Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 16

GUYTON

UNIT 1: Giới thiệu về sinh ký học: Tế bào và sinh lý chung

1. Chức năng của cơ quan của cơ thể và kiểm soát nội môi

- Tế bào là một đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể.

- Tế bào chỉ có thể sống, phát triển và thực hiện các chức năng của nó trong môi
trường tập trung của oxygen, gluco, các ion khác, amino acid, chất béo và các chất
cần thiết khác trong một môi trường mà người ta quen gọi là dịch ngoại bào hay
dịch kẽ (tức là nội môi).

- Sự khác biệt cơ bản giữa nội bào và ngoại bào: Ngoại bào chứa nhiều Na, Cl,
HCO3 và dinh dưỡng cho tế bào như oxygen, glyco, acid béo. Nó cũng chứa CO2,
được vận chuyển từ tế bào đến phổi để đưa ra ngoài, những sản phẩm không cần
thiết khác cũng được bài xuất bằng đường nước tiểu và phân. Dịch nội bào được
phân biệt quan trọng với dịch ngoại bào: ví dụ như chứa phần lớn có K, Mg, và
PO4 thay thế cho Na và Cl được tìm thấy ở ngoại bào. Đặc biệt là cơ chế vận
chuyển qua lại ion màng tế bào để duy trì hằng định như vậy là rất quan trọng, sẽ
trình bày ở chương sau.

- Áp suất thẩm thấu: cơ chế của hệ thống chức năng chính

- Kiểm soát của cơ thể

- Sự thống nhất của cơ thể

2. Tế bào và chức năng của nó

- Tổ chức tế bào

- Cấu trúc của tế bào

- So sánh của tế bào động vật với các dạng sống khác

- Những hệ thống chức năng của tế bào

- Sự vận động của tế bào

3. Sinh tổng hợp protein, chức năng của tế bào và tái sản xuất tế bào
- Gen ở trong nhân tế bào

- DNA

- Sinh tổng hợp các chất

- Điều hòa chức năng của gen

- Ung thư

UNIT 2: SINH LÝ MÀNG TẾ BÀO, DÂY THẦN KINH, CƠ

CHƯƠNG 4: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO


Hình bên
cho một sự tập trung gần giống của những chất điện giải và một số chất quan trọng
khác có trong dịch ngoại bào và bào tương. Một điểm quan trọng cần nhớ là dịch
ngoại bào chứa nhiều Na, chỉ chứa một lượng nhỏ ion K. Và bào tương thì ngược
lại. Cũng như vậy, dịch ngoại bào chứa nhiều Cl, trong khi đó bên trong chứa rất ít.
Nhưng nồng độ của phosphat và protein trong bào tương rất cao hơn hẳn ở ngoại
bào. Những điều khác biệt này là cực kỳ quan trọng đối với sự sống của tế bào.
Mục đích của chương này là giải thích làm thế nào mang lại sự sự khác biệt này,
bởi các cơ chế vận chuyển của màng tế bào.

1. Hàng rào chắn lipid của màng tế bào va các protein mang trên màng tế bào

Cấu trúc màng tế bào là lớp đôi phospholipid, nhưng ó chứa một số lượng lớn phân
tử protein trong lipid, và rất nhiều trong số chúng thâm nhập và xuyên màng. Lớp
màng lipid thì không trộn lẫn với bào tương hay dịch ngoại bào. Vì vậy, nó cấu tạo
để chắn không cho sự di chuyển qua lại màng của phân tử nước và các phân tử tan
trong nước. Nhưng cũng vì vậy mà chúng cho phép các phân tử có cấu tạo không
phân cực (tức là có chung một đặc điểm là các liên kết hóa học không phân cực
điện) đi qua màng tế bào một cách tự do.

Các phân tử protein trong màng tế bào các toàn bộ các tính chất của một chất vận
chuyển. Cấu trúc phân tử của chúng làm gián đoạn tính liên tục của màng bào
tương, tạo sự thay đổi cấu trúc vượt qua màng tế bào. Hầu hết chúng là những
protein xuyên màng, có thể có chức năng như một protein vận chuyển. NHững
protein chức năng khác, một số có vùng ưa nước và cho phép sự di chuyển tự do
của nước, cũng như sự chọn lọc ion hay phân tử, chúng được gọi là các kênh
protein. Số khác, được gọi là protein mang, kết dính với phân tử hay ion để làm
nhiệm vụ vận chuyển; sự thay đổi hình thể phân tử protein và cho phép các chất đi
qua khe hở của protein để qua lại màng. Cả hai loại, kênh protein và protein mang
thường có tính chọn lọc cao đối với từng loại phân tử hay ion.

2. Sự khuếch tán chống lại quá trình vận chuyển tích cực
Có 2 cách vận chuyển các chất qua màng, cả trực tiếp qua màng cũng như thông
qua protein xuyên màng: khuếch tán(diffusion) và vận chuyển chủ động hay còn
gọi là vận chuyển tích cực (active transport).
Mặc dù có nhiều sự khác biệt của những cơ chế cơ bản, khuếch tán có nghĩa là sự
di chuyển ngẫu nhiên của phân tử chất, cũng có thể vượt qua khoảng giữa các phân
tử hoặc kết hợp với protein mang. Năng lượng của quá trình này là động năng của
các chất.
Sự tương phản, vận chuyển chủ động nghĩa là di chuyển của chất hay ion qua
màng nhờ việc gắn với protein mang bằng cách protein mang gây ra sự di chuyển
các chất ngược với thang nồng độ, như là từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng
độ cao. Sự di chuyển này đòi hỏi phải có nguồn năng lượng khác bên cạnh động
năng của phân tử.
3. Sự khuếch tán dễ
Sự khuếch tán qua màng tế bào được chia thành hai dạng được gọi là khuếch tán
đơn giản (simple diffusion ) và khuếch tán được làm dễ (facilitated diffusion).
Khuếch tán đơn giản nghĩa là động lực di chuyển của phân tử or ion xảy ra khi
màng tế bào mở hay chúng vượt qua giữa các gian phân tử không có bất kỳ ảnh
hưởng từ các protein mang. Tỷ lệ khuếch tán được xác định bởi số lượng các chất
có hiệu lực, vận tốc của động lực chuyển động, và số lượng kích cỡ mở của màng
tế bào mà phân tử hay ion có thể vượt qua.
Khuếch tán được làm dễ cần đến sự giúp đỡ của protein mang. Protein mang giúp
một phân tử hay ion đi qua màng bởi liên kết hóa học với chúng.
Giống như hình trên, khuếch tán đơn giản có thể xảy ra theo 2 cách: (1) vvượt qua
các kẽ hở của màng lipid nếu các chất hòa tan trong lipid;(2) vượt qua các protein
vận chuyển khi các phân tử đó hòa tan trong nước không thể đi qua màng trực tiếp.
Khuếch tán của các chất tan trong lipid qua màng tế bào: một nhân tố quan trọng
xác định một chất khuếch tán nhanh qua màng lipid bằng cơ chế nào đó là xác định
chất đó tan trong lipid hay không. Ví dụ, lipid hòa tan được oxygen, nitrogen,
CO2, và alcolhols rất cao, vì vậy nên chúng có thể đi qua màng tế bào trực tiếp.
Khuếch tán của nước và các phân tử không tan trong lipid qua các kệnh protein:
mặc dù nước không thể tn được trong lipid, nhưng nó vượt qua màng bằng các
kênh của phân tử protein. Sự nhanh chóng đi qua màng tế bào của nước là một sự
đáng kinh ngạc, ví dụ, tổng lượng nước khuếch tán qua màng tế bào hồng cầu
trong mỗi giây là 100 lần thể tích của hồng cầu. Những chất không tan trong lipid
khác cũng có thể đi qua các kênh protein trong một vài cách như nước nếu chúng
hòa tan và đủ nhỏ. Tuy nhiên, khi chúng là những chất có cấu tạo lớn hơn sự thâm
nhập cũng không còn nhanh chóng nữa. Ví dụ, đường kính của phân tử ure chỉ lớn
hơn 20% của nước nhưng chúng lại đi qua màng tế bào bằng 1/1000 lần của nước.
Khuếch tán qua lỗ protein và kênh protein, sự chọn lọc của kênh: Bằng kỹ thuật
điện toán hình ảnh 3D người ta đã cho tháy các lỗ hay kênh protein có lối mòn
dạng hình ống cho các phân tử đi qua. Các chất có thể khuếch tán đơn giản qua
những lỗ này. Những cái lỗ như vậy được tạo thành từ toàn bộ protein màng bằng
cách mở các ống xuyên màng và chúng luôn luôn mở. Tuy nhiên đường kính của
các lỗ này lại có sự chọn lọc với các phân tử. Ví dụ, kênh aquaporin hay còn gọi là
kênh nước, cho phép nước đi qua nhanh chóng nhưng lại chặn những phân tử khác.
Có ít nhất 13 loại kênh aquaporin khác nhau được tìm thấy trên màng tế bào của cơ
thể người.
Kênh protein có sự khác biệt ở 2 nhân tố quan trọng: (1) chúng thường có tính
thâm schọn lọc cao và(2) nhiều kênh có thể đóng mở bởi tín hiệu có liên quan, như
tín hiệu điện thế(voltage-gated channels) hay liên kết hóa học (ligand-gated
channels).
Tính chọn lọc của kênh protein: nhiều kênh protein có tính chọn lọc cao với 1 hay
nhiều ion đặc biệt. Điều này là kết quả của nhiều nhân tố:đương kính, sự sắp xếp
hình dạng đặc thù, tự nhiên của chênh lệch điện hay liên kết hóa học bề mặt.
Kênh protein hoạt hóa nhờ tín hiệu: có nghĩa là kênh protein bị điều khiển bởi tín
hiệu mà kênh nhận được. Ví dụ như kênh Na và K như trên.
Cơ chế đóng mở được điều khiển bởi 2 cách chủ yếu:
- Voltage gating: kênh protein có những vùng chứa điện tích rất lớn, khi điện thế
giữa hai bên màng tế bào thay đổi bất thường cơ chế sẽ làm cho những iên kết hóa
học biến đổi cấu trúc trong không gian, làm cho mở kênh do thay đổi điện thế.
- Chemical(ligand) gating: một vài kênh protein hướng ligand được mở khi liên kết
với những chát hóa học(ligand).
Tình trạng mở chống lại tình trạng đóng: nhìn vào hình dứoi ta thấy rằng khi mở
thì các kênh mở tối đa, tất cả cùng mở và lúc đóng thì chúng đóng tất cả; điều này
được gọi theo 1 cơ chế chung là tất cả các kênh hướng điện thế hoạt động "tất cả
hay không có gì"(all or none).
Khuếch tán được làm dễ
Khuếch tán được làm dễ cũng được gọi là khuếch tán cần vật mang trung gian bởi
vì một chất được vận chuyển trong cách khuếch tán qua màng sử dụng protein
mang đặc biệt để giúp đỡ.
Khuếch tán được làm dễ khác với khuếch tán đơn giản ở những điểm: mặc dù tỷ lệ
khuếch tán đơn giản đi qua các kênh mở tăng tỷ lệ với nồng độ của chất khuếch
tán, trong khi khuếch tán được làm dễ gắng liền với nồng độ tối đa, gọi là Vmax
khi nồng độ tăng lên. Điều khác biệt này được minh chứng rõ nhất ở hình dưới
Vậy câu hỏi đặc ra là điều gì giới hạn khuếch tán được làm dễ?
Câu trả lời là: việc khuếch tán được làm dễ phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng của
các kênh protein, khi một phân tử gắn vào một vùng tín hiệu(receptor) của protein
mang, làm chúng thay đổi cấu hình và cho chất này đi qua. Khi nồng độ các chất
tăng lên làm khả năng gắng kết các chất vào kênh tăng lên và làm tăng khả năng
khuếch tán, nhưng ở ở đây vẫn có những khoảng dừng, chính là lúc mà tất cả các
kênh protein đã gắng phân tử thì lúc này là vận tốc tối đa mà chúng có thể khuếch
tán được, nếu nồng độ tăng nhiều thì cũng không mang lại hệ quả gây tăng tốc độ
khuếch tán.
Trong hầu hết các chất đi qua màng tế bào theo cơ chế khuếch tán được làm dễ thì
quang trọng nhất là glucose và hấu hết acid amins. Trong trường hợp của glucose,
có ít nhất 5 loại kênh glucose được tìm thấy trong nhiều mô. Một vài trong số
chúng cũng có thể cho các monosaccarid khác có cấu trúc tương tự đi qua, bao
gồm cả galactose và frutose. Một kênh quan trọng là GLUT4, hoạt hóa bởi insulin,
gây tăng khuếch tán glucose nhiều lên gấp 10 tới 20 lần khi mô bị kích thích bởi
insulin. Điều này là cơ chế cơ bản mà insulin điều hòa nồng độ glucose trong máu.
Sự thẩm thấu chọn lọc của màng tế bào- Khuếch tán thực của nước
Chất nhiều nhất khuếch tán qua màng tế bào chính là nước. Nước được khuếch tán
từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp, hay có thể nói từ nơi có nồng độ
chất thấp tới nơi có nồng độ chất hòa tan cao. Và sự khuếc tán nước trong những
điều kiện như vậy gọi là sự thẩm thấu(osmosis). Tính thẩm thấu thể hiện khả năng
thẩm thấu với nước của màng tế bào (osmotic).
Áp suất thẩm thấu(osmotic pressure): như hình trên, nếu sự thẩm thấu bị chặn lại,
làm ngừng lại hay đảo ngược. Áp suất chính xác để ngăn chặn sự thẩm thấu chính
là áp suất thẩm thấu của một dung dịch.
"Osmalality"- osmole: để làm rõ nồng độ của dung dịch trong giới hạn của số hạt,
một đơn vị được gọi là osmole được sử dụng. 1 osmole là 1 gam phân tử của gây ra
thẩm thấu, vì vậy 180 gam glucose sẽ tương đương 1 osmole vì glucose không
phân hủy thành các ion khác. Nhưng nếu một phân tử trong dung dịch phân tách
thành 2 ion, thì 1 gam phân tử của nó được tính là 2 osmole. Ví dụ khác, dung dịch
NaCl có 58,5gam NaCl thì sẽ có 2osmoles.
Quan hệ giữa osmolality với osmotic pressure: ở nhiệt độ 37, nồng độ của 1
osmole trên lít sẽ gây ra 19300mmHg áp suất thẩm thấu. Cũng như vậy, nếu dung
dịch có nồng độ osmole là 1miliosmole sẽ tạo ra áp suất thẩm thấu 19,3mmHg.
4. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào(Active Transport)
Cùng một thời gian, nồng độ cao của các chất được đòi hủy phải duy trì bên trong
tế bào trong khi đó nồng độ bên ngoài lại rất thấp. Điều này hoàn toàn là sự thật,
một ví dụ như tế bào luôn phải giữ nồng độ K bên trong tế bào cao hơn rất nhiều so
với bên ngoài và ngược lại nồng độ Na bên trong thấp hơn bên ngoài. Chính vì vậy
cần có một cơ chế để duy trì một điều như vậy, và điều đó được thực hiện nhờ vào
vận chuyển tích cực, tế bào chủ động lấy những chất hay ion cần thiết cho mình
mặc dù bên ngoài nồng dộ của các chất này là rất ít. Tức là đã đi ngược lại thang
nồng độ.
Có nhiều chất khác nhau được vận chuyển tích cực qua màng bao gồm Na, K, Ca,
H, I, ure, một vài đường khác và hầu hết các acid amins.
Vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát:
Vận chuyển tích cực được chia thành hai dạng theo nguồn năng lượng được dùng
để gây ra sự vận chuyển đó là: vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát.
Trong vận chuyển tích cực nguyên phát, năng lượng được sử dụng trực tiếp từ việc
bẻ gẫy phân tử ATP hay của một vài hợp chất chứa liên kết phosphate cao năng
lượng. Trong vận chuyển tích cực thứ phát, năng lượng nhận thứ phát nhận được từ
những năng lược được dự trữ ở dạng nồng độ ion khác nhau giữa hai bên màng tế
bào, nguồn gốc của sự chênh lệch là từ vận chuyển tích cực nguyên phát. Cả 2 ví
dụ, vận chuyển phụ thuộc vào protein mang xuyên màng, đều là khuếch tán được
làm dễ. Tuy nhiên, vận chuyển tích cực, chứ năng của protein mang khác với chất
mang trong khuếch tns được làm dễ vì nó có khả năng truyền năng lượng tới chất
được vận chuyểnđể di chuyển ngược chiều gradient điện hóa(electrochemical
gradient).
Vận chuyển chủ động nguyên phát:

Các chất được vận chuyển bằng cơ chế chủ động nguyên phát: Na, K, Ca, H, Cl, và
một vài ion khác
Cơ chế vận chuyển chủ động được nghiên cứu đến chi tiết nhất là bơm Na-K, vận
chuyển Na ra ngoài tế bào, và K từ ngoài vào bênh trong. Bơm này có trách nhiệm
duy trì nồng độ Na và K khác nhau giữa hai bên màng té bào, thiết lập điện thế âm
bên trong màng tế bào và điện thế dương bên ngoài tế bào.
Ở hình trên, Protein mang là tổ hợp của 2 tiểu phần: tiểu phần lớn α và và tiểu phần
nhỏ hơn β. Tiểu phần lớn có 3 receptor để gắn Na và có 2 để gắn K, bên trong phần
chia của protein này gần vị trí gắng Na có ATPase hoạt động.
Cơ chế: khi 2 ion K gắn vào bên ngoài của protein mang có 3 ion Na gắn vào bên
trong, chức năng của ATPase bắt đầu hoạt động. Nó cắt 1 liên kết phosphat cao
năng của ATP biến thành ADP và 1 phosphat, điều này giúp thay đổi cấu hình của
bơm và giúp đưa 3Na ra bên ngoài và 2K vào trong tế bào. Và cũng giống như
những enzym khác, Bơm Na-K-ATPase cũng có thể tạo ATP từ ADP và phosphat
khi thang điện hóa của Na và K chênh lệch ở 2 bên màng đủ lớn để thắng lại quá
trình bình thường của bơm.
Một chức năng quan trọng của bơm này là điều hòa thể tích tế bào: nếu không có
chức năng của bơm này thì mọi tế bào cơ thể sẽ giãn nở thể tích cho đến khi nổ
tung. Trong tế bào có rất nhiều protein và các phân tử khác không thể thoát ra
ngoài tế bào, điều đó thì tăng áp suất thẩm thấu của tế bào và làm hút nước vào bên
trong tế bào, nhưng khi có cơ chế của bơm này thì lượng ion dương mất đi trong
mỗi lần bơm cao hơn 1 phân tử nên cũng làm giảm áp suất thẩm thấu cảu dịch nội
bào. Nếu tế bào bắt đầu lấy nước và giãn nở vì bất kì lí do gì, thì bơm Na-K tự
động hoạt động mạnh hơn, bơm nhiều ion tra bên ngoài từ đó kéo nước theo và
duy trì thể tích tế bào.
Vận chuyển tích cực nguyên phát của ion Ca: ion Ca được duy trì với nồng độ rất
thấp trong nội bào, nồng độ bên trong thấp hơn khoảng 1000 lần bên ngoài. Vì vậy
cần có 2 quá trình vận chuyển chủđoộng nguyên phát. Một ở trong màng tế bào và
bơm Ca đưa ra ngoài tế bào. Bơm khác nữa ở bên trong tế bào của các mạng lưới
nội chất với tế bào cơ và mitochodria ở tất cả tế bào.
Vận chuyển chủ động nguyên phát của ion H: tại 2 nơi, mà quá trình vận chuyển
ion H là quan trọng nhất đó là (1) dạ dày tuyến của dạ dày (2)và ống lượn xa và
ống góp của thận.
Ở dạ dày tuyến, nằm ở thành của tế bào đỉnh có quá trình vận chuyển chủ động
nguyên phát. Trong việc tiết ra dịch vị, với ion H và Cl
Ở ống thận, số lượng lớn ion H được tiết từ máu vào nước tiểu mục đich thải trừ
ion H cũng theo cơ chế vận chuyển chủ động nguyên phát
Vận chuyển chủ động thứ phát - đồng vận và đối vận

Khi Na được vận chuyển qua màng tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động
nguyên phát làm cho nồng độ Na bên ngoài nhiều hơn rất nhều so với bên trong.
Gradient nồng độ này tạo ra một dang năng lượng, và điều đó làm khuếch tán Na
trở lại bên trong tế bào. Dưới tác động như vậy, Na khuếch tán và có thể kéo theo
các chất khác đi cùng. Đó là cơ chế đồng vận chuyển và thuộc dang vận chuyển
tích cực thứ phát.
Trong đối vận, ion Na cố gắng khuếch tán vào bên trong tế bào vì nồng độ bên
ngoài quá cao. Tuy nhiên, cùng lúc đó, có một chất cũng được vận chuyển từ trong
ra ngoài. Vì vậy, ion Na gắn vào protein mang nơi tiếp nhận bên ngoài tế bào,
trong khi đó thì chất đồng vận gắn vào vị trí bên trong của protein mang. Một khi
cả hai được gắn kết, xuất hiện sự thay đổi về hình dạng protein, và năng lượng
được giải phóng bởi ion Na di chuyển vào bên trong gây ra việc chất khác di
chuyển ra bên ngoài.

Đồng vận của Glucose và một số acid amin với ion Na


Đối vận Na-Ca, Na-H: hai cơ chế đối vận quan trọng như hình dưới
Active Transport Through Cellular Sheets

At many places in the body, substances must be transported all the way through a
cellular sheet instead of simply through the cell membrane. Transport of this type
occurs through the (1) intestinal epithelium, (2) epithelium of the renal tubules, (3)
epithelium of all exocrine glands, (4) epithelium of the gallbladder, and (5)
membrane of the choroid plexus of the brain and other membranes.

The basic mechanism for transport of a substance through a cellular sheet is (1)
active transport through the cell membrane on one side of the transporting cells in
the sheet, and then (2) either simple diffusion or facilitated diffusion through the
membrane on the opposite side of the cell.
Figure 4-15 Basic mechanism of active transport across a layer of cells.

page 55

page 56

Figure 4-15 shows a mechanism for transport of sodium ions through the epithelial
sheet of the intestines, gallbladder, and renal tubules. This figure shows that the
epithelial cells are connected together tightly at the luminal pole by means of
junctions called "kisses." The brush border on the luminal surfaces of the cells is
permeable to both sodium ions and water. Therefore, sodium and water diffuse
readily from the lumen into the interior of the cell. Then, at the basal and lateral
membranes of the cells, sodium ions are actively transported into the extracellular
fluid of the surrounding connective tissue and blood vessels. This creates a high
sodium ion concentration gradient across these membranes, which in turn causes
osmosis of water as well. Thus, active transport of sodium ions at the basolateral
sides of the epithelial cells results in transport not only of sodium ions but also of
water.

These are the mechanisms by which almost all the nutrients, ions, and other
substances are absorbed into the blood from the intestine; they are also the way the
same substances are reabsorbed from the glomerular filtrate by the renal tubules.

Throughout this text are numerous examples of the different types of transport
discussed in this chapter.

You might also like