Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI TẬP

Bài 1.
1. Năng lượng ion hóa I1 của các nguyên tố chu kỳ 2
Li Be B C N O F Ne
5,4 9,32 8,32 11,26 14,53 13,6 17,42 21,5
a. Năng lượng ion hóa I1 tăng từ đầu đến cuối chu kỳ, vì sao?
b. I1 có giá trị cực đại nhỏ ở Be, ở N; cực tiểu nhỏ ở B, ở O, giải thích?
Giải:
a. Năng lượng ion hóa I1 của các nguyên tố chu kỳ 2 tăng từ đầu đến cuối chu kỳ
vì:
Năng lượng ion hóa I1 của một nguyên tử phụ thuộc vào những yếu tố: điện tích hạt
nhân (Z), số lượng tử chính (n), mức độ chắn của các electron ở những lớp trong
với hạt nhân và mức độ xâm nhập của các electron lớp ngoài vào các obitan bên
trong. Như vậy trong cùng chu kỳ, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên I 1
thường tăng từ đầu tới cuối chu kỳ.
b. I1 có giá trị cực đại nhỏ ở Be, ở N; cực tiểu nhỏ ở B, ở O vì:
Từ Li (Z=3, cấu hình electron: 1s22s1) tới Be (Z=4, cấu hình electron: 1s 22s2)
I1 tăng dần do tăng điện tích hạt nhân từ 3→4. Sang B (Z=5, cấu hình electron:
1s22s22p1), điện tích hạt nhân tăng lên nhưng năng lượng ion hóa I 1 giảm xuống.
Trong bất kỳ lớp vỏ nào, electron s có năng lượng thấp hơn electron p. Điều này có
nghĩa là một electron s khó bị tách ra khỏi nguyên tử hơn một electron p trong cùng
một lớp vỏ. Electron bị loại bỏ trong quá trình ion hóa Be là 2s, trong khi điện tử bị
loại bỏ trong quá trình ion hóa B là electron 2p; điều này dẫn đến năng lượng ion
hóa I1 của B (8,32 eV) thấp hơn Be (9,32 eV), mặc dù điện tích hạt nhân của nó lớn
hơn một proton. Kết quả là hình thành cực đại nhỏ ở Be và cực tiểu nhỏ ở B.
Khi thêm 1e p thứ hai, thứ ba ở các nguyên tử C, N, năng lượng ion hóa tăng
lên từ 11,26 eV→14,53 eV theo sự tăng điện tích hạt nhân. Đến O năng lượng ion
1
hóa I1 lại giảm xuống một ít (13,6 eV). Nhìn vào cấu hình electron của N (Z=7):
1s22s22px12py12pz1 ta thấy việc thêm 1e tiếp theo ở nguyên tử O vào một trong ba
obitan 2p đã có sẵn một electron trên mỗi obitan đã sinh ra lực đẩy giữa 2 electron
có spin ngược nhau trên cùng 1 obitan p. Lực đẩy này vượt hơn tác dụng của sự
tăng điện tích hạt nhân Z nên năng lượng ion hóa I1 hơi giảm xuống. Kết quả là ta
có cực đại nhỏ ở N (I1 = 14,53 eV) và cực tiểu nhỏ ở O (I1 = 13,6 eV).
Bài 2.
Viết công thức Lewis; công thức cộng hưởng; điện tích hình thức, xác định
bậc liên kết của: OPCl3; FSO3-; PO43-.
 Phân tử OPCl3:
- Công thức Lewis:
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 6 + 5 + 7.3 = 32.
Bước 2: Nguyên tử P có độ âm điện thấp nhất (2,19) nên đặt ở trung tâm, các
nguyên tử Cl và O đặt xung quanh.
Bước 3: Nối 5 nguyên tử với nhau bằng 4 liên kết.
Bước 4: Số electron còn lại = 32 – 4.2 = 24.
Bước 5: Mỗi nguyên tử bên ngoài (O và Cl) đều cần dùng 6 electron để đạt cấu
hình bền, vậy 24 electron còn lại chia đều cho 3 nguyên tử Cl và 1 nguyên tử O.
Bước 6: Nguyên tử trung tâm cũng đã đủ 8 electron.
Ta được công thức sau:

Cấu trúc A
- Điện tích hình thức:

2
FC (P) = 5 – (4+0) = 1
FC (O) = 6 – (6+1) = -1 FC (Cl) = 7 – (6+1) = 0
Căn cứ vào kết quả tính toán điện tích hình thức ta thấy công thức A không
phải là cấu trúc tốt nhất cho POCl3.
Chúng ta có thể di chuyển hai electron hóa trị trên nguyên tử O để tạo thành
một liên kết đôi với P, bằng cách hình thành liên kết đôi đó các nguyên tử đều có
điện tích hình thức bằng 0, cấu trúc Lewis này cho POCl3 hợp lý hơn.

Công thức B
- Điện tích hình thức:
FC (P) = 5 - (5+0) = 0
FC (Cl) = 7 – (1+6) = 0
FC (O) = 6 – (2+4) = 0
- POCl3 không có công thức cộng hưởng, ta tính bậc liên kết theo công thức B.
Liên kết P – O có bậc liên kết là 2.
Các liên kết P – Cl có bậc liên kết là 1.
 Ion FSO3-:
- Công thức Lewis:
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 7 + 6 + 6.3 + 1 = 32.
Bước 2: Nguyên tử P có độ âm điện thấp nhất (2,58) nên đặt ở trung tâm, các
nguyên tử F và O đặt xung quanh.
Bước 3: Nối 5 nguyên tử với nhau bằng 4 liên kết.
Bước 4: Số electron còn lại = 32 – 4.2 = 24.

3
Bước 5: Mỗi nguyên tử bên ngoài (O và F) đều cần 6 electron để đạt cấu hình bền,
vậy 24 electron còn lại chia đều cho 3 nguyên tử O và 1 nguyên tử F.
Bước 6: Nguyên tử trung tâm có 8 electron hóa trị, tuy nhiên chưa đạt cấu hình bền
vững. S có thể chứa nhiều hơn tám điện tử bằng cách sử dụng các obitan hóa trị d
trống của nó, giống như trong SF6. Để đạt cấu hình bền nguyên tử S cần 4 electron
hóa trị nữa nên 2 cặp electron chưa liên kết trên 2 nguyên tử O chuyển vào tạo
thêm 2 liên kết dùng chung.

F S O

- Điện tích hình thức:


FC (F) = 7 – (6 + 1) = 0
FC (S) = 6 – (0 + 6) = 0
FC (Oπ) = 6 – (4 + 2) = 0
FC (Oσ) = 6 – (6 + 1) = -1
- Ta có các công thức cộng hưởng sau:

O O O

O O F S O
F S F S

O O O

- Bậc liên kết:


Liên kết S – F có bậc liên kết là 1
Liên kết S – O có bậc liên kết: (3 + 2)/3 = 1,67
 Ion PO43-:

4
- Công thức Lewis:
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 5 + 6.4 + 3 = 32.
Bước 2: Nguyên tử P có độ âm điện thấp hơn (2,58) nên đặt ở trung tâm, các
nguyên tử O đặt xung quanh.
Bước 3: Nối 5 nguyên tử với nhau bằng 4 liên kết.
O

O P O

Bước 4: Số electron còn lại = 32 – 4.2 = 24.


Bước 5: Mỗi nguyên tử bên ngoài (O) đều cần 6 electron để đạt cấu hình bền, vậy
24 electron còn lại chia đều cho 4 nguyên tử O. Nguyên tử trung tâm có 8 electron
hóa trị. Ta đã sử dụng hết 32 electron hóa trị. Công thức Lewis dự kiến như sau:
3
O

O P O

Công thức dự kiến


Bước 6: Điện tích hình thức theo công thức dự kiến
FC (P) = 5 – (0 + 4) = +1
FC (O) = 6 – (6+1) = -1
Các điện tích hình thức cho thấy công thức dự kiến chưa phù hợp vì phân tử rất
kém bền. Vì vậy, cấu trúc Lewis tốt nhất nên có mỗi nguyên tử mang điện tích 0
trên đó.
Trong ion PO43-, P có thể chứa nhiều hơn 8 electron hóa trị (chu kỳ 3, nhóm VA).
Vì vậy, nếu P tạo liên kết đôi với một trong các nguyên tử O thì P sẽ có điện tích
hình thức bằng 0 và nguyên tử O liên kết đôi cũng vậy. 3 nguyên tử O còn lại sẽ có
điện tích -1, do đó làm phát sinh điện tích -3 trên phân tử.
5
Công thức hợp lý hơn như sau:
3
O

O P O

- Điện tích hình thức:


FC (P) = 5 – (0 + 5) = 0; FC (Oπ) = 6 – (4 + 2) = 0; FC (Oσ) = 6 – (6+1) = -1
 Công thức cộng hưởng:
3 3 3 3
O O O O

O P O O P O O P O O P O

O O O O

- Bậc liên kết:


Bậc liên kết P-O = (4+1)/4 = 1,25.
Bài 3:
Viết công thức Lewis, Gillespie và cấu trúc hình học của các ion sau: IF 4+; ICl4- ;
BrF4-; ClF3.
 Ion IF4+
- Công thức Lewis:
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 7 + 7.4 - 1 = 34.
Bước 2: Nguyên tử I có độ âm điện (2,5) thấp hơn F (4,0) nên đặt ở trung tâm, các
nguyên tử F đặt xung quanh.
Bước 3: Nối 5 nguyên tử với nhau bằng 4 liên kết đơn.
F

F I F

6
Bước 4: Số electron còn lại = 34 – 4.2 = 26.
Bước 5: Mỗi nguyên tử bên ngoài (F) đều cần 6 electron để đạt cấu hình bền, vậy
26 electron còn lại chia cho 4 nguyên tử F. Còn dư 2 electron hóa trị chia cho
nguyên tử trung tâm I. Ta đã sử dụng hết 34 electron hóa trị. Công thức Lewis dự
kiến như sau:

F I F

Công thức dự kiến


Bước 6: Điện tích hình thức theo công thức dự kiến
FC (I) = 7 – (2 + 4) = +1
FC (F) = 7 – (6+1) = 0
Vậy công thức trên là công thức hợp lý.
- Cấu trúc hình học của IF4+.
Theo công thức Gillespie, phân tử IF4+ có dạng AXnEm
A: nguyên tử I
X: nguyên tử F
n = 4; m = 1
→ IF4+ có dạng AX4E1, có 4 cặp electron liên kết và 1 cặp electron không liên kết
xung quanh nguyên tử trung tâm. Lực đẩy electron cực tiểu khi đặt cặp electron
không liên kết ở vị trí gần xích đạo. Theo cách này, nó tạo góc 120 độ với hai
nguyên tử F và 90 độ từ hai nguyên tử F khác. Sự sắp xếp phù hợp là sự sắp xếp có
lực đẩy nhỏ nhất giữa các cặp electron. Tên của dạng hình học phân tử này là bập
bênh và các góc liên kết là 90, 120 và 180 độ.

7
F
F

120o

F
F

 Ion ICl4-
- Công thức Lewis:
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 7 + 7.4 + 1 = 36.
Bước 2: Nguyên tử I có độ âm điện (2,5) thấp hơn Cl (3,16) nên đặt ở trung tâm,
các nguyên tử Cl đặt xung quanh.
Bước 3: Nối 5 nguyên tử với nhau bằng 4 liên kết đơn.
Cl

Cl I Cl

Cl

Bước 4: Số electron còn lại = 36 – 4.2 = 28.


Bước 5: Mỗi nguyên tử bên ngoài (Cl) đều cần 6 electron để đạt cấu hình bền, vậy
28 electron còn lại chia cho 4 nguyên tử Cl. Còn dư 4 electron hóa trị chia cho
nguyên tử trung tâm I. Ta đã sử dụng hết 36 electron hóa trị. Công thức Lewis dự
kiến như sau:

Cl

Cl I Cl

Cl

Công thức dự kiến


Bước 6: Điện tích hình thức theo công thức dự kiến
FC (I) = 7 – (4 + 4) = -1
FC (Cl) = 7 – (6+1) = 0
Vậy công thức trên là công thức hợp lý.
- Cấu trúc hình học của ICl4-:

8
Theo công thức Gillespie, phân tử ICl4- có dạng AXnEm
A: nguyên tử I
X: nguyên tử Cl
n = 4; m = 2
→ ICl4- có dạng AX4E2, có sáu cặp electron xung quanh nguyên tử trung tâm gồm 4
cặp electron liên kết và 2 cặp electron không liên kết. Do đó cấu trúc hình học của
ICl4- như sau:

Kết luận: Với năm hạt nhân, ion ICl 4− tạo thành cấu trúc phân tử là hình vuông
phẳng, hình bát diện thiếu hai đỉnh đối nhau.
 Ion BrF4-
- Công thức Lewis:
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 7 + 7.4 + 1 = 36.
Bước 2: Nguyên tử Br có độ âm điện (2,96) thấp hơn F (4,0) nên đặt ở trung tâm,
các nguyên tử F đặt xung quanh.
Bước 3: Nối 5 nguyên tử với nhau bằng 4 liên kết đơn.
F

F Br F

Bước 4: Số electron còn lại = 36 – 4.2 = 28.


Bước 5: Mỗi nguyên tử bên ngoài (F) đều cần 6 electron để đạt cấu hình bền, vậy
28 electron còn lại chia cho 4 nguyên tử F. Còn dư 4 electron hóa trị chia cho
nguyên tử trung tâm Br. Ta đã sử dụng hết 36 electron hóa trị. Công thức Lewis dự
kiến như sau:
9
F

F Br F

Công thức dự kiến


Bước 6: Điện tích hình thức theo công thức dự kiến
FC (Br) = 7 – (4 + 4) = -1
FC (F) = 7 – (6+1) = 0
Vậy công thức trên là công thức hợp lý.
- Cấu trúc hình học của BrF4-:
Theo công thức Gillespie, phân tử ICl4- có dạng AXnEm
A: nguyên tử Br
X: nguyên tử F
n = 4; m = 2
→ BrF4- có dạng AX4E2, có sáu cặp electron xung quanh nguyên tử trung tâm gồm
4 cặp electron liên kết và 2 cặp electron không liên kết. Do đó cấu trúc hình học
của BrF4- như sau:

Kết luận: Với năm hạt nhân, ion BrF4- tạo thành cấu trúc phân tử là hình vuông
phẳng, hình bát diện thiếu hai đỉnh đối nhau.
 Phân tử ClF3
- Công thức Lewis:

10
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 7 + 7.3 = 28.
Bước 2: Nguyên tử Cl có độ âm điện (3,16) thấp hơn F (4,0) nên đặt ở trung tâm,
các nguyên tử F đặt xung quanh.
Bước 3: Nối 4 nguyên tử với nhau bằng 3 liên kết đơn.
F

F Cl F

Bước 4: Số electron còn lại = 28 – 3.2 = 22.


Bước 5: Mỗi nguyên tử bên ngoài (F) đều cần 6 electron để đạt cấu hình bền, vậy
22 electron còn lại chia cho 3 nguyên tử F. Còn dư 4 electron hóa trị chia cho
nguyên tử trung tâm Cl. Ta đã sử dụng hết 28 electron hóa trị. Công thức Lewis dự
kiến như sau:
F

F Cl F

Công thức dự kiến


Bước 6: Điện tích hình thức theo công thức dự kiến
FC (Cl) = 7 – (4 + 3) = 0
FC (F) = 7 – (6+1) = 0
Vậy công thức trên là công thức hợp lý.
- Cấu trúc hình học của ClF3:
Theo công thức Gillespie, phân tử ClF3 có dạng AXnEm
A: nguyên tử Cl
X: nguyên tử F
n = 3; m = 2
→ ClF3 có dạng AX3E2, có năm cặp electron xung quanh nguyên tử trung tâm gồm
3 cặp electron liên kết và 2 cặp electron không liên kết. Do đó cấu trúc hình học
của ClF3 như sau:

11
Kết luận: Với bốn hạt nhân, phân tử ClF3 tạo thành cấu trúc hình chữ T. Tuy nhiên
góc liên kết F-Cl-F < 90o do lực đẩy từ 2 cặp electron không liên kết xung quanh
nguyên tử Cl.

12

You might also like