Hướng dẫn giải:: Câu 1 Tìm từ ghép, từ láy có trong đoạn thơ sau

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1

Tìm từ ghép, từ láy có trong đoạn thơ sau:


"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Hướng dẫn giải:


Từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ
Từ ghép: dan tay, tiểu khê, phong cảnh, dòng nước, uốn quanh, dịp cầu, bắc ngang
Câu 1
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang."
(Quê hương - Tế Hanh)
a. Chỉ ra và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong hai câu thơ trên.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ.

Hướng dẫn giải:


a. Từ Hán Việt được sử dụng:
- tuấn mã: nghĩa là ngựa tốt (ngựa khỏe, chạy nhanh)
- trường giang: nghĩa là sông dài (sông rộng)
b. Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh.
Tác dụng: "chiếc thuyền" được so sánh với "con tuấn mã" nhằm diễn tả tư thế và trạng
thái của con thuyền khi ra khơi: mạnh mẽ, băng băng lướt trên mặt biển.
Câu 1
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai."
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a. Tìm hai từ đồng nghĩa với từ "tưởng".
Có thể thay thế các từ tìm được cho từ "tưởng" không? Vì sao?
b. Tìm thành ngữ có trong đoạn thơ.

Hướng dẫn giải:


a. Từ đồng nghĩa với từ "tưởng": nhớ, mơ, mong, nghĩ.
Từ "tưởng" nghĩa là nhớ mong, mơ màng, đang nghĩ tới, đang hình dung rất rõ hình
ảnh người yêu nơi phương xa của Kiều. 
Từ "tưởng" vừa bộc lộ cảm xúc, vừa miêu tả hoạt động của tư duy, nghĩa của từ
"tưởng" bao gồm nghĩa của các từ trên cộng lại. Vì thế, không thể thay thế từ "tưởng"
bằng các từ ấy.
b. Thành ngữ được sử dụng: rày trông mai chờ, bên trời góc bể.
Câu 1
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
(Bếp lửa - Bằng Việt)
Chỉ ra từ láy có trong dòng thơ trên. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh bếp
lửa mà tác giả nhắc tới.

Hướng dẫn giải:


- Từ láy được sử dụng: chờn vờn.
- Tác dụng: gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ, lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh
của người và vật xung quanh. Từ láy "chờn vờn" còn có tác dụng dựng nên một hình
ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay có trong gia đình Việt nam, nhất ở ở nông thôn.
Câu 1
Từ "chân" trong các câu sau có nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Nếu là từ nghĩa chuyển, hãy chỉ ra phương thức chuyển nghĩa của từ ấy.
a. Đuề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Hướng dẫn giải:


a. Từ "chân" được dùng với nghĩa gốc.
b. Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Câu 1
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng".
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
a. Từ "lộc" trong câu thơ trên được hiểu như thế nào?
b. Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả "Lộc giắt đầy trên
lưng"?

Hướng dẫn giải:


a. Từ "lộc":
- nghĩa gốc: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
- nghĩa chuyển: sức sống, sự phát triển của đất nước với nhiệm vụ bảo vệ đất nước
trong những ngày đầu xuân.
b. Hình ảnh người cầm súng được tác giả miêu tả "Lộc giắt đầy trên lưng" là vì: Trên
đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá ngụy trang, trên
đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Anh bộ đội như mang trên mình
mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ đất nước, mùa xuân tươi đẹp đó.
Câu 1
Từ "mũi" trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Chỉ rõ
đó là phương thức chuyển nghĩa nào?
a. Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau.
b. Anh ta lao đến như một mũi tên.
c. Nó dùng mũi hít hít mấy lần rồi mới bắt đầu ăn.
d. Từng mũi kim đều đặn trên tay áo.

Hướng dẫn giải:


a. "Mũi" được hiểu theo nghĩa chuyển. (phương thức hoán dụ)
b. "Mũi" được hiểu theo nghĩa chuyển. (phương thức hoán dụ)
c. "Mũi" được hiểu theo nghĩa gốc.
d. "Mũi" được hiểu theo nghĩa chuyển. (phương thức hoán dụ)
Câu 1
Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các câu thơ sau:
1. "Mắt Bác đôi vì sao (1)
    Với nụ cười hiền hậu."
                                (Vân Long)
    "Vì sao (2) trái đất nặng ân tình
     Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh".
                                   (Tố Hữu)
2. "Ấm chè tỏa nước nóng
    Thơm như hương lúa đồng (1).
                                   (Trần Đăng Khoa)
 "Chị lao công như sắt như đồng (2)
  Chị lao công đêm đông quét rác"
                                     (Tố Hữu)
3. "Sớm mẹ về thấy khoai đã chín (1)
    Buổi mẹ về gạo đã trắng tinh"
                                     (Trần Đăng Khoa)
   "Chín (2) năm làm một Điện Biên
   Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng."
                                            (Tố Hữu)

Hướng dẫn giải:


1. Vì sao (1): chỉ sự vật sáng lấp lánh vào ban đêm.
     Vì sao (2): Từ dùng để hỏi.
2. Đồng (1): khoảng đất rộng dùng để trồng trọt.
    Đồng (2): chất liệu, kim loại.
3. Chín (1): Làm chuyển trạng thái của vật từ sống thành chín, có thể dùng được.
    Chín (2): Số từ (từ chỉ số lượng)

You might also like