Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

“Những ngôi sao xa xôi”- nhân vật Phương Định:

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa đầy
thành công hình ảnh những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn trong những
tháng năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, họ là tiêu biểu cho thế hệ trẻ
Việt Nam, đã viết lên những trang sử vàng của dân tộc, mà nổi bật nhất là hình
tượng nhân vật Phương Định (1). Phương Định vốn xuất thân là một cô gái
thành thị: “Tôi là con gái Hà Nội”, cô đã gắn bó với không gian yên bình, yên
ả, với một tuổi thơ áo trắng đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào chốn đô thị (2).
Cô là một cô gái xinh xắn, hai bím tóc dày, tương đối mềm, cái cổ cao kiêu
hãnh như đài hoa loa kèn, và đặc biệt là đôi mắt được các anh lái xe kể: “cô có
cái nhìn sao mà xa xăm” (3). Bức chân dung tự họa đã khắc họa vẻ đẹp thanh
tú, đầy nữ tính, hơn hết là sự tự tin thể hiện bản thân mình, cô tự đánh giá: “Tôi
là một cô gái khá” (4). Vẻ đẹp ấy còn góp phần thể hiện đời sống nội tâm sâu
sắc đã chiếm được cảm tình của biết bao người, nhất là các anh chiến sĩ (5).
Phương Định luôn ý thức về nhan sắc của mình, cô hiểu rõ những người đẹp
nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có
ngôi sao trên mũ, cô cũng có ý thức rõ ràng về cuộc sống xung quanh: cái dữ
dội của chiến trường, cái mát lạnh như sà vào một thế giới khác trong hang,
điều thú vị trong cơn mưa đá bất chợt..(6). Phương Định có cái điệu đà của con
gái thủ đô nhưng cũng không kém phần hồn nhiên, tinh nghịch, ngay từ khi còn
là một cô bé nhỏ sống bình yên ở lòng thành phố cô đã hay hát, có thể ngồi bên
thành cửa sổ mà “hát ầm ĩ”; đối diện với nơi chiến trường tàn khốc, bom đạn,
hiểm nguy và cái chết luôn gần kề đã khiến Phương Định trở nên dày dạn, bản
lĩnh hơn rất nhiều nhưng nét đẹp trong sự hồn nhiên, mơ mộng và niềm đam
mê ca hát thì vẫn nguyên vẹn như thuở nhỏ (7). Phương Định lại hay mơ mộng,
là người sống giàu tình cảm: cô hay nghĩ về tương lai, cũng hay nói về những
dự định của mình: trở thành một kĩ sư kiến trúc, thuyết minh trong rạp chiếu
bóng của thiếu nhi hay hát trong dàn đồng ca trên công trường xây dựng, tất cả
đều thật bình dị, hạnh phúc nhưng đã trở thành sức mạnh tinh thần vô giá, giúp
cô chiến thắng mọi khắc nghiệt, khó khăn (8). Nỗi nhớ Hà Nội cũng là một
cảm xúc luôn thường trực nơi tâm hồn cô (trong cả tác phẩm, đã có 4 lần tác
giả thể hiện sự mơ mộng đó), cô nhớ về căn nhà nhỏ rợp bóng cây, những
người láng giềng nồng hậu, những kỉ niệm ngọt ngào về mẹ và đặc biệt là khát
vọng về một tương lai hạnh phúc phía trước, sau cơn mưa đá bất chợt, tất cả đã
xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô (9). Phương Định có nghĩ về cái chết,
nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể, cô vẫn đặt nhiệm vụ lên ưu tiên
hàng đầu, điều đó đã được thể hiện rõ nhất qua những lần phá bom nổ chậm:
“Trong con mắt của đồng đội, cô “hát hay, người cũng khá, phá bom như quỷ”,
cô không đi khom, mà đàng hoàng bước tới, lưỡi xẻng chạm vào quả bom tạo
một tiếng động sắc đến gai người, nhưng cô hết sức bình tĩnh, đó đã trở thành
cuộc sống thường nhật của họ trong suốt 3 năm gắn bó với cao điểm (10). Gian
khổ và hiểm nguy chất chồng đã tôi luyện nên lòng dũng cảm, kiên cường, đầy
bản lĩnh của Phương Định, lòng dũng cảm ấy càng được phát huy nhờ lòng tự
trọng, niềm kiêu hãnh của người chiến sĩ và cả tình đồng chí, đồng đội (11).
Tình đồng chí đã là tất yếu trong tâm hồn những người từng đi qua khói lửa
chiến tranh, bởi họ thấm thía hơn ai hết cái giá của tình cảm ấy, tình yêu của
Phương Định đã được thấy khi cô miêu tả về chị Thao, Nho và cả các anh bộ
đội, về sự lo lắng sốt ruột của cô khi đồng đội còn chưa về, với Phương Định,
tuy không vồn vã, ồn ào trong biểu hiện nhưng tình yêu với tất cả những người
anh em cùng kề vai sát cánh đã trở thành thứ tình cảm thiêng liêng, thậm chí là
tôn thờ, yêu đến độ có thể sẻ chia sự sống và cái chết (12). Tóm lại, khi xây
dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã khắc họa được chân thực
nhưng cũng sinh động tâm lí, vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, Phương Định nói
riêng và những cô gái thanh niên xung phong nói chung chính là tiêu biểu cho
tuổi trẻ Việt Nam thời chống mĩ, họ như những “ngôi sao xa xôi”, nhỏ bé mà
sáng đẹp trên bầu trời đêm với ánh sáng bất diệt (13).

You might also like