Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 59

ĐẠI HỌC HUẾ

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ


KHOA HÓA HỌC

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HÓA CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

“CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC LOẠI NHỰA VÀ SỢI NHÂN


TẠO”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS VÕ VĂN TÂN


SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI HỮU ĐỨC
MÃ SINH VIÊN: 18S2011009

HUẾ, 04/2021
ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN MÔN HÓA CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
Sinh viên: Bùi Hữu Đức
Lớp: Hóa 3E
Chủ đề: “Công nghệ sản xuất các loại nhựa và sợi nhân tạo”
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC TIÊU
III. NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và phân loại nhựa
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Phân loại nhựa
1.1.3. Tính chất hóa – lý – ứng dụng của một số loại nhựa
PHẦN 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHỰA
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và phân loại nhựa
1.1.1. Khái niệm
Nhựa là nguồn nguyên liệu nhân tạo được chế tạo từ dầu và khí tự nhiên.
Nhựa bao gồm nhiều đại phân tử, trọng lượng phân tử của nhựa có thể thay đổi từ
20.000 đến 100.000.000 (trong khi trọng lượng phân tử của nước, muối ăn, và
đường lần lượt là 18; 58.5 và 342). Nhựa gồm các chuỗi dài các đơn phân tử như
Ethylene, Propylene, Styrene và Vinyl Chloride. Chúng liên kết với nhau thành
một chuỗi, gọi là hợp chất cao phân tử, như là Polyethylene, Polypropylene,
Polystyrene và Polyvinyl Chloride.

1.1.2. Phân loại nhựa

a) Theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ

Nhựa bao gồm nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn

- Nhựa nhiệt dẻo có thể làm mềm nhiều lần bằng nhiệt và làm rắn lại bằng hơi
lạnh. Khi nóng chảy, chúng giống như sáp nến và chúng đông lại khi ở nhiệt độ
phòng. Khi nóng, chúng mềm và có thể ép khuôn, sau đó chúng đông cứng lại và
trở nên hình dạng mới khi nó nguội. Quá trình này có thể thực hiện nhiều lần
nhưng đặc tính hóa học của nó vẫn không thay đổi. Ở Châu Âu, trên 80% sản
phẩm nhựa là nhựa nhiệt dẻo.
- Nhựa nhiệt rắn không thích hợp với cách xử lý bằng nhiệt nhiều lần do cấu
trúc liên kết giữa các phân tử của chúng. Cấu trúc này giống như một dạng lưới
mỏng khớp vào nhau. Nguyên liệu này không thể dùng để tái chế thành sản phẩm
mới như nhựa nhiệt dẻo. Nhựa nhiệt rắn được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị
điện và các máy móc tự động. Đặc trưng của nhựa nhiệt rắn là Phenol
Formaldehyde và Urea Formaldehyde.

b) Phân loại theo ứng dụng


- Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều
trong những vật dụng thường ngày, như : PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...

- Nhựa kỹ thuật : Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa
thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như : PC, PA...

- Nhựa chuyên dụng : Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng
trường hợp

Đặc tính của nhựa có thể bị thay đổi khi thêm vào một số chất phụ gia như:

+ Chất chống oxi hóa: thường được thêm vào Polyethylene và Polypropylene,
nhằm làm giảm tác động của oxi đối với nhựa tại nhiệt độ cao.

+ Chất ổn định: có thể làm giảm tỷ lệ tan rã của Polyvinyl Chlorua (PVC).

+ Chất làm mềm: được sử dụng để giúp cho các loại nhựa dẻo và dễ uốn hơn.

+ Chất làm thông: được sử dụng để tạo ra các lỗ hổng trong cấu trúc của nhựa.

+ Chất làm chậm cháy: được thêm vào để làm giảm tính dễ cháy của nhựa.

+ Màu: được sử dụng để tạo màu cho nguyên liệu nhựa.

Hiệu quả của các chất phụ gia đối với đặc tính của nhựa là một điển hình về sự
đa dạng các sản phẩm làm từ nhựa PVC, từ ống dẫn nước, vật dụng trong nhà, đĩa
hát, tã em bé đến các hoạt động thể thao.

1.1.3. Tính chất hóa – lý – ứng dụng của một số loại nhựa

1.1.3.1. Nhựa Acrylonitril Butadien Styren (ABS)

Nhựa ABS được sử dụng nhiều trong các ngành điện, điện tử (như làm vỏ máy tivi,
điều hoà nhiệt độ, máy tính), các thiết bị vệ sinh... do khả năng chống va đập cao.

ABS có công thức cấu tạo:


Nhựa ABS có màu trắng đục, bán trong suốt, độ nhớt cao, bền va đập. Nhiệt độ
biến dạng do nhiệt vào khoảng 60 - 120oC, có thể cháy được.

Nhựa ABS có thể bị ăn mòn bởi axit sunfuric đặc và axit nitric đặc. Có khả năng
đồng trùng hợp, độ kết tinh thấp. Độ bền nhiệt, độ bền va đập tốt hơn PS.

Tính chất của ABS phụ thuộc vào các thành phần đồng trùng hợp. Khi hàm lượng
acronitrile tăng thì: Giảm độ bền kéo, modun đàn hồi, độ cứng và độ cách điện tần
số cao, tăng độ bền va đập, kháng dung môi, kháng nhiệt. Trong khi đó khi hàm
lượng butadien tăng thì: Giảm độ bền kéo, modun đàn hồi, độ cứng; tăng độ bền va
đập, kháng mài mòn, độ dãn dài. Khi hàm lượng Styren tăng: độ chảy khi gia nhiệt
tăng, cứng hơn nhưng giòn. Bảng 1 trình bày một số tính chất cơ lý đặc trưng của
nhựa ABS.

Trong kĩ thuật gia công thường sử dụng phương pháp ép phun, độ co ngót thấp nên
sản phẩm rất chính xác. Phun nhanh có thể dẫn đến sự định hướng của polyme
nóng chảy và ứng suất đáng kể mà trong trường hợp đó cần tăng nhiệt độ khuôn.
Nhựa ABS có thể làm dạng tấm, profile đùn, màng. ABS có gia cường sợi thủy
tinh thích hợp cho đùn thổi

Bảng A. Một số tính chất cơ lý của ABS

Tỷ trọng (g/cm3) 1,04-1,06


Độ bền kéo (MPa) 43,5
Độ dãn dài (%) 3,5
Độ bền va đập (KJ/m2) 85
Độ bền uốn (MPa) 75
Điện trở khối (Ω.cm) 1014
Chỉ số chảy MFI, g/10 phút 20,45

1.1.3.2. Polyetylen (PE)


Polyetylen được tổng hợp từ các monome etylen và có công thức cấu tạo
như sau:

Polyetylen là một polyme nhiệt dẻo, có độ cứng không cao, không mùi vị.
PE là polyme bán tinh thể nên có cả cấu trúc kết tinh và cấu trúc vô định hình. Tùy
thuộc vào các điều kiện của phương pháp polyme hóa (chất xúc tác, áp suất và
nhiệt độ) mà nhựa PE có các loại thông dụng trên thị trường như sau: nhựa HDPE
được gọi là PE có tỉ trọng cao, LDPE là PE có tỉ trọng thấp, LLDPE được gọi là
PE có tỉ trọng thấp mạch thẳng, VLDPE được gọi là PE tỉ trọng rất thấp.

Tính chất của polyetylen

Nhựa PE mờ và màu trắng, tỉ trọng nhỏ hơn 1. Là polyme kết tinh, mức độ
kết tinh phụ thuộc vào mật độ mạch nhánh, mạch nhánh nhiều thì độ kết tinh thấp.
Độ hòa tan của PE phụ thuộc vào nhiệt độ như sau:

+ Ở nhiệt độ thường, PE không tan trong bất cứ dung môi nào, nhưng để tiếp
xúc lâu với khí hidrocacbon thơm đã clo hóa thì bị trương.

+ Ở nhiệt độ trên 70oC, PE tan yếu trong toluene, xilen, amin axetat, dầu
thông, parafin…

+ Ở nhiệt độ cao, PE cũng không tan trong nước, rượu béo, acid axetic,
acetone, ete etylic, glyxerin, dầu lanh và một số dầu thảo mộc khác.

Ngoài ra nhựa PE còn có một số các tính chất khác: khi đốt nhựa với ngọn
lửa có thể cháy và có mùi parafin. Cách điện tốt, kháng hóa chất tốt và độ bám
dính kém. Độ kháng nước cao, không hút ẩm. PE không phân cực nên có độ thấm
cao đối với hơi của những chất lỏng phân cực. Kháng thời tiết kém, bị lão hóa dưới
tác dụng của oxi không khí, tia cực tím, nhiệt. Trong quá trình lão hóa độ dãn dài
tương đối và độ chịu lạnh của polyme giảm, xuất hiện tính giòn và nứt.

Ứng dụng của nhựa polyetylen


Từ PE có thể sản xuất ra các sản phẩm như dây cáp điện, ống dẫn, màng
mỏng, sợi, túi đựng hóa chất, các loại thùng chứa chai lọ, sản xuất các sản phẩm
gia dụng, sản xuất các dạng tấm cho nhu cầu đặc biệt. - HDPE được dùng nhiều
trong sản xuất các đường ống, các dụng cụ điện gia dụng, các tấm cứng.

- LLDPE và VLDPE dùng để sản xuất các màng mỏng, bao bì, đóng gói
công nghiệp.

- PE còn được dùng với các nhựa khác nhằm để cải thiện một số tính chất cơ
lý hóa của nó.

Ở bảng 1.2 trình bày tóm tắt một số tính chất cơ lý quan trọng của nhựa
HDPE và LDPE.

Bảng B. Một số tính chất của HDPE & LDPE

Tính chất HDPE LDPE


Độ bền kéo (N/mm2) 22 – 30 11 – 15
Độ giãn dài (%) 200 – 400 400 – 600
Độ bền uốn (N/mm2) 17 6
Chỉ số chảy MFI, g/10 phút 0,1 – 20 0,1 – 60
Điện trở khối (Ω.cm) 1014 1014
Điện thế đánh thùng (kV/mm) 45 – 60 45 – 60

1.1.3.3. Nhựa Polyvinyl clorua (PVC)

PVC là sản phẩm bột màu trắng có tính chất nhiệt dẻo. Trọng lượng phân tử
tương đối của PVC kĩ thuật dao động trong khoảng 30000 - 100000. PVC có độ
kết tinh rất thấp so với poly - olefin.

PVC bền với các loại axit không oxy hóa, kiềm, các dung môi hữu cơ không phân
cực như benzen, toluen. Ngược lại các dung môi không phân cực như aceton,
tetrahydropuran, dioxan, cyclonexahon có tác dụng trương phồng và hoà tan PVC.
Ở bảng 1.3 trình bày tóm tắt một số tính chất cơ lý quan trọng của nhựa
PVC. PVC cứng được sử dụng để sản xuất các ống dẫn trong công nghiệp hóa
chất, làm ống dẫn nước, trong các ngành chế tạo tàu thuỷ, trong kĩ thuật điện...

PVC mềm (có nhựa hóa) được sử dụng để chế tạo các sản phẩm dân dụng và
bán thành phẩm như chế tạo giày dép, túi sách...

Bảng C. Một số tính chất cơ lý của PVC

Tỷ trọng 1,38 (g/cm3 )


Độ bền kéo 500-600 (kg/cm3 )
Độ bền xé rách 380-420 (kg/cm2 )
Độ kéo đứt 2-10 (cm.kg/cm2 )
Điện trở đặc trưng 1015 (Ω.cm)
Nhiệt độ thuỷ tinh 87 (oC)
Điểm nóng chảy 212 (oC)
Nhiệt dung riêng 0,9 (kJ/(kg.K)

1.1.3.4. Polypropylen (PP)

Được trùng hợp từ các monome propylen có công thức hóa học như sau:

PP là một trong những hydrocarbua không no được nghiên cứu nhiều nhất.
PP được tổng hợp từ propylen. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất propylen là
dầu hỏa.

PP không màu không mùi, không vị, không độc. Chịu được nhiệt độ cao hơn
100oC, tính bền cơ học cao, khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo
giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả
năng in ấn cao, nét in rõ. Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí
khác. PP là loại vật liệu dẻo được dùng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp và
dân dụng. PP có trọng lượng phân tử cao được sử dụng để sản xuất ra các loại sản
phẩm ống, màng, dây cách điện, kéo sợi và các sản phẩm khác. Việc ứng dụng PP
phụ thuộc vào bản chất của chúng. Loại thông thường để sản xuất các vật dụng
thông thường. Loại tính năng cơ lý cao dùng để sản xuất vật dụng chất lượng cao,
chi tiết công nghiệp, điện gia dụng. Loại đặc biệt chuyên dùng cho chi tiết sản
phẩm công nghiệp, chi tiết nhựa trong xe máy, ô tô, điện tử, hộp thực phẩm, bàn
ghế và các sản phẩm có kích thước lớn khác… Loại trong dùng cho bao bì y tế,
bao bì thực phẩm, xilanh tiêm, kệ video, sản phẩm loại đặc biệt cho thực phẩm
không mùi vị có độ bóng bề mặt cao.

Tương tự như các loại nhựa trên một số tính chất cơ lý quan trọng của nhựa
PP được trình bày tóm tắt ở bảng 1.4

Bảng D. Một số tính chất cơ lý của PP

Tỉ trọng 0,9 - 0,92 g/cm3


Độ hấp thụ nước trong 24h <0,01%
Độ kết tinh 70%
Nhiệt độ nóng chảy 160oC – 170oC
Chỉ số chảy 2 – 60 g/10 phút
Lực kéo đứt 250 – 400 kg/cm
Độ dãn dài 300– 800%

IІ) Một số loại chất dẻo thông dụng

1. Nhựa epoxy

1.1. Khái niệm về nhựa epoxy

Nhựa epoxy là những oligome có ít nhất một nhóm - epoxy trong phân tử, có
khả năng chuyển hoá thành dạng nhiệt rắn có cấu trúc không gian.

1.2. Cấu trúc,phân loại và tính chất của nhựa epoxy

a. Cấu trúc
Nhựa epoxy – dian là sản phẩm của phản ứng giữa bisphenol A và
epiclohidrin Bisphenol A được tạo ra từ phản ứng của axeton và phenol trong môi
trường axit mạnh từ 10 – 50°C.

Cấu trúc của nhựa epoxy – dian có dạng:

b. Phân loại.

- Nhựa epoxy mạch thẳng

- Nhựa epoxy mạch vòng

c. Tính chất hóa học của nhựa epoxy

Nhựa epoxy có hai nhóm chức hoạt động là epoxy và hydroxyl, có thể tham
gia vào nhiều loại phản ứng khác nhau. Nhóm epoxy rất dễ phản ứng với các tác
nhân ái nhân (nucleophin). Với các tác nhân ái điện tử (electrophin), phản ứng xảy
ra thuận lợi khi có xúc tác proton như rượu, phenol, axit … Do nhóm hydroxyl
hoạt động kém hơn nhóm epoxy nên phản ứng tiến hành phải có xúc tác hoặc nhiệt
độ cao

d. Tính chất lý học của nhựa epoxy

Nhựa epoxy khi chưa đóng rắn là loại nhựa nhiệt dẻo không màu hoặc có
màu vàng sáng . Tuỳ thuộc khối lượng phân tử mà nhựa epoxy có thể ở dạng lỏng
(M<450), đặc (M<800) và rắn (M>800).

Nhựa epoxy tan tốt trong các dung môi hữu cơ: xeton, axetat, hydrocacbon
clo hoá, dioxin.Nhựa epoxy không tan trong các hydrocacbon mạch thẳng (White
Spirit, xăng, …).

Nhựa epoxy có thể phối trộn với các loại nhựa khác như : phenol –
formaldehyt, nitroxenlulo, polyeste, polysunfit …

1.3 Một số ứng dụng chính của nhựa epoxy

1.3.1. Màng phủ bảo vệ

Màng phủ chống ăn mòn trên cơ sở nhựa epoxy được dùng để bảo vệ cho
các thiết bị bằng thép trong nhà máy hóa chất,lọc hóa dầu,thực phẩm,giấy … và
nhiều kết cấu xây dựng như cầu cống đập.…

Các thùng chứa kim loại và bể bê tông được sơn phủ bằng sơn epoxy chống
ăn mòn có thể giữ được độ tinh khiết của các chất chứa trong nó như rượu vang,
bia, chất tẩy rửa

Hệ sơn giàu kẽm từ epoxy – nhựa than đá được dùng nhiều trong công
nghiệp đóng tàu biển. Màng phủ epoxy cũng được sử dụng rộng rãi trong bảo vệ bề
mặt ống thép dẫn khí, dầu thô, nước muối, dung dịch kiềm, sản phẩm dầu mỏ.

1.3.2. Keo dán.


Keo dán epoxy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công nghiệp
hàng không, tự động hóa, điện – điện tử. Ngành kiến trúc và nghệ thuật cũng sử
dụng nhiều do những tính năng nổi bật của loại vật liệu này. Ngoài việc chủ yếu là
để gắn kim loại kim, gỗ, sứ, bê tông, chất dẻo …, keo dán epoxy còn được dùng
trong ngành y tế để gắn xương gãy, chữa răng.

1.3.4. Vật liệu compozit

Vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy gia cường bằng sợi thuỷ tinh đã
được sử dụng để chế tạo các thùng chứa chuyên chở axit, dung dịch kiềm, dầu mỏ
… với giá thành thấp hơn thép, nhẹ hơn và có độ bền ăn mòn cao hơn .Việc sử
dụng những đường ống chế tạo từ chất dẻo epoxy – thuỷ tinh không những dễ bảo
quản, vận chuyển dầu thô, nước, khí thiên nhiên mà còn dùng vận chuyển nước
thải, khí độc trong nhà máy hoá chất.

1.4 Sản lượng và giá thành của nhựa epoxy

Thời điểm Chủng loại Giá cả/kg Địa điểm


1/2020 Nhựa tổng hợp A-(epoxy 3,31 USD Cảng Cát Lái
resin – 784A)
3/2020 Nhựa epoxy nguyên sinh – 1000JPY Chi cục HQ KCX
Epoxy resin SN300A – 5 Long Bình (Đồng Nai)
7/2020 Nhựa lỏng epoxy resin 3550 7,42 USD Cảng Sài Gòn KV1
Nhựa lỏng epoxy resin 11,67 USD
2798SA
5/2011 Nhựa epoxy nguyên sinh 0,4 USD Cảng Cát Lái
6101 dạng lỏng
7,8/2011 Hạt nhựa epoxy resin E12 2,9 USD Cảng Hải Phòng

10/2011 Nhựa epoxy nguyên sinh 3,71 USD Cảng Tân cảng
(EPORITE 5502A)
2. Nhựa Phenol-formaldehyt.

2.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất phenol-formaldehyt là phenol, focmaldehyt.


Ngoài ra người ta đi từ một số dẫn xuất của phenol như: crezol, xilenol, rezolsin.
Còn các aldehyt thì ngoài formaldehyt người ta còn dùng furfurol.

2.2 Phân loại nhựa Phenol-formaldehyt

Phenol - formaldehyt có 3 loại :

- Novolac: là nhựa Phenol - formaldehyt nhiệt dẻo, không có khả năng tự


đóng rắn tạo thành polime mạng lưới không gian.

- Nhựa rezol : là nhựa chưa đóng rắn, nó là một hỗn hợp sản phẩm phân tử
thấp mạch thẳng và nhánh.

- Nhựa rezit :Là loại nhựa tổng hợp thương mại đầu tiên do một nhà hóa học
người Đức tên là Bakelats phát minh ra Nhựa đã đóng rắn hoàn toàn tạo thành
polime có mạng lưới không gian dày đặc, ở trạng thái không nóng chảy không hòa
tan trong bất kỳ dung môi nào.

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo nhựa và tính chất

a. Cấu tạo hoá học của nguyên liệu

Phenol có độ chức khác nhau do vị trí hoạt động của các nhóm thế. Phenol
đơn chức gồm : phenol m - crezol và 1,3,5 m - xilenol, rezorsin và có 3 vị trí hoạt
động là nguyên liệu để điều chế tạo nhựa nhiệt rắn.
Các nhóm chức hydroxyl của phenol không tham gia phản ứng đa tụ. Chỉ có
formaldehyt và furfurol mới có khả năng tạo nhựa không nóng chảy, không hoà tan
với phenol có 3 vị trí hoạt động. Còn những Aldehyt khác như : acetaldehyt,
aldehyt butyric .....do chiều đi phân tử lớn hơn, có hoạt tính kém hơn nên không có
khả năng tạo nhựa có cấu trúc không gian.

b. Tỷ lệ mol giữa phenol:formaldehyt

Nếu tỉ lệ mol giữa phenol: formandehyt là 1:1

Ở giai đoạn của phản ứng chủ yếu tạo thành nhựa o và p, m – oxybenzoic
trong đó o- oxybebzenoic chiếm đa số. Trong trường hợp tạo nhựa nhiệt dẻo có cấu
trúc thẳng gọi là nhựa xaliheninic .

Nếu tỉ lệ giữa phenol: formanldehyt là 1:2 hoặc cao hơn thì tạo thành các
metylol phenol ở giai đoạn đầu, và phản ứng tiếp tục sẽ tạo thành nhựa không nóng
chảy, không hoà tan
c. Độ PH của môi trường.

+ Nếu tiến hành trùng ngưng trong môi trường axit (pH< 7) thì các rượu
oxybenzolic tạo thành từ phenol và HCHO không bền nó nhanh chóng ngưng tụ
với nhau hoặc với phenol (đặc biệt khi đun nóng ) để tạo thành nhựa nhiệt dẻo.

+ Nếu tiến hành trùng ngưng trong môi trường bazơ (pH >7) thì các rượu
oxybenzolic tạo từ phenol và HCHO tạo ra di, tri metylol phenol và cứ tiếp tục
trùng ngưng với nhau hoặc phenol để tạo thành nhựa nhiệt rắn.

Nhựa nhiệt rắn ở trạng thái ban đầu có khả năng nóng chảy và hoà tan gọi là
rezol. Rezol là sản phẩm không phụ thuộc vào nhiệt độ mà chuyển nhanh hay
chậm sang trạng thái không nóng chảy, không hoà tan.

Nhựa ở giai đoạn cuối cùng gọi là rezit, nhựa này hoàn toàn không nóng
chảy, không hoà tan.

d. Ảnh hưởng của xúc tác và lượng đến tính chất.

Xúc tác axit: tạo thành nhựa nhiệt dẻo novolac, không có khả năng tự đóng
rắn và không tạo ra mạng lưới không gian.

Xúc tác là bazơ :sản phẩm tạo thành là nhựa rezolic.

+ Nếu là kiềm mạnh (NaOH, KOH) thì lượng HCHO tham gia vào phản ứng
nhiều hơn, vận tốc phản ứng lớn nhưng sản phẩm có màu tối hơn và tạo sản phẩm
có khả năng hoà tan trong nước.

+ Nếu xúc tác NH4OH dư thì nó dễ bay hơi, sản phẩm có màu vàng sáng
nhưng phản ứng ở nhiệt độ cao.
2.4. Ứng dụng của nhựa phenol - formaldehyt

Nhựa rezolic lỏng (không có nước) sử dụng rộng rãi để tẩm vải, sợi, dùng
làm bột ép, dùng làm vật liệu ép tầng, keo dán và sơn.

+ Bột ép :vật liệu ép dạng bột là hỗn hợp cấu tử phức tạp chủ yếu từ nhựa
novolac và rezolic. Bột ép sử dụng trong kỹ thuật và sinh hoạt, dùng làm vật liệu
cách điện có thể chịu tác dụng của dòng điện 20kv ở to =200o C.

+ Vật liệu ép tầng:

Tectolit là chất dẻo lớp, được dùng để chế tạo từ những tấm vải có tẩm nhựa
rezolic, vải dùng có thể là vải thủy tinh, vải dệt chéo, vải tổng hợp.

+ Keo dán và sơn: Nhựa phenol - formaldehyt có ý nghĩa quan trọng dùng
để sản xuất keo dán và sơn.

Keo phenol - formaldehyt có độ bền mối nối cao, chịu ẩm và vi khuẩn


nhưng có nhược điểm là màng dán dòn.

Nhựa phenol - formaldehyt là loại nhựa tổng hợp dùng để sản xuất sơn.

3. Polyetylen.

3.1 Khái niệm

Polyetylen ( PE ) là 1 loại nhựa dẻo được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi
trên thế giới. PE là một hợp chất hữu cơ gồm nhiều nhóm –(CH2-CH2)-liên kết
với nhau bằng liên kết hidrô no. .Polyetylen được điều chế bằng cách trùng hợp
các monomer etylen (C2H4)

nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n

3.2 Tính chất

3.2.1 Tính vật lý


PE màu trắng,hơi trong,không dẫn điện và không dẫn nhiệt,không cho
không khí và nước thấm qua,trong suốt, hơi có ánh mờ,có bề mặt láng bóng,mềm
dẻo.

Chống thấm khí CO2 , O2 , N2 và dầu mỡ đều kém nhưng chống thấm nước
và hơi nước tốt.Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230 độ C) trong thời gian ngắn.

Bị căng phồng và hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy rửa
như axeton,nước 0xy già... Khi đốt PE cháy chậm với ngọn lửa màu xanh,có một
đầu màu vàng và mùi dầu hoả.

3.2.2 Tính chất hoá học.

PE có tính chất như hydrocacbon no,nhưng không tác dụng với


axít,kiềm,thuốc tím,nước brôm.Ở nhiệt độ cao hơn ,PE hoà tan kém trong các dung
môi hữu cơ như toluene,ete,glierin..

3.3. Phân loại và ứng dụng

3.3.1. Ứng dụng của polyethylene

+ Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia quá
trình biến đổi các loại chất dẻo khác.

+ Làm đồ đựng cứng và mềm(có thể dùng để làm sọt đựng rác hay màng gói
hoa quả). + Được ứng dụng nhiều trong công nghiệp đóng gói,chế tạo bao bì,vỏ
bọc dây điện,đồ chơi trẻ em,ống dẫn nước ,túi nhựa,màng nhiệt...

+ Làm sợi và lớp lót thùng đạn,áo chống đạn..

3.3.2. Phân loại

Dựa vào khối lượng phân tử tỷ trọng,độ phân nhánh,đô kết tinh và mức độ
khâu mạch,PE được chia thành 8 loại :
 VLDPE (PE tỷ trọng rất thấp)

 LDPE (PE tỷ trọng thấp)

 LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng)

 MDPE (PE tỷ trọng trung bình)

 HDPE (PE tỷ trọng cao)

 UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao)

 .PEX hay XLPE (PE khâu mạch)

 HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao)

+Dựa vào điều kiện tổng hợp,PE được chia làm 3 loại : PE áp suất cao,PE áp
suất trung bình,PE áp suất thấp.

3.4. Sản lượng và giá thành

Nước ta vẫn chưa sản xuất được PE nên phải nhập hạt nhựa PE nguyên sinh
từ nước ngoài,chúng ta mới chỉ sản xuất được hạt nhựa PE tái sinh.

-Tình hình năm 2010-2011:

+ Trong 3 tháng đầu năm 2010, khối lượng nhựa PE nguyên liệu nhập khẩu
chỉ đạt 151,5 nghìn tấn, giảm so với cùng kỳ năm 2009. Do giá nhập khẩu trung
bình tăng lên, nên giá trị nhập khẩu trong quý I năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ
năm ngoái, đạt 216,1 triệu USD.

+ Theo thống kê của tổng cục hải quan,6 tháng đầu năm 2010,lượng PE
nhập khẩu đạt 360,3 nghìn tấn,trị giá 519,5 triệu USD ,chiếm 32,9% trong tổng
khối lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu.
-So với cùng kì năm ngoái ,nhập khẩu PE tăng 10% khối lượng và 55% trị
giá nhập khẩu. Giá nhựa PE có biến động mạnh, giá nguyên liệu các loại nhựa PE
nhập khẩu từ 27/10 đến 2/11/2011 như sau:

 Hạt nhựa HDPE :1,45USD/kg(cảng Hải Phòng).

 Hạt nhựa LLDPE: 1,5USD/kg(cảng Hải Phòng).

 Hạt nhựa LDPE: 1,64USSD/kg(cảng Cát Lái-HCM).

 Hạt nhựa PE-LDPE :1,31USD/kg(cảng Cát Lái-HCM).

 Hạt nhựa HDPE - BORSTAR FB1460 HD POLYETHYLENE:


1,38USD/kg(cảng Cát Lái-HCM).

 Hạt nhựa PE - High Density Polyehtylene Resins LH606:


1,51USD/kg(cảng cát lái-HCM).

 Hạt nhựa PE 2045.11G (POLYETHYLENE RESIN):1,5USD/kg(cảng Cát


Lái-HCM).

 So với tháng 8 và tháng 9 thì giá hạt nhựa PE đã giảm cụ thể trong 8/2011:

 Hạt nhựa PE nguyên sinh : LDPE 2426K :1,62USD/kg(cảng Hải Phòng)

 Hạt nhựa PE $2.21/kg(cảng lát lái-HCM)

 Nhựa hạt Polyethylene (mới 100%):1,6USD/kg(cảng Hải Phòng)

4. Nhựa ABS.

4.1. Khái niệm

Acrylonitrile Butadien Styrene ( ABS ) là một polymer được tìm thấy lần
đầu tiên vào thế chiến thứ II và nó được dùng thay thế cho cao su trong một số lĩnh
vực. Sản phẩm nhựa ABS thương mại đầu tiên được sản xuất vào năm 1950. ABS
là một loại nhựa nhiệt dẻo, khoảng nhiệt độ sử dụng của nó vào khoảng -25◦C đến
60◦C, nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 105◦C. Thành phần nhựa ABS gồm có ba
monomer Acrylonitrile, Butadien, Styrene, tỉ lệ ba monomer này có thể thay đổi từ
15%-35% Acrylonitrile, 40%-60% Styrene và 3%-30% Butadien.

4.2. Công thức

* Cấu trúc ABS: đó là một chuỗi dài các polybutadien đan chéo với các
chuỗi ngắn poly( Styren- CO-Acrylonitrile).CTPT : (C8H8· C4H6·C3H3N)n

4.3. Tính chất của nhựa ABS

a.Tính chất vật lí

+ Nhựa ABS cứng, rắn, nhưng không giòn,cách điện, không thấm nước

+ Tính chất đặc trưng của ABS là khả năng chịu va đập và độ dai. Khả năng
chịu va đập và độ dai của nó thay đổi không đáng kể ở nhiệt độ thấp, độ ổn định
dưới tác dụng của trọng lực rất tốt.

b.Tính chất hóa học

Nhựa ABS có khả năng kháng dung dịch axit hydrochloric tập trung kiềm và
axit phosphoric, rượu, dầu thực vật, động vật. Khi tiếp xúc với hydrocarbon thơm
thì nhựa ABS sẽ bị trương lên và khi trong môi trường axit sunfuric, nitoric thì bị
phá hủy tính chất vật lý. Nhựa ABS bị hòa tan trong axeton, este, ehtylence
dichloride.

4.4. Ưu nhược điểm và ứng dụng của nhựa ABS

Ưu và nhược điểm của nhựa ABS.

+. Ưu điểm. Nhựa ABS dễ mạ điện, dễ gia công, giá thành ở mức chấp nhận
được, nhiều mẫu mã, chủng loại ,tuổi thọ khá lâu , ít bị phá hỏng do ảnh hưởng của
môi trường.
+ Nhược điểm. Nhựa ABS không chịu được nhiệt độ cao, khả năng chịu ẩm
và chống lão hóa ở mức trung bình.

- Với các đặc tính như,cách điện, khả năng ép phun không giới hạn… nhựa
ABS được ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống.

+ Trong kĩ thuật điện, điện tử: làm vỏ các thiết bị, làm một số phụ kiện, làm
thiết bị cách điện ( vỏ ổ điện, bảng điện..).

+ Trong kĩ thuật nhiệt lạnh: làm vỏ cho các thiết bị nhiệt lạnh..

+ Trong công nghiệp oto, xe máy: làm một số chi tiết máy của xe hơi, xe
máy..

+ Trong công nghiệp bao bì: làm thùng chứa, bao bì đặc biệt, mũ bảo hiểm..

+ Trong vật liệu xây dựng: ống dẫn nước, ống gen…

+ Một số sản phẩm được ép phun như: phím máy tính, vỏ điện thoại,…

4.4. Tình hình sản xuất, sản lượng, giá cả nhựa ABS ở nước ta

Hiện nay ở nước ta chưa có nhà máy sản xuất loại nhựa này, do vậy chúng ta
phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài về dưới dạng hạt nhựa. Do đó giá thành
hạt nhựa ABS ở nước ta khá cao, theo giá báo tại trang chủ của tập đoàn hóa chất
Việt Nam thì giá hạt nhựa nhập khẩu vào 9/06/2010 là 2USD/kg, tới tháng 2/2011
giá hạt nhựa này đã tăng lên 2.1USD/kg. Theo dự báo của các nhà đầu tư thì giá
hạt nhựa sẽ tăng lên do đang khó khăn trong nhập nguyên liệu đầu vào, đó là còn
chưa kể đến một số nhà máy còn xin hoạt động với công suất khoảng 50% do bảo
dưỡng và đại tu nhà máy , trang thiết bị.

5. Poli mety metacrylat (PMMA)


5.1. Khái niệm

Chất dẻo PMMA( poli mety metacrylat) là chất dẻo đi từ dẫn xuất của axit
meta acrylic.PMMA(hay thủy tinh hữu cơ PEXIGLAS)là nhựa nhiệt dẻo trong
suốt có cấu trúc vô định hình,có công thức (C5O2H8)n.

5.2. Tính chất

a. Tính chất vật lí

Tính chất quan trọng nhất của PMMA là trong suốt, không màu, đồng thời
bền vững trước tác dụng của thời tiết và khí hậu. PMMA có chỉ số bức xạ cao
nhất( cho lọt qua 92% ánh sáng thường, đặc biệt có thể lọt qua 75-76% tia cực tím
và phần lớn các tia hồng ngoại. Chỉ đứng sau thủy tinh thạch anh).Vì vậy thường
ứng dụng PMMA để sản xuất các dụng cụ quang học.

Song thủy tinh hữu cơ chỉ có 1 nhược điển so với kính vô cơ là dễ bị xước
bề mặt do độ cứng cao.

b. Tính chất hóa học

Loại chất dẻo này hòa tan tốt trong este,xeton,cacbua hidro thơm hoặc
cacbua hidro được clorua hóa.Chúng không tan trong rượu có phân tử lượng thấp
và trong cacbua hidro béo,xong các chất này có thể dùng để làm loãng các dung
dịch trên với một số lượng nào đó..
Poli metta crylat là polimer có mạch cacbon chứa este ở mạch nhánh, vì vậy
ở nhiệt độ bình thường nó bền vững với nhiều chất trong đó có cả axit loãng, kiềm
loãng,không tác dụng với nước, rượu, dầu khoáng và dầu thực vật.

5.3. Phạm vi ứng dụng

+ Thủy tinh hữu cơ thường được sử dụng làm chất thay thế (không vỡ và
nhẹ)cho thủy tinh , ví dụ làm vỏ hộp đèn ở xe cộ hoặc kính bảo hộ , kính chắn gió
máy bay,cửa sổ trần nhà.

+ Trong Y tế công nghệ và cấy ghép :Cấy ghép xương giả, làm kính áp
tròng,răng giả,phẫu thuật thẫm mỹ(làm giảm nếp nhăn hay vết sẹo vĩnh viễn).

+ Sử dụng nghệ thuật và thẫm mĩ : làm đồ nội thất, làm sơn,đồ trang sức.

+ Ứng dụng khác : đèn led chiếu sáng,dĩa CD,DVD.[2].

5.4 Giá thành và sản lượng

Hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu hạt nhựa PMMA nguyên sinh để sản
xuất vật liệu. Tính đến ngày 29/10/2010 giá thành nhựa PMMA tại Việt Nam được
nhập khẩu từ các hãng của Đài Loan và Hàn Quốc là 43.000đ /kg.

Giá thành nhập khẩu nhựa PMMA là:

1. R001 nhựa hạt trong suốt PMMA VH001: 2,43 USD/kg HQ

2. R003 nhựa hạt màu đỏ PMMA VH 121: 2,71 USD/kg HQ

3. Hạt nhựa PMMA VH083T013 Smoke 5,2 USD/kg HQ

6. Polystiren (PS)

6.1. Định nghĩa

Poly stiren(PS) là polime được tổng hợp từ mono stiren(SM), có thể trùng
hợp bằng phương pháp trùng hợp khối, trùng hợp nhũ tương hoặc huyền phù.
+ Nguyên liệu để sản xuất PS là Styren có công thúc phân tử là. C8H8.

6.2. Tính chất của PS

PS là chất dẻo, trong suốt, cứng , không mùi , khi cháy có nhiều khói.

Vì PS có nguyên tử H ở C bậc 3 linh động nên dễ tham gia phản ứng o xi


hóa vì thế PS nhanh bị lão hoá trong không khí khi có ánh sáng trực tiếp.Vòng
benzen có thể tham gia phản ứng sunfo hoá, nitro hoá…

PS không phân cực do đó bền với các hoá chất phân cực và phân cực mạnh.

6.3. Ứng dụng của PS

+ PS đươc làm vật liệu cách điện (điều kiện không tải hoặc tải trọng bé và
tĩnh).

+ Làm các sản phẩn khác dùng trong dân dụng và công nghiệp phải biến tính
bằng cách hoá dẻo hoặc đòng trùng hợp với các monomer khác.

+ PS xốp được dùng làm vỏ đựng máy khi vận chuyển, cách âm và nhiệt
thấp trong xây dựng.

6.4. Sản lượng và giá thành

Trong nước chưa có dự án sản xuất PS nhưng đến nay công ty Poly stiren đã
đầu tư dây chuyền sản xuất dự kiến 11\2011 sẽ đưa vào sản xuất vòi công suất
khoảng 4.000 tấn\tháng (công suất thực tế của dây chuyền đạt 6.000tấn\tháng) đáp
ứng 100% nhu cầu về PS trong cả nước.

Giá thành:

+ Giá nhập khẩu PS hiện nay khoảng 1.500-1.700USD/tấn.

+ Giá bán PS trong nước khoảng 1.820USD/tấn.


CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT POLYSTYREN

1. Nguyên liệu và các phương pháp sản xuất PolyStyren

1.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu để sản xuất Polystyren (PS) là Styren.

CTPT : C8H8

CTCT:

Styren rất dễ trùng hợp vì có nối đôi và vòng thơm, trong quá
trình bảo quản nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng, oxy, nhiệt độ. Thông thường khi
bảo quản ta cho 0,5 - 1,5% khối lượng hydroquinon vào làm chất ức chế trùng hợp.

1. Tính chất vật lý của Styren

- Styren là một chất lỏng trong suốt, không màu đến hơi vàng có mùi hắc, khúc xạ
ánh sáng mạnh.

- Khối lượng riêng ở 25oC: d = 0,9045 g/cm3

- Độ nhớt (25oC): μ = 0,7 cP - Nhiệt độ sôi: ts = 145,2 oC

- Nhiệt độ nóng chảy: tnc = -30,63 oC

- Nhiệt độ bùng cháy: tbc = 34 oC

- Nhiệt hóa hơi: 86,9 kcal/mol

- Nhiệt trùng hợp: 16,5 kcal/mol

- Giới hạn cháy nổ trong không khí (%V): 1,1 - 6,1

- Độ co thể tích khi trùng hợp: 17%


2. Điều chế Styren Styren có thể được thu từ hai nguồn:

2.1 Từ sản phẩm Cracking và chưng cất dầu mỏ, khí hóa than cốc.

2.2 Bằng con đường tổng hợp.

2.2.1 Dehydro hóa trực tiếp Etylbenzen

Các điều kiện của PƯ:

T = 550 – 650 oC, P = 0,1 – 0,3 MPa

Hệ xúc tác hiện đại gồm 5 cấu tử: cấu tử hoạt động (Fe2O3); chất ổn định (Cr2O3 ,
Al2O3 , MgO); chất ức chế tạo cốc (K2O); chất khơi mào (CuO, V2O5, AgO) và
chất kết dính (Aluminat canxi).

Tùy thuộc vào loại xúc tác sử dụng, quá trình có thể tiến hành trong điều kiện đẳng
nhiệt hoặc đoạn nhiệt.

Về mặt công nghệ, quá trình Dehydro hóa đẳng nhiệt khó thực hiện hơn quá trình
đoạn nhiệt, vì phải sử dụng thiết bị phản ứng loại ống chùm với dòng trao đổi nhiệt
tuần hoàn ở ngoài ống. Tuy nhiên quá trình này có ưu điểm: nhiệt độ nguyên liệu
đầu thấp hơn, tỉ số hơi nước/nguyên liệu đầu thấp hơn so với quá trình đoạn nhiệt.

2.2.2 Đồng sản xuất Propylen oxyt và Styren

Quá trình bao gồm 4 giai đoạn:

- Oxy hóa pha lỏng Etylbenzen thành Hydroperoxyt với sản phẩm phụ là
Axetophenon và Phenyl-1-etanol:

C6H5 – CH2 – CH3 + O2  C6H5 – CHOOH – CH3


+ Phản ứng tỏa nhiệt, không sử dụng xúc tác. Tuy nhiên, cần sử dụng các hợp chất
có tính kiềm (như CaCO3 hoặc CaCO3) để trung hòa axit tạo thành và ngăn cản sự
phân hủy hydropeoxyt.

+ Tpu = 125 - 155oC; P = 1,5 MPa để duy trì môi trường phản ứng trong pha lỏng.
- Epoxy hóa Propylen trong pha lỏng với sự có mặt có mặt của xúc tác đồng thể
(Molypden Naphtenat), hoặc xúc tác dị thể (các oxyt kim loại như Mo, V, Ti mang
trên SiO2).

- Hydro hóa hydropeoxyt còn lại và sản phẩm phụ axetophenon thành phenyl -1-
etanol.

C6H5 – CO – CH3 + H2  C6H5 – CHOH – CH3

Quá trình xảy ra ở nhiệt độ 120 - 150 oC, áp suất 1 Mpa, sử dụng xúc tác oxit Cu,
Cr, Ni mang trên SiO2. - Dehidrat hóa phenyl -1 etanol thành styren

C6H5 – CHOH – CH3  C6H5 – CH = CH2 + H2O

Quá trình xảy ra trong pha khí ở T = 250oC, P = 0,2 - 0,3 Mpa, với xúc tác axit (10
- 15% trọng lượng mang trên TiO2 hoặc Al2O3).

II. Các phương pháp sản xuất Polystyren

1. Lý thuyết trùng hợp Styren

Trong sản xuất, Styren chỉ trùng hợp theo cơ chế trùng hợp gốc và thu được
polyme có cấu tạo chủ yếu là liên kết đầu – đuôi và ở dạng vô định hình. Trong
nghiên cứu, người ta có sử dụng trùng hợp ion tạo PS tinh thể hầu hết ở dạng
Izotactic, một phần ở dạng Syndiotactic, rất ít ở dạng Atactic.
Styren dễ trùng hợp khối, trùng hợp dung dịch, trùng hợp nhũ tương và trùng hợp
huyền phù. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm của nó.

1.1 Trùng hợp khối

Trùng hợp Styren thành khối có thể tiến hành khi đun nóng có chất khởi đầu hoặc
không có chất khởi đầu.

Chất khởi đầu thường là các peroxit hữu cơ. Benzoyl peroxit là chất khởi đầu rất
phổ biến nhưng không thích hợp khi trùng hợp styren vì nó làm vàng sản phẩm.

Tốc độ trùng hợp tăng theo nhiệt độ ở nhiệt độ dưới 50oC vận tốc trùng hợp rất
chậm (có khi đến hàng năm), ở 150oC phản ứng kết thúc trong vài giờ. Nhưng khi
chuyển hóa được khoảng 90% thì phản ứng hầu như không xảy ra nữa. Điều đó có
nghĩa là polyme có trọng lượng phân tử cao không thu được với hiệu suất cao. Nếu
còn lại nhiều monome thì nhiệt độ chảy mềm của PS sẽ giảm xuống, vật phẩm trở
nên đục do monome chuyển lên bề mặt và bốc hơi từ từ đôi khi làm vàng sản
phẩm.

Để thu được polyme có trọng lượng phân tử trung bình cao tương đối và chứa
monome còn lại ít nhất ta dùng chế độ trùng hợp hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: tạo ra xirop (PS có trọng lượng phân tử thấp tan trong monome)
với hiệu suất 30 - 40%

+ Giai đoạn hai: đổ vào khuôn (có thể tích nhỏ 5 - 10 lít) sau đó trùng hợp tiếp tục
cho đến khi kết thúc. Tháo sản phẩm ra khỏi khuôn đem đập, nghiền, sàng hay tạo
hạt.

1.2 Trùng hợp dung dịch

So với trùng hợp khối thì phản ứng trùng hợp trong dung dịch xảy ra với vận tốc
bé (ở điều kiện không có chất khởi đầu) và polyme tạo ra có trọng lượng phân tử
thấp hơn. Giá trị trọng lượng phân tử trung bình của PS phụ thuộc vào điều kiện
trùng hợp và loại dung môi. Qua thí nghiệm thấy benzen, xiclohexan, toluen trùng
hợp tốt hơn các dung môi khác.

Điều chế polyme trong dung dịch thuận lợi để làm sơn, còn với mục đích khác thì
thêm chất lắng để kết tủa polyme.

1.3 Trùng hợp nhũ tương

Nhũ tương gồm có: monome, nước, chất nhũ hóa, chất khởi đầu và chất điều chỉnh
sức căng bề mặt.

Cơ chế trùng hợp nhũ tương: chất nhũ hóa khi tan trong nước tạo thành các Mixen
hình cầu mà ở đó các đầu không ưa nước của phân tử nhũ hóa sẽ hướng vào trong
và các đầu ưu nước hướng ra ngoài. Các phân tử chất khởi đầu tan trong nước tạo
thành các gốc tự do nhờ phần ưa nước của chất nhũ hóa đi vào Mixen và tiếp tục
với các phân tử monome để xảy ra các phản ứng trùng hợp.

+ Nước: là môi trường phân tán cũng là chất tải nhiệt để điều chỉnh nhiệt phản ứng
tỏa ra.

+ Chất nhũ hóa: để giữ monome và polyme mãi ở trạng thái phân tán trong pha
nước. Chất nhũ hóa thường dùng là các loại xà phòng như: ôlêat kali, natri, stêarat
hay các sunfoaxit của rượu cao béo, xà phòng nhựa thông, nêkan…

Nếu giảm nồng độ chất nhũ hóa thì vận tốc phản ứng giảm, nhưng thời gian trùng
hợp và trọng lượng phân tử trung bình polymer tăng. Vì vậy muốn điều chỉnh trọng
lượng phân tử trung bình polymer trước hết nên thay đổi nồng độ chất khởi đầu
chứ không nên thay đổi lượng chất nhũ hóa. Vì chất nhũ hóa chỉ thay đổi trọng
lượng phân tử trung bình của PS một ít nhưng lại tăng thời gian trùng hợp lên rất
nhiều.
+ Chất kích động: là các peroxit và hydroperoxit tan trong nước (H2O2, pesulfat
amôn và kali…) với hàm lượng 0,1 - 1% trọng lượng monome.

Khi thêm chất xúc tiến (các muối kim loại có tinh axit: Ag+ ) làm phân hủy chất
kích động vào hỗn hợp phản ứng thì thời gian trùng hợp giảm.

Nếu dùng hệ thống oxi hóa – khử: chất oxy hóa (Chất kích động) và chất khử
(muối kim loại) có hóa trị thay đổi thì vận tốc của quá trình trùng hợp có thể tăng
và giảm nhiệt độ phản ứng xuống.

+ Chất điều chỉnh: thường dùng rượu hay các chất làm giảm sức căng bề mặt của
hệ thống tức là có khả năng làm tăng độ khuếch tán của nhũ tương.

1.4 Trùng hợp huyền phù

Huyền phù gồm: Monome, nước, chất kích động, chất ổn định và chất hoạt động
bề mặt. Ở đây chất kích động peroxit hữu cơ không tan trong nước mà tan trong
monome.

+ Nước: dùng để tách monome ra thành từng hạt riêng đồng thời cũng là môi
trường trao đổi nhiệt.

+ Chất ổn định: là các polyme hữu cơ tan trong nước như rượu polyvinilic,
metylxenluylo… chúng phải hoàn toàn không tan trong monome. Vai trò của nó là
làm tăng độ nhớt của nước và do đó ngăn cản các hạt polyme dính vào nhau.

2. So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp trùng hợp

PP trùng hợp Ưu điểm Nhược điểm


Trùng hợp khối - Phương pháp đơn giản - Dễ bị nhiệt cục bộ do độ
- Tạo sản phẩm tinh khiết - nhớt cao
Vận tốc phản ứng cao, năng -Tính dẫn nhiệt kém
suất lớn - Sản phẩm dạng khối nên
- Có thể trùng hợp ngay trong lấy sản phẩm và gia công
khuôn mẫu tạo sản phẩm có khó - Tăng độ đa phân bố về
hình thù phức tạp khối lượng phân tử
TH Dung dịch - Không có hiện tượng nhiệt - Dung môi hữu cơ độc, đắt
cục bộ tiền, dễ cháy
- Dễ khống chế nhiệt độ PƯ - Khối lượng phân tử thấp do
- Dung môi làm giảm độ nhớt lẫn dung môi hòa tan
giúp PƯ xảy ra êm dịu hơn
TH Nhũ tương - Sản phẩm cuối cùng là latex - Polyme bị nhiễm bẩn bởi
polyme với nồng độ cao (70 - chất nhũ tương hóa (là chất
80%) điện ly) nên làm giảm tính
- Thoát nhiệt PƯ dễ dàng hơn điện của polymer
- PƯ xảy ra ở độ nhớt thấp:
+ Tạo polyme có KLPT cao
+ Độ chuyển hóa
TH Huyền phù -Tính dẫn nhiệt tốt
- Độ đa phân tán nhỏ
- KLPT cao
- Có thể cắn màu luôn trong
quá trình trùng hợp

3. Phương pháp sản xuất Polystyren

3.1 Trùng hợp khối

Công nghệ quá trình khối không sử dụng nước hay dung môi hữu cơ và đó là quá
trình đơn giản nhất để sản xuất PS.

a, Phương pháp gián đoạn

Quá trình gồm 2 giai đoạn:


- Giai đoạn 1: trùng hợp sơ bộ Styren ở áp suất thường sau đó tạo chân không 200
-270 mmHg và đun nóng. Khi hiệu suất phản ứng đạt khoảng 30 - 40% tiến hành
làm lạnh đến 70 - 80oC và rót vào khuôn có dung tích từ 5 - 10 lít.

- Giai đoạn 2: trùng hợp xirôp trong khuôn nhỏ nhờ đun nóng. Sau đó tháo sản
phẩm ra rồi đem đi đập, nghiền, sàng và đóng bao

Mô tả quy trình:

Monome Styren sạch (và comonome, nếu một sản phẩm copolyme được mong
muốn) được bơm từ bể chứa (1) đến thiết bị hòa tan nguyên liệu (2). Đối với các
sản phẩm của loại polystyren chịu va đập, cao su polybutadien vụn được thêm vào
thiết bị hòa tan nguyên liệu, ở đây cao su được tan chảy trong dòng styren nóng.
Hỗn hợp được khuấy trộn từ 4 - 8h để hòa tan hoàn toàn cao su. Từ thiết bị hòa tan
nguyên liệu hỗn hợp được đưa vào thùng khuấy trộn (3), thường là một lò phản
ứng tiền polyme hóa để trộn các chất phản ứng. Một lượng nhỏ dầu khoáng (ví dụ
như dầu nhờn và chất hóa dẻo), dime của alpha – metylstyren (như một chất điều
chỉnh polyme hóa), và một chất chống ôxy hóa được thêm vào. Sau đó cả khối
hoặc một phần ngyên liệu polyme hóa được bơm vào lò phản ứng gián đoạn (4).
Trong lúc lò phản ứng được làm đầy, styren bị bay hơi và được thoát ra qua một lỗ
thoát của thùng chảy tràn (5). Khi nạp liệu phản ứng, lỗ thoát khí và lò phản ứng
được đóng kín. Hỗn hợp trong lò phản ứng được gia nhiệt đến nhiệt độ phản ứng
polyme hóa. PƯ cũng có thể bắt đầu bằng cách đưa vào một gốc tự do khơi mào để
hòa tan nguyên liệu ở (2) cùng với các tác nhân phản ứng khác. Sau khi quá trình
polyme hóa hoàn thành, polyme nóng chảy bao hàm một số monome styren chưa
phản ứng, etylbenzen và các monome styren có khối lượng phân tử thấp (dime,
trime và các oligome khác), được bơm đến thiết bị bay hơi chân không (6). Ở đây,
monome styren dư, etylbenzen và các monome styren có khối lượng phân tử thấp
được thu hồi, được ngưng tụ ở (7) và phần ngưng được đưa đến thùng ngưng tụ
bay hơi (9), sau đó được đưa đến phân xưởng thu hồi sản phẩm phụ. Hơi ở đỉnh từ
thiết bị ngưng tụ được dẫn đến hệ thống chân không (8). Polystyren nóng chảy từ
đáy của thiết bị bay hơi có thể được gia nhiệt đến 250 - 280oC, được ép ở (10) qua
một khuôn kéo dây và sau đó được ngâm trong bể nước lạnh. Các dải cao su lạnh
được tạo hạt ở (10) và đưa tới bể chứa sản phẩm (11).

b, Phương pháp liên tục


Mô tả quy trình:

Styren, polybutadien (nếu sản xuất loại sản phẩm chịu va đập), dầu khoáng theo tỷ
lệ đi kèm với mục đích loại nhựa được sản xuất. Khối nguyên liệu sau khi phối
trộn được bơm liên tục tới hệ thống phản ứng (3) ở đó nó được polyme hóa nhiệt
để tạo thành polystyren. Một dòng công nghệ thường sử dụng nhiều hơn một hệ
thống phản ứng nối tiếp. Một số quá trình polyme hóa xảy ra trong lò phản ứng
khơi mào, thường được xem như thiết bị tiền phản ứng polyme hóa. Sự polyme
hóa nối tiếp ở mức độ cao xảy ra trong các lò phản ứng tiếp sau, trong nồi chưng
có cánh khuấy hoặc trong các tháp phản ứng. Polyme nóng chảy bao hàm một số
monome styren chưa phản ứng, etylbenzen và các monome styren có khối lượng
phân tử thấp (dime, trime và các oligome khác), monome styren chưa phản ứng,
etylbenzen và các polyme có khối lượng phân tử thấp được bơm đến thiết bị bay
hơi chân không (4). Ở đây, phần lớn monome, etylbenzen và các monome styren
có khối lượng phân tử thấp được thu hồi, được ngưng tụ ở (5) và sau đó được đưa
đến phân xưởng thu hồi styren (8 và 9). Phần không ngưng (hơi ở đỉnh) từ thiết bị
ngưng tụ được hút ra bằng một bơm chân không (10), Polystyren nóng chảy từ đáy
của bị bay hơi được bơm bởi một máy ép (6) qua một khuôn kéo dây và sau đó
được ngâm trong bể nước lạnh. Các dải cao su đóng rắn được tạo hạt ở (6) và đưa
tới bể chứa (7).

Ở phân xưởng thu hồi styren, styren thô được thu hồi từ thiết bị ngưng tụ (5) được
tinh chế trong tháp chưng cất (8). Dòng styren ở đỉnh tháp được ngưng tụ ở (9) và
quay trở lại thiết bị khuấy trộn hòa tan nguyên liệu. Phần không ngưng được thoát
qua một hệ thống chân không (11).

Đáy tháp chứa các polyme khối lượng phân tử thấp đôi khi được sử dụng như là
nguyên liệu bổ sung.

3.2 Trùng hợp dung dịch

Sơ đồ khối của quá trình polyme hóa styren xảy ra trong dung dịch được thể hiện
trong hình 3.

Trong quá trình này sự polymer hóa xảy ra trong môi trường dung môi. Ở giai
đoạn thứ nhất monomer styrene được tách một vài chất ức chế của phản ứng
polymer hóa bằng hơi nước. Monomer sau đó được trộn với dung môi như
ethylbenzen và chất ức chế sau đó được đưa qua một vài thiết bị phản ứng cánh
khuấy ( step 2). Nồng độ ethylbenzen ban đầu khoảng 5-25%. Sauk hi polymer
hóa, hỗn hợp polymer được đưa tới bể chứa để loại bỏ styrene và dung môi chưa
phản ứng (step 3). Styren và dung môi thu hồi được tái sinh trở lại cùng nguyên
liệu. Polymer tinh chế được đưa qua một máy ép và tạo hạt (step 4).
3.3 Trùng hợp nhũ tương

Nguyên liệu I II III


Styren 100 100 100
H2O 250 175 200
Xà phòng dầu thầu dầu (dầu ve) 3 0,4 – 1,2 -
K2S2O8 0,25 0,3 -
H2O2 (dung dịch 30%/H2O) - - 2,5

Đầu tiên cho nước và xà phòng dầu ve vào TBPƯ tiến hành khuấy trộn. Sau đó cho
styren và chất khởi đầu vào, duy trì vận tốc cánh khuấy khoảng 120 - 160 vòng/
phút. Đun nóng hỗn hợp lên 65 – 70oC, lúc này chất khởi đầu bắt đầu phân ly và
tạo ra các gốc tự do, phản ứng tỏa nhiệt nên nhiệt độ của hỗn hợp tự tăng lên 85 –
90oC. Giữ ở nhiệt độ này cho đến khi hàm lượng monome dư trong hỗn hợp phản
ứng nhỏ hơn hoặc bằng 1%. Không nên tăng nhiệt lên nữa vì khi đó các hạt PS vừa
tạo ra sẽ chảy mềm và dính lại với nhau.
Sau đó tiến hành phá nhũ tương rồi đem đi lắng, lọc, ly tâm để tách polyme hạt bé
và dung dịch chất nhũ hóa, chất khởi đầu còn dư… Monome tự do có thể được
tách bằng cách sục hơi nước quá nhiệt vào hỗn hợp polystyren – nước thực hiện
quá trình lôi cuốn hơi nước.

Việc phá nhũ tương có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:

- Dùng nhiệt để phá hệ nhũ tương

- Dùng cơ học: khuấy mạnh với vận tốc khuấy 3000 – 6000 vòng/ phút.

- Dùng điện trường

- Dùng chất điện ly: muối ăn, NH4Cl, ZnCl2, CH3COOH,… Sản phẩm tạo ra đem
rửa nhiều làn bằng H2O để làm sạch hết các chất nhũ hóa còn lại trên bề mặt cho
đến khi trung tính. Cuối cùng đem đi sấy khô đến độ ẩm nhỏ hơn 0,5% và sàng
phân loại, đóng bao

3.4 Trùng hợp huyền phù


Cho nước, monome và chất khởi đầu từ từ vào TBPƯ đồng thời mở cánh khuấy
chạy với vận tốc 80 – 120 vòng/ phút . Cho tiếp dung dịch PVA vào. Ban đầu nâng
nhiệt độ lên 75 – 80oC trong vòng 1,5 h sau đó tăng nhiệt độ lên 88 – 90oC trong
vòng 2 h. Tổng thời gian phản ứng khoảng 4 – 5 h, hiệu suất đạt 95 – 98%.

Hỗn hợp huyền phù gồm: hạt PS, môi trường đem ly tâm và rửa bằng nước ấm ở
45 – 50oC sau đó đem đi sấy khô ở nhiệt độ 65 – 75oC trong chân không đến độ
ẩm nhỏ hơn 0,2 – 0,5%.

Trùng hợp huyền phù là quá trình polyme hóa gián đoạn có thể được sử dụng để
sản xuất các hạt polystyren tinh thể, hạt polystyren chịu va đập và hạt polystyren
xốp. Trong quá trình này, trùng hợp là thực hiện trong môi trường nước trung gian
cho phép thu hồi nhiệt tỏa ra của phản ứng. Polystyrene được hình thành ở dạng
các hạt nhỏ có thể dễ dàng tách ra từ pha nước.
Trước tiên, monome styren từ bể chứa được rửa để loại bỏ các chất ức chế của
phản ứng trùng hợp (bước 1). Styrene sau khi rửa được đưa tới một thùng khuấy
trộn, ở đó nó được kết hợp với một gốc khơi mào tự do (Bước 2). Sau đó, Styrene
được đưa vào một lò phản ứng cánh khuấy cùng với nước, chất khơi mào với một
monome đóng vai trò là tác nhân hòa tan huyền phù và chất ổn định huyền phù
(bước 3).

Một chất tạo khí hoặc cao su có thể được thêm vào ở thời điểm này để sản xuất PS
xốp hoặc PS chịu va đập cao tương ứng. Cả chất tạo khí và cao su cũng có thể
được thêm vào sau như là một bộ phận của phân xưởng trùng hợp. Sau khi trùng
hợp các hạt polyme được chuyển đến bể rửa ở đây chúng được rửa với axit để loại
bỏ hết chất khơi mào và chất ổn định huyền phù (bước 4). Các hạt ướt được đưa
đến máy li tâm (bước 5) và sau đó được đưa đến máy sấy (bước 6) để khử nước và
làm khô. Tiếp đó, các hạt này được đưa qua một máy đùn loại khí để thu hồi
monome styren chưa phản ứng (bước 7). Monome sau khi tái sinh được tuần hoàn
trở lại lò phản ứng polyme hóa. Các hạt polyme tinh khiết được sấy khô và đưa đến
bể chứa sản phẩm

4. Xu hướng lựa chọn phương pháp sản xuất Polystyren trong thực tế

- Trong thực tế, styren được trùng hợp theo 2 phương pháp là trùng hợp khối và
trùng hợp huyền phù.

+ Trùng hợp khối thì polystyren có độ tinh khiết cao.

+ Trùng hợp huyền phù thì polystyren có phân tử khối đồng đều nhau.

- Ngày nay để cải thiện một cách đáng kể tính chất cơ lý của polystyren, người ta
dùng phương pháp đồng trùng hợp với các monome khác như acrylonetrin,
butadien -1,3. Do đó, đã chế tạo ra nhiều sản phẩm có tính năng cơ lí cao như tính
chịu nhiệt, chịu mài mòn… giúp nâng cao khả năng ứng dụng của sản phẩm.
5. Một số loại lò phản ứng cho các phương pháp trùng hợp

6. Các thông số hoạt động của một số quy trình sản xuất Polystyren

2. Một số công nghệ sản xuất PolyStyren

2.1 Công nghệ sản xuất EPS của ABB Lummus Global/ BP Chemical
2.1.1 Sơ đồ công nghệ

1. Thiết bị phản ứng. 4. Thiết bị sấy khô.

2. Thùng chứa. 5. Sàng lọc.

3. Thiết bị ly tâm. 6. Bộ phận trộn.

2.1.2. Quy trình làm việc.

Công nghệ trùng hợp styrene của Lummus/ BP để sản xuất EPS thường và EPS
chịu lửa là quy trình trùng hợp huyền phù gián đoạn một bậc.

Monome styrene, nước, chất khơi máo, tác nhân huyền phù, chất tạo nhân và một
số hợp phần khác được đưa vào lò phản ứng (1). Sau đó, hàm lượng và nhiệt độ
của chúng đươc theo dõi bằng các thiết bị điều khiển tự động. Tác nhân huyền phù
và quá trình khuấy trộn làm phân tán monomer thành dạng hạt. Sau đó, một lượng
pentan được đưa vào lò phản ứng, quá trình trùng hợp được tiếp tục.

Sau đó các hạt EPS và nước được đưa vào thùng chứa (2). Từ công đoạn này, quy
trình trở nên lien tục . Hỗn hợp hạt /nước bùn được ly tâm ở thiết bị (3), ở đó phần
lớn bùn được loại bỏ. Các hạt sau đó được vận chuyển đến máy sấy khô (4) để lạo
bỏ nước.

Sau đó các hạt khô được sang ở sang (5) thành các phân đoạn sản phẩm với ddoooj
đàn hồi khác nhau. Dầu nhờn được thêm vào với một tỉ lệ nhất định ở bộ phận phối
trộn (6). Sản phẩm cuối cùng được chuyển đến các bộ phận bao gói.

2.1.3. Điều kiện công nghệ

Thiết bị phản ứng chính là loại cánh khuấy với tốc độ là 80 – 120 vòng/phút. Ban
đầu nhiệt độ nâng lên 75 – 80oC trong 1.5h sau đó tang nhiệt đọ lên 88 – 90oC
trong 2h. Tổng thời gian phản ứng là 4 – 5h, hiệu suất là 95-98%. Hạt PS, môi
trường ly tâm có nhiệt độ khoảng 45 – 50oC Sấy chân không ở 65 – 75oC trong
chân không. 1.4. Nhận xét công nghệ. Công nghệ Lummus/BP là một trong những
quy trình công nghệ hiên đại nhất để sản xuất EPS

Styren và pentan 1000 – 1015 kg/tấn EPS


Hóa chất xử lý 25 – 49 kg/tấn EPS
Nước khử khoáng 1000 kg/tấn EPS
Điện 150 kWh/tấn EPS
Hơi 0,42 tấn/tấn EPS
Nước làm lạnh 120 m3/tấn EPS
Bảng1 : Định mức tiêu hao năng lượng và vật liệu của quá trình.

Hiện nay có 3 nhà máy sử dụng công nghệ này tại Pháp, Đức, Trung Quốc với tổng
công suất khoảng 200000 tấn/năm.

2.2 Công nghệ sản xuất GPPS và HIPS của ABB Lummus Global/BP
Chemicals.
2.2.1 Sơ đồ công nghệ.

1. Thiết bị tạo hạt 7. Thiết bị bay hơi.


2. Bể chứa. 8. Phân xưởng tái sinh styrene.
3. Thiết bị gia nhiệt sơ bộ. 9. Bơm tạo sợi.
4. Thiết bị trùng hợp sơ bộ. 10. Bể nước làm lạnh.
5. Lò phản ứng polymer hóa. 11. Máy tạo hạt.
6. Thiết bị gia nhiệt sơ bộ.

2.2.2 Quy trình công nghệ.

Quy trình sản xuất GPPS và HIPS về cơ bản là giống nhau ngoại trừ chất khơi
mào, số bậc hòa tan cao su đối với HIPS.
Quá trình sản xuất HIPS bắt đầu với sự tạo hạt và hòa tan cao su với các chất phụ
gia khác vào monomer styrene ở thiết bị (1). Sau đó. Hỗn hợp được vận chuyển
đến bể chứa (2). Để sản xuất các sản phẩm với mục đích thông dụng, số lượng các
thành phần được điều chỉnh và nạp trực tiếp tới lò gia nhiệt sơ bộ nguyên liệu (3).

Từ giai đoạn này, quá trình sản xuất GPPS và HIPS là tương tự nhau. Hỗn hợp
nguyên liệu được gia nhiệt sơ bộ ở (3) và nạp liệu lien tục tới thiết bị trùng hợp sơ
bộ (4), ở đó hình dạng của cao su được tạo ra.

Sau khi ra khỏi thiết bị trùng hợp sơ bộ, hỗn hợp polymer được bơm đén lò phản
ứng polymer hóa (5) được thiết kế riêng của hang. Khi lò phản ứng dừng, về cơ
bản quá trình trùng hợp đã hoàn thành. Sau đó, hỗn hợp được gia nhiệt sơ bộ ở (6)
để chuẩn bị cho quá tình bay hơi.

Thiết vị bay hơi (7) được giữ ở độ chân không cao để thu hồi monomer chưa phản
ứng và dung môi từ polymer nóng chảy. Monome được cất trong phân xưởng tái
sinh (8) và tuần hoàn trở lại thiết bị trùng hợp sơ bộ. Polyme được bơm qua bơm
để tạo sợi, qua bể nước để làm lạnh và cuối cùng là qua máy tạo hạt(11) để tạo
hình dạng hạt và được sang lọc để phân loại. Sản phẩm được chuyển đến bộ phận
đóng gói.

2.2.3. Điều kiện công nghệ

Nhiệt độ: 150oC.

Giai đoạn 1 hiệu suất khoảng 30 – 40 %.

Giai đoạn 2 tổng hiệu suất khoảng 90%.

Thời gian phản ứng vài giờ

2.2.4. Nhận xét.


Công nghệ này là công nghệ hiện đại để sản xuất GPPS và HIPS. Bằng công nghệ
này đã tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và ổn định.

GPPS HIPS
Styren và dầu khoáng, kg 1011 937
Cao su, kg - 73
Các chất phụ gia, kg 1 2
Điện, kWh 97 110
3
Nhiên liệu, 10 Kcal 127 127
3
Nước làm lạnh, m 46 26
Hơi áp suất thấp, kg 6 6
Bảng2 : Định mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu tính theo tấn styrene.

Đây là phương pháp trùng hợp khối liên tục. Hiện nay một số nhà máy tại Pháp ,
Đức, Thụy Điển đang vận hành theo công nghệ này với tổng công suất đạt khoảng
450000 tấn GPPS và HIPS trên năm. Một nhà máy khác với công suất 3000000 tấn
GPPS và HIPS trên năm đã đi hoạt động từ năm 2005.

3. Công nghệ sản xuất GPPS của Toyo Engineering Corp.

3.1. Sơ đồ công nghệ


1. Thùng chứa styrene. 5. Thùng chứa monomer nguyên liệu.
2. Thùng chứa acrylonitrile. 6. Thiết bị phản ứng thứ nhất.
3. Thùng chứa dung môi. 7. Thiết bị bay hơi.
4. Thùng chứa monomer tuần hoàn 8. Thiết bị ngưng tụ.
9. Thiết bị tạo hạt.

3.2. Quy trình công nghệ.

Styren nguyên liệu từ thùng (1), dung môi và phụ gia ở thùng (2) và monomer tuần
hoàn đươc trộn với nhau ở thùng chứa nguyên liệu (5). Sau đó, hỗn hợp được đua
lần lượt vào thiết bị phản ứng (6), để thực hiện phản ứng trùng hợp. Nhiệt độ của
thiết bị phản ứng được khống chế cẩn thận đê duy trì tốc độ chuyển hóa cũng như
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giữa thiết bị (6) và (7) có một thiết bị gia nhiệt sơ bộ để giảm độ nhớt của của hỗn
hợp sản phẩm. Hỗn hợp sản phẩm được chuyển đến thiết bị bay hơi số (7). Các
thành phần dễ bay hơi sẽ đươc tách ra trên đỉnh bởi quá trình bay hơi chân không,
rồi vào thiết bị ngưng tụ (8), cặn của thiết bị (8) đươc tuần hoàn lại thùng (4).
Polyme nõng chảy được bộ phận tạo hạt (9).

3.3. Nhận xét.

Một lượng lớn polystyrene thông dụng GPPS với độ trong lớn và các tính chất tốt
để chế tạo PS dạng bọt bằng cách phun ép trực tiếp bới quá trình trùng hợp khối
liên tục sử dụng công nghệ của Toyo Engineering Corp.

Định mức tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cho một phân xưởng sản xuất
50.000 tấn GPPS/năm ở bờ vịnh Mỹ.

Vốn đầu tư, triệu USD 14.

Vật liệu thô tiêu thụ cho mỗi tấn GPPS, kg 1009

Hiện nay có các nhà máy ở Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đang vận
hành theo công nghệ này với tổng công suất khoảng 2000000 tấn/năm.

4. Công nghệ sản xuất HIPS của Toyo Engineering Corp.

4.1. Sơ đồ công nghệ.


Hình8: Sơ đồ công nghệ sản xuất HIPS của Toyo Engineering Corp

1. Thùng chứa styrene. 7. Thiết bị trùng hợp sơ bộ.


2. Thùng chứa acrylonitrile. 8. Thiết bị trùng hợp chính.
3.Thùng chứa dung môi. 9. Thiết bị bay hơi.
4. Thùng chứa monomer tuần hoàn 10. Thiết bị ngưng tụ
5. Thiết bị trộn nguyên liệu. 11. Bộ phận tạo hạt.
6. Thùng chứa hỗn hợp nguyên liệu
đầu.

4.2. Quy trình công nghệ

Styren từ thùng (1), cao su và các chất phụ gia từ thùng (3), monomer tuần hoàn
được nạp vào thiết bị hòa tan cao su (5) rồi hỗn hợp đầu được đưa về thùng chứa
nguyên liệu đầu (6). Hỗn hợp từ thùng chứa được đi vào thiết bị trùng hợp sơ bộ
(7), ở đó hình dạng cao su được tạo ra.

Sau đó, hỗn hợp được đưa vào thiết bị trùng hợp chính. Nhiệt độ của thiết bị được
điều khiển ở mức ổn định để duy trì độ chuyển hóa cũng như đảm bảo chất lương
sản phẩm.

Sản phẩm polymer hóa có đọ nhớt cao nên được gia nhiệt sơ bộ trước khi đưa vào
thiết bị bay hơi (9). Các thành phân dễ bay hơi được tách ra từ dung dịch polymer
bởi quá trình bay hơi chân không. Hơi được ngưng tụ ở (10), phần cặn tách ra được
tuần hoàn trở lại thùng chứa (4). Polymer nóng chảy được đưa qua bộ phận tạo hạt
(11).

4.3. Nhận xét.

Một lượng lớn Polystyren chịu va đập với tính ổn định cơ học cao và có thể gia
công bằng quá trình trùng hợp khối liên tục được sản xuất sử dụng công nghệ của
Toyo Engineering Corp.

Định mức tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cho một phân xưởng sản xuất 50000
tấn HIPS/năm ở bờ vịnh Mỹ.

Vốn đầu tư, triệu USD 21

Vật liệu thô tiêu thụ cho mỗi tấn HIPS, kg 1009

Hiện nay các nhà máy tại Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ đang vận hành
theo công nghệ này với tổng công suất đạt 190000 tấn/năm.

5. Lựa chọn công nghệ.

Đối với việc sản xuất EPS, ta có thể thấy công nghệ của ABB Lummus Global/ BP
Chemical là công nghệ tiên tiến. Công nghệ nay cho sản phẩm với chất lượng cao
và ổn định.
Đối với quá trình sản xuất GPPS và HIPS cũng tương tự, công nghệ của ABB
Lummus Global/ BP Chemical tỏ ra ưu điểm hơn hẳn vì nó tích hợp được cả hai
quy trình. Chỉ cần thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào là ta có thể tạo ra hai loại
polystyrene khác nhau. Điều này cho phép tiết kiêm được chi phái đấu tư thiết bị,
cũng đảm bảo quá trình sản xuất linh hoạt theo xu thế của thị trường.

SẢN XUẤT NHỰA EPOXY

1. Nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất nhựa epoxy là epichlorohydrin và diphenylol


propane với xúc tác là NaOH. Ngoài ra, có thể dùng reorcin để thay thế cho
diphenylol propan nhưng thực tế ít được dùng.

1.1 Epichlorohydrin:

- Công thức hóa học

- Tên thương mại là: Epichlorohydrin

- Tính chất: Epichlorohydrin là chất lỏng, không màu, không tan trong nước tan
trong dung môi hữu cơ (benzen, xylen, acetone,…), rất độc, có mùi nặng

+ Nhiệt độ sôi ts = 118oC

+ Khối lượng riêng tại 20 oC: d = 1,175 – 1,18 (g/cm3)

- Điều chế: Có 2 phương pháp cơ bản để tổng hợp Epichlorohydrin: đi từ glicerin


và propylene ( phương pháp này được đánh giá là đang có nhiều triển vọng)

+ Từ glycerin
Đầu tiên cho khí HCl khan tác dụng với glycerin ở t o ~ 110oC – 115oC tạ thành
dichlorohydrin glycerin

Sau đó dùng kiềm để khử HCl tạo ra Epichlorohydrin (giai đoạn hóa vòng)

Để hiệu suất phản ứng (1) cao, glycerin phải thật khan hoặc chứa rất ít nước. Ngoài
ra, người ta còn cho thêm khoảng 20% các chất hút nước như anhydride acetic
hoặc axit acetic

Phản ứng hóa vòng (2) tiến hành ở to thường. Nồng độ và tốc độ cho dung dịch
NaOH tác dụng với dichlorohydrin có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất vì ngoài
phản ứng tạo ra epichlorohydrin có phản ứng xà phòng hóa dichlorohydrin trả về
glycerin. Vì vậy có thể dùng các loại kiềm yếu như Ca(OH)2, Na2CO3 để khử
HCl.

Phương pháp này ở Liên Xô và Trung Quốc đã ứng dụng nhiều. Ở nước ta ngành
công nghiệp xà phòng mỗi năm thải ra lượng glycerin cũng khá lớn nên đó là thuận
lợi đáng kể.

+ Từ propylene: Chloro hóa propylene ở áp suất 18kg/cm2 và to = 600oC để tạo ra


allyl chloride. Sau đó cho tác dụng với acid hypochlorous và cuối cùng dùng kiềm
khử HCl của dichlorohydrin tạo ra Epichlorohydrin
Epichlorohydrin là một chất lỏng không mài, không tan trong nước nhưng tan
trong các dung môi hưu cơ (C6H6, xeton,…)

Phương pháp này thích hợp với những nước có dầu mỏ và khí thiên nhiên

1.2. Diphenol propane (2,2-bis(p-hydroxyphenyl)) propane gọi tắt là bis-phenol A

- Công thức hóa học

- Tên thương mại: Bisphenol A

- Tính chất

+ Có cấu trúc tinh thể màu trắng có thể gây bỏng da, không tan trong nước, tan
trong dung môi hữu cơ

+ Điểm chảy mp = 153oC

+ Khối lượng riêng 1,2 g/cm3

+ Áp suất bốc hơi 0,2 mmHg (ở 170oC)

- Điều chế: Phương pháp được sử dụng chủ yếu là cho phenol tác dụng với acetone
trong môi trường axit mạnh
Nồng độ axit là yếu tố quyết định đến hiệu suất phản ứng, có thể dùng dung dịch
H2SO4 hoặc hơi HCl

Ngoài ra người ta còn thu được Bisphenol A từ phản ứng thủy phân polycacbonat
phế thải trong môi trường kiềm, nhưng để làm nguyên liệu sản xuất nhựa epoxy thì
bisphenol A thu được phải qua công đoạn tái chế phức tạp mới có thể sử dụng

2. Cơ chế phản ứng

2.1. Epoxy trên nền nhựa Bisphenol – A

- Epichlorohydrin theo nhóm Epoxy tác dụng với hydro của dioxydifenyl propan

Tạo ra nhóm epoxy mới do đứt HCl

Các sản phẩm ban đầu tiếp tục ngưng tụ với dioxdifenil propan
Công thức chung của nhựa Epoxy trên nền nhựa Bisphenol – A
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu thường dùng là epichlorohydrin và bisphenol – A, xúc tác NaOH.


Bằng thực nghiệm người ta đứa ra các đơn phối liệu sau:

Nồng độ % Tỉ lệ mol Tỉ lệ phần khối


lượng
Bisphenol – A 100 1 100
Epichlorohydrin 100 2 81,14
NaOH 100 2 35,09

Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ tương đối cao, tốc độ phản ứng tạo nhựa phụ thuộc vào
tốc độ cho xúc tác. Tỉ lệ giữa epichlorohydrin/Dian càng cao thi độ nhớt khối
lượng phân tử càng thấp, hàm lượng nhóm epoxy tăng. Quá trình sản xuất còn sử
dụng dung môi toluen làm dung môi hòa tan nhựa để tách nước, dùng CO2 trung
hòa xúc tác NaOH dư sau khi rửa lần 1

*Tiêu chuẩn nguyên liệu

- Epichlorohydrin: + Hàm lượng epichlorohydrin >= 97%

+ Phần có ts từ 80 – 115oC <=16%

+ Phần có ts từ 116 – 117oC <=80%

+ Phần có ts lớn hơn 117oC <=4%

- Bisphenol – A: + Bột trắng đồng nhất, trong cùng một mẻ nguyên liệu không
được dùng Dian có nhiều màu khác nhau

+ Hàm lượng ẩm <=3%

+ Hàm lượng phenol trong Dian <=0,5%


+ Lượng muối ăn mòn <=0,04%

- NaOH: + Hàm lượng >=92%

- Toluen: + Không chứa cặn trong dung dịch

+ Tỷ trọng ở 20oCa là 0,85 – 0,86 g/cm3

+ Nhiệt độ sôi ts là 109 – 111,2oC

2. Chuẩn bị thiết bị phản ứng

Trước khu nạp liệu yêu cầu thiết bị phải sạch, làm nguội đến 35oC, đóng kín tất cả

Các cửa trên nắp thiết bị. Sau 3 – 4 lần phản ứng mới rửa nồi phản ứng bằng hơi

nước.

2.1. Quy trình thực hiện

Sơ đồ tổng quát

Thuyết minh quy trình:


- Nguyên tụ tạo nhựa

Ở điều kiện thường cho epichlorohydrin vào nồi phản ứng, sau đso cho Bisphenol
– A vào và khuấy đều với tốc độ 300 vòng/phút, tạo huyền phù đồng nhất. Tiếp
theo cho 65% lượng NaOH vào, nâng nhiệt lên 60 – 65 oC trong một giờ. Tiếp tục
cho thêm 22% NaOH vào, gia nhiệt lên 70oC và duy trì trong 2 giờ. Cuối cùng cho
hết 13% NaOH còn lại và nâng nhiệt khoảng 70 – 75oC.

Trong quấ trình đa tụ, hỗn hợp đẳng phí epichlorohydrin – nước bay hơi được
ngưng tụ liên tục ở thiết bị nhưng tụ và thu lại ở thiết bị phân tầng, tại đây hỗn hợp
phân thành hai lớp, nước ở trên và epichlorohydrin ở dưới

- Chưng tách epichlorohydrin

Khi phản ứng đa tụ kết thúc, làm lạnh hỗn hợp đến 35 – 40oC và tiến hành chung
tách epichlorohydrin không phản ứng. Quá trình chung tách tiến hành ở áp suất
chân không, nhiệt độ tăng dần lên khoảng 70oC theo độ tăng áp suất, nhiệt độ tăng
đến 115oC thì duy trì trong khoảng 1 giờ, áp suất hơi <=at. Ngưng tự
epichlorohydrin rồi chuyển sang bộ phân phân tách, khi quan sát qua kính không
thấy epichlohydrin nhỏ giọt nữa thì quá trình kết thúc

- Rửa nhựa

Tiến hành rửa nhựa để tách muối NaCl và NaOH dư, rửa từ 2 – 5 lần bằng nước
ấm 50 – 60oC. Nếu chỉ rửa bằng nước thì muối và nước hấp thụ trong nhựa không
thể hòa tan, do đó phải kết hợp rửa nước và toluen

+ Rửa lần 1: khuấy trộn cho nhựa tan trong toluen trong khoảng 1 – 1,5 giờ, để
lắng và tách lớp nước ra. Sau khi rửa lần 1, tiến hành khử HCl trong dung dịch. Sử
dụng NaOH để trung hòa HCl. Khi tính toán lượng NaOH cần phải xác định rõ
hàm lượng nhóm epoxy để biết lượng clo hữu cơ có trong nhựa.
+ Rửa lần 2: cũng tương tự rửa lần 1, nhưng người ta còn sục khí CO2 vào dung
dịch nhựa để trung hòa NaOH dư

- Chưng tách nước

Tiến hành sau khi rửa nhựa, chưng ở nhiệt độ 75 – 85oC và áp suất chân không 600
– 650 mmHg. Hỗn hợp đẳng phí nước – toluen bốc lên được làm lạnh sẽ phân lớp,
tách nước ra và thu toleun.

- Lọc nhựa

Khu lượng nước trong nhựa được tách ra hết thì muối trong nhựa bắt đầu kết tinh.
Cho dung dịch nhựa quá lưới lọc, các muối kết tính, các tạp chất cơ học, tạp chất
không tan trong toluen sẽ bị giữ lại trên lưới. Sau khi lọc tiến hành sấy nhựa ở 75 –
85oC

- Chưng tách toluen

Sau khi lọc, dung dịch thu được có hàm lượng toluen rất cao, tiến hành chưng tách
ở 115 – 125oC, đến khí hàm lượng chất bốc <=1% thì xem như kết thúc

- Lọc sản phẩm

Sau khi chưng tách toluen, lọc nhựa một lần nữa kết hợp gia nhiệt ở 40 – 45 oC với
lưới có kích thức lỗ lớn hơn, sản phẩm sau đó mang đi đóng thùng.

You might also like