Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 56

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

TÀI TRỢ CHÍNH

Công ty Cổ phần tập đoàn Trí tuệ Việt Tập đoàn tài chính SVA

CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG TÀI TRỢ

Ngân hàng đầu tư và Khách sạn Saigontourane Công ty TNHH Tổng công ty Cổ phần Công ty AXA
phát triển Việt Nam International Delta bảo hiểm Bưu Điện Việt Nam
chi nhánh Cầu Giấy

Công ty
Công ty Đầu tư Công ty Công ty Cổ phần Công ty Tổng Công ty Cảng Nhật Linh
1
và Xây dựng hạ Công nghê tin học Xây dựng và Điện toán và Hàng không Miền Trung Đà Nẵng
tầng Việt Sin Phương Tùng thương mại 591 truyền số liệu VDC - Cảng Hàng không
Quốc tế Đà Nẵng

DELTA INTERNATIONAL CO., LTD

Our core business:


o Inland transportation
o Customs brokerage
o Warehousing

Our operations located at


o Ha Noi
o Ho Chi Minh
o Binh Duong
o Hai Phong
o Bac Ninh
o Hai Duong

Fore more information, please refer to

http://delta.com.vn/

2
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GÓP PHẦN XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Hiện nay, có trên 70% dân số nước ta sống ở khu vực nông thôn với diện tích khoảng
92% lãnh thổ Việt Nam, bao gồm đồi núi, rừng, đất trồng trọt và canh tác và người dân sinh
sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Vấn đề việc làm và tạo thêm thu nhập cho người dân ở
nông thôn có ảnh hưởng lớn tới công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng các mô hình
nông thôn mới. Khu vực nông thôn Việt Nam, bao gồm cả những thị trấn nhỏ phục vụ vùng
nông thôn là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Phát triển du lịch nông thôn từ lâu
đã được nhiều nước khai thác có hiệu quả. Đối với nước ta, ngành du lịch nói chung và du
lịch nông thôn nói riêng thời gian qua đã có những bước phát triẻn khá mạnh. Tuy nhiên,
việc phát triển du lịch ở nhiều vùng nông thôn nước ta còn mang tính tự phát, thiếu quy
hoạch và đôi khi còn mang tính phong trào. Quản lý nhà nước với phát triển du lịch nông
thôn còn bộc lộ nhiều yếu kém cần có các chính sách và các giải pháp cụ thể, phù hợp để góp
phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là khi toàn
cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, khi mà khu vực nông thôn
truyền thống ngày càng thu hẹp ở các nước phát triển, khi đó nhu cầu du lịch đến các vùng
nông thôn còn giữ được bản sắc riêng ở các nước như nước ta với du khách quốc tế ngày
càng tăng. Bài viết trên cơ sở phân tích bài học kinh nghiệm ở một số quốc gia và thực trạng
quản lý phát triển du lịch nông thôn ở nước ta thời gian qua và đề xuất các giải pháp tăng
cường quản lý để phát triển du lịch nông thôn nước ta đi đúng hướng thời gian tới.
Từ khóa: Nông thôn, du lịch, quản lý

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TẠI ĐÀ
NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ - TIẾP CẬN TỪ GÓC NHÌN
CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TS. Phùng Tấn Viết – UBND Thành phố Đà Nẵng
ThS. Trần Thị Hòa – Trường Cao đẳng Thương mại
Tóm tắt
Tháng 01 năm 2009, Việt Nam chính thức mở cửa lĩnh vực phân phối theo cam kết
của WTO. Đây là cơ hội để các đô thị nước ta đẩy mạnh việc phát triển hệ thống phân phối
hiện đại, Thành phố Đà Nẵng cũng hòa vào bối cảnh chung đó; và đi cùng với đó là hệ thống
quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương. Để đánh giá các nội dung quản lý nhà nước
về thương mại tại Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi đã khảo sát
110 doanh nghiệp thương mại trên các nội dung: Công tác xây dựng hành lang pháp lý về
thương mại; công tác định hướng phát triển thương mại; công tác hỗ trợ, tạo điều kiện
thương mại phát triển; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật về thương mại; và công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành thương
mại. Kết quả nghiên cứu đã phác họa một bức tranh toàn cảnh đối với công tác QLNN về
3
thương mại tại Đà Nẵng, chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác quản lý, dưới
góc nhìn của các doanh nghiệp thương mại.
Bài viết sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, phân tích,
so sánh, tổng hợp và sử dụng phần mềm SPSS để đáng giá nội dung quản lý nhà nước về
thương mại tại Đà Nẵng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về thương mại tại địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Từ khoá: Quản lý nhà nước về thương mại, doanh nghiệp thương mại, công tác
quản lý…

TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM           
PGS.TS Phạm Thị Tuệ
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước không phải là mô hình xa lạ mà nó đã ra đời
lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19 tại một số nước châu Âu (chủ yếu là Tây Âu) trong
giai đoạn cách mạng công nghiệp và sau đó có nhiều nước sử dụng tập đoàn kinh tế như một
công cụ nhằm định hướng phát triển nền kinh tế hoặc đảm bảo an ninh quốc phòng. Mặc dù
ra đời trong những hoàn cảnh rất khác nhau nhưng tập đoàn kinh tế nhà nước đã đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế, ví dụ như ở Nhật bản trong nửa cuối thế kỷ 20 các tập đoàn
kinh tế nhà nước được coi là các trụ cột của nền kinh tế hay ở Hàn quốc các tập doàn kinh tế
đóng vai trò then chốt trong cải thiện cán cân thương mại trong những năm 1980. Trên thực
tế có không ít tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động có hiệu quả cao, đó là Posco, công ty sản
xuất thép khổng lồ của Hàn quốc và Singapore Airlines một trong những hãng hàng không
tốt nhất thế giới hoặc các tập đoàn trong ngành công nghiệp nặng từ lĩnh vực hóa dầu đến
sắt thép của Đài loan đều là những doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả. Điều đó chứng
minh một thực tế không phải nguồn gốc sở hữu gây nên sự kém hiệu quả của doanh nghiệp
nhà nước, có chăng là do chưa có cơ chế quản lý phù hợp để doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước hoạt động độc lập như doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy nội dung bài viết so sánh mô hình
tập đoàn kinh tế nhà nước trên thế giới và tại Việt nam trên các khía cạnh (về bản chất, về
quá trình hình thành, về cơ cấu tổ chức, về cơ chế quản lý) để thấy những hạn chế trong tổ
chức quản lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt nam và từ đó đưa ra một số định hướng
giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt nam
Từ khoá: Tập đoàn kinh tế; Tập đoàn kinh tế nhà nước; Quản lý tập đoàn kinh tế.

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ThS. Nguyễn Bá Hiền
ThS. Trần Thị Hòa

4
Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
Tóm tắt
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Đây là cơ hội
để các đô thị nước ta đẩy mạnh việc phát triển kinh tế. Thành phố Đà Nẵng cũng hòa vào bối
cảnh chung đó, và phát triển bền vững kinh tế địa phương là một yêu cầu tất yếu trong bối
cảnh hội nhập.
Trong 10 năm qua Thành phố Đà Nẵng đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu thế hội nhập. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế khá ngoạn mục, bình quân 11,73% trong giai đoạn 2001-2010. Tốc độ tăng trưởng cao,
liên tục trong nhiều năm đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thiếu bền vững, đóng góp cho
tăng trưởng chủ yếu vẫn là dựa trên sự gia tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thô và sức
lao động giá rẻ mà ít chú ý đến công nghệ và môi trường. Mặt khác, tổng mức bán lẻ và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng, giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố vẫn còn quá khiêm
tốn so với các thành phố lớn trong cả nước. Bài viết này đi sâu nghiên cứu thực trạng tăng
trưởng và phát triển bền vững kinh tế Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
từ đó đặt ra vấn đề cấp thiết cho các nhà hoạch định chính sách của thành phố.
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp và để đáng
giá thực trạng phát triển kinh tế của Thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển bền vững kinh tế Thành phố Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập.
Từ khoá của bài viết: Phát triển bền vững, kinh tế.
Abstract

KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ TƯƠNG QUAN GIỮA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN , CHÍNH
PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG
PGS.TS Nguyễn Văn Minh
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Nhiều nghiên cứu cho thấy Công nghệ thông tin (CNTT) và Chính phủ điện tử
(CPĐT) là các nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của các quốc gia, các địa
phương, các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp. Bài viết này, thông qua việc xử lý trên
máy tính các số liệu thu thập được từ các báo cáo quốc tế và trong nước về NLCT, CNTT và
CPĐT, kiểm định và đưa ra một số kết luận và lý giải về tương quan giữa CNTT, CPĐT và
NLCT quốc gia của 139 quốc gia trên thế giới và NLCT địa phương của 63 tỉnh, thành phố ở
Việt Nam.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, năng suất, tăng trưởng, năng
lực cạnh tranh, tương quan.

5
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG DOANH
NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Quản lý nhà nước (QLNN) về quan hệ lao động doanh nghiệp (QHLĐDN) với tư cách
là bộ phận quan trọng của QLNN về kinh tế được hiểu là việc sử dụng quyền lực của Nhà
nước để điều chỉnh hệ thống tương tác lẫn nhau giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và
người lao động (NLĐ) trong quá trình hợp tác làm việc tại doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và
đảm bảo phát triển hài hòa, ổn định QHLĐDN và đảm bảo cho sự phát triển ổn định kinh tế
xã hội. QLNN về QHLĐDN có vai trò quyết định đối với việc sử dụng có hiệu quả nhất nguồn
nhân lực quốc gia để góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra,
trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế. Nội dung cơ bản của QLNN về QHLĐDN bao gồm
xây dựng và ban hành pháp luật điều chỉnh QHLĐDN, thiết lập thiết chế QLNN về QHLĐDN
và thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật QHLĐDN. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả
tập trung chủ yếu vào triển khai một số vấn đề: (i) Khẳng định sự cần thiết khách quan của
QLNN về QHLĐDN; (ii) Đánh giá thực trạng QLNN về QHLĐDN ở nước ta; (iii) Xác định
quan điểm và gợi ý giải pháp nhằm tăng cường QLNN về QHLĐDN ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT).
Từ khóa: Quản lý nhà nước, quan hệ lao động doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế.

THU NHẬP TỪ VỐN VAY ƯU ĐÃI: CÁC CÂN NHẮC VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG
VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ZHANG Hongyun
GuangXi University of Finance and Economics, NanNing
Tóm tắt
Cùng với việc quốc tế hóa tài chính, đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp, yêu
cầu phát triển kinh tế vùng và kinh tế quốc gia, các loại hình vốn vay nước ngoài ưu đãi đang
ngày càng trở nên phong phú hơn, các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào các dự án tại nước
ngoài khi có nhiều lựa chọn hơn. Thông qua việc phân tích các loại vốn vay nước ngoài ưu
đãi đối với luồng tiền của doanh nghiệp, đối sánh với khoản vốn vay thông thường và đo
lường thu nhập từ lãi vay sẽ giúp các doanh nghiệp với các dự án đầu tư cân nhắc nguồn vốn
quốc tế để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả.
Từ khóa: Vốn vay ưu đãi; Thu nhập lãi; Giá trị hiện tại của phân tích so sánh

MẠNG TOÀN CẦU: VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN TOÀN CẦU


Dr COLLIN Paul Marc
Associate Professor MAGELLAN

6
IAE de Lyon-France
Tóm tắt
Một trong những hiện tượng nổi bật nhất trong một thập kỷ qua là việc quốc tế hóa
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Tersen and Bricout, 1996). Vốn được xem là “không
thể xuất khẩu” (Segal-Horn, 1993) nhưng gần đây các doanh nghiệp này đã chứng minh tỏ
vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế thế giới và ngày càng toàn cầu hóa hệ
thống cung ứng của mình (Vandermerwe, 1989 ; Campbell and Verbeke, 1994 ; Gadrey,
1994 ;). Các dịch vụ tài chính và ngân hang là minh chứng rõ nét nhất cho hiện tượng này
(Michalet, 1985 ; Andreff, 1995). Thẻ ngân hang chính là sản phẩm tiên phong.. Tuy nhiên,
nhiều nhà nghiên cứu quản trị đã không kịp thời phản ứng trước sự thay đổi này. Tập trung
quá nhiều vào việc nghiên cứu ngành công nghiệp (trong đó quá chú trọng đến ngành công
nghiẹp ô tô), các nhà nghiên cứu dường như đã không chú ý đến sự nổi lên của các doanh
nghiệp dịch vụ toàn cầu. Thực trạng này đã khuyến khích nhóm tác giả thực hiện một nghiên
cứu về việc triển khai dịch vụ quốc tế. Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại các doanh
nghiệp cung cấp thẻ ngân hang quốc tế. Lĩnh vực này là minh chứng cho thấy doanh nghiệp
dịch vụ còn đóng vai trò như các tổ chức chính trị. Ví dụ tiêu biểu là sự phát triển mạnh mẽ
của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Thách
thức đối với chúng ta là làm thế nào để xây dựng một hệ thống quy định xuyên quốc gia.
Nghiên cứu này có hai đóng góp. Thứ nhất, nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức về
một chủ thể nghiên cứu quan trọng và đặc biệt, thông qua lăng kính của lý thuyết diễn dịch.
Thứ hai, nghiên cứu có hàm ý quản trị, xem xét đến các chiến lược ‘chính trị’ liên quan đến
việc định vị doanh nghiệp như một tổ chức lập pháp. Tiếp sau là các phần thảo luận về hậu
quả của những chính sách này đối với hoạt động của các doanh nghiệp thương mại.
Từ khóa: Mạng lưới đa quốc gia, quản trị chiến lược, thẻ ngân hàng, SET

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM – MỘT NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:
TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÁI NIỆM
Dr. LÊ Philippe, Grenoble Ecole de Management, France1
TRAN Anh Dung, Université de la Méditerranée,
Faculté des Sciences Economiques et de Gestion, France
Tóm tắt
Vào cuối thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới chứng kiến một hiện tượng “toàn cầu hóa thị
trường”. Trong xu thế đó, để thâm nhập vào một thị trường mới thì việc thành lập liên doanh
với một đối tác nội địa là một trong những hình thức được các tập đoàn lựa chọn không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển và hình thức này ngày càng trở nên
phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển mà ở đó các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài, trong đó có các doanh nghiệp liên doanh đóng vai trò quan trọng và góp phần vào
tăng trưởng kinh tế.
1
Adresse de correspondance : Dr. Philippe LÊ – Grenoble Ecole de Management – 12, rue Pierre Sémard BP
127 38003 Grenoble Cedex 01. philippe.le@grenoble-em.com
7
Trong phần tổng quan về các doanh nghiệp liên doanh, vấn đề hiệu quả thu hút được
sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Nhiều tác giả đi tìm câu trả lời giải thích cho
hiệu quả của các doanh nghiệp liên doanh. Một số đưa ra mối quan hệ giữa hiệu quả và các
biến số xác định như cơ cấu sở hữu, vai trò của kiểm soát hay sự khác biệt văn hóa…. Mặc
dù các nhà nghiên cứu đã có ý định phát triển lý thuyết cho vấn đề này nhưng kết quả thực
nghiệm vẫn còn rất hạn chế và khác nhau tùy vào phương pháp nghiên cứu, tùy vào quốc gia
tiến hành nghiên cứu (sự khác biệt này được thể hiện rất rõ giữa các nước phát triển và đang
phát triển) và biện pháp sử dụng.
Tuy nhiên, một đề tài quan trọng mà các nhà nghiên cứu thường bỏ qua khi nghiên
cứu các doanh nghiệp liên doanh đó là vấn đề quản lý. Đây là chủ đề tranh luận từ nhiều
năm nay. Đối với các doanh nghiệp liên doanh thì vấn đề quản lý trở nên phức tạp hơn so với
các doanh nghiệp thông thường bởi việc sở hữu và quản lý thường được phân chia giữa hai
hoặc nhiều đối tác với những mục đích khác nhau. Việc quản lý tốt giúp tăng cường hiệu quả
cho các doanh nghiệp liên doanh và ngược lại sẽ dẫn đến giải thể.
Trong những năm gần đây, Việt Nam, một nước đang phát triển, có tỷ lệ tăng trưởng
7-8%/năm. Mức tăng trưởng cao này ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một đặc
trưng khác của Việt Nam là quốc gia này đang phát triển từ một nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trường. Trước đây, trong nền kinh tế tập trung, phần lớn các doanh nghiệp
Việt Nam hoạt động không hiệu quả do quản lý yếu kém. Ngày nay, mặc dù Chính phủ đã có
những nỗ lực nhưng những hậu quả của nền kinh tế đó vẫn còn để lại dấu ấn trong việc quản
lý các doanh nghiệp liên doanh. Các đối tác Việt Nam gặp khó khăn trong việc quản lý liên
doanh với các đối tác nước ngoài. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra “làm thế nào để
nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam?”. Để trả lời
câu hỏi này, bài nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến tác động của việc quản lý đến hiệu quả
của các doanh nghiệp liên doanh quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
Từ khóa: Quản lý, hiệu quả, doanh nghiệp liên doanh, Việt Nam, toàn cầu hóa,
hội nhập kinh tế

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT KHẨU TRÊN
THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á MỚI NỔI
ThS. Đinh Thị Phương Anh
Đại học Southampton
Tóm tắt
Bài nghiên cứu đánh giá thực nghiệm tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động
xuất khẩu của 3 quốc gia mới nổi khu vực Đông Á vào thị trường Hoa Kỳ là Thái Lan,
Indonesia và Philippine trong giai đoạn từ tháng 1/2000 đến tháng 5/2012. Phương pháp đo
độ lệch chuẩn hàng tháng của tỷ giá thực song phương hàng ngày và mô hình biến động
GARCH được sử dụng nhằm đánh giá rủi ro tỷ giá hối đoái.
Bài báo sử dụng mô hình nhu cầu xuất khẩu dài hạn để xem xét mối quan hệ giữa sự bấp
bênh của tỷ giá hối đoái và dòng chảy thương mại thông qua vai trò của phân tích đồng liên
kết và mô hình hiệu chỉnh sai số nhằm đưa ra những đánh giá về mối liên hệ đồng liên kết và
sự phát triển ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra bằng chứng thuyết phục
về sự tồn tại của vécto đồng liên kết giữa xuất khẩu thực của các nền kinh tế Đông Á mới nổi
và nguồn thu từ nước ngoài, giá tương đối và tỷ giá hối đoái biến động có ảnh hưởng đến
8
mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến số này. Tuy nhiên, tác động ngắn hạn của biến
động tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu chỉ xảy ra ở Philippine và Indonesia. Do đó, những dấu
hiệu ảnh hưởng rất khó phán đoán. Trong khi sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động
ngược đến xuất khẩu ở Philippine thì ở Indonesia con số thống kê cho thấy kết quả khả quan.
Từ khóa: xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, sự biến động, Đông Á, thị trường mới nổi, mô
hình GARCH, đồng liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số.

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHẰM HỢP NHẤT NỘI
VÀ NGOẠI THƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI
Zhang Jiangzhong - GuangXi University of Finance and Economics, NanNing
Guangxi Univrsity of Finance and Economics, Management Science and
Engineering School, Nanning
Tóm tắt
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tài sản thế chấp ở
Mỹ đã gây ra những tác động tiêu cực tới xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong một tháng
lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2008. Tác động kép từ suy giảm nhu cầu tiêu dùng trên thị
trường thế giới và thị trường nội địa đã ảnh hưởng xấu tới kinh tế Trung Quốc trên nhiều
phương diện, từ xuất khẩu và đầu tư cho tới nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Nghiên
cứu chỉ ra rằng hội nhập nội thương và ngoại thương là vấn đề quan trọng cần giải quyết
nếu muốn đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế Trung Quốc và đương đầu với khủng
hoảng tài chính toàn cầu, và việc tham gia một cách chủ động và hợp tác kinh tế khu vực
ASEAN – Trung Quốc là lựa chọn tối ưu để hội nhập nội thương và ngoại thương của đất
nước này.
Từ khóa: Hội nhập thương mại trong nước và nước ngoài, cơ chế quyền lực, cuộc
khủng hoảng tài chính, Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
CHO CÔNG NGHIỆP ĐẦU TƯ MẠO HIỂM – VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI KHU
KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ QUẢNG TÂY
Liu Jinlin,Huang Gang ,Wang Chunmin
GuangXi University of Finance and Economics, NanNing
Tóm tắt
Bài báo đề cập đến vấn đề phát triển tài chính cho công nghiệp đầu tư mạo hiểm tại
Khu kinh tế vịnh bắc bộ ở Quảng Tây, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát
triển trì trệ của ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm tại khu kinh tế này, bao gồm việc các
chủ thể, cơ chế và hệ thống thị trường còn thiếu hụt hoặc chưa hoàn thiện; trên cơ sở đó đề
xuất ba mô hình phát triển công nghiệp đầu tư mạo hiểm tại khu kinh tế này dựa trên hỗ trợ
tài chính phát triển. Tác giả phân tích sâu các mô hình và giải pháp phát triển hỗ trợ tài
chính cho quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm cung cấp những gợi ý và nền tảng cho chính phủ và

9
các doanh nghiệp tài chính tham gia vào việc xây dựng vầ phát triển công nghiệp đầu tư mạo
hiểm tại khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ của Quảng Tây.
Từ khóa: Vốn đầu tư mạo hiểm, Tài chính phát triển; thị trường chính; Chế độ

HỘI NHẬP KINH TẾ Ở VIỆT NAM : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC


Jean Philippe Pireaux
Université du Sud Toulon Var
Tóm tắt
Bài viết đi sâu vào phân tích những lợi ích cũng như những thách thức mà việc hội
nhập kinh tế mang lại cho Việt Nam. Nội dung bài viết đưa ra những khái niệm về hội nhập
kinh tế, những phân tích về bối cảnh kinh tế trong quá khứ, hiện tại và đánh giá triển vọng
phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải
pháp tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển
hệ thống giáo dục để hội nhập thế giới.
Từ khóa : Hội nhập, kinh tế, cơ hội, thách thức

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊNG BANG NGA: TIỀM NĂNG VÀ
CƠ HỘI
TS. Nguyễn Thanh Hải
Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt
Liên bang Nga là một thị trường lớn, có quan hệ thương mại từ lâu đời với Việt Nam.
Duy trì và phát triển thị trường này có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Bài viết
tập trung phân tích mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga qua các giai
đoạn; chỉ ra những tiềm năng và cơ hội trong quan hệ thương mại giữa hai quốc  gia và gợi
ý một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt – Nga trong những năm tới.
Từ khóa: Thương mại, Việt Nam, Liên bang Nga, xuất khẩu, nhập khẩu.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
ThS. Nguyễn Thu Quỳnh
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt

10
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Hiện nay, cà phê được xuất khẩu sang hàng chục nước trên thế giới, trong đó, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, xét về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê
sang thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất cà phê của nước ta và
còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu của thực trạng này là năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất
khẩu sang Hoa Kỳ còn thấp.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ thời gian qua, bài viết đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của cà phê xuất khẩu nước ta sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh
hiện nay.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, cà phê, thị trường Hoa Kỳ.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ NÔNG
SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU GIA NHẬP WTO
PGS.TS Phạm Văn Dũng
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
ThS. Vũ Văn Hùng
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Sau hơn 5 năm gia nhập WTO, xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam
tương đối ổn định. Nhìn chung có sự gia tăng cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu. Điển hình
là các mặt hàng gạo, cà phê, cao su, tiêu và điều – đây là 5 mặt hàng có đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất và nhiều năm liền giúp cho nông lâm thủy sản
xuất siêu. Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu lớn một một số mặt hàng nhưng chúng ta vẫn chủ
yếu xuất nguyên liệu thô, bán thành phẩm nên sức mạnh thị trường chưa cao. Vấn đề đặt ra
là cần có giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm phát triển công nghiệp chế biến, gia tăng giá trị
nông sản trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng công
nghiệp chế biến ở Việt Nam hiện nay đối với các mặt hàng cụ thế là gạo, cà phê, cao su, tiêu
và điều.
Từ khóa: Chế biến nông sản, WTO, chuỗi giá trị nông sản,…

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN


THỰC PHẨM TRONG CHUỖI CUNG CẤP THỰC PHẨM
CỦA CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
ThS. Trần Thị Thanh Mai
Trường Đại học Thương mại
11
Tóm tắt
Đảm bảo chất lượng VSATTP đang được sự quan tâm của người tiêu dùng cả nước
nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Bài viết này tác giả đi sâu nghiên cứu về hoạt
động đảm bảo chất lượng VSATTP trong chuỗi cung cấp thực phẩm của các siêu thị từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng VSATTP đem lại lợi ích ngày càng cao cho
siêu thị và các thành viên trong chuỗi cung cấp thực phẩm.
Từ khóa: Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm , đảm bảo chất lượng, Hà nội, siêu
thị

NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM BẰNG VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CHỈ
SỐ NGÂN SÁCH MỞ (OBI)
ThS. Phạm Quang Huy
Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Tài chính công chính là một trong những nội dung có vai trò quan trọng trong công
cuộc cải cách nền hành chính của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình quản
trị tài chính khu vực công là một công việc không phải đơn giản, có nhiều giai đoạn phải thực
hiện, quy trình đa bước, nhiều khâu cần phải tác động bởi tính phân cấp khá đa dạng trong
ngân sách nhà nước của quốc gia. Cũng do tính chất phân hóa này dẫn đến thông tin cũng
như số liệu ngân sách nhà nước có thể không thể hiểu được, từ đó tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình trong ngân sách cũng sẽ khó có thể đảm bảo do một số nguyên nhân. Do tầm
quan trọng này nên bài viết này tập trung vào 4 nội dung chính, đó là (i) mô hình quản trị tài
chính khu vực công đang được các quốc gia áp dụng thực hiện, (ii) bốn yếu tố tác động đến
quá trình cải cách của một nước, (iii) nội dung của chỉ số OBI đánh giá tính minh bạch do tổ
chức IBP quốc tế sử dụng và (iv) một số định hướng cơ bản cho quá trình cải cách tài chính
công ở Việt Nam trong thời gian tới. Với 4 nhóm vấn đề trên, bài viết đã làm rõ được khái
niệm cùng 6 mục tiêu chính mà mô hình quản trị tài chính công cần phải hướng đến, 4 nhân
tố theo SAPE có ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống, qua đó vận dụng chỉ số ngân sách mở
để nâng cao tính minh bạch trong ngân sách của Việt Nam.
Từ khóa: chỉ số OBI, ngân sách, quản trị tài chính, tài chính công, tính minh bạch

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM SAU 5 NĂM HỘI NHẬP
WTO: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO. Hội nhập sân chơi lớn hơn với những cải cách nhằm thực hiện cam kết của WTO về
12
kinh doanh và đầu tư đã tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam trong 5 năm qua. Thông qua phương pháp phân tích định tính và
thống kê mô tả, bài viết đề cập tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
về quy mô và cơ cấu đầu tư. Qua đó đánh giá những thành tựu và tồn tại trong công tác thu
hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác thu hút FDI trong tương lai.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Hội nhập; WTO;

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM


TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
Phạm Thị Ngọc LiênTrường - Cao Đẳng Thương Mại
Đinh Đức Hiền - Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tăng cường các hoạt động đầu tư ra nước ngoài là
một chủ trương đúng đắn, phù hợp với sự phát triển khách quan của nền kinh tế nước ta hiện
nay. Thông qua hoạt động này, các nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy được
lợi thế của mình trong trật tự phân công lao động quốc tế, có thêm cơ hội nâng cao hiệu quả
đầu tư, tạo dựng thương hiệu cũng như góp phần quan trọng vào việc khẳng định vị thế của
nước ta trên trường quốc tế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đang được đặt ra cho hoạt động đầu
tư ra nước ngoài ở nước ta hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hơn
nữa hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.
Từ khóa: đầu tư, lao động, hiệu quả, doanh nghiệp, thương hiệu

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP SANG CÁC NƯỚC CHÂU PHI – HƯỚNG ĐI MỚI CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CN. Trần Kim Anh
CN. Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không chỉ góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trong
khu vực và trên thế giới mà còn giúp nền kinh tế Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế
thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nhận thức được
tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Việt Nam luôn đẩy mạnh việc đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài và tìm kiếm thị trường. Là khu vực được giới đầu tư quốc tế đặc biệt quan tâm
trong thời gian gần đây, Châu Phi giờ đã không còn bị coi là “lục địa vô vọng” mà đang
ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi nguồn tài nguyên khổng lồ với dân số trên
một tỷ người. Và cơ hội đầu tư thành công tại Châu Phi hiện đang rộng mở với doanh nghiệp

13
Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ đi vào nghiên cứu về đầu tư trực tiếp sang các nước Châu Phi
của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số giải pháp để mở rộng
và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động đầu tư trực tiếp sang các nước Châu Phi trong
thời gian tới. Bài viết sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu vấn đề đầu tư trực tiếp
của doanh nghiệp sang châu Phi.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Doanh nghiệp Việt Nam, Châu Phi

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
PGS.TS. Hà Văn Hội
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
Tóm tắt.
Phát triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh
vực. Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển
đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và
bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phát
triển bền vững là yêu cầu đối với tất cả các ngành kinh tế. Đối với lĩnh vực dịch vụ, kể từ khi
Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế toàn cầu, lĩnh vực dịch vụ Việt Nam
đã có những tiến bộ đáng kể và có những đóng góp nhất định vào GDP. Chính vì vậy, Nhà
nước Việt Nam đã có những chú trọng nhất định đối với việc đầu tư cho sự phát triển của các
ngành dịch vụ. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn
bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, FDI trong lĩnh vực dịch vụ trong thời gian qua đã bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn
xấu đối với ngành dịch vụ, như đầu tư mất cân đối, gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh các
vấn đề xã hội…Thông qua việc khảo sát FDI trong các ngành Du lịch, Y tế, Giáo dục, bài
viết dưới đây phân tích, đánh giá việc triển khai các dự án FDI dựa trên các yếu tố phát triển
bền vững của các ngành này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI theo hướng
chọn lọc, góp phần phát triển các ngành dịch vụ nói chung và các ngành dịch vụ Du lịch, Y
tế, Giáo dục nói riêng, một cách bền vững.
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển bền vững, ngành dịch vụ.

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
ThS. Nguyễn Thị Lệ
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, sức hấp dẫn trong việc thu hút
vốn và lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có xu hướng giảm phần
lớn do công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (XTĐTTTNN) chưa hiệu quả. Thực tế
14
XTĐTTNN có vai trò rất quan trọng trong thu hút vốn FDI đối với một quốc gia. Vì vậy việc
nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp thúc đẩy công tác này để có thể thu hút
hiệu quả hơn nguồn vốn FDI trong thời gian tới là rất cần thiết.
Từ khóa: Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI)

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
TS.Nguyễn Chí Đức
Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Một hệ thống giám sát tài chính ngân hàng quốc gia hoạt động có hiệu quả là khi hệ
thống đó thực hiện được các mục tiêu cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia đó mà mỗi
mục tiêu cụ thể bao gồm một số chỉ tiêu giám sát. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát
tài chính ngân hàng là hạt nhân quan trọng của toàn bộ quá trình phân tích định lượng phục
vụ cho hoạt động giám sát tài chính (GSTC). Nghiên cứu này xuất phát từ ý tưởng: xây dựng
một hệ thống chỉ tiêu GSTC, vận dụng phương pháp phân tích nhân tố tiến hành phân tích
những nhân tố cấu thành và tìm ra trọng số của các nhân tố này trong chỉ số tổng hợp GSTC.
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh hiện trạng giám sát tài chính ngân hàng của nước ta trong
thời gian qua. Trong các chỉ tiêu mà tác giả lựa chọn đều có ảnh hưởng rõ ràng đến chỉ số
GSTC, từ đó đã kiểm nghiệm các chỉ tiêu lựa chọn là hợp lý. Chỉ số giám sát tài chính tổng
hợp khá ổn định nhưng điều đó không che đậy được sự không ổn định của các nhân tố thành
phần. Điều này cũng biểu thị rõ GSTC đã xuất hiện hiện tượng bên trọng bên khinh, là điểm
mà GSTC nước ta phải chú ý trong nền tài chính hiện đại. Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả
đề ra một số kiến nghị về chính sách.
Từ khóa: Giám sát tài chính; phân tích nhân tố; hệ thống chỉ tiêu giám sát.

KHỦNG HOẢNG DẦU CỌ TẠI ĐÔNG NAM Á - SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TRONG CUỘC CHIẾN
INTERNET GIỮA NESTLE VÀ TỔ CHỨC HÒA BÌNH XANH (GREENPEACE)
Daphné Duvernay
Maître de conférences
Université du Sud Toulon Var, France
Tóm tắt
Vấn đề sản xuất dầu cọ ở Đông Nam được đề cập đến trong bài viết này. Chúng tôi
đưa ra minh chứng cho những đề xuất của mình dự trên nghiên cứu tình huống các tổ chức
có sử dụng hình thức diễn đàn thảo luận gây ảnh hưởng nhằm vận động cộng đồng mạng
(theo D'Almeida, 2001; Bernard et al., 2004) dựa trên hình thức kể chuyện (Soulier, 2006).
Nestlé, một công ty đa quốc gia lớn bị Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) công kích vì vụ
mua bán dầu cọ không thận trọng từ việc phá rừng trái phép của nhà cung cấp Indonesia. Tổ
15
chức Greenpeace đã tìm kiếm được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng mạng bằng cách huy
động các trang mạng xã hội (blog và Facebook). Trước hết, chúng tôi đặt ra vấn đề xu hướng
tham gia biểu tình như là cách để « tỏ thái độ » của người tiêu dùng có trách nhiệm được hỗ
trợ bởi việc phát triển chóng mặt của các trang mạng xã hội. Cuối cùng ở phần thứ 3 của bài
viết là đề xuất việc thảo luận về những hình thức truyền thông mạng xã hội này nhằm nhấn
mạnh quá trình chuyến đổi, phát triển và phổ cập chúng.
Từ khóa : mạng xã hội, diễn văn, tham gia, truyền thông, quy định

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Trần Thị Tuyết
Trường Cao Đẳng Thương mại
Trần Thị Lê Na, Phan Thị Mến
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Tóm tắt
Sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm
một tỉ lệ đáng kể trong vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời đã và đang ngày càng trở thành
nguồn ngoại lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Song, thực tế cũng cho
thấy, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đang còn không ít hạn
chế, cần được nhìn nhận đúng đắn và sớm có hướng giải quyết.
Trên cơ sở phân tích vai trò, những ảnh hưởng và thực trạng của hoạt động thu hút
vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bài viết đề xuất
một số giải pháp giúp cho hiệu quả của hoạt động này ngày càng được nâng cao hơn.
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN SAU BA
NĂM THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
ThS. Dương Hoàng Anh
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Bài viết được nghiên cứu trong bối cảnh Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật
Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực và đi vào thực thi được 3 năm. Trong 3 năm qua,
xuất khẩu thủy sang Nhật đã có sự gia tăng cả về quy mô và tốc độ. Tuy nhiên, với các mức
thuế suất được cắt giảm và những điều kiện thuận lợi trong phát triển quan hệ thương mại
thủy sản, liệu Việt Nam đã khai thác hết. Qua tổng quan số liệu thống kê thực trạng xuất
khẩu, tác giả sẽ chỉ ra những thành công, tồn tại và các gợi ý chính sách nhằm phát triển
xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.
Từ khóa: Xuất khẩu thủy sản, VJEPA
16
NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CHÈ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh
ThS. Nguyễn Minh Quang
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Việt Nam là một quốc gia có văn hóa uống chè từ lâu đời và hiện đang đứng thứ 5
trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè nhưng giá trị xuất khẩu đem lại không cao và luôn
có giá thành thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác. Nguyên nhân là do
sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam còn yếu chưa có thương hiệu, các doanh nghiệp
xuất khẩu chè chưa nắm rõ được luật chơi WTO… Nhất là trong bối cảnh mới của quá trình
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngành chè của Việt Nam càng phải đối
mặt với nhiều thách thức đến từ nhiều phía.
Bài viết tập trung đi vào nhận diện và đánh giá những thách thức cơ bản của ngành
chè Việt Nam hiện nay đồng thời thông qua phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành chè
Việt Nam để chỉ ra những bất cập mà ngành chè Việt Nam đang gặp phải. Từ đó, đưa ra các
khuyến nghị giúp ngành chè Việt Nam trong thời gian tới có thể cạnh tranh, hội nhập và phát
triển hiệu quả.
Từ khoá: Cạnh tranh, khả năng cạnh tranh xuất khẩu, ngành chè, toàn cầu hóa,
luật chơi WTO, thách thức, nguy cơ…

PHÁT TRIỂN NHU CẦU DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO DOANH
NGHIỆP NHỎ VIỆT NAM SAU THÀNH LẬP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Liên
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp nhỏ sau thành lập ở nước ta tăng
lên nhanh chóng. Tuy nhiên, lượng doanh nghiệp nhỏ sống sót sau vài năm hoạt động lại
không nhiều. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của nền kinh tế nói chung
và đến sự phát triển của cộng đồng các doanh nhiệp nhỏ nói riêng. Nhiều chương trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra sự cần thiết của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
(DVHTKD) đối với việc duy trì và phát triển doanh nghiệp nhỏ sau thành lập. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau mà doanh nghiệp sau thành lập ở Việt Nam vẫn
còn rất hạn chế trong sử dụng những dịch vụ này. Trong giới hạn của bài viết, tác giả tiến
hành phân tích thực trạng phát triển nhu cầu DVHTKD cho doanh nghiệp nhỏ sau thành lập
thông qua điều tra khảo sát 105 doanh nghiệp nhỏ sau thành lập trên địa bàn Hà Nội và
TP.Hồ Chí Minh từ đó đề xuất một số giải pháp có tính chất định hướng nhằm phát triển nhu
cầu DVHTKD cho doanh nghiệp này.

17
Từ khóa: dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ sau
thành lập

KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
VIÊ Ṭ NAM
NCS. Phạm Minh Đạt
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Thủy sản Viê ̣t Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn có vai trò hết sức quan trọng trong
nền kinh tế Viê ̣t Nam. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự
nỗ lực của các doanh nghiê ̣p và Hiê ̣p hội, thủy sản Viê ̣t Nam đã có thu được những thành tựu
to lớn. Tuy nhiên, cùng với những biến đổi của nền kinh tế thế giới và trong nước, ngành thủy
sản cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức. Nhận diê ̣n những khó
khăn, thách thức và có những giải pháp thích hợp sẽ giúp cho ngành thủy sản của Viê ̣t Nam
không ngừng phát triển đạt mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010
– 2020.
Từ khóa: Thủy sản Viê ̣t Nam, khó khăn thách thức, phát triển ngành thủy sản

NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ThS. Võ Thị Mỹ Hương
Trường Đại học Huế
Tóm tắt
Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được quan tâm của các quốc gia trong quá trình
phát triển. Thực tiễn phát triển của nước ta thời gian qua cho thấy chúng ta đã phải trả giá
quá đắt cho sự phát triển. Cùng với quá trình công nghiệp hóa với sự phát triển ngày càng
mở rộng của các khu công nghiệp nước ta thời gian qua đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi
trường càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước dường như có sự buông lỏng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa bảo vệ được môi
trường, vừa thực hiện tốt mục tiêu phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện
nay là nội dung được đề cập trong bài viết này.
Từ khóa: Môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NHẰM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DA
GIẦY SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
ThS. Vũ Ngọc Tú
ThS. Nguyễn Quang Huy
Trường Đại học Thương mại

18
Tóm tắt
Ngành da giày đã được chính phủ Việt Nam định hướng là ngành mũi nhọn phục vụ
xuất khẩu. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Để tăng
cường sức cạnh tranh của sản phẩm da giầy Việt Nam với các đối thủ như Trung Quốc và
Băngladet trên thị trường này, chính phủ đã có những chính sách thương mại để hỗ trợ cho
các doanh nghiệp như định hướng thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển nguồn nhân
lực... Qua việc phân tích thực trạng kim ngạch và chính sách thương mại của Việt Nam đối
với sản phẩm da giầy xuất khẩu sang EU, bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về những
thành công và hạn chế trong thực thi các chính sách trong thời gian qua. Trên cơ sở, đưa ra
một số kiến nghị để hoàn thiện các chính sách nhằm phù hợp hơn với giai đoạn hội nhập hiện
nay, khi bối cảnh kinh tế của các nước trong liên minh EU và Việt Nam có nhiều thay đổi.
Từ khoá: chính sách thương mại, da giầy, xuất khẩu, EU, hội nhập.

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ TẠI VIỆT NAM – CƠ
HỘI VÀ THÁCH THỨC
CN.Vũ Thị Thúy Hằng
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Công nghiệp nội dung số là một khái niệm rất mới. Phần lớn các quốc gia, tổ chức
đều chia nội dung số dưới 2 dạng chính là sản phẩm nội dung số và dịch vụ nội dung số. Tại
Việt Nam, ngành công nghiệp nội dung số hiện đang tập trung ở bốn mảng lớn là: thông tin,
liên lạc, giải trí và thương mại điện tử. Mặc dù các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đã
cố gắng phát triển để chiếm lĩnh thị trường với nhiều dịch vụ đa dạng. Song với nguồn nhân
lực yếu, tài chính hạn hẹp, cơ sở hạ tầng công nghệ không mạnh, cộng với tuổi đời non trẻ,
các công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực nội dung số khó lòng cạnh tranh được với
các đối thủ ngoại ngay cả trên “sân nhà”. Vì vậy, dựa trên cơ sở lý luận, sau khi phân tích
thực trạng phát triển ngành công nghiệp nội dung số trên thế giới kết hợp nhận diện cơ hội
và thách thức phát triển ngành tại Việt Nam, tác giả mạnh dạn đề xuất một số hướng phát
triển tại thị trường Việt. Trong đó ưu tiên hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển nội dung
số trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục, tăng cường nguồn lực đầu tư trong
nước, thu hút đầu tư nước ngoài cho các lĩnh vực trong ngành và tập trung phát triển, ứng
dụng rộng rãi hệ thống bảo vệ bản quyền số DRM.
Từ khóa: Công nghiệp nội dung số, Công nghệ thông tin, Internet, Nội dung số,
Phát triển, Thương mại điện tử
BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA
NHẬP WTO VÀ CÁC DỰ BÁO TRONG THỜI KỲ TỚI
ThS. Nguyễn Mạnh Hùng
ThS. Vũ Ngọc Tú
Trường Đại học Thương mại

19
Tóm tắt
Lao động và việc làm là một trong những chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ
mô.Sau hơn 5 năm Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường lao động Việt Nam đã có
những biến động mạnh mẽ đó là việc cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, giảm dần lao
động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp và dịch vụ. Điều này cũng có
tác động vào vấn đề việc làm cho người lao động, đặc biệt vấn để tạo và đảm bảo việc làm là
một trong những thách thức vĩ mô khá lớn khi lực lượng lao động tại Việt Nam tăng khá
nhanh.
Bài viết này, trên cơ sở phân tích thực trạng việc làm của lao động Việt Nam trong
giai đoạn từ năm từ 2006 -2011, đưa ra những giải pháp và dự báo cho việc phân bổ việc
làm cho lao động tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2015. Các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng là các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp phân tích, so sánh
trên cơ sở các nguồn số liệu thứ cấp.
Từ khóa : Lao động, việc làm, thị trường lao động,…

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
ThS.Nguyễn Thanh Huyền
Trường Đại học Thương Mại
Tóm tắt
Trong thời kỳ hiện nay khi các quốc gia đều thực hiện quá trình hội nhập kinh tế thế
giới, vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh mà đang thực sự trở thành một
lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ
ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, việc quản lý thị trường vàng cần được nghiên cứu
toàn diện hơn để có chiến lược và chính sách hợp lý. Trong bài viết này, tác giả tập trung
phân tích thực trạng chính sách quản lý thị trường vàng ở Việt Nam thời gian vừa qua. Trên
cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà nước
đối với thị trường vàng ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay.
Từ khóa: Vàng, thị trường vàng, chính sách quản lý, hội nhập kinh tế

CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA THÁI LAN TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI WTO VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT
NAM
ThS. Vũ Văn Hùng
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Việt Nam chính thức là thành viên của WTO từ 1/2007 và hiện vẫn đang tiếp tục thực
hiện các cam kết với tổ chức này. Thái Lan gia nhập WTO từ năm 1995 và hiện là quốc gia
hàng đầu trong xuất khẩu nông sản, đặc biệt là gạo, cao su,.. Sự phát triển của kinh tế Thái
20
Lan hiện nay dựa trên nền tảng nông nghiệp đã hội nhập WTO trước Việt Nam. Kinh nghiệm
về việc đưa ra các chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản là vấn đề cần học tập đối với Việt
Nam để đưa nền nông nghiệp phát triển bền vững và hội nhập ngày càng có hiệu quả với
WTO. Bài viết đi sâu phân tích chính sách tiêu thụ nông sản của Thái Lan từ đó đưa ra bài
học kinh nghiệm theo ba nội dung lớn: Xác định công cụ chính sách, tổ chức thực hiện chính
sách và điều chỉnh chính sách.
Từ khóa: Tiêu thụ nông sản, WTO, nông nghiệp Thái Lan,…

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Bá Hiền
ThS. Trần Thị Hòa
Trường Cao đẳng Thương mại
Tóm tắt
Bài viết đánh giá thực trạng phát triển của Việt Nam từ quan điểm phát triển bền
vững. Phát triển bền vững, nhấn mạnh đến các khía cạnh kinh tế, bảo vệ môi trường và trách
nhiệm xã hội, là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay của tất cả các nền kinh tế quốc gia. Ở
Việt Nam, mô hình phát triển theo chiều rộng trong thời gian qua đã đem lại những thành tựu
đáng kể, với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,3%/năm giai đoạn 1990 – 2010. Tốc độ tăng
trưởng ổn định, liên tục trong nhiều năm đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng còn thiếu bền vững, đóng
góp cho tăng trưởng hiện nay chủ yếu vẫn là dựa trên sự gia tăng vốn đầu tư (60%), khai
thác tài nguyên thô và sức lao động giá rẻ (trên 20%), trong khi yếu tố năng suất lao động
tổng hợp giảm đi nhanh chóng (dưới 20%) và ngày càng trở nên nhỏ bé. Thực trạng phát
triển hiện nay không còn phù hợp trong điều kiện hội nhập quốc tế, mà đã bộc lộ những hạn
chế và bất cập trên các mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Bài viết này đánh giá những
thành công và hạn chế của thực trạng phát triển hiện nay của Việt Nam, từ đó đặt ra vấn đề
cấp thiết cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.
Bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, để
đánh giá mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam từ quan điểm phát triển bền vững, từ đó
đề xuất đề một số giải pháp phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Từ khoá của bài viết: phát triển, phát triển bền vững, kinh tế, xã hội….

ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN QUỐC TẾ ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH VIỆT NAM
ThS. Đào Thế Sơn
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
21
Luồng di dân quốc tế từ Việt Nam đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, trở thành
một trong những nhân tố quang trọng làm thay đổi bối cảnh kinh tế và xã hội của đất nước.
Hàng triệu kiều bào đang sinh sống dài hạn tại các nước trên thế giới và ngày càng nhiều
người Việt Nam khác đang đi nước ngoài để học tập, công tác và vì các lý do khác. Cùng với
sự gia tăng đó, lượng tiền chuyển về từ nước ngoài đã tăng lên tới con số 8 tỷ đô la năm
2008, chiếm xấp xỉ 12% GDP. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là di dân quốc tế đóng góp thế nào
tới cải thiện mức sống tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của di dân quốc
tế và tiền chuyển về từ nước ngoài đến mức sống hộ gia đình Việt Nam, sử dụng bộ số liệu
điều tra di dân quốc tế thực hiện năm 2008, với sự tài trợ của Mạng Phát triển Toàn cầu.
Trước tiên, các kết quả thực nghiệm từ số liệu cho thấy di dân quốc tế và tiền chuyển
về từ nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đáng kể tới mức sống hộ gia đình Việt Nam. Cụ thể,
sau khi kiểm soát các nhân tố khác, tính trung bình hộ gia đình có người đi nước ngoài có thu
nhập bình quân đầu người cao hơn 40% so với hộ không có người đi nước ngoài. Ảnh hưởng
tới chi tiêu, một thước đo mức sống tốt hơn thu nhập, ít hơn nhưng vẫn đáng kể. Tính trung
bình, hộ gia đình có người đi nước ngoài có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 8,8% so
với hộ không có người đi nước ngoài. Liên quan đến tiền chuyển về, hộ có tiền chuyển về từ
nước ngoài có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 56,4% và chi tiêu bình quân cao hơn
14,4% so với hộ không có tiền chuyển về.
Các tính toán thực nghiệm cũng cho thấy di dân quốc tế và tiền chuyển về từ nước
ngoai có đóng góp tích cực đến cải thiện bình đẳng thu nhập giữa các hộ gia đình Việt Nam.
Sử dụng các tính toán đo lường mức bình đẳng, số liệu cho thấy tiền chuyển về từ nước ngoài
được tập trung nhiều hơn vào các nhóm hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người thấp
hơn. Do đó, chỉ số bình đẳng được cải thiện, nếu so sánh thu nhập hộ gia đình trước và sau
khi có tiền chuyển về từ nước ngoài.
Các kết quả thực nghiệm trên xác nhận rằng di dân quốc tế và tiền chuyển về từ nước
ngoài có một vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Việt
Nam. Về mặt chính sách, chính phủ có thể cân nhắc đẩy mạnh hơn nữa các chính sách hỗ trợ
di dân quốc tế (trong đó có xuất khẩu lao động) và tận dụng tốt hơn các lợi ích mang lại từ
các kiều bào ở nước ngoài.
Từ khóa: di dân quốc tế, tiền chuyển về, kiều hối, thu nhập, chi tiêu, Việt Nam

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN TỚI NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM
ThS. Lê Thị Ngọc Quỳnh
ThS. Tạ Quang Bình
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Việt Nam là nền kinh tế nhỏ đang trong quá trình chuyển đổi nhằm hội nhập sâu rộng
hơn vào thị trường kinh tế khu vực và thế giới. AFTA mở ra những điều kiện thuận lợi đồng
thời cũng đem đến những thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, sự xuất

22
hiện của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc kinh tế trong khu vực cũng như trên thế
giới đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế Việt Nam. Ngoài ra,những tác động từ các
đối thương mại quan trọng khác của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cũng cần phải
được đưa vào nghiên cứu và xem xét. Do đó, mục tiêu chính của bài viết là xác định các tác
động của hiệp định thương mại tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam trên hai khía cạnh: tốc
độ tăng trưởng kinh tế và thương mại, từ đó rút ra tầm quan trọng của AFTA đối với nền
kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với các đối tác kinh tế lớn khác.
Từ khóa: AFTA, hội nhập kinh tế, Việt Nam, tăng trưởng kinh tế, thương mại

HÀI HÒA TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỚI QUỐC TẾ TRONG XU THẾ HỘI
NHẬP NỀN KINH TẾ
PGS.TS Đỗ Thị Ngọc
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong xu thế hội nhập, yếu tố xác định năng lựcthâm nhập thị trường quốc tế của
nước ta chính là khả năng của các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn và
quy định kỹ thuật của các thị trường này. Chính vì vậy, tiêu chuẩn chính là ngôn ngữ chung
sử dụng trong thương mại quốc tế, yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ giao thương giữa các
nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trên thế giới, từ nhiều năm trước đây chúng ta đã xây
dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của mình với sự khác biệt đáng kể, gây khó
khăn không những cho quan hệ thương mại ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp mà còn cho người
tiêu dùng. Trong khi đó, Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật (TBT) trong thương mại của Tổ chức
Thương mại thế giới lại nhấn mạnh vai trò to lớn của tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, hài hòa tiêu
chuẩn là ý tưởng được nhiều nước ủng hộ và tham gia và trở thành một xu thế chung trong
cộng đồng tiêu chuẩn hóa thế giới trong những năm qua. Tại Việt Nam, hài hòa tiêu chuẩn là
một trong những nội dung được tập trung chỉ đạo và thực hiện rất tích cực từ thập niên trước
và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, các doanh nghiệp và các tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc gia cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Bài viết tập trung làm rõ những cơ sở
khoa học của hài hòa tiêu chuẩn, phân tích những cơ hội và thách thức của hoạt động hài
hòa tiêu chuẩn và đề xuất kiến nghị tăng cường hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam với khu vực và
thế giới một cách hiệu quả.
Từ khóa: tiêu chuẩn, hài hòa tiêu chuẩn, tiêu chuẩn hài hòa, hội nhập, Tiêu
chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn hóa...

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ThS. Nguyễn Quốc Tiến
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Nhờ có quá trình hội nhập quốc tế, kinh tế Việt nam đã phát triển nhanh trong những
năm gần đây, bao gồm cả lĩnh vực xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt nam tăng dần lên trong
23
hàng năm, nó đã thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá tăng lên, do vậy lượng chất thải cũng
tăng lên nhanh chóng và đã tác động lớn đến môi trường và gây ra biến đổi khí hậu ở Việt
nam. Thiên tai xảy ra thường xuyên hơn, đã gây ra hậu quả xấu đối với con người và nền
kinh tế. Trong bài báo này đã chỉ ra được mối quan hệ giữa xuất khẩu hàng hoá và việc biến
đổi khí hậu ở Việt nam.
Từ khoá: Hội nhập quốc tế, xuất khẩu, biến đổi khí hậu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG MẶT HÀNG SỮA NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
ThS.Nguyễn Minh Quang – ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, một lượng lớn các sản phẩm sữa có nguồn gốc xuất xứ từ
nước ngoài đã được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng ở trong
nước. Công tác quản lý chất lượng đối với mặt hàng sữa nhập khẩu hiện nay vẫn còn nhiều
bất cập, điều đó được thể hiện ở sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà
nước và cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa hoàn thiện dẫn đến việc các sản phẩm khi đến tay
người tiêu dùng trở nên thiếu sự đảm bảo và độ tin cậy về chất lượng. Mục tiêu chính của bài
viết này nhằm phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng mặt hàng
sữa nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Từ khóa: cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước; chất lượng sữa nhập khẩu; Việt Nam

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT
NAM HIỆN NAY
ThS. Chử Bá Quyết
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Thương mại điện tử được ứng dụng ở Việt Nam khoảng gần mười năm. Trong thời
gian đó, Việt Nam đã xây dựng cơ sở hạ tầng và những điều kiện cần thiết để TMĐT phát
triển. Với thời gian chưa dài nhưng TMĐT của Việt Nam đã đạt một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra trong phát triển TMĐT của Việt Nam. Bài viết khái quát
tình hình phát triển và những tồn tại trong phát triển TMĐT Việt Nam trên hai điểm lớn: về
mức độ sẵn sàng cho ứng dụng TMĐT; về tình hình khai thác mạng Internet và ứng dụng
TMĐT; từ đó đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng đối với các cơ quan hữu quan để đẩy
mạnh phát triển TMĐT của Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: TMĐT, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng TMĐT, phát triển TMĐT.

24
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM
CN. Cao Tiến Dũng - Công ty THHH Tư Vấn Sóng Xanh
Ths. Hồ Thúy Ái – Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM
Tóm tắt
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đánh giá tác động của các nhân tố khác nhau
như chi tiêu chính phủ (CTCP), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ giá thực đa phương
(REER) và thu nhập của các đối tác thương mại chính của Việt Nam (Ytg) lên CCTM của Việt
Nam dựa vào số liệu thu thập được trong giai đoạn 1990 – 2011, từ đó tìm ra đâu là nhân tố
tác động mạnh nhất tới CCTM của Việt nam. Một số công cụ kinh tế lượng được sử dụng như
kiểm định nghiệm đơn vị ADF, lý thuyết đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn có sự tồn tại mối quan
hệ giữa các nhân tố tới CCTM trong đó CTCP, REER, FDI, Ytg đều có tác động tiêu cực tới
CCTM của Việt Nam trong dài hạn.
Từ khóa: Cán cân thương mại, FDI, thu nhập của đối tác thương mại, chi tiêu
chính phủ, đồng liên kết, tỷ giá thực đa phương.

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
ThS. Trần Việt Thảo
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Yêu cầu phát triển thương mại bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta trong
giai đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Yêu cầu đó càng trở
nên cấp bách hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế
giới, đặc biệt hiện nay chúng ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và
đang thực hiện các cam kết FTA ở mức độ rộng hơn và cao hơn.
Việc phát triển thương mại theo yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta cần có
những chính sách đúng đắn và phù hợp, hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường. Bài viết tập trung phân tích thực trạng phát triển thương mại bền vững tại Việt Nam
thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, khó
khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: Thương mại, phát triển, bền vững, hội nhập
QUAN ĐIỂM BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM TRONG
HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG(TPP)
ThS.Phùng Bích Ngọc
Trường Đại học Thương mại

25
Tóm tắt
Sau gia nhập WTO, Việt Nam tiếp tục tham gia đàm phán Hiệp định hợp tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một trong những Hiệp định quan trọng. Lợi
ích đầu tiên mà Việt Nam đạt được khi tham gia Hiệp định TPP chính là có cơ hội đàm phán
với Hoa Kỳ để mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; giúp Việt Nam có điều kiện hội
nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói
riêng. Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong quá trình
đàm phán với Hoa Kỳ về các quy định trong Hiệp định TPP, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ - lĩnh vực khắt khe nhất mà Hoa Kỳ yêu cầu. Do đó, chúng ta phải có phương
án hợp lý và đúng đắn để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước được tốt nhất. Bài viết tập
trung đưa ra các quan điểm, lập luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trước
những yêu cầu từ phía Hoa Kỳ.
Từ khóa: Sở hữu trí tuệ,hiệp định TPP

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG


QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÀI HỌC CHO ĐÀ NẴNG
ThS. Nguyễn Nguyệt Nga
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Hội nhập quốc tế đặt Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trước nhiều thách
thức và cơ hội mới. Thách thức mới khi Đà Nẵng đang phải cạnh tranh với nhiều thành phố
du lịch trên thế giới, một trong những giải pháp Đà Nẵng lựa chọn là phấn đấu thành thành
phố môi trường vào năm 2020. Để làm được điều này, Đà Nẵng cần tận dụng những kinh
nghiệm quốc tế xây dựng một hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả nhằm thực hiện mục
tiêu của mình. Hiện nay, bên cạnh các công cụ chiến lược và chính sách, các công cụ kinh tế
cũng đang được sử dụng rộng rãi cho việc quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, hiện trạng phát
sinh chất thải rắn ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng cho thấy cần học tập việc sử
dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn ở các nước. Phân tích sâu về thành phố
Đà Nẵng cho thấy khi điều chỉnh cách thức sử dụng công cụ kinh tế sẽ làm người dân nhận
thức chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường và góp phần cho Đà Nẵng đạt mục tiêu
thành phố môi trường năm 2020.
Từ khóa: Công cụ kinh tế, Chất thải rắn, Đà Nẵng, Hội nhập quốc tế

TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
ThS.Vũ Thị Thu Hương
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt

26
Mục tiêu chính của bài viết là phân tích, đánh giá và kiểm định tác động của mở cửa
thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, mở cửa
thương mạị là biến giải thích, được đo bằng tỷ trọng của xuất nhập khẩu theo GDP, tăng
trưởng kinh tế là biến được giải thích và đo bằng GDP thực tế bình quân đầu người. Dữ liệu
nghiên cứu từ năm 1976 đến năm 2010 được công bố trên Penn World Table, Version 7.1. Sử
dụng mô hình hồi quy để phân tích và xử lý dữ liệu với trợ giúp của phần mềm Eviews 6.0.
Từ kết quả của mô hình hồi quy rút ra một số kết luận như sau: (1) Có sự tác động tích cực
của mở cửa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế đến GDP thực tế bình quân đầu người tại
Việt Nam. (2) Nếu tăng tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP lên 1% thì GDP thực tế bình quân
đầu người tại Việt Nam tăng khoảng 1%. (3) Năm 1986 là mốc thời gian quan trọng để kết
luận rằng kể từ đó nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ nét, cụ thể là GDP bình
quân đầu người tại Việt Nam vào những năm sau năm 1986 tăng lên khoảng 33.62% so với
giai đoạn 10 năm trước đó.
Từ khóa: Cơ hội, GDP, hội nhập, mở cửa thương mại (trade openness).

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI TỚI
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
IMPACTS OF JOINING WTO ON VIETNAM’S EXPORTS
ThS Nguyễn Thùy Dương
Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt
Gia nhập WTO đã có tác động rất lớn đến thương mại Việt Nam. Sau 5 năm gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới, xuất nhập khẩu Việt Nam đã có những chuyển biến không nhỏ
từ kim ngạch, tỷ trọng, cơ cấu đến thị trường xuất nhập khẩu. Bài viết tập trung phân tích
những tác động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO tới thương mại Việt Nam, từ đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu trong thời gian tới.
Từ khóa: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu, nhập khẩu, Việt Nam

VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ ĐỐI VỚI SỨC CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
ThS. Hoàng Thị Thanh Hằng
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
Tóm tắt
Hiện nay, gia tăng sức cạnh tranh của thị trường nội địa là rất quan trọng trong môi
trường cạnh tranh và hội nhập toàn cầu. Tuy vậy, để thị trường có thể hoạt động tốt, tính
hiệu quả của thể chế có vai trò quyết định đầu tiên. Sự hội nhập thị trường nội địa với thị
trường thế giới phải đi kèm các yếu tố phối hợp và xây dựng thể chế. Thể chế phải đóng vai
trò là chất xúc tác và phục vụ cho các tương tác trên thị trường. Đồng thời giảm chi phí giao
27
dịch và duy trì sự hiệu quả của các giao dịch kinh tế. Hiệu quả của thị trường được thể hiện
qua tính hiệu quả của thể chế. Bài viết tập trung làm rõ mối quan hệ giữa thị trường và thể
chế. Qua đó có thể thấy sự quan trọng của việc xây dựng và duy trì sự hoạt động hiệu quả
của thể chế trong quá trình phát triển. Sau đó những vấn đề về xây dựng và gia tăng sức cạnh
tranh của thị trường Việt nam qua việc gia tăng sự hiệu quả của thể chế phục vụ thị trường
trong bối cảnh hội nhập hiện nay sẽ được bàn đến.
Từ khóa: Thể chế, Thị trường, Hội nhập, Chi phí giao dịch, Hiệu quả, Cạnh tranh

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG: NHỮNG THÁCH THỨC
VÀ CƠ HỘI
CN. Đặng Thị Thanh Bình
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Sau khi khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới xảy ra vào năm 2008, nền kinh tế của
tất cả các quốc gia đều có sự suy giảm ở những mức độ khác nhau. Hoạt động thương mại,
trong đó có xuất khẩu là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dưới tác động của khủng
hoảng. Cũng như nhiều nền kinh tế khác, xuất khẩu của Việt Nam sau cơn bão khủng hoảng
kinh tế đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều
cơ hội mở ra triển vọng mới để Việt Nam thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Bài viết phân tích
tình hình xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng đồng thời nhận diện những thách thức và
cơ hội đối với xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp góp phần
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của nước ta.
Từ khóa: xuất khẩu của Việt Nam, khủng hoảng kinh tế, thách thức và cơ hội.

ÁP DỤNG IFRS VÀ TÍNH RÕ RÀNG CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: NGHIÊN
CỨU KẾT QUẢ ÁP DỤNG TẠI HÀN QUỐC
MIN-HO JANG* and JOON-HWA RHO*
Chungnam National University, Korea
Tóm tắt
Việc tìm hiểu xem liệu các báo cáo tài chính có trở nên rõ ràng hơn sau khi áp dụng
IFRS hay không là điều thú vị. Là một chuẩn mực kế toán toàn cầu được xây dựng một cách
nguyên tắc, IFRS chú trọng vào tính rõ ràng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, ở nhiều quốc
gia, việc áp dụng IFRS đòi hỏi phải dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng bản ngữ. Tổ chức sáng
lập IFRS kiểm soát việc dịch thuật này. Do đó, cần nhanh chóng đánh giá xem liệu tính rõ
ràng của báo cáo tài chính có được cải thiện sau khi áp dụng IFRS vào hệ thống kế toán của
các nước không nói tiếng Anh. Chúng tôi đã tìm hiểu tác động của việc áp dụng IFRS lên tính
rõ ràng của báo cáo tài chính ở Hàn Quốc – quốc gia khôing sử dụng tiếng Anh làm ngôn
ngữ mẹ đẻ. Hàn Quốc là một nền tảng tốt để thực hiện nghiên cứu này vì hiện ở đây có hai hệ
thống chuẩn mực kế toán cùng tồn tại trước khi áp dụng IFRS vào năm 2011. Tính rõ ràng

28
được đánh giá dựa trên sự dễ hiểu và nhất quán của báo cáo tài chính so với thời điểm trước
đó. Việc đo lường tính rõ ràng của báo cáo tài chính được thực hiện bằng việc sử dụng chỉ số
Flesch Reading Ease (chỉ số đo độ khó của văn bản). Chúng tôi so sánh 57 doanh nghiệp áp
dụng IFRS và 164 doanh nghiệp không áp dụng chuẩn mực này để đánh giá tính rõ ràng của
các báo cáo tài chính mà họ công bố. Kết quả đo lường cho thấy báo cáo tài chính được thiết
lập dựa trên IFRS có độ rõ ràng thấp hơn chứ không cao hơn so với các báo cáo áp dụng
chuẩn mực thông thường. Kết quả cũng chỉ ra rằng chỉ một nhóm nhỏ các doanh nghiệp có
tác động tích cực khi áp dụng IFRS vào báo cáo tài chính giúp báo cáo trở nên rõ ràng hơn.
Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa cả về học thuật lẫn chính sách.
Từ khóa: Tính rõ ràng, báo cáo tài chính

29
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

TÀI TRỢ CHÍNH

Công ty Cổ phần tập đoàn Trí tuệ Việt Tập đoàn tài chính SVA

CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG TÀI TRỢ

Ngân hàng đầu tư và Khách sạn Saigontourane Công ty TNHH Tổng công ty Cổ phần Công ty AXA
phát triển Việt Nam International Delta bảo hiểm Bưu Điện Việt Nam
chi nhánh Cầu Giấy

30
Công ty Đầu tư Công ty Công ty Cổ phần Công ty Tổng Công ty Cảng
Công ty
và Xây dựng hạ Công nghê tin học Xây dựng và Điện toán và Hàng không Miền Trung
Nhật Linh
tầng Việt Sin Phương Tùng thương mại 591 truyền số liệu VDC - Cảng Hàng không
Đà Nẵng
Quốc tế Đà Nẵng

31
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN

32
TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
PGS.TS. Đỗ Minh Thành
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Bài viết phân tích khảng định trong nền kinh tế thị trường với quá trình hội nhập quốc
tế kế toán - kiểm toán Việt nam không chỉ đơn thuần là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô cũng
như quan lý vi mô trong mỗi đơn vị mà đã phát triển trở thành hoạt động dịch vụ thương mại.
Đồng thời bài viết đã phân tích các đặc điểm, vai trò của hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm
toán và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán trong tiến trình hội
nhập. Trên cơ sở đó đã phân tích đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán
kiểm toán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ kế toán kiểm toán trong tiến
trình hội nhập quốc tế nhằm thực hiện các cam kết quốc tế
Từ khóa: Dịch vụ kế toán – kiểm toán, tiến trình hội nhập, cam kết quốc tế

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của các
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian gần đây (bằng nguồn thông tin thứ
cấp), bài viết làm rõ những bất cập, hạn chế trong phát hành và thanh toán thẻ của các ngân
hàng Việt Nam hiện nay, đó là: tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại các ATM còn cao, dịch vụ
thẻ ngân hàng tăng về số lượng nhưng chưa có chuyển biến đáng kể về chất lượng, hạ tầng kĩ
thuật của hoạt động thanh toán bằng thẻ phát triển chưa rộng khắp, chất lượng hệ thống
chưa đảm bảo, tình trạng tội phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ có xu hướng gia tăng. Đồng
thời, bài viết cũng chỉ rõ bốn nguyên nhân chính cản trở quá trình phát triển dịch vụ thẻ
thanh toán của ngân hàng, đó là: do thói quen sử dụng tiền mặt và nhận thức của dân chúng
còn hạn chế, kinh tế “không chính thức” phát triển, vốn đầu tư cho công nghệ còn hạn chế và
việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Từ kết quả đánh giá
thực trạng và nhận diện những thời cơ, thách thức đối với các NHTM Việt Nam, bài viết đề
xuất một số giải pháp nhằm góp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn cho sự phát triển
bền vững của thị trường thẻ và dịch vụ thẻ thanh toán của các NHTM Việt Nam trong thời
gian tới.
Từ khóa: thẻ thanh toán, máy ATM, máy POS, đơn vị chấp nhận thẻ.

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA THỊ
TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
ThS. Viên Thế Giang

33
Trường Đại học Huế
Tóm tắt
Về bản chất, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh không đẹp, trái với
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh không lành mạnh có ở tất cả
các lĩnh vực của kinh tế thị trường. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, do vậy,
cũng tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động
kinh doanh nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội nên việc kiểm
soát, ngăn ngừa, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần được thực hiện trên tinh thần
thận trọng; chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cần phải có các
giải pháp mang tính đồng bộ không chỉ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm, các tổ chức tín
dụng và toàn xã hội.
Từ khóa: Cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động ngân hàng, ngân
hàng thương mại

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN Ở CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ
TS. Phạm Xuân Hậu
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm tám tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi,  Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch, đặc biệt là các loại du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển. Trong
giai đoạn vừa qua du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ,... đã có bước tăng trưởng đáng
kể về lượng khách, việc làm và thu nhập từ du lịch. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này còn thiếu
tính bền vững. Bài viết này khái quát một số vấn đề lý luận, phân tích thực trạng, chỉ ra các
tồn tại và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch biển ở
các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Từ khóa: Du lịch ,du lịch biển, phát triển bền vững, thực trạng

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN HNX
TS. Vũ Mạnh Chiến
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Giá của cổ phiếu chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau, trong đó có các
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp, các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu
tố thuộc về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, các yếu tố liên quan đến tâm lý của nhà đầu
tư v.v… Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thu thập được từ 67 doanh nghiệp niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong thời gian 2008-2011 với mục đích phân tích
một số yếu tố trong lý thuyết đầu tư có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, sử dụng phương pháp hồi

34
quy bội kiểm định các giả thuyết nhằm làm rõ yếu tố nào đóng vai trò tác động đến sự thay
đổi giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HNX.
Từ khóa: cổ phiếu, báo cáo tài chính, HNX

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai
CN. Nguyễn Quỳnh Trang
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Kế toán, xét trên phương diện hoạt động quản lý, là một yêu cầu tác nghiệp cần thiết
đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Song song với tiến trình phát triển của nền kinh tế Việt
Nam, từ tư duy kinh tế XHCN chuyển sang tư duy kinh tế thị trường, dịch vụ kế toán đã dần
được hình thành, như một hoạt động kinh tế. Đến thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế thị
trường đã hình thành và vận hành rõ nét, sự chuyên môn hóa các hoạt động là điều kiện quan
trọng cho sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ kế toán nói
riêng.
Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn đưa ra một số nhận định, đánh giá dựa trên
sự nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn cá nhân nhằm phát triển dịch vụ kế toán ở Việt Nam,
góp phần giúp kế toán cung cấp các thông tin đáng tin cậy, minh bạch, tạo sân chơi bình
đẳng cho các doanh nghiệp. Trong đó tư tưởng chủ đạo trong giai đoạn hiện nay là coi trọng
chất lượng hơn số lượng. Để đạt được mục tiêu này cần có sự phối hợp đồng bộ của các công
ty cung cấp dịch vụ, Hội kế toán – Kiểm toán, Bộ Tài chính và khách hàng – người sử dụng
dịch vụ.
Từ khóa:Dịch vụ kế toán

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
ThS Tống Phước Phong - Trường Cao đẳng thương mại Đà nẵng
ThS Phạm Quang Sỹ - Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Tóm tắt
Vấn đề liên kết thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng (NH) tại Việt Nam thực sự đang
thu hút sự chú ý và đầu tư của tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các nhà
quản lý, xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế. Liên kết thương hiệu trong
dịch vụ NH không chỉ được đo lường bằng mức độ biết đến thương hiệu và chất lượng dịch vụ
mà các NH mang đến cho khách hàng, quan trọng hơn nhiều là giá trị cảm nhận và gia tăng
thông qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp và cung cấp dịch vụ của NH; những giá trị xã hội được
ghi nhận và trân trọng từ các NH. Qua phân tích thực trạng hoạt động và định hướng kinh
doanh của hệ thống ngân hàng thông qua thu thập thông tin, số liệu, phân tích, đánh giá và đề
xuất giải pháp. Cụ thể, bài viết tập trung giải quyết các vấn đền sau: (i) Những nội dung chủ
35
yếu của liên kết thương hiệu; (ii). Thực trạng gia tăng liên kết thương hiệu và phát triển liên kết
thương hiệu trong các NHTM Việt Nam; (iii). Giải pháp gia tăng liên kết thương hiệu thông
qua phát triển liên kết thương hiệu trong các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Từ khóa: Liên kết thương hiệu, Ngân hàng Thương mại, Thương hiệu

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN HẠ LONG THÀNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐẠT TẦM CỠ QUỐC TẾ
TS. Nguyễn Thị Tú
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng có vai trò
quan trọng bậc nhất trong việc nâng cao năng lựccạnh tranh của điểm đến du lịch. Một điểm
đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế có nhiều tiêu chí xác định, tuy nhiên suy cho cùng để đạt được
các tiêu chí đó, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam và Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định Việt Nam cần
xây dựng một số điểm đến mang tầm cỡ quốc tế. Thời gian qua, du lịch Hạ Long đang xây
dựng để đạt tầm cỡ quốc tế trong bối cảnh nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao còn thiếu
và yếu; phần lớn nhân viên phục vụ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ du lịch hoặc đã được đào tạo nhưng ở mức thấp; đa số người dân
chưa có kiến thức về du lịch đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của
thành phố này. Trên cơ sở nghiên cứu những tiêu chí điểm đến quốc tế và yêu cầu về chất
lượng nhân lực du lịch để đạt điểm đến tầm cỡ quốc tế, bài viết tập trung đề cập đến những
hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực du lịch Hạ Long; đồng thời, đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu xây dựng Hạ Long thành
điểm đến đạt tầm cỡ quốc tế.
- Câu hỏi đặt ra cần giải quyết là: Yêu cầu chất lượng nhân lực du lịch tại điểm đến
đạt tầm quốc tế như thế nào? Mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng nhân lực du lịch tại điểm
đến Hạ Long ra sao? Làm thế nào để có nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển
Hạ Long thành điểm đến đạt tầm cỡ quốc tế?
Từ khóa: điểm đến quốc tế, nhân lực du lịch, chất lượng nhân lực du lịch.

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM
TS. Phạm Hồng Mạnh
Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đó
tìm ra những hạn chế, yếu kém trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu

36
vực nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu kém trong nội tại và thể chế cuả
ngành nông nghiệp, như: nguồn nhân lực chất lượng thấp, kết cấu hạ tầng xã hội trong khu
vực nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, môi trường và chính sách
đầu tư trực tiếp cho những đối tác chưa được chú trọng và hiệu quả của các cơ quan thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa phát huy hết hiệu qủa, đang là những nguyên nhân
chính ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp vào khu vực này. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu hút các
nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào khu vực nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Nông nghiệp, nông thôn, đầu tư trực tiếp nước ngoài

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHẢP
TS. Nguyễn Viết Thái
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác
định: “…Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài
nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn
với biển đảo, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hoá và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch.
Tập trung phát triển các khu du lịch biển tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức
cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. “…Đến năm 2020 Việt Nam phải đứng vào nhóm có
du lịch biển phát triển nhất khu vực (cùng Thái Lan, Malaysia, Indonesia) với hình ảnh điểm
đến khá rõ nét, theo đó phải hình thành được ít nhất 5 khu du lịch biển tầm cỡ quốc tế có sức
cạnh tranh cao trong khu vực là Hạ Long - Cát Bà, Lăng Cô - Sơn Trà - Hội An, Nha Trang -
Cam Ranh, Phan Thiết - Mũi Né và Phú Quốc”.
Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc thuộc tỉnh Kiên Giang, là hòn đảo đầu tiên ở Việt
Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái biển mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà
còn cả khu vực. Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao
gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh về
thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao thương với
các nước trong vùng. Tuy nhiên, Phú Quốc còn là một hòn đảo hoang sơ, điều kiện hạ tầng
cơ sở cho việc phát triển du lịch nói chung và hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
(QLNNVDL) vẫn còn rất hạn chế. Trong bài viết này, trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp, và
các dữ liệu sơ cấp được thu thập, phân tích từ phỏng vấn từ 50 nhà quản lý, doanh nghiệp tác
giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước và đề xuất một số giải pháp
QLNNVDL tại đảo Phú Quốc tập trung vào các nội dung: mô hình quản lý, hiệu lực quản lý
nhà nước, năng lựcđội ngũ cán bộ quản lý…
Từ khóa: du lịch, du lịch Phú Quốc, đảo Phú Quốc, quản lý nhà nước, quản lý nhà
nước về du lịch

LIÊN KẾT TRONG KINH DOANH DU LỊCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

37
CN. Đỗ Minh Phượng
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong xu thế toàn cầu hóa, liên kết lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các khu vực,
các lĩnh vực ngày càng gia tăng, câu chuyện “liên kết, hợp tác” luôn được đặt ra để tạo tổng
lực và mấu chốt là tạo ra lợi ích chung cho các bên cùng tham gia. Đối với nước ta, tiến trình
hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế nói riêng và cụ thể là sự hội nhập trong lĩnh vực
du lịch đang diễn ra ngày càng sâu và rộng. Do đó, đòi hỏi liên kết giữa các doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh du lịch cần có những bước tiến mới, đột phá, giúp cho hoạt động
này có được những cơ hội và lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
Thực tiễn phát triển du lịch trong giai đoạn vừa qua cho thấy mặc dù chiến lược phát
triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 đã xác định phát triển du lịch cần có sự phối hợp liên
ngành, liên vùng, nhưng sự phát triển thiếu liên kết vẫn còn là điểm hạn chế của du lịch Việt
nam. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút và cần có sự tham gia rộng rãi các thành phần
xã hội. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham
gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế-xã hội, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Những mô hình phát triển du lịch
thành công tại các nước phát triển du lịch đều cho thấy sự liên kết, tham gia của nhiều thành
phần phối hợp trong hoạt động du lịch, đặc biệt sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực
tư nhân, khối quản lý nhà nước và doanh nghiệp, thấy được vai trò, trách nhiệm của mỗi
ngành đối với phát triển du lịch. Các địa phương cần liên kết để phát triển, các doanh nghiệp
cần liên kết hợp tác theo yêu cầu của thị trường, cũng như huy động sự tham gia rộng rãi của
cộng đồng trong hoạt động du lịch.
Từ khóa: liên kết, du lịch, du lịch Việt Nam, liên kết du lịch, kinh doanh du lịch

KHÁCH SẠN NHẬN NHƯỢNG QUYỀN Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CN. Đỗ Thị Thu Huyền
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Với đặc thù là một nước đang phát triển, ngành kinh doanh khách sạn của Việt Nam
có những khó khăn nhất định, để tham gia vào nhượng quyền trong kinh doanh khách sạn,
các khách sạn của chúng ta thường là bên tiếp nhận nhượng quyền từ những thương hiệu
khách sạn nổi tiếng trên thế giới, với hình thức này các khách sạn Việt Nam có thể thu được
các lợi ích như tăng doanh thu, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đảm bảo hoạt động kinh
doanh hiệu quả, thiết kế, xây dựng và cải tạo nhiều dự án mới, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đóng góp tích cực về mặt xã hội và có trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên, cũng
có những thách thức mà các khách sạn Việt Nam cần phải đối mặt như vẫn chưa đạt đến tính
chuyên nghiệp của mô hình nhượng quyền, hay các thương hiệu khách sạn lớn vào Việt Nam
nhượng quyền gặp phải khó khăn về hành lang pháp lý, về văn hóa tiêu dùng bản địa,... Vấn
đề đặt ra là cần phải phát huy được thế mạnh và khắc phục được những rủi ro như đã nêu ở
trên, vì vậy bài viết của tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các rủi ro trong

38
nhận nhượng quyền kinh doanh khách sạn ở nước ta trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát
triển nhượng quyền trong kinh doanh khách sạn ở Việt Nam với những cơ hội và thách thức.
Từ khóa: Nhượng quyền, khách sạn, khách sạn nhượng quyền, hợp tác kinh
doanh, quản lý.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BỀN VỮNG
CỦA DU LỊCH ĐÀ NẴNG THỜI KÌ HỘI NHẬP
TS. Nguyễn Hoàng –ThS. Dương Thị Hồng Nhung
Trường Đại học Thương Mại
Tóm tắt
Đà Nẵng hiện đã và đang trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn cho các du khách
quốc tế đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và châu Mỹ ngay cả trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhằm nắm bắt thời cơ và đối diện với thách thức trong thời kỳ
mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, nhu cầu đặt ra
phải xây dựng được một mô hình phát triển năng lựccạnh tranh bền vững đối với du lịch
thành phố Đà Nẵng. Nắm bắt tính cấp thiết này, bài viết tập trung vào phân tích áp dụng mô
hình lý thuyết phát triển năng lựccạnh tranh điểm đến của Dwyer và các cộng sự (2004) đối
với trường hợp thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững. Trên cơ sở phân tích và đánh giá
thực trạng năng lựccạnh tranh của điểm đến Đà Nẵng cũng như những thời cơ và thách thức
trong thời hội nhập, bài viết đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cơ bản đến các cấp chức
năng thành phố Đà Nẵng và Nhà nước nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh bền vững của
điểm đến này.
Từ khóa: Du lịch, Đà Nẵng, năng lựccạnh tranh, bền vững

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC)
TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trần Ngọc Diệp – Trường Đại học Thương mại
ThS Vũ Thu Trang - Viện Khoa học bảo hiểm xã hội
Tóm tắt
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 1 trong những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam với ưu thế là dễ dàng tiến hành, triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn, sớm thu
hồi được lợi nhuận. Vì vậy, Nhà nước ta đã luôn tạo điều kiện khuyến khích mô hình này phát
triển, nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh ở Việt Nam trong những năm qua đã được tiến hành hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như
thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, in ấn, phát hành báo chí… đã đem lại sự
tăng trưởng đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó, hợp
đồng hợp tác kinh tế trong lĩnh vực dầu khí hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là 1 nguồn tài nguyên thiên nhiên quí
giá và có giá trị kinh tế lớn, nếu biết cách tận dụng sẽ là nguồn lực phát triển mạnh mẽ cho
đất nước. Tuy nhiên, hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí còn có liên quan tới

39
nhiều vấn đề về môi trường, phát triển bền vững, và đặc biệt là ngoại giao, chủ quyền biển
đảo và an ninh quốc gia. Đây là những vấn đề cần được quan tâm và bảo đảm bằng những
chính sách và khung pháp lý chặt chẽ, đảm bảo quá trình hợp tác đầu tư được diễn ra 1 cách
lành mạnh và hiệu quả.
Tuy nhiên, một số qui định của pháp luật về chủ thể, nội dung, cơ chế giải quyết tranh
chấp… của mô hình này hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo đối với các chủ thể tham
gia đầu tư. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết, các tác giả muốn đi vào phân tích và đưa ra
những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế về pháp luật của hợp đồng hợp tác kinh tế
nói chung và trong lĩnh vực đặc thù là dầu khí, góp phần tạo ra một thị trường đầu tư lành
mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng cường hội
nhập với nền kinh tế thế giới.
Từ khóa: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, BCC, đầu tư nước ngoài, hợp đồng dầu
khí..

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
TS. Nguyễn Thu Thủy
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 11 năm hình thành và phát triển,
đóng góp vào thành công trong quá trình phát triển đó có phần không nhỏ của các công ty
chứng khoán (CTCK). Với tư cách là một định chế tài chính trung gian trên thị trường, thực
hiện các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán, các
CTCK có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, tiết kiệm chi phí
cho các tổ chức phát hành, giúp các cơ quan quản lý thực hiện chức năng giám sát, góp phần
thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của các CTCK Việt Nam trong những năm qua cho
thấy, chất lượng hoạt động của các CTCK vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng
và vai trò của mình. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả và những hạn chế trong hoạt
động, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lựchoạt động của các CTCK ở
nước ta trong những năm tới.
Từ khóa: Chứng khoán,thị trường chứng khoán Việt Nam, hội nhập, giải pháp,
năng lựchoạt động

TĂNG CƯỜNG TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP
ThS. Nguyễn Thành Hưng - Vũ Quang Trọng
Trường Đại học Thương Mại
Tóm tắt

40
Thông tin kế toán luôn là nguồn thông tin quan trọng, khách quan và cần thiết cho
việc ra quyết định của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn thông tin
này luôn được cung cấp bởi hệ thống báo cáo tài chính định kỳ. Để các thông tin cung cấp có
giá trị cho người sử dụng, thông tin kế toán phải đảm bảo tính hữu ích. Qua khảo sát các chỉ
tiêu trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều
thông tin kế toán được trình bày và công bố chưa thực sự hợp lý, minh bạch và có ích cho
người sử dụng. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ
các báo cáo tài chính được công khai để đề cập đến thực trạng tính hữu ích của thông tin kế
toán trên các đặc điểm về tính trung thực, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh,….trong bối cảnh
hiện tại ở Việt Nam. Từ đó, dưới góc độ người sử dụng thông tin, đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường, nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán cung cấp, phục vụ cho việc ra
các quyết định trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: Thông tin kế toán, tính hữu ích, hội nhập.

INFLUENTIAL FACTORS ON VOLUNTARY DISCLOSURE: EVIDENCE FROM


VIETNAMESE NON-FINANCIAL LISTED COMPANIES
TS. Tạ Quang Bình - ThS. Lê Thị Ngọc Quỳnh
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Khảo sát các báo cáo thường niên của 199 công ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán năm 2009, nghiên cứu có những đóng góp thực tế quan trọng về việc
công bố thông tin tự nguyện và quản trị doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam.
Trước hết, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa sự tồn tại của các hoạt động kiểm
toán nội bộ và mức độ công bố thông tin tự nguyện và kết luận rằng các công ty niêm yết nên
gia tăng các hoạt động kiểm toán nội bộ trong quản trị doanh nghiệp, trong khi các nghiên
cứu trước đó không chỉ ra mối quan hệ này. Thứ hai, nghiên cứu cũng chứng minh rằng, các
biến độc lập về quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, các hoạt động kiểm toán nội bộ và sự tồn tại
của lãnh đạo kép (Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị là một người)đều biến động
theo chiều hướng tỷ lệ thuận với mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp.Thứ
ba, nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ ảnh hưởng khác nhau của các biến độc lập này tới các
nhóm thông tin công bố tự nguyện (6 nhóm). Điều đó có nghĩa là, mỗi biến độc lập tồn tại
mối quan hệ ý nghĩa với một hoặc một vài nhóm thông tin, mà không với các nhóm khác.
Từ khóa: Báo cáo thường niên, các nhân tố ảnh hưởng, công bố tự nguyện, cấu
trúc sở hữu, sở hữu nhà nước, Việt Nam.

LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
CẠNH TRANH VỚI CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ HỘI NHẬP
ThS. Trần Thị Thu Trang
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt

41
Hội nhập là xu thế tất yếu của các nền kinh tế hiện nay. Xu thế này đang dần bao trùm
lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế
chung đó. Trong bối cảnh chung của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có
nhiều cơ hội hơn, song cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Điều này đòi hỏi hệ thống
ngân hàng thương mại phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và
cạnh tranh này. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính trong lĩnh vực
ngân hàng để so sánh năng lựctài chính và chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương
mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài trên thị trường Việt Nam hiện nay,
từ đó chỉ ra những lợi thế cũng như bất lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
tương quan so sánh với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết cũng xin đề xuất một
số giải pháp góp phần giúp các ngân hàng thương mại trong nước có thể cạnh tranh thành
công với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong bối cảnh mới của nền kinh tế.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng nước ngoài, hội nhập, tài
chính, kinh tế

THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. Đặng Thị Minh Nguyệt
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế các ngân hàng thương mại sẽ có nhiều cơ hội
để phát huy sức mạnh của mình như thị trường, nguồn lực, công nghệ, tâm lý công chúng,…
nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức như trình độ nhân lực, quản trị còn yếu kém,
tỷ lệ vốn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, khả năng cạnh
tranh chưa cao,… Điều này đặt ra cho Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải nỗ lực và
thận trọng trong điều hành hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của mình.
Bài viết đề cập tới lộ trình hội nhập của các ngân hàng ở Việt Nam, đưa ra những thách thức,
đồng thời đề xuất hệ thống giải pháp nhằm khắc phục khó khăn của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng hiện nay.
Từ khoá: hội nhập, hội nhập của các ngân hàng thương mại, thách thức đối với
các Ngân hàng thương mại Việt Nam, năng lựccạnh tranh của các Ngân hàng thương mại

TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN HỘI NHẬP PHÁP LÝ : NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TS. Trần Thị Thu Phương
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Dựa trên các khái niệm về hội nhập kinh tế và hội nhập pháp lý, bài viết cho thấy Việt
nam đang ở một mức độ hội nhập kinh tế và pháp lý nhất định. Hệ quả là Việt Nam sẽ phải
đối diện với các vấn đề kinh tế và pháp lý phát sinh. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả chỉ
tập trung vào phân tích các vấn đề pháp lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc áp dụng
42
điều ước quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc nội, khi các điều ước quốc tế này được coi là
những công cụ thiết lập nên cơ sở pháp lý cho hội nhập kinh tế mà Việt nam tham gia. Bằng
phương pháp phân tích so sánh, bài viết làm sáng rõ những khó khăn mà Việt Nam gặp phải
trong lĩnh vực này. Đó là những vấn đề liên quan đến hệ thống tư pháp, đến cơ chế áp dụng
điều ước quốc tế, đặc biệt là cơ chế áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế vào hệ thống nội luật.
Cụ thể, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cùng với chất lượng của thẩm phán Việt Nam hiện nay và
sự thiếu rõ ràng về tiêu chí đánh giá việc áp dụng trực tiếp một điều ước quốc tế trong hệ
thống nội luật, về cơ quan có thẩm quyền đánh giá vấn đề này chính là những khó khăn mà
Việt Nam gặp phải. Qua so sánh hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới, trong đó
có Pháp, tác giả đưa ra hai nhóm kiến nghị chính nhằm hoàn thiện các vấn đề pháp lý này.
Nhóm thứ nhất liên quan đến cơ chế áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế trong hệ thống pháp
luật quốc nội. Hai giải pháp được nêu ra là mở rộng nguồn đào tạo thẩm phán và nâng cao
chất lượng đội ngũ thẩm phán Việt Nam hiện nay. Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào làm
rõ các tiêu chí đánh giá một điều ước quốc tế có thể được áp dụng trực tiếp trong hệ thống
nội luật và đề xuất cơ quan có thẩm quyền đánh giá những tiêu chí đó.
Từ khóa: Hội nhập kinh tế, hội nhập pháp lý, cơ chế áp dụng điều ước quốc tế, áp
dụng trực tiếp, pháp luật Việt Nam.

43
MỤC LỤC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
HỘI NHẬP : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC - TẬP 2

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GÓP PHẦN XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...........................................7
MANAGING RURAL TOURISM DEVELOPMENT IN ORDER TO MAKE
CONTRIBUTION TO FAMINE ELIMINATION AND POVERTY REDUCTION. .7
PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn - Trường Đại học Thương mại.....................................................7

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TẠI ĐÀ NẴNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ - TIẾP CẬN TỪ GÓC NHÌN CỦA
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.......................................................................................17
EVALUATING THE STATE’S MANAGEMENT OF COMMERCE IN DANANG IN
THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION – APPROACH FROM
COMMERCIAL ENTERPRISES’ PERSPECTIVE..........................................................17
TS. Phùng Tấn Viết – UBND Thành phố Đà Nẵng............................................................17
ThS. Trần Thị Hòa – Trường Cao đẳng Thương mại.........................................................17

TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẬP
ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM...........................................................................................29
STATE-OWNED CORPORATIONS IN THE WORLD AND MANAGEMENT
ORGANIZATION OF ECONOMIC CORPORATIONS IN VIETNAM........................29
PGS.TS Phạm Thị Tuệ - Trường Đại học Thương mại......................................................29

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ...........................................................................................................39
SUSTAINABLE ECONOMY DEVELOPMENT OF DAN NANG CITY IN THE
CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION.......................................................39
ThS. Nguyễn Bá Hiền - ThS. Trần Thị Hòa - Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng....39

KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ TƯƠNG QUAN GIỮA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN , CHÍNH
PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG.......59
ACCREDITING THE CORRELATION BETWEEN INFORMATION
TECHNOLOGY, E-GOVERNMENT AND NATIONAL – REGIONAL
COMPETITIVENESS............................................................................................................59
PGS.TS Nguyễn Văn Minh - Trường Đại học Thương mại...............................................59

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG DOANH


NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ..................................72
IMPROVING THE STATE’S MANAGEMENT OF ENTERPRISE LABOR
RELATIONS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION................72
TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn - Trường Đại học Thương mại..............................................72

44
PREFERENTIAL LOANS INTEREST INCOME CONSIDERATIONS & MEASURE
IN INTERNATIONAL CAPITAL BUDGET......................................................................84
THU NHẬP TỪ VỐN VAY ƯU ĐÃI: CÁC CÂN NHẮC VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG VỐN
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ................................................................................................................84
ZHANG Hongyun - GuangXi University of Finance and Economics, NanNing...............84

INTERNATIONAL NETWORKS : THE ISSUE OF GLOBAL SOVEREIGNTY.......91


MẠNG TOÀN CẦU: VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN TOÀN CẦU........................................91
Dr COLLIN Paul Marc - Associate Professor MAGELLAN - IAE de Lyon-France.......91

GOUVERNANCE ET PERFORMANCE DES JOINT-VENTURES


INTERNATIONALES IMPLANTÉES DANS UN PAYS EN VOIE DE
DÉVELOPPEMENT COMME LE VIÊTNAM : REVUE DE LITTÉRATURE ET
PROPOSITION D’UN MODÈLE CONCEPTUEL..........................................................107
VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM – MỘT NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:
TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÁI NIỆM...................................................107
Dr. LÊ Philippe, Grenoble Ecole de Management, France...............................................107
TRAN Anh Dung, Université de la Méditerranée,...........................................................107
Faculté des Sciences Economiques et de Gestion, France................................................107

THE EFFECT OF EXCHANGE RATE VOLATILITY ON EXPORTS IN EMERGING


EAST ASIAN MARKETS...................................................................................................140
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT KHẨU TRÊN
THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á MỚI NỔI...................................................................................140
ThS. Đinh Thị Phương Anh - Đại học Southampton........................................................140

STUDY ON THE DEVELOPMENTAL MODE SELECTION IN REALIZING THE


INTEGRATION OF DOMESTIC AND FOREIGN TRADE UNDER NEW
SITUATION..........................................................................................................................152
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHẰM HỢP NHẤT NỘI VÀ
NGOẠI THƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI.................................................................152
Zhang Jiangzhong - GuangXi University of Finance and Economics, NanNing.............152
Guangxi Univrsity of Finance and Economics, Management Science and Engineering
School, Nanning................................................................................................................152

RESEARCH ON THE DEVELOPMENT MODE AND PATH OF DEVELOPMENT


FINANCE SUPPORTING THE VENTURE CAPITAL INDUSTRY - TAKING
GUANGXI BEIBU GULF ECONOMIC ZONE AS AN EXAMPLE..............................158
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO
CÔNG NGHIỆP ĐẦU TƯ MẠO HIỂM – VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI KHU KINH TẾ
VỊNH BẮC BỘ QUẢNG TÂY.............................................................................................158
45
Liu Jinlin,Huang Gang ,Wang Chunmin..........................................................................158
GuangXi University of Finance and Economics, NanNing..............................................158

L’INTÉGRATION ÉCONOMIQUE DU VIÊTNAM : OPPORTUNITÉS ET DÉFIS.167


HỘI NHẬP KINH TẾ Ở VIỆT NAM : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC............................167
Jean Philippe Pireaux - Université du Sud Toulon Var...................................................167

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊNG BANG NGA: TIỀM NĂNG VÀ CƠ
HỘI.........................................................................................................................................175
TRADE RELATIONS BETWEEN VIETNAM AND RUSSIA: POTENTIALS AND
OPPORTUNITIES................................................................................................................175
TS. Nguyễn Thanh Hải - Trường Đại học Thương mại....................................................175

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ................................................................188
INCREASING COMPETITIVE CAPACITIES OF VIETNAM’S COFFEE
EXPORTED TO THE UNITED STATES OF AMERICA..............................................188
ThS. Nguyễn Thu Quỳnh - Trường Đại học Thương mại................................................188

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU GIA NHẬP WTO.................................................198
DEVELOPING PROCESSING INDUSTRY IN ORDER TO INCREASE THE
QUALITY OF VIETNAM’S EXPORTING AGRICULTURAL PRODUCTS AFTER
JOINING WTO.....................................................................................................................199
PGS.TS Phạm Văn Dũng - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN...................................199
ThS. Vũ Văn Hùng - Trường Đại học Thương mại..........................................................199

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN......................................211


THỰC PHẨM TRONG CHUỖI CUNG CẤP THỰC PHẨM.........................................211
CỦA CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI..............................................................211
SOLUTIONS TO ENSURE QUALITY, HYGIENE AND SAFETY OF FOODSTUFFS
IN FOOD SUPPLY CHAIN OF SUPERMARKETS IN HANOI....................................211
ThS. Trần Thị Thanh Mai - Trường Đại học Thương mại...............................................211

NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ...........................................................218


NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BẰNG VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH..............218
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CHỈ SỐ NGÂN SÁCH MỞ (OBI)........................219
ENHANCING THE TRANSPARENCY AND EFFICIENCY IN VIETNAMESE
STATE BUDGET..................................................................................................................219
ThS. Phạm Quang Huy - Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.................219

46
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM SAU 5 NĂM HỘI NHẬP
WTO: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.................................................232
FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM AFTER FIVE YEARS JOINING
THE WORLD TRADE ORGANIZATION: CURRENT SITUATION AND
MEASURES..........................................................................................................................232
ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền - Trường Đại học Thương mại..............................................232

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP...................................................................246
OFFSHORE INVESTMENT OF VIETNAM IN THE CONTEXT OF
INTERNATIONAL INTEGRATION: PROBLEMS AND SOLUTIONS......................246
Phạm Thị Ngọc Liên - Trường Cao Đẳng Thương Mại...................................................246
Đinh Đức Hiền - Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng..............................................................246

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP SANG CÁC NƯỚC CHÂU PHI – HƯỚNG ĐI MỚI CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM............................................................................................251
DIRECT INVESTMENT IN AFRICAN COUNTRIES – NEW DIRECTION FOR
VIETNAMESE ENTERPRISES.........................................................................................251
CN. Trần Kim Anh - CN. Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Trường Đại học Thương mại....251

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGÀNH
DỊCH VỤ: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN................................................266
ATTRACTING AND USING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN COMPLIANCE
WITH SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF SERVICE INDUSTRY: VIEWS AND
MEASURES..........................................................................................................................266
PGS.TS. Hà Văn Hội - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội...................................266

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỐI
VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NINH.....285
CURRENT PRACTICE AND SOLLUTIONS TO ENHANCE INVESTMENT
EFFECTIVENESS OF FDI PROJECTS IN QUANG NINH PROVINCE....................285
CN.Phạm Thùy Dương - Trường Đại học Thương Mại...................................................285

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP............................................................................................................................293
PROMOTION OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM: CURRENT
PRACTICE AND SOLUTIONS..........................................................................................293
ThS. Nguyễn Thị Lệ - Trường Đại học Thương mại........................................................293

AN ANALYSIS OF THE FINANCIAL SUPERVISION SYSTEM OF VIETNAMESE


BANKS...................................................................................................................................309
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM........309
47
TS.Nguyễn Chí Đức - Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh..............................309

LA CRISE DE L’HUILE DE PALME EN ASIE DU SUD-EST L’ENGAGEMENT DES


CONSOMMATEURS RESPONSABLES SUR LES RESEAUX SOCIAUX DANS LA
GUERRE INTERNET NESTLE/GREENPEACE............................................................318
KHỦNG HOẢNG DẦU CỌ TẠI ĐÔNG NAM Á - SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TRONG CUỘC CHIẾN
INTERNET GIỮA NESTLE VÀ TỔ CHỨC HÒA BÌNH XANH (GREENPEACE)...318
Daphné Duvernay - Maître de conférences......................................................................318
Université du Sud Toulon Var, France.............................................................................318

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ........................330
PROBLEMS AND SOLUTIONS: ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION............330
Trần Thị Tuyết - Trường Cao Đẳng Thương mại.............................................................330
Trần Thị Lê Na, Phan Thị Mến - Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng................................330

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN SAU BA
NĂM THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN.........338
VIETNAM SEAFOOD EXPORTS TO JAPAN AFTER THREE YEARS OF
IMPLEMENTING VIETNAM- JAPAN ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT
.................................................................................................................................................338
ThS. Dương Hoàng Anh - Trường Đại học Thương mại.................................................338

NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CHÈ TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY..................................................................................350
IDENTIFYING AND ANALYZING CHALLENGES OF TEA INDUSTRY IN THE
CURRENT INTEGRATION CONTEXT..........................................................................350
ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh - ThS. Nguyễn Minh Quang - Trường Đại học Thương mại 350

PHÁT TRIỂN NHU CẦU DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
NHỎ VIỆT NAM SAU THÀNH LẬP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY.......................363
DEVELOPING BUSINESS SUPPORT SERVICES FOR SMALL ENTERPRISES IN
THE POST-ESTABLISHED PHASE IN VIETNAM IN THE CURRENT CONTEXT
.................................................................................................................................................363
ThS. Nguyễn Thị Liên - Trường Đại học Thương mại.....................................................363

KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
VIỆT NAM............................................................................................................................373
CHALLENGES, SOLUTIONS TO DEVELOP VIETNAM SEAFOOD SECTOR......373
NCS. Phạm Minh Đạt - Trường Đại học Thương mại......................................................373
48
NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.........................................................................................380
IMPROVING VIETNAMESE ENTERPRISES’ AWARENESS OF PROTECTING
THE ENVIRONMENT IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION CONTEXT. . .380
ThS. Võ Thị Mỹ Hương - Trường Đại học Huế...............................................................380

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NHẰM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DA GIẦY
SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP............................................393
TRADE POLICY TO SUPPORT LEATHER AND FOOTWEAR FIRMS IN
EXPORTING TO THE EU MARKET IN INTEGRATION PERIOD...........................393
ThS. Vũ Ngọc Tú - ThS. Nguyễn Quang Huy - Trường Đại học Thương mại................393

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ TẠI VIỆT NAM – CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC..............................................................................................................407
DEVEOPING DIGITAL CONTENT INDUSTRY IN VIETNAM – OPPORTUNITIES
AND CHALLENGES...........................................................................................................407
CN.Vũ Thị Thúy Hằng - Trường Đại học Thương mại....................................................407

BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP
WTO VÀ CÁC DỰ BÁO TRONG THỜI KỲ TỚI...........................................................421
FLUCTUATIONS OF LABOR AND JOBS IN VIETNAM AFTER FIVE YEARS
JOINING WTO – PREDICTION IN THE COMING TIME..........................................421
ThS. Nguyễn Mạnh Hùng - ThS. Vũ Ngọc Tú - Trường Đại học Thương mại...............421

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG GIAI
ĐOẠN HỘI NHẬP................................................................................................................434
THE GOVERNMENT’S MANAGEMENT POLICIES OF GOLD MARKET IN THE
INTEGRATION PERIOD...................................................................................................434
ThS.Nguyễn Thanh Huyền - Trường Đại học Thương Mại.............................................434

CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA THÁI LAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI WTO VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM..........444
POLICIES OF THAILAND’S CONSUMPTION OF AGRICULTURAL PRODUCTS
IN THE PROCESS OF IMPLEMENTING WTO’S COMMITMENTS – LESSONS
FOR VIETNAM....................................................................................................................444
ThS. Vũ Văn Hùng - Trường Đại học Thương mại..........................................................444

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY......................................................................................................453
EVALUATING CURRENT SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM IN
THE PRESENT CONTEXT................................................................................................453
ThS. Nguyễn Bá Hiền - ThS. Trần Thị Hòa - Trường Cao đẳng Thương mại.................453
49
ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN QUỐC TẾ ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH VIỆT NAM.................................................................................................................468
THE IMPACT OF INTERNATIONAL MIGRATION ON VIETNAM HOUSEHOLDS’
INCOME AND CONSUMPTION.......................................................................................468
ThS. Đào Thế Sơn - Trường Đại học Thương mại...........................................................468

IMPACTS OF ASEAN FREE TRADE AGREEMENT ON VIETNAM ECONOMY. 483


TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN TỚI NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM............................................................................................................................483
ThS. Lê Thị Ngọc Quỳnh - ThS. Tạ Quang Bình - Trường Đại học Thương mại...........483

HÀI HÒA TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỚI QUỐC TẾ TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
NỀN KINH TẾ......................................................................................................................497
HORMONIZATION OF VIETNAM’S STANDARDS AND THE WORLD’S IN THE
ECONOMIC INTEGRATION TREND.............................................................................497
PGS.TS Đỗ Thị Ngọc - Trường Đại học Thương mại......................................................497

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...............................................................508
EXPORT ACTIVITIES OF VIETNAM IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION
AND CLIMATE CHANGE.................................................................................................508
ThS. Nguyễn Quốc Tiến - Trường Đại học Thương mại..................................................508

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG MẶT HÀNG SỮA NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP.......................................................................................................516
SOME SOLLUTIONS TO IMPROVE THE STATE’ S MANAGEMENT AND
ORGANIZATION STRUCTURE OF IMPORTED DAIRY PRODUCTS IN VIETNAM
IN THE CONTEXT OF INTEGRATION.........................................................................516
ThS.Nguyễn Minh Quang - ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh - Trường Đại học Thương mại. 516

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY.............................................................................................................................530
SOME CURRENT ISSUES OF DEVELOPING E-COMMERCE IN VIETNAM.......530
ThS. Chử Bá Quyết - Trường Đại học Thương mại.........................................................530

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM.......................................................................................................................................538
ANALYZING FACTORS AFFECTING ON VIETNAM’S TRADE BALANCE.........538
CN. Cao Tiến Dũng - Công ty THHH Tư Vấn Sóng Xanh..............................................538
Ths. Hồ Thúy Ái – Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM................................................538

50
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP..............549
SUSTAINABLE COMMERCIAL DEVELOPMENT IN THE INTEGRATION
PERIOD.................................................................................................................................549
ThS. Trần Việt Thảo - Trường Đại học Thương mại........................................................549

QUAN ĐIỂM BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP
ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG(TPP)......556
PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS OF VIETNAM IN THE
TRANS-PACIFIC STRATEGIC ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT (TPP)
.................................................................................................................................................556
ThS.Phùng Bích Ngọc - Trường Đại học Thương mại.....................................................556

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN


LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÀI HỌC CHO ĐÀ NẴNG...................................................565
INTERNATIONAL EXPERIENCES OF USING ECONOMIC TOOLS IN
MANAGING SOLID WASTE – LESSONS FOR DANANG...........................................565
ThS. Nguyễn Nguyệt Nga.................................................................................................565

TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM............................................................................................................................579
IMPACTS OF TRADE OPENESS ON ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM
.................................................................................................................................................579
ThS.Vũ Thị Thu Hương - Trường Đại học Thương mại..................................................579

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI TỚI
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.......................................................................................592
IMPACTS OF JOINING WTO ON VIETNAM’S EXPORTS........................................592
ThS Nguyễn Thùy Dương - Trường Đại học Thương mại...............................................592

VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ ĐỐI VỚI SỨC CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.............................................................................603
ROLES OF INSTITUTIONS IN IMPROVING MARKET COMPETITIVENESS OF
VIETNAM IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION................................................603
ThS. Hoàng Thị Thanh Hằng - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM....603

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ
CƠ HỘI..................................................................................................................................610
VIETNAM’S EXPORT ACTIVITIES AFTER THE CRISIS: CHALLENGES AND
OPPORTUNITIES...............................................................................................................610
CN. Đặng Thị Thanh Bình - Trường Đại học Thương mại..............................................610

51
IFRS ADOPTION AND FINANCIAL STATEMENT READABILITY: KOREAN
EVIDENCE...........................................................................................................................620
ÁP DỤNG IFRS VÀ TÍNH RÕ RÀNG CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ ÁP DỤNG TẠI HÀN QUỐC............................................................................620
MIN-HO JANG* and JOON-HWA RHO*........................................................................620
Chungnam National University, Korea.............................................................................620

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN
TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ...........................................................................................652
DEVELOPING ACCOUNTING – AUDITING SERVICE IN VIETNAM IN THE
PROCESS OF INTERNATIONAL INTEGRATION......................................................652
PGS.TS. Đỗ Minh Thành - Trường Đại học Thương mại................................................652

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ....................657
DEVELOPING PAYMENT CARD SERVICE OF VIETNAM’S COMMERCIAL
BANKS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION657
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên - Trường Đại học Thương mại..................................657

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA THỊ
TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM.........................................................668
ANTI-UNFAIR COMPETITION IN BANKING ACTIVITIES OF COMMERCIAL
BANKS IN THE CONTEXT OF EXPANDING VIETNAM’S BANKING SERVICES
.................................................................................................................................................668
ThS. Viên Thế Giang - Trường Đại học Huế....................................................................668

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN Ở CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ...........................................................................................................................681
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE TOURISM IN SOUTH CENTRAL
COAST OF VIETNAM........................................................................................................681
TS. Phạm Xuân Hậu - Trường Đại học Thương mại........................................................681

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN HNX.......699
STUDYING FACTORS AFFECTING ON STOCK PRICE OF HANOI STOCK
EXCHANGE.........................................................................................................................699
TS. Vũ Mạnh Chiến - Trường Đại học Thương mại........................................................699

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM...............................................................................................710
DEVELOPING ACCOUNTING SERVICE IN VIETNAM TO MEET DEMANDS OF
INTERNATIONAL INTEGRATION................................................................................710
52
PGS,TS. Trần Thị Hồng Mai - CN. Nguyễn Quỳnh Trang - Trường ĐH Thương mại...710

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK..........................716
DEVELOPING BRAND ASSOCIATION OF VIETNAM BANK FOR
AGRUCULTURE AND RURAL DEVELOPMENT........................................................716
ThS Tống Phước Phong - Trường Cao đẳng thương mại Đà nẵng..................................716
ThS Phạm Quang Sỹ - Ủy ban giám sát tài chính quốc gia..............................................716

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN HẠ LONG THÀNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐẠT TẦM CỠ QUỐC TẾ...........730
IMPROVING HUMAN RESOURCES IN TOURISM TO DEVELOP HA LONG BAY
TO BE AN INTERNATIONAL TOURISM DESTINATION.........................................730
TS. Nguyễn Thị Tú - Trường Đại học Thương mại..........................................................730

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM.......................................744
IMPROVING CAPICITIES OF ATTRACTING FDI INTO VIETNAM’S RURAL AND
AGRICULTURAL AREAS.................................................................................................744
TS. Phạm Hồng Mạnh - Trường Đại học Nha Trang.......................................................744

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHẢP............................................................................................................................753
THE STATE’S MANAGEMENT OF TOURISM IN PHU QUOC ISLAND –
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS...................................................................753
TS. Nguyễn Viết Thái - Trường Đại học Thương mại.....................................................753

LIÊN KẾT TRONG KINH DOANH DU LỊCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP......767
LINKAGES IN TOURISM BUSINESS: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
.................................................................................................................................................767
CN. Đỗ Minh Phượng - Trường Đại học Thương mại.....................................................767

KHÁCH SẠN NHẬN NHƯỢNG QUYỀN Ở VN - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.........778


FRANCHISE HOTELS IN VIETNAM – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES. .778
CN. Đỗ Thị Thu Huyền - Trường Đại học Thương mại...................................................778

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BỀN VỮNG............................787
SOLLUTIONS TO IMPROVE SUSTAINABLE COMPETITIVENESS OF DANANG
TOURISM IN THE INTEGRATION CONTEXT............................................................787
TS. Nguyễn Hoàng -Th.s Dương Thị Hồng Nhung - Trường Đại học Thương Mại........787

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC)
TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................804
53
IMPROVING ENFORCEMENT OF BUSINESS CO-OPERATION CONTRACT IN
THE FIELD OF GAS IN VIETNAM.................................................................................804
Trần Ngọc Diệp – Trường Đại học Thương mại..............................................................804
ThS Vũ Thu Trang - Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.....................................................804

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.......................................................818
SOLLUTIONS TO IMPROVE OPERATIONAL CAPACITY OF SECURITIES
COMPANIES IN THE CONTEXT OF INTEGRATION................................................818
TS. Nguyễn Thu Thủy - Trường Đại học Thương Mại....................................................818

TĂNG CƯỜNG TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP.......................................................................828
IMPROVING USEFULNESS OF ACCOUNTING INFORMATION IN FINANCIAL
REPORTS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION..................828
ThS. Nguyễn Thành Hưng - Vũ Quang Trọng - Trường Đại học Thương Mại...............828

INFLUENTIAL FACTORS ON VOLUNTARY DISCLOSURE: EVIDENCE FROM


VIETNAMESE NON-FINANCIAL LISTED COMPANIES...........................................840
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN:
DẪN CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.........................................................................840
TS. Tạ Quang Bình - ThS. Lê Thị Ngọc Quỳnh - Trường Đại học Thương mại.............840

LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
CẠNH TRANH VỚI CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ HỘI NHẬP..........868
ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS IN
THE COMPETITION WITH FOREIGN BANKS IN THE INTEGRATION PERIOD
.................................................................................................................................................868
ThS. Trần Thị Thu Trang - Trường Đại học Thương mại................................................868

THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................................................876
CHALLENGES OF INTERNATIONAL INTEGRATION FOR VIETNAM
COMMERCIAL BANKS.....................................................................................................876
ThS. Đặng Thị Minh Nguyệt - Trường Đại học Thương mại...........................................876

DE L'INTÉGRATION ÉCONOMIQUE À L'INTÉGRATION JURIDIQUE: DES


QUESTIONS ENGENDRÉES POUR LE VIETNAM......................................................884
TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN HỘI NHẬP PHÁP LÝ : NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM...........................................................................................................884
TS. Trần Thị Thu Phương - Trường Đại học Thương mại...............................................884
54
55
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
HỘI NHẬP : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC - TẬP 2

Chịu trách nhiệm xuất bản

Trần Hữu Thực

BAN BIÊN TẬP

GS. TS. Đinh Văn Sơn, ThS. Nguyễn Bá Hiền, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Bùi
Xuân Nhàn, PGS. TS. Đỗ Minh Thành, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, ThS. Nguyễn Tiền
Tiến, ThS. Đinh Văn Tuyên, TS. Vũ Mạnh Chiến, TS. Nguyễn Viết Thái, PGS. TS. Phạm Thị
Tuệ, PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, PGS.TS. Bùi Hữu Đức,
PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy, TS. Phạm Xuân Hậu, PGS.TS. Phan Thị Thu Hoài, PGS.TS.
Nguyễn Quang Hùng, PGS.TS. Doãn Kế Bôn, PGS.TS. Hà Văn Sự, PGS.TS. Nguyễn Văn
Thanh, PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, PGS.TS. Đàm Gia Mạnh, PGS. PGS.TS. Nguyễn Văn
Minh, PGS.TS. Phạm Công Đoàn, ThS. Trần Thanh Diễm, ThS. Nguyễn Minh Trang, ThS.
Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Thị Mai Thanh, Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, Đinh
Thị Việt Hà, ThS.Nguyễn Mạnh Hùng, ThS.Nguyễn Tri Vũ.

Thiết kế bìa

Bùi Dũng Thắng

In 150 cuốn khổ 20,5 x 29 cm tại Công ty TNHH đầu tư và thương mại Trà My
Số đăng ký kế hoạch xuất bản 114 - 2012/CXB/171.2 - 01/TK
In xong và nộp lưu chiểu tháng 12 năm 2012

56

You might also like