Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

SIEMENS

LOGO! 0BA7

Hướng Dẫn Sử Dụng Các Tính Năng Mới

1. Kết nối LOGO! với máy tính lập trình qua cổng Ethernet

2. Truyền thông LOGO! – LOGO! theo kiểu master – master

3. Truyền thông LOGO! – LOGO! theo kiểu master – slave (mở rộng tín hiệu vào ra)

4. Truyền thông LOGO! – màn hình HMI

5. Truyền thông LOGO! – PLC S7-1200

6. Lưu trữ dữ liệu (Data logging)

7. Tạo và quản lý hàm mới (User defined function)

Tài liệu mang tính chất tham khảo.

Bản hướng dẫn sử dụng chính thức của LOGO! có thể tải về tại website Service & Support::
http://support.automation.siemens.com/WW/view/en/50074616

1/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Kết nối LOGO! với máy tính lập trình qua cổng Ethernet 1
Có thể kết nối trực tiếp LOGO! với máy tính hoặc kết nối thông qua Hub/Switch mạng ethernet.
Cổng ethernet của LOGO! sẽ nhận dạng loại cáp là chéo hay thẳng và tự động chuyển mạch
để sử dụng được với cả 2 loại cáp.

Lưu ý:
Truyền thông giữa LOGO! 0BA7 và máy tính chỉ có thể qua truyền thông ethernet. Trong trường hợp
cổng ethernet của máy tính đã được sử dụng cho ứng dụng khác, thì có thể dùng bộ chuyển đổi
USB/Ethernet để kết nối.

Đặt địa chỉ IP cho các thiết bị


Để kết nối thành công, địa chỉ IP của máy tính và LOGO! phải được cài đặt sao cho các thiết
bị này ở trên cùng một lớp mạng

Địa chỉ IP của LOGO! được cài đặt mặc định khi xuất xưởng và có thể thay đổi khi sử dụng.
Trên màn hình của LOGO!, vào Menu và chọn Network, IP để đọc và thay đổi địa chỉ IP. (ví dụ
địa chỉ IP 192.168.0.10, subnet mask: 255.255.255.0)

Tiếp theo là cài đặt địa chỉ IP cho máy tính. Chọn kết nối ethernet đang sử dụng để kết nối với
LOGO! (vào Start; Settings; Network connections). Mở Properties, chọn Internet Protocol
TCP/IP và mở Properties. Cài đặt địa chỉ IP và subnet mask thích hợp với địa chỉ và subnet
mask của LOGO! (ví dụ cài đặt địa chỉ là IP là 192.168.0.20; Subnet mask: 255.255.255.0)
(hình 1).

Hình 1

2/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Tạo kết nối LOGO! – máy tính trong phần mềm LOGO!Soft Comfort
Mở phần mềm LOGO!Soft Comfort, chọn Tools; Options; Interface; Ethernet. Dùng nút “Add”
để tạo một kết nối mới. Nhập vào địa chỉ IP, subnet mask của LOGO! muốn kết nối (hình 2)

Hình 2

Kiểm tra kết nối


Để kiểm tra LOGO! đã được nhận biết bởi máy tính hay chưa, nhấn nút "Detect". Nếu LOGO!
đã được máy tính nhận biết, sẽ có chữ “Yes” xuất hiện ở cột “Status” (hình 3)

Hình 3

Bạn đã kết nối thành công, bây giờ đã có thể download/upload chương trình cho LOGO! từ
máy tính bằng phần mềm LOGO!Soft Comfort.

3/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Truyền thông LOGO! – LOGO! 2


(Trao đổi dữ liệu giữa 2 LOGO! theo kiểu master – master)

Chuẩn bị thiết bị
Ở truyền thông này, cả 2 LOGO! đều ở dạng master. Một master đóng vai trò là server, mas-
ter còn lại là client.

Chọn chế độ hoạt động là “Normal” (Tools, Transfer, Configure Normal/slave mode), và đặt
địa chỉ IP cho cả 2 LOGO!. Trong ví dụ này, LOGO! đóng vai trò server có IP 172.16.202.14
và subnet mask 255.255.255.0, LOGO! đóng vai trò client có IP 172.16.202.2 và subnet mask
255.255.255.0.

Để đặt các địa chỉ IP và subnet mask này: vào "Network; IP address" trên màn hình của
LOGO!

Lưu ý:
Địa chỉ IP và subnet mask của máy tính và của các LOGO! phải được đặt sao cho các thiết bị này cùng
chung một lớp mạng. Trong ví dụ này, máy tính có IP 172.16.202.20, subnet mask 255.255.255.0. (vào
TCP/IP trong network connection để đặt).

Viết chương trình cho LOGO! đóng vai trò server


Mở chương trình Logo! Soft comfort, tạo chương trình điều khiển mới. Vào "Tools; Ethernet
connections..." để tạo 1 kết nối LOGO! – LOGO!. Trước tiên, nhập địa chỉ IP và subnet mask
của LOGO! server.

4/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Sau đó tạo kết nối mới bằng cách nhấn phải chuột vào "Ethernet Connections" và chọn "Add
connection".

Chọn “Server connection: responds to…”. Nhập TSAP ở “Remote Properties (Client)” (là số
TSAP của kết nối tương ứng được tạo ra trên chương trình của LOGO! làm client. Số này có
thể nhập sau, khi đã viết chương trình cho LOGO! làm client)

Sau đó viết chương trình. Trong ví dụ này, tín hiệu analog từ cổng AI1 và tín hiệu tần số từ
cổng I3 sẽ được truyền đến LOGO! client.
Một tín hiệu tần số khác cũng được đọc, tín hiệu này từ LOGO! client truyền đến.

5/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Cài đặt thông số cho Analog network input (hàm NAI1 trong hình trên). Double click vào hàm,
chọn VM, địa chỉ là VW 5. Địa chỉ VW 5 này cho biết hàm này sẽ lấy giá trị từ ô nhớ VW 5 của
LOGO! server.
Khi viết chương trình cho LOGO! client, sẽ phải khai báo việc client sẽ ghi dữ liệu vào ô nhớ
VW 5 này của LOGO! server.

Bây giờ sẽ khai báo những giá trị nào sẽ được LOGO! Server truyền qua LOGO! Client. Vào
"Tools; Parameter VM Mapping". Chọn giá trị cần truyền qua LOGO! Client, ô nhớ lưu trữ dữ
liệu này trên LOGO! server cũng được hiển thị. Như trong hình phía dưới, 2 giá trị truyền đi có
kiểu dữ liệu là word ( 1 word bằng 2 bytes), địa chỉ là VW 0 và VW 2
Ghi nhớ các ô nhớ này, vì trong chương trình ở LOGO! Client, phải có hàm đọc các ô nhớ này.

6/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Viết chương trình cho LOGO! đóng vai trò client


Tạo chương trình mới trong LOGO! soft comfort. Chọn "Tools; Ethernet connections..." để tạo
một kết nối LOGO! – LOGO!. Đầu tiên, nhập địa chỉ IP và subnet mask của LOGO! client vào.

Nhấn phải chuột vào "Ethernet Connections", chọn "Add connection" để tạo kết nối mới. Chọn
“Client connection: Requests data...”, nhập TSAP của kết nối tương ứng đã có khi viết
chương trình trên LOGO! sever vào “Remote Properties (Server)”, nhập địa chỉ IP của LOGO!
server vào.

7/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Trong bảng “Data transfer (Read: Local...”, khai báo bao nhiêu dữ liệu (bao nhiêu byte) sẽ
được truyền (Write) hoặc nhận (Read) với LOGO! server, địa chỉ của các dữ liệu này trên cả 2
LOGO! cũng cần được khai báo.
Trong ví dụ này, 4 bytes dữ liệu sẽ được đọc (tương đương với 2 words: VW 0, VW 2 trên
server), 2 bytes dữ liệu ( 1 word, VW 5) sẽ được truyền đến server.

Viết chương trình như dưới đây. Chương trình nhận 2 giá trị analog và giá trị tần số từ server,
và gửi giá trị tần số từ cổng vào I3 đến server.

8/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Cài đặt thông số cho 2 hàm “Analog network inputs” NAI1 và NAI2. 2 hàm này đọc giá trị ô
nhớ chứa các dữ liệu này trên LOGO! client (địa chỉ “Address (local)” đã khai báo trong bảng
“Data transfer” ở trên).

Khai báo dữ liệu truyền đi cho VW 5. Vào "Tools; Parameter VM Mapping”:

Dữ liệu truyền
Khi đọc (Read) và truyền (Write) dữ liệu, bạn có thể khai báo địa chỉ dữ liệu bất kỳ nơi đâu
trên LOGO! truyền và nhận dữ liệu (trong mục Address (Local) và Address (Remote).

Các bảng đưới đây mô tả vùng nhớ, địa chỉ vùng nhớ của LOGO! trong trường hợp LOGO!
làm client:
Khi đọc dữ liệu (Read):

LOGO! client: Address (Local) LOGO! server: Address(Remote)


Kiểu dữ liệu Vùng dữ liệu Kiểu dữ liệu Vùng dữ liệu
VB 0 to 0xFFFF
DB.DBB DB[0 to
MB 0xFFFF].DBB[0xFFFFFF]
VB 0 to 850
IB 0 to 0xFFFF
QB 0 to 0xFFFF
0 to 0xFFFF

9/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Lưu ý:
Kiểu dữ liệu:
• VB: Variable byte – Vùng nhớ V
• DB.DBB: Data block byte
• MB: Flag byte
• IB: Input byte – Byte dữ liệu các tín hiệu vào dạng số
• QB: Output byte - Byte dữ liệu các tín hiệu ra dạng số

Khi truyền (Write) dữ liệu:

LOGO! client: Address (Local) LOGO! server: Address(Remote)


Kiểu dữ liệu Vùng dữ liệu Kiểu dữ liệu Vùng dữ liệu
0 to 0xFFFF
VB
VB 0 to 850 DB[0 to
DB.DBB
MB 0 to 3 0xFFFF].DBB[0xFFFFFF]
MB
IB 0 to 2 0 to 0xFFFF
IB
QB 0 to 1 0 to 0xFFFF
QB
0 to 0xFFFF

Đọc/gửi dữ liệu dạng bit (vùng nhớ M), tín hiệu vào/ra số (vùng nhớ I,Q)
Với các dữ liệu này, chỉ cần khai báo ở bảng “Data transfer” khi tạo kết nối mới ở LOGO!
client. Không cần khai báo ở “Parameter VM Mapping” trên cả 2 LOGO! server và client

10/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Hàng 1: Các ngõ vào I1 tới I8 của LOGO! server được client đọc và lưu vào vùng nhớ VB0
Hàng 2: Các ngõ ra Q1 tới Q8 của LOGO! server được client đọc và lưu vào vùng nhớ VB1
Hàng 3: Các bít M1 đến M8 của LOGO! sever được client đọc và lưu vào vùng nhớ VB2.
Hàng 4: Các ngõ vào I1 tới I8 của client được gửi đến vùng nhớ VB0 của server.
Hàng 5: Các ngõ ra Q1 tới Q8 của client được gửi đến vùng nhớ VB1 của sever
Hàng 6: Các bít M1 đến M8 của LOGO! client được gửi đến vùng nhớ VB2 của server.

Để sử dụng các dữ liệu này trong chương trình điều khiển, dùng hàm “network input“ để lấy giá trị

11/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Bảng dưới đây cho thấy dữ liệu Bit đọc được nằm ở vị trí nào trong 1 byte ô nhớ vùng V (VB):

Input, output, bit memory Variable


I/Q/M 1 V X.0
I/Q/M 2 V X.1
I/Q/M 3 V X.2
I/Q/M 4 V X.3
IB/QB/MB 0 VB X
I/Q/M 5 V X.4
I/Q/M 6 V X.5
I/Q/M 7 V X.6
I/Q/M 8 V X.7
I/Q/M 9 V Y.0
I/Q/M 10 V Y.1
I/Q/M 11 V Y.2
IB/QB/MB 1 I/Q/M 12 V Y.3 VB Y
I/Q/M 13 V Y.4
I/Q/M 14 V Y.5
I/Q/M 15 V Y.6
I/Q/M 16 V Y.7
I/M 17 V Z.0
I/M 18 V Z.1
I/M 19 V Z.2
I/M 20 V Z.3
IB/MB 2 VB Z
I/M 21 V Z.4
I/M 22 V Z.5
I/M 23 V Z.6
I/M 24 V Z.7
… …

Qua bảng trên có thể thấy: Vùng nhớ IB có giá trị là IB0, IB1, IB2, vì LOGO! mở rộng được tối
đa 24 tín hiệu vào số. Vùng nhớ QB là QB0, QB1 vì LOGO! mở rộng tối đa được 16 tín hiệu
ra số.

Chạy mô phỏng chương trình


Hai chương trình trên LOGO! server và client có thể chạy mô phỏng để kiểm tra.

Để có thể xem cùng lúc hai chương trình, vào “Tools, option, document view”, chọn “Internal
Window”, sau đấy lần lượt mở hai chương trình LOGO! server và client.

12/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Chạy mô phỏng bằng cách: lần lượt ở mỗi chương trình, chọn “Simulation”, sau đấy chọn
“Simulation in network’” như hình bên dưới.
Bây giờ đã có thể giả lập, thay đổi các giá trị truyền để kiểm tra việc truyền thông giữa hai
LOGO! đã hoàn thành hay chưa.

13/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Truyền thông LOGO! – LOGO! 3


(Kết nối LOGO! theo kiểu master – salve, mở rộng tín hiệu vào ra)

Chuẩn bị thiết bị
Trong phần này, một LOGO! sẽ đóng vai trò master (LOGO! này chạy chương trình điều
khiển), một LOGO! đóng vai trò slave (LOGO! slave này làm module mở rộng tín hiệu vào/ra
cho LOGO! master).
Như vậy, LOGO! master sẽ sử dụng tất cả các ngõ tín hiệu vào ra của LOGO! master như là
tín hiệu vào ra của nó.

Đặt địa chỉ IP và subnet mask bằng cách vào "Network; IP address" trên màn hình LOGO!.
Cũng từ màn hình LOGO!, chọn "Network; Specify mode", chọn "Slave" để cài đặt LOGO! này
làm salve. Khởi động lại LOGO!

Theo các bước tương tự để cài đặt địa chỉ IP, subnet mask và chọn chế độ hoạt động “Nor-
mal" cho LOGO! master.

Lưu ý:
Để truyền thông thành công, địa chỉ IP và subnet mask của máy tính và của các LOGO! phải được đặt
sao cho các thiết bị này cùng chung 1 lớp mạng.

Trong ví dụ này, các địa chỉ và subnet mask được sử dụng:

Đại chỉ IP Subnet mask


Master 172.16.202.14 255.255.255.0
Slave 172.16.202.2 255.255.255.0
Máy tính 172.16.202.20 255.255.255.0

Viết chương trình (chỉ trên LOGO! master)


Để LOGO! master sử dụng các ngõ tín hiệu vào/ra của LOGO! slave, trong chương trình điều
khiển dùng các hàm sau:

14/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Network input – Đọc tín hiệu ngõ vào, ngõ ra số của LOGO! slave

Nếu cần đọc ngõ vào số của salve, chọn “Block type” là Input, nếu cần đọc ngõ ra số,
chọn là Output.

Nhập địa chỉ IP của salve, chọn ngõ tín hiệu tương ứng trong “Block number”

Network analog input - Đọc tín hiệu ngõ vào, ngõ ra analog của LOGO! slave

Sử dụng tương tự như hàm đọc tín hiệu số, nhưng dùng cho tín hiệu analog.

15/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Network output – Điều khiển ngõ ra số của LOGO! slave

Nhập địa chỉ IP của LOGO! slave và chọn ngõ ra số cần điều khiển.

Network analog output - Điều khiển ngõ ra analog của LOGO! slave

Nhập địa chỉ IP của LOGO! slave và chọn ngõ ra analog cần điều khiển.

16/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Chương trình ví dụ

Đoạn chương trình này minh hoạ:


• Hàng 1: Ngõ vào số của LOGO! master điều khiển ngõ ra số Q1 của slave
• Hàng 2: Ngõ vào số I1 của salve được đọc và điều khiển ngõ ra Q1 của master.
• Hàng 3: Ngõ vào analog AI1 của LGOG! master được đọc và gán giá trị cho
ngõ ra analog AQ1 của salve.
• Hàng 4: Ngõ vào analog AI1 của LOGO! slave được đọc và gán giá trị cho ngõ
ra AQ1 của master.

17/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Truyền thông LOGO! – màn hình HMI 4


Vấn đề cần giải quyết
Có một chương trình LOGO! dùng để giám sát mực nước, nhiệt độ và điều khiển tắt mở động
cơ, chương trình này đang hoạt động trên LOGO! OBA6. Bây giờ chuyển sang LOGO! 0BA7
để có thể: hiển thị giá trị mực nước, nhiệt độ lên màn hình cảm ứng, từ màn hình cảm ứng
này có thể tắt mở động cơ, và trạng thái tắt/mở của động cơ cũng hiển thị trên màn hình.

Chuyển chương trình sang LOGO! 0BA7


Mở chương trình LOGO! 0BA6 bằng phần mềm LOGO!Soft Comfort V7.

18/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Vào "Tools; Device selection", đổi LOGO! sang LOGO! 0BA7.

Tạo kết nối ethernet giữa LOGO! 0BA7 với màn hình HMI: vào "Tools; Ethernet Connec-
tions…", nhập đại chỉ IP và subnet mask của LOGO!, sau đấy tạo kết nối bằng cách nhấn phải
chuột vào “Ethernet Connection”

19/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Khai báo các thuộc tính kết nối như trong hình ở dưới.

Khai báo các dữ liệu sẽ được trao đổi với màn hình HMI: vào "Tools; Parameter VM Map-
ping…" vào tạo bảng các biến sẽ giao tiếp với HMI (giá trị mực nước và nhiệt độ)

1 3 2

Lưu ý:
Giá trị của các hàm trong chương trình LOGO! sẽ trao đổi
1 với HMI

Địa chỉ của các giá trị, sẽ phải khai báo trong chương trình HMI
2
Chọn giá trị nào của hàm sẽ được trao đổi với HMI
3 là giá trị của 1 hàm (vd: là giá trị đầu ra của bộ khuếch đại khi đọc tín hiệu analog)
là thông số của 1 hàm (vd: là thời gian trễ trong hàm on-delay)

20/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Bổ sung vào chương trình điều khiển hàm “Network Input”, hàm này nhận tín hiệu điều khiển
từ HMI để tắt/mở động cơ. Gán địa chỉ nhớ V4.0 vào hàm này (vùng nhớ V, byte 4, bit 0).
Như vậy theo chương trình trên, sẽ có 2 tín hiệu để tắt mở động cơ: từ ngõ vào I1 của LOGO!
và từ màn hình HMI, 2 tín hiệu này được đưa vào hàm XOR để điều khiển động cơ như trên
hình.

Download chương trình xuống LOGO!

21/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Viết chương trình HMI trên WinCC Basic V11


Tạo một chương trình (project) mới

Chọn màn hình


Chọn màn hình KTP600 Basic PN trong “Add new device”

22/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Khai báo kết nối HMI với LOGO!


Vào "Connections"

Tạo kết nối mới bằng cách nhấn chuột 2 lần vào “Add new”. Đặt tên cho kết nối là LOGO!
0BA7, nhập địa chỉ IP của màn hình, của LOGO! và chọn driver truyền thông là Simatic S7-
200.

IP address of the HMI* IP address of LOGO!*

23/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Lưu ý:
Để kết nối HMI với LOGO!, driver truyền thông (Communication driver) phải là "SIMATIC S7 200".
* Các địa chỉ IP này đã phải được cài đặt trước trên HMI, LOGO!

Tạo bảng các biến kết nối với LOGO! (tags)


Vào "HMI tags", vào "Default tag table" tạo các biến và thuộc tính của nó như trong hình. Lưu
ý: địa chỉ, kiểu dữ liệu phải giống với địa chỉ, kiểu dữ liệu của biến tương ứng trên LOGO!
(trong VM-Mapping table)

Lưu ý:
Bảng dưới đây cung cấp thông tin những biến, vùng nhớ của LOGO! mà HMI có thể đọc (Read)
hoặc ghi (Write) giá trị:

Đọc Ghi (Write)


(Read)
Ngõ vào - Inputs (I) x -
Ngõ ra - Outputs (Q) x x
Vùng nhớ bit-flags M x -
Vùng nhớ V x x

Về lý thuyết, HMI có thể ghi giá trị vào vùng nhớ tín hiệu vào (Input I) và vùng nhớ bit (Flags M)
của LOGO!, tuy nhiên việc này không có ý nghĩa vì LOGO! sẽ ‘viết chồng’ giá trị lên vùng nhớ
này sau mỗi chu kỳ quét.

Vùng nhớ tín hiệu ngõ vào I, ngõ ra Q, bit M của LOGO! có thể được khai báo ở chương trình
HMI trong WinCC basic V11 theo địa chỉ như sau:

24/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

I Địa chỉ Q Địa chỉ M Địa chỉ


I1 I0.0 Q1 Q0.0 M1 M0.0
I2 I0.1 Q2 Q0.1 M2 M0.1
I3 I0.2 Q3 Q0.2 M3 M0.2
I4 I0.3 Q4 Q0.3 M4 M0.3
I5 I0.4 Q5 Q0.4 M5 M0.4
I6 I0.5 Q6 Q0.5 M6 M0.5
I7 I0.6 Q7 Q0.6 M7 M0.6
I8 I0.7 Q8 Q0.7 M8 M0.7

I9 I1.0 Q9 Q1.0 M9 F1.0


I10 I1.1 Q10 Q1.1 M10 F1.1
I11 I1.2 Q11 Q1.2 M11 M1.2
I12 I1.3 Q12 Q1.3 M12 M1.3
I13 I1.4 Q13 Q1.4 M13 M1.4
I14 I1.5 Q14 Q1.5 M14 M1.5
I15 I1.6 Q15 Q1.6 M15 M1.6
I16 I1.7 Q16 Q1.7 M16 M1.7

I17 I2.0 M17 M2.0


I18 I2.1 M18 M2.1
I19 I2.2 M19 M2.2
I20 I2.3 M20 M2.3
I21 I2.4 M21 M2.4
I22 I2.5 M22 M2.5
I23 I2.6 M23 M2.6
I24 I2.7 M24 M2.7

M25 M3.0
M26 M3.1
M27 M3.2

Trong WinCC flexible 2008, ký hiệu E và A được sử dụng thay cho I và Q.

Thiết kế giao diện màn hình


Vào thư mục "Screens". Khi tạo chương trình HMI thì 1 trang màn hình gốc tên là “Screen_1”
đã được tạo sẵn. Cần 3 trang màn hình cho ví dụ này (trang màn hình gốc, màn hình mực
nước, màn hình nhiệt độ), vậy tạo thêm 2 trang màn hình nữa (Screen 2 và Screen 3) bằng
nhấn chuột 2 lần vào “Add new screen”.

Mở "Screen_1" và tạo 3 nút nhấn: 1 nút để chuyển sang trang màn hình “screen 2”, 1 nút
chuyển sang trang màn hình “Screen 3”. Nút nhấn thứ 3 để ngưng chế độ chạy chương trình
của màn hình (runtime).
Vào tab “Events” để cài đặt thông số

25/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Trang màn hình gốc với 3 nút nhấn

Tab Events

(Có thể kéo và thả - drag and drop màn hình Screen_2, Screen_3 vào màn hình Screen_1, 2
nút nhấn liên kết đến 2 màn hình này sẽ được tự động tạo).

Bây giờ mở màn hình "Screen_2". Trang màn hình này sẽ hiển thị mực nước, trạng thái
tắt/mở của động cơ, và nút nhấn điều khiển động cơ. Vì thế cần đặt vào màn hình 2 nút nhấn
(button), một hình tròn (circle) và thanh bar. Thanh bar được nối với biến “Fill level” trong mục
properties và được cài đặt khoảng giá trị hiển thị mức nước cao, thấp. Nút nhấn 1 được dùng
để trở về màn hình gốc “Screen_1”, cài đặt cho nút nhấn này ở tab “Events”. Hình tròn dùng
hiển thị trạng thái của động cơ. Động cơ được điều khiển tắt mở bằng nút nhấn 2.

26/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Trang màn hình “Screen_2”

Cài đặt cho thanh bar

27/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Cài đặt cho hình tròn

Cài đặt cho nút nhấn tắt/mở động cơ

Mở màn hình "Screen_3". Trang màn hình này vẽ đồ thị nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ hiện tại.
Đặt vào màn hình: đồ thị (trend display), một I/O field và 1 nút nhấn về màn hình gốc. Đồ thị
và I/O field được kết nối với biến (tag) “Temperature". Chế độ (mode) của I/O field là “output”.

Trang màn hình “Screen_3”

28/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Cài đặt cho I/O field

Cài đặt thông số cho chế độ Runtime


Chọn "Runtime settings" để cài đặt các thông số màn hình, các phím, alarms, ngôn ngữ, font
chữ...

Chạy mô phỏng
Chọn "Start simulation".

29/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Cũng có thể chạy mô phỏng từ nút nhấn:

Hoặc:

Vào “Online, Simulation, With tag simulator” để chạy chương trình với biến (tag) mô phỏng

Lưu ý:
Nếu bộ điều khiển có kết nối với máy tính, có thể chạy mô phỏng với tín hiệu thật từ bộ điều
khiển. Tuy nhiên, phải chọn S7ONLINE trong “Control Panel; Setting PG/PC interface.”

30/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Truyền thông LOGO! – PLC S7-1200 5


Viết chương trình S7-1200 trong Step7 Basic V11:
Khai báo cấu hình S7-1200 trong “Device configuration”

Trong “Profinet Interface”, thêm subnet mới bằng cách nhấn “Add new subnet”, nhập địa chỉ
IP, subnet mask của S7-1200.

31/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Tạo kết nối ethernet bằng cách: chọn “Network view”, “Connection”, nhấn phải chuột vào CPU
S7-1200, chọn “Add new connection”.

Bỏ dấu chọn trong ô “Establish active connection” , nấn “Add’

32/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Nhập thông số cho kết nối vừa tạo:

1. Ở tab “General”: Nhập tên LOGO!, địa chỉ IP của LOGO! như hình.

2. Ở tab “Address details“:

Bỏ dấu lựa chọn trong ô “SIMATIC ACC”, chọn TSAP của LOGO!. Ở vd này, LOGO! có TSAP
là 20.00

33/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Viết chương trình LOGO! trong LOGO!Soft Comfort V.7:


Tạo kết nối mới, vào “Tools; Ethernet Connections”:

1. Nhập địa chỉ IP và subnet mask của LOGO!.

2. Nhấn phải chuột vào “Ethernet Connections”, chọn “Add connection”

3. Chọn “Client Connection:..”. Nhập TSAP và địa chỉ IP của S7-1200.

34/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Ví dụ:
Các tín hiệu ngõ vào số I1 đến I6 và analog AI1, AI2 sẽ được truyền đến S7-1200.
S7-1200 sẽ truyền dữ liệu cho các ngõ ra Q1 tới Q4 của LOGO!

Đoạn chương trình LOGO! dưới đây dùng để đọc tín hiệu analog AI1 và AI2, 2 tín hiệu được
cho qua bộ khuếch đại Analog Amplifier.

35/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Để gửi giá trị của 2 ngõ vào analog này đến S7-1200, phải khai báo 2 giá trị này trong “Pa-
rameter-VM mapping". Vào “Tools””Parameter –VM mapping” để khai báo 2 giá trị này (là 2
giá trị ngõ ra của 2 bộ khuếch đại Analog Amplifier). Địa chỉ vùng nhớ cho 2 giá trị này là VW0
và VW2 (VB0, VB2)

Chỉ có các dữ liệu dạng byte, word.. mới phải khai báo trong bảng “Parameter-VM mapping“,
các dữ liệu gửi dạng Bit không cần khai báo ở bảng này.

36/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Sau đấy khai báo việc đọc (Read), gửi (Write) dữ liệu trong bảng “Data Transfer...“ của kết nối
vừa tạo.

Giải thích:
• Hàng 1: 1 byte dữ liệu, là byte số 6 trong data block 1 của S7-1200 sẽ được LOGO! đọc và lưu
vào vùng nhớ V, byte số 4: VB4.
• Hàng 2: 1 byte dữ liệu là giá trị tín hiệu ngõ vào số I1 đến I8 của LOGO!, sẽ được gửi đến byte
số 0, data block 1 của S7-1200.
• Hàng 3: Giá trị của hàm khuếch đại analog amplifier B001 (giá trị ngõ vào AI1),2 bytes, ở ô nhớ
VB0 của LOGO! sẽ được gửi đến data block 1, byte số 2 (2 bytes) của S7-1200
• Hàng 4: Giá trị của hàm khuếch đại analog amplifier B002 (giá trị ngõ vào AI2),2 bytes, ở ô nhớ
VB2 của LOGO! sẽ được gửi đến data block 1, byte số 4 (2 bytes) của S7-1200

Trong chương trình LOGO!, cần thêm 4 hàm đọc tín hiệu số qua mạng (hàm Network input),
sau đó kết nối chúng với 4 ngõ ra Q1 đến Q4 của LOGO!. 4 hàm này lấy giá trị 4 bit 0 tới 3
của byte VB4.

37/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Tạo data block trong chuong trinh S7-1200:

38/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Khai báo các biến:

Chương trình S7-1200:

39/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Giải thích:
• Network 1: Nếu ngõ vào I0.2 của S7-1200 và ngõ vào I1 của LOGO! ở mức 1, ngõ ra Q1 của
LOGO! sẽ set mức 1. Nếu ngõ vào I0.7 của S7-1200 và I2 của LOGO! ở mức 1, ngõ ra Q1 của
LOGO! được reset về 0.
• Network 2: Ngõ ra Q0.0 của S7-1200 sẽ bật nếu giá trị ngõ vào analog AI1 của LOGO! lớn hơn
500 (AI1 >=5V).

40/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Lưu trữ dữ liệu (Data logging) 6


Bạn có thể lưu trữ giá trị của các thông số trong ứng dụng bằng chức năng Data Logging của
LOGO! 0BA7.

Lưu ý:
LOGO! 0BA7 được tích hợp vùng nhớ trong 1024 bytes dùng cho chức năng lưu trữ dữ liệu. Nếu dữ
liệu được ghi trong vùng nhớ này đạt 512 bytes, LOGO! sẽ tự động ghi dữ liệu vào thẻ nhớ SD ngoài
(nếu có dùng thẻ này). Nếu dữ liệu LOGO! thu thập được nhanh hơn thời gian nó ghi dữ liệu vào thẻ
nhớ SD, dữ liệu có thể bị mất. Để tránh việc mất dữ liệu, thời gian tối thiểu giữa 2 lần lấy dữ liệu là 500
ms.

Thẻ nhớ SD có thể lưu trữ tối đa 2000 lượt ghi dữ liệu (tối đa mỗi lần ghi: 32 dữ liệu)

Thẻ nhớ SD phải được gắn vào LOGO! trước khi chương trình điều khiển hoạt động (chuyển từ Stop
sang Run)

Ví dụ mẫu

41/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Chương trình trong ví dụ mô tả việc theo dõi nhiệt trong một kho hàng. Nếu nhiệt độ trong kho
từ -4°C trở lên, tín hiệu cảnh báo sẽ được phát tại ngõ ra Q, và hàm chức năng lưu trữ dữ liệu
được kích hoạt sau mỗi 30 s. Nhiệt độ hiện thời trong kho sẽ được lưu vào file sau mỗi 30 s.

Ngõ vào I1 dùng để xác nhận việc nhiệt độ tăng trên -4°C (tắt tín hiệu cảnh báo)

Cài đặt thông số cho hàm lưu trữ dữ liệu

Chọn dữ liệu cần lưu trữ và nhấn nút “Add”. Có thể lưu trữ 32 dữ liệu khác nhau.

42/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Đọc dữ liệu

Từ bộ nhớ trong của LOGO!


Chọn "Tools; Transfer; Upload Data Log" để đọc dữ liệu đã lưu trữ trong bộ nhớ trong.

Lưu file dữ liệu vào máy tính

43/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Từ thẻ nhớ SD
Để đọc dữ liệu từ thẻ nhớ SD, chuyển LOGO! về chế độ “Stop” và lấy thẻ nhớ ra khỏi 0BA7.
Dùng đầu đọc thẻ SD trên máy tính để mở file dữ liệu (dạng file .csv).

Chuyển file dữ liệu .csv sang Microsoft Excel


Mở MS Excel, chọn "Data; Import external files; Import data"

44/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Chọn file .csv đã lưu trong máy tính

Chọn “Open”.
Xác định kiểu mà các dữ liệu phân cách nhau trong file csv gốc, sau đó chọn “Next”.

45/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Chọn loại dấu được dùng để phân cách dữ liệu. Chọn “Next”.

Chọn loại dữ liệu trong các cột, sau đó chọn “Finish”.

46/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Chọn nơi lưu dữ liệu, chọn “OK”.

Dữ liệu bây giờ được sắp thành cột như hình bên dưới.

47/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Tạo và quản lý hàm mới (User defined function) 7


Với LOGO! Soft Comfort V7, bạn có thể tạo một hàm chức năng mới (UDF – User Definied
Function) và lưu vào thư viện cho các lần sử dụng sau. Việc này giúp đơn giản chương trình
điều khiển trong trường hợp chương trình có nhiều đoạn giống nhau, lặp lại.

Tạo UDF
Có thể tạo UDF trực tiếp từ nơi viết chương trình điều khiển hoặc từ cửa sổ viết hàm UDF.

Tạo UDF từ chương trình điều khiển:


Trong chương trình điều khiển, chọn đoạn chương trình muốn tạo thành 1 hàm mới, nhấn
phải chuột và chọn "Create UDF".

48/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Cửa sổ tạo hàm mới được mở với đoạn chương trình vừa chọn.

Tạo UDF từ cửa sổ tạo hàm UDF


Vào File; New; UDF diagram.

49/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Chỉnh sửa các thuộc tính của UDF


Nhấn phải chuột, chọn “Edit UDF properties...", có thể thay đổi tên, cài đặt password ở tab
“I/O”.

Ở tab “Parameters":

50/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

Lưu UDF và thêm vào thư viện hàm


Lưu bằng cách: "File; Save as", chọn thư mục muốn lưu

Để lưu vào thư viện, vào "Tools; Options", chọn "UDF". Dùng "Add UDF" để thêm UDF vào
thư viện.

51/52 V.1.0 – 3/2012


SIEMENS

UDF bây giờ đã xuất hiện trong toolbar, sử dụng như các hàm có sẵn của phần mềm.

Lưu ý:

Nếu UDF hiển thị như thế này trong chương trình: UDF đã cập nhật thay đổi mới
nhất.

Phải cập nhật những thay đổi trong UDF

Để cập nhật, chọn "Update UDF"

52/52 V.1.0 – 3/2012

You might also like