Lịch Sử Trang Phục Việt Nam 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Lịch sử trang phục VN

3 giai đoạn: Lý Trần – Lê – Nguyễn

Sự thay đổi lần 1 (thay đổi chủ yếu trong cung đình): năm 1437 thời vua Lê Thái Tông xảy ra 1 cuộc tranh
cãi giữa phe bảo thủ muốn giữ chế độ cổ Trần – Hồ và phe cấp tiến muốn du nhập chế độ áo mũ triều
nghi mới của nhà Minh, đứng đầu 2 phe là Nguyễn Trãi và Lương Đăng. Do sự khuyết thiếu sử liệu và sự
chần chừ của Nguyễn Trãi, vua Lê Thái Tông đã chuẩn theo tấu nghị của Lương Đăng du nhập 1 phần chế
độ phẩm phục của nhà Minh

Sự thay đổi lần 2 (thay đổi cả ở trong cung đình lẫn dân gian): đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, năm
1744 chúa tự ý xưng vương. Và với tâm lý muốn độc lập hoàn toàn một cõi, nên bên cạnh những cải
cách về chính trị - xã hội, ông cũng tiến hành những cải cách trang phục ở Đàng Trong, quyết thay đổi
nghi lễ, làm trang phục từ cung đình cho đến dân gian đều nhất loạt thay đổi.

Áo giao lĩnh

Áo giao lĩnh là
một dạng áo cổ nhất của văn hóa Đông Á, được dùng trong cả dân gian và cung đình. Loại áo này có cổ
áo giao nhau ở trước ngực, và vạt nằm trên sẽ chéo qua bên phải của người mặc, bên trái của người
nhìn. Từ xưa, loại áo này thường có nhiều kiểu ống tay áo, nhưng chủ yếu phân biệt ở dạng tay thụng
rộng hoặc tay hẹp bó sát.

Vì giao lĩnh là 1 dạng áo cổ xưa nhất phương Đông, nên nó được sử dụng cho cả trang phục của vua
chúa, cung đình.
Cao quý nhất là bộ áo Cổn Miện, xuất phát từ Chu lễ, được dùng làm lễ phục cho hoàng đế trong các dịp
trang trọng. Loại áo này được dùng trong thời Lý, Trần, đến Lê Trung Hưng thì bị phế bỏ nhưng thời
Nguyễn lại khôi phục lại.

Bộ áo Cổn miện

Cổn miện cũng được dùng cho hàng Vương công, đại thần, nhưng được phân biệt bằng số dây lưu ly ở
trên mũ: Hoàng đế 12 dây, Vương 9 dây, đại thần 6 hoặc 4 dây.
Cổn miện (衮冕) bao gồm hai thành phần cơ bản: mũ Miện (hay còn gọi là mũ Bình thiên, Bình miện, Lưu
miện) và áo Cổn (Long cổn, Cổn phục). Số lưu trên mũ Miện và số chương thêu trên Cổn phục chính là
điểm mấu chốt và quan trọng nhất để thể hiện uy quyền của người mặc. Các bậc Hoàng đế của Trung
Hoa và Việt Nam đội mũ Miện có 12 lưu rũ xuống trước mặt, 12 lưu rũ xuống sau gáy, mỗi lưu lại đính
12 viên ngọc; trên Cổn phục thêu đủ 12 chương. Chương là các hoa văn tượng trưng cho trời đất, vạn
vật: Nhật (mặt trời), Nguyệt (mặt trăng), Tinh thìn (sao), Sơn (núi), Long (rồng), Hoa trùng (chim trĩ),
Tông di (cốc dùng tế lễ ở Tông miếu có khắc hình hổ và khỉ), Tảo (thuỷ tảo), Hoả (lửa), Phấn mễ (Gạo),
Phủ (rìu), Phất (chữ Á). Các bậc Quốc vương (Triều Tiên) chỉ sử dụng mũ Miện 9 lưu, trên áo chỉ thêu 9
chương. Các bậc thấp hơn thường không được sử dụng Cổn miện hoặc có sự gia giảm số lưu và số
chương cho thích hợp với địa vị.

Cổn miện 12 dây lưu ly của vua Lý Cổn miện 9 dây lưu ly của vương công triều Nguyễn

Đối với phi tần cũng có 1 dạng giao lĩnh được chọn làm lễ phục đó là Địch Y. Giống với lễ phục Cổn miện
thì lễ phục Địch y cũng có một lịch sử rất ổn định. Được quy định trong Chu lễ, Địch y trở thành lễ phục
cao quý nhất và cũng mang tính chuẩn mực nhất của các bậc Hoàng hậu, Vương phi Á Đông.
Áo Địch y và các hàng thêu chim trĩ

Địch y vốn có màu đen huyền, thêu vẽ hoa văn chim trĩ. Về
sau sắc áo được chuyển thành màu xanh sẫm, trên thân áo
thêu các hàng hoa văn chim trĩ, viền tay áo và cổ áo đều
thêu rồng. Kiểu dáng Địch y là nhất quán, chỉ có số lượng
hàng chim trĩ sẽ thay đổi theo phẩm trật: bậc Hậu có 12
hàng, bậc Phi chỉ có 9 hàng.

Ở Việt Nam có ghi nhận sự xuất hiện loại áo này thời Lê sơ.
Các đời Lý, Trần khả năng lớn cũng có tồn tại loại áo này.
Đến thời Lê Trung hưng, phủ chúa Trịnh tiếm quyền Hoàng
đế gần như tuyệt đối - phục trang của Thiên tử thời Lê
Trung hưng cũng theo đó mà ngầm bị hạ bệ thông qua việc
bãi bỏ lễ phục Cổn miện tối cao quý, các quy định trang
phục cũng bị giản lược đi rất nhiều. Rất có thể trong thời
gian này, quy chế lễ phục Địch y của Hoàng hậu cũng theo
đó mà bị bãi bỏ. Còn sang thời Nguyễn chiếc áo này đã bị
thay thế bằng 1 loại áo khác là Phượng bào.

Áo Địch y của Hoàng thái hậu thời Lê


Phỏng dựng áo Địch y thời Lý

Tuy vậy với tầng lớp quan lại, áo giao lĩnh lại chỉ được đưa vào làm thường phục, thông thường là dạng
áo trơn màu. Duy có nhà Nguyễn lại kết hợp thêm quy chế bổ tử vào (bổ tử là 1 miếng vải vuông gắn
trước ngực áo có thêu các hình khác nhau để quy định cấp bậc).
Vua quan thời Lê với thường phục Thường phục của quan lại triều Nguyễn

Còn trong dân gian áo giao lĩnh có khá nhiều dạng khác nhau như vạt dài, vạt ngắn, tay thụng, tay chẽn,
và mặc phối nhiều lớp áo với nhiều lớp thường phía dưới (thường là 1 loại váy quây).

Cách mặc giao lĩnh quấn thường này còn được duy trì tại nước ta tới tận cuối thế kỷ 17, xuyên suốt các
thời Lý Trần Lê và có thể nói đây mới là kiểu trang phục lâu đời cũng như căn bản nhất của nước ta
xuyên suốt lịch sử.

Giao lĩnh trùm


Giao lĩnh thời Trần với kiểu tóc ngắn Giao lĩnh thời Lê với mũ Bình Đính

Dạng phục trang này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn ở cả Trung, Hàn, Nhật, song thay đổi qua
các thời kỳ và nhiều khác biệt về tiểu tiết có thể dùng để nhận dạng.

Điểm đặc biệt của giao lĩnh thời Lý Trần và Lê sơ là cổ rộng và cong võng xuống. Tuy nhiên đến Lê Trung
Hưng, do chịu ảnh hưởng của nhà Minh, cổ áo trở nên cao hơn và kín hơn.

Dạng mặc nhiều lớp áo cùng thường xếp lớp Sự khác nhau giữa giao lĩnh Việt thời Lê sơ với
giao lĩnh nhà Minh

Chiếc thường qua thời gian


cũng có sự biến đổi, thời kỳ
đầu thường nước ta cũng có
nếp gấp theo kiểu Trung
Quốc, nhưng dần về sau đến
khoảng thời Lê thì thường chỉ
còn dạng trơn không gấp nếp
nữa. Tạo nên sự khác biệt
giữa váy Việt Nam và váy
Trung Quốc, Triều Tiên.
Giao lĩnh thời cuối Lê với cổ áo khít hơn và thường không gấp nếp

Ngoài ra ở Việt Nam khi mặc nhiều lớp thường thì chiếc thường bên ngoài sẽ ngắn hơn chiếc thường
bên trong, để lộ hai lớp váy. Trong khi đó, ở Trung Quốc (cũng như Nhật Bản và Triều Tiên), chiếc
thường bên ngoài dài đến sát đất, che kín chiếc thường phía trong.

Tuy nhiên do những


cải cách trang phục
từ thời chúa Nguyễn
Phúc Khoát, áo giao
lĩnh trong dân gian
dần biến mất, chỉ còn
xuất hiện trong trang
phục cung đình,
chấm dứt cho thời
đại hoàng kim của
nó. Hiện nay nơi lưu
giữ lại chiếc áo này
tốt nhất có lẽ là trong
các chùa chiền với
chiếc áo tràng Phật
tử.

Áo tăng lữ thời Nguyễn với mũ Hiệp Chưởng Áo tràng Phật tử còn được sử dụng
. đến ngày nay

Áo viên lĩnh
Viên lĩnh có nguồn gốc từ áo của người Hồ du mục, về sau được người Trung Hoa tiếp thu và cải biến, áp
dụng làm quan phục cũng như 1 loại áo thường nhật trong dân gian vào giai đoạn Tùy - Đường, về sau
lan truyền sang các nước đồng văn như Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn. Cả nam và nữ đều có thể mặc
dạng áo này.

Áo viên lĩnh có cổ tròn, gài cúc bên vai phải. Dạng áo này tương tự như giao lĩnh, nhưng áo là dạng cổ
tròn thay vì cổ giao nhau, cũng có dạng vạt ngắn và vạt dài.

Cũng như giao lĩnh, áo viên lĩnh cũng có những biến thể, chủ yếu là ở hình dạng tay áo rộng hay chẽn.
Loại áo này cũng phối hợp với thường, phủ ra ngoài hoặc mặc bên trong tùy ý của người mặc. Tuy nhiên
viên lĩnh ít khi chỉ mặc 1 mình, mà nó thường được dùng làm bào phục, mặc ngoài 1 lớp áo giao lĩnh lót
lót trong

Tại Việt Nam, áo viên lĩnh cũng được sử dụng rất phổ biến. Trong cung đình, áo bào thiết triều của vua
quan Việt từ triều Lý đến Nguyễn hầu hết đều là viên lĩnh.

Tuy long bào các đời đều là áo viên lĩnh, những mỗi triều đại lại có 1 số khác biệt nhỏ. Thời Lý, Trần màu
trắng lại được coi là màu rất cao quý, nên triều phục của vua các thời đó đa phần là áo bào trắng, có
thêu long ổ. Sang đến thời Lê long bào lại đổi thành màu vàng. Thời Nguyễn cũng dùng tiếp màu vàng
nhưng thêu hoa văn nhiều màu sặc sỡ, đó cũng là đặc trưng của các loại bào phục triều Nguyễn. Dạng áo
trang trọng nhất của phi tần thời đó cũng là áo viên lĩnh, còn gọi là áo phượng bào.

Vua
Lý Chiêu Hoàng mặc long bào Long bào vua Lê
Long bào thời Nguyễn

Phượng bào thời Nguyễn

Áo bào triều phục cho quan cũng có những sự thay đổi theo thời gian. Quan lại thời Lý, Trần đều mặc áo
viên lĩnh trơn màu theo quy chế nhà Tống tuy nhiên có sự khác biệt về mũ, đến thời Lê thì áp dụng thêm
quy chế bổ tử của nhà Minh để chia phẩm cấp quan loại. Còn nhà Nguyễn thay vì chỉ gắn bổ tử, đã thêu
họa tiết khắp toàn bộ áo, tạo thành dạng áo mãng bào hoặc hoa bào.
Áo quan thời Lý với mũ Phốc Đầu Áo quan thời Trần với mũ Đinh Tự
Áo
quan thời
Lê với
mũ Ô Sa
Áo nữ
quan thời

Áo mãng bào thời Nguyễn


Áo mãng bào phục dựng

Ngoài ra áo của cung nữ, hay vũ công cũng có thể sử dụng viên lĩnh.

Áo
cung nữ thời Lê Áo vũ công thời Lê

Còn trong dân gian, vào thời Lý, Trần, áo viên lĩnh xuất hiện khá nhiều với 2 dạng thông dụng là dạng áo
viên lĩnh
tay
thụng 2
vạt, và viên
lĩnh tay
thụng xẻ 4
vạt
(còn gọi
là áo Tứ
Điên).
Áo viên lĩnh 2 vạt thời Lý Áo viên lĩnh 4 vạt thời Lý (áo Tứ Điên)

Trang phục của phụ nữ thời Lý qua miêu tả cũng rất giống đàn ông, đều là áo viên lĩnh đen bốn vạt, dưới
quây thường, chỉ có điều đàn ông quây thường ngoài quần dài hoặc khố thì phụ nữ quấn bên ngoài váy.

Vậy nhưng áo viên lĩnh đến thời Lê thì hiếm dần và biến mất hoàn toàn trong dân gian vào thời Nguyễn.

Áo lập lĩnh
Vào năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát với tâm lý muốn độc lập hoàn toàn một cõi, nên bên cạnh
những cải cách về chính trị - xã hội, ông cũng tiến hành những cải cách trang phục ở Đàng Trong.

Ông đã quy định toàn bộ người dân Huế và các vùng đất phía Nam nằm trong sự cai trị, cát cứ của ông
phải mặc kiểu áo mới: cổ đứng, cài khuy về bên phải, tay áo hẹp được gợi ý từ kiểu áo của nhà Minh, kết
hợp với chiếc quần hai ống. Nhờ những cải cách này mà chiếc áo ngũ thân cổ đứng, cùng biến thể của nó
là áo tấc đã được ra đời, 2 dáng áo này còn được gọi chung là áo lập lĩnh (áo cổ đứng).

Mặc dù triều Thanh và triều Nguyễn cùng học hỏi phần cổ đứng trên áo từ áo cuối triều Minh, nhưng
mỗi nơi lại đi theo 1 xu hướng khác nhau do mục đích học hỏi khác nhau. Triều Thanh ở vùng lạnh giá,
nên học Minh cốt là để sử dụng cái cổ đứng, vậy nên áo lập lĩnh của Thanh cổ thường dựng rất cao mà
đường kéo vạt áo thì biến đổi tùy ý, thường uốn lượn như 1 cách thức trang trí, có khi lại kéo chưa đến
nách, có khi lại là loại xẻ giữa. Triều Nguyễn thì lại chỉ muốn có chút khác biệt với kiểu áo thời Lê, nhưng
vẫn muốn bảo lưu nền tảng truyền thống, vậy nên cổ dựng không cao mà luôn thấp, còn lại thì không
khác gì áo viên lĩnh, vạt luôn kéo hẳn sang bên nách chứ không thay đổi tùy ý như áo nhà Thanh.

Áo ngũ thân có đặc điểm là cổ đứng, cài khuy bên phải, tay chẽn và có 5 thân (vì thời xưa công nghệ
chưa phát triển, khổ vải dệt từ tơ tằm chỉ được 30 cm đến 50 cm, khi may thành tà áo phải nối với nhau,
cho nên áo có tất cả là 4 vạt chính và một vạt phụ gọi là áo 5 thân).

Áo ngũ thân nam Áo ngũ thân nữ


Dạng áo này tuy được sử dụng từ tầng lớp bình dân đến quý tộc, nhưng chủ yếu chỉ là 1 dạng áo thường
phục. Khi gặp dịp quan trọng, người ta sẽ sử dụng áo tấc, chiếc áo ngũ thân lúc này lại trở thành 1 lớp áo
lót trong.

Về cơ bản, ác tấc có phần thân giống hệt áo ngũ thân, tuy nhiên ống tay lại dài và rộng khoảng từ 30 đến
50 cm, chiều dài tay áo tính cộng theo từ cổ tay dài ra thêm khoảng 40 đến 50 cm, tà áo dài không quá
gối 15cm. Vì áo có tay dài và tay tà áo rộng nên trong miền nam còn hay gọi đây là “áo rộng”.

Kiểu dáng của áo tấc khá chung tính nên có thể mặc được cho cả nam và nữ. Tuy nhiên áo 2 giới cũng có
khác biệt nhỏ, chủ yếu ở độ rộng tay áo và cổ áo. Tay áo của áo nữ thường sẽ rộng khoảng 30cm, áo
nam thì sẽ từ 40 đến 50cm. Cổ áo nữ cũng thường nhỏ hơn cổ áo nam khoảng 2cm.

Áo tấc chủ yếu được sử dụng trong tầng lớp trung lưu trở lên. Chính bởi đặc điểm của áo tấc là tay
thụng rộng và ống tay dài làm người ta khi vận áo, hai tay đều phải để trong tư thế cung thủ tạo ra sự

khiêm cung, trang nhã, đi đứng cũng phải rất cẩn trọng, nên dạng áo này được chọn để mặc trong
những dịp trọng đại "quan hôn tang tế" cùng các buổi lễ trang trọng khác.
Áo tấc nam nữ bằng vải sa

Áo
tấc bằng vải gấm Áo tấc bằng vải đũi

Áo ngũ thân và áo tấc gần như là 2 dạng áo chủ đạo thời Nguyễn, có lẽ cũng là dạng áo cổ quen thuộc
với người Việt nhất. Và hiện tại tuy không còn được sử dụng hàng ngày nữa, nhưng chúng vẫn còn xuất
hiện nhiều trong các dịp lễ hội truyền thống chứ không bị biến mất hoàn toàn.
Áo đối khâm

Chữ Khâm có nghĩa là


vạt áo trước. Đối
Khâm là dạng áo có
hai vạt trước đặt song
song nhau, thường để
buông thõng. Đây
cũng là 1 kiểu áo
khoác đã xuất hiện lâu đời và phổ biến ở tất cả các nước đồng văn.

Áo đối khâm có thể mặc phối với áo giao lĩnh và viên lĩnh là loại tiện phục cho cả quý tộc và tầng lớp
bình dân.

Áo đối
khâm phối với
giao lĩnh Áo đối
khâm phối với
viên lĩnh
1 số kiểu phối áo đối khâm khác

Đối khâm cũng có 1 số biến thể như là dạng áo bối tử (thời Tống), phi phong (thời Minh) là loại áo viền
cổ chỉ đến ngực và có dây buộc hoặc cúc cài ở giữa.

Áo bối tử
Cũng chính từ dạng áo đấy mà nhà Nguyễn đã tạo ra chiếc áo Nhật Bình, có cổ áo to bản tạo thành hình
chữ nhật trước ngực, dưới ức có dải vải buộc 2 vạt áo, bên trong thường mặc 1 áo ngũ thân lót. Đầu của
người mặc
được chít khăn
vành màu
xanh lam, vấn
khoảng 20 đến
30 vòng tùy theo
thứ bậc. Điểm chú
ý nhất ở Nhật
Bình là phần cổ
áo to bản ở hai
bên cổ vạt áo,
có thêu hình hoa
văn, khi ghép vào
tạo thành
một khối hoa
văn vuông
vức đẹp mắt ở
giữa ngực,
nên gọi là "Nhật Bình" (cổ hình chữ nhật).

Theo quy chế, đây là áo thường phục của Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Trưởng công chúa, Công chúa và
là áo triều phục của hàng Phi tần và mệnh phụ phu nhân (tức vợ các vị quan lại), được đặt định vào năm
1807 thời vua Gia Long và được duy trì cho đến cuối thời Nguyễn. Trang phục này có cấp cao hơn so với
áo tấc nữ, thể hiện vị trí, thứ bậc khá cao trong xã hội đương thời.

Vì là trang phục cung đình nên Nhật Bình có quy chế rất nghiêm ngặt và rõ ràng về cấp bậc người mặc
thông qua màu sắc và họa tiết trên áo. Màu vàng và cam được cho là tôn quý nhất và chỉ dùng cho áo
của Hoàng Hậu, Hoàng Thái Hậu. Công chúa thì được sử dụng màu đỏ, cung tần cấp cao thì đỏ hồng. Còn
các cung tần cấp thấp hơn cùng mệnh phụ quý tộc chỉ được dùng các màu tím hoặc xanh lá cây. Ngoài ra
còn có 1 dạng Nhật Bình đen chỉ dùng trong dịp tang lễ.

Về họa tiết thì chỉ từ Công chúa trở lên mới được thêu họa tiết phượng ổ trên áo, các cung tần khác chỉ
được thêu loan ổ, kèm theo họa tiết thủy ba phía dưới. Áo của mệnh phụ chỉ được dùng áo màu trơn,
cùng viền tay ngũ sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ hành, vạn vật tương sinh tương khắc (xanh - mộc, đỏ
- hoả, vàng - thổ, trắng - kim và tím - thuỷ).

Nhật Bình của Hoàng hậu, Công chúa cùng cung tần với họa tiết ổ tròn, viền tay áo ngũ sắc và họa tiết
thủy ba dưới vạt áo
Nhật Bình tím và xanh trơn của mệnh phụ quý tộc
Áo Nhật Bình đen

Ở trong dân gian vào thời Nguyễn, chiếc áo đối khâm còn tồn tại với tên gọi khác là áo tứ thân. Các vạt
của chiếc áo này được may khá mỏng nên khi cần có thể buộc 2 vạt đằng trước lại với nhau, vừa để làm
dáng vừa tiện cho làm việc. Tuy bị cấm dưới thời vua Minh Mạng nhưng nó vẫn tiếp tục được sử dụng và
là 1 trong số loại áo hiếm hoi còn được sử dụng đến giờ trong các làng quê Bắc Bộ.

Áo tứ thân có đai buộc Áo tứ thân có 2 vạt trước được buộc với nhau
Về phần hạ y thì trước năm 1744 phụ nữ miền bắc vẫn thường mặc váy. Tuy nhiên sau cải cách trang
phục năm 1744, của chúa Nguyễn Phúc Khoát, ra lệnh cấm phụ nữ mặc váy và được siết chặt thi hành
theo lệnh vua Minh Mạng, phụ nữ trung lưu trở lên gần như không còn sử dụng váy đụp hoặc quấn
thường nữa. Giờ đây tất cả nam nữ đều phải mặc quần. Chính vì thế các áo thời Nguyễn sẽ chỉ được mặc
với quần chứ không phối với bất kỳ loại váy nào.

“Tháng tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.”

Ca dao dân gian châm biếm lệnh cấm mặc váy của vua Minh Mạng

Về màu sắc của quần, thì vào thời kỳ đầu Nguyễn, cả nam và nữ giới đều chuộng mặc quần màu thẫm
hoặc màu đỏ. Tuy nhiên từ đầu thế kỷ 20 trở đi, với sự ảnh hưởng của Pháp, quần trắng trở nên thịnh
hành và ảnh hưởng đến cả trang phục áo dài hiện đại sau này.

Đầu tóc, mũ miện


Kiểu tóc các thời của nước ta đều khá đa dạng, tuy nhiên mỗi gian đoạn loại có những kiểu chủ đạo.

Vào thời Lý, búi tóc chuy kế rất thịnh hành cho cả nam lẫn nữ. Người ta cũng hay bọc búi tóc bằng vải
hoặc cài thêm trâm. Đến thời Trần, đàn ông lại ưa cạo trọc hoặc để tóc ngắn, dân ai cũng như sư cả.

Kiểu búi tóc chuy


kế và dùng vải bọc đầu thời Lý
Cắt tóc ngắn
hoặc cạo trọc thời Trần

Thói quen này tiếp tục được duy trì đến thời Lê sơ. Phải đến năm 1470, vua Lê Thánh Tông mới ra lệnh
cấm ”những người không phải sư sãi không được cạo trọc đầu”. Kể từ đây, tục cạo trọc trong dân gian
Việt Nam mới dần biến mất, và khoảng 200 sau đó, quan niệm của người Việt về tục cạo trọc đã hoàn
toàn thay đổi. Lúc này người ta lại cho rằng để đầu trọc là 1 hành động xúc phạm đến danh dự, và chỉ có
những kẻ phạm tội hình sự, khi bị bắt mới bị cạo trọc đầu.

Chính vì thế thay


vì cạo trọc hoặc
cắt ngắn, người
thời Lê lại rất
thích để tóc dài,
buông xõa trên
vai, có người còn
để tóc dài chấm
đất, càng dài
càng được coi là
đẹp.
1 số
kiểu
tóc
thời

Nam giới để tóc dài cùng mũ Bình Đính thời Lê Tân nương thời Lê để tóc dài cùng đính trang
. sức chuỗi hạt lên tóc

Tuy vậy người Việt thời


kỳ này còn tục cắt tóc
cạo vành tóc tròn trên
thóp. Hiện tại chưa có
bằng chứng giải thích
chắc chắn tục cạo tóc
này mang ý nghĩa gì,
nhưng phần lớn đang
nghiêng về 2 giải thuyết
là việc cạo tóc này để
phân biệt quân lính với
dân thường, hoặc 1 bộ phận người dân khi đó cạo tóc khi có tang, do đó thời kỳ có tang được gọi là thời
kỳ tang tóc.

Tục cắt tóc cạo vành tóc tròn trên thóp thời Lê

Ngoài ra thời Lê có thịnh thành trong dân gian 2 loại mũ là Bình Đính và mũ Đinh Tự. Mũ Đinh Tự vốn là
1 loại mũ xuất hiện vào thời Trần, dùng cho quan lại, nhưng sau dần phổ biến trong các tầng lớp dưới.
Mũ này cũng là loại mũ được sử dụng phổ biến trong quân đội nhà Lê.

Chữ Đinh nằm ngang

Mũ Đinh Tự
Mũ Đinh Tự dùng trong quân đội nhà Lê

Đến thời Nguyễn thì trong dân gian, với nam giới chỉ còn duy nhất kiểu búi tóc củ hành và vấn khăn đen.
Còn với nữ thì đa phần dùng khăn lươn, là một mảnh vải không quá dài, có độn tóc bên trong, được
quấn một vòng quanh đầu để giữ cho tóc được gọn.
Kiểu búi tóc củ hành và vấn khăn thời Nguyễn

số kiểu tóc nữ thời Nguyễn


Cùng với đó thì hệ thống nón lá thời Nguyễn lại rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau.

1 vài loại nón thời Nguyễn

You might also like