Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Hệ thống các làn điệu chèo

Các bài hát trong Chèo vốn có tên theo mỗi bài, tình huống sân khấu, nhân vật riêng biệt. Về sau, tuy có
thay đổi chút ít về làn điệu âm nhạc, nhưng vẫn có đặc điểm giống nhau về tính chất âm nhạc, tình
huống sử dụng,.. nên được sắp xếp thành hệ thống điệu.

Chèo có 2 lối thể hiện là hát và nói ( nói theo thể điệu)

Nói: hình thức bắc cầu từ nói thường sang hát, gồm 3 hình thức: hát nói, nhạc dạo đầu, động tác múa.
+ Ngâm: âm nhạc kể chuyện thơ trong dân gian

tiết tấu tự do

giai điệu theo ngữ điệu thơ

thể thơ lục bát/ thất ngôn

+ Vỉa: đặt ở đầu bài hát

tính chất âm nhạc thống nhất với bài

giai điệu dựa vào ngữ điệu thơ, tình cảm nhân vật.

http://keeng.vn/audio/To-Vo-Thanh-Ngoan-192Kbps/PYG0MSZJ : vỉa bài Tò vò, giây 1’22 bắt đầu vào


hát

+ Nói sử: giống như ngâm, vỉa nhưng hoàn chỉnh, sắc thái rõ nét, có thể tiếp vào hát hoặc sử dụng độc
lập.

Nói sử thường 4 câu thơ 7 từ:

Ví dụ: Sử Rầu ( vở Thị Kính- Quan âm Thị Kính)

Thương ôi, bấy lâu sắt cầm tịnh hảo

Ai làm nên chăn gối lẻ loi

Há trách mình phận hẩm duyên ôi

Cho nên nổi thế tình rung ray

+Nói lối: nội dung kịch bản phức tạp, diễn viên không cần sát lời, không cần nhạc đệm, sử dụng tiếng
trống để giữ nhịp.

Nói lối được sử dụng nhiều nhất trong sân khấu Chèo.

Ví dụ: Những cánh bèo nhung


Từ phút 1’07: nói lối

Em ơi!  Đất nước ta tuy nghèo


Nhưng có biết bao điều kỳ diệu.
Có những người không mang danh hiệu Anh hùng
Nhưng lao động rất anh hùng 
Trên những cánh đồng vất vả quê ta.

+ Nói chênh: giống như vỉa, nói sử nhưng khác là có nhạc điệu mang tính khuôn khổ nhất định. Tính chất
âm nhạc chậm rãi, tha thiết, thường là nhân vật nữ nói.

+ Nói lệch: có nhạc cụ đệm, có tiết tấu, giai điệu đơn giản như nói Sử, Vỉa, ngâm.

+Nói hạnh: lối nói trang nghiêm, dành cho vai ni cô, thầy, sãi trong chùa. Sử dụng văn vần

Hát: Dựa theo công dụng, âm điệu tính chất thể hiện, tên gọi giống nhau, có thể chia theo 4-5 hệ thống
làn điệu:

+ Hệ thống Hát thảm: thong thường được kể gồm 3 Than, 3 Vãn; tính chất âm nhạc: buồn thương, than
than trách phận; cấu tạo lời: văn vần; số câu, từ khớp với giai điệu; thơ lục bát; cho mọi vai diễn

+Hệ thống Đường trường: còn gọi là hát sử( khác nói sử) khoảng 40-50 điệu, gồm những bài có nhiều
trổ, nói lên tâm trạng của những người khi đi đường; âm điệu đa dạng, giai điệu đẹp, nội dung phong
phú ; là loại bài hát rất khó.

+Hệ thống điệu Sắp: là cách nói lien tục của các vai, hát theo lối kể lể, trình bày theo diễn tiến hành
động; Trong đối thoại, mang tính vui chơi, hài hước, châm biếm; Tiếng đệm phổ biến: “dậu mà”, “này a”;
Nhịp của điệu Sắp là nhịp trường canh dồn đuổi nhau rất sát

+Hệ thống Sa lệch: hát trong những tình huống kịch ý nhị. Tính chất và trường hợp sử dụng tương
đương hệ thống Đường trường.

+Hệ thống các điệu Hề: có khoảng 20 loại vai hề nên cũng chừng đó làn điệu. Nội dung bài: châm biếm,
khích bác thói hư tật xấu trong dân gian, trong xã hội.
+Hệ thống hát nhịp đuổi: tính chất âm nhạc nhanh, sử dụng trong hoàn cảnh cấp thiết (tang gia) hoặc
than thân trách phận

+Những bài lẻ: là những bài hát tên gọi không gần với những điệu trong hệ thống, gắn với hoàn cảnh sử
dụng, tình huống sân khấu, nhân vật khác nhau.

Tiếng đế trong Chèo: là lời nói của người xem chêm vào, vừa là tiếng nói người xem vừa là bộ phận của
vở diễn, là tiếng nói giao lưu giữa khan giả và người diễn.

Ví dụ: vở Thị Mầu( phút 7’30, 9’20)

11’40

+ Đế: Mầu ơi, nhà mày có mấy chị em?


Thị Mầu: Nhà tao có chín chị em!
+ Đế: Có ai như mày không?
Thị Mầu: Chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.
+ Đế: xấu lắm

https://www.youtube.com/watch?v=A2YMT2_Qvmw
Nhạc dạo đầu: trước kia, vài nhạc cụ dạo để diễn viên lấy hơi hoặc là vài âm trong điệu thức của bài, nét
nhạc đầu bài,…

Hiện nay: đã phát triển, không chỉ là nhạc bắt cầu mà còn là đoạn nhạc biểu hiện tình cảm của nhân vật,
có nội dung nhất định.

You might also like