Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

THIẾT BỊ ĐO PH ( PH METER )

1. ĐỊNH NGHĨA
Máy đo pH là dụng cụ được sử dụng để kiểm tra độ kiềm, axit của dung dịch,
bazơ, đất, nước…kết quả đo sẽ hiển thị ngay trên màn hình LCD của máy. Căn cứ
vào kết quả đo pH để kỹ thuật viên có điều chỉnh thích hợp cho môi trường nước,
đất sử dụng trong sinh hoạt và nhà máy. Máy đo pH được sử dụng cùng với các
điện cực đo pH và dung dịch đệm chuẩn.

Hình 1: Máy đo ph

2. Cấu tạo
Máy đo độ pH được cấu tạo từ 2 phần chính đó là đầu dò và đồng hồ điện. Với đầu
dò được tạo từ 2 điện cực có nhiệm vụ truyền tín hiệu tới đồng hồ điện để hiển thị
giá trị đo pH vừa thu được cho người dùng.

a. Đầu dò điện cực của máy đo độ pH


Đầu dò của máy được thiết kế bằng 2 điện cực đó là điện cực cảm biến thủy tinh
và điện cực tham chiếu. Có một số máy đo độ pH thì được thiết kế với 2 đầu dò
riêng biệt, trong đó một cảm biến và 1 tham chiếu khác. 2 điện cực này là bóng
rỗng có dung dịch Kali Clorua một loại dây clorua bạc được lắp vào máy.
Hình 2: Đầu do điện cực của máy đo độ pH

Điện cực cảm biến thủy tinh thiết kế với 1 bóng đèn tạo từ một loại thủy tinh đặc
biệt phủ silica và muối kim loại. Điện cực cảm biến thủy tinh này xác định độ pH
thông qua nồng độ của các ion hydro. Điện cực tham chiếu với bóng đèn được làm
từ thủy tinh hay nhựa không dẫn điện.

b. Đồng hồ điện của máy đo độ pH


Khi đầu dò thu được kết quả, đồng hồ của máy đo độ pH hiển thị chỉ số đo thông
qua vạch chỉ số thể hiện trên đồng hồ với đồng hồ cơ. Còn máy đo pH có đồng hồ
điện tử thì thể hiện bằng con số cụ thể trên mặt đồng hồ đó

3. Nguyên lý hoạt động của máy đo pH

Máy đo pH cho một giá trị về nồng độ axit hoặc tính kiềm của chất lỏng. Nguyên
tắc hoạt động cơ bản của một máy đo pH là để đo nồng độ của các ion hydro. Axit
hòa tan trong nước tạo thành ion hydro tích điện dương (H +). Nồng độ của các
ion hydro càng lớn thì tính axit càng lớn.

Tương tự như kiềm hoặc bazơ hòa tan trong nước tạo thành ion hydro âm (OH-).
Nồng độ càng mạnh thì nồng độ các ion hydro tích điện âm càng cao. Số lượng
các ion hydro hiện tại giải pháp được hòa tan trong một số lượng nước xác định độ
pH.

Giá trị pH là 7 cho biết một dung dịch trung hòa. Nước tinh khiết, nước uống nên
có giá trị pH là 7. Còn giá trị pH dưới 7 cho thấy dung dịch có tính axit ( chua )
trong khi giá trị pH lớn hơn 7 thì sẽ chỉ ra dung dịch tính kiềm. Dung dịch có giá
trị pH là 1 có tính axit cao và dung dịch giá trị pH là 14 có tính kiềm cao.

4. Phân loại
Bởi thiết bị đo pH có nhiều ứng dụng hữu ích nên ngày đã có rất nhiều sản phẩm
xuất hiện trên thị trường. Dựa vào cấu tạo và kiểu dáng, người ta chia thiết bị đo
pH làm 3 loại:
 Thiết bị đo pH để bàn: là loại chuyên dụng trong phòng thí nghiệm. Có
chức năng tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn đo được nhiều thông
số hơn.

Hình 3:Máy đo pH để bàn

 Thiết bị đo đo pH cầm tay: Loại thiết bị này có thiết kế nhỏ gọn hơn, cải
tiến hơn. Người sử dụng có thể linh hoạt và thực hiện thao tác đo nhanh
hơn.

Hình 4: Máy đo pH cầm tay

 Bút đo pH: là thiết bị đo pH được thiết kế giống như một chiếc bút, với
kích thước nhỏ hơn hẳn so với 2 loại kể trên. Bút có kích thước nhỏ
gọn, có thể đút túi, dùng bằng pin (sạc hoặc pin than). Loại này cũng có
sự hạn chế về tính năng.
Hình 5: Bút đo pH

5. Ứng dụng của máy đo pH


 Máy đo pH nước: Điều chỉnh, xử lý nguồn nước ăn, nước sinh hoạt,
nước thải, môi trường nuôi thủy - hải sản, thuỷ sinh
 Đo pH của thực phẩm, thịt, sữa trong nghiên cứu sản xuất đồ ăn
 Máy đo pH đất giúp cải tạo đất cho phù hợp với từng loại cây trồng ->
Nâng cao năng suất, chất lượng của trái cây và tuổi thọ của vườn cây
 Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì,
đồng, sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước, trong đường
ống.
 Nhà máy: dùng để kiểm tra xem nước có phá huỷ lò hơi, phản ứng hoá
học trong nhà máy hoá chất, duy trì pH của dung dịch mạ
6. Lưu ý khi sử đụng máy đo pH
Dựa vào từng nhu cầu đo của mình mà chúng ta chọn loại thiết bị đo pH sao cho
phù hợp. Xét về thiết kế của máy, nếu bạn chủ yếu nghiên cứu và thực hiện công
tác đo lường tại phạm vi phòng thí nghiệm thì loại thiết bị để bàn sẽ phù hợp với
bạn hơn. Còn trong trường hợp bạn phải di chuyển thường xuyên, đo pH ở các địa
điểm khác nhau thì bút đo pH hoặc máy đo pH cầm tay sẽ phù hợp nhất.

Một lưu ý khác khi chọn mua thiết bị này đó là cần căn cứ vào loại chất bạn muốn
đo lường để có thể chọn loại thiết bị đo pHù hợp. Việc lựa chọn đo pH của đất và
nước thì có thể lựa chọn nhiều loại thông dụng hiện nay. Nhưng nếu bạn muốn đo
các mẫu đặc biệt như: sữa, thịt, cá, dung dịch sản xuất… thì hãy chọn loại thiết bị
đo chuyên biệt để có được kết quả đo chính xác nhất.

Cũng như các thiết bị điện tử các, bạn nên chọn máy đo đo pH của các thương
hiệu uy tín trên thị trường như: Ohaus, Gomes, Sanwa, Total Meter,... để chắc
chắn bạn mua được thiết bị chất lượng, sử dụng cho kết quả chính xác
7. Một vài hãng sản xuât nổi tiếng
a. Máy đo pH OHAUS
Model: ST20
Dải đo PH: 0.00 ~ 14 pH/± 0.05 pH
Độ phân giải PH: 0.01 pH
Dải đo nhiệt độ: 0.0 ~ 99.0 °C/± 0.5
°C
Bù nhiệt độ: Tự động
Cấp bảo vệ IP: IP67
Hiệu Chuẩn: 3 điểm
Nguồn: 4 pin AG13
Kích thước: 185 mm x 38 mm x 45
mm
Khối lượng máy: 110 g

b. Máy đo độ pH HANNA
Model: HI98128
Thang đo PH: -2.00 - 16.00 pH
Độ chuẩn: Automatic, 1 hoặc 2 điểm
với 2 set nhớ đệm (pH
4.01/7.01/10.01 hoặc 4.01/6.86/9.18)
Độ chính xác: ±0.05 pH
Bù nhiệt độ: Tự động
Thang đo nhiệt độ: -5.0 to 60.0°C
Độ phân giải nhiệt độ: 0.1°C
Độ chính xác nhiệt độ: ±0.5°C
Nhiệt độ vận hành: 0 - 50°C
Nguồn điện/ Thời gian sử dụng: PIN
1.5V (4)
Kích thước: 163 x 40 x 26 mm
Trọng lượng: 100g
c. Máy đo độ pH MILWAUKEE
Model: MW100
Khoảng đo: 0.0 đến 14.0 pH.
Độ phân giải: 0.1 pH.
Độ chính xác: ± 0.2 pH.
Hiệu chuẩn 2 điểm bằng tay
Hiển thị pH bằng màn hình tinh
thể lỏng
Môi trường hoạt động: nhiệt độ 0 đến 500C/95% RH
Kích thước: 80 x 145 x 40 mm
Pin: 1 pin x 9V, hoạt động khoảng 300 giờ
Trọng lượng: 220 gam (cả pin)

8. Bảo quản máy đo pH


 Bảo quản đầu đo: sử dụng xong bạn rửa sạch bằng nước cất, thấm
khô và đưa vào ngâm trong lọ nước bảo quản, và nhớ luôn treo thẳng
đứng cho đầu đo luôn ngập trong dung dịch và không làm dung dịch
bị đổ hoặc thấm ra.
 Bảo quản máy: Tắt công tắc về off, bảo quản nơi khô mát tránh nước
để không làm oxi hóa may do pH, tránh trẻ nhỏ nghịch để luôn đảm
bảo máy tình trạng tốt nhất.
 Thay pin: lúc nào đồng hồ báo yếu pin thì bạn tiến hành mở ra để
thay thôi.

You might also like