Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài tập

1. Hãy viết phản ứng hoá học để miêu tả các quá trình sau:
(a) Oxi hoá Mn2+ thành MnO4- bằng amoni persunfat.
(b) oxi hoá Ce3+ thành Ce4+ bằng natri bitmustat.
(c) oxi hoá U4+ thành UO22- bằng H2O2.
(d) Phản ứng khử của V(OH)4+ trong cột khử Walden
(e) Chuẩn độ H2O2 bằng KMnO4.
(f) Phản ứng giữa KI với ClO3- trong môi trường axit.
2. Viết phản ứng hoá học để miêu tả các quá trình sau:
(a) Phản ứng khử Fe3+ về Fe2+ bằng SO2.
(b) Phản ứng của H2MoO4 trong cột khử Jone
(c) Phản ứng oxi hoá của HNO2 trong dung dịch KMnO4.
(d) Phản ứng của anilin (C6H4NH2) với hỗn hợp KBr và KBrO3 trong môi trường axit
(e) Phản ứng oxi hoá HAsO32- thành HAsO42- trong không khí
(f) Phản ứng giữa KI với HNO2 trong dung dịch axit
3. Tại sao cột khử Walden luôn được sử dụng với dung dịch có chứa nồng độ HCl đáng kể?
4. Tại sao khi sử dụng hỗn hống kẽm trong cột khử Jone lại hiệu quả hơn so với kẽm tinh khiết?
5. Hãy viết phản ứng hoá học của quá trình khử UO22- trên cột khử Walden.
6. Hãy viết phản ứng hoá học của quá trình khử TiO2+ trên cột khử Jone.
7. Tại sao dung dịch chuẩn chất khử ít được sử dụng phổ biến hơn so với chất chuẩn oxihoá.
8. Tại sao dung dịch chuẩn KMnO4 ít được sử dụng khi trong dung dịch có axit HCl.
9. Tại sao dung dịch Ce4+ không bao giờ dùng để chuẩn độ trong môi trường kiềm.
10. Hãy viết phản ứng hoá học miêu tả sự nhạt màu của KMnO4.
11. Tại sao phải lọc dung dịch KMnO4 trước khi tiêu chuẩn hoá lại nồng độ.
12. Tại sao dung dịch KMnO4 và Na2S2O3 lại phải bảo quản trong chai tối màu.
13. Khi dung dịch KMnO4 để yên trên buret khoảng 3h, một vành mầu nâu xuất hiện trên bề
mặt của dung dịch, hãy viết phản ứng giải thích hiện tượng trên.
14. Tại sao có thể dùng dung dịch K2Cr2O7 làm dung dịch gốc.
15. Tại sao phải chuẩn bị dung dịch I2 bằng cách hoà tan I2 trong KI.
16. Một dung dịch I2 để yên thì nồng độ mol tăng lên, hãy viết phản ứng miêu tả nguyên nhân
gây ra sự tăng đó
17. Khi dung dịch Na2S2O3 được đổ vào dung dịch HCl thì ngay lập tức xuất hiện sương mù,
Hãy viết phản ứng để giải thích hiện tượng này
18. Hãy miêu tả dung dịch KIO3 có thể dùng làm dung dịch cung cấp định lượng I2.
19. Viết phản ứng hoá học giải thích tại sao KBrO3 có thể dùng làm chất gốc cho phép xác định
Na2S2O3.
20. Viết phản ứng hoá học giải thích tại sao K2Cr2O7 có thể dùng làm chất gốc cho phép xác
định Na2S2O3.
21. Hãy viết phương trình miêu tả phép chuẩn độ xác định hydrazin bằng dung dịch iôt chuẩn.

92
Chương V. Phương pháp chuẩn độ oxi hóa – khử

22. Trong phép chuẩn độ I2 với Na2S2O3 chất chỉ thị hồ tinh bột chỉ được thêm vào khi gần sát
điểm tương đương, Tại sao?
23. Một dung dịch được chuẩn bị bằng cách hoà tan 0,2464g dây sắt điện phân trong dung dịch
axit sau đó cho chạy qua cột khử Jone. Chuẩn độ dung dịch Fe(II) tạo thành thấy tiêu tốn
39,31ml dung dịch. Hãy tính nồng độ mol của các chất oxi hoá nếu sử dụng các chất đó là:
(a) Ce4+ (sản phẩm tạo thành là Ce3+)
(b) Cr2O72- (sản phẩm tạo thành là Cr3+)
(c) MnO4- (sản phẩm tạo thành là Mn2+)
(d) V(OH)4+ (sản phẩm tạo thành là VO+)
(e) IO3-(sản phẩm tạo thành là ICl2-)
24. Hãy nêu cách chuẩn bị pha chế 250,00ml dung dịch K2Cr2O7 0,03500M
25. Nêu nêu cách pha chế 2,000L dung dịch KBrO3 0,02500M
26. Hãy nêu cách pha 1 lít dung dịch KMnO4 có nồng độ khoảng 0,1M
27. Hãy nêu cách pha 2,5lít dung dịch I3- có nồng độ khoảng 0,05M
28. Chuẩn độ 0,1467g chất gốc Na2C2O4 thấy tiêu tốn 28,85ml dung dịch KMnO4, hãy tính
nồng độ mol/lít của dung dịch KMnO4.
29. Hoà tan 0,1809g dây sắt tinh khiết trong dung dịch axit, sau đó khử về Fe(II), chuẩn độ
dung dịch thu được thấy tiêu tốn 31,33ml dung dịch Ce(IV), hãy tính nồng độ mol/lit của dung
dịch Ce(IV).
30. Lượng iôt giải phóng ra khi thêm một lượng dư KI vào trong dung dịch có chứa 0,1518g
K2Cr2O7 được chuẩn độ bằng Na2S2O3 thấy tiêu tốn 46,13ml. Hãy tính nồng độ mol/lit của dung
dịch natri thiosulfat.
31. Cân 0,1017g KBrO3 hoà tan vào trong dung dịch HCl loãng, sau đó thêm vào lượng dư KI,
lượng iot giải phóng ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 thấy tiêu tốn 9,75ml. Hãy tính
nồng độ mol/lit của dung dịch Na2S2O3.
32. 1,080g quặng có chứa Sb(III) bị chuẩn độ bằng dung dịch I2 0,03134M thấy tiêu tốn 41,67ml
(sản phẩm phản ứng là Sb(IV)). Hãy tính kết quả của phép chuẩn độ nay theo (a) phần trăm
theo Sb và (b) phần trăm tính theo Sb2S3.
33. Hãy tính % của MnO2 có trong quặng khi lấy 0,1344g quặng này cho tác dụng với I- theo
phản ứng sau:
MnO2 + 4H+ + 2I- = Mn2+ + I2 + H2O
Lượng I2 giải phóng ra được chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0,07220M thấy tiêu tốn
32,30ml.
34. Ở trong điều kiện thích hợp, thioure bị oxi hoá thành sulphat bởi dung dịch bromat:
3CS(NH2)2 + 4BrO3- + 3H2O = 3CO(NH2)2 + 3SO42- + 4Br- + 6H+
cân 0,0715g mẫu thì thấy tiêu tốn 14,10ml dung dịch KbrO3 0,00833M. Tính độ tinh khiết của
thioure có trong mẫu.

93
35. Cân 0,7120 gam mẫu quặng sắt, hoà tan trong axit thích hợp sau đó cho chạy qua cột khử
Jone. Lượng Fe(II) được chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,02086M thấy tiêu tốn 39,21ml.
Hãy tính kết quả thí nghiệm theo (a) phần trăm Fe và (b) phần trăm Fe2O3 có trong quặng.
36. Lượng Sn có trong quặng được xác định bằng cách hoà tan trong axit thích hợp sau đó dùng
Pb khử toàn bộ lượng Sn4+ về Sn2+, sau đó chuẩn được lượng Sn2+ thấy tiêu tốn 29,77ml dung
dịch K2Cr2O7 0,01735M. Hãy tính hàm lượng % theo (a) Sn và (b) SnO2
37. Xử lý hydroxinamin (H2NOH) với lượng dư Fe(III) thì sản phẩm phản ứng tạo thành là N2O
và lượng Fe(II) tạo thành theo phản ứng sau:
2H2NOH + 4Fe3+ = N2O + 4Fe2+ + 4H+ + H2O
Hãy tính nồng độ mol/lit của dung dịch H2NOH nếu như lượng Fe(II) giải phóng ra được chuẩn
độ bằng K2Cr2O7 0,02170 thấy tiêu tốn 23,61ml.
38. Lấy 0,9280g mẫu hữu cơ đốt cháy hoàn hoàn, chất rắn còn lại là ZnO được hoà tan vào
trong axit. Thêm vào dung dịch trên (NH4)2C2O4 để tách kết tủa ZnC2O4. Lọc tách và rửa kết
tủa. Kết tủa được hoà tan vào trong axit, axit H2C2O4 giải phóng ra được chuẩn độ bằng KMnO4
0,01508M thấy tiêu tốn 37,81ml. Tính hàm lượng ZnO có trong mẫu hữu cơ trên.
39. Lượng KClO3 trong thuốc nổ được xác định bằng cách cân 0,1342g mẫu cho tác dụng với
50,00ml dung dịch Fe(II) 0,09601M:
ClO3- + 6Fe2+ +6 H+ = Cl- + 6Fe3+ + 3H2O.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lượng Fe2+ dư được chuẩn độ bằng dung dịch Ce4+ 0,08362M
thấy tiêu tốn 12,99ml. Tính % KClO3 có trong mẫu.
40.

49.
50. 24,7L mẫu khói thải từ lò nấu thức ăn được dẫn qua I2O5 ở 150oC để chuyển CO thành CO2
và giải phóng ra một lượng I2 theo phản ứng sau:
I2O5 + 5CO = 5CO2 + I2
Lượng I2 được hấp thu vào trong dung dịch KI dư, lượng I3- tạo thành được chuẩn độ bằng dung
dịch Na2S2O3 0,00221M thấy tiêu tốn 7,76ml. Khí trên có đạt tiêu chuẩn khí thải không biết
rằng tiêu chuẩn cho phép của CO không được lớn hơn 50ppm.
51. 30,00L khí được thổi qua một tháp hấp thụ có chứa Cd2+, khi đó khí H2S được giữ lại dưới
dạng CdS. Hỗn hợp này được axit hoá và thêm 10,00ml dung dịch I2 0,01070M, sau khi phản
ứng
S2- + I2 = S + 2I-
Xảy ra hoàn toàn, lượng I2 dư được chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0,01344M thấy tiêu tốn
12,85ml. Hãy tính hàm lượng H2S theo ppm biết tỉ khối khí là 1,20g/L.
52. Một miếng phim hình vuông có chiều dài cạnh là 2cm được nhúng vào dung dịch Na2S2O3
5% để hoà tan bạc halogenua. Sau đó loại bỏ miếng phim, tráng miếng phim bằng nước cất.
Dung dịch thu được xử lý bằng cách thêm dư Br2 để oxi hoá iođua thành IO3- và loại bỏ lượng

94
Chương V. Phương pháp chuẩn độ oxi hóa – khử

dư thiosulphat. Sau đó đun sôi dung dịch để lại Br2 dư và thêm vào một lượng dư iôđua. Chuẩn
độ lượng iôt giải phóng ra bằng Na2S2O3 0,0352M thấy tiêu tốn 13,7ml.
(a) Viết phản ứng hoá học miêu tả phương pháp trên.
(b) Tính số miligam AgI có trong 1cm2 phim trên.

53. Chuẩn độ 50,00ml dung dịch FeSO4 0,1N trong môi trường axit bằng dung dịch KMnO4
cùng nồng độ. Biết pH của dung dịch được duy trì không đổi tại pH= 0. Hãy tính
a. Điện thế của dung dịch tại bước nhảy điện thế
b. Điện thế của dung dịch tại điểm tương đương
Biết E 0Fe3+ /Fe2+ =0,77V và E0MnO- ,H+ /Mn 2+ , H O =1,51V
4 2

54. Chuẩn độ 50,00ml dung dịch FeSO4 0,1N trong môi trường axit bằng dung dịch K2Cr2O7
cùng nồng độ. Biết pH của dung dịch được duy trì không đổi tại pH= 0. Hãy tính
a. Điện thế của dung dịch tại bước nhảy điện thế
b. Điện thế của dung dịch tại điểm tương đương
Biết E 0Fe3+ /Fe2+ =0,77V và E0Cr O2- ,H+ /Cr3+ , H O =1,36V
2 7 2

55. Chuẩn độ 50,00ml dung dịch FeSO4 0,1N trong môi trường axit bằng dung dịch K2Cr2O7
cùng nồng độ. Biết pH của dung dịch được duy trì không đổi tại pH= 0. Hãy tính
a. Điện thế của dung dịch tại bước nhảy điện thế
b. Điện thế của dung dịch tại điểm tương đương
c. Nếu dừng chuẩn độ khi chất chỉ thị diphenylamin đổi màu ( E 0diphenylamin =0,76V ) thì có
bao nhiêu phần trăm Fe2+ được chuẩn độ
Biết E 0Fe3+ /Fe2+ =0,77V và E0Cr O2- ,H+ /Cr3+ , H O =1,36V
2 7 2

Bài 56. Hãy tính sai số khi chuẩn độ Ti3+ bằng Fe3+ trong dung dịch H2SO4 1M nếu sử dụng
chất chỉ thị 1-naphtthol 2- sulfonic axit indophenol ( EoInd =0,54V ) để nhận biết điểm tương
đương.
Biết E 0Fe3+ /Fe2+ =0,77V và E0TiO2+ ,H+ /Ti3+ , H O =1,36V
2

95

You might also like