Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Kết luật

1 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”. Do đó việc quản lý, giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là một việc khó
khăn, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực và đồng bộ của nhiều ban, ngành cũng như của toàn xã hội.

2 Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đóng vai trò quan trọng trong tội phạm học. Sau
khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề nguyên
nhân của tội phạm để từ đó mới có thể xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát
họp với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn
hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội. Việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể
chỉ dựa trên tình hình tội phạm mà phải gắn kết với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở đó,
các biện pháp phòng ngừa mới có thể giải quyết tận gốc, triệt để nguyên nhân phát sinh tội
phạm, từ đó, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.

3 Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, không nên chỉ phân tích các nguyên nhân bên
ngoài như nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hoá, tư tưởng;
nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lý xã hội... mà không chú trọng vấn đề nguyên nhân từ
phía người phạm tội (yếu tố sinh học, tầm lý của người phạm tội) cũng như sự tác động của
nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Tìm hiểu
nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội với
những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lý riêng biệt cũng như quá trình hình thành nhân cách
lệch lạc của họ do chịu sự tác động của môi trường sống . Hơn nữa, các nguyên nhân phát
sinh tội phạm không có vị trí tương đương nhau. Ở vụ án cụ thể, nguyên nhân nào đó có thể
giữ vai trò quyết định, còn các nguyên nhân khác chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy cho việc thực hiện tội
phạm nhưng ở vụ án khác, các nguyên nhân này có thể hoán vị cho nhau và một hoặc một số
nguyên nhân khác lại giữ vai trò quyết định trong việc phát sinh tội phạm. Do đó, nghiên cứu
nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên
nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân. Người
nghiên cứu cần có cái nhìn toàn diện khi đánh giá về nguyên nhân phát sinh tội phạm, tránh
kiểu áp đặt ý chí chủ quan, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khách quan. Bên cạnh việc xác
định những yếu tố được coi là nguyên nhân của tội phạm, cũng cần làm rõ cơ chế tác động của
chủng làm phát sinh tội phạm.

You might also like