Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

--------***--------

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH


VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC
TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI

Lớp tín chỉ: KTE306 (1+2.2/2021).2

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh

Nhóm thực hiện: Nhóm 8

1. Trương Thị Lan Anh 1911110040


2. Nguyễn Khánh Huyền 1911110192
3. Nguyễn Thị Thùy Linh 1911110230
4. Đỗ Minh Thư 1911110373
5. Nguyễn Thị Thùy Trang 1911110073

Hà Nội, tháng 2 năm 2021


Mục lục

I. Khái quát về xuất khẩu giáo dục........................................................................................5


1.Khái niệm....................................................................................................................... 5
2. Đặc điểm của XK DVGD..............................................................................................5
3. Các phương thức XK.....................................................................................................6
4. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất nhâ ̣p khẩu dịch vụ giáo dục............................9
4.1. Nhân tố chủ quan:...................................................................................................9
4.2. Nhân tố khách quan:..............................................................................................10
II.Khái quát tình hình XKDV giáo dục theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài trên thế
giới (thu hút du học sinh quốc tế).....................................................................................12
1. Số lượng du học sinh trên thế giới...............................................................................12
2. Doanh thu XK dịch vụ giáo dục của thế giới...............................................................13
3. Phương thức thu hút SV quốc tế..................................................................................15
4. Tình hình thu hút SV quốc tế lớn của một số nước điển hình Mỹ, Singapore, Australia,
Anh................................................................................................................................ 17
4.1.Mỹ.......................................................................................................................... 17
4.2.Singapore................................................................................................................20
4.3. Australia................................................................................................................24
4.4. Anh........................................................................................................................ 27
4.5. So sánh giữa các nước...........................................................................................30
III. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến du học quốc tế trên thế giới và xu hướng sau
dịch bệnh..........................................................................................................................32
1. Tác động của dịch bệnh...............................................................................................32
2. Xu hướng trong tương lai............................................................................................32
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................39

MỤC LỤC BIỂU Đ

2
Biểu đồ 1: Tổng số du học sinh trên thế giới (2010-2018).....................................................14
Biểu đồ 2: Số lượng du học sinh nước ngoài tại Mỹ giai đoạn 2010-2020.............................19
Biểu đồ 3: Tỷ trọng du học sinh tại Mỹ so với thế giới giai đoạn 2010 - 2019.......................20
Biểu đồ 4: Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Mỹ giai đoạn 2010 - 2019.............21
Biểu đồ 5: Học phí dành cho sinh viên nước ngoài tại NUS năm học 2020 - 2021................24
Biểu đồ 6: Số du học sinh tại Úc và tỷ trọng so với thế giới (2010 – 2018)...........................26
Biểu đồ 7: Doanh thu xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Australia (2013 – 2019).....................27
Biểu đồ 8: Số du học sinh nước ngoài tại Anh (2009 – 2019)................................................29
Biểu đồ 9: Tỷ trọng du học sinh tại Anh so với thế giới (%)..................................................30
Biểu đồ 10: Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ giáo dục tại Anh (2010 – 2018)........................31

MỤC LỤC BẢN

3
Bảng 1: Doanh thu từ dịch vụ xuất khẩu giáo dục ở mô ̣t số quốc gia trên thế giới giai đoạn
2015 – 2019 (nghìn USD).................................................................................................16
Bảng 2: Số lượng du học sinh của Singapore và tỷ trọng so với thế giới...............................22
Bảng 3: Số lượng và tỷ trọng của sinh viên quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore (2013 –
2017)................................................................................................................................. 23
Bảng 4: Chi phí sinh hoạt hàng tháng của sinh viên quốc tế tại Singapore............................24
Bảng 5: Tổng số du học sinh nước ngoài trên thế giới giai đoạn 2010 - 2019........................26

4
I. Khái quát về xuất khẩu giáo dục

1. Khái niệm 

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục là hoạt động xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, trong đó có
sự dịch chuyển qua biên giới của một trong các yếu tố con người, chương trình, nhà cung
ứng, tài liệu học tập nhằm mục đích thu về ngoại tệ, kèm theo 4 phương thức Quy định
trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO kèm theo dòng ngoại tệ
đi vào nước xuất khẩu.

2. Đặc điểm của XK DVGD

- Tính vô hình

Giáo dục là một hoạt động không thể hiện kết quả một cách hữu hình rõ ràng. Đánh
giá chất lượng giáo dục là đánh giá sự nhận thức,suy nghĩ của con người, do vậy cần một
quá trình nhất định.

- Tính không tách rời

Trong giáo dục theo phương pháp truyền thống, quá trình cung cấp và sử dụng dịch
vụ diễn ra đồng thời, ví dụ như khi giáo viên giảng bài (cung cấp dịch vụ) thì học sinh
tiếp nhận kiến thức (sử dụng dịch vụ). Chính vì vậy, muốn giáo dục đạt hiệu quả cao cần
sự tương tác và hỗ trợ của cả người dạy và người học.

- Tính không ổn định

Chất lượng giáo dục cũng phụ thuộc vào nhà cung ứng, thời gian và địa điểm tiến
hành cung ứng. Ngay cả trong cùng một trường đại học, chất lượng đào tạo các chuyên
ngành khác nhau có thể không đồng nhất. Thậm chí ở cùng một chuyên ngành khi nó
được giảng dạy bởi những giáo viên với kinh nghiệm, trình độ và cách thức truyền đạt
khác nhau, chất lượng bài giảng cũng rất khác nhau. Ngay cả khi cùng là một giảng viên
thì không phải lúc nào họ cũng trình bày một bài giảng với chất lượng như nhau, điều đó
còn phụ thuộc vào tâm lý của người dạy và người học tại những thời điểm khác nhau.

- Tính xã hội

Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu cụ thể cho từng cá nhân, từng đối tượng khách
hàng thì dịch vụ giáo dục mang lại những giá trị văn hóa, đạo đức, duy trì sự gắn kết và
ổn định của xã hội. Vì vậy mà nhiều chính phủ đã thực hiện chương trình phổ cập giáo
dục, tối thiểu là cấp tiểu học để mọi công dân đều biết đọc, biết viết.

5
- Tính tích lũy

Tri thức được bồi đắp, tích lũy trong nhiều năm sẽ trở thành kỹ năng lao động cần
thiết, góp phần nâng cao năng lực làm việc, bồi dưỡng tư cách, phẩm chất đạo đức công
dân.

- Cung cấp bởi cả khu vực công và tư

Do nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục, hơn nữa, Nhà nước không đủ điều kiện
cung cấp nên rất nhiều trường tư đã ra đời. Hệ thống trường tư tồn tại song song với
trường công đã tạo nên một hệ thống giáo dục đa dạng, tăng tính cạnh tranh trên thị
trường giáo dục đại học. Điểm nổi bật của các trường tư là cơ sở vật chất cùng trang thiết
bị khang trang, hiện đại, số lượng sinh viên ít hơn, nhiều sự lựa chọn các dịch vụ đi kèm
như: ăn uống, dã ngoại, đồng phục…

3. Các phương thức XK

3.1. Hiệp định GATS:

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on
Trade in Services, viết tắt: GATS) là một hiệp định của tổ chức thương mại thế giới
WTO.

Hiệp định GATS là một hệ thống các nguyên tắc, quy định pháp lý đa phương đã
được thỏa thuận để áp dụng cho lĩnh vực thương mại dịch vụ. Dịch vụ là một thứ hàng
hóa chủ yếu tồn tại dưới dạng phi vật chất như y tế, viễn thông, giáo dục,... do con người
cung cấp. (Theo World Trade Organization - WTO)

3.2. Các phương thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo hiệp định GATS:

Các phương thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo GATS được phân biệt phụ thuộc
vào quy chế pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ, và dựa trên sự dịch chuyển của người tiêu
dùng hoặc người cung ứng dịch vụ. Theo Khoản 2, Điều 1 của Hiệp định GATS, có bốn
phương thức cung ứng dịch vụ như sau:

a. Phương thức 1: Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross Border Supply) 

Là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này
sang lãnh thổ của một Thành viên khác, tức là không có sự di chuyển của người cung cấp
và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. 

6
Cách thức cung ứng dịch vụ này hiện nay rất phổ biến trên thế giới. Trong lĩnh vực
xuất khẩu giáo dục, thông qua việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (E-learning), học
viên có thể học trực tuyến tại nhà, đồng thời giáo viên nước ngoài không cần di chuyển
đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thực hiện thông qua
internet, điện thoại, email, không cần thông qua gặp gỡ trực tiếp. Ở phương thức này, đối
tượng dịch vụ dạy và học đã được dịch chuyển từ nước này sang nước khác thông qua hệ
thống thông tin toàn cầu (Internet).

Đại học California, Los Angeles… (Hoa Kỳ), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học
Yonsei (Hàn Quốc),... cùng rất nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới đã tham gia
xây dựng và cung cấp hàng nghìn khóa học trực tuyến cho học viên trên khắp thế giới, ở
mọi ngành nghề và độ tuổi. Các chương trình học này không chỉ tiếp cận với sinh viên ở
các nước phát triển mà ngay cả các nước đang phát triển và kém phát triển cũng được tạo
cơ hội học tập. 

Trong tương lai, tiềm năng phát triển của phương thức này là rất lớn bởi song hành
với nó là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông qua Internet.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn đặt ra rất nhiều thách thức về quản lý chất lượng đầu ra, hiệu
quả thực tế cũng như đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng.

b. Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ (Consumption Abroad)

Là phương thức theo đó người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh
thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, khách du lịch nước ngoài sang
Việt Nam. Phương thức cung ứng này là đặc trưng của một số ngành dịch vụ như dịch vụ
du lịch hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như khách du lịch đến một quốc gia và sử
dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc gia đó.

Trong lĩnh vực xuất khẩu giáo dục, đây được coi là phương thức phổ biến nhất và
được áp dụng rộng rãi nhất. Các quốc gia phát triển có các trường Đại học, cao đẳng, học
viện… với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới đã thu hút một lượng lớn sinh viên đến từ
các nước đang phát triển. Số lượng sinh viên từ khắp các nơi trên thế giới đến du học tại
Mỹ, Australia, Anh, Nhật, Canada… ở mọi cấp học từ trung học, đại học đến cao học đã
tăng vọt trong những năm gần đây. Đối với phương thức này, đối tượng dịch chuyển
chính là người sử dụng dịch vụ, mà cụ thể là học sinh, sinh viên, học viên. Họ tìm đến một
quốc gia khác bên ngoài lãnh thổ của mình để sử dụng dịch vụ giáo dục mà quốc gia đó
cung cấp.

Đây là phương thức quan trọng, đã, đang và sẽ đem lại những thành tựu rõ rệt cho
nền giáo dục cũng như kinh tế của các nước. Cùng với nhu cầu ngày càng cao về giáo dục
ở các nước, môi trường học tập ở nước ngoài vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các du
7
học sinh. Tuy vậy, do điều kiện về kinh tế có sự chênh lệch, phương thức này chỉ có thể
tiếp cận một số lượng hạn chế đối tượng.

c. Phương thức 3: Hiện diện thương mại (Commercial Presence)

Là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các
hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh, văn
phòng đại diện, v.v…trên lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ. 

Trong lĩnh vực giáo dục, theo phương thức này, học sinh ở các nước đang phát
triển có thể trải nghiệm học tập tại các trường học, học viện hàng đầu thế giới ngay trên
đất nước sở tại mà không cần dịch chuyển sang bất kỳ quốc gia phát triển nào. Điều này
tạo thuận lợi lớn cho nhiều hơn học sinh, sinh viên có mong muốn học tập tại các tổ chức
giáo dục nước ngoài, đặc biệt là những người gặp khó khăn về tài chính khi đầu tư cho
việc học tập tại nước ngoài là vô cùng đắt đỏ. Tại Việt Nam, có rất nhiều các trường đại
học nước ngoài đã đặt trụ sở hoặc đầu tư vào các chương trình đào tạo liên doanh, liên kết
với các trường học trong nước, điển hình như RMIT, British University Vietnam
(BUV),... hay chương trình đào tạo liên kết với đại học Staffordshire, Cambridge,
London,... với chuẩn đầu ra quốc tế.

Ở đây, đối tượng dịch chuyển là nhà cung cấp dịch vụ, mà cụ thể hơn là pháp nhân
thương mại. Phương thức này đang ngày càng có vị trí quan trọng và tiềm năng phát triển
cao. Mặc dù vậy, nó vẫn đã và đang gây ra tranh cãi lớn về vấn đề thiết lập các quy định
của pháp luật về đầu tư nước ngoài.

d. Phương thức 4: Hiện diện thể nhân (Presence Movement of Natural Persons)

Là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển
sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ. 
Trong lĩnh vực xuất khẩu giáo dục, phương thức cung ứng này cũng rất phổ biến. So
sánh với phương thức 3, đối tượng dịch chuyển của phương thức này cũng là nhà cung
ứng dịch vụ, tuy nhiên họ là các cá nhân, thể nhân riêng biệt. Trên thực tế, việc mời các
giáo viên, giảng viên từ các trường đại học nước ngoài về Việt Nam dạy học chính là sự
cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện diện thể nhân. Đây là một phương thức
có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai bởi sự đối tượng dịch chuyển là cá nhân tạo
ra nhiều thuận lợi hơn, mặc dù vậy, công tác quản lý cá nhân người nước ngoài nhập cảnh
cũng như áp dụng pháp luật với những cá nhân này còn đặt ra rất nhiều vấn đề cho cơ
quan nhà nước và chính phủ của mỗi quốc gia.

8
4. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất nhâ ̣p khẩu dịch vụ giáo dục 

4.1. Nhân tố chủ quan: 

Các nhà nghiên cứu cho rằng: một trong những nhân tố quan trọng là đặc điểm cá
nhân quyết định lựa chọn có du học hay không, cụ thể là giới tính, niềm tin (nhâ ̣n thức cá
nhân) và mô ̣t số yếu tố phụ khác. 

4.1.1. Giới tính:

Talburt & Stewart (1999) cho thấy sự khác nhau về giới tính có ảnh hưởng đến
quyết định du học. Đa số nữ giới cho rằng gia đình và những người quan trọng xung
quanh có ảnh hưởng đến quyết định du học của họ và họ cho rằng việc kiếm sống, thực
tập tại quốc gia khác gây cản trở việc đi du học.

Mô ̣t số yếu tố khác trong nhân khẩu học cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến quyết
định du học của sinh viên là tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, sở thích, ...
4.1.2. Nhận thức của sinh viên:

Bên cạnh đó việc nhâ ̣n thức tích cực về quốc gia du học cũng ảnh hưởng đến ý định
du học. Nghiên cứu của Barber (1983) tại đại học California cho thấy học sinh du học có
những lập luận chặt chẽ cũng như suy nghĩ một cách tích cực về các sự việc xảy ra ở Mỹ
và đất nước họ mà đang du học. Barber đưa ra kết luận rằng việc gia tăng cảm nhận và
nhận xét của học sinh về quê hương và về những đất nước khác là kết quả từ việc trải
nghiệm nền giáo dục của mô ̣t hoă ̣c nhiều quốc gia khác nhau, mặc dù những ý kiến và
cảm nhận này có thể là tích cực và tiêu cực.

4.1.3. Một số yếu tố khác: 

Tóm lại, trên cơ sở những nghiên cứu có liên quan đến mô hình, động cơ lựa chọn
điểm đến và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học của sinh viên các nước trên thế
giới, chúng em tìm hiểu thêm một số nhân tố khác xuất phát từ bản thân người học sinh
ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định du học của các nghiên cứu nước ngoài bao gồm:

Nghiên cứu của Cubillo và các cộng sự (2006) chỉ ra các nhân tố giao kết nhiều bạn
bè ở các nước, được sống và có cơ hội làm việc tại các quốc gia phát triển khiến cho
người học luôn có mong muốn tìm hiểu, khám phá và trải nghiê ̣m thêm những nguồn kiến
thức mới, những cách tiếp câ ̣n vấn đề mới, từ đó mà hình thành mong muốn được học tâ ̣p
môi trường quốc tế.

9
Nghiên cứu của Mazzarol & Soutar (2002) cũng chỉ ra việc có cơ hội định cư tại
nước ngoài là mô ̣t nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định du học của học sinh.

Bên cạnh đó, Nghiên cứu của Talburt & Stewart (1999) cũng được kế thừa, tác giả
đã đưa thêm vào mô hình nghiên cứu những nhân tố thuộc về chủ quan của cá nhân người
học như những e ngại về viê ̣c thích nghi với môi trường mới, về viê ̣c làm cách nào để hòa
nhâ ̣p với bạn bè, cách để tự chăm sóc bản thân … cũng ảnh hưởng đến ý định du học.

Nghiên cứu của Peterson (2003) và Barber (1983) chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ
và niềm tin trong quyết định du học, nhâ ̣n thức tích cực về quốc gia du học cũng ảnh
hưởng đến quyết định du học. 

4.2. Nhân tố khách quan: 

Theo mô ̣t cuộc khảo sát được thực hiện bởi educations.com, một cổng thông tin tìm
kiếm giáo dục được sử dụng để giúp sinh viên lựa chọn các chương trình tại hơn 210 quốc
gia. Hơn 32.000 sinh viên hiện tại và tương lai đại diện cho 192 quốc tịch và mọi lứa tuổi
tham gia đã giúp thu được những nhâ ̣n xét sau: Trong lịch sử, vị trí của trường đại học
trên các hệ thống xếp hạng toàn cầu là một yếu tố quan trọng trong khả năng thu hút sinh
viên nước ngoài. Tuy nhiên, khảo sát trên cho thấy xu hướng này có thể suy yếu dần, vì
học sinh ngày càng nhận ra rằng việc theo học tại một trường có thứ hạng cao không có
nghĩa là họ sẽ đạt được thành công. Các sinh viên hiê ̣n tại được tham gia trong cuô ̣c khảo
sát cho biết ba cân nhắc hàng đầu của họ khi chọn trường đại học (theo thứ tự) là: danh
tiếng của trường, xếp hạng trường học và chất lượng giảng dạy. Trong khi đó, ba cân nhắc
hàng đầu cho các sinh viên tương lai (theo thứ tự) là chất lượng giảng dạy, chi phí sinh
hoạt, và sau đó là xếp hạng trường học. Điều này cho thấy, các sinh viên tương lai coi
trọng chất lượng giảng dạy hơn 45% so với sinh viên hiện tại và chi phí cho các yếu tố
sinh hoạt cao hơn 118%. Sự quan tâm của họ đối với các học bổng có sẵn cao hơn 50% so
với mức độ quan tâm của sinh viên hiện tại.
4.2.1. Chất lượng giảng dạy: 

Từ kết quả của khảo sát trên, có thể thấy chất lượng giảng dạy là một nhân tố cốt lõi
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du học của học sinh (Cubillo et al, 2006; Chen &
Zimitat, 2006). Lý do để học sinh lựa chọn việc du học thay vì học trong nước là họ tin
rằng: Môi trường giáo dục tại nước ngoài giúp họ có thể tiếp cận được một nền giáo dục
tiên tiến hơn là ở quốc gia của mình (Li & Bray, 2007). Ví dụ: Các sinh viên ở châu Á
nhận thấy các chương trình học ở nước ngoài tốt hơn so với các chương trình học ở quốc
gia mình và xem đây là một nhân tố quan trọng thúc đẩy họ trong quyết định tham gia vào
một nền giáo dục quốc tế (Mazzarol & Soutar, 2002).

10
Đồng thời, giá trị bằng cấp là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến
quyết định du học của sinh viên Việt Nam (Tô Trần Phương Thảo, 2014). Chất lượng
giáo dục của trường có đảm bảo chất lượng thì danh tiếng cũng như thứ tự xếp hạng của
ngôi trường đó mới được đảm bảo, đồng thời thu hút sự quan tâm của sinh viên từ các
quốc gia khác. Tuy nhiên, bản thân những người lãnh đạo, quản lý các trường cũng cần
phải có những kế hoạch truyền thông, quảng bá, tư vấn tuyển sinh giúp không chỉ sinh
viên mà còn gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô của những sinh viên ấy tiếp câ ̣n và nhâ ̣n
ra được những điểm mạnh của môi trường mình đang hướng tới, từ đó mà hình thành
mong muốn, nguyê ̣n vọng theo đuổi quyết định du học của mình.

4.2.2. Tình hình chính trị

Tại nhiều quốc gia, giáo dục đã trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, đem lại
nguồn lợi nhuâ ̣n rất lớn dưới sự thúc đẩy bởi các chính sách thu hút du học sinh, hỗ trợ
các trường đại học tăng cường tuyển sinh quốc tế. Mă ̣c dù các chính sách khuyến khích
xuất nhâ ̣p khẩu dịch vụ giáo dục ở các nước đang hoạt đô ̣ng tương đối hiê ̣u quả thì quyết
định du học hay không của sinh viên vẫn dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị của
nước mà mình muốn đến. Rõ ràng rằng mô ̣t sinh viên sẽ không bao giờ muốn đă ̣t chân
đến mô ̣t đất nước có tình hình chính trị không ổn định, còn tồn tại bạo loạn, các chủ nghĩa
cực đoan (như nạn phân biê ̣t chủng tô ̣c, các quan điểm chính trị sai lê ̣ch như"Chủng tộc
da trắng tối ưu" ở Nga, Chủ nghĩa phát xít mới (Neo-Nazi) tại Úc…).

Điển hình như một trường hợp sau đây:Năm 2012, Dương Minh Tuấn, du học sinh
ngành kế toán tại Đại học Swinburne (Melbourne) đã bị hai người đàn ông Australia hành
hung, bị đâm và đập gạch vào đầu. Trong thời gian điều trị, Tuấn đã được nhiều sự ủng
hộ từ phía người dân và sự đảm bảo điều tra sự việc từ phía các cơ quan chức năng. Theo
nguồn tin mới nhất tháng 2/2014, chính phủ Úc đã cấp lại Visa cho Tuấn để tiếp tục theo
học tại trường, còn thủ phạm đã bị phạt tù thích đáng. Ông David Bongiorno, luật sư đại
diện của Tuấn tại Australia cho hay chưa từng gặp một vụ nào tương tự như vụ này. Tuy
nhiên đây sẽ là sự cảnh báo đối với chính phủ Úc trong việc thu hút các du học sinh đăng
ký theo học các khóa học tại xứ sở Kangaroo. 

11
II. Khái quát tình hình XKDV giáo dục theo phương thức tiêu dùng ở nước
ngoài trên thế giới (thu hút du học sinh quốc tế)

1.
Tổng số SV du học trên thế giới (2010-2018); Triệu người
6 5.57
5.33
5 4.7 4.85
4.41
4.05 4.18
3.96
4 3.6

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng số SV du học trên thế giới

a) Nguồn: OECD,
UIS

Biểu đồ 1: Tổng số du học sinh trên thế giới (2010-2018)


Số lượng du học sinh trên thế giới
Nhận xét:

Biểu đồ trên cho thấy số lượng sinh viên du học trên thế giới có xu hướng ngày càng
tăng. Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, khi toàn cầu hóa bắt đầu phát triển, con người
càng có nhu cầu cao hơn về mở rộng tri thức, nâng cao bản thân, khám phá thế giới, vì thế
nên ngày càng có nhiều người quyết định đi du học. Từ 3,6 triệu sinh viên du học vào
năm 2010, con số này đã tăng lên đến hơn 5,57 triệu người vào năm 2018.

Có lẽ vì vậy, nhiều người kỳ vọng sự tăng trưởng sẽ tiếp tục và thậm chí còn tăng
tốc nhanh hơn. Nhưng sự thật là từ năm 2012 đến năm 2015, lượng du học sinh chỉ tăng
lên khoảng 600 nghìn người. Gần đây, các số liệu được công bố trên ‘‘Education at a
Glance’’ của OECD cho thấy rằng đây không chỉ là 1 bước lùi tạm thời, mà nó mang tính
cấu trúc.

Lí do của sự chững lại trong phát triển này xuất phát trước tiên từ cung và cầu dịch
vụ giáo dục.

 Đầu tiên, về phía cầu, là bởi chúng ta có thể thấy được những sự cải thiện rõ rệt
của nền giáo dục trong nước ở một số nước như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản,
12
Hàn Quốc,… với bằng chứng cụ thể là các trường đại học của Trung Quốc đang
dần lấy được vị thế trên trường quốc tế.
 Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực ở phía cung cũng trở thành 1 trong những
yếu tố gây ra sự chậm phát triển này. Ở các nước chủ yếu hoạt động mạnh trong
lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ giáo dục như Mỹ, Anh, Úc, … đã có sự thay đổi về cơ
bản. Từ sự hiếu khách, thái độ thân thiện đối với sinh viên quốc tế đến sự phản ứng
dữ dội đối với vấn đề di cư, định cư lâu dài. Họ sợ những sinh viên quốc tế sẽ ở lại
và chiếm công việc của sinh viên trong nước. Hay gần đây nhất là những mâu
thuẫn chính trị và xã hội ở Mỹ cũng khiến du học sinh e ngại. Hoặc gần hơn nữa là
năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến sự di chuyển giữa các nước
cũng hạn chế đi rất nhiều, các sinh viên không có cơ hội để đi du học nữa mà bắt
buộc phải ở lại nước vì sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, từ năm 2016 cho đến nay, số lượng du học sinh trên thế giới đã có sự
tăng lên nhanh hơn, cụ thể là tăng đến gần 1 triệu người. Cũng như đã phân tích ở trên,
một số nước Châu Á hiện nay đã và đang cải thiện trình độ giáo dục, mở thêm các chương
trình học tập hấp dẫn, nới lỏng điều kiện tham gia du học. Hơn nữa, trong quá trình học
tập ở những nước này, sinh viên có thể dễ dàng hơn trong việc đi làm thêm kiếm thu
nhập. Tất cả những điều này khiến lượng du học sinh dần được thu hút nhiều hơn đến các
nước Châu Á, Đông Nam Á.

2. Doanh thu XK dịch vụ giáo dục của thế giới

Tên nước 2015 2016 2017 2018 2019


Mỹ 32,800,030 36,900,000 39,000,000 40,510,000 38,746,000
Australia 18,102,200 20,573,200 24,194,300 28,025,200 29,910,000
Thổ Nhĩ Kỳ 256,000 182,000 218,000 244,000 290,000
Thái Lan 146,425 167,712 164,677 180,152 225,082
Ấn Đô ̣ 574,763 500,404 530,987 211,890 170,847
Brazil 147,500 140,348 133,636 144,623 140,382
Cô ̣ng hòa Dominica 115,100 112,400 106,000 98,300 98,800
Armenia 52,049 55,629 66,588 74,258 96,983
Costa Rica 226,758 270,358 71,294 72,355 76,231
Uganda 30,804 57,801 8,039 62,087 62,040
Bangladesh 25,770 32,735 43,089 41,611 48,178
Albania 26,235 9,733 16,267 14,263 34,275
Serbia 12,688 13,345 14,737 18,895 19,279
Uruguay 18,426 7,140 7,054 12,746 17,123
13
Georgia 11,471 11,649 11,085 14,569 15,300
Kazakhstan 4,063 4,096 6,297 15,581 14,791
Uzbekistan 2,286 2,589 2,999 5,335 10,070
Mông Cổ 7,605 6,758 8,414 8,816 10,056
Pakistan 4,000 8,000 16,000 14,000 10,000
Nguồn: Trademap
Bảng 1:Doanh thu từ dịch vụ xuất khẩu giáo dục ở một số quốc gia trên thế giới giai
đoạn2015 – 2019 (nghìn USD)

 Nhận xét:

Nhìn chung, doanh thu từ xuất khẩu giáo dục của mô ̣t số quốc gia được liê ̣t kê trong
bảng có sự tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2015 – 2019. Tiêu biểu như: Mỹ (từ 32,8
đến 38,7 tỷ đô); Thái Lan (từ 146,4 đến 225 nghìn đô) hay Uganda (tăng hơn 2 lần từ 30,8
đến 62 nghìn đô) …  Điều này chứng tỏ rằng, du học hay xuất khẩu giáo dục, đang dần
trở thành ngành dịch vụ không chỉ đem lại nguồn lợi nhuâ ̣n rất lớn cho chính phủ và các
trường đại học thuô ̣c tất cả các quốc gia mà còn mang tới cho những sinh viên cơ hô ̣i để
hô ̣i nhâ ̣p văn hóa, phát triển kỹ năng để có thể tiếp thu nguồn tri thức vô tâ ̣n và mở ra cơ
hô ̣i viê ̣c làm toàn cầu.

Bên cạnh đó cũng tồn tại mô ̣t phần các quốc gia có sự suy giảm, biến đô ̣ng về doanh
thu xuất khẩu dịch vụ giáo dục như: Uruguay (từ 18,4 xuống 17,1 nghìn đô); Ấn Đô ̣ (từ
574,7 xuống 170,8 nghìn đô) … cho thấy được sự tác đô ̣ng tiêu cực của, bùng nổ dân số
khủng hoảng kinh tế, dịch bê ̣nh, tình hình chính trị không ổn định hoă ̣c do chính phủ chưa
có các biê ̣n pháp thúc đẩy xuất khẩu giáo dục và thu hút du học sinh mô ̣t cách phù hợp. 

3. Phương thức thu hút SV quốc tế

Có thể thấy rằng, xuất khẩu dịch vụ giáo dục đang tạo ra mô ̣t thị trường vô cùng
rô ̣ng lớn và đem lại nguồn lợi nhuâ ̣n không nhỏ cho các trường đại học trên toàn thế giới.
Và để đảm bảo duy trì được nguồn doanh thu này, mỗi trường đều có riêng cho mình mô ̣t
chiến lược để thu hút du học sinh dựa trên những ưu điểm của mình. Sinh viên quốc tế
đang dần có nhu cầu lớn hơn trong giáo dục đại học, và viê ̣c thu hút và giữ chân sinh viên
quốc tế đòi hỏi phải có sự xem xét kĩ lưỡng và đưa ra những phương án hiê ̣u quả từ các
cơ sở giáo dục ở các quốc gia. Tựu chung lại, đa số các trường đại học đều dựa trên
những phương thức sau để trở thành tâm điểm chú ý của học sinh quốc tế:

3.1. Tăng cường các hoạt động quảng bá, tiếp cận sinh viên online lẫn offline:

14
Hoạt động phổ biến nhất được thực hiện là xây dựng cổng trực tuyến trên các nền
tảng mạng xã hô ̣i hoặc trang web riêng của trường để giới thiệu các chương trình giáo dục
quốc tế do nhà trường cung cấp, cũng như thông tin liên quan về thủ tục nhập học, công
nhận văn bằng nước ngoài, … Ngày nay mạng xã hội đã trở thành một kênh phổ biến và
ngày càng quan trọng để sinh viên thu thâ ̣p thông tin. Một cuộc khảo sát được thực hiện ở
Đức cho thấy rằng đối với 50% sinh viên quốc tế, thông tin trực tuyến là nguồn thông tin
chính về các địa điểm mà họ có ý định đến du học. Điều này cho thấy rằng các kênh
thông tin online đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong viêc̣ thu hút sinh viên
quốc tế. Vì thế, mô ̣t số trường cũng đã hợp tác với các công ty marketing và truyền thông
để phát triển sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ, không chỉ với các trang web nội bộ mà còn
với các trang web giáo dục đại học quốc tế khác, cũng như sự hiện diện trên mạng xã hội
ở nhiều quốc gia.

Bên cạnh viê ̣c quảng bá trên mạng xã hô ̣i hoă ̣c website, rất nhiều trường cũng đã
xây dựng các kế hoạch lan tỏa thông tin đến sinh viên offline bằng cách mở rộng hỗ trợ
do các văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế cung cấp, chẳng hạn như cung cấp trợ giúp về
các thủ tục hành chính như bảo hiểm y tế và mở tài khoản ngân hàng, cung cấp thông tin
chương trình cấp bằng đại học bằng tiếng Anh và chia sẻ kinh nghiệm của các cựu sinh
viên trên mạng xã hội; tổ chức các chương trình trao đổi, các hoạt đô ̣ng hướng nghiê ̣p, tư
vấn tuyển sinh kết hợp phân phát miễn phí tờ rơi hoă ̣c sổ ghi chép có những thông tin cần
thiết cho những ai quan tâm đến viêc̣ du học và đang tìm kiếm mô ̣t điểm đến cho tương
lai của mình.

 Ví dụ như vào năm 2018, Đại học Keio, một trong đại học tư nhân uy tín nhất của
Nhật Bản, đã thành lập Văn phòng Gắn kết Toàn cầu để giới thiệu cuộc sống sinh viên,
nghiên cứu và tin tức bằng tiếng Anh.

3.2. Học bổng


Kinh phí học tâ ̣p cũng là mô ̣t trong những vấn đề gây ra trở ngại cho viê ̣c du học của
học sinh, sinh viên quốc tế. Vâ ̣y nên, bên cạnh sự hỗ trợ tài chính cho du học sinh đến từ
Chính phủ các nước (ví dụ như Học bổng Giáo dục Quốc tế được cung cấp bởi chính phủ
Ireland, lên tới 10 000€ cho một năm học, chương trình học bổng của Chính phủ Estonia
– Dora Plus – đem lại khoản trợ cấp hàng tháng cho sinh viên Thạc sĩ và Tiến sĩ quốc tế,
trị giá 350€ và 1.100€ tương ứng) hoă ̣c các tổ chức tư nhân thì các trường đại học đang
ngày càng tạo ra nhiều học bổng riêng cho sinh viên nước ngoài gắn với những chương
trình học cụ thể. Ví dụ, Khóa học Khoa học Toàn cầu của Đại học Tokyo, một chương
trình cho phép sinh viên chưa tốt nghiệp từ nước ngoài được chuyển sang học tiếp phần

15
còn lại, cung cấp khoản trợ cấp hàng tháng là 150.000 yên (1.000 bảng Anh) và được hỗ
trợ nơi ở đầy đủ. 

Đại học Vienna ở Áo đã hoàn lại một nửa học phí cho sinh viên quốc tế hoàn thành
xuất sắc 16 tín chỉ ECTS trong năm học hay các trường đại học ở Estonia cung cấp mô ̣t
khoản phụ cấp từ 75 – 220 €/tháng cho sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp và
không có khả năng chi trả; tùy trên thu nhập trung bình của sinh viên và gia đình họ. Đây
là cũng là mô ̣t phương án hỗ trợ tài chính cho du học sinh, khiến cho họ có cảm giác rằng
công lao của mình bỏ ra được ghi nhâ ̣n và có thêm đô ̣ng lực để tiếp tục cố gắng đạt được
những kết quả tốt hơn, hoàn thiê ̣n bản thân hơn, tiếp nhâ ̣n những kiến thức mới trong môi
trường học tâ ̣p mới.

3.3. Cải cách chương trình học

Đáng kể nhất, các trường đại học đang cải cách chương trình giảng dạy của
họ. Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất trong việc thu hút sinh viên nước ngoài và việc học tập
hầu như chỉ giới hạn ở những người tìm kiếm cơ hội liên quan đến nghiên cứu về quốc
gia mà học muốn đến du học. Với hy vọng thu hút nhiều người học đa dạng hơn từ cả
nhân văn và khoa học, các trường đại học đang phát triển các lớp học, khóa học hè và
thậm chí là các chương trình cấp bằng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sự sẵn có của các
chương trình học bằng tiếng Anh đã được báo cáo là một động lực khác để thu hút sinh
viên quốc tế. Ở các quốc gia, các chương trình cụ thể cũng được cung cấp dưới nhiều
ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như tiếng Đức, tiếng Pháp hoặc tiếng Nga và tiêu biểu là
tiếng Anh. Nhiều nước thuô ̣c EU đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong số lượng các
chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh trong những năm gần đây, tổng cộng
535 chương trình học ở Lithuania và hơn 800 chương trình ở Ba Lan. Pháp ghi nhận sự
gia tăng gấp năm lần, từ 286 đến 1.328 vào đầu năm học 2018.

3.4. Thay đổi môi trường

Tiếp theo, viê ̣c thay đổi môi trường cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên quốc tế
là hết sức cần thiết. Các cơ sở giáo dục có thể thực hiê ̣n phướng án này bằng cách đầu tư
kinh phí xây thêm khu kí túc xá, thư viê ̣n, khu tự học cho sinh viên quốc tế; nâng cao chất
lượng giảng viên, tham gia đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực có trình đô ̣ quốc tế; tạo
điều kiê ̣n cho sinh viên tham gia các câu lạc bô ̣, các hoạt đô ̣ng ngoại khóa, đảm bảo sinh
viên quốc tế có tiếng nói thông qua chính quyền sinh viên và hội đồng quản trị của trường
đại học. Điều này góp phần giúp sinh viên giảm căng thẳng áp lực sau những giờ học, giữ
tinh thần thoải mái và thái đô ̣ tích cực, từ đó mà học tâ ̣p năng suất hơn khiến cho chất

16
lượng đào tạo nhà trường được cải thiê ̣n khiến thu hút thêm được sự quan tâm từ du học
sinh thế giới.

4. Tình hình thu hút SV quốc tế lớn của một số nước điển hình Mỹ, Singapore,
Australia, Anh

4.1. Mỹ

a) Số lượng du học sinh

Số lượng du học sinh nước ngoài tại Mỹ giai đoạn 2010-2020

1200000 1094792 1095299 1075496


1043839 1078822
974926
1000000 886052
819644
800000 723277 764495

600000
Người
400000

200000

0
2010/11 2011/12 2012/13 2013/14 2014/15 2015/16 2016/17 2017/18 2018/19 2019/20
Năm học

Nguồn: opendoorsdata.org

Biểu đồ 2: Số lượng du học sinh nước ngoài tại Mỹ giai đoạn 2010-2020

Nhận xét:

Theo Báo cáo thường niên Open doors của Viện Giáo dục quốc tế, từ năm học 2010-
2011 đến năm học 2019-2020 số lượng du học sinh tại Mỹ tăng từ 723.277 sinh viên lên
1.075.496 sinh viên (gấp khoảng 1,5 lần). Trong năm học 2015-2016, số lượng sinh viên
quốc tế đạt mốc trên 1 triệu sinh viên. Trong giai đoạn 2014-2018,  tuy số lượng sinh viên
quốc tế tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chững lại và có xu hướng giảm sút. Đến năm học
2019-2020, do ảnh hưởng của Covid-19 khiến cho số lượng sinh viên quốc tế giảm
19.803 sinh viên so với năm học trước.

17
b) Tỷ trọng

1,200,000 22.5

22
1,000,000
21.5

21
800,000
20.5

600,000 20 SL DHS
19.5 Tỷ trọng (%)
400,000
19

18.5
200,000
18

0 17.5
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nguồn: opendoorsdata.org

Biểu đồ 3: Số lượng và tỷ trọng du học sinh tại Mỹ so với thế giới giai đoạn 2010 - 2019

Nhận xét:

Từ biểu đồ trên có thể thấy sự biến động trong tỷ trọng du học sinh Mỹ so với thế
giới trong giai đoạn 2010-2019. Từ năm 2011-2016, tỷ trọng tăng liên tục từ 19,31% đên
22.24%. Tuy nhiên 2015-2016 có tăng nhưng tăng không nhiều, năm 2015 tăng thêm
0,1% so năm 2014, năm 2016 chỉ tăng 0,03% so với năm ngoái. Trong năm 2017-2018,
có sự giảm sút đáng kể từ 22,24% (năm 2016) xuống 19.66% (năm 2018), nguyên nhân
có thể do sự khắt khe trong vấn đề nhập cư, các biện pháp nghiêm ngặt trong quá trình
tiến hành cấp thị thực và cấm vô thời hạn công dân một số quốc gia nhập cảnh vào Mỹ.

c) Doanh thu

18
Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Mỹ giai đoạn 2010-2019

45
40.5
40 39 38.7
36.9
35 32.8
30.5
30 26.8
25 24
21.8
20.2
Tỷ USD
20
15
10
5
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Năm

Nguồn: nafsa.org

Biểu đồ 4: Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Mỹ giai đoạn 2010 - 2019

Nhận xét:

Theo Tổ chức Quản trị học quốc tế (International Trade Administration) dịch vu
giáo dục và đào tạo được xếp trong số 10 dịch vụ xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ. Giáo
dục đại học vẫn được xem là một dịch vụ được tìm kiếm nhiều nhất tại Mỹ. Xuất khẩu
dịch vụ giáo dục đã mang lại cho Hoa Kỳ lợi ích kinh tế khổng lồ 40,5 tỷ USD (năm
2018) gấp 2 lần so với năm 2010 (20,2 tỷ USD). Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dịch
vụ giáo dục tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2018 tuy nhiên đến năm học 2019-2020
doanh thu bị sụt giảm xuống 38,7 tỷ USD do tác động của đại dịch covid-19.

d) Chính sách của Mỹ

Mỹ là quốc gia đứng đầu trên thế giới về lượng học sinh, sinh viên quốc tế theo học.
Chính phủ Mỹ đã có nhiều dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế

 Xây dựng nền giáo dục chất lượng, lâu đời 

Danh tiếng học thuật Mỹ đã được gầy dựng qua nhiều thế kỷ với khoảng 5.000
trường cao đẳng đại học khắp nước. Trong đó, đại học lâu đời nhất nước Mỹ là Đại học
Harvard, được thành lập năm 1636. Mỹ có 11 trường đại học nằm trong top 20 đại học tốt
nhất thế giới (Theo QS World University Rankings 2019). Đáng chú ý nhất, các trường

19
Ivy League – nhóm các trường đại học xuất chúng nhất nước Mỹ cung cấp nền tảng giáo
dục được cả sinh viên nước ngoài và địa phương mơ ước.

Các trường tại Mỹ cung cấp đa dạng bằng cấp và khóa học trong tất cả lĩnh vực học
thuật. Đặc biệt, Mỹ có thế mạnh ở hầu hết các ngành nghề. Bằng cấp của Mỹ được công
nhận và chấp nhận khắp thế giới.

 Trợ giúp tốt sinh viên quốc tế

Các trường Đại học Mỹ luôn chào đón sinh viên quốc tế và mang đến các dịch vụ hỗ
trợ hiệu quả để giúp các sinh viên quốc tế làm quen và thích nghi với cuộc sống tại Mỹ
một cách dễ dàng. Các hoạt động hỗ trợ được tổ chức trong suốt cả năm học về các vấn đề
liên quan đến chỗ ở, tình trạng visa, nghề nghiệp,…

 Các gói hỗ trợ tài chính và học bổng

Nhiều trường cao đẳng và đại học tại Mỹ có các chương trình hỗ trợ tài chính dưới
hình thức học bổng cho các sinh viên quốc tế xuất sắc. Hình thức hỗ trợ này sẽ giúp sinh
viên trang trải được chi phí của khóa học. Rất nhiều trường, đặc biệt các trường dân lập
về khoa học xã hội và tự nhiên có các suất học bổng toàn phần cho một nhóm sinh viên
quốc tế xuất sắc hàng đầu.

Nghiên cứu sinh thường có nhiều cơ hội xin hỗ trợ tài chính dưới dạng học bổng hỗ
trợ học phí và làm trợ lý (ví dụ làm hành chính, nghiên cứu, và giảng dạy). Một số trường
đại học hàng đầu của Mỹ thậm chí cung cấp các gói hỗ trợ tài chính không hoàn lại theo
nhu cầu của sinh viên.

4.2. Singapore
a) Số lượng du học sinh

Năm
2010 2011 2012 2016 2017 2018
Nội dung
Số lượng du học sinh (người) 47.915 52.959 48.938 53.122 53.204 51.756
Tỷ trọng (%) 1,33 1,34 1,21 1,10 1,00 0,93
Nguồn: data.uis.unesco.org
Bảng 2: Số lượng du học sinh của Singapore và tỷ trọng so với thế giới

Nhận xét:

20
Từ năm 2010-2018, số lượng du học sinh tại Singapore có nhiều biến động, tăng
mạnh năm 2011 (52.959 sinh viên) so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm. Từ
năm 2017-2018 lại tiếp tục xu hướng giảm sút xuống 51.756 sinh viên (năm 2018), giảm
1.366 du học sinh so với năm 2016. Tỷ trọng sinh viên quốc tế nhỏ (chiếm khoảng 1%),
năm 2016-2018 giảm dần xuống còn 0,93% (năm 2018).

Do chính sách của chính phủ Singapore, giới hạn số lượng tuyển sinh nước ngoài
dẫn đến sự thay đổi trong số lượng và tỷ lệ sinh viên nước ngoài giảm xuống. Tỷ lệ sinh
viên nước ngoài tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã giảm từ 23,3% năm 2013
xuống còn 17,3% năm 2017. 

Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Nội dung
Sinh viên quốc tế 5.923 5.769 5.473 5.044 4.637
Tổng số sinh viên 25.445 25.616 26.314 26.817 26.837
Tỷ lệ (%) 23.3 22.5 20.8 18.8 17.3
Nguồn: todayonline

Bảng 3: Số lượng và tỷ trọng của sinh viên quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore
(2013 – 2017)
b) Doanh thu 

Về học phí, du học sinh nước ngoài phải trả một khoản tiền khá lớn khoảng từ
17.550 S$-63.750 S$ tùy vào từng trường và chương trình học. Ngoài ra, sinh viên được
chia thành nhiều cấp bậc: cư dân định lâu dài tại Singapore – Singapore PR, du học sinh
có quốc tịch là nước nằm trong khối ASEAN – IS (ASEAN) và không nằm trong ASEAN
– IS (non-ASEAN).

21
Học phí dành cho sinh viên nước ngoài tại NUS năm học
2020 - 2021

70000 63750
60000
50000
41700
40000
Đô la Sing (S$) 27050 28900
30000
20550
20000 17550 17700
13450 11500 12600
9600 8200
10000
0
Kinh tế Máy tính Luật Y học
Ngành học

Singapore PR IS (ASEAN) IS (non-ASEAN)

Nguồn: nus.edu.sg
Biểu đồ 5: Học phí dành cho sinh viên nước ngoài tại NUS năm học 2020 - 2021
Học phí tại Singapore được coi là cao hơn các nước châu Á khác nhưng vẫn rẻ hơn
so với các nước phát triển đã đào tạo về giáo dục lâu năm như Hoa Kỳ, Anh, Úc,…
Singapore dành những mức ưu tiên về học phí cho sinh viên có quốc tịch là các nước
trong ASEAN nhằm tăng cường quan hệ hợp tác. Mức học thường nhỏ hơn 40% so với
mức một học sinh quốc tế phải trả thông thường. 

Chi phí sinh hoạt hàng tháng của sinh viên quốc tế tại Singapore cũng dao động
trong khoảng 6.000 S$ – 11.500 S$, tùy thuộc vào điều kiện sống và loại khóa học. Cụ
thể, một sinh viên quốc tế tại Singapore phải chỉ tiêu những khoản cơ bản sau đây ngoài
tiền học phí.

Danh mục Chi phí


Chỗ ở trong trường S$2,800 – S$5,500
Ăn uống S$2,600
Chi phí cá nhân S$2,200
Phương tiện di chuyển S$800
Trang thiết bị (Giá sách,…) S$400
Tổng chi phí ước tính không bao gồm chỗ ở S$6,000
Tổng chi phí ước tính đã bao gồm chỗ ở S$10,400
Nguồn: nus.edi.sg
Bảng 4: Chi phí sinh hoạt hàng tháng của sinh viên quốc tế tại Singapore

22
Có thể nhận thấy, mức chi phí sinh hoạt khá cao, chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản
như ăn uống, đi lại,… tại Singapore rất đắt đỏ. Chi phí trung bình vào khoảng 10.400 đô
la Sing từ sinh viên quốc tế Điều này cũng đóng góp tích cực vào ngành hàng tiêu dùng
và dịch vụ như nhà hàng, may mặc, nhà ở và các dịch vụ tiện lợi khác tại Singapore. 

c) Chính sách của Singapore


Singapore được thế giới công nhận về hệ thống giáo dục chất lượng cao, đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn làm việc quốc tế. Chính phủ Singapore có nhiều chính
sách nhằm hỗ trợ và thu hút du học sinh quốc tế.
 Xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế

Với chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh
nghiệm, hiểu biết chuyên sâu, bằng do các trường ở Singapore cấp luôn được đánh giá
cao không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.

 Học bổng hấp dẫn

Mặc dù, chất lượng giáo dục ở Singapore ngang tầm với các quốc gia lớn trên thế
giới như Anh, Australia, Mỹ, chi phí học tập ở đây khá "dễ chịu". Bên cạnh đó, chính
sách học bổng tại các trường ở Singapore rất hấp dẫn và không quá khó khăn để đạt được.
Sinh viên tham gia học tập tại đây có nhiều cơ hội giành học bổng tới 100% học phí.

 Thủ tục xin visa du học Singapore đơn giản

Thủ tục visa và hồ sơ đơn giản, không cần chứng minh tài chính, không phải phỏng
vấn lãnh sự quán, không yêu cầu chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL. Vì tất cả các trường tại
Singapore đều có khóa đào tạo anh ngữ dành cho các bạn trước khi vào khóa chính. Thời
gian làm thủ tục nhập học ngắn từ 3 - 4 tuần có student pass là Thẻ lưu trú dành cho Sinh
viên khi đi du học tại Sing được cục di trú Singapore (ICA) chấp thuận.

 Du học sinh Singapore dễ dàng xin được việc làm lương cao

Tuy Singapore hạn chế hoàn toàn việc làm thêm cho sinh viên quốc tế nhưng du học
sinh được hưởng chính sách thu hút nhân lực rất tốt từ chính phủ, cụ thể như sau:

Tại Singapore, các doanh nghiệp thường trực tiếp liên hệ với trường để tuyển dụng
lao động. Do đó, một số trường cam kết việc làm 100% sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Singapore tạo mọi điều kiện cho nhân lực trình độ cao được nhập tịch và định cư lâu
dài cùng với người thân. Tất cả các thủ tục có thể được xử lý chỉ trong vài ngày. Đây là
tốc độ nhập tịch nhanh chóng mà bất cứ người nhập cư nào cũng mong muốn.

23
4.3. Australia
a) Tổng số du học sinh nước ngoài

Năm Số du học sinh


2010 616,713
2011 554,207
2012 513,088
2013 524,345
2014 586,626
2015 641,913
2016 709,096
2017 795,871
2018 872,567
2019 956,773

Nguồn: internationaleducation.gov.au

Bảng 5: Tổng số du học sinh nước ngoài trên thế giới giai đoạn 2010 - 2019
b) Tỷ trọng

Số du học sinh tại Australia và tỷ trọng so với thế giới (2010-2018)


1,000,000 17.13 18
900,000 872,567
15.67
14.6 14.9 16
14 795,871
800,000 13.3 13.7
12.7 12.54 709,096 14
700,000 616,713 641,913
586,626 12
Số du học sinh

Tỷ trọng (%)
600,000 554,207
513,088 524,345 10
500,000
8
400,000
6
300,000
200,000 4
100,000 2
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Năm

Số du học sinh Tỷ trọng (%)

Nguồn: internationaleducation.gov.au

Biểu đồ 6: Số du học sinh tại Úc và tỷ trọng so với thế giới (2010 – 2018)
Nhận xét:
24
Theo báo cáo International Students Data 2019 của Australian Government, trong
giai đoạn 2010-2018 số du học sinh nước ngoài đến Australia có xu hướng tăng lên nhanh
chóng. Mặc dù có sự sụt giảm đáng kể từ 2010 là 616,713 học sinh xuống còn 513,088
học sinh năm 2012, nhưng ngay sau đó đà tăng tiếp tục kéo dài trong giai đoạn 2013-2018
từ 524,345 lên con số 872,567. 

Về tỷ trọng số lượng du học sinh đến Australia so với thế giới có xu hướng biến
động trong giai đoạn 2010-2018. Năm 2010 con số đó là 17,13% nhưng đến 2013 sụt
giảm mạnh còn 12,54%. Trong giai đoạn 2013-2018, xu hướng có sự thay đổi khi tỷ trọng
được duy trì đà tăng tương đối ổn định từ 12,54% lên 15,67%. Từ những số liệu này cho
ta thấy được mặc dù xu hướng du học nước ngoài của thế giới đang tăng dần nhưng cùng
với đó thì số lượng đến với Australia cũng đang không ngừng tăng lên và khẳng định vị
thế là một điểm đến hàng đầu của giáo dục.

c) Doanh thu

Doanh thu xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Australia (2013-2019)
35
29.9
30 28

25 24.1
Doanh thu (tỷ USD)

20.6
20 18.1
15.8
15 13.9

10

0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Năm

Nguồn: statista.com
Biểu đồ 7: Doanh thu xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Australia (2013 – 2019)
Nhận xét:

Từ biểu đồ ta thấy được xu hướng biến động về doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ giáo
dục của Australia giai đoạn 2013-2019 là chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Từ năm
2013 với một con số khá khiêm tốn là 13.9 tỷ USD doanh thu đã tăng không ngừng qua
từng năm với 20.6 tỷ USD năm 2016 và đến 2019 là 29.9 tỷ USD. Nguyên nhân chính
của sự gia tăng này nằm ở sự gia tăng trong chính số lượng du học sinh đến đây và đồng

25
thời là sự nâng cao trong chất lượng đào tạo và đa dạng hóa phương thức xuất khẩu, tạo
cho Australia nguồn doanh thu gấp đôi chỉ trong 6 năm.

d) Chính sách của Australia

Australia là một trong những quốc gia phát triển sở hữu hệ thống giáo dục tốt nhất
trên thế giới. Australia có những chính sách thu hút sinh viên quốc tế như sau:

 Chính sách Visa SVP đơn giản, không chứng minh tài chính, không chứng chỉ
IELTS, thời gian xét Visa ngắn

Nếu so sánh với các quốc gia nhập cư khác như New Zealand, Canada…thì
Australia là nước đi đầu trong chính sách đơn giản hóa thủ tục visa du học. Từ tháng
3/2012, du học sinh Việt Nam theo học các chương trình cử nhân trở lên tại các trường
trong danh sách được công bố bởi bộ Di trú Australia sẽ được xét visa ưu tiên, điều kiện
đầu vào đơn giản, không bắt buộc chứng minh tài chính, không yêu cầu chứng chỉ IELTS,
thời gian xét duyệt visa chỉ 2 tuần.

 Cho phép du học sinh làm thêm trong thời gian học, ở lại 2-4 năm sau khi tốt
nghiệp và khuyến khích nhập cư

Chính phủ Australia cho phép sinh viên làm việc 40h/2 tuần trong thời gian học và
toàn thời gian trong thời gian nghỉ. Sinh viên được ở lại 2 – 4 năm sau khi tốt nghiệp và
khuyến khích nhập cư.

 Cho phép người phụ thuộc của du học sinh (vợ, chồng, con) được sống, học tập,
làm việc tại Australia trong thời gian học của du học sinh

Hiếm có quốc gia nào đưa ra chính sách hấp dẫn như Australia cho người thân của
du học sinh. Theo đó, vợ/chồng và con sẽ được xét visa phụ thuộc theo loại visa và bậc
xét visa của sinh viên quốc tế. Điều đó có nghĩa là, nếu sinh viên được hưởng bậc xét visa
ưu tiên thì người phụ thuộc cũng được hưởng loại visa này.

4.4. Anh
a) Tổng số du học sinh nước ngoài
26
Số du học sinh nước ngoài tại Anh (2009-2019)
500,000
485,645
480,000
458,520
460,000
442,750
Số du học sinh

440,000 435,235 435,495 436,880 438,515


428,225 425,265
420,000
405,805
400,000

380,000

360,000
2009-10 2010-11 2011-12 2012-13 2013-14 2014-15 2015-16 2016-17 2017-18 2018-19
Năm học

Nguồn: studying-in-uk.org

Biểu đồ 8: Số du học sinh nước ngoài tại Anh (2009 – 2019)


Nhận xét:
Theo thống kê của trang web Study in UK được thể hiện bằng biểu đồ trên, ta thấy
được sự biến động trong số du học sinh nước ngoài tại Anh giai đoạn 2009-2019. Từ năm
học 2019-2010 đến năm học 2011-2012, số du học sinh tăng không đáng kể từ 405,805
lên 435,235 và tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ còn 425,265 học sinh năm 2012-2013.
Trong khoảng từ 2013-2017, số lượng du học sinh luôn trong trạng thái ổn định và không
thấy sự biến động đáng kể nào. Chỉ đến năm 2017-2018 và 2018-2019 số lượng đã tăng
vọt lên con số 485,645 tuy nhiên so với các nước khác như Mỹ, Australia… thì sự tăng
này không quá ấn tượng.

b) Tỷ trọng

27
Tỷ trọng du học sinh tại Anh so với thế giới (%)
14
11.9
12 10.99
10.5 10.42
9.91
10 9.33 9.13
8.6 8.72
Tỷ trọng (%)

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Năm

Biểu đồ 9: Tỷ trọng du học sinh tại Anh so với thế giới (%)
Nhận xét:
Mặc dù luôn được coi là đất nước có mức độ hấp dẫn cao đối với du học sinh nước
ngoài, tuy nhiên tỷ trọng của Anh so với tổng số du học sinh toàn thế giới có xu hướng
giảm trong giai đoạn 2010-2018. Cụ thể, trong 9 năm, tỷ trọng của Anh đã giảm hơn 3%
từ 11,9% năm 2010 còn 8,72% năm 2018. Điều đó đủ để thấy rằng tuy số lượng du học
sinh đến Anh vẫn tăng nhưng không theo kịp với con số của thế giới và đặc biệt là thành
tựu của các nước khác.

c) Doanh thu

28
Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Anh (2010-2018)
35 32.56
30.25
30 27.35 28.22
26.55
24.44 25.36
25 23.8
Doanh thu (tỷ USD)

22.46

20

15

10

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Năm

Nguồn: assets.publishing.service.gov.uk

Biểu đồ 10: Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ giáo dục tại Anh (2010 – 2018)
 Nhận xét:

Biểu đồ đã cho ta thấy được xu hướng tăng nhẹ của doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ
giáo dục của Anh năm 2010-2018. Từ năm 2010 cho đến năm 2017, doanh thu của nước
này chỉ tăng 45%, từ 22,462 lên 32,564 tỷ USD, đồng thời mức tăng hàng năm không quá
7-8% đã cho ta thấy sự tăng trưởng chậm chạp của ngành xuất khẩu giáo dục tại Anh.
Lĩnh vực này Anh đã có vị thế của riêng mình tuy nhiên cần được đầu tư và quan tâm
nhiều hơn để nâng cao nguồn doanh thu cho quốc gia.

d) Chính sách của Anh

Cùng với môi trường sống hiện đại, an toàn, nhiều cảnh quang đẹp, Anh Quốc càng
ngày càng thu hút nhiều sinh viên mong muốn du học và định cư tại đây. Đó là nhờ có các
chính sách thu hút du học sinh như:

 Dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế

Các trường tại Anh đều có văn phòng sinh viên quốc tế, các khu vực và thậm chí ở cấp
chính phủ, có các tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế, hoạt động theo chương trình nhằm hỗ
trợ du học sinh trong các vấn đề học tập, ăn ở, visa, tài chính, pháp luật và các vấn đề liên
quan khác.

 Sinh viên quốc tế được ở lại 2 năm sau khi tốt nghiệp
29
Từ năm 2012, Chính phủ áp dụng chính sách buộc sinh viên nước ngoài phải rời
khỏi nước Anh chậm nhất bốn tháng sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, quy định mới áp dụng
cho sinh viên quốc tế bắt đầu các khóa học đại học hoặc cao hơn kể từ năm 2020 có thể ở
lại tìm việc làm trong tối đa hai năm kể từ khi tốt nghiệp.Quy định mới này sẽ giúp đảm
bảo ngành Giáo dục đại học đầy danh tiếng của Anh có thể tiếp tục thu hút nhân tài đến từ
khắp nơi trên thế giới.
 Tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Ngoài ra, nước Anh đang trong quá trình Brexit sẽ tạo cơ hội lớn hơn cho các bạn
sinh viên quốc tế tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Việc lao động Châu Âu không
được tự do đi vào Anh Quốc nữa sẽ dẫn đến sự khan hiếm lao động trong nhiều ngành lao
động. Du học sinh sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc tại Anh Quốc hơn sau khi tốt nghiệp.

4.5. So sánh giữa các nước

Vẫn luôn được coi là những điểm đến hàng đầu thế giới của du học sinh và tiêu biểu
cho loại hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục của mỗi châu lục trên thế giới, Mỹ, Singapore,
Australia và Anh hàng năm đều thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu du học sinh
trên toàn thế giới đến học tập và tiếp nhận dịch vụ giáo dục, tạo nên doanh thu hàng tỷ
USD, đóng góp lớn cho GDP của từng nước. Tuy nhiên, tương quan giữa mỗi nước có sự
khác biệt rất lớn.
Về số lượng du học sinh quốc tế, có thể thấy Mỹ là quốc gia có đông du học sinh
nước ngoài nhất, với con số đã vượt qua 1 triệu người trong vài năm gần đây, tiếp theo
sau là Australia và Anh, cuối cùng là Singapore với con số khá khiêm tốn so với 3 nước
còn lại, chỉ với hàng chục nghìn học sinh. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và những chính
sách khác nhau giữa các nước nên con số này cũng chỉ mang tính tương đối cho chất
lượng và tình hình phát triển của xuất khẩu giáo dục ở các quốc gia này. Đồng thời, xét
chung trong giai đoạn 2010-2018, đa số các nước đều có xu hướng tăng khá ổn định mặc
dù giai đoạn 2012-2013 số lượng du học sinh có sự giảm sút khá lớn nhưng đã được phục
hồi và tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây, trong đó tăng nhiều nhất là Mỹ và
Australia, sau đó đến Anh và Singapore. Sự thay đổi trong chính sách thu hút học sinh của
các nước và xu thế của thế giới có thể coi là một yếu tố quan trọng cho xu hướng biến
động này.
Về tỷ trọng so với quốc tế, Anh và Singapore có xu hướng giảm tỷ trọng trong giai
đoạn 2010-2018, với Anh giảm hơn 3% và Singapore giảm 0,4%, trong khi đó Australia
có xu hướng giảm nhẹ trong khoảng 2010-2013 và tiếp tục đà tăng trong 7 năm trở lại đây
thì Mỹ lại có sự biến động tăng giảm liên tục nhưng chệnh lệch của những sự biến động
này là khá nhỏ, không quá 2%/năm. Điều này chứng tỏ được rằng, cùng với sự tăng lên
của tổng số du học sinh thế giới, mỗi nước đều có sự tăng trưởng về số lượng du học sinh
30
nhưng mức tăng là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong xu thế tăng giảm của tỷ trọng so
với thế giới.
Về doanh thu, xu hướng chung là các nước đều có doanh thu xuất khẩu giáo dục
tăng trong giai đoạn 2010-2018, mức tăng nhiều nhất là Mỹ (gấp 2 lần từ 2010-2018) và
Australia (gấp hơn 2 lần từ 2013-2018. Anh và Singapore có mức tăng chậm hơn. 

31
III.Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến du học quốc tế trên thế giới và xu hướng
sau dịch bệnh

1. Tác động của dịch bệnh

  Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 tạo nên những thách thức đối với nền giáo
dục của các nước trên thế giới. Mảng hoạt động đầu tiên của giáo dục đại học bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh là quốc tế hóa, đặc biệt là du học quốc tế. Nhưng nhìn kỹ sẽ thấy
mức độ ảnh hưởng là khác biệt giữa các nước với nhau. Tình hình dịch bệnh vẫn còn đang
lan rộng và diễn biến phức tạp tại Mỹ và Châu Âu mặc dù tình hình dịch ở các nước Châu
Âu cũng đã kiểm soát tốt hơn rất nhiều.

 Tình hình tại Mỹ:

Theo khảo sát do 10 tổ chức giáo dục bậc Đại học tiến hành tại 700 trường cuối năm
2020, số lượng sinh viên quốc tế đăng ký nhập học kỳ mùa thu năm ngoái giảm 16%. Số
liệu thống kê này bao gồm cả sinh viên quốc tế học trực tuyến ở trong và ngoài nước Mỹ.
Số sinh viên quốc tế đăng ký và theo học ở Mỹ giảm hẳn bởi tình trạng đại dịch diễn biến
liên tục căng thẳng tại đây khiến sinh viên buộc phải thay đổi kế hoạch và tạm bỏ ý định
học tại Mỹ.
Theo thống kê của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ ngày 16.11.2020, số sinh viên quốc tế
đăng ký nhập học năm học 2019 - 2020 ở Mỹ đã giảm 0,6%, đây cũng là năm thứ tư liên
tiếp số sinh viên quốc tế đăng ký học ở Mỹ giảm.
Một cuộc khảo sát sinh viên quốc tế tương lai và các HEI Hoa Kỳ mà WES đã thực
hiện từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 21 tháng 4, dựa trên câu trả lời của 615 sinh viên từ 92
quốc gia. Một kết quả tích cực từ cuộc khảo sát là nhiều sinh viên quốc tế dường như xem
đại dịch COVID-19 như một hiện tượng tạm thời:
- Phần lớn 53% số người được hỏi dự định du học Mỹ trước đại dịch chỉ định hoãn
việc học của họ, thay vì hủy bỏ hoàn toàn kế hoạch hoặc học ở nhà hoặc ở nước khác.
- Tuy nhiên, thực tế là 23% số người được hỏi có khả năng sẽ học ở một quốc gia
khác, là một lời cảnh báo cho các tổ chức của Hoa Kỳ.
Các quốc gia kiểm soát được dịch lây lan sớm nhất gần như chắc chắn sẽ có lợi thế
hơn trong việc tuyển dụng sinh viên di động một khi dịch chuyển quốc tế trở lại mạnh mẽ.

 Tình hình tại Úc:

Giáo dục quốc tế là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Úc - trị giá hơn
35 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế. Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê Úc (ASB),
lệnh cấm sinh viên quốc tế nhập cảnh vào Úc đã khiến nước này thiệt hại gần 9 tỉ AUD (7
32
tỉ USD) trong năm 2020. Việc đóng cửa biên giới của Úc và mất đi sinh viên quốc tế sau
đó đã ảnh hưởng nặng nề đến tài chính của các trường đại học. Theo thống kê của các
trường ĐH tại Úc, các trường đã cắt giảm hơn 17.000 việc làm. Doanh thu hoạt động của
các trường đã giảm 4,9% trong năm ngoái và dự kiến sẽ giảm thêm 5,5% trong năm nay.

 Tình hình tại các nước EU và OECD:

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và các biện pháp quan trọng mà các nước EU
và OECD thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút đang có những tác động trực tiếp
và gián tiếp đến sinh viên quốc tế đến các nước đó. Các yếu tố sau đây đã góp phần đặt
sinh viên quốc tế (tương lai) ở các quốc gia thành viên EU và OECD vào tình thế khó
khăn:
- Nhiều sinh viên quốc tế không thể trở về nước do hạn chế đi lại, có khả năng khiến
sinh viên rơi vào tình huống pháp lý không chắc chắn. 84% sinh viên quốc tế tương lai lo
ngại về các lựa chọn đi lại bị hạn chế theo một cuộc khảo sát trực tuyến của Studyportals
- Các cơ quan hành chính và trường học đã giảm khả năng thực hiện các thủ tục cần
thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của sinh viên quốc tế (thị thực sinh
viên, giấy phép cư trú, thủ tục nhập học) do các biện pháp an toàn được thực hiện để kiểm
soát sự lây lan của vi-rút. Trong một số trường hợp, những hạn chế như vậy có thể ảnh
hưởng đến khả năng theo đuổi một nền giáo dục quốc tế của học sinh
- Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến khả năng tự hỗ trợ tài chính của sinh viên
quốc tế trong quá trình học, vì nhiều sinh viên thường phụ thuộc vào công việc của sinh
viên và phải đối mặt với việc mất việc làm bán thời gian hoặc thu nhập bị giảm hoặc mất.
Khả năng hỗ trợ chi phí học tập từ phía gia đình học sinh cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu
cực do COVID-19. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả sinh viên quốc tế tương lai và cả
sinh viên quốc tế đã ở nước sở tại, những người được yêu cầu chứng minh đủ nguồn lực
để hỗ trợ bản thân trong suốt quá trình học.
Tại Tây Ban Nha, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến số lượng
đơn xin nhập học giảm đáng kể, từ 64.992 trong cả năm 2019 xuống còn 5.669 trong sáu
tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, bất chấp việc ban bố tình trạng khẩn cấp, các ủy quyền
cho các nghiên cứu cao hơn vẫn tiếp tục được yêu cầu và cấp.
Tại Bồ Đào Nha, số lượng sinh viên quốc tế đăng ký giảm từ 5 đến 10% so với năm
2019, mặc dù nhiều đăng ký dự kiến sẽ tập trung vào học kỳ thứ hai.
Hậu quả của đại dịch COVID-19 tới nền giáo dục của các nước đặc biệt là du học
quốc tế có thể sẽ còn rõ rệt và kéo dài. Các tổ chức tài chính phụ thuộc vào du học quốc tế
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do tác động rộng rãi và khó xác định của dịch bệnh. Ngay cả
khi du lịch hàng không quốc tế được nối lại hoàn toàn và hầu hết các trường đại học mở
33
cửa trở lại giảng dạy trong khuôn viên trường, nó vẫn là một câu hỏi mở về thời điểm mà
du học sinh quốc tế sẽ cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi nền giáo dục quốc tế.
Trong bài báo cáo của trang educations.com so sánh các phát hiện từ cuộc khảo sát
tháng 10 với cuộc khảo sát trước đó được thực hiện khoảng sáu tháng từ ngày 16 tháng 3
đến ngày 22 tháng 4 năm 2020 đã nhận ra sự thay đổi và phát triển trong nhận thức và
quan điểm của học sinh đang du học và có ý định đi du học.
- Mong muốn học tập vẫn mạnh mẽ nhưng sự không chắc chắn tăng lên. Kết quả
cho thấy có 78% sinh viên tương lai được khảo sát vào tháng 10 dự định bắt đầu học
trong hai năm tới, cho thấy mong muốn học tập mạnh mẽ bất chấp đại dịch COVID-19.
- Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên trả lời “Tôi chưa biết” đã tăng lên 15% vào tháng 10 từ
10% vào tháng 3/tháng 4, cho thấy sự không chắc chắn ngày càng tăng về kế hoạch học
tập.
- Trong cuộc khảo sát tháng 10, chỉ có một phút tỷ lệ phần trăm sinh viên tương lai
(3,9%) dự định hủy bỏ kế hoạch học tập trong tương lai của họ để đối phó với sự bùng
phát COVID-19. Tuy nhiên, sinh viên đang xem xét các lựa chọn thay thế như hoãn việc
học của họ (39%) và học ở một quốc gia khác (14%).
- Một tỷ lệ đáng kinh ngạc là sinh viên tương lai (53% vào tháng 10) vẫn mong đợi
được đi du lịch nước ngoài để học tập trong khuôn viên trường. Điều này cho thấy bất
chấp tình hình hiện tại, nhiều sinh viên tương lai vẫn quyết tâm trải nghiệm du học đầy
đủ. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên tương lai sẵn sàng bắt đầu học trực tuyến đã tăng lên 23%
vào tháng 10 từ mức 16% vào tháng 3/tháng 4. Điều này có thể phản ánh sự chấp nhận
của sinh viên đối với tính chất lưu động của tình huống mà các trường đại học có thể phải
chuyển các nghiên cứu của họ trực tuyến.
2. Xu hướng trong tương lai

2.1. Tương lai gần (hậu Covid-19)

Như đã phân tích ở phần 1, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu
cực cho toàn thế giới. Nó làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và xã hội của hàng triệu
người, làm thay đổi văn hóa và thể chế của 1 số quốc gia, tác động đến các quốc gia ở
nhiều mức độ khác nhau. Mà trong đó, dịch vụ giáo dục, cụ thể hơn là giáo dục quốc tế là
lĩnh vực cũng chịu ảnh hưởng 1 cách đáng kể.

Xu hướng 1: Phát triển du học ở các quốc gia Châu Á, Đông Nam Á

Trước đại dịch, các du học sinh quốc tế chiếm tỷ lệ rất cao ở các nước Phương Tây
như Hoa Kỳ, Canada, Anh, New Zealand và Úc. Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát, các

34
nước ở Phương Tây không còn là địa điểm hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế nữa, mà thay
vào đó là sự nổi lên vượt trội của các quốc gia Châu Á, Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn
quốc, Singapore, Trung Quốc, …. Sở dĩ như vậy là bởi :

Thứ nhất, các nước Châu Á đang kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt hơn hẳn các nước
Châu Âu và sinh viên sẽ ưu tiên môi trường đảm bảo sự an toàn cho mình.

Thứ hai, là do chính sách của các nước Phương Tây. Đứng trước tình hình dịch bệnh
diễn biến vô cùng phức tạp, mỗi quốc gia lại đưa ra những biện pháp, chính sách khác
nhau dành riêng cho các du học sinh quốc tế.

• Thủ tướng Australia Scott Morrison nhận định vai trò to lớn của việc đóng góp của
các sinh viên trong nước. Thêm vào đó, chính phủ của quốc gia này đã từ chối trao cho
sinh viên nước ngoài quyền được hưởng khoảng 20.000$ tiền trợ cấp việc làm và các
khoản trợ cấp khác dành riêng cho công dân Úc. -> Điều này để đảm bảo quyền lợi cho
riêng công dân Úc có thể đóng góp tối đa cho đất nước, song nó cũng khiến sinh viên
quốc tế e ngại khi du học ở đây.

• Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật CARES (Viện trợ Corona virus,
Cứu trợ và an ninh kinh tế) để hỗ trợ tài chính trong dịch bệnh.Tuy nhiên khoản hỗ trợ tài
chính này chỉ là 14 triệu $ dành cho cả sinh viên quốc tế. Lượng trợ cấp này vẫn còn quá
ít để dành cho giáo dục.

Chính vì những chính sách như trên ở các nước Phương Tây nên lượng sinh viên
quốc tế ở các nước này đang giảm đi mạnh mẽ, thay vào đó họ ưu tiên đến các nước Châu
Á để đảm bảo lợi ích cũng như sự an toàn của mình.

=> Vì vậy có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ nhập học trong tương lai của sinh viên quốc tế
phụ thuộc vào biện pháp và chính sách mà chính phủ các nước tiếp nhận du học áp dụng
trong tương lai gần.

Xu hướng 2: Phát triển hợp tác khu vực

Bên cạnh đó thì có một điểm sáng đặc biệt trong xu hướng của giáo dục quốc tế sau
Covid-19 được Nhật Bản thừa nhận, đó chính là sự hợp tác trong giáo dục đại học quốc
tế. Dưới nhiều tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 gây nên cho giáo dục đại học quốc
tế, các tổ chức và các quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết vấn đề này một cách độc lập
được. Ngược lại, chúng ta rất cần sự hợp tác, tương hỗ và trợ giúp lẫn nhau. Tuy nhiên,
hợp tác trên quy mô toàn cầu vẫn là 1 vấn đề rất khó khăn bởi hạn chế về việc di chuyển,
giao dịch giữa tất cả các quốc gia. Thay vào đó, đại dịch mang đến 1 cơ hội quý giá để
tăng cường hợp tác trong khu vực.

35
Vì vậy có thể khẳng định, trong khi đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến quốc
tế hóa giáo dục đại học, xu hướng khu vực hóa có thể trở thành 1 xu hướng mới trong
giáo dục đại học quốc tế trong và sau đại dịch.

Chúng em cho rằng xu hướng này sẽ khả thi trong khu vực Châu Á, Đông Nam
Á( HongKong, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc …) và một vài khu vực khác ở Châu Âu,
những nơi có khả năng cao gia tăng khu vực hóa về giáo dục. Trong khi trước đây, Mỹ,
Anh, Úc là những quốc gia có tỷ lệ du học sinh cao nhất, thì trong năm 2020, Hongkong,
Nhật Bản và Đài Loan lại là những địa điểm được nhiều du học sinh chọn đến. (Viện
thống kê của UNESCO: 2019)

Xu hướng 3: Phát triển phương pháp dạy học trực tuyến

Cuối cùng, giáo dục đại học xuyên biên giới có thể tăng cường mạnh mẽ bằng việc
cho phép sinh viên có thể học tập từ xa. Không gian di động ảo trong Giáo dục Đại học
(eMOVIES), Hiệp hội giáo dục đại học từ xa Ibero-Mỹ(AIESAD), Hiệp hội các trường
đại học giảng dạy từ xa Châu Âu(EADTU) được phát triển ngày càng nhanh chóng.

3.2. Xu hướng dài hạn

Việc học trực tuyến có thể là điều kiện học tạm thời để giải quyết cho thời kỳ đại
dịch. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục vận dụng phương thức học tập này,
nhất là trong thời kỳ Công nghệ 4.0 – con người luôn gắn liền với công nghệ, phương tiện
truyền thông hiện đại. Việc áp dụng phương pháp dạy học online trên quy mô toàn cầu sẽ
giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng kết nối giữa các sinh viên trên nhiều nước. Thậm
chí, các sinh viên có thể được ‘‘du học’’ trên chính quốc gia của mình mà vẫn đảm bảo
được chất lượng giáo dục quốc tế thông qua việc học trực tuyến. Đây có thể được coi là
một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển giáo dục đại học quốc tế.

Một hình thức khác dù mới chỉ xuất hiện ở 1 số quốc gia đi đầu trong lĩnh vực xuất
khẩu dịch vụ giáo dục nhưng hoàn toàn chứng minh được ‘‘sức nặng’’ của mình – đó là
‘‘Công ty Đại học’’. Tiên phong của phương thức này là Vương quốc Anh. Trường Đại
học Anh quốc Cambridge đã cho ra đời Công ty Đại học đầu tiên vào năm 1969 và đã
mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Đặc điểm của Công ty Đại học:
+ Để người có kinh nghiệm công tác xí nghiệp làm Hiệu trưởng, dùng phương thức
thị trường thu hút sinh viên.

+ Trực tiếp hướng việc giảng dạy, nghiên cứu vào sản xuất, quản lý doanh nghiệp

+ Làm gia tăng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và trường đại học. Tạo điều kiện
cho sinh viên có việc làm sau khi ra trường.
36
Với những ưu điểm vượt trội, Công ty Đại học hứa hẹn có thể trở thành một xu
hướng để thu hút mạnh mẽ các sinh viên quốc tế đến học và trải nghiệm môi trường
doanh nghiệp ở các nước khác.

Để có thể phát triển chất lượng của giáo dục đại học quốc tế, nâng cao vị thế của
lĩnh vực xuất khẩu giáo dục, chúng ta cần đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu. Bởi sinh
viên được coi là những ‘‘khách hàng’’ của hoạt động kinh doanh dịch vụ giáo dục. Không
chỉ sinh viên trong nước mà sinh viên quốc tế cũng đều là những ‘‘khách hàng’’ tiềm
năng cần được chăm sóc và quan tâm. Chỉ khi các trường Đại học coi trọng, đảm bảo
quyền lợi, lợi ích cho ‘‘khách hàng’’ của mình thì mới có thể phát triển lâu dài, bền vững.

37
KẾT LUẬN

Xuất khẩu giáo dục hay du học đã và đang mang lại nguồn lợi nhuâ ̣n vô cùng lớn ở
rất nhiều quốc gia trên thế giới và có lẽ trong tương lai đây sẽ là ngành xuất khẩu mũi
nhọn và đóng góp rất nhiều vào công cuô ̣c phát triển nền kinh tế thế giới, hô ̣i nhâ ̣p sâu sắc
trong thế kỉ 21 giữa thời đại của cuô ̣c cách mạng khoa học công nghê ̣ 4.0
Bên cạnh đó, du học cũng đem lại cho sinh viên quốc tế những lợi ích thiết thực.Thứ nhất,
giúp cho các du học sinh mang lại sự đa dạng cho nền giáo dục nội địa, nâng cao vị thế
của bằng cấp trong nước, thúc đẩy các chương trình hợp tác nghiên cứu và giúp liên thông
giáo trình giảng dạy trong và ngoài nước. Thứ hai, thúc đẩy việc học tập ngoại ngữ và
tuyển chọn giáo viên có tầm quốc tế trong các trường Đại học để đủ khả năng giảng dạy
các sinh viên quốc tế. Thứ ba, thúc đẩy các khóa liên kết, liên danh đào tạo, đi trước một
bước giúp giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế trong tương lai.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.nafsa.org/policy-and-advocacy/policy-resources/nafsa-international-
student-economic-value-tool-v2?
fbclid=IwAR3NNotftyHgk168rJK5ffGXBHzUB3x6E4NRRZh3F-
vNFTk0aZvfpsFsn9Q#trends_reports
https://www.iesalc.unesco.org/en/2020/06/26/how-will-covid-19-affect-international-
academic-mobility/ 

https://opendoorsdata.org/data/international-students/enrollment-trends/
https://opendoorsdata.org/data/international-students/leading-places-of-origin/
http://uis.unesco.org/en/uis-student-flow
https://www.statista.com/statistics/977688/australia-export-income-from-
international-education-services/
https://www.todayonline.com/daily-focus/education/time-singapore-universities-admit-
more-international-students

https://www.nus.edu.sg/oam/financial-aid/moe-tuition-grant-tuition-fees-and-cost-of-
living/cost-of-living
https://internationaleducation.gov.au/research/international-student-
data/Pages/InternationalStudentData2019.aspx

https://www.statista.com/statistics/977688/australia-export-income-from-international-
education-services/

https://www.studying-in-uk.org/international-student-statistics-in-uk/?
fbclid=IwAR3hoVm-2foa4z6cOCEQtTq6ihEOblEu0fPrr93Vj-dgACpS0wkuUL_UPnw

https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_
data/file/944966/SFR_education_exports_2018_FINAL.pdf

https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c
%7c%7cS04002002%7c3%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1

https://www.emeraldgrouppublishing.com/topics/coronavirus/blog/covid-19-pandemic-
and-internationalisation-higher-education-international 

https://www.universityworldnews.com/post.php?story=20200501141641136 

39
https://www.usg.edu/international_education/emerging_trends 

http://www.tohoku.ac.jp/en/events/special_event/special_lecture_the_role_of_internationa
l_collaboration_and_culture.html 

https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000226219 

https://wenr.wes.org/2020/05/perfect-storm-the-impact-of-the-coronavirus-crisis-on-
international-student-mobility-to-the-united-states

https://institutions.educations.com/insights/the-impact-of-covid-19-on-study-abroad-oct-
2020-survey-results

https://www.abc.net.au/news/2020-05-20/coronavirus-impact-on-universities-research-
worse-than-gfc/12264606

https://ec.europa.eu/home-
affairs/sites/homeaffairs/files/00_eu_inform2_students_final_en.pdf

https://tuoitre.vn/kich-hoat-ky-du-hoc-mua-xuan-20201213185539819.htm?
fbclid=IwAR1Jhkw_CLVwgFXfSpMNtk1DjURQKh00q2Gnd8Hnj5MGLecqRwR7LWL
t3RI

https://thanhnien.vn/giao-duc/dich-covid-19-lam-giam-manh-so-luong-sinh-vien-quoc-te-
1343423.html

https://philarchive.org/archive/LINCYT

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/xuat-khau-giao-duc-dung-vi-tri-nao-trong-nen-kinh-
te-post161915.gd

https://megastudy.edu.vn/chia-se/yeu-to-chinh-tri-co-anh-huong-the-nao-den-du-hoc-
sh340.html

https://xemtailieu.com/tai-lieu/cac-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-du-hoc-cua-hoc-sinh-
pho-thong-tren-dia-ban-thanh-pho-nha-trang-2457173.html

https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/htqt/hnvhttc/wto/wtocckcvn/wtocckc
vn08/wtocckcvn_chitiet76?dDocName=BTC345642&_afrLoop=5154857131746263#
%40%3F_afrLoop%3D5154857131746263%26dDocName
%3DBTC345642%26_adf.ctrl-state%3D11yihqvx3o_9

40
https://tiennar.wordpress.com/2016/11/22/luat-wto-cac-phuong-thuc-cung-ung-dich-vu-
trong-thuong-mai-quoc-te-theo-quy-dinh-cua-gats/

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-Chung-203-WTO-VB-thuong-
mai-Dich-vu-GATS-14944.aspx

https://vietnambiz.vn/hiep-dinh-chung-ve-thuong-mai-dich-vu-general-agreement-on-
trade-in-services-gats-la-gi-20191114103221214.htm

http://lib.unipune.ac.in:8080/xmlui/bitstream/handle/123456789/3816/11_chapter
%203.pdf?sequence=11&isAllowed=y

https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009-DP.aspx?
language=E&CatalogueIdList=79546,36665,41567&CurrentCatalogueIdIndex=0&FullTe
xtSearch

https://www.wto.org/english/tratop_e/serv_e/sym_april05_e/thorn_e.doc

https://www.oecd.org/education/skills-beyond-school/2538356.pdf

https://www.pc.gov.au/inquiries/completed/export-education-services

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/dung-nham-lan-dich-vu-giao-duc-voi-giao-
duc-la-dich-vu-454703.html#:~:text=B%E1%BB%9Fi%20c%E1%BB%A5m%20t
%E1%BB%AB%20n%C3%A0y%20s%E1%BA%BD,m%C3%A0%20ng
%C6%B0%E1%BB%9Di%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%91%C4%83ng%20k
%C3%BD.

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/xuat-khau-giao-duc-dung-vi-tri-nao-trong-nen-kinh-
te-post161915.gd

41

You might also like