Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LUẬT

ĐỀ ÁN LUẬT

Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c giải quyết các tranh chấp
Kinh doanh thương mại tại Viê ̣t Nam

Họ và tên: Lê Thị Minh Anh


Mã sinh viên: 11180202
Lớp: Luâ ̣t Kinh Doanh Khóa: 60
Giảng viên HD: ThS. Lương Thị Thu Hà

Hà Nội, 4 - 2021

1
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................4
Lời mở đầu.................................................................................................................5
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP KDTM VÀ PHƯƠNG
THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KDTM BẰNG TÒA ÁN..............................6
1.1. Khái quát chung về tranh chấp KDTM 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp KDTM.........................................................6
1.1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM................................................6
1.2. Khái quát chung về phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án 8
1.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án....................................9
1.2.2. Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa án 11
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
TRONG VIÊ ̣C GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KDTM..................................13
2.1. Thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c giải quyết tranh chấp KDTM 13
2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án theo vụ viêc.............................................................13
̣
2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử........................................................17
2.1.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ............................................................19
2.1.4. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn............................20
2.2. Mô ̣t số đánh giá với các quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c
giảiquyết các tranh chấp KDTM hiê ̣n nay 21
2.2.1. Ưu điểm..........................................................................................................22
2.2.2. Những điểm bất câ ̣p.......................................................................................24
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIÊ ̣N PHÁP LUẬT VIÊ ̣T
NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIÊ ̣C GIẢI QUYẾT CÁC
TRANH CHẤP KDTM............................................................................................30
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án
trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM 30
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao pháp luật Việt Nam về thẩm
quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM 30
3.2.1. Đối với cơ quan ban hành pháp luật...............................................................30
3.2.2. Đối với chủ thể tham gia vào hoạt động KDTM............................................33
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 34
DANH MỤC TÀI LIÊ ̣U THAM KHẢO..................................................................35

3
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS 2015 Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự 2015

BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung
2011 2011
BLDS 2015 Bô ̣ luâ ̣t dân sự 2015

LTCTAND 2014 Luâ ̣t tổ chức tòa án nhân dân 2014

LTM 2005 sửa đổi bổ sung 2019 Luâ ̣t thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2019

LDN Luâ ̣t doanh nghiê ̣p

LĐT Luâ ̣t đầu tư

XHCN Xã hô ̣i chủ nghĩa

KDTM Kinh doanh thương mại

5
LỜI MỞ ĐẦU

Viê ̣t Nam đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hô ̣i chủ
nghĩa, hướng tới xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vê ̣ công lý, từng bước hiê ̣n đại hóa phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Bởi lẽ đó, viê ̣c nâng cao hiê ̣u quả xét xử của Tòa án luôn được Đảng và nhà nước
quan tâm.
Để đáp ứng viê ̣c giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (KDTM) theo
thủ tục tố tụng tư pháp, sự ra đời của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 đã đánh
dấu bước phát triển mới trong lịch sử pháp luâ ̣t tố tụng, tạo ra hành lang pháp lý đáp
ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp KDTM được nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên,
trải qua mô ̣t thời gian áp dụng, BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 đã bô ̣c lô ̣
những hạn chế nhất định, đă ̣c biê ̣t là viê ̣c giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ
tục tư pháp. Do đó, BLTTDS 2015 ra đời nhằm khắc phục những bất câ ̣p trong pháp
luâ ̣t tố tụng dân sự và nâng cao hiê ̣u quả giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án.
Viê ̣t thiết lâ ̣p cơ chế giải quyết tranh chấp KDTM phù hợp với sự đổi mới, phát triển
không ngừng của các hoạt đô ̣ng kinh tế là mô ̣t vấn đề vô cùng quan trọng, cần được
tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t tố tụng và pháp luâ ̣t liên quan. Trong đó
có nô ̣i dung về viê ̣c xác định thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c giải quyết các tranh
chấp KDTM.
Do tính cấp thiết của đề tài, em quyết định nghiên cứu về: ‘’Thẩm quyền của
Tòa án trong viê ̣c giải quyết các tranh chấp KDTM’’. Đề án có kết cấu 3 chương
như sau:
Chương I: Khái quát chung về tranh chấp KDTM và phương thức giải quyết
tranh chấp KDTM bằng Tòa án
Chương II: Pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c giải
quyết các tranh chấp KDTM
Chương III: Mô ̣t số kiến nghị nhằm hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về thẩm
quyền của Tòa án trong viê ̣c giải quyết các tranh chấp KDTM

6
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP KDTM VÀ PHƯƠNG
THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KDTM BẰNG TÒA ÁN
1.1. Khái quát chung về tranh chấp KDTM
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp KDTM
Tranh chấp KDTM là tranh chấp được phát sinh từ hoạt động thương mại, là
những bất đồng mâu thuẫn của các bên khi tham gia hoạt động KDTM. Hoạt động
KDTM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác1.
Chủ thể của tranh chấp KDTM chủ yếu là các thương nhân. Bên cạnh đó,
trong một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh
chấp như giữa công ty với thành viên công ty; giữa các thành viên công ty với nhau
liên quan đến các hoạt động giải thể, chia, tách…
Nội dung của tranh chấp KDTM là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi
ích của các bên do một bên vi phạm hợp đồng hoặc có hành vi trái với pháp luật.
Các quan hệ thương mại mang bản chất là các quan hệ tài sản, do vậy nội dung của
các tranh chấp này thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên.
Tranh chấp xảy ra luôn mang tính bất lợi, bởi vậy việc giải quyết tranh chấp
phải được thỏa đáng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, đảm bảo tính công bằng
trong xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật. Hiện nay, tranh chấp KDTM được
giải quyết bằng các phương thức như: hòa giải, thương lượng, trọng tài thương mại
và tòa án. Tùy thuộc vào mỗi phương thức, tính chất pháp lý, nội dung thủ tục và
trình tự tiến hành sẽ khác nhau.
1.1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM
Khi các chủ thể tự nguyện tham gia vào các quan hệ KDTM, tranh chấp và
các bất đồng xảy ra là một điều khó tránh khỏi, nhất là trong thời kì hiện nay khi các
hoạt động KDTM ngày càng diễn ra sôi nổi. Bởi vậy, đòi hỏi giải quyết tranh chấp
KDTM là đòi hỏi tất yếu cho các tranh chấp này.
Việc giải quyết các tranh chấp KDTM là việc lựa chọn biện pháp, hình thức
hay các hoạt động thích hợp nhằm hạn chế, khắc phục, loại bỏ những mâu thuẫn,
xung đột phát sinh trong hoạt động KDTM, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội. 

1
Khoản 1 Điều 3 LTM 2005 sửa đổi bổ sung 2019
7
Quan hệ giải quyết tranh chấp KDTM được cấu thành bởi các yếu tố: (i) chủ
thể của quan hệ giải quyết tranh chấp phải là các bên tranh chấp và là bên thứ ba
được các bên lựa chọn (nếu có); (ii) khách thể của quan hệ giải quyết tranh chấp
phải là sự cân bằng, hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tranh chấp; (iii) nội dung
của quan hệ là quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào mối quan hệ này.
Để đảm bảo ý nghĩa và mục đích của việc giải quyết tranh chấp KDTM, pháp
luật Việt Nam đã đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM theo quy
định tại Điều 317 LTM 2005, sửa đổi bổ sung 20192. Theo đó, có 4 phương thức
giải quyết tranh chấp KDTM gồm thương lượng giữa các bên, hòa giải giữa các bên
do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian
hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án, cụ thể được quy định như sau:
 Hòa giải và thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm
nhất trong lịch sử loài người trên nhiều lĩnh vực, là việc các bên tranh chấp
cùng nhau thỏa thuận, thống nhất giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện
việc thỏa thuận đó.Việc hòa giải có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc có sự
giúp đỡ của bên thứ ba. 
Đây là một cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng và đỡ tốn
kém nhất, các bên giữ được uy tí và bí mật kinh doanh, duy trì mối quan hệ hợp tác
với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể mất
thêm chi phí để giải quyết bằng phương thức khác hoặc mất đi quyền khởi kiện do
thời hiệu khởi kiện không còn.
 Trong trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, các bên mới đưa vụ
việc ra Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết. Tại Tòa án hay Trọng tài, các bên
vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau với sự giúp đỡ từ hai bên thứ ba này.
Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận

2
Điều 317 LTM 2005, sửa đổi bổ sung 2019:
“Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm
trung gian hòa giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ
tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.”

8
Trọng tài, thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp. 
Khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài, các bên sẽ được chủ
động về thời gian, địa điểm với các thủ tục đơn giản nhanh chóng, được nhận các
quyết định bởi các trọng tài viên giỏi, kinh nghiệm và am hiểu về các vấn đề tranh
chấp, vẫn giữ được uy tín bí mật kinh doanh nhờ nguyên tắc trọng tài xét xử và
thuận tiện trong việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài bởi Trọng tài
không nhân danh Nhà nước. Bên cạnh đó, phương thức này vẫn còn tồn tại những
hạn chế như: quyết định của trọng tài có thể không chính xác vì chỉ trải qua một cấp
xét xử, quyết định của Trọng tài không có giá trị thi hành cao như quyết định của
Tòa án, việc thỏa thuận Trọng tài giải quyết tranh chấp quyết định thẩm quyền giải
quyết của Trọng tài. Ngoài ra, ở Việt Nam, chi phí giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài khá lớn, không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Phương thức tiếp theo để giải quyết tranh chấp KDTM là bằng Tòa án. Trong
phạm vi đề tài, người viết sẽ chú trọng nghiên cứu phân tích sâu hơn về
phương thức giải quyết này trong phần trình bày dưới đây.

1.2. Khái quát chung về phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa
án
Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM tại cơ quan xét xử, nhân
danh quyền lực nhà nước. Viêc̣ giải quyết tranh chấp tại Tòa án được tiến hành theo
trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà án về vụ
tranh chấp sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Khi các bên khởi kiện giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án, Tòa án sẽ xem
xét thẩm quyền và ra quyết định thụ lý hồ sơ vụ kiện, phân công Thẩm phán phụ
trách và tiến hành hòa giải, thực hiện các quy trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm và xét
xử sơ thẩm. Nếu có bản án bị kháng cáo hay kháng nghị, Tòa án cấp trên sẽ thực
hiện các thủ tục xét xử phúc thẩm và cuối cùng là đưa quyết định thi hành án.
 
1.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án
Với sự kiện Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời đánh dấu những quy định đầu tiên về trình tự thủ tục giải quyết các tranh
chấp KDTM tại Pháp lệnh tố tụng giải quyết vụ án kinh tế năm 1994. Trải qua 10

9
năm, BLTTDS năm 2004 được ban hành đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình
phát triển và hoàn thiện hệ thống các quy định giải quyết tranh chấp KDTM. Theo
đó, việc giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án phải tuân thủ theo những nguyên
tắc sau:
 Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN
Đây là nguyên tắc chung, cơ bản, chỉ đạo mọi hoạt động của TTDS, được
thực hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Việc thực hiện đúng nguyên tắc này đảm
bảo cho việc giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật, ngăn ngừa những hành vi vi
phạm pháp luật và đảm bảo quyền nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng.
 Nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ
Việc cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng các tranh chấp
KDTM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế, các chủ thể kinh doanh khi tham gia tố tụng. Với nguyên tắc này, các chủ
thể sẽ yên tâm và mạnh dạn hơn trong đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ đó khuyến
khích, tạo động lực thúc đẩy hoạt động của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh
tế, góp phần không nhỏ trong tăng trưởng kinh tế, xã hội.
 Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử
Theo quy định tại Điều 63 BLTTDS 2015, Hội thẩm nhân dân tham gia xét
xử vụ án dân sự, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. 
 Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, giải quyết một cách độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức can thiệp vào việc xét
xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào.
 Nguyên tắc xét xử tập thể
Nguyên tắc xét xử tập thể được quy định tại Điều 6 LTCTAND 2014, Điều
14 BLTTDS 2015. Việc xét xử vụ án bằng một tập thể sẽ phát huy được trí tuệ tập
thể, bảo đảm việc giải quyết được khách quan, đúng pháp luật.
 Nguyên tắc xét xử công khai
Xét xử công khai là nguyên tắc được cụ thể hóa trong BLTTDS 2015 tại Điều
15, đảm bảo tất cả các vụ án đều được xét xử kịp thời, công khai, minh bạch, trừ
trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật đương sự theo yêu cầu chính đáng
của họ. Bí mật của đương sự trong tranh chấp kinh doanh thường là bí quyết về kinh

10
doanh như phát minh, sáng chế… có liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của
người kinh doanh. Nếu các bí mật bị tiết lộ thì có thể làm cho doanh nghiệp đó gặp
khó khăn trong kinh doanh hoặc có thể bị phá sản. Vì vậy, họ có thể yêu cầu Tòa án
xét xử kín.
 Nguyên tắc hai cấp xét xử
Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo
quy định của BLTTDS 2015.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do BLTTDS 2015 quy định thì có hiệu lực pháp
luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải
được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi
phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của BLTTDS 2015 thì được xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự
Đây là nguyên tắc rất cơ bản của tố tụng vụ án KDTM. Trên cơ sở đảm bảo
quyền tự do kinh doanh, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của
các chủ thể nếu họ kinh doanh đúng trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước chỉ can
thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi họ có đơn khởi
kiện yêu cầu ra Tòa án giải quyết. Quyền tự định đoạt còn thể hiện ở quyền tự hòa
giải trước tòa, quyền rút hay thay đổi bổ sung nội dung đơn kiện.
 Nguyên tắc hòa giải
Nguyên tắc hòa dài kéo dài từ ngay khi các bên phát sinh tranh chấp đến cả
khi các bên gặp nhau tại Tòa. Khi tranh chấp phát sinh, trước hết các bên tự tiến
hành hòa giải, nếu không thể tự hòa giải, các bên mới khởi kiện tới Tòa án. Khi có
sự giúp đỡ của Tòa án, các bên vẫn có thể tiến hành hòa giải dưới sự giúp đỡ công
nhận của Tòa. Chỉ khi hòa giải không thành, Tòa mới đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên
tòa, Thẩm phán cũng tạo điều kiện để cho các bên tranh chấp hòa giải với nhau.
 Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh
Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho
Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Khi giải
quyết các vụ án KDTM, Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng cứ đương sự đưa ra, nghe

11
các bên trình bày và xác minh chứng cứ. Tòa án chỉ tiến hành thu thập xác minh
chứng cứ khi thấy cần thiết, để làm rõ thêm các yếu tố của vụ án nhằm phục vụ cho
quyết định cuối cùng.
 Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời
Việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo việc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp
thời, tránh dây dưa, kéo dài. Nguyên tắc này được thể hiện ở các quy định như rút
ngắn thời hạn, áp dụng thủ tục rút gọn...
1.2.2. Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa
án
Thực tiễn cho thấy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mang
những ưu điểm nổi bật như:
 Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của
Toà án được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án.
 Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ. Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc
gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra bởi
Tòa án có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.
 Việc giải quyết được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật
vì có thể qua nhiều cấp xét xử.
 Tại Việt Nam, chi phí giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất
nhiều so với chi phí tại Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế
Bằng những ưu điểm của phương thức này, viêc̣ giải quyết tranh chấp KDTM
ở các cơ quan Tòa án đã góp phần phân định tính đúng đắn, hợp pháp trong hành vi
của các chủ thể, góp phần ổn định mối quan hê ̣ xã hô ̣i. Hoạt đô ̣ng giải quyết tranh
chấp KTDM tại Tòa án sẽ ngày càng tiến bô ̣, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường kinh tế trong những năm tới đây.
Bên cạnh những ưu điểm lớn, phương thức này vẫn tồn tại những khuyết
điểm, hạn chế cần sửa đổi như:
 Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt, ngày càng cần được hoàn thiện và
sửa đổi cùng với sự phát triển của xã hội.
 Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì
hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất, kinh doanh.

12
 Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy được xem là nguyên tắc tiến bộ,
mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí
mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
 Thẩm phán không có chuyên môn sâu về vấn đề tranh chấp.
 Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:
(i) Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết
của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song
phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
(ii) Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng
ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với
một bên.

13
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
TRONG VIÊC ̣ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KDTM

2.1. Thẩm quyền của Tòa án trong viêc̣ giải quyết tranh chấp KDTM
Thẩm quyền của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ viê ̣c trong phạm
vi pháp luâ ̣t cho phép và quyền hạn trong viêc̣ ra quyết định khi giải quyết các vụ
viê ̣c đó. Quyền xem xét giải quyết vụ viê ̣c và quyền ra các quyết định khi giải quyết
vụ viê ̣c đó là hai nô ̣i dung quan trọng có mối quan hê ̣ mâ ̣t thiết với nhau tạo thành
thẩm quyền của Tòa án.
Viê ̣c xác định thẩm quyền giữa các Tòa án mô ̣t cách hợp lý, khoa học tránh
được sự chồng chéo trong viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà
nước, giữa các Tòa án với nhau, góp phần tạo điều kiê ̣n cho Tòa án giải quyết nhanh
chóng và đúng đắn các vụ viê ̣c, nâng cao hiê ̣u quả giải quyết các vụ viê ̣c. Bên cạnh
đó, viê ̣c xác định thẩm quyền của Tòa án còn tạo điều kiê ̣n cho các đương sự bảo vê ̣
quyền, lợi ích hợp pháp của mình, giảm bớt những phiền phức cho đương sự. Ngoài
ra, viê ̣c xác định thẩm quyền của Tòa án còn có ý nghĩa quan trọng trong viêc̣ xác
định những điều kiê ̣n về chuyên môn, nghiê ̣p vụ cần thiết của đô ̣i ngũ cán bô ̣ ở mỗi
tòa án và các điều kiê ̣n khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đàm cho Tòa án
thực hiê ̣n được chức năng, nhiê ̣m vụ.
Theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam hiê ̣n hành, thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c giải
quyết tranh chấp KDTM có thể được chia theo thẩm quyền của Tòa án theo vụ viê ̣c,
thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền
theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án theo vụ viêc̣

14
Điều 30 BLTTDS 2015 3đã kế thừa các quy định pháp luâ ̣t trước đó khi xác
định 4 loại quan hê ̣ tranh chấp trong lĩnh vực KDTM thuô ̣c thẩm quyền giải quyết
của Tòa án. Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 đã có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với
bản chất quan hê ̣ KDTM và thực tiễn ngày càng phát triển các tranh chấp KDTM cả
về số lượng và đô ̣ phức tạp trong bối cảnh toàn cầu kinh tế hiê ̣n nay. Theo đó, pháp
luâ ̣t hiê ̣n hành quy định các tranh chấp KDTM sau thuô ̣c thẩm quyền của Tòa án:
 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,
tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là cá nhân, tổ chức được cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật,
như các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp
hợp tác xã.
Các chủ thể này tham gia thương mại hàng hóa và dịch vụ với mục đích sinh
lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh,
thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không
phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,
thương mại đó.
Ngoài các hoạt động kinh doanh, thương mại trực tiếp theo đăng ký kinh
doanh, lợi nhuận có thể thu được từ các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại.

3
Điều 30 BLTTDS 2015:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng
phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản
lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc
trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ
chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

15
Mô ̣t ví dụ như: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của Công ty A không chỉ
giới hạn ở việc may sản phẩm là hàng dệt may để phục vụ thị trường mà còn bao
gồm cả hành vi mua nguyên vật liệu về để sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm
trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa công nhân đi làm, đi nghỉ hàng năm theo chế độ
hoặc mua một số ti vi để cho công nhân giải trí sau giờ làm việc,..
 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm sở hữu trí tuệ, là những
sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người như tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm
máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Các tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuê ̣ bao gồm tranh chấp về quyền tác giả, tranh chấp liên
quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiê ̣p và quyền đối với cây trồng.
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên
nhận công nghệ.
Đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuê ̣, chuyển giao công nghê ̣ thì
không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi
cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại;
nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi
nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự
 Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công
ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội
đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành
viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát
nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức
tổ chức của công ty.
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty thường là các
tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần
vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị
quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với

16
mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với
phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ
tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc
thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà
công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức
của công ty.
Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp
giữa các thành viên của công ty về trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành
viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành
viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành
viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc
chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ
phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu
tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi
nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản,
phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể,
về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập,
hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của
công ty.
Theo đó, nếu tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc
giữa các thành viên của công với nhau phát sinh không liên quan tới việc thành lập,
hoạt động, giải thể, chia tách… mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ
lao động, quan hệ dân sự thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh,
thương mại. Ví dụ các tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao
động,..Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp lao động hay tranh
chấp dân sự.
 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử
Khi nhâ ̣n thụ lý giải quyết tranh chấp KDTM, Tòa án phải luôn bảo đảm chế
đô ̣ xét xử theo nguyên tắc hai cấp xét xử. Trong trường hợp bản án, quyết định sơ

17
thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luâ ̣t định thì các Tòa án
cấp trên sẽ xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoă ̣c tái thẩm.
Cơ sở của viê ̣c phân định thẩm quyền giữa các cấp xét xử của Tòa án là
đường lối, chính sách của Đảng về hoạt đô ̣ng tư pháp, tính chất phức tạp của từng
loại vụ viê ̣c, hê ̣ thống tổ chức Tòa án, trình đô ̣ chuyên môn, nghiê ̣p vụ thực tế của
đô ̣i ngũ cán bô ̣ Tòa án, điều kiê ̣n cơ sở vâ ̣t chất, phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t cũng như hiê ̣u
quả kinh tế của viê ̣c giải quyết vụ viê ̣c. Ngoài ra, viê ̣c phân định thẩm quyền của
Tòa án theo cấp xét xử phải trên cơ sở đảm bảo viêc̣ bảo vê ̣ quyền lợi cho các đương
sự.
Theo LTCTAND 2014, thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án nhân dân
được phân cấp như sau:
 Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tối cao là giám đốc thẩm, tái thẩm
bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo
quy định của luật tố tụng.4
Theo đó, đối với các quyết định của Tòa án giải quyết tranh chấp KDTM đã
có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t nhưng bị kháng nghị theo quy định của luâ ̣t tố tụng sẽ được
Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoă ̣c tái thẩm.
 Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao là phúc thẩm vụ việc mà
bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Giám đốc thẩm,
tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh
thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.5
Như vâ ̣y, Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm lại các bản án
quyết định sơ thẩm liên quan đến tranh chấp KDTM chưa có hiê ̣u lực và giám đốc
thẩm, tái thẩm bản án đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t của các Tòa án cấp thấp theo luâ ̣t
định.

4
Khoản 1 Điều 20 LTCTAND 2014
5
Điều 29 LTCTAND 2014
18
 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ viê ̣c và phúc thẩm
vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.6
Đối với các tranh chấp KDTM, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sở thẩm các (i) tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; (ii) tranh
chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển
nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; (iii) tranh chấp giữa công ty
với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng
giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan
đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài
sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; (iv) các tranh chấp khác
về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.7
Theo LTCTAND 2014, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có các Tòa chuyên
trách như Tòa dân sự, Tòa hình sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử
lý hành chính, Tòa kinh tế8. Theo quy định của pháp luâ ̣t, Tòa kinh tế Tòa án nhân
dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp
KDTM thuô ̣c thẩm quyền cùa Tòa án nhân dân cấp tỉnh và giải quyết theo thủ tục
phúc thẩm những vụ viêc̣ mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có
hiê ̣u lực pháp luâ ̣t của Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n bị kháng cáo, kháng nghị theo
luâ ̣t định.9
 Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các bản án, vụ
kiê ̣n10
Đối với tranh chấp KDTM, Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp phát sinh trong hoạt đô ̣ng kinh doanh, thương

6
Điều 37 LTCTAND 2014
7
Điểm a Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015
8
Khoản 1 Điều 38 LTCTAND 2014
9
Khoản 3 Điều 38 BLTTDS 2015
10
Điều 44 LTCTAND 2014
19
mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuâ ̣n. 11
Theo LTCTAND 2014, Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n có thể có các Tòa chuyên
trách như Tòa dân sự, Tòa hình sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử
lý hành chính. 12Căn cứ vào tính chất của quan hê ̣ KDTM, Tòa dân sự Tòa án nhân
dân cấp huyê ̣n có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ viê ̣c kinh doanh,
thương mại thuô ̣c thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n.13
Đối với Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án
Tòa án có trách nhiê ̣m tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết
vụ viê ̣c thuô ̣c thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n.14
2.1.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án là giới hạn do pháp luâ ̣t quy định, xác
định chức năng giải quyết các tranh chấp KDTM của Tòa án theo đơn vị hành chính
lãnh thổ. Viê ̣c phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm
quyền sơ thẩm các vụ viê ̣c giữa các Tóa án cùng cấp với nhau. Về nguyên tắc, viê ̣c
phân định phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo đầy đủ ý nghĩa của viê ̣c phân định
thẩm quyền của Tòa án.
Theo Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
được xác định là nơi bị đơn cư trú làm viê ̣c nếu bị đơn là cá nhân, nếu bị đơn có trụ
sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức hoă ̣c theo thỏa thuâ ̣n của các đương sự.
Các đương sự cũng có quyền tự thỏa thuâ ̣n với nhau bằng văn bản yêu cầu
Tòa án nơi cư trú, làm viê ̣c của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoă ̣c nơi có
trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan tổ chức giải quyết tranh chấp.
Viê ̣c thỏa thuâ ̣n không được trái với nguyên tắc của thẩm quyền giải quyết của Tòa
án cấp tỉnh và cấp huyê ̣n. Như ví dụ trong vụ án, nguyên đơn A cư trú tại huyện M
của tỉnh N và bị đơn B cư trú tại huyện X của tỉnh Y. Theo nguyên tắc Tòa án huyện
X tỉnh Y nơi bị đơn B cư trú có thẩm quyền. Nếu các bên thỏa thuận Tòa án nơi
nguyên đơn A cư trú thì phải bảo đảm thẩm quyền của cấp Tòa án. Nếu vụ án thuộc

11
Điểm b Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.

12
Khoản 1 Điều 45 LTCTAND 2014
13
Khoản 1 Điều 36 BLTTDS 2015
14
Khoản 3 Điều 36 BLTTDS 2015
20
thẩm quyền Tòa án cấp huyện thì thỏa thuận chỉ được chấp nhận khi các đương sự
thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh N giải quyết. Nếu các đương sự thỏa thuận Tòa
án tỉnh N giải quyết thì thỏa thuận đó không được chấp nhận.
Ngoài ra, riêng đối với tranh chấp có đối tượng là bất đô ̣ng sản thì Tòa án nơi
có bất đô ̣ng sản có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp các tranh chấp kinh doanh đã được Tòa án thụ lý và đang giải
quyết theo đúng quy định của pháp luâ ̣t về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì
phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mă ̣c dù trong quá trình giải quyết vụ án có
sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoă ̣c địa chỉ giao dịch của đương sự.
2.1.4. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, pháp luâ ̣t đã có quy
định cụ thể về các trường hợp nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết các
tranh chấp KDTM tại Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 như sau:
“Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có
tài sản giải quyết;
Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải
quyết;
Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về
tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở giải quyết;
Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt
hại giải quyết;
Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu
Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải
quyết;
Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác
nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải
quyết.”

21
2.2. Mô ̣t số đánh giá với các quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án trong
viêc̣ giải quyết các tranh chấp KDTM hiêṇ nay

Song song với sự phát triển nền kinh tế xã hô ̣i, hoạt đô ̣ng thương mại ngày
càng trở nên trọng yếu, diễn ra mô ̣t cách sôi đô ̣ng để hỗ trợ cho cuô ̣c sống và nhu
cầu cơ bản của con người. Để đáp ứng với những đổi mới tiến bô ̣ ấy, pháp luâ ̣t luôn
có những cải cách, sửa đổi để phù hợp với từng thời kỳ và đảm bảo được hiê ̣u quả
và chất lượng của hoạt đô ̣ng giải quyết các tranh chấp KDTM. Với những quy định
được kế thừa và sửa đổi bổ sung tại BLTTDS 2015, các quy định về xác định thẩm
quyền của Tòa án trong viê ̣c giải quyết các tranh chấp KDTM đã giúp Tòa án đạt
được những thành tựu đáng kể.
Theo Báo cáo 01/BC-TA về viêc̣ tổng kết công tác năm 2019 và nhiê ̣m vụ
trọng tâm công tác năm 2020 của Tòa án, trong năm 2019, Tòa án đã thụ lý, giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm 14.517 vụ án KDTM, chủ yếu là tranh chấp trong lĩnh
vực đầu tư, tài chính, ngân hàng (4.698 vụ), mua bán hàng hóa (3.014 vụ). Tỷ lê ̣ bản
án, các quyết định bị hủy là 0,61%, giảm 0.03% so với năm 2018. 15
Thời gian vừa qua, không thể phủ nhâ ̣n rằng, pháp luâ ̣t về về thẩm quyền của
Tòa án trong viê ̣c giải quyết tranh chấp KDTM đã có những thay đổi đáng kể, với
những điểm mới ấn tượng. Bên cạnh đó, số lượng án KDTM ngày càng tăng nhiều
và rất phức tạp, lô ̣ diê ̣n những điểm bất câ ̣p hạn chế còn tồn tại của pháp luâ ̣t hiê ̣n
hành.
2.2.1. Ưu điểm
Những quy định pháp luâ ̣t tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án
trong viê ̣c giải quyết tranh chấp KDTM được xây dựng với những ưu điểm lớn, phải
kể tới như:
 Quy định pháp luâ ̣t mô ̣t cách rõ ràng hơn, đảm bảo viêc̣ áp dụng pháp luâ ̣t
của các cơ quan tài phán
Nắm được các bất câ ̣p của pháp luâ ̣t khi sử dụng phương thức liê ̣t kê ̣ cụ thể
xác định các tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại Điều 29
BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 201116, để tránh không thể liê ̣t kê hết các trường hợp
15
Xem thêm tại https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh?
dDocName=TAND098091
16
Điều 29 BLTTDS 2015:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
22
dẫn đến làm hẹp phạm vi tranh chấp, Điều 30 BLTTDS2015 đã quy định mô ̣t cách
khái quát về các tranh chấp KDTM. Từ đó, khắc phục tình trạng các tranh chấp kinh
doanh, thương mại đã phát sinh nhưng Tòa án lại không có cơ sở thụ lý và giải quyết
khi đương sự yêu cầu.
Và để cụ thể hóa hơn quy định tại Khoản 4 Điều 29 BLTTDS 2004 sửa đổi
bổ sung 2011, Khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015 đã quy định các tranh chấp KDTM
khác trừ trường hợp thuô ̣c thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác đều
thuô ̣c thẩm quyền giải quyết của Tòa. Quy định này đảm bảo Tòa án không có
quyền từ chối thụ lý những viê ̣c mà pháp luâ ̣t không có quy định như theo luâ ̣t cũ.
 Bổ sung các quy định mới phát sinh từ thực tiễn
Để đáp ứng nhu cầu từ thực tiễn về những tranh chấp KDTM thuô ̣c thẩm
quyền giải quyết của Tòa án, Khoản 3 Điều 30 BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định
về tranh chấp giữa những người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch

a) Mua bán hàng hoá;


b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuê ̣, chuyển giao công nghê ̣ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với
nhau liên quan đến viê ̣c thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức của công ty
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.”

23
chuyển nhượng về phần vốn góp với công ty, thành viên công ty thuô ̣c tranh chấp
KDTM mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Để tạo thuâ ̣n lợi cho các cấp Tòa án, bên cạnh viê ̣c quy định thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyê ̣n, BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định về thẩm
quyền của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyê ̣n tại Điều 36 và
38 so với BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011. Theo đó, Tòa chuyên trách Tòa án
nhân dân cấp tỉnh được xác định thẩm quyền gồm Tòa dân sự, Tòa gia đình và
người chưa thành niên, Tòa kinh tế; Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n
gồm Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Quy định mới này phù hợp
với quy định được sửa đổi bổ sung trong Luâ ̣t TCTAND 2014, tạo mô ̣t hê ̣ thống luâ ̣t
thống nhất, có mối quan hê ̣ chă ̣t chẽ với nhau. Hơn thế, quy định này còn làm rõ
thẩm quyền của các Tòa chuyên trách cùng cấp, tạo sự chuyên biê ̣t, giúp viêc̣ thụ lý
vụ án được rõ ràng và tạo thuâ ̣n lợi cho các đương sự khi khởi kiê ̣n.
Thêm vào đó, từ bất câ ̣p xảy ra khi xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh
thổ, BLTTDS 2015 đã thêm các căn cứ pháp lý quy định Tòa án có thẩm quyền giải
quyết khi đương sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoă ̣c địa chỉ giao dịch tại Khoản 3
Điều 39 BLTTDS 2015, cụ thể trong trường hợp mô ̣t tranh chấp KDTM đã được
Tòa án thụ lý và giải quyết theo đúng luâ ̣t định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh
thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mă ̣c dù trong quá trình giải quyết
tranh chấp có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoă ̣c địa chỉ giao dịch của đương sự. Quy
định mới này đã hạn chế viê ̣c trốn tránh mô ̣t cách cố ý những thay đổi khách quan
của nguyên đơn hoă ̣c bị đơn về địa chỉ cư trú hoă ̣c địa điểm đăng kí kinh doanh dẫn
đến viê ̣c luân chuyển sang tòa án khác để thụ lý vụ án không chỉ mô ̣t lần mà có thể
nhiều lần, khiến kéo dài thời gian giải quyết vụ án, làm tòa án không thể chấm dứt
vụ án, ảnh hưởng lớn tới quyền, lợi ích của các bên.
2.2.2. Những điểm bất câ ̣p
Thực tiễn áp dụng pháp luâ ̣t đã chỉ ra những bất câ ̣p trong các quy định xác
định thẩm quyền của Tòa án trong viêc̣ giải quyết các tranh chấp KDTM, với những
hạn chế không chỉ ảnh hưởng đến công tác xét xử của Tòa án mà còn tác đô ̣ng tới
quyền lợi của các chủ thể KDTM khi có tranh chấp phát sinh. Theo đó, thực tiễn chỉ
ra những vấn đề sau:

24
i. Bất câ ̣p trong viêc̣ xác định tranh chấp KDTM
Để xác định mô ̣t tranh chấp KDTM, cần dựa trên hai yếu tố là chủ thể của
tranh chấp và nô ̣i dung của tranh chấp.
 Về chủ thể của tranh chấp KDTM, Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 vẫn tiếp
tục kế thừa quy định tại Khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung
2011 khi xác định hai dấu hiê ̣u của chủ thể tranh chấp KDTM là các bên chủ
thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và các bên đều
nhằm mục đích lợi nhuâ ̣n. Quy định này tiếp tục dẫn đến các vướng mắc sau:

- Thứ nhất, pháp luâ ̣t quy định ‘’có đăng kí kinh doanh’’ là mô ̣t dấu hiê ̣u của
chủ thể tranh chấp KDTM, nhưng lại không giải thích rõ ràng thế nào là ‘’có
đăng kí kinh doanh’’.
Nếu hiểu rằng cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận đăng ký mới được coi là “có đăng ký kinh doanh’’ thì chỉ có doanh
nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã là các chủ thể có thể “có đăng ký kinh doanh’’,
loại trừ các chủ thể là với tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân hoạt động thương mại độc
lập, thường xuyên không phải đăng ký
Còn khi hiểu theo hướng chủ thể “có đăng ký kinh doanh” là chủ thể được
Nhà nước cho phép tiến hành các hoạt động kinh doanh (có thể thông qua giấy phép
hoặc không), việc có đăng ký kinh doanh không chỉ gói gọn đối với doanh nghiệp,
hộ kinh doanh, hợp tác xã mà còn mở rộng đối với tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân
hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký. Nhưng theo cách
hiểu này, liê ̣u các chủ thể có thể ‘’đăng kí kinh doanh’’ có buô ̣c phải đăng kí kinh
doanh hay không?
- Thứ hai, pháp luâ ̣t cũng quy định ‘’mục đích lợi nhuận’’ là dấu hiê ̣u của chủ
thể tranh chấp KDTM. Tuy nhiên, tiêu chí này chưa thực sự rõ ràng về mặt lý
luận và thực tiễn dẫn đến viêc̣ phân biê ̣t giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp
KDTM sẽ tồn tại nhiều điểm bất ổn. Viê ̣c quy định về tiêu chí lợi nhuâ ̣n cũng
sẽ loại trừ thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp KDTM khi
mô ̣t trong các bên không nhằm mục đích sinh lợi. Hiê ̣n nay, chưa có văn bản
hướng dẫn của HĐTP về nô ̣i dung này trong BLTTDS 2015. Hướng dẫn gần
nhất là ở Khoản 2 Điều 6 NQ 03/2012/NQ-HĐTP - hướng dẫn thi hành phần
‘’những quy định chung’’ của BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung 2011.

25
- Thứ ba, theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015, chủ thể trong
tranh chấp KDTM liê ̣u có bắt buô ̣c phải vừa có đăng kí kinh doanh, vừa có
mục đích lợi nhuâ ̣n hay không?
Viê ̣c không xác định rõ mối liên hê ̣ giữa hai tiêu chí này sẽ gây nên sự nhầm
lẫn trong viêc̣ xác định quan hê ̣ tranh chấp, dẫn đến sai sót trong viê ̣c đối chiếu với
thẩm quyền của Tòa án. Người viết xin viện dẫn một ví dụ để chứng minh:
Ngày 05/10/2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn ĐH (viết tắt là Công ty ĐH,
trụ sở tại khóm X1, phường N, thị xã C, tỉnh A) có thỏa thuận với Lê A (cá nhân,
không đăng ký kinh doanh, cư trú tại khóm 1, phường A, thị xã C, tỉnh A) để A vận
chuyển hàng cho Công ty ĐH từ bến phà C thuộc khóm 1, phường A thị xã C bằng
xe ô tô thuộc sở hữu của A. Hai bên có lập hợp đồng thể hiện với nội dung: A vận
chuyển hàng cho Công ty ĐH theo chuyến. Khi Công ty ĐH yêu cầu, tiền thuê vận
chuyển mỗi chuyến là 3.500.000 đồng. Vào ngày 15/03/2012, khi A vận chuyển 15
tivi LCD 32 inches theo yêu cầu của Công ty ĐH đến cầu số 3 thì hàng bị rớt vì A
không chằng hàng tốt. Khi A giao hàng đến Công ty TNHH B (đối tác của Công ty
ĐH) thì xác định 06 tivi bị hư hỏng với thiệt hại là 36.000.000 đồng. Sau khi hai bên
thương lượng bồi thường không xong, Công ty ĐH quyết định khởi kiê ̣n.
Đối với vụ kiê ̣n này, tồn tại 2 quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng đây là tranh chấp dân sự liên quan đến hợp
đồng vâ ̣n chuyển tài sản tại Điều 530 BLDS 2015 17, do hai bên có mục đích lợi
nhuâ ̣n nhưng A không có đăng kí kinh doanh.
Quan điểm thứ hai cho rằng đây là tranh chấp KDTM bởi nó mang bản chất
của hoạt đô ̣ng KDTM, đều nhằm mục đích sinh lời.
Trên thực tiễn, Tòa án cấp huyê ̣n vẫn thụ lý và giải quyết sơ thẩm những
tranh chấp kinh doanh mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng
đều có mục đích lợi nhuận.
Mô ̣t ví dụ khác như trong vụ kiê ̣n: ngày 17-6-2013, bà H với vợ chồng ông
N, bà K ký kết “Hợp đồng mua bán khoai” có nội dung vợ chồng bà K sẽ bán cho bà
200 tấn khoai với giá tiền là 560.000.000 đồng, thời gian giao hàng là từ ngày 10-
17
Điều 530 BLDS 2015:
“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ
chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận,
bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”

26
12-2013 (AL) đến ngày 10-01-2014 (AL). Ngày 16-7-2013, vợ chồng bà K đã nhận
đủ 560.000.000 đồng nhưng đến hạn thì không có khoai để giao và cũng không trả
lại tiền cho bà. Ngày 20-02-2014, bà H khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông N, bà K
thanh toán cho bà giá trị của 200 tấn khoai với đơn giá hiện tại thành tiền là
800.000.000 đồng và phạt vi phạm hợp đồng 8% là 64.000.000 đồng, tổng cộng là
864.000.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý và xác định đây là tranh chấp
KDTM.
Trong vụ kiê ̣n này, cả nguyên đơn và bị đơn đều không có đăng kí kinh
doanh và có mục đích lợi nhuâ ̣n, nhưng quan hê ̣ tranh chấp này được Tòa án xác
định là tranh chấp KDTM.
 Về nô ̣i dung của tranh chấp KDTM, Điều 30 BLTTDS 2015 đã loại trừ các
tranh chấp phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức
quản lý của nhiều loại hình doanh nghiệp mà sự hoạt động dựa vào sự góp
vốn của các thành viên như các loại hình doanh nghiệp đặc thù trên thực tế
(trường tư thục, trường dạy nghề, trường dân lập, các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực chứng khoán…). Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành không coi
các tranh chấp này là tranh chấp công ty mặc dù chúng có cùng bản chất với
tranh chấp công ty.
Ngoài ra, pháp luâ ̣t có quy định các tranh chấp KDTM khác không thuô ̣c
thẩm quyền giải quyết của cơ quan tổ chức khác thì thuô ̣c thẩm quyền giải quyết của
Tòa án tại Khoản 5 Điều 30 BLTTDS. Đây là quy định mở, chỉ khi có một văn bản
quy phạm pháp luật xác định quan hệ đó là tranh chấp KDTM thì Tòa án vận dụng
khoản 5 Điều 30 để thụ lý, giải quyết. Điều này gây khó khăn cho các cấp Tòa án
khi phải giải quyết những tranh chấp chưa được dự liê ̣u này.
ii. Bất câ ̣p trong thực tiễn thực hiêṇ thẩm quyền của Tòa án
Hiê ̣n nay, hê ̣ thống tổ chức Tòa án nhân dân khi xác định thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp KDTM được thực hiê ̣n theo mô hình sau:

Hô ̣i đồng thẩm phán


Tòa án nhân dân tối cao
(Giám đốc thẩm, tái thẩm)

27
Uỷ ban thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao
(Giám đốc thẩm, tái thẩm)
Tòa kinh tế
Tòa án nhân dân cấp cao
(Phúc thẩm)

Tòa kinh tế


Uỷ ban thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
(Sơ thẩm)
(Phúc thẩm)

Tòa dân sự


Tòa án nhân dân cấp huyêṇ
(Sơ thẩm)

Hình 1: Mô hình tổ chức hê ̣ thống Tòa án nhân dân


Có thể thấy, mô hình tổ chức hê ̣ thống Tòa án nhân dân khi xác định thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp KDTM còn nhiều bất câ ̣p, các quy trình thủ tục tố
tụng xét xử còn phức tạp và kéo dài không đáp ứng được yêu cầu quan trọng trong
việc giải quyết tranh chấp KDTM là nhanh chóng và kịp thời.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, tòa án nhân dân cấp huyện được tổ
chức theo đơn vị hành chính cấp huyện. Vì vậy, số lượng của tòa án nhân dân cấp
huyện hiện nay rất lớn và đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu thành lập mới các
đơn vị hành chính cấp huyện. Đây đang là một bất hợp lý lớn trong việc kiện toàn,
nâng cao năng lực và chất lượng công tác của các tòa án cấp huyện, gây sự lãng phí
và không hiệu quả.

28
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIÊ ̣N PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIÊ C̣ GIẢI QUYẾT
CÁC TRANH CHẤP KDTM

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án
trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM
Từ thời điểm triển khai LTM, LDN, LĐT đến nay, vị thế của nước ta đã có
nhiều thay đổi. Viê ̣t Nam trở thành thành viên chính thức của Hiê ̣p hô ̣i các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), gia nhâ ̣p Khu vực Mâ ̣u dịch Tự do ASEAN, ký hiê ̣p định
thương mại Viê ̣t – Mỹ và đă ̣c biê ̣t là gia nhâ ̣p Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO… Trong bối cảnh mới của đất nước, quy định pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về thẩm
quyền của Tòa án trong viê ̣c giải quyết các tranh chấp KDTM chưa thực sự đáp ứng
được những yêu cầu mới, cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiê ̣n cho phù
hợp.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao pháp luật Việt Nam về
thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM
3.2.1. Đối với cơ quan ban hành pháp luật
Các cơ quan ban hành pháp luật cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong viêc̣ giải quyết các tranh chấp KDTM.
Hoàn thiện hành lang pháp lý không phải chỉ được thể hiện ở việc hoàn thiện
BLTTDS 2015, BLDS 2015 mà còn bao gồm các luật khác như LTM, LDN… và
các văn bản dưới luật khác có liên quan. Tức là việc hoàn thiện phải mang tính
thống nhất trong cả hệ thống pháp luật.
Để đảm bảo tốt nhất việc giải quyết các tranh chấp KDTM theo quy định
của pháp luật, cơ quan ban hành pháp luật cần phải xem xét và cân nhắc cụ thể
hơn nữa về các vấn đề:
 Sửa đổi cách lâ ̣p pháp về quy định các tranh chấp là tranh chấp KDTM.
Điều 30 BLTTDS 2015 đã quy định các tranh chấp được coi là tranh chấp
KDTM. Như đã trình bày ở phía trên, viê ̣c quy định dấu hiê ̣u về chủ thể và nô ̣i
dung của tranh chấp KDTM còn tồn tại những thuâ ̣t ngữ chưa rõ ràng như ‘’ có
đăng kí kinh doanh’’ ‘’ mục tiêu lợi nhuâ ̣n’’, cùng những quy định mở. Ngoài ra,
viê ̣c quy định theo hướng loại trừ những tranh chấp không phải là tranh chấp
KDTM sẽ tạo mô ̣t phạm vi mở cho viê ̣c xác định tranh chấp KDTM và nô ̣i hàm

29
của khái niê ̣m này trong văn bản pháp luâ ̣t. Trong trường hợp khi mô ̣t tranh chấp
phát sinh và không thuô ̣c mô ̣t trong năm lĩnh vực đã được quy định, thì không
được coi là tranh chấp KDTM, sẽ được giải quyết như mô ̣t tranh chấp dân sự
thuô ̣c thẩm quyền của Tòa án.
Do đó, cơ quan ban hành pháp luâ ̣t cần có văn bản giải thích cụ thể về các
thuâ ̣t ngữ, tránh chủ thể áp dụng và tuân thủ pháp luâ ̣t có nhiều cách hiểu, quan
điểm khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất trong cách giải quyết. Bên cạnh đó,
Tòa án cần được thừa nhâ ̣n thẩm quyền giải thích các quy định pháp luâ ̣t trong tranh
chấp KDTM với những yêu cầu cụ thể như: (i) Chỉ áp dụng viê ̣c giải thích cho
những vấn đề mà pháp luâ ̣t hiê ̣n hành quy định không rõ ràng; (ii) Giải thích pháp
luâ ̣t phải áp dụng cho những trường hợp cụ thể; (iii) Giải thích pháp luâ ̣t phải trên
phương diê ̣n công bằng, bình đẳng.
 Hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về mô hình, cơ cấu tổ chức của Tòa án

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO


(Giám đốc thẩm, Tái thẩm)

TÒA PHÚC THẨM KHU VỰC


(Tòa kinh tế, Tòa dân sự…)

TÒA ÁN SƠ THẨM KHU VỰC


(Tòa kinh tế, Tòa dân sự…)

Hình 2: Mô hình tổ chức hê ̣ thống Tòa án nhân dân được hoàn thiê ̣n
Để nâng cao vai trò của Tòa án trong viêc̣ giải quyết các tranh chấp KDTM,
viê ̣c hoàn thiê ̣n mô hình cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân là mô ̣t đòi hỏi có tính cấp
bách, thiết yếu. Theo đó, hê ̣ thống tổ chức Tòa án nhân dân nên được phân theo cấp

30
xét xử, gồm 3 cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án cấp sơ
thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm thành lâ ̣p theo khu vực, không theo địa giới hành
chính. Mỗi Tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm khu vực chỉ có mô ̣t bô ̣ phâ ̣n văn phòng
nhưng đô ̣i ngũ thẩm phán thì được phân công thành các ban khác nhau, trong đố có
ban chuyên trách xét xử về tranh chấp KDTM.
 Nâng cao trình đô ̣, năng lực của Thẩm phán, Hô ̣i thẩm nhân dân trong viê ̣c
giải quyết tranh chấp KDTM
Đô ̣i ngũ Thẩm phán phải được đào tạo mô ̣t cách chuyên nghiê ̣p, được trang
bị mô ̣t cách hê ̣ thống kiến thức pháp luâ ̣t và kỹ năng xét xử. Thẩm phán phải được
coi là mô ̣t nghề, bổ nhiê ̣m mô ̣t lần, bổ nhiê ̣m chức danh cho từng cấp xét xử. Pháp
luâ ̣t cần xác định quyền hạn đô ̣c lâ ̣p và trách nhiê ̣m cá nhân của thẩm phán trong
quá trình xét xử. Khi xét xử, thẩm phán xét xử đô ̣c lâ ̣p và chỉ tuân theo pháp luâ ̣t
trên tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bô ̣ Chính trị về cải cách tư
pháp; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa; bảo đảm tốt nguyên tắc tố tụng
tranh tụng, tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự trong quá trình tố tụng,
nâng cao trình đô ̣ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bô ̣ ngành Tòa án nhằm
đáp ứng yêu cầu hô ̣i nhâ ̣p. Chính vì vâ ̣y, cần nghiên cứu, thu thâ ̣p và tim hiểu pháp
luâ ̣t các quốc gia trên thế giới, chọn lọc những điểm tương đồng và học hỏi kinh
nghiê ̣p áp dụng phù hợp cho nền kinh tế xã hô ̣i Viê ̣t nam. Hơn thế nữa, Viê ̣t nam
cần tham gia nhiều hơn nữa các Công ước quốc tế về tư hấp và cơ chế giải quyết các
tranh chấp KDTM tại Tòa án.
Bên cạnh đó, pháp luâ ̣t cần quy định đô ̣i ngũ Hô ̣i thẩm nhân dân riêng cho
lĩnh vực xét xử tranh chấp KDTM. Đô ̣i ngũ này phải đáp ứng các yêu cầu như: (i) là
các thương nhân, có kiến thức pháp luâ ̣t ở mức đô ̣ nhất định, có uy tín và kinh
nghiê ̣m trong kinh doanh; (ii) không do Hô ̣i đồng nhân dân cùng cấp chỉ định hay
bầu cử ra; (iii) không nên hoạt đô ̣ng theo nhiê ̣m kỳ mà tham gia hoạt đô ̣ng trong mô ̣t
tổ chức hiê ̣p hô ̣i của giới doanh nhân.
3.2.2. Đối với chủ thể tham gia vào hoạt động KDTM
Do khi tham gia các hoạt đô ̣ng KDTM, tranh chấp phát sinh là điều không
thể tránh khỏi, nên cách để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tranh chấp
KDTM tốt nhất không phải ở chỗ những quy định pháp luật hay các cơ quan thi
hành pháp luật, mà nằm ở chỗ chính các cá nhân chủ thể kinh doanh.

31
Cụ thể, bản thân mỗi cá nhân, đă ̣c biê ̣t là các chủ thể tham gia vào hoạt
đô ̣ng KDTM cần tích cực, chủ động tìm hiểu pháp luật, nắm được những quyền
và lợi ích hợp pháp của mình để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình khi các
tranh chấp phát sinh. Các chủ thể tham gia hoạt đô ̣ng KDTM cần nghiêm chỉnh
tuân thủ pháp luâ ̣t, thực hiê ̣n đúng nghĩa vụ của mình trong quan hê ̣ hợp đồng,
thực hiê ̣n đúng các quy định khi chia phần vốn góp, chia tài sản, các quy định về
giải thể, sát nhâ ̣p, hợp nhất, chia tách, chuyển giao công nghê ̣ và sở hữu trí tuê.̣

32
KẾT LUẬN
Ngày nay, các quan hê ̣ kinh tế ngày càng sôi đô ̣ng và phát triển đa dạng, các
tranh chấp KDTM phát sinh ngày mô ̣t nhiều hơn. Thời gian qua, Viê ̣t Nam đã đưa ra
những quy định nhằm hướng tới sự đa dạng các phương thức giải quyết tranh chấp
KDTM như thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Theo đó, mỗi phương thức
đều mang những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Trong phạm vi bài viết, người viết tâ ̣p trung nghiên cứu về giải quyết tranh
chấp KDTM tại Tòa án, mô ̣t phương thức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong viêc̣
đảm bảo công bằng cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy chủ thể kinh tế tự do cạnh
tranh trên cơ sở pháp luâ ̣t. Bài viết đã có sự phân tích rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền
của Tòa án trong viê ̣c giải quyết tranh chấp KDTM nước ta hiê ̣n nay. Theo đó, bên
cạnh những quy định mới mở rô ̣ng và tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho các chủ thể khi
phát sinh tranh chấp KDTM cần giải quyết tại Tòa án, vẫn tồn tại những bất câ ̣p của
hê ̣ thống pháp luâ ̣t. Chính vì vâ ̣y, pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam cần học hỏi tiếp thu có chọn
lọc các quy định về giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án trên thế giới để xây
dựng và hoàn thiê ̣n cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án trong viê ̣c giải quyết các
tranh chấp KDTM. Các nhà làm luâ ̣t cần chủ đô ̣ng sửa đổi pháp luâ ̣t theo hướng giải
quyết những bất câ ̣p còn tồn tại khi áp dụng pháp luâ ̣t vào thực tiễn. Tuy nhiên, để
vấn đề được giải quyết mô ̣t cách triê ̣t để toàn diê ̣n, các chủ thể tham gia hoạt đô ̣ng
KDTM cần chung tay phối hợp cùng các nhà nghiên cứu, các cơ quan lâ ̣p pháp nỗ
lực tìm hiểu và có những đóng góp quan trọng nâng cao hiê ̣u quả pháp luâ ̣t giải
quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án.

33
DANH MỤC TÀI LIÊU
̣ THAM KHẢO

I. Văn bản quy phạm pháp luâ ̣t

1. Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự 2015


2. Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011
3. Bô ̣ luâ ̣t dân sự 2015
4. Luâ ̣t tổ chức tòa án nhân dân 2014
5. Luâ ̣t thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2019

II. Tài liêụ Tiếng viêṭ

1. Nguyễn Thị Thu Hiếu (2006), Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kinh
doanh, thương mại của Tòa án Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Nguyễn Văn Tiến (2010), Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với
các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và
phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2020 của ngành Tòa án nhân dân, Hà
Nội.
4. NQ 03/2012/NQ-HĐTP - hướng dẫn thi hành phần ‘’những quy định chung’’
của BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung 2011.
5. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bô ̣ Chính trị về cải cách tư pháp; nâng cao
chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

III. Trang web

1. https://congly.vn/giai-quyet-xet-xu-cac-vu-an-dan-su-va-kinh-doanh-thuong-
mai-can-nghien-cuu-xem-xet-than-trong-khach-quan-toan-dien-142734.html

34
2. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/xac-dinh-dieu-kien-phat-sinh-giua-
ca-nhan-to-chuc-co-dang-ky-kinh-doanh-voi-nhau-trong-tranh-chap-kinh-
doanh-thuong-mai
3.

35
36
37

You might also like