Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 57

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................iii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu.................................................................................................................1
1.3. Giới hạn.................................................................................................................1
1.4. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................1
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................3
2.1. Tổng quan pin năng lượng mặt trời........................................................................3
2.1.1. Pin năng lượng mặt trời là gì?................................................................................3
2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động pin mặt trời.........................................................3
2.2. Đặc điểm thiết kế chế tạo pin năng lượng mặt trời...............................................10
2.2.1. Các thông số cần thiết để thiết kế hệ thống điện mặt trời.....................................12
2.2.2. Các bước thiết kế hệ thống điện mặt trời.............................................................14
2.3. Ứng dụng và lợi ích khi sử dụng pin năng lượng mặt trời....................................20
2.3.2. Ứng dụng pin năng lượng mặt trời.......................................................................20
2.3.3. Lợi ích khi sử dụng pin năng lượng mặt trời........................................................23
2.4. Vòng đời của pin năng lượng mặt trời.................................................................27
2.5. Tái chế pin năng lượng mặt trời...........................................................................29
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH TÁI CHẾ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI.......................32
3.1 Phế thải từ nguồn pin điện mặt trời......................................................................32
3.2 Công nghệ tái chế, xử lý phế thải điện mặt trời hiện nay trên thế giới.................36
3.3 Phân tích quy trình công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời hiện nay.............40
3.4 Đánh giá triển khai công nghệ tái chế cho hiệu suất cao......................................44
3.5 Công nghệ tái chế pin nào phù hợp cho Việt Nam...............................................47
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN..................................................50
4.1 Kết luận................................................................................................................ 50
4.2 Hướng phát triển..................................................................................................50

Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................51

Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Pin năng lượng mặt trời......................................................................................3
Hình 2. 2. Hệ 2 mức năng lượng.........................................................................................4
Hình 2. 3. Các vùng năng lượng.........................................................................................5
Hình 2. 4. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời................................................................6
Hình 2. 5. Quan hệ η(Eg).....................................................................................................7
Hình 2. 6. Pin mặt trời........................................................................................................8
Hình 2. 7. Quá trình tạo module..........................................................................................9
Hình 2. 8. Cấu tạo module................................................................................................10
Hình 2. 9. Hệ thống pin mặt trời.......................................................................................11
Hình 2. 10. Góc nghiêng β của hệ thống...........................................................................13
Hình 2. 11. Sơ đồ khối hệ thống điện mặt trời..................................................................14
Hình 2. 12. Bộ Acquy.......................................................................................................17
Hình 2. 13. Bộ điều khiển nạp phóng................................................................................17
Hình 2. 14. Bộ chuyển đổi................................................................................................19
Hình 2. 15. Hệ thống điện năng lượng mặt trời a) Hệ thống độc lập, b) Hệ thống nối lưới
.......................................................................................................................................... 21
Hình 2. 16. Xe dùng pin mặt trời......................................................................................21
Hình 2. 17. Đèn dùng pin mặt trời....................................................................................22
Hình 2. 18. Lắp pin mặt trời ở nhà....................................................................................22
Hình 2. 19. Hệ thống điện mặt trời ở Australia.................................................................23
Hình 2. 20. Lợi ích từ năng lượng mặt trời.......................................................................23
Hình 2. 21. Mô hình năng lượng mặt trời trên mái nhà.....................................................24
Hình 2. 22. Giảm hóa đơn tiền điện..................................................................................25
Hình 2. 23. Các loại tấm pin năng lượng mặt trời.............................................................26
Hình 2. 24. Năng lượng sạch tái tạo..................................................................................27
Hình 2. 25. Nhứng tấm pin mặt trời đang được sử dụng...................................................28
Hình 2. 26.Lắp đặt pin mặt trời.........................................................................................28
Hình 2. 27. Đầu tư điện mặt trời ngày càng phổ biến tại Việt Nam..................................30
Y
Hình 3. 1. Đầu tư điện mặt trời ngày càng phổ biến tại Việt Nam....................................32
Hình 3. 2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ những tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử
dụng.................................................................................................................................. 34
Hình 3. 3. Cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm pin năng lượng mặt trời gây ra.............35
Hình 3. 4. Điện mặt trời đang phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới.........................37
Hình 3. 5. Công nghệ, quy trình xử lý, tái chế tấm pin mặt trời đã hết vòng đời..............38

Trang
Hình 3. 6. Lợi ích của việc tái chế pin mặt trời.................................................................39
Hình 3. 7. Quy trình tái chế pin mặt trời...........................................................................41
Hình 3. 8. Ắc quy axit- chì là một loại pin mặt trời..........................................................43
Hình 3. 9. Tấm thu năng lượng mặt trời hoàn toàn tái chế được 90-95%.........................44
Hình 3. 10. Không nên quá lo ngại với việc xử lý các tấm thu năng lượng mặt trời khi hết
hạn sử dụng....................................................................................................................... 46
Hình 3. 11. Phát triển điện mặt trời cần đi đôi với trách nhiệm thu gom, xử lý các tấm pin
mặt trời sau sử dụng..........................................................................................................48

Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
YBảng 2. 1. Quan hệ giữa cường độ dòng điện và tiết diện dây dẫn......................................

Trang
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề
Bước vào thế kỷ 21, công nghệ pin năng lượng mặt trời (NLMT) đang có xu hướng
phát triển mạnh. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất lớn vào ngành công
nghiệp NLMT. Bởi vì năng lượng mặt trời có rất nhiều các ứng dụng trong giao thông,
năng lượng và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên bên cạnh đó lượng rác thải pin
năng lượng mặt trời hết tuổi thọ là rất lớn Theo bảng thống kê mới nhất từ The
International Renewable Energy Agency (IRENA) và The International Energy Agency
Photovoltaic Power Systems Programme (IEA – PVPS) lượng rác thải từ pin năng lượng
mặt trời có thể đạt tới 78 triệu tấn vào năm 2050. Nếu được tái chế hoàn toàn thì giá trị
của chúng vào khoảng 15 tỉ USD vào năm 2050. Tuy nhiên, để có thể có được một quy
trình tái chế rác pin mặt trời này, cần có một quy trình chuyên biệt có thể tốn khá nhiều
chi phí đầu tư ban đầu. Để có một ngành công nghiệp năng lượng xanh phát triển lâu dài
thì việc xây dựng quy trình, cơ chế tái chế pin mặt trời là cần thiết phù hợp cho mỗi quốc
gia hiện nay. Chính vì những lý do trên nhóm chúng em chọn đề tài: “Tái chế pin năng
lượng mặt trời khi hết hạn sử dụng”
1.2. Mục tiêu
Tìm hiểu quy trình công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời khi hết hạn sử dụng
cho hiệu suất tái chế cao nhất.
1.3. Giới hạn
Đề tài chỉ đề cập đến nghiên cứu về mặt lý thuyết, phân tích các quy trình công nghệ
trong việc tái chế pin năng lượng mặt trời, những lợi ích kinh tế và hướng phát triển công
nghệ tái chế trong tương lai.
1.4. Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan về vấn đề tái chế pin năng lượng mặt trời khi hết hạn sử dụng trên thế
giới
 Nhu cầu tái chế pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam
 Phân loại pin NLMT cho công việc tái chế pin
 Phân tích các quy trình công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời
 Lựa chọn công nghệ cho quá trình tái chế pin NLMT
 Tóm tắt và kết luận

Trang
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nhóm thực hiện phương pháp này để thực
hiện các tài liệu có sẵn (sách, báo khoa học, luận văn, …) liên quan đến năng lượng mặt
trời và việc tái chế pin năng lượng mặt trời khi hết hạn sử dụng.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Nhóm em sử dụng phương pháp này để phân
tích cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đối chiếu giữa thực tế và lý luận, từ đó tổng hợp
thành những quan điểm, luận điểm, những kết luận.

Trang
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan pin năng lượng mặt trời
2.1.1. Pin năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời được xem là dạng năng lượng ưu việt trong tương lai, đó là
nguồn năng lượng sẵn, siêu sạch và miễn phí. Do vậy năng lượng mặt trời ngày càng
được sử dụng rộng rãi ờ các quốc gia.
Pin năng lượng mặt trời còn được gọi là Solar Panel, pin mặt trời là phương pháp
sản xuất điện trực tiếp từ năng lượng mặt trời qua thiết bị biến đổi quang điện. Pin mặt
trời có ưu điểm là gọn nhẹ có thể lắp bất kỳ ở đâu có ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trong
lĩnh vực tàu vũ trụ. Ứng dụng năng lượng mặt trời dưới dạng này được phát triển với tốc
độ rất nhanh, nhất là ở các nước phát triển. Ngày nay con người đã ứng dụng pin mặt trời
trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, để chạy xe và trong sinh hoạt thay thế dần nguồn năng
lượng truyền thống.

Hình 2. 1. Pin năng lượng mặt trời


2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động pin mặt trời
Pin mặt trời làm việc theo nguyên lý là biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ mặt trời
thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện.
a. Hiệu ứng quang điện
Hiệu ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý Pháp Alexandre
Edmond Becquerel. Tuy nhiên cho đến 1883 một pin năng lượng mới được tạo thành, bởi
Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen một lớp cực mỏng vàng để tạo nên mạch

Trang
nối. Thiết bị chỉ có hiệu suất 1%, Russell Ohl xem là người tạo ra pin năng lượng mặt trời
đầu tiên năm 1946. Sau đó Sven Ason Berglund đã có các phương pháp liên quan đến
việc tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của pin.

Hình 2. 2. Hệ 2 mức năng lượng


Xét một hệ hai mức năng lượng điện tử (Hình 2.2), E 1 < E2, bình thường điện tử
chiếm mức năng lượng thấp hơn E 1. Khi nhận bức xạ mặt trời, lượng tử ánh sáng photon
có năng lượng hv (trong đó h là hằng số Planck, v là tần số ánh sáng) bị điện tử hấp thụ và
chuyển lên mức năng lượng E2. Ta có phương trình cân bằng năng lượng:
hv=E 2−E1 (2. 3)
Trong các vật thể rắn, do tương tác rất mạnh của mạng tinh thể lên điện tử vòng
ngoài, nên các mức năng lượng của nó bị tách ra nhiều mức năng lượng sát nhau và tạo
thành các vùng năng lượng (Hình 2.3). Vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy
khi ở trạng thái cân bằng gọi là vùng hóa trị, mà mặt trên của nó có mức năng lượng E v.
Vùng năng lượng phía trên tiếp đó hoàn toàn trống hoặc chỉ bị chiếm một phần gọi là
vùng dẫn, mặt dưới của vùng có năng lượng là E c. Cách ly giữa hai vùng hóa trị và vùng
dẫn là một vùng cấp có độ rộng với năng lượng là E g, trong đó không có mức năng lượng
cho phép nào của điện tử.
Khi nhận bức xạ mặt trời, photon có năng lượng hv tới hệ thống và bị điện tử ở vùng
hóa trị thấp hấp thu và nó có thể chuyển lên vùng dẫn để trở thành điện tử tự do e -, để lại
ở vùng hóa trị một lỗ trống có thể coi như hạt mang điện dương, ký hiệu là h +. Lỗ trống
này có thể di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện.

Trang
Hình 2. 3. Các vùng năng lượng
Hiệu ứng lượng tử của quá trình hấp thụ photon có thể mô tả bằng phương trình:
+ ¿¿

E v + hv → e−¿+h ¿ (2. 3)
Điều kiện để điện tử có thể hấp thụ năng lượng của photon và chuyển từ vùng hóa
trị lên vùng dẫn, tạo ra cặp điện tử - lỗ trống là hv=hc /λ ≥=Ec −E v . Từ đó có thể tính được
+ ¿¿

bước sóng tới hạn λc của ánh sáng để có thể tạo ra cặp e−¿−h ¿:
hc hc 1,24
λ c= = = , [ μm ] (2. 3)
E c −Ev Eg Eg
Trong thực tế các hạt dẫn bị kích thích e - và h+ đều tự phát tham gia vào quá trình
phục hồi, chuyển động đến mặt của các vùng năng lượng: điện tử e - giải phóng năng
lượng để chuyể đến mặt của vùng dẫn E c, còn lỗ trống h+ chuyển đến mặt của E v, quá
trình phục hồi chỉ xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn 10 -12 ÷ 10-1 giây và gây ra dao
động mạnh (photon). Năng lượng bị tổn hao do quá trình phục hồi sẽ là E ph=hv−E g.
Tóm lại khi vật rắn nhận tia bức xạ mặt trời, điện tử ở vùng hóa trị hấp thụ năng lượng
+ ¿¿

photon hv và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt dẫn điện tử - lỗ trống e−¿−h ¿, tức là đã
tạo ra một điện thế. Hiện tượng đó gọi là hiệu ứng quang điện bên trong.

Trang
Hình 2. 4. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời
b. Hiệu suất của quá trình biến đổi quang điện
Ta có thể xác định hiệu suất giới hạn về mặt lý thuyết η của quá trình biến đổi quang
điện của hệ thống 2 mức như sau:
λc

E g∫ J 0 ( λ ) dλ
λ= ∞ 0
(2. 3)
∫ J 0 ( λ ) hcλ dλ
[ ]
0

Trong đó:
J0 (λ) là mật độ photon có bước λ
J0 (λ)dλ là tổng số photon tới có bước sóng trong khoảng λ ÷ λ + dλ
hc/λ là năng lượng của photon

Trang
λc

E g=∫ J 0 ( λ ) dλ là năng lượng hữu ích mà điện tử hấp thụ của photon trong quá trình quang
0

điện

hc
∫ J0 ( λ )
0
[ ]
λ
dλ là tổng năng lượng của các photon tới hệ

Hình 2. 5. Quan hệ η(Eg)


Như vậy hiệu suất η là một hàm của Eg (Hình 2.5)
Bằng tính toán lý thuyết đối với chất bán dẫn Silicon thì hiệu suất η ≤ 0,44
c. Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động pin mặt trời
Pin quang điện mặt trời (PV) làm nhiệm vụ chuyển hóa trực tiếp ánh sáng mặt trời
thành điện năng theo hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng quang điện được các nhà khoa học
tại Tập đoàn Điện thoại Bell tìm ra năm 1954, trên cơ sở nghiên cứu và phát triển ứng
dụng cho hiệu ứng này, các công nghệ pin quang điện dần phát triển cho đến ngày nay.
Hiện nay có nhiều cách phân loại pin quang điện mặt trời, tuy nhiên cách phân loại phổ
biến và cụ thể nhất hiện nay là phân loại theo vật liệu chế tạo. Theo đó, các công nghệ pin
mặt trời hiện nay bao gồm:
- Công nghệ pin bán dẫn tinh thể Silicon (c-Si): chiếm khoảng 85 – 90% thị phần
pin mặt trời toàn cầu với hiệu suất chuyển đổi năng lượng trung bình khoảng 25%. Công
nghệ pin tinh thể được chia thành hai nhóm lớn:
 Công nghệ pin đơn tinh thể (sc – Si): Một tinh thể hay đơn tinh thể module sản
xuất dựa trên quá trình Czochralski, đơn tinh thể loại này có hiệu suất tới 16%. Chúng
thường rất đắt tiền do được cắt từ các thỏi hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống
ở góc nối các module.
 Công nghệ pin đa tinh thể (mc – Si): Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc, đúc từ Silic
nung chảy cẩn thận được làm nguội và làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh
thể, tuy nhiên hiệu suất kém hơn. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che
phủ bề mặt nhiều hơn đơn tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó.

Trang
- Công nghệ pin màng mỏng (thin – film): hiện chiếm khoảng 10 – 15% thị phần
bán lẻ pin mặt trời toàn cầu với hiệu suất thấp hơn công nghệ pin tinh thể Silicon nhưng
không nhiều. Công nghệ này được chia thành ba họ pin lớn:
 Họ pin tinh thể vô định hình và vi tinh thể Silicon (a – Si/ µc – Si);
 Họ pin Cadmium – Telluride (CdTe);
 Họ Copper – Indium – Diselenide (CIS) và Copper – Indium – Gallium –
Diselenide (CIGS).
- Các công nghệ mới: phát triển từ các tế bào màng mỏng cải tiến và các tế bào hữu
cơ. Hiện nay một số công nghệ đang chuẩn bị được thương mại hóa. Trong đó nổi bật các
công nghệ Perovskites, đa điểm lượng tử, ống nano – carbon, …
- Công nghệ quang tập trung (CPV): sử dụng hệ thống tập trung quang học để tập
trung bức xạ mặt trời vào một tế bào quang điện hiệu suất rất cao. Công nghệ này hiện
đang được thử nghiệm ở một vài nơi trên thế giới.
- Các ý tưởng mới đang nghiên cứu hướng đến mục tiêu chế tạo các tế bào quang
điện hiệu suất siêu cao bằng các vật liệu cải tiến và nguyên lý chuyển hóa năng lượng
mới. Các ý tưởng này đã được xác nhận và đang trong giai đoạn nghiên cứu tại các phòng
thí nghiệm về vật liệu và năng lượng trên thế giới.

Hình 2. 6. Pin mặt trời


Một lớp tiếp xúc bán dẫn PN có khả năng biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ mặt
trời thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện bên trong gọi là pin mặt trời. Pin mặt trời
được sản xuất và ứng dụng phổ biến hiện nay là các pin mặt trời được chế tạo từ vật liệu
tinh thể bán dẫn Silicon (Si) có hóa trị 4. Từ tinh thể Si tinh khiết, để có vật liệu tinh thể
bán dẫn Si loại N, người ta pha tạp chất donor là Photpho có hóa trị 5. Còn có thể có vật
liệu bán dẫn tinh thể loại P thì tạp chất acceptor được dùng để pha vào Si là Bo có hóa trị
3. Đối với pin mặt trời từ vật liệu tinh thể Si khi bức xạ mặt trời chiếu đến thì hiệu điện
thế hở mạch giữa 2 cực khoảng 0,55 và dòng điện đoản mạch của nó khi bức xạ mặt trời
có cường độ 1000W/m2 vào khoảng 25 ÷ 30 mA/cm2.

Trang
Công nghệ chế tạo pin mặt trời gồm nhiều công đoạn khác nhau, ví dụ để chế tạo pin mặt
trời từ Silicon đa tinh thể cần qua các công đoạn như Hình 2.7 cuối cùng ta được module.

Trang
Hình 2. 7. Quá trình tạo module

Hình 2. 8. Cấu tạo module


2.2. Đặc điểm thiết kế chế tạo pin năng lượng mặt trời
Hệ thống điện mặt trời là một hệ thống bao gồm một số các thành phần như: các tấm
pin mặt trời (máy phát điện), các tải tiêu thụ điện, các thiết bị tích trữ năng lượng và các
thiết bị điều phối năng lượng, …
Thiết kế một hệ thống điện mặt trời là xây dựng một quan hệ tương thích giữa các thành
phần của hệ về mặt định tính và định lượng, để đảm bảo một sự truyền tải năng lượng
hiệu quả cao từ máy phát – pin mặt trời đến các tải tiêu thụ.
Không như các hệ năng lượng khác, “nhiên liệu” của máy phát điện là bức xạ mặt
trời, nó luôn thay đổi phức tạp theo thời gian, theo địa phương và phụ thuộc vào các điều
Trang
kiện khí hậu, thời tiết, … nên cùng với một tải điện yêu cầu, có thể có một số thiết kế
khác nhau tùy theo các thông số riêng của hệ. Vì vậy, nói chung không nên áp dụng các
hệ thiết kế “mẫu” dùng cho tất cả hệ thống điện mặt trời.

Hình 2. 9. Hệ thống pin mặt trời


Thiết kế một hệ thống điện mặt trời bao gồm nhiều công đoạn, từ việc lựa chọn sơ
đồ khối, tính toán dung lượng dàn pin mặt trời và bộ acquy, thiết kế các thiết bị điện tử
điều phối như các bộ điều khiển, đổi điện, … đến việc tính toán lắp đặt các hệ giá đỡ pin
mặt trời, hệ định hướng dàn pin mặt trời theo vị trí mặt trời, nhà xưởng đặt thiết bị, acquy,
… Trong tài liệu này chúng tôi chỉ giới thiệu những công đoạn quan trọng nhất như lựa
chọn sơ đồ khối, tính toán dung lượng dàn pin mặt trời, dung lượng acquy và lắp đặt hệ
thống.
Trong hai thành phần được quan tâm ở đây: dàn pin mặt trời và bộ acquy là hai thành
phần chính của hệ thống và chiếm một tỉ trọng lớn nhất trong chi phí cho một hệ thống
điện mặt trời. Cùng một phụ tải tiêu thụ, có nhiều phương án lựa chọn hệ thống điện mặt
trời trong đó giữa dung lượng dàn pin mặt trời và bộ acquy có quan hệ tương hỗ sau:
- Tăng dung lượng acquy thì giảm được dung lượng dàn pin mặt trời;
- Tăng dung lượng dàn pin mặt trời, giảm được dung lượng acquy.

Trang
Tuy nhiên, nếu lựa chọn dung lượng dàn pin mặt trời quá nhỏ, thì acquy sẽ bị phóng
kiệt hoặc luôn luôn bị “đói”, dẫn đến hư hỏng. Ngược lại nếu dung lượng dàn pin mặt trời
quá lớn sẽ gây ra lãng phí lớn. Do vậy phải lựa chọn thích hợp để hệ thống hoạt động có
hiệu quả nhất.
Trong thực tế có những hệ thống điện mặt trời nằm trong những tổ hợp hệ thống
năng lượng, gồm hệ thống điện mặt trời, máy phát điện gió, máy phát diezen, … Trong hệ
thống đó, điện năng từ hệ thống điện mặt trời được “hòa” vào lưới điện chung của tổ hợp
hệ thống.
2.2.1. Các thông số cần thiết để thiết kế hệ thống điện mặt trời
Để thiết kế, tính toán một hệ thống điện mặt trời trước hết cần một số thông số chính sau
đây:
- Các yêu cầu và các đặc trưng của phụ tải;
- Vị trí lắp đặt hệ thống.
Yêu cầu và các đặc trưng của phụ tải:
Đối với các phụ tải, cần phải biết các thông số sau:
- Gồm bao nhiêu thiết bị, các đặc trưng điện của mỗi thiết bị như công suất tiêu thụ,
hiệu điện thế và tần số làm việc, hiệu suất của các thiết bị điện, …
- Thời gian làm việc của mỗi thiết bị bao gồm thời gian biểu và quãng thời gian
trong ngày, trong tuần, trong tháng, …
- Thứ tự ưu tiên của các thiết bị. Thiết bị nào cần phải hoạt động liên tục và yêu cầu
độ ổn định cao, thiết bị nào có thể ngừng tạm thời.
Các thông số trên trước hết cần thiết cho việc lựa chọn sơ đồ khối. Ví dụ nếu tải làm
việc vào ban đêm thì hệ cần phải có thành phần tích trữ năng lượng, tải làm việc với điện
xoay chiều hiệu điện thế cao thì cần dùng các bộ đổi điện. Ngoài ra các thông số này cũng
chính là cơ sở để tính toán định lượng dung lượng của hệ thống.
Vị trí lắp đặt hệ thống
Yêu cầu này xuất phát từ việc thu nhập các số liệu về bức xạ mặt trời vá các số liệu
thời tiết khí hậu khác. Như đã trình bày, bức xạ mặt trời phụ thuộc vào từng địa điểm trên
mặt đất và các điều kiện tự nhiên của địa điểm đó. Các số liệu về bức xạ mặt trời và khí
hậu, thời tiết được các trạm khí tượng ghi lại và xử lý trong các khoảng thời gian rất dài,
hàng chục, có khi hàng trăm năm. Vì các thông số này biến đổi rất phức tạp, nên với mục
đích thiết kế đúng hệ thống điện mặt trời cần phải lấy số liệu ở các trạm khí tượng đã hoạt
động trên mười năm. Cường độ bức xạ mặt trời tại một điểm bất kỳ trên trái đất chúng ta
có thể xác định theo công thức đã cho. Khi thiết kế hệ thống điện mặt trời, rõ ràng để cho
hệ thống có thể cung cấp đủ năng lượng cho tải trong suốt cả năm, ta phải chọn giá trị
cường độ tổng xạ của tháng thấp nhất trong năm làm cơ sở. Tất nhiên khi đó, ở các tháng

Trang
mùa hè năng lượng của hệ sẽ dư thừa và có thể gây lãng phí lớn nếu không dùng thêm các
tải phụ. Ta không thể dùng các bộ tích trữ năng lượng như acquy để tích trữ điện năng
trong các tháng mùa hè để dùng trong các tháng mùa đông vì không kinh tế. Để giải quyêt
vấn đề trên người ta có thể dùng thêm một nguồn điện dự phòng (ví dụ máy phát diezen,
máy nổ) cấp điện thêm cho những tháng có cường độ bức xạ mặt trời thấp hoặc sử dụng
công nghệ nguồn tổ hợp (hybrid system technology). Trong trường hợp này có thể chọn
cường độ bức xạ trung bình trong năm để tính toán và do đó giảm được dung lượng dàn
pin mặ trời.
Ngoài ra còn một thông số khác liên quan đến bức xạ mặt trời là số ngày không có
nắng trung bình trong năm. Nếu không tính đến thông số này, vào mùa mưa, có thể có
một số ngày không có nắng, acquy sẽ bị kiệt và tải phải ngừng hoạt động. Muốn cho tải
có thể làm việc liên tục trong các ngày không có nắng cần phải tăng thêm dung lượng
acquy dự trữ điện năng.
Vị trí lắp đặt hệ thống điện mặt trời còn dùng để xác định góc nghiêng của dàn pin
mặt trời sao cho khi đặt cố định hệ thống có thể nhận được tổng cường độ bức xạ lớn
nhất.

Hình 2. 10. Góc nghiêng β của hệ thống


Nếu gọi β là góc nghiêng của dàn pin mặt trời so với mặt phẳng ngang (Hình 2.10),
thì thông thường ta chọn β=φ+100 với φ là vĩ độ nơi lắp đặt. Còn hướng, nếu ở bán cầu
Nam thì quy về hướng Bắc, nếu ở bán cầu Bắc thì quy về hướng Nam.
Ngoài ra việc đặt nghiêng dàn pin còn có một ý nghĩa khác đó là khả năng tự làm
sạch. Khi có mưa, do mặt dàn pin nghiêng nên nước mưa sẽ tẩy rửa bụi bẩn bám trên mặt
pin, làm tăng khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời của dàn pin.

Trang
Ở các vị trí lắp đặt khác nhau, nhiệt độ môi trường cũng khác nhau và do đó nhiệt độ
làm việc của pin mặt trời cũng khác nhau. Thông thường nhiệt độ làm việc của pin mặt
trời cao hơn nhiệt độ môi trường (20 ÷ 25 0C) và tùy thuộc vào tốc độ gió. Vì khi nhiệt độ
tăng, hiệu suất của module pin mặt trời ɳM giảm và có thể biểu diễn bằng quan hệ sau:
ɳ M ( T ) =ɳ M ( T C ) . {1+ PC . ( T −T C ) } (2. 3)
Ở đây:
ɳ M ( T ) là hiệu suất của module ở nhiệt độ T;
ɳ M ( T C ) là hiệu suất của module ở nhiệt độ chuẩn TC = 250C;
PC là hệ số nhiệt độ của module. Trong tính toán thực tế thường lấy giá trị gần đúng bằng
PC =−0,005/¿0C.
2.2.2. Các bước thiết kế hệ thống điện mặt trời
2.2.2.1. Lựa chọn sơ đồ khối
Từ sự phân tích các yêu cầu và các đặc trưng của các phụ tải điện ta sẽ chọn một sơ
đồ khối thích hợp. Hình 2.11 là sơ đồ khối thường dùng với các hệ thống điện mặt trời.

Hình 2. 11. Sơ đồ khối hệ thống điện mặt trời


Các khối đưa vào trong hệ thống đều gây ra tổn hao năng lượng. Vì vậy cần lựa
chọn sơ đồ khối sao cho số khối hay thành phần trong hệ là ít nhất. Ví dụ, nếu tải là các
thiết bị 12VDC (đèn 12VDC, radio, TV đen trắng có ổ cắm điện 12VDC, … thì không
nên dùng bộ biến đổi điện.
2.2.2.2. Tính toán hệ nguồn điện pin mặt trời
Có nhiều phương pháp tính toán, thiết kế hệ nguồn điện pin mặt trời. Ở đây chỉ nêu
một phương pháp thông dụng nhất chủ yếu dựa trên sự cân bằng điện năng trung bình
hàng ngày. Theo phương pháp này, các tính toán hệ nguồn có thể được tiến hành qua
nhiều bước theo thứ tự sau.
a. Tính phụ tải điện yêu cầu
Phụ tải điện có thể tính theo hằng ngày và sau đó có thể tính theo tháng hoặc năm.
Giả sử hệ cần cấp điện cho các tải T1, T2, T3, … có các công suất tiêu thụ tương ứng P1,
P2, P3, … và thời gian làm việc hàng ngày của chúng là τ1, τ2, τ3, …

Trang
Tổng điện năng phải cấp hàng ngày cho các tải bằng tổng tất cả điện năng của các tải:
n
Eng =P 1 τ 1 + P2 τ 2 + P3 τ 3 +…=∑ Pi τ i (2. 3)
i=1

Từ Eng nếu nhân với số ngày trong tháng hoặc trong năm ta sẽ tính được nhu cầu điện
năng trong các tháng hoặc cả năm.
b. Tính năng lượng điện mặt trời cần thiết Ecấp
Năng lượng điện hàng ngày dàn pin mặt trời cần phải cấp cho hệ, E cấp được xác định theo
công thức:
E ng
Ecấp = (2. 3)
ɳ
n
Trong đó: ɳ=ɳ 1 . ɳ2 . ɳ3 … ɳn =∏ ɳi (2. 3)
i=1

Với: ɳ1 = hiệu suất của thành phần thứ nhất, ví dụ bộ biến đổi điện;
ɳ2 = hiệu suất của thành phần thứ hai, ví dụ bộ điều khiển;
ɳ3 = hiệu suất nạp/ phóng điện của bộ acquy, v.v…
c. Tính công suất dàn pin mặt trời Wp (Peak Watt)
Công suất dàn pin mặt trời thường được tính ra công suất đỉnh hay cực đại (Peak
Watt, kí hiệu là Wp), tức là công suất mà dàn pin phát ra ở điều kiện chuẩn:
E0= 1000 W/m2 và ở nhiệt độ chuẩn T0 = 250C.
Ta tính cho trường hợp dàn pin mặt trời phải đảm bảo đủ năng lượng cho tải liên tục
cả năm. Khi đó cường độ bức xạ mặt trời dùng để tính phải là cường độ bức xạ hàng ngày
trung bình của tháng thấp nhất trong năm.
Nếu gọi EβƩ tổng cường độ bức xạ trên mặt phẳng đặt nghiêng một góc β so với mặt
phẳng ngang được tính theo công thức cho sẵn. Thì công suất dàn pin mặt trời tính ra
Peak Watt (WP) sẽ là:
E cáp .1000 Wh /m2
E℘ = ,[ W P] (2. 3)
E βƩ
trong đó cường độ tổng xạ trên mặt nghiêng EβƩ tính theo Wh/m2. ngày và ta đã đặt cường
độ tổng xạ chuẩn E0 = 1000 W/m2.
Dung lượng dàn pin mặt trời E(WP) tính theo công thức trên chỉ đủ cấp cho tải ở nhiệt
độ chuẩn T0 =250C. Khi làm việc ngoài trời, do nhiệt độ của các pin mặt trời cao hơn
nhiệt độ chuẩn, nên hiệu suất biến đổi quang điện của pin và modun của pin mặt trời bị
giảm. Để hệ thống làm việc bình thường ta phải tăng dung lượng tấm pin lên. Gọi dung
lượng của dàn pin có kể đến hiệu ứng nhiệt độ là E(WP, T) thì
E( W
E( ℘ ,T )= P )
,[ W P] (2. 3)
ηm ( T )

Trang
Trong đó ηM(T) là hiệu suất của module ở nhiệt độ T.
Trong thực tế để thiết kế dàn pin mặt trời có công suất phù hợp với phụ tải còn phụ
thuộc rất nhiều yếu tố cụ thể. Do vậy ngoài E (Wp, T) được tính theo công suất trên còn phải
dựa nhiều vào kinh nghiệm của người thiết kế.
d. Tính số module mắc song song và nối tiếp
Trước hết cần lựa chọn loại module thích hợp có các đặc trưng cơ bản là:
- Thế làm việc tối ưu Vmd;
- Dòng điện làm việc tối ưu Imd;
- Công suất đỉnh Pmd.
Số module cần phải dùng cho hệ thống được tính từ tỷ số:
E( W ,T )
N= P
với N=N nt . N ss (2. 3)
P md
Nnt là số module mắc nối tiếp trong mỗi dãy được xác định từ điện thế yêu cầu của hệ V:
V
N nt = (2. 3)
V md
Nss là số dãy module ghép song song được xác định từ dòng điện toàn phần của hệ I:
I
N ss = (2. 3)
I md
Trong tính toán ở trên, ta đã bỏ qua điện trở dây nối, sự hao phí năng lượng do bụi
phủ trên dàn pin mặt trời, … Nếu cần phải tính đến các hao phí đó, người ta thường đưa
vào một hệ số K và dung lượng dàn pin mặt trời khi đó sẽ là:
K.E(WP, T) (2. 3)
Với K được chọn trong khoảng (1÷1,2) tùy theo các điều kiện thực tế, và thường
được gọi là các hệ số an toàn của hệ.
e. Dung lượng của bộ acquy tính theo Ampe – giờ, Ah
Dung lượng của bộ acquy tính ra Ah phụ thuộc vào hiệu điện thế làm việc của hệ V,
số ngày cần dữ trự năng lượng (số ngày không có nắng) D, hiệu suất nạp phóng điện của
acquy ηb, độ sâu phóng điện thích hợp DOS (khoảng 0,6÷0,7) và được tính theo công thức
sau:
E out . D
C= [ Ah ] (2. 3)
V x ηb . DOS
Nếu V là hiệu điện thế làm việc của hệ thống nguồn, còn v là hiệu điện thế của mỗi
bình acquy, thì số bình mắc nối tiếp trong bộ là:
V
n nt = (2. 3)
v
Số dãy bình mắc song song là:

Trang
C
n ss = (2. 3)
Cb
Trong đó mỗi bình có dung lượng C b tính ra Ah. Tổng số bình acquy được xác định
như sau:
C V
n= . (2. 3)
Cb v

Hình 2. 12. Bộ Acquy


Trong công thức trên D là số ngày dự phòng không có nắng được lựa chọn dựa trên
số liệu khí tượng về số ngày không có nắng trung bình trong tháng đã nói ở trên và vào
yêu cầu thực tế của tải tiêu thụ. Tuy nhiên không nên chọn D quá lớn, ví dụ > 10 ngày, vì
khi đó dung lượng acquy sẽ rất lớn, vừa tốn kém về chi phí, lại vừa làm cho acquy không
khi được nạp đầy, gây hư hỏng cho acquy. Thông thường D được chọn trong khoảng từ 3
đến 10 ngày.
2.2.2.3. Các bộ điều phối năng lượng
Trong hệ nguồn pin mặt trời tổng quát được cho trong sơ đồ khối Hình 2.11. Các bộ
điều phối năng lượng gồm có Bộ điều khiển quá trình nạp – phóng điện cho acquy và bộ
biến đổi điện DC – AC. Để thiết kế, chế tạo và lắp đặt các bộ điều phối này cần xác định
một số thông số cơ bản dưới đây.
Bộ điều khiển nạp – phóng điện
Bộ điều khiển là một thiết bị điện tử có chức năng kiểm soát tự động các quá trình
nạp và phóng điện của bộ caquy. Bộ điều khiển theo dõi trạng thái của acquy thông qua
hiệu điện thế trên các điện cực của nó.

Trang
Hình 2. 13. Bộ điều khiển nạp phóng
Các thông số kỹ thuật chính dưới đây cần phải được quan tâm.
- Ngưỡng điện thế cắt trên Vmax:
Ngưỡng điện thế cắt trên Vmax là giá trị hiệu điện thế trên hai cực của bộ acquy đã được
nạp điện đầy, dung lượng đạt 100%. Khi đó nếu tiếp tục nạp điện cho acquy thì acquy sẽ
bị quá đầy, dung dịch acquy sẽ bị sôi dẫn đến sự bay hơi nước và làm hư hỏng các bản
cực. Vì vậy khi có dấu hiệu acquy đã được nạp đầy, hiệu điện thế trên các cực bộ acquy
đạt đến V = Vmax, thì bộ điều khiển sẽ tự động cắt hoặc hạn chế dòng điện nạp điện từ dàn
pin mặt trời. Sau đó khi hiệu điện thế bộ acquy giảm xuống dưới giá trị ngưỡng, bộ điều
khiển lại tự động đóng mạch nạp lại.
- Ngưỡng cắt dưới Vmin:
Ngưỡng điện thế cắt dưới Vmin là giá trị hiệu điện thế trên hai cực của bộ acquy khi acquy
đã phóng điện đến giá trị cận dưới của dung lượng acquy (ví dụ, đối với acquy chì axit,
khi trong acquy chỉ còn lại 30% dung lượng). Nếu tiếp tục sử dụng acquy thì nó sẽ bị
phóng điện quá kiệt, dẫn đến hư hỏng acquy. Vì vậy, khi bộ điều khiển nhận thấy hiệu
điện thế bộ acquy V ≤ Vmin thì nó sẽ tự động cắt mạch tải tiêu thụ. Sau đó nếu hiệu điện
thế bộ acquy tăng lên trên giá trị ngưỡng, bộ điều khiển lại tự động đóng mạch nạp lại.
Đối với acquy chì axit, hiệu điện thế chuẩn trên các cực của một bình là V = 12V, thì
thông thường người ta chọn Vmax = (14,0 ÷14,5)V, còn Vmin = (10,5÷11)V.
- Điện thế trễ ΔV: là giá trị khoảng hiệu điện thế là số hiệu của các giá trị cắt trên
hay cắt dưới và điện thế đóng mạch lại của bộ điều khiển, tức là:
∆ V =V max −V đ hay ∆ V =V min −V đ
Với Vđ là giá trị điện thế đóng mạch trở lại của bộ điều khiển. Thông thường ΔV khoảng
1 ÷2V.
- Công suất P của bộ điều khiển: thông thường nằm trong dải:
1,3PL ≤ P ≤ 2PL
Trong đó PL là tổng công suất các tải có trong hệ nguồn, PL = ƩPi, i = 1, 2, …

Trang
- Hiệu suất của bộ điều khiển phải càng cao càng tốt, ít nhất cũng phải đạt giá trị lớn
hơn 85%
Bộ biến đổi điện DC – AC
Bộ biến đổi điện có chức năng biến đổi dòng điện một chiều (DC) từ dàn pin mặ trời hoặc
từ bộ acquy thành dòng điện xoay chiều (AC). Các thông số kỹ thuật chính cần quan tâm
bao gồm:
- Thế vào Vin một chiều;
- Thế ra Vout xoay chiều;
- Tần số và dạng dao động điện;
- Công suất yêu cầu cũng được xác định như đối với bộ điều khiển, nhưng ở đây chỉ
tính các tải của riêng bộ biến đổi điện;
- Hiệu suất biến đổi η phải đạt yêu cầu ɳ ≥ 85% đối với trường hợp sóng điện xoay
chiều có dạng vuông góc hay biến điệu và ɳ ≥ 75% đối với bộ biến đổi có sóng điện ra
hình sin. Việc dùng bộ biến đổi điện có tín hiệu ra dạng xung vuông, biến điệu hay hình
sin lại phụ thuộc vào tải tiêu thụ. Nếu tải chỉ là tivi, radio, tăng âm, …thì chỉ cần dùng
loại sóng ra dạng xung vuông hay biến điệu. Nhưng nếu tải là các động cơ điện, quạt điện,
… tức là những thiết bị có cuộn cảm thì phải dùng các bộ biến đổi có sóng ra dạng sin.

Hình 2. 14. Bộ chuyển đổi


- Vì hiệu điện thế trong hệ nguồn điện pin mặt trời thay đổi theo cường độ bức xạ và
trạng thái nạp của acquy, nên các điện thế vào và ra của bộ điều khiển cũng như bộ biến
đổi điện phải được thiết kế trong một khoảng dao động khá rộng nào đó. Ví dụ đối với hệ
nguồn làm việc với điện thế V = 12V thì bộ điều khiển và bộ đổi điện phải làm việc được
trong giải điện thế từ Vmin = 10V đến Vmax = 15V.

Trang
Để có thể dễ dàng kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của hệ nói chung và của từng
thành phần nói riêng cần phải lắp đặt thêm các bộ chỉ thị như:
- Chỉ thị điện thế ra, dòng ra của tấm pin mặt trời;
- Chỉ thị dòng và điện thế nạp acquy;
- Chỉ thị dòng và điện thế cấp cho tải;
- Chỉ thị mức độ nạp hoặc phóng điện cho acquy;
- Chỉ thị nhiệt độ của tấm pin mặt trời, của acquy hoặc của các thành phần khác
trong hệ thống.
Nhờ các chỉ thị nay ta có thể nhanh chóng xác định được trạng thái làm việc của hệ,
giúp tìm các hư hỏng trong hệ một cách dễ dàng hơn. Không nhất thiết phải lắp đặt tất cả
các chỉ thị trên mà có thể chỉ cần một số chỉ thị quan trọng nhất tùy thuộc đặc điểm của hệ
nguồn.
Để bảo vệ dàn pin mặt trời khỏi các hư hỏng trong các trường hợp một hoặc vài pin
hay module trong dàn pin bị hư hỏng, bị bóng che, bị bụi bẩn bao phủ, … người ta dùng
các diode bảo vệ mắc song song. Cần phải lựa chọn các diode thích hợp, tức là chịu được
dòng điện và hiệu điện thế cực đại trong mạch của Diode. Sự đưa vào các Diode bảo vệ
trong mạch gây ra một tổn hao năng lượng của hệ và sút áp trong mạch. Vì vậy cần phải
tính đến các tổn hao này khi thiết kế, tính toán hệ năng lượng.
Hộp nối và dây nối điện
Khi lắp đặt các module hay dàn pin mặt trời, bộ acquy, các bộ điều phối trong hệ với
nhau người ta dùng các hộp nối có các đầu nối riêng, tháo lắp dễ dàng. Khi cần kiểm tra
sửa chữa, nhờ các hộp nối và đầu nối này, có thể tách riêng thành từng phần hoặc các
phần khác nhau trong một thành phần. Các hộp nối và đầu nối của module pin mặt trời
cần được bảo vệ cẩn thận vì nó phải làm việc lâu dài ở ngoài trời.
Các hệ thống pin mặt trời bao giờ cũng có một phần hoặc toàn bộ hệ làm việc với
các hiệu điện thế thấp (ví dụ hiệu điện thế của tấm pin mặt trời và acquy thường là 12V,
24V, 48V, …) nên dòng điện trong mạch lớn. Vì vậy các dây nối trong hệ phải dùng loại
tiết diện đủ lớn và bằng vật liệu có độ dẫn điện cao để giảm tổn hao năng lượng trên các
dây. Việc lựa chọn tiết diện dây dẫn phụ thuộc vào cường độ dòng điện và vào vật liệu
dây dẫn (Bảng 2.1)
Bảng 2. 1. Quan hệ giữa cường độ dòng điện và tiết diện dây dẫn
Cường độ dòng điện (A) đối với các vật liệu
TT Tiết diện dây dẫn (mm)
Cu Al Fe
1 1,0 11 8 7
2 1,5 14 11 8
3 2,5 20 16 9
4 4,0 25 20 10

Trang
5 6,0 31 24 12
6 10,0 43 34 17
7 16,0 75 60 30
8 25,0 100 80 35
2.3. Ứng dụng và lợi ích khi sử dụng pin năng lượng mặt trời
2.3.2. Ứng dụng pin năng lượng mặt trời
Ứng dụng quang điện mặt trời là kỹ thuật sử dụng công nghệ bán dẫn để chuyển hóa
trực tiếp quang năng mặt trời thành điện năng. Kỹ thuật này sử dụng các tế bào quang
điện (photovoltaic cell – PV cell) để hấp thu và chuyển hóa quang năng mặt trời theo hiệu
ứng quang điện. Điện năng sinh ra dưới dạng dòng điện một chiều (DC) có thể được sử
dụng trực tiếp cho các thiết bị điện một chiều, hoặc chuyển hóa thành dòng điện xoay
chiều thông qua các bộ nghịch lưu dòng (inverter), hoặc cũng có thể được tích trữ trong
acquy để sử dụng về sau.
Pin mặt trời có ưu điểm là gọn nhẹ có thể lắp bất kỳ ở đâu có ánh sáng mặt trời, đặc
biệt là trong lĩnh vực tàu vũ trụ. Ứng dụng năng lượng mặt trời dưới dạng này được phát
triển với tốc độ rất nhanh, nhất là ở các nước phát triển. Ngày nay con người đã ứng dụng
pin mặt trời trong rất nhiều dụng cụ cá nhân như máy tính, đồng hồ và các đồ dùng hàng
ngày. Pin mặt trời còn dùng để chạy xe ô tô thay thế dần nguồn nguyên liệu truyền thống,
dùng thắp sáng đèn đường, đèn sân vườn và sử dụng trong từng hộ gia đình. Trong công
nghiệp người ta cũng bắt đầu lắp đặ các hệ thống điện dùng pin mặt trời với công suất
lớn.

Hình 2. 15. Hệ thống điện năng lượng mặt trời


a) Hệ thống độc lập, b) Hệ thống nối lưới

Trang
Hình 2. 16. Xe dùng pin mặt trời
Hiện nay giá thành pin mặt trời còn khá cao, trung bình hiện nay khoảng 5USD/
WP, nên ở những nước đang phát triển pin mặt trời hiện mới chỉ có khả năng duy nhất là
cung cấp năng lượng điện sử dụng cho các vùng sâu, xa nơi mà đường điện quốc gia chưa
có.

Hình 2. 17. Đèn dùng pin mặt trời


Ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế đã thực hiện công việc xây
dựng các trạm điện dùng pin mặt trời có công suất khác nhau phục vụ nhu cầu sinh hoạt
và văn hóa của các địa phương vùng sâu vùng xa, nhất là đồng bằng sông Cửu Long và
Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay pin mặt trời vẫn đang còn là món hàng xa xỉ đối với các
nước nghèo như chúng ta.

Trang
Hình 2. 18. Lắp pin mặt trời ở nhà
Trên thế giới người ta bắt đầu xây dựng các nhà máy quang điện mặt trời với công
suất lớn.
Một nhà máy điện mặt trời quy mô lớn công suất 154MW nối với lưới điện quốc gia
với trị giá 420 triệu Đôla, đây là nhà máy quang điện lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới sẽ
được xây dựng ở Tây Bắc Bang Victoria – Australia. Nhà máy này sẽ sử dụng công nghệ
tập trung quang năng bằng kính hướng nhật (HCPV) (các tấm gương dò theo hướng mặt
trời). Nhà máy này sẽ bao gồm nhiều dãy tấm pin mặt trời hiệu suất siêu cao sẽ chuyển
trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện năng.

Hình 2. 19. Hệ thống điện mặt trời ở Australia


2.3.3. Lợi ích khi sử dụng pin năng lượng mặt trời
2.3.3.1. Tấm pin mặt trời giúp ngôi nhà được sạch sẽ an toàn

Trang
Là một thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, chúng giúp giảm lượng khí thải carbon
trong nhà. Cả trong và ngoài khu vực và cắt giảm sản lượng khí sinh ra tình trạng hiệu
ứng nhà kính.

Hình 2. 20. Lợi ích từ năng lượng mặt trời


2.3.3.2. Năng lượng mặt trời là miễn phí
Hầu hết các nguồn năng lượng điều gây ô nhiễm được sản xuất trên toàn thế giới.
Đều tốn một lượng tiền lớn để duy trì hoạt động nguồn năng lượng. Ngược lại, năng
lượng mặt trời là miễn phí và có sẵn trong tự nhiên. Một khi bạn đã lắp đặt các tấm pin
mặt trời cho ngôi nhà. Năng lượng mặt trời cuối cùng có thể giảm bớt hoặc trả toàn bộ
hóa đơn điện giúp bạn.
2.3.3.3. Năng lượng mặt trời giúp giảm sự phụ thuộc
Bằng cách cung cấp một sự thay thế sạch và an toàn cho nhiên liệu hóa thạch. Năng
lượng mặt trời giúp mọi người có thể tiếp cận với năng lượng dồi dào và nhất quán không
gây hại cho môi trường.

Trang
Hình 2. 21. Mô hình năng lượng mặt trời trên mái nhà
2.3.3.4. Năng lượng mặt trời cải thiện chất lượng không khí
Năng lượng mặt trời tạo ra ít chất có thể gây ô nhiễm. Như vậy, nó làm giảm nồng
độ các oxit nitơ, sulfur dioxide và nhiều hơn nữa. Gây ra các vấn đề hô hấp với cuộc sống
của mình từ các lượng khí thải độc hại.
Trong thực tế, phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL). Nhận thấy rằng
việc sử dụng năng lượng mặt trời rộng rãi sẽ cải thiện chất lượng không khí. Và dẫn đến ít
trường hợp viêm phế quản, các vấn đề về tim mạch và các vấn đề khác.
2.3.3.5. Năng lượng mặt trời giảm tình trạng hiệu ứng nhà kính
Khi mọi người cung cấp năng lượng cho ngôi nhà của họ bằng các tấm pin mặt trời.
Chứ không phải là nhiên liệu hóa thạch, nó làm giảm lượng phát thải khí nhà kính, đặc
biệt là khí CO2.
Cơ quan thông tin Năng lượng đến từ Hoa Kỳ đã từng có báo cáo rằng nhà trung
bình ở thành phố nhỏ sử dụng khoảng 6.756 kilowatt giờ điện mỗi năm. Nếu những ngôi
nhà này chuyển thành năng lượng mặt trời. Họ sẽ giảm lượng phát thải khí nhà kính của
bang bằng tỷ lệ tương tự như trồng 155 cây.
2.3.3.6. Tấm pin mặt trời có thể giảm, bỏ hóa đơn năng lượng của bạn
Bạn trả bao nhiêu tiền năng lượng điện mỗi tháng? Nếu bạn giống mọi người, trả
khoảng 1 triệu hoặc có thể hơn 2 triệu mỗi năm. Hóa đơn năng lượng của bạn phải trả quá
cao trong quá trình sử dụng các tiện ích của mình. Việc lắp đặt một hệ thống năng lượng
mặt trời dân cư có thể giúp làm giảm điều này.

Trang
Hình 2. 22. Giảm hóa đơn tiền điện
Ở những nơi có những ngày nắng đẹp; hệ thống năng lượng mặt trời dân cư thường
tạo ra nhiều năng lượng hơn đối với nhu cầu của hộ gia đình. Điều này cho phép bạn giao
dịch quyền lực dư thừa với tiện ích, kiếm tín dụng trên hóa đơn năng lượng của bạn.
Vào những ngày có mây hoặc ít sản lượng, các tấm pin mặt trời của bạn có thể lấy năng
lượng từ lưới điện hoặc từ hệ thống lưu trữ pin của bạn, nếu bạn có.
2.3.3.7. Tấm pin mặt trời có thể giúp bạn kiếm được số tiền hoàn lại
Có rất nhiều tùy chọn giảm giá, tài chính và thuế dành cho chủ sở hữu bảng điều
khiển năng lượng mặt trời. Được thiết kế để bù đắp chi phí trả trước và làm cho tấm pin
mặt trời có giá hợp lý cho chủ nhà. Các chương trình này giúp bạn dễ dàng hơn bao giờ
hết trước khi cài đặt hệ thống năng lượng mặt trời mà bạn muốn.
Xem xét các tùy chọn bao gồm 100% chi phí trả trước của dự án năng lượng mặt
trời. Hay việc thuê dịch vụ năng lượng mặt trời sử dụng cho mình. Cung cấp khoảng chi
phí 30% cho các tấm pin mặt trời của mình.
Nếu bạn có thêm câu hỏi về tài trợ và giảm giá bảng điều khiển năng lượng mặt trời.
Hãy liên hệ với nhà cung cấp cài đặt năng lượng mặt trời tại địa phương của bạn để biết
thêm thông tin.

Trang
2.3.3.8. Một hệ thống sẽ tạo ra các khoản tiết kiệm
Với một số khoản đầu tư, bạn phải chờ hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng mới có
thể quay trở lại. Tuy nhiên, các tấm pin mặt trời, bạn bắt đầu giảm chi phí năng lượng từ
ngày đầu tiên đưa vào hoạt động.

Hình 2. 23. Các loại tấm pin năng lượng mặt trời
Ngoài việc thêm các tấm pin mặt trời vào ngôi nhà của bạn. Để làm tăng giá trị sử
dụng và bán lại năng điện dư thừa cho hệ thống lưới công ty. Nghĩa là hóa đơn năng
lượng của bạn sẽ bắt đầu giảm ngay khi hoạt động hệ thống năng lượng mình lắp đặt.
2.3.3.9. Tấm pin mặt trời giảm thiểu lượng khí thải carbon
Tấm pin mặt trời cung cấp nhiều lợi ích độc đáo cho môi trường. Mặc dù năng
lượng mặt trời là miễn phí và phong phú, nó cũng là một trong những nguồn năng lượng
sạch. Dưới đây là một vài lợi ích của năng lượng đến từ mặt trời, nơi môi trường có liên
quan:
Cải thiện chất lượng không khí:
Trong khi xe ô tô phát ra các oxit nitơ, sulfur dioxide, hóa chất độc hại thì các tấm
pin mặt trời thì không. Điều này giúp khoogn khích sạch hơn, các hoạt động an toàn khi
tránh được các loại bệnh từ ô nhiễm không khí.

Trang
Hình 2. 24. Năng lượng sạch tái tạo
Theo phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia. Việc áp dụng rộng rãi các tấm
pin mặt trời sẽ dẫn đến chất lượng không khí tốt hơn. Và ít trường hợp viêm phế quản và
các vấn đề hô hấp khác cho mọi người.
Giảm phát thải khí nhà kính:
Hiện tại, hộ gia đình trung bình ở thành phố lớn nhỏ thì ít nhất sử dụng 6.756
kilowatt giờ điện mỗi năm. Nếu những ngôi nhà này lắp đặt các tấm thu năng lượng mặt
trời, họ sẽ giảm lượng phát thải khí nhà kính. Các tấm pin bạn sử dụng tỷ lệ tương đương
với trông những cây xanh đang hoạt động.
Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch:
Lắp đặt tấm pin mặt trời làm giảm sự phụ thuộc của hộ gia đình vào các loại nhiên
liệu hóa thạch. Có lợi ích sâu rộng cho bạn cùng môi trường sinh sống và hoạt động.
2.3.3.10. Độc lập năng lượng lớn hơn
Trong khi người lắp đặt các tấm pin mặt trời không cố gắng “ngưng hoàn toàn với
lưới điện”. Một hệ thống năng lượng mặt trời độc lập cả về mức độ vi mô và vĩ mô.
May mắn thay, năng lượng mặt trời là một giải pháp thông minh. Bằng cách lắp đặt các
tấm pin mặt trời trong nhà, để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Và có thể tự
tạo ra nguồn năng lượng xanh an toàn cho bạn và gia đình bạn.
2.4. Vòng đời của pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời là tấm pin tập hợp nhiều tế bào quang điện (solar cells)
được tạo thành từ chất bán dẫn và chứa trên bề mặt rất nhiều Diode quang học, có tác

Trang
dụng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng. Một câu hỏi hầu hết mọi người
quan tâm về tấm pin năng lượng mặt trời là: tuổi thọ của nó bao lâu?
Theo nghiên cứu, tuổi thọ của tấm pin NLMT là > 30 – 50 năm trước khi ngừng hoạt
động.

Hình 2. 25. Nhứng tấm pin mặt trời đang được sử dụng
Trong 10 đến 12 năm đầu, tỉ lệ suy giảm hiệu suất tối đa của tấm pin là 10%, và
20% suy giảm sau 25 năm sử dụng. Những con số này được đảm bảo bởi hầu hết các nhà
sản xuất tấm pin. Một số nhà sản xuất pin chất lượng cao như LG Solar còn bảo hành hiệu
suất lên tới 90% sau 25 năm sử dụng.
Trên thực tế, kinh nghiệm cho thấy rằng hiệu suất tấm pin chất lượng cao chỉ rớt
xuống khoảng 6 – 8% sau 25 năm. Tuổi thọ của tấm pin có thể kéo dài hơn nhiều so với
con số được công bố. Những tấm pin PV chất lượng cao thậm chí có tuổi thọ lên tới hơn
50 năm và vẫn có thể tiếp tục sử dụng sau đó cho dù hiệu suất có suy giảm.

Trang
Hình 2. 26.Lắp đặt pin mặt trời
2.5. Tái chế pin năng lượng mặt trời
Mặc dù là nguồn năng lượng sạch nhưng điện mặt trời lại đặt ra một vấn đề nan giải
là tấm pin mặt trời sẽ được xử lý như thế nào sau khi hết hạn sử dụng?
Xử lý tái chế phế thải pin mặt trời (PMT) trên thế giới
Cho đến nay, mặc dù Điện mặt trời (ĐMT) đã phát triển và đạt công suất khá lớn
(năm 2018 là 505 GW) thế nhưng vẫn còn nhiều các quốc gia trên thế giới chưa có các
luật định hay chính sách về xử lý và tái chế phế thải PMT, trừ khối cộng đồng châu Âu
(EU).
Lý do chính là vì ĐMT chỉ mới phát triển với công suất đáng kể trong một vài thập
niên gần đây, trong khi đó thời gian hoạt động của các tấm PMT lại khá dài, khoảng 25
năm, nên đến nay lượng các tấm PMT phế thải chưa nhiều, chưa gây ra ảnh hưởng lớn
đến môi trường. Chỉ đến khoảng sau năm 2035 thì số lượng tấm PMT phế thải mới đáng
kể, nếu không xử lý, tái chế sẽ trở thành vấn đề môi trường rất nghiêm trọng.
EU là khu vực đầu tiên trên thế giới ban hành các đạo luật về phế thải điện tử nói
chung và phế thải ĐMT nói riêng (Thông tư WEEE đối với phế thải PMT). Luật này của
EU bao gồm các điều luật về thu gom, tái chế và tái sử dụng các tấm PMT phế thải cũng
như trách nhiệm của các nhà sản xuất và cung cấp các tấm PMT. Theo WEEE, tất cả các
nhà sản xuất hoặc nhập khẩu các vật liệu PMT, kể cả tấm PMT, phải đăng ký sản phẩm,
trong đó tất cả các số liệu về tấm PMT phải được cung cấp đầy đủ, chi tiết. Hơn nữa, các
nhà sản xuất và nhập khẩu phải chịu trách nhiệm việc thu gom, xử lý các tấm PMT phế
thải do họ sản xuất hay nhập khẩu khi chúng hết thời hạn sử dụng.
Trong khu vực EU, quốc gia đầu tiên thực hiện Thông tư WEEE là Vương quốc
Anh, tiếp đến là Đức. Cộng hòa Sec đã đưa thêm vào một qui định chặt chẽ hơn đối với
việc thu hồi và tái chế các tấm PMT phế thải. Hiện nay, Công ty Retina ở Cộng hòa Sec,
đang chào mời 2 công nghệ xử lý và dịch vụ tư vấn liên quan đến việc quản lý xử lý phế
thải PMT. Ở châu Âu, tổ chức WEEELABEX hoạt động ngoài Cộng hòa Sec chịu trách
nhiệm về chuẩn bị các tiêu chuẩn và qui định cấp chứng chỉ liên quan đến việc thu gom,
tích trữ, xử lý và tái xử lý theo tinh thần của WEEE và theo dõi các công ty xử lý phế thải.
Ở Ý, để thực hiện WEEE, một điều luật số 49 về quản lý các tấm PMT phế thải
cũng đã được ban hành (the Legislative Decree No. 49 of 14 March 2014). Theo điều luật
này thì các tấm PMT phế thải cần phải được xử lý tạo ra các nguyên vật liệu để có thể sử
dụng lại như các vật liệu tự nhiên khác. Điều luật này còn định lượng rằng, ít nhất 75%
(về khối lượng) các tấm PMT hết hạn phải được thu hồi và ít nhất 65% (về khối lượng)
phải được tái chế. Tiếp theo, dự kiến sẽ nâng các chỉ tiêu nói trên lên 80% và 70%. Viện
quốc gia về nghiên cứu và Bảo vệ Môi trường Ý được giao trách nhiệm theo dõi việc thực

Trang
hiện điều luật trên. Hàng năm tổ chức này phải có báo cáo gửi đến “Bộ Bảo vệ Môi
trường trên lãnh thổ và trên biển” về số lượng và phân loại các thiết bị điện và điện tử,
trong đó có các tấm PMT hết hạn, có trên thị trường, để lên kế hoạch tái chế, tái sử dụng,
và được phục hồi.
Các nước khác trên thế giới ngoài khối EU, như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Thái Lan… đều đã
nhận thấy cần phải xây dựng và ban hành các điều luật, các chính sách, cơ chế nhằm
khuyến khích, thậm chí bắt buộc về xử lý, tái chế và tái sử dụng các tấm PMT phế thải. Ở
các quốc gia này đã bắt đầu có các thông tư, các qui định liên quan đến trách nhiệm thu
hồi, xử lý, tái chế các tấm PMT phế thải.
Điều đáng nói, Trung Quốc là nước sản xuất và lắp đặt PMT hàng đầu thế giới,
nhưng hiện nay vẫn chưa có các qui định hay luật định nào về xử lý và tái chế đối với rác
thải từ các tấm PMT hết thời hạn.
Tại Việt Nam
Điện mặt trời mới thực sự bùng nổ ở Việt Nam trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên,
những câu hỏi về việc xử lý tấm thu năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng sau 15-20 năm
đã xuất hiện. Điều này cho thấy nhận thức xã hội đã khác, nhất là về vấn đề môi trường.
Việc đặt vấn đề sớm như vậy cũng góp phần đưa ra những giải pháp để Việt Nam chủ
động trong việc xử lý những mặt trái của năng lượng mặt trời.
Thực tế tại Việt Nam, những quy định cụ thể liên quan đến việc xử lý tấm thu năng
lượng mặt trời đã có. Điều này được thể hiện tại Thông tư 18/2020 của Bộ Công Thương
quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt
trời, trong đó điều khoản yêu cầu về môi trường nói rõ: Trong quá trình vận hành hoặc khi
kết thúc dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà, bên bán điện có
trách nhiệm thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư,
thiết bị của các công trình điện mặt trời theo đúng quy định của pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng quy định như vậy là khá chung chung và không có nhiều sự
ràng buộc.

Trang
Hình 2. 27. Đầu tư điện mặt trời ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Trước các ý kiến này, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng
lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng: Vấn đề thu hồi pin hết hạn sử dụng hiện nay có
quy định trong Thông tư 18 cũng như các hợp đồng mẫu trong thông tư 18, quy định chủ
đầu tư phải chịu trách nhiệm thu gom và xử lý.
Tuy Thông tư 18 không đề cập đến chế tài trong trường hợp chủ đầu tư không tuân
thủ chấp hành, song, theo ông Dũng, Luật Xây dựng cũng như các nghị định hướng dẫn
Luật xây dựng nêu rất rõ vấn đề này. Cụ thể, các công trình hết thời hạn, chủ đầu tư các
công trình nói chung chứ không chỉ các công trình điện mặt trời hay thủy điện đều phải có
trách nhiệm tháo dỡ và xử lý mặt bằng nhà máy đã xây dựng.
Nhấn mạnh chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, lãnh đạo Cục Điện lực và
Năng lượng tái tạo lưu ý, vai trò của Nhà nước là xây dựng các hệ văn bản để doanh
nghiệp tuân thủ, thực hiện, “chứ không phải lúc nào Nhà nước cũng đứng ra thực hiện”.
Điều này có nghĩa, không thể quy định chủ đầu tư phải nộp tiền trước để sau này Nhà
nước có nguồn thực hiện xử lý các tấm năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng như một số ý
kiến đưa ra.
Mặt khác, công nghệ hoàn toàn xử lý được các tấm thu năng lượng mặt trời sau khi
hết hạn sử dụng, hoàn toàn không phải là “chỉ có vứt đi, không thể tái chế”.
“Đã có những công ty ở Mỹ, Pháp xử lý những tấm thu năng lượng mặt trời. Khoa
học công nghệ trong lĩnh vực này đang tiến bộ rất nhanh, tin tưởng rằng khoảng 20 năm
nữa khi chúng ta có những tấm pin thải ra từ nhà máy, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn
toàn làm được. Tôi có tiếp xúc với một số doanh nghiệp, họ nói muốn đầu tư vào lĩnh vực
này nhưng thị trường còn nhỏ quá nên chưa thể làm. Tuy nhiên trong tương lai, họ sẽ coi
đó là một lĩnh vực kinh doanh tốt”, ông Hoàng Tiến Dũng chia sẻ.

Trang
CHƯƠNG 3.
QUY TRÌNH TÁI CHẾ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
3.1 Phế thải từ nguồn pin điện mặt trời
Điện mặt trời đang được phát triển ồ ạt nhằm thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng hiện hữu nguy cơ gây hại cho môi trường do những tấm pin hết hạn sử dụng được
thải ra thường chứa chì, cadmium và các chất độc hại.
Điện năng thu được từ mặt trời là năng lượng sạch, nhưng những tấm pin mặt trời
thì lại không sạch như nhiều người đã nghĩ. Theo các nhà khoa học, việc sản xuất các tấm
pin năng lượng mặt trời sẽ làm tăng đáng kể khí thải nitơ trifluoride (NF3), độc hại gấp 17
nghìn lần so với carbon dioxide (CO2) nếu tính theo chu kỳ 100 năm. Khí thải NF3 đã
tăng tới 1.057% trong vòng 25 năm qua. Trong quãng thời gian đó, lượng khí thải CO2
chỉ tăng khoảng 5% ở Mỹ.

Hình 3. 1. Đầu tư điện mặt trời ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tấm pin mặt trời
không gây ô nhiễm trong quá trình lắp đặt, sử dụng, nhưng sau khi hết hạn và thải ra môi
trường thì ô nhiễm rất lớn, hơn cả nylon. Chưa kể, không phải nhà sản xuất nào cũng
cung ứng tấm pin chất lượng cao, kết hợp với khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam dẫn đến
tuổi thọ thực sự của tấm pin thường ngắn hơn cam kết. Việc đưa lượng lớn tấm pin thải ra
môi trường sẽ diễn ra trong tương lai gần, nếu không tính nhanh phương án ứng phó thì
trở tay không kịp…

Trang
Cũng theo ông Ngãi, các tấm pin gây thải ra môi trường nặng hay nhẹ liên quan đến
chất lượng của pin, tỷ lệ các thành phần mà nhà sản xuất sử dụng. Các thành phần sản
xuất tấm pin gồm nhựa, silicon, một số hoạt chất dẫn có tính dẫn điện như thạch anh, kim
loại dẫn điện. Tuy nhiên, nhựa vẫn là thành phần chính trong mỗi tấm pin. Việc bóc tách
các thành phần này không khó, nhưng thực tế trong các quy định chỉ nói thu gom còn xử
lý bóc tách không nói rõ. Mặt khác, về khoa học, hầu hết các tấm pin đã dùng hết tuổi thọ
sẽ phải bỏ vì tái tạo còn tốn nhiều chi phí hơn cả thay mới. Với bối cảnh xã hội Việt Nam,
người dân có thể sẽ đập nhỏ, vứt bừa bãi như rác thải thông thường. Do đó, vấn đề xử lý ô
nhiễm từ chất thải của các tấm panel điện mặt trời tại Việt Nam cấp thiết hơn so với các
nước khác.
Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết, các tấm pin năng lượng mặt
trời thường có tuổi thọ từ 20 – 30 năm, chúng sẽ mất dần năng suất theo thời gian và rất
khó tiêu hủy. IRENA ước tính, cuối năm 2016, thế giới đã có 250 nghìn tấn pin năng
lượng mặt trời hết hạn và trở thành rác thải. Dự kiến đến năm 2050, số rác thải từ loại vật
liệu này sẽ đạt đến con số 78 triệu tấn. Các tấm pin năng lượng mặt trời có chứa chì,
cadmium và một số chất độc hại khác có thể gây ung thư.
Theo TS Ngô Đức Lâm, nguyên Viện phó Viện Năng lượng (Bộ Công thương),
trong các tấm pin quang điện có một số chất gọi là kim loại nặng, tuy chỉ 3 – 5% nhưng
không phân hủy được, khi ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước giống
tro xỉ từ các bãi than thải khi sử dụng nhiệt điện than.
Nhiều nhà khoa học môi trường và chuyên gia năng lượng đã cảnh báo về mức độ ô
nhiễm mà tấm pin này gây ra. Chất thải từ việc sản xuất và sau khi hết hạn sử dụng đều ở
mức báo động. Trong đó, chất thải nguyên liệu như axit suphua và phosphine rất độc hại
cho sức khỏe con người.
Theo thống kê, với hàng ngàn MW điện mặt trời đã vận hành và hơn 10.000MW
điện mặt trời đang đề nghị bổ sung quy hoạch, cả nước đã có hàng chục triệu tấm pin
đang hoạt động.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần của các tấm pin mặt trời bao gồm
khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Tuổi thọ
trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10 – 20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và
khu vực môi trường nơi triển khai dự án.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời có
thể gây ra một số tác động về mặt môi trường như chiếm diện tích đất và gây ô nhiễm
nhiệt, tác động tới thị giác của con người.

Trang
Việc sản xuất pin năng lượng mặt trời sử dụng một số kim loại nặng như Cd, Si, …
gây ảnh hưởng nhất định đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên do với
công nghệ hiện nay các pin này có tuổi thọ ngắn.
Về tổng thể, pin năng lượng mặt trời thải bỏ nếu chôn lấp không đúng quy định có
khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước do phát sinh kim loại nặng hoặc khí thải độc
hại. Trong trường hợp xảy ra cháy, các thành phần này có khả năng gay hại tới sức khoẻ
con người.

Hình 3. 2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ những tấm pin năng lượng mặt trời hết
hạn sử dụng
Cảnh báo nhiều hệ luỵ từ pin năng lượng mặt trời hết hạn
Chuyên gia người Đức tại Viện Quang điện Stuttgart cảnh báo: Các quốc gia nghèo
đang phát triển sẽ phải gánh chịu xử lý dòng chất thải độc hại nhiều hơn khi đa phần các
tấm pin đều là loại thứ cấp hoặc đã qua sử dụng.
Việc tái chế tốn kém hơn nhiều so với giá trị kinh tế của các vật liệu được thu hồi,
đó là lý do tại sao hầu hết các tấm pin mặt trời cuối cùng lại nằm trong các bãi chôn lấp.
Khu vực chôn lấp sẽ không trồng được cây cũng như sinh hoạt hàng ngày, điều này dẫn
đến lãng phí quỹ đất ngày càng nhiều.
Các quốc gia đều yêu cầu và khuyến khích nhà sản xuất cần phải có kế hoạch tái chế
cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều đó không thực sự được quan tâm nhiều. Nếu nhà
sản xuất pin mặt trời không tham gia các chương trình tái chế sẽ gây ra gánh nặng cho
chính phủ khi phải “dọn dẹp” rác thải từ pin mặt trời.
Trang
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các quốc gia nghèo và đang phát triển có nguy
cơ hứng chịu hậu quả cao hơn. Cả khách hàng và nhà sản xuất đều chỉ quan tâm đến chi
phí, họ muốn nó rẻ, hiệu suất cao.
Những tấm thu năng lượng “thứ cấp” thường bán cho các quốc gia có hệ thống xử lý
rác thải kém phát triển hơn. Ghana, Nigeria, Việt Nam, Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ là
những điểm đến chính của rác thải điện tử.
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2015,
khoảng 60 – 90% rác thải điện tử được buôn bán và vứt bỏ bất hợp pháp ở các quốc gia
đang và kém phát triển.
Các quốc gia luôn khuyến khích tái chế các tấm pin mặt trời để chúng không bị chôn
vùi trong các bãi rác. Tuy nhiên, cần có kinh phí đủ lớn cho tái chế. Do đó, cần cân nhắc
chi phí tái sử dụng và hiệu quả nặng lượng để cân nhắc có nên sử dụng tấm thu năng
lượng mặt trời hay không.

Hình 3. 3. Cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm pin năng lượng mặt trời gây ra
Bài toán chưa có lời giải
Tại Việt Nam, số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, đầu tư điện mặt trời đã bùng nổ
tăng cấp số nhân trong vài năm trở lại đây. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh năm
2016 mục tiêu điện mặt trời đạt 850 MW vào năm 2020, lên 4.000 MW vào năm 2025 và
12.000 MW năm 2030.

Trang
Tốc độ phát triển điện mặt trời như vũ bão nhưng vấn đề xử lý pin năng lượng mặt
trời khi hết hạn sử dụng lại chưa được quan tâm thỏa đáng.
Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp tại nghị trường Quốc hội mới đây đưa ra câu hỏi “Pin
điện mặt trời hết hạn sử dụng thì để làm gì? Được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để
nướng bò một nắng? …”. Nhưng giải đáp thắc mắc này của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp, Bộ
trưởng Bộ Công thương cũng chỉ có thể trả lời, trách nhiệm xử lý pin hết hạn sử dụng
thuộc về chủ đầu tư các dự án điện mặt trời.
Ông Võ Viết Cường – PGS. TS tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM cho
biết: “Mặc dù tấm Panel tới 20 năm nữa mới hư. Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta nên có
những quy định ràng buộc trách nhiệm nhà sản xuất, nhà cung ứng tấm Panel để họ có
trách nhiệm thu hồi, hoặc khuyến khích những nhà đầu tư tái chế”.
3.2 Công nghệ tái chế, xử lý phế thải điện mặt trời hiện nay trên thế giới
Việc tái chế tấm pin mặt trời không chỉ giúp xử lý nguồn rác thải từ các tấm pin đã
hết vòng đời mà còn mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế và khiến chúng trở thành những
sản phẩm “double green”.
Bài toán về rác thải pin mặt trời
Vài thập niên trở lại đây, điện mặt trời được phát triển nhanh chóng trên khắp thế
giới. Tốc độ tăng trung bình về công suất lắp đặt điện mặt trời đạt trên 40%/năm (giai
đoạn 2008-2018). Điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: tính kinh tế của điện
mặt trời ngày càng cao, đã có thể cạnh tranh với năng lượng hóa thạch; công nghệ đơn
giản và ngày càng được tối ưu; năng lượng mặt trời vô tận và phân bổ khá đều trên bề mặt
Trái Đất nên hầu như quốc gia, khu vực nào cũng có thể khai thác. Hiện điện mặt trời đã
đứng vị trí thứ 3 về tổng công suất lắp đặt, chỉ sau thủy điện và điện gió. Tổng công suất
lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên thế giới đã đạt 505 GW vào năm 2018 và được dự
báo sẽ tăng lên 2.630 GW vào năm 2030, đạt 6.400 GW vào năm 2050.
Sự phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn của điện mặt trời trên khắp toàn cầu
đặt ra bài toán về việc xử lý số lượng lớn các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi hết
vòng đời. Theo một số tính toán, nếu tính trung bình mỗi tấm pin mặt trời có công suất
300W và nặng 15kg thì với tổng công suất 505 GW, cần khoảng 1,7 tỷ tấm pin, tương
đương 25,5 triệu tấn vật liệu. Từ dự báo công suất điện mặt trời, đến năm 2030 sẽ có 131
triệu tấn vật liệu rác thải pin mặt trời và con số này sẽ lên đến 323 triệu tấn vào năm 2050.

Trang
Hình 3. 4. Điện mặt trời đang phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới
Nhiều lợi ích từ việc tái chế tấm pin mặt trời
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quang năng, các tấm pin năng lượng mặt trời
hoàn toàn có thể tái chế với tỷ lệ rất cao. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế,
môi trường mà còn một lần nữa khẳng định điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, các
tấm pin mặt trời là những sản phẩm “double green”: sau nhiều năm tạo ra điện sạch từ
quang năng tiếp tục được tái chế để làm ra những tấm pin mới hoặc sử dụng trong các
ngành công nghiệp khác.
Một tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm các vật liệu như sau:
Khung được làm bằng nhôm.
Kính loại cường lực, an toàn. Tế bào quang điện là tấm silic dạng tinh thể hoặc
màng silic mỏng. Tấm kính cường lực và tế bào quang điện thường được sản xuất từ cát
với thành phần chủ yếu là Oxit Silic – thường dùng để sản xuất các đồ dùng như chai lọ
thủy tinh đựng thức ăn…
Phim EVA: là loại vật liệu polymer kết hợp giữa Ethylene và Acetate, được sản xuất
qua phản ứng trùng hợp dưới áp suất rất cao, đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành may
mặc, giày dép, công nghiệp phụ trợ….
Lớp phủ polymer: thường sử dụng PVF – là một vật liệu được sử dụng trong nội thất
máy bay, làm áo mưa… Một số loại tấm pin cao cấp hơn thì sử dụng kính cường lực (loại
double glass).

Trang
Hộp nối điện: Vỏ hộp dùng loại polymer chịu nhiệt, chịu lửa, chịu thời tiết, chống
tia UV… Các đầu nối trong hộp thường làm bằng đồng thau, phủ bạc hoặc thiếc.
Các dây dẫn làm bằng đồng hoặc bạc.
Trong một tấm pin năng lượng mặt trời, tấm kính cường lực thường nặng nhất:
~65%; sau đó tới khung: ~20%; rồi đến các tế bào quang điện: 6 – 8%, cuối cùng là các
thành phần còn lại. Tổng khối lượng của tấm kính, khung và tế bào quang điện chiếm
khoảng 91 – 93% khối lượng của toàn bộ tấm pin năng lượng mặt trời. Như vậy, phần lớn
các vật liệu trong một tấm pin mặt trời là có thể tái chế, thu hồi để tái sản xuất.
Công nghệ xử lý, tái chế tấm pin mặt trời hiện nay kết hợp các công nghệ Vật lý,
công nghệ Nhiệt và công nghệ Hóa học:
Đầu tiên, người ra dùng công nghệ Vật lý để tách các thành phần của tấm pin như
khung nhôm, các hộp nối điện, dây dẫn… Phần nhôm sẽ được tái luyện để tiếp tục sử
dụng. Các thành phần còn lại có thể được nghiền vụn để phân tích và xử lý thích hợp.
Sau đó, công nghệ Nhiệt sẽ được áp dụng để nung, ủ các thành phần tấm pin trong
lò nhiệt, làm nung chảy các thành phần như keo EVA để thu hồi các dây hàn nối, tấm
kính, các silicon… để tái sử dụng.
Công đoạn cuối cùng là sử dụng các hóa chất như chất hòa tan, chất ăn mòn, chất phản
ứng khử… để xử lý và thu hồi các thành phần còn lại của tấm pin.

Hình 3. 5. Công nghệ, quy trình xử lý, tái chế tấm pin mặt trời đã hết vòng đời

Trang
Chính vì vậy, các tấm pin mặt trời không sử dụng nữa (do hết vòng đời hoặc hỏng hóc)
chính là tài nguyên làm vật liệu đầu vào sản xuất các tấm pin mới hoặc cho các mục đích
khác (hầu hết được tái sử dụng để tiếp tục sản xuất tấm pin mới). Việc tái chế tấm pin mặt
trời sẽ giúp ngành công nghiệp điện mặt trời ngày càng phát triển. Dự kiến đến năm 2050,
sẽ có 2 tỉ tấm pin năng lượng mặt trời mới được sản xuất hoàn toàn từ nguồn vật liệu tái
sử dụng này. Điều này có nghĩa là sẽ có 630 GW năng lượng sạch được sản xuất nhờ
nguồn vật liệu tái chế. Ngoài ra, các nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời cũng tạo
thêm nhiều cơ hội việc làm cho con người.

Hình 3. 6. Lợi ích của việc tái chế pin mặt trời
Xu hướng trên thế giới
Trên thế giới, EU là khu vực đầu tiên ban hành các luật về phế thải điện mặt trời
(Thông tư WEEE). Luật này bao gồm các vấn đề như thu gom, tái chế, tái sử dụng các
tấm pin mặt trời phế thải, trách nhiệm của các nhà sản xuất, cung cấp tấm pin. Với các
tấm pin mặt trời không còn sử dụng, EU quy định tỷ lệ tái chế / tái sử dụng là 85%/80%.
Anh, Đức, Sec… là những quốc gia tiên phong thực hiện thông tư này.
Hiện nay, đã có nhiều nhà máy xử lý các tấm pin mặt trời cũ với tỷ lệ tái chế lên đến
96%. Nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu các công nghệ để việc tái chế tấm pin năng
lượng mặt trời ngày càng hiệu quả, chi phí thấp, rút ngắn thời gian tái chế… Chẳng hạn
như, năm 2018, Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia đã mở nhà máy tái chế tấm
pin mặt trời tại Rousset, miền Nam nước Pháp. Đây là nhà máy tái chế tấm pin mặt
trời đầu tiên của châu Âu. Trong nhà máy này, robot sẽ tiến hành tháo rời các tấm pin mặt
trời để thu hồi thủy tinh, silic, nhựa, đồng và bạc, nghiền nát thành các hạt có thể sử dụng
để chế tạo các tấm pin mới. Nhà máy đã hợp đồng với tổ chức phi chính phủ PV Cycle để
tái chế 1.300 tấn tấm pin mặt trời vào năm 2018. Mới đây, Veolia cho biết mỗi năm nhà
máy này có thể tái chế được 40 tấn tấm pin mặt trời. Tái chế 1 tấn tấm pin mặt trời tương
đương việc tránh được 1.2 tấn CO2 thải ra.

Trang
3.3 Phân tích quy trình công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời hiện nay
Hầu hết, các đồ dùng hiện nay, từ những gia đình bình dân đến cao cấp đều sử dụng
pin mặt trời. Pin mặt trời hiện đang là vật cung cấp năng lượng được mọi người dụng
nhiều trên toàn thế giới bởi tính thuận tiện và giá cả hợp lí của chúng. Tuy nhiên, hiện nay
có hàng chục tấn pin thải ra môi trường. Điều này gây ra những mối hại đối với con người
cũng như môi trường bởi trong pin mặt trời có chứa một số kim loại nặng và chất gây độc
hại. Do đó việc tái chế pin mặt trời là vấn đề cần quan tâm không chỉ của một quốc gia
mà của toàn cầu.
Tái chế pin mặt trời là gì?
Tái chế pin mặt trời là việc xử lí pin và tái sử dụng chúng để giảm số lượng pin
được xử lí như chất thải rắn đô thị. Pin được xử lí như chất thải rắn đô thị có thể gây ra
những mối lo ngại cho môi trường như ô nhiễm nước, ô nhiễm đất. Nguyên nhân là do
một số kim loại nặng và những chất độc hại chứa trong pin gây ra. Do đó, pin cần được
tái chế để bảo vệ môi trường và sức khỏe.
Quy trình tái chế pin mặt trời
Hầu hết các loại pin đều có thể tái chế được. Người ta xác định có khoảng 99% các
loại pin như Axit – chì đã được tái chế thành công và đem lại hiê ̣u quả cao. Chúng ta cũng
có thể tái chế các loại pin khác như: lithium – Ion, niken, cadmium, niken kẽm, hydrua
kim loại niken, ...

Trang
Hình 3. 7. Quy trình tái chế pin mặt trời

Trang
Tái chế pin Axit- chì
Giai đoạn 1: Thu gom
Pin được tập hợp tại các điểm thu gom và xử lí chất thải. Sau đó chúng được đưa về các
nhà máy tái chế để xử lí.
Giai đoạn 2: Nghiền
Sau khi được đưa đến các nhà máy tái chế, pin được đưa vào trong máy nghiền. Máy sẽ
nghiền các tấm pin đã vỡ vụn thành các mảnh vỡ nhỏ hơn, li ti.
Giai đoạn 3: Sắp xếp
Các mảnh vỡ đó sẽ được lấy ra khỏi máy nghiền ở giai đoạn 2 thông qua thùng chứa. Sau
đó, tiếp tục công đoạn chia tách ra các thành phần có trong pin. Các chất như chì và kim
loại nặng được tách ra khỏi nhựa.
Giai đoạn 4: Sàng
Các mảnh vỡ polypropylen sẽ được tách ra cùng với chất lỏng đã trải qua giai đoạn sàng
lọc, chỉ để lại các kim loại nặng và chì. Sau đó các mảnh polypropylen được xử lí sạch,
tiếp tục dây chuyền để đi đến sản xuất vỏ pin mới.
Giai đoạn 5: Luyện kim
Các kim loại và khoáng chất có trong pin được chiết xuất ở giai đoạn này. Ở giai
đoạn này, pin tái chế được chiết xuất chì và các kim loại nặng từ các cặn pin ở giai đoạn
thứ 4. Trong quá trình thủy luyện, họ dùng hóa học nước, mô ̣t loại hoá chất để bổ sung
chất pyrometallemony tạo điều kiện, làm chất xúc tác để biến đổi hóa học cũng như vật lý
nhằm mục đích phục hồi chì và các kim loại có giá trị còn tồn tại. Ở giai đoạn này bao
gồm những quá trình: vôi hóa, rang, nấu chảy, tinh tế để lấy sản phẩm cuối cùng là chì.
Tiếp theo, người ta tiến hành công đoạn rửa rồi sấy khô miếng nhựa polypropylen.
Sau đó các sản phẩm sau cùng được đưa đến để tái chế nhựa và sản xuất vỏ pin mới. Mặc
khác, những tấm nhựa này cũng có thể bán cho những nhà máy sản xuất nguyên liệu
nhựa.
Quá trình tiếp theo là luyện kim, sẽ được diễn ra sau khi các vật liệu chì đã được làm
sạch nhờ các công đoạn trước đó. Nó bao gồm quá trình nung và nấu chảy.
Thông qua xử lí hóa chất và làm sạch các loại bỏ tạp chất, chì nóng chảy sẽ được
tinh chế. Chì nóng chảy được đổ vào khuôn phôi và làm nguội. Sau khi làm nguội, chúng
được lấy ra khỏi khuôn và đưa đến những nhà máy sản xuất pin. Ở đây chúng được tái sản
xuất thành các tấm pin mới và các thành phần pin khác.
Pin Axit cũ được xử lí theo hai cách
Cách thứ nhất: Trung hòa axit bằng các hợp chất cơ bản công nghiệp biến axit thành
nước. Nước được làm sạch, xử lý và kiểm tra để đảm bảo nó tuân thủ các tiêu chuẩn
nước, sau đó nó được thải ra hệ thống thoát nước công cộng.

Trang
Cách thứ hai: Pin axit cũ cũng có thể được chuyển đổi thành chất natri sunfat. Natri
sunfat là một loại bột trắng không mùi được sử dụng để sản xuất bột giặt, dệt may và thủy
tinh. Ngoài ra, axit có thể được tái sử dụng để sản xuất các sản phẩm pin mới thông qua
quy trình tái chế chuyên dụng.

Hình 3. 8. Ắc quy axit- chì là một loại pin mặt trời


Tái chế pin Kẽm không khí / Kẽm Carbon
Có 99% loại pin này được tái chế. Các bộ phận pin được phân loại thành ba sản
phẩm cuối. Đó là các chất như: mangan, thép, ... Các chất này được tái sử dụng. Những
sản phẩm mới sẽ được tạo thành nhờ những chất này.
Tái chế pin lithium-ion, niken, niken-cadmium
Các thành phần pin này được tái chế thành các sản phẩm tái sử dụng lên đến 99.9%.
Nhựa được tách khỏi các thành phần kim loại trước khi nấu chảy. Các mảnh kết được tái
sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật liệu tương ứng. Các chất còn lại sẽ được đưa vào quá
trình đun ở nhiệt độ cao. Kết thúc quá trình, các kim loại như sắt, mangan, niken, crom sẽ
được thu lại. Quá trình luyện kim rất cần những kim loại này. Tất cả những chất này sẽ
được mang đến những nhà máy để sản xuất ra những sản phẩm mới.
Tái chế pin lithium
Các thành phần có trong pin được giải phóng nhờ tác động của lực. Những mảnh
nhựa được loại bỏ. Những thành phần bên trong sẽ bị nghiền nhỏ. Các chất điện giải sẽ
trung hòa các mảnh vụng trong nước. Các kim loại màu được tách ra. Các kim loại phế
liệu được rửa sạch sau đó được sử dụng để sản xuất vật liệu mới hay bán cho những nhà
máy sản xuất nguyên liệu. Carbon và Lithium sẽ được thu hồi trong những dung dịch sót
lại. Chúng được chuyển đổi thành lithium carbonate.  Đây là chất thường được dùng để
sản xuất phôi kim loại giấy bạc và cho pin.

Trang
Tái chế pin thủy ngân
Do độc tính cao của kim loại nặng có trong pin thủy ngân, nên việc xử lí chúng cần
rất thận trọng. Quy trình tái chế của 2 chất Hydro và Pyro trong luyện kim phải được
kiểm soát cao. Thủy ngân đã qua sử dụng được tái sản xuất thành các thủy ngân mới. Nó
có thể sử dụng trong nha khoa và dụng cụ đo lường, ... Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu
ý đối với việc tái chế pin thủy ngân. Ở một số quốc gia, việc sản xuất pin thủy ngân bị cắt
giảm thậm chí bị cấm do nguy cơ độc hại của nó gây ra cho môi trường và sức khỏe con
người.
Việc tái chế pin mặt trờicquả thật đã mang lại nhiều lợi ích cho con người cũng
như môi trường. Đối với con người là vấn đề sức khỏe sẽ được đảm bảo hơn. Và đối với
môi trường thì hạn chế sự ô nhiễm do pin mặt trời đã qua sử dụng gây ra.
3.4 Đánh giá triển khai công nghệ tái chế cho hiệu suất cao
Đặt ra vấn đề xử lý tấm thu năng lượng mặt trời sau khi hết thời gian sử dụng từ bây
giờ là việc cần thiết. Công nghệ hoàn toàn làm được và các doanh nghiệp nên đón đầu cơ
hội kinh doanh mới.
Hết vòng đời, tái chế lấy tiền
Là người nghiên cứu về năng lượng tái tạo, PGS.TS Võ Viết Cường (Khoa Điện -
Điện tử, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) chia sẻ: “Chúng ta phải xác định được rằng,
không có gì là sạch tuyệt đối cả. Nhưng năng lượng mặt trời giảm hệ số khí thải đến 90%
so với các nguồn năng lượng truyền thống”, ông Võ Viết Cường nói.
Dẫn chiếu các quy định từ các nước phát triển, PGS.TS Võ Viết Cường thấy rằng
vấn đề tái chế tấm thu năng lượng mặt trời đã được nhiều nước châu Âu đưa ra rõ ràng, cụ
thể và bắt buộc thực hiện.
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu lần lượt thông qua các quy định về tái chế
tấm năng lượng mặt trời là Anh, Đức, Séc, ...

Trang
Hình 3. 9. Tấm thu năng lượng mặt trời hoàn toàn tái chế được 90-95%
Theo đó, các nhà sản xuất phải cung cấp tất cả dữ liệu về tấm panel mặt trời; thúc
đẩy tái sử dụng các tấm panel năng lượng mặt trời; ít nhất 75% (tính theo trọng lượng)
của các mô đun nhà sản xuất bán ra phải được phục hồi; ít nhất 65% (theo trọng lượng)
trải qua quá trình tái chế; chịu sự giám sát của Viện nghiên cứu và bảo vệ môi trường
quốc gia Ý; hàng năm gửi báo cáo chi tiết cho Bộ môi trường và bảo vệ lãnh thổ và biển
về số lượng và chủng loại thiết bị điện và điện tử trên thị trường, chuẩn bị tái sử dụng, tái
chế và thu hồi.
“Thế giới có đầy đủ công nghệ bóc tách, tái chế, xử lý tận cùng những điều người ta
tạo ra. Quản lý nhà nước làm rất rõ, nhà sản xuất tạo ra sản phẩm thì phải có trách nhiệm
thu hồi về. Nếu không làm được thì sẽ bị phạt”, vị này chia sẻ.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Võ Viết Cường, một dự án điện mặt trời vẫn tạo ra
C02 như bình thường. Tính toán của ông cho thấy, hệ số khí thải của ngành điện Việt
Nam (tùy cơ cấu các nguồn điện) khoảng 120-130 gam cacbon trên 1 kwh điện. Trong
khi đó, với điện mặt trời (phát sinh khí thải từ khai thác nguyên vật liệu thô, sản xuât
ra tấm thu năng lượng, tái chế) khoảng 10 gam cacbon/kWh. Như vậy, có thể giảm ít
nhất 90% lượng khí thải so với các nguồn điện truyền thống. 
Ở khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước đi trước Việt Nam về phát
triển năng lượng mặt trời. Ở Hàn Quốc, năm 2017 Bộ thương mại, công nghiệp và năng
lượng đã thành lập một cơ sở tái chế chất thải mô đun PV ở phía bắc tỉnh Chung cheong.
Ở Mỹ và Malaysia đã thành lập các nhà máy First Solar sử dụng phương pháp tái chế với
tỷ lệ thu hồi 95% cho Cd và 90% đối với thủy tinh.
Theo PGS.TS Võ Viết Cường, các nhà máy tái chế tấm thu năng lượng mặt trời
đang có công suất 4 – 14% tổng công suất đang lắp đặt. Lý do con số này đạt thấp là bởi
đây là loại hình năng lượng mới bùng nổ, 20 năm nữa nhu cầu xử lý tấm thu năng lượng
mặt trời sẽ tăng mạnh, nhất là từ 2030-2050.
Siết chặt quy định: Biến rác thành tiền
Điện mặt trời mới thực sự bùng nổ ở Việt Nam trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên,
những câu hỏi về việc xử lý tấm thu năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng sau 15 – 20 năm
đã xuất hiện. Điều này cho thấy nhận thức xã hội đã khác, nhất là về vấn đề môi trường.
Việc đặt vấn đề sớm như vậy cũng góp phần đưa ra những giải pháp để Việt Nam chủ
động trong việc xử lý những mặt trái của năng lượng mặt trời.
Thực tế tại Việt Nam, những quy định cụ thể liên quan đến việc xử lý tấm thu năng
lượng mặt trời đã có. Điều này được thể hiện tại Thông tư 18/2020 của Bộ Công Thương
quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt
trời, trong đó điều khoản yêu cầu về môi trường nói rõ: Trong quá trình vận hành hoặc khi

Trang
kết thúc dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà, bên bán điện có
trách nhiệm thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư,
thiết bị của các công trình điện mặt trời theo đúng quy định của pháp luật.

Hình 3. 10. Không nên quá lo ngại với việc xử lý các tấm thu năng lượng mặt trời
khi hết hạn sử dụng.
Một số ý kiến cho rằng quy định như vậy là khá chung chung và không có nhiều sự
ràng buộc.
Trước các ý kiến này, chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục
trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng: Vấn đề thu hồi
pin hết hạn sử dụng hiện nay có quy định trong Thông tư 18 cũng như các hợp đồng mẫu
trong thông tư 18, quy định chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm thu gom và xử lý.
Tuy Thông tư 18 không đề cập đến chế tài trong trường hợp chủ đầu tư không tuân
thủ chấp hành, song, theo ông Dũng, Luật Xây dựng cũng như các nghị định hướng dẫn
Luật xây dựng nêu rất rõ vấn đề này. Cụ thể, các công trình hết thời hạn, chủ đầu tư các
công trình nói chung chứ không chỉ các công trình điện mặt trời hay thủy điện đều phải có
trách nhiệm tháo dỡ và xử lý mặt bằng nhà máy đã xây dựng.
Nhấn mạnh chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, lãnh đạo Cục Điện lực và
Năng lượng tái tạo lưu ý, vai trò của Nhà nước là xây dựng các hệ văn bản để doanh
nghiệp tuân thủ, thực hiện, “chứ không phải lúc nào Nhà nước cũng đứng ra thực hiện”.
Điều này có nghĩa, không thể quy định chủ đầu tư phải nộp tiền trước để sau này Nhà

Trang
nước có nguồn thực hiện xử lý các tấm năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng như một số ý
kiến đưa ra.
Mặt khác, công nghệ hoàn toàn xử lý được các tấm thu năng lượng mặt trời sau khi
hết hạn sử dụng, hoàn toàn không phải là “chỉ có vứt đi, không thể tái chế”.
“Đã có những công ty ở Mỹ, Pháp xử lý những tấm thu năng lượng mặt trời. Khoa
học công nghệ trong lĩnh vực này đang tiến bộ rất nhanh, tin tưởng rằng khoảng 20 năm
nữa khi chúng ta có những tấm pin thải ra từ nhà máy, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn
toàn làm được. Tôi có tiếp xúc với một số doanh nghiệp, họ nói muốn đầu tư vào lĩnh vực
này nhưng thị trường còn nhỏ quá nên chưa thể làm. Tuy nhiên trong tương lai, họ sẽ coi
đó là một lĩnh vực kinh doanh tốt”, ông Hoàng Tiến Dũng chia sẻ.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo khẳng định tấm thu năng lượng
mặt trời có tỷ lệ tái chế rất cao. Trong đó, vật liệu thu hồi có giá trị lớn nhất là Bạc (Ag),
tuy trọng lượng không nhiều nhưng tỷ lệ trong giá thành là trên 50%. Vì vậy, cơ quan nhà
nước hoàn toàn có thể đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà
máy tái chế tấm thu năng lượng mặt trời ở Việt Nam.
3.5 Công nghệ tái chế pin nào phù hợp cho Việt Nam
Xử lý pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng: Cần hình thành ngành công nghiệp
tái chế
Cần ràng buộc và tăng trách nhiệm của các nhà sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, gắn sự tham gia của nhà sản xuất, chủ đầu tư các dự án vào cả vòng đời của hệ
thống pin năng lượng mặt trời
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, nhưng nhu cầu sử dụng
điện của người dân và doanh nghiệp vẫn ngày càng tăng cao, việc sử dụng các nguồn
năng lượng mới là xu hướng tất yếu.
Trong khi thủy điện và điện gió phát triển không thuận lợi như mong đợi, thì điện
mặt trời đóng vai trò quan trọng của ngành năng lượng Việt Nam, vì nhiên liệu là nguồn
năng lượng mặt trời vận hành không phát thải bất kỳ khí hay bụi nào, không có tiếng ồn…
Có chăng, các nhà máy điện mặt trời chỉ “thải” ra các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng
sau khi các nhà máy ngừng hoạt động.
Điều này đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược
phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó cần phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng loại hình năng lượng, ưu tiên khai
thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng
lượng sạch; Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường...

Trang
Hình 3. 11. Phát triển điện mặt trời cần đi đôi với trách nhiệm thu gom, xử lý các
tấm pin mặt trời sau sử dụng
Cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi của Đảng và Chính phủ, năng lượng tái tạo
(đặc biệt là điện mặt trời) trở thành điểm sáng, đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng
hóa nguồn điện, đảm bảo năng lượng trong các giai đoạn tới. Cụ thể, theo Quyết định số
2068/QĐ-TTg, điện năng sản xuất từ điện mặt trời đến các năm 2030 và 2050 sẽ lần lượt
là 35,4 tỷ kWh và 210 tỷ kWh. Tương ứng với các sản lượng điện mặt trời nói trên thì
công suất lắp đặt điện mặt trời đến các năm 2030 và 2050 lần lượt vào khoảng 29.000
MWp và 170.000 MWp. Trung bình một nguồn điện mặt trời công suất 1 MWp sẽ thải ra
gần 70 tấn phế thải sau khoảng 20 - 25 năm kể từ ngày nguồn bắt đầu phát điện. Dự báo
lượng pin mặt trời phế thải đến năm 2030 và đến năm 2050 lần lượt là khoảng 2 triệu tấn
và 12 triệu tấn.
Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách Công
thương (VIOIT- Bộ Công thương) cho rằng, bên cạnh những lợi ích tích cực do điện mặt
trời mang lại, loại hình năng lượng này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì
vậy ngay từ bây giờ, Nhà nước cần sớm có các giải pháp quản lý, thu gom và xử lý nguồn
rác thải từ tấm pin mặt trời này.
Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, công suất điện mặt trời đạt
khoảng 18,89GW, còn năm 2045 dự kiến khoảng 53GW. Nếu các con số trên trở thành
thực tế thì khối lượng tích lũy chất thải tấm pin ước tính 404 ngàn tấn vào 2035 và vào
khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045. Khối lượng này khá nhỏ, chỉ bằng khoảng 11% lượng
tro xỉ nhiệt điện than ở Việt Nam hiện nay, khoảng 17 triệu tấn.
Trang
Nếu chỉ nhìn vào khối lượng tấm pin mặt trời thải ra, dễ khiến nhiều người nghĩ
rằng, sau khi các nhà máy điện mặt trời kết thúc hoạt động (khoảng sau 20-25 năm), rác
thải từ các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng sẽ là khổng lồ và có thể gây ra thảm họa về
môi trường.
Song trên thực tế, phần lớn các vật liệu dùng để sản xuất thành các tấm pin mặt trời với
thành phần chủ yếu gồm kính, nhôm, silic, keo EVA… là các vật liệu không độc hại,
thậm chí có thể xử lý, tái chế, thu hồi để sử dụng lại cho sản xuất tấm pin mặt trời mới,
vừa không tạo ra phế thải gây ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên
thiên nhiên cũng như năng lượng rất lớn này.
Tuy nhiên, việc xử lý, tái chế các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng cần đầu tư khá
lớn về kinh phí và năng lượng. Nhưng nếu so sánh lượng vật liệu thu hồi được để sử dụng
lại với kinh phí và năng lượng cho việc khai thác khoáng sản và tinh luyện chúng cho sản
xuất tấm pin mặt mới thì việc xử lý, tái chế các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng kinh tế
hơn nhiều, nhiều chuyên gia bày tỏ.
Chia sẻ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, ông Đào Trần Nhân, Hiệp hội
Thông tin tư vấn kinh tế thương mại (VICETA) dẫn chứng, Hoa Kỳ không đưa pin điện
mặt trời vào diện kiểm soát chất thải nguy hại, họ xem pin điện mặt trời là tài nguyên.
Cách xử lý pin mặt trời của Hoa Kỳ chủ yếu là tách các thành phần vật liệu ra để tái sử
dụng.
Còn Thụy Sỹ lại đề cao vai trò của nhà đầu tư và công ty chuyên xử lý môi trường,
thông qua công nghệ tái chế, tận dụng những vật tư linh kiện còn giá trị sử dụng và tiêu
hủy những vật tư không còn giá trị. Đặc biệt có thể dùng các tấm pin năng lượng mặt trời
làm nguồn nguyên liệu chế tạo pin xe điện (như ô tô, xe máy) …
Các chuyên gia cũng thống nhất rằng, cần ràng buộc và tăng trách nhiệm của các
nhà sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gắn sự tham gia của nhà sản xuất, chủ đầu
tư các dự án vào cả vòng đời của hệ thống pin năng lượng mặt trời. Đây cũng chính là
những tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp tái chế tấm pin
mặt trời trong tương lai, hoàn thiện nền kinh tế tuần hoàn.

Trang
CHƯƠNG 4.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.1 Kết luận
Trên đây là một số ứng dụng của PMT, chúng ta có thể thấy những lợi ích mà chúng
đen lại cho con người. Có thể nói PMT là nguồn năng lượng lí tưởng thay thế cho các loại
năng lượng truyền thống như: than đá, dầu mỏ, khí đốt…
Vì vậy tập trung nghiên cứu và mở rộng thị trường loại năng lượng này là rất cần thiết
nhất là khi thế giới đang trong tình trạng thiếu hụt năng lượng như hiện nay.
Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về PMT và đã đạt được các kết quả sau:
- Trình bày được tổng quan về PMT, đặc điểm thiết kế chế tạo pin năng lượng mặt
trời cũng như các ứng dụng và lợi ích khi sử dụng PMT
- Một vấn đề quan trọng nữa là vòng đời của PMT và công nghệ tái chế PMT khi nó
đã hết hạn sử dụng.
- Phân tích hiện trạng tái chế PMT ở Việt Nam và các nuoc81 trên thế giới
4.2 Hướng phát triển
Do quy trình công nghệ chưa có và nếu có thì chi phí sẽ rất đắt nên Việt Nam chưa
thể tái chế pin mặt trời. Thay vào đó, pin mặt trời thải loại ở Việt Nam sẽ được phân tích,
nhằm xác định thuộc nhóm chất thải thông thường hay chất thải rắn nguy hại, để có biện
pháp xử lý phù hợp.
Do thời gian có hạn nên nhóm thực hiện chỉ nghiên cứu trong phạm vi hạn hẹp.
Nhóm thực hiện sẽ nghiên cứu sâu hơn về công nghệ tái chế pin mặt trời tại Việt
Nam sao cho đem lại hiệu suất cao nhất.

Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Võ Viết Cường, Ths. Nguyễn Lê Duy Luân (2017), “Năng lượng mặt trời thiết
kế và lắp đặt”, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2. Trịnh Quang Dũng (1992), “Điện mặt trời”, NXB Khoa học kỹ thuật
3. TS. Hoàng Dương Hùng (2008), “Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng”,
NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt Nam.
4. Đặng Đình Thống, Lê Danh Liên (2005), “Cơ sở năng lượng mới và tái tạo”, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Một số trang web như sau:
- https://singaporemakers.com/10-loi-ich-cua-tam-pin-mat-troi/
- https://noithatdepgiare.vn/vong-doi-cua-pin-nang-luong-mat-troi-la-bao-lau.html
- https://moitruong.net.vn/pin-nang-luong-mat-troi-het-han-bai-2-bai-toan-moi-
truong-chua-co-loi-giai-dap/
- https://solare.vn/blogs/news/quy-trinh-tai-che-cac-loai-pin-dien-nang-luong-mat-
troi
- https://www.newenergysolar.com.au/renewable-insights/renewable-energy/solar-
panel-recycling
- https://www.intechopen.com/books/solar-panels-and-photovoltaic-materials/a-
review-of-recycling-processes-for-photovoltaic-modules
- https://viettelaio.com/cung-kham-pha-cach-tai-che-pin-nang-luong-mat-troi
- https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/co-hoi-kiem-tien-tu-tai-che-tam-thu-
nang-luong-mat-troi-688860.html
- https://www.recyclingtoday.com/author/13071/
- https://www.greenmatch.co.uk/blog/2017/10/the-opportunities-of-solar-panel-
recycling
- https://thoibaonganhang.vn/xu-ly-pin-nang-luong-mat-troi-het-han-su-dung-can-
hinh-thanh-nganh-cong-nghiep-tai-che-114394.html

Trang

You might also like