(Commented) Chien Luoc Phat Trien Doanh Nghiep Cong Nghe So - 17 March 2021 - Harvey Edit

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

_____________
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA


Về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg
ngày tháng năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
_________________

I. BỐI CẢNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu
tổng quát đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu
lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự
chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu
quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc, xây
dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo
đảm cuộc sống hạnh phúc của người dân; không ngừng nâng cao đời sống
mọi mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hoà bình, ổn
định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập
cao.

Giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tiếp tục chịu sự chi phối của chuyển đổi số,
khởi đầu từ những năm 2010. Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà
cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối,
điện toán đám mây, internet vạn vật...), chuyển đổi số đang tạo ra không gian
phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, chính phủ số cho mọi quốc gia.

Cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong nghiên cứu, phát triển
và làm chủ công nghệ số gần đây cũng cho thấy công nghệ số đóng vai trò
then chốt trong quyết định vị thế, sức mạnh của các quốc gia, dân tộc trên
trường quốc tế trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh - quốc
phòng trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp công nghệ số lớn sở hữu những nền tảng xuyên biên
giới đang trở thành các đế chế khi chi phối, dẫn dắt hàng tỷ người đang sử
dụng điện thoại thông minh kết nối internet. Quyền lực nhà nước ở nhiều nơi
không can thiệp được vào các đế chế công nghệ đó, đồng nghĩa là các nền
2

tảng xuyên biên giới đang nắm dân và đang dẫn dắt dân và đang hiện thực
hoá chủ nghĩa thực dân kỹ thuật số.

Bước vào giai đoạn chuyển đổi số này, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ
dân số vàng, với  tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao, tiếp cận nhanh với
công nghệ, sản phẩm, dịch vụ số. Khát vọng vươn lên vì một Việt Nam hùng
cường, thịnh vượng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang dâng cao,
tạo ra nguồn năng lượng nội sinh to lớn, sống động. Tuyệt đại đa số các doanh
nghiệp Việt Nam có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa có khả năng thay đổi linh
hoạt, thích ứng cao, có khả năng may đo sản phẩm, giải pháp theo nhu cầu cá
thể. Vốn là hạn chế trong nền sản xuất đại công nghiệp, đặc điểm này lại trở
nên rất phù hợp với yêu cầu ứng biến nhanh, với xu hướng cá nhân hoá, địa
phương hoá các sản phẩm nói chung và sản phẩm số nói riêng, đang diễn ra
trong cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một số doanh nghiệp
công nghệ thông tin lớn có đủ tiềm lực để nghiên cứu, phát triển các sản
phẩm, giải pháp nền tảng để làm trụ cột cho hệ sinh thái doanh nghiệp công
nghệ số. Trong điều kiện đó, Việt Nam cần chủ động tham gia sớm vào quá
trình nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ số cùng thế giới để tự chủ,
tự cường trong quá trình phát triển, thoát viễn cảnh trở thành nô lệ của chủ
nghĩa thực dân kỹ thuật số, để có sự phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp
các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số. 

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - doanh nghiệp ứng dụng, triển
khai, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng,
giải pháp dựa trên công nghệ số - sẽ là lực lượng tiên phong hiện thực hóa
khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm
2045. Để gánh vác sứ mệnh này, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần có
chiến lược phát triển táo bạo, có tầm nhìn xa, thấm đẫm khát vọng phát triển
đất nước, ý chí tự cường dân tộc, quyết tâm làm chủ công nghệ để hình thành
năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ cao, tham gia hiệu quả, cải
thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước
các cú sốc từ bên ngoài.

II. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng đông đảo và tiên
phong thực hiện khát vọng phát triển đất nước và ý chí tự cường; là lực
lượng chủ lực hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam số vào năm 2030. Doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực làm chủ công nghệ số theo định
hướng Make in Việt Nam; có khả năng giải quyết được các thách thức phát
triển nhanh và bền vững trong nước và qua đó đóng góp cho thế giới. Doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam đi cùng nhịp với các cường quốc công nghệ
trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ số mới.

III. MỤC TIÊU


3

1. Mục tiêu tổng quát

a) Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tạo ra sự thay đổi bước ngoặt
về thứ hạng của Việt Nam về công nghệ và đổi mới sáng tạo theo xếp hạng
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO).

b) Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng doanh
thu vượt trội so với tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp chủ lực vào tăng
trưởng GDP, tăng năng suất lao động.

c) Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tận dụng hiệu quả các công
nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển các
sản phẩm, giải pháp công nghệ số; sản phẩm, giải pháp công nghệ số của Việt
Nam có mặt trên các thị trường lớn của thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số;

- Doanh thu doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng trưởng bình quân
bằng 1,5 - 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP;

- Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đóng góp 10% tăng trưởng
GDP, 30% tăng năng suất lao động quốc gia;

- Duy trì xếp hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3
nước dẫn đầu ASEAN.

b) Mục tiêu đến năm 2030

- Phát triển khoảng 150.000 doanh nghiệp công nghệ số;

- Doanh thu doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng trưởng bình quân
bằng từ 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP;

- Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đóng góp 20% tăng trưởng
GDP, 36% cho tăng năng suất lao động quốc gia;

- Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm
40 nước dẫn đầu thế giới.

IV. QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN

1. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực xây dựng
một Việt Nam số hùng cường, thịnh vượng
4

Công nghệ số - công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp 4.0 -
đang tạo ra một “không gian sinh tồn” mới tồn tại song song với “không gian
lãnh thổ” truyền thống và đang là yếu tố cốt lõi của mô hình tăng trưởng
nhanh và bền vững. Làm chủ công nghệ số là chìa khoá để tự chủ, tự cường,
làm chủ tương lai, vận mệnh của quốc gia và dân tộc trong không gian sinh
tồn và phát triển mới. 

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có sứ mệnh làm chủ công nghệ số
để làm chủ quá trình xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số, xây dựng
xã hội số, làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng để bảo vệ chủ quyền
quốc gia trên không gian mạng, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành quốc
gia số ổn định và thịnh vượng.

 2. Tìm kiếm, giải quyết bài toán Việt Nam theo tư tưởng Make in Việt
Nam là con đường phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp công nghệ số

Chủ động sáng tạo, thiết kế, thay đổi các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp
đáp ứng tốt nhất các bài toán của Việt Nam trong chuyển đổi số các lĩnh vực
nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính, tài nguyên, môi trường...
là lợi thế của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, am hiểu thị trường
nội địa, am hiểu nhu cầu khách hàng, văn hoá bản địa, sẵn sàng phục vụ khi
có nhu cầu.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải phát triển theo tinh thần
Make in Việt Nam “sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, tích hợp
thành sản phẩm thương mại tại Việt Nam, tạo dựng thương hiệu Việt Nam, sử
dụng công nghệ số Việt Nam” để thoát khỏi phận gia công lắp ráp quá lệ
thuộc thị trường xuất khẩu, quá lệ thuộc chuỗi cung ứng bên ngoài, để thoát
khỏi vùng đáy của chuỗi giá trị. 

3. Việt Nam phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số

a) Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh
vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu
tư nghiên cứu công nghệ lõi;

b) Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương
hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công
nghệ số và chủ động sản xuất;

c) Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các
sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội;

d) Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.

Một số doanh nghiệp công nghệ số được Chính phủ định hướng, hỗ trợ
5

nắm công nghệ lõi và các nền tảng thiết yếu để trở thành lõi/hạt nhân của các
hệ sinh thái và liên minh mạnh, cho phép các doanh nghiệp công nghệ số Việt
Nam khác cùng khai thác phát triển, vừa tiết kiệm đầu tư của xã hội vừa đủ
sức cạnh tranh với các nền tảng công nghệ số xuyên biên giới.

Phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ
số để đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực, đến với mọi người dân, tạo ra cuộc
cách mạng toàn dân về phát triển và ứng dụng công nghệ số, tạo ra các phát
triển bứt phá về năng suất, hiệu quả.

4. Đổi mới sáng tạo mở và công nghệ mở là giải pháp chính để doanh
nghiệp công nghệ số nhanh chóng cải thiện năng lực làm chủ công nghệ, sản
phẩm 

Sử diện mở, tiêu chuẩn mở, dữ liệu mở để phá bỏ sự lệ thuộc, sự khép
kín, mở rộng cơ hội cho nhiều bên tham gia sáng tạo, chủ động phát triển, tối
ưu hoá sản phẩm theo nhu cầu. 

Xây dựng và phát triển văn hoá đổi mới sáng tạo mở - văn hoá hợp tác
và chia sẻ trong nghiên cứu và phát triển, phát triển các nền tảng kết nối để
người dùng, cộng đồng người dùng có thể đưa ra nhu cầu, vấn đề, đề xuất giải
pháp cho quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, cơ
quan quản lý. Thực hiện toàn dân đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ số.

5. Phát triển và ưu tiên thị trường nội địa cho nuôi dưỡng và phát triển
công nghệ số Việt Nam, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Yêu cầu tự chủ về công nghệ số đòi hỏi thực hiện chuyển dịch chiến
lược từ đánh đổi/mở cửa thị trường trong nước để tiếp cận, thu hút, chuyển
giao công nghệ nước ngoài sang bảo vệ thị trường trong nước, ưu tiên thị
trường trong nước phục vụ sáng tạo và phát triển công nghệ số nội địa.

Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia để kích cầu tiêu dùng công
nghệ số, mở rộng đầu ra cho các doanh nghiệp công nghệ số. Các bộ, ngành,
địa phương, tổ chức, doanh nghiệp coi chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm
vụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành và căn cứ tình hình cụ thể lồng ghép
các nội dung về chuyển đổi số trong xây dựng các đề án, chương trình, chiến
lược, kế hoạch phát triển của mình. Phấn đấu chi 1 - 1,5% ngân sách Nhà
nước cho chuyển đổi số.

Mua sắm của Chính phủ cho chuyển đổi số phải ưu tiên mua sản phẩm,
dịch vụ và giải pháp của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

6. Phát triển và hỗ trợ tiếp cận công bằng tài nguyên, tư liệu sản xuất số

Tư liệu sản xuất chính của các doanh nghiệp công nghệ số là tài nguyên
6

dữ liệu số mở, là công nghệ số, là nhân lực có kỹ năng số, là kết nối
Internet. Mở rộng khả năng tiếp cận các tư liệu sản xuất này bao gồm phát
triển và hỗ trợ tiếp cận công bằng hạ tầng số, tài nguyên dữ liệu mở, công
nghệ số mới; phổ cập kỹ năng số trong toàn xã hội là yếu tố quan trọng để
thực hiện cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công
nghệ số, giúp Việt Nam chuyển đổi số nhanh.

7. Đầu tư từ ngân sách nhà nước là chất xúc tác, dẫn dắt đầu tư của toàn
xã hội cho phát triển công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Phát huy tối đa lợi thế, ưu điểm của thể chế, mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa để huy động, tập trung sức mạnh, nguồn lực của
Nhà nước và xã hội cho thực hiện khát vọng, mục tiêu lớn là làm chủ công
nghệ số. Đầu tư, mua sắm của Chính phủ cho công nghệ số phải tạo niềm tin
và kích hoạt đầu tư trong toàn xã hội, định hướng nguồn lực xã hội tạo ra
những công nghệ, sản phẩm số xuất sắc. 

Chính phủ đặt hàng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nghiên cứu,
phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ số để giải quyết các vấn đề lớn
của đất nước, những vấn đề lâu dài tác động đến tương lai của đất nước. 

Chính phủ đầu tư cho những công nghệ số mới nổi, những công nghệ số
có tính nền tảng áp dụng được trong nhiều lĩnh vực, những công nghệ số
lưỡng dụng dân sự - an ninh quốc phòng. 

8. Môi trường sản xuất kinh doanh thân thiện và kích thích đổi mới sáng
tạo là yếu tố quan trọng nhất để phát huy năng lực nội sinh

Chính phủ kiến tạo cơ chế, chính sách sẵn sàng thích ứng, chấp nhận,
cho phép thử nghiệm có kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số có tính
phá huỷ, thay thế cái cũ để mở ra không gian rộng lớn và an toàn cho đổi mới
sáng tạo số.

Chính phủ đảm bảo sự đổi mới đồng bộ của quản lý chuyên ngành khi
sản phẩm dịch vụ số đang xoá nhoà ranh giới giữa các ngành, lĩnh vực.

Chính phủ xây dựng văn hoá chấp nhận thất bại, chấp nhận rủi ro từ bậc
giáo dục phổ thông để đặt nền móng cho sự ra đời của những ý tưởng mới,
đột phá.

Chính phủ thiết lập thị trường cạnh tranh lành mạnh, quản lý chất lượng
sản phẩm, dịch vụ bằng hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến để buộc các doanh
nghiệp phải đổi mới, sáng tạo.

Chính phủ cho phép các kênh huy động vốn chia xẻ rủi ro của doanh
nghiệp trong đầu tư kinh doanh mạo hiểm
7

9. Đào tạo chuẩn bị thế hệ doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ
số mới

Hình thành và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp, ý chí tự lực tự cường,
tinh thần doanh nhân sẵn sàng cạnh tranh và khát vọng thành công trên quy
mô toàn cầu, trang bị ngoại ngữ để làm doanh nhân thời toàn cầu hoá, trang bị
kỹ năng số để làm người lao động sáng tạo trên không gian số cần được thực
hiện sớm trên ghế nhà trường. 

Cung cấp các khóa học đa ngành, gắn kết học và thực hành kỹ thuật và
khoa học - công nghệ với học và thực hành kinh doanh để xây dựng tư duy và
kỹ năng gắn kết đổi mới sáng tạo với sản phẩm, khách hàng và thị trường. 

10. Thu hút và trọng dụng nhân tài là giải pháp để doanh nghiệp công
nghệ số Việt Nam có thứ hạng thế giới

 Xác định và công bố những bài toán lớn, các thách thức thời đại đối với
quốc gia, dân tộc để thu hút nhân tài người Việt đã thành danh trên thế giới về
Việt Nam phụng sự. Thiết lập môi trường thân thiện với đổi mới sáng tạo có
tính cạnh tranh cao - đặc khu đổi mới sáng tạo - để thu hút nhân tài thế giới về
với Việt Nam. 

Tin tưởng nhân tài, giao quyền độc lập tự chủ cho nhân tài, khuyến khích
nhân tài mạnh dạn sáng tạo là nội dung cốt lõi của việc trọng dụng nhân tài và
là động lực để nhân tài toả sáng.

V. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng cơ chế chính sách thân thiện với đổi mới, sáng tạo bằng
công nghệ số

a) Áp dụng cách tiếp cận mới theo đó: 

+ Đối với sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh sáng tạo có
tính phá huỷ , thay thế cái cũ: thực hiện đúng nguyên tắc luật không cấm thì
được phép triển khai đến khi xác định được trên thực tế có rủi ro đáng kể đến
lợi ích công cộng; xây dựng quy định quản lý thí điểm trong không gian thử
nghiệm được giới hạn về quy mô, thời gian và được giám sát bằng công nghệ,
hiệu chỉnh các quy định thí điểm theo quản trị rủi ro để không quản lý chặt
chẽ quá mức cần thiết.

+ Đối với sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số đang có: rà soát, sửa đổi đảm
bảo quy định quản lý không gắn với công nghệ, quy trình sản xuất, khai thác,
vận hành cụ thể qua do cho phép doanh nghiệp công nghệ số chủ động sáng
tạo, cải tiến trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tính năng, hiệu
năng phù hợp với lợi ích công cộng.
8

+ Đối với sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số nói chung: rà soát, sửa đổi, bổ
sung các  quy định liên quan để đảm bảo tính toàn diện, tổng thể, tính liên
ngành để giải quyết đồng bộ các vấn đề sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số gặp
phải khi đưa vào áp dụng.

b) Chuyển trọng tâm từ hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, tín dụng dưới dạng
vay ưu đãi, trợ cấp,... sang các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập cá nhân gắn với khuyến khích chấp nhận rủi ro khi đầu tư, tái đầu tư vào
công nghệ số, đặc biệt đối với đầu tư vào công nghệ số lõi, nền tảng số trọng
điểm quốc gia.

c) Tổ chức hình thành các Quỹ phát triển công nghệ số Việt Nam trên cơ
sở xã hội hoá. Xây dựng chính sách tạo điều kiện đa dạng hoá các kênh huy
động vốn mới - phi ngân hàng- như peer to peer lending, crowdfunding, mạng
lưới các nhà đầu tư thiên thần, Quỹ đầu tư mạo hiểm,… để các doanh nghiệp
khởi nghiệp công nghệ số dễ dàng tiếp cận theo nhu cầu trong quá trình phát
triển, chia xẻ rủi ro của doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo số.

d) Sửa đổi, bổ sung Luật công nghệ thông tin để có cơ sở pháp lý thuận
lợi cho công nghiệp, đầu tư - thương mại sản phẩm, dịch vụ công nghệ số,
doanh nghiệp công nghệ số phát triển và thực hiện các đổi mới sáng tạo đột
phá.

đ) Sửa đổi quy định về quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
của doanh nghiệp (Thông tư liên tịch Bộ KHCN và Bộ TC số 12/2016/TTLT-
BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Nghị định
số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ
chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ) theo hướng cho phép:
đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp công nghệ; mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số phù hợp với định
hướng phát triển và đánh giá hiệu quả theo chu kỳ 3-5 năm; đầu tư xây dựng
các phòng thí nghiệm trong các trường đại học, viện nghiên cứu phục vụ các
nghiên cứu phát triển chung.

e) Chính phủ xây dựng, ban hành danh mục công nghệ số lõi trọng điểm
quốc gia, công nghệ lưỡng dụng quân sự - dân sự; nền tảng số trọng điểm
quốc gia; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây
dựng, ban hành danh mục các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số ưu tiên phát
triển cho từng giai đoạn 5 năm. Danh mục tổng hợp được sử dụng làm căn cứ
cho việc Chính phủ tổ chức, điều phối, phối hợp vĩ mô; phân bổ, sử dụng tối
ưu nguồn lực công và của xã hội; thiết kế các chương trình, giải pháp thúc
đẩy phát triển. Doanh nghiệp căn cứ vào danh mục để xây dựng kế hoạch,
chiến lược phát triển phù hợp.
9

g) Xây dựng các quy định kỹ thuật, cơ chế quản lý chất lượng tiên
tiến để sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số trong nước đạt tầm khu
vực, thế giới.

h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ lợi
thế so sánh, chiến lược phát triển địa phương để lựa chọn ra các sản phẩm,
dịch vụ, giải pháp số trọng điểm cần phát triển và căn cứ vào đó chủ động xây
dựng và ban hành các cơ chế chính sách thúc đẩy của địa phương.

i) Mỗi Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác lập một đầu mối để
thực hiện việc tổng hợp, điều phối, tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho
doanh nghiệp công nghệ số, đối thoại định kỳ với doanh nghiệp công nghệ số.

k) Người đứng đầu mọi cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng văn
hoá đổi mới sáng tạo và nêu gương để các ý tưởng đổi mới sáng tạo được
khuyến khích và tưởng thưởng.

2. Phát triển, mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ giải pháp công nghệ
số

a) Đẩy mạnh triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng
phương án bảo đảm kinh phí hàng năm tối thiểu 1% ngân sách cho chuyển đổi
số, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

b) Thực hiện Chương trình thương hiệu Việt - Vibrand - cho sản phẩm
công nghệ số Make in Việt Nam chinh phục người Việt Nam để tuyên truyền
quảng bá về sản phẩm công nghệ số Việt Nam, khơi dậy tinh thần tự hào dân
tộc, tạo niềm tin vào các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.

c) Xây dựng các sàn giao dịch, cổng thông tin giới thiệu sản phẩm công
nghệ số tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức tiếp cận với các
sản phẩm công nghệ số.

3. Ưu tiên thị trường nội địa cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

a) Xây dựng quy định, hướng dẫn ưu tiên mua sản phẩm, dịch vụ, giải
pháp trong nước khi sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với cam kết quốc
tế về mua sắm chính phủ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng áp dụng.

b) Xây dựng các quy định kỹ thuật, cơ chế quản lý chất lượng để sản
phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số trong nước đạt tầm khu vực, thế giới.

c) Xây dựng quy định quản lý sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cung cấp
10

xuyên biên giới để thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các
doanh nghiệp công nghệ số trong nước và ngoài nước. Sử dụng các biện pháp
về pháp lý, kỹ thuật và hợp tác quốc tế để yêu cầu các doanh nghiệp công
nghệ số nước ngoài tuân thu các quy định, luật pháp Việt Nam đặc biệt là
thực hiện các nghĩa vụ về thuế, đăng ký kinh doanh,…

d) Xây dựng các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, khai thác, kiểm soát
tài nguyên dữ liệu quốc gia để bảo vệ tài sản quốc gia trên không gian số.

đ) Hợp tác quốc tế để hài hoà hoá các quy định quản lý sản phẩm, dịch
vụ giải pháp số trong nước và quốc tế; hợp tác thực thi pháp luật xuyên biên
giới và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

e) Xây dựng danh mục các nền tảng, hệ thống thông tin trọng yếu do các
doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang sở hữu, khai thác, cung cấp dịch
vụ duy trì, vận hành được xác định là tài sản số quốc gia, tài sản quốc gia trên
môi trường số để có cơ chế bảo vệ, hạn chế các hình thức mua bán, sát nhập,
bảo đảm tính toàn vẹn tài sản quốc gia trên môi trường số.

4. Hỗ trợ tiếp cận thị trường trong nước và ngoài nước

a) Định kỳ Quý I hằng năm mọi cơ quan, tổ chức công bố nhu cầu,


chương trình đầu tư, mua sắm sản phẩm, giải pháp công nghệ số của mình, hệ
thống hoá và công bố tại Cổng (makeinvietnam.gov.vn) mua sắm công nghệ
số Việt Nam.

b) Tổ chức nghiên cứu, đánh giá, định kỳ công bố báo cáo xu hướng phát
triển công nghệ, thị trường sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số trong
nước và quốc tế. Chính phủ điều phối, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số
Việt Nam tiếp cận với các báo cáo thị trường uy tín của quốc tế.

c) Tổ chức các giải thưởng, bình chọn, tôn vinh các doanh nghiệp công
nghệ số tiềm năng, doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, các sản phẩm, dịch
vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc.

d) Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước, ngoài nước.

đ) Hình thành các Hiệp hội, tổ chức tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp
công nghệ số Việt Nam “xuất ngoại”, kinh doanh và tuân thủ các quy định
của quốc tế.

5. Phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số

a) Tổ chức cho các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin
lớn đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ số dùng chung, phát triển hệ sinh thái
số cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số.
11

b) Tổ chức thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp, các mạng lưới liên kết
các chuyên gia, câu lạc bộ doanh nhân công nghệ số, diễn đàn, đối thoại,...
để thiết lập cầu nối, nuôi dưỡng kết nối giữa các cấu phần, thành viên của hệ
sinh thái. Nhà nước bảo trợ, hỗ trợ một phần việc tổ chức và duy trì hoạt động
của các liên kết này.

c) Tổ chức xây dựng và vận hành các nền tảng cung cấp dịch vụ kinh
doanh, huấn luyện, học tập tương tác đa chiều như các vườn ươm và các tăng
tốc khởi nghiệp ảo. 

d) Định hướng, hỗ trợ các Khu CNTT chuyển dịch thành các Khu đổi
mới sáng tạo số nơi...

đ) Tổ chức kết nối cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam liên kết
với các nhóm doanh nghiệp đa quốc gia, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu
chuỗi, để thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ và tham gia vào chuỗi
cung ứng toàn cầu.

6. Hỗ trợ nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số

a) Xây dựng các Chương trình đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ
số nền tảng, công nghệ số lưỡng dụng, công nghệ số mới nổi; ưu tiên triển
khai theo phương thức đấu thầu, đặt hàng doanh nghiệp công nghệ số thực
hiện và trao bản quyền/sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp
đóng góp kinh phí trên XX (50%?)

b) Xây dựng Chương trình đầu tư phát triển sản phẩm công nghệ số quốc
gia, tập trung vào các sản phẩm mang tính nền tảng, áp dụng được trong nhiều
lĩnh vực; ưu tiên triển khai theo phương thức đấu thầu, đặt hàng doanh nghiệp
công nghệ số thực hiện và trao bản quyền/sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp,
khi doanh nghiệp đóng góp kinh phí trên XX (50%).

c) Tăng tỷ lệ các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các công nghệ
số chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có giá trị ứng dụng
thực tiễn cao trong các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia.

d) Tổ chức, định hướng cho mỗi tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ số
lớn lựa chọn, đầu tư nghiên cứu phát triển, làm chủ một, một số công nghệ
lõi, công nghệ mới nổi trên cơ sở định hướng, đặt hàng, giao nhiệm vụ và hỗ
trợ của Nhà nước kết hợp với việc sử dụng hiệu quả nguồn chi cho nghiên
cứu phát triển của doanh nghiệp, tập đoàn.

đ) Tổ chức xây dựng, ban hành hệ thống các tiêu chuẩn cho dữ liệu, kiến
trúc mở; các tiêu chuẩn tương thích và tương tác cho các sản phẩm số.

e) Tổ chức việc tham gia tích cực vào công tác xây dựng các chuẩn mở
12

và cộng đồng nguồn mở quốc tế.

g) Tổ chức cung cấp thông tin về các giải pháp, nền tảng dựa trên công
nghệ mở do doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

7. Thu hút nhân tài công nghệ số, đào tạo doanh nhân công nghệ số thế
hệ mới

a) Tổ chức xây dựng và vận hành nền tảng Viet Nam Grand Digital
Transformation Challenges để giải quyết bài toán kết nối cung cầu đổi mới
sáng tạo công nghệ số theo hướng đổi mới sáng tạo mở: công bố các bài toán
chuyển đổi số thực tế (thách thức của riêng từng cơ quan, tổ chức; thách thức
của cả một chuyên ngành, lĩnh vực mà giải pháp áp dụng cho cả ngành, lĩnh
vực; thách thức của quốc gia mà giải pháp giúp cho Việt Nam có sự phát triển
bứt phá, thay đổi thứ hạng nhanh) kèm theo giải thưởng cho giải pháp được
lựa chọn; cộng đồng các tổ chức, cá nhân đổi mới sáng tạo công nghệ số trên
toàn cầu tham gia nền tảng đề xuất các giải pháp. Tổ chức vận hành nền tảng
cung cấp dịch vụ, công cụ hỗ trợ tuyển chọn, thực hiện POC, kết nối với các
tổ chức thương mại hoá, mở rộng sản xuất,...

b) Tổ chức các cuộc thi ý tưởng sản phẩm số đột phá (Radically
Innovative and Disruptive Digital Product Competition) có tiềm năng thay thế
hoàn toàn các công nghệ và phương pháp hiện có hoặc có tiềm năng tạo ra
một thị trường mới và chuỗi giá trị mới và cuối cùng phá vỡ thị trường và
chuỗi giá trị hiện có, thay thế các công ty, sản phẩm dẫn đầu thị trường đã có
tên tuổi.

c) Ban hành các biện pháp ưu đãi vượt trội về thuế, giấy phép lao động,
chính sách visa,... cho tổ chức, cá nhân dành giải thưởng Thách thức chuyển
đổi số quốc gia và chiến thắng cuộc thi Sản phẩm số mới đột phá khi tổ chức
triển khai, áp dụng, thương mại hoá,...

d) Tổ chức xây dựng, lồng ghép môn học “sáng tạo dựa trên công nghệ”
(tech innovation) và “khởi nghiệp công nghệ” (tech entrepreneurship) vào
chương trình đào tạo cho cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ
sở giáo dục nghề nghiệp.

8. Phát triển và hỗ trợ tiếp cận tài nguyên, tư liệu sản xuất

a) Thực hiện nhiệm vụ Phát triển hạ tầng số, bao gồm hạ tầng điện toán
đám mây theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia tại Quyết định số
749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020.

b) Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số theo Chương trình
chuyển đổi số quốc gia tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020.
13

c) Xây dựng Chiến lược dữ liệu quốc gia và tổ chức thực hiện để dữ liệu
được chuẩn hoá phù hợp khi được tạo ra; dễ dàng cho tìm kiếm, tiếp cận,
tương thích, kết nối liên thông, tái sử dụng trong tổ chức; được sử dụng hợp
pháp, an toàn, bảo mật, công bằng, có đạo đức và có trách nhiệm.

d) Tổ chức mạng lưới các phòng thí nghiệm kiểm định, đánh giá chất
lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

9. Bảo đảm kinh phí

a) Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các
nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để phát triển doanh nghiệp công
nghệ số.

b) Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển
sản phẩm công nghệ số quốc gia, các sản phẩm mang tính nền tảng, công
nghệ số lưỡng dụng, công nghệ số mới nổi.

10. Đo lường, giám sát, đánh giá triển khai

a) Xây dựng, cập nhật, bổ sung bộ chỉ số đánh giá mức độ thực hiện các
mục tiêu của Chiến lược; công bố kết quả đánh giá làm cơ sở để theo dõi, đôn
đốc, đề xuất điều chỉnh Chiến lược.

b) Giám sát, đánh giá, đo lường hiệu quả các dự án đầu tư được thực
hiện dựa trên số liệu.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và doanh nghiệp căn cứ vào tình
hình cụ thể và các nội dung của Chiến lược để quyết định xây dựng mới hoặc
bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp vào chương trình kế hoạch công tác hàng
năm và triển khai thực hiện.

1. Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Chiến lược này trên phạm vi cả
nước. Định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược và
đề xuất các điều chỉnh cần thiết về mục tiêu, định hướng, giải pháp của Chiến
lược để phù hợp với tình hình mới.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển hàng năm theo quy định
của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
liên quan để triển khai Chiến lược;
14

- Chủ trì, phối hợp, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp, nhiệm
vụ về hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với đầu tư, mua sắm các sản
phẩm, dịch vụ công nghệ số; hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý
doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc triển khai các mô hình kinh tế mới dựa trên công nghệ số như
kinh tế số, kinh tế chia sẻ;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện các quy định về
đấu thầu các dự án về công nghệ số theo hướng tăng cường yếu tố hiệu quả
trong lựa chọn các giải pháp công nghệ số.

3. Bộ Tài chính

Chủ trì tổng hợp, bố trí vốn chi thường xuyên hàng năm theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển
khai Chiến lược. Triển khai các giải pháp, nhiệm vụ về hoàn thiện cơ chế
chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dịch
vụ công nghệ số.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp, tập trung vào triển khai các giải pháp, nhiệm vụ về
thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, xây dựng xã hội học tập về
lĩnh vực công nghệ số;

- Xây dựng các phương thức đào tạo và học tập mới hiệu quả trong môi
trường số;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông
tin và Truyền thông khuyến khích triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng tại các cơ
sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Tiếp tục tăng cường lượng học sinh học các môn STEM; tăng cường
học thuật cho các lĩnh vực công nghệ cao bao gồm công nghệ số, gia tăng
lượng sinh viên theo học các ngành như điện tử, khoa học máy tính, khoa học
dữ liệu; tăng đầu tư vào cơ sở vật chất hạ tầng đào tạo công nghệ số.

6. Bộ Công Thương

- Chủ trì triển khai các giải pháp, nhiệm vụ về xúc tiến thương mại cho
doanh nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số;

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện
15

cho phát triển các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo các sản phẩm, linh phụ kiện
phục vụ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;

- Triển khai xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử để hỗ trợ doanh
nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ số “Make in Viet Nam” kinh doanh,
phân phối sản phẩm trong nước và quốc tế.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp, tập trung vào triển khai các giải pháp, nhiệm vụ về
hình thành những phương thức sử dụng lao động phù hợp với lĩnh vực công
nghệ số, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân
lực của doanh nghiệp công nghệ số.

8. Bộ Ngoại giao

Chủ trì triển khai giải pháp, nhiệm vụ về hợp tác quốc tế, trao đổi với các
quốc gia tiên tiến hoặc tham gia các tổ chức quốc tế đề xuất, triển khai sáng
kiến ứng dụng công nghệ số, kinh tế số, phát triển doanh nghiệp công nghệ
số.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chỉ đạo tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số, trong đó có doanh nghiệp khởi
nghiệp công nghệ số, tiếp cận tín dụng ngân hàng.

10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hội, hiệp
hội nghề nghiệp

Chủ trì triển khai các giải pháp, nhiệm vụ về cung cấp thông tin thị
trường công nghệ số tại các quốc gia là thị trường tiềm năng, các kênh kết nối
thương mại và nhân lực để hợp tác trong các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp công nghệ số. Đẩy mạnh phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục
người Việt Nam”, chú trọng đến các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ của
doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

11. Các bộ, ngành và địa phương

- Tổ chức tuyên truyền, đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ
công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước,
trong phát triển kinh tế - xã hội; tích cực sử dụng các sản phẩm của doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam;

- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả
triển khai, thực hiện các nội dung được giao trong Chiến lược này;
16

- Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chiến
lược và Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số trong báo cáo chung
về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, gửi Bộ
Thông tin và Truyền thông trước ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng hợp,
báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, ngành trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
rà soát các thể chế, điều kiện kinh doanh chuyên ngành để tạo điều kiện phát
triển doanh nghiệp công nghệ số trong lĩnh vực quản lý;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Xây dựng
Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo giai đoạn
2021 - 2025 và 2026 - 2030, bố trí nhân lực, ngân sách hàng năm bảo đảm
thực hiện Kế hoạch này.

12. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã
Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí:

Phối hợp với các bộ, ngành tuyên truyền về vai trò của doanh nghiệp
công nghệ số Việt Nam, tăng thời lượng về chủ trương phát triển doanh
nghiệp công nghệ số trong các chuyên mục hiện có.

13. Các doanh nghiệp công nghệ số lớn Việt Nam:

a) Cử đầu mối phụ trách phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
trong việc nghiên cứu, xây dựng, phản biện chính sách.

b) Ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển hạ tầng số, các nền tảng số, hệ
thống quy mô quốc gia, dữ liệu số quốc gia, các ứng dụng, dịch vụ quy mô
quốc gia, nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ số cốt lõi.

c) Phát huy vai trò dẫn dắt trong triển khai các giải pháp phục vụ xây
dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, huy động, tập hợp các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng tham gia phát triển hệ sinh thái
sản phẩm và dịch vụ công nghệ số.

You might also like