Ghinhanvaquanlydoanhthutrene Commerce 170826042511

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

GHI

NHẬN & QUẢN LÝ DOANH THU TRÊN E-COMMERCE



NMV hay doanh thu thuần là gì? Tính ra sao?
Sao doanh thu trên Seller Center cứ giảm hàng ngày?
Doanh thu nào là chính xác?


#ecommerce #made #easy #smartselling #banhangthongminh #powesell

Tuần vừa rồi thấy có nhiều bạn đưa ra quan ngại về việc quản lí tài chính. Hoang mang không biết lãi
lỗ ra sao.. Mà chưa cần nói đến lợi nhuận, riêng việc hiểu và ghi nhận doanh thu gian hàng cũng
chưa biết làm thế nào. Cuối cùng đóng cửa shop, kinh doanh offline cho khoẻ.

Thực ra quản lí tài chính cho shop online không quá khó, chỉ vì nó khác so với truyền thống mà lại
còn quá mới nên nhiều người thấy phức tạp. Bài này tôi sẽ chia sẻ một chút về cách ghi nhận doanh
thu chính xác trên e-commerce.

#1) Các cách ghi nhận doanh thu

Trong mô hình offline truyền thống các bạn bán hàng trực tiếp tiền trao cháo múc ngay tại cửa hàng.
Doanh thu ghi nhận ngay lập tức. Giao dịch về cơ bản rất đơn giản.

Trên thương mại điện tử thì khác cháo thì múc trước nhưng tiền thì chả biết bao giờ trao, thậm chí
có trao hay không. Giao dịch bắt đầu từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi khách hàng hài lòng với
sản phẩm. Quá trình này có thể diễn ra vài tháng, việc ghi nhận doanh thu ở mỗi thời điểm vì thế
cũng khác nhau. Về cơ bản sẽ có 3 cách ghi nhận doanh thu

• Doanh thu gộp (Gross Revenue / GMV): doanh thu ghi nhận tại thời điểm khách đặt hàng
• Doanh thu tạm tính (Current Revenue/ Valid Revenue): doanh thu ghi nhận từ những đơn
hàng chưa bị huỷ tại thời điểm hiện tại. Đây là doanh thu hiển thị ở Seller Center - vì thế nó
thay đổi mỗi khi có đơn hàng bị huỷ
• Doanh thu thuần (Net Revenue / NMV): doanh thu cuối cùng sau khi khách đã nhận hàng, và
qua thời hạn đổi trả. Đây là doanh thu thực của nhà bán hàng.

Các sàn thương mại điện tử thường dùng GMV để đưa lên báo chí, dùng NMV để quản lý hiệu quả
kinh doanh, và Current Revenue để báo cáo cho các nhà bán hàng.

#2) Các trạng thái của một đơn hàng

Có một sự khác biệt không hề nhỏ giữa Doanh thu gộp - Gross Revenue và Doanh thu thuần - Net
Revenue. Điều này giải thích tại sao Doanh thu tạm tính - Current Revenue trong Seller Center liên
tục giảm dần theo thời gian. Lí do như chia sẻ phần trên, quá trình giao dịch trên thương mại điện tử
kéo dài quá lâu, thậm chí đến tận 60 ngày. Trong khoảng thời gian này đơn hàng trải qua 7 trạng thái
(order status) cơ bản khác nhau

1. Order Created - Chờ xử lí: Khách hàng vừa đặt hàng, nằm trong seller center chờ xử lí
2. Order Verified - Đã xác nhận: Sau khi nhà bán hàng gọi điện xác nhận hoặc chấp nhận liều
đóng hàng
3. Ready to Ship - Sẵn sàng giao: Đóng hàng xong (theo lý thuyết), ấn nút sẵn sàng giao để chờ
đơn vị vận chuyển đến nhận
4. Shipped - Đã chuyển hàng: Giao hàng cho đơn vị vận chuyển, quá trình này có thể mất tới 45
ngày.
5. Delivered - Khách đã nhận: Gần như đã thành công, chỉ cần đợi qua thời hạn đổi trả.
6. Returned/Refurned - Đã đổi trả: Hàng bị trả lại vì hỏng hóc, hoặc khách hàng không hài lòng.

0. Cancelled - Đã huỷ: Trong quá trình chuyển trạng thái từ 1 tới 5. đơn có thể bị huỷ vì vô vàn
lí do khác nhau (lỗi hệ thống, khách đặt nhầm, khách đặt chơi, mất hàng, giao hàng thất bại,
khách đổi ý..)

Huỷ đơn là lí do chính của việc sinh ra nhiều cách thức ghi nhận doanh thu trên TMĐT. Tỉ lệ huỷ đơn
trung bình ở mỗi trạng thái sẽ khác nhau, và khác nhau đối với từng loại hàng hoá, từng phương
thức thanh toán, quy trình vận hành của từng nhà bán hàng… Đây là một chủ đề lớn mà tôi sẽ ko đi
sâu trong bài này, tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy tỉ lệ huỷ đơn của mỗi nhà khác nhau rất nhiều,
nên chú ý vào việc vận hành, các bạn có thể kiểm soát được 70% tỉ lệ huỷ đơn.

#3) Ví dụ về các cách ghi nhận doanh thu

Để cho dễ hiểu lấy 1 ví dụ doanh thu phát sinh được ghi nhận vào cuối mỗi ngày qua các trạng thái
như sau
• Ngày đầu: Khách đặt $1200 doanh thu gộp
• Ngày thứ 2: Xác nhận xong hết $1100, phải huỷ $100
• Ngày thứ 3: Đóng được hết $1000, khách huỷ, hoặc hết hàng phải thêm $100 -> tổng huỷ
$200
• Ngày thứ 4: Ship được $900, vì có thêm $100 khách huỷ -> tổng huỷ $300
• Ngày thứ 5: Khách nhận $800, giao hàng thất bại $100 -> tổng huỷ $400
• Ngày thứ 6: Khách bắt đầu trả $50, còn $750 tiền hàng khách đã nhận
• …
• Ngày thứ 20: Sau 14 ngày đổi trả, khách trả thêm $50, còn lại $700 doanh thu thuần

Tóm lại tỉ lệ doanh thu thuần của các bạn so với doanh thu gộp chỉ còn $700/$1200 tức là 58%. Và
con số này giảm dần trong vòng 20 ngày.



#4) Sử dụng doanh thu nào trong hoàn cảnh nào.

Tôi nhắc lại, các sàn thương mại điện tử thường dùng Doanh thu gộp - GMV để đưa lên báo chí,
dùng Doanh thu thuần - NMV để quản lý hiệu quả kinh doanh, và Doanh thu tạm tính - Current
Revenue để báo cáo cho các nhà bán hàng. Ngoài ra, họ còn có 1 chỉ số nữa gọi là Forecast NMV, để
dự báo NMV chứ không cần phải đợi hết 30 ngày, Forecast NMV sử dụng để ra các quyết định kinh
doanh - không ai đợi cả tháng rồi mới ra quyết định cả.

Đối với các nhà bán hàng, tôi nghĩ mình cũng nên như thế.
• Gross Revenue / GMV theo dõi cho vui, thi thoảng đi chém gió với báo chí, hoặc đi kêu gọi vốn
J
• Current Revenue: Theo dõi để biết được xu thế bán hàng thế nào, kế toán theo dõi để đối soát
theo các order status.
• Net Revenue / NMV: Tài chính theo dõi, để kiểm soát dòng tiền
• Forecast NMV: Chủ shop theo dõi để ra các quyết định kinh doanh: nhập hàng, bán hàng,
khuyến mãi, tồn kho…

Trên thực tế đơn hàng các ngày sẽ chồng chéo lên nhau và các trạng thái đơn hàng sẽ không dễ theo
dõi như ví dụ trên của tôi. Thế nên cách đơn giản nhất để ước tính Forecast NMV là bắt đầu ghi lại
Current Revenue khoảng 7 ngày liên tục sau đó 1 tháng tính ra NMV bao nhiêu, các bạn sẽ tính ra tỉ
lệ NMV / Current Revenue.

Ví dụ 7 hôm nay, mỗi tối tôi đều ghi lại từ Seller Center của tôi tầm $1000 / ngày, 1 tháng sau tôi
xuất lại các đơn hàng thành công thấy chỉ còn $800/ngày. Như vậy tỉ lệ doanh thu thuần của tôi là
80%. Từ đó tôi ước tính được doanh thu thuần / NMV của mình cho các quyết định kinh doanh.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về TMĐT và tự tin quản lý tài chính hiệu quả hơn. Chúc
các bạn mua may bán đắt!

Hai Nam – CEO Datamart Solutions Pte Ltd.
hainam@datamartsolutions.com

You might also like