Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHẦN II 

: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG


CHỦ ĐỀ : MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Môi trường sống của sinh vật.


+ Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
VD: cá sống trong nước.
Giun sán kí sinh trong ruột người và động vật.
+ Có 4 loại môi trường chủ yếu: Nước, trong đất, trên mặt đất-không khí, sinh vật.
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường.
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới SV.
- Các nhân tố sinh thái môi trường :nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh
thái hữu sinh.
- Con người cũng là nhân tố sinh thái hữu sinh, tác động của con người vào môi
trường khác với sự tác động của các SV khác.Con người có trí tuệnên bên cạnh việc khai
thác tài nguyên TN con người còn góp phần to lớn vào việc cải tạo TN.
III. Giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh
thái nhất định.
- Nằm ngoài giới hạn này SV sẽ yếu dần và chết.
IV. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của cây.
- Thực vật chia làm hai nhóm: Cây ưa bóng và cây ưa sáng.
- Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
VD:
- Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
VD:
V. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết
các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của sinh vật.
- Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
VD:
- Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong
hang, hốc đất…
VD:
VI. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật :
- Cây quang hợp và hô hấp tốt nhất ở nhiệt độ 20 0 – 300C và ngừng hoạt động ở OoC
hoặc 40oC.
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của SV.
- Hình thành nhóm SV biến nhiệt và hằng nhiệt.
VII. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.
- SV thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.
- Hình thành các nhóm SV:
+ Thực vật : thực vật ưa ẩm và chịa hạn.
+ Động vật : động vật ưa ẩm và ưa khô.
VIII. Ảnh hưởng lẫn nhau
1 Quan hệ cùng loài:
- Trong tự nhiên các sinh vật sống trong môi trường đếu có mối quan hệ với các
sinh vật khác.
- Sinh vật cùng loài có mqh hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
+ Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành từnh nhóm có nơi sống và nguồn sống đầy
đủ.
+ Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi thiếu thức ăn, nơi ở.
2. Quan hệ khác loài:
Học bảng 44/ 132SGK.
BÀI TẬP

Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái


- Xác định môi trường sống của sinh vật:
+ Môi trường nước:………………………………………..
+ Môi trường trong đất :………………………………………….
+ Môi trường trên mặt đất - không khí :…………………………………………….
+ Môi trường sinh vật:………………………………………………………….
- Xác định các nhóm nhân tố sinh thái
Trong hệ sinh thái rừng có các sinh vật sau : sâu, gà, thực vật, không khí, dê, hổ,
thỏ, châu chấu, rắn, ếch, cáo, đại bàng, vi sinh vật, thảm mục, cành cây khô, đất, độ
ẩm…
Xác định các nhóm nhân tố sinh thái
+ Nhân tố vô sinh:……………………………………………………..
+ Nhân tố hữu sinh:………………………………………………………..
Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Xác định các nhóm sinh vật tùy theo sự thích nghi với ánh sáng
+ Thực vật ưa sáng:……………………………………
+ Thực vật ưa bóng:……………………………………….
+ ĐV ưa sáng:……………………………………………….
+ ĐV ưa tối:……………………………………………………..
Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật
Xác định các nhóm sinh vật tùy theo sự thích nghi với nhiệt độ
+ Sinh vật biến nhiệt: VSV, nấm, Thực vật, ĐVKXS, cá, ếch, bò sát
+ Sinh vật hằng nhiệt: Chim, Thú, Con người
Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
* Cho các hiện tượng sau và cho biết chúng thuộc các mối quan hệ nào:

Hiện tương Mối quan hệ


- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi -……………………..
trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối
khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên
các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu
cơ do tảo tổng hợp.
- Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. -……………………..
- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng
suất lúa giảm. -……………………..
- Giun đũa sống trong ruột người -……………………..
- Cây nắp ấm bắt côn trùng. -……………………..
- Sự tự tỉa cành ở thực vật -……………………..
- Dây tơ hồng sống bám trên cây bụi -……………………..
- Ăn thịt đồng loại khi mật độ cao ở sâu bọ -……………………..
- Rễ của các cây thông nối liền với nhau -……………………..
- Hươu, nai và hổ sống trên một cánh rừng . Số lượng
hưu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ -……………………..
- Rận và bọ chét sống trên da trâu, bò -……………………..
- Địa y sống bám trên cành cây -……………………..
- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng -……………………..
- Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ đậu -……………………..

Các em học sinh chép bày và làm bài tập vào tập học môn Sinh học

Thầy Trương Trí Dũng

You might also like