Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

“Sang thu”- khổ đầu:

Bài thơ “Sang Thu” của tác giả Hữu Thỉnh viết vào mùa thu năm 1977, thể
hiện một bức tranh thu trong sáng nơi thôn quê đồng bằng Bắc Bộ, đã được mở
ra bằng những tín hiệu về sự hiện diện của mùa thu trong đất trời từ cái nhìn
vườn ngõ và xúc cảm tinh tế của nhà thơ phút giao mùa (1).
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về ”
Mở đầu cho thu đến trong thơ của Hữu Thỉnh không phải vòm trời cao xanh,
heo may phảng phất hay hương cốm thơm lừng mà lại là một làn hương bình dị
của làng quê, hương ổi trong gió se (2). Hương ổi là một mùi hương gắn bó với
không gian thân thuộc nơi thôn quê, mùi hương mà như Hữu Thỉnh nói là “tự
nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta” và là
“chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế
hệ” (3). Động từ mạnh “Phả” kết hợp thanh trắc đã được sử dụng đầy đắc địa
để khơi gợi mùi hương ấy , “Phả” là bốc mạnh, tỏa thành từng luồng, nó vừa
gợi được sự lan tỏa mạnh mẽ lại vừa biểu hiện được độ sực nức, nồng nàn của
hương ổi, ta như cảm nhận được cả một vườn ổi chín vàng thơm nức, chủ động
ùa hương vào gió, những luồng hương được trưng cất trong gió như đặc lại,
như sánh lại, hình ảnh thơ tưởng như thân quen này đã trở thành một khám phá
mới mẻ, đầy độc đáo, thấm đẫm trải nghiệm riêng qua cảm nhận của tác giả
(4). Và càng làm hương ổi chín thêm nồng nàn, đậm đặc trong tâm trí con
người chính là làn gió đặc trưng của tiết trời Bắc Bộ, những luồng gió se hào
phóng, phút giao mùa, tiết trời Bắc Bộ đón nhận những làn gió quen thuộc
mang theo chút hơi lạnh đủ để lại một thoáng rùng mình trên da thịt, cũng như
chút xao động nơi sâu thẳm tâm hồn (5). Tín hiệu thu đến còn là sương thu đặc
trưng, được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận
động chậm rãi đã tạo cho không gian thu cái mơ hồ, phảng phất đầy thi vị (6).
Từ “Chùng chình” vốn thuộc loại từ láy tượng hình - lớp từ giàu khả năng biểu
cảm; “chùng chình” chỉ một sự chậm rãi, dềnh dàng như cố tình đi chậm lại,
kết hợp với phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ “Sương chùng chình” đã gợi sự
lan tỏa, giăng mắc cũng như thoáng ngập ngừng đầy luyến lưu trong cảm xúc
và vận động, cái “chùng chình” ấy khiến lối ngõ vốn thanh vắng lại càng thêm
phần thanh vắng, tĩnh lặng, con ngõ ấy đã trở thành “ngõ thời gian” chứng kiến
sự xao xuyến, vấn vương khi: hạ sắp qua, thu đang đến (7). Thu đến với nơi
làng quê như một món quà quê thanh sơn, nặng tình, nặng cảnh với những biến
đổi tưởng chừng quen thuộc nhưng không phải ai cũng đủ tinh ý để nhận ra,
cùng một lúc, cả khứu giác (hương ổi), thị giác (sương chùng chình) và xúc
giác (gió se) của nhà thơ đều được đánh động, được khơi lên để chợt nhận ra
ngỡ ngàng những bâng khuâng, xao xuyến trong lòng mình (8). Từ “Bỗng” đặt
ở đầu câu đã diễn tả một sự đột ngột, bất ngờ, về một việc không hề được báo
trước, rằng dù đã cảm nhận được cái nồng nàn của hương ổi, cái se se lạnh của
gió, cái chùng chình của sương như cố ý chờ đợi nhưng nhà thơ vẫn không
dám chắc rằng “hình như thu đã về” (9). Tình thái từ “Hình như” thể hiện một
phỏng đoán không chắc chắn cũng là một sự điềm tĩnh của Hữu Thỉnh, có lẽ
nếu là những năm tháng tuổi trẻ, ông sẽ thốt lên đầy ngạc nhiên: “Chao ôi! Thu
đã về”, nhưng vào thu 1977, khi đã đi qua một thời chiến tranh ác liệt với
những khó khăn, khổ ải, con người cũng như đồng hành cùng với thiên nhiên,
đất trời sang thu, câu thơ như một tiếng thầm thì, một lời nhắn gửi với chính
bản thân Hữu Thỉnh, chính vì vậy nó còn mang tính thầm thì triết lí, “thu”- từ
mùa thu của thiên nhiên đã trở thành thu của cuộc đời (10). Với cấu trúc đầu-
cuối tương ứng, mở ra bằng “Bỗng”- khép lại bằng “Hình như”, khổ thơ là sự
thoáng chốc của tiết lập thu và cái xôn xao mơ hồ của tâm hồn trong khoảng
khắc giao mùa (11). Bằng những hình ảnh thơ quen thuộc nhưng cũng đầy sáng
tạo, khổ đầu bài “Sang Thu” đã cho thấy cái nhạy cảm của một tâm hồn tha
thiết yêu và gắn bó với thiên nhiên, đất trời mùa thu, tạo nên một áng thu riêng
đầy duyên dáng của nhà thơ trong đề tài đã quen thuộc của thơ ca Việt Nam
(12).

You might also like