Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

A.

Mở ñầu
Những bài toán tổ hợp trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia và quốc tế là
một vấn ñề gây nhiều khó khăn cho học sinh và giáo viên trong quá trình giảng dạy
các ñội tuyển học sinh giỏi THPT. Do ñó việc hình thành nên các phương pháp ñủ
mạnh ñể giải các bài toán dạng này luôn là một trong những vấn ñề quan trọng mà
mỗi giáo viên, ñặc biệt là giáo viên dạy học sinh giỏi quan tâm. Trên cơ sở ñó, bài
viết này của tôi ñược viết với mục ñích trao ñổi cùng các ñồng nghiệp dạy học sinh
giỏi một trong những phương pháp quan trọng ñể giải những bài toán tổ hợp ñó là
phương pháp song ánh.
Nội dung cơ bản trong bài viết này là nhắc lại khái niệm về song ánh, cách vận
dụng phương pháp song ánh trong một số dạng toán thi học sinh giỏi thường gặp; từ
ñó giúp cho các học sinh có ñược những kiến thức cơ bản về phương pháp song ánh
trong các bài toán tổ hợp. Với những kiến thức trình bày dưới ñây, mỗi học sinh có
thể vận dụng ñể giải các bài toán tổ hợp tương tự, từ ñó hình thành nên cho mình một
phương pháp cần thiết khi giải các bài toán tổ hợp – phương pháp song ánh.
B. Nội dung
I. Khái niệm về song ánh.
1. ðịnh nghĩa:
• Cho hai tập hợp X và Y (khác rỗng). Một ánh xạ f từ X lên Y là một quy tắc
cho tương ứng mỗi phần tử x∈X với một và chỉ một phần tử y∈Y.
Kí hiệu f: X → Y .
x → y = f(x)
• Tập X gọi là tập nguồn, tập Y gọi là tập ñích.
• Ánh xạ f ñược gọi là ñơn ánh nếu với mọi x1, x2∈X, f(x1) = f(x2) ⇒ x1 = x2.
Ánh xạ f ñược gọi là toàn ánh nếu với mọi y∈Y, ∃x∈X sao cho f(x) = y.
Ánh xạ f ñược gọi là song ánh nếu f vừa là ñơn ánh vừa là toàn ánh.
(ðịnh nghĩa này mang tính chất của một công thức ñịnh nghĩa, với học sinh THPT
thì ñịnh nghĩa trên là hợp lí).
2. Tính chất: Nếu X, Y có hữu hạn phần tử và tồn tại một song ánh f từ X lên Y thì
|X| = |Y| (trong ñó |X| = số phần tử của X).
(Xem thêm giáo trình ñại học về lực lượng tập hợp).
II. Phương pháp song ánh trong bài toán tổ hợp.

1
1. Dùng song ánh ñể ñếm số phần tử của một tập và chứng minh hai tập có cùng
số phần tử:
Bài 1 (bài toán chia kẹo của Ơle): Cho m,n∈N*. hỏi phương trình:
x1 + x2 +...+ xn = m (*) có bao nhiêu nghiệm nguyên không âm?
Hướng dẫn (HD):
Kí hiệu T là tập các nghiệm của (*) trên tập số tự nhiên. Gọi A là tập tất cả các
dãy nhị phân gồm m+n-1 chữ số trong ñó có n-1 chữ số 0 và m chữ số 1.
Xét tương ứng ℑ: T → A
(x1; x2; …; xn) → 11...1011...10...011...1
  .
x1 so 1 x 2 so 1 x n so 1

Dễ chứng minh ℑ là một song ánh. Vậy số nghiệm của (*) = số dãy nhị phân của A.
Số các dãy nhị phân của A = số cách xếp n-1 chữ số 0 trong m+n-1 chữ số của các
dãy nhị phân (trong A) = Cmn −+1n−1 . Vậy số các nghiệm của (*) bằng Cmn−+1n −1 .
Bài 2: Cho n người xếp thành một hàng dọc. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra k người
sao cho 2 người liên tiếp không ñược chọn (với n > 2k).
HD:
Giả sử n người ñó xếp thành một hàng dọc với cách ñánh thứ tự như sau:
N1N2…Nn (ở ñây mỗ chữ tương ứng với một vị trí ñứng). Mỗi cách chọn ra k người
thỏa mãn yêu cầu ñược minh họa như sau:
N1 N 2 ...N m1 N m1 +1 N m1 + 2 N m1 +3 ...N m 2 N m2 +1 ... N mi + 2 N mi +3 ...N mk N mk +1 N mk + 2 N mk +3 ...N n .
       
x1 − nguoikhongchon chon x2 − nguoikhongchon chon xk − nguoikhongchon choncuoi xk +1 − nguoikhongchon

Vậy số cách chọn hợp lệ bằng số cặp (x1, x2, …, xj) thỏa mãn hệ:
 x1 + x2 + ... + xk +1 = n − k

 x1 , xk +1 ≥ 0 (*).
 x , x ,..., x > 0
 2 3 k

ðặt y1 = x1, yk+1 = xk+1, yi = xi - 1 với i = 2, 3,…, k thì (*) tương ñương với hệ:
 y1 + y2 + ... + yk +1 = n − 2k
 (**).
 y1 , y2 ,..., yk +1 ≥ 0
Số nghiệm của hệ (**) là Cnk−k . Vậy số cách chọn thỏa mãn bài toán là Cnk−k .
Bài 3: Có một nhóm người mà trong ñó: Mỗi cặp không quen nhau có ñúng hai người
quen chung, mỗi cặp quen nhau thì không có người quen chung. Chứng minh rằng số
người quen của mỗi người trong nhóm là như nhau.
HD:
2
Giả sử a quen b và A, B lần lượt là tập các người quen của a và b. Khi ñó, với
mỗi người a’ thuộc A, do a’ và b có người quen chung là a, a’ không quen b, nên a’
sẽ quen với một người duy nhất thuộc B. Tương tự mỗi người b’ thuộc B sẽ quen với
một người duy nhất thuộc A. Vậy có một song ánh từ A ñến B. Suy ra số người quen
của a và b là bằng nhau.
Nếu a không quen b thì a và b có c quen cả a và b. Theo trên, số người quen của a
bằng số người quen của c và bằng số người quen của b.
Bài 4: Cho A = {1, 2, 3,..., 2n}. Một tập con B của A gọi là tập cân nếu trong tập ñó
số các số chẵn bằng số các số lẻ. Tìm số tập cân của A.
HD:
ðặt X = {2, 4,..., 2n}, Y = {1, 3,..., 2n-1}, ℑ là họ tất cả các tập cân của A, ℘
là họ các tập con của A có ñúng n phần tử.
Xét tương ứng f: ℑ → ℘, f(B) = B1∪(Y\B2) trong ñó B1 = B∩X, B2 = B∩Y.
+) Rõ ràng f là ánh xạ vì |B1| = |B2| nên |f(B)| = n suy ra f(B) thuộc ℘.
+) f là ñơn ánh: Từ f(B) = f(C) suy ra B1∪(Y\B2) = C1∪(Y\C2). Do tính chẵn lẻ của
các phần tử suy ra B1 = C1, Y\B2 = Y\C2 ⇒ B = C.
+) f là toàn ánh: Giả sử M thuộc ℘, M1, M2 là các tập con của M chứa các phần tử
chẵn và lẻ. ðặt B1 = M1, B2 = Y\M2, B = B1∪B2. Khi ñó:
|B1| = |M1| ; |B2| = |Y\M2| = |Y| - |M2| = n - |M2| = |M1| = |B1|. Vậy B là tập cân. Hơn
nữa f(B) = B1∩(Y\B2) = M1∪(Y\(Y\M2)) = M1∪M2 = M.
n
Vậy số tập cân của A là C 2n
.
Bài 5: Cho X = {1, 2, ..., 2008}. Hỏi có bao nhiêu tập con A của X có tính chất: A có
3 phần tử và A không chứa hai số nguyên liên tiếp nào.
HD:
Gọi F(A) là họ các tập con A của X có tính chất như yêu cầu của bào toán,
G(Y) là họ các tập con có 3 phần tử của tập Y = {1, 2,..., 2006}.
Xét tương ứng f: F(A) → G(Y) xác ñịnh như sau:
Với A = {a, b, c} (với a < b < c) thì f(A) = {a, b - 1, c - 2}. Hiển nhiên f(A) thuộc
G(Y) và do ñó f là ánh xạ. Hơn nữa a < b - 1 < c - 2.
Dễ kiểm tra f là song ánh và từ ñó suy ra số tập con A của X thỏa mãn bài toán là
3
C 2006
.
Bài 6: Cho tập E = {1, 2, …, n} (với n > 0).
3
a) Tìm số phân hoạch của E = A∪B sao cho A∩B ≠ ∅.
b) Tìm số phân hoạch của E = A∪B∪C sao cho A∩B ≠ ∅, B∩C ≠ ∅, C∩A ≠ ∅.
HD:
a) Số cách chọn tập A có k phần tử là Cnk (0 < k < n). Tập B = (E\A)∪A’ với
A’ khác rỗng và A’ là tập con của A. Vì A có k phần tử nên có 2k - 1 cách chọn A’.
n n
n n
Suy ra có ∑ (2n − 1)Cnk =∑ (2n − 1)Cnk = 3 - 2 cách chọn A và B = số phân hoạch thỏa
k =1 k =0

mãn bài toán.


b) Gọi E’ là tập các phân hoạch của E thỏa mãn bài toán. Với mỗi số i∈E:
+) Nếu i thuộc A, B, C thì ñặt tương ứng i với (i, i, i);
+) Nếu i thuộc A, B không thuộc C thì ñặt tương ứng (i, i, 0);
+) Tương tự với các trường hợp còn lại là cho các tương ứng:
(i, 0, i); (0, i, i); (i, 0, 0); (0, i, 0); (0, 0, i). Gọi F là tập tất các các bộ số dạng này.
Dễ có mỗi phân hoạch của E tương ứng với n bộ số trên của F và ngược lại. Từ ñó
suy ra số các phân hoạch của E là 7n (1).
Gọi A1 là tập các phân hoạch của E không hợp lệ mà A∩B = ∅; A2 là tập các phân
hoạch của E không hợp lệ mà B∩C = ∅. Khi ñó chuyển qua F ta có:
|A1| = |A2| = 5n, |A1∩A2| = 4n ⇒ |A1∪A2| = 2.5n - 4n (2).
Vậy số phân hoạch thỏa mãn bài toán là 7n - 2.5n + 4n.
Bài 7 (NMO Trung Quốc): Trong các xâu nhị phân có ñộ dài n, gọi an là số các xâu
không chứa 3 số liên tiếp 010 và bn là số các xâu không chứa 4 liên tiếp 0011 hoặc
1100. Chứng minh rằng bn+1 = 2an.
HD:
Gọi A là tập các xâu nhị phân có ñộ dài n không chứa 3 số liên tiếp 010 và B
tập các xâu nhị phân có ñộ dài n không chứa 4 số liên tiếp 0011 hoặc 1100.
Xét tương ứng f: A → B xác ñịnh như sau:
Với xâu X = x1x2…xn thì f(X) = Y = y1y2…yn.
(trong ñó y1 = 0, yk ≡ x1+x2+…+xk-1(mod 2)).
Dễ chứng minh f là song ánh (1).
Mặt khác nếu có xâu Y thuộc B thì khi ñổi 0 cho 1, 1 cho 0 ta cũng có một xâu Y’
cũng thuộc B. Do ñó số các xâu loại B có ñộ dài n + 1 gấp ñôi số các xâu loại B có ñộ
dài n + 1 bắt ñầu bởi 0 (2).

4
Từ (1) và (2) ta có ñpcm.
Bài 8: Gọi M là tập các số nguyên dương mà trong hệ thập phân có 2n chữ số, trong
ñó có n chữ số 1 và n chữ số 2. Gọi N là tập các số nguyên dương viết trong hệ thập
phân có n chữ số, trong ñó chỉ có các chữ số 1, 2, 3, 4 và chữ số 1 bằng chữ số 2.
Chứng minh rằng |M| = |N|.
HD:
Với mỗi số a thuộc N có n chữ số 1, 2, 3, 4 và số các chữ số 1 bằng số các chữ
số 2 (VD a = 1234123). Khi ñó ta viết liền aa ñể ñược số có 2n chữ số (VD aa =
1234123 1234123), ñổi các chữ số 3 trong aa thành 1 và các chữ số 4 trong aa thành
2. Khi ñó ta ñược một số mới có 2n chữ số và số các chữ số 1 = số các chữ số 2 = n
thuộc tập M (VD aa → 12121211212121).
ðảo lại, với mỗi số b thuộc tập M (VD b = 212112). Ta ngắt n chữ số ñầu và n chữ số
cuối (VD b → 212 và 112) sau ñó cộng theo hàng hai số mới theo quy tắc 1 + 1 = 1,
2 + 2 = 2, 1 + 2 = 3, 2 + 1 = 4. Khi ñó ta có một số mới có n chữ số gồm các chữ số 1,
2, 3, 4 trong ñó số chữ số 1 bằng số chữ số 2 (VD b → 412). Số dạng này thuộc N.
Vậy có một song ánh giữa M và N suy ra |M| = |N|.
Bài 9: Trong một kỳ thi có k thí sinh tham dự. Hội ñồng coi thi xếp k thí sinh ngồi
xung quanh một chiếc bàn tròn có n ghế ñánh số từ 1 ñến n (n ≥ 4k). Hai thí sinh ñược
gọi là ngồi cạnh nhau nếu giữa họ không có thí sinh nào khác. Quy chế thi yêu cầu
giữa hai thí sinh bất kỳ ngồi cạnh nhau phải có ít nhất ba ghế trống. Hỏi hội ñồng coi
thi có bao nhiêu cách chọn k chiếc ghế quanh bàn tròn làm chỗ ngồi cho k thí sinh?
HD:
Bài toán quy về việc tìm số các tập con A = {a1 < a2 < ⋯ < ak } của S = {1,2,…,n}
thoả mãn a i +1 − ai ≥ 4 (i=1,2,.., k-1) và n + a1 − ak ≥ 4 .
ðặt bi = ai − 3(i − 1) , i = 1, 2,…, k. Ta có bi +1 − bi ≥ 1 , i = 1, 2,.., k - 1; bk − b1 ≤ n − 3k − 1 và
bk = ak − 3(k − 1) ≤ n − 3k + 3 .

Dễ thấy có một song ánh giữa tập A và tập B = {1 ≤ b1 < b2 < ⋯ < bk } của {1,2,…,n-3k+3}
thoả mãn bk − b1 ≤ n − 3k − 1 .
+) Với b1 ∈ {1,2,3} ñặt ci = bi − b1 , i = 1, 2,…, k. Ta có 1 ≤ c2 < ⋯ < ck ≤ n − 3k − 1 và bi , ci
tương ứng 1 - 1. Vậy có 3Cnk−−31k −1 tập như vậy.
+) Với bi ≥ 4 ñặt ci = bi − 3 . Ta có 1 ≤ c1 < ⋯ < ck ≤ n − 3k và bi , ci tương ứng 1 - 1. Vậy ta
có Cnk−3k tập như vậy.

5
Kết luận: Có cả thảy 3Cnk−−31k −1 + Cnk−3k cách chọn.
2. Dùng song ánh ñể chứng minh các hằng ñẳng thức tổ hợp:
Bài 10: Chứng minh hằng ñẳng thức: (Cn0 )2 + (Cn1 ) 2 + (Cn2 ) 2 + ... + (Cnn )2 = C2nn .
HD:
Ta thấy C2nn bằng số cách chọn ra n ñối tượng từ 2n ñối tượng ñôi một khác
nhau.
Mặt khác, chia 2n ñối tượng này ra thành hai nhóm: Nhóm 1 và nhóm 2 ñều gồm n
ñối tượng. Khi ñó ñể chọn ra n phần tử ta thực hiện như sau: Chọn k phần tử từ nhóm
1: có Cnk cách chọn, sau ñó chọn n - k ñối tượng từ nhóm 2: có Cnn −k = Cnk cách chọn.
Theo quy tắc nhân có ( Cnk )2 cách chọn ra n ñối tượng mà trong ñó có k ñối tượng
thuộc nhóm 1. Cho k = 0, 1,…, n và theo quy tắc cộng ta có ñpcm.
Bài 11 (thi tuyển viên chức ngành Giáo dục tỉnh Tuyên Quang):
n
Chứng minh hằng ñẳng thức: ∑ k (C
k =0
) = nC2nn−−11 .
k 2
n

HD: Xét bài toán có n học sinh nam và n học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra
n học sinh sao cho có 1 học sinh nam làm lớp trưởng.
n (n-k)
[ ]
Bài 12: Chứng minh hằng ñẳng thức: ∑ 2k Cnk Cn−k2 = C2nn+1 .
k =0

HD:
Xét bài toán: “chọn n số từ 2n + 1 số khác nhau” theo hai cách:
Cách 1: Chia 2n + 1 số thành n cặp gồm 2 số và một số x.
• Bước 1: Chọn ra k cặp, từ mỗi cặp này chọn ra một số. Có Cnk cách chọn ra k cặp và
có 2 cách chọn ra một số trong mỗi cặp. Vậy theo quy tắc nhân có 2k Cnk cách chọn
trong bước 1.
n−k
• Bước 2: Chọn [ ] cặp trong n - k cặp còn lại, ngoài ra số x sẽ ñược chọn nếu
2
n-k
[ ]
n - k lẻ và không chọn thêm x nếu n - k là chẵn. Khi ñó có Cn −2k cách chọn trong bước
2.
n-k
[ ]
Theo quy tắc nhân có Cn −2k . Cnk .2k cách chọn ra n số trong mỗi lần chọn. Cho k = 0, 1,
2,…, n ta ñược tổng ở vế trái (*).
Cách 2: Chọn theo tổ hợp chập n của 2n + 1 phần tử: có C2nn+1 cách chọn (**).

6
Từ (*) và (**) suy ra ñpcm.
Bài 13: Chứng minh rằng n! = n nCn0 − (n − 1)n Cn1 + (n − 2)n Cn2 − (n − 3) n Cn3 + ... + (−1) n−1 Cnn−1.
HD:
Xét X là tập toàn ánh từ tập M = {1, 2,…, n} vào chính nó.
Mỗi toàn ánh từ M vào chính nó là một hoán vị của M. Suy ra số các toàn ánh từ M
vào M = |X| = n! (*).
Mặt khác:
ðặt Hom(M, M) = tập các ánh xạ từ M vào M. Suy ra |Hom(M,M)| = nn.
ðặt Ai = {f∈Hom(M,M)| i∉f(M)} với i = 1, 2,…, n. Khi ñó:
n n
X = Hom(M,M)\( ∪ Ai ) (1) ⇒ |X| = nn - | ∪ Ai | (1).
i =1 i =1

n
Ta có: | ∪ Ai | = Cn1 (n − 1) n − Cn2 (n − 2) n + Cn3 (n − 3) n − ... + (−1)n Cnn −1. n(n-1) (2).
i =1

Từ (1) và (2) ⇒ |X| = nn - −Cn1 (n − 1) n + Cn2 (n − 2)n − Cn3 (n − 3) n + ... + (−1) n −1 Cnn −1 (**) .
Từ (*) và (**) suy ra ñpcm.
n
 
2
Bài 14 (NMO Trung Quốc): Chứng minh rằng: ∑ C .C
i =0
i
n
i
n −i .2n − 2i = C2nn .

HD:
n
Tính N: với mỗi i∈{0; 1;…;   } thì có Cni cách chọn vị trí cho i chữ số 1, có
2
n-2i
Cni −i cách chọn vị trí cho i chữ số 2. Còn lại 2 cách chọn vị trí cho các chữ số 3 và
n
 2 

4. Vậy theo quy tắc nhân và quy tắc cộng ta có: |N| = ∑ C .C
i =0
i
n
i
n −i .2n − 2i (*).

Tính |M| = C2nn (**).


n
 2 
Từ (*) và (**) suy ra: ∑ C .C
i =0
i
n
i
n −i .2n − 2i = C2nn .

3. Dùng song ánh ñể tính tổng các phần tử của một tập:
Bài 15: Cho tập A = {1, 2, ..., n}. Mỗi tập con không rỗng của A ta xác ñịnh duy nhất
một tổng ñan dấu như sau: sắp xếp các phần tử của A theo thứ tự tăng dần sau ñó gán
luân phiên các dấu + và - sao cho phần tử lớn nhất mang dấu cộng. Tính tổng các
tổng ñan dấu trên.

7
HD:
Coi tập rỗng có tổng bằng 0.
Với các tập Ai khác rỗng ta chia chúng làm 2 loại: Tập A1 chứa các tập chứa phần tử
n, tập A2 chứa các tập không chứa phần tử n. Khi ñó tương ứng sau là song ánh:
f: A2 → A1
Ai = {a1 > a2 > ... > ai} → f(Ai) = {n > a1 > a2 > ... > ai}.
Khi ñó tổng của tổng ñan dấu của Ai và f(Ai) bằng n. Vì A có 2n tập con nên có 2n-1
cặp tập con Ai và f(Ai). Suy ra tổng các tổng ñan dấu bằng n.2n-1.
Bài 16 (NMO Việt Nam): Cho tập S = {1, 2, ..., n}. Gọi T là tập tất cả các tập con
không rỗng của S. Với mỗi X thuộc T, gọi m(X) là trung bình cộng các phần tử của

X. Tính: m = ∑
m( X )
.
|T |

HD:
Xét song ánh f: T → T, f(X) = {n+1 - x với x thuộc X}.
Ta thấy: m(X) + m(f(X)) = n + 1. Do ñó:
n +1
2∑ m( X ) =∑ (m( X ) + m( f ( X ))) =| T | .(n + 1) ⇒ m = .
2
Bài 17: Hãy trung bình cộng tất cả các số N = a1a2 ...an chia hết cho 99 và các chữ số
của N thuộc tập {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}.
HD: Gọi T là tập tất cả các số dạng N. Khi ñó xét tương ứng f: T → T
a1a2 ...an → b1b2 ...bn

(với bi = 9 - ai, i = 1, 2, ..., n).


Ta thấy: N + f(N) = 99...9⋮ 99 nên f(N)∈T và f là một ánh xạ. Dễ chứng minh f là song
ánh. Khi ñó:
10n − 1
2 ∑ N = ∑ ( N + f ( N )) =|T | .99...9
 . Suy ra TBC các số N là: 99...9
= .
N ∈T N ∈T nchuso 9 nchuso9 2

III. Bài tập vận dụng


Bài 1: Tìm nghiệm nguyên của phương trình x + y + z = u + v + t với ñiều kiện
0 ≤ x, y, z, t, u, v ≤ 9.
Bài 2: Tìm số các số hình thức có dạng: a1a2 a3a4 a5 a6 với 0 ≤ ai ≤ 9, i = 1,…,6 và tổng ba
chữ số ñầu bằng tổng ba chữ số cuối.

8
Bài 3: Cho m, n là các số nguyên dương. Chứng minh rằng số cách biểu diễn n dưới
dạng tổng các chữ số nguyên dương không lớn hơn m bằng số cách biểu diễn n dưới
dạng không ít hơn m số nguyên dương.
Bài 4: Người ta xếp n học sinh nam và n học sinh nữ thành một hàng sau ñó tìm cách
cắt thành hai hàng sao cho mỗi hàng mới có số học sinh nam bằng số học sinh nữ.
Chứng minh rằng số cách cắt hàng thỏa mãn yêu cầu trên một cách duy nhất gấp ñôi
số cách cắt hàng không thỏa mãn yêu cầu của bài toán.
Bài 5: Một câu lạc bộ leo núi có n thành viên tổ chức 4 cuộc thi leo núi chia thành 4
ñội E1, E2, E3, E4. Hỏi có bao nhiêu cách chia các ñội sao cho E1∩E2 ≠ ∅, E2∩E3 ≠ ∅,
E3∩E4 ≠ ∅.
Bài 6: Chứng minh rằng: Cmk .Cn0 + Cmk −1.Cn1 + ... + Cm0 .Cnk = Cmk + n (0 < k ≤ m, n) .
Bài 7: Tính trung bình cộng các số N gồm n chữ số (n > 1) thỏa mãn các ñiều kiện
sau:
a) N gồm các chữ số {1, 2, 4, 5} và hiệu hai chữ số liên tiếp luôn lớn hơn 1.
b) N chia hết cho 11.
(−1)i
k

n ∑
Bài 8: Tính tổng: ∑ i =0 i ! .
k = 0 ( n − k )!

Bài 9: Có bao nhiêu xâu nhị phân có ñộ dài n mà trong ñó không có hai bít 1 ñứng
cạnh nhau.
Bài 10 (NMO Việt Nam 2006): Một ñơn vị kiểm lâm muốn lập lịch ñi tuần tra rừng
cho cả năm 2006 với các yêu cầu sau:
i) Số ngày ñi tuần tra trong năm nhiều hơn một nửa tổng số ngày của năm;
ii) Không có hai ngày ñi tuần tra nào cách nhau ñúng một tuần lễ.
1) Chứng minh rằng có thể lập ñược lịch ñi tuần tra rừng thỏa mãn các yêu cầu nêu
trên, biết rằng năm 2006 có 365 ngày;
2) Hỏi có thể lập ñược tất cả bao nhiêu lịch ñi tuần tra rừng như vậy?
Bài 11: Có bao nhiêu cách lát ñường ñi kích thước 3×2n bằng các viên gạch kích
thước 1×2?.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sinh Nguyên, Nguyễn Văn Nho, Lê Hoàng Phò; Tuyển tập các bài dự
tuyển Olympic toán học quốc tế 1991 - 2001, Nxb Giáo dục (2003).
2. Vũ Dương Thuỵ, Nguyễn Văn Nho, 40 năm Olympic toán quốc tế, Nxb Giáo dục
(2001).
3. Nguyễn Văn Mậu (chủ biên), Chuyên ñề TOÁN RỜI RẠC và một số vấn ñề liên
quan (tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng giáo viên THPT Chuyên – hè 2007).
4. Lê Hải Châu, Giới thiệu các bài thi chọn HỌC SINH GIỎI TOÁN phổ thông trung
học toàn quốc (từ năm 1962 ñến năm 2000),Nxb Trẻ (2001).
5. Tủ sách toán học và tuổi trẻ, Các bài thi Olympic toán trung học phổ thông Việt
Nam (1990 – 2006), Nxb Giáo dục (2007).
6. Tạp chí crux, putnam từ năm 2000 trở lại ñây.
7. Trang web http://www.mathlinks.ro/ và một số trang web chuyên ñề khác.

10

You might also like