Tác nghiệp hàng hóa được
cả các tác sau đây:
thiết kế, hệ thống và thiết bị thực hiện theo cách an toàn
nghiệp hàng
của tàu hóa chất, bao gồm: .1 thời gian đi biển có xem xét đến thiết kế, các hệ
hóa
1 bố trí chung và kết cấu được thừa nhận thống và thiết bị tàu hóa chất

.2 bố trí và các thiết bị .2 trải nghiệm trên tàu Lập kế hoạch tác nghiệp
bơm đào tạo huấn luyện hàng hóa, quản lý rủi ro và
.3 kết cấu và bố trí két được thừa nhận thực hiện theo các nguyên tắc
và quy trình đã được chấp
.4 hệ thống đường ống và .3 đào tạo huấn luyện nhận để đảm bảo an toàn cho
hệ thống thoát nước trên thiết bị mô tác nghiệp và tránh ô nhiễm
phỏng được thừa môi trường biển
.5 hệ thống kiểm soát
nhận
nhiệt độ và áp suất két
và đường ống hàng hóa .4 chương trình đào tạo
và báo động huấn luyện được
.6 hệ thống kiểm soát đo thừa nhận
và báo động
.7 hệ thống phát hiện khí
.8 hệ thống hâm sấy nóng
và làm mát hàng hóa
.9 hệ thống rửa két
.10 hệ thống kiểm soát môi
trường két hàng
.11 hệ thống nước dằn
.12 thông hơi khu vực hàng
và thông gió khu vực
sinh hoạt
.13 hệ thống hồi quy/phục
hồi hơi
.14 hệ thống chữa cháy

252
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực .15 két, đường ống, và vật
hiện và giám liệu lắp đặt và sơn phủ
sát an toàn tất
.16 quản lý cặn
cả các tác
nghiệp hàng Kiến thức và hiểu biết về lý
hóa (tiếp theo) thuyết và đặc tính của máy
bơm, bao gồm các loại bơm
và cách vận hành an toàn

Kỹ năng trong văn hóa an


toàn tàu hóa chất và thực
hiện hệ thống quản lý an
toàn

Kiến thức và hiểu biết về Các quy trình đối với hệ


giám sát và hệ thống an thống giám sát và an toàn
toàn, bao gồm hệ thống phải đảm bảo rằng tất cả các
ngừng khẩn cấp báo động được phát hiện
Bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc nhanh chóng và hành động
và tác nghiệp hàng hóa ngay theo các quy trình đã
xác lập
Khả năng thực hiện đo và
tính toán hàng hóa Bốc xếp và dỡ hàng hóa đảm
bảo duy trì mọi lúc điều kiện
Kiến thức và hiểu biết về ổn tính và ứng suất của tàu
ảnh hưởng của hàng lỏng trong giới hạn an toàn
chở xô đối với hiệu mớn
nước, ổn tính và sự toàn Nhận biết và hiệu chỉnh
vẹn kết cấu nhanh chóng các quy trình
không-phù-hợp tiềm ẩn liên
Kiến thức và hiểu biết về tác
quan đến tác nghiêp hàng hóa
nghiệp liên quan đến hàng
hóa chất, bao gồm: Hành động áp dụng và các
quy trình thực hiện phải được
.1 kế hoạch bốc hàng và
vận dụng chính xác và sử
dỡ hàng
dụng các thiết bị trên tàu
.2 lấy nước dằn và bỏ tương ứng
nước dằn

.3 tác nghiệp rửa két

.4 kiểm soát khí áp trong


két

253
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực .5 trơ hóa
hiện an toàn
và giám sát tất .6 thải khí
cả các hoạt .7 chuyển tải từ tàu sang
động hàng hóa tàu
(tiếp theo)
.8 các yêu cầu về ức chế và
ổn định

.9 các yêu cầu hâm nóng


và làm mát và những tác
động tới các hàng hóa
liền kề

.10 tính tương hợp và cách


biệt của hàng hóa

.11 hàng hóa độ nhớt cao

.12 tác nghiệp cặn lắng của


hàng

.13 tác nghiệp đi vào két

Xây dựng và áp dụng các kế


hoạch, quy trình và danh
mục kiểm tra của các tác
nghiệp liên quan đến hàng
hóa
Khả năng hiệu chuẩn và sử Hiệu chuẩn và sử dụng thiết
dụng các hệ thống, dụng cụ bị giám sát và phát hiện khí
và thiết bị giám sát và phát tuân theo các quy trình và tập
hiện khí quán tác nghiệp an toàn

Khả năng quản lý và giám Nhân viên được phân công


sát nhân viên về trách nhiệm vụ và thông báo về các
nhiệm liên quan đến hàng quy trình và tiêu chuẩn làm
hóa việc phải tuân thủ, tương ứng
với từng cá nhân liên quan và
tuân theo tập quán tác nghiệp
an toàn

254
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quen thuộc Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Sử dụng hiệu quả các nguồn
các đặc tính các đặc tính vật lý và hóa bằng chứng thu được từ thông tin để nhận biết thuộc
vật lý và hóa học của các chất lỏng độc một hoặc hơn các điểm tính và đặc tính của các chất
học của hàng hại, bao gồm: sau đây: lỏng độc hại khí liên quan, và
hóa chất tác động của nó đến an toàn,
.1 các loại hàng hóa chất .1 thời gian đi biển môi trường và hoạt động của
(ăn mòn, độc hại, dễ được thừa nhận tàu biển
cháy, nổ)
.2 trải nghiệm trên tàu
.2 các nhóm hóa chất và đào tạo huấn luyện
sử dụng trong công được thừa nhận
nghiệp
.3 đào tạo huấn luyện
.3 phản ứng của hàng hóa trên thiết bị mô
phỏng được thừa
Hiểu biết thông tin trong nhận
Bảng dữ liệu an toàn các
chất liệu (MSDS) .4 chương trình đào tạo
huấn luyện được
thừa nhận
Thực hiện các Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Nhận biết chính xác và áp
biện pháp dự các nguy cơ và các biện bằng chứng thu được từ dụng các biện pháp kiểm soát
phòng ngăn pháp kiểm soát liên quan một hoặc hơn các điểm thích hợp các nguy cơ liên
chặn các nguy đến tác nghiệp hàng hóa sau đây: quan đến hàng hóa gắn liền
cơ trên tàu hóa chất, bao gồm: với các tác nghiệp tàu hóa
.1 thời gian đi biển chất đối với tàu và nhân viên
.1 tính dễ cháy và nổ được thừa nhận

.2 độc hại .2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
.3 nguy cơ đối với sức được thừa nhận
khỏe
.3 đào tạo huấn luyện
.4 thành phần khí trơ trên thiết bị mô
.5 nguy cơ do tĩnh điện phỏng được thừa
nhận
.6 phản ứng
.4 chương trình đào tạo
.7 ăn mòn huấn luyện được
thừa nhận
.8 hàng hóa có điểm sôi
thấp

.9 hàng hóa có tỷ trọng lớn

255
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực

Thực hiện các .10 hàng hóa đông đặc


dự phòng
.11 hàng hóa biến thành
ngăn chặn các
chất tổng hợp
nguy cơ (tiếp
theo) Kiến thức và hiểu biết về
những nguy cơ của việc
không tuân thủ các quy
tắc/quy định tương ứng
Áp dụng các Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Tuân thủ mọi lúc các quy
biện pháp dự tập quán làm việc an toàn, bằng chứng thu được từ trình đã được thiết lập để bảo
phòng cho sức bao gồm đánh giá rủi ro và một hoặc hơn các điểm vệ người và tàu
khỏe nghề an toàn cho người liên quan sau đây:
nghiệp và an đến tàu hóa chất: Tuân thủ tập quán làm việc an
toàn .1 thời gian đi biển toàn và sử dụng đúng các
.1 áp dụng các dự phòng được thừa nhận thiết bị bảo hộ lao động và an
khi đi vào các không toàn thích hợp
gian kín, bao gồm việc .2 trải nghiệm trên tàu
sử dụng đúng các loại đào tạo huấn luyện Tập quán làm việc phải tuân
bình thở khác nhau được thừa nhận theo các yêu cầu của pháp
luật, các bộ luật về thực hành ,
.2 các dự phòng áp dụng .3 đào tạo huấn luyện giấy phép làm việc, quan tâm
trước và trong khi sửa trên thiết bị mô môi trường
chữa và bảo dưỡng phỏng được thừa
nhận Sử dụng đúng trang bị thở
.3 các dự phòng đối với gia
công nóng và gia công .4 chương trình đào tạo Tuân thủ các quy trình vào
nguội huấn luyện được không gian kín
thừa nhận
.4 các dự phòng đối với an
toàn điện

.5 sử dụng các thiết bị bảo


hộ cá nhân thích hợp

256
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Ứng phó tình Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Nhận biết nhanh chóng loại
huống khẩn các quy trình tình huống bằng chứng thu được từ hình và tác động của tình
cấp khẩn cấp của tàu hóa chất một hoặc hơn các điểm huống khẩn cấp và hành
bao gồm: sau đây: động ứng phó phải tuân theo
các quy trình tình huống khẩn
.1 kế hoạch ứng phó tình .1 thời gian đi biển cấp và các kế hoạch bất ngờ
huống khẩn cấp của tàu được thừa nhận
Thứ tự ưu tiên, và mức độ và
.2 ngừng khẩn cấp các tác .2 trải nghiệm trên tàu thời gian lập báo cáo và thông
nghiệp hàng hóa đào tạo huấn luyện báo cho nhân viên trên tàu,
được thừa nhận phù hợp với bản chất tình
.3 hành động áp dụng
trong trường hợp trục .3 đào tạo huấn luyện huống khẩn cấp và phản ánh
trặc các hệ thống hoặc trên thiết bị mô tính khẩn cấp của vụ việc
các bộ phận cần thiết phỏng được thừa Các quy trình di tản, ngừng
đối với hàng hóa nhận khẩn cấp và cách ly phải phù
.4 cứu cháy trên tàu hóa .4 chương trình đào tạo hợp với bản chất tình huống
chất huấn luyện được khẩn cấp và được thực hiện
thừa nhận nhanh chóng
.5 cứu nạn trong không
gian kín

.6 phản ứng của hàng hóa

.7 vứt hàng hóa

.8 sử dụng Bảng dữ liệu an


toàn các chất liệu
(MSDS)

Các hành động áp dụng


ngay sau đâm va, mắc cạn
hay tràn hóa chất
Kiến thức và hiểu biết về Nhận biết và các hành động
quy trình sơ cứu trên tàu áp dụng trong tình huống
hóa chất, tham khảo Hướng khẩn cấp y tế phải phù hợp
dẫn sơ cứu y tế sử dụng với thực hành sơ cứu tương
trong các tai nạn liên quan ứng được chấp nhận và các
đến hàng nguy hiểm hướng dẫn quốc tế
(MFAG)

257
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng biện các quy trình ngăn ngừa ô Kiểm tra và đánh giá Các tác nghiệp được thực hiện
pháp dự nhiễm không khí và môi bằng chứng thu được từ tuân theo các nguyên tắc và
phòng ngăn trường một hoặc hơn các điểm quy trình được chấp nhận để
ngừa ô nhiễm sau đây: ngăn ngừa ô nhiễm môi
môi trường trường
.1 thời gian đi biển
được thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận

.4 chương trình đào tạo


huấn luyện được
thừa nhận
Giám sát và Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Tác nghiệp hàng hóa phù hợp
kiểm soát sự các quy định liên quan của bằng chứng thu được từ với các văn kiện liên quan của
tuân thủ các Công ước quốc tế về ngăn một hoặc hơn các điểm IMO và các tiêu chuẩn của
ngành được xác lập cũng như
yêu cầu luật ngừa ô nhiễm từ tàu sau đây:
các bộ luật về tập quán làm
pháp (MARPOL), và các văn kiện việc an toàn
liên quan khác của IMO, .1 thời gian đi biển
hướng dẫn nghề nghiệp và được thừa nhận
quy định của cảng như áp .2 trải nghiệm trên tàu
dụng rộng rãi đào tạo huấn luyện
Kỹ năng sử dụng Bộ luật được thừa nhận
IBC và các tài liệu liên quan .3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận

.4 chương trình đào tạo


huấn luyện được
thừa nhận

258
Mục A-V/1-2
Các yêu cầu tối thiểu bắt buộc về đào tạo huấn luyện và kỹ năng của
thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên trợ giúp làm việc trên tàu khí hóa lỏng

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện cơ bản về tác
nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng phải:

.1 chứng minh năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột
1 của bảng A-V/1-2/1; và

.2 cung cấp các bằng chứng về việc đã đạt được:

.2.1 kiến thức, hiểu biết và kĩ năng tối thiểu thống kê ở cột 2 của bảng A-V/1-2/1, và

.2.2 yêu cầu tiêu chuẩn năng lực theo các phương pháp chứng minh năng lực và các
tiêu chí đánh giá năng lực tại các cột 3 và 4 của bảng A-V/1-2-1.

2 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nâng cao về tác
nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng phải:

.1 chứng minh năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột
1 của bảng A-V/1-2-2; và

.2 cung cấp bằng chứng về việc đã đạt được:

.2.1 kiến thức, hiểu biết và kỹ năng tối thiểu thống kê ở cột 2 của bảng A-V/1-2-2, và

.2.2 yêu cầu tiêu chuẩn năng lực theo các phương pháp chứng minh năng lực và các
tiêu chí đánh giá năng lực nêu tại các cột 3 và 4 của bảng A-V/1-2-2.

259
Bả ng A-V/1-2-1

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về đào tạo
huấn luyện cơ bản cho tác nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần vận Thiết kế và các đặc tính hoạt Kiểm tra và đánh giá Trao đổi thông tin trong
hành an toàn động của tàu khí hóa lỏng bằng chứng thu được từ phạm vi trách nhiệm rõ
tàu khí hóa một hoặc hơn các điểm ràng, dễ hiểu và hiệu quả
lỏng Kiến thức cơ bản về tàu khí sau đây:
hóa lỏng: Tác nghiệp hàng hóa được
.1 thời gian đi biển thực hiện theo các nguyên
.1 các loại tàu khí hóa lỏng được thừa nhận tắc và quy trình đã được
.2 Bố trí chung và kết cấu .2 trải nghiệm trên tàu chấp nhận để đảm bảo tác
nghiệp an toàn
Kiến thức cơ bản về tác đào tạo huấn luyện
nghiệp hàng hóa: được thừa nhận

.1 hệ thống đường ống và .3 đào tạo huấn luyện


van trên thiết bị mô
phỏng được thừa
.2 thiết bị tác nghiệp hàng nhận
hóa
.4 chương trình
.3 bốc, dỡ hàng và chăm đào tạo huấn luyện được
sóc khi vận chuyển thừa nhận

.4 hệ thống ngừng khẩn


cấp (ESD)

.5 tẩy, rửa két, thải khí và


làm trơ

Kiến thức cơ bản về các đặc


tính vật lý của khí hóa lỏng
bao gồm:

.1 các đặc điểm và đặc tính

.2 áp suất và nhiệt độ, bao


gồm mối quan hệ nhiệt
độ/áp suất hơi

260
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Góp phần vận .3 các kiểu phát sinh tĩnh
hành an toàn điện
tàu khí hóa
lỏng (tiếp .4 ký hiệu hóa chất
theo) Kiến thức và hiểu biết văn
hóa an toàn tàu két và quản
lý an toàn

Áp dụng các Kiến thức cơ bản về các Kiểm tra và đánh giá Bằng bảng MSDS, nhận biết
biện pháp dự nguy cơ liên quan đến vận bằng chứng thu được từ chính xác nguy cơ liên
phòng để ngăn hành tàu khí hóa lỏng, bao một hoặc hơn các điểm quan đến hàng hóa tương
ngừa các nguy gồm: sau đây: ứng đối với tàu và người,
cơ áp dụng các hành động
.1 nguy cơ đối với sức .1 thời gian đi biển thích hợp theo các quy
khỏe được thừa nhận trình dã được xác lập
.2 nguy cơ đối với môi .2 trải nghiệm trên tàu Nhận biết và hành động để
trường đào tạo huấn luyện hiểu rõ tình huống nguy
.3 nguy cơ phản ứng được thừa nhận hiểm phải tuân theo các
.3 đào tạo huấn luyện quy trình đã thiết lập phù
.4 nguy cơ ăn mòn
trên thiết bị mô hợp với thực hành hiệu quả
.5 nguy cơ dễ cháy, nổ phỏng được thừa
.6 các nguồn bắt lửa nhận

.7 nguy cơ tích tĩnh điện .4 chương trình đào tạo


huấn luyện được
.8 nguy cơ về độc hại
thừa nhận
.9 rò hơi và bụi hơi

.10 nhiệt độ cực thấp

.11 nguy cơ về áp suất

Kiến thức cơ bản về kiểm


soát nguy cơ:

.1 kỹ thuật làm trơ, làm


khô và giám sát

.2 biện pháp ngăn ngừa


tĩnh điện

.3 thông gió

.4 ngăn cách

261
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực

Áp dụng các .5 kiềm chế hàng


biện pháp dự
.6 tầm quan trọng của
phòng để ngăn
tương thích hàng hóa
ngừa các nguy
cơ (tiếp theo) .7 kiểm soát không khí

.8 thử khí

Hiểu biết thông tin về


Bảng dữ liệu an toàn chất
liệu (MSDS)
Áp dụng các Chức năng và cách sử dụng Kiểm tra và đánh giá
biện pháp dự đúng các dụng cụ đo khí và bằng chứng thu được từ
phòng và biện các thiết bị tương tự một hoặc hơn các điểm
pháp đối với sau đây:
Cách sử dụng đúng các thiết
sức khỏe nghề
bị an toàn và thiết bị bảo vệ, .1 thời gian đi biển
nghiệp và an
gồm: được thừa nhận
toàn
.1 dụng cụ thở và các thiết .2 trải nghiệm trên tàu
bị thoát khỏi két đào tạo huấn luyện
.2 thiết bị và quần áo bảo được thừa nhận
hộ
.3 đào tạo huấn luyện
.3 máy hồi sức trên thiết bị mô
phỏng được thừa
.4 thiết bị cứu nạn và thoát nhận
hiểm
.4 chương trình đào tạo
Kiến thức cơ bản về thực
huấn luyện được
hành và các quy trình làm
thừa nhận
việc an toàn theo qui định
của pháp luật và các hướng
dẫn nghề nghiệp cũng như
sự an toàn của con người
trên tàu khí hóa lỏng bao
gồm:

.1 áp dụng biện pháp dự


phòng khi vào các
không gian kín

262
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng các .2 áp dụng dự phòng trước
biện pháp dự và trong suốt quá trình
phòng (tiếp sửa chữa và bảo dưỡng
theo)
.3 các biện pháp an toàn
đối với công việc hâm
nóng và làm lạnh

.4 an toàn điện
.5 danh mục kiểm tra an Tuân theo các quy trình khi
toàn tàu/bờ vào không gian kín.

Kiến thức cơ bản về cấp cứu Phải tuân theo các quy
có tham khảo Bảng dữ liệu trình và tập quán làm việc
an toàn chất liệu (MSDS) an toàn đã được thiết lập để
bảo vệ người và tàu

Sử dụng đúng thiết bị an


toàn và bảo hộ thích hợp

Sơ cứu, những gì nên và


không nên làm
Thực hiện các Tổ chức chống cháy trên Các bài tập thực hành và Các hành động ban đầu và
tác nghiệp tàu két và các hành động áp công cụ được tiến hành hành động kế tiếp khi nhận
chống cháy dụng dưới các điều kiện đào biết cháy trên tàu phải tuân
tạo huấn luyện thật và theo tập quán và các quy
Các nguy cơ đặc biệt liên thực tế được thừa nhận trình đã xác lập.
quan đến tác nghiệp hàng (như các điều kiện trên
hóa và vận chuyển khí hóa tàu được mô phỏng) và, Hành động áp dụng khi
lỏng dạng xô bất cứ lúc nào có thể, nhận biết tín hiệu tập trung
trong tối phải thích hợp với tình
Các công chất chống cháy huống khẩn cấp và tuân
sử dụng để dập cháy khí
theo các quy trình đã xác
Vận hành hệ thống bọt lập
chống cháy cố định
Quần áo bảo hộ và thiết bị
Vận hành bình bọt chống phải thích hợp với tính chất
cháy xách tay của hoạt động cứu hỏa

Vận hành hệ thống hóa chất Thời lượng và trình tự các


khô cố định tác nghiệp phải thích hợp
với điều kiện và hoàn cảnh
Kiến thức cơ bản về khống
hiện thời
chế tràn hàng liên quan đến

263
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Thực hiện các các tác nghiệp chống cháy Sử dụng các quy trình, kỹ
tác nghiệp thuật và công chất chữa
chống cháy cháy thích hợp để dập lửa
(tiếp theo) hiệu quả

Ứng phó tình Kiến thức cơ bản về các quy Kiểm tra và đánh giá Nhận biết nhanh chóng loại
huống khẩn trình tình huống khẩn cấp, bằng chứng thu được từ hình và tác động của tình
cấp bao gồm việc ngừng khẩn một hoặc hơn các điểm huống khẩn cấp và hành
cấp sau đây: động ứng phó phải tuân
.1 thời gian đi biển theo các quy trình tình
được thừa nhận huống khẩn cấp và các kế
hoạch bất ngờ
.2 trải nghiệm trên tàu
đào tạo huấn luyện
được thừa nhận
.3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận
.4 chương trình đào tạo
huấn luyện được
thừa nhận
Áp dụng các Kiến thức cơ bản về anh Kiểm tra và đánh giá Tuân thủ mọi lúc các quy
biện pháp dự hưởng của ô nhiễm đến bằng chứng thu được từ trình đã được thiết lập để
phòng để ngăn cuộc sống của con người và một hoặc hơn các điểm bảo vệ môi trường
chặn ô nhiễm biển cả sau đây:
môi trường do Kiến thức cơ bản về các quy .1 thời gian đi biển
tràn khí hóa trình trên tàu để ngăn chặn được thừa nhận
lỏng ô nhiễm
.2 trải nghiệm trên tàu
Kiến thức cơ bản về các đào tạo huấn luyện
biện pháp áp dụng trong được thừa nhận
trường hợp xảy ra tràn
.3 đào tạo huấn luyện
hàng, bao gồm sự cần thiết
trên thiết bị mô
phải:
phỏng được thừa
.1 báo cáo các thông tin nhận
liên quan tới những
.4 chương trình đào tạo
người có trách nhiệm
huấn luyện được
.2 hỗ trợ thực hiện các thừa nhận
biện pháp kiềm chế tràn
dầu và hóa chất trên tàu

264
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
.3 ngăn chặn các khe nứt

265
Bả ng A-V/1-2-2

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về đào tạo huấn
luyện nâng cao cho các tác nghiệp hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực Thiết kế và đặc tính của tàu Kiểm tra và đánh giá Trao đổi thông tin rõ ràng, dễ
hiện an toàn khí hóa lỏng bằng chứng thu được từ hiểu và hiệu quả
và giám sát tất một hoặc hơn các điểm
Kiến thức và hiểu biết về Tác nghiệp hàng hóa được
cả các tác sau đây:
thiết kế, hệ thống và thiết bị thực hiện theo cách an toàn
nghiệp hàng
của tàu khí hóa lỏng, bao .1 thời gian đi biển có xem xét đến thiết kế, các hệ
hóa
gồm: được thừa nhận thống và thiết bị tàu khí hóa
.1 Các loại tàu khí hóa lỏng lỏng
.2 trải nghiệm trên tàu
và kết cấu khoang két
đào tạo huấn luyện Tác nghiệp bơm hàng được
.2 bố trí chung và kết cấu được thừa nhận thực hiện tuân theo các
.3 hệ thống chứa hàng, bao nguyên tắc và quy trình đã
.3 đào tạo huấn luyện được chấp nhận và phù hợp
gồm vật liệu kết cấu và
trên thiết bị mô với loại hàng
cách ly
phỏng được thừa
.4 thiết bị tác nghiệp hàng nhận Lập kế hoạch tác nghiệp
và thiết bị đo bao gồm: hàng hóa, quản lý rủi ro và
.4 chương trình đào tạo thực hiện theo nguyên tắc và
.1 máy bơm hàng và bố huấn luyện được quy trình đã được chấp nhận
trí thừa nhận để đảm bảo an toàn cho tác
.2 các đường ống hàng nghiệp và tránh ô nhiễm môi
và van trường biển
.3 các thiết bị dãn nở
.4 màn ngăn lửa
.5 hệ thống giám sát
nhiệt độ
.6 hệ thống đo mức
hàng của két hàng
.7 hệ thống giám sát và
kiểm soát áp suất
.5 hệ thống duy trì nhiệt
độ hàng
.6 hệ thống kiểm soát khí
trong két (khí trơ,
nitơ), bao gồm hệ

266
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
thống tồn trữ, chế tạo và
Khả năng thực phân phối
hiện an toàn
.7 hệ thống hâm nóng
và giám sát tất
khoang cách ly
cả các tác
nghiệp hàng .8 hệ thống phát hiện khí
hóa (tiếp theo)
.9 hệ thống nước dằn

.10 hệ thống chưng cất

.11 hệ thống tái hóa lỏng

.12 hệ thống ngừng khẩn


cấp (ESD)

.13 hệ thống chuyển tải lên


kho

Kiến thức lý thuyết và hiểu


biết các đặc tính máy bơm,
bao gồm các loại bơm hàng
và hoạt động bơm an toàn

Bốc hàng, dỡ hàng, chăm sóc


và xử lý hàng hóa Bốc xếp và dỡ hàng hóa đảm
bảo duy trì mọi lúc điều kiện
Kiến thức về ảnh hưởng của ổn tính và ứng suất của tàu
hàng hóa chất lỏng chở xô trong giới hạn an toàn
đối với hiệu mớn nước, ổn
tính và sự toàn vẹn của kết Nhận biết và hiệu chỉnh
cấu tàu nhanh chóng các quy trình
không-phù hợp tiềm ẩn liên
Kỹ năng văn hóa an toàn tàu quan đến tác nghiệp hàng hóa
két và yêu cầu thực hiện hệ
thống quản lý an toàn Hành động áp dụng và các
quy trình thực hiện phải được
Kỹ năng áp dụng các dự
vận dụng chính xác và sử
phòng an toàn, các quy
dụng thích hợp các thiết bị
trình và danh mục kiểm tra
trên tàu tương ứng
an toàn cho tất cả các tác
nghiệp hàng hóa, bao gồm:

.1 sau khi tàu vào ụ và bốc


hàng:

267
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Hiệu chuẩn và sử dụng thiết
Khả năng thực .1.1 kiểm tra két
bị giám sát và phát hiện khí
hiện an toàn .1.2 trơ hóa tuân theo các quy trình và tập
và giám sát tất (giảm oxy, giảm quán tác nghiệp an toàn
cả các tác nhiệt độ điểm
nghiệp hàng sương) Các quy trình đối với hệ thống
hóa (tiếp theo) giám sát và an toàn đảm bảo
.1.3 làm bay hơi
rằng tất cả các báo động phải
.1.4 làm lạnh được phát hiện nhanh chóng
.1.5 bốc hàng và hành động ngay theo các
quy trình đã thiết lập
.1.6 bỏ nước dằn
.1.7 lấy mẫu, bao gồm
lấy mẫu khép kín
.2 hành trình trên biển:
.2.1 làm lạnh
.2.2 duy trì áp suất
.2.3 tổn thất khí
.2.4 khống chế
.3 dỡ hàng:
.3.1 dỡ hàng
.3.2 dằn tàu
.3 .3 hệ thống vét và làm
vệ sinh
.3 .4 hệ thống khử bỏ
chất lỏng trong két
.4 chuẩn bị trước khi tàu
vào ụ:
.4.1 hâm nóng
.4.2 trơ hóa
.4.3 khử khí
.5 chuyển tải từ tàu sang
tàu

Kỹ năng thực hiện đo hàng

268
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Khả năng thực và tính toán, bao gồm:
hiện an toàn
và giám sát tất .1 giai đoạn lỏng
cả các tác .2 giai đoạn khí
nghiệp hàng
hóa (tiếp theo) .3 khối lượng trên tàu
(OBQ)

.4 còn lại trên tàu (ROB)

5 tính toán tổn thất hàng


hóa

Kỹ năng quản lý và giám Nhân viên được phân công


sát nhân viên chịu trách nhiệm vụ và được thông báo
nhiệm hàng hóa liên quan về các quy trình và tiêu chuẩn
làm việc phải tuân thủ, tương
ứng với từng cá nhân liên
quan và tuân theo tập quán
tác nghiệp an toàn
Quen thuộc Kiến thức và hiểu bết về vật Kiểm tra và đánh giá Sử dụng hiệu quả các nguồn
các đặc tính lý lý và hóa học cơ bản và các bằng chứng thu được từ thông tin để nhận biết thuộc
và hóa học của định nghĩa tương ứng liên một hoặc hơn các điểm tính và đặc tính của khí hóa
hàng khí hóa quan đến an toàn vận sau đây: lỏng , và tác động của chúng
lỏng chuyển xô khí hóa lỏng trên đến an toàn, môi trường và
tàu, bao gồm: .1 thời gian đi biển hoạt động của tàu biển
được thừa nhận
.1 cấu trúc hóa học của khí
.2 trải nghiệm trên tàu
.2 thuộc tính và đặc tính đào tạo huấn luyện
của khí hóa lỏng (bao được thừa nhận
gồm CO2) và thể khí của
chúng, bao gồm: .3 đào tạo huấn luyện
trên thiết bị mô
.1 định luật đơn giản
phỏng được thừa
về thể khí
nhận
.2 trạng thái của vật
.4 chương trình đào tạo
chất
huấn luyện được
.3 tỷ trọng chất lỏng và thừa nhận
chất khí

.4 sự khuếch tán và
pha trộn khí

269
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quen thuộc .5 nén khí
các đặc tính lý
.6 tái hóa lỏng và làm
và … (tiếp
lạnh khí
theo)
.7 nhiệt độ tới hạn của
khí và áp suất

.8 điểm chớp cháy,


giới hạn nổ trên và
dưới, nhiệt độ tự
bắt lửa

.9 độ tương hợp, phản


ứng và sự phân cách
dương tính của khí

.10 sự trùng hợp

.11 áp suất hơi bảo


hòa/nhiệt độ tham
khảo

.12 nhiệt độ điểm


sương và điểm sôi

.13 bôi trơn máy nén

.14 hình thành chất


ngậm nước

.3 thuộc tính của chất lỏng


đơn

.4 bản chất và đặc điểm


của phân giải

.5 đơn vị nhiệt động lực


học

.6 định luật và biểu đồ


nhiệt động lực học cơ
bản

.7 thuộc tính của vật liệu

.8 tác động của gãy giòn ở

270
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Quen thuộc … nhiệt độ thấp
(tiếp theo)
Hiểu biết thông tin trong
Bảng dữ liệu an toàn chất
liệu (MSDS)
Áp dụng các Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Nhận biết chính xác nguy cơ
biện pháp dự các nguy cơ và các biện bằng chứng thu được từ đối với tàu và nhân viên liên
phòng để ngăn pháp kiểm soát liên quan một hoặc hơn các điểm quan đến tác nghiệp hàng hóa
chặn nguy cơ đến tác nghiệp hàng hóa sau đây: trên tàu khí hóa lỏng, áp dụng
trên tàu khí hóa lỏng, bao các biện pháp thích hợp
gồm: .1 thời gian đi biển
được thừa nhận
.1 tính dễ cháy
.2 trải nghiệm trên tàu
.2 nổ đào tạo huấn luyện
.3 độc hại được thừa nhận

.4 phản ứng .3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
.5 ăn mòn phỏng được thừa
.6 nguy cơ đối với sức nhận
khỏe
.4 chương trình đào tạo
.7 sự hợp thành của khí huấn luyện được
trơ thừa nhận

.8 nguy cơ tĩnh điện

.9 hàng hóa polime hóa

Kỹ năng hiệu chuẩn và sử


dụng hệ thống, dụng cụ và
Sử dụng các thiết bị phát hiện
thiết bị giám sát và phát
khí tuân theo các hướng dẫn
hiện khí
và thực hành chuyên nghiệp
Kiến thức, hiểu biết về nguy
cơ không tuân thủ các quy
định/quy tắc tương ứng
Áp dụng các Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Tuân thủ mọi lúc các quy
biện pháp dự tập quán làm việc an toàn, bằng chứng thu được từ trình đã được thiết lập để bảo
phòng về sức bao gồm đánh giá rủi ro và một hoặc hơn các điểm vệ người và tàu
khỏe nghề an toàn của con người trên sau đây:
nghiệp và an tàu liên quan đến tàu khí Tuân thủ tập quán làm việc an
toàn hóa lỏng: .1 thời gian đi biển toàn và sử dụng đúng các
thiết bị bảo hộ và an toàn

271
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Áp dụng các .1 áp dụng biện pháp dự được thừa nhận thích hợp
biện pháp dự phòng khi vào các
phòng về sức không gian kín (như .2 trải nghiệm trên tàu Tập quán làm việc phải tuân
khỏe nghề phòng nén khí) bao gồm đào tạo huấn luyện theo các yêu cầu của pháp
nghiệp và an việc sử dụng đúng các được thừa nhận luật, các bộ luật về thực hành,
toàn (tiếp loại thiết bị thở khác giấy phép làm việc, quan tâm
.3 đào tạo huấn luyện môi trường
theo) nhau trên thiết bị mô
.2 áp dụng các biện pháp phỏng được thừa Sử dụng đúng trang bị thở
dự phòng trước và nhận
trong suốt thời gian .4 chương trình đào tạo
sửa chữa và bảo dưỡng, huấn luyện được
bao gồm công việc tác thừa nhận
động đến hệ thống bơm,
đường ống, hệ thống
điện và hệ thống kiểm
soát

.3 các biện pháp dự phòng


đối với các công việc gia
công nóng và nguội

.4 các biện pháp dự phòng


về an toàn điện

.5 sử dụng trang bị bảo hộ


cá nhân (PPE) thích hợp

.6 các biện pháp dự phòng


đối với bỏng lạnh và tê
cóng

.7 sử dụng đúng các thiết


bị giám sát độc hại cá
nhân

272
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Ứng phó tình Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Nhận biết nhanh chóng loại
huống khẩn các quy trình tình huống bằng chứng thu được từ hình và tác động của tình
cấp khẩn cấp trên tàu khí hóa một hoặc hơn các điểm huống khẩn cấp và hành
lỏng, bao gồm: sau đây: động ứng phó phải tuân theo
các quy trình tình huống khẩn
.1 Kế hoạch ứng phó tình .1 thời gian đi biển cấp và các kế hoạch bất ngờ
huống khẩn cấp của tàu được thừa nhận
Thứ tự ưu tiên, và mức độ và
.2 quy trình ngừng khẩn .2 trải nghiệm trên tàu thời gian lập báo cáo và thông
cấp các tác nghiệp hàng đào tạo huấn luyện báo cho nhân viên trên tàu,
hóa được thừa nhận phù hợp với bản chất tình
3 vận hành van hàng hóa .3 đào tạo huấn luyện huống khẩn cấp và phản ánh
khẩn cấp trên thiết bị mô tính khẩn cấp của vụ việc
phỏng được thừa Các quy trình di tản, ngừng
.4 hành động áp dụng khi nhận
trục trặc hệ thống hoặc khẩn cấp và cách ly phải phù
lỗi thao tác thiết yếu khi .4 chương trình đào tạo hợp với bản chất tình huống
tác nghiệp hàng hóa huấn luyện được khẩn cấp và được thực hiện
thừa nhận nhanh chóng
.5 chống cháy trên tàu khí
hóa lỏng

.6 vứt bỏ hàng

.7 cứu nạn trong không


gian kín

Hành động áp dụng ngay


sau khi đâm va, mắc cạn,
hoặc tràn khí và khi tàu bị
phủ hơi độc hoặc dễ cháy
Nhận biết và hành động áp
Kiến thức về quy trình sơ dụng trong tình huống khẩn
cứu trên tàu khí hóa lỏng, cấp y tế phải phù hợp với tập
có tham khảo Hướng dẫn sơ quán sơ cứu tương ứng được
cứu y tế sử dụng khi tai nạn công nhận và các hướng dẫn
liên quan đến hàng nguy quốc tế
hiểm (MFAG)
Áp dụng các HIểu biết các quy trình Kiểm tra và đánh giá Thực hiện các tác nghiệp
biện pháp dự ngăn ngừa ô nhiễm môi bằng chứng thu được từ tuân theo các nguyên tắc và
phòng ô trường một hoặc hơn các điểm quy trình được chấp nhận để
nhiễm môi sau đây: ngăn ngừa ô nhiễm môi

273
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
trường .1 thời gian đi biển trường
được thừa nhận

.2 trải nghiệm trên tàu


đào tạo huấn luyện
được thừa nhận

.3 đào tạo huấn luyện


trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận

.4 chương trình đào tạo


huấn luyện được
thừa nhận
Giám sát và Kiến thức và hiểu biết về Kiểm tra và đánh giá Tác nghiệp hàng khí hóa lỏng
kiểm soát việc các quy định liên quan của bằng chứng thu được từ phù hợp với các văn kiện liên
tuân thủ các Công ước quốc tế về ngăn một hoặc hơn các điểm quan của IMO và các tiêu
yêu cầu của ngừa ô nhiễm từ tàu sau đây: chuẩn nghề nghiệp được xác
luật pháp (MARPOL), và các văn kiện lập cũng như các bộ luật về
liên quan khác của IMO, các .1 thời gian đi biển tập quán làm việc an toàn
hướng dẫn nghề nghiệp và được thừa nhận
nội quy cảng như đã áp .2 trải nghiệm trên tàu
dụng rộng rãi đào tạo huấn luyện
Kỹ năng sử dụng các Bộ luật được thừa nhận
IBC và IGC cũng như các tài .3 đào tạo huấn luyện
liệu liên quan trên thiết bị mô
phỏng được thừa
nhận

.4 chương trình đào tạo


huấn luyện được
thừa nhận

274
Mục A-V/2
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc về đào tạo huấn luyện và kỹ năng cho thuyền trưởng,
sỹ quan, thuyền viên trợ giúp và các nhân viên khác trên tàu hành khách

Đào tạo huấn luyện quản lý đám đông

1 Yêu cầu đào tạo huấn luyện quản lý đám đông tại quy định V/2, đoạn 4 cho nhân viên
trong danh sách bảng phân công tập trung để hỗ trợ hành khách trong các tình huống khẩn cấp
bao gồm, nhưng không giới hạn, các vấn đề sau đây:

.1 nhận thức về thiết bị cứu sinh và kế hoạch kiểm soát, bao gồm:

.1.1 kiến thức về bảng phân công tập trung và các chỉ dẫn tình huống khẩn cấp,

.1.2 kiến thức về các lối thoát hiểm tình huống khẩn cấp, và

.1.3 các hạn chế khi sử dụng thang máy cuốn;

.2 khả năng hỗ trợ hành khách đến các điểm tập trung và vị trí rời tàu, bao gồm:

.2.1 khả năng đưa ra các lệnh trấn an rõ ràng,

.2.2 kiểm soát các hành khách ở các hành lang, cầu thang và các lối đi,

.2.3 giữ các lối thoát hiểm thông thoáng,

.2.4 các phương pháp sơ tán người khuyết tật và những người cần sự giúp đỡ đặc
biệt, và

.2.5 tìm kiếm trong khu vực sinh hoạt;

.3 các quy trình tập trung gồm:

.3.1 tầm quan trọng của việc giữ vững trật tự,

.3.2 khả năng sử dụng các quy trình để giảm và tránh hoảng loạn

.3.3 khả năng sử dụng, nơi tương ứng, danh sách hành khách để điểm danh lúc sơ
tán,

.3.4 khả năng đảm bảo rằng hành khách được mặc quần áo phù hợp và đã mặc áo
cứu sinh đúng.

Đào tạo huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ


hành khách trực tiếp trong khoang hành khách

2 Đào tạo huấn luyện bổ sung theo yêu cầu của quy định V/2, đoạn 5 ít nhất phải đảm bảo
đạt được các khả năng như sau:

Thông tin liên lạc

.1 Khả năng thông tin liên lạc với hành khách trong tình huống khẩn cấp, có tính đến:

275
.1.1 ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ phù hợp với các quốc tịch chính của hành khách vận
chuyển trên tuyến cụ thể,

.1.2 có khả năng sử dụng từ vựng tiếng Anh sơ cấp về các chỉ dẫn cơ bản để có thể có
cách trao đổi với hành khách cần trợ giúp, dù hành khách hay thuyền viên có sử
dụng cùng ngôn ngữ hay không,

.1.3 cần thiết có thể trao đổi thông tin trong tình huống khẩn cấp bằng một số phương
pháp khác như biểu hiện, hay dấu hiệu bằng tay, hoặc gợi ý đến nơi chỉ dẫn, điểm
tập trung, các thiết bị cứu sinh hay các lối đi sơ tán, khi trao đổi thông tin bằng
miệng không thể thực hiện được,

.1.4 đưa ra các chỉ dẫn an toàn đầy đủ, trong chừng mực có thể, cho hành khách bằng
ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ bản địa của họ,

.1.5 các ngôn ngữ sử dụng khi tuyên bố tình huống khẩn cấp có thể được phát trong
tình huống khẩn cấp hoặc diễn tập để chuyển tải hướng dẫn quan trọng đến hành
khách và để tạo thuận lợi cho thuyền viên khi hỗ trợ hành khách.

Các thiết bị cứu sinh

.2 Khả năng biểu diễn cho hành khách cách sử dụng các thiết bị cứu sinh cá nhân.

Các biện pháp lên tàu và rời tàu

.3 khi đưa hành khách lên và rời tàu, phải đặc biệt chú ý đến người khuyết tật và những
người cần sự giúp đỡ đặc biệt.

Đào tạo Huấn luyện quản lý khủng hoảng và các hành vi nhân tính

3 Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai và bất cứ ai có trách nhiệm đối với sự an toàn
của hành khách trong các tình huống khẩn cấp phải:

.1 hoàn thành có kết quả chương trình đào tạo huấn luyện quản lý khủng hoảng và hành
vi nhân tính được thừa nhận theo yêu cầu của quy định V/2, đoạn 6, theo năng lực,
nhiệm vụ và trách nhiệm của họ như nêu tại bảng A-V/2; và

.2 yêu cầu đưa ra các bằng chứng rằng các tiêu chuẩn năng lực cần thiết đã đạt được theo
các phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực nêu tại các cột 3 và 4 của bảng A-V/2.

Đào tạo huấn luyện về an toàn hành khách,


an toàn hàng hóa và duy trì tính nguyên vẹn thân tàu

4 Yêu cầu về đào tạo huấn luyện về an toàn hành khách, hàng hóa và tính nguyên vẹn thân
tàu tại qui định V/2, đoạn 7 cho thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai được giao trách
nhiệm trực tiếp công việc đưa hành khách lên và rời tàu, công việc bốc dỡ hàng hóa hay chằng
buộc hàng hóa hoặc công việc đóng cửa hông tàu trên tàu chở khách ro-ro ít nhất phải đảm bảo
đạt được các khả năng tương ứng với nghĩa vụ và trách nhiệm của họ như sau:

276
Các quy trình bốc dỡ hàng và đưa hành khách lên và rời tàu

.1 Khả năng áp dụng một cách thích hợp các quy trình đã xác lập đối với tàu về:

.1.1 bốc và dỡ các phương tiện giao thông, ô tô ray và các đơn nguyên vận chuyển
hàng hóa khác,

.1.2 hạ và nâng thang mạn di động,

.1.3 bố trí và xếp dỡ phương tiện giao thông cơ động nâng hạ tháo lắp trên boong,

.1.4 khi đưa hành khách lên, rời tàu, phải đặc biệt chú ý đến người khuyết tật và
những người cần sự hỗ trợ đặc biệt.

Vận chuyển hàng nguy hiểm

.2 Khả năng áp dụng các biện pháp bảo vệ, quy trình và yêu cầu đặc biệt về vận chuyển
hàng nguy hiểm trên tàu chở khách ro-ro

Chằng buộc hàng hóa

.3 Khả năng:

.3.1 áp dụng đúng các quy định của Bộ luật về Thực hành an toàn chằng buộc và xếp
dỡ hàng hóa đối với các phương tiện vận tải, ô tô ray và các đơn nguyên vận
chuyển hàng hóa khác khi vận chuyển, và

.3.2 sử dụng thích hợp thiết bị và vật liệu chằng buộc hàng hóa được cung cấp, có tính
đến các hạn chế của chúng.

Tính toán ổn tính, hiệu mớn nước và ứng xuất

.4 Khả năng:

.4.1 sử dụng phù hợp các thông tin về ổn tính và ứng xuất được cung cấp,

.4.2 tính toán ổn tính và hiệu mớn nước trong các tình huống bốc hàng khác nhau, sử
dụng các máy tính hoặc chương trình máy tính được cung cấp để tính ổn tính,

.4.3 tính toán các yếu tố tải trọng trên boong, và

.4.4 tính toán tác động của nước dằn và sự dịch chuyển nhiên liệu đến ổn tính, hiệu
mớn nước và ứng suất.

Mở, đóng và chằng buộc cửa mở hông tàu

.5 Khả năng:

.5.1 áp dụng đúng các quy trình đã được xác lập về mở, đóng và chằng buộc các cửa
mở ở mũi, đuôi và hông tàu, thang di động và vận hành chính xác các hệ thống
kết hợp, và

.5.2 tiến hành kiểm tra thích hợp các niêm phong.

277
Không khí trên boong ro-ro

.6 Khả năng:

.6.1 sử dụng thiết bị, nếu có, để giám sát không khí trong khu vực ro-ro, và

.6.2 áp dụng tương ứng các quy trình đã được xác lập cho tàu về thông gió khu vực
ro-ro trong suốt thời gian bốc và dỡ các phương tiện vận tải, trong suốt hành
trình và trong các tình huống khẩn cấp.

278
Bả ng A-V/2

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu


trong quản lý khủng hoảng và hành vi nhân tính

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Thiết lập các Kiến thức về: Đánh giá bằng chứng Các quy trình tình huống
quy trình tình nhận được từ đào tạo khẩn cấp trên tàu phải đảm
huống khẩn .1 thiết kế tổng quát và bố huấn luyện, thực tập bảo trạng thái sẵn sàng ứng
cấp trên tàu trí chung của tàu theo một hoặc nhiều phó các tình huống khẩn cấp
.2 các quy định an toàn tình huống khẫn cấp đã
được chuẩn bị và các thể
.3 kế hoạch và các quy hiện thực tế
trình tình huống khẩn
cấp

Tầm quan trọng của các


nguyên tắc xây dựng quy
trình tình huống khẩn cấp
cho tàu đặc biệt, bao gồm:

.1 sự cần thiết phải lập kế


hoạch trước và diễn tập
các quy trình về tình
huống khẩn cấp trên tàu

.2 sự cần thiết cho tất cả


nhân viên và chấp hành
các quy trình tình
huống khẩn cấp đã
được lập kế hoạch
trước trong trường hợp
xảy ra tình huống khẩn
cấp, càng tỷ mỷ càng tốt

279
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Sử dụng tối ưu Khả năng sử dụng tối ưu Đánh giá bằng chứng thu Kế hoạch bất ngờ phải sử
các nguồn lực các nguồn lực, có xem xét được từ đào tạo huấn dụng tối ưu các nguồn lực sẵn
đến: luyện, thể hiện thực tế có
và đào tạo huấn luyện
.1 khả năng các nguồn lực diển tập trên tàu theo Phân công nhiệm vụ và trách
sẵn có bị hạn chế trong các quy trình tình huống nhiệm tùy theo năng lực của
tình huống khẩn cấp khẩn cấp được chấp từng cá nhân

.2 sự cần thiết phải sử nhận Xác định rõ ràng vai trò và


dụng toàn bộ nhân viên trách nhiệm của nhóm và
và thiết bị sẵn có ngay từng cá nhân
lập tức, nếu thấy cần,
tùy cơ ứng biến

Khả năng tổ chức diễn tập


tình huống như thực để duy
trì trạng thái sẵn sàng, có
xem xét các bài học thu
nhận được từ những tai nạn
xảy ra trước đó của các tàu
chở khách; đánh giá tóm tắt
sau diễn tập
Kiểm soát việc Khả năng đánh giá ban đầu Đánh giá bằng chứng thu Các quy trình và hành động
ứng phó tình và ứng phó đúng tình huống được từ đào tạo huấn tuân theo các nguyên tắc và
huống khẩn khẩn cấp tuân theo các quy luyện, thể hiện thực tế kế hoạch đã xác lập để quản
cấp trình tình huống khẩn cấp và đào tạo huấn luyện lý khủng hoảng trên tàu
đã xác lập diển tập trên tàu theo
các quy trình tình huống Mục tiêu và chiến lược phải
Kỹ năng lãnh đạo tương ứng với bản chất của
khẩn cấp được chấp
nhận tình huống khẩn cấp, có tính
Khả năng lãnh đạo và chỉ
đến các biện pháp dự phòng
đạo những người khác
và sử dụng tối ưu các nguồn
trong tình huống khẩn cấp,
lực có sẵn
bao gồm sự cần thiết phải:

.1 luôn gương mẫu trong


tình huống khẩn cấp

280
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Kiểm soát việc .2 tập trung vào việc đưa Hành động của thuyền viên
ứng phó tình ra quyết định, thể hiện góp phần vào việc duy trì trật
huống khẩn hành động khẩn trương tự và sự kiểm soát
cấp (tiếp theo) trong tình huống khẩn
cấp

.3 động viên, khuyến khích


và trấn an hành khách
và các nhân viên khác

Xử lý căng thẳng

Khả năng xác định sự phát


triển của các hiện tượng
căng thẳng quá mức của cá
nhân và của một vài thành
viên khác trong nhóm tình
huống khẩn cấp trên tàu

Hiểu biết sự căng thẳng


phát sinh trong tình huống
khẩn cấp có thể ảnh hưởng
đến tính cách của từng cá
nhân và khả năng hành
động của họ theo chỉ dẫn và
tuân theo các quy trình
Kiểm soát Hành vi nhân tính và đối phó Đánh giá bằng chứng thu Hành động của thuyền viên
hành khách và được từ đào tạo huấn góp phần vào việc duy trì trật
những nhân Khả năng kiểm soát hành luyện, thể hiện thực tế tự và sự kiểm soát
viên khác khách và những nhân viên và đào tạo huấn luyện
trong tình khác trong tình huống khẩn diển tập trên tàu theo
huống khẩn cấp gồm: các quy trình tình huống
cấp .1 những dạng phản ứng khẩn cấp được chấp
chung của hành khách nhận
và những nhân viên
khác trong tình huống
khẩn cấp bao gồm các
khả năng như sau:

.1.1 nói chung, phải mất


một khoảng thời
gian người ta mới
nhận ra sự thật về
ơ

281
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
một tình huống
Kiểm soát khẩn cấp
hành khách và
những nhân .1.2 một số người có thể
viên khác hoảng loạn và
trong tình không thể hiện
huống khẩn hành vi ở mức độ
cấp (tiếp theo) hợp lý bình thường,
rằng khả năng nhận
thức của họ bị suy
yếu và họ không thể
phản ứng theo các
hướng dẫn như
trong tình huống
không khẩn cấp

.2 ý thức rằng một số hành


khách và các nhân viên
khác, có thể:

.2.1 bắt đầu tìm kiếm


người thân, bạn bè
và/hoặc hành lý của
mình như một phản
ứng đầu tiên khi có
chuyện bất thường
xảy ra

.2.2 tìm sự an toàn


trong phòng ở của
mình hoặc những
nơi trên tàu mà họ
nghĩ rằng nơi đó có
thể thoát được
nguy hiểm

.2.3 xu hướng di chuyển


lên phía cao khi tàu
bị nghiêng

.3 đánh giá sự hoảng loạng


có thể xảy ra do sự
phân ly gia đình

282
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Xác lập và duy Khả năng xác lập và duy trì Đánh giá bằng chứng thu Tiếp nhận, đánh giá và xác
trì thông tin thông tin liên lạc hiệu quả, được từ đào tạo, huấn nhận càng nhanh càng tốt tất
liên lạc hiệu bao gồm: luyện, thực tập và thể cả thông tin từ các nguồn và
quả hiện thực tế được thừa xem xét trong suốt tình
.1 tầm quan trọng của các nhận huống khẩn cấp
chỉ dẫn và thông báo rõ
ràng và đầy đủ Thông tin cung cấp cho từng
cá nhân, đội ứng phó tình
.2 cần thiết phải khuyến huống khẩn cấp và hành
khích trao đổi thông tin khách phải chính xác, thích
với, và phản hồi từ hành hợp và kịp thời
khách và nhân viên
khác Hành khách phải được thông
tin về tính chất của tình
Khả năng cung cấp thông huống khẩn cấp và các hành
tin liên quan cho hành động yêu cầu họ phải thực
khách và nhân viên khác hiện
trong tình huống khẩn cấp,
để họ đánh giá tình hình
chung và để thông báo cho
họ các hành động cần thiết
phải làm, có xem xét đến:

.1 ngôn ngữ hoặc các ngôn


ngữ thích hợp với các
quốc tịch chính của
hành khách và nhân
viên khác được vận
chuyển trên tuyến
đường cụ thể

.2 có thể cần phải thông


báo bằng các cách khác
trong tình huống khẩn
cấp như bằng biểu hiện,
hoặc dấu hiệu bằng tay,
hoặc bằng cách yêu cầu
lưu ý đến các chỉ dẫn,
điểm tập trung, thiết bị
cứu sinh hay các lối sơ
tán, khi không thể thực
hiện thông tin bằng
khẩu ngữ

283
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Xác lập và duy .3 ngôn ngữ tuyên bố tình
trì thông tin huống khẩn cấp có thể
liên lạc hiệu được phát đi trong tình
quả (tiếp theo) huống khẩn cấp hoặc
diễn tập để truyền đạt
các chỉ dẫn thiết yếu
đến hành khách và để
tạo thuận lợi cho
thuyền viên trong việc
trợ giúp hành khách

284
Chương VI
Tiêu chuẩn về tình huống khẩn cấp, an toàn
nghề nghiệp, an ninh, chăm sóc y tế và chức năng cứu người

Mục A-VI/1
Các yêu cầu tối thiểu bắt buộc về làm quen an toàn, đào tạo
huấn luyện cơ bản và hướng dẫn an toàn cho tất cả thuyền viên

Đào tạo huấn luyện làm quen an toàn

1 Trước khi được chỉ định nhiệm vụ trên tàu, tất cả những người được sử dụng hoặc tham gia
các công việc trên tàu đi biển, ngoài hành khách, phải được tiếp nhận chương trình đào tạo huấn
luyện làm quen được phê duyệt về kỹ thuật cứu người hoặc được tiếp nhận các thông tin và chỉ
dẫn đầy đủ, có xem xét đến hướng dẫn nêu tại phần B, để có thể :

.1 thông báo với những người khác trên tàu về các vấn đề an toàn sơ đẳng và các ký hiệu,
dấu hiệu và tín hiệu báo động;

.2 biết phải làm gì nếu:

.2.1 có người rơi xuống nước,

.2.2 phát hiện có cháy hoặc khói, hoặc

.2.3 có tiếng chuông báo cháy hoặc báo động bỏ tàu;

.3 nhận biết điểm tập trung và điểm rời tàu cũng như các lối thoát khẩn cấp;

.4 vị trí và cách mặc áo cứu sinh;

.5 phát báo động và có kiến thức cơ bản về cách sử dụng các thiết bị dập lửa xách tay;

.6 áp dụng hành động ngay lập tức khi đối mặt với, hoặc các tình huống khẩn cấp y tế khác
trước khi tìm sự hỗ trợ y tế trên tàu; và

.7 đóng và mở các cửa chắn lửa, gió và kín nước lắp đặt trên từng tàu cụ thể không phải là
cửa mở hông tàu.

Đào tạo huấn luyện cơ bản* 12

2 Thuyền viên được sử dụng hoặc tham gia bất cứ công việc nào trên tàu mà việc kinh
doanh của tàu đó như là một phần bổ sung các nghĩa vụ an toàn và bảo vệ môi trường đã được
chỉ định trong khai thác tàu, trước khi được chỉ định, sẽ phải:

.1 tiếp thu chương trình đào tạo huấn luyện cơ bản và hướng dẫn đã được thừa nhận về:

.1.1 kỹ thuật cứu sinh nêu tại bảng A-VI/1-1,

.1.2 phòng cháy và chữa cháy nêu tại bảng A-VI/1-2,


12
* Chương trình mẫu tương ứng của IMO có thể hỗ trợ chuẩn bị các khóa học

285
.1.3 sơ cứu sơ cấp nêu tại A-VI/1-3, và

.1.4 an toàn con người và trách nhiệm xã hội nêu tại A-VI/1-4;

.2 được yêu cầu cung cấp các bằng chứng rằng đã đạt được tiêu chuẩn năng lực để thực
hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột 1 của các bảng A-VI/1-1, A-
VI/1-2, A-VI/1-3 và A-VI/1-4, thông qua:

.2.1 chứng minh năng lực, theo các phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực lập tại
cột 3 và 4 của các bảng nói trên, và

.2.2 kiểm tra hoặc đánh giá liên tục như là một phần của chương trình đào tạo huấn
luyện được thừa nhận về các đề mục thống kê tại cột 2 của các bảng trên.

3 Yêu cầu thuyền viên đủ tiêu chuẩn về đào tạo huấn luyện cơ bản theo đoạn 2 phải, mỗi 5
năm, cung cấp bằng chứng rằng đang duy trì các tiêu chuẩn năng lực cần thiết, để đảm nhiệm các
công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột 1 của các bảng A-VI/1-1 và A-VI/1-2.

4 Các Thành viên Công ước có thể chấp thuận chương trình đào tạo huấn luyện, trải nghiệm
trên tàu để duy trì tiêu chuẩn năng lực cần thiết trong những lĩnh vực sau:

.1 kỹ thuật cứu người như nêu tại bảng A-VI/1-1:

.1.1 mặc áo cứu sinh;

.1.2 từ tàu chuyển sang phương tiện cứu sinh trong khi đang mặc áo cứu sinh;

.1.3 thực hiện hành động ban đầu khi lên phương tiện cứu sinh để tăng cơ hội sống
sót;

.1.4 thả phao neo hoặc neo nổi của phương tiện cứu sinh;

.1.5 điều khiển các thiết bị của phương tiên cứu sinh; và

.1.6 điều khiển các thiết bị tại chỗ, bao gồm các thiết bị vô tuyến;

.2 phòng cháy và chữa cháy như nêu tại bảng A-VI/1-2:

.2.1 sử dụng thiết bị thở tự cấp; và

.2.2 thực hiện cứu nạn trong khu vực phủ khói, sử dụng thiết bị tạo khói trên tàu
được thừa nhận, trong khi mang thiết bị thở.

Các loại trừ

5 Đối với các tàu không phải là tàu khách có tổng dung tích trên 500 tham gia vào các hành
trình quốc tế và các tàu két, nếu xét thấy kích cỡ của tàu và chiều dài hay đặc điểm của hành
trình của tàu khiến cho việc áp dụng đầy đủ các yêu cầu của mục này là không hợp lý và không
thể thực hiện được, thì Chính quyền hành chính có thể miễn giảm có mức độ một số yêu cầu cho
các thuyền viên trên tàu hoặc phân cấp của các tàu đó, trên cơ sở lưu ý sự an toàn của con người,
tàu và tài sản và bảo vệ môi trường biển.

286
Bả ng A-VI/1-1

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về kỹ năng cứu sinh

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Cứu người Các loại tình huống khẩn Đánh giá bằng chứng thu Hành động áp dụng khi nhận
trên biển cấp có thể xảy ra như đâm được từ hướng dẫn được biết tín hiệu tập trung phải
trong trường va, cháy, chình đắm thừa nhận hoặc trong khi phù hợp với tình huống
hợp bỏ tàu tham gia khóa học được khẩn cấp đã chỉ định và tuân
Các loại thiết bị cứu sinh thừa nhận hoặc kinh theo các quy trình đã được
thông thường có trên tàu nghiệm làm việc và kiểm xác lập
Thiết bị trên phương tiện tra được thừa nhận, bao Thời gian và trình tự các
cứu sinh gồm thể hiện thực hành
năng lực về: hoạt động cá nhân phải phù
Vị trí các thiết bị cứu sinh hợp với hoàn cảnh và điều
cá nhân .1 mặc áo phao cứu sinh kiện sẵn có và giảm thiểu
đến mức nhỏ nhất các nguy
Các nguyên tắc cứu người, .2 mặc và sử dụng quần hiểm và đe dọa tiềm ẩn đến
bao gồm: áo dưới nước người sống sót.

.1 tầm quan trọng của .3 nhảy an toàn từ trên Phương pháp leo lên
đào tạo huấn luyện và cao xuống nước phương tiện cứu sinh phải
diễn tập .4 lật lại bè cứu sinh bị úp phù hợp và tránh nguy hiểm
trong khi đang mặc áo cho những người sống sót
.2 quần áo và thiết bị bảo khác
vệ cá nhân phao cứu sinh

.5 bơi khi mặc áo phao Hành động ban đầu sau khi
.3 sự cần thiết phải sẵn rời tàu và các quy trình và
sàng đối với mọi tình cứu sinh
hành động dưới nước sao
huống khẩn cấp .6 nổi người khi không có cho giảm đến mức tối thiểu
.4 hành động áp dụng áo phao cứu sinh các mối đe dọa người sống
khi được gọi đến vị trí .7 từ tàu hoăc từ dưới sót
phương tiện cứu sinh nước lên phương tiện
.5 hành động áp dụng cứu sinh khi đang mặc
khi cần phải bỏ tàu áo phao cứu sinh

.6 hành động áp dụng .8 áp dụng hành động ban


khi ở dưới nước đầu trên phương tiện
cứu sinh để tăng khả
.7 hành động áp dụng năng sống sót
khi lên phương tiện
cứu sinh .9 thả phao neo hoặc neo
nổi
.8 các nguy cơ chính đối
.10 vận hành thiết bị của

287
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
với người sống sót thiết bị cứu sinh
Cứu người
trên biển .11 điều khiển thiết bị tại
trong trường chỗ bao gồm thiết bị vô
hợp bỏ tàu tuyến
(tiếp theo)

288
Bả ng A-VI/1-2

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về phòng cháy và chữa cháy

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Giảm thiểu rủi Tổ chức chống cháy trên Đánh giá bằng chứng thu Hành động ban đầu khi biết
ro cháy và tàu được từ hướng dẫn tình huống khẩn cấp phải
đảm bảo trạng được thừa nhận hoặc phải tương ứng với tập quán
thái sẵn sàng Vị trí các thiết bị chống cháy việc tham dự một khóa và quy trình đã được chấp
ứng phó tình và các lối thoát khẩn cấp học được thừa nhận nhận
huống khẩn Các yếu tố cháy và nổ (tam
cấp liên quan Hành động ban đầu phải áp
giác cháy) dụng khi nhận ra tín hiệu tập
đến cháy
Các loại và nguồn gây cháy trung phải tương ứng với
tình huống khẩn cấp và tuân
Vật liệu dễ cháy, nguy cơ theo các quy trình đã xác lập
cháy và sự lan truyền của
lửa

Cần thiết không ngừng cảnh


giác

Hành động áp dụng trên tàu

Hệ thống phát hiện cháy và


khói và báo động tự động

Phân loại cháy và các công


chất dập lửa có thể áp dụng

Chống cháy và Thiết bị chống cháy và vị trí Đánh giá bằng chứng thu Quần áo và thiết bị phù hợp
dập lửa của chúng trên tàu được qua hướng dẫn với tính chất của hoạt động
được thừa nhận hoặc cứu hỏa
Hướng dẫn về: tham dự một khóa học
Thời gian và trình tự các hoạt
.1 hệ thống lắp đặt cố định được thừa nhận, bao động riêng rẽ phải phù hợp
gồm thể hiện thực hành
.2 trang bị cứu hỏa ở nơi có các điều kiện với hoàn cảnh và tình trạng
đào tạo huấn luyện thực hiện tại
.3 thiết bị cá nhân tế (như điều kiện được
.4 thiết bị và dụng cụ mô phỏng điều kiện trên
chống cháy tàu) và bất cứ lúc nào có
thể và thực hành, trong
.5 phương pháp chống bóng tối, về khả năng:
cháy

289
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Chống cháy và .6 các chất cứu hỏa .1 sử dụng các loại bình Dập cháy phải thu được kết
dập lửa (tiếp dập lửa xách tay quả bằng các quy trình, kỹ
theo) .7 trình tự chống cháy khác nhau thuật và công chất tương ứng
.8 sử dụng dụng cụ thở .2 sử dụng dụng cụ thở Các quy trình và kỹ thuật
trong chống cháy và tự cấp thiết bị thở tuân theo các tập
thực hiện cứu nạn quán và quy trình được chấp
.3 dập những đám cháy nhận
nhỏ hơn, ví dụ cháy
điện, cháy dầu, cháy
prôban

.4 dập các đám cháy


lớn bằng nước, sử
dụng các vòi phun
tia và phun sương

.5 dập lửa bằng bọt, bột


hoặc bất cứ các công
chất hóa học thích
hợp nào khác

.6 dùng dây cứu sinh


không mang dụng cụ
thở đi qua vùng đã
được phun bọt giản
nở mức độ cao

.7 mang dụng cụ thở tự


cấp chống cháy
trong vùng kín phủ
đầy khói

.8 dùng bụi nước hoặc


bất cứ công chất
chống cháy khác để
dập cháy trong
phòng ở hoặc buồng
máy mô phỏng có
lửa và khói đậm đặc

.9 dập đám cháy dầu


bằng vòi phun
sương, bột hóa chất

290
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Chống cháy và khô hoặc thiết bị
dập lửa (tiếp phun bọt
theo)
.10 sử dụng dụng cụ thở
thực hiện cứu nạn
trong vùng khói đậm
đặc

291
Bả ng A-VI/1-3

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về sơ cứu sơ cấp

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và kỹ Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
năng minh năng lực
Áp dụng hành Đánh giá tính tất yếu của tai Đánh giá bằng chứng thu Cách thức và thời gian phát
động ngay lập nạn và mối đe dọa đối với được từ hướng dẫn báo động phải thích hợp với
tức khi gặp an toàn bản thân được thừa nhận hoặc hoàn cảnh của tai nạn hoặc
phải một tai trong khi tham dự khóa tình huống khẩn cấp y tế
nạn hoặc tình Nhận thức về cấu trúc và học được thừa nhận
huống khẩn các chức năng cơ thể Nhận biết nhanh chóng thấu
cấp y tế đáo nguyên nhân, tính chất và
về các biện pháp áp dụng mức độ có thể của thương
ngay trong trường hợp tình tích và tính ưu tiên và trình
huống khẩn cấp, bao gồm tự của các hành động phải
khả năng: tương ứng với mối đe dọa
.1 xác định vị trí tổn tiềm ẩn đối với sự sống
thương Giảm thiểu nhỏ nhất mọi lúc
.2 áp dụng kỹ thuật hồi các rủi ro có thể gây tổn hại
sức tiếp cho bản thân và thương
tích
.3 kiểm soát chảy máu

.4 áp dụng các biện pháp


thích hợp để quản lý
choáng cơ bản

.5 áp dụng các biện pháp


thích hợp trong trường
hợp cháy và bỏng, bao
gồm các tai nạn do dòng
điện gây ra

.6 cấp cứu và vận chuyển


nạn nhân

.7 ứng biến khi băng bó và


sử dụng các công cụ
trong túi cứu thương
khẩn cấp

292
Bả ng A-VI/1-4

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu trong an toàn cá nhân và trách nhiệm xã hội

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Tuân theo các Các loại tình huống khẩn Đánh giá bằng chứng thu Hành động ban đầu khi nhận
quy trình tình cấp có thể xảy ra như đâm được từ hướng dẫn ra tình huống khẩn cấp phải
huống khẩn va chạm, cháy, chìm đắm được thừa nhận hoặc tuân theo quy trình ứng phó
cấp trong khi tham dự khóa tình huống khẩn cấp đã được
Kiến thức về các kế hoạch học được thừa nhận thiết lập
bất ngờ trên tàu để ứng phó
các tình huống khẩn cấp Thông báo khi phát báo động
phải nhanh chóng, chính xác,
Tín hiệu tình huống khẩn hoàn chỉnh và rõ ràng
cấp và các nhiệm vụ phân
công cho từng thuyền viên
trong danh sách tập trung;
điểm tập trung; sử dụng
đúng dụng cụ an toàn cá
nhân

Hành động áp dụng đối với


các tình huống khẩn cấp
tiềm ẩn bao gồm cháy, đâm
va, chìm đắm và ngập nước

Hành động áp dụng khi


nghe thấy tín hiệu báo động
tình huống khẩn cấp

Tầm quan trọng của đào tạo


huấn luyện và diễn tập

Kiến thức về các lối thoát


hiểm và hệ thống thông tin
liên lạc nội bộ và báo động

Áp dụng các Kiến thức cơ bản về tác Đánh giá bằng chứng thu Tuân theo mọi lúc các quy
biện pháp dự động của vận tải biển đối được từ hướng dẫn trình quốc tế được thiết lập
phòng để ngăn với môi trường biển và ảnh được thừa nhận hoặc để bảo vệ môi trường biển
chặn ô nhiễm hưởng của ô nhiễm từ tai trong khi tham dự khóa
môi trường nạn và khai thác đối với môi học được thừa nhận
biển trường biển

Các quy trình bảo vệ môi


trường cơ bản

293
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Áp dụng các Kiến thức cơ bản về tính
biện pháp … phức tạp và đa dạng của
(tiếp theo) môi trường biển
Tuân theo tập Tầm quan trọng của việc Đánh giá bằng chứng thu Tập quán làm việc an toàn
quán làm việc tuân thủ tập quán làm việc được từ hướng dẫn được tuân thủ và các thiết bị
an toàn an toàn mọi lúc được thừa nhận hoặc an toàn và bảo hộ lao động
trong khi tham dự khóa phù hợp được sử dụng đúng
Các trang bị an toàn và bảo học được thừa nhận đắn ở mọi thời điểm
vệ phải sẵn sàng để đối phó
nguy cơ tiềm trên tàu

Áp dụng các biện pháp dự


phòng trước khi cho người
vào không gian kín

Quen thuộc các biện pháp


quốc tế liên quan đến ngăn
ngừa tai nạn và sức khỏe
nghề nghiệp *

Góp phần Hiểu biết các nguyên tắc và Đánh giá bằng chứng thu Trao đổi thông tin rõ ràng và
trao đổi thông các rào cản đối với việc trao được từ hướng dẫn hiệu quả mọi lúc
tin hiệu quả đổi thông tin hiệu quả giữa được thừa nhận hoặc
trên tàu các cá nhân và các nhóm trong khi tham dự khóa
trên tàu học được thừa nhận

Khả năng thiết lập và duy


trì trao đổi thông tin hiệu
quả

*
Bộ luật của ILO về Thực hành “Ngăn ngừa tai nạn trên tàu giửa biển và trong cảng” có thể hỗ trợ để
chuẩn bị các khóa học.

294
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Góp phần thúc Tầm quan trọng của việc Đánh giá kết quả thu Các tiêu chuẩn làm việc và
đẩy mối quan duy trì các mối quan hệ tốt được từ hướng dẫn hành vi mong muốn được
hệ con người giữa con người và mối quan được thừa nhận hoặc tuân thủ ở mọi thời điểm
trên tàu hệ công việc trên tàu trong quá trình tham dự
khóa học được thừa
Các nguyên tắc và tập quán nhận
làm việc theo nhóm bao
gồm việc giải quyết xung
đột

Trách nhiệm xã hội; điều


kiện làm việc; quyền và
nghĩa vụ cá nhân; các nguy
cơ của ma túy lạm dụng
chất có cồn
và áp dụng Tầm quan trọng của việc Đánh giá kết quả thu Tuân theo tập quán quản lý
các hành động nghỉ ngơi cần thiết được từ hướng dẫn mệt mỏi và vận dụng hành
cần thiết để được thừa nhận hoặc động thích hợp mọi lúc
kiểm soát mệt Tác dụng của ngủ, thời gian trong quá trình tham dự
mỏi biểu và nhịp sinh học đối khóa học được thừa
với mệt mỏi nhận
Ảnh hưởng của các yếu tố
căng thẳng thể lực đối với
thuyền viên

Ảnh hưởng của áp lực do


hoàn cảnh bên trong và bên
ngoài tàu và tác động của nó
đối với thuyền viên

Ảnh hưởng của việc thay


đổi thời gian biểu đối với sự
mệt mỏi của thuyền viên

295
Mục A-VI/2
Yêu cầu tối thiểu bắt buộc về cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ
làm việc trên phương tiện cứu sinh, xuồng cấp cứu và xuồng cấp cứu cao tốc

Kỹ năng làm việc trên phương tiện cứu sinh và


xuồng cấp cứu không phải là xuồng cấp cứu cao tốc

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ làm
việc trên phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu không phải là xuồng cấp cứu cao tốc phải
chứng minh năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột 1 của
bảng A-VI/2-1.

2 Mức độ của ứng viên về các chủ đề thống kê tại cột 2 của bảng A-VI/2-1 phải đầy đủ để có
thể hạ thủy và phụ trách phương tiện cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu trong tình huống khẩn cấp * .

3 Đào tạo huấn luyện và trải nghiệm để đạt mức độ cần thiết về kiến thức lý thuyết, và kỹ
năng phải xem xét đến hướng dẫn nêu tại phần B của Bộ luật này.

4 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt
được các tiêu chuẩn năng lực cần thiết phải:

.1 chứng minh năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột
1 của bảng A-VI/2-1 theo các phương pháp chứng minh năng lực và các tiêu chí đánh
giá năng lực nêu tại các cột 3 và 4 của bảng đó; và

.2 được kiểm tra và đánh giá liên tục như là một phần của chương trình đào tạo huấn
luyện được thừa nhận bao gồm các nội dung nêu tại cột 2 của bảng A-VI/2-1.

5 Yêu cầu thuyền viên có kỹ năng về phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu không phải là
xuồng cấp cứu cao tốc theo đoạn 4, mỗi 5 năm, phải cung cấp bằng chứng đang duy trì các tiêu
chuẩn năng lực cần thiết để đảm nhiệm các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm liệt kê tại cột 1
của bảng A-VI/2-1.

6 Các Thành viên Công ước có thể chấp nhận đào tạo huấn luyện và trải nghiệm trên tàu để
duy trì tiêu chuẩn năng lực yêu cầu của bảng A-VI/2-1 về các lĩnh vực sau đây:

.1 phụ trách một phương tiện cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu trong và sau khi hạ thủy:

.1.1 giải thích các dấu hiệu trên phương tiện cứu sinh về số người dự định vận
chuyển;

.1.2 ra các mệnh lệnh chỉ huy để hạ thủy và thu hồi phương tiện cứu sinh, cho rời
mạn tàu và thao tác và đưa người ra khỏi phương tiện cứu sinh;

.1.3 chuẩn bị và hạ thủy an toàn phương tiện cứu sinh, nhanh chóng rời khỏi mạn
tàu; và

*
Các chương trình mẫu tương ứng của IMO có thể hỗ trợ để chuẩn bị các khóa đào tạo huấn luyện.

296
.1.4 thu hồi an toàn phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu;

.2 quản lý người sống sót và phương tiện cứu sinh sau khi bỏ tàu:

.2.1 chèo và lái xuồng, lái theo la bàn;

.2.2 sử dụng các vật dụng đặc biệt của thiết bị trong phương tiện cứu sinh, ngoại trừ
các loại pháo hiệu, và

.2.3 lắp các dụng để trợ giúp chỉ báo vị trí;

.3 sử dụng các dụng cụ chỉ báo vị trí bao gồm các trang bị thông tin liên lạc và phát tín
hiệu

.3.1 sử dụng thiết bị vô tuyến xách tay của phương tiện cứu sinh; và

.4 thực hiện sơ cứu cho những người sống sót.

Kỹ năng làm việc trên xuồng cấp cứu cao tốc

Tiêu chuẩn năng lực

7 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ làm
việc trên xuồng cấp cứu cao tốc phải chứng minh năng lực đảm nhiệm các công việc, nhiệm vụ
và trách nhiệm thống kê tại cột 1 của bảng A-VI/2-2.

8 Mức độ của ứng viên về các chủ đề thống kê tại cột 2 của bảng A-VI/2-2 phải đủ để có thể
hạ thủy và phụ trách xuồng cấp cứu cao tốc trong các tình huống khẩn cấp*.

9 Đào tạo huấn luyện và trải nghiệm để đạt mức độ cần thiết về kiến thức lý thuyết, hiểu biết
và kỹ năng phải xem xét đến hướng dẫn nêu tại phần B của Bộ luật này

10 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải đưa ra bằng chứng về việc đã
đạt được các tiêu chuẩn về năng lực cần thiết, thông qua:

.1 chứng minh năng lực dảm nhiệm các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại
cột 1 của bảng A-VI/2-2 theo các phương pháp chứng minh năng lực và các tiêu chí
đánh giá năng lực lập tại các cột 3 và 4 của bảng đó; và

.2 được kiểm tra và đánh giá liên tục như là một phần của chương trình đào tạo huấn
luyện được thừa nhận bao gồm các nội dung nêu tại cột 2 của bảng A-VI/2-2.

11 Yêu cầu thuyền viên có kỹ năng về xuồng cấp cứu cao tốc theo qui định tại đoạn 10, mỗi 5
năm, phải cung cấp bằng chứng về việc duy trì các tiêu chuẩn năng lực để đảm nhiệm các công
việc, nhiệm vụ và trách nhiệm thống kê tại cột 1 của bảng A-VI/2-2.

12 Các Thành viên Công ước có thể chấp nhận đào tạo huấn luyện trên tàu và trải nghiệm để
duy trì tiêu chuẩn năng lực cần thiết nêu tại bảng A-VI/2-2 về các lĩnh vực sau đây:

*
(Các) Khóa huấn luyện mẫu tương ứng của IMO có thể hỗ trợ chuẩn bị các khóa huấn luyện.

297
.1 Phụ trách một xuồng cấp cứu cao tốc trong và sau khi hạ thủy:

.1.1 điều khiển việc hạ thủy và thu hồi an toàn xuồng cấp cứu cao tốc;

.1.2 thao tác xuồng cấp cứu cao tốc trong các điều kiện thời tiết và biển hiện thời;

.1.3 Sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị phát tín hiệu giữa xuồng cấp cứu
cao tốc với máy bay trực thăng và tàu;

.1.4 sử dụng các thiết bị khẩn cấp được trang bị; và

.1.5 thực hiện các đồ án tìm kiếm, có tính đến các yếu tố về bối cảnh.

298
Bả ng A-VI/2-1

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu trên phương
tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu không phải là xuồng cấp cứu cao tốc

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Phụ trách Kết cấu và trang bị của Đánh giá bằng chứng thu Chuẩn bị, vào và hạ thủy
phương tiện phương tiện cứu sinh và được từ thể hiện thực phương tiện cứu sinh trong
cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu và các thiết hành các khả năng: điều kiện thiết bị hạn chế và
xuồng cấp cứu bị cá nhân trên đó tách khỏi mạn tàu an toàn
trong và sau .1 lật lại bè cứu sinh bị
khi hạ thủy Đặc điểm chi tiết và thiết bị úp khi đang mặc áo Hành động ban đầu áp dụng
của phương tiện cứu sinh cứu sinh để rời tàu sao cho giảm đến
và xuồng cấp cứu mức thấp nhất các mối đe
.2 giải thích các dấu dọa tính mạng
Các loại trang bị khác nhau hiệu của phương
dùng để hạ thủy phương tiện cứu sinh về số Thu hồi phương tiện cứu sinh
tiện cứu sinh và xuồng cấp người dự định vận và xuồng cấp cứu trong khi
cứu chuyển thiết bị hạn chế

Các phương pháp hạ thủy .3 ra lệnh chính xác để Vận hành thiết bị tuân theo
phương tiện cứu sinh khi hạ thủy và cho người hướng dẫn của nhà sản xuất
biển động vào phương tiện cứu về nhả và lắp lại thiết bị nhả
sinh, tách khỏi mạn không tải và có tải
Các phương pháp thu hồi tàu và thao tác và
phương tiện cứu sinh đưa người ra khỏi
Hành động áp dụng sau khi phương tiện cứu
tách rời khỏi tàu sinh

Các biện pháp hạ thủy và .4 chuẩn bị và hạ thủy


thu hồi xuồng cấp cứu khi an toàn phương tiện
biển động cứu sinh và tách
nhanh chóng khỏi
Các nguy cơ liên quan đến mạn tàu và vận
các cơ cấu nhả có tải hành các thiết bị nhả
có tải và nhả không
Kiến thức về quy trình bảo tải
dưỡng
.5 thu hồi an toàn
phương tiện cứu
sinh và xuồng cấp
cứu, bao gồm việc
lắp đặt lại đúng các
thiết bị nhả không

299
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Phụ trách tải và có tải
phương tiện
cứu sinh … sử dụng: bè cứu sinh
(tiếp theo) bơm hơi và đóng, mở
xuồng cứu sinh có lắp
máy hoặc đào tạo huấn
luyện trên thiết bị mô
phỏng được thừa nhận
nơi tương ứng
Vận hành máy Các phương pháp khởi động Đánh giá bằng chứng thu Duy trì động lực đẩy hiện có
của phương và vận hành máy phương được từ thể hiện thực tế cần thiết cho điều động
tiện cứu sinh tiện cứu sinh và các trang bị về khả năng khởi động
liên quan và sử dụng các và vận hành máy lắp đặt
thiết bị dập cháy sẵn có trên phương tiện cứu
sinh hở hoặc kín
Quản lý người Điều khiển phương tiện cứu Đánh giá bằng chứng thu Quản lý người sống sót phải
sống sót và sinh trong điều kiện thời được từ thể hiện thực thích hợp với hoàn cảnh và
phương tiện tiết khắc nghiệt hành các khả năng: tình huống hiện thời
cứu sinh sau
khi bỏ tàu Sử dụng dây giằng, neo nối .1 chèo và lái xuồng và
và tất cả các thiết bị khác lái theo la bàn

Phân chia thực phẩm và .2 sử dụng các hạng


nước trên phương tiện cứu mục cụ thể của thiết
sinh bị trong phương tiện
cứu sinh
Áp dụng hành động để nâng
cao tối đa khả năng được .3 lắp các dụng cụ hỗ
phát hiện và chỉ báo vị trí trợ chỉ báo vị trí
của phương tiện cứu sinh

Các phương pháp cấp cứu


bằng trực thăng

Ảnh hưởng của sự mất


nhiệt và cách phòng ngừa;
sử dụng mũ trùm quần áo
bảo vệ, bao gồm bộ đồ
chống thấm nước và giữ
nhiệt

300
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Quản lý người Sử dụng xuồng cấp cứu và
sống sót và xuồng cứu sinh gắn máy để
phương tiện kết nối các bè cứu sinh bơm
cứu sinh sau hơi và cứu người sống sót
khi bỏ tàu và những người khác trên
(tiếp theo) biển

Đưa phương tiện cứu sinh


lên cạn
Sử dụng các Thiết bị cứu sinh vô tuyến Đánh giá bằng chứng thu Sử dụng và lựa chọn các trang
dụng cụ chỉ trang bị trên phương tiện được thể hiện thực hành bị thông tin liên lạc và phát
báo vị trí bao cứu sinh bao gồm EPIRB vệ các khả năng: tín hiệu phải phù hợp với
gồm trang bị tinh và SART hoàn cảnh và tình huống hiện
thông tin liên .1 sử dụng thiết bị vô thời
lạc và phát tín Pháo hiệu báo nạn tuyến xách tay của
hiệu và pháo phương tiện cứu
hiệu sinh

.2 sử dụng thiết bị phát


tín hiệu bao gồm
pháo hiệu
Vận dụng sơ Sử dụng túi sơ cứu và kỹ Đánh giá bằng chứng thu Nhận biết nhanh chóng và
cứu cho người thuật hồi sức được từ thể hiện thực chính xác các nguyên nhân,
sống sót hành về khả năng xử lý tính chất và mức độ có thể
Quản lý người bị thương người bị thương trong của thương tích hoặc tình
bao gồm kiểm soát sự mất và sau khi bỏ tàu, sử huống
máu và choáng dụng túi sơ cứu và kỹ
thuật hồi sức Ưu tiên và trình tự điều trị
nhằm giảm đến mức tối thiểu
sự đe dọa tính mạng

301
Bả ng A-VI/2-2

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu trên xuồng cấp cứu cao tốc

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Hiểu biết kết Kết cấu và trang bị của Đánh giá bằng chứng thu Phương pháp tiến hành bảo
cấu, bảo xuồng cấp cứu cao tốc và được từ thể hiện thực dưỡng thường xuyên và sửa
dưỡng, sửa trang bị cá nhân trên đó hành chữa khẩn cấp
chữa và trang
bị của xuồng Hiểu biết về bảo dưỡng và Nhận biết các thành phần và
cấp cứu cao sửa chữa xuồng cấp cứu cao thiết bị cần thiết của xuồng
tốc tốc và việc bơm và xả hơi cấp cứu cao tốc
bình thường của khoang nổi
xuồng cấp cứu cao tốc bơm
hơi
Phụ trách các Đánh giá sự sẵn sàng của Đánh giá bằng chứng thu Khả năng chuẩn bị và phụ
thiết bị và thiết bị và trang bị hạ thủy được từ thể hiện thực trách các thiết bị và trang bị
trang bị hạ của xuồng cấp cứu cao tốc hành về khả năng kiểm hạ thủy trong khi hạ thủy và
thủy, như để hạ thủy ngay lập tức và soát việc hạ thủy và thu thu hồi xuồng cấp cứu cao tốc
được lắp đặt hoạt động hồi an toàn xuồng cấp
bình thường, cứu cao tốc với các thiết
trong khi hạ về hoạt động và hạn chế bị được lắp đặt
thủy và thu của tời, phanh, dây treo,
hồi xuồng cấp dây kéo, bù chuyển động và
cứu cao tốc các thiết bị khác được lắp
đặt thông thường

Biện pháp dự phòng an


toàn khi hạ và thu hồi
xuồng cấp cứu cao tốc

Việc hạ thủy và thu hồi


xuồng cấp cứu cao tốc trong
điều kiện hiện thời bất lợi
do thời tiết xấu và biển
động

302
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Phụ trách Đánh giá sự sẵn sàng của Đánh giá bằng chứng thu Khả năng phụ trách xuồng
xuồng cấp cứu xuồng cấp cứu cao tốc và được từ thể hiện thực cấp cứu cao tốc khi hạ thủy và
cao tốc được các thiết bị liên quan để hạhành về khả năng kiểm thu hồi
trang bị thông thủy và hoạt động ngay soát việc hạ thủy và thu
thường khi hạ hồi an toàn xuồng cấp
thủy và thu Các biện pháp dự phòng an cứu cao tốc với các thiết
hồi toàn khi hạ thủy và thu hồi bị được lắp đặt
xuồng cấp cứu cao tốc

Hạ thủy và thu hồi xuồng


cấp cứu cao tốc trong điều
kiện hiện thời và bất lợi do
thời tiết xấu và biển động
Phụ trách Các đặc tính riêng, thiết bị Đánh giá bằng chứng thu Thể hiện việc vận hành xuồng
xuồng cấp cứu và sự hạn chế của xuồng được từ thể hiện thực cấp cứu cao tốc với sự hạn
cao tốc sau khi cấp cứu cao tốc hành về các khả năng: chế về thiết bị trong điều kiện
hạ thủy thời tiết hiện thời
Các biện pháp lật lại xuồng .1 lật lại xuồng cấp cứu
cấp cứu cao tốc bị úp cao tốc bị úp

Làm thế nào để điều khiển .2 điều khiển xuồng


xuồng cấp cứu cao tốc trong cấp cứu cao tốc
điều kiện hiện thời và bất trong điều kiện hiện
lợi do thời tiết xấu và biển thời và bất lợi do
động thời tiết xấu và biển
động
Các thiết bị hàng hải và
thiết bị an toàn trên xuồng .3 bơi bằng các trang bị
cấp cứu cao tốc đặc biệt

Các phương thức tìm kiếm .4 sử dụng thiết bị


và các yếu tố về hoàn cảnh thông tin liên lạc và
tác động lên việc thực hiện phát tín hiệu giữa
xuồng cấp cứu cao
tốc với trực thăng và
tàu

.5 sử dụng thiết bị
khẩn cấp có trên
xuồng

303
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Phương pháp chứng Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng minh năng lực
Phụ trách .6 phục hồi người bị
xuồng cấp cứu nạn dưới nước và
cao tốc sau khi chuyển nạn nhân lên
hạ thủy (tiếp trực thăng cấp cứu
theo) hoặc lên tàu hoặc
đến nơi an toàn

.7 thực hiện các


phương thức tìm
kiếm, có xem xét các
yếu tố về bối cảnh
Vận hành máy Các phương pháp khởi động Đánh giá bằng chứng thu Máy được khởi động và vận
xuồng cấp cứu và vận hành máy xuồng cấp được từ thể hiện thực hành khi có yêu cầu điều
cao tốc cứu cao tốc các bộ phận hành về khả năng khởi động
liên quan động và vận hành máy
xuồng cấp cứu cao tốc

304
Mục A-VI/3
Yêu cầu huấn luyện tối thiểu bắt buộc về cứu hỏa nâng cao

Tiêu chuẩn năng lực

1 Thuyền viên được chỉ định điều khiển các hoạt động cứu hỏa phải hoàn thành một cách kết
quả chương trình đào tạo huấn luyện nâng cao về kỹ thuật chữa cháy, đặc biệt nhấn mạnh về tổ
chức, chiến thuật và chỉ huy, đồng thời yêu cầu họ thể hiện khả năng đảm nhiệm công việc,
nhiệm vụ và trách nhiệm nêu ở cột 1 của bảng A-VI/3.

2 Có đầy đủ trình độ kiến thức và hiểu biết các nội dung nêu ở cột 2 của bảng A–VI/3 để điều
khiển hiệu quả hoạt động chữa cháy trên tàu*13.

3 Đào tạo huấn luyện và trải nghiệm để đạt được trình độ cần thiết về kiến thức lý thuyết, sự
hiểu biết và kỹ năng cần phải xem xét đến các hướng dẫn ở phần B của Bộ luật này.

4 Mỗi ững viên muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt được các
tiêu chuẩn năng lực theo phương pháp chứng minh năng lực và tiêu chí đánh giá năng lực nêu
tại cột 3 và 4 của bảng A-VI/3.

5 Yêu cầu thuyền viên đủ năng lực theo đoạn 4 về khả năng chữa cháy nâng cao, mỗi 5 năm,
phải cung cấp bằng chứng vẫn duy trì tiêu chuẩn cần thiết về năng lực để đảm nhiệm công việc,
nhiệm vụ và trách nhiệm nêu tại cột 1 của bảng A-VI/3.

6. Các Thành viên Công ước có thể chấp nhận đào tạo huấn luyện và trải nghiệm trên tàu để
duy trì tiêu chuẩn cần thiết về năng lực nêu tại bảng A-VI/3, về các lĩnh vực sau đây:

.1 Điều khiển các hoạt động cứu hỏa trên tàu

.1.1 các quy trình chữa cháy trên biển và tại cảng đặc biệt nhấn mạnh về tổ chức,
chiến thuật và chỉ huy;

.1.2 trao đổi thông tin và phối hợp trong các hoạt động chữa cháy;

.1.3 kiểm soát thông gió, bao gồm hút khói

.1.4 kiểm soát hệ thống nhiên liệu và điện

.1.5 các nguy cơ trong quá trình chữa cháy (khô cạn khi chưng cất, phản ứng hóa
học, mất gió cháy nồi hơi);

.1.6 dự phòng cháy và nguy cơ lây lan đến kho tàng và vật liệu

.1.7 quản lý và kiểm soát người bị thương

.1.8 các biện pháp phối kết hợp với các nhân viên cứu hỏa trên bờ

13
* Các chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ chuẩn bị các khóa đào tạo

305
Bả ng A-VI/3

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về cứu hỏa nâng cao

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Điều khiển Các quy trình chữa cháy Các bài tập thực hành và Hành động áp dụng để khống
hoạt động trên biển và ở cảng, đặc biệt chỉ dẫn được dẫn dắt chế cháy trên cơ sở đánh giá
chữa cháy nhấn mạnh về tổ chức, trong điều kiện đào tạo chính xác và đầy đủ sự cố, vận
trên tàu chiến thuật và chỉ huy. huấn luyện như thật và dụng tất cả các nguồn thông
được thừa nhận (tức là tin sẵn có.
Dùng nước để dập lửa, chú
mô phỏng điều kiện
ý ảnh hưởng đến ổn tính Trình tự ưu tiên, thời lượng
trên tàu) và, bất cứ lúc
của tàu, biện pháp dự và trình tự hành động phải
nào có thể và thực tế,
phòng và quy trình khắc thích hợp với toàn bộ yêu cầu
thực hiện trong bóng tối.
phục. của sự cố và làm giảm thiểu
đến mức nhỏ nhất các hư hại
Trao đổi thông tin và phối
và hư hại tiềm ẩn, thương
hợp trong khi hoạt động
vong của nhân viên và tác
cứu hỏa.
động đến tính hiệu quả hoạt
Kiểm soát thông gió bao động của tàu
gồm hút khói.
Truyền đạt thông tin phải
Kiểm soát hệ thống nhiên nhanh chóng, chính xác, đầy
liệu và điện. đủ và rõ ràng.
Các nguy cơ trong quá An toàn con người trong các
trình chữa cháy (khô cạn hoạt động chữa cháy phải
khi chưng cất, phản ứng được bảo vệ mọi lúc.
hóa học, mất gió cháy nồi
hơi);

Chữa cháy hàng nguy hiểm.

Biện pháp dự phòng cháy


và nguy cơ lây lan đến kho
tàng và vật liệu (sơn …)
đang xử lý

Quản lý và kiểm soát người


bị thương.

Các quy trình và phối hợp


với lực lượng chữa cháy
trên bờ

306
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Tổ chức và Chuẩn bị kế hoạch bất ngờ. Các bài tập thực hành và Thành phần và tổ chức của
đâò tạo huấn chỉ dẫn được dẫn dắt các bộ phận kiềm chế lửa phải
luyện các bộ Thành phần và vị trí các bộ trong điều kiện đào tạo đảm bảo thực hiện nhanh
phận tham gia phận chữa cháy. huấn luyện như thật và chóng và hiệu quả các kế
chữa cháy Chiến lược và chiến thuật được thừa nhận, tức là hoạch và quy trình tình
kiềm chế lửa ở các khu vực mô phỏng điều kiện huống khẩn cấp
khác nhau của tàu trên tàu

Kiểm tra và Hệ thống phát hiện cháy; Các bài tập thực hành, Duy trì mọi lúc tính hiệu quả
chấn chỉnh hệ thống dập cháy cố định; sử dụng các hệ thống hoạt động của tất cả các hệ
các hệ thống các thiết bị dập cháy di và thiết bị được thừa thống và thiết bị phát hiện
và thiết bị động và xách tay, bao gồm nhận trong môi trường và dập lửa tuân thủ các yêu
phát hiện các trang bị, bơm, cấp cứu, đào tạo huấn luyện cầu của tính năng kỹ thuật
cháy và dập cứu hộ, trợ giúp cho người thực tế. và pháp lý
cháy. và thiết bị thông tin liên
lạc.

Các yêu cầu về luật pháp


và kiểm tra phân cấp.
Điều tra và Đánh giá nguyên nhân của Các bài tập thực hành Phải xác định nguyên nhân
lập báo cáo sự cố liên quan đến cháy. trong môi trường đào của cháy và đánh giá tính
sự cố liên tạo huấn luyện thực tế. hiệu quả của các giải pháp
quan đến can thiệp
cháy.

307
Mục A-VI/4
Các yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho sơ cứu y tế và chăm sóc y tế.

Tiêu chuẩn năng lực đối với thuyền viên được chỉ định thực hiện sơ cứu y tế trên tàu

1 Yêu cầu mỗi thuyền viên được chỉ định thực hiện sơ cứu y tế trên tàu phải chứng minh
năng lực đảm nhiệm công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm được thống kê ở cột 1 bảng A-VI/4-

2 Có đầy đủ trình độ kiến thức các nội dung nêu ở cột 2 bảng A-VI/4-1 để thuyền viên được
chỉ định có khả năng hành động hiệu quả ngay lập tức trong trường hợp tai nạn hoặc ốm đau
thường xảy ra trên tàu*.

3 Yêu cầu mỗi thuyền viên muốn có giấy chứng nhận theo các yêu cầu của quy định VI/4,
đoạn 1 phải cung cấp bằng chứng đã đạt được tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các phương
pháp chứng minh năng lực và tiêu chí đánh giá năng lực nêu ở cột 3 và 4 của bảng A-VI/4-1

Tiêu chuẩn năng lực cho thuyền viên được chỉ định phụ trách chăm sóc y tế trên tàu.

4 Yêu cầu mỗi thuyền viên được chỉ định phụ trách chăm sóc y tế trên tàu phải chứng minh
khả năng đảm đương các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm như đã thống kê ở cột 1 bảng A-
VI/4-2

5 Phải có đủ trình độ kiến thức về các nội dung nêu ở cột 2 của bảng A-VI/4-2 để cho thuyền
viên được chỉ định có khả năng áp dụng hành động một cách hiệu quả ngay lập tức trong trường
hợp tai nạn hoặc ốm đau xảy ra trên tàu* 14.

6 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận theo các yêu cầu của quy định VI/4,
đoạn 2 phải cung cấp bằng chứng đã đạt được tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các phương
pháp chứng minh năng lực và tiêu chí đánh giá năng lực thống kê ở cột 3 và 4 của bảng A-VI/4-2.

14
* Các chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ chuẩn bị các khóa đào tạo

308
Bả ng A-VI/4-1

Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho sơ cứu y tế

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực

Áp dụng biện Túi sơ cứu y tế. Đánh giá bằng chứng thu Nhận biết nhanh chóng và
pháp sơ cứu nhận được từ chỉ dẫn đầy đủ nguyên nhân, tính
ngay trong Cấu trúc và chức năng cơ thực hành. chất và mức độ thương tích
trường hợp thể tuân theo tập quán sơ cứu
xảy ra tai nạn Nguy cơ độc tố trên tàu, bao hiện nay
hoặc ốm đau gồm việc dùng sách Hướng
trên tàu Giảm thiểu đến mức nhỏ nhất
dẫn sơ cứu y tế để sử dụng mọi lúc các rủi ro cho bản
khi tai nạn liên quan đến thân và người khác
hàng nguy hiểm (MFAG)
hoặc các tài liệu tương tự Điều trị người bị thương và
của quốc gia bệnh nhân sao cho thích hợp
tuân theo tập quán sơ cứu y
Kiểm tra người bị nạn hoặc tế và hướng dẫn quốc tế được
bệnh nhân thừa nhận.
Bị chấn thương cột sống

Cháy, bỏng và ảnh hưởng


do nóng hoặc lạnh

Gãy xương, trật khớp và tổn


thương cơ.

Chăm sóc y tế cho người


được cấp cứu

Tư vấn y tế qua vô tuyến

Dược lý học

Khử trùng

Tim ngừng đập , chết đuối


và ngạt

309
Bả ng A-VI/4-2

Quy định tiêu chuẩn tối thiểu của năng lực chăm sóc y tế

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực

Thực hiện Chăm sóc người bị thương Đánh giá bằng chứng thu Nhận biết triệu chứng trên cơ
chăm sóc y tế liên quan đến: nhận từ hướng dẫn và sở khái niệm về kiểm tra lâm
cho người thể hiện thực hành. sàng hoặc bệnh án.
.1 bị thương vào đầu hoặc
bệnh, bị
cột sống Ở những nơi có điều Chống nhiễm trùng và truyền
thương khi
còn trên tàu. kiện, thì kinh nghiệm nhiễm một cách đầy đủ và
.2 bị thương vào tai, mũi,
thực tế tại bệnh viện hiệu quả.
họng và mắt
hoặc cơ sở tương tự
.3 xuất huyết nội và ngoại. được thừa nhận Thái độ phải bình tĩnh, tự tin
và làm cho bệnh nhân yên
.4 cháy, bỏng và tê cóng tâm.
.5 gãy xương, sai khớp và Điều trị người bị thương hoặc
tổn thương cơ điều kiện phải thích hợp và
.6 vết thương, lành tính và tuân theo tập quán y tế và các
nhiễm trùng hướng dẫn y tế quốc tế và
quốc gia liên quan được thừa
.7 Giảm đau nhận.
.8 kỹ thuật khâu và nẹp
Liều lượng và sử dụng thuốc
.9 quản lý tình trạng đau và cho thuốc phải theo chỉ
bụng cấp tính dẫn của hãng sản xuất và tập
quán y tế được thừa nhận.
.10 điều trị phẫu thuật nhỏ.
Nhận biết kịp thời dấu hiệu
.11 băng và bó
của sự thay đổi điều kiện đối
Về điều dưỡng với người bệnh

.1 nguyên tắc chung

.2 chăm sóc bằng điều


dưỡng

Bệnh tật, bao gồm:

.1 điều kiện y tế và tình


huống khẩn cấp

.2 bệnh truyền nhiễm qua


đường tình dục

.3 bệnh nhiệt đới và

310
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực

truyền nhiễm
Thực hiện
chăm sóc y tế Lạm dụng chất có cồn và ma
cho người túy
bệnh, bị Chăm sóc răng
thương khi
còn trên tàu Phụ khoa, thai và sản
(tiếp theo). Chăm sóc y tế cho những
người được cứu sống

Chết ở trên biển

Vệ sinh

Ngừa bệnh bao gồm:

.1 tẩy uế, tẩy trùng, diệt


chuột

.2 tiêm ngừa

Duy trì việc ghi chép và sao


lưu các quy định có thể áp
dụng:

.1 Lưu hồ sơ y tế

.2 các quy định y tế hàng


hải quốc gia và quốc tế

Tham gia các Trợ giúp bên ngoài bao gồm Quy trình chẩn đoán lâm sàng
phương án phải chu đáo và tuân thủ các
phối hợp trợ .1 Tư vấn y tế qua vô hướng dẫn đã tiếp nhận.
giúp y tế cho tuyến
các tàu Phương pháp và việc chuẩn bị
.2 vận chuyển người ốm chuyển bệnh nhân phải tuân
và người bị thương bao thủ các quy trình được thừa
gồm bằng máy bay trực nhận và phải trù định sao cho
thăng. nâng cao đến mức tối đa việc
.3 chăm sóc thuyền viên bị chăm sóc bệnh nhân
ốm bằng cách kết hợp Quy trình tìm kiếm tư vấn y
với tổ chức y tế ở cảng tế qua vô tuyến phải tuân
hoặc chăm sóc ngoại trú theo thực tiễn và khuyến nghị
trong cảng. đã được thiết lập.

311
Mục A-VI/5
Yêu cầu bắt buộc tối thiểu về cấp giấy chứng nhận
đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cho sỹ quan an ninh tàu biển

Tiêu chuẩn năng lực

1 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn có giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cho sỹ quan
an ninh tàu biển phải chứng minh khả năng đảm nhiệm công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm nêu
tại bảng A-VI/5.

2 Đủ trình độ kiến thức về các nội dung nêu ở cột 2 của bảng A-VI/5 để cho ứng viên có thể
hành động như là một sỹ quan an ninh được chỉ định.

3 Được đào tạo huấn luyện và trải nghiệm để đạt trình độ cần thiết về kiến thức lý thuyết,
hiểu biết và kỹ năng, có xem xét đến các chỉ dẫn ở phần B-VI/5 của Bộ luật này.

4 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn có giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt được các
tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo phương pháp chứng minh năng lực và tiêu chí đánh giá năng
lực như nêu tại cột 3 và 4 của bảng A-VI/5.

312
Bả ng A-VI/5

Quy định tiêu chuẩn tối thiểu về năng lực cho sỹ quan an ninh tàu biển

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Duy trì và Kiến thức về chính sách an Đánh giá bằng chứng thu Các quy trình và hành động
giám sát việc ninh hàng hải quốc tế và nhận từ khóa đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc
thực hiện kế trách nhiệm của Nhà nước, hoặc kiểm tra. đã được thiết lập bởi Bộ luật
hoạch an ninh công ty và người được chỉ ISPS và Công ước SOLAS, như
trên tàu định, bao gồm các yếu tố có đã sửa đổi.
thể liên quan đến hải tặc và
cướp biển có vũ trang. Xác định chính xác các yêu
cầu pháp lý liên quan đến an
Kiến thức về mục đích cho, ninh
và, các yếu tố lập kế hoạch
an ninh tàu biển, các quy Các quy trình để đạt được
trình liên quan và duy trì tình trạng sẵn sàng ứng phó
việc lưu giữ hồ sơ, bao gồm với những thay đổi về cấp độ
các hồ sơ liên quan đến hải an ninh hàng hải.
tặc và cướp biển vũ trang.
Thông tin liên lạc trong phạm
Kiến thức về các quy trình vi trách nhiệm của sỹ quan an
sử dụng để thực hiện kế ninh tàu biển phải rõ ràng và
hoạch an ninh tàu và báo dễ hiểu.
cáo sự cố an ninh.

Kiến thức về các cấp độ an


ninh hàng hải và các biện
pháp và quy trình an ninh
kế tiếp trên tàu và môi
trường trang thiết bị tại
cảng.

Kiến thức về các yêu cầu và


quy trình báo cáo cho sỹ
quan an ninh công ty về các
khiếm khuyết và không-
phù-hợp được xác định
trong đánh giá nội bộ, xem
xét định kỳ và kiểm tra an
ninh.

Kiến thức về phương pháp


và quy trình được sử dụng
để chỉnh sửa kế hoạch an

313
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
ninh tàu.
Duy trì và
giám sát việc Kiến thức về kế hoạch bất
thực hiện kế ngờ và quy trình liên quan
hoạch an ninh đến an ninh đối với việc ứng
trên tàu (tiếp phó các đe dọa hoặc phá hoại
theo) an ninh, bao gồm các quy
định về duy trì các hoạt động
nguy cấp giữa ranh giới
tàu/cảng gồm các yếu tố có
thể liên quan đến hải tặc và
cướp biển vũ trang.

Kiến thức làm việc liên quan


các thuật ngữ, định nghĩa về
an ninh hàng hải bao gồm các
yếu tố liên quan đến hải tặc
và cướp biển vũ trang.
Đánh giá rủi Kiến thức về đánh giá rủi ro Đánh giá bằng chứng thu Các quy trình và hành động
ro, đe dọa và và công cụ đánh giá. nhận được từ đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc
yếu điểm an huấn luyện, hoặc trải đã được thiết lập bởi Bộ luật
ninh. Kiến thức về lập văn bản nghiệm và kiểm tra đã ISPS và Công ước SOLAS, như
đánh giá an ninh bao gồm được công nhận, bao đã sửa đổi.
Tuyên bố An ninh. gồm thể hiện thực hành
năng lực để: Các quy trình để đạt được
Kiến thức về thủ thuật áp
tình trạng sẵn sàng ứng phó
dụng các biện pháp an ninh .1 tiến hành khám xét
với những thay đổi về cấp độ
đánh lừa, bao gồm các thủ người an ninh hàng hải.
thuật do hải tặc và cướp biển
vũ trang sử dụng. .2 tiến hành kiểm tra Thông tin liên lạc trong phạm
không xâm phạm vi trách nhiệm của sỹ quan an
Kiến thức về khả năng để
ninh tàu biển phải rõ ràng và
nhận diện, trên cơ sở không
dễ hiểu.
phân biệt đối xử, đối với
người biểu hiện tiềm ẩn rủi
ro an ninh

Kiến thức về khả năng có


thể nhận biết về vũ khí, chất
và các thiết bị nguy hiểm và
nhận thức về thiệt hại mà
chúng có thể gây ra.

314
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực

Đánh giá rủi Kiến thức quản lý và kỹ


ro, đe dọa và thuật kiểm soát đám đông,
yếu điểm an khi cần
ninh (tiếp
Kiến thức xử lý thông tin
theo).
liên quan an ninh nhạy cảm
và thông tin liên lạc liên
quan đến an ninh.
Kiến thức về thực hiện và
phối hợp khám xét.

Kiến thức về các phương


pháp khám xét người và
kiểm tra không xâm phạm.
Cam kết kiểm Kiến thức về các yêu cầu lựa Đánh giá bằng thu nhận Các quy trình và hành động
tra thường chọn và giám sát các khu vực được từ đào tạo huấn phải tuân thủ các nguyên tắc
xuyên tàu đảm cấm. luyện, hoặc kiểm tra đã đã được thiết lập bởi Bộ luật
bảo các biện được công nhận. ISPS và Công ước SOLAS, như
Kiến thức về kiểm soát sự
pháp an ninh đã sửa đổi.
tiếp cận tàu và các khu vực
thích hợp
cấm trên tàu.
được thực Các quy trình để đạt được
hiện và duy Kiến thức về các phương tình trạng sẵn sàng ứng phó
trì. pháp giám sát hiệu quả khu với những thay đổi về cấp độ
vực boong tàu và xung an ninh hàng hải.
quanh tàu.
Thông tin liên lạc trong phạm
Kiến thức về phương diện vi trách nhiệm của sỹ quan an
an ninh liên quan đến tác ninh tàu biển phải rõ ràng và
nghiệp hàng hóa và kho dễ hiểu.
tàng của tàu với nhân viên
của tàu khác và viên chức an
ninh trang thiết bị cảng liên
quan.
Kiến thức về phương pháp
kiểm soát người lên, và rời
tàu và tiếp cận khi họ ở trên
tàu và ảnh hưởng của họ.

315
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng chứng minh năng lực
Đảm bảo các Kiến thức về các loại thiết bị Đánh giá bằng chứng thu Các quy trình và hành động
thiết bị và hệ và hệ thống an ninh khác nhận được từ đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc
thống an ninh, nhau và các hạn chế của huấn luyện, hoặc kiểm đã được thiết lập bởi Bộ luật
nếu có, hoạt thiết bị, bao gồm các thiết bị tra đã được công nhận. ISPS và Công ước SOLAS, như
động, thử và có thể sử dụng trong đã sửa đổi.
hiệu chuẩn trường hợp hải tặc hoặc
thích hợp cướp biển vũ trang tấn
công

Kiến thức về quy trình, chỉ


dẫn và hướng dẫn sử dụng
hệ thống cảnh báo an ninh
trên tàu.

Kiến thức về phương pháp


thử, hiệu chuẩn và bảo
dưỡng các hệ thống và thiết
bị an ninh, đặc biệt là khi
tàu trên biển.
Khuyến khích Kiến thức về các các yêu cầu Đánh giá bằng thu nhận Các quy trình và hành động
nhận thức và đào tạo, diễn tập, thực tập được từ đào tạo huấn phải tuân thủ các nguyên tắc
cảnh giác về theo các công ước tương luyện, hoặc kiểm tra đã đã được thiết lập bởi Bộ luật
an ninh. ứng, các bộ luật và thông tư được công nhận. ISPS và Công ước SOLAS, như
của IMO, bao gồm những gì đã sửa đổi.
liên quan đến chống hải tặc
và cướp biển vũ trang. Thông tin liên lạc trong phạm
vi trách nhiệm của sỹ quan an
Kiến thức về các phương ninh tàu biển phải rõ ràng và
pháp nâng cao nhận thức an dễ hiểu.
ninh và cảnh giác trên tàu.

Kiến thức về phương pháp


đánh giá hiệu quả của diễn
tập và thực tập.

316
Mục A-VI/6
Các yêu cầu bắt buộc tối thiểu về đào tạo huấn luyện
và hướng dẫn an ninh cho tất cả thuyền viên

Quy định tiêu chuẩn năng lực về đào tạo


huấn luyện làm quen nhiệm vụ an ninh trên tàu

1 Yêu cầu mọi người làm việc trên tàu chạy biển, trước khi được chỉ định nhiệm vụ trên tàu,
tuân thủ các điều khoản của Bộ luật ISPS, trừ hành khách, phải tiếp nhận khóa đào tạo huấn
luyện làm quen liên quan đến an ninh đã được phê chuẩn có xem xét đến các hướng dẫn trong
phần B, để có thể:

.1 báo cáo sự cố an ninh, bao gồm các đe dọa hoặc tấn công của hải tặc và cướp biển vũ
trang;

.2 Biết các qui trình phải tuân thủ khi họ nhận thấy có đe dọa an ninh; và

.3 tham gia vào các quy trình tình huống khẩn cấp liên quan đến an ninh và bất ngờ.

2 Thuyền viên được chỉ định làm nhiệm vụ an ninh được tuyển hoặc làm việc cho một tàu
chạy biển, trước khi được chỉ định nhiệm vụ đó, phải được đào tạo huấn luyện làm quen an ninh
về nhiệm vụ và trách nhiệm được chỉ định có xem xét đến các chỉ dẫn ở phần B.

3 Đào tạo huấn luyện làm quen về an ninh phải được tiến hành bởi sỹ quan an ninh tàu hoặc
người có kỹ năng tương tự.

Tiêu chuẩn năng lực cho đào tạo huấn luyện về nhận thức về an ninh

4 Thuyền viên được tuyển dụng hoặc làm việc với bất cứ tư cách nào, trên tàu yêu cầu tuân
thủ theo các quy định của Bộ luật ISPS cho công việc kinh doanh của tàu, như là một phần bổ
sung hoàn chỉnh cho tàu chưa có nhiệm vụ an ninh được chỉ định, thì trước khi được chỉ định
bất kỳ nhiệm vụ an ninh nào trên tàu phải:

.1 được đào tạo huấn luyện hoặc hướng dẫn nhận thức an ninh thích hợp đã được công
nhận như nêu tại bảng A-VI/6-1;

.2 cung cấp bằng chứng theo yêu cầu đã đạt tiêu chuẩn năng lực cần thiết để thực hiện
công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm nêu tại cột 1 của bảng A-VI/6-1:

.2.1 chứng minh năng lực theo đúng các phương pháp và tiêu chí đánh giá năng
lực nêu tại cột 3 và 4 của bảng A-VI/6-1; và

.2.2 thông qua kiểm tra hoặc đánh giá liên tục như là một phần của chương trình
đào tạo huấn luyện đã được công nhận theo nội dung nêu tại cột 2 của bảng A-
VI/6-1.

317
Các điều khoản chuyển đổi
5 Cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2014, thuyền viên bắt đầu thời gian đi biển được công nhận
trước ngày có hiệu lực của mục này sẽ có khả năng chứng minh rằng họ đã đáp ứng các yêu cầu
của đoạn 4 bằng cách:
.1 thời gian đi biển được thừa nhận như là nhân viên của tàu trong khoảng thời gian ít
nhất 6 tháng trong 3 năm trước đó; hoặc
.2 đã thực hiện các chức năng an ninh xem như tương đương với thời gian đi biển yêu
cầu tại đoạn 5.1; hoặc
.3 đạt kết quả kỳ kiểm tra được công nhận; hoặc
.4 hoàn thành tốt khóa đào tạo huấn luyện được công nhận.
Tiêu chuẩn năng lực cho thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh
6 Yêu cầu mỗi thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh, bao gồm các hoạt động liên quan
chống hải tặc và chống cướp biển vũ trang, phải thể hiện năng lực đảm nhiệm các công việc,
nhiệm vụ và trách nhiệm nêu trong cột 1 của bảng A-VI/6-2.
7 Phải có đủ trình độ kiến thức về các nội dung tại cột 2 của bảng A-VI/6-2 để mỗi ứng viên có
khả năng thực hiện nhiệm vụ an ninh trên tàu bao gồm các hoạt động liên quan đến chống hải
tặc và chống cướp biển vũ trang.
8 Yêu cầu mỗi người muốn được cấp giấy chứng nhận phải cung cấp bằng chứng đã đạt được
tiêu chuẩn năng lực cần thiết thông qua việc:
.1 chứng minh năng lực để đảm nhiệm các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm nêu tại
cột 1 của bảng A-VI/6-2, theo đúng các phương pháp chứng minh năng lực và tiêu chí
đánh giá năng lực nêu tại cột 3 và 4 của bảng đó; và
.2 kiểm tra hoặc đánh giá liên tục như là một phần của chương trình đào tạo huấn luyện
được công nhận với các nội dung nêu tại cột 2 của bảng A-VI/6-2.
Các điều khoản chuyển đổi
9 Đến ngày 01 tháng 01 năm 2014, thuyền viên bắt đầu thời gian đi biển được công nhận,
trước ngày có hiệu lực của mục này thì sẽ có khả năng chứng minh rằng họ đã đáp ứng các yêu
cầu để thực hiện các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao nêu tại cột 1 của bảng
A-VI/6-2 bằng cách:
.1 thời gian đi biển được thừa nhận như là nhân viên của tàu trong khoảng thời gian ít
nhất 6 tháng trong 3 năm trước đó; hoặc
.2 đã thực hiện các chức năng an ninh xem như tương đương với thời gian đi biển yêu
cầu tại đoạn 9.1; hoặc
.3 đạt kết quả kỳ thi sát hạch được công nhận; hoặc
.4 hoàn thành tốt khóa đào tạo huấn luyện được công nhận.

318
Bả ng A-VI/6-1

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu về nhận thức an ninh

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Đóng góp vào Kiến thức làm việc cơ bản Đánh giá bằng chứng có Nhận biết chính xác các yêu
việc tăng liên quan các thuật ngữ và được từ các chỉ dẫn cầu liên quan đến tăng cường
cường an ninh định nghĩa an ninh hàng được công nhận hoặc an ninh hàng hải.
hàng hải
hải, bao gồm các yếu tố có khi tham gia khóa đào
thông qua
nâng cao nhận thể liên quan đến hải tặc và tạo huấn luyện được
thức cướp biển vũ trang. công nhận.

Kiến thức cơ bản về chính


sách an ninh hàng hải quốc
tế và trách nhiệm của các
Chính phủ, công ty và cá
nhân.

Kiến thức cơ bản về cấp độ


an ninh hàng hải và tác
động của nó đến các biện
pháp và quy trình an ninh
trên tàu và trang thiết bị
cảng

Kiến thức cơ bản về quy


trình lập báo cáo về an ninh.

Kiến thức cơ bản về kế


hoạch bất ngờ liên quan
đến an ninh.
Nhận biết các Kiến thức cơ bản về thủ Đánh giá bằng chứng có Nhận biết chính xác các đe
đe dọa an ninh thuật được sử dụng cho các được từ các chỉ dẫn dọa an ninh hàng hải.
biện pháp an ninh đánh lừa. được công nhận hoặc
khi tham gia khóa đào
Kiến thức cơ bản để có khả
tạo huấn luyện được
năng nhận biết các đe dọa
công nhận.
an ninh tiềm ẩn, bao gồm
các yếu tố có thể liên quan
đến hải tặc và cướp biển vũ
trang.
Kiến thức cơ bản để có khả
năng nhận biết vũ khí, chất
nguy hiểm và thiết bị và về
thiệt hại mà chúng có thể

319
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực

Nhận biết các gây ra.


đe dọa an ninh Kiến thức cơ bản về xử lý
(tiếp theo) thông tin liên quan đến an
ninh và thông tin liên lạc
liên quan đến an ninh.
Hiểu biết sự Kiến thức cơ bản về các yêu Đánh giá bằng chứng có Nhận biết chính xác các yêu
cần thiết và cầu đào tạo, diễn tập và được từ các chỉ dẫn cầu liên quan về tăng cường
các phương thực tập theo các Công ước, được công nhận hoặc an ninh hàng hải
pháp duy trì Bộ luật và thông tư của khi tham gia khóa đào
nhận thức và IMO, bao gồm kiến thức làm tạo huấn luyện được
cảnh giác an việc về những gì liên quan công nhận.
ninh đến chống hải tặc và chống
cướp biển vũ trang.

320
Bả ng A-VI/6-2

Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cho thuyền viên được chỉ định nhiệm vụ an ninh

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4


Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Duy trì các Kiến thức làm việc liên Đánh giá bằng chứng có Các quy trình và hành động
điều kiện đề quan các thuật ngữ và định được từ các chỉ dẫn phải tuân thủ các nguyên tắc
ra trong kế nghĩa về an ninh hàng hải, được công nhận hoặc đã được thiết lập bởi Bộ luật
hoạch an ninh bao gồm các yếu tố liên khi tham gia khóa đào ISPS và Công ước SOLAS, như
của tàu quan đến hải tặc và cướp tạo huấn luyện được đã sửa đổi.
biển vũ trang. công nhận.
Nhận biết chính xác các yêu
Kiến thức về chính sách an cầu pháp lý liên quan đến an
ninh hàng hải quốc tế và ninh
trách nhiệm của của các
Chính phủ, công ty và cá Thông tin liên lạc trong phạm
nhân, bao gồm kiến thức vi trách nhiệm của sỹ quan an
làm việc liên quan dến hải ninh tàu biển phải rõ ràng và
tặc và cướp biển vũ trang. dễ hiểu.

Kiến thức cơ bản về cấp độ


an ninh hàng hải và tác
động của nó đến các quy
trình và giải pháp an ninh
trên tàu và trang thiết bị
cảng

Kiến thức cơ bản về quy


trình lập báo cáo an ninh.

Kiến thức về quy trình và


các yêu cầu đào tạo, diễn
tập và thực tập theo các
Công ước, bộ luật và thông
tư của IMO, bao gồm kiến
thức làm việc về những gì
liên quan đến chống hải tặc
và chống cướp biển vũ
trang.

Kiến thức về các quy trình


kiểm tra và giám định và
kiểm soát và giám sát các
hoạt động an ninh đặt ra
trong kế hoạch an ninh của

321
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực

Duy trì các tàu.


điều kiện đề
Kiến thức về kế hoạch bất
ra trong kế
ngờ và quy trình liên quan
hoạch an ninh
đến an ninh để ứng phó với
của tàu (tiếp
các mối đe dọa an ninh hoặc
theo)
vi phạm an ninh, bao gồm
các quy định về duy trì các
hoạt động nguy cấp giữa ranh
giới tàu/cảng gồm các yếu tố
liên quan đến hải tặc và cướp
biển vũ trang và bao gồm
kiến thức làm việc về những
gì liên quan đến hải tặc và
cướp biển vũ trang.
Nhận biết các Kiến thức về lập văn bản an Đánh giá bằng chứng có Các quy trình và hành động
rủi ro và các ninh bao gồm Tuyên bố An được từ các chỉ dẫn phải tuân thủ các nguyên tắc
đe dọa an ninh ninh. được công nhận hoặc đã được thiết lập bởi Bộ luật
khi tham gia khóa đào ISPS và Công ước SOLAS, như
Kiến thức về thủ thuật áp tạo huấn luyện được đã sửa đổi.
dụng các biện pháp an ninh công nhận.
đánh lừa, bao gồm các thủ
thuật do hải tặc và cướp biển
vũ trang sử dụng.

Kiến thức về khả năng nhận


biết các đe dọa an ninh tiềm
ẩn.

Kiến thức về khả năng nhận


biết vũ khí, chất nguy hiểm
và nhận thức thiệt hại mà
chúng có thể gây ra.

Kiến thức quản lý và kỹ


thuật kiểm soát đám đông,
khi cần

Kiến thức xử lý thông tin


liên quan an ninh nhạy cảm
và thông tin liên lạc liên
quan đến an ninh.
Kiến thức về thực hiện và

322
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
phối hợp khám xét.
Nhận biết các
rủi ro … (tiếp Kiến thức về các phương
theo) pháp khám xét người và
kiểm tra không xâm phạm.
Cam kết Kiến thức về kỹ thuật giám Đánh giá bằng chứng có Các quy trình và hành động
thường xuyên sát các khu vực cấm. được từ các chỉ dẫn phải tuân thủ các nguyên tắc
kiểm tra an được công nhận hoặc đã được thiết lập bởi Bộ luật
Kiến thức về kiểm soát sự
ninh trên tàu khi tham gia khóa đào ISPS và Công ước SOLAS, như
tiếp cận tàu và các khu vực
tạo huấn luyện được đã sửa đổi.
cấm trên tàu.
công nhận.
Kiến thức về các phương
pháp giám sát hiệu quả khu
vực boong tàu và xung
quanh tàu.
Kiến thức về phương pháp
kiểm tra liên quan đến
hàng hóa và kho tàng trên
tàu
Kiến thức về phương pháp
kiểm soát người lên, và rời
tàu và tiếp cận khi họ ở trên
tàu và tác động họ.

323
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Năng lực Kiến thức, hiểu biết và Các phương pháp thể Tiêu chí đánh giá năng lực
kỹ năng hiện năng lực
Sử dụng thích Kiến thức chung về các loại Đánh giá bằng chứng có Vận hành các thiết bị và hệ
hợp các thiết thiết bị và hệ thống an ninh, được từ các chỉ dẫn thống được tiến hành theo
bị và hệ thống bao gồm các thiết bị và hệ được công nhận hoặc đúng các chỉ dẫn vận hành
an ninh, nếu thống có thể được sử dụng khi tham gia khóa đào thiết bị đã được thiết lập và
có trong trường hợp bị hải tặc tạo huấn luyện được có tính đến các hạn chế của
và cướp biển vũ trang tấn công nhận. hệ thống và thiết bị này.
công bao gồm các hạn chế
của thiết bị. Các quy trình và hành động
phải tuân thủ các nguyên tắc
Kiến thức về sự cần thiết đã được thiết lập bởi Bộ luật
phải thử, hiệu chuẩn và bảo ISPS và Công ước SOLAS, như
dưỡng các hệ thống và thiết đã sửa đổi.
bị an ninh, đặc biệt khi trên
biển.

324
Chương VII
Tiêu chuẩn về giấy chứng nhận thay thế

Mục A-VII/1
Cấp giấy chứng nhận thay thế

1 Yêu cầu mỗi ứng viên viên muốn được cấp giấy chứng nhận ở mức trách nhiệm vận hành
theo các điều khoản của chương VII, phụ lục Công ước phải hoàn thành chương trình giáo dục
và đào tạo huấn luyện tương ứng và thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho tất cả các chức năng mô tả
ở bảng A-II/1 hoặc bảng A-III/1. Các chức năng nêu ở bảng A-II/1 hoặc bảng A-III/1 có thể được
tăng thêm một cách tương ứng chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện bổ sung để cung cấp
cho ứng viên hoàn thành, nơi thích hợp, và thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho các chức năng đã đề
cập trong các bảng nói trên.

2 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận ở mức trách nhiệm quản lý như là
người chỉ huy tàu tổng dung tích từ 500 trở lên, hoặc thay thế cho người chỉ huy của tàu đó rơi
vào trường hợp không đủ khả năng chỉ huy, ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn năng lực được nêu ở
bảng A-II/1, phải hoàn thành chương trình đào tạo và huấn luyện thích hợp đồng thời phải thỏa
mãn các tiêu chuẩn đối với tất cả các chức năng đã nêu ở bảng A-II/2. Các chức năng được nêu
trong các bảng của chương III của phần này có thể được tăng thêm chương trình giáo dục và đào
tạo huấn luyện bổ sung để cung cấp cho ứng viên hoàn thành, nơi tương ứng, và thỏa mãn tiêu
chuẩn năng lực cho các chức năng đã đề cập trong các bảng nói trên.

3 Yêu cầu mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận ở mức trách nhiệm quản lý như một
người chịu trách nhiệm về động lực của tàu có công suất máy chính từ 750kW trở lên, hoặc thay
thế cho người chịu trách nhiệm động lực rơi vào trường hợp mất khả năng là người chịu trách
nhiệm động lực của tàu đó, ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn năng lực nêu ở bảng A-III/1, phải
hoàn thành chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện thích hợp và thỏa mãn các tiêu chuẩn
năng lực cho tất cả các chức năng mô tả ở bảng A-III/2. Các chức năng được nêu trong các bảng
của chương II của phần này có thể được tăng thêm chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện bổ
sung để cung cấp cho ứng viên hoàn thành, nơi tương ứng, và thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho các
chức năng đã đề cập trong các bảng nói trên.

4 Mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng nhận ở mức trách nhiệm trợ giúp:

.1 đối với bộ phận boong hoặc máy tàu phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện tương
ứng và thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho chức năng trình bày trong cả hai bảng A-
II/4 hoặc bảng A-III/4. Các chức năng nêu ở bảng A-II/4 hoặc bảng A-III/4 có thể được
tăng thêm một cách tương ứng chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện bổ sung để
cung cấp cho ứng viên hoàn thành, nơi thích hợp, và thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho
các chức năng đã đề cập trong các bảng nói trên.

.2 yêu cầu đối với thủy thủ bậc cao, ngoài việc thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực quy định
trong bảng A-II/4, phải hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện thích hợp và
thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho tất cả các chức năng nêu trong bảng A-II/5. Các
chức năng nêu ở bảng A-III/4 hoặc bảng A-III/5 có thể được tăng thêm một cách tương
ứng chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện bổ sung để cung cấp cho ứng viên

325
hoàn thành, nơi thích hợp, và thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho các chức năng đã đề cập
trong các bảng nói trên.

.3 yêu cầu đối với thợ máy bậc cao, ngoài việc thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực quy định
trong bảng A-III/4, phải hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện thích hợp và
thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho tất cả các chức năng nêu trong bảng A-III/5. Các
chức năng nêu ở bảng A-II/4 hoặc bảng A-II/5 có thể được tăng thêm một cách tương
ứng chương trình giáo dục và đào tạo huấn luyện bổ sung để cung cấp cho ứng viên
hoàn thành, nơi thích hợp, và thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực cho các chức năng đã đề cập
trong các bảng nói trên.

Mục A-VII/2
Chứng nhận cho thuyền viên

1 Theo các yêu cầu của quy định VII/1, đoạn 1.3, mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng
nhận tuân thủ các quy định của chương VII ở mức trách nhiệm vận hành theo các chức năng
được nêu ở các bảng A-II/1 và A-III/1 phải:

.1 có thời gian đi biển được thừa nhận không ít hơn một năm, thời gian phục vụ đó sẽ
bao gồm khoảng thời gian ít nhất 6 tháng thực hiện nhiệm vụ buồng máy dưới sự
giám sát của một sỹ quan máy có trình độ và, yêu cầu đối với chức năng hàng hải ít
nhất 6 tháng thực hiện nhiệm vụ trực ca buồng lái dưới sự giám sát của sỹ quan trực
ca buồng lái có trình độ; và

.2 hoàn thành, trong thời gian thời gian đi biển này, chương trình đào tạo huấn luyện
trên tàu được thừa nhận thỏa mãn yêu cầu tương ứng của các mục A-II/1 và A-III/1
và được ghi chép trong sổ ghi nhận huấn luyện được thừa nhận.

2 Mỗi ứng viên muốn được cấp chứng nhận theo các yêu cầu của chương VII ở mức quản lý
kết hợp với các chức năng trình bày ở các bảng A-II/2 và A-III/2 phải có thời gian đi biển được
thừa nhận liên quan đến các chức năng được thể hiện ở phần xác nhận trong giấy chứng nhận
như sau:

.1 đối với người không phải là người chỉ huy hoặc người chịu trách nhiệm về máy động
lực của tàu – 12 tháng thực hiện nhiệm vụ ở mức trách nhiệm vận hành liên quan đến
các quy định III/2 hoặc III/3 tương ứng và, yêu cầu đối với chức năng hàng hải ở mức
trách nhiệm quản lý, ít nhất 12 tháng thực hiện nhiệm vụ trực ca buồng lái ở mức
trách nhiệm vận hành;

.2 đối với người chỉ huy hoặc người chịu trách nhiệm máy động lực của tàu – không ít hơn
48 tháng, bao gồm các quy định trong đoạn 2.1, phải thực hiện, như một sỹ quan được
cấp giấy chứng nhận, các nhiệm vụ liên quan đến chức năng được thể hiện trong phần
xác nhận của giấy chứng nhận, trong đó 24 tháng được giao thực hiện các chức năng
nêu ra ở bảng A-III/1 và 24 tháng được giao thực hiện các chức năng nêu ra ở bảng A-
III/1 và A-III/2.

326
3 Theo các yêu cầu của quy định VII/1, đoạn 1.3, mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng
nhận theo quy định trong chương VII ở mức trách nhiệm trợ giúp theo các chức năng nêu trong
bảng A-II/4 và A-III/4 phải hoàn thành:

.1 thời gian đi biển được công nhận với thời gian trải nghiệm không dưới 12 tháng trong
đó:

.1.1 không dưới 6 tháng gắn liền với nhiệm vụ trực ca hàng hải; và

.1.2 không dưới 6 tháng gắn liền với nhiệm vụ buồng máy; hoặc

.2 đào tạo huấn luyện đặc biệt, hoặc trước khi đi biển hoặc trên tàu, bao gồm thời gian đi
biển được công nhận không dưới 4 tháng, trong đó:

.2.1 không dưới 2 tháng gắn liền với nhiệm vụ trực ca hàng hải; và

.2.2 không dưới 2 tháng gắn liền với nhiệm vụ buồng máy;

.3 yêu cầu thời gian đi biển, đào tạo huấn luyện và trải nghiệm theo đoạn 3.1 hoặc 3.2
phải được tiến hành dưới sự giám sát trực tiếp của sỹ quan hoặc thủy thủ / thợ máy
có trình độ thích hợp hoặc.

4 Theo các yêu cầu của quy định VII/1, đoạn 1.3, mỗi ứng viên muốn được cấp giấy chứng
nhận theo các điều khoản của chương VII ở mức trách nhiệm trợ giúp theo các chức năng nêu
trong bảng A-II/5 và A-III/5, nếu là thủy thủ để có đủ tư cách làm việc như là một thành phần
của ca trực hàng hải và thợ máy để có đủ tư cách làm việc như là một thành phần của ca trực
buồng máy, phải thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực quy định trong các mục A-II/5 và A-III/5 của bộ
luật STCW và phải hoàn thành:

.1 thời gian đi biển được công nhận không dưới 30 tháng, trong đó:

.1.1 không dưới 18 tháng gắn liền với nhiệm vụ thủy thủ bậc cao , và

.1.2 không dưới 12 tháng gắn liền với nhiệm vụ thợ máy bậc cao; hoặc

.2 chương trình đào tạo huấn luyện và không dưới 18 tháng thời gian đi biển được công
nhận, bao gồm:

.2.1 không dưới 12 tháng gắn liền với nhiệm vụ thủy thủ bậc cao, và

.2.2 không dưới 6 tháng gắn liền với nhiệm vụ thợ máy bậc cao, hoặc

.3 chương trình đào tạo huấn luyện đặc biệt boong máy hợp nhất được công nhận, bao
gồm thời gian đi biển trong một bộ phận boong máy hợp nhất không dưới 12 tháng,
trong đó:

.3.1 không dưới 6 tháng gắn liền với nhiệm vụ thủy thủ bậc cao; và

.3.2 không dưới 6 tháng gắn liền với nhiệm vụ thợ máy bậc cao.

327
Mục A-VII/3
Nguyên tắc quản lý việc cấp giấy chứng nhận thay thế

(Chưa có điều khoản)

328
Chương VIII
Tiêu chuẩn về trực ca

Mục A-VIII/1
Phù hợp nhiệm vụ

1 Chính quyền hành chính phải xem xét các nguy cơ gây nên bởi sự mệt mỏi của thuyền viên,
đặc biệt những người mà nhiệm vụ của họ gắn liền với hoạt động an toàn và an ninh của tàu.

2 Tất cả những ai được chỉ định sỹ quan phụ trách ca trực hoặc thuyền viên trợ giúp như là
thành viên của ca trực và những người mà nhiệm vụ của họ liên quan đến an toàn, phòng tránh ô
nhiễm và an ninh được chỉ định, phải được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian không dưới:

.1 mức tối thiểu là 10 giờ nghỉ trong khoảng thời gian 24 giờ; và

.2 77 giờ cho bất cứ khoảng thời gian 7 ngày.

3 Giờ nghỉ có thể được chia ra không nhiều hơn 2 giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất
phải kéo dài 6 giờ, và thời khoảng giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được vượt quá 14 giờ.

4 Các yêu cầu đối với thời gian nghỉ ngơi được đặt ra ở đoạn 2 và 3 không nhất thiết phải duy
trì trong trường hợp của một tình huống khẩn cấp hoặc trong các điều kiện hoạt động quan
trọng khác. Tập hợp, diễn tập cứu hỏa và cứu sinh, và các diễn tập theo luật và quy định quốc
gia và các văn bản quốc tế phải được tiến hành theo cách sao cho giảm thiểu đến mức nhỏ nhất
các xáo trộn về thời gian nghỉ ngơi và không gây ra mệt mỏi.

5 Chính quyền hành chính phải yêu cầu niêm yết một lịch trực tại nơi dễ dàng tiếp cận. Lịch
trực phải được lập theo mẫu* chuẩn bằng ngôn ngữ làm việc hoặc các ngôn ngữ của tàu và bằng
tiếng Anh.

6 Khi thuyền viên được yêu cầu, chẳng hạn như trường hợp buồng máy không người trực ca,
thì thuyền viên đó sẽ được bù thời gian nghỉ tương ứng nếu thời gian nghỉ bình thường bị xáo
trộn do yêu cầu thực hiện công việc.

7 Chính quyền hành chính phải yêu cầu ghi lưu giờ nghỉ hàng ngày của thuyền viên theo mẫu
chuẩn hóa* 15, bằng ngôn ngữ làm việc hoặc các ngôn ngữ của tàu và bằng tiếng Anh, để theo dõi
giám sát và xác nhận sự phù hợp với các điều khoản của mục này. Thuyền viên phải được phát
bản sao bảng ghi lưu giờ nghỉ của họ, có chứng nhận của thuyền trưởng hoặc người được thuyền
trưởng ủy quyền và chữ ký của thuyền viên.

8 Không có bất cứ nội dung nào trong mục này có thể làm tổn hại quyền hạn của thuyền
trưởng của tàu yêu cầu thuyền viên thực hiện bất kỳ số giờ làm việc cần thiết vì sự an toàn tức
thời của tàu, của những người trên tàu và hàng hóa, hoặc vì mục đích trợ giúp tàu khác hoặc
người khác trong hoạn nạn trên biển. Theo đó, thuyền trưởng có thể đình chỉ thời gian biểu
nghỉ ngơi và yêu cầu thuyền viên thực hiện bất kỳ số giờ làm việc cần thiết cho đến khi tình hình
trở lại bình thường. Ngay sau khi tình hình trở lại bình thường, thuyền trưởng phải đảm bảo bố

* Có thể sử dụng Hướng dẫn của IMO/ILO để lập bảng bố trí công việc trên tàu và mẫu chuẩn ghi lưu giờ
làm việc và giờ nghỉ ngơi của thuyền viên

329
trí thời gian nghỉ bù tương ứng cho thuyền viên mà họ đã thực hiện công việc trong thời gian
nghỉ ngơi theo lịch.

9 Các Thành viên Công ước có thể cho phép khấu trừ giờ nghỉ theo yêu cầu ở đoạn 2.2 và 3
trên đây miễn là thời gian nghỉ không dưới 70 giờ trong mỗi khoảng thời gian 7 ngày.

Không cho phép khấu trừ thời gian nghỉ hàng tuần nêu ra trong đoạn 2.2 nhiều hơn 2 tuần liên
tiếp. Thời lượng giữa hai lần khấu trừ trên tàu không được ít hơn hai lần thời gian khấu trừ đó.

Giờ nghỉ nêu ra trong đoạn 2.1 có thể được chia ra không nhiều hơn là 3 lần, một trong số 3 lần
đó không được dưới 6 giờ và hai lần còn lại không được dưới một giờ. Thời lượng giữa hai lần
nghỉ liền kề không vượt quá 14 giờ. Các khấu trừ không được kéo dài vượt quá hai lần trong
khoảng thời gian 24 giờ cho khoảng thời gian 7 ngày bất kỳ.

Các khấu trừ phải được cân nhắc càng chu đáo càng tốt theo hướng dẫn liên quan nhằm phòng
tránh mệt mỏi nêu tại mục B-VIII/1.

10 Vì mục đích ngăn ngừa sự lạm dụng chất có cồn, Chính quyền hành chính phải xác lập giới
hạn nồng độ cồn trong máu (BAC) không lớn hơn 0,05% hoặc 0.25 mg/l trong hơi thở hoặc số
lượng cồn dẫn tới nồng độ cồn như vậy đối với thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên khác
trong khi thực hiện nhiệm vụ an toàn, an ninh và môi trường hàng hải.

Mục A-VIII/2
Bố trí ca trực và các nguyên tắc phải tuân thủ

Phần 1 – Cấp giấy chứng nhận

1 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải hoặc ca trực trên boong phải có đủ trình độ theo các
điều khoản của chương II hoặc chương VII tương ứng với các nhiệm vụ liên quan tới trực ca
hàng hải hoặc trực ca trên boong.

2 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải có đầy đủ trình độ theo các điều khoản của chương III
hoặc chương VII tương ứng với các nhiệm vụ liên quan tới trực ca máy.

Phần 2 – Lập kế hoạch chuyến đi

Yêu cầu chung

3 Hành trình dự định phải được lập kế hoạch trước, có cân nhắc đến tất cả các thông tin
tương quan và phải kiểm tra tất cả các hướng đi được kẻ trước khi hành trình bắt đầu.

4 Máy trưởng, bằng cách tham vấn với thuyền trưởng, quyết định trước các nhu cầu của
hành trình dự định, phải xem xét các yêu cầu nhiên liệu, nước ngọt, dầu nhờn, hóa chất, lượng
tiêu hao, phụ tùng, dụng cụ, dự trữ và bất kỳ yêu cầu nào khác.

Lập kế hoạch trước cho mỗi chuyến đi

5. Trước mỗi chuyến đi, thuyền trưởng của các tàu phải đảm bảo rằng đường đi dự định từ
cảng xuất phát đến cảng ghé đầu tiên được thiết lập trên cơ sở sử dụng đầy đủ các hải đồ các ấn
phẩm hàng hải khác phù hợp và tương ứng cần thiết cho hành trình dự định, trong đó chưa

330
đựng các thông tin chính xác, đầy đủ và được cập nhật liên quan tới sự hạn chế và các nguy cơ
hàng hải theo đặc tính vĩnh cửu hay dự đoán liên quan đến an toàn hàng hải của tàu.

Thẩm tra và hiển thị đường đi đã lên kế hoạch

6 Khi kế hoạch tuyến đường đã được kiểm chứng, có cân nhắc tới tất cả các thông tin vĩnh
cửu, tuyến đi kế hoạch phải đươc thể hiện rõ ràng trên hải đồ tương ứng và phải luôn có sẵn cho
sỹ quan phụ trách ca trực, sỹ quan đó sẽ kiểm chứng mỗi hướng đi mà họ phải thực hiện trước
khi sử dụng nó trong hành trình.

Chệch khỏi đường đi kế hoạch

7 Trong hành trình, nếu có một quyết định thay đổi cảng ghé tiếp theo so với đường đi kế
hoạch hành trình hoặc nếu cần thiết cho tàu chệch hướng bất thường khỏi đường đi kế hoạch vì
một lý do khác thì phải tiến hành sửa đổi đường đi trước khi cho chệch hướng bất thường khỏi
đường đi kế hoạch ban đầu.

Phần 3 – Các nguyên tắc chung về trực ca

8 Trực ca phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý nguồn lực buồng lái
và nguồn lực buồng máy như sau:

.1 đảm bảo bố trí nhân sự trực ca phù hợp với tình huống;

.2 phải cân nhắc sự hạn chế, kỹ năng hoặc sự phù hợp của cá nhân khi bố trí nhân sự ca
trực;

.3 nhân sự trực ca về vai trò, trách nhiệm cá nhân và vai trò nhóm được thiết lập;

.4 thuyền trưởng, máy trưởng và sỹ quan phụ trách trực ca phải duy trì ca trực thực sự,
vận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có như thông tin, các trang bị / thiết bị đã
lắp đặt và nguồn nhân lực khác;

.5 người trực ca phải hiểu chức năng và vận hành trang bị / thiết bị đã được lắp đặt, và
quen thuộc với việc thao tác chúng;

.6 người trực ca phải hiểu các thông tin và cách ứng đáp các thông tin đến từ trạm /
trang bị / thiết bị;

.7 các thông tin đến từ từng trạm / trang bị / thiết bị được chia sẻ thích hợp với tất cả
những người trực ca;

.8 người trực ca phải duy trì việc trao đổi thông tin tương ứng trong mọi tình huống; và

.9 nhân viên trực ca phải thông báo ngay không chần chừ cho thuyền trưởng/máy
trưởng/sỹ quan phụ trách ca trực nếu có bất kỳ nghi vấn nào đó về các hành động
phải áp dụng liên quan đến an toàn của tàu.

331
Phần 4 – Trực ca trên biển

Các nguyên tắc chung áp dụng cho trực ca

9 Các Thành viên Công ước phải lưu ý các công ty, thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên
trực ca về các nguyên tắc phải được tuân thủ để đảm bảo duy trì an toàn ca trực mọi lúc.

10 Thuyền trưởng của mỗi tàu phải đảm bảo rằng việc bố trí ca trực phải thích đáng để duy trì
trực ca hàng hải hoặc hàng hóa an toàn. Dưới sự chỉ đạo chung của thuyền trưởng, các sỹ quan
của ca trực hàng hải là người chịu trách nhiệm dẫn dắt con tàu an toàn trong suốt thời gian làm
nhiệm vụ, trong khi lưu tâm đặc biệt việc tránh đâm va và mắc cạn.

11 Yêu cầu máy trưởng của mỗi tàu, trên cơ sở tham vấn với thuyền trưởng, phải đảm bảo
rằng việc bố trí trực ca là thích đáng để duy trì ca trực máy an toàn.

Bảo vệ môi trường biển

12 Thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên trợ giúp phải biết ảnh hưởng nghiệm trọng của ô
nhiễm do vận hành và sự cố đối với môi trường biển và phải áp dụng tất cả các biện pháp dự
phòng có thể để ngăn ngừa ô nhiễm, đặc biệt trong khuôn khổ của các quy định quốc tế và nội
quy cảng liên quan.

Phầ n 4-1 – Các nguyên tắ c phả i tuân thủ khi duy trì ca trực hàng hả i

13 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải là đại diện của thuyền trưởng và chịu trách nhiệm đầu
tiên mọi lúc cho hàng hải an toàn của tàu và tuân thủ các Quy tắc quốc tế về ngăn ngừa đâm va
trên biển, 1972, như đã sửa đổi.

Cảnh giới

14 Duy trì cảnh giới thích đáng và tuân theo điều 5 của Quy tắc Quốc tế về ngăn ngừu đâm va
trên biển, 1972, như đã sửa đổi, thực hiện mục đích đó phải:

.1 duy trì trạng thái cảnh giới liên tục bằng mắt nhìn và tai nghe, cũng như bằng mọi
phương pháp sẵn có và chú ý đến bất cứ sự thay đổi có ý nghĩa nào trong bối cảnh
tàu đang hoạt động.

.2 đánh giá một cách đầy đủ tình huồng và rủi ro đâm va, mắc cạn và các nguy cơ khác
đối với hàng hải; và

.3 phát hiện các tàu và máy bay trong hoạn nạn, những người bị đắm tàu, xác tàu đắm,
những mảnh vỡ trôi dạt và các nguy cơ khác đến hàng hải an toàn.

15 Người làm nhiệm vụ cảnh giới phải có khả năng chú ý đầy đủ để duy trì cảnh giới thích
đáng và không đảm đương hoặc được chỉ định nhiệm vụ nào khác có thể làm cản trở công việc
cảnh giới.

16 Nhiệm vụ của thủy thủ cảnh giới và nhiệm vụ của thủy thủ đang đứng tay lái phải tách biệt,
và thủy thủ lái không được xem như là thủy thủ cảnh giới trong lúc đang đứng lái, trừ trường
hợp tàu nhỏ mà trên đó có tầm quan sát xung quanh không bị cản trở từ vị trí lái và không làm
ảnh hưởng tầm nhìn ban đêm hoặc gây trở ngại cho việc duy trì cảnh giới thích đáng.

332
Sỹ quan phụ trách trực ca hàng hải chỉ được cảnh giới một mình lúc ban ngày, trong mỗi trường
hợp như vậy, miễn là:

.1 tình huống đã được đánh giá cẩn thận và đã được xác nhận không có nghi ngờ rằng
làm như vậy là an toàn;

.2 phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố liên quan, bao gồm, nhưng không hạn chế bởi:

– trạng thái thời tiết,


– tầm nhìn xa,
- mật độ giao thông,
– các nguy cơ cận kề đối với hàng hải, và
- chú ý cần thiết khi chạy ở trong hoặc gần hệ thống phân luồng giao thông; và

.3 người trợ giúp phải ngay lập tức có mặt khi được triệu tập lên buồng lái trong bất cứ
sự thay đổi tình huống nào yêu cầu như vậy.

17 Trong khi quyết định thành phần đầy đủ của ca trực hàng hải nhằm đảm bảo duy trì liên
tục cảnh giới thích đáng, thuyền trưởng phải cân nhắc đến mọi yếu tố liên quan, bao gồm những
yếu tố nêu trong mục này của Bộ luật và các yếu tố sau đây:

.1 tầm nhìn xa, tình trạng thời tiết và biển;

.2 mật độ giao thông, và các hoạt động khác xảy ra ở vùng biển mà tàu đang chạy;

.3 những lưu ý cần thiết khi hành hải ở trong hoặc gần hệ thống phân luồng giao thông
hoặc biện pháp lựa chọn tuyến đường khác;

.4 khối lượng công việc do đặc điểm của chức năng con tàu; các yêu cầu tác nghiệp ngay
lập tức và các công việc điều động tàu đã được trù tính;

.5 sự phù hợp nhiệm vụ của bất cứ thuyền viên nào được gọi để chỉ định làm thành
viên của ca trực;

.6 với sự tin cậy, năng lực nghề nghiệp của sỹ quan và thuyền viên;

.7 kinh nghiệm của mỗi sỹ quan của ca trực hàng hải và sự quen thuộc của sỹ quan đó
với các thiết bị trên tàu, quy trình và khả năng điều động tàu;

.8 các hoạt động diễn ra trên tàu ở bất cứ thời gian đặc biệt nào bao gồm hoạt động
thông tin vô tuyến và sự sẵn sàng trợ giúp ngay khi buồng lái triệu tập;

.9 tình trạng hoạt động của các công cụ và điều khiển buồng lái bao gồm hệ thống báo
động;

.10 sự điều khiển bánh lái và chân vịt cũng như đặc tính điều động của tàu;

.11 kích thước của tàu và thị trường thực tế từ vị trí chỉ huy tàu;

.12 cấu hình buồng lái, quy mô cấu hình như vậy có thể hạn chế thành viên của ca trực
nhằm phát hiện bằng mắt nhìn hoặc tai nghe bất kỳ sự tiến triển nào từ bên ngoài;

333
.13 bất cứ tiêu chuẩn, quy trình hoặc hướng dẫn tương ứng nào khác liên quan đến việc
bố trí ca trực và sự phù hợp nhiệm vụ trực ca đã được Tổ chức thông qua.

Bố trí ca trực

18 Khi quyết định thành phần ca trực trên buồng lái bao gồm các thủy thủ có trình độ thích
hợp, phải cân nhắc nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau đây:

.1 bất cứ lúc nào cũng không được để buồng lái không có người;

.2 điều kiện thời tiết, tầm nhìn xa và kể cả ban ngày hay ban đêm;

.3 khi tiếp cận với các nguy cơ hàng hải mà nó đòi hỏi sỹ quan phụ trách ca trực phải
thực hiện các nhiệm vụ hàng hải bổ sung;

.4 điều kiện sử dụng và vận hành các thiết bị trợ giúp hàng hải như ECDIS, rađa hoặc
các thiết bị chỉ báo vị trí điện tử và bất cứ thiết bị bị nào khác ảnh hưởng đến an
toàn hàng hải của tàu;

.5 tàu được lắp lái tự động hay không;

.6 có thực hiện các nhiệm vụ vô tuyến hay không;

.7 điều khiển, báo động và chỉ báo của buồng máy không người trực ca (UMS) đặt ở
buồng lái, các quy trình sử dụng và giới hạn của chúng; và

.8 bất cứ nhu cầu bất thường nào trong ca trực hàng hải có thể phát sinh như là kết
quả của hoàn cảnh hoạt động đặc biệt.

Tiếp nhận ca trực

19 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải không được bàn giao ca trực cho sỹ quan tiếp nhận ca
nếu có lý do tin rằng sỹ quan đó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca hiệu quả, trong
trường hợp như vậy phải thông báo cho thuyền trưởng.

20 Sỹ quan tiếp nhận ca phải đảm bảo rằng những thành viên tiếp nhận ca trực phải có đủ khả
năng thực hiện các nhiệm vụ của họ, đặc biệt liên quan đến việc tự điều chỉnh tầm nhìn ban đêm.
Sỹ quan tiếp nhận ca không được nhận bàn giao ca trực cho đến khi tầm nhìn của họ đã được
điều chỉnh hoàn toàn theo điều kiện ánh sáng.

21 Trước khi tiếp nhận ca trực, các sỹ quan tiếp nhận ca trực phải tự mình nắm chắc vị trí thật
hoặc vị trí suy tính của tàu đồng thời xác nhận vết đi, hướng đi và tốc độ dự định của tàu, và các
tay nắm điều khiển buồng máy không người trực ca (UMS) tương ứng và ghi nhận bất kỳ nguy
hiểm nào đối với hàng hải có thể gặp phải trong ca trực của mình.

22 Các sỹ quan tiếp nhận ca trực phải tự mình nắm vững các vấn đề liên quan đến:

.1 lệnh thường trực và các chỉ thị đặc biệt khác của thuyền trưởng liên quan đến hàng
hải của tàu;

.2 vị trí, hướng đi, tốc độ và mớn nước của tàu;

334
.3 thủy triều, dòng chảy, thời tiết, tầm nhìn xa hiện tại và dự báo và ảnh hưởng của các
yếu tố này đến hướng đi và tốc độ của tàu;

.4 các quy trình sử dụng máy chính để điều động khi máy chính được điều khiển từ
buồng lái; và

.5 trạng thái hàng hải, bao gồm, nhưng không giới hạn:

.5.1 trạng thái vận hành của tất cả các thiết bị hàng hải và thiết bị an toàn đang
được sử dụng hoặc có thể sẽ được sử dụng trong ca trực;

.5.2 sai số của la bàn con quay, la bàn từ;

.5.3 sự hiện hữu và chuyển động của các tàu trong tầm nhìn hoặc đã biết trong
vùng lân cận;

.5.4 trạng thái và các nguy cơ có thể gặp phải trong ca trực; và

.5.5 các ảnh hưởng có thể dẫn tới độ nghiêng, hiệu mớn nước, tỷ trọng nước và sụt
lái dưới chân hoa tiêu của tàu.

23 Nếu, có lúc nào đó, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải bàn giao ca khi đang tiến hành điều
động tàu hoặc đang thực hiện hành động nào khác nhằm tránh nguy cơ thì việc tiếp nhận ca
trực từ sỹ quan đó phải dừng lại cho đến khi hành động nói trên đã hoàn thành.

Thực hiện ca trực hàng hải

24 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải:

.1 duy trì trực ca tại buồng lái;

.2 không được rời buồng lái trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho đến lúc thay ca hoàn toàn;

.3 tiếp tục chịu trách nhiệm về an toàn hàng hải của tàu bất chấp sự có mặt của
thuyền trưởng trên buồng lái cho đến khi thuyền trưởng thông báo rõ ràng rằng
thuyền trưởng nhận lãnh trách nhiệm đó và cả hai bên đều hiểu điều này.

25 Trong khi trực ca, hướng lái, vị trí và tốc độ của tàu phải được kiểm tra theo định kỳ
thường xuyên, sử dụng các thiết bị trợ giúp hàng hải sẵn có khi cần, nhằm đảm bảo rằng tàu đi
đúng hướng đi kế hoạch.

26 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải có đầy đủ kiến thức về vị trí và hoạt động của tất cả
các thiết bị an toàn và hàng hải trên tàu và phải và suy xét các hạn chế hoạt động của những
thiết bị này.

27 Không chỉ định sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải hoặc không để họ gánh vác bất kỳ nhiệm
vụ nào khác gây trở ngại đến an toàn hàng hải của tàu.

28 Khi sử dụng ra đa, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải ghi nhớ nằm lòng nhất thiết
tuân thủ trong mọi lúc các quy định sử dụng rađa trong Quy tắc quốc tế về ngăn ngừa đâm va tàu
thuyền trên biển, 1972, như đã sửa đổi và có hiệu lực.

335
29 Trong trường hợp cần thiết, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải không được chần trừ sử
dụng lái, máy và thiết bị phát tín hiệu âm thanh. Tuy nhiên, nếu có thể, phải lưu ý kịp thời về việc
thay đổi tốc độ máy dự định hoặc sử dụng hiệu quả các tay nắm điều khiển máy UMS đặt tại
buồng lái tuân theo các quy trình có thể áp dụng.

30 Sỹ quan của ca trực hàng hải phải biết rõ đặc tính điều động của tàu mình bao gồm khoảng
cách dừng tàu, và phải biết rằng các tàu khác nhau có thể có đặc tính điều động khác nhau.

31 Duy trì việc ghi chép thích hợp các động thái và hoạt động liên quan đến hàng hải của tàu
trong suốt ca trực.

32 Điều đặc biệt quan trọng, trong mọi lúc, là sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải đảm bảo
duy trì cảnh giới thích đáng. Trên tàu có buồng hải đồ tách biệt, khi thật cần thiết sỹ quan phụ
trách ca trực hàng hải có thể ghé vào buồng hải đồ trong một thời gian ngắn để thực hiện các
nhiệm vụ hàng hải cần thiết, nhưng trước hết phải đảm bảo rằng làm như vậy tàu vẫn an toàn
và vẫn đảm bảo duy trì cảnh giới thích đáng.

33 Thực hiện việc thử hoạt động của các thiết bị hàng hải trên biển càng thường xuyên càng
tốt khi hoàn cảnh cho phép, đặc biệt thử trước các tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến hàng
hải đã được dự kiến. Các thử nghiệm trên sẽ được ghi lưu khi thấy thích hợp. Các thử nghiệm
như vậy cũng phải được thực hiện trước khi đến cảng và trước khi khởi hành.

34 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng:

.1 thủy thủ lái hoặc máy lái tự động phải lái đúng hướng;

.2 sai số la bàn chuẩn được xác định ít nhất một lần trong một ca trực và, khi có thể sau
bất kỳ lần đổi hướng lớn nào; la bàn con quay và la bàn chuẩn được so sánh thường
xuyên và các la bàn phản ảnh được chỉnh đồng bộ với la bàn chính.

.3 máy lái tự động được kiểm tra ít nhất một lần trong ca trực;

.4 các đèn hành trình và tín hiệu hàng hải cũng như các thiết bị hàng hải khác được sử
dụng đúng chức năng;

.5 các thiết bị vô tuyến hoạt động phù hợp theo đoạn 86 của mục này; và

.6 các tay cầm điều khiển buồng máy UMS, báo động và các thiết bị chỉ báo hoạt động
thích hợp.

35 Sỹ quan phụ trách trực ca hàng hải phải luôn ghi nhớ cần thiết phải tuân thủ mọi lúc các
yêu cầu của Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLASS) 1974 đang có hiệu lực.
Sỹ quan trực ca hàng hải phải xem xét:

.1 cần thiết phải bố trí thủy thủ để lái và chuyển máy lái sang vị trí điều khiển bằng tay
đúng lúc để có thể xử lý bất kỳ tình huống nguy hiểm có thể xảy ra theo cách an toàn.

.2 rằng, với một tàu đang được lái tự động thì thật là quá nguy hiểm nếu để cho một
tình huống khẩn cấp tiến triển đến mức mà một sỹ quan phụ trách trực ca hàng hải
khi không có sự hỗ trợ đành phải phá vở tính liên tục cảnh giới để áp dụng hành động
khẩn cấp.

336
36 Các sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải quen thuộc hoàn toàn cách sử dụng tất cả các
thiết bị trợ giúp hàng hải điện tử trên tàu bao gồm khả năng và hạn chế của chúng và cách sử
dụng từng loại thiết bị khi cần thiết đồng thời phải luôn ghi nhớ rằng máy đo sâu là một thiết bị
hàng hải quan trọng.

37 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải sử dụng rađa mọi lúc khi bắt gặp hoặc dự báo tầm
nhìn xa bị hạn chế trong vùng nước nhiều phương tiện giao thông, đồng thời phải lưu ý đến
những hạn chế của nó.

38 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải đảm bảo rằng thang tầm xa đang dùng phải được
chuyển đổi thường xuyên với thời lượng đủ để cho các tín hiệu phản hồi được phát hiện càng
sớm càng tốt. Nên nhớ rằng các sóng phản hồi yếu và nhỏ có thể không phát hiện được.

39 Khi sử dụng rađa, Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải lựa chọn thang tầm xa thích hợp
và quan sát màn hình một cách cẩn thận, và phải đảm bảo bắt đầu đồ giải hoặc phân tích một
cách hệ thống khi có thời gian.

40 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải thông báo cho thuyền trưởng ngay lập tức:

.1 nếu khi bắt gặp, hoặc dự báo tầm nhìn xa bị hạn chế;

.2 nếu điều kiện giao thông hoặc chuyển động của các tàu khác gây ra mối lo ngại;

.3 nếu khó khăn trong việc giữ hướng đi;

.4 nếu không nhìn thấy lục địa, dấu hiệu hàng hải hoặc nhận được số đo độ sâu vào
thời gian dự tính;

.5 nếu ngoài dự tính, bất ngờ nhìn thấy lục địa hoặc dấu hiệu hàng hải hoặc thay đổi
số đo độ sâu;

.6 đang có sự cố máy chính, điều khiển từ xa thiết bị động lực, máy lái hoặc bất cứ
thiết bị hàng hải thiết yếu, các báo động hoặc các đồng hồ chỉ báo;

.7 nếu thiết bị vô tuyến hoạt động không bình thường;

.8 trong thời tiết xấu, nếu có bất kỳ nghi ngờ về khả năng hư hại do thời tiết;

.9 nếu tàu bắt gặp bất cứ nguy cơ nào đối với hàng hải như băng hoặc vật vô chủ; và

.10 trong bất kỳ tình huống khẩn cấp hoặc bất kỳ nghi vấn nào.

41 Mặc dù yêu cầu phải thông báo cho thuyền trưởng ngay lập tức các trường hợp như nói
trên, ngoài ra, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải không được chần chừ áp dụng hành động lập
tức vì an toàn của tàu trong những hoàn cảnh yêu cầu như vậy.

42 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải truyền đạt cho các thành viên trong ca trực tất cả
những chỉ dẫn và thông tin tương ứng để đảm bảo duy trì ca trực an toàn, bao gồm cảnh giới
thích đáng.

337
Trực ca trong các điều kiện khác nhau và ở các vùng biển khác nhau

Thời tiết sáng rõ

43 Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải lấy hướng ngắm la bàn của các tàu lân cận thường
xuyên và chính xác coi như đó là một phương pháp xác định sớm nguy cơ đâm va và nên nhớ
nằm lòng rằng các nguy cơ như vậy đôi khi vẫn tồn tại ngay khi hướng ngắm của chúng thay đổi
rõ rệt, đặc biệt khi tiếp cận một tàu rất lớn hoặc một đoàn lai kéo hoặc khi tiếp cận một tàu ở
khoảng cách gần. Sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải cũng cần phải áp dụng hành động sớm và
hiệu quả tuân theo Quy tắc quốc tế về ngăn ngừa đâm va trên biển, đã sửa đổi đang áp dụng và,
phải liên tục kiểm tra rằng hành động như vậy đang có hiệu quả mong muốn.

44 Khi thời sáng rõ, nếu có thể, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải cần phải thực tập trên rađa.

Tầm nhìn xa bị hạn chế

45 Khi bắt gặp hoặc dự báo tầm nhìn xa hạn chế thì trách nhiệm đầu tiên của sỹ quan phụ
trách ca trực hàng hải là phải tuân thủ các quy tắc hiện hành của Quy tắc quốc tế về phòng ngừa
đâm va trên biển (1972), như đã sửa đổi, với sự lưu tâm đặc biệt đến âm thanh của tín hiệu
sương mù, tiến tới với tốc độ an toàn và sẵn sàng máy để điều động ngay lập tức. Ngoài ra, sỹ
quan phụ trách ca trực hàng hải phải:

.1 thông báo cho thuyền trưởng;

.2 bố trí cảnh giới thích đáng;

.3 trưng đèn hành trình; và

.4 vận hành và sử dụng rađa.

Khi trời tối

46 Thuyền trưởng và sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải trong khi thu xếp nhiệm vụ cảnh giới,
cần chú ý đến các thiết bị buồng lái và máy móc hàng hải sẵn sàng để sử dụng và, chú ý các hạn
chế của chúng, thực hiện đầy đủ các quy trình và biện pháp bảo vệ.

Vùng biển ven bờ và vùng biển tàu thuyền đông đúc

47 Sử dụng hải đồ tỷ lệ xích lớn nhất có trên tàu, phù hợp với khu vực và được hiệu chỉnh theo
các thông tin mới nhất. Xác định vị trí tàu cần phải tiến hành theo tần suất thường xuyên và phải
thực hiện hơn một phương pháp khi hoàn cảnh cho phép. Khi sử dụng ECDIS, phải dùng mã
(thang tỷ lệ) sử dụng tương ứng của hải đồ hàng hải điện tử và kiểm tra vị trí tàu bằng phương
pháp xác định vị trí độc lập theo tần xuất thích hợp.

48 Sỹ quan trực ca hàng hải phải nhận dạng chắc chắn tất cả các dấu hiệu hàng hải liên quan.

Hàng hải với hoa tiêu trên tàu

49 Bất chấp nhiệm vụ và nghĩa vụ của hoa tiêu, sự có mặt của họ trên tàu không thể thay thế
nhiệm vụ và nghĩa vụ của thuyền trưởng hoặc sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải đối với an toàn
của tàu. Thuyền trưởng và hoa tiêu phải trao đổi thông tin về các quy trình hàng hải, các điều

338
kiện địa phương và đặc tính của tàu. Thuyền trưởng và/hoặc sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải
phối hợp chặt chẽ với hoa tiêu và duy trì kiểm tra chính xác vị trí và chuyển động của tàu.

50 Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về hành động hoặc chủ định của hoa tiêu, sỹ quan phụ trách ca
trực hàng hải phải yêu cầu sự giải thích của hoa tiêu và nếu vẫn còn nghi ngờ phải thông báo
ngay cho thuyền trưởng và phải áp dụng hành động sớm khi cần thiết trước khi thuyền trưởng
đến.

Tàu đang neo

51 Thuyền trưởng, nếu xét thấy cần thiết, phải duy trì ca trực hàng hải liên tục khi tàu neo. Khi
đang thả neo, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải:

.1 xác định và đồ giải vị trí tàu trên hải đồ thích hợp, càng sớm càng tốt khi có thể thực
hiện;

.2 khi hoàn cảnh cho phép, kiểm tra theo tần suất thường xuyên một cách đầy đủ bằng
cách lấy hướng ngắm của các dấu hiệu hàng hải cố định, hoặc các mục tiêu bờ có thể
nhận dạng trực tiếp, cho dù là neo đang bám tốt,

.3 đảm bảo duy trì cảnh giới thích đáng;

.4 đảm bảo thực hiện việc kiểm tra xung quanh tàu theo định kỳ;

.5 quan sát điều kiện khí tượng và thủy triều cũng như tình trạng biển;

.6 thông báo cho thuyền trưởng và áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết nếu tàu bị bò
neo;

.7 đảm bảo máy chính và các thiết bị khác ở trạng thái sẵn sàng theo đúng chỉ thị của
thuyền trưởng;

.8 nếu tầm nhìn xa suy giảm, phải thông báo cho thuyền trưởng;

.9 đảm bảo tàu trưng các đèn và bóng hiệu thích hợp và phát các tín hiệu âm thanh
phù hợp theo các quy tắc đang được áp dụng; và

.10 áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để không bị ô nhiễm do tàu gây ra và tuân
thủ các quy tắc ô nhiễm hiện hành.

Phầ n 4-2 – Các nguyên tắ c phả i tuân thủ khi duy trì ca trực máy

52 Thuật ngữ ca trực máy được sử dụng trong các phần 4-2, 5-2 và 5-4 của mục này có nghĩa là
một người hay một nhóm nhân viên hợp thành ca trực hoặc một khoảng thời gian chịu trách
nhiệm của một sỹ quan mà trong khoảng thời gian đó sự có mặt của bản thân sỹ quan đó trong
buồng máy có thể cần thiết hoặc có thể không cần thiết.

53 Sỹ quan phụ trách ca trực máy là đại diện của máy trưởng và chịu trách nhiệm đầu tiên, mọi
lúc, về hoạt đông an toàn và hiệu quả và duy trì máy móc tác động đến an toàn của tàu và chịu
trách nhiệm kiểm tra, vận hành và chạy thử máy và thiết bị, khi cần, theo trách nhiệm của ca
trực máy.

339
Bố trí ca trực

54 Thành phần của ca trực máy, mọi lúc, phải thích hợp để đảm bảo vận hành an toàn của toàn
bộ máy móc tác động đến hoạt động của tàu, hoặc phương thức tự động hoặc phương thức bằng
tay, và phải phù hợp với các hoàn cảnh và điều kiện hiện hữu.

55 Khi quyết định thành phần ca trực máy, trong đó có thể bao gồm các thợ máy đủ năng lực
phù hợp, với nhiều tiêu chí, trong đó phải xem xét các tiêu chí sau đây:

.1 loại tàu và chủng loại và tình trạng máy móc;

.2 giám sát thích đáng, mọi lúc, máy móc tác động đến hoạt động an toàn của tàu;

.3 bất kỳ phương thức vận hành đặc biệt nào gây nên bởi điều kiện thời tiết, băng,
nước nhiễm bẩn, nước nông, các tình huống khẩn cấp, kiềm chế hư hỏng hoặc giảm
thiểu ô nhiễm;

.4 kỹ năng và kinh nghiệm của ca trực máy;

.5 an toàn con người, tàu, hàng hóa và cảng, và bảo vệ môi trường;

.6 tuân thủ các quy định quốc tế, quốc gia và địa phương; và

.7 duy trì các hoạt động thông thường của tàu.

Tiếp nhận ca trực

56 Sỹ quan phụ trách ca trực máy không được bàn giao ca trực cho sỹ quan tiếp nhận ca nếu có
lý do tin rằng sỹ quan đó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca hiệu quả, trong trường
hợp như vậy phải thông báo cho máy trưởng.

57 Sỹ quan tiếp nhận ca trực máy phải đảm bảo rằng những thành viên tiếp nhận ca trực máy
phải có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả.

58 trước khi nhận bàn giao ca trực máy, các sỹ quan nhận bàn giao ca trực buồng máy phải tự
mình nắm vững ít nhất các vấn đề sau đây:

.1 lệnh thường trực và các chỉ thị đặc biệt của máy trưởng liên quan đến hoạt động các
hệ thống và máy móc của tàu;

.2 tính chất của mọi công việc đang được thực hiện trên các hệ thống và máy móc đó, các
nhân viên liên quan và các nguy cơ tiềm ẩn;

.3 mức nước, khi sử dụng, và tình trạng nước hoặc cặn trong két la canh, các két nước
dằn, két nước cặn bẩn, két dự trữ, két nước ngọt, két nước thải và tất cả các yêu cầu
đặc biệt cho việc sử dụng hoặc xả thải của các thành phần đó;

.4 tình trạng và mức nhiên liệu trong két dự trữ, két lắng, két trực nhật và các phương
tiện dự trữ nhiên liệu khác.

.5 các yêu cầu đặc biệt liên quan đến xả thải của hệ thống vệ sinh;

340
.6 tình trạng và phương thức hoạt động của các hệ thống chính và phụ khác nhau, bao
gồm hệ thống phân phối năng lượng điện;

.7 tình trạng giám sát và kiểm soát, nơi có áp dụng, các thiết bị điều khiển bảng chỉ báo,
và thiết bị điều khiển bảng chỉ báo đang được vận hành bằng tay;

.8 tình trạng và phương thức hoạt động của thiết bị điều khiển nồi hơi tự động, nơi có áp
dụng, như hệ thống kiểm soát ngọn lửa bảo vệ, hệ thống kiểm soát giới hạn, hệ thống
kiểm soát sự cháy, hệ thống kiểm soát cấp nhiên liệu và các thiết bị khác liên quan
đến hoạt động của nồi hơi;

.9 bất kỳ tình trạng bất lợi tiềm ẩn nào liên quan đến thời tiết xấu, băng, hoặc nước
nhiễm bẩn hoặc nước nông;

.10 bất kỳ phương thức hoạt động nào gây nên bởi trục trặc của thiết bị hoặc tình trạng
bất lợi của tàu;

.11 các báo cáo của thợ máy ở buồng máy liên quan các nhiệm vụ được chỉ định cho họ;

.12 sự sẵn sàng của các trang bị chống cháy; và

.13 tình hình thực hiện việc ghi nhật ký buồng máy.

Thực hiện ca trực máy

59 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải đảm bảo duy trì bố trí ca trực đã thiết lập và rằng, theo
hướng dẫn, các thợ máy trong buồng máy, nếu là một thành phần của ca trực máy, phải hỗ trợ
vận hành an toàn và hiệu quả máy động lực và các máy phụ.

60 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải tiếp tục chịu trách nhiệm về hoạt động của buồng máy,
bất chấp sự có mặt của máy trưởng trong buồng máy, cho đến khi được thông báo cụ thể rằng
máy trưởng nhận lãnh trách nhiệm đó và được hiểu bởi cả hai bên.

61 Mọi thành viên của ca trực máy phải quen thuộc với nhiệm vụ trực ca được chỉ định. Ngoài
ra, mọi thành viên phải có kiến thức về con tàu mà họ đang làm việc như sau:

.1 sử dụng các hệ thống thông tin liên lạc nội bộ một cách thích hợp;

.2 các cửa thoát hiểm từ buồng máy;

.3 hệ thống báo động buồng máy và phải có khả năng phân biệt với các báo động khác
nhau, đặc biệt tham khảo báo động dập cháy qua truyền thanh.

.4 số lượng, vị trí và chủng loại của thiết bị chữa cháy và các cơ cấu kiểm soát hư hại
trong buồng máy, cùng với cách sử dụng của chúng và tuân thủ các biện pháp dự
phòng an toàn khác nhau.

62 Bất kỳ thiết bị máy móc nào không hoạt động thích hợp, được dự báo trục trặc hoặc cần
chăm sóc đặc biệt, phải ghi chép lại bất cứ hành động nào đã được áp dụng. Lập kế hoạch cho các
hành động tiếp theo nếu cần thiết.

341
63 Trong buồng máy đang trong trạng thái hoạt động có người trực ca, sỹ quan phục trách ca
trực máy phải luôn sẵn sàng khả năng vận hành thiết bị động lực để đáp ứng nhu cầu thay đổi
hướng hoặc tốc độ tàu.

64 Trong buồng máy đang trong trạng thái hoạt động không người trưc ca, sỹ quan được chỉ
định nhiệm vụ phải luôn sẵn sàng khi được gọi và có mặt tại buồng máy ngay lập tức.

65 Phải thực thi nhanh chóng các lệnh từ buồng lái. Ghi lưu sự thay đổi hướng đi hoặc tốc độ
của bộ phận động lực chính, trừ khi Chính quyền hành chính đã xác định rằng do quy mô và đặc
tính của con tàu cụ thể thì việc ghi lưu như vậy là không thực tế. Sỹ quan phụ trách ca trực máy
phải đảm bảo có mặt liên tục tại nơi điều khiển máy động lực chính, khi vận hành theo phương
thức bằng tay, trong khoảng thời gian máy đang trong tình huống sẵn sàng hoặc đang điều động.

66 Chú ý thích đáng đến công tác bảo dưỡng và trợ giúp đang tiến hành cho tất cả thiết bị máy,
bao gồm các hệ thống cơ khí, điện, điện tử, thủy lực và khí lực, các công cụ điều khiển và thiết bị
an toàn liên quan, tất cả các thiết bị hệ thống phục vụ sinh hoạt và ghi lưu việc sử dụng kho tàng
và phụ tùng dự trữ.

67 Máy trưởng phải đảm bảo rằng sỹ quan phụ trách ca trực máy được thông báo tất các hoạt
động bảo dưỡng phòng ngừa, kiểm soát hỏng hóc, hoặc sửa chữa sẽ được thực hiện trong ca
trực máy. Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải chịu trách nhiệm về cách ly, chuyển nhánh và điều
chỉnh tất cả máy móc thuộc trách nhiệm của ca trực máy phải làm, và phải ghi lưu toàn bộ công
việc đã thực hiện.

68 Khi buồng máy được đặt ở tình huống sẵn sàng, sỹ quan phụ trách ca trực máy phải đảm
bảo rằng toàn bộ máy móc và thiết bị, có thể được sử dụng khi điều động tàu, phải đặt trong
tình trạng sẵn sàng tức thì và có sẵn năng lượng dự trữ tương ứng đủ cho máy lái và các yêu cầu
khác.

69 Không chỉ định cho các sỹ quan phụ trách ca trực máy, hoặc để họ đảm nhận, bất kỳ nhiệm
vụ nào khác có thể gây trở ngại nhiệm vụ giám sát của họ đối với hệ thống động lực chính và
thiết bị phụ trợ. Họ phải duy trì sự giám sát liên tục thiết bị động lực chính và các thiết bị phụ
trợ cho tới khi giao ca hoàn toàn, và kiểm tra định kỳ máy móc mà họ phụ trách. Họ cũng phải
đảm bảo tuần tra quanh buồng máy và buồng máy lái thích đáng với mục đích để quan sát và
báo cáo các trục trặc hoặc hỏng hóc của thiết bị, thực hiện hoặc chỉ đạo việc điều chỉnh thường
xuyên, việc duy tu và bất cứ công việc cần thiết nào khác.

70 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải trực tiếp với mọi thành viên của ca trực máy để thông
báo cho họ các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn có thể tác động bất thường đến máy móc hoặc gây
nguy hại cho an toàn con người hoặc tàu.

71 Sỹ quan phụ trách ca trực máy đảm bảo phải giám sát ca trực buồng máy, và phải thu xếp
nhân viên thay thế trong trường hợp có bất cứ nhân viên trực ca máy nào không có khả năng
trực ca. Ca trực máy không được để cho buồng máy thiếu sự giám sát qua đó làm ngăn cản việc
thao tác bằng tay trang thiết bị buồng máy hoặc các van tiết lưu.

72 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải áp dụng hành động cần thiết để kiềm chế các hiệu ứng
hư hỏng do hỏng hóc thiết bị, cháy, ngập nước, rạn nứt, đâm va, mắc cạn hoặc các nguyên nhân
khác.

342
73 Trước khi chấm dứt nhiệm vụ, sỹ quan phụ trách ca trực máy phải đảm bảo rằng tất cả các
sự việc xảy ra liên quan đến máy chính và máy phụ trong ca trực máy đã được ghi lưu đầy đủ và
thích hợp.

74 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải hợp tác với bất kỳ kỹ sư phụ trách bảo dưỡng máy nào
trong công việc bảo dưỡng phòng ngừa, theo dõi hư hỏng hoặc sửa chữa hư hỏng. Công việc này
bao gồm, nhưng không giới hạn, như:

.1 cô lập và chuyển nhánh máy để làm việc trên đó;

.2 điều chỉnh các trang thiết bị còn lại để hoạt động một cách thích hợp và an toàn trong
thời gian bảo dưỡng;

3 ghi chép vào sổ nhật ký buồng máy hoặc sổ sách phù hợp, các thiết bị đã thực hiện
bảo dưỡng và nhân viên tham gia, và ai thực hiện các biện pháp an toàn trên đó, vì
mục đích đối với lợi ích của người bàn giao ca và ghi lưu hồ sơ; và

.4 thử và cho hoạt động, khi cần thiết, thiết bị hoặc máy móc đã được sửa chữa.

75 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải đảm bảo rằng các thợ máy làm công việc bảo dưỡng sẵn
sàng trợ giúp vận hành bằng tay máy móc trong trường hợp thiết bị tự động có sự cố.

76 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải nhớ nằm lòng rằng sự thay đổi tốc độ do sự cố máy
hoặc mất lái có thể đe dọa an toàn và con người trên biển. Phải thông báo cho buồng lái ngay lập
tức khi có sự cố cháy và bất cứ hành động đe doạ nào trong buồng máy có thể khiến cho tàu
giảm tốc độ, làm trục trặc máy lái, ngừng hệ thống động lực hoặc bất cứ sự thay đổi nào của máy
phát điện hoặc sự đe dọa tương tự đối với an toàn. Thông báo này, ở nơi có thể, phải được thực
hiện trước khi các sự thay đổi xảy ra sao cho buồng lái có đủ thời gian tối đa để áp dụng bất kỳ
hành động nào có thể nhằm tránh các hiểm họa tiềm ẩn.

77 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải thông báo cho máy trưởng ngay không được chận trễ:

.1 khi máy hư hỏng hoặc trục trặc xảy ra có thể gây nguy hiểm cho hoạt động an toàn
của tàu;

.2 khi bất cứ sự cố nào xảy ra, mà tin chắc rằng, có thể gây hư hỏng hoặc chết máy động
lực chính, máy phụ hoặc các hệ thống giám sát và điều tốc; và

.3 trong bất cứ tình huống khẩn cấp nào hoặc có bất kỳ nghi ngờ nào đòi hỏi phải đưa ra
quyết định hoặc giải pháp.

78 Bất chấp yêu cầu phải báo cho máy trưởng các hoàn cảnh nói trên, sỹ quan phụ trách ca
trực máy không được ngần ngại áp dụng hành động cho an toàn của tàu, máy móc và thuyền
viên mà hoàn cảnh đòi hỏi.

79 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải truyền đạt cho thành viên ca trực máy tất cả các chỉ dẫn
và thông tin thích hợp mà chúng có thể đảm bảo duy trì ca trực máy an toàn. Duy tu máy móc
thường nhật, thực hiện các công việc phát sinh tình cờ như là một phần công việc duy trì ca trực
an toàn, phải cấu thành một phần hoàn chỉnh của ca trực thông thường. Bảo quản sửa chữa chi
tiết bao gồm sửa chữa các thiết bị điện, cơ khí, thủy lực hoặc điện tử ứng dụng toàn tàu sẽ được

343
thực hiện với sự thừa nhận của sỹ quan phụ trách ca trực máy và máy trưởng. Những sửa chữa
như vậy phải được ghi lưu.

Trực ca máy trong các điều kiện khác nhau và các vùng khác nhau

Tầm nhìn xa bị hạn chế

80 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải đảm bảo áp suất gió nén và hơi nước cố định luôn sẵn
sàng cho tín hiệu âm thanh và rằng bất cứ lúc nào có lệnh từ buồng lái liên quan đến sự thay đổi
về tốc độ hoặc phương hướng hoạt động của tàu phải được thực hiện ngay lập tức, ngoài ra, máy
phụ được dùng để điều động cũng phải ở trạng thái sẵn sàng.

Vùng biển ven bờ và vùng biển tàu thuyền đông đúc

81 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải đảm bảo tất cả máy móc liên quan đến việc điều động
của tàu phải được chuyển ngay lập tức sang phương thức vận hành bằng tay khi được thông báo
tàu đang ở vùng biển có đông đúc tàu bè qua lại. Sỹ quan phụ trách ca trực máy cũng phải đảm
bảo rằng năng lượng dự trữ thích hợp phải sẵn sàng cho máy lái và các yêu cầu điều động khác.
Lái khẩn cấp và các thiết bị phụ khác phải sẵn sàng để hoạt động ngay lập tức.

Tàu đang neo

82 Ở nơi neo không được che chắn, máy trưởng tham vấn với thuyền trưởng, cần hoặc không
cần phải duy trì trực ca máy như khi tàu đang chạy.

83 Khi vị trí neo tàu ở vùng nước mở hoặc bất cứ điều kiện gần như “trên biển”, thì sỹ quan
phụ trách ca trực máy phải đảm bảo;

.1 duy trì ca trực máy một cách hiệu quả;

.2 tiến hành kiểm tra định kỳ các máy móc đang hoạt động và máy móc ở trạng thái sẵn
sàng;

.3 duy trì máy chính và máy phụ ở trạng thái sẵn sàng, theo lệnh từ buồng lái;

.4 tuân thủ các biện pháp được áp dụng để bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm do tàu gây
ra và các quy định ngăn ngừa ô nhiễm có thể áp dụng; và

.5 sẵn sàng các hệ thống kiểm soát thiệt hại và chống cháy.

Phầ n 4-3 –Các nguyên tắ c phả i tuân thủ để duy trì ca trực vô tuyế n

Các điều khoản chung

84 Chính quyền hành chính trực tiếp lưu ý các công ty, thuyền trưởng và nhân viên trực canh
vô tuyến phải tuân thủ các điều khoản sau đây để đảm bảo duy trì ca trực vô tuyến an toàn thích
hợp trong khi tàu ở trên biển. Trong việc tuân theo bộ luật này, cần xem xét đến Quy định vô
tuyến.

Bố trí ca trực

85 Khi quyết định bố trí trực canh vô tuyến, thuyền trưởng của mỗi tàu chạy biển phải:

344
.1 đảm bảo duy trì trực canh vô tuyến và tuân thủ các điều khoản của Quy định vô tuyến
và Công ước SALAS tương ứng;

.2 đảm bảo rằng các nhiệm vụ chủ yếu đối với trực canh vô tuyến không bị ảnh hưởng
bất lợi bởi sự hiện diện của các kênh thông tin vô tuyến không liên quan đến chuyển
động an toàn của tàu và an toàn hàng hải; và

.3 phải chú ý tới các trang bị vô tuyến đã lắp đặt trên tàu và trạng thái hoạt động của
chúng.

Thực hiện trực canh vô tuyến

86 Sỹ quan vô tuyến thực hiện nhiệm vụ trực canh vô tuyến phải:

.1 duy trì trực canh vô tuyến tần số đã ấn định trong Quy định vô tuyến và Công ước
SOLAS; và

.2 trong khi làm nhiệm vụ, thường xuyên kiểm tra hoạt động của thiết bị vô tuyến và
nguồn năng lượng của nó một cách thường xuyên báo cáo cho thuyền trưởng bất cứ
hư hỏng nào của thiết bị.

87 Tuân thủ các yêu cầu của Quy định vô tuyến và Công ước SOLAS về việc duy trì nhật ký
điện báo vô tuyến hoặc nhật ký vô tuyến, ở nơi tương ứng.

88 Duy trì ghi lưu hồ sơ vô tuyến, tuân thủ theo các yêu cầu của Quy định vô tuyến và Công
ước SOLAS, là trách nhiệm của sỹ quan vô tuyến được chỉ định làm nhiệm vụ đầu tiên đối với
thông tin liên lạc vô tuyến trong sự cố cứu nạn. Những nội dung sau đây phải được ghi lưu cùng
với thời gian mà sự việc xảy ra:

.1 tóm tắt các thông tin liên lạc vô tuyến điện cứu nạn, khẩn cấp và an toàn;

.2 các sự cố quan trọng liên quan đến dịch vụ vô tuyến;

.3 vị trí tàu ít nhất một lần/ngày, ở nơi tương ứng; và

.4 tóm tắt tình trạng các thiết bị vô tuyến, bao gồm nguồn năng lượng.

89 Duy trì việc ghi lưu vô tuyến tại vị trí hoạt động thông tin liên lạc cứu nạn và phải sẵn sàng:

.1 để thuyền trưởng kiểm tra; và

.2 để các quan chức được ủy quyền của Chính quyền hành chính hoặc bất cứ nhân viên
được ủy quyền đầy đủ theo điều X của Công ước kiểm tra.

Phầ n 5 – Trực ca ở cả ng

Các nguyên tắc áp dụng cho tất cả các ca trực

Nguyên tắc chung

90 Trên bất cứ tàu nào đã buộc dây hoặc neo an toàn trong hoàn cảnh bình thường ở cảng,
thuyền trưởng phải thu xếp để duy trì trực ca thích hợp và có hiệu quả vì mục đích an toàn. Có

345
thể có những yêu cầu riêng cần thiết cho các loại hệ thống động lực thiết bị phụ trợ cho các loại
tàu đặc biệt, và cho các loại tàu chuyên chở hàng có hại, nguy hiểm, chất độc hoặc các chất có đặc
tính dễ cháy cao hoặc các loại hàng hóa đặc biệt khác.

Bố trí ca trực

91 Việc bố trí để duy trì trực ca boong khi tàu ở trong cảng mọi lúc phải thích hợp để:

.1 đảm bảo an toàn con người, tàu, cảng và môi trường và đảm bảo vận hành an toàn tất
cả máy móc liên quan đến tác nghiệp hàng hóa;

.2 tuân thủ các quy định quốc tế, quốc gia và địa phương, và

.3 duy trì trật tự và công việc thường nhật của tàu.

92 Thuyền trưởng phải quyết định thành phần và thời gian của ca trực boong tùy thuộc vào
tình trạng buộc tàu, loại tàu và tính chất của nhiệm vụ.

93 Nếu thuyền trưởng xét thấy cần thiết thì giao cho một sỹ quan boong có kỹ năng phụ trách
ca trực boong.

94 Phải bố trí các thiết bị cần thiết để giúp cho ca trực có hiệu quả.

95 Máy trưởng, tham vấn với thuyền trưởng, phải đảm bố trí ca trực máy thích hợp để duy trì
ca trực máy an toàn khi ở trong cảng. Khi quyết định thành phần của ca trực máy, có thể bao
gồm các thợ máy trong buồng máy thích hợp, trong nhiều yếu tố, phải cân nhắc các yếu tố sau
đây:

.1 trên tất cả các tàu có công suất máy chính từ 3,000 kW trở lên phải luôn luôn có sỹ
quan phụ trách ca trực máy;

.2 trên tất cả các tàu có công suất máy chính nhỏ hơn 3,000 kW có thể, tùy theo quyết
định của thuyền trưởng và có tham vấn với máy trưởng, không có sỹ quan phụ trách
ca trực máy; và

.3 không được chỉ định hoặc giao phó cho sỹ quan phụ trách ca trực máy bất cứ công
việc hoặc nhiệm vụ nào khác có thể ảnh hưởng nhiệm vụ của họ giám sát hệ thống
máy móc của tàu.

Giao ca trực

96 Các Sỹ quan phụ trách ca trực boong hoặc phụ trách ca trực máy không được bàn giao ca
trực cho sỹ quan tiếp nhận ca trực nếu có lý do nào đó để tin rằng sỹ quan tiếp nhận ca trực đó
không đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ trực ca hiệu quả, trong trường hợp đó phải thông
báo ngay cho thuyền trưởng hoặc máy trưởng, theo tương ứng. Sỹ quan nhận ca trực boong
hoặc máy phải đảm bảo rằng mọi thành viên thuộc ca trực của mình có khả năng rõ ràng và đầy
đủ để thực hiện các nhiệm vụ trực ca của mình một cách hiệu quả.

97 Nếu tại thời điểm chuyển giao ca trực boong hoặc ca trực máy mà có một hoạt động quan
trọng đang được thực hiện thì việc bàn giao ca được quyết định bởi sỹ quan tiếp nhận ca trực,
trừ khi có lệnh nào khác của thuyền trưởng hoặc máy trưởng.

346
Phầ n 5-1 – Tiế p nhậ n ca trực boong

98 Trước khi tiếp nhận ca trực boong, sỹ quan tiếp nhận ca trực phải được sỹ quan phụ trách
trực ca boong thông báo các điểm sau:

.1 độ sâu của nước tại cầu tàu, mớn nước của tàu, độ cao và thời gian nước lớn và nước
ròng; mức độ chắc chắn của dây buộc tàu, bố trí neo và độ dài xích neo, và các dạng
dây buộc khác quan trọng đối với an toàn của tàu; trạng thái máy chính và sự sẵn
sàng của nó trong tình huống khẩn cấp;

.2 công việc phải thực hiện trên tàu; tính chất, số lượng và vị trí của hàng hóa đã xếp
hoặc còn lại, và bất cứ các thứ còn tồn lại trên tàu sau khi dỡ hàng;

.3 mức nước trong két la canh và két nước dằn;

.4 đèn tín hiệu đang trưng hoặc tín hiệu âm thanh đang phát;

.5 số lượng thuyền viên yêu cầu phải có mặt trên tàu và những người khác hiện diện
trên tàu;

.6 tình trạng của các thiết bị chữa cháy;

.7 các quy định riêng của cảng;

.8 các lệnh thường trực và lệnh đặc biệt của thuyền trưởng;

.9 các đường dây liên lạc sẵn có giữa tàu và nhân viên trên bờ bao gồm nhà chức trách
của cảng, cần thiết trong một tình huống khẩn cấp phát sinh hoặc trợ giúp;

.10 bất kỳ tình hình quan trọng nào đối với an toàn của tàu, thuyền viên, hàng hóa hoặc
bảo vệ môi trường chống ô nhiễm; và

.11 các quy trình để thông báo cho nhà chức trách về bất cứ sự ô nhiễm môi trường nào
bắt nguồn từ hoạt động của tàu.

99 Trước khi nhận phụ trách ca trực boong, sỹ quan tiếp nhận ca phải xác nhận:

.1 mức độ chắc chắn của dây buộc tàu và lỉn neo là thích hợp;

.2 các tín hiệu hoặc đèn phù hợp phải được trưng ra hoặc phát âm thanh;

.3 các biện pháp an toàn và các quy định phòng cháy đang được duy trì;

.4 phải biết tính chất của bất cứ hàng hóa có hại hoặc nguy hiểm nào đó đang được bốc
hoặc dỡ và các hành động thích hợp phải được áp dụng trong trường hợp tràn dầu
hoặc cháy; và

.5 không có điều kiện hoặc hoàn cảnh bên ngoài nào gây nguy hiểm cho tàu và không
gây nguy hiểm cho các đối tượng khác.

347
Phầ n 5-2 – Tiế p nhậ n ca trực máy

100 Trước khi tiếp nhận ca trực máy, sỹ quan tiếp nhận ca trực phải được sỹ quan phụ trách
trực ca máy thông báo các điểm sau:

.1 các lệnh thường trực trong ngày, và lệnh đặc biệt liên quan đến hoạt động tàu, nhiệm
vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu hoặc thiết bị điều khiển;

.2 tính chất của các công việc đang thực hiện trên máy móc và các hệ thống trên tàu,
nhân viên tham gia và các hiểm nguy tiềm ẩn;

.3 mức và tình trạng nước hoặc cặn, ở nơi tương ứng, trong két la canh két nước dằn,
két lắng, két thải, két dự trữ và các yêu cầu đặc biệt để sử dụng hoặc xả bỏ chúng;

.4 bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào liên quan đến việc thải bỏ nước hệ thống vệ sinh;

.5 điều kiện và trạng thái sẵn sàng của các thiết bị dập cháy xách tay và các thiết bị dập
cháy cố định cũng như hệ thống phát hiện cháy;

.6 các nhân viên sửa chữa được ủy thác trên tàu đang thực hiện công việc liên quan đến
máy móc, vị trí làm việc và nhiệm vụ sửa chữa của họ và những người được ủy thác
khác trên tàu và thuyền viên tham gia;

.7 bất cứ quy định nào của cảng liên quan đến các yêu cầu về chất thải, chống cháy của
tàu và sự sẵn sàng của tàu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu tiềm ẩn;

.8 đường dây liên lạc sẵn sàng giữa tàu và nhân viên trên bờ bao gồm nhà chức trách
cảng, trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp hoặc có yêu cầu trợ giúp;

.9 bất kỳ tình hình quan trọng nào đối với an toàn của tàu, thuyền viên, hàng hóa hoặc
bảo vệ môi trường chống ô nhiễm; và

.10 các quy trình để thông báo cho nhà chức trách về bất cứ sự ô nhiễm môi trường nào
bắt nguồn từ hoạt động máy móc của tàu.

101 Sỹ quan tiếp nhận ca trực, trước khi nhận phụ trách ca trực máy, phải tự mình khẳng định
rằng họ đã được sỹ quan bàn giao ca trực thông báo đầy đủ những điểm nêu ra ở trên; và

.1 biết rõ nguồn năng lượng điện, cấp nhiệt cũng như chiếu sáng hiện có và dự trữ và sự
phân bố của chúng;

.2 biết rõ số lượng và tình trạng nhiên liệu, dầu nhờn và nước được cung cấp của tàu; và

.3 chuẩn bị tàu và máy móc thiết bị, ở chừng mực có thể, cho máy sẵn sàng hoặc tình
huống khẩn cấp khi cần.

Phầ n 5-3 – Thực hiệ n ca trực boong

102 Sỹ quan phụ trách ca trực boong phải:

.1 tuần tra xung quanh tàu theo tần suất thích hợp;

348
.2 đặc biệt chú ý đến:

.2.1 tình trạng và sự chắc chắn của cầu thang, lỉn neo và dây buộc tàu, đặc biệt khi
thủy triều thay đổi và khi khi nước lớn nước ròng tại cầu cảng, nếu cần, phải
áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng chúng đang trong tình trạng hoạt
động bình thường;

.2.2 mớn nước, độ sâu dưới ki và tình trạng chung của tàu, nhằm tránh tàu bị
nghiêng hoặc chênh lệch mớn nước nguy hiểm trong khi tác nghiệp hàng hóa
hoặc nước dằn;

.2.3 điều kiện thời tiết và trạng thái biển;

.2.4 tuân thủ các quy định liên quan đến an toàn và chống cháy;

.2.5 mực nước trong két la canh và các két;

.2.6 mọi người trên tàu và vị trí của họ, đặc biệt những người ở xa hoặc đang làm
việc trong không gian kín; và

.2.7 trưng đèn và phát tín hiệu âm thanh, ở nơi tương ứng;

.3 khi thời tiết xấu, hoặc nhận được cảnh báo bão thì phải áp dụng các giải pháp cần
thiết để bảo vệ tàu, người và hàng hóa trên tàu;

.4 áp dụng mọi biện pháp dự phòng để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra;

.5 khi có tình huống khẩn cấp đe dọa đến an toàn của tàu thì phát báo động và báo cho
thuyền trưởng, áp dụng mọi biện pháp có thể để ngăn ngừa mọi hư hại đối với tàu,
hàng và người trên tàu, nếu cần, yêu cầu nhà chức trách địa phương hoặc tàu lân cận
trợ giúp;

.6 biết tình trạng ổn tính của tàu sao cho, trong trường hợp bị cháy, có thể yêu cầu nhà
chức trách chống cháy địa phương bơm một lượng nước nhất định lên tàu mà không
gây nguy hiểm cho tàu;

.7 trợ giúp các tàu và người trong khi lâm nạn;

.8 áp dụng dự phòng cần thiết để ngăn ngừa tai nạn hoặc hư hại khi chân vịt quay; và

.9 ghi nhật ký tương ứng tất cả những sự việc quan trọng tác động đến tàu.

Phầ n 5-4 – Thực hiệ n ca trực máy

103 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải đặc biệt chú ý đến:

.1 tuân thủ các lệnh, quy trình vận hành đặc biệt và các quy định về các tình trạng nguy
hiểm và ngăn ngừa chúng trong tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ của mình;

.2 các công cụ và hệ thống thiết bị, kiểm soát tất cả các nguồn cung cấp điện, các bộ phận
và hệ thống đang vận hành;

349
.3 các kỹ thuật, phương pháp và quy trình cần thiết để ngăn chặn sự vi phạm các quy
định về ô nhiễm của nhà chức trách địa phương; và

.4 tình trạng của nước la canh.

104 Sỹ quan phụ trách ca trực máy phải:

.1 trong trường hợp khẩn cấp, theo nhận định của mình, phát báo động khi hoàn cảnh
yêu cầu, áp dụng các biện pháp có thể để ngăn chặn hư hại đối với tàu, người trên tàu
và hàng hóa;

.2 biết các nhu cầu của sỹ quan boong liên quan đến thiết bị cần cho việc bốc hoặc dỡ
hàng và các yêu cầu khác về hệ thống nước dằn và điều chỉnh ổn tính của tàu;

.3 thường xuyên đi kiểm tra xung quanh để xác định các trục trặc hoặc hư hỏng có thể
của thiết bị và áp dụng hành động sửa chữa ngay lập tức để đảm bảo an toàn của tàu,
hoạt động hàng hóa, cảng và môi trường;

.4 đảm bảo áp dụng các biện pháp dự phòng cần thiết, trong phạm vi trách nhiệm của
mình, để ngăn ngừa tai nạn hoặc hư hỏng các hệ thống thiết bị điện tử, thiết bị điện,
thủy lực, khí và cơ khí của tàu; và

.5 đảm bảo ghi lưu thỏa đáng các sự việc quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động, chỉnh
định hoặc sửa chữa máy móc thiết bị của tàu.

Phầ n 5-5 – Trực ca trong cả ng trên tàu hàng nguy hiể m

Nguyên tắc chung

105 Thuyền trưởng của mỗi tàu chở hàng nguy hiểm, có thể là chất nổ, cháy, độc hại, đe dọa sức
khỏe hoặc gây ô nhiễm môi trường, phải đảm bảo duy trì việc bố trí trực ca an toàn. Trên tàu
chở hàng nguy hiểm dạng xô phải sẵn sàng trên tàu các sỹ quan có trình độ hoặc sỹ quan và thủy
thủ thợ máy tương ứng, kể cả khi tàu buộc dây an toàn hoặc neo an toàn ở cảng.

106 Trên tàu hàng nguy hiểm không phải dạng xô, thuyền trưởng phải xem xét đầy đủ tính chất,
số lượng, đóng gói và tồn trữ của hàng nguy hiểm, và các điều kiện đặc biệt nào khác trên tàu,
trên phương tiện nổi và trên bờ.

Phầ n 5-6 – Trực ca hàng hóa

107 Các sỹ quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các tác nghiệp hàng hóa phải đảm
bảo rằng các tác nghiệp hàng hóa phải được tiến hành an toàn thông qua các kiểm soát rủi ro
đặc biệt, bao gồm khi có những người không phải là nhân viên của tàu.

350
“Phần B

Hướng dẫn được khuyến nghị về các quy định


của công ước STCW và Phụ lục của Công ước
Giới thiệu

1 Phần này của Bộ luật STCW các hướng dẫn được khuyến nghị nhằm hỗ trợ các Thành viên
Công ước STCW , bao gồm việc thực hiện, áp dụng hoặc tăng cường các biện pháp để cho Công
ước phát huy hiệu lực đầy đủ và hoàn chỉnh theo cách thức thống nhất.

2 Các biện pháp đề xuất là không bắt buộc và các ví dụ chỉ có ý định minh họa để làm sao có
thể tuân thủ chắc chắn các yêu cầu của Công ước. Tuy nhiên, nói chung, các khuyến nghị thể hiện
sự tiếp cận các vấn đề liên quan được dung hòa qua các cuộc thảo luận trong IMO bao gồm, nơi
tương ứng, việc tham vấn với Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Liên đoàn viễn thông quốc tế
(ITU) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).

3 Việc tuân thủ các khuyến nghị hàm chứa trong phần này sẽ giúp Tổ chức đạt được mục tiêu
của nó là duy trì các tiêu chuẩn năng lực thực hành cao nhất cho thuyền viên của tất cả các quốc
tịch và các tàu mang cờ của tất cả các quốc gia.

4 Ngoài hướng dẫn của một số quy định nhất định trong phụ lục của Công ước, trong phần
này còn cung cấp hướng dẫn đối với một số quy định nhất định của Công ước. Vì vậy cách đánh
số các mục của phần này là tương ứng với các điều khoản và các quy định của Công ước. Giống
như ở phần A, nội dung của từng mục có thể được chia thành các phần và đoạn cũng được đánh
số, nhưng cách đánh số như vậy chỉ giành riêng cho nội dung đó.

351
Hướng dẫn về các quy định trong các điều khoản
Mục B-I

Hướng dẫn về nghĩa vụ chung theo Công ước

(không có điều khoản)

Mục B-II
Hướng dẫn về định nghĩa và giải thích

1 Các định nghĩa hàm chứa trong Điều II của Công ước và các định nghĩa và giải thích hàm
chứa trong qui định I/1 của phụ lục, áp dụng như nhau cho các thuật ngữ sử dụng ở Phần A và B
của Bộ luật này. Các định nghĩa bổ sung áp dụng cho các quy định của Bộ luật này nằm ở Mục
AI/1.

2 Định nghĩa giấy chứng nhận xuất hiện trong điều khoản II (c) cho 3 khả năng sau đây:

.1 Chính quyền hành chính có thể cấp giấy chứng nhận;

.2 Chính quyền hành chính có thể có giấy chứng nhận được cấp theo ủy quyền của họ;
hoặc

.3 Chính quyền hành chính có thể thừa nhận một giấy chứng nhận được cấp bởi
Thành viên Công ước khác như đã nêu ở quy định I/10.

Mục B-III
Hướng dẫn về áp dụng Công ước

1 Khi định nghĩa tàu cá trong Công ước được trình bày ở điều khoản II, đoạn (h), ngoại trừ các
tàu dùng để bắt cá, cá voi, hải cẩu, con moóc hoặc các nguồn lợi sinh vật biển khác, các tàu
không tham gia các hoạt động đánh bắt sẽ không nằm trong định nghĩa này.

2 Công ước loại trừ tất cả các tàu đóng bằng gỗ thô sơ kể cả ghe mành.

Mục B-IV
Hướng dẫn việc trao đổi thông tin

1 Trong đoạn (1)(b)của điều IV, các từ “ nơi tương ứng” ý muốn nói:

.1 công nhận giấy chứng nhận do thành viên Công ước khác cấp; hoặc

.2 việc tự mình cấp phát giấy chứng nhận của Chính quyền hành chính, ở nơi tương ứng,
trên cơ sở công nhận giấy chứng nhận được cấp bởi Thành viên Công ước khác.

Mục B-V
Hướng dẫn về các hiệp ước và giải thích khác

Từ “sắp xếp” trong đoạn (I) của điều khoản V là có ý bao gồm các khoản được xác lập trước đó
giữa các quốc gia về sự công nhận giấy chứng nhận lẫn nhau.

352
Mục B-VI
Hướng dẫn về giấy chứng nhận

Xem hướng dẫn cho trong mục B-I/2 và B-II.

Công bố các giải thích chính sách và đại cương của các quy trình phải tuân thủ để thông báo cho
các công ty khai thác tàu mang cờ của Chính quyền hành chính.

Mục B-VII
Hướng dẫn về các quy định chuyển tiếp

Giấy chứng nhận được cấp để làm việc theo một khả năng mà nó được thừa nhận hiện hành bởi
Thành viên Công ước như là kỹ năng đầy đủ để làm việc cho một khả năng khác, ví dụ, giấy
chứng nhận đại phó được thừa nhận làm việc như là thuyền trưởng, phải tiếp tục được chấp
nhận có giá trị cho công việc như vậy theo điều VII. Sự chấp nhận đó cũng áp dụng cho các giấy
chứng nhận như vậy được cấp theo các quy định của đoạn (2) của điều VII.

Mục B-VIII
Hướng dẫn về miễn trừ

Công bố các giải thích chính sách và đại cương của các quy trình phải tuân thủ để thông báo cho
các công ty khai thác tàu mang cờ của Chính quyền hành chính. Cung cấp hướng dẫn cho các
viên chức được ủy quyền bởi Chính quyền hành chính để cấp giấy miễn trừ. Thông tin về việc
phải làm cần được tóm tắt trong báo cáo ban đầu thông báo cho Tổng thư ký theo các yêu cầu
của mục A-I/7.

Mục B-IX
Hướng dẫn về tương đương

Các giấy chứng nhận hải quân có thể tiếp tục được chấp nhận và các giấy chứng nhận hành nghề
có thể được cấp cho sỹ quan hải quân như là giấy chứng nhận tương đương theo điều IX, miễn
là thỏa mãn các yêu cầu của Công ước.

Mục B-X
Hướng dẫn về kiểm soát

(Không có quy đinh – xem mục B-I/4.)

Mục B-XI
Hướng dẫn về việc xúc tiến hợp tác kỹ thuật

1 Các chính phủ phải cung cấp, hoặc thu xếp việc cung cấp, cùng hợp tác với Tổ chức hàng hải
quốc tế IMO, sự hỗ trợ cho các Quốc gia đang gặp khó khăn đáp ứng các yêu cầu của Công ước và
họ yêu cầu sự hỗ trợ như vậy.

2 Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo huấn luyện đầy đủ cho thuyền trưởng và các
nhân viên khác làm việc trên tàu dầu, hóa chất và khí hóa lỏng và tàu khách ro ro, và cũng phải
thừa nhận rằng trong một vài trường hợp có thể có hạn chế về phương tiện để tiếp nhận kinh
nghiệm cần thiết và về việc đưa ra các chương trình đào tạo huấn luyện chuyên ngành, đặc biệt
tại các nước đang phát triển.

353
Cơ sở dữ liệu thi sát hạch

3 Các Thành viên Công ước cùng với các học viện đào tạo hàng hải hoặc các trung tâm thi sát
hạch đang hoạt động ở một số quốc gia và đang mong muốn xây dựng cơ sở dữ liệu câu hỏi thi
và đáp án, họ được khuyến khích làm như vậy trên cơ sở hợp tác song phương với một quốc gia
hoặc một số quốc gia đã có các cơ sở dữ liệu đó.

Sẵn sàng các thiết bị mô phỏng đào tạo huấn luyện hàng hải

4 Ban thư ký IMO lập một danh sách thiết bị mô phỏng đào tạo huấn luyện hàng hải, coi đó
như là một nguồn thông tin có ích về các loại thiết bị mô phỏng khác nhau dùng trong đào tạo
huấn luyện thuyền viên giành cho các Thành viên Công ước và các thành phần khác, đặc biệt ở
những nơi không có sẵn cho họ các thiết bị đào tạo huấn luyện như vậy ở phạm vi quốc gia.

5 Thúc dục* 16các Thành viên Công ước cung cấp thông tin về các thiết bị mô phỏng đào tạo
huấn luyện hàng hải của quốc gia cho ban thư ký IMO và cập nhật thông tin mỗi khi có sự thay
đổi hoặc bổ sung nào đó đối với các thiết bị mô phỏng đào tạo huấn luyện hàng hải của họ.

Thông tin về hợp tác kỹ thuật

6 Thông tin về dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tiếp cận với các viện đào tạo quốc tế liên kết với IMO
và thông tin về học bổng cũng như các hợp tác kỹ thuật khác được tổ chức hàng hải quốc tế IMO
cung cấp hoặc qua IMO để nhận được các thông tin đó bằng cách liên lạc với Tổng thư ký tại số 4
Albert Embankment, London SE1 7SR, United Kingdom

(Không có hướng dẫn cho các điều khoản XII đến XVII)

1616
* Xem thông tư MSC.1/Circ.1209 về thiết bị mô phỏng có sẵn cho đào tạo huấn luyện hàng hải

354
Hướng dẫn về các quy định của phụ lục Công ước STCW
Chương I
Hướng dẫn về các quy định chung

Mục B-I/1
Hướng dẫn các định nghĩa và giải thích

1 Các định nghĩa ở điều II của Công ước, và các định nghĩa cũng như giải thích trong quy định
I/1 của Phụ lục, áp dụng như nhau cho các thuật ngữ sử dụng trong phần A và B của Bộ luật này.
Các định nghĩa bổ sung áp dụng cho các quy định của Bộ luật này nằm trong mục A-I/1.

2 Các sỹ quan với khả năng thỏa mãn các quy định tại chương VII có thể được chỉ định như
“sỹ quan đa năng” hoặc “sỹ quan hợp nhất boong máy” hoặc các danh xưng khác theo quyết
định của Chinh quyền hành chính tuân theo các thuật ngữ được dùng trong các yêu cầu định
biên an toàn có thể áp dụng .

3 Thuyền viên trợ giúp có đủ trình độ phục vụ thỏa mãn các quy định của chương VII có thể
được chỉ định như là “thủy thủ đa năng” hoặc các danh xưng khác theo quyết định của Chính
quyền hành chính tuân theo các thuật ngữ được dùng trong các yêu cầu định biên an toàn có thể
áp dụng.

Mục B-I/2
Hướng dẫn về giấy chứng nhận và xác nhận

1 Khi sự xác nhận cấu thành trong mẫu giấy chứng nhận như nêu ra ở đoạn 1, mục A-I/2, thì
phải điền các thông tin thích hợp vào giấy chứng nhận theo cách được giải thích dưới đây, trừ
phần đánh số .2 được bỏ qua. Ngược lại, khi chuẩn bị sự xác nhận chứng minh việc cấp giấy
chứng nhận, các dòng đánh số từ.1 đến .17 trong mẫu tiếp theo nội dung dưới đây phải thực
hiện như sau:

.1 Điền tên Quốc gia cấp giấy chứng nhận.

.2 Điền số hiệu giấy chứng nhận do Chính quyền hành chính chỉ định.

.3 Điền tên họ đầy đủ của thuyền viên được cấp giấy chứng nhận. Tên phải đúng như tên
ghi trong hộ chiếu của thuyền viên, chứng minh thư của thuyền viên và các giấy tờ
chính thức khác do Chính quyền hành chính cấp.

.4 Số hoặc các số của các quy định của Công ước STCW, mà theo đó thuyền viên đã được
xét có đủ trình độ, được điền vào đây, ví dụ:

.4.1 “Quy định II/1”, nếu thuyền viên xét có đủ tư cách về khả năng của một sỹ
quan phụ trách ca trực hàng hải;

.4.2 “Quy định III/1”, nếu thuyền viên xét đủ tư cách về khả năng của một sỹ quan
máy phụ trách ca trực máy trong buồng máy có người trực ca, hoặc được chỉ
định nhiệm vụ sỹ quan máy trong buồng máy không có người trực ca.

355
.4.3 “Quy định IV/2”, nếu thuyền viên xét có đủ tư cách về khả năng của sỹ quan
vô tuyến;

.4.4 “Quy định VII/1”, nếu giấy chứng nhận là giấy chứng nhận chức năng và
thuyền viên có đủ tư cách để thực hiện các chức năng quy định trong Phần A
của Bộ luật, ví dụ như, chức năng kỹ thuật máy tàu thủy ở mức trách nhiệm
quản lý; và

.4.5 “Quy định III/1 và V/1”, nếu có đủ tư cách để làm việc như là sỹ quan máy phụ
trách ca trực trong buồng máy có người trực ca hoặc như là một sỹ quan máy
được chỉ định nhiệm vụ trong buồng máy không người trực ca trên tàu dầu.
(xem hạn chế trong đoạn .8 và .10 dưới đây).

.5 Điền ngày hết hiệu lực của xác nhận. Ngày này không được muộn hơn ngày hết hạn
hiệu lực, nếu có, của giấy chứng nhận đã được cấp xác nhận cho nó, mà cũng không
muộn hơn 5 năm kể từ sau ngày cấp xác nhận.

.6 Phải điền vào trong cột này từng chức năng nêu ra trong phần A của Bộ luật mà
thuyền viên có đủ tư cách để thực hiện. Các chức năng và mức trách nhiệm gắn liền
của chúng được trình bày trong bảng năng lực lập ra tại chương II, III và IV thuộc
Phần A của Bộ luật, đồng thời cũng được thống kê để dễ dàng tham chiếu trong mục
giới thiệu cho phần A. Khi tham chiếu theo đoạn .4 ở trên đối với quy định của các
chương II, III hoặc IV, sẽ không cần thiết thống kê hết chức năng cụ thể.

.7 Phải điền trong cột này các mức trách nhiệm mà theo đó thuyền viên có đủ tư cách để
thực hiện từng chức năng đã điền trong cột 6. Các mức trách nhiệm này được trình
bày trong các bảng năng lực lập tại chương II, III và IV của phần A của Bộ luật, đồng
thời cũng được thống kê, để dễ dàng tham chiếu, trong mục giới thiệu cho phần A.

.8 Một hạn chế chung, giống như là yêu cầu phải mang kính điều chỉnh khi thực hiện
nhiệm vụ, phải được điền vào một cách nổi bật ở trên cùng của cột hạn chế này. Phải
điền các hạn chế áp dụng cho các chức năng thống kê ở cột 6 vào các dòng tương ứng
đối với các chức năng đó, chẳng hạn như:

.8.1 “không có hiệu lực để làm việc trên tàu dầu” - nếu không đủ tư cách theo
chương V;

.8.2 “không có hiệu lực để phục vụ trên các tàu két mà không phải là tàu dầu” -nếu
đủ tư cách theo chương V thì chỉ được làm việc trên tàu dầu;

.8.3 “Không có hiệu lực để làm việc trên tàu mà trên tàu đó các nồi hơi cấu thành
một bộ phận của máy tàu” - nếu các kiến thức liên quan đã bị bỏ qua theo các
quy định của Bộ luật STCW; và

.8.4 “Chỉ có hiệu lực cho hành trình gần bờ” - nếu các kiến thức liên quan đã bị bỏ
qua theo các quy định của Bộ luật STCW.

Ghi chú: Hạn chế tổng dung tích và công suất không cần nêu ra ở đây nếu chúng
đã được thể hiện ở tiêu đề của giấy chứng nhận và năng lực được điền vào cột
.9.

356
.9 Khả năng hoặc các khả năng được điền vào cột này phải là những khả năng được chỉ
rõ trên tiêu đề của quy định hoặc các quy định liên quan của STCW trong trường hợp
các giấy chứng nhận được cấp theo chương II và chương III, hoặc như được chỉ rõ
trong các yêu cầu định biên an toàn được áp dụng của Chính quyền hành chính, như
tương ứng.

.10 Một hạn chế chung, giống như là yêu cầu phải mang kinh điểu chỉnh khi thực hiện
nhiệm vụ, cũng phải được điền vào một cách nổi bật ở trên cùng của cột hạn chế này.
Đối với các chức năng thực hiện theo mỗi khả năng đã điền, thì các hạn chế đã điền ở
cột .10 phải giống như các hạn chế đã thể hiện trên cột .8.

.11 Con số điền vào khoảng trống phải là con số của giấy chứng nhận, sao cho giấy chứng
nhận và xác nhận phải mang cùng một số duy nhất để tham chiếu và để xác định nơi
đăng ký giấy chứng nhận và/hoặc sự xác nhận,…

.12 Điền ngày cấp xác nhận ban đầu vào đây; có thể giống, hoặc khác với ngày cấp giấy
chứng nhận theo từng trường hợp.

.13 Điền tên của người được ủy quyền cấp xác nhận tại đây, viết dưới dạng chữ in hoa
phía dưới chữ ký của người đó.

.14 Ngày tháng năm sinh phải là ngày được xác định theo hồ sơ của Chính quyền hành
chính hoặc như đã được thẩm tra.

.15 Xác nhận phải được thuyền viên ký với sự có mặt của một viên chức hoặc được kết
hợp từ mẫu đơn xin xác nhận được thực hiện và được thẩm tra đầy đủ.

.16 Ảnh của thuyền viên phải là ảnh đen trắng hoặc màu theo cỡ ảnh hộ chiếu tiêu chuẩn
với phần đầu và vai, thuyền viên phải nộp hai ảnh, một ảnh để lưu trữ hoặc kết hợp
với nơi đăng ký giấy chứng nhận.

.17 Nếu các ô dùng cho việc gia hạn được thể hiện như một phần của mẫu xác nhận (xem
mục A-I/2, đoạn 1), thì Chính quyền hành chính có thể gia hạn sự chứng nhận bằng
cách điền vào các ô sau sau khi thuyền viên đã chứng minh được tính liên tục năng
lực chuyên môn như đòi hỏi của quy định I/11.

357
(con dấu chính thức)

(TÊN NƯỚC)

XÁC NHẬN CHỨNG MINH VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THEO CÁC QUY ĐỊNH
CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN,
CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN 1978, NHƯ DẪ SỬA ĐỔI

Chính phủ nước ………. .1 ..…… xác nhận rằng văn bằng số …..… .2 …… đã được cấp cho……… .3
………………….. người có đầy đủ tư cách theo các khoản của quy định………… .4 …………... của Công
ước nói trên, đã được sửa đổi, và có đủ năng lực để thực hiện các chức năng sau đây, ở mức
trách nhiệm đã chỉ rõ, chịu ràng buộc của bất cứ sự hạn chế nào thể hiện cho đến ………… .5
……………. hoặc cho đến ngày hết hạn của bất cứ sự gia hạn nào của sự xác nhận này như có thể
nêu ở trang sau:

.7 MỨC TRÁCH
.6 CHỨC NĂNG .8 HẠN CHẾ ĐANG ÁP DỤNG (nếu có)
NHIỆM

Người sở hữu giấy chứng nhận hợp pháp có xác nhận này có thể làm việc theo khả năng hoặc các
khả năng đã được chỉ rõ trong các yêu cầu về định biên an toàn được áp dụng của Chính quyền
hành chính:

.9 KHẢ NĂNG .10 HẠN CHẾ ĐANG ÁP DỤNG (nếu có)

Xác nhận số ............................ .11 ............................ được cấp ngày ............................. .12 ....................................

(con dấu chính thức) .............................................................................................


Chữ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ
.............................................. .13 ....................................
Họ tên của viên chức được ủy quyền

Bản gốc của xác nhận này phải được lưu và sẵn sàng theo quy định I/2, đoạn 11 của Công ước
trong thời gian người sử hữu giấy chứng nhận làm việc trên tàu.

Ngày sinh của người sử hữu giấy chứng nhận .............................................. .14 ...................................................

Chữ ký của người sử hữu giấy chứng nhận .................................................... .15 ...................................................

358
Ảnh của người sử hữu giấy chứng nhận

.16

Thời hạn hiệu lực của xác nhận này kéo dài đến …………………………………………………………

(con dấu chính thức) ……………………………………………………………..


Chũ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ

Ngày gia hạn ................................... .17 ………………………………………………………….


Họ tên của viên chức được ủy quyền

Thời hạn hiệu lực của xác nhân này kéo dài đến ………………………………………

(con dấu chính thức) ……………………………………………………………….


Chũ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ
Ngày gia hạn ................................... .17 …………………………………………………………
Tên họ của của viên chức được ủy quyền

2 Một xác nhận để chứng minh sự công nhận giấy chứng nhận có thể đính kèm với, và tạo
thành một phần của giấy chứng nhận được xác nhận hoặc có thể được cấp như một văn bản tách
biệt (xem quy định I/2, đoạn 8). Yêu cầu tất cả thông tin điền vào trong mẫu phải bằng ký tự La
tinh và chữ số Ả rập (xem quy định I/2, đoạn 10 của STCW). Các ô từ .1 đến .17 trong mẫu tiếp
theo nội dung dưới đây là để điền đầy đủ các chi tiết đã được chỉ ra trong đoạn 1 trên đây, trừ
các ô sau đây:

.2 điền số hiệu mà Thành viên Công ước chỉ định cho giấy chứng nhận được công nhận;

.3 tên được điền vào phải giống như tên thể hiện trong giấy chứng nhận đã được công
nhận;

.4 điền tên của Thành viên Công ước đã cấp giấy chứng nhận được thừa nhận;

.9 điền khả năng hoặc các khả năng được lựa chọn, tương ứng, theo các khả năng đã
được trình bày trong các yêu cầu định biên an toàn có thể áp dụng của Chính quyền
hành chính công nhận giấy chứng nhận;

.11 số hiệu được điền vào phải thống nhất với số hiệu xác nhận để tham khảo và để xác
định nơi đăng ký sự xác nhận; và

.12 điền ngày cấp phát ban đầu của xác nhận.

359
(con dấu chính thức)

(TÊN NƯỚC)

XÁC NHẬN CHỨNG MINH SỰ CÔNG NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN THEO
CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN,
CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA CHO THUYỀN VIÊN 1978, NHƯ DẪ SỬA ĐỔI

Chính phủ nước ……………….…. .1 ……..…… chứng nhận rằng giấy chứng nhận số. ….….. .2 …….………
đã được cấp cho ………………… .3 ………………….bởi hoặc đại diện của Chính phủ nước………… .4
……… được công nhận đẩy đủ tuân theo các khoản của quy định [I/10] của Công ước nói trên, đã
sửa đổi, và người sở hữu giấy chứng nhận hợp pháp này có quyền thực hiện các chức năng, ở
mức trách nhiệm đã trình bày sau đây, chịu sự ràng buộc của các hạn chế đã chỉ rõ cho đến
…………5……………. hoặc cho đến ngày hết hạn của bất cứ sự gia hạn nào của sự xác nhận này như
có thể nêu ở trang sau:

.7 MỨC TRÁCH
.6 CHỨC NĂNG .8 HẠN CHẾ ĐANG ÁP DỤNG(nếu có)
NHIỆM

Người sở hữu sự xác nhận của giấy chứng nhận hợp pháp này có thể làm việc theo khả năng
hoặc các khả năng đã trình bày trong các yêu cầu của định biên an toàn được áp dụng của Chính
quyền hành chính.

.9 KHẢ NĂNG .10 HẠN CHẾ ĐANG ÁP DỤNG (nếu có)

Xác nhận số ............................ .11 ............................ được cấp ngày ............................. .12 ....................................

(Con dấu chính thức) .............................................................................................


Chũ ký của viên chức được ủy quyền đầy đủ
.............................................. .13 ....................................
Họ tên của viên chức được ủy quyền

Bản nguyên gốc của xác nhận này phải được lưu giữ và sẵn sàng khi người sở hữu nó làm việc
trên tàu, tuân thủ quy định I/2, khoản 9 của Công ước

Ngày sinh của người sở hữu giấy chứng nhận ................................................ .14 ...................................................

Chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận....................................................... .15 ...................................................

Ảnh của người sở hữu giấy chứng nhận


.16

360
Giá trị hiệu lực của xác nhận này được kéo dài đến ………………..………………………………………

(Con dấu chính thức) ...……………………………………………..………….


Chữ ký của việc chức được ủy quyền đầy đủ

…………………………………………………
Họ tên của viên chức được ủy quyền

Ngày gia hạn ................................... .17

Giá trị hiệu lực của xác nhận này được kéo dài đến …………………………………………

(Con dấu chính thức) …………………………………………….


Chữ ký của việc chức được ủy quyền đầy đủ
……………………………………………….
Ngày gia hạn.................................... .17 Họ tên của viên chức được ủy quyền

3 Khi thay thế một giấy chứng nhận hoặc khi thay thế sự xác nhận do bị thất lạc hoặc hư hỏng,
các Thành viên Công ước phải cấp bản thay thế theo số mới để tránh nhầm lẫn với bản đã được
thay thế.

4 Nếu áp dụng việc tái gia hạn hiệu lực được thực hiện trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn
của xác nhận, thì sự xác nhận đề cập trong đoạn 5, 6 và 7 của quy định I/2 có thể được gia hạn
hiệu lực đến:

.1 lần kỷ niệm thứ năm của ngày hiệu lực, hoặc kéo dài hiệu lực, của xác nhận; hoặc

.2 ngày giấy chứng nhận được xác nhận bị quá hạn, tùy thuộc điều kiện nào đến sớm hơn.

5 Khi cấp một Giấy chứng nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, nó phải bao gồm ít nhất các
thông tin sau đây:

.1 tên của Thành viên Công ước và cơ quan thẩm quyền cấp;

.2 số hiệu của của giấy chứng nhận do cơ quan thẩm quyền chỉ định;

.3 họ tên đầy đủ và ngày tháng năm sinh của thuyền viên được cấp giấy chứng nhận. tên
và ngày sinh của thuyền viên phải trùng khớp với tên và ngày sinh trong hộ chiếu hoặc
chứng minh thư của họ.

.4 tiêu đề của giấy chứng nhận. Ví dụ, nếu giấy chứng được cấp liên quan đến đoạn 2 của
quy định VI/3, thì tiêu đề được sử dụng phải là “cứu hỏa nâng cao” và nếu giấy chứng
nhận được cấp liên quan đến đoạn 1 của quy định VI/5, thì tiêu đề phải là “sỹ quan an
ninh tàu”.

361
.5 số hiệu, hoặc các số hiệu của các quy định của Công ước hoặc số hiệu hoặc các số hiệu
của mục trong Bộ luật STCW mà theo đó thuyền viên được xem xét thấy đủ tư cách.

.6 ngày cấp và ngày hết hạn của giấy chứng nhận. Nếu thời hạn hiệu lực của giấy chứng
nhận không bị hạn chế thì, để minh bạch, thuật ngữ “không hạn chế” phải điền vào
trước vị trí ghi ngày hết hiệu lực.

.7 nếu áp dụng, các hạn chế, kể cả hạn chế chung (giống như yêu cầu phải mang kính
điều chỉnh), hạn chế về loại tàu (như “chỉ có hiệu lực khi làm việc trên các tàu có tổng
dung tích <500”) hoặc, hạn chế hành trình (như “chỉ có hiệu lực đối với các hành trình
gần bờ”)

.8 tên và chữ ký của người được ủy quyền cấp giấy chứng nhận;

.9 ảnh của thuyền viên. Ảnh phải là ảnh đen trắng hoặc màu cỡ ảnh hộ chiếu tiêu chuẩn
phải được chụp cả đầu và vai;

.10 nếu giấy chứng nhận là loại được gia hạn, thì phải là ngày gia hạn hiệu lực, kéo dài
hiệu lực, tên và chữ ký của người có thẩm quyền; và

.11 các thông tin chi tiết để liên hệ của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy.

362
Bả ng B-I/2

Danh mục các giấy chứng nhận hoặc hồ sơ


chứng cứ theo yêu cầu của Công ước STCW

Bảng danh mục dưới đây xác định tất cả các giấy chứng nhận hoặc hồ sơ minh chứng trình bày
trong Công ước cho phép người sử hữu làm việc với một số chức năng nhất định trên các tàu.
Các giấy chứng nhận chịu ràng buộc bởi các yêu cầu của quy định I/2 liên quan đến ngôn ngữ và
sự sẵn sàng của bản nguyên gốc.

Danh mục này cũng để tham thiếu đối với các quy định liên quan và các yêu cầu về xác nhận,
đăng ký và gia hạn hiệu lực.

Các quy định Loại giấy chứng nhận và mô Xác nhận để Yêu cầu Gia hạn
tả tóm tắt chứng minh Đăng ký 2 hiệu lực
sự công nhận giấy chứng
nhận giấy nhận3
chứng nhận1
II/1, II/2, Giấy chứng nhận khả năng Có Có Có
II/3, III/1, chuyên môn – Cho cho thuyền
III/2, III/3, trưởng, sỹ quan và sỹ quan vô
III/6, IV/2, tuyến GMDSS
VII/2
II/4, III/4, Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Không
VII/2 luyện nghiệp vụ – Cho cho
thuyền viên trợ giúp được xác
nhận đầy đủ là một thành phần
của ca trực hàng hải và ca trực
máy
II/5, III/5, Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Không
III/7, VII/2 luyện nghiệp vụ – Cho thuyền
viên trợ giúp được xác nhận
đúng là thủy thủ bậc cao, thợ
máy bậc cao hoặc thợ kỹ thuật
điện
V/1-1, V/1-2 Giấy chứng nhận đào tạo huấn Có Có Có
luyện nghiệp vụ hoặc xác nhận
Giấy chứng nhận khả năng
chuyên môn – Cho thuyền
trưởng, sỹ quan trên tàu dầu,
tàu hóa chất hoặc tàu khí hóa
lỏng.
V/1-1, V/1-2 Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Không
luyện nghiệp vụ – Cho thuyền
viên trợ giúp tàu dầu, tàu hóa
chất hoặc tàu chở khí hóa lỏng

363
V/2 Hồ sơ chứng cứ – Đào tạo huấn Không không Không4
luyện cho thuyền trưởng, sỹ
quan, thuyền viên trợ giúp và
nhân viên làm việc trên tàu
khách
VI/1 Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Có6
luyện nghiệp vụ5– Đào tạo huấn
luyện cơ bản
VI/2 Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Có6
luyện nghiệp vụ5– phương tiện
cứu sinh, xuồng cấp cứu và
xuồng cấp cứu cao tốc
VI/3 Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Có6
luyện nghiệp vụ5 – Cứu hỏa
nâng cao
VI/4 Giấy chứng nhận đào taoh huấn Không Có Không
luyện nghiệp vụ5 – Sơ cứu và
chăm sóc y tế
VI/5 Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Không
luyện nghiệp vụ – Sỹ quan an
ninh tàu
VI/6 Giấy chứng nhận đào tạo huấn Không Có Không
luyện nghiệp vụ 7 – Đào tạo huấn
luyện nâng cao nhận thức an ninh
hoặc đào tạo huấn luyện về an
ninh dành cho thuyền viên được
chỉ định nhiệm vụ an ninh

Ghi chú:

1 Xác nhận chứng minh sự thừa nhận giấy chứng nhận có nghĩa là sự xác nhận theo đoạn 7 của quy định I/2.

2 Đăng ký theo yêu cầu là một phần của sổ đăng ký hoặc các sổ đăng ký theo đoạn 14 của định I/2.

3 Gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận có nghĩa là thu xếp để khả năng chuyên môn được tiếp tục theo quy định I/11
hoặc duy trì các tiêu chuẩn năng lực cần thiết theo các mục từ A-VI/1 đến A-VI/3, khi áp dụng.

4 Theo yêu cầu của đoạn 3, quy định V/2, thuyền viên đã hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện “quản lý đám đông”,
“quản lý khủng hoảng và hành vi nhân tính” hoặc “an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và sự toàn vẹn thân tàu” phải
được tiến hành đào tạo ôn luyện thích hợp không quá 5 năm một lần hoặc cung cấp bằng chứng đã đạt các tiêu chuẩn
năng lực theo yêu cầu trong khoảng thời gian 5 năm trước đó.

5 Các giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp theo các quy định II/1, II/2, II/3, III/1, III/2, III/3, III/6 và
VII/2 bao gồm các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong “đào tạo huấn luyện cơ bản”, “phương tiên cứu
sinh và xuồng cấp cứu và không phải là xuồng cấp cứu cao tốc”, “cứu hỏa nâng cao” và “sơ cứu y tế”; vì vậy, người sở
hữu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn vừa nói không cần thiết phải mang theo các Giấy chứng nhận đào tạo
huấn luyện nghiệp vụ theo các năng lực đó nêu trong chương VI.

6 Theo các mục A-VI/1, A-VI/2 và A-VI/3, thuyền viên phải cung cấp bằng chứng là đang duy trì các tiêu chuẩn
năng lực theo yêu cầu 5 năm một lần.

364
7 Khi đào tạo về nhận thức an ninh hoặc đào tạo để chỉ định nhiệm vụ an ninh không bao hàm trong nội dung để
được cấp giấy chứng nhận.

Mục B-I/3
Hướng dẫn hành trình gần bờ

Các quốc gia ven biển có thể áp dụng vùng “giới hạn hành trình gần bờ” thông qua các thu xếp
song phương hoặc đa phương. Phải báo cáo chi tiết của các thu xếp như vậy cho Tổng thư ký,
người sẽ thông báo các thu xếp này tới tất cả các Thành viên Công ước.

Mục B-I/4
Hướng dẫn về các quy trình kiểm tra * 17

Giới thiệu

1 Mục đích của các quy trình kiểm tra theo quy định I/4 là để cho các chuyên viên được chính
quyền cảng ủy quyền đảm bảo rằng thuyền viên trên tàu có đủ năng lực đảm bảo hoạt động an
toàn an ninh và không gây ô nhiễm.

2 Các quy định này, về nguyên tắc không khác biệt so với sự cần thiết kiểm tra các thiết bị và
kết cấu của tàu. Quả thực, nó đặt nền tảng cho các kiểm tra để thực hiện việc đánh giá tất cả các
hệ thống an toàn, an ninh và ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu.

Đánh giá

3 Nhằm hạn chế các đánh giá như chỉ ra ở mục A-I/4, để giảm thiểu đến mức thấp nhất tính
chủ quan mà nó là yếu tố không thể tránh khỏi, không gì tốt hơn là bằng chứng có được từ các
loại kiểm tra mang tính kiểm soát.

4 Các cơ sở rõ ràng đã đưa ra ở đoạn 1.3 của quy định I/4, thường là đủ để hướng dẫn các
thanh tra viên chú ý đến những phạm vi năng lực cụ thể cần được rà soát bằng cách tìm các kết
quả của đào tạo huấn luyện về các kỹ năng của vấn đề đã nêu. Nếu bằng chứng này không phù
hợp hoặc không có sức thuyết phục thì chuyên viên có thẩm quyền có thể hỏi để nhận xét sự thể
hiện các kỹ năng liên quan.

5 Cả khi điều tra một tai nạn** 18 như đã trình bày ở quy định I/4 hoặc với mục đích kiểm tra
thường nhật bất kể là tàu có hoạt động theo cách nào đó có thể gieo nguy hiểm cho người, tài sản
hoặc môi trường* 19 hay không, thì đó là quyết định mang tính nghề nghiệp của thanh tra viên
khi ở trên tàu.

Mục B-I/5
Hướng dẫn các quy định quốc gia

(Không có điều khoản)

17
* Chương trình mẫu của IMO tương ứng có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.
18** Xem Bộ luật các tiểu chuẩn quốc tế và khuyến nghị thực hành cho điều tra an toàn đối với tai nạn
hoặc sự cố hàng hải (Bộ luật điều tra hiểm họa)
19

365
Mục B-I/6
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện và đánh giá

Trình độ của hướng dẫn viên và đánh giá viên

1 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo rằng các hướng dẫn viên và đánh giá viên có đủ khả
năng và kinh nghiệm thích hợp cho các loại và các mức độ về năng lực đào tạo và đánh giá
thuyền viên theo như yêu cầu của Công ước, tuân thủ các hướng dẫn trong mục này.

Đào tạo huấn luyện và đánh giá trực tiếp

2 Bất cứ những ai trên tàu hoặc trên bờ, đang thực thi việc đào tạo huấn luyện trực tiếp cho
thuyền viên để có đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận theo Công ước, phải tiếp nhận được chỉ dẫn
thích hợp về kỹ thuật hướng dẫn*.

3 Bất cứ những ai chịu trách nhiệm giám sát việc đào tạo huấn luyện trực tiếp cho thuyền
viên để có đủ tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận theo Công ước, phải có kiến thức thích hợp về kỹ
thuật hướng dẫn và của phương pháp đào tạo huấn luyện và thực hành.

4 Bất cứ những ai, trên tàu hay trên bờ, đang thực thi việc đánh giá trực tiếp năng lực cho
thuyền viên để có đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận theo Công ước phải:

.1 tiếp nhận hướng dẫn thích hợp về phương pháp đánh giá và thực hành;

.2 nâng cao kinh nghiệm đánh giá thực hành dưới sự giám sát và được thỏa mãn bởi một
đánh giá viên có kinh nghiệm.

5 Bất cứ những ai chịu trách nhiệm giám sát việc đào tạo huấn luyện trực tiếp cho thuyền
viên để có đủ tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận theo Công ước, phải có hiểu biết đầy đủ về hệ
thống đánh giá, phương pháp và thực hành đánh giá.

Về áp dụng việc học từ xa và học trực tuyến

6 Các Thành viên Công ước có thể cho phép đào tạo huấn luyện thuyền viên bằng phương
pháp học từ xa và học trực tuyến phù hợp với các tiêu chuẩn đào tạo và đánh giá tại mục A-I/6
và theo hướng dẫn dưới đây.

Hướng dẫn về học từ xa và học trực tuyến

7 Mỗi Thành viên Công ước cần đảm bảo rằng bất kì chương trình học tập từ xa và học tập
trực tuyến nào cũng phải:

.1 được cung cấp bởi một đơn vị được Thành viên Công ước phê duyệt;

.2 phù hợp với các chủ đề được chọn lựa và yêu cầu đào tạo để đáp ứng theo mức năng
lực bao trùm trong từng chủ đề;

.3 có các hướng dẫn rõ ràng, không nhầm lẫn cho các học viên để họ hiểu chương trình
hoạt động ra sao;

.4 cung cấp các chuẩn đầu ra của quá trình học tập đáp ứng tất cả các yêu cầu để cung
cấp kiến thức nền tảng và sự thành thạo đối với chủ đề;

366
.5 được xây dựng theo cách làm cho học viên nắm được một cách hệ thống những gì họ
học được thông qua tự đánh giá và hướng dẫn viên chỉ định; và

.6 cung cấp sự trợ giúp bằng phụ đạo nghề nghiệp thông qua qua điện thoại, fax hay e-
mail.

8 Các công ty phải đảm bảo cung cấp cho học viên một môi trường học tập an toàn và thời
gian học tập đầy đủ.

9 Khi mở chương trình học tập trực tuyến, phải sử dụng các định dạng thông tin tổng quát
như XML (Extensible Markup Language), đó là phương pháp linh hoạt để chia sẻ cả về định dạng
và dữ liệu trên mạng Internet, mạng chuyên dụng ...

10 Hệ thống đào tạo trực tuyến phải được bảo vệ, tránh sự can thiệp và tấn công từ bên ngoài.

Hướng dẫn đánh giá tiến bộ và thành tích của


học viên thông qua đào tạo từ xa và trực tuyến

11 Các Thành viên Công ước đảm bảo đưa ra các quy trình đánh giá được phê duyệt cho tất cả
các đề cương chương trình đào tạo từ xa và đào tạo trực tuyến, bao gồm:

.1 thông tin rõ ràng cho các học viên cách tiến hành các cuộc kiểm tra và thi sát hạch và
trao đổi với họ làm thế nào để đạt kết quả;

.2 các câu hỏi kiểm tra phải toàn diện, đánh giá đầy đủ năng lực học viên và tương ứng
với yêu cầu thi sát hạch;

.3 các quy trình đảm bảo cập nhật các câu hỏi thi sát hạch;

.4 các điều kiện của nơi tiến hành thi sát hạch và các quy trình thực hiện giám sát;

.5 triển khai các quy trình cho hệ thống thi sát hạch để ngăn chặn gian lận;

.6 triển khai các quy trình có hiệu lực lưu giữ kết quả để Thành viên Công ước sử dụng.

Đăng kí các đơn vị đào tạo, các đề cương chương trình và các khóa đào tạo

12 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo duy trì sổ đăng kí hoặc các sổ đăng ký các đơn vị
cung ứng đào tạo huấn luyện, các khóa đào tạo và đề cương chương trình đào tạo, và sẵn sàng
cung cấp cho các công ty và các Thành viên Công ước khác khi có yêu cầu.

Mục B-I/7
Hướng dẫn về trao đổi thông tin

Báo cáo về khó khăn gặp phải

1 Khuyến khích các Thành viên Công ước, khi trao đổi các thông tin tuân theo điều IV và quy
định I/7 của Công ước, phải bao gồm một danh mục để xác định vị trí của các thông tin cần thiết
như sau:

367
Danh mục các tài liệu phải đệ trình tuân theo
điều IV và quy định I/7 của Công ước STCW

Điều IV của Công ước STCW Vị trí

1 Nội dung các luật, nghị định, yêu cầu, quy định và văn kiện
(điều IV(1)(a))

2 Các chi tiết của các khóa học


(điều IV(1)(b))

3 Thi sát hạch quốc gia và các yêu cầu khác


(điều IV(1)(b))

4 Các mẫu giấy chứng nhận


(điều IV(1)(c))

Phần 1 của mục A-I/7 của Bộ luật STCW Vị trí

5 Giải thích tổ chức của chính phủ


( đoạn 2.1 của mục A-I/7)

6 Giải thích các biện pháp pháp lý và hành chính


(đoạn 2.2 của mục A-I/7)

7 Trình bày các chính sách giáo dục, đào tạo, thi sát hạch, đánh giá và chứng nhận
(đoạn 2.3 của mục A-I/7)

8 Tóm tắt các khóa học, đề cương chương trình đào tạo huấn luyện, thi sát hạch và đánh giá
theo giấy chứng nhận
(đoạn 2.4 của mục A-I/7)

9 Khái quát các quy trình, điều kiện cho việc ủy quyền, giao phó và phê chuẩn
(đoạn 2.5 của mục A-I/7)

10 Danh sách các ủy quyền, giao phó và phê chuẩn được công nhận
(đoạn 2.5 của mục A-I/7, mục 2.5)

11 Tóm tắt các quy trình về miễn trừ


(đoạn 2.6 của mục A-I/7)

12 So sánh được thực hiện theo quy định I/11


(đoạn 2.7 của mục A-I/7)

13 Khái quát về đào tạo ôn luyện và nâng cao


(đoạn 2.7 của mục A-I/7)

Phần 2, đoạn 3 của mục A-I/7 của Bộ luật STCW Vị trí

14 Mô tả cách sắp xếp tương đương được thông qua theo mục IX
(đoạn 3.1 của mục A-I/7)

368
15 Tóm tắt các giải pháp áp dụng để phù hơp với quy định I/10
(đoạn 3.2 của mục A-I/7)

16 Bản sao mẫu của văn bản định biên an toàn cho các tàu sử dụng thuyền viên sở hữu các giấy
chứng nhận thay thế theo quy định VII/1
(đoạn 3.3 của mục A-I/7)

Phần 2, khoản 4 của mục A-I/7 của Bộ luật STCW Vị trí

17 Báo cáo kết quả của các đánh giá độc lập được thực hiện theo quy định I/8, bao gồm:

.1 Ý kiến tham khảo của của những người đánh giá đối với các đánh giá độc lập

.2 Khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của những người đánh giá

.3 Ngày tháng và phạm vi đánh giá

.4 Các không-phù-hợp được phát hiện

.5 Các biện pháp khắc phục được khuyến nghị

.6 Các biện pháp khắc phục được thực hiện

.7 Danh sách các viện, trung tâm đào tạo được đánh giá độc lập

Phần 2, đoạn 6 của mục A-I/7 của Bộ luật STCW Vị trí

18 Giải thích các biện pháp pháp lý và hành chính


(đoạn 6.1 của mục A-I/7)

19 Trình bày các chính sách giáo dục, đào tạo, thi sát hạch, đánh giá và chứng nhận
(đoạn 6.2 của mục A-I/7)

20 Tóm tắt các khóa học, đề cương chương trình đào tạo, thi sát hạch, đánh giá theo giấy
chứng nhận
(đoạn 6.3 của điều A-I/7)

21 Khái quát về đào tạo ôn luyện và nâng cao


(đoạn 6.4 của mục A-I/7)

22 So sánh được thực hiện theo quy định I/11


(đoạn 6.5 của mục A-I/7)

2 Yêu cầu các Thành viên Công ước đưa vào trong báo cáo theo quy định I/7, một dẫn chứng
về bất kỳ hướng dẫn liên quan nào được đưa ra trong phần B của Bộ luật mà không có khả năng
thực tế để tuân thủ.

Mục B-I/8

Hướng dẫn về tiêu chuẩn chất lượng

369
1 Khi áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo các đoạn của quy định I/8 và mục A-I/8 để quản lý
hệ thống chứng nhận của mình, các Thành viên Công ước phải tham khảo các mô hình quốc gia
hoặc quốc tế hiện tại và kết hợp các yếu tố then chốt sau đây:

.1 minh họa chính sách về chất lượng và những biện pháp để thực thi chính sách chất
lượng đó;

.2 một hệ thống chất lượng kết hợp với cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, các quy trình, diễn
tiến và các nguồn lực cần thiết để quản lý chất lượng;

.3 kỹ thuật vận hành và các hoạt động để đảm bảo quản lý chất lượng;

.4 bố trí việc giám sát có hệ thống bao gồm các đánh giá nội bộ sự đảm bảo chất lượng
để chắc chắn đảm bảo các mục tiêu đã xác định;

.5 sắp xếp việc đánh giá chất lượng nội bộ định kỳ được mô tả ở các phần tiếp theo.

2 Để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng như vậy cho việc quản lý hệ thống chứng nhận quốc gia,
các Chính quyền hành chính phải cố gắng đảm bảo rằng cách sắp xếp được chấp nhận phải:

.1 đủ linh hoạt để làm cho hệ thống chứng nhận đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi của
ngành, và rằng chúng tạo thuận lợi và khuyến khích ứng dụng các công nghệ mới;

.2 nhằm vào tất cả các vấn đề quản lý có ảnh hưởng đến các quy định khác nhau của Công
ước, đặc biệt các quy định từ I/2 đến I/15 và các quy định khác giúp cho Chính quyền
hành chính cấp giấy chứng nhận hành nghề và miễn trừ, thu hồi, hủy bỏ và đình chỉ
giấy chứng nhận;

.3 hoàn thiện chức trách của Chính quyền hành chính đối với việc phê duyệt chương
trình đào tạo huấn luyện và đánh giá ở các cấp, từ các khóa đại học và các khóa cập
nhật để lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đến các khóa đào tạo nghề nghiệp
ngắn hạn;

.4 kết hợp bố trí cho việc xem xét nội bộ sự bảo đảm chất lượng theo như đoạn 1.4 ở trên,
bao gồm việc tự nghiên cứu toàn diện các quy trình quản trị, ở tất cả các cấp, để lượng
định các thành tựu đạt được của các mục tiêu đã xác định nhằm cung cấp cơ sở cho
việc đánh giá độc lập từ bên ngoài theo yêu cầu của đoạn 3, mục A-I/8,

Mô hình tiêu chuẩn chất lượng đối với đánh giá kiến thức, hiểu biết, kỹ năng và năng lực

3 Mô hình tiêu chuẩn chất lượng cho đánh giá kiến thức, hiểu biết, kỹ năng và năng lực phải
kết hợp với các khuyến nghị của mục này trong khuôn khổ tổng quát về:

.1 kế hoạch quốc gia về các khóa chính thức của giáo dục đào tạo hoặc các tiêu chuẩn chất
lượng

.2 mẫu tiêu chuẩn chất lượng thay thế được Tổ chức chấp nhận.

4 Mô hình tiêu chuẩn chất lượng trên cần bao gồm :

370
.1 chính sách về chất lượng, bao gồm sự cam kết của thể chế hoặc đơn vị đào tạo về thành
quả mong đợi của các mục đích và mục tiêu đã đưa ra và để công nhận kết quả bởi các
cơ quan ủy thác hoặc quản lý tiêu chuẩn chất lượng phù hợp;

.2 các chức năng quản lý chất lượng để xác định và thực thi chính sách chất lượng, liên
quan đến các khía cạnh của việc triển khai làm tác động đến chất lượng của công việc
được đưa ra, bao gồm các quy định để xác định tiến trình trong một khóa học hoặc một
chương trình.

.3 hệ thống chất lượng phải bao trùm, nơi tương ứng, các cơ cấu tổ chức học thuật và
quản trị, các quy trình, tiến trình và bao trùm các nguồn lực về tất cả nhân viên và thiết
bị;

.4 các chức năng quản lý chất lượng phải được áp dụng ở tất cả các cấp trong các hoạt
động giảng dạy, đào tạo, sát hạch, đánh giá, và trong công tác tổ chức và thực thi để
đảm bảo chúng phù hợp với mục đích và thành quả của các mục tiêu đã xác định.

.5 tiến trình và việc xem xét bảo đảm chất lượng nội bộ để giám sát mức độ các mục tiêu
của chương trình đặt ra mà các thể chế hoặc đơn vị đạt được, và giám sát một cách
hiệu quả các quy trình kiểm soát chất lượng áp dụng.

.6 bố trí đánh giá chất lượng theo định kỳ của bên ngoài theo yêu cầu của đoạn 2, quy
định I/8, được trình bày trong các đoạn tiếp theo, từ đó, kết quả của các xem xét việc
bảo đảm của chất lượng tạo thành nền tảng cơ bản và điểm khởi đầu.

5 Khi thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho các chương trình giáo dục đào tạo và đánh giá, các
tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các chương trình này cần xem xét các điều sau đây:

.1 Ở những quy định nào có nói tới các khóa học chính thức được phê duyệt hoặc các
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục được thiết lập thì các quy định đó phải được áp dụng
cho các khóa học kết hợp các yêu cầu kiến thức và hiểu biết của Công ước. Tiêu chuẩn
chất lượng phải được áp dụng cho cả mức trách nhiệm quản lý và mức trách nhiệm
vận hành đối với tất cả các hoạt động có xem xét nó được quản lý, tổ chức và thực hiện
và đánh giá ra sao, để đảm bảo đạt được mục đích đã xác định.

.2 Khi cân nhắc mua sắm thiết bị cho một kỹ năng cụ thể hay việc thực hiện các công việc
chỉ định là mục tiêu hàng đầu, thì tiêu chuẩn chất lượng phải cân nhắc sử dụng một
thiết bị thực hoặc một thiết bị mô phỏng cho mục đích đó, và xem xét mức độ thích
hợp về trình độ và kinh nghiệm của người đánh giá, để đảm bảo kết quả của các tiêu
chuẩn đưa ra.

.3 Việc đánh giá nội bộ về bảo đảm của chất lượng nên bao gồm việc tự nghiên cứu toàn
diện về chương trình ở tất cả các mức độ, để giám sát thành quả của các mục tiêu đã
xác định thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng. Các xem xét về bảo đảm
chất lượng phải nhằm vào các chương trình lập kế hoạch, thiết kế, trình bày và đánh
giá cũng như các hoạt động giảng dạy, học tập và trao đổi thông tin. Kết quả của các
xem xét sẽ cung cấp cơ sở cho các đánh giá độc lập theo yêu cầu của đoạn 3, mục A-I/8

371
Đánh giá độc lập

6 Mỗi lần đánh giá độc lập nên bao gồm việc kiểm tra một cách độc lập và có hệ thống của tất
cả các hoạt động chất lượng, nhưng không nên đánh giá tính hợp lệ của các mục tiêu đề ra.
Nhóm đánh giá phải:

.1 thực hiện việc đánh giá theo các quy trình lập thành văn bản

.2 đảm bảo rằng các kết quả của mỗi lần đánh giá được lập thành văn bản và lưu ý cho
những ai chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực được đánh giá;

.3 kiểm tra rằng các thiếu sót đã được khắc phục đúng hạn.

7 Mục đích của việc đánh giá là để cung cấp việc đánh giá độc lập về tính hiệu quả của việc
chuẩn bị tiêu chuẩn chất lượng ở các mức trách nhiệm. Trong trường hợp về giáo dục hoặc đào
tạo, thì phải sử dụng tổ chức học thuật chính thức được thừa nhận hoặc cơ quan tiêu chuẩn chất
lượng hoặc cơ quan đại diện Chính phủ. Đội đánh giá phải được cung cấp trước các thông tin đầy
đủ để có có cái nhìn tổng thể về công việc phải làm. Trong trường hợp một thể chế hoặc chương
trình đào tạo quy mô lớn thì phải cung cấp các hạng mục sau đây thể hiện trong các thông tin:

.1 trình bày tầm nhìn của thể chế;

.2 chi tiết về việc áp dụng các chiến lược học thuật và đào tạo.

.3 sơ đồ tổ chức và thông tin về thành phần của ủy ban và cơ quan tư vấn;

.4 thông tin về công nhân viên và sinh viên;

.5 mô tả về các phương tiện và thiết bị đào tạo;

.6 minh họa về các chính sách và các quy trình về:

.6.1 thu nhận sinh viên;

.6.2 phát triển các khóa học mới và xem xét các khóa học hiện tại;

.6.3 hệ thống thi sát hạch, bao gồm phúc tra và sát hạch lại;

.6.4 tuyển chọn, đào tạo, phát triển, đánh giá và đề bạt nhân viên;

.6.5 phản hồi từ sinh viên và ngành vận tải biển;

.6.6 tham gia của nhân viên trong nghiên cứu và phát triển.

Báo cáo

8 Trước khi đệ trình báo cáo cuối cùng, đội đánh giá phải gửi một báo cáo chưa chính thức
cho người quản lý, để tiếp nhận ý kiến nhận xét mà họ phát hiện. Sau khi nhận được ý kiến nhận
xét, đội đánh giá phải đưa ra báo cáo cuối cùng, trong đó:

.1 bao gồm các thông tin nền tảng ngắn gọn về thể chế hoặc chương đào tạo;

.2 phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác;

372
.3 nhấn mạnh điểm mạnh và yếu của thể chế;

.4 trình bày quy trình đánh giá đã thực hiện;

.5 bao gồm các yếu tố khác nhau được xác định ở đoạn 4;

.6 chỉ ra mức độ phù hợp hoặc không-phù-hợp theo các yêu cầu của Công ước và tính
hiệu qủa của các tiêu chuẩn chất lượng trong việc đảm bảo thành qủa của các mục
đích và mục tiêu được xác định;

.7 giải thích rõ ràng các lĩnh vực còn có khiếm khuyết, đưa ra các gợi ý để cải tiến và
bất kỳ ý kiến nào khác của những người đánh giá mà họ cho là có liên quan.

Mục B-I/9
Hướng dẫn các tiêu chuẩn y tế

Kiểm tra sức khỏe và chứng nhận

1 Các Thành viên Công ước, khi xây dựng sự phù hợp sức khỏe và các quy định liên quan cho
thuyền viên nên tính đến khả năng thể chất tối thiểu nêu ra trong bảng B-I/9 và hướng dẫn đưa
ra trong mục này, nên lưu ý về những nhiệm vụ khác nhau của thuyền viên.

2 Các Thành viên Công ước, khi xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe và các quy định liên quan cho
thuyền viên, phải tuân theo hướng dẫn trong ấn phẩm Hướng dẫn kiểm tra sự phù hợp sức khỏe
trước khi đi biển và định kỳ của ILO/WHO, bao gồm trong các phiên bản tiếp theo và các hướng
dẫn quốc tế thích hợp khác của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO hoặc Tổ
chức Y tế thế giới.

3 Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm tương ứng của các nhân viên y tế tiến hành kiểm tra
sức khỏe cho thuyền viên có thể bao gồm trình độ chuyên môn về sức khỏe nghề nghiệp, y tế
hàng hải, kinh nghiệm làm việc ở vị trí bác sỹ trên tàu hoặc bác sỹ làm việc ở công ty vận tải biển
hoặc bác sỹ làm việc dưới sự giám sát của một người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về
những vấn đề nói trên.

4 Các cơ sở y tế nơi tiến hành kiểm tra phù hợp sức khỏe phải có cơ sở vật chất và thiết
bị cần thiết để thực hiện kiểm tra phù hợp sức khỏe cho thuyền viên.

5 Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng các nhân viên kiểm tra y tế được công nhận
phải thể hiện tính độc lập nghề nghiêp đầy đủ trong phán xét y tế khi tiến hành theo các quy
trình kiểm tra sức khỏe.

6 Các cá nhân xin cấp giấy chứng nhận y tế phải xuất trình giấy tờ cá nhân cho nhân viên y tế
để nhận diện. Họ cũng phải hoàn lại giấy chứng nhận sức khỏe trước đó.

7 Mỗi Chính quyền hành chính có quyền tự do thay đổi hoặc từ chối các tiêu chuẩn được nêu
trong bảng B-I/9 sau đây, trên cơ sở đánh giá các nhận xét y tế và bất cứ thông tin tương ứng
nào liên quan đến sự phán xét của một cá nhân về điều kiện và khả năng được chứng minh nhằm
thực hiện một cách thỏa mãn các chức năng chỉ định trên tàu.

8 Các tiêu chuẩn phù hợp sức khỏe, càng kỹ càng tốt, phải quy định các tiêu chí khách quan về
sự phù hợp đối với công việc trên biển có cân nhắc đến sự tiếp cận các trang bị và kiến thức

373
chuyên môn về y tế trên tàu. Đặc biệt, các tiêu chí đó phải làm rõ điều kiện mà theo đó thuyền
viên gánh chịu tình trạng y tế đe dọa tính mạng tiềm ẩn, phải được kiểm soát bằng trị liệu để có
thể cho phép họ tiếp tục làm việc trên biển.

9 Các tiêu chuẩn y tế phải xác định các điều kiện y tế riêng biệt như độ mù màu sắc có thể
không cho thuyền viên nắm giữ các vị trí riêng biệt nào đó trên tàu.

10 Các tiêu chuẩn thị lực tối thiểu để làm việc của mỗi mắt với tầm nhìn xa không dụng cụ hỗ
trợ ít nhất phải là 0,1* 20

11 Những người yêu cầu được sử dụng kính hoặc kính áp tròng để thực hiện nhiệm vụ thì cần
có một cặp hoặc các cặp dự phòng trên tàu, khi cần thiết. Bất cứ yêu cầu nào về việc đeo các
dụng cụ hỗ trợ thị lực để đạt tiêu chuẩn đề ra phải được ghi trên giấy chứng nhận y tế.

12 Các kiểm tra về thị lực màu sắc phải phù hợp với Khuyến nghị quốc tế về các yêu cầu phân
biệt màu sắc cho vận tải của tổ chức Commission Internationale de l’Eclairage (CIE 143-2001,
bao gồm các phiên bản tiếp theo)

20
* Giá trị cho trong hệ thống ký hiệu thập phân Snellen

374
Bả ng B-I/9

Đánh giá mức độ tiếp nhận tối thiểu và khả năng thể lực làm việc của thuyền viên3

Công việc trên tàu, chức Khả năng thể lực liên quan Ứng viên phải thỏa mãn các
năng, vụ việc, tình huống 3 yêu cầu sau đây của nhân
viên y tế 4:
Di chuyển hàng ngày xung Duy trì thăng bằng và di chuyển Không bị rối loạn sự cân bằng ý
quanh tàu: nhanh nhẹn thức và không có tổn thương
- di chuyển trên boong hoặc bệnh tật nào gây trở ngại
Trèo lên xuống thang dựng cho việc di chuyển và các hoạt
- giữa các tầng đứng và cầu thang. động thể chất khác
- giữa các khoang Bước qua mép hầm hàng (ví dụ Đó là: không cần sự hỗ trợ5 , có
Công ước mạn khô yêu cầu mép khả năng:
hầm hàng phải cao 600 mm)
- trèo thang thẳng đứng và
Mở và đóng cửa kín nước. cầu thang
- Bước qua ngưỡng cửa cao
- Thao tác hệ thống đóng mở
Ghi chú 1 áp dụng cho dãy này
cửa ra vào
Công việc thường nhật trên Khỏe, linh hoạt và có sức chịu Không có khuyết tật hoặc điều
tàu: đựng để thao tác các thiết bị cơ kiện sức khỏe được chẩn đoán
- Sử dụng dụng cụ cầm khí: Nâng, kéo và mang vác vật bị suy giảm khả năng thực hiện
tay nặng (ví dụ, 18 kg) các nhiệm vụ thường nhật thiết
- Di chuyển kho tàng yếu về vận hành an toàn tàu.
- Công việc trên cao Với lên phía trên
- Vận hành van Đứng, đi lại và giữ tỉnh táo kéo Có khả năng:
- Đứng trực ca 4 tiếng dài trong một khoảng thời gian - làm việc bằng hai tay với
- Làm việc trong không lên cao
Làm việc trong không - đứng và đi lại trong khoảng
gian chật hẹp gian hẹp và di chuyển qua
- Ứng phó các báo động, thời gian dài
các cửa thoát hạn chế (ví - làm việc trong không gian
cảnh báo và hướng dẫn. dụ, SOLAS yêu cầu cửa tối thiểu
- Giao tiếp bằng lời hẹp
khoang hàng và cửa thoát khẩn - mắt đủ tiêu chuẩn thị lực
cấp phải có kích thước tối thiểu như trong bảng A-I/9
là 600 mm × 600 mm – quy - nghe, theo các tiêu chuẩn
định 3.6.5.1 SOLAS) của nhà chức trách đưa ra
Phân biệt bằng mắt đối tượng, hoặc xem xét các hướng
hình dạng và tín hiệu dẫn quốc tế
Nghe lời cảnh báo và hướng dẫn - thực hiện các cuộc trao đổi
Nói rõ ràng bằng lời thông thường

375
Công việc trên tàu, chức Khả năng thể lực liên quan Ứng viên phải thỏa mãn các
năng, vụ việc, tình huống 3 yêu cầu sau đây của nhân
viên y tế 4:
Các nhiệm vụ khẩn cấp6 Mặc áo phao cứu sinh hoặc bộ Không có khuyết tật hoặc điều
trên tàu đồ chống thấm kiện sức khỏe được chẩn đoán
- Thoát hiểm bị suy giảm khả năng thực hiện
- Chữa cháy Thoát khỏi không gian đầy khói các nhiệm vụ thiết yếu trong
- Sơ tán Tham gia nhiệm vụ chống cháy, tình huống khẩn cấp trong vận
bao gồm sử dụng thiết bị thở hành an toàn tàu.

Tham gia quy trình sơ tán trên Có khả năng:


tàu - Mặc và sử dụng áo phao
cứu sinh và bộ đồ chống
thấm
- thả nổi
- cảm giác về sự khác biệt
nhiệt độ
- tác nghiệp các thiết
bị chữa cháy
- mang thiết bị thở (trong
Ghi chú 2 áp dụng cho dãy này đó yêu cầu như là một
phần của nhiệm vụ)

Ghi chú:

1 Dãy 1 và dãy 2 của bảng ở trên mô tả (a) công việc, chức năng, vụ việc và tình huống bình thường
trên tàu, (b) khả năng thể lực tương ứng cần thiết cho an toàn của thuyền viên, thành viên khác
và con tàu, và (c) các tiêu chí ở mức cao sử dụng cho các nhân viên y tế đánh giá sự phù hợp sức
khỏe, nên lưu ý đến các nhiệm vụ khác nhau của thuyền viên và tính chất của các công việc trên tàu
mà họ đang làm việc.

2 Dãy 3 của bảng ở trên mô tả (a) công việc, chức năng, vụ việc và tình huống bình thường trên
tàu, (b) khả năng thể lực tương ứng cần thiết cho an toàn của thuyền viên, thành viên khác và con
tàu, và (c) các tiêu chí ở mức cao sử dụng cho các nhân viên y tế đánh giá sự phù hợp sức khỏe, nên
lưu ý đến các nhiệm vụ khác nhau của thuyền viên và tính chất của các công việc trên tàu mà họ
đang làm việc.

3 Bảng này không có ý định để giải quyết tất cả các tình huống khả dĩ trên tàu hay các điều kiện thiếu
thốn về y tế tiềm ẩn. Các Thành viên Công ước phải chỉ rõ ràng khả năng thể lực cho thuyền
viên (chẳng hạn như "sỹ quan boong" và " thuyền viên trợ giúp"). Cần xem xét đầy đủ các hoàn cảnh
đặc biệt của các cá nhân hoặc đối với những người có nhiệm vụ đặc biệt hoặc hạn chế

4 Nếu nghi ngờ, các nhân viên y tế cần xác định bằng định lượng mức độ hoặc sự nghiêm trọng của
bất kỳ thương tổn nào liên quan, bằng các xét nghiệm khách quan, ở những nơi có điều kiện, hoặc
hẹn ứng viên tiếp tục kiểm tra.

5 Thuật ngữ "hỗ trợ" có nghĩa là việc sử dụng người khác để thực hiện nhiệm vụ.

6 Thuật ngữ "nhiệm vụ khẩn cấp" được sử dụng để miêu tả các tình huống khẩn cấp như sơ tán khỏi
tàu, cứu hỏa cũng như các quy trình mà mỗi thuyền viên phải tuân thủ để đảm bảo mạng sống.

376
Mục B-I/10
Hướng dẫn về công nhận giấy chứng nhận

1 Đào tạo huấn luyện được thực hiện theo Công ước STCW mà không dẫn đến việc cấp giấy
chứng nhận khả năng chuyên môn, và theo đó Ủy ban an toàn hàng hải nhận thấy thông tin mà
Thành viên Công ước cung cấp về đào tạo huấn luyện như vậy đã phát huy hiệu lực đầy đủ và
hoàn chỉnh Công ước theo đoạn 2, quy định I/7, thì có thể được chấp nhận bởi Thành viên Công
ước khác như là đã đáp ứng các yêu cầu đào tạo huấn luyện tương ứng theo Công ước.

2 Chính quyền hành chính được liên hệ phải cấp hồ sơ chứng cứ đã nêu trong đoạn 5 , quy định
I/10, cho phép Cơ quan kiểm tra Nhà nước có cảng chấp nhận hồ sơ chứng cứ thay thế cho xác
nhận giấy chứng nhận được cấp bởi Thành viên Công ước khác, trong thời hạn 3 tháng từ ngày
cấp phát, và cung cấp thông tin thống kê kê dưới đây:

.1 họ tên thuyền viên


.2 ngày sinh
.3 Số hiệu giấy chứng nhận năng lực chuyên môn nguyên gốc
.4 khả năng
.5 hạn chế
.6 chi tiết liên hệ của Chính quyền hành chính
.7 Ngày phát hành và ngày hết hạn.

3 Hố sơ chứng cứ phải sẵn sàng bằng phương pháp điện tử.

Mục B-I/11
Hướng dẫn về việc gia hạn giấy chứng nhận

1 Các khóa học theo yêu cầu của quy định I/11 phải bao gồm các thay đổi tương ứng trong
luật pháp hàng hải, công nghệ và khuyến nghị liên quan đến an toàn con người trên biển, an
ninh và bảo vệ môi trường biển

2 Một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện dưới dạng thi sát hạch viết hoặc vấn đáp, sử dụng
một thiết bị mô phỏng hoặc phương pháp thích hợp khác.

3 Thời gian đi biển đươc xác nhận nêu trong đoạn 1, mục AI/11, có thể được áp dụng với cấp
sỹ quan bậc thấp hơn so với quy định trong giấy chứng nhận.

4 Nếu áp dụng việc gia hạn giấy chứng nhận đề cập trong đoạn 1 của điều I/11 được thực
hiện trong vòng 6 tháng trước khi hết hạn, thì giấy chứng nhận đó có thể được gia hạn đến lần
kỷ niệm thứ 5 ngày hết hiệu lực, hoặc kéo dài hiệu lực của giấy chứng nhận.

Mục B-I/12
Hướng dẫn sử dụng các thiết bị mô phỏng

1 Khi sử dụng các thiết bị mô phỏng để đào tạo hoặc đánh giá năng lực, cần xem xét các
hướng dẫn sau đây khi dẫn dắt bất cứ khóa đào tạo và đánh giá nào.

377
Đào tạo huấn luyện và đánh giá trong quan sát rađa và đồ giải *

2 Đào tạo và đánh giá trong quan sát rađa và đồ giải nên :

.1 Sử dụng thiết bị mô phỏng rađa;

.2 Phù hợp với các tiêu chuẩn rađa nhưng không thấp hơn những gì nêu ra từ đoạn 3
đến đoạn 17 dưới đây.

3 Việc thao diễn và thực hành quan sát rađa phải được thực hiện, ở nơi tương ứng, trên các
thiết bị rađa hàng hải sống bao gồm sử dụng thiết bị mô phỏng. Các bài tập đồ giải phải được
thực hiện tốt nhất theo thời gian thực, nhằm giúp nâng cao ý thức của học viên về nguy cơ của
việc sử dụng không thỏa đáng các dữ liệu rađa và cải tiến kỹ thuật đồ giải của họ để đồ giải rađa
thích ứng với sự cần thiết cho thực hành điều động tránh đâm va an toàn trong điều kiện thực
tế chạy biển.

Tổ ng quan

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật và độ chính xác

4 Đạt được kiến thức cơ bản về nguyên lý của rađa cùng với kiến thức thực hành hoàn chỉnh:

.1 đo hướng ngắm và khoảng cách, các đặc tính của thiết bị rađa quyết định chất lượng
của màn hình rađa , anten, sơ đồ cực, hiệu ứng của năng lượng bức xạ trên các hướng
bên ngoài cánh sóng chính. Các mô tả phi kỹ thuật bao gồm sự biến đổi các đặc trưng
gặp phải trong các loại thiết bị rađa khác nhau, các yếu tố của bộ giám sát tính năng và
thiết bị ảnh hưởng đến tầm xa thám sát cực đại và cực tiểu và độ chính xác của thông
tin.

.2 các tính năng kỹ thuật, quy cách của rađa hàng hải hiện nay được Tổ chức** phê
duyệt;

.3 ảnh hưởng của việc bố trí anten rađa, cánh quạt râm, và cung suy giảm độ nhạy, sóng
dội giả, và ảnh hưởng của chiều cao anten đối với tầm xa phát hiện và của việc lắp đặt
các khối rađa và phụ tùng dự trữ gần các la bàn từ, bao gồm các khoảng cách an toàn
từ tính; và

.4 nguy cơ bức xạ và các dự phòng an toàn phải áp dụng ở vùng gần anten và đầu mở
ống dẫn sóng.

Phát hiện mất hiển thị thông tin bao gồm tín hiệu giả và các phản xạ từ biển

5 Kiến thức về sự hạn chế phát hiện mục tiêu rất thiết yếu, nó giúp cho người quan sát rađa
dự đoán các nguy hiểm do không phát được mục tiêu. Cần nhấn mạnh các yếu tố sau đây:

.1 tiêu chuẩn tính năng kỹ thuất của thiết bị;

.2 các điều chỉnh độ sáng, độ khuếch đại và bộ xử lý thị tần;


*
Các chương trình mẫu IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.
** Xem các tiêu chuẩn tính năng thích hợp/ tướng ứng của Tổ chức.

378
.3 chân trời của ra-da;

.4 kích thước, hình dạng, phía, và thành phần của mục tiêu;

.5 hiệu ứng chuyển động của tàu trên biển;

.6 điều kiện truyền lan của sóng;

.7 điều kiện khí tượng, nhiễu biển và nhiễu mưa;

.8 điều chỉnh chống nhiễu;

.9 hình quạt râm

.10 giao thoa giữa các rađa.

6 Kiến thức đẩy đủ về các yếu tố dẫn tới việc giải thích sai lầm hình ảnh bao gồm sóng dội
giả, các khối trụ gần, các kiến trúc lớn, các ảnh hưởng từ các đường dây điện bắt qua sông, qua
eo biển, sóng dội lần hai hoặc hơn từ mục tiêu xa trên tia quét.

7 Kiến thức đầy đủ về các dụng cụ phụ trợ bao gồm beacon rađa; thám sát và nhận dạng mục
tiêu lục địa; hiệu ứng của đặc trưng địa hình học; hiệu ứng độ dài xung và độ rộng chùm tia sóng;
mục tiêu nổi bật-rađa và không-nổi bật-rađa; các yếu tố ảnh hưởng cường độ phản hồi của mục
tiêu.

Thực hành

Chỉnh định và duy trì hiển thị hình ảnh

8 Kiến thức về :

.1 Các phương thức hiển thị rađa khác nhau, chuyển động tương đối định hướng mũi tàu
không ổn định; dịnh hướng mũi tàu, chuyển đông tương đối ổn định theo hướng đi và
hướng bắc và chuyển động thật;

.2 ảnh hưởng của sai số lên độ chính xác của thông tin hiển thị, ảnh hưởng của sai số
phát hướng của la bàn lên màn hình ổn định và chuyển động thật; ảnh hướng của sai
số phát của tốc độ kế lên màn hình chuyển động thật; và ảnh hưởng của sự thiếu
chính xác của tốc độ cài đặt bằng tay lên màn hình chuyển động thật;

.3 các phương pháp phát hiện sự thiếu chính xác của tốc độ cài đặt lên các điều chỉnh
của chuyển động thật; ảnh hưởng của nhiễu máy thu làm hạn chế khả năng hiển thị
các sóng dội yếu, ảnh hưởng của sự bảo hòa của nhiễu máy thu, v.v…; cách điều chỉnh
các nút điều khiển hoạt động; tiêu chí chỉ báo của các điểm điều chỉnh tối ưu; tầm
quan trọng của thứ tự điều chỉnh thích hợp; ảnh hưởng của mất chỉnh định; phát hiện
mất chỉnh định và cách khắc phục của:

.3.1 các điều chỉnh tác động đến tầm xa phát hiện;

.3.2 các điều chỉnh ảnh hưởng đến độ chính xác;

.4 nguy hiểm của việc sử dụng thiết bị rađa với các điều khiển mất chỉnh định;

379
.5 sự cần thiết thường xuyên kiểm tra tính năng, và mối quan hệ giữa chỉ báo tính năng
và tính năng tầm xa của thiết bị rađa.

Khoảng cách và hướng ngắm

9 Kiến thức về:

.1 phương pháp đo khoảng cách, dấu khoảng cách cố định và dấu khoảng cách biến đổi;

.2 độ chính xác của từng phương pháp và độ chính xác tương đối của các phương pháp
khác nhau;

.3 dữ liệu khoảng cách hiển thị như thế nào, khoảng cách thể hiện theo các giáng cách
bằng nhau, thiết bị chỉ thị kỹ thuật số, thang chia độ;

.4 phương pháp đo hướng ngắm, tay quay trên đĩa trong suốt đặt trên màn hình, tay
quay chỉnh hướng ngắm điện tử và các phương pháp khác;

.5 độ chính xác hướng ngắm và sự thiếu chính xác do quang sai, đánh dấu mũi tàu sai,
chỉnh tâm không chuẩn;

.6 dữ liệu hướng ngắm hiển thị ra sao, thang chia độ và chỉ báo kỹ thuật số;

.7 sự cần thiết thường xuyên kiểm tra độ chính xác khoảng cách và hướng ngắm, các
phương pháp kiểm tra sự không chính xác và cách khắc phục, sai số cho phép.

Kỹ thuậ t đồ giả i và khái niệ m chuyể n độ ng tương đố i

10 Hướng dẫn thực hành kỹ thuật đồ giải bằng tay bao gồm việc sử dụng bộ đồ giải phản xạ với
mục đích để hiểu biết đầy đủ về chuyển động tương quan giữa tàu chủ và tàu khác, bao gồm hiệu
ứng khi điều động tránh đâm va. Ở giai đoạn đầu của nội dung đào tạo huấn luyện này, phải thiết
kế các bài tập đồ giải đơn giản để xác lập nhận thức rõ ràng về khái niệm hình học đồ giải và
chuyển động tương đối. Mức độ phức tạp của các bài tập sẽ tăng dần qua quá trình đào tạo cho
đến khi học viên nắm được tất cả các khía cạnh của chủ đề. Năng lực sẽ được nâng cao bằng cách
ra cho học viên các bài tập thời gian thực sử dụng thiết bị mô phỏng hoặc sử dụng các phương
pháp hiệu quả khác.

Nhận dạng các sóng dội thiết yếu

11 Hiểu biết đầy đủ về :

.1 xác định vị trí bằng rađa từ các mục tiêu lục địa và các dấu hiệu trên biển;

.2 Độ chính xác của vị trí xác định bằng khoảng cách và hướng ngắm;

.3 tầm quan trọng của việc kiểm tra chéo độ chính xác vị trí bằng rađa nhờ các thiết bị
trợ giúp hàng hải khác;

.4 giá trị của việc ghi chép thường xuyên và định kỳ khoảng cách và hướng ngắm khi sử
dụng rađa để tránh đâm va.

380
Hướng đi và tốc độ của các tàu khác

12 HIểu biết đầy đủ về :

.1 các phương pháp khác nhau để xác định hướng đi và tốc độ của các tàu khác từ các
hướng ngắm và khoảng cách ghi nhận, bao gồm:

.1.1 đồ giải tương đối không ổn định;

.1.2 đồ giải tương đối ổn định;

.1.3 đồ giải thực; và

.2 mối quan hệ giữa quan sát bằng mắt thường và quan sát bằng rađa, bao gồm các chi
tiết và độ chính xác của hướng đi và tốc độ dự đoán của các tàu khác, phát hiện sự
thay đổi chuyên động của các tàu khác.

Thời gian và khoảng cách tiếp cận gần nhất khi các tàu đi cắt hướng, đối hướng và vượt

13 Hiểu biết đầy đủ về :

.1 sử dụng các số liệu thu được để có:

.1.1 số đo khoảng cách và hướng ngắm của điểm tiếp cận gần nhất ;

.1.2 thời lượng tới điểm tiếp cận gần nhất

.2 tầm quan trọng của quan sát thường xuyên, theo chu kỳ

Phát hiện sự thay đổi hướng đi và tốc độ của tàu khác

14 Hiểu biết đầy đủ về :

.1 hiệu ứng của việc thay đổi hướng đi hoặc/và tốc độ của các tàu khác lên các vết đi qua
màn hình;

.2 thời gian trễ giữa việc thay đổi hướng đi hoặc tốc độ và phát hiện ra sự thay đổi đó; và

.3 nguy cơ của những thay đổi nhỏ, lắc nhắc khi so sánh với những thay đổi rõ rệt của
hướng đi hoặc tốc độ trong mối quan hệ với nhịp độ và độ chính xác của phát hiện.

Hiệu ứng của sự thay đổi hướng đi hoặc tốc độ của tàu chủ hoặc cả hai

15 Hiểu biết đầy đủ về sự hiển thị của chuyển động tương đối trên màn hình của chuyển động
của tàu chủ, và hiệu ứng đối với chuyển động của các tàu khác, các lợi ích của việc ổn định theo
hướng la bàn của màn hình hiển thị tương đối.

16 Về màn hình hiển thị chuyển động thật, phải có sự hiểu biết đầy đủ về

.1 ảnh hưởng do sự thiếu chính xác của:

381
.1.1 cài đặt tốc độ và hướng đi;

.1.2 dữ liệu ổn định theo la bàn điều khiển màn hình chuyển động tương đối ổn
định;

.2 hiệu ứng của thay đổi hướng đi hoặc tốc độ hay cả hai của tàu chủ lên vết di chuyển
của tàu khác trên màn hình; và

.3 mối quan hệ giữa tốc độ và tần suất quan sát.

Áp dụng quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển năm 1972

17 Hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ giữa Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển
năm 1972, đã sửa đổi, và việc sử dụng rađa, bao gồm:

.1 hành động tránh đâm va, nguy hiểm do việc giả định dựa vào thông tin không thích
hợp và nguy cơ do những thay đổi nhỏ, lắc nhắc về hướng đi và tốc độ;

.2 lợi ích của tốc độ an toàn khi sử dụng rađa để tránh đâm va;

.3 mối quan hệ giữa tốc độ và khoảng cách và thời lượng đến tiếp cận nhất với các đặc
tính điều động của các loại tàu khác nhau;

.4 tầm quan trọng của việc quy định rõ ràng các báo cáo quan sát rađa và các quy trình
báo cáo rađa;

.5 Sử dụng rađa trong thời tiết tốt để nâng cao khả năng sử dụng và hiểu biết hạn chế
của rađa, so sánh quan sát bằng rađa và mắt thường để nhận được độ chính xác tương
quan của thông tin;

.6 sự cần thiết sử dụng rađa sớm trong thời tiết tốt vào ban đêm và khi có biểu hiện tầm
nhìn xa bị suy giảm;

.7 so sánh hình ảnh hiển thị trên rađa với hình ảnh trên hải đồ;

.8 so sánh hiệu ứng khác nhau giữa các thang tầm xa.

Đào tạo huấn luyện và đánh giá trong sử dụng thiết bị đồ giải rađa tự động ARPA

18 Đào tạo huấn luyện và đánh giá việc sử dụng khai thác thiết bị đồ giải rađa tự động phải:

.1 yêu cầu việc đào tạo về quan sát và đồ giải rađa được thực hiện trước hoặc kết hợp
với đào tạo nêu ra ở các đoạn 19 đến 35 dưới đây*;

.2 kết hợp sử dụng các thiết bị mô phỏng ARPA;

.3 tuân thủ các tiêu chuẩn không thấp hơn các tiêu chuẩn được đưa trong các đoạn từ 19
đến 35 dưới đây.

*
Chương trình mẫu của IMO và nghị quyết MSC.64(67), đã sửa đổi, có thể hỗ trợ để chuẩn bị khóa học.

382
19 Khi đào tạo ARPA được đặt ra như là một phần của đào tạo tổng quát theo Công ước 1978
STCW , thuyền trưởng, đại phó và sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải hiểu biết các yếu tố
liên quan đến việc ra quyết định dựa trên thông tin do ARPA cung cấp và kết hợp với việc nhập
dữ liệu hàng hải khác, có nhận thức tương tự về phương diện hoạt động và sai số hệ thống của
các hệ thống hàng hải điện tử hiện đại. Các chương trình đào tạo này phải được nâng cao dần về
mức độ, tương xứng với trách nhiệm của các cá nhân và giấy chứng nhận được cấp bởi các
Thành viên Công ước theo Công ước 1978 STCW.

Lý thuyế t và hiể n thị

Rủi ro có thể xảy ra khi cả tin vào ARPA

20 Nhận thức rằng ARPA cũng chỉ là một thiết bị hỗ trợ hàng hải và:

.1 các hạn chế của ARPA, bao gồm các hạn chế của bộ cảm biến, tạo ra sự cả tin nguy
hiểm vào ARPA, đặc biệt trong việc duy trì cảnh giới;

.2 cần thiết phải tuân thủ mọi lúc Các nguyên tắc phải tuân theo để duy trì một ca trực
hàng hải và Hướng dẫn duy trì một ca trực hàng hải.

Các kiểu cơ bản của hệ thống APRA và các đặc tính hiển thị của chúng

21 Kiến thức về các kiểu cơ bản của hệ thống APRA đang sử dụng; các đặc tính hiển thị của
chúng; và về phương thức ổn định-đáy và ổn định-biển, và phương thức hiển thị hướng bắc
thật, hướng đi hoặc hướng mũi.

Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật của IMO đối với ARPA

22 Nhận thức các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật của IMO đối với ARPA, đặc biệt các tiêu chuẩn
liên quan đến độ chính xác.*

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật và độ chính xác của hệ thống

23 Kiến thức về các tham số tính năng kỹ thuật đầu vào của các bộ cảm biến ARPA – nhập từ
rađa, la bàn, tốc độ kế và ảnh hưởng do lỗi của các bộ cảm biến đối với độ chính xác của các dữ
liệu ARPA.

24 Kiến thức về:

.1 ảnh hưởng của các hạn chế về sự phân giải theo khoảng cách và hướng ngắm rađa và
độ chính xác, và hạn chế của độ chính xác đầu vào của la bàn và tốc độ đến độ chính
xác của ARPA;

.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác véc-tơ.

Khả năng truy vết và hạn chế

25 Kiến thức về:

* Xem tiêu chuẩn thích hợp/tương ứng được IMO phê duyệt

383
.1 tiêu chí lựa chọn mục tiêu bằng tuyển tự động;

.2 các yếu tố giúp lựa chọn chính xác mục tiêu cho tuyển bằng tay

.3 ảnh hưởng của truy vết của mục tiêu “mất” và mục tiêu thất thường

.4 trường hợp gây “tráo mục tiêu” và ảnh hưởng của nó đến dữ liệu được hiển thị

Xử lý độ trễ

26 Kiến thức về độ trễ cố hữu trên màn hình xử lý thông tin ARPA, đặc biệt khi tuyển hoặc
tuyển lại mục tiêu hoặc khi truy vết mục tiêu đang điều động.

Cảnh báo hoạt động, lợi ích và hạn chế của nó

27 Nhận thức về sử dụng, lợi ích và hạn chế của các cảnh báo hoạt động của ARPA và các cài
đặt chính xác của chúng, nơi tương ứng, để tránh can nhiễu giả.

Phép thử hoạt động của hệ thống

28 KIến thức về:

.1 các phương pháp thử đối với trục trặc của hệ thống ARPA bao gồm phép tự thử chức
năng;

.2 biện pháp dự phòng cần áp dụng sau khi xảy ra trục trặc.

Tuyển mục tiêu bằng tay và tự động, các hạn chế riêng mỗi cách

29 Kiến thức về sự hạn chế của cả hai cách tuyển mục tiêu trong kịch bản đa-mục tiêu và hiệu
ứng của việc tuyển đối với can nhiễu giả mục tiêu, tráo mục tiêu.

Vectơ thật, vectơ tương đối và hiển thị đồ họa điển hình của thông tin mục tiêu và các
vùng nguy hiểm

30 Kiến thức đầy đủ về vectơ thật và vectơ tương đối; nguồn dẫn của hướng đi thật và tốc độ
thật của mục tiêu, bao gồm:

.1 đánh giá nguy cơ, nguồn dẫn của điểm tiếp cận gần nhất theo dự tính và thời lượng
đến điểm tiếp cận gần nhất dự tính từ phép ngoại suy vectơ trước, sử dụng hiển thị
đồ họa của khu vực nguy hiểm;

.2 hiệu ứng của việc thay đổi hướng đi và/hoặc tốc độ của tàu chủ và/hoặc mục tiêu của
điểm tiếp cận gần nhất theo dự tính và thời lượng đến điểm tiếp cận gần nhất dự tính
và khu vực nguy hiểm;

.3 hiệu ứng của các vectơ và khu vực nguy hiểm không chính xác;

.4 lợi ích của việc chuyển đổi giữa các vectơ thật và vectơ tương đối;

384
Thông tin về các vị trí đã qua của mục tiêu đang truy vết

31 Kiến thức về nguồn dẫn của các vị trí đã qua của mục tiệu đang truy vết, chấp nhận dữ liệu
quá khứ như là một cách để chỉ báo sự điều động mới của mục tiêu và như là một phương pháp
để kiểm tra tính chính xác của việc truy vết trên ARPA.

Thực hành

Cài đặt và duy trì hình ảnh hiển thị

32 Khả năng hiển thị:

.1 quy trình khởi động chính xác để có được hiển thị tối ưu của thông tin ARPA;

.2 chọn phương thức hiển thị hình ảnh; hiển thị chuyển động tương đối ổn định; và hiển
thị chuyển động thật;

.3 chỉnh định chính xác các nút điều khiển hiển thị rađa biến đổi để hiển thị tối ưu dữ
liệu;

.4 chọn, nơi tương ứng, nhập tốc độ cần thiết cho ARPA;

.5 chọn các nút điều khiển đồ giải ARPA, tuyển bằng tay và tự động, hiểu thị dữ liệu
bằng vectơ/đồ họa;

.6 chọn thang tỉ lệ thời gian của vectơ/đồ họa;

.7 vận dụng cách sử dụng khu vực loại trừ khi tuyển tự động bằng ARPA;

.8 kiểm tra tính năng kỹ thuật của rađa, la bàn, các bộ cảm biến nhập tốc độ và ARPA.

Các phép thử hoạt động của hệ thống

33 Khả năng tiến hành các phép thử hệ thống và xác định độ chính xác của dữ liệu ARPA, bao
gồm phương tiện điều động thử, bằng cách kiểm tra đồ giải rađa cơ bản.

Nhận thông tin từ màn hình ARPA

34 Thể hiện khả năng tiếp nhận thông tin của hai phương thức chuyển động thật và chuyển
động tương đối của màn hình, bao gồm:

.1 xác định các sóng dội thiết yếu;

.2 tốc độ và hướng chuyển động tương đối của mục tiêu;

.3 dự tính thời lượng đến và khoảng cách điểm tiếp cận gần nhất của mục tiêu;

.4 hướng đi và tốc độ của mục tiêu;

.5 phát hiện sự thay đổi hướng đi và tốc độ của mục tiêu; và hạn chế của các thông tin
này;

.6 hiệu ứng của việc thay đổi tốc độ và hướng đi hoặc cả hai của tàu chủ;

385
.7 hoạt động của phương tiện điều động thử.

Áp dụng các quy tắc quốc tế ngăn ngừa đâm va trên biển năm 1972, đã sửa đổi

35 Phân tích các tình huống đâm va tiềm ẩn từ thông tin hiển thị, quyết định và thực hiện hành
động để tránh tình huống quá tiếp cận theo Quy tắc quốc tế về ngăn ngừa đâm va trên biển.

Đào tạo huấn luyện và đánh giá việc sử dụng vận hành
hệ thống hiển thị hải đồ điện tử và thông tin (ECDIS)

Giớ i thiệ u

36 Khi sử dụng thiết bị mô phỏng để đào tạo huấn luyện hoặc đánh giá việc sử dụng vận hành
hệ thống hiển thị hải đồ diện tử và thông tin (ECDIS), áp dụng các hướng dẫn tạm thời dưới đây.

37 Đào tạo huấn luyện và đánh giá sử dụng vận hành ECDIS phải:

.1 Kết hợp với việc áp dụng thiết bị mô phỏng ECDIS;

.2 Tuân theo các tiêu chuẩn không thấp hơn các tiêu chuẩn cho trong các đoạn từ 38 đến
65 dưới đây.

38 Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng ứng dụng nêu ở mục A-I/12 của Bộ luật STCW,
như đã sửa đổi, thiết bị mô phỏng phải có khả năng mô phỏng các thiết bị hàng hải và các thiết bị
điều khiển hoạt động buồng lái đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng ứng dụng do Tổ chức phê
duyệt, phối hợp với các phương tiện phát âm thanh và

.1 tạo ra một môi trường hoạt động theo thời gian thực, bao gồm kiểm soát hàng hải và
công cụ thông tin liên lạc, và thiết bị tương ứng để thực hiện công việc hàng hải và
công việc trực ca và đánh giá kỷ năng điều động; và

.2 mô phỏng một cách hiện thực các đặc tính của “tàu chủ” trên biển cũng như các ảnh
hưởng của thời tiết dòng thủy triều và hải lưu.

39 Tiến hành việc thuyết minh, và thực hành, sử dụng ECDIS, nơi tương ứng, thông qua sử
dụng thiết bị mô phỏng. Các bài tập đào tạo huấn luyện phải được thực hiện có lựa chọn theo
thời gian thực, để tăng nhận thức của học viên về các nguy cơ sử dụng không đúng ECDIS. Chỉ có
thể rút ngắn thời gian khi thuyết minh.

Tổ ng quan

Mục tiêu của chương trình đào tạo huấn luyện ECDIS

40 Học viên ECDIS phải có khả năng:

.1 vận hành các thiết bị ECDIS , sử dụng các chức năng hàng hải của ECDIS , lựa chọn và
đánh giá các thông tin liên quan và áp dụng hành động trong trường hợp xảy ra trục
trặc thiết bị.

.2 chỉ ra các lỗi tiềm ẩn của dữ liệu hiển thị và các lỗi thông thường về diễn giải;

.3 giải thích tại sao ECDIS không được xem như là thiết bị hỗ trợ duy nhất cho hàng hải.

386
Lý thuyết và hiển thị

41 Vì sử dụng an toàn ECDIS yêu cầu kiến thức và sự am hiểu các nguyên lý cơ bản quản lý dữ
liệu ECDIS và nguyên tắc thể hiện của chúng cũng như các lỗi tiềm ẩn trong dữ liệu được hiển
thị, các hạn chế của ECDIS và các nguy hiểm tiềm ẩn, cho nên phải thực hiện hàng loạt bài giảng
bao gồm các giải thích lý thuyết. Các bài giảng này phải được trình bày bằng ngữ cảnh quen
thuộc càng nhiều càng tốt và sử dụng các ví dụ thực tế. Chúng phải được củng cố khi thực tập
trên thiết bị mô phỏng.

42 Để vận hành an toàn thiết bị ECDIS, và các thông tin ECDIS-liên quan (sử dụng các chức
năng hàng hải của ECDIS, lựa chọn và đánh giá các thông tin liên quan, quen thuộc với giao diện
người-máy của ECDIS), thì các bài tập thực hành và đào tạo huấn luyện trên thiết bị mô phỏng
ECDIS phải cấu thành nội dung chính của khóa học.

43 Để xác định mục tiêu đào tạo, cần xác định cấu trúc của các hoạt động. Phải chuẩn bị các
thuyết minh chi tiết của các mục tiêu nghiên cứu cho từng chủ đề của cấu trúc đó.

Các bài tập trên thiết bị mô phỏng

44 Các bài tập phải được thực hiện trên các thiết bị mô phỏng riêng hoặc một thiết bị mô
phỏng hàng hải tổng hợp chứa ECDIS, để cho học viên có thể tiếp nhận kỹ năng thực hành cần
thiết. Đối với các bài tập hàng hải thời gian thực, khuyến nghị các thiết bị mô phỏng hàng hải
phải bao gồm các tình huồng hàng hải phức tạp. Các bài tập phải cung cấp việc đào tạo huấn
luyện sử dụng các thang tỷ lệ khác nhau, các phương thức hàng hải, phương thức hiển thị sẵn có,
để cho học viên có khả năng thích nghi việc sử dụng thiết bị trong các tình huống cụ thể liên
quan.

45 Việc lựa chọn bài tập và kịch bản là tùy thuộc vào trang bị mô phỏng sẵn có. Nếu có sẵn một
hay nhiều trạm mô phỏng hoạt động ECDIS hoặc một thiết bị mô phỏng tổng hợp thì trạm hoạt
động mô phỏng ECDIS có thể được sử dụng ưu tiên cho các bài tập cơ bản và các bài tập lập kế
hoạch hành trình, còn các thiết bị mô phỏng tổng hợp có thể được sử dụng ưu tiên cho các bài
tập liên quan đến chức năng giám sát hành trình thời gian thực, càng thực càng tốt gắn liền với
công việc của một ca trực hàng hải. Mức độ phức tạp của bài tập có thể tăng dần trong suốt
chương trình đào tạo cho đến khi học viên nắm vững mọi khía cạnh của chủ đề nghiên cứu.

46 Các bài tập phải tạo được ấn tượng thực tế cao nhất. Để làm được việc đó phải xây dựng
kịch bản trên một vùng biển giả tưởng. Các tình huống, chức năng và hành động cho các mục
tiêu học tập khác nhau xảy ra trên các vùng biển khác nhau phải được tích hợp vào một bài tập
và dàn trải theo thời gian thực.

47 Mục tiêu chính của các bài tập trên thiết bị mô phỏng là để đảm bào cho học viên hiểu rõ
trách nhiệm của họ trong việc sử dụng vận hành ECDIS về tất cả các khía cạnh an toàn và quen
thuộc thấu đáo việc sử dụng thiết bị và hệ thống.

Các kiểu chính của hệ thống ECDIS và đặc tính hiển thị của chúng

48 Học viên phải tiếp nhận kiến thức về các kiểu ECDIS chính được sử dụng, các đặc tính hiển
thị khác nhau, cấu trúc dữ liệu và am hiểu về:

.1 sự khác nhau giữa hải đồ raster và vector;

387
.2 sự khác nhau giữa ECDIS và ECS;

.3 Sự khác nhau giữa ECDIS và RCDS*;

.4 đặc tính của ECDIS và các giải pháp khác nhau;

.5 đặc tính của các hệ thống cho các mục đích đặc biệt ( tình huống bất thường/khẩn
cấp).

Rủi ro do cả tin ECDIS

49 Việc đào tạo sử dụng vận hành ECDIS phải chỉ ra :

.1 các hạn chế của ECDIS như là một công cụ hàng hải;

.2 rủi ro tiềm ẩn khi hệ thống vận hành bị lỗi;

.3 hạn chế của hệ thống bao gồm hạn chế của các bộ cảm biến;

.4 sự thiếu chính xác của dữ liệu thủy văn, các hạn chế của các hải đồ điện tử raster và
vector (ECDIS với RCDS và ENC với RNC);

.5 rủi ro tiềm ẩn do lỗi của con người.

Nhấn mạnh sự cần thiết duy trì cảnh giới thích đáng, thực hiện kiểm tra một cách chu kỳ, đặc
biệt là kiểm tra vị trí tàu, bằng phương pháp ECDIS-độc lập.

Phát hiện hiển thị sai lệch thông tin

50 Kiến thức về sự hạn chế của thiết bị và việc phát hiện hiển thị sai lệch thông tin là rất thiết
yếu trong sử dụng an toàn ECDIS. Các yếu tố sau cần được nhấn mạnh khi đào tạo:

.1 tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật của thiết bị;

.2 phương pháp biểu thị dữ liệu rađa trên hải đồ điện tử, so sánh sự khác nhau giữa dữ
liệu rađa và hải đồ điện tử;

.3 sự khác nhau có thể về phép chiếu giữa hải đồ giấy và hải đồ điện tử;

.4 sự khác nhau có thể (dưới thang tỷ lệ hoặc vượt thang tỷ lệ) về thang tỷ lệ khi hiển thị
hải đồ điện tử và thang tỷ lệ gốc của nó;

.5 ảnh hưởng của các hệ thống tham chiếu khác nhau đối với xác định vị trí;

.6 ảnh hưởng của việc sử dụng các mốc đo lường chân trời và thẳng đứng khác nhau;

.7 ảnh hưởng của chuyển động của tàu trên biển;

.8 các hạn chế của ECDIS trong phương thức hiển thị hải đồ raster;

.9 các lỗi tiềm ẩn khi hiển thị:

*
Xem SN/Circ.207/Rev.1 – Sự khác nhau giữa RCDS và ECDIS.

388
.9.1 vị trí của tàu chủ;

.9.2 thông tin về dữ liệu rađa và các thông tin ARPA và AIS;

.9.3 các hệ thống tọa độ địa lý khác nhau;

.10 thẩm định các kết quả chỉnh sửa dữ liệu tự động và bằng tay:

.10.1 so sánh giữa dữ liệu hải đồ và hình ảnh rađa;

.10.2 kiểm tra vị trí của tàu chủ bằng cách sử dụng các hệ thống định vị độc lập
khác.

51 Giải thích sự hiển thị giả các dữ liệu và hành động áp dụng tương ứng để tránh hiển thị sai.
Cần nhấn mạnh các gợi ý sau đây:

.1 bỏ qua thang tỷ lệ quá lớn trên màn hình;

.2 chấp nhận không phán xét vị trí của tàu chủ;

.3 lẫn lộn giữa các phương thức hiển thị;

.4 nhầm lẫn về thang tỷ lệ hải đồ;

.5 nhầm lẫn về các hệ thống tham chiếu;

.6 các phương thức hiển thị khác nhau;

.7 các phương thức ổn định vector khác nhau;

.8 sự khác nhau giữa hướng bắc thật và bắc la bàn con quay (rađa);

.9 sử dụng các hệ thống tham chiếu dữ liệu như nhau;

.10 sử dụng thang tỷ lệ thích ứng;

.11 sử dụng các bộ cảm biến phù hợp nhất trong các tình huống và hoàn cảnh cụ thể;

.12 nhập các giá trị chính xác của dữ liệu an toàn, bao gồm:

.12.1 đường viền an toàn của tàu chủ;

.12.2 độ sâu an toàn;

.12.3 các sự việc; và

.13 sử dụng thích đáng các dữ liệu sẵn có.

52 Nhận thức rằng RCDS chỉ là một thiết bị hỗ trợ hàng hải và rằng, khi vận hành ở phương
thức RCDS, thiết bị của ECDIS phải được sử dụng cùng với các hải đồ giấy được cập nhật:

.1 nhận thức về các khác biệt khi vận hành RCDS như mô tả trong SN.1/Circ.207/Rev.1
“Sự khác nhau giữa RCDS và ECDIS”;

389
.2 ECDIS, với bất kỳ phương thức nào, phải được sử dụng trong đào tạo huấn luyện cùng
với hải đồ đã được cập nhật.

Các thông số ảnh hưởng đến sự vận hành và độ chính xác của hệ thống

53 Hiểu biết sơ đẳng về nguyên lý cơ bản của ECDIS, cùng với kiến thức thực hành hoàn chỉnh
về:

.1 khởi động và cài đặt ECDIS; kết nối các bộ cảm biến dữ liệu: máy thu của hệ thống
hàng hải vô tuyến và vệ tinh, rađa, la bàn con quay, tốc độ kế, máy đo sâu; độ chính
xác và hạn chế của các bộ cảm biến này, bao gồm các ảnh hưởng của sai số đo đạc, sai
số vị trí của tàu, điều động đối với độ chính xác tính năng kỹ thuật của đồng hồ chỉ
báo hướng đi, sai số la bàn đối với độ chính xác của chỉ báo hướng đi, ảnh hưởng của
nước cạn đối tính năng kỹ thuật của tốc độ kế, ảnh hưởng của số hiệu chỉnh tốc độ kế
đối với độ chính xác của tính toán tốc độ, ảnh hưởng của xáo động (trạng thái biển)
đối với độ chính xác tính năng kỹ thuật của máy đo sâu; và

.2 Các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật của ECDIS được phê duyệt bởi Tổ chức*.

Thực hành

Cài đặt và duy trì hiển thị

54 Kiến thức và kỹ năng cần có về:

.1 quy trình khởi động chính xác để có được hiển thị tối ưu thông tin ECDIS;

.2 lựa chọn các phương thức thể hiện hiển thị (hiển thị tiêu chuẩn, hiển thị nền, và các
thông tin hiển thị khác theo yêu cầu);

.3 điều chỉnh chính xác các nút điều khiển biến đổi hiển thị rađa/ARPA để hiển thị dữ
liệu tối ưu;

.4 lựa chọn cấu hình phù hợp;

.5 chọn, nơi tương ứng, nhập tốc độ cần thiết cho ECDIS;

.6 chọn thang tỷ lệ thời gian của vector;

.7 kiểm tra đặc tính của các bộ cảm biến nhập vị trí, rađa/ARPA, la bàn, tốc độ và
ECDIS.

Sử dụng vận hành hải đồ điện tử

55 Kiến thức và các kỹ năng phải có:

.1 các đặc tính chính của hiển thị dữ liệu ECDIS và việc lựa chọn các thông tin thích
hợp cho các công việc hàng hải;

*
Xem các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật liên quan/thích hợp của Tổ chức.

390
.2 các chức năng tự động cần thiết để giám sát an toàn của tàu như hiển thị vị trí,
hướng mũi/la bàn và tốc độ tàu, thời gian, đánh giá an toàn;

.3 các chức năng chỉnh bằng tay (con trỏ, các đường hướng ngắm điện tử, các vòng
tròn đo khoảng cách);

.4 lựa chọn và sửa đổi nội dung hải đồ điện tử;

.5 so tỷ lệ ( bao gồm dưới thang tỷ lệ hoặc vượt thang tỷ lệ);

.6 phóng to, thu nhỏ;

.7 cài đặt dữ liệu an toàn của tàu;

.8 sử dụng phương thức hiển thị ban ngày và ban đêm;

.9 đọc tất cả các ký hiệu và các từ viết tắt trên hải đồ;

.10 sử dụng các con trỏ và thanh công cụ điện tử khác nhau để thu thập dữ liệu hàng
hải;

.11 xem các vùng ở các hướng khác nhau và quay trở về vị trí của tàu;

.12 dò tìm các khu vực cần thiết, sử dụng hệ tọa độ địa lý;

.13 hiển thị các lớp dữ liệu thiết yếu tương ứng với các tình huống hàng hải;

.14 lựa chọn dữ liệu tương ứng và rõ ràng ( vị trí, hướng đi, tốc độ v.v...);

.15 ghi chú của nhà hàng hải;

.16 sử dụng hiển thị định hướng bắc và các loại định hướng khác;

.17 sử dụng phương thức chuyển động thực và tương đối.

Lập kế hoạch đường đi

56 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

.1 tải các tham số của tàu vào ECDIS;

.2 lựa chọn khu vực biển để lập kế hoạch đường đi:

.2.1 xem xét lại các yêu cầu độ sâu của vùng biển đi qua;

.2.2 thay đổi thang tỷ lệ hải đồ;

.3 xác nhận sẵn có các biểu đồ thích hợp được cập nhật;

.4 lập kế hoạch đường đi trên màn hình bằng ECDIS, sử dụng thiết bị biên tập đồ họa,
có cân nhắc chạy đường hằng hướng và chạy cung vòng lớn:

.4.1 sử dụng cơ sở dữ liệu ECDIS để nhận được dữ liệu hàng hải, khí tượng thủy
văn và dữ liệu khác;

391
.4.2 xem xét bán kính quay trở và điểm/đường bẻ lái trên hải đồ;

.4.3 đánh dấu độ sâu và khu vực nguy hiểm và cho hiện các đường viền độ sâu
bảo vệ;

.4.4 đánh dấu các điểm chuyển hướng cùng các đường viền độ sâu chuyển tiếp
và lệch ngang và cách bổ sung, thay thế, xóa các điểm chuyển hướng;

.4.5 cân nhắc tốc độ an toàn;

.4.6 kiểm tra an toàn hàng hải đường đi đã lập kế hoạch;

.4.7 cài đặt các cảnh báo và báo động;

.5 lập kế hoạch đường đi với các tính toán dạng bảng bao gồm:

.5.1 lựa chọn các điểm chuyển hướng;

.5.2 hiển thị danh mục các điểm chuyển hướng;

.5.3 ghi chú kế hoạch đường đi;

.5.4 điều chỉnh đường đi đã lập;

.5.5 kiểm tra an toàn hàng hải đường đi đã lập kế hoạch;

.5.6 kế hoạch đường đi thay thế;

.5.7 lưu đường đi kế hoạch, tải vào hay tải xuống và xóa đường đi;

.5.8 tạo bản copy đồ họa của màn hình giám sát và in đường đi;

.5.9 chỉnh sửa và thay đổi đường đi;

.5.10 cài đặt các trị số an toàn theo kích thước và thông số điều động của tàu;

.5.11 trở lại đường đi kế hoạch

.5.12 kết nối với các đường đi khác.

Giám sát đường đi

57 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

.1 sử dụng dữ liệu độc lập để kiểm soát vị trí tàu hay sử dụng các hệ thống thay thế
trong ECDIS;

.2 sử dụng chức năng hành động trước để:

.2.1 thay đổi hải đồ và thang tỷ lệ của chúng;

.2.2 xem xét hải đồ;

.2.3 chọn vector thời gian;

392
.2.4 dự tính vị trí tàu theo chu kỳ nhất định;

.2.5 thay đổi đường đi đã lập kế hoạch;

.2.6 nhập dữ liệu độc lập để tính toán dạt gió và dạt nước;

.2.7 phản ứng thích hợp các báo động;

.2.8 nhập chênh lệch các mốc địa lý;

.2.9 hiển thị dấu hiệu thời gian trên đường đi của tàu;

.2.10 nhập vị trí tàu bằng tay;

.2.11 đo tọa độ, hướng đi, hướng ngắm, khoảng cách trên hải đồ.

Xử lý báo động

58 Có kiến thức và khả năng giải thích và phản ứng thích hợp các loại hệ thống khác nhau như
báo động các bộ cảm biến hàng hải, đồng hồ chỉ báo, dữ liệu và hải đồ, và các cảnh bảo đồng hồ
chỉ báo bao gồm bật hệ thống phát tín hiệu âm thanh và ánh sáng, trong các trường hợp:

.1 không có hải đồ tiếp theo trong cơ sở dữ liệu ECDIS;

.2 vượt quá đường viền an toàn;

.3 vượt quá giới hạn lệch ngang;

.4 lệch khỏi đường đi kế hoạch;

.5 tiếp cận một điểm chuyển hướng;

.6 tiếp cận một điểm thiết yếu;

.7 sự chênh lệch giữa thời gian tính toán và thời gian thực đến điểm chuyển hướng;

.8 thông tin về dưới thang tỷ lệ hoặc vượt thang tỷ lệ ;

.9 tiếp cận một nguy hiểm hàng hải tách biệt hoặc một khu vực nguy hiểm;

.10 vượt qua một khu vực đặc biệt;

.11 chọn một gốc tọa độ địa lý khác;

.12 tiếp cận tàu khác;

.13 kết thúc trực ca;

.14 mở đồng hồ tính giờ;

.15 lỗi phép thử hệ thống;

.16 sự cố của hệ thống định vị bằng ECDIS;

.17 lỗi dự tính;

393
.18 khả năng xác định vị trí tàu bằng sử dụng hệ thống hàng hải.

Điều chỉnh bằng tay vị trí của tàu và các thông số chuyển động

59 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

.1 vị trí của tàu theo phương thức dự tính khi các máy thu định vị vệ tinh và hàng hải vô
tuyến tắt không hoạt động;

.2 vị trí của tàu khi các tọa độ được cập nhật không chính xác;

.3 các giá trị tốc độ và hướng đi.

Ghi nhật ký của tàu

60 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

.1 ghi tự động hành trình;

.2 dựng lại vết đi đã qua, có xem xét:

.2.1 ghi chép truyền thông;

.2.2 ghi chép cách quãng;

.2.3 thẩm định cơ sở dữ liệu sử dụng;

.3 xem ghi chép nhật ký điện tử của tàu;

.4 ghi chép tức thời vào nhật ký điện tử của tàu;

.5 thay đổi thời gian của tàu;

.6 nhập dữ liệu bổ sung;

.7 in nội dung nhật ký điện tử của tàu;

.8 cài đặt ghi chép tự động cách quãng ;

.9 tổng hợp dữ liệu hải trình và báo cáo;

.10 giao diện với máy ghi dữ liệu hải trình (VDR).

Cập nhật hải đồ

61 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

.1 cập nhật bằng tay hải đồ điện tử. Đặc biệt chú ý sự phù hợp dạng ellipsoid-tham
chiếu và để phù hợp với đơn vị đo đạc khác sử dụng trên hải đồ và bản hiệu chỉnh;

.2 sử dụng dữ liệu lấy từ truyền thông theo định dạng hải đồ điện tử để thực hiện cập
nhật bán tự động hải đồ điện tử;

394
.3 sử dụng các tập tin cập nhật qua đường truyền dữ liệu điện tử để thực hiện cập nhật
hải đồ điện tử.

Với tình huống phải sử dụng dữ liệu không-cập nhật, yêu cầu học viên cập nhật tạm thời vào hải
đồ.

Sử dụng vận hành ECDIS khi được kết nối radar/ARPA

62 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

.1 kết nối ARPA với ECDIS;

.2 chỉ báo vector tốc độ của mục tiêu;

.3 chỉ báo vết đi của mục tiêu;

.4 lưu trữ vết đi của mục tiêu;

.5 xem biểu bảng các mục tiêu;

.6 kiểm tra sự trùng khớp của rađa phủ trên đặc trưng địa lý của hải đồ;

.7 mô phỏng một hay nhiều điều động;

.8 sử dụng điểm tham chiếu lấy trên ARPA để chỉnh sửa vị trí tàu; và

.9 chỉnh sửa bằng con trỏ và thanh công cụ điện tử của ARPA.

Đồng thời xem mục B-I/12, Hướng dẫn về sử dụng thiết bị mô phỏng (gắn liện với rađa và
ARPA), đặc biệt các đoạn từ 17 đến 19, và 36 đến 38.

Sử dụng vận hành ECDIS khi kết nối với AIS

63 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

.1 giao diện với AIS;

.2 giải thích dữ liệu AIS;

.3 chỉ báo vector tốc độ;

.4 chỉ báo vết đi của mục tiêu;

.5 lưu trữ vết đi mục tiêu.

Cảnh báo về vận hành, lợi ích và hạn chế

64 Học viên phải có nhận thức về sử dụng, hạn chế và lợi ích của các cảnh báo về vận hành
ECDIS, cách cài đặt chính xác của chúng, nếu áp dụng, tránh can nhiễu giả.

Thử vận hành hệ thống

65 Kiến thức và kỹ năng cần đạt được:

395
.1 các phương pháp thử đối với trục trặc của ECDIS, bao gồm chức năng tự thử;

.2 áp dụng các biện pháp dự phòng khi xảy ra trục trặc;

.3 thu xếp sao lưu thích hợp ( nhận bàn giao và dùng hệ thống sao lưu để hành hải) .

Trao đổi về bài tập

66 Hướng dẫn phải phân tích các kết quả bài tập mà tất cả học viên thực hiện và in chúng ra.
Thời gian trao đổi nên chiếm khoảng 10-15% thời gian thực hiện bài tập mô phỏng.

Khuyến nghị về tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật


đối với các loại thiết bị mô phỏng không bắt buộc

67 Các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật cho các thiết bị mô phỏng không bắt buộc được sử dụng
để đào tạo huấn luyện và/hoặc thể hiện kỹ năng được lập ra dưới đây. Các dạng mô phỏng này,
nhưng không giới hạn, bao gồm:

.1 hàng hải và trực ca;

.2 tác nghiêp và điều động tàu;

.3 tác nghiệp và chất xếp hàng hóa ;

.4 báo cáo và thông tin vô tuyến;

.5 vận hành máy chính và máy phụ.

Mô phỏ ng hàng hả i và trực ca

68 Ngoài việc đáp ứng tất cả các tính năng kỹ thuật thích hợp nêu ra ở mục A-I/12, các thiết bị
mô phỏng hàng hải và trực ca phải có khả năng mô phỏng việc điều khiển vận hành các thiết bị
hàng hải và thiết bị buồng lái đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật tương ứng được
phê duyệt bởi Tổ chức*21, kết hợp với các trang bị tạo âm thanh và:

.1 tạo ra bối cảnh hoạt động thời gian thực bao gồm kiểm soát hàng hải, công cụ thông
tin liên lạc và thiết bị tương ứng để thực thi nhiệm vụ hàng hải và trực ca và, để đánh
giá kỹ năng điều động;

.2 cung cấp một kịch bản nhìn thấy như thực ban ngày hoặc ban đêm, bao gồm các tầm
nhìn xa khác nhau hoặc như nhìn từ buồng lái chỉ về đêm với thị trường chân trời tối
thiểu để cho học viên có một góc nhìn tương ứng cho nhiệm vụ hàng hải và trực ca
và các mục tiêu ** 22;

.3 mô phỏng chân thực động thái của “tàu chủ” trong điều kiện ngoài biển rộng bao
gồm ảnh hưởng của thời tiết, thủy triều, dòng chảy và tác động tương hỗ với các tàu
khác;

21
* Xem tiêu chuẩn tính năng thích hợp/tương ứng do Tổ chức phê duyệt
22
** Chương trình mẫu tương ứng của IMO có thể hỗ trợ chuẩn bị các khóa học

396
.4 mô phỏng chân thực quy trình thông tin liên lạc VTS giữa tàu và bờ.

Mô phỏ ng tác nghiệ p tàu và điề u độ ng

69 Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật nêu ở đoạn 37, thiết bị mô phỏng tác
nghiệp tàu phải:

.1 cung cấp một kịch bản nhìn thấy như thực ban ngày hoặc ban đêm, bao gồm các tầm
nhìn xa khác nhau hoặc như nhìn từ buồng lái chỉ về đêm với thị trường chân trời tối
thiểu để cho học viên có một góc nhìn tương ứng cho nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo
tác nghiệp tàu và điều động * 23 ;

.2 mô phỏng động thái của “tàu chủ” trong luồng tàu hạn chế bao gồm nước cạn và hiệu
ứng bờ.

70 Ngoài các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật nêu ra ở đoạn 68.3 và 69.2, khi sử dụng loại mô
hình tỷ lệ người điều khiển để mô phỏng tác nghiệp tàu và điều động, thì thiết bị phải:

.1 kết hợp các yếu tố theo tỷ lệ biểu thị một cách chính xác kích thước, khu vực, thể
tích, lượng chiếm nước tốc độ, thời gian tốc độ quay trở của tàu thực;

.2 kết hợp việc điều khiển lái và máy, theo tỷ lệ thời gian chính xác.

Mô phỏ ng tác nghiệ p và chấ t xế p hàng hóa

71 Thiết bị mô phỏng tác nghiệp hàng hóa phải có khả năng mô phỏng tác nghiệp hàng hóa và
điều khiển thiết bị đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật tương ứng mà Tổ chức **24
phê duyệt và phối hợp các thiết bị để:

.1 tạo ra một bối cảnh vận hành hiệu quả, bao gồm một trạm điều khiển hàng hóa với
các thiết bị sao cho có thể thích hợp để mô hình hóa một hệ thống hàng hóa cụ thể;

.2 tạo ra mô hình về chức năng bốc hàng và dỡ hàng và các dữ liệu về ổn tính và ứng
suất tương ứng để thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp hàng hóa và đánh giá kỹ năng đó;

.3 mô phỏng bốc, dỡ hàng, tác nghiệp lấy nước dằn và bỏ nước dằn và các tính toán liên
quan tương ứng đối với ổn tính, hiệu mớn nước, độ nghiêng, sức bền dọc, ứng suất
xoắn và ổn tính hư hại *.

Mô phỏ ng hệ thố ng thông tin liên lạ c GMDSS

72 thiết bị mô phỏng GMDSS phải có khả năng mô phỏng thiết bị thông tin liên lạc GMDSS
thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật được Tổ chức*** 25 phê duyệt và kết hợp với các
thiết bị để:

23 *
Chương trình mẫu tương ứng của IMO có thể hỗ trợ chuẩn bị các khóa học
Chưa có các tiêu chuẩn được Tổ chức phê duyệt
24 **
25 ***
Xem các tiêu chuẩn tính năng thich hợp/tương ứng do Tổ chức phê duyệt

397
.1 mô phỏng hoạt động của VHF, VHF-DSC, NAVTEX, EPIRB và thiết bị máy thu trực
canh theo yêu cầu Giấy chứng nhận của sỹ quan vô tuyến hạn chế (ROC);

.2 mô phỏng hoạt động của INMARSAT-A, -B and –C, các tram tàu bờ, MF/HF NBDP,
MF/HF-DSC, VHF, VHF-DSC, NAVTEX, EPIRB và các máy thu trực canh theo yêu cầu
của GOC;

.3 cung cấp thông tin thoại với nhiễu nền;

.4 cung cấp các phương tiện thông tin in thành văn bản;

.5 tạo ra bối cảnh hoạt động thời gian thực, bao gồm các hệ thống tích hợp, phối hợp
với ít nhất cho một trạm với hướng dẫn viên/đánh giá viên và ít nhất hai trạm
GMDSS tàu hoặc bờ.

Mô phỏ ng vậ n hành máy chính và máy phụ

73 Thiết bị mô phỏng buồng máy phải có khả năng mô phỏng hệ thống máy chính và máy phụ
và phối hợp với các trang bị khác để:

.1 tạo ra bối cảnh thời gian thực cho các hoạt động trên biển và tại cảng với các
phương tiện liên lạc cũng như mô phỏng của các thiết bị động lực chính và phụ
thích hợp và các bàn điều khiển;

.2 mô phỏng các hệ thống phối hợp tương ứng, bao gồm, nhưng không giới hạn, nồi
hơi, máy lái, hệ thống máy phát và phân phối điện, kể cả cung cấp điện sự cố và các
hệ thống nhiên liệu, nước làm mát, máy lạnh, la canh và nước dằn.

.3 giám sát và đánh giá tính năng kỹ thuật của máy và các hệ thống truyền đồng bộ từ
xa;

.4 mô phỏng các sự cố máy móc, thiết bị;

.5 cho phép thay đổi các điều kiện biến đổi bên ngoài tác động đến hoạt động được mô
phỏng: thời tiết, mớn nước của tàu, nhiệt độ nước biển và không khí;

.6 cho phép thay đổi các điều kiện bên ngoài do người hướng dẫn điều khiển: hơi cho
boong, hơi cho khu vực sinh hoạt, gió cho boong, các điều kiện đóng băng, cần trục
trên boong, công suất lớn, đẩy mũi tàu, tải trọng của tàu;

.7 cho phép thay đổi động lực thiết bị mô phỏng do người hướng dẫn điều khiển: hoạt
động khẩn cấp, ứng phó xử lý và ứng phó tàu;

.8 cung cấp phương tiện để tách biệt các tiến trình nhất định, như tốc độ, hệ thống
điện, hệ thống dầu điezen, hệ thống dầu bôi trơn, hệ thống dầu nặng, hệ thống nước
biển, hệ thống hơi, nồi hơi khí xả và máy phát tua-bin để thực hiện các công việc
đào tạo huấn luyện cụ thể. *

*
Các chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.

398
Mục B-I/13
Hướng dẫn về thực hiện thử nghiệm

(không có điều khoản)

Mục B-I/14
Hướng dẫn về trách nhiệm của các công ty và trách nhiệm được khuyến nghị đối với thuyền
trưởng và thuyền viên

Các công ty

1 Các công ty phải cung cấp các chương trình giới thiệu tàu cụ thể cho thuyền viên mới đến
nhận việc để họ làm quen với các quy trình và thiết bị liên quan trong phạm vi trách nhiệm của
họ.

.1 tất cả thuyền viên trên tàu trang bị xuồng tự phóng phải được đào tạo huấn luyện
làm quen quy trình vào xuồng và phóng xuồng;

.2 trước khi lên tàu, thuyền viên được chỉ định là người vận hành xuồng tự phóng phải
được đào tạo thích hợp vào xuồng, phóng và thu hồi của loại xuồng này, bao gồm
việc tham gia ít nhất một lần phóng xuồng tự phóng; và

.3 nhân viên có thể được yêu cầu vận hành các thiết bị GMDSS phải qua đào tạo làm
quen GMDSS khi lên tàu và các khoảng thời gian tương ứng sau đó.

2 Đào tạo huấn luyện làm quen yêu cầu theo đoạn 3 của mục A-I/14 phải ít nhất đảm bảo đạt
được năng lực tương ứng với chức năng được giao cũng như nhiệm vụ và trách nhiệm phải đảm
đương, như sau:

Các hạn chế về thiết kế và vận hành

.1 Khả năng am hiểu và tuân theo thích đáng các hạn chế hoạt động, và am hiểu và áp
dụng đối với các hạn chế tính năng kỹ thuật, bao gồm hạn chế tốc độ trong thời tiết
xấu, với mục đích an toàn cho con người, tàu và hàng hóa.

Các quy trình về mở, đóng và củng cố vững chắc các chỗ mở trên thân tàu

.2 Khả năng áp dụng thích hợp các quy trình về mở, đóng, cũng cố vững chắc các cửa mở
trước mũi, sau lái bên cạnh thân tàu, các cầu dẫn, và về vận hành chính xác các hệ
thống liên quan.

Luật pháp, các bộ luật và thỏa thuận áp dụng cho các tàu chở khách ro-ro

.3 Khả năng am hiểu và áp dụng các yêu cầu quốc gia và quốc tế cho các tàu khách ro-ro
tương ứng với các tàu liên quan và nhiệm vụ phải thực hiện.

399
Yêu cầu về ổn tính và ứng suất và các hạn chế

.4 Khả năng xem xét thích đáng các hạn chế ứng suất đối với các bộ phận nhạy cảm của
tàu như cửa mở ở mũi và các trang bị đóng kín để duy trì tính nguyên vẹn kín nước,
và xem xét ổn tính riêng biệt ảnh hưởng đến an toàn của tàu khách ro-ro.

Các quy trình bảo dưỡng thiết bị đặc biệt trên các tàu khách ro-ro

.5 Khả năng áp dụng thích hợp các quy trình trên tàu để bảo dưỡng các thiết bị đặc biệt
trên tàu khách ro-ro như các cửa mở trước mũi, sau lái và bên cạnh, đường dẫn, lỗ
thoát nước và các hệ thống liên quan khác.

Sổ tay bốc xếp và cố định hàng hóa và máy tính

.6 Khả năng sử dụng thích hợp sổ tay bốc xếp và cố định hàng hóa đối với tất cả các loại
phương tiện vận tải, xe ray, nếu có, và áp dụng tính toán hạn chế ứng suất đối với
phương tiên vận tải trên boong.

Khu vực hàng nguy hiểm

.7 Khả năng đảm bảo tuân thủ thích đáng các biện pháp dự phòng đặc biệt và các hạn
chế áp dụng trong khu vực giành cho hàng nguy hiểm.

Quy trình tình huống khẩn cấp

.8 Có khả năng áp dụng thích hợp bất cứ quy trình đặc biệt nào để:

.8.1 ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự xâm nhập của nước trên các phương tiện vận tải
xếp trên boong;

.8.2 loại bỏ nước trong các phương tiện vận tải trên boong;

.8.3 giảm thiểu tác động của nước biển đối với các phương tiện vận tải trên boong.

Thuyền trưởng

3 Thuyền trưởng phải áp dụng các bước cần thiết để thực hiện chỉ chị của công ty theo mục
A-I/14. Các bước đó bao gồm:

.1 nhận biết thuyền viên mới được sử dụng trên tàu trước khi chỉ định bất cứ nhiệm vụ
nào cho họ;

.2 tạo điều kiện cho thuyền viên mới xuống tàu để:

.2.1 quan sát các khu vực mà họ sẽ thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở đó;

.2.2 làm quen vị trí, tay điều khiển và hình dạng của các thiết bị mà họ sẽ vận hành
và sử dụng;

.2.3 cho thiết bị hoạt động, nếu có thể, sử dụng tay điều khiển trên thiết bị để thực
hiện các chức năng của nó;

400
.2.4 quan sát và đặt câu hỏi cho những người đã quen thuộc thiết bị, các quy trình
và các bố trí khác, tốt nhất là người có khả năng trao đổi bằng ngôn ngữ mà
thuyền viên đó có thể hiểu được;

.3 cung cấp tham vấn theo định kỳ thích hợp nếu có nghi ngờ thuyên viên mới còn chưa
quen thuộc với thiết bị trên tàu, các quy trình vận hành, và các bố trí khác cần thiết
cho khả năng tương ứng của của họ hoặc nhiệm vụ của họ.

Thuyền viên

4 Thuyền viên mới được chỉ định xuống tàu cần tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để làm quen
với thiết bị, quy trình vận hành và các thiết bị khác trên tàu cần thiết cho các khả năng tương
ứng của họ. Ngay khi bước chân lên tàu lần đầu, mỗi thuyền viên có trách nhiệm phải làm quen
với môi trường làm việc, đặc biệt với các thiết bị mới, chưa quen thuộc, các quy trình và bố trí.

5 Thuyền viên chưa đạt được đầy đủ mức độ quen thuộc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của
họ phải có nghĩa vụ lưu ý việc đó với người tư vấn của họ hoặc lưu ý với thuyền viên được chỉ
định theo đoạn 2.2 mục A-I/14, và phải nhận biết tất cả các thiết bị, quy trình và các bố trí mà
họ chưa quen thuộc.

Mục B-I/15
Hướng dẫn về các điều khoản chuyển tiếp

(Không có điều khoản)

401
Chương II
Hướng dẫn cho thuyền trưởng và bộ phận boong

Mục B-II/1
Hướng dẫn về chứng nhận cho sỹ quan phụ trách ca
trực hàng hải trên tàu có tổng dung tích 500 tấn trở lên

Đào tạo huấn luyện

1 Mỗi ứng viên để được chứng nhận sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải hoàn thành
chương trình đào tạo được lên kế hoạch và được cơ cấu nhằm hỗ trợ cho sỹ quan tương lai đạt
được tiêu chuẩn năng lực theo bảng A-II/1.

2 Cơ cấu của chương trình phải được lập ra trong kế hoạch đào tạo được giải thích rõ ràng,
cho tất cả bộ phận liên quan, các mục tiêu của từng giai đoạn đào tạo trên tàu và trên bờ. Điều
quan trọng là các sỹ quan tương lai, giáo viên phụ đạo, các sỹ quan trên tàu phải hiểu rõ năng lực
cần đạt được khi kết thúc chương trình, và họ phải đạt được điều đó thông qua kết quả tổng hợp
của giáo dục, đào tạo huấn luyện, kinh nghiệm thực hành trên tàu và trên bờ.

3 Quãng thời gian bắt buộc làm việc trên biển có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc học
hỏi công việc để trở thành một sỹ quan của tàu và để đạt được tất cả tiêu chuẩn năng lực cần
thiết. Bằng kế hoạch và cơ cấu thích hợp, quãng thời gian làm việc trên biển có thể giúp sỹ quan
tương lai đạt được và thực hành các kỹ năng và tạo cơ hội nhằm đạt được năng lực để được
chứng minh và đánh giá.

4 Nếu thời gian đi biển hợp thành một phần của chương trình đào tạo huấn luyện được phê
duyệt, thì phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

.1 Chương trình đào tạo trên tàu phải là một phần hoàn chỉnh của toàn bộ kế hoạch đào
tạo huấn luyện.

.2 Chương trình đào tạo phải được quản lý và phối hợp bởi công ty quản lý tàu mà trên
đó thuyền viên hoàn thành thời gian đi biển.

.3 Các sỹ quan tương lai được cung cấp sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện* 26 để duy trì việc
ghi chép chi tiết đào tạo huấn luyện thực hành và kinh nghiệm trên biển. Sổ ghi nhận
đào tạo huấn luyện phải được sắp xếp theo cách để có đầy đủ các thông tin chi tiết về
công việc và nhiệm vụ được giao và diễn tiến đối với công việc hoàn thành. Kết thúc
việc đào tạo trên tàu, sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện sẽ là bằng chứng duy nhất rằng
chương trình đào tạo được sắp xếp trên tàu đã hoàn thành và nó được xem xét trong
quá trình đánh giá năng lực cho việc cấp giấy chứng nhận.

.4 Sỹ quan tương lai phải biết hai cá nhân xác định chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý
chương trình đào tạo huấn luyện trên tàu. Người thứ nhất là sỹ quan tàu biển có đủ
trình độ coi như là “sỹ quan đào tạo trên tàu”, theo sự ủy quyền của thuyền trưởng,
người đó phải tổ chức và tư vấn chương trình đào tạo trong thời gian của mỗi chuyến
đi. Người thứ hai là người được công ty chỉ định coi như là “sỹ quan đào tạo của công
26
* Chương trình mẫu tương ứng của IMO và các tài liêu tương tự của Liên đoàn Vận tải biển Quốc tế
(ISF) có thể hỗ trợ chi việc chuẩn bị sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện

402
ty” chịu toàn bộ trách nhiệm chương trình đào tạo và để hợp tác với các trường đại
học và các cơ sở đào tạo huấn luyện khác.

.5 công ty phải đảm bảo giành quãng thời gian thích hợp cho việc hoàn thành chương
trình đào tạo huấn luyện trên tàu trong các yêu cầu hoạt động bình thường của tàu.

Vai trò và trách nhiệm

5 Các mục sau đây là tóm tắt vai trò và trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến việc tổ
chức và điều hành đào tạo huấn luyện trên tàu:

.1 Các sỹ quan đào tạo của công ty phải chịu trách nhiệm về:

.1.1 Quản trị toàn bộ chương trình đào tạo huấn luyện;

.1.2 giám sát sự tiến bộ của các sỹ quan tương lai;

.1.3 đưa ra các chỉ dẫn cần thiết và đảm bảo tất cả những vấn đề liên quan đến
chương trình đào tạo phải được thực hiện.

.2 Các sỹ quan đào tạo huấn luyện trên tàu phải chịu trách nhiệm về:

.2.1 tổ chức đào tạo huấn luyện thực hành trên biển;

.2.2 đảm bảo, với trách nhiệm giám sát, duy trì các sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện
thích hợp và phải hoàn thành tất cả các yêu cầu; và

.2.3 đảm bảo chắc chắn rằng, với khả năng có thể càng nhiều càng tốt, thời gian mà
sỹ quan tương lai bỏ ra trên biển là hữu ích tối đa trong phạm vi đào tạo và trải
nghiệm, và bám sát các mục tiêu của chương trình đào tạo, sự tiến triển của
chương trình và sự ràng buộc bởi hoạt động tàu.

.3 Trách nhiệm của thuyền trưởng phải:

.3.1 đảm bảo mối liên hệ giữa các sỹ quan dào tạo huấn luyện trên tàu và các sỹ
quan đào tạo huấn luyện của công ty trên bờ;

.3.2 hoàn thành vai trò người tiếp tục nếu sỹ quan dào tạo huấn luyện trên tàu dừng
công việc trong chuyến đi;

.3.3 đảm bảo tất cả những vấn đề liên quan đến chương trrình đào tạo huấn luyện
trên tàu được thực hiện một cách có hiệu quả.

.4 Trách nhiệm của các sỹ quan tương lai phải:

.4.1 tuân theo theo chương trình đào tạo huấn luyện đặt ra một cách chuyên cần;

.4.2 tận dụng tối đa mọi cơ hội có được trong và ngoài giờ làm việc;

.4.3 duy trì cập nhật sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện, sẵn sàng cho kiểm tra.

403
Dẫn nhập

6 Vào lúc bắt đầu chương trình và vào lúc bắt đầu chuyến đi trên các tàu khác nhau, sỹ quan
tương lai phải được cung cấp đầy đủ các thông tin về những gì hy vọng ở họ và chương trình đào
tạo được tổ chức ra sao. Tạo cơ hội diễn giải ngắn gọn về các khía cạnh quan trọng của công việc
mà họ sẽ thực hiện, đặc biệt về tập quán làm việc an toàn và bảo vệ môi trường biển.

Chương trình đào tạo huấn luyện trên tàu

7 Sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện phải bao gồm, trong nhiều nội dung, một số công việc và
nhiệm vụ đào tạo phải thực hiện như là một phần của chương trình đào tạo huấn luyện trên tàu
đã được phê duyệt. Các công việc và nhiệm vụ như vậy, ít nhất phải liên quan đến các lĩnh vực
sau đây:

.1 các hệ thống lái;

.2 thủy nghiệp tổng quát;

.3 tác nghiêp buộc tàu, neo tàu và hoạt động ở cảng;

.4 trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa;

.5 các hệ thống và thiết bị;

.6 công việc về hàng hóa;

.7 công việc buồng lái và trực ca;

.8 làm quen buồng máy.

8 Điều cực kỳ quan trọng là sỹ quan tương lai phải được tạo cơ hội thích hợp để được tư vấn
về kinh nghiệm trực ca buồng lái, đặc biệt ở các giai đoạn sau của chương trình đào tạo huấn
luyện.

9 Việc hoàn thành từng công việc và nhiệm vụ được chia mục trong sổ ghi nhận đào tạo huấn
luyện của sỹ quan tương lai phải được sỹ quan đủ tư cách ký tắt khi, theo ý kiến của sỹ quan đó,
sỹ quan tương lai đã đạt được một cách thỏa mãn tiêu chuẩn năng lực. Điều quan trọng để đánh
giá việc đó là, sỹ quan tương lai phải chứng minh khả năng của mình trong một vài trường hợp
trước khi sỹ quan đủ tư cách tin rằng đã thỏa mãn tiêu chuẩn cần thiết.

Giám sát và xem xét

10 Hướng dẫn và xem xét là rất thiết yếu để đảm bảo rằng sỹ quan tương lai ý thức đầy đủ về
sự tiến bộ mà họ đạt được để cho họ có khả năng tham gia vào việc quyết định chương trình tiếp
theo. Để cho việc đó có hiệu quả, việc xem xét phải gắn liền với thông tin nhận được thông qua
sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện và các nguồn thông tin tương ứng khác. Sổ ghi nhận đào tạo
huấn luyện phải được thuyền trưởng và sỹ quan đào tạo trên tàu kiểm tra chu đáo và xác nhận
chính thức ngay từ khi bắt đầu, trong quá trình và khi kết thúc mỗi chuyến đi. Sỗ ghi nhận đào
tạo huấn luyện còn phải được kiểm tra và xác nhận bởi sỹ quan đào tạo của công ty sau mỗi
chuyến đi.

404
Đánh giá khả năng và kỹ năng trực ca hàng hải

11 Yêu cầu mỗi ứng viên, muốn được chứng nhận là người đã tiếp nhận khả năng và kỹ năng
của nhiệm vụ trực ca hàng hải, cần phải cung cấp bằng chứng, thông qua thể hiện cả trên thiết bị
mô phòng và trên tàu như là một phần của chương trình đào tạo trên tàu được phê duyệt, về khả
năng và kỹ năng để làm việc như một sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải, ít nhất đạt được các
lĩnh vực sau đây:

.1 chuẩn bị và thực hiện một chuyến đi, bao gồm:

.1.1 giải thích và áp dụng thông tin lấy từ hải đồ;

.1.2 xác định vị trí ở vùng ven bờ;

.1.3 áp dụng các thông tin cơ bản có được từ bảng thủy triều và các ấn phẩm hàng
hải khác;

.1.4 kiểm tra và vận hành thiết bị buồng lái;

.1.5 kiểm tra la bàn từ và la bàn con quay;

.1.6 đánh giá thông tin khí tượng sẵn có;

.1.7 dùng thiên thể để xác định vị trí tàu;

.1.8 xác định sai số la bàn bằng các phương pháp thiên văn và địa văn;

.1.9 thực hiện tính toán chạy tàu cho 24 giờ;

.2 vận hành và sử dụng các thông tin từ thiết bị hàng hải điện tử;

.3 vận hành rađa, ARPA và ECDIS ; sử dụng thông tin rađa cho hàng hải và cho tránh va;

.4 vận hành hệ thống động lực và hệ thống lái nhằm kiểm soát hướng mũi tàu và tốc độ;

.5 thực hiện công việc thường nhật ca trực và các quy trình hàng hải;

.6 tiến hành điều động cứu người rơi xuống nước;

.7 áp dụng hành động ban đầu trong tình huống khẩn cấp ngay khi xuất hiện (như cháy,
đâm va, mắc cạn) và hành động khi có hậu quả tức thì của tình huống khẩn cấp;

.8 áp dụng hành động ban đầu trong trường hợp trục trặc hoặc hư hỏng các bộ phận
quan trọng của thiết bị hay trang bị ( như hệ thống máy lái, máy phát điện, hệ thống
hàng hải);

.9 thực hiện thông tin liên lạc, phát các tín hiệu thính giác và thị giác, trong trường hợp
thông thường và tình huống khẩn cấp;

.10 giám sát và vận hành các hệ thống an toàn và báo động, bao gồm thông báo nội bộ.

12 Đánh giá khả năng và kỹ năng trong trực ca hàng hải phải:

405
.1 tiến hành đánh giá theo các tiêu chí năng lực đối với các chức năng hàng hải nêu ở
bảng A-II/1;

.2 đảm bảo tất cả ứng viên phải hoàn thành nhiệm vụ trực ca hàng hải theo các Nguyên
tắc để tuân thủ duy trì ca trực hàng hải an toàn (đoạn 4.1, mục A-VIII/2), và Hướng
dẫn duy trì ca trực hàng hải an toàn ( đoạn 4.1, mục B-VIII/2).

Đánh giá năng lực

13 Tiêu chuẩn năng lực phải đạt được để được chứng nhận là sỹ quan phụ trách ca trực hàng
hải được nêu trong bảng A-II/1. Tiêu chuẩn quy định rõ kiến thức và kỹ năng cần thiết và việc
vận dụng kiến thức và kỹ năng đó cho các tiêu chuẩn tính năng trên tàu.

14 Phạm vi kiến thức ẩn chứa trong khái niệm về năng lực. Vì vậy, đánh giá năng lực cần phải
bao quát hơn các yêu cầu kỹ thuật đơn thuần của công việc, kỹ năng và nhiệm vụ phải thực hiện
và phải phản ánh rộng hơn các khía cạnh cần thiết để đáp ứng kỳ vọng về năng lực của một sỹ
quan tàu biển. Nó bao gồm kiến thức, lý thuyết, nguyên lý và kỹ năng nhận thức tương ứng, tùy
theo sự biến đổi, đặt nền móng cho mức độ của năng lực. Nó cũng bao hàm trình độ chuyên môn
nghiệp vụ phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và tại sao phải làm. Làm như vậy, sẽ giúp
đảm bảo cho học viên có thể:

.1 đủ năng lực làm việc ở các tàu khác nhau và vượt qua các hoàn cảnh khác nhau;

.2 dự đoán, chuẩn bị và đối phó với các tình huống bất ngờ;

.3 thích ứng với các yêu cầu mới và thay đổi.

15 Tiêu chí để đánh giá năng lực (cột 4 của bảng A-II/1) xác định, theo kết quả ban đầu, các
khía cạnh thiết yếu của đặc tính năng lực. Chúng được diễn giải sao cho để việc đánh giá đặc
tính năng lực của ứng viên được thực hiện trực tiếp với họ và để ghi vào sổ ghi nhận đào tạo
huấn luyện.

16 Đánh giá năng lực là quá trình của:

.1 tập hợp các bằng chứng có giá trị đầy đủ và tin cậy về kiến thức, sự hiểu biết và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ứng viên để thực hiện công việc, nhiệm vụ,
trách nhiệm nêu trong cột 1 , bảng A-II/1;

.2 phán xét các bằng chứng đối với tiêu chí đã thuyết minh trong các tiêu chuẩn.

17 Việc chuẩn bị để đánh giá năng lực phải được thu xếp có xem xét đến các phương pháp
đánh giá khác nhau qua đó, chúng có thể cung cấp các dạng bằng chứng khác nhau về năng lực
của ứng viên, chẳng hạn:

.1 quan sát trực tiếp các hoạt động công việc (bao gồm khi làm việc trên tàu);

.2 thử kỹ năng / khả năng chuyên môn / năng lực;

.3 các đề án và phân công;

.4 kinh nghiệm trước đó;

406
.5 kỹ thuật vấn đáp bằng viết, nói và trên vi tính *.

18 Một hoặc nhiều hơn trong bốn phương pháp được nêu ở trên phải được sử dụng một cách
biến hóa để cung cấp các bằng chứng kiến thức và sự hiểu biết cần thiết.

Đào tạo hàng hải thiên văn

19 Các lĩnh vực sau đây tóm tắt các chương trình đào tạo mang tính khuyến nghị về hàng hải
thiên văn:

.1 điều chỉnh chính xác sextant để chỉnh định các sai số;

.2 xác định số đọc đã hiệu chỉnh của độ cao thiên thể đo bằng sextant;

.3 sử dụng một phương pháp lựa chọn thích hợp cho tính toán thu hẹp thời gian quan
sát chính xác;

.4 tính toán thời gian đo độ cao mặt trời qua thiên kinh tuyến thượng;

.5 tính toán vĩ độ bằng sao Polaris hoặc bằng độ cao mặt trời qua thiên kinh tuyến
thượng;

.6 đồ giải chính xác các đường vị trí để xác định vị trí tàu;

.7 xác định thời điểm mặt trời mọc và lặn bằng phương pháp tùy chọn;

.8 nhận dạng và lựa chọn thiên thể phù hợp nhất vào hoàng hôn hoặc bình minh;

.9 sử dụng phương pháp tùy chọn để xác định sai số la bàn bằng phương vị hoặc độ
cao thiên thể,

.10 Thiên văn hàng hải là cần thiết để hỗ trợ cho yêu cầu về năng lực trong các đoạn
19.1 đến 19.9 ở trên .

20 Đào tạo hàng hải thiên văn có thể bao gồm việc sử dụng lịch thiên văn hàng hải điện tử
và phần mềm tính toán hàng hải thiên văn.

Mục B-II/2
Hướng dẫn về chứng nhận cho thuyền trưởng và đại phó trên tàu có tổng dung tích 500 trở lên

(xem hướng dẫn ở mục B-II/1)

Mục B-II/3
Hướng dẫn về chứng nhận cho sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải và thuyền trưởng trên tàu có
tổng dung tích nhỏ hơn 500

(xem hướng dẫn phần B-II/1)

*
Các chương trình mẫu của của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.

407
Mục B-II/4
Hướng dẫn đào tạo huấn luyện và chứng nhận cho thủy thủ là thành phần của ca trực hàng hải

1 Ngoài các yêu cầu nêu ở bảng A-II/4 của Bộ luật này, khuyến khích Thành viên Công ước, vì
lý do an toàn, trong đào tạo huấn luyện thủy thủ cấu thành một bộ phận của ca trực hàng hải
phải bao gồm các nội dung sau đây:

.1 kiến thức cơ bản về Quy tắc quốc tế ngăn ngừa đâm va 1972, đã sửa đổi;

.2 thả thang hoa tiêu;

.3 hiểu các lệnh lái của hoa tiêu bằng tiếng Anh;

.4 đào tạo huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu;

.5 nhiệm vụ hỗ trợ khi cặp, rời cầu, phao, và trong hoạt động lai dắt;

.6 kiến thức cơ bản về neo tàu;

.7 kiến thức cơ bản về hàng nguy hiểm;

.8 kiến thức cơ bản về các quy trình chất xếp kho chứa trên tàu;

.9 kiến thức cơ bản về bảo dưỡng phần boong và dụng cụ trên boong.

Mục B-II/5
Hướng dẫn về chứng nhận cho thủy thủ bậc cao

Đào tạo huấn luyện trên tàu phải dược ghi vào trong Sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện được phê
duyệt.

408
Chương III
Hướng dẫn cho bộ phận máy

Mục B-III/1
Hướng dẫn về chứng nhận cho sỹ quan máy phụ trách ca trực máy trong buồng máy
có người trực hoặc sỹ quan được chỉ định nhiệm vụ trong buồng không có người trực ca

1 Trong bảng A-III/1, các công cụ được đề cập bao gồm các dụng cụ cầm tay, các thiết bị đo
đạc chung, máy tiện, máy khoan, thiết bị hàn và máy cán, nơi tương ứng.
2 Đào tạo huấn luyện kỹ năng tay nghề xưởng tổng hợp trên bờ được thực hiện theo thể chế
đào tạo huấn luyện hoặc tay nghề xưởng tổng hợp được phê duyệt.

3 Đào tạo huấn luyện trên tàu phải được ghi vào sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện bởi người
người đánh giá đủ tư cách.

Mục B-III/2
Hướng dẫn về chứng nhận cho máy trưởng và sỹ quan
máy hai của tàu có công suất máy chính từ 3,000 kW trở lên

(Không có điều khoản)

Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện nhân viên kỹ thuật cơ khí có trách nhiệm
quản lý về vận hành và an toàn trang bị năng lượng điện trên 1,000 volt trở lên

1 Đào tạo nhân viên kỹ thuật cơ khí có trách nhiệm quản lý về vận hành và an toàn trang bị
năng lượng điện trên 1,000 volt trở lên, ít nhất phải bao gồm:

.1 các yêu cầu về chức năng, vận hành và an toàn đối với hệ thống cao áp hàng hải;

.2 chỉ định nhân viên có đủ tư cách để thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa kết cầu
chuyển mạch cao áp các loại khác nhau;

.3 áp dụng hành động cần thiết khắc phục lỗi trong hệ thống cao áp;

.4 đưa ra phương pháp chuyển mạch để cách điện các thành phần trong hệ thống cao
áp;

.5 lựa chọn phương tiện phù hợp để cách điện và thử nghiệm các thiết bị cao áp;

.6 thực hiện quy trình chuyển mạch và cách điện hệ thống cao áp, chuẩn bị các văn bản
an toàn điện;

.7 thực hiện thử nghiệm các chỉ số trở kháng cách điện và chỉ số phân cực trên các
thiết bị cao áp.

Mục B-III/3
Hướng dẫn chứng nhận đối với máy trưởng và sỹ quan máy hai cho tàu có công suất máy chính từ
750 kW đến 3,000 kW

(Không có điều khoản)

409
Mục B-III/4
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện và chứng nhận cho thợ máy cấu thành
thành phần của ca trực máy trong buồng máy có người trực hoặc được
chỉ định thực hiện nhiệm vụ trong buồng máy không có người trực

1 Ngoài các yêu cầu nêu ở mục A-III/4 của Bộ luật này, khuyến khích Thành viên Công ước, vì
lý do an toàn, chương trình đào tạo huấn luyện thợ máy phải bao gồm các mục sau đây:

.1 kiến thức cơ bản về vận hành bơm thông thường như các hệ thống bơm la canh,
nước dằn và hàng hóa;

.2 kiến thức cơ bản về các trang bị điện và các nguy hiểm liên quan;

.3 kiến thức cơ bản về bảo dưỡng và sửa chữa máy và công cụ trong buồng máy;

.4 kiến thức cơ bản về chất xếp và sắp xếp kho tàng trên tàu.

Mục B-III/5
Hướng dẫn về chứng nhận cho thợ máy bậc cao

Đào tạo huấn luyện trên tàu phải được ghi vào sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện.

Mục B-III/6
Hướng dẫn về đào tạo và chứng nhận cho sỹ quan kỹ thuật- điện tử

Ngoài các yêu cầu nêu trong bảng A-III/6 của Bộ luật này, khuyến khích Thành viên Công ước
xem xét nghị quyết A.702(17) liên quan đến các hướng dẫn bảo dưỡng vô tuyến GMDSS trong
chương trình đào tạo huấn luyện của họ.

Mục B-III/7
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện và chứng nhận cho thợ kỹ thuật-điện tử

(không có điều khoản)

410
Chương IV
Hướng dẫn về thông tin liên lạc vô tuyến và sỹ quan vô tuyến

Mục B-IV/1
Hướng dẫn áp dụng chương IV

(không có điều khoản)

Mục B-IV/2
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện và chứng nhận cho sỹ quan vô tuyến GMDSS

Đào tạo huấn luyện liên quan giấy chứng nhận vô tuyến điện tử cấp 1

Tổng quát

1 Trước khi được đào tạo, ứng viên phải được đánh giá phù hợp sức khỏe, đặc biệt là tai
nghe, mắt nhìn và nói.

2 Đào tạo huấn luyện phải phù hợp với các điều khoản của Công ước STCW, các quy định
trong Quy định vô tuyến kèm theo Công ước viễn thông quốc tế và các quy định của Công ước
quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS), đang có hiệu lực, với các lưu ý đặc biệt trong
các quy định của GMDSS. Khi triển khai các yêu cầu đào tạo huấn luyện cần phải xem xét kiến
thức và đào tạo tối thiểu đối với các yêu cầu về đào tạo huấn luyện và kiến thức được nêu ở đoạn
3 tới 14 dưới đây.

Lý thuyết

3 Kiến thức về nguyên lý tổng quát và các yếu tố cơ bản cần thiết cho việc sử dụng an toàn và
hiệu quả các hệ thống thành phần và thiết bị cần thiết trong GMDSS, hỗ trợ đầy đủ các quy định
về đào tạo thực hành nêu tại đoạn 13.

4 Kiến thức về sử dụng, vận hành và các lĩnh vực dịch vụ của hệ thống thành phần của
GMDSS, bao gồm đặc tính của hệ thống tin vệ tinh, hệ thống cảnh báo hàng hải và khí tượng
thông tin khí tượng và hàng hải, và việc chọn lựa chu trình thông tin thích hợp.

5 Kiến thức nguyên lý điện, và lý thuyết vô tuyến điện tử đủ để đáp ứng các quy định nêu
trong các đoạn 6 đến 10 dưới đây.

6 Kiến thức lý thuyết tổng quát về thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến GMDSS bao gồm hệ
thống điện báo in trực tiếp băng thông hẹp, các máy phát và thu thoại vô tuyến, thiết bị gọi chọn
số, các trạm tàu bờ, phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), các hệ thống anten hàng hải,
các thiết bị vô tuyến cho phương tiện cứu sinh cùng tất cả các thiết bị phụ, bao gồm nguồn cung
cấp điện, cũng như kiến thức tổng quát về các thiết bị khác dùng trong vô tuyến hàng hải, đặc
biệt lưu ý việc duy trì cho thiết bị hoạt động.

7 Kiến thức chung về các yếu tố ảnh hưởng độ tin cậy, hiệu dụng, các quy trình bảo dưỡng và
sử dụng thích hợp các thiết bị thử.

8 Kiến thức chung các bộ vi xử lý và dùng các bộ vi xử lý chẩn đoán lỗi trong hệ thống.

411
9 Kiến thức chung các hệ thống điều khiển trong thiết bị vô tuyến GMDSS bao gồm các phép
thử và phân tích.

10 Kiến thức chung sử dụng phần mềm máy tính cho thiết bị vô tuyến GMDSS và các phương
pháp sửa lỗi gây nên bởi mất kiểm soát phần mềm của thiết bị.

Các quy định và văn bản

11 KIến thức về:

.1 Công ước SOLAS và Quy định vô tuyến, đặc biệt nhấn mạnh về:

.1.1 thông tin liên lạc cứu nạn, khẩn cấp và an toàn;

.1.2 tránh làm nhiễu gây hại, đặc biệt các đường truyền thông tin cứu nạn và an
toàn;

.1.3 ngăn chặn việc phát sóng trái phép;

.2 các văn bản khác liên quan đến quy trình vận hành và thông tin liên lạc cho cứu nạn,
an toàn, các dịch vụ thông tấn công cộng, bao gồm chi phí, cảnh báo hàng hải, phát
thời tiết qua Dịch vụ di động hàng hải và Dịch vụ vệ tinh di động hàng hải;

.3 sử dụng Bộ luật thông hiệu quốc tế và Thành ngữ thông tin liên lạc hàng hải chuẩn
(Standard Marine Communication Phrases) của IMO.

Trực canh và các quy trình

12 Kiến thức và đào tạo huấn luyện về:

.1 qui trình liên lạc và phương pháp ngăn chặn nhiễu gây hại ở hệ thống thành phần của
GMDSS;

.2 các quy trình sử dụng thông tin dự đoán-truyền sóng để thiết lập tần số tối ưu cho
thông tin liên lạc;

.3 trực canh thông tin liên lạc vô tuyến thích hợp đối với tất cả các hệ thống thành phần
của GMDSS, trao đổi đường truyền thông tin vô tuyến điện, đặc biệt các quy trình cứu
nạn, khẩn cấp và an toàn và ghi lưu nhật ký vô tuyến;

.4 sử dụng bảng chữ cái quốc tế;

.5 theo dõi tần số cứu nạn trong khi đồng thời theo dõi hoặc làm việc với ít nhất một tần
số khác;

.6 hệ thống báo cáo của tàu và các quy trình;

.7 các quy trình thông tin liên lạc vô tuyến điện trong Sổ tay tìm kiếm và cứu nạn của
hàng không và hàng hải quốc tế (IAMSAR);

.8 hệ thống y tế vô tuyến và các quy trình;

.9 nguyên nhân các báo động cứu nạn giả và biện pháp phòng tránh* 27.

27* Xem COM/Circ.127 – Hướng dẫn tránh báo động cứu nạn giả

412
Thực hành

13 Đào tạo huấn luyện thực hành, được hỗ trợ bởi các phòng thí nghiệm, phải cung cấp:

.1 cách vận hành chính xác và hiệu quả các hệ thống thành phần GMDSS trong điều kiện
truyền sóng thông thường và trong điều kiện can nhiễu điển hình;

.2 cách vận hành an toàn tất cả các thiết bị thông tin GMDSS và trang thiết bị phụ trợ
bao gồm cả các biện pháp dự phòng an toàn;

.3 kỹ năng gõ bàn phím thích hợp và chính xác để đáp ứng việc trao đổi thông tin;

.4 các kỹ thuật vận hành cho:

.4.1 việc điều chỉnh máy thu và máy phát ở phương thức hoạt động tương ứng bao
gồm gọi chọn số và điện báo in trực tiếp;

.4.2 điều chỉnh anten và hiệu chuẩn nếu cần thiết;

.4.3 sử dụng thiết bị cứu sinh vô tuyến, và

.4.4 sử dụng EPIRB;

.5 lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng anten;

.6 đọc và hiểu các sơ đồ dạng họa đồ, logic, đấu ghép môđun;

.7 sử dụng và chăm sóc các dụng cụ và công cụ thử cần thiết để tiến hành bảo dưỡng
điện tử trên biển ở mức độ thay thế khối hoặc môđun;

.8 kỹ thuật hàn và nhả hàn bằng tay và những hạn chế của nó;

.9 truy tìm và sửa chữa lỗi ở mức thay bo mạch/môđun ;

.10 ghi nhận và điều chỉnh các điều kiện khiến hỏng hóc xảy ra;

.11 quy trình bảo dưỡng cơ bản bao gồm sửa chữa ngăn ngừa và sửa chữa khắc phục cho
tất cả các thiết bị thông tin GMDSS và thiết bị hàng hải;

.12 các phương pháp giảm nhiễu điện và nhiễu điện từ như tiếp đất, màn chắn và phân
nhánh.

Linh tinh

14 Kiến thức và/hoặc đào tạo huấn luyện về:

.1 tiếng anh, viết và nói, đáp ứng trao đổi thông tin liên quan đến an toàn sinh mạng
trên biển;

.2 địa lý thế giới, đặc biệt các tuyến hàng hải chủ yếu, các dịch vụ của trung tâm phối
hợp cứu nạn (RCC) và các tuyến thông tin liên lạc liên quan;

413
.3 cứu người trên biển, vận hành các phương tiện cứu sinh, bè cứu sinh các trang bị
nổi và thiết bị của nó, đặc biệt chú ý các thiết bị cứu sinh vô tuyến;

.4 phòng và chữa cháy, đặc biết lưu ý các trang thiết bị vô tuyến;

.5 các biện pháp bảo vệ an toàn con người và tàu liên quan đến các nguy cơ gắn liền
với thiết bị vô tuyến, bao gồm các nguy cơ về điện, bức xạ, hóa chất và cơ khí;

.6 sơ cứu y tế bao gồm kỹ thuật phục hồi tim

.7 giờ thế giới điều hòa (UTC), múi giờ, đường đổi ngày quốc tế.

Đào tạo huấn luyện liên quan đến Giấy chứng nhận Vô tuyến điện tử cấp 2

Tổng quát

15 Trước khi được đào tạo huấn luyện, ứng viên phải được đánh giá phù hợp sức khỏe, đặc
biệt là tai nghe, mắt nhìn và nói.

16 Đào tạo huấn luyện phải phù hợp với các điều khoản của Công ước STCW, các quy định của
Quy định vô tuyến kèm theo Công ước viễn thông quốc tế và các quy định của Công ước quốc tế
về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS), đang có hiệu lực, với các lưu ý đặc biệt trong các quy
định của GMDSS. Khi triển khai các yêu cầu đào tạo huấn luyện cần phải xem xét kiến thức và
đào tạo huấn luyện tối thiểu nêu ở đoạn 17 tới 28 dưới đây*28.

Lý thuyết

17 Kiến thức về nguyên lý tổng quát và các yếu tố cơ bản cần thiết cho việc sử dụng an toàn và
hiệu quả các hệ thống thành phần và thiết bị cần thiết trong GMDSS, hỗ trợ đầy đủ các quy định
về đào tạo thực hành nêu tại đoạn 27 dưới đây.

18 Kiến thức về sử dụng, vận hành và các lĩnh vực dịch vụ của hệ thống thành phần của
GMDSS, bao gồm đặc tính của hệ thống tin vệ tinh, hệ thống cảnh báo hàng hải và khí tượng
thông tin khí tượng và hàng hải, và việc chọn lựa chu trình thông tin thích hợp.

19 Kiến thức nguyên lý điện, và lý thuyết vô tuyến điện tử đủ để đáp ứng các quy định nêu
trong các đoạn 20 đến 24 dưới sau đây.

20 Kiến thức lý thuyết chung về thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến GMDSS bao gồm hệ thống
điện báo in trực tiếp băng thông hẹp, các máy phát và thu thoại vô tuyến, thiết bị gọi chọn số, các
trạm tàu bờ, phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), các hệ thống anten hàng hải, các thiết
bị vô tuyến cho phương tiện cứu sinh cùng tất cả các thiết bị phụ trợ, bao gồm nguồn cung cấp
điện, cũng như kiến thức tổng quát về các thiết bị khác dùng trong vô tuyến hàng hải, đặc biệt
lưu ý việc duy trì cho thiết bị hoạt động.

21 Kiến thức chung về các yếu tố ảnh hưởng độ tin cậy, hiệu dụng, các quy trình bảo dưỡng và
sử dụng thích hợp các thiết bị thử.

22 Kiến thức chung các bộ vi xử lý và dùng các bộ vi xử lý chẩn đoán lỗi trong hệ thống.

*28
Các chương trình mẫu IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.

414
23 Kiến thức chung các hệ thống điều khiển trong thiết bị vô tuyến GMDSS bao gồm các phép
thử và phân tích.

24 Kiến thức sử dụng phần mềm máy tính cho thiết bị vô tuyến GMDSS và các phương pháp
sửa lỗi gây nên bởi mất kiểm soát phần mềm của thiết bị.

Các quy định và văn bản

25 Kiến thức về:

.1 Công ước SOLAS và Quy định vô tuyến, đặc biệt nhấn mạnh về:

.1.1 thông tin liên lạc cứu nạn, khẩn cấp và an toàn;

.1.2 tránh làm nhiễu gây hại, đặc biệt các đường truyền thông tin cứu nạn và an
toàn;

.1.3 ngăn chặn việc phát sóng trái phép;

.2 các văn bản khác liên quan đến quy trình vận hành và thông tin liên lạc cho cứu nạn,
an toàn, các dịch vụ thông tấn công cộng, bao gồm chi phí, cảnh báo hàng hải, truyền
phát thời tiết qua Dịch vụ di động hàng hải và Dịch vụ vệ tinh di động hàng hải;

.3 sử dụng Bộ luật thông hiệu quốc tế và Thành ngữ thông tin liên lạc hàng hải tiêu
chuẩn (Standard Marine Communication Phrases) của IMO.

Trực canh và các quy trình

26 Phải đào tạo huấn luyện về:

.1 qui trình liên lạc và biện pháp ngăn chặn nhiễu gây hại ở hệ thống thành phần của
GMDSS;

.2 các quy trình sử dụng thông tin dự đoán-truyền sóng để thiết lập tần số tối ưu cho
thông tin liên lạc;

.3 trực canh thông tin liên lạc vô tuyến thích hợp đối với tất cả các hệ thống thành phần
của GMDSS, trao đổi đường truyền thông tin vô tuyến, đặc biệt các quy trình cứu nạn,
khẩn cấp và an toàn và ghi lưu nhật ký vô tuyến;

.4 sử dụng bảng chữ cái quốc tế;

.5 theo dõi tần số cứu nạn trong khi đồng thời theo dõi hoặc làm việc với ít nhất một tần
số khác;

.6 hệ thống báo cáo của tàu và các quy trình;

.7 các quy trình thông tin liên lạc vô tuyến điện trong Sổ tay tìm kiếm và cứu nạn của
hàng không và hàng hải quốc tế (IAMSAR);

.8 hệ thống y tế vô tuyến và các quy trình;

415
.9 nguyên nhân các báo động cứu nạn giả và biện pháp phòng tránh *.

Thực hành

27 Đào tạo huấn luyện thực hành, được hỗ trợ bởi các phòng thí nghiệm, phải cung cấp:

.1 vận hành chính xác và hiệu quả các hệ thống thành phần GMDSS trong điều kiện
truyền sóng thông thường và trong điều kiện can nhiễu điển hình;

.2 vận hành an toàn tất cả các thiết bị thông tin GMDSS và trang thiết bị phụ trợ bao
gồm cả các biện pháp dự phòng an toàn;

.3 kỹ năng gõ bàn phím thích hợp và chính xác để đáp ứng việc trao đổi thông tin;

.4 các kỹ thuật vận hành cho:

.4.1 việc điều chỉnh máy thu và máy phát ở phương thức hoạt động tương ứng bao
gồm gọi chọn số và điện báo in trực tiếp;

.4.2 điều chỉnh anten và hiệu chuẩn nếu cần thiết;

.4.3 sử dụng thiết bị cứu sinh vô tuyến, và

.4.4 sử dụng EPIRB;

.5 lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng anten, thích hợp;

.6 đọc và hiểu các sơ đồ dạng họa đồ, logic, đấu ghép môđun;

.7 sử dụng và chăm sóc các dụng cụ và công cụ thử cần thiết để tiến hành bảo dưỡng
điện tử trên biển ở mức độ thay thế khối hoặc môđun;

.8 kỹ thuật hàn và nhả hàn bằng tay và những hạn chế của nó;

.9 truy tìm và sửa chữa lỗi ở mức bo mạch/môđun ;

.10 ghi nhận và điều chỉnh các điều kiện khiến hỏng hóc xảy ra;

.11 quy trình bảo dưỡng cơ bản bao gồm sửa chữa ngăn ngừa và sửa chữa khắc phục cho
tất cả các thiết bị thông tin GMDSS và thiết bị hàng hải;

.12 các phương pháp giảm nhiễu điện và nhiễu điện từ như tiếp đất, màn chắn và phân
nhánh.

Linh tinh

28 Kiến thức và/hoặc đào tạo huấn luyện về:

.1 tiếng Anh, cả viết và nói, đáp ứng trao đổi thông tin liên quan đến an toàn sinh mạng
trên biển;

*
Xem COM/Circ.127 – Các hướng dẫn để tránh báo động cứu nạn giả.

416
.2 địa lý thế giới, đặc biệt các tuyến hàng hải chủ yếu, các dịch vụ của trung tâm phối
hợp cứu nạn (RCC) và các tuyến thông tin liên lạc liên quan;

.3 cứu người trên biển, vận hành các phương tiện cứu sinh, bè cứu sinh các trang bị nổi
và thiết bị của nó, đặc biệt chú ý các thiết bị cứu sinh vô tuyến;

.4 phòng và chữa cháy, đặc biệt lưu ý các trang thiết bị vô tuyến;

.5 các biện pháp bảo vệ an toàn con người và tàu liên quan đến các nguy cơ gắn liền với
thiết bị vô tuyến, bao gồm các nguy cơ về điện, bức xạ, hóa chất và cơ khí;

.6 sơ cứu y tế bao gồm kỹ thuật phục hồi tim

.7 giờ thế giới điều hòa (UTC), múi giờ, đường đổi ngày quốc tế.

Đào tạo huấn luyện đối với Giấy chứng nhận sỹ quan vô tuyến tổng quát

Tổng quát

29 Trước khi được đào tạo, ứng viên phải được đánh giá sự phù hợp sức khỏe, đặc biệt là tai
nghe, mắt nhìn và nói.

30 Đào tạo huấn luyện phải phù hợp với các điều khoản của Công ước STCW, các quy định
trong Quy định vô tuyến kèm theo Công ước viễn thông quốc tế và các quy định của Công ước
quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS), đang có hiệu lực, với các lưu ý đặc biệt trong
các quy định của GMDSS. Khi triển khai các yêu cầu đào tạo cần phải xem xét kiến thức và đào
tạo tối thiểu đến các yêu cầu về đào tạo huấn luyện và kiến thức nêu ở đoạn 31 tới 36 dưới
đây*29.

Lý thuyết

31 Kiến thức về nguyên lý tổng quát và các yếu tố cơ bản cần thiết cho việc sử dụng an toàn và
hiệu quả các hệ thống thành phần và thiết bị cần thiết trong GMDSS, hỗ trợ đầy đủ các quy định
về đào tạo thực hành nêu tại đoạn 35 dưới đây.

32 Kiến thức về sử dụng, vận hành và các lĩnh vực dịch vụ của hệ thống thành phần của
GMDSS, bao gồm đặc tính của hệ thống tin vệ tinh, hệ thống cảnh báo hàng hải và khí tượng
thông tin khí tượng và hàng hải, và việc chọn lựa chu trình thông tin thích hợp.

Các quy định và văn bản

33 Kiến thức về:

.1 Công ước SOLAS và Quy định vô tuyến, đặc biệt nhấn mạnh về:

.1.1 thông tin liên lạc cứu nạn, khẩn cấp và an toàn;

.1.2 tránh làm nhiễu gây hại, đặc biệt các đường truyền thông tin cứu nạn và an
toàn;

29 *
Các chương trình mẫu IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học

417
.1.3 ngăn chặn việc phát sóng trái phép;

.2 các văn bản khác liên quan đến quy trình vận hành và thông tin liên lạc cho cứu nạn,
an toàn, các dịch vụ thông tấn công cộng, bao gồm chi phí, cảnh báo hàng hải, phát
thời tiết qua Dịch vụ di động hàng hải và Dịch vụ vệ tinh di động hàng hải;

.3 sử dụng Bộ luật thông hiệu quốc tế và Thành ngữ thông tin liên lạc hàng hải chuẩn
(Standard Marine Communication Phrases) của IMO.

Trực canh và các quy trình

34 Đào tạo huấn luyện về:

1 qui trình liên lạc và kỷ luật ngăn chặn nhiễu gây hại ở hệ thống thành phần của
GMDSS;

.2 các quy trình sử dụng thông tin dự đoán-truyền sóng để thiết lập tần số tối ưu cho
thông tin liên lạc;

.3 trực canh thông tin liên lạc vô tuyến thích hợp đối với tất cả các hệ thống thành phần
của GMDSS, trao đổi đường truyền thông tin vô tuyến, đặc biệt các quy trình cứu nạn,
khẩn cấp và an toàn và ghi lưu nhật ký vô tuyến;

.4 sử dụng bảng chữ cái quốc tế;

.5 theo dõi tần số cứu nạn trong khi đồng thời theo dõi hoặc làm việc với ít nhất một tần
số khác;

.6 hệ thống báo cáo của tàu và các quy trình;

.7 các quy trình thông tin liên lạc vô tuyến điện trong Sổ tay tìm kiếm và cứu nạn của
hàng không và hàng hải quốc tế (IAMSAR);

.8 hệ thống y tế vô tuyến và các quy trình;

.9 nguyên nhân các báo động cứu nạn giả và biện pháp phòng tránh *.

Thực hành

35 Đào tạo huấn luyện thực hành, được hỗ trợ bởi các phòng thí nghiệm, phải cung cấp:

.1 vận hành chính xác và hiệu quả các hệ thống thành phần GMDSS trong điều kiện
truyền sóng thông thường và trong điều kiện can nhiễu điển hình;

.2 vận hành an toàn tất cả các thiết bị thông tin GMDSS và trang thiết bị phụ trợ bao
gồm cả các biện pháp dự phòng an toàn;

.3 kỹ năng gõ bàn phím thích hợp và chính xác để đáp ứng việc trao đổi thông tin;

.4 các kỹ thuật vận hành cho:

* Xem COM/Circ.127 – Các hướng dẫn để tránh báo động cứu nạn giả.

418
.4.1 việc điều chỉnh máy thu và máy phát ở phương thức hoạt động tương ứng bao
gồm gọi chọn số và điện báo in trực tiếp;

.4.2 điều chỉnh anten và hiệu chuẩn nếu cần thiết;

.4.3 sử dụng thiết bị cứu sinh vô tuyến, và

.4.4 sử dụng EPIRB;

Linh tinh

36 Kiến thức và/hoặc đào tạo huấn luyện về:

.1 tiếng Anh, viết và nói, đáp ứng trao đổi thông tin liên quan đến an toàn sinh mạng
trên biển;

.2 địa lý thế giới, đặc biệt các tuyến hàng hải chủ yếu, các dịch vụ của trung tâm phối
hợp cứu nạn (RCC) và các tuyến thông tin liên lạc liên quan;

.3 cứu người trên biển, vận hành các phương tiện cứu sinh, bè cứu sinh các trang bị
nổi và thiết bị của nó, đặc biệt chú ý các thiết bị cứu sinh vô tuyến;

.4 phòng và chữa cháy, đặc biết lưu ý các trang thiết bị vô tuyến;

.5 các biện pháp bảo vệ an toàn con người và tàu liên quan đến các nguy cơ gắn liền
với thiết bị vô tuyến, bao gồm các nguy cơ về điện, bức xạ, hóa chất và cơ khí;

.6 sơ cứu y tế bao gồm kỹ thuật phục hồi tim

.7 giờ thế giới điều hòa (UTC), múi giờ, đường đổi ngày quốc tế.

Đào tạo huấn luyện đối với Giấy chứng nhận sỹ quan vô tuyến hạn chế

Tổng quát

37 Trước khi được đào tạo, ứng viên phải được đánh giá sự phù hợp sức khỏe, đặc biệt là tai
nghe, mắt nhìn và nói.

38 Đào tạo huấn luyện phải phù hợp với các điều khoản của Công ước STCW, các quy định
trong Quy định vô tuyến kèm theo Công ước viễn thông quốc tế và các quy định của Công ước
quốc tế về an toàn tính mạng trên biển (SOLAS), đang có hiệu lực, với các lưu ý đặc biệt trong
các quy định của GMDSS. Khi triển khai các yêu cầu đào tạo cần phải xem xét kiến thức và đào
tạo tối thiểu đến các yêu cầu về đào tạo huấn luyện nêu ở đoạn 39 tới 44 dưới đây*.

Lý thuyết

39 Kiến thức về các nguyên lý chung và các yếu tố cơ bản bao gồm sự hạn chế tầm xa của VHF
và hiệu ứng chiều ao anten cần thiết cho sử dụng an toàn và hiệu quả tất cả các hệ thống thành
phần và thiết bị theo yêu cầu của GMDSS trong vùng biển A1, hỗ trợ đầy đủ cho đào tạo huấn
luyện nêu ở đoạn 43 dưới đây.

419
40 Kiến thức sử dụng, vận hành và dịch vụ trong khu vực hệ thống thành phần của GMDSS
vùng biển A1 ví dụ hệ thống cảnh báo hàng hải và khí tượng và các chu trình thông tin liên lạc
tương ứng.

41 Kiến thức về:

.1 Công ước SOLAS và Quy định vô tuyến, đặc biệt nhấn mạnh về:

.1.1 thông tin liên lạc cứu nạn, khẩn cấp và an toàn;

.1.2 tránh làm nhiễu gây hại, đặc biệt các đường truyền thông tin cứu nạn và an
toàn;

.1.3 ngăn chặn việc phát sóng trái phép;

.2 các văn bản liên quan đến quy trình vận hành và thông tin liên lạc cho cứu nạn, an
toàn, các dịch vụ thông tấn công cộng, bao gồm chi phí, cảnh báo hàng hải, phát thời
tiết qua Dịch vụ di động hàng hải trong vùng biển A1;

.3 sử dụng Bộ luật thông hiệu quốc tế và Thành ngữ thông tin liên lạc hàng hải chuẩn
(Standard Marine Communication Phrases) của IMO.

Trực canh và các quy trình

42 Đào tạo huấn luyện phải cung cấp:

.1 các quy trình thông tin liên lạc và giảie pháp để ngăn chặn nhiễu gây hại cho các hệ
thống thành phần của GMDSS trong vùng biển A1;

.2 quy trình thông tin liên lạc VHF nhằm:

.2.1 trực canh thông tin liên lạc vô tuyến, trao đổi đường truyền thông tin liên lạc,
đặc biệt liên quan đến quy trình cứu nạn, khẩn cấp và an toàn và ghi lưu nhật
ký vô tuyến;

.2.2 theo dõi một tần số cứu nạn trong khi đồng thời theo dõi hoặc làm việc với ít
nhất một tần số khác;

.2.3 hệ thống gọi chọn số.

.3 sử dụng bảng chữ cái quốc tế;

.4 hệ thống báo cáo của tàu và các quy trình;

.5 quy trình thông tin liên lạc vô tuyến VHF theo IAMSAR ;

.6 hệ thống y tế vô tuyến và các quy trình;

.7 nguyên nhân báo động cứu nạn giả và các biện pháp phòng tránh. *

*
Xem COM/Circ.127 – Các hướng dẫn để tránh cảnh báo giả.

420
Thực hành

43 Đào tạo huấn luyện thực hành phải cung cấp:

.1 cách vận hành chính xác và hiệu quả các hệ thống thành phận của GMDSS trong vùng
biển A1 trong điều kiện truyền sóng thông thường và điều kiện can nhiễu điển hình;

.2 cách vận hành an toàn các thiết bị thông tin liên lạc GMDSS và các thiết bị phụ trợ
bao gồm cả các dự phòng an toàn;

.3 kỹ thuật vận hành cho việc sử dụng:

.3.1 VHF, bao gồm điều chỉnh kênh, tạp âm và phương thức, theo tương ứng;

.3.2 các trang bị cứu sinh vô tuyến;

.3.3 EPIRB;

.3.4 máy thu NAVTEX.

Linh tinh

44 Kiến thức và/hoặc đào tạo huấn luyện về:

.1 tiếng Anh, viết và nói, đáp ứng trao đổi thông tin liên quan đến an toàn sinh mạng
trên biển;

.2 địa lý thế giới, đặc biệt các tuyến hàng hải chủ yếu, các dịch vụ của trung tâm phối
hợp cứu nạn (RCC) và các tuyến thông tin liên lạc liên quan;

.3 cứu người trên biển, vận hành các phương tiện cứu sinh, bè cứu sinh các trang bị nổi
và thiết bị của nó, đặc biệt chú ý các thiết bị cứu sinh vô tuyến;

.4 phòng và chữa cháy, đặc biết lưu ý các trang thiết bị vô tuyến;

.5 các biện pháp bảo vệ an toàn con người và tàu liên quan đến các nguy cơ gắn liền với
thiết bị vô tuyến, bao gồm các nguy cơ về điện, bức xạ, hóa chất và cơ khí;

.6 sơ cứu y tế bao gồm kỹ thuật phục hồi tim

.7 giờ thế giới điều hòa (UTC), múi giờ, đường đổi ngày quốc tế.

Đào tạo huấn luyện cho bảo dưỡng trang bị GMDSS trên tàu

Tổng quát

45 Tham chiếu yêu cầu bảo dưỡng theo quy định IV/15 của công ước SOLAS và nghị quyết
A.702(17) của IMO về Hướng dẫn bảo dưỡng vô tuyến cho GMDSS trong vùng biển A3 và A4,
bao gồm quy định sau đây trong phần phụ lục:

“4.2 Người được chỉ định các chức năng bảo dưỡng điện tử trên biển phải, hoặc có giấy
chứng nhận tương ứng như trình bày trong Quy định vô tuyến, theo yêu cầu, hoặc
có kỹ năng bảo dưỡng điện tử trên biển tương đương, có thể được chứng nhận bởi Chính

421
quyền hành chính, có xem xét khuyến cáo của Tổ chức về việc đào tạo huấn luyện cho
những nhân viên này.”

46 Hướng dẫn về kỹ năng bảo dưỡng tương đương dưới đây nhằm cung cấp cho Chính quyền
hành chính áp dụng thích hợp.

47 Việc đào tạo huấn luyện theo khuyến nghị dưới đây không nhằm làm cho bất cứ ai có đủ tư
cách trở thành sỹ quan thiết bị vô tuyến GMDSS mà người đó không sử hữu giấy chứng nhận sỹ
quan vô tuyến tương ứng.

Đào tạo huấn luyện bảo dưỡng tương đương


cho Giấy chứng nhận vô tuyến điện tử cấp 1

48 Để xác định chương trình đào tạo tương đương với các yếu tố của Giấy chứng nhận Vô
tuyến điện tử cấp 1:

.1 nội dung lý thuyết phải bao trùm ít nhất các chủ đề cho ở đoạn 3 đến đoạn 10;

.2 nội dung thực hành phải bao trùm ít nhất các chủ đề cho ở đoạn 27 ;

.3 các kiến thức còn lại phải bao trùm ít nhất các chủ đề cho ở đoạn 14.

Đào tạo huấn luyện bảo dưỡng tương đương


cho Giấy chứng nhận Vô tuyến điện tử cấp 2

49 Để xác định chương trình đào tạo huấn luyện tương đương cho Giấy chứng nhận Vô tuyến
điện tử cấp hai, bao gồm:

.1 nội dung lý thuyết phải bao trùm ít nhất các chủ đề cho ở đoạn 17 đến đoạn 24;

.2 nội dung thực hành phải bao trùm ít nhất các chủ đề cho ở đoạn 27 ;

.3 các kiến thức phải bao trùm ít nhất các chủ đề cho ở đoạn 28

422
Chương V
Hướng dẫn về yêu cầu đào tạo huấn luyện
đặc biệt cho thuyền viên các loại tàu nhất định

Mục B-V/1
Hướng dẫn đào tạo huấn luyện và kỹ năng của thuyền viên tàu két

Cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp

1 Thuật ngữ “cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp ” được sử dụng ở đoạn 3 và 5 của quy định
V/1-1 và đoạn 3 của quy định V/1-2 có nghĩa là một người có khả năng ra quyết định về bốc
hàng, dỡ hàng, chăm sóc hàng khi vận chuyển, tác nghiệp hàng hóa, dọn vệ sinh két hàng và các
hoạt động khác liên quan đến hàng hóa.

Đào tạo huấn luyện làm quen cho thuyền viên trên các loại tàu két

2 Tất cả thuyền viên tàu két phải qua đào tạo làm quen trên tàu và, nơi tương ứng, trên bờ
trước khi được chỉ định nhiệm vụ trên tàu, đào tạo phải được thực hiện bởi người có đủ tư cách
chuyên môn có kinh nghiệm về tác nghiệp, các đặc tính của hàng dầu mỏ, hóa chất và khí hóa
lỏng, theo tương ứng, và bao gồm các quy trình an toàn. Đào tạo phải bao gồm tối thiểu các vấn
đề nêu ở đoạn 3 đến đoạn 8 dưới đây.

Các quy định

3 Kiến thức về các quy tắc và quy định quản lý an toàn của thuyền viên trên tàu két ở cảng và
trên biển.

Các nguy cơ sức khỏe và các biện pháp dự phòng được áp dụng

4 Nguy hiểm do tiếp xúc với da, hít thở và nuốt ngẫu nhiên hàng hóa; các đặc tính độc hại của
hàng hóa chuyên chở, tai nạn con người và sơ cứu; danh mục kiểm tra việc được làm và không
được làm.

Phòng và chữa cháy

5 Kiểm soát hút thuốc và hạn chế nấu nướng; nguồn gây cháy; ngăn ngừa cháy và nổ; các
phương pháp chống cháy và thiết bị chữa cháy xách tay và trang bị chữa cháy cố định.

Ngăn ngừa ô nhiễm

6 Các quy trình phải tuân thủ để ngăn chặn ô nhiễm nước và không khí và các biên pháp áp
dụng trong trường hợp tràn hàng.

Thiết bị an toàn và sử dụng

7 Sử dụng đúng quần áo bảo hộ, thiết bị hồi sức các thiết bị thoát hiểm và cấp cứu.

Các quy trình tình huống khẩn cấp

8 Quen thuộc các quy trình về kế hoạch tình huống khẩn cấp.

423
Bằng chứng đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ

9 Thuyền trưởng của các tàu dầu, hóa chất và khí hóa lỏng phải đảm bảo sỹ quan hoặc người
chịu trách nhiệm đầu tiên trên tàu phải sở hữu giấy chứng nhận tương ứng được cấp, xác nhận
và gia hạn theo các yêu cầu ở đoạn 3 của quy định V/1-1, đoạn 5 của quy định V/1-1, hoặc đoạn
3 của quy định V/1-2, và có kinh nghiệm thực tế thời gian gần đây thích hợp trên tàu về loại tàu
két tương ứng để cho phép sỹ quan và người đó thực hiện an toàn nhiệm vụ được chỉ định.

Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện trên tàu được xác nhận

Tổng quát

10 Mục đích của thời gian làm việc trên tàu là để được tiếp nhận đào tạo và kiến thức về vận
chuyển an toàn các loại hàng hóa đặc biệt trên tàu két.

11 Để đáp ứng kinh nghiệm tương ứng cho nhiệm vụ của họ trên tàu két mà họ làm việc như
đề cập ở đoạn 4.2.2 của quy định V/1-1, đoạn 6.2.2 của quy định V/1-1, và đoạn 4.2.2 của quy
định V/1-2, đào tạo trên tàu phải:

.1 nhấn mạnh “kinh nghiệm trao tay” và gắn liền với việc làm của thuyền viên, ví dụ đào
tạo cho bộ phận boong khác biệt với đào tạo cho bộ phận máy;

.2 được đặt dưới sự giám sát của người có đủ kỹ năng và kinh nghiệm về tác nghiệp, đặc
tính và các quy trình an toàn của hàng hóa mà tàu đang vận chuyển;

.3 thực hiện trên tàu két chở các sản phẩm liên quan đến việc lấy giấy chứng nhận/xác
nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ và phải thực hiện việc đó bằng cách cho vận hành
các thiết bị chuyên dụng nhưng có thể trên một hành trình chạy ba lát giữa hai chuyến
hàng là một phần trong thời gian đó.

.4 tham gia ít nhất vào 3 tác nghiệp bốc hàng và dỡ hàng *

.5 ít nhất bao gồm các vấn đề nêu trong “Tiêu chí đào tạo huấn luyện trên tàu” ở đoạn 19
dưới đây.

12 Chương trình đào tạo huấn luyện trên tàu không được làm ảnh hưởng đến các hoạt động an
toàn hoặc khả năng đi biển của tàu

Chương trình đào tạo huấn luyện trên tàu

13 Các học viên phải tận dụng thời gian cho khóa học (ví dụ các học viên không có nhiệm vụ
nào khác ngoài việc thực hiện các chương trình đào tạo và nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp).

14 Chương trình đào tạo trên tàu phải được quản lý và phối hợp bởi công ty quản lý con tàu
mà trên đó học viên hoàn thành thời gian làm việc trên biển và là con tàu mà công ty chỉ định
như là tàu đào tạo huấn luyện ** *

*
Một tác nghiêp bốc hoặc dỡ hàng được coi như là phải bốc hoặc dỡ trên 60% dung tích các két hàng
của tàu. Các lần bốc/dỡ ít hơn số lượng này có thể tính gộp để có số lương tương đương.
*** Một tàu đào tạo huấn luyện được chỉ định là tàu thương mại do công ty chọn thích hợp với mục đích
của hướng dẫn này.

424
15 Bất cứ khi nào các học viên cũng phải biết hai người được xác định chịu trách nhiệm trực
tiếp việc quản lý chương trình đào tạo huấn luyện trên tàu. Thứ nhất là sỹ quan có trình độ
chuyên môn đi biển được đề cập như là “sỹ quan đào tạo huấn luyện trên tàu”, là người được
thuyền trưởng ủy quyền tổ chức, giám sát chương trình đào tạo huấn luyện. Thứ hai là
một người được công ty chỉ định được đề cập như là “sỹ quan đào tạo huấn luyện của công ty",
chịu trách nhiệm chung về chương trình đào tạo huấn luyện và hợp tác với các cơ sở đào tạo
huấn luyện.

16 Các học viên phải được cung cấp sổ ghi nhận huấn luyện có xác nhận để có thể duy trì ghi
nhận đầy đủ việc đào tạo đã thực hiện và kinh nghiệm trên biển. Sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện
này phải được sắp xếp sao cho có thể cung cấp thông tin chi tiết công việc và nhiệm vụ học viên
đã thực hiện và sự tiến bộ trong khi họ hoàn thành công việc. Sau khi hoàn thành đầy đủ và
thuyền trưởng cùng ký tên, sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện có xác nhận sẽ cung cấp bằng chứng
duy nhất rằng chương trình phối hợp đào tạo huấn luyện trên tàu đã hoàn thành để tiến hành
cấp Giấy chứng nhận Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nâng cao về Tác nghiệp hàng hóa tàu két
tương ứng.

17 Trong khi tiến hành chương trình đào tạo trên tàu có phê duyệt, các học viên phải được
hướng dẫn các tác nghiệp bốc, dỡ hàng, chăm sóc hàng khi vận chuyển, dọn vệ sinh két và các tác
nghiệp khác liên quan đến hàng hóa trên tàu két để đảm bảo kinh nghiệm mà họ nhận được tối
thiểu tương đương kinh nghiệm có được trong ba tháng làm việc bình thường.

18 Nếu không đạt được tiêu chí 3 lần bốc hàng và 3 lần dỡ hàng trong vòng một tháng đào tạo
trên tàu thì thời gian đào tạo trên tàu sẽ được kéo dài thêm cho đến khi học viên hoàn thành
chương trình.

Tiêu chí đào tạo huấn luyện trên tàu

19 Đào tạo huấn luyện trên tàu tối thiểu phải cung cấp các kiến thức và kinh nghiệm, tương
ứng với loại tàu được áp dụng, như sau đây:

.1 An toàn

.1.1 Tất cả các loại tàu két

.1 Hệ thống quản lý an toàn của tàu


.2 Thiết bị chống cháy cho các loại hàng hóa riêng biệt và quy trình
.3 Quy trình sơ cứu y tế cho từng loại hàng hóa riêng biệt, cho trong phần
Hướng dẫn sơ cứu y tế khi tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm (MFAG)
.4 Các nguy cơ của tàu/hàng riêng biệt, bao gồm quy định về hút thuốc,
không khí thiếu ô xy, hôn mê và độc tính do hydrocabon.
.5 Hệ thống đánh giá rủi ro
.6 Giấy phép làm việc, bao gồm gia công nóng, quy trình vào không gian kín.
.7 Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động.

1.2 Bổ sung cho các tàu chở khí hóa lỏng

.1 Các nguy hiểm và chú ý liên quan tới việc xử lý và lưu trữ các hàng hóa ở
nhiệt độ đông lạnh

425
.2 Kết cấu, hàng hóa, két hàng và đường ống

.2.1 Các loại tàu két

.1 Kết cấu vỏ/két và các hạn chế


.2 Sự liên kết hàng hóa
.3 Đặc tính và nguy cơ liên quan đến các loại hàng hóa vận chuyển, bao gồm
cách sử dụng Bảng số liệu an toàn vật liệu MSDS
.4 Các rủi ro khi tác nghiệp hàng hóa ( như lọc/khử khí/dọn vệ sinh két) có
thể xảy ra trong hệ thống thông gió khu vực sinh hoạt và các hành động để
giảm thiểu rủi ro này.
.5 Cấu hình của hệ thống hàng hóa và hệ thống nước dằn
.6 Máy bơm và thiết bị liên quan
.7 Các thiết bị chuyên dụng liên quan đến tác nghiệp hàng hóa
.8 Đặc điểm của kết cấu tàu két và ảnh hưởng của nó tới tác nghiệp hàng hóa

.2.2 Bổ sung cho các tàu khí hóa lỏng

.1 Sử dụng ngăn cách, phân ly và khóa hơi để duy trì an toàn khu vực khí gas
.2 Két hàng, vách ngăn trong, không gian cách ly, các van chuyển hoán đường
ống và hệ thống thông hơi
.3 Thiết bị nén hơi hàng hóa và các thiết bị liên quan

.3 Hiệu mớn nước và ổn tính

.3.1 Tất cả các loại tàu két

.1 Thông tin ổn tính của tàu két và thiết bị tính toán


.2 Tầm quan trọng của việc duy trì mức ứng suất trong giới hạn chấp nhận
.3 Nguy hiểm của hiệu ứng mặt thoáng và hiệu ứng “sóng sánh”

.4 Tác nghiệp hàng hóa

.4.1 Các loại tàu két

.1 Lên kế hoạch bốc/chăm sóc khi vận chuyển hàng hóa, các tác nghiêp dỡ
hàng và dằn, bỏ dằn balát
.2 Duy trì ghi lưu
.3 Quy trình khởi động và tắt hệ thống, bao gồm dừng khẩn cấp
.4 Chú ý cần thiết khi bố trí buộc tàu trong quá trình bốc hàng
.5 Yêu cầu tẩy khí, trơ hóa và nguy cơ liên quan
.6 Bốc hàng hóa, bao gồm tác nghiệp châm đầy hàng hóa
.7 Dỡ hàng, bao gồm các tác nghiệp gạn nước và chắt hàng
.8 Giám sát hàng hóa trong quá trình bốc/dỡ, bao gồm lấy mẫu khi có áp
dụng
.9 Hệ thống đo và báo động
.10 Nguy hiểm của phóng tĩnh điện và cách ngăn chặn
.11 Tác nghiệp lấy nước dằn và thải bỏ nước dằn
.12 Các yêu cầu bảo dưỡng, bao gồm kiểm tra sơn lót két hàng

426
.4.2 Bổ sung cho các tàu hóa chất

.1 Polime hóa, sự tương thích của hàng hóa, tương thích của lớp sơn két và
những phản ứng khác
.2 Chức năng của các chất ức chế và chất xúc tác
.3 Sự phân tán hơi/khí ga

.4.3 Bổ sung cho các tàu khí hóa lỏng

.1 Polime hóa, sự tương thích của hàng hóa, tương thích của lớp sơn két và
những phản ứng khác
.2 Chức năng của các chất ức chế và chất xúc tác
.3 Nguyên nhân của áp suất dội và hiệu ứng tăng áp
.4 Sử dụng gas bốc hơi làm nhiên liệu
.5 Sự phân tán hơi/khí ga
.6 Tác nghiệp tẩy rửa và làm lạnh
.7 Vận hành và bảo dưỡng các thiết bị tái hóa lỏng
.8 và sử dụng hệ thống chuyển giao kín

.4.4 Bổ sung cho các tàu chở dầu

.1 Hệ thống rửa bằng dầu thô

.5 Rửa và làm vệ sinh két hàng

.5.1 Các loại két

.1 Hệ thống làm sạch thùng chứa và thiết bị trong thùng chứa


.2 Lên kế hoạch rửa/làm vệ sinh két
.3 Quy trình rửa két, bao gồm tẩy và trơ hóa
.4 Kiểm soát các sản phẩm như cặn/rác thải
.5 Nguy cơ tĩnh điện
.6 Yêu cầu làm sạch
.7 Yêu cầu về bảo dưỡng

.5.2 Bổ sung cho các tàu hóa chất

.1 Loại bỏ các chất ức chế và chất cặn


.2 Sử dụng các chất hấp thụ, dung môi làm sạch và dung môi tẩy rửa

.5.3 Bổ sung cho các tàu khí hóa lỏng

.1 Nhiệt-xử lý hơi/sôi bốc hơi của chất thải lỏng và quá trình xử lý hơi

.6 Hệ thống khí trơ

.6.1 Cho các loại tàu két

.1 Hệ thống khí trơ và các thiết bị lắp trên tàu két


.2 Các nguy cơ liên quan tới két hàng trơ hóa, đặc biệt lưu ý an toàn khi vào
két

427
.3 Tẩy rửa, duy trì khí trơ và tác nghiệp thải khí
.4 Yêu cầu bảo dưỡng

.7 Phòng chống và kiểm soát ô nhiễm

.7.1 Các loại tàu két

.1 Các quy định, văn bản và kế hoạch của quốc tế, quốc gia cờ và công ty
.2 Vận hành các hệ thống và thiết bị phòng chống ô nhiễm tàu két , bao gồm
giám sát việc xả bỏ
.3 Vận hành thiết bị khống chế ô nhiễm của tàu két

.8 Các thiết bị và công cụ phát hiện khí gas

.8.1 Các loại tàu két

.1 Sử dụng và hiệu chuẩn các đồng hồ đo khí ga cố định và xách tay đặc biệt
chú ý thiết bị giám sát khí oxy và hydrocacbon
.2 Vận hành, bảo dưỡng và hạn chế của thiết bị đo mức cao két hàng, hệ
thống báo động mức cao và đo nhiệt độ.

.8.2 Bổ sung cho các tàu khí hóa lỏng

.1 Vận hành và bảo dưỡng thiết bị đo nhiệt độ của vỏ két

.9 Ấn phẩm

.9.1 Các loại tàu két

.1 Ấn phẩm của công ty, quốc gia và quốc tế liên quan đến vận hành của tàu
két, bao gồm SOLAS, MARPOL và các sổ tay hướng dẫn được áp dụng.
.2 Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng riêng đối với các thiết bị trên
tàu
.3 các tiêu chuẩn của ngành được được thiết lập và bộ luật thực hành an toàn
lao động (ICS, OCIMF, SIGTTO)

Mục B-V/1-1
Hướng dẫn đào tạo huấn luyện và kỹ năng cho thuyền trưởng,
sỹ quan và thuyền viên trợ giúp trên tàu chở dầu và hóa chất

Đào tạo huấn luyện cho tàu dầu

20 Đào tạo huấn luyện yêu cầu theo đoạn 2.2 và 4.3 của quy định V/1-1 liên quan đến tàu dầu
phải được lập kế hoạch, thuyết minh rõ ràng mục tiêu của đào tạo huấn luyện cho tất cả các bên
liên quan. Việc đào tạo có thể được thực hiện trên bờ hoặc trên tàu, theo điều kiện tương ứng.
Nó phải được bổ sung bằng hướng dẫn thực hành trên tàu, nơi có điều kiện, ở một cơ sở trang bị
phù hợp trên bờ. Tất cả việc đào tạo và hướng dẫn phải được thực hiện bởi nhân viên có trình
độ chuyên môn và kinh nghiệm nghiệm thích hợp *.

*
Chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị khóa học.

428
21 Sử dụng càng nhiều càng tốt các sổ tay vận hành trên tàu và sổ tay thiết bị, phim và công cụ
hỗ trợ hình ảnh thích hợp, tạo cơ hội để mở ra cuộc thảo luận với bộ phận tổ chức an toàn trên
tàu và vai trò của sỹ quan an toàn và ban an toàn của tàu.

Đào tạo huấn luyện cho tàu hóa chất

22 Đào tạo huấn luyện yêu cầu theo đoạn 2.2 và 6.3 của mục V/1-1 liên quan đến tàu hóa chất
phải được lập kế hoạch, thuyết minh rõ ràng mục tiêu của đào tạo huấn luyện cho tất cả các bên
liên quan. Việc đào tạo có thể được thực hiện trên bờ hoặc trên tàu, theo điều kiện tương ứng.
Nó phải được bổ sung bằng hướng dẫn thực hành trên tàu, nơi có điều kiện, ở một cơ sở trang bị
phù hợp trên bờ. Tất cả việc đào tạo và hướng dẫn phải được thực hiện bởi nhân viên có trình
độ chuyên môn và kinh nghiệm nghiệm thích hợp *

23 Sử dụng càng nhiều càng tốt các sổ tay vận hành trên tàu và sổ tay thiết bị, phim và công cụ
hỗ trợ hình ảnh thích hợp, tạo cơ hội để mở ra cuộc thảo luận với bộ phận tổ chức an toàn trên
tàu và vai trò của sỹ quan an toàn và ban an toàn của tàu.

Mục B-V/1-2
Hướng dẫn đào tạo huấn luyện và kỹ năng cho thuyền trưởng,
sỹ quan và thuyền viên trợ giúp trên tàu khí hóa lỏng

24 Đào tạo huấn luyện yêu cầu theo đoạn 2.2 và 4.3 của mục V/1-2 liên quan đến tàu khí hóa
lỏng phải được lập kế hoạch, thuyết minh rõ ràng mục tiêu của đào tạo huấn luyện cho tất cả các
bên liên quan. Việc đào tạo có thể được thực hiện trên bờ hoặc trên tàu, theo điều kiện tương
ứng. Nó phải được bổ sung bằng hướng dẫn thực hành trên tàu, nơi có điều kiện, ở một cơ sở
trang bị phù hợp trên bờ. Tất cả việc đào tạo và hướng dẫn phải được thực hiện bởi nhân viên có
trình độ chuyên môn và trải nghiệm thích hợp* 30

25 Sử dụng càng nhiều càng tốt các sổ tay vận hành trên tàu và sổ tay thiết bị, phim và công cụ
hỗ trợ hình ảnh thích hợp, tạo cơ hội để mở ra cuộc thảo luận với bộ phận tổ chức an toàn trên
tàu và vai trò của sỹ quan an toàn và ban an toàn của tàu.

Mục B-V/2
Hướng dẫn đào tạo huấn luyện cho thuyền viên các tàu chở hành khách

Chữa cháy nâng cao

1 Đối vớí sỹ quan và thuyền viên trên tàu chở khách, cần đào tạo huấn luyện bổ sung và nhấn
mạnh các khó khăn trong chữa cháy, bao gồm việc tiếp cận các khu vực hẹp và ngăn chặn sự lan
truyền của lửa sang các nơi liền kề.

Kiểm soát hư hại

2 Khi xây dựng các tiêu chuẩn năng lực cho trong mục A-II/1, A-II/2 và A-III/2 để đạt được
mức cần thiết của kiến thức lý thuyết, hiểu biết và kỹ năng trong việc kiểm soát hư hại và kín
nước nguyên vẹn, các công ty và các cơ sở đào tạo huấn luyện phải cân nhắc các kiến thức, hiểu

30
* Chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị khóa học.

429
biết và kỹ năng tối thiểu sau đây:

Năng lực

Giảm thiểu nhỏ nhất rủi ro ngập nước và duy trì trạng thái sẵn sàng ứng phó tình huống
khẩn cấp bao gồm hư hại kín nước nguyên vẹn của tàu

Kiến thức, hiểu biết và kỹ năng

Các kế hoạch và tổ chức kiểm soát hư hại

Hệ thống kiểm soát hư hại, thiết bị và đường thoát hiểm

Các yếu tố then chốt để duy trì ổn tính và kín nước nguyên vẹn.

Tầm quan trọng của chống ngập nước và đảm bảo kín nước nguyên vẹn.

Hành động áp dụng trên tàu khi xảy ra nổ, cháy hoặc đâm va

Kỹ thuật kiểm soát hư hại kết hợp với các thiết bị có trên tàu như hệ thống la canh và
máy bơm

Mục B-V/a*
Hướng dẫn đào tạo huấn luyện bổ sung đối với thuyền trưởng và
đại phó cho các tàu cỡ lớn và các tàu có đặc tính điều động bất thường

1 Điều quan trọng là thuyền trưởng và đại phó phải có kinh nghiệm và được đào tạo thích hợp
trước khi nhận nhiệm vụ thuyền trưởng hoặc đại phó trên tàu lớn hoặc tàu có những đặc tính
điều động và tác nghiệp khác đáng kể so với các loại tàu mà họ làm việc trong thời gian gần
trước đó. Các đặc tính như vậy, nói chung sẽ gặp trên các tàu có trong tải hoặc chiều dài khá lớn
hoặc được thiết kế đặc biệt hoặc tốc độ khá cao.

2 Trước khi được chỉ định làm việc loại tàu như vậy, thuyền trưởng và đại phó phải:

.1 được công ty thông báo về các đặc tính điều động của tàu, đặt biệt liên quan đến kiến
thức, sự hiểu biết, và kỹ năng ở cột 2 bảng A-II/2 − Quy định về các tiêu chuẩn năng lực
tối thiểu cho thuyền trưởng và đại phó trên tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên.

.2 làm quen chu đáo với việc sử dụng các thiết bị hàng hải và điều động trên tàu, bao gồm
khả năng và hạn chế của chúng.

3 Trước khi nắm quyền chỉ huy lần đầu trên một tàu trong các tàu nói trên, thuyền trưởng
tương lai phải có kinh nghiệm chung đầy đủ và thích hợp của thuyền trưởng hoặc đại phó và:

.1 có kinh nghiệm đầy đủ và thích hợp về điều động trên cùng con tàu đó só sự giám sát
hoặc trên một tàu khác có đặc tính điều động tương tự;

.2 đã tham dự khóa học trên thiết bị mô phỏng về tác nghiệp tàu tại một cơ sở có khả
năng mô phỏng đặc tính điều động của tàu tương tự. *

* Các chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.

430
4 Đào tạo huấn luyện và kỹ năng bổ sung của thuyền trưởng hoặc đại phó của xuồng có hỗ trợ
động lực và xuồng cao tốc phải tuân thủ theo hướng dẫn thích hợp trong Bộ luật an toàn về
xuồng hỗ trợ động lực của IMO và Bộ luật quốc tế xuồng cao tốc của IMO (1994 HSC Code và
2000 HSC Code), tương ứng.

Mục B-V/b **
Hướng dẫn đào tạo huấn luyện cho sỹ quan và thuyền viên trợ giúp chịu trách
nhiệm tác nghiệp hàng hóa trên tàu chở chất nguy hiểm thể rắn dạng rời

1 Chương trình đào tạo huấn luyện phải được chia thành hai phần, một phần tổng quát về các
nguyên tắc chung và một phần áp dụng các nguyên tắc đó để vận hành tàu. Tất cả việc đào tạo
huấn luyện phải được tiến hành bởi nhân viên đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thích
hợp, và phải bao gồm ít nhất các đề mục nêu ở đoạn từ 2 đến 14 dưới đây.

Nguyên tắc

Đặc tính và tính chất

1 Đặc tính vật lý và tính chất hóa học quan trọng của các chất nguy hiểm và nguy cơ, đủ để
hiểu biết các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn.

Phân loại các chất có nguy cơ hóa học

3 Phân loại hàng nguy hiểm theo IMO từ 4 đến 9, nguy cơ gắn liền với mỗi loại và các chất đó
chỉ nguy hiểm ở dạng rời (MBH) được mô tả trong Bộ luật Quốc tế về hàng hóa hàng hải thể rắn
dạng rời (IMSBC).

Nguy cơ sức khỏe

4 Các nguy hiểm do tiếp xúc với da, hít thở, ăn và bức xạ.

Công ước, quy định và khuyến cáo

5 Làm quen cơ bản các yêu cầu được nêu trong các chương II-2 và VII của Công ước SOLAS
năm 1974, đã sửa đổi.

6 Sử dụng và làm quen cơ bản Bộ luật Quốc tế về hàng hóa hàng hải thể rắn dạng rời (IMSBC),
đặc biệt chú ý đến:

.1 an toàn cho con người, bao gồm thiết bị an toàn, các dụng cụ đo lường, sử dụng và ứng
dụng thực tế của chúng và lý giải kết quả;

.2 nguy hiểm từ hàng hóa có xu hướng dịch chuyển;

.3 các tính chất ẩn chứa nguy cơ hóa học.

Áp dụng trên tàu

Loại 4.1 − Chất rắn dễ cháy

* Lưu ý rằng ở đây không có quy định tương ứng trong Công ước hoặc các mục trong phần A của Bộ
luật tại các mục B-V/a, B-V/b, B-V/c, B-V/d, B-V/e, B-V/f và B-V/g.

431
Loại 4.2 − Chất có khả năng tự bốc cháy

Loại 4.3 − Chất khi tiếp xúc với nước sẽ phát ra khí cháy

7 Vận chuyển, chất xếp, kiểm soát nhiệt độ để ngăn chặn sự phân hủy và khả năng gây nổ;
phân loại chất xếp; biện pháp dự phòng khi chất xếp, bao gồm dự phòng áp dụng với chất tự
phản ứng và liên quan; các yêu cầu ngăn cách để ngăn nhiệt và bắt cháy; sự bức xạ của khí độc
hoặc dễ cháy và sự hình thành của hỗn hợp nổ.

Loại 5.1 − Các chất oxy hóa

8 Vận chuyển, chất xếp, kiểm soát nhiệt độ để ngăn chặn sự phân hủy và khả năng gây nổ;
phân loại cách chất xếp; các yêu cầu dự phòng khi chất xếp và ngăn cách để đảm bảo cách ly các
chất dễ cháy, từ axit và nguồn nhiệt để ngăn chặn cháy, nổ và khí độc.

Loại 6.1 − Các chất độc hại

9 Nhiễm độc thực phẩm, các khu vực làm việc, khu vực sinh hoạt và thông gió.

Loại 7 − Các loại phóng xạ

10 Danh mục vận tải; các loại quặng và quặng tinh; chất xếp và ngăn cách với con người, các
phim ảnh chưa tráng, bản kẽm và thực phẩm; yêu cầu phân loại chất xếp và chất xếp; yêu cầu
chất xếp đặc biệt; yêu cầu ngăn cách và khoảng cách cách ly.

Loại 8 − Chất ăn mòn

11 Nguy hiểm từ các chất bị ướt.

Loại 9 − Chất nguy hiểm khác và vật phẩm

12 Ví dụ và các nguy cơ liên quan; nguy cơ của các chất chỉ gây nguy hiểm ở dạng rời (Bộ luật
IMSBC); dự phòng cho chất xếp đặc biệt; cẩn trọng khi làm việc và vận chuyển; các yêu cầu tách
biệt.

Biện pháp dự phòng an toàn và quy trình tình huống khẩn cấp

13 An toàn điện trong không gian hàng hóa; các biện pháp dự phòng áp dụng khi vào không
gian kín với không khí thiếu oxy, có khí độc và dễ cháy; các ảnh hưởng có khả năng gây cháy
trong khi vận chuyển các chất của mỗi loại; sử dụng các Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp
đối với tàu chuyên chở hàng nguy hiểm; kế hoạch và quy trình tình huống khẩn cấp phải tuân
thủ trong trường hợp sự cố liên quan đến các chất nguy hiểm và nguy cơ và cách sử dụng các
danh mục riêng trong Bộ luật IMSBC.

Sơ cứu y tế

14 Hướng dẫn sơ cứu y tế sử dụng cho các tai nạn liên quan đến hàng hóa nguy hiểm (MFAG)
của IMO và áp dụng các hướng dẫn đó phối hợp với các hướng dẫn và tư vấn khác bằng vô
tuyến.

432
Mục B-V/c *
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện sỹ quan và thuyền viên trợ giúp chịu trách
nhiệm thao tác hàng hóa trên tàu chở chất nguy hiểm và nguy cơ ở dạng đóng gói

1 Chương trình đào tạo huấn luyện phải được chia thành hai phần, một phần tổng quát về các
nguyên tắc chung và một phần áp dụng các nguyên tắc đó để điều hành tàu. Tất cả việc đào tạo
huấn luyện phải được tiến hành bởi nhân viên có đủ trình độ chuyên môn và trải nghiệm thích
hợp, và phải bao gồm ít nhất các đề mục nêu ở đoạn từ 2 đến 19 dưới đây.

Nguyên tắc

Đặc tính và tính chất

2 Đặc tính vật lý và tính chất hóa học quan trọng của các chất nguy hiểm và nguy cơ, đủ để
hiểu biết các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn.

Phân loại các chất nguy hiểm và nguy cơ, các vật liệu có nguy cơ hóa học

3 Phân loại hàng nguy hiểm của IMO từ 1 đến 9 và các nguy cơ gắn liền với từng loại.

Nguy cơ sức khỏe

4 Các nguy hiểm do tiếp xúc với da, hít thở, ăn và bức xạ.

Công ước, quy định và khuyến cáo

5 Quen thuộc với các yêu cầu liên quan tại chương II-2 và VII của Công ước 1974 SOLAS và
của phụ lục III của MARPOL 73/78, bao gồm việc thực hiện Bộ luật IMDG.

Sử dụng và quen thuộc Bộ luật Hàng hóa nguy hiểm hàng hải quốc tế (IMDG Code)

6 Kiến thức chung về các yêu cầu của Bộ luật IMDG liên quan đến khai báo, tài liệu, đóng gói,
gán nhãn hiệu, mã hiệu, contennơ, đóng thùng phương tiện, thùng di động, các contennơ thùng,
và các đơn nguyên vận tải khác dùng cho hàng nguy hiểm.

7 Kiến thức phân biệt mã hiệu, nhãn hiệu, đánh dấu để chất xếp, ngăn cách, phân cách trên
các loại tàu khác nhau như đề cập trong Bộ luật IMDG.

8 An toàn cho con người, bao gồm thiết bị an toàn, công cụ đo lường, cách sử dụng và ứng
dụng thực tế, và lý giải kết quả.

Áp dụng trên tàu

Loại 1 − Chất nổ

9 Sáu loại nguy cơ và 13 nhóm chất tương hợp; đóng kiện và hộp để chuyên chở chất nổ; tính
tiện dụng về cấu trúc của contennơ hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Các quy định về chất
xếp, bao gồm cách bố trí đặc biệt cho chất xếp trên boong và dưới mặt boong; ngăn cách hàng

*
Lưu ý rằng ở đây không có quy định tương ứng trong Công ước hoặc các mục trong phần A của Bộ
luật tại các mục B-V/a, B-V/b, B-V/c, B-V/d, B-V/e, B-V/f và B-V/g..

433
nguy hiểm của các loại khác tránh khỏi hàng nguy hiểm loại 1 và tránh khỏi hàng không-nguy
hiểm; vận chuyển và chất xếp trên tàu khách; biện pháp dự phòng an ninh; áp dụng dự phòng
trong khi bốc và dỡ hàng.

Loại 2 − Các chất khí (dạng nén, hóa lỏng, hoặc phân hủy khi bị nén), tính dễ cháy,
không dễ cháy, độc hại, và không độc hại

10 Các loại tàu áp lực và thùng chứa di động, bao gồm trang bị tháo và đóng kín và được sử
dụng; các loại hình chất xếp, biện pháp dự phòng khi chất xếp, bao gồm cẩn trọng với khí dễ
cháy, khí độc và khí là chất ô nhiễm hàng hải.

Loại 3 − Các chất lỏng dễ cháy

11 Đóng gói, contennơ thùng, các thùng di động và các phương tiện bồn vận tải đường bộ; loại
hình chất xếp, bao gồm các yêu cầu đặc biệt về chứa các chất dẻo; biện pháp dự phòng khi chất
xếp chung, bao gồm biện pháp dự phòng với chất ô nhiễm hàng hải, các yêu cầu ngăn cách; áp
dụng các biện pháp dự phòng khi chuyên chở chất lỏng dễ cháy trong khi nhiệt độ tăng dần.

Loại 4.1 − Các chất rắn dễ cháy

Loại 4.2 − Các chất rắn dễ tự bốc cháy

Loại 4.3 − Các chất khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra khí cháy

12 Các kiểu đóng gói, chuyên chở và chất xếp hàng dưới điều kiện nhiệt độ được khống chế để
ngăn ngừa sự phân hủy và khả năng gây nổ; loại hình chất xếp; biện pháp dự phòng chung khi
chất xếp, bao gồm dự phòng áp dụng cho chất tự phản ứng và chất liên quan, các chất nổ kém
nhạy và chất gây ô nhiễm biển, yêu cầu ngăn cách để ngăn chặn phát nhiệt và đánh lửa, sự bức
xạ khí độc hoặc khí cháy và sự tạo thành các hỗn hợp nổ.

Loại 5.1 − Các chất oxy hóa

Loại 5.2 − Chất peroxit hữu cơ

13 Các kiểu đóng gói, chuyên chở và chất xếp hàng dưới điều kiện nhiệt độ được kiểm soát để
ngăn ngừa sự phân giải và khả năng gây nổ; loại hình chất xếp; biện pháp dự phòng chung cho
chất xếp, bao gồm dự phòng áp dụng cho chất gây ô nhiễm biển, yêu cầu tách biệt khỏi vật liệu
dễ cháy, tách biệt khỏi chất axit và nguồn nhiệt để ngăn chặn cháy, nổ và hình thành khí độc, dự
phòng để làm giảm tối thiểu ma sát va chạm gây phân hủy.

Loại 6.1 − Chất độc

Loại 6.2 − Chất lây nhiễm

14 Các kiểu đóng gói; loại hình chất xếp; biện pháp dự phòng khi chất xếp, bao gồm những dự
phòng áp dụng đối với các chất độc, chất lỏng dễ cháy và các chất ô nhiễm biển; yêu cầu ngăn
cách, đặc biệt phải xem xét đến các đặc tính chung của các chất đó là khả năng gây tử vong đối
với con người hoặc tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe; biện pháp phân hủy trong trường
hợp bị tràn ra biển.

434
Loại 7 − Chất phóng xạ

15 Các kiểu đóng gói, chỉ số vận chuyển trong mối quan hệ với chất xếp và ngăn cách, ngăn
cách khỏi con người, phim ảnh chưa tráng, bản kẻm và thực phẩm; loại hình chất xếp; yêu cầu
chất xếp chung; yêu cầu ngăn cách và khoảng cách cách ly; ngăn cách khỏi hàng nguy hiểm khác.

Loại 8 − Chất ăn mòn

16 Kiểu đóng gói; loại hình chất xếp; biện pháp dự phòng chung khi chất xếp, bao gồm dự
phòng áp dụng đối với ăn mòn, chất lỏng dễ cháy và các chất ô nhiễm biển; yêu cầu ngăn cách,
đặc biệt xem xét các đặc tính chung của các chất đó là khả năng gây hư hại nghiêm trọng đối với
các mô sống.

Loại 9 − Chất nguy hiểm khác và vật phẩm

17 Các ví dụ về nguy hiểm, bao gồm cả ô nhiễm biển.

Các lưu ý về an toàn và các quy trình khẩn cấp

18 An toàn điện trong không gian hàng hóa; các biện pháp dự phòng áp dụng khi vào không
gian kín với không khi thiếu oxy, có khí độc và dễ cháy; các ảnh hưởng có khả năng gây tràn hoặc
cháy trong khi vận chuyển các chất của mỗi loại; xem xét các sự việc trên boong và dưới mặt
boong; sử dụng các Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp đối với tàu chuyên chở hàng nguy
hiểm của IMO; kế hoạch và quy trình tình huống khẩn cấp phải tuân thủ trong trường hợp sự cố
liên quan đến các chất nguy hiểm.

Sơ cứu y tế

19 Hướng dẫn sơ cứu y tế áp dụng cho các tai nạn liên quan đến hàng hóa nguy hiểm (MFAG)
của IMO và áp dụng các hướng dẫn đó phối hợp với các hướng dẫn và tư vấn khác bằng vô
tuyến.

Mục B-V/d ∗

Hướng dẫn áp dụng các quy định của Công ước


STCW cho các công trình di động ngoài khơi (MOU)

1 Các quy định của Công ước STCW áp dụng với nhân viên hàng hải trên MOU tự hành đang
di chuyển trên hành trình.
2 Các quy định của Công ước STCW không áp dụng đối với MOU không tự hành hoặc các
MOU cố định.

3 Khi xem xét các tiêu chuẩn thích hợp cho đào tạo huấn luyện và Giấy chứng nhận cho MOU
cố định, quốc gia đăng ký nên xem xét khuyến nghị tương ứng của IMO. Đặc biệt, tất cả
các thuyền viên trên MOU tự hành và, khi cần thiết, trên các MOU khác phải đáp ứng các yêu cầu
của Công ước STCW, như đã sửa đổi.


Lưu ý rằng ở đây không có quy định tương ứng trong Công ước hoặc các mục trong phần A của Bộ
luật tại các mục B-V/a, B-V/b, B-V/c, B-V/d, B-V/e, B-V/f và B-V/g..

435
4 MOU tự hành di chuyển trên các chuyến đi quốc tế phải mang theo văn bản về định biên an
toàn.

5 MOU cố định phải tuân theo luật pháp quốc gia của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) thuộc
Quốc gia ven biển mà họ hoạt động. Các quốc gia ven biển đó cũng phải xem xét đến các khuyến
nghị tương ứng của của IMO và không được quy định tiêu chuẩn cao hơn cho các MOU đăng ký ở
các nước khác so với MOU đăng ký tại các Quốc gia ven biển đó.

6 Tất cả các cá nhân làm việc trên MOU phải được làm quen và đào tạo huấn luyện an toàn
thích hợp theo các khuyến nghị tương ứng của IMO.

Mục B-V/e*31
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện và chứng nhận cho thuyền trưởng
và sỹ quan phụ trách ca trực trên các tàu cung ứng dịch vụ ngoài khơi

1 Điều quan trọng là thuyền trưởng và các sỹ quan liên quan trong các hoạt động cung ứng
dịch vụ ngoài khơi phải có kinh nghiệm hoặc đào tạo tương ứng trước khi làm nhiệm vụ trên các
tàu cung ứng dịch vụ ngoài khơi. Cần tập trung vào kinh nghiệm vận hành trên tàu hoặc kết hợp
giữa kinh nghiệm vận hành và đào tạo trên thiết bị mô phỏng.

2 Thuyền trưởng và sỹ quan phải hiểu biết đặc tính điều động và tác nghiệp thống nhất chung
cho các tàu cung ứng dịch vụ ngoài khơi.

3 Trước khi tiến hành các hoạt động cung ứng dịch vụ ngoài khơi, thuyền trưởng và sỹ quan
phải:

.1 có kiến thức về ngành hoạt động xa bờ và các thuật ngữ được sử dụng trong các hoạt
động khác nhau;

.2 hiểu biết tầm quan trọng của việc duy trì khoảng cách làm việc an toàn khi làm việc ở
các vị trí/công trình ngoài khơi;

.3 có kiến thức về điều động tàu và giữ-cố định vị trí dưới các điều kiện thời tiết khác
nhau;

.4 hiểu biết các thông số thiết kế đặc biệt của tàu;

.5 hiểu biết sự cần thiết phải có tầm bao quát, tầm nhìn không hạn chế trong khu vực làm
việc.

4 Khi ở trên tàu, thuyền trưởng và các sỹ quan tàu cung ứng dịch vụ xa bờ phải:

.1 có kiến thức về các đặc tính tác nghiệp các động thái của tàu có bố trí các thiết bị động
lực khác nhau;

.2 có khả năng vận hành tàu cung ứng dịch vụ xa bờ khi tiếp cận gần với công trình ngoài
khơi và các tàu khác;

31
* Lưu ý rằng ở đây không có quy định tương ứng trong Công ước hoặc các mục trong phần A của Bộ
luật tại các mục B-V/a, B-V/b, B-V/c, B-V/d, B-V/e, B-V/f và B-V/g..

436
5 Thuyền trưởng phải nắm được sự cần thiết về làm quen nhiệm vụ của nhân viên khác trên
tàu liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ xa bờ.

Tàu cung ứng dịch vụ ngoài khơi tiến hành hoạt động tác nghiệp neo tàu

6 Điều quan trọng là thuyền trưởng và sỹ quan phụ trách ca trực trên tàu cung ứng dịch vụ xa
bờ liên quan hoạt động tác nghiệp neo tàu phải có kinh nghiệm và được đào tạo tương ứng.

7 Trước khi tiến hành hoạt động tác nghiệp neo thuyền trưởng và sỹ quan phụ trách ca trực
phải:

.1 được thông báo các đặc tính tác nghiệp của tàu liên quan đến tác nghiệp neo, bao gồm,
nhưng không giới hạn các vấn đề sau đây:

.1.1 hàng hải và vị trí bám giữ;

.1.2 tác nghiệp tàu;

.1.3 có kiến thức đầy đủ về ổn tính của các tàu cung ứng dịch vụ ngoài khơi, đặc biệt
sự kết hợp giữa tay đòn ổn tính Gzmax thấp, boong tàu thấp và các ngoại lực.
Sử dụng máy tính tải và mâu thuẫn giữa tàu lắc cứng và mềm và bối cảnh làm
việc thuận lợi trên boong. Sự suy giảm tiềm ẩn của ổn tính do việc sử dụng các
thiết bị chống lắc;

.1.4 các hoạt động ở khu vực giếng dầu nguy hiểm, bao gồm việc xác định các đường
ống và các cấu trúc khác dưới thềm lục địa, nơi mà có thể sử dụng các mỏ neo
hay các thiết bị buộc tàu khác;

.2 làm quen việc sử dụng các trang bị và hệ thống lắp ráp trên tàu liên quan tác nghiệp
neo, bao gồm khả năng và hạn chế, nhưng không giới hạn, các vấn để sau đây:

.2.1 việc sử dụng các thiết bị chân vịt đẩy khác nhau, chân vịt đẩy truyền thống hoặc
chân vịt đẩy azimut;

.2.2 thu hồi, tác nghiệp, cẩu vật nặng, kéo, tác nghiệp neo và xếp đặt neo cho các giàn
khoan xa bờ, xà lan và các trang bị khác;

.2.3 kéo giàn khoan, xà lan và các tàu khác;

.2.4 vận hành máy tời nâng và máy tời kéo đến 600 tấn sức kéo cọc bích;

.2.5 kiến thức đầy đủ chi tiết về vận hành các máy tời kéo và tác nghiệp neo; đặc
biệt, chức năng của công cụ giới hạn tải và thiết bị nhả tải và các thiết bị liên kết
như chốt chặn và dụng cụ ghìm giữ và;

.2.6 Sự khác nhau đáng kể giữa việc nhả tải khẩn cấp móc kéo và máy tời.

8 Thuyền trưởng và sỹ quan phụ trách ca trực khi phụ trách tác nghiệp neo phải được đào
tạo huấn luyện đầy đủ và thích hợp, có kinh nghiệm nhờ được tư vấn trong một số lần di chuyển
dàn khoan, thu xếp bởi Chính quyền hành chính. Việc đào tạo huấn luyện này có thể được bổ
sung bằng đào tạo huấn luyện trên thiết bị mô phỏng thích hợp.

437
Mục B-V/f *
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện và kinh nghiệm cho người vận hành hệ thống định vị động lực

1 Định vị động lực (DP) được định nghĩa là hệ thống trong đó vị trí và hướng mũi của một
tàu tự hành được điều khiển một cách tự động.

2 Nhân viên làm công việc vận hành hệ thống định vị DP phải được đào tạo và có kinh nghiệm
thực hành tương ứng. Nội dung lý thuyết của chương trình đào tạo này là để làm cho sỹ quan
vận hành DP hiểu biết hoạt động của các hệ thống DP và các thành phần của nó. Kiến thức, sự
hiểu biết và kinh nghiệm thu được sẽ giúp các nhân viên có thể vận hành DP một cách an toàn,
liên quan đến an toàn con người trên biển và bảo vệ môi trường biển.

3 Nội dung đào tạo huấn luyện và kinh nghiệm phải bao gồm các thành phần của hệ thống DP
dưới đây:

.1 Trạm điều khiển DP;

.2 nguồn điện và quản lý;

.3 Các bộ phận động cơ;

.4 hệ thống tham chiếu định vị;

.5 hệ thống tham chiếu mũi tàu;

.6 hệ thống tham chiếu môi trường;

.7 hệ thống tham chiếu ngoại lực, chẳng hạn thiết bị đo độ căng của dây.

4 Đào tạo huấn luyện và kinh nghiệm phải bao quát các hoạt động thông thường của DP cũng
như việc xử lý các lỗi, hư hỏng, sự cố và tình huống khẩn cấp của DP để đảm bảo hệ thống vận
hành liên tục và kết thúc an toàn. Việc đào tạo huấn luyện không giới hạn trong sỹ quan vận
hành (DPO) và thuyền trưởng; các nhân viên khác trên tàu như thợ điện, sỹ quan máy cũng cần
được đào tạo bổ sung để họ có thể thực hiện nhiệm vụ trên các tàu DP. Cẩn xem xét để tiến hành
các diễn tập trên tàu DP tương ứng như là một phần của đào tạo huấn luyện và trải nghiệm trên
tàu. Sỹ quan DPO cần có kiến thức về các loại và mục đích của các văn bản liên quan đến hoạt
động của DP, như Sổ tay vận hành, Dạng hư hỏng và phân tích hiệu ứng (FMEA) và khả năng đồ
giải.

5 Đào tạo huấn luyện phải được thực hiện bởi người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
phù hợp.

6 Ngay khi được chỉ đinh lên con tàu hoạt động theo phương thức DP, thuyền trưởng, sỹ quan
tàu định vị động lực DPO và các nhân viên được đào tạo DP khác phải được làm quen với các

*
Lưu ý rằng ở đây không có quy định tương ứng trong Công ước hoặc các mục trong phần A của Bộ luật
tại các mục B-V/a, B-V/b, B-V/c, B-V/d, B-V/e, B-V/f và B-V/g..

438
thiết bị đặc biệt lắp đặt và đặc tính của tàu. Đặc biệt phải được nghiên cứu tính chất công việc
của tàu và tầm quan trọng của DP đối với công việc đó.

Mục B-V/g *

Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện thuyền trưởng và


các sỹ quan cho tàu hoạt động ở vùng nước cực **

1 Điều quan trọng là thuyền trưởng, sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải và sỹ quan phụ trách
ca trực máy trên tàu hoạt động ở vùng nước cực phải có kinh nghiệm và được đào tạo huấn
luyện như sau:

.1 Trước khi được chỉ định nhiệm vụ trên loại tàu này:

.1.1 Đối với thuyền trưởng và sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải, chương trình
đào tạo huấn luyện phải cung cấp kiến thức cơ bản ít nhất như các nội dung
cho trong đoạn từ 2 đến 11 dưới đây;

.1.2 Đối với sỹ quan phụ trách ca trực máy, chương trình đào tạo huấn luyện phải
cung cấp kiến thức cơ bản ít nhất như các nội dung cho trong đoạn 3, 6, 10 và
11 dưới đây.

.2 Thuyền trưởng và máy trưởng phải có kinh nghiệm đầy đủ và tương ứng về vận hành
tàu ở vùng nước cực.

Đặc tính của băng và khu vực băng

2 Giải thích các hải đồ băng khác nhau và nhận thức về sự hạn chế các dữ liệu khí tượng và
hải dương, y tế băng, sự hình thành, phát triển, lão hóa, tan chảy; loại băng và vùng tập trung; áp
suất băng; ma sát của băng phủ tuyết; sự kết dính của đóng băng bụi nước và đóng băng; biện
pháp dự phòng đối với đóng băng và cách giảm hậu quả; chế độ băng ở các vùng khác nhau và
các mùa khác nhau, bao gồm sự khác nhau giữa Bắc cực và Nam cực; ý thức về hậu quả của sự
biến đổi nhanh chóng trong điều kiện băng và thời tiết; sự di chuyển của các khối băng và băng
trôi.

Tính năng của các tàu trong băng và trong khí hậu lạnh

3 Đặc tính của tàu; các loại tàu; thiết kế thân vỏ; yêu cầu về gia cường băng; phân cấp băng
của các hội phân cấp tàu khác nhau; các quy định về phân cấp vùng cực và địa phương; sự hạn
chế của việc phân cấp băng; chuyển mùa sang mùa đông và công tác chuẩn bị của tàu; các đặc
tính kỹ thuật của các hệ thống ở nhiệt độ thấp.

Hành trình và lập kế hoạch hành trình cho tàu trong băng ****

* Lưu ý rằng ở đây không có quy định tương ứng trong Công ước hoặc các mục trong phần A của Bộ
luật tại các mục B-V/a, B-V/b, B-V/c, B-V/d, B-V/e, B-V/f và B-V/g.
** Đề cập trong nghị quyết của Đại hội đồng IMO A.1024(26) về Hướng dẫn cho tàu hoạt động ở vùng
nước cực.
*
*** Đề cập trong nghị quyết của Đại hội đồng IMO A.999(25) về Hướng dẫn lập hành trình cho tàu khách
hoạt động vùng xa.

439
4 Xây dựng tuyến an toàn và lập kế hoạch hành trình để tránh băng khi có thể, bao gồm việc
làm sáng tỏ các hình ảnh và dữ liệu về băng khác nhau để chuẩn bị kế hoạch hành trình; tuyến
đường thâm nhập vùng băng từ bên ngoài vùng biển mở để tránh núi băng và tình trạng băng
nguy hiểm; hàng hải, xem xét an toàn hay không khi nhập vào vùng băng, núi băng khi trong
điều kiện trời tối, sóng lừng, sương mù, hoặc áp lực băng.

Vận hành và tác nghiệp tàu trong băng

5 Chuẩn bị và đánh giá rủi ro trước khi tiếp cận vùng nước có băng; hoạt động của tàu với các
phân cấp băng khác nhau không có hỗ trợ trong các dạng băng khác nhau; tốc độ an toàn khi
hiện hữu băng và núi băng trôi; thông tin liên lạc với tàu phá băng và tàu khác; hàng hải trong
các vùng mật độ và phủ băng khác nhau; ý thức về sự gia tăng năng lượng cho chuyển động; sử
dụng núi băng để che chắn, đi qua đám băng trôi.

6 Sử dụng các hệ thống động lực và bánh lái khác nhau, bao gồm ý thức về khả năng và gia
cường hệ thống; sử dụng các hệ thống tạo nghiêng và hiệu mớn nước, vấn đề tải của máy chính
và đông lạnh.

Quy định và khuyến cáo

7 Các yêu cầu địa phương khi đi vào các vùng khác nhau, bao gồm hiệp ước nam cực, các quy
định và khuyến cáo quốc tế.

Hạn chế của thiết bị

8 Cách sử dụng và nguy cơ gắn liền với công cụ hỗ trợ hàng hải địa văn trong vùng nước cực;
sai số la bàn ở vĩ độ cao; sự phân biệt mục tiêu rađa và sóng dội băng trên rađa khi bị nhiễu
băng; sự hạn chế của các thiết bị hỗ trợ hàng hải điện tử ở vĩ độ cao; hạn chế dữ liệu chi tiết trên
hải đồ hàng hải và hoa tiêu; sự hạn chế của của hệ thống thông tin liên lạc.

Biện pháp dự phòng an toàn và các qui trình tình huống khẩn cấp

9 Sự sẵn sàng các dữ liệu thủy văn đủ cho an toàn hàng hải; biện pháp dự phòng khi hàng hải
trong vùng nước mà dữ liệu hải đồ thiếu phong phú; sự hạn chế của việc sẵn sàng và trách
nhiệm cho tìm kiếm và cứu nạn, bao gồm sự hạn chế của các phương tiện liên lạc trong vùng
biển A4 của GMDSS và SAR của nó; ý thức về kế hoạch bất ngờ; kiến thức về quy trình lai
kéo; tầm quan trọng của việc tiếp xúc với tàu khác và các tổ chức SAR địa phương; nhận biết các
nguy hiểm khi thủy thủ tiếp xúc với nhiệt độ thấp; quy trình và kỹ thuật bỏ tàu và cách sống sót
trên băng; vấn đề mệt mỏi của thuyền viên do tiếng ồn và rung động của tàu; bổ sung các nguồn
lực mang theo như nhiên liệu, thực phẩm, quần áo; nhận thức về sự gia tăng tính nghiêm trọng
của hậu quả các sự cố trong vùng nước cực.

10 Thiết lập các quy trình làm việc an toàn, nhận thức chung nhất về các hư hỏng vỏ tàu và
thiết bị và cách phòng tránh, các hạn chế của hệ thống cứu hỏa.

Xem xét về môi trường

11 Các vùng biển nhạy cảm đối với thải xả; những khu vực cấm vận tải biển hoặc vùng phải
tránh, các vùng đặc biệt theo MARPOL; các hạn chế của thiết bị xả thải dầu; kế hoạch giải quyết
sự gia tăng về rác thải, nước la canh, bùn cặn, nước thải, v.v…; hậu quả của ô nhiễm trong khí
hậu lạnh.

440
Chương VI

Hướng dẫn tình huống khẩn cấp, sức khỏe


nghề nghiệp, an ninh, sơ cứu y tế, cứu người sống sót

Mục B-VI/1
Hướng dẫn về các yêu cầu bắt buộc đối với làm quen an
toàn, đào tạo huấn luyện và chỉ dẫn cơ bản cho thuyền viên

Phòng cháy và chữa cháy

1 Đào tạo huấn luyện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu mục A-VI/1 nên bao gồm ít nhất
các yếu tố thực hành và lý thuyết, theo đoạn 2 đến đoạn 4 dưới đây *.

Đào tạo huấn luyện lý thuyết

2 Đào tạo lý thuyết cần phải bao quát:

.1 ba yếu tố của cháy nổ là (tam giác cháy): chất cháy, nguồn nhiệt, oxy;

.2 nguồn nhiệt: hóa chất, sinh học, vật lý học;

.3 vật liệu dễ cháy: khả năng cháy, điểm đánh lửa, nhiệt độ cháy, tốc độ cháy, giá trị
nhiệt, giới hạn cháy dưới (LFL); giới hạn cháy trên (UFL); quãng cháy, làm trơ; tĩnh
điện, điểm phát cháy; tự đánh lửa;

.4 nguy cơ cháy và sự lan truyền của cháy do bức xạ, đối lưu và sự truyền nhiệt;

.5 phản ứng;

.6 phân loại cháy và các công chất dập cháy có thể áp dụng;

.7 nguyên nhân chính gây cháy trên tàu: rò rỉ dầu trong buồng máy, hút thuốc lá; quá
nhiệt (các ổ bi); thiết bị nhà bếp (bếp lò; ống hơi, chảo rán, khay nướng); tự phát cháy
(hàng hóa, chất thải...); gia công nóng (hàn, cắt ....); các thiết bị điện (ngắn mạch, sửa
chữa không chuyên nghiệp); phản ứng; sự tự phát nhiệt và đánh lửa tự động; cháy do
cố ý; tĩnh điện;

.8 phòng cháy;

.9 hệ thống phát hiện cháy và khói; báo động cháy tự đông;

.10 thiết bị dập cháy bao gồm:

.10.1 các thiết bị cố định trên tàu và vị trí của chúng; các hệ thống trang bị cứu
cháy; vòi cấp nước; đấu nối bờ quốc tế; thiết bi gây ngạt lửa, carbon dioxide
(CO2), bọt; hệ thống phun sương nước áp lực cho một số khu vực đặc biệt…;
hệ thống phun tưới tự động; máy bơm cứu hỏa sự cố; máy phát điện sự cố;

*
Các chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.

441
bột hóa chất; khái quát trang bị di động cần thiết và sẵn có; hệ thống phun
sương áp suất cao; bọt có khả năng dãn nở cao; các nghiên cứu, thiết bị mới;

.10.2 bộ trang bị quần áo chống cháy; thiết bị cá nhân; trang bị thở; thiết bị hồi sức;
mũ hoặc mặt nạ chống khói; dây an toàn chịu lửu; đai chống cháy; vị trí của
chúng trên tàu;

.10.3 các thiết bị chung bao gồm vòi rồng, đầu phun, đầu nối, rìu chống cháy; bình
dập cháy di động, mền chống cháy;

.11 kết cấu và bố trí, bao gồm lối thoát hiểm; các thiết bị khử khí cho két hàng, phân
khoang loại A, B , C; hệ thống khí trơ;

.12 tổ chức cứu hỏa trên tàu, bao gồm báo động chung; các kế hoạch kiểm soát cháy, vị trí
tập trung, bảng phân công nhiệm vụ chi tiết cho cá nhân; thông tin liên lạc, bao gồm
liên lạc tàu bờ khi tàu ở cảng; quy trình an toàn cho nhân viên, diễn tập cứu hỏa định
kỳ trên tàu, các hệ thống tuần tra;

.13 kiến thức thực hành về phương pháp hồi sức;

.14 phương pháp chữa cháy, bao gồm phát báo động; định vị và cách ly, vứt hàng, ngăn
cấm, làm mát, làm ngạt lửa, dập lửa; trực phòng cháy lại; hút khói; và

.15 công chất chống cháy, bao gồm nước, phun tia, sương, mù, ngập nước, bọt có độ dãn
nở cao trung bình và thấp; CO2, , màng nước tạo bọt (AFFF); bột hóa chất khô; các
nghiên cứu, thiết bị mới.

Đào tạo huấn luyện thực hành

3 Đào tạo thực hành dưới đây phải được thực hiện trong không gian giành cho điều kiện
huấn luyện như thực (ví dụ, mô phỏng điều kiện trên tàu), và nơi có thể được và thực tế phải
được thực hiện trong bóng tối cũng như trong ánh sáng ban ngày để giúp học viên tiếp nhận
khả năng:

.1 sử dụng các loại bình dập lửa xách tay khác nhau;

.2 sử dụng các thiết bị thở tự cấp;

.3 dập các đám cháy nhỏ, ví dụ cháy điện, cháy dầu, cháy propan;

.4 dập đám cháy rộng bằng nước (dùng vòi phun tia và phun sương);

.5 dập lửa bằng bọt, bột khô hoặc các công chất hóa học thích hợp khác;

.6 xâm nhập và đi qua khu vực trong đó được phun bọt giản nở cao, mang dây an toàn
nhưng không có thiết bị thở;

.7 chống cháy trong không gian kín đầy khói, mang thiết bị thở tự cấp;

.8 chữa cháy bằng sương mù nước hoặc bất cứ công chất chống cháy thích hợp khác
trong khu vực sinh hoạt hay trong phòng mô phỏng máy với lửa và khói dày đặc;

442
.9 dập đám cháy dầu bằng các thiết bị tạo sương mù và đầu phun sương; thiết bị tạo bột
hóa chất khô hoặc tạo bọt; và

.10 cứu người trong không gian đầy khói, có mang bình thở.

Khái quát

4 Học viên phải nhận thức sự cần thiết duy trì trạng thái sẵn sàng trên tàu

Sơ cứu sơ cấp *

5 Đào tạo huấn luyện sơ cứu sơ cấp theo yêu cầu của quy định VI/1 là một phần của đào tạo
huấn luyện cơ bản được tiến hành ở giai đoạn đầu trong chương trình đào tạo nghề, tốt nhất
được đào tạo huấn luyện trước khi đi biển, để cho thuyền viên có thể hành động ngay lập tức khi
gặp tai nạn hoặc tình huống khẩn cấp y tế khác trong khi chờ người có kỷ năng sơ cứu hoặc
người phụ trách chăm sóc sức khỏe trên tàu có mặt.

An toàn cá nhân và trách nhiệm xã hội*

6 Chính quyền hành chính phải ghi nhớ tầm quan trọng của trao đổi thông tin và ngôn ngữ
trong việc duy trì an toàn sinh mạng và tài sản trên biển và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Vì đặc tính
quốc tế của ngành vận tải biển, độ tin cậy của trao đổi thông tin bằng khẩu ngữ giữa tàu và tàu
và giữa tàu và bờ, thuyền viên đa quốc tịch được sử dụng ngày càng tăng, và mối quan tâm về
khả năng của thuyền viên trao đổi thông tin với hành khách trong tình huống khẩn cấp, cho nên
việc áp dụng một ngôn ngữ chung cho thông tin liên lạc sẽ giúp thúc đẩy tập quán an toàn hàng
hải nhờ giảm thiểu sai sót của con người trong việc trao đổi thông tin thiết yếu.

7 Mặc dù chưa phải phổ biến, thông qua thực hành thông thường, một phần là nhờ kết quả
của việc sử dụng Thành ngữ Thông tin Liên lạc Tiêu chuẩn của IMO (SMCP), Anh ngữ đang
nhanh chóng trở thành ngôn ngữ tiêu chuẩn để trao đổi thông tin cho mục đích an toàn hàng hải.

8 Chính quyền hành chính cần xem xét đến lợi ích của việc đảm bảo thuyền viên ít nhất có
khả năng sử dụng các từ vựng tiếng Anh, đặc biệt nhấn mạnh các thuật ngữ và tình huống hàng
hải.

Mục B-VI/2
Hướng dẫn chứng nhận khả năng chuyên môn nghiệp vụ trên
phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu và xuồng cấp cứu cao tốc.

1 Trước khi bắt đầu chương trình đào tạo huẫn luyện, ứng viên phải thỏa mãn yêu cầu về phù
hợp sức khỏe, đặc biệt mắt nhìn và tai nghe.
2 Đào tạo huấn luyện phải phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh
mệnh trên biển SOLAS *, như đã sửa đổi.

*
Các chương trình mẫu của IMO có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị các khóa học.

443
3 Thành viên Công ước có thể chấp nhận đào tạo huấn luyện và trải nghiệm trên tàu (như
tham gia các lần điễn tập) để duy trì các tiêu chuẩn năng lực của bảng A-VI/2-1, trong các lĩnh
vực trình bày trong đoạn 6.1.2, 6.1.3, 6.1.4, 6.2.1 và 12.1.5 của mục A-VI/2. Chính quyền hành
chính cần lưu ý rằng việc đào tạo huấn luyện trên tàu ở những lĩnh vực này chỉ có thể thực hiện
dưới điều kiện thời tiết tốt và các quy tắc của cảng cho phép.

Mục B-VI/3
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện chữa cháy nâng cao

(Không có điều khoản)

Mục B-VI/4
Hướng dẫn về các yêu cầu sơ cứu y tế và chăm sóc y tế

Chương trình đào tạo huấn luyện cho thuyền viên được thiết lập để đảm đương công việc, nhiệm
vụ và trách nhiệm được thống kê ở cột 1 bảng A-VI/4-1 về sơ cứu y tế trên tàu phải đề cập đến
hướng dẫn trong Chỉ nam y tế quốc tế cho tàu, đã sửa đổi.

Mục B-VI/5
Hướng dẫn về đào tạo huấn luyện và chứng nhận cho các sỹ quan an ninh trên tàu

1 Đào tạo huấn luyện phải phù hợp với các quy định của Bộ luật ISPS và Công ước SOLAS*.

2. Sau khi kết thúc đào tạo huấn luyện, sỹ quan an ninh trên tàu phải có kiến thức thích hợp về
tiếng Anh để hiểu chính xác và trao đổi các bản tin liên quan đến an ninh tàu và bến cảng.

3 Trong trường hợp cần thiết đặt biệt, khi tạm thời không có sẵn người sở hữu Giấy chứng
nhận đào tạo huấn luyện nghiệp vụ là một sỹ quan an ninh tàu, Chính quyền hành chính có thể
cho phép một thuyền viên có nhiệm vụ và trách nhiệm an ninh đặc biệt và hiểu biết kế hoạch an
ninh tàu làm việc như là một sỹ quan an ninh và để thực hiện tất cả nhiệm vụ và trách nhiệm an
ninh của sỹ quan an ninh tàu cho đến cảng ghé kế tiếp hoặc trong một khoảng thời gian không
quá 30 ngày, áp dụng theo thời gian nào dài hơn. Công ty, càng sớm càng tốt, phải thông báo việc
thu xếp như vậy cho nhà chức trách có thẩm quyền ở cảng ghé kế tiếp.

Mục B-VI/6
Hướng dẫn về các yêu cầu bắt buộc tối thiểu cho việc
đào tạo an ninh và hướng dẫn an ninh cho thuyền viên

Quen thuộc và nhận thức an ninh

1 Thuyền viên và nhân viên trên tàu không phải là các nhà chuyên môn an ninh và không
phải là mục đích của các quy định của Công ước hoặc Bộ luật này để có thể điều chuyển họ thành
các chuyên gia an ninh.

2 Thuyền viên và nhân viên trên tàu phải được đào tạo huấn luyện về an ninh hoặc các chỉ
dẫn và đào tạo huấn luyện làm quen, tiếp nhận kiến thức và hiểu biết cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ mà họ được chỉ định nhằm góp phần chung vào an ninh hàng hải.

3 Thuyền viên không được chỉ định nhiệm vụ an ninh phải hoàn thành chương trình đào tạo
huấn luyện hoặc hướng dẫn về nhận thức an ninh quy định trong mục A-VI/6, ít nhất một lần

444
trong nghề nghiệp của họ. Không cần thiết phải ôn luyện cập nhật hay gia hạn chương trình đào
tạo huấn luyện này nếu như thuyền viên và nhân viên có liên quan trên tàu đã thỏa mãn các yêu
cầu quen thuộc cần thiết về an ninh theo quy định VI/6 và tham gia các cuộc diễn tập và thực tập
theo yêu cầu của Bộ luật ISPS.

Thuyền viên với nhiệm vụ an ninh được chỉ định

4 Cụm từ “với nhiệm vụ an ninh chỉ định” được nêu trong phần A-VI/6 ý nói là những người
có các nhiệm vụ an ninh đặc biệt theo kế hoach an ninh của tàu.

5 Thuyền viên với nhiệm vụ an ninh chỉ định phải hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện nêu
trong mục A-VI/6 ít nhất một lần trong trong nghề nghiệp của họ. Không cần thiết phải ôn luyện
cập nhật hay gia hạn chương trình đào tạo huấn luyện này nếu như thuyền viên và nhân viên có
liên quan trên tàu đã thỏa mãn các yêu cầu quen thuộc cần thiết về an ninh theo quy định VI/6
và tham gia các cuộc diễn tập và thực tập theo yêu cầu của Bộ luật ISPS.

6 Những người làm công việc đào tạo huấn luyện làm quen liên quan tới an ninh theo mục
A-VI/6 không cần thiết phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu trong quy định 1.6 hoặc mục A-I/6.

7 Trong trường hợp cần thiết đặt biệt, khi nhiệm vụ an ninh liên quan cần được đảm nhiệm
bởi một người đủ trình độ nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ an ninh liên quan được chỉ định
nhưng người đó tạm thời không có trên tàu, thì Chính quyền hành chính có thể cho phép một
thuyền viên không có nhiệm vụ an ninh được chỉ định, thực hiện nhiệm vụ đó miễn là người đó
có hiểu biết kế hoạch an ninh tàu cho đến cảng ghé kế tiếp hoặc trong một khoảng thời gian
không quá 30 ngày, áp dụng theo thời gian nào dài hơn.

445
Chương VII
Hướng dẫn về chứng nhận thay thế

Mục B-VII/1
Hướng dẫn về việc cấp các giấy chứng nhận thay thế

(không có điều khoản)

Mục B-VII/2
Hướng dẫn về chương trình đào tạo đặc biệt boong máy hợp nhất

1 Mỗi Thành viên Công ước phải đảm bảo bất kỳ chương trình đào tạo boong máy hợp nhất
đặt biệt phải:

.1 thực hiện theo chương trình đào tạo huấn luyện được phê duyệt;

.2 thực hiện trên bờ trong một cơ sở đào tạo huấn luyện hàng hải, và/hoặc một chương
trình đào tạo huấn luyện trên tàu được phê duyệt;

.3 được ghi chép trong sổ ghi nhận đào tạo huấn luyện được phê duyệt.

Mục B-VII/3
Hướng dẫn về nguyên tắc quản lý việc cấp giấy chứng nhận thay thế

(không có điều khoản)

446
Chương VIII
Hướng dẫn về trực ca

Mục B-VIII/1
Hướng dẫn về phù hợp sức khỏe với nhiệm vụ

Ngăn chặn mệt mỏi

1 Tuân thủ yêu cầu về khoảng thời gian nghỉ ngơi, “tình trạng làm việc quá sức” cần được giải
thích theo ý nghĩa là chỉ nói tới các công việc thiết yếu trên tàu mà nó không thể chậm trễ vì lý
do an toàn, an ninh hoặc môi trường, hoặc đã không thể dự kiến một cách hợp lý khi bắt đầu
hành trình.

2 Mặc dù không có định nghĩa mang tính kỹ thuật về sự mệt mỏi được chấp nhận một cách
phổ biến, nhưng mọi người liên quan trong các hoạt động trên tàu cần được cảnh báo các yếu tố
có thể gây ra mệt mỏi, bao gồm, nhưng không giới hạn, các yếu tố được IMO xác định, và xem xét
chúng khi quyết định các hoạt động trên tàu.

3 Khi áp dụng quy định VIII/1, phải tính đến các yếu tố sau đây:

.1 các biện pháp dự phòng để ngăn chặn mệt mỏi cần phải đảm bảo rằng toàn bộ giờ làm
việc quá mức hoặc không hợp lý là không được phép. Đặc biệt, các khoảng thời gian
nghỉ ngơi tối thiếu trình bày trong mục A-VIII/1 không được diễn giải với hàm ý là các
giờ khác có thể dành cho nhiệm vụ trực ca và các nhiệm vụ khác;

.2 tần suất và các khoảng thời gian nghỉ ngơi, và việc bù đắp thời gian nghỉ ngơi là những
yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự mệt mỏi dồn nén theo thời gian; và

.3 các dự phòng này có thể thay đổi đối với tàu trên các hành trình ngắn, miễn là đã có
sẵn các cách bố trí an toàn riêng biệt.

4 Các ngoại lệ nêu trong đoạn 9, mục A-VIII/1, nên được giải thích theo ý nghĩa là các ngoại lệ
được đặt ra bởi Công ước ILO về Giờ làm việc của Thuyền viên và Định biên của Tàu 1996
(No.180) hoặc Công ước Lao động Hàng hải năm 2006, khi có hiệu lực. Các trường hợp áp dụng
các ngoại lệ đó do các Thành viên Công ước xác định.

5 Dựa trên các thông tin thu được từ kết quả điều tra các tai nạn hàng hải, Chính quyền hành
chính cần phải xem xét các quy định của họ về phòng chống mệt mỏi.

Ngăn chặn việc lạm dụng chất có cồn và ma túy

6 Lạm dụng chất có cồn và ma túy trực tiếp ảnh hưởng sự phù hợp và khả năng của thuyền
viên để hoàn thành nhiệm vụ trực ca và nhiệm vụ liên quan đến an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm và
an ninh được chỉ định. Không cho phép thuyền viên đang bị ảnh hưởng bởi ma túy và chất có
cồn thực hiện nhiệm vụ trực ca và nhiệm vụ liên quan đến an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm và an
ninh được chỉ định cho đến khi họ không còn bị suy giảm năng lực để thực hiện các nhiệm vụ đó.

7 Chính quyền hành chính phải đảm bảo áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn chất
có cồn và ma túy làm suy yếu khả năng của nhân viên trực ca và những người mà nhiệm vụ của

447
họ gắn liền an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm và an ninh được chỉ định; và phải thiết lập các chương
trình kiểm tra cần thiết để:

.1 phát hiện sự lạm dụng chất có cồn và ma túy;

.2 tôn trọng nhân phẩm, tính riêng tư, thầm kín và quyền lợi pháp lý cơ bản của các cá
nhân liên quan;

.3 xem xét các chỉ dẫn quốc tế liên quan.

8 Các công ty phải xem xét việc thực thi chính sách bằng văn bản rõ ràng về phòng chống lạm
dụng ma túy và chất có cồn, bao gồm việc cấm uống chất có cồn trong vòng bốn giờ trước khi
làm việc như là một thành viên của ca trực, bằng cách đưa nội dung đó vào hệ thống quản lý
chất lượng của công ty hoặc bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin và giáo dục cho thuyền viên.

9 Khi xây dựng chương trình phòng chống ma túy và chất có cồn phải tham khảo hướng dẫn
trong Chương trình phòng chống lạm dụng ma túy và chất có cồn của ngành vận tải biển, ấn phẩm
của ILO (Sổ tay cho người lập kế hoạch)* 32, như có thể đã sửa đổi.

Mục B-VIII/2
Hướng dẫn về bố trí trực ca và các nguyên tắc phải tuân thủ

Các công ty, thuyền trưởng và sỹ quan trực ca phải tham khảo hướng dẫn thực hiện dưới đây.

Phần 1 – Hướng dẫn về chứng nhận

(Không có điều khoản)

Phần 2 – Hướng dẫn về lập kế hoạch hành trình

(Không có điều khoản)

Phần 3 – Tổng quát về các nguyên tắc trực ca

(Không có điều khoản)

Phần 4 – Hướng dẫn trực ca trên biển

Phầ n 4-1 – Hướ ng dẫ n duy trì ca trực hàng hả i

Giới thiệu

2 Các hướng dẫn cụ thể rất cần thiết cho các loại tàu đặc biệt như tàu chở hàng hóa nguy cơ,
nguy hiểm, chất độc hay hàng dễ cháy. Thuyền trưởng cần đưa ra các hướng dẫn hoạt động
tương ứng.

3 Điều rất quan trọng là sỹ quan phụ trách ca trực hàng hải phải nhận thức sâu sắc rằng việc
hoàn thành một các hiệu quả nhiệm vụ của họ là thiết yếu đối với an toàn tính mạng, an ninh và
tài sản trên biển cũng như ngăn ngừa ô nhiễm hàng hải.

* Phụ lục III của sổ tay này bao gồm “Hướng dẫn nguyên tắc về các quy trình thử ma túy và chất có cồn
cho ngành vận tải biển áp dụng trên toàn thế giới”. Các nguyên tắc này được phê chuẩn bởi Ủy ban liên
tịch ILO/WHO về sức khỏe của thuyền viên (Tháng 5 1993)

448
Trực neo

4 Thuyền trưởng của các tàu tại khu vực neo không được che chắn, ở cửa khẩu, hoặc trong
điều kiện “giữa biển” theo chương VIII, đoạn 4-1 mục A-VIII/2, đoạn 51 trong Bộ luật STCW,
đảm bảo rằng phải bố trí trực ca là thích hợp để duy trì mọi lúc ca trực an toàn. Sỹ quan boong
phải luôn luôn duy trì trách nhiệm trực neo an toàn.

5 Khi quyết định bố trí ca trực, sao cho tương xứng với yêu cầu duy trì an toàn và an ninh và
bảo vệ môi trường hàng hải của tàu, thuyền trưởng phải xem xét đến tất cả các điều kiện và hoàn
cảnh tương ứng như:

.1 duy trì trạng thái cảnh giác liên tục bằng mắt nhìn và tai nghe hoặc bằng mọi phương
tiện sẵn có khác;

.2 các yêu cầu thông tin liên lạc giữa tàu – tàu và tàu – bờ;

.3 các điều kiện thời tiết, biển, băng và dòng chảy hiện hữu;

.4 cần thiết giám sát liên tục vị trí của tàu;

.5 tính chất, mức độ rộng hẹp và đặc tính của nơi neo đậu;

.6 tình trạng của phương tiện lưu thông;

.7 các tình huống có thể ảnh hưởng đến an ninh của tàu;

.8 các tác nghiệp bốc và dỡ hàng;

.9 chỉ định các thủy thủ ở trạng thái sẵn sàng;

.10 quy trình cảnh báo tới thuyền trưởng và duy trì máy sẵn sàng.

Phầ n 4-2 – Hướ ng dẫ n duy trì ca trực máy

6 Hướng dẫn cụ thể cần thiết cho các loại hệ thống động lực đặc biệt hoặc các thiết bị phụ trợ
của các loại tàu đặc biệt và của các tàu chở hàng nguy cơ, nguy hiểm, các vật liệu dễ cháy và các
loại hàng khác. Máy trưởng cần đưa ra các hướng dẫn hoạt động tương ứng.

7 Điều rất quan trọng là sỹ quan phụ trách ca trực máy phải nhận thức sâu sắc rằng việc hoàn
thành một các hiệu quả nhiệm vụ của họ là thiết yếu đối với an toàn tính mạng, an ninh và tài
sản trên biển cũng như ngăn ngừa ô nhiễm hàng hải.

8 Sỹ quan thay ca, trước khi nhận phụ trách ca trực máy phải:

.1 được làm quen với vị trí và cách sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn sinh mạng trong
môi trường có nguy cơ và độc hại;

.2 đảm bảo rằng các dụng cụ sơ cứu y tế phải sẵn sàng, đặc biệt các dụng cụ chữa bỏng;
và chữa cháy

.3 khi ở trong cảng, khi tàu đàng neo hoặc buộc dây an toàn, phải biết rõ:

449
.3.1 các hoạt động hàng hóa, tình trạng bảo dưỡng và công việc sửa chữa cũng
như tất cả các hoạt động khác tác động đến ca trực;

.3.2 máy phụ được dùng cho dịch vụ hành khách hoặc sinh hoạt của thuyền viên,
các tác nghiệp hàng hóa, cấp nước và các hệ thống thải bỏ.

Phầ n 4-3 – hướ ng dẫ n trực canh vô tuyế n

Tổng quát

9 Quy định vô tuyến yêu cầu rằng mỗi trạm vô tuyến trên tàu phải được cấp giấy phép, tất cả
công việc phải đặt dưới sự ủy quyền tối hậu của thuyền trưởng hoặc những người chịu trách
nhiệm của tàu, và chỉ được hoạt động dưới sự kiểm soát của người có chuyên môn thích hợp.
Các quy định vô tuyến cũng yêu cầu rằng các báo động cứu nạn chỉ được phát đi khi có ủy quyền
của thuyền trưởng hoặc người chịu trách nhiệm của tàu.

10 Thuyền trưởng cần phải nhớ rằng tất cả các nhân viên chịu trách nhiệm gửi các bức điện
báo động cứu nạn đã được hướng dẫn thành thạo và có khả năng điều khiển tương ứng tất cả
các thiết bị vô tuyến trên tàu theo yêu cầu của đoạn 1.5 quy định I/14. Việc này phải được ghi
trong nhật ký vô tuyến hoặc nhật ký hàng hải.

Trực canh

11 Ngoài các yêu cầu liên quan đến trực canh vô tuyến, thuyền trưởng mỗi tàu chạy biển cũng
phải đảm bảo rằng:

.1 trạm vô tuyến của tàu được định biên thích hợp cho mục đích trao đổi thông tin liên
lạc chung, đặc biệt là truyền thông công cộng và phải xét đến các hạn chế liên quan đến
nhiệm vụ của người được ủy quyền vận hành thiết bị này;

.2 thiết bị vô tuyến bố trí trên tàu và các nguồn điện dự phòng, nếu có, phải được duy trì
trong điều kiện làm việc hiệu quả.

12 Hướng dẫn và thông tin cần thiết về việc sử dụng thiết bị vô tuyến và các quy trình sử dụng
cho mục đích cứu nạn và an toàn phải được phổ biến theo định kỳ cho thuyền viên tương ứng
bởi người được chỉ định trong bảng phân công nhiệm vụ chịu trách nhiệm đầu tiên về thông tin
liên lạc vô tuyến trong trường hợp sự cố cứu nạn. Việc này cũng phải được ghi vào nhật ký vô
tuyến.

13 Thuyền trưởng của mỗi tàu không phải là đối tượng Công ước SOLAS phải yêu cầu duy trì
trực canh vô tuyến thích hợp theo quyết định của Chính quyền hành chính, có xem xét đến Quy
định vô tuyến.

Vận hành

14 Trước khi khởi hành, sỹ quan vô tuyến được chỉ định chịu trách nhiệm ban đầu về thông tin
liên lạc trong trường hợp sự cố cứu nạn phải đảm bảo rằng:

.1 tất cả thiết bị cứu nạn và an toàn và các nguồn điện dự phòng phải ở trong tình trạng
làm việc hiệu quả, và điều này phải được ghi vào nhật kí vô tuyến;

450
.2 tất cả văn bản tài liệu theo yêu cầu của thỏa ước quốc tế, các thông báo cho các trạm vô
tuyến tàu thuyền và các tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Chính quyền hành chính phải
có sẵn và phải được cập nhật theo các bổ sung mới nhất, ngược với những điều đó phải
báo cáo ngay cho thuyền trưởng;

.3 đồng hồ vô tuyến phải chính xác theo tín hiệu thời gian chuẩn;

.4 anten vô tuyến phải đặt đúng vị trí, không bị hư hỏng và phải được kết nối thích hợp;

.5 với mức độ có thể, các bản tin về thời tiết hàng ngày, các cảnh báo hàng hải cho khu
vực mà tàu đang hoạt động phải được cập nhật cùng với bản tin các khu vực khác theo
yêu cầu của thuyền trưởng, và phải chuyển ngay những bản tin ấy cho thuyền trưởng.

15 Trong khi hành trình và vận hành trạm, sỹ quan trực canh vô tuyến phải:

.1 lắng nghe bất cứ tình huống cứu nạn nào có thể đang tồn tại trên các tần số cứu nạn
thích hợp;

.2 gửi các báo cáo lưu thông (tên, vị trí, cảng tới, …) cho các trạm bờ địa phương và cho
bất cứ trạm bờ tương ứng nào khác mà ở đó cần các thông tin liên lạc tổng quát.

16 Khi mở máy, sỹ quan vô tuyến trực canh phải:

.1 kiểm tra đồng hồ vô tuyến theo tín hiệu thời gian chuẩn ít nhất 1 lần mỗi ngày;

.2 gửi một báo cáo lưu thông khi vào và khi rời khu vực dịch vụ của một trạm bờ, mà ở
đó cần các thông tin liên lạc tổng quát.

.3 chuyển các báo cáo tới hệ thống báo cáo của tàu theo chỉ thị của thuyền trưởng.

17 Khi ở trên biển, sỹ quan vô tuyến được chỉ định có nhiệm vụ ban đầu về thông tin liên lạc
trong sự cố cứu nạn phải đảm bảo thực hiện các chức năng thích hợp của:

.1 thiết bị vô tuyến gọi chọn số (DSC) cứu nạn và an toàn phải được thử ít nhất 1 lần
mỗi tuần;

.2 thiết bị vô tuyến cứu nạn và an toàn, bằng cách thử ít nhất 1 lần hằng ngày nhưng
không có tín hiệu phát đi.

Các kết quả thử đó phải được ghi vào nhật ký vô tuyến.

18 Sỹ quan vô tuyến được chỉ định để tiến hành thông tin liên lạc tổng quát phải đảm bảo duy
trì trực canh hiệu quả trên các tần số mà trên đó các thông tin liên lạc luôn bị chuyển đổi tùy
theo mối quan hệ tương đối giữa tàu và các trạm bờ và các trạm mặt đất trên đó có các đường
lưu thông. Khi thay đổi đường lưu thông, sỹ quan vô tuyến phải tuân theo các khuyến nghị của
ITU.

19 Khi đến gần các trạm ở cảng đến, sỹ quan vô tuyến phải thông báo cho các trạm bờ địa
phương cũng như các trạm bờ biển khác mà mình phải duy trì liên hệ khi đến cảng và các trạm ở
gần khác.

451
20 Khi tắt máy, sỹ quan vô tuyến phải:

.1 đảm bảo rằng anten phát đã được tiếp đất;

.2 kiểm tra các nguồn năng lượng dự trữ được sạc đầy.

Báo động cứu nạn và các quy trình

21 Báo động cứu nạn hoặc gọi cứu nạn được ưu tiên tuyệt đối trong tất cả các truyền
phát khác. Theo yêu cầu của Quy đinh vô tuyến, tất cả các trạm vô tuyến khi nhận được tín
hiệu báo động cứu nạn hoặc gọi cứu nạn phải ngay lập tức dừng tất cả các truyền phát có khả
năng gây nhiễu thông tin liên lạc cứu nạn.

22 Trong trường hợp tàu ta yêu cầu cứu nạn, sỹ quan vô tuyến, người được chỉ định chịu trách
nhiệm đầu tiên về thông tin liên lạc trong một sự cố lâm nạn, phải lập tức gánh vác trách nhiệm
theo các quy trình của Quy định vô tuyến và Khuyến nghị của ITU tương ứng.

23 Khi nhận được báo động cứu nạn:

.1 sỹ quan vô tuyến trực canh phải báo cáo cho thuyền trưởng và, nếu thích hợp, sỹ
quan vô tuyến chịu trách nhiệm đầu tiên đối với thông tin liên lạc trong suốt quá
trình sự cố cứu nạn;

.2 sỹ quan vô tuyến được chỉ định chịu trách nhiệm đầu tiên đối với thông tin liên lạc
trong sự cố cứu nạn phải đánh giá tình huống và gánh vác trách nhiệm theo các quy
trình của Quy đinh vô tuyến và Khuyến nghị của ITU hiện hành.

Bản tin khẩn cấp

24 Trong trường hợp tàu ta yêu cầu cứu nạn, sỹ quan vô tuyến được chỉ định chịu trách
nhiệm về thông tin liên lạc trong một sự cố cứu nạn, phải lập tức gánh vác trách nhiệm theo các
quy trình của Quy định vô tuyến và Khuyến nghị của ITU hiện hành.

25 Trong trường hợp thông tin liên lạc liên quan đến tư vấn y tế, sỹ quan vô tuyến được chỉ
định chịu trách nhiệm đầu tiên về thông tin liên lạc trong sự cố cứu nạn phải tuân theo các quy
trình của Quy định vô tuyến và tuân theo vào các điều kiện nêu trong các văn bản quốc tế tương
ứng đã xuất bản (xem đoạn 14.2) hoặc như trình bày bởi các nhà cung ứng dịch vụ vệ tinh.

26 Trong trường hợp thông tin liên lạc liên quan đến vận chuyển y tế, như được định nghĩa
trong Nghị định thư bổ sung các Công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949, liên quan việc
bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang quốc tế (Nghị định thư I) , sỹ quan vô tuyến
được chỉ định chịu trách nhiệm đầu tiên đối với thông tin liên lạc trong sự cố cứu nạn phải tuân
theo các các quy trình của Quy đinh vô tuyến.

27 Khi nhận được một bản tin khẩn cấp, sỹ quan vô tuyến cần phải báo cáo ngay cho thuyền
trưởng và, nếu thích hợp, sỹ quan vô tuyến chịu trách nhiệm đầu tiên đối với thông tin liên lạc
trong suốt quá trình sự cố cứu nạn;

452
Bản tin an toàn

28 Khi một bản tin an toàn được phát đi, thuyền trưởng và sỹ quan vô tuyến phải tuân theo các
quy trình của Quy định vô tuyến.

29 Khi nhận được một bản tin an toàn, nhân viên vô tuyến phải ghi lại nội dung và hành động
theo các thủ tục của Quy định vô tuyến.

30 Thông tin liên lạc từ buồng lái đến buồng lái sẽ được chuyển sang VHF kênh 13. Thông tin
liên lạc từ buồng lái đến buồng lái được mô tả là “thông tin liên lạc an toàn hàng hải giữa các tàu”
trong Quy định vô tuyến.

Ghi lưu vô tuyến

31 Ghi chép bổ sung vào nhật ký vô tuyến cần được thực hiện theo các đoạn 10, 12, 14, 17 và
33.

32 Các truyền phát không được phép và các sự cố gây nhiễu có hại, nếu có thể, phải được xác
định và ghi lưu trong nhật ký vô tuyến và lưu ý cho Chính quyền hành chính theo các Quy định
vô tuyến cùng với các trích sao nhật ký vô tuyến.

Bảo dưỡng ắc quy

33 Ắc quy cung cấp nguồn năng lượng cho tất cả bộ phận của trang thiết bị vô tuyến, bao gồm
thiết bị phối hợp cung cấp năng lượng độc lập, là thuộc trách nhiệm của sỹ quan vô tuyến được
chỉ định chịu trách nhiệm đầu tiên về thông tin liên lạc trong sự cố cứu nạn, và phải:

.1 thử có tải và thử không tải ắc quy hàng ngày và, ở nơi cần thiết, luôn luôn trong trạng
thái được nạp đầy;

.2 kiểm tra hàng tuần bằng tỷ trọng kế nếu có điều kiện, ở chỗ không sử dụng được tỷ
trọng kế thì kiểm tra bằng cách thử tải phù hợp;

.3 kiểm tra một lần mỗi tháng để đảm bảo an toàn của mỗi ắc quy, và việc tiếp nối của
chúng, và tình trạng của ắc quy trong các buồng chứa.

Kết quả của các lần kiểm tra phải được ghi vào nhật ký vô tuyến.

Phần 5 – Hướng dẫn trực ca trong cảng

(không có điều khoản)

453

You might also like