1946 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là một văn kiện qua trọng trong lịch sử Việt

Nam,
đánh dấu sự mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn kiện có phần súc tích
nhưng hừng hực khí thế, truyền tải trọn vẹn tinh thần sục sôi mong muốn hòa bình của
Hồ Chí Minh.
Sau cách mạng tháng 8 thành công trên cả nước, Việt Nam lại một lần nữa đứng trước
cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”: hậu quả của nạn đói năm 1945 kéo dài, trình độ văn hóa
của nhân dân thấp, Pháp lăm le xâm lược nước ta lần nữa,... Trước tình hình Hồ Chí
Minh đã soạn thảo văn kiện “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” để đánh thức tinh
thần, khát vọng của nhân dân. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên Đài
tiếng nói Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1946 tại Hang Trầm, là văn bản kêu gọi
toàn dân đứng lên bảo vệ thành quả cách mạng và tuyên chiến với thực dân Pháp.
“Hỡi đồng bào toàn quốc”
Cách mở đầu này cũng giống cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập. Hồ Chí Minh dùng
hai chữ “đồng bào”’ này là để xóa đi khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân dân, cũng
như xóa đi khoảng cách giữa người dân với nhau. Theo Bác, tất cả đều là người Việt
Nam, đều là anh em và chính đều này tạo nên sự đoàn kết trong nhân dân.
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”
Chỉ bằng một câu nói mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra tính chính nghĩa của VN khi đòi hỏi hòa
bình, đồng thời chỉ ra thái độ ngang ngược của thực dân Pháp. Việt Nam đã nỗ lực
ngăn cản chiến tranh, và chính Pháp đã ngăn cản nỗ lực ấy. Câu nói này như nói thay
tâm tư của người VN bấy giờ, họ đều cảm thấy hành động nhân nhượng chỉ càng đẩy
vị thế của bản thân thấp hơn, và càng khiến thực dân Pháp ngạo mạn hơn. Sự nhận
nhịn của VN đã bị đẩy đến giới hạn, người dân VN không muốn chiến tranh nhưng
Pháp lại buộc họ phải chiến đấu.
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”
Chỉ một từ “Không!” dứt khoát và quyết đoán đã thể hiện khát vọng mãnh liệt mong
muốn độc lập cho dân tộc của Bác. Với người VN, Tổ quốc là trên hết, dân tộc là trên
hết. Trong suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh luôn hướng đến hai lý tưởng đó là độc lập
cho dân tộc và tự do cho con người. Đó chính là 2 điều mà Hồ Chí Minh và dân tộc VN
sẵn sàng chấp nhận hy sinh để giành lấy và gìn giữ lấy.
Và sau đó là lời hiệu triệu:
“Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà,.... một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc
ta!”
Trong hơn 80 năm đô hộ, người dân VN đã luôn bị bóc lột, sau khi giành được độc lập,
lại bị thực dân Pháp áp bức đến cùng cực. Và ngay chính lúc này đây, Hồ Chí Minh đã
bùng cháy lên ngọn lửa ngọn lửa dân tộc trong mỗi người dân VN. “Bất kỳ đàn ông,
đàn bà, .... đều phải đứng lên đánh thực dân Pháp”. Ở đây, HCM đã đoàn kết dân tộc
và chỉ ra mục tiêu chung và duy nhất là cứu Tổ quốc. Và trách nhiệm đó trước cả lực
lượng tự vệ là thuộc về người dân ở mỗi độ tuổi, mỗi tầng lớp. HCM đã xác định tinh
thâdn chiến đấu cho nhân dân là tất tay, dùng mỗi thứ có trong tay để chiến đấu đến
giọt máu cuối cùng. Tinh thần đó đc thể hiện ngay khi trên khắp phố phường HN là
chiến lũy làm bằng giường tủ hòm xiểng. Chưa dừng lại ở đó, tinh thần ấy còn đấu
tranh chống Pháp 60 ngày đêm với súng lởm, đạn xịt. Tinh thần chiến đấu đã tạo nên
sự khác biệt to lớn, và tinh thần ấy đc tạo nên từ tính cách dân tộc, hoàn cảnh lịch sử
và lời kêu gọi đúng thời điểm.
Sau cùng, HCM thể hiện niểm tin tuyệt đối vào cuộc kháng chiến:
“Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất
định về dân tộc ta
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.
Lời tiên đoán này của Chủ tịch Hồ Chí Minh chín năm sau đã trở thành sự thật với
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Ba mươi năm
sau, đội quân bách chiến bách thắng của người đã cắm lá cờ lên nóc dinh Độc lập, kết
thúc cuộc chiến tranh mười nghìn ngày đem lại độc lập thống nhất cho đất nước.

Chỉ vỏn vẹn trong 198 âm tiết, với độ dài không quá 18 câu, trong đó đa phần là những
câu ngắn, câu đặc biệt mang tính khẳng định, mệnh lệnh “Không!”, “Hỡi đồng bào!”,
“Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”…, Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuyển
tải toàn bộ ý nghĩa lịch sử của một lời hiệu triệu dân tộc và tuyên chiến với kẻ thù. Lời
kêu gọi đã thể hiện được tư tưởng, khí phách Hồ Chí Minh nói riêng và dân tộc Việt
Nam nói chung, một dân tộc yêu chuộng hòa bình, dân chủ, nhưng sẵn sàng đứng lên
bảo vệ Tổ quốc, “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

You might also like