Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề cương ôn tập sử 10 kì 2

Câu 1: Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
- Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc
- Hạn chế: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo
điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn
đến tụt hậu và trì trệ.
Câu 2:Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?
- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh
huyện ngày nay.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Câu 3: Em hãy nhận xét về thủ công nghiêp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX.
- Các nghề thủ công tiếp tục phá triển, xuất hiện nghề thủ công mới. Tuy nhiên do chế độ
công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí bị hạn chế.
- Các làng nghề thủ công không phát triển bằng lúc trước.
Câu 4:Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà
Nguyễn.
- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.
- 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa
phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng:
Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.
- Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng
chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.
- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước
và các tôn ti trật tự phong kiến.
- Nhận xét:
     + Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.
     + Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ
     + Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn
là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.
Câu5:Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
a) Ưu điểm
- Nông nghiệp
     + Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng
không lớn.
     + Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.
- Thủ công nghiệp
     + Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ
khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.
     + Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.
     + Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì
     + Nhiều nghề mới xuất hiện
b) Hạn chế
- Nông nghiệp
1
     + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.
- Thủ công nghiệp
     + Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.
     + Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.
- Thương nghiệp
     + Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.
     + Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước
phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.
Câu 6 :Hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
- Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.
- Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát
triển.
- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện
Thanh Quan, Nguyễn Du.
- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương
loại chí, Gia Định thành thông chí,...
- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,...
- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.
Câu 7 :Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
- Tích cực:
     + Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ
máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.
     + Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được
mở rộng.
     + Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực
- Hạn chế
     + Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.
     + Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.
     + Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ đê Pháp xâm lược Việt Nam.
     + Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.
Câu 8 : Nêu đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.
-Cuộc kháng chiến chống quân Thanh là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc.

-Cuộc kháng chiến diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng.

-Cuộc kháng chiến vừa giải phóng dân tộc vừa thống nhất đất nước.
Câu 9 : Vương triều Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó.
- Xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận
Hóa ra Bắc.
- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân sản xuất
- Lập sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội quy củ.
Đánh giá: Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ chia cắt.

2
Câu 10 : Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai
cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh?
- Nguyễn Huệ - Quang Trung
+ Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất
nước giải phóng dân tộc.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy
hiệu Quang Trung.
- Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ
+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để
thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ
nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
Câu 11: Nêu đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI –XVIII.
- Đặc điểm:
+ Từ thế kỉ 16 – 17, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế
vốn có của nó.
+ Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..
+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong
phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...
- Ý nghĩa
+ Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.
+ Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm
phong phú và đa dạng.
Câu 12 :Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ
XVI – XVIII. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó.

Loại hình Thành tựu


nghệ thuật

Kiến trúc, Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương,
điêu khắc chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...

Nghệ thuật Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những
dân gian cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...

Nghệ thuật Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa
sân khấu phương như hò, vè, si, quan họ,...
Nhận xét
- Phản ánh đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta phong phú và đa dạng.
- Thể hiện tính địa phương đậm nét.
Câu 13:Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về ưu
điểm và hạn chế
- Thống kê
3
     + Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại
Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...
     + Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..
     + Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...
     + Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...
     + Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...
- Nhận xét
     + Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước,
có nhiều tác phẩm có giá trị.
     + Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học
tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành
tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.
Câu 14: Tình hình giáo dục nước ta ở thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?
Nhà Mạc : tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội để chọn nhân tài.
Đàng Ngoài : Giáo dục như thời Lê sơ nhưng sa sút dần về số lượng.
Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên theo cách riêng. Nội dung Nho học
sơ lược.
Thời Quang Trung : đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
=> Nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử, các môn khoa học tự nhiên không đưa vào nội
dung khoa cử nên hạn chế phát triển kinh tế.

You might also like