NỘI DUNG DHTT Từ 10-5 Đến 22-5-2021 Môn VĂN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NỘI DUNG HỌC TRỰC TUYẾN TỪ NGÀY 10/5/2021 ĐẾN 22/5/2020

Lưu ý các em cách học số tiết còn lại của chương trình Ngữ văn 9, HKII:
- Do kiến thức những bài học sau này là những tiết ôn tập tổng kết mà phần này cô đã
hướng dẫn, ôn tập cho các em trên lớp rồi. (Nên thời gian này chủ yếu cô ôn đề Tuyển sinh cho
các em).
- Nhưng các em vẫn phải ghi chép đầy đủ ngày học (chú ý 9A, 9B là ngày khác nhau
các em nhé) tên tiết, tên bài, nội dung (như cô yêu cầu bên dưới) vào vở học hàng ngày và
chụp ảnh gửi vào Zalo cho cô xong trước 11h, thứ 6, ngày 21/5/2021
-----------------------------------------------------------
(Tiết 156, 157 đã học được một phần, còn thiếu các em chép tiếp nhé)
Ngày học: 03/5/2021 - Lớp 9A
Ngày học: 06/5/2021 - Lớp 9B
Tiết 156, 157
Văn bản: BỐ CỦA XI-MÔNG (Trích)
Mô-pa-xăng
I. Tìm hiểu chung về văn bản.
1. Tác giả:
- Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850-1893)
- Là nhà văn lớn của Pháp với xu hướng truyện ngắn hiện thực.
2. Văn bản.
- Xuất xử: Văn bản trích ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên, in trong “Tuyển tập
truyện ngắn Pháp”.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục: 4 phần.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nỗi khổ của Xi-mông
*Tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sông:
- Cảm giác khoan khoái, thèm ngủ, chơi với chú nhái con. -> Hồn nhiên, ngây thơ, đáng
yêu. -> Buồn bã, đau đớn, tuyệt vọng.
*Tâm trạng khi gặp bác Phi-líp và khi về đến nhà:
- Xi-mông khao khát mãnh liệt có một ông bố để được yêu thương, che chở.
*Tâm trạng khi ở trường:
- Hết cả buồn đưa con mắt thách thức lũ bạn; Xi-mông quát vào mặt chúng, tin tưởng
sắt đá.
-> Xi-mông cứng cỏi, có nghị lực và lòng tin. Là nhân vật đáng thương, đáng yêu.
2. Nhân vật chị Blăng-sốt:
- Là người phụ nữ đức hạnh, sống đứng đắn, nghiêm túc, bị lừa dối. Chấp nhận hoàn
cảnh sống hiện tại, gửi tình thương yêu vào bé Xi-mông. =>Chị là người đáng được yêu mến,
cảm thông.
3. Nhân vật Phi-lip:
- Cảm thông với nỗi đau của chị Blăng-sôt
- Bác nhận lời làm bố của Xi-mông.
- Bác Phi-lip là người nhân hậu, giàu tình thương, đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố
Xi-mông và mang lại niềm vui cho em.
- Bản tính nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành
động …
- Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
2. Nội dung: Ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người.
*Ghi nhớ: (sgk/144)
-------------------------------------------------------------------------------
Ngày học: 05/5/2021 - Lớp 9A
Ngày học: 08/5/2021 - Lớp 9B
Tiết 158
HỢP ĐỒNG; LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
I. Đặc điểm của hợp đồng
II. Cách làm hợp đồng
1. Ví dụ: (Sgk)
2. Ghi nhớ: (Sgk/tr138)
III. Luyện tập
Bài 1: (sgk/tr139)
- Tình huống: b, c, e.
*Luyện tập: (Bài Luyện tập viết hợp hợp đồng)
Bài 1: (sgk/tr157, 158) Chọn cách diễn đạt nào trong 2 cách sau? Tại sao?
a, Cách 1
b, c, d: Cách 2
Bài 2: (sgk/tr158) Lập hợp đồng cho thuê xe đạp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE ĐẠP

Hôm nay, ngày……..


Tại địa điểm:…….
Chúng tôi gồm:
- Người cho thuê xe đạp:….
- Người cần thuê xe đạp:….
Hai bên thoả thuận kí hợp đồng cho thuê xe đạp vói nội dung và các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung giao dịch: Cho thuê chiếc xe đạp mini…..
Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên
- Bên cho thuê: bảo đảm cho thuê xe chất lượng.
- Bên thuê: thực hiện đúng thời gian thuê, sử dụng cẩn thận, không để mất, hư hỏng,
thanh toán đầy đủ, đúng thời gian.
Điều 3: Thời gian thuê: 3 ngày đêm.
Điều 4: Giá cả và phương thức thanh toán:
- Giá cả: 10.000 đồng/ ngày đêm.
- Phương thức thanh toán: 1 lần khi thỏa thuận hợp đồng.
- Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì người thuê xe phải bồi thường.
Điều 5: Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…….đến ngày…….
Hợp đồng lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Bên thuê Bên cho thuê


(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)
Bài 3: Luyện tập tự viết những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc:
- Hợp đồng sử dụng điện, sử dụng nước sạch.
************************************************************
Ngày dạy: 06/5/2021 – Lớp 9A
Ngày dạy: 08/5/2021 – Lớp 9B
Tiết 159, 160
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN

1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình
Ngữ văn lớp 9.
Tên tác Tác giả Năm Tóm tắt nội dung
T phẩm sáng
T
tác
Làng Kim Lân 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản
cư khi nghe tin làng mình theo giặc, truyện thể hiện
1
tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu
nước và tinh thần kháng chiến của nhiều nông dân.
Lặng lẽ Nguyễn 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra
Sa Pa Thành Long trường với người thanh niên làm việc một mình tại
2 núi cao Sa Pa. Qua đó, ca ngợi những người lao động
thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến hết sức mình
cho đất nước.
Chiếc Nguyễn 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con ông
lược Quang Sáng Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khi
3
ngà căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm
thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
Những Lê Minh 1971 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung
ngôi sao Khuê phong trên đỉnh cao ở tuyến đường Trường Sơn
xa xôi trong những năm k/c chống Mĩ cứu nước. Truyện
4
làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh
thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi
sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.

2. Nét chính về nội dung tác phẩm truyện Việt Nam.


- Phản ánh đời sống con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử chống Pháp, Mĩ, và
cuộc xây dựng đất nước.
- Cuộc sống chiến đấu, lao động gian khổ, thiếu thốn của con người Việt Nam trong
chiến đấu và xây dựng đất nước: yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước, yêu công việc, có
tinh thần trách nhiệm cao, trọng tình nghĩa ...
3. Nét chính về nghệ thuật truyện Việt Nam.
- Xây dựng nhân vật.
- Trần thuật theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba.
- Sáng tạo tình huống truyện độc đáo: Làng; Chiếc lược ngà
4. Luyện tập:
Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một nhân vật mà em
thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam đã học trong chương trình lớp 9.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: 10/5/2021 - Lớp 9A
Ngày dạy: 14/5/2021 - Lớp 9B
Tiết 161
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
(Tiếp theo)
C. Thành phần câu:
I. Thành phần chính và thành phần phụ:
1. Lý thuyết:
a) Thành phần chính: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để
câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
+ Chủ ngữ
+ Vị ngữ
b) Thành phần phụ và dấu hiệu nhân biết.
*Trạng ngữ:
- Vị trí: thường đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
- Tác dụng: Cụ thể hoá thời gian, không gian, cách thức, phương tiện,…được diễn đạt ở
nòng cốt câu.
- Dấu hiệu nhận biết: ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy.
*Khởi ngữ:
- Vị trí: thường đứng trước CN.
- Tác dụng: Nêu lên đề tài của câu.
- Dấu hiệu: Có thể thêm QHT về, đối với vào trước khởi ngữ.
2. Bài tập 2: (Sgk/145)
a, Đôi càng tôi //mẫm bóng.
CN VN
b, Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, /mấy người học trò cũ //đến sắp hàng dưới hiên
TN CN VN1
rồi đi vào lớp.
VN2
c, Còn tấm bằng thủy tinh tráng bạc, nó//vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn,
Khởi ngữ CN VN
không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
VN
II. Thành phần biệt lập:
1. Lý thuyết:
- Thành phần tình thái.
- Thành phần cảm thán
- Thành phần gọi - đáp
- Thành phần phụ chú
2. Bài tập:
a. “có lẽ”: Thành phần tình thái.
b. “ngẫm ra”: Thành phần tình thái.
c). “dừa xiêm……vỏ hồng”: Thành phần phụ chú
d). “bẩm”: Thành phần gọi – đáp; “có khi”: Thành phần tình thái.
e). “ơi”: Thành phần gọi - đáp
D. Các kiểu câu
I. Câu đơn:
Bài 1: (Sgk/tr146,147)

Chủ ngữ Vị ngữ


a). Nghệ sĩ ghi lại cái đã có rồi, nói …mới mẻ
b). Lời gửi……. cho nhân loại phức tạp hơn, phong phú…hơn
c). Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm
d). Tác phẩm là kết ….sáng tác, là sợi dây…lòng
e). Anh thứ Sáu và cũng tên là Sáu
Bài 2: (Sgk/tr147) Câu đặc biệt trong các đoạn trích:
a) - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
- Tiếng mụ chủ…
b) Một thanh niên hai mươi bảy tuổi!
c) - Những ngọn đèn …thần tiên.
- Hoa trong công viên.
- Những quả bóng sút……góc phố.
- Tiếng rao của bà ……..trên đầu…..
- Chao ôi, có thể………..cái đó.
II. Câu ghép.
1. Lý thuyết:
- Khái niệm.
- Cách nối các vế trong câu ghép:
+ Nối bằng dấu câu
+ Nối bằng từ, hoặc một cặp từ
- Các mối quan hệ trong câu ghép.
2. Bài tập:
Bài 1: (Sgk/tr147, 148) Câu ghép trong đoạn trích
a. Anh gửi vào….lá thư, một….nhủ, anh muốn ….chung quanh.
b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
c. Ông lão vừa nói……kinh ngạc ấy mà ông lão…….cả lòng.
d. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt…..kì lạ.
e. Để người con gái….bàn, anh lấy chiếc khăn tay……trả cho cô gái.
Bài 2: (Sgk/tr148) Xác định các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế.
a. Quan hệ bổ sung.
b. Quan hệ nguyên nhân.
c. Quan hệ bổ sung.
d. Quan hệ nguyên nhân.
e. Quan hệ mục đích.
Bài 3: (Sgk/tr148) Xác định các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế.
a. Quan hệ tương phản.
b. Quan hệ bổ sung.
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết.
Bài 4: (Sgk/tr149)
a. Nguyên nhân – kết quả: Vì quả bom…không nên hầm của Nho bị sập.
b. Điều kiện – giả thiết: Nếu quả bom…không thì hầm của Nho bị sập.
c. Tương phản: Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập.
d. Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập tuy quả bom nổ khá gần.
III. Biến đổi câu
1. Lý thuyết.
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Rút gọn câu.
2. Bài tập.
Bài 1: (Sgk/tr149) Câu rút gọn
- Quen rồi.
- Ngày nào ít, ba lần.
Bài 2: (Sgk/tr149)
a. Và làm việc có khi suốt đêm.
b. Thường xuyên.
c. Một dấu hiệu chẳng lành.
-> tách câu để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
Bài 3: (Sgk/tr149) Tạo câu bị động từ những câu cho sẵn
a. Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau.
1. Lý thuyết:
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu trần thuật
2. Bài tập.
Bài 1: (Sgk/tr150) Câu nghi vấn dùng để hỏi:
- Ba con, sao con không nhận?
- Sao con biết là không phải?
Bài 2: (Sgk/tr150) Câu cầu khiến
- Ở nhà trông em nhé! (ra lệnh)
- Đừng có đi đâu đấy. (ra lệnh)
- Thì mà cứ kêu đi. (yêu cầu)
- Vô ăn cơm! (mời)
Bài 3: (Sgk/tr151) Câu nói có hình thức nghi vấn, nhưng không dùng để hỏi mà để bộc lộ cảm
xúc.
- Trước đó, tác giả đã miêu tả: “Giận quá………….hét lên”.
----------------------------------------------------------------
Ngày dạy: 12/5/2021 – Lớp 9A
Ngày dạy: 15/5/2021 – Lớp 9B
Tiết 162, 163
TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

1. Các văn bản VH nước ngoài đã học từ lớp 6 đến lớp 9.


a. Tổng số 19 văn bản: (Lưu ý: Kể tên tác phẩm, tác giả; Bao gồm nhiều thể loại thơ,
kịch, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết nghị luận XH, nghị luận văn chương. ; Là những tác
phẩm văn học tiêu biểu của nhiều nước trên thể giới).
Lập bảng thống kê, các nội dung trên theo mẫu:

Stt Tên tác phẩm (đoạn trích) Tác giả Nước Thời điểm sáng tác Thể loại
1
...
b. Thể loại:
*Thơ Đường: Hạ Chi Trương, Lí Bạch (Lớp 7)
*Thơ văn xuôi: Ta-go. (Lớp 9)
*Bút kí chính luận: Ê - ren –bua (Lớp 6, đọc thêm)
*Hài kịch: Mô - li -e. (Lớp 8, đọc thêm)
*Phương thức tự sự mang đậm chất trữ tình: Ai -ma -tốp (Lớp 8); An-phông-xơ Đô – đê
(Lớp 6) Mô – pa- xăng, Lỗ Tấn. (Lớp 9)
*Các kiểu văn nghị luận: Ru –xô (Lớp 8)
c. Phong cách sáng tác:
- Các tác phẩm VH nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách
sáng tác của tác giả.
- Các ví dụ điển hình:
+ O-hen-ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược
tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.
+ Lỗ Tấn qua truyện ngắn “Cố hương” những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình,
những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác
giả.
+ Mô-li-e qua đoạn trích “Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch
thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư
sản.
+ Mô-pa-xăng qua đoạn trích “Bố của Xi-mông”
2. Luyện tập.
Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản
VHNN mà em thích.
-------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: 12/5/2021 – Lớp 9A
Ngày dạy: 19/5/2021 – Lớp 9B
Tiết 164, 165
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
1. Sự khác nhau của các kiểu văn bản:
- Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp,
cách thức, ngôn từ.
2. Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được. Vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương
thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp được với nhau trong một văn
bản cụ thể hay không? Vìsao? Nêu một ví dụ minh hoạ.
Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản
nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt.
4. Kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm VH có gì giống nhau và
khác nhau.
- Kiểu văn bản: Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt
- Thể loại VH: Truyện (Tự sự); Thơ (Trữ tình); Kí, Kịch...
+ Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện được thể loại.
+ Khác nhau: Thể loại VH là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác phẩm VH, với
phạm vi hẹp hơn.
5. Sự khác nhau:
- Văn bản tự sự: Được thể hiện trong VH là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường
thuật)...
- Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài)
6. Giống nhau và khác nhau.
- Giống nhau: Đều được thể hiện rõ yếu tố biểu cảm.
- Khác nhau: Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích.
Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về loại thê VH như thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút)
7. Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự
Cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận; Phương thức chính vẫn là nghị luận..
II. Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS:
1. Phần văn và TLV có mối quan hệ rất chặt chẽ luôn bổ sung cho nhau:
Giúp việc học văn đạt hiệu quả. Văn bản là ngữ liệu để minh hoạ cho các kiểu văn bản,
làm rõ phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt.
Giúp cho học sinh học tập được cách viết TLV.
2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và TLV? Nêu VD chứng
minh:
- Có quan hệ rất chặt chẽ bổ sung kiến thức và kĩ năng giữa các phần.
- Ví dụ: Các kiến thức về câu, về từ loại, về thành phần câu, các kiến thức về từ, khả năng của
từ Tiếng việt ... giúp cho biểu đạt và biểu cảm văn bản, giúp cho việc sử dụng khi viết TLV.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm.
1. Văn bản thuyết minh:
- Đích biểu đạt
- Yêu cầu chuẩn bị để làm được VB thuyết minh.
- Các phương pháp thường dùng trong VB thuyết minh.
- Ngôn ngữ trong VB thuyết minh.
2. Văn bản tự sự:
- Đích biểu đạt
- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.
- hường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm.
Tác dụng: Sinh động, chặt chẽ, có sức truyền cảm.
- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự
3. Văn bản nghị luận:
- Đích biểu đạt.
- Các yếu tố tạo thành VB nghị luận
- Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.
-------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: 19/5/2021 – Lớp 9A
Ngày dạy: 20/5/2021 – Lớp 9B
Tiết 169, 170, 171, 172
TỔNG KẾT VĂN HỌC

A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam.


I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
*VHVN được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, Văn học viết.
1. Văn học dân gian:
- Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ
lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian
- Là sản phẩm của nhân dân được lưu truyền bằng miệng.
- Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của ND là kho tàng cho VH viết khai thác, phát
triển.
- Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi VH viết đã ra đời.
- Về thể loại: Phong phú.
2. Văn học viết (VH trung đại)
- Xuất hiện từ TK X - hết TK XIX
- Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ.
+ VD: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán)
+ VD: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm).
- Các TP chữ Hán: chứa chan tinh thần dân tộc, cốt cách của người VN.
- Các TP chữ Nôm: Phát triển phong phú kết tinh thành tựu nghệ thuật và giá trị tư
tưởng.
- Các TP chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối TK XIX.
II. Tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam
- VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.
- VHVN (chủ yếu nói về VH viết)
Trải qua 3 thời kì lớn:
+ Từ đầu TK X  Cuối TK XIX
+ Từ TK XX 1945
+ Từ sau CMT8/1945  nay.
Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 19451975
+ Từ sau 1975nay.
III. Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học Việt Nam
1. Về nội dung:
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt.
- Tinh thần nhân đạo.
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
2. Về nghệ thuật:
- Các TPVH không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế,
hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.
- Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.
- Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn.
B. Sơ lược về một số thể loại văn học.
*Thể loại VH là gì? Là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một loại hình thức VB
và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
*Sáng tác VH thuộc ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận,
chủ yếu sử dụng phương thức lập luận.
*Loại rộng hơn thể, loại bao gồm nhiều thể.
1. Một số thể loại VH dân gian:
- Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích.
- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca
- Chèo và Tuồng.
Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận.
2. Một số thể loại VH trung đại
a. Các thể thơ:
*Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: Có 2 loại chính: Cổ phong và thể
Đường luật
+ Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ, số câu trong bài thơ.
Ví dụ: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi); Chinh phụ ngâm (Viết bằng chữ Hán của Đặng Trần
Côn).
+ Thể Đường luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể
hiện nhiều dạng
Ví dụ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan); Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
*Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
- Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm (Truyện Kiều - Nguyễn Du).
- Thể song thất lục bát
VD: Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm.
b. Các thể truyện, kí:
- Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ;“Thượng kinh kí sự”- Lê Hữu Trác...
- Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo
tưởng tượng.
c. Truyện thơ Nôm
- Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình.
- Truyện thơ Nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều
của Nguyễn Du.
d. Một số thể văn nghị luận:
- Các dạng thể: Chiếu, tấu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm
xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm.
- Khái niệm về các dạng thể đó.
- Ví dụ: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Bình Ngô đại
cáo (Nguyễn Trãi)
3. Một số thể loại VH hiện đại
- Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.
- Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.
- Thơ hiện đại, tính từ Thơ mới (1932 - 1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và
phát triển có nhiều thành công.
Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn
đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
------------------------------------------------------------
Ngày kiểm tra: 07/5/2021
Tiết 173, 174
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Thực hiện vào ngày 07 tháng 5 năm 2021
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng GDĐT Phổ Yên)
-----------------------------------------------------------------------
Ngày trả: 21/5/2021 – Lớp 9A
Ngày trả: 22/5/2021 – Lớp 9B
Tiết 175
TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

You might also like