Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đoạn tph 12 câu cảm nhận diễn biến tâm lý của ông Hai từ khi nghe tin làng

theo tây
-> tâm sự với người con út. Có sử dụng: câu bị động, câu cảm thán, một phép liên
kết, một khởi ngữ hoặc tp biệt lập, gạch chân, chỉ rõ.

Truyện ngắn “Làng” được sáng tác bởi Kim Lân đã thể hiện nổi bật những nét
đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp,
làm nên thành công của truyện không thể không nói đến sự am hiểu sâu sắc đời
sống nông thôn và biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của tác giả, tiêu biểu là qua
việc miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo
tây (1). Lấy bối cảnh nơi tản cư của nhân dân trong cuộc kháng chiến, truyện
chủ yếu xoay quanh ông Hai, một người nông dân phải rời làng Chợ Dầu đi tản
cư và cái tính thích khoe làng của ông, ông khoe mà chả cần biết người nghe
thích hay không, cũng để vơi bớt nỗi nhớ làng, với hoàn cảnh hết sức đặc biệt,
Kim Lân đã thể hiện thật tự nhiên tình yêu và niềm tự hào của ông Hai (2).
Nhưng rồi một ngày bất hạnh ập xuống, ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo
Tây làm Việt gian, tạo ra tình huống truyện đặc sắc và đẩy nhân vật vào những
mâu thuẫn của tình cảm, tác giả đã thể hiện bút lực dồi dào, tái hiện sinh động
những biến chuyển trong tâm lí và hành động của nhân vật từ ngày hay tin dữ
(3). Ban đầu, ông Hai như chết lặng đi: “cổ ông lão nghẹn đắng”, “da mặt tê
rân rân”, “như không thở được”, cái tin ấy đến sao đột ngột quá, tận đến lúc
trấn tĩnh lại, ông còn cố không tin, nhưng những lời rành rọt và thái độ của
người đàn bà đã dập tắt mọi hi vọng của ông (4). Tâm trí ông lão lúc này tràn
ngập những lo âu, đau đớn, tủi hổ, “Hà, nắng gớm, về nào..” câu nói như để
lảng đi, nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông chỉ dám “cúi gằm mặt” về thẳng
nhà (5). Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con bên cạnh mà tủi thân
trào nước mắt, muôn vàn nỗi lo đã tràn ngập tâm trí ông: lo cho số phận của
những đứa con rồi sẽ bị người ta rẻ rúng, hắt hủi: “Chúng nó cũng là trẻ con
làng Việt gian đấy ư?”, lo cho bao người tản cư làng ông sẽ bị người ta khinh
thường, thù hằn, lo cho tương lai gia đình rồi biết đi đâu, về đâu, biết làm ăn
sao, chỗ nào mà người ta chứa cái giống Việt gian bán nước (6)! Một loạt các
câu hỏi được gợi lên đã cho thấy tâm trạng khủng hoảng, rối rắm, không lối
thoát của ông Hai, ông giận dữ nắm chặt hai tay và những mối nghi ngờ cũng
bùng lên, giằng xé tâm can (7). Mấy ngày sau đó, không khí gia đình bao trùm
trong sự ngột ngạt, ông lão không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe
ngóng tình hình, lúc nào ông cũng như nghe thấy người ta xì xào, bàn tán về
cái “chuyện ấy”, chỉ thoáng nghe những từ Tây, Việt gian…là ông lùi ra một
góc, nín thít, ông cũng không dám nói chuyện với vợ, hay ông không dám nhìn
vào thực tế phũ phàng

You might also like