Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Sinh thời, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta, một vĩ nhân với tấm lòng cao cả,

vì vậy, sau khi Người mất, đã có biết bao tác phẩm ra đời để tưởng nhớ người cha
già dân tộc. Một trong những tác phẩm đóng góp vào mạch cảm xúc thương nhớ
Người chính là “Viếng Lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. Ta có thể đọc được
lòng biết ơn sâu sắc và ước nguyện chân thành của tác giả dành cho Bác qua khổ
“Ngày ngày...dâng bảy mươi chín mùa xuân..” và “Mai về...trung hiếu chốn này.”
“Viếng Lăng Bác” được ra đời vào năm 1976, in trong tập “Như mây mùa xuân”
khi hai miền Nam-Bắc thống nhất, lăng Bác vừa khánh thành. Bài thơ được viết
theo thể thơ tự do, cùng giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ
đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, thể hiện được tình cảm sâu đậm của
tác giả.
Trong “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương, ta bắt gặp lòng biết ơn sâu sắc của tác
giả, đồng thời của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..”
Khổ thơ mang điệp cấu trúc “Ngày ngày...đi..” được lặp lại hai lần. Trạng từ “ngày
ngày” đầu câu là một dụng ý nghệ thuật chỉ thời gian không ngừng trôi, hết ngày
này sang ngày khác. Lấy quy luật của tự nhiên để xây dựng quy luật của con
người. Hôm nay, mai sau, thế hệ này, thế hệ sau,..sẽ mãi nối đuôi nhau đến viếng
thăm lăng Bác. Đó trở thành một quy luật bất biến theo thời gian. Nhưng mà, trong
khi quy luật tự nhiên thẳng băng, lạnh giá thì quy luật của dòng người lại rất ấm
áp, vì đó là tự nguyện. Nhà thơ còn nhân hóa mặt trời đi qua trên lăng có cảm xúc
và hành động. Mặt trời ngạc nhiên, ngỡ ngàng, khi đi qua trên lăng, và “phát hiện”
ra một mặt trời khác nằm trong lăng, rất đỏ. Mặt trời ấy, không ai khác chính là
Bác Hồ. Đây là một hình ảnh ẩn dụ đẹp để ngợi ca Bác – một mặt trời của dân tộc
Việt Nam, vì Bác đã soi sáng dân tộc, đưa dân tộc khỏi cõi nô lệ lầm lũi tối tăm
bằng đường lối Cách Mạng mà Bác dành gần nửa đời người để tìm kiếm, chỉnh sửa
và áp dụng cho nước nhà: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” (Tức Cảnh Bác Bó
– Hồ Chí Minh), và còn vì Bác đã sưởi ấm con dân bằng trái tim nhân hậu, giàu
tình cảm như muôn vàn tia sáng của Mặt Trời, và còn vì, Bác luôn sống mãi trong
tim của dân tộc Việt Nam, vĩnh cửu như thiên thể của tự nhiên, trường tồn theo
thời gian. Qua hình ảnh ấy mà ta đọc được sự biết ơn của tác giả đối với Bác.
Đứng trước dòng người, lòng VP có bao liên tưởng. Dòng người trải dài vô tận
thăm lăng Bác hay những dòng thành tựu của Bác ? chính những cuộc đời đẹp
nhất, những thành tựu lớn lao, những cống hiến của mỗi con người xin dâng để báo
công, trả ơn với Bác, hay là đang trả ơn cho “bảy mươi chín mùa xuân”. Gửi vào
thơ hình ảnh hoán dụ để VP gián tiếp bày tỏ những kính yêu với Người. Lấy mùa
đẹp nhất trong năm để tính tuổi đời của Bác. Tác giả như muốn nói rằng, cuộc đời
mà Bác sống rất đẹp. Đẹp như mùa xuân - mùa của sự sống. của một sự khởi đầu
mới. Bác ra đi vào bảy mươi chín mùa xuân nhưng để lại cả mủa xuân vĩnh hằng
cho dân tộc. Câu thơ như kéo dài tha thiết bởi dấu chấm lửng...như xúc động
không nói thành lời, hoặc còn có biết bao cảm xúc khác, không thể tả..
Trong Viếng Lăng Bác, ngoài lòng biết ơn sâu sắc, Viễn Phương còn bày tỏ ước
nguyện chân thành của bản thân cho Bác, khởi nguồn từ lời chào tạm biệt khi lưu
luyến rời xa lăng:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt.”
Câu thơ cất lên là một lời chào thành kính của người con đến từ miền Nam với
Bác. Ôi, ngày mai rồi, chuyến tàu Bắc-Nam sẽ đưa con về nơi mà Bác khi sinh thời
ngày đêm thương nhớ. Buồn thay cho Bác, Người ra đi tại mảnh đất phương Nam
để đến những chân trời xa xôi, nhưng không bắt được chuyến tàu trở về. Người
dành cả đời mình vì miền Nam, nhưng mất rồi vẫn không nhìn được mảnh đất thân
thương ấy lần cuối. Với Bác, miền Nam là niềm vui, là hạnh phúc, là niềm đau
không thể nào nguôi “Miền Nam trong trái tim tôi.” Nghĩ đến đó, cảm xúc không
kiềm được nữa, mà tuôn trào thành nước mắt. Câu thơ không chỉ giàu về mặt tình
cảm, mà còn là giọng điệu, ngôn từ. Đó chính là cách nói mộc mạc, chân thật của
người Nam Bộ. Bởi vì từ “thương” là trọn vẹn bao nhiêu yêu, quí, kính trọng vô
cùng.

Với niềm thành kính, tác giả đã thiết tha bày tỏ rằng:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Điệp ngữ “muốn làm” được lặp lại ba lần như tiếng lòng của tác giả tha thiết bày
tỏ. Vì sắp phải đi xa, nên nhà thơ khát khao muốn làm con chim dâng cho đời tiếng
hót thiết tha ngọt ngào vui tai. Hay “đóa hoa” lặng lẽ tỏa hương. Ta bắt gặp đồng
điệu này trong thơ của Thanh Hải: “Ta lầm con chim hót/Ta làm một cành hoa/Ta
nhập vào hoa ca/Một nốt trầm xao xuyến” (Mùa Xuân Nho Nhỏ). Nhưng đẹp hơn
cả chính là hình ảnh cây tre trung hiếu. Phải chăng, Viễn Phương muốn nhắc lại lời
dạy của Bác ngày xưa: “trung với nước, hiếu với dân”. Không những thế, muốn
làm tre còn để đan lá xen cành cùng những cây tre khác để nên lũy nên thành, bảo
về lăng Bác. Tre mở đầu, tre kết thúc bài thơ là một ẩn dụ đẹp cho biểu tượng dân
tộc Việt Nam luôn mãi bên Người.
Tóm lại, “Viếng Lăng Bác” là một trong những bài thơ thành công nhất của Viễn
Phương. Bài thơ này như thay mặt đồng bào Việt Nam gửi lời cảm ơn trân trọng
nhất và thể hiện sự mến thương, tiếc nuối dành cho Bác - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,
đồng thời như muốn nói lên rằng, Bác tuy đã ra đi nhưng trong trái tim mỗi người
con đất Việt.

You might also like