2021 - 03 - 29 - Essay - NLTGNC 2D - HV

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

B I TIỂU LU N MÔN NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC


NÂNG CAO

ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC


TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ

GV: GS.TS. NGUYỄN XUÂN TIÊN


Chuyên ngành: Mỹ thuật ứng dụng
Mã ngành: 8210410

H v tên học viên: VÕ THỊ THU HẰNG


Lớp: 20181501
Mã số: 201815004

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2021





Ậ

MỤC LỤC

Tóm tắt 3

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 4

1.1. Lý do chọn đề tài 4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Đối tượng nghiên cứu 5

1.4. Giới hạn đề tài 5

1.5. Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ 6

2.1. Nguyên tắc cơ bản về màu sắc 6

2.1.1. Các thuật ngữ về màu sắc 6

2.1.2. Tính đọc hiểu, tương phản và hài hoà của màu sắc 7

2.1.3. Ý nghĩa, nghĩa hàm chỉ và nghĩa sở chỉ của màu sắc 7

2.2. Ứng dụng nguyên lý thị giác về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ 10

2.2.1. Hiệu ứng tâm lý trực tiếp trong màu sắc 10

2.2.2. Cảm giác trong màu sắc 10

2.2.3. Tâm lý học về màu sắc trong nghệ thuật thị giác 11

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN 12

Tài liệu tham khảo 12

Phụ lục 13

Tóm tắt
Nguyên lý thị giác (NLTG) là những nền móng cơ bản nhất đối với bất cứ cá
nhân nào khi tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu, thực hành Mỹ thuật ứng dụng
(MTUD). Bài nghiên cứu này tập trung vào yếu tố thị giác “Màu sắc” và những
nguyên lý thị giác có liên quan đến yếu tố này trong lĩnh vực Thiết kế đồ hoạ (ở
giai đoạn phác thảo) nói riêng và nghệ thuật thị giác nói chung. Qua đó, giải
thích và chứng minh hai luận điểm: Một là, màu sắc có khả năng truyền tải thông
tin (Colour As Information), hai là, màu sắc có tính tương tác với người xem
(Interaction of Colour).

Từ khoá: nguyên lý thị giác, mỹ thuật ứng dụng, màu sắc, truyền tải thông tin,
tương tác màu sắc, tâm lý học màu sắc.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài


Trong cuốn sách nổi tiếng về “Tương tác của Màu sắc” năm 1963 [13] của mình,
nghệ sĩ người Đức có ảnh hưởng Josef Albers đã nhận thấy rằng: Trong khi trí nhớ
thính giác của con người là tuyệt vời - họ có thể lặp lại một giai điệu, sau khi chỉ
nghe một hoặc hai lần; thì đối với trí nhớ thị giác đặc biệt, trí nhớ về màu sắc, lại
không hề chính xác. Trớ trêu thay, những người có kỹ năng và kinh nghiệm rõ ràng
nhất về màu sắc, bao gồm các nghệ sĩ và nhà thiết kế thuộc mọi lĩnh vực, thường
thấy mình bị kiềm hãm sáng tại bởi điểm yếu khó chịu này trong năng lực trí não.
Thực tế là, đặc biệt là đối với những người có con mắt sáng tạo, màu sắc được xếp
tầng với ý nghĩa cảm xúc, tâm lý, cá nhân và văn hóa có thể che khuất thực tế khách
quan [11]. Vì vậy, việc tìm hiểu và ứng dụng các nguyên lý thị giác về màu sắc có
thể giúp những nhà thực hành nghệ thuật thị giác vượt qua giới hạn này để sử dụng
màu sắc một cách hiệu quả hơn.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Phần 1 của nghiên cứu dùng để giải thích được các thuật ngữ về màu sắc (Colour
Terminology), tính đọc hiểu, tương phản và hài hoà của màu sắc (Colour Legibility,
Contrast and Harmony), cũng như ý nghĩa, nghĩa hàm chỉ và nghĩa sở chỉ của màu
sắc (Colour Associations, Connotations, Denotations). Việc tìm hiểu các nguyên tắc
cơ bản của màu sắc sẽ làm sáng tỏ khả năng truyền tải thông tin của màu sắc.
Phần 2 của nghiên cứu dùng để chứng minh các lý thuyết của nguyên lý thị giác về
màu sắc trong thiết kế đồ hoạ thông qua các dẫn chứng về hiệu ứng tâm lý trực tiếp
trong màu sắc, cảm giác trong màu sắc và tâm lý học về màu sắc trong nghệ thuật
thị giác nói chung. Qua đó, nghiên cứu góp phần làm rõ nhận định màu sắc có tính

tương tác với người xem, thông qua việc ứng dụng nguyên lý thị giác về màu sắc
trong thiết kế đồ hoạ.

1.3. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về yếu tố thị giác “Màu sắc” trong giai đoạn phác
thảo của lĩnh vực Thiết kế đồ hoạ. Màu sắc có ngôn ngữ độc đáo, phức tạp và khả
năng thay đổi ý nghĩa khi phối hợp với màu khác. Khi chọn màu sắc để kết hợp vào
thiết kế, ta cần phải xem xét các vấn đề về độ tương phản và sự hài hòa, và điều này
có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền tải thông tin của sản phẩm thiết kế. Bên cạnh
đó, diễn tả tâm trạng của một thiết kế bằng cách sử dụng tâm lý học của màu sắc,
nhưng ta phải chắc chắn rằng màu sắc được chọn lọc có thể truyền tải thông điệp
chính xác ở mức độ vô thức và chúng phù hợp với đối tượng mà dự án dự định tiếp
cận. Nhằm mục đích hướng đến việc thiết kế ra sản phẩm đồ hoạ tốt, bất kể chúng
sẽ được sử dụng trong môi trường in ấn, kỹ thuật số hay trong không gian. Việc sử
dụng màu sắc một cách hợp lý sẽ tận dụng được một trong những công cụ quan
trọng nhất của việc thiết kế đồ hoạ ứng dụng.

1.4 Giới hạn đề tài


Đề tài tập trung nghiên cứu yếu tố thị giác “Màu sắc” và các NLTG có liên quan
đến yếu tố này. Hai định hướng nghiên cứu chính là Nguyên tắc cơ bản về màu sắc
và Ứng dụng nguyên lý thị giác về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ. Các hình ảnh
minh hoạ là sản phẩm phác thảo trong quá trình học tập và làm việc thực tiễn
chuyên ngành thiết kế (đồ hoạ và thời trang) của tác giả.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC TRONG


THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ

2.1. Nguyên tắc cơ bản về màu sắc

2.1.1. Các thuật ngữ về màu sắc


Để hiểu cách chọn hoặc phối màu cho một mục đích cụ thể, trước hết, người thiết
kế phải trau dồi kiến thức về cách màu sắc hoạt động, cách thức mà chúng được
phân loại, và các thuật ngữ dùng để miêu tả màu sắc. Màu sắc được phân biệt qua
ba cách chính: Hue (màu), Tone (giá trị màu), Saturation (độ bão hoà màu). Hue
cho ta biết tên gọi chung của màu - ví dụ: đỏ, vàng, hay xanh dương. Một màu có
thể biến đổi theo hai hướng, sáng hơn khi cộng thêm màu trắng, để tạo thành Tint
(nhá sáng); tối hơn khi cộng thêm màu đen, để tạo thành Shade (nhấn tối). Sự biến
đổi này gọi là Tone của màu, hoặc cách gọi khác là Value of Colour (Giá trị màu).
Một màu cũng có thể biến đổi khi độ bão hoà (saturation) của nó thay đổi, từ trong
trẻo hoặc rực rỡ cho đến mờ đục và xám hẳn đi. Một cách gọi khác của Saturation
là Chroma. Màu sắc còn được miêu tả bởi nhiệt độ màu và chuyển động. Ví dụ các
màu thuộc phổ màu đỏ có vẻ ấm và gần với người xem hơn những màu thuộc phổ
màu xanh, trông lạnh và ở xa người xem hơn.
Một số thuật ngữ quan trọng khác bao gồm:
- Colour Wheel: Vòng tuần sắc. Các màu bậc I, bậc II và bậc III được hiển thị trên
vòng tròn dạng bánh xe. Các màu bậc I là đỏ, vàng và xanh dương. Màu bậc II
được tạo ra bằng cách trộn hai màu bậc I lại với nhau, cho ra màu cam, xanh lá và
tím. Một màu bậc III được tạo ra bằng cách trộn một màu bậc I với một màu bậc
II gần nó nhất trên bánh xe màu. Các màu bậc III có thể tạo ra trên vòng tuần sắc
này là đỏ ánh cam, đỏ ánh vàng, vàng ánh cam, vàng ánh xanh lá, xanh dương ánh
lục, xanh ánh tím, đỏ ánh tím.

- Colour Modes: Hệ màu. Các hệ thống màu sắc được đánh số cho các giá trị màu
xác định giúp người hoạ sĩ thiết kế có thể phối trộn màu một cách hiệu quả. Các
hệ màu thông dụng là RGB, CMYK. Đối với đồ hoạ cho truyền thông số, hệ màu
sử dụng là màu trên màn hình (on-screen colour): các bóng đèn chiếu ra ánh sáng
màu Đỏ (R), Xanh lá (G) và Xanh dương (B) với cường độ khác nhau sẽ tạo ra vô
số màu sắc hiển thị trên máy tính, máy truyền hình vô tuyến và các thiết bị ngoại
tuyến khác. Khi kết hợp R-G-B, ta có ánh sáng trắng. Đối với đồ hoạ in ấn, hệ
màu CMYK của máy in là sự kết hợp giữa Xanh da trời (C - Cyan), Hồng tím (M
- Magenta), Vàng (Y - Yellow) và Đen, có tác dụng thêm vào sắc độ sáng tối cho
bản in (K - Key). Khi kết hợp C-M-Y-K, ta có màu đen.

2.1.2. Tính đọc hiểu, tương phản và hài hoà của màu sắc
Các màu bổ sung, đỏ và xanh lá, giống như đối diện nhau trên bánh xe màu, trong
khi các màu tương tự, xanh lá và xanh dương, nằm liền kề nhau. Đỏ và xanh lá
được gắn kết với sự tương phản. Xanh lá và xanh dương được liên hệ với tính hài
hoà. Ví dụ trên là một phần lý giải mối tương quan giữa các màu trong vòng tuần
sắc, qua đó giúp ta nhận thức được rằng màu sắc có khả năng miêu tả một số thông
tin nhất định. Từ đó, việc tìm hiểu tính đọc hiểu của màu (Colour legibility) được
xác định thông qua kiến thức về bối cảnh mà sản phẩm đồ hoạ sẽ được sử dụng hay
ứng dụng. Vì đây là nền tảng của việc dùng màu trong thiết kế đồ hoạ.
Cách các màu sắc được đọc hiểu sẽ biến đổi rất nhiều dựa vào định dạng (format)
chứa đựng sản phẩm đồ hoạ đó. Xem trên màn hình thiết bị hay in ấn ra mặt phẳng,
màu sắc sẽ tạo ra hiệu ứng kịch tính cho thiết kế, nên ta cần xem xét chúng một
cách cẩn thận. Việc quyết định tỷ lệ hiện diện của tương phản và hài hoà cũng góp
phần tăng cường thêm hiệu ứng ấy.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng tính đọc hiểu của màu sắc bao gồm:
- Ánh sáng và môi trường thưởng lãm sẽ có tác động rõ rệt lên bất cứ định dạng
nào, cả in ấn lẫn kỹ thuật số.

- Sự chọn lựa các màu sắc.


- Màu sắc nền và chất liệu của bề mặt được in lên.
- Kích cỡ và hình dạng của chữ hoặc hình ảnh sử dụng.
Tính đọc hiểu của màu sắc sử dụng được xem là cao khi quan hệ giữa màu hình và
màu nền có sự tương phản phù hợp với thị giác của người nhìn.
Bên cạnh đó, màu sắc nên đóng góp và hỗ trợ việc hiển thị nội dung của thiết kế, nó
nên tôn vinh và đại diện tinh thần của ý tưởng. Chính vì vậy, việc kiểm soát sự
tương phản và hài hoà trong việc sử dụng màu sắc sẽ giúp người thiết kế tăng cường
tính đọc hiểu không chỉ của màu, mà còn là cả nội dung mình muốn truyền tải đến
người xem.
[Hình 1] Thiết kế khăn lụa vuông phong cách Baroque

2.1.3. Ý nghĩa, nghĩa hàm chỉ và nghĩa sở chỉ của màu sắc
Trí thông minh, ký ức, kinh nghiệm, lịch sử và văn hoá, tất cả đều đóng vai trò quan
trọng trong việc hiểu ý nghĩa của một màu. Ba cách xác định thông tin của màu sắc
thường gặp nhất là:
- Ý nghĩa của màu sắc (Colour Associations): suy luận từ sự liên kết giữa màu sắc
với cảm xúc, văn hoá, kinh nghiệm và ký ức.
- Nghĩa hàm chỉ của màu sắc (Colour Connotations): suy luận từ sự liên kết xa và
rộng hơn. Ví dụ: màu xanh lá đại diện cho ghen tuông, ngây thơ, bệnh tật, môi
trường, thiên nhiên…
- Nghĩa sở chỉ của màu sắc (Colour Denotations): suy luận từ sự liên kết trực tiếp
giữa sự vật, hiện tượng và màu sắc thể hiện của nó. Ví dụ: xanh da trời, trăng
vàng, hồng cánh sen…

[Hình 2] Phác thảo hoạ tiết giấy dán tường cho người mệnh Hoả

Mặc dù mỗi cá nhân có thể nhận thức màu sắc với một sự khác biệt nhẹ về sắc độ,
nhận thức về ý nghĩa của màu chịu ảnh hưởng lớn từ tâm lý học và gốc văn hoá
của mỗi người. Màu sắc từ lâu đã có sự gắn kết với các biểu tượng trong các xã
hội, nền văn minh, tuỳ thộc vào bối cảnh mà cho ra ý nghĩa riêng biệt. Ví dụ:
- Màu đen là màu để tưởng niệm người đã khuất và cái chết ở phương Tây theo văn
minh công nghiệp, trong khi ở nền văn minh gốc nông nghiệp như Ấn Độ và
Trung Quốc, đó là màu trắng.
- Màu đỏ đối với người Trung Quốc không có ấn tượng đầu tiên là màu cảnh báo
nguy hiểm và “dừng lại”. Vì tại đây, đỏ đại diện cho sự may mắn.
- Màu xanh lá gắn liền với chất độc vào thế kỷ 19 ở Châu Âu vì nó giống màu của
một loại phẩm nhuộm màu xanh ngọc lục bảo được điều chế từ thạch tín. Loại
màu nhuộm này gây nhiễm độc da và chết người. Trong khi ngày nay, xanh lá
tượng trưng cho mùa xuân và nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Màu xanh dương là màu biểu trưng cho ngành Bưu chính ở Mỹ, nơi những hộp
thư được sơn màu xanh dương. Còn tại Anh và các nước Châu Âu khác, các hòm
thư được sơn màu đỏ.
- Màu vàng đại diện cho lòng dũng cảm tại Nhật Bản, trong khi tại Việt Nam, một
phần đông ý kiến cho rằng đây là màu của sự phản bội.
Những ý nghĩa này có thể thay đổi theo thời gian và qua lại giữa các nền văn hoá,
khi thế giới phát triển tới một sự toàn cầu hoá nhanh chóng hơn. Vì vậy, người thiết
kế cần chú ý đến đối tượng công chúng để có sự lựa chọn màu sắc phù hợp. Một số
màu sắc có ảnh hưởng rõ rệt đến nhau khi kết hợp. Nó có thể làm hỗn loạn hay nổi
bật sự pha trộn ấy, có thể xuất hiện rực rỡ khi kết hợp với một màu này và câm lặng
khi được đặt với một màu khác. Càng thử nghiệm nhiều với màu sắc, ta càng hiểu
nhiều hơn về việc chọn lựa và nhóm các màu sắc lại gần nhau một cách có ý nghĩa.

[Hình 3] Phác thảo hoạ tiết in trên giày chủ đề mùa thu

10

2.2. Ứng dụng nguyên lý thị giác về màu sắc trong thiết kế
đồ hoạ (giai đoạn phác thảo)

2.2.1. Hiệu ứng tâm lý trực tiếp trong màu sắc


Hiệu ứng tâm lý trực tiếp hay còn gọi là cảm xúc (Emotion) là những phản ứng của
cơ thể được kích hoạt thông qua các chất dẫn truyền thần kinh và hormone do não
tiết ra. Theo một nghiên cứu của Giáo sư Quang học Y khoa William G. Allyn chỉ
ra: “Hơn 50% vỏ não, bề mặt của não, được dành để xử lý thông tin thị giác.” Trong
đó thông tin mà màu sắc mang lại chiếm một lượng đáng kể tới mức độ nhận thức
màu sắc của con người.
Như đã thảo luận ở phần trước, ý nghĩa của màu sắc có thể được hiểu rất khác nhau
giữa những cộng đồng khác biệt nhau về vị trí địa lý. Mặc dù vậy, một số màu vẫn
mang đến hiệu ứng cảm xúc mang tính toàn cầu. Những màu đỏ, cam, vàng kích
thích các giác quan và dẫn tới sự ấm áp, gợi liên tưởng đến ngọn lửa, mặt trời, bóng
đèn. Ngược lại, ở phía bên kia của vòng tuần sắc, những màu xanh dương và xanh
lá cây được cảm thấy mát mẻ, gợi cảm xúc về những yếu tố tự nhiên như cây cỏ,
rừng rậm, nước và biển cả.

[Hình 4] Phác thảo giường ngủ trẻ em chủ đề thiên nhiên

2.2.2. Cảm giác trong màu sắc


Nếu những cảm xúc đến tức thời và không tồn tại lâu thì cảm giác là trải nghiệm có
ý thức về các phản ứng của cảm xúc. Từ những liên tưởng về sự vật toả nhiệt và ánh
sáng khi nhìn thấy nhóm màu nóng (đỏ, vàng, cam), là khởi đầu cho những cảm
giác (feeling) tích cực như vui vẻ, sức khoẻ tốt, năng động hoặc bạo động. Ngoài ra,
cảm xúc dịu mát khi nhìn thấy nhóm màu lạnh (xanh dương, xanh lá) sẽ mang lại
trải nghiệm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình, an toàn hoặc trầm cảm.

11

Việc thay đổi các thông số của màu sắc như giá trị màu và độ bão hoà của màu sắc
cũng dẫn tới những cảm giác nhất định. Ví dụ: độ bão hoà thấp mang tới cảm giác
mù mịt, vô định, không chắc chắn, những màu có giá trị màu cao (High key) thường
mang cảm giác tươi sáng, rực rỡ, năng động và nhiều năng lượng; ngược lại, màu
Low key gợi tả màn đêm, nỗi sợ hãi hoặc điều bí ẩn. Tóm lại, nhận thức về màu sắc
với khả năng tạo ra cảm xúc, gợi cảm giác đã được công nhận vị trí của mình trong
lĩnh vực tâm lý học.
[Hình 5]

2.2.3. Tâm lý học về màu sắc trong nghệ thuật thị giác
“Các nghiên c u cho th y r ng 85% các khách hàng mua s n ph m là do nh ng
đ ng l c thúc đ y nh t th i.” Điều này cho thấy vai trò của tr c giác và c m tính
quy t đ nh r t nhi u trong việc ra quy t đ nh mua hàng c a khán giả. Tâm lý học về
màu sắc trong nghệ thuật thị giác nói chung và thiết kế đồ hoạ nói riêng đóng vai trò
hết sức quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn công việc thiết kế hướng đến từng
người dùng cụ thể (user-centric) với quan điểm lấy người dùng làm trung tâm
(Human-centered-design), tâm lý học tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng. Đó
cũng là mục đích quan trọng nhất của thiết kế đồ hoạ và truyền thông thị giác:
chuyển đổi từ nhận thức sang hành động.
Chuyên gia tư vấn về màu sắc trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo người Pháp
Alain Chrisment cho r ng: “Màu s c chính là thông đi p đ u tiên c a s n ph m
h ng đ n ng i tiêu dùng và ng i tiêu dùng c ng s c m nh n đ c đi u này
ngay l p t c”. Nhiều nhà tâm lý học cũng đã chứng minh màu sắc của sự vật được
mắt người “nhìn thấy” đầu tiên, trước cả hình dáng và chi tiết của nó.
Chính vì v y, vai trò c a màu s c có ý ngh a trong cu c s ng là r t l n. Hiểu và
tuân thủ các NLTG về màu sắc sẽ giúp người thiết kế sử dụng được màu sắc như
một công cụ quan trọng, tăng cường khả năng đọc hiểu tác phẩm thiết kế cho người
dùng, giúp tác giả và khán giả cùng thấu cảm qua sản phẩm đó.
ộ

ớ
ế
ậ
ự

ế

ứ
ậ
ấ

ứ
ờ
ẩ
ề

ấ

ằ
ấ
ờ
ằ
ắ

ắ
ờ
ế




ộ

ệ



ố
ầ

ự
ậ

ẩ
ấ


ớ
ợ


ề

ữ
ẩ
12

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN


Màu sắc là một yếu tố thị giác quan trọng, một công cụ quyền lực để thể hiện tình
cảm, ý tưởng và thông điệp của người sáng tác đến người xem. Trước tiên, thông
qua các nguyên tắc cơ bản của màu sắc, ta thấy màu sắc có khả năng truyền tải
thông tin. Nhà thiết kế người Ý Ettore Sottsass từng nói: “Mỗi màu sắc có một lịch
sử. Màu đỏ là màu của lá cờ Cộng Sản, là màu làm cho bác sĩ phẫu thuật thao tác
nhanh hơn và cũng là màu sắc của sự đam mê.” Khi thiết kế cho từng đối tượng cụ
thể, người hoạ sĩ thiết kế cần nắm vững các nguyên tắc và khả năng đọc hiểu của
đối tượng mục tiêu.
Bên cạnh đó, thông qua việc ứng dụng nguyên lý thị giác về màu sắc trong thiết kế
đồ hoạ, ta nhận thấy màu sắc có tính tương tác với người xem. Các màu sắc tương
tác với nhau dứơi tác động ảnh hưởng của ánh sáng, khí hậu, nhiệt độ, môi
trường…sẽ mang lại hiệu quả màu sắc ảnh hưởng rất lớn trong thiết kế. “Mỗi màu
có giá trị và ý nghĩa tương đối và thay đổi theo mối quan hệ với các màu xung
quanh nó. Màu sắc không dễ nhìn và mọi người đôi khi có sở thích riêng về màu
sắc. Mọi người nhìn thấy màu sắc khác nhau.” Việc nghiên cứu các giả thiết về màu
sắc và thử nghiệm các cách phối trộn màu sắc khác nhau là một hoạt động cần thiết
và thường xuyên của người làm sáng tạo NTTG nói chung và TKĐH nói riêng.

[Hình 6] Phác thảo trang phục dạ hội chủ đề Biển

Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt
(1)Nguy n H ng H ng (2012), Nguyên lý design th giác, Nxb. Đ i h c qu c gia,
Tp.H Chí Minh.
(2)Lê Huy V n (2012), C s ph ng pháp lu n design, Nxb. M thu t, Hà N i.
ồ
ễ

ồ



ở



ậ




ậ
ố
ộ

13

(3)Ocvirk, O (2006), Nh ng n n t ng m thu t - ng i d ch Thành Lê, Nxb. M


thu t, Hà N i.
(4)Nguy n Xuân Tiên (2017), M thu t h c (dùng cho h c viên sau đ i h c), Nxb.
Thông tin và Truy n thông, Hà N i.
(5)V ng Ho ng L c (2011), Nguyên lý h i h a đen tr ng, Nxb. T ng h p, Tp.H
Chí Minh,
(6)Nguy n Quân (1990), Ghi chú v ngh thu t, Nxb. M thu t, Hà N i.
(7)Lê Huy V n, Tr n T Thành (2002), C s t o hình, Nxb. VHTT, Hà N i.

Tiếng Anh
(8)Phil Baines, Andrew Haslam (2005), Type & Typography, Watson- Guptill.
(9)Alan Pipes (2004), Foundations of Art + Design, Laurence King Publishing,
London.
(10)David Dabner, Sandra Stewart, Abbie Vickress (2020), Graphic Design School
(seventh edition), Thames & Hudson Publishing, London.
(11)Lesa Sawahata, Colour Harmony Workbook: A Workbook and Guide to
Creative Colour Combinations (1999), Rockport Publishers.
(12)Naomi Kuno, Forms Inc. , Practical Colour Combinations (2018), Nippan IPS
Company, Limited.
(13)Josef Albers, Interaction of Colour (2013), Yale University Press.

Phụ lục:
Danh mục viết tắt và danh mục hình ảnh, bảng biểu

Danh mục viết tắt Chữ viết tắt


1 Nguyên lý thị giác NLTG

2 Mỹ thuật ứng dụng MTUD

3 Thiết kế Đồ hoạ TKĐH

4 Nghệ thuật thị giác NTTG




ậ
ễ
ễ


ằ

ộ

ầ
ự
ề

ừ
ữ
ề


ề
ộ
ậ


ệ


ộ
ở
ậ
ậ



ờ
ắ



ậ

ổ


ộ
ợ

ộ


ồ
14

Danh mục hình ảnh, bảng biểu Trang


Hình 1 Thiết kế khăn lụa vuông phong cách Baroque 8

Hình 2 Phác thảo hoạ tiết giấy dán tường cho người mệnh Hoả 8

Hình 3 Phác thảo hoạ tiết in trên giày chủ đề mùa thu 9

Hình 4 Phác thảo giường ngủ trẻ em chủ đề thiên nhiên 9

Hình 5 Tranh trừu tượng chủ đề Nắng 9

Hình 6 Phác thảo trang phục dạ hội chủ đề Biển 9

You might also like