Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

NHẬN THỨC LẠI

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT


NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN NHẤT CỦA BẠN

Biên dịch:

TS. Tô Bá Lâm
Huỳnh Hữu Tài
Nhóm WeTransform
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH NÀY

Tác giả đã đưa ra một trường hợp thuyết phục rằng chúng ta thường bắt đầu giải quyết một
vấn đề trước khi suy nghĩ sâu sắc về việc liệu chúng ta có đang giải quyết đúng vấn đề hay
không. Nếu bạn muốn có siêu năng lực giải quyết vấn đề tốt hơn, hãy đọc cuốn sách này.
Eric Schmidt, cựu CEO của Google
PHẦN I
GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ
GIỚI THIỆU
VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?

BẠN CÓ ĐANG GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ HAY KHÔNG?


Chúng ta sẽ bắt đầu với một câu hỏi. Hãy trả lời câu hỏi này cho đội nhóm của bạn, nơi
làm việc của bạn, xã hội của bạn, gia đình của bạn hay là cho chính bản thân bạn:
Chúng ta đã lãng phí bao nhiêu – thời gian, tiền bạc, năng lượng, thậm chí là cuộc sống –
bằng cách giải quyết sai vấn đề?
Tôi đã đặt câu hỏi này cho tất cả mọi người trên thế giới, và hiếm có người nào nghĩ rằng
câu hỏi này là không quan trọng. Nếu bạn cần có một khoản dừng để trả lời, hãy xem xét
câu hỏi thứ hai:
Điều gì xảy ra nếu chúng ta có thể cải thiện hơn trong việc giải quyết đúng các vấn đề?
Sự khác biệt nào có thể tạo ra cho cuộc sống của chúng ta – cho mọi người và những mục
đích mà bạn quan tâm – nếu mọi người chỉ cần tốt hơn một chút trong việc chọn đúng vấn
đề?
Cuốn sách này viết về việc làm thế nào để thực hiện được điều đó. Mục đích của nó là nâng
cấp khả năng giải quyết vấn đề. Nó có thể làm được điều này bằng cách chia sẻ một kỹ
năng cụ thể được gọi là “nhận thức lại vấn đề” (reframing the problem) hay gọi tắt là “nhận
thức lại” (reframing).
Một nghiên cứu đã được thực hiện trong hơn 50 năm qua chỉ ra rằng nhận thức lại là một
kỹ năng cực kỳ mạnh mẽ - và không chỉ dùng cho việc giải quyết những vấn đề. Những
người làm chủ khả năng nhận thức lại ra quyết định tốt hơn, có nhiều ý kiến sáng tạo hơn
và thường có cuộc sống xuất sắc hơn.
Điều tuyệt vời hơn là cuốn này không quá khó để học. Bằng cách đọc cuốn sách này, bạn
sẽ trở thành một người có tư duy và giải quyết vấn đề tốt hơn. Bạn cũng sẽ dường như tiến
bộ trong một vài thử thách hiện tại của bạn – không phải là sau đó mà là trong chính quá
trình bạn đọc cuốn sách này.
Để có thể hiểu nhận thức lại là gì, hãy bắt đầu đọc nào. Vấn đề về một chiếc thang máy
chậm đang chờ bạn.

VẤN ĐỀ CHIẾC THANG MÁY CHẬM


Đây là ý tưởng chủ đạo của cuốn sách này:
Cách mà bạn nhận thức một vấn đề quyết định giải pháp nào mà bạn sẽ tìm ra.
Bằng cách chuyển dịch cách thức bạn nhìn nhận vấn đề - đó là, bằng cách nhận thức lại
vấn đề - bạn có thể thỉnh thoảng tìm được những giải pháp hoàn toàn tốt hơn.
Để thấy được điều này hoạt động như thế nào trong thực tế, hãy xem xét ví dụ kinh điển
này: vấn đề thang máy chậm.
Bạn là chủ của một tòa nhà văn phòng và người thuê đang phàn nàn về chiếc thang máy.
Nó cũ kỹ và chậm chạp, và mọi người phải chờ đợi rất lâu. Nhiều người thuê dọa rằng họ
sẽ chấm dứt hợp đồng thuê nếu bạn không giải quyết những vấn đề này của thang máy.
Đầu tiên, chú ý rằng vấn đề này được truyền đạt cho bạn một cách không được tự nhiên.
Cũng giống như hầu hết các vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, một ai đó đã
nhận thức vấn đề đó cho bạn: vấn đề ở đây là cái thang máy đang bị chậm.
Với sự háo hức đi tìm một giải pháp, nhiều người trong chúng ta không chú ý vấn đề được
nhận thức như thế nào; chúng ta xem việc nhận thức như vậy là đúng. Như là một kết quả,
chúng ta bắt đầu nghĩ ra các ý tưởng làm thế nào để thang máy trở nên nhanh hơn: Chúng
ta có thể nâng cấp động cơ không? Chúng ta có thể cải tiến thuật toán của thang máy không?
Chúng ta có cần phải lắp đặt một thang máy mới không?
Những ý tưởng này sẽ rơi vào một không gian giải pháp (solution space), đó là một cụm
những giải pháp dựa trên cùng những giả định về vấn đề là:
Những giải pháp này có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn đặt vấn đề này với
những người quản lý tòa nhà, họ đề xuất một giải pháp tao nhã hơn nhiều: đặt những chiếc
gương cạnh thang máy. Biện pháp đơn giản này đã chứng minh tính hiệu quả trong việc
giảm thiểu các lời phàn nàn, bởi vì con người thường có xu hướng mất khái niệm về mặt
thời gian khi được đưa cho một thứ gì đó hoàn toàn hấp dẫn để nhìn – đó chính là bản thân
họ.

MỘT VẤN ĐỀ TỐT HƠN ĐỂ GIẢI QUYẾT


Giải pháp chiếc gương không giải quyết vấn đề đã được nêu ra: nó không làm cho thang
máy nhanh hơn. Thay vào đó, nó đề xuất một cách hiểu khác – đó là, nó nhận thức lại vấn
đề:
Đây chính là cách chúng ta nói về nhận thức lại (reframing). Trái tim của phương pháp
chính là thấu hiểu được sự phản trực giác: thỉnh thoảng, để giải quyết một vấn đề khó khăn,
bạn phải dừng việc tìm kiếm giải pháp cho nó. Thay vào đó, bạn phải dịch chuyển sự tập
trung của bạn sang bản thân của vấn đề - không chỉ phân tích nó mà phải dịch chuyển cách
mà bạn nhận thức nó.

MỘT CÔNG CỤ MẠNH MẼ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH


Sức mạnh của việc nhận thức lại đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, với những người
như Albert Einstein, Peter Drucker, và rất nhiều người khác đã chứng thực tầm quan trọng
của nó: kết hợp đổi mới sáng tạo, giải quyết vấn đề, và đặt những câu hỏi đúng, nhận thức
lại luôn có sự liên quan đến bất kỳ điều gì bạn làm, dẫn dắt một đội nhóm, xây dựng một
công ty khởi nghiệ (startup), chốt một hợp đồng, xây dựng chiến lược, giải quyết những
yêu cầu của khách hàng, hoặc làm nhiều thứ khác. Nó cũng rất hữu ích cho các vấn đề cá
nhân vì con người làm việc là để xây dựng sự nghiệp của họ, cải thiện tình trạng hôn nhân,
hoặc làm cho những đứa con cứng đầu của họ ít cứng đầu hơn. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật
nhận thức lại cho bất cứ vấn đề nào mà bạn gặp phải ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống
của bạn, để giải quyết các tình trạng khó xử và tìm cách để tiến về phía trước. Hoặc có thể
nói theo cách mà tôi hay dùng: Mọi người đều có vấn đề. Sự nhận thức lại có thể giúp bạn.
Và việc giúp đỡ là cần thiết – bởi vì hầu hết chúng ta đều không được học nhận thức lại là
gì, hoặc là làm cách nào để nhận thức lại. Thực tế, xuyên suốt công việc của tôi, tôi cuối
cùng tin rằng nhận thức lại là công cụ bị thiếu lớn nhất trong hộp công cụ (toolbox) nhận
thức của chúng ta.

VẤN ĐỀ VỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Vài năm trước đây, một công ty nổi tiếng thuộc nhóm công ty Fortune 500 đã thuê tôi để
dạy kỹ thuật nhận thức lại cho 350 nhân viên của họ. Buổi học mà tôi dạy họ là một phần
của chương trình kéo dài 1 tuần về khả năng lãnh đạo đặc biệt được thiết kế riêng cho các
nhà lãnh đạo tài năng nhất của công ty. Để có thể được tham gia vào lớp này, bạn phải nằm
trong top 2% nhân viên xuất sắc trong công ty.
Đến cuối tuần, chúng tôi đã thực hiện khảo sát những người tham gia và hỏi họ điều hữu
ích nhất mà họ đã tìm thấy trong khóa học là gì. Giữa những thứ mà mọi người được học
xuyên suốt 5 ngày dồn nén nội dung, buổi học hai tiếng về nhận thức lại nằm cao nhất trong
danh sách.
Đó không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy phản ứng như vậy. Trong một thập kỷ qua, tôi
đã dạy kỹ thuật nhận thức lại cho hàng nghìn người trên khắp thế giới và hầu hết mọi người
đều nó rằng nó rất hữu ích với họ. Đây là một vài phản ứng kinh điển được trích nguyên
văn từ trong mẫu phản hồi:
• “Cách thức mới mẻ của việc nhìn nhận sự việc là mở rộng tầm mắt.”
• “Rất thích nó, mở mang nhận thức của tôi sang một cách suy nghĩ khác hoàn toàn.”
• “Nhận thức lại là một khái niệm khủng khiếp mà tôi chưa tìm ra trước đây. Tôi sẽ
sử dụng nó một cách trực tiếp vì tôi làm việc với nhóm của tôi trong tương lai.”
Với tôi, những phản ứng này thực sự - và tiếp tục sẽ là – rắc rối sâu sắc.
Hãy nghĩ về nó: Tại sao mọi người trên thế giới này lại không biết về nó? Làm thế nào mà
một nhóm người thực sự thông minh làm việc trong doanh nghiệp toàn cầu thuộc nhóm
công ty Fortune 500 – top 2% của công ty – lại không biết làm thế nào để giải quyết đúng
vấn đề.
Để hiểu sự mở rộng của vấn đề, tôi đã khảo sát 106 lãnh đạo điều hành ở cấp độ C (C-
suite) đại diện 91 công ty thuộc lĩnh vực tư nhân và khu vực công ở 17 quốc gia. Kết quả:
85% đã nói rằng tổ chức của họ không giỏi ở việc nhận thức lại. Hầu hết đều nói rằng công
ty của họ đã lãng phí rất nhiều tài nguyên bởi vì điều này.
Đây là sai lầm hết sức to lớn. Nhận thức lại là kỹ năng tư duy cơ bản. Một cách thẳng thắn,
đây phải là điều mà mọi người được dạy từ rất lâu về trước. Nó thật là hoàn toàn điên loạn
khi chúng ta không tốt hơn về nhận thức lại. Và điều này đã làm tôi hoảng sợ khi xem xét
bao nhiêu lỗi được tạo ra mỗi ngày bởi vì những người thông minh, tài năng cứ giải quyết
sai vấn đề.
Đó chính là vấn đề mà cuốn sách này nhằm giải quyết.
Tôi đã lắng đọng công việc suốt một thế kỷ qua trong một hướng dẫn dễ dàng duy nhất về
giải quyết đúng vấn đề. Cấu trúc trung tâm của cuốn sách này là phương pháp nhận thức
lại nhanh chóng, một cách tiếp cận đơn giản đã được chứng minh mà bạn có thể sử dụng
để giải quyết những vấn đề trong hầu hết bất kỳ ngữ cảnh nào. Một cách quan trọng, phương
pháp được thiết kế để sử dụng một cách nhanh chóng, như là một phần của môi trường làm
việc bận rộn hằng ngày: một số ít chúng ta có thể chấp nhận một cách tiếp cận chậm hơn
cho những vấn đề của chúng ta.
Tôi đã phát triển phương pháp một cách từ từ trong suốt thập kỷ vừa qua trong suốt quá
trình tôi dạy kỹ thuật nhận thức lại cho mọi người ở tất cả các cấp độ và thâm niên, giúp
họ giải quyết các vấn đề thực tế. Những chiến lược được dựa trên những nghiên cứu trước
đó về giải quyết vấn đề và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, sự lựa chọn của tôi về việc chiến
lược nào sẽ được đề cập trong phương pháp sẽ không dựa trên bất kỳ mô hình lý thuyết
bao quát nào. Tôi chỉ chọn những chiến lược mà nó đã chứng minh một cách nhất quán sự
hữu ích cho mọi người trong việc tư duy lại và giải quyết những vấn đề của riêng của họ -
và đồng thời nó cũng phải đủ rộng để có thể hữu ích cho một dải rộng các vấn đề và các
ngành khác nhau.
Tôi cũng đã xác minh các chiến lược thông qua các nghiên cứu mà tôi đã thực hiện về việc
làm thế nào mà con người giải quyết các vấn đề gai góc trong tự nhiên, như là một phần
gắn liền với công việc hàng ngày của họ hơn là trong thiết lập hội thảo. Tôi đã thực hiện
rất nhiều cuộc nghiên cứu có chiều sâu về việc cụ thể làm thế nào mỗi cá nhân sẽ thực hiện
về việc giải quyết các vấn đề khó và tạo ra các sáng tạo đột phá, làm việc trong nhiều môi
trường khác nhau, từ công ty khởi nghiệp nhỏ đến các công ty lớn và phức tạp như Cisco
và Pfizer. Trong khi nhận thức lại trong thực tế thì chắc chắn là rắc rối hơn một cấu trúc rõ
ràng có thể xảy ra, mỗi chiến lược biểu diễn những cách tiếp cận có thể được sử dụng bởi
những người thực hành để giải quyết các vấn đề thực tế và tìm những cách thức mới mẻ,
sáng tạo để đưa ra được những kết quả.
Bằng cách đọc cuốn sách này, bạn sẽ:
• Trở nên tốt hơn trong việc tìm ra các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề khó khăn,
trong công việc và hơn thế nữa.
• Ngăn chặn bản thân bạn và đội nhóm của bạn trong việc lãng phí thời gian cho
những thứ sai lầm.
• Học để nhận thức những quyết định lớn hiệu quả hơn, cải thiện tỷ lệ quyết định
chính xác.
• Minh chứng tương lai cho sự nghiệp của bạn và tăng giá trị của bạn trong công ty.
• Và quan trọng nhất: tạo ra sự khác biệt đến những người và những mục tiêu mà bạn
quan tâm.
Chú ý rằng cuốn sách này được viết cho việc ứng dụng ngay tức thì: ngay khi bạn di chuyển
qua từng chương sách, bạn có thể bắt đầu sử dụng phương pháp ngay lập tức để giải quyết
các vấn đề của riêng bạn. Đây là cách mà cuốn sách được trình bày.

PHẦN TIẾP THEO CỦA CUỐN SÁCH


Chương kế tiếp – Nhận thức lại những điều đã được giải thích – chia sẻ một cách nhanh
chóng một vài khái niệm cốt lõi cùng với những ví dụ đáng chú ý trong thế giới thực của
việc nhận thức lại.
Phần II – Làm cách nào để nhận thức lại – sẽ dẫn dắt bạn đi qua phương pháp nhận thức
lại từng bước một với sự nhấn mạnh đặc biệt về những câu hỏi gì cần được hỏi. Chúng ta
sẽ được học các vấn đề sau:
• Làm thế nào một câu hỏi đơn giản – Chúng ta đang cố gắng giải quyết vấn đề gì –
sẽ dừng mọi người khỏi việc yêu thích các ý tưởng tồi
• Tại sao các chuyên gia thực hành nhìn bên ngoài khung vấn đề trước khi họ đào sâu
vào chi tiết
• Làm thế nào tư duy lại những mục tiêu của họ làm một nhóm giảm khối lượng công
việc đi 80%
• Làm thế nào việc tìm kiếm và kiểm tra các ngoại lệ tích cực có thể dẫn đến những
đột phá tức thì
• Tại sao nhìn vào trong gương là yếu tố then chốt cho việc giải quyết các mâu thuẫn
cá nhân
• Làm thế nào hai doanh nhân khởi nghiệp đã sử dụng thẩm định vấn đề để phát hiện
ra cơ hội nhiều triệu đô la trong hai tuần
Sau khi đọc xong phần II, bạn sẽ được trang bị toàn bộ kiến thức cần thiết để sử dụng
phương pháp này.
Phần III – Vượt qua sự kháng cự - là một nguồn mà bạn có thể tham khảo khi cần thiết,
đưa ra những đề nghị cho bạn những điều cần làm khi mọi người chống lại quá trình nhận
thức lại, khi họ không lắng nghe lời khuyên của bạn, khi họ là nạn nhân của suy nghĩ bất
hợp tác, và nhiều trường hợp khác nữa.
Xuyên suốt cuốn sách, tôi cũng sẽ chia sẻ rất nhiều ví dụ thực tế về việc làm thế nào nhận
thức lại đã dẫn dắt đến những đột phá lớn. Những ví dụ này hầu như không nói về các giám
đốc điều hành (CEO). Thay vào đó, hầu hết tập trung vào những gì mà bạn gọi là người
thường. Điều đó không có nghĩa là các CEO không sử dụng kỹ thuật nhận thức lại; nghiên
cứu của nhiều nhà nghiên cứu quản lý đã chỉ ra rằng họ có làm điều đó và có hiệu quả lớn.
Tuy nhiên, vai trò CEO là một công việc không bình thường mà có rất ít điểm chung với
công việc thường ngày của mọi người. Sự quan tâm của tôi nằm ở việc làm thế nào mà
chúng ta có thể cải thiện việc giải quyết vấn đề không chỉ trong phòng họp mà còn trong
mọi tình huống khác khi chúng ta gặp vấn đề. Nói một cách ngắn gọn, tôi muốn dân chủ
hóa kỹ thuật nhận thức lại. Những câu chuyện và con người bạn gặp trong cuốn sách này
phản ánh sự tập trung đó.
Bạn cũng sẽ được giới thiệu nghiên cứu quan trọng nhất đằng sau khái niệm nhận thức lại.
Hơn một nửa thế kỷ, nhận thức lại đã được nghiên cứu bởi các nhà học thuật và các chuyên
gia thực hành từ nhiều ngành nghề khác nhau – vận hành, tâm lý, toán học, khởi nghiệp,
thiết kế, triết học, và nhiều ngành khác – và cuốn sách này nợ rất nhiều từ những công việc
của họ. Bạn sẽ gặp một số nhà tư tưởng chính về cách tiếp cận đóng nhận thức lại trong
những chương kế tiếp; nhiều người khác sẽ được đề cập ở phần ghi chú cuối cùng. Website
của cuốn sách, www.howtoreframe.com, cũng đưa ra một nghiên cứu chính sâu sắc, hữu
ích nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các minh chứng mang tính chất khoa học đằng sau kỹ
thuật nhận thức lại (hay nếu bạn chỉ cần vài kết quả học thuật để thể hiện với khách hàng
của bạn trong bài trình chiếu).

MÔ HÌNH NHẬN THỨC LẠI


Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu mô hình nhận thức lại (Reframing Canvas). Mô hình mang
đến một cái nhìn tổng quát các bước chính của phương pháp, và bạn có thể sử dụng nó với
nhóm của bạn hoặc khách hàng của bạn để nhận thức lại vấn đề. Bạn có thể tải miễn phí
phiên bản in thân thiện với người dùng trên website của cuốn sách.
Ở trang kế tiếp, bạn có thể thấy phiên bản tổng quát của mô hình. Hãy dành một chút thời
gian để làm quen với nó, nhưng chú ý khoan lo lắng về các chi tiết. Chúng ta sẽ bàn về nó
sau. Bây giờ, chỉ cần chú ý rằng phương pháp có 3 bước chính – Nhận thức, Nhận thức lại,
Tiến về phía trước – với một vài chiến thuật thêm vào được lồng vào trong bước thứ 2.
Hãy cùng bắt đầu nào.
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC LẠI NHỮNG GÌ ĐƯỢC GIẢI THÍCH

BÊN NGOÀI SỰ PHÂN TÍCH

Một trong những tính cách quan trọng của một người giải quyết vấn đề giỏi là sự lạc quan
của họ: Khi đối mặt với các tình huống khó khăn, họ không chấp nhận số phận. Họ tin rằng
có một cách tốt hơn để đi tiếp – và rằng họ có khả năng tìm ra nó.
Tuy nhiên, lạc quan thôi là chưa đủ. Trong lịch sử đã có rất nhiều người lạc quan nhưng
rồi đã đâm đầu vào tường. Để có thể thành công, quán tính tiến lên phía trước của họ phải
đi đôi với khả năng xác định đúng vấn đề. Đó là điều mà kỹ thuật nhận thức lại (và thực
thể đầu tiên của nó là nhận thức) nhắm đến.
Điều quan trọng cần chú ý là việc nhận thức lại sẽ khác với phân tích vấn đề. Việc phân
tích, như tôi sử dụng thuật ngữ ở đây, là khi bạn đặt câu hỏi, Tại sao thang máy lại chậm?
và có gắng tìm hiểu những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ. Để giỏi khả năng phân
tích đòi hỏi chính xác, có phương pháp, hướng đến chi tiết và giỏi làm việc với các con số.
Trong khi đó, nhận thức lại là một hoạt động ở cấp độ cao hơn. Đó là khi bạn hỏi, tốc độ
của thang máy có phải là điều đúng đắn cần phải tập trung không? Để giỏi ở khả năng nhận
thức lại, chúng ta không đòi hỏi phải có tính chi tiết. Nó thiên về việc nhìn bức tranh ở cấp
độ tổng thể và có khả năng xem xét các tình huống ở nhiều góc độ khác nhau.
Nhận thức lại không chỉ giới hạn ở việc khởi đầu của toàn bộ quá trình hoặc độc lập với
việc phân tích và giải quyết vấn đề. Ngược lại, sự thấu hiểu vấn đề của bạn sẽ giúp phát
triển giải pháp của bạn. Vai trò của một nhà khởi nghiệp và người tư duy thiết kế sẽ nói
cho bạn rằng, bạn không thể hi vọng nhận thức một vấn đề một cách chính xác trừ phi bạn
lăn xả vào vấn đề và thử nghiệm suy nghĩ của bạn trong tình huống thực tế.
Để chỉ cho bạn làm thế nào quá trình này diễn ra trong thực tế, tôi sẽ chia sẻ một trong
những ví dụ mạnh mẽ nhất mà tôi từng tìm thấy. Ví dụ này hơi dài hơn câu chuyện về chiếc
thang máy, nhưng đã đi cùng tôi rất lâu. Có những chú cún con sẽ tham gia trong ví dụ này.

VẤN ĐỀ CƯ TRÚ CHO NHỮNG CHÚ CHÓ Ở MỸ


Người Mỹ yêu quý những chú chó: hơn 40% gia đình ở Mỹ có nuôi một chú chó. Tuy
nhiên, sự yêu quý dành cho những động vật 4 chân có lông này vẫn không thể ngăn được
một mặt trái: mỗi năm, ước tính có hơn 3 triệu chú chó phải vào lồng và được đưa vào diện
cần được nhận nuôi.
Các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật làm việc chăm chỉ để nhằm nêu lên sự quan tâm của
cộng đồng về vấn đề này. Một tin quảng cáo đặc trưng với hình ảnh một chú chó bị bỏ bê
trông rất buồn bã được chọn lựa cẩn thận nhằm khơi gợi sự trắc ẩn, cùng với một dòng chữ
chẳng hạn “Cứu một cuộc sống – nhận nuôi một chú chó” hoặc có lẽ là đề nghị quyên góp.
Thông qua những hoạt động như thế này, khoảng 1,4 triệu chú chó được nhận nuôi mỗi
năm. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc hơn một triệu chú chó khác không được
nhận nuôi, chưa kể mèo hay các loại động vật khác. Mặc cho những nỗ lực ấn tượng của
những nhóm bảo vệ và giải cứu, việc rất ít thú cưng được nhận nuôi vẫn diễn ra dai dẳng
hàng thập kỷ.
Tuy nhiên, vẫn có một vài tin tốt. Trong một vài năm vừa qua, hai tổ chức nhỏ đã tìm ra
được cách giải quyết cho vấn đề này. Một trong 2 tổ chức đó là BarkBox, một công ty khởi
nghiệp có trụ sở ở New York mà tôi đã có cơ hội giảng dạy về kỹ thuật nhận thức lại cho
họ. BarkBox đã quyên góp 1% doanh thu của họ cho những chú chó cần sự giúp đỡ, để mà
cho đến một ngày, nhóm hoạt động không lợi nhuận của họ đã quyết định có một góc nhìn
mới về vấn đề chú chó trong lồng.

GIẢI QUYẾT VIỆC TIẾP CẬN THÔNG TIN, KHÔNG PHẢI LÀ QUẢNG CÁO
Trong điều kiện kinh phí eo hẹp của mình, BarkBox đã biết rằng đầu tư vào việc quảng cáo
sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt. Thay vào đó, họ bắt đầu xem xét những cách khác để
nhận thức vấn đề. Như Henrik Werdelin, đồng sáng lập của BarkBox và cũng là lãnh đạo
của dự án, đã chia sẻ với tôi: Chúng tôi nhận ra rằng vấn đề nhận nuôi chỉ là một phần của
một vấn đề Tiếp cận thông tin. Các tổ chức bảo vệ chủ yếu dựa vào Internet để minh họa
cho các chú cún của họ. Tuy nhiên, rất khó để tìm kiếm trang web của họ và bởi vì chi phí
dành cho trang web rất ít nên việc xây dựng trang web thì thường không tối ưu cho việc
xem trên các thiết bị di động. Đó là một vấn đề mà tôi nghĩ rằng có thể giải quyết khá dễ
dàng. Dựa trên mô hình ứng dụng hẹn hò dành cho con người, kết quả được cho ra đời là
một ứng dụng vui nhộn có tên BarkBuddy, thông qua đó mọi người có thể thấy được hồ sơ
của các chú chó cần được nhận nuôi và liên hệ với Tổ chức bảo vệ đang giữ chúng.
Được triển khai với khẩu hiệu “Tìm những chú cún trong khu vực của bạn”, ứng dụng
BarkBuddy đã có hơn 250.000 lượt tải. Sau một khoảng thời gian ngắn, nó đã phục vụ hơn
một triệu lượt xem hồ sơ mỗi tháng. Là ứng dụng hẹn hò đầu tiên dành cho các chú chó,
BarkBuddy đã xuất hiện trên nhiều kênh truyền hình quốc gia và được phát sóng trên một
talk show nổi tiếng. Đây là một kết quả khá hời cho khoản tiền đầu tư của bạn khi mà chi
phí để xây dựng và triển khai chỉ tốn khoảng 8.000 đô la.
Đây chính là lý do điển hình trong việc nhận thức lại: bằng cách suy nghĩ lại vấn đề thực
sự là gì, Wedelin và nhóm của anh ấy đã xác định một phương án tiếp cận mới và hiệu quả
hơn. Tuy nhiên, đồng thời, bạn sẽ chú ý rằng khi xem xét ở ý nghĩa quan trọng nhất, cả đội
vẫn đang làm việc trong khung vấn đề ban đầu: Làm thế nào để có nhiều chú chó được
nhận nuôi hơn? Đó không phải là cách duy nhất để nhận thức vấn đề về nơi cư trú cho các
chú chó.

MỘT CÁCH TIẾP CẬN KHÁC: CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP VỀ NƠI CƯ
TRÚ

Loris Weise là giám đốc điều hành của tổ chức giải cứu các chú chó trong thành phố có trụ
sở tại Los Agneles và là một trong những người đi tiên phong trong chương trình can thiệp
về nơi cư trú. Chương trình của Lori không tìm kiếm cách để làm có nhiều chú chó được
nhận nuôi hơn. Thay vào đó, chương trình tìm cách để giữ các chú chó với người chủ đầu
tiên để mà các chú chó không bao giờ phải vào các chiếc lồng sắt trong hệ thống các tổ
chức bảo vệ.
Trung bình có khoảng 30% các chú chó tham gia vào chương trình bảo vệ thuộc dạng “từ
bỏ bởi người chủ” khi mà các người chủ không nuôi nữa sau khi suy nghĩ một cách kỹ
càng. Trong cộng đồng bảo vệ động vật tự nguyện, được tập hợp bởi tình yêu sâu sắc với
động vật, những người chủ thường bị đánh giá một cách cay nghiệt: Làm thế nào mà bạn
nhẫn tâm bỏ rơi những chú chó như cách bạn vứt bỏ các món đồ chơi bị vỡ? Để ngăn các
chú chó tránh một kết thúc với những người chủ tồi, rất nhiều tổ chức bảo vệ - dù cho tình
trạng quá tải của các chú chó không nhà – yêu cầu các người nhận nuôi tiềm năng phải trải
qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt nhằm tạo ra các rào cản để nhận nuôi.
Lori thấy những thứ hoàn toàn khác. Như cô ấy đã nói với tôi, “Tôi hoàn toàn không đồng
tình với các câu chuyện mà những người chủ tồi kể. Tôi đã gặp nhiều người như thế này
trong quá trình làm việc và hầu hết họ đều quan tâm rất nhiều đến các chú chó của họ. Họ
không phải là người xấu. Có điều câu chuyện quá đơn giản.”
Để tìm hiểu rõ lý do, Lori đã xây dựng một thí nghiệm đơn giản ở một tổ chức bảo vệ có
trụ sở tại Nam Los Angeles. Bất kỳ khi nào một gia đình đến để chuyển giao chú chó của
họ cho tổ chức bảo vệ, một trong những nhân viên của Lori sẽ hỏi họ “Nếu có thể, bạn
mong muốn sẽ giữ lại chú chó của bạn chứ?”
Nếu gia đình đó trả lời là có, nhân viên đó sẽ hỏi họ tại sao gia đình họ lại bỏ rơi chú chó.
Nếu đó là vấn đề mà Lori và nhân viên của cô ấy có thể giúp để giải quyết, họ sẽ sử dụng
các quỹ của nhóm và các mối quan hệ của họ trong cùng lĩnh vực.
Thí nghiệm của Lori đã khám phá ra một kết luận dựa trên dữ liệu hoàn toàn trái ngược với
giả định trước đó: 75% những người chủ nói rằng họ muốn giữ chú chó của họ. Nhiều
người đã gặp phải khó khăn khi buộc phải bỏ rơi các chú chó của họ - và họ đã chăm sóc
rất cẩn thận chúng nhiều năm trước khi bị buộc phải chuyển chúng đến tổ chức bảo vệ.
Như Lori đã nêu: “Sự từ bỏ của người chủ” không phải là vấn đề về con người. Thay vào
đó, đó là vấn đề về sự nghèo khổ về mặt kinh tế. Những gia đình này rất yêu các chú chó
của họ nhưng đồng thời họ cũng rất nghèo. Chúng ta đang nói về những người mà trong
nhiều trường hợp họ cũng không hoàn toàn chắc chắn làm thế nào để nuôi những đứa trẻ
của họ vào giai đoạn cuối tháng. Vì vậy, khi một người chủ nhà mới đột nhiên yêu cầu một
khoản đặt cọc để nuôi chó, họ không có cách nào để xoay sở đủ tiền. Trong những trường
hợp khác, các chú chó cần khoảng 10 đô la cho một lần tiêm phòng bệnh dại, chỉ gia đình
không có cách tiếp cận với bác sĩ thú y, hoặc có thể cảnh giác với bất kỳ cơ quan chức năng
nào. Chuyển các thú cưng của họ cho một tổ chức bảo vệ luôn là sự lựa chọn cuối cùng
trong những sự lựa chọn mà họ tin rằng họ có thể thực hiện.
Như Lori tìm thấy, chương trình can thiệp không chỉ là khả thi về mặt kinh tế: thực tế nó
thiên về hiệu quả về mặt chi phí hơn là các hoạt động khác của nhóm. Trước khi thực hiện
chương trình, tổ chức của Lori đã chi tiêu một khoảng trung bình là 85 đô la cho một thú
cưng mà họ giúp đỡ. Chương trình can thiệp mới đã hạ chi phí thấp xuống còn khoảng 60
đô la cho mỗi thú cưng và do đó cải tiến một cách đáng kinh ngạc hiệu quả trên từng đô la
của tổ chức. Sáng kiến này cũng cho phép nhiều gia đình có thể giữ những thú cưng yêu
quý của họ - và bằng cách giữ những thú cưng thay vì đưa vào tổ chức bảo vệ, chương
trình đã giải phóng thêm không gian để giúp đỡ các động vật khác khi cần thiết.
Dựa trên công việc của Lori và nhiều nhà tiên phong khác, những chương trình can thiệp
đã được nhân rộng khắp nước Mỹ, và cách tiếp cận này đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều
tổ chức doanh nghiệp. Như là một hệ quả của sáng kiến này và những sáng kiến khác, số
lượng thú cưng bị đưa vào lồng sắt và số lượng thú cưng bị chết luôn ở mức thấp.

KHÁM PHÁ SO VỚI PHÁ VỠ KHUNG VẤN ĐỀ


Hai câu chuyện minh họa cho sức mạnh của kỹ thuật nhận thức lại. Trong cả hai trường
hợp, bằng cách tìm một vấn đề mới để giải quyết, một nhóm người nhỏ đã tìm cách để tạo
ra sự thay đổi lớn. Những câu chuyện cũng chỉ ra làm thế nào mà có hai cách tiếp cận khác
nhau để nhận thức lại vấn đề - gọi chúng là tìm kiếm so với phá vỡ khung vấn đề.

Khám phá khung vấn đề là khi bạn đào sâu hơn vào vấn đề ban đầu
Nó cũng tương tự như phân tích vấn đề, nhưng với các yếu tố được thêm vào làm bạn nhìn
ra khỏi khung vấn đề để xem xét kỹ tất cả các khía cạnh của tình hướng và do đó có thể tạo
ra sự khác biệt. Đây là cách mà nhóm BarkBox đã làm. Họ bắt đầu bằng phát biểu “Không
đủ người nhận nuôi” và khi họ đào sâu vấn đề hơn đến khi họ phát hiện ra một vấn đề ẩn:
vấn đề truy cập thông tin. Với vấn đề được nhận thức lại, họ đã tạo ra một ảnh hưởng vượt
mức kỳ vọng so với giá trị của khoản đầu tư 8.000 đô la của họ.

Phá vỡ khung vấn đề là khi bạn bỏ qua hoàn toàn khung vấn đề ban đầu
Chương trình của Lori đã phá vỡ khung vấn đề. Cô ấy là nghĩ lại mục đích khởi nguồn
công việc của cô ấy – nhìn nhận vấn đề không phải là vấn đề nhận nuôi mà là vấn đề giúp
đỡ các gia đình nghèo giữ thú cưng của họ - và giúp thay đổi lĩnh vực của cô ấy thông qua
quy trình.

Cả hai cách tiếp cận đều có thể dẫn đến sự đột phá. Nhưng ý tưởng phá vỡ khung vấn đề
thì quan trọng hơn cả, bởi vì nếu bạn không làm chủ được nó, bạn sẽ dính bẫy của khung
vấn đề ban đầu. Mặc dù đối vối một số người giải quyết vấn đề dày dạn kinh nghiêm, rất
dễ dàng để có thể đào sâu vào chi tiết, làm rõ ràng vấn đề để có được các manh mối giải
quyết vấn đề trong khi hoàn toàn quên đi thánh thức khung vấn đề tổng thể. Bằng cách giữ
ý kiến phá vỡ khung vấn đề trong suy nghĩ, bạn sẽ thôi giới hạn bản thân trong việc suy
nghĩ làm thế nào mà một vấn đề xảy ra và được nhận thức trước khi bạn bắt tay vào giải
quyết vấn đề.
ĐỘT PHÁ VỀ KỸ THUẬT SO VỚI ĐỘT PHÁ VỀ TƯ DUY

Có một khoảnh khắc tạo nên sự khác biệt tinh tế giữa hai câu chuyện. Câu chuyện
BarkBuddy đọc lên giống như là một câu chuyện cổ tích kinh điển ở Thung lũng Silicon:
một vấn đề bị bỏ qua cho đến nay đã được xác định và nhờ vào sức mạnh kinh ngạc của
công nghệ, chúng ta bây giờ đã có một cách tốt hơn để giải quyết nó. Ứng dụng BarkBuddy,
trong ngữ cảnh này, đã được gắn chặt với thời điểm ra mắt. Nó sẽ không thể thực hiện được
mà không có điện thoại thông minh, các chuẩn chia sẻ dữ liệu và một lượng lớn dân số đã
được làm quen với các ứng dụng hẹn hò. Giáo sư của trường đại học Dartmouth Ron Adner
đã gọi điều này là “những lăng kính ẩn”, ý nghĩa của điều này là đối với những sáng tạo
thành công, một hệ sinh thái về công nghệ phải được hỗ trợ sẵn và các đối tượng cộng tác
trong hệ sinh thái phải sẵn sàng.

Phát kiến của Lori không có bất kỳ điều gì liên quan đến công nghệ mới hay phải phụ thuộc
vào một lượng lớn dân số phải được làm quen trước với một hành vi mới. Dĩ nhiên, nó
cũng cần một hệ sinh thái với các đối tượng cộng tác trong hệ sinh thái bao gồm bác sĩ thú
y và tổ chức bảo vệ - tuy nhiên tất các các đối tượng này đã tồn tại qua hàng thập kỷ nhưng
có khác biệt nhiều về cách thức hoạt động so với hiện nay.

Điều này đã nêu lên một câu hỏi thú vị: Điều gì đã ngăn chặn chúng ta tìm ra hai giải pháp
sớm hơn? BarkBuddy không thể được xây dựng sớm hơn. Đơn giản là điều kiện chưa cho
phép. Nhưng chương trình can thiệp của Lori thì sao? Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể tìm
ra giải pháp như vậy cách đây 20 hay thậm chí là 40 năm trước. Rào cản chính của việc
hiện thực giải pháp không phải là khía cạnh công nghệ. Nó chính là niềm tin sai lệch –
trong trường hợp này, những gia đình từ bỏ chú chó của họ là những người chủ tồi.
Trải qua hàng thập kỷ, cả một cộng đồng đã bị che mắt bởi niềm tin của họ. Lori đã phá vỡ
nhận thức chỉ bởi một một dữ liệu đơn giản mà mọi người đã biết và đề xuất cho chúng ta
một cách thức mới mẻ để hiểu nó.
Đây chính là một chủ đề cốt lõi của những câu chuyện trong cuốn sách này. Những nhà
sáng tạo và người giải quyết vấn đề có một sự mù quáng có thể hiểu được với công nghệ
mới, dù đó có phải là những kỹ sư vượt qua giới hạn của vật lý, bác sỹ phát triển các loại
thuốc mới hay những lập trình viên làm việc thật đáng kinh ngạc với bit và byte.
Nhưng trong phần lớn các trường hợp – đặc biệt là những trường hợp xảy ra trong đời sống
hàng ngày của chúng ta – giải pháp cho một vấn đề không phải phụ thuộc vào đột phá công
nghệ mà là đột phá về tư duy. Và như vậy, giải quyết các vấn đề khó không phải lúc nào
cũng đòi hỏi sự chi tiết hay phải là một người tư duy có hệ thống. Nó có thể là về sự diễn
dịch và khả năng cảm thụ; về việc thấy những gì đã tồn tại nhưng suy nghĩ lại ý nghĩa thực
sự của nó là gì. Phụ thuộc nhiều vào khả năng của bạn để nghi vấn niềm tin của chính bản
thân bạn và để thách thức những giả định mà chúng ta có thể đã giữ trong một thời gian
dài – về đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè và gia đình của chúng ta và không chỉ chính bản
thân chúng ta.
* * *
Hy vọng rằng những câu chuyện này đã cho bạn một ý tưởng về sự khác biệt mà kỹ thuật
nhận thức lại vấn đề có thể tạo ra. Để kết luận lại chương này, đây là 5 lợi ích cụ thể bạn
có thể có được khi đọc cuốn sách này, được giải thích sâu hơn.

1. BẠN SẼ TRÁNH GIẢI QUYẾT SAI CÁC VẤN ĐỀ


Hầu hết con người có thiên hướng hành động. Khi đối diện với một vấn đề, họ sẽ ngay lập
tức chuyển sang chế độ giải pháp, từ chối sự phân tích để ngay lập tức tiến lên phía trước:
Tại sao chúng ta lại tiếp tục nói về vấn đề? Hãy tìm kiếm một giải pháp. Về cơ bản, thiên
hướng hành động là tốt: bạn không muốn mắc kẹt trong sự cân nhắc bất tận. Nhưng nó
cũng mang đến sự nguy hiểm mà con người sẽ gặp phải khi không hiểu một cách đầy đủ
vấn đề mà họ đang giải quyết hoặc xem xét liệu rằng họ có đang nhắm đúng vào vấn đề
ngay từ ban đầu hay không. Như là hệ quả tất yếu, họ thường lãng phí năng lượng của họ
cho vấn đề sai, loay hoay với các biến thể của cùng một giải pháp vô dụng cho đến khi họ
sử dụng hết thời gian và tiền bạc. Thỉnh thoảng điều này được mô tả như là “sắp xếp những
chiếc ghế võng trên tàu Titanic.”
Tiến trình mà tôi chia sẻ trong cuốn sách này được thiết kế để bạn nhận thức lại vấn đề
nhanh chóng, để bạn có thể được lợi cả về mặt tốc độ và có được sự thận trọng cần thiết.
Bằng cách giới thiệu kỹ thuật nhận thức lại vấn đề trong giai đoạn đầu của tiến trình, trước
cả khi mọi người bắt đầu yêu thích một giải pháp cụ thể, bạn có thể ngăn ngừa sự lãng phí
những nỗ lực bạn bỏ ra và đạt được các mục tiêu của bạn nhanh hơn.

2. BẠN SẼ TÌM ĐƯỢC NHỮNG GIẢI PHÁP SÁNG TẠO


Không phải tất cả mọi người đều phạm phải sai lầm khi nhanh chóng bắt tay hành động.
Nhiều người đã được học để dành thời gian phân tích vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả khi đó,
họ có thể bỏ qua một số cơ hội quan trọng. Cụ thể hơn, nhiều người tiếp cận việc phân tích
vấn đề bằng cách hỏi: Vấn đề thực sự là gì? Được dẫn dắt bởi câu hỏi này, họ đã đào sâu
vào chi tiết, tìm kiếm các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Câu chuyện chiếc thang máy đã làm nổi bật một kẽ hở quan trọng trong cách thức chúng
ta suy nghĩ. Sự chậm chạp của thang máy được nhìn nhận là vấn đề thật sự, và việc mua
thang máy mới sẽ giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, một cách quan trọng, đó không
phải là cách duy nhất để nhìn vấn đề. Thực ra, ý tưởng chỉ tồn tại một nguyên nhân gốc rễ
có thể bị ngộ nhận. Thông thường, những vấn đề có nhiều nguyên nhân và có thể được đề
cập thông qua nhiều cách khác nhau. Vấn đề chiếc thang máy cũng có thể được nhận thức
như là vấn đề nhu cầu cao điểm – quá nhiều người cần sử dụng thang máy tại cùng một
thời điểm – mà có thể được giải quyết bằng cách giãn cách nhu cầu, chẳng hạn như sắp xếp
xen kẽ thời gian nghỉ ăn trưa của mọi người.
Nhận thức lại không phải là tìm thấy vấn đề thực sự; nó là về tìm một vấn đề tốt hơn để
giải quyết. Bằng cách nhấn mạnh rằng chỉ có một cách hiểu đúng về vấn đề, chúng ta có
thể làm chúng ta bỏ qua các khả năng về các giải pháp thông minh hơn và sáng tạo hơn.
Nhận thức lại giúp bạn tìm ra các giải pháp này tốt hơn.
3. BẠN SẼ RA QUYẾT ĐỊNH TỐT HƠN
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những điều mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm khi giải
quyết vấn đề là tạo ra nhiều sự lựa chọn để có thể chọn lựa. Giáo sư Paul C.Nutt của trường
đại học Ohio State, một học giả hàng đầu trong lĩnh vực, đã tìm ra rằng con người đưa ra
những quyết định tồi trong hơn một nửa thời gian khi họ cân nhắc chỉ duy nhất một sự lựa
chọn:
• Tôi có nên học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh hay không?
• Tôi có nên đầu tư vào dự án này hay không?
Ngược lại, những người mà tạo ra và xem xét nhiều sự lựa chọn sẽ mắc sai lầm chỉ một
phần ba thời gian – và điều này vẫn đúng ngay cả khi cuối cùng họ nhắm đến kế hoạch ban
đầu của họ:
• Tôi sẽ theo học một khóa Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, khởi nghiệp, tìm kiếm một
công việc mới, hay vẫn tiếp tục với vai trò hiện tại?
• Tôi sẽ đầu tư vào dự án A, B hay C hay không nên đầu tư gì cả ở thời điểm hiện tại?

Chỉ tăng thêm các sự lựa chọn thôi cũng giúp bạn có thể quyết định chính xác hơn. Tuy
nhiên, điều kiện cụ thể phải là: những lựa chọn mà bạn xem xét phải là khác nhau một cách
đúng nghĩa. Một nhóm khi không hiểu kỹ thuật nhận thức lại có thể nghĩ rằng sự phân tích
của họ đã thực sự thấu đáo bởi vì họ đã xác định 15 giải pháp cho thang máy mới và nhanh
hơn. Dĩ niên, họ chỉ tìm ra 15 phiên bản khác nhau của cùng một giải pháp. Nhận thức lại
sẽ dẫn đến một quyết định tốt hơn bởi vì nó sẽ dẫn dắt bạn tìm ra những lựa chọn thực sự
khác nhau để chọn lựa.
Và hơn thế nữa. Với rủi ro có thể có khi mà mọi tác giả đều thực hiện những chủ đề quan
tâm của họ - “Kính gởi độc giả, và đó là lý do tại sao nghề bọc đồ nội thất sẽ cứu nhân
loại” – tuy nhiên tôi sẽ tranh luận rằng việc lan truyền rộng rãi kỹ thuật nhận thức lại thậm
chí có thể có tác động tích cực lớn hơn nữa. Chỉ cần lấy 2 ví dụ - một ví dụ về mặt cá nhân,
một ví dụ về mặt xã hội.

4. BẠN SẼ MỞ RỘNG SỰ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN


Ở mức độ cá nhân, giải quyết những vấn đề khó khăn là một trong những điều trọn vẹn
nhất mà chúng ta có được và đó là cách vĩ đại để tạo nên sự khác biệt cho loài người và
những căn nguyên mà bạn quan tâm. Trên hết, dạy cho chính bản thân bạn khả năng nhận
thức lại cũng sẽ có những hiệu quả rõ ràng cho sự nghiệp của bạn.
Một cách rõ ràng, trở thành một người giải quyết vấn đề tốt hơn, bạn sẽ ngay lập tức làm
cho chính bản thân bạn trở nên có giá trị cho công ty của bạn. Và bởi vì nhận thức lại không
cần bạn phải là một chuyên gia trong một lĩnh vực liên quan đến vấn đề đó – như bạn sẽ
thấy sau này, những chuyên gia có thể thỉnh thoảng sẽ bị dính bẫy bởi chính sự tinh thông
của họ - nó cũng có nghĩa rằng bạn có thể đóng góp vào những lĩnh vực nằm ngoài vai trò
của bạn, chẳng hạn như những chuyên gia tư vấn có thể thêm các giá trị vào những ngành
mà họ chưa từng làm việc bao giờ. Điều đó có thể hữu ích trong trường hợp một ngày nào
đó bạn muốn chuyển sang một vai trò khác.
Một cách không thông dụng, khả năng giải quyết vấn đề cũng được đánh giá cao trong thị
trường việc làm. Trong một bào báo cáo gần đây, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã chia
sẻ một danh sách bao gồm những kỹ năng quan trọng nhất trong tương lai. Ba kỹ năng
hàng đầu được liệt kê ở đây trong có vẻ quen thuộc:
1. Giải quyết vấn đề phức tạp (complex problem solving)
2. Tuy duy phản biện (critical thinking)
3. Sáng tạo (creativity)
Cuối cùng, nhận thức lại cũng sẽ minh chứng tương lai cho sự nghiệp của bạn theo một
cách rất khác biệt: bằng cách giúp bạn giảm đi hiểm họa có thể bị thay thế bởi máy tính.
Phụ thuộc vào vai trò hiện tại của bạn, mối hiểm họa này có thể xa vời với bạn. Tuy nhiên,
tất cả các chuyên gia sẽ chia sẻ với bạn một thông điệp nghiêm túc: Trí tuệ nhân tạo (AI)
và các mô thức tự động hóa đã bắt đầu lấy đi rất nhiều công việc mà con người đã từng có,
bao gồm cả các công việc văn phòng.
Tuy nhiên, chuẩn đoán vấn đề thì khác biệt. Dựa vào bản chất của nó, định nghĩa và nhận
thức lại một vấn đề là tác vụ duy nhất của con người, đòi hỏi sự hiểu biết nhiều mặt của
tình huống; một năng khiếu cho việc hấp thụ sự mập mờ, thông tin rất khó để định lượng
và khả năng để làm sáng tỏ và suy nghĩ lại dữ liệu có ý nghĩa gì. Đây là những điều mà
máy tính sẽ không có khả năng thực hiện trong tương lai gần – và như thế trở nên tốt hơn
ở những kỹ năng này sẽ giúp cho công việc hiện tại của bạn an toàn hơn và đồng thời mở
ra các cơ hội nghề nghiệp mới cho bạn.

4. BẠN SẼ GIÚP TẠO RA MỘT XÃ HỘI MẠNH KHỎE HƠN


Cuối cùng, nhận thức lại cũng có nghĩa đến sự vận hành liên tục của xã hội chúng ta. Giải
quyết mâu thuẫn theo cách bền vững đòi hỏi con người tìm thấy sự tương đồng cơ bản với
đối thủ của họ - và đó thường bắt đầu bằng cách hình dung ra những vấn đề mà con người
đang cố gắng giải quyết hơn là chiến đấu cho những giải pháp. Như tôi sẽ chỉ ra, nhận thức
lại đã được sử dụng để tìm ra những giải pháp mới cho mâu thuẫn chính trị sâu sắc.
Cùng một thời điểm, học hỏi kỹ thuật nhận thức lại cũng là một hệ thống phòng thủ trí tuệ
hữu ích – bởi vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức có thể được vũ trang hóa. Hãy có một
cái nhìn cẩn thận về làm thế nào mà người từ các đảng phái chính trị mâu thuẫn nói về một
chủ đề nóng, và bạn sẽ thấy làm thế nào họ sử dụng kỹ thuật nhận thức lại để ảnh hưởng
đến suy nghĩ của bạn.
Trong góc nhìn này, nhận thức lại có thể được xem như là một kỹ năng công dân. Bằng
cách nâng cao kỹ năng nhận thức vấn đề, bạn có thể trở nên tốt hơn trong việc phát hiện ra
những ai đang cố gắng điều khiển bạn. Một quần thể được ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc
nhận thức là một quần thể tốt hơn trong việc bảo vệ bản thân khỏi sự mị dân và những
người bị bệnh về tinh thần có chủ đích.
Và gởi các độc giả, đó là lý do tại sao bạn nên giới thiệu cuốn sách này cho các đồng minh
của bạn trong khi đó nói xấu nó một cách nhẹ nhàng cho các đối thủ chính trị của bạn.

TỔNG KẾT CHƯƠNG


Nhận thức lại vấn đề đã được giải thích

Giải quyết các vần đề sẽ bao gồm 3 hoạt động mà bạn sẽ thực hiện lặp lại theo trình tự chu
trình:
1. Đóng khung (và sau đó là nhận thức lại) vấn đề: khi bạn xác định điều gì cần
phải tập trung vào.
2. Phân tích vấn đề: khi bạn nghiên cứu khung vấn đề đã được chọn lựa, cố gắng định
lượng nó và hiểu được các chi tiết rõ ràng.
3. Giải quyết vấn đề: những bước thực sự mà bạn phản thực hiện để sửa nó; những
bước như thực nghiệm, tạo nguyên mẫu (prototype) và thậm chí là hiện thực một
giải pháp đầy đủ.
Có hai cách khác nhau để nhìn vấn đề theo những góc mới:
1. Khám phá khung vấn đề: khi bạn cố gắng nhận thức lại một vấn đề bằng cách đào
sâu vào chi tiết của lần nhận thức đầu tiên.
2. Phá vỡ khung vấn đề: khi bạn bước xa khỏi khung vấn đề được tạo nên ở lần đầu
tiên, đặt một góc nhìn hoàn toàn khác lên nó.
Hầu hết các vấn đề đều có nhiều nguyên nhân – và vì vậy, chúng có thể có nhiều giải pháp
khả thi. Những người nhìn vào vấn đề “thực sự” có thể có rủi ro bỏ qua những giải pháp
sáng tạo, bởi vì họ dừng lại ở câu trả lời khả thi đầu tiên mà họ tìm thấy.
Không phải tất cả giải pháp cho các vần đề là thuộc về phạm trù chuyên môn. Thỉnh thoảng,
những cách tiếp cận mới có thể được tìm thấy bằng cách nghi vấn vào niềm tin của chúng
ta hơn là áp dụng các công nghệ mới.
Tạo ra nhiều sự lựa chọn sẽ cải thiện chất lượng của những quyết định của bạn – với giả
định rằng những sự lựa chọn này là khác nhau thực sự.
Sự nghiệp của bạn có thể được hưởng lợi từ kỹ thuật nhận thức lại, xã hội mà bạn đang
sống cũng vậy.
PHẦN II
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN THỨC LẠI
CHƯƠNG 2
SẴN SÀNG CHO VIỆC NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ

TIẾN TRÌNH

Hầu hết mọi người nhận ra sự nguy hiểm của việc bắt tay vào hành động một cách nhanh
chóng như giải thích ở trên. Nhưng chính xác thì sự thay thế ở đây sẽ là gì khi mà mọi
người đều rất bận rộn. Chắc chắn một điều là một tác giả nhàn nhã đang nhắm nháp cà phê
latte như tôi sẽ có rất nhiều thời gian để tham gia vào cái mà con gái của một người bạn
của tôi gọi là “những suy nghĩ vẩn vơ” (đó là một thuật ngữ kỹ thuật). Những người với
công việc thực sự thông thường không có những điều xa xỉ như vậy. Khi chịu áp lực về
mặt thời gian, hầu hết chúng ta chọn lựa hành động trước và hy vọng rằng chúng ta có khả
năng dọn dẹp hết các rắc rối xảy ra sau đó.
Điều đó có thể tạo ra một chu trình tệ hại. Thông qua việc không dành thời gian để đưa ra
những câu hỏi, chúng ta có thể tạo ra thêm các vấn đề cho chính chúng ta về sau này và do
đó sẽ làm thời gian càng thêm hạn hẹp. Như một nhân viên cấp cao đã mô tả: “Chúng ta
không có thời gian để phát minh ra bánh xe vì chúng ta quá bận rộn với việc vác các vật
nặng.”
Để thoát khỏi chiếc bẫy đó, đầu tiên bạn phải đối diện với hai giả định sai lầm về việc
chuẩn đoán vấn đề:
• Đó là một sự đào sâu vào vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và kéo dài.
• Bạn phải hoàn tất việc đào sâu này và thấu hiểu vấn đề một cách hoàn hảo trước
khi thực hiện bất kỳ hành động nào.
Những lầm tưởng này có lẽ được đúc kết trong một thế giới với những trích dẫn nổi tiếng
về việc giải quyết vấn đề, thông thường được cho là phát biểu của Albert Einstein: “Nếu
tôi có một giờ để giải quyết vấn đề và cuộc sống của tôi phụ thuộc vào điều này, tôi sẽ dành
55 phút để định nghĩa vấn đề và dùng 5 phút còn lại để giải quyết nó.”
Chắc chắn đó là một lời trích dẫn mạnh mẽ, nhưng nó tồn tại một số vấn đề. Một mặt, nó
không phải là từ Einstein. Nhà vật lý danh tiếng là một người tin tưởng mạn mẽ vào chuẩn
đoán vấn đề, nhưng không có bất kỳ chứng cứ nào về việc trích dẫn “55 phút” là từ ông ấy.
Quan trọng hơn nữa, thậm chí nếu Einstein đã từng phát biểu như thế, nó vẫn sẽ là một lời
khuyên tồi. (Khi nó xảy ra, những bài học từ vật lý lý thuyết nâng cao sẽ không cần thiết
áp dụng vào việc giải quyết vấn đề hằng ngày.). Đây sẽ là những gì có xu hướng xảy ra
nếu bạn quản lý thời gian của bạn dựa vào trích dẫn “Einstein”:

Thuật ngữ chung cho việc này là tê liệt bởi phân tích, và nó thường kết thúc một cách tồi
tệ.

MỘT CÁCH TIẾP CẬN TỐT HƠN

Đây là một cách tốt hơn để suy nghĩ về nhận thức vấn đề. Đầu tiên, hãy nghĩ đến việc giải
quyết vấn đề như là một đường thẳng, xác định bản chất của con người là hướng đến việc
tìm kiếm một giải pháp.
Nhận thức lại vấn đề như là một vòng lặp của chu trình sau: một cách tóm tắt, cố ý điều
hướng để tạm thời chuyển sự chú tâm của con người đến câu hỏi ở cấp độ cao hơn về việc
làm thế nào vấn đề được nhận thức. Điều này sẽ giúp chúng ta quay trở lại chu trình với
một cách hiểu mới về vấn đề hoặc cách hiểu tốt hơn về vấn đề. Nếu bạn thích, hãy nghĩ nó
như là một khoản nghỉ ngơi trong hành trình di chuyển về phía trước, như là một bước lùi
lại trước khi hành động.

Vòng lặp nhận thức lại được lặp đi lặp lại xuyên suốt hành trình giải quyết vấn đề, với
nhiều khoản nghỉ trong suốt quá trình di chuyển về phía trước của bạn. Một nhóm có thể
bắt đầu với một vòng nhận thức lại vấn đề vào ngày thứ Hai, sau đó chuyển sang chế độ
hành động cho cả tuần, và sau đó sẽ kiểm tra lại vấn đề vào ngày thứ Sáu. Họ sẽ hỏi, chúng
ta có học được gì mới mẻ về vấn đề hay không sau tất cả những gì chúng ta đã làm trong
tuần này? Nhận thức vấn đề của chúng ta vẫn đúng chứ?
Như bạn sẽ gợi nhớ lại quy trình tổng quan mà tôi đã chia sẻ trước đó (mô hình nhận thức
lại vấn đề), phương pháp sẽ có ba bước – nhận thức, nhận thức lại, tiến về phía trước – với
cái chiến lược được lồng ghép vào bước thứ hai. Trong hình sau, bạn có thể thấy được làm
cách nào điều này được ánh xạ vào vòng lặp.
BƯỚC 1 – NHẬN THỨC
Đây là sự kích hoạt cho toàn bộ tiến trình. Trong thực tế, nó bắt đầu với việc một ai đó hỏi:
“Vấn đề mà chúng ta đang cố gắng giải quyết là gì?” Lời phát biểu trả lời cho câu hỏi này
– một cách lý tưởng là nó sẽ được viết xuống – là nhận thức đầu tiên của bạn về vấn đề.

BƯỚC 2 – NHẬN THỨC LẠI


Nhận thức lại là giai đoạn mà bạn sẽ thách thức sự hiểu biết ban đầu của bạn về vấn đề.
Mục đích là để nhanh chóng phát hiện ra nhiều nhất có thể những nhận thức khác nhau về
vấn đề. Bạn có thể nghĩ nó như là kỹ thuật động não (brainstorming), chỉ có điều thay vì là
ý tưởng, bạn đang tìm kiếm nhiều cách khác nhau để nhận thức vấn đề. Điều này có thể ở
dạng những câu hỏi (Tại sao thang máy chậm lại là một vấn đề cho mọi người?) hoặc ở
dạng những đề nghị trực tiếp (Điều này có thể là một mánh khóe để làm giảm tiền thuê).

5 chiến lược được lồng nhau có thể giúp bạn tìm ra những cách nhận thức khác nhau cho
cùng một vấn đề. Phụ thuộc vào tình huống, bạn có thể nghiên cứu vài, tất cả, hoặc không
chiến lược nào cả:

• Nhìn ra bên ngoài khung vấn đề. Chúng ta đang bỏ lỡ điều gì?
• Tư duy lại mục tiêu. Có một mục tiêu tốt hơn để theo đuổi hay không?
• Kiểu tra các điểm sáng. Ở đâu không có vấn đề?
• Nhìn vào trong gương. Vai trò của tôi/chúng ta trong việc tạo ra vấn đề này là gì?
• Xem xét quan điểm của họ. Vấn đề của họ là gì?

BƯỚC 3 – TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC


Điều này sẽ đóng vòng lặp lại và chuyển bạn trở về trạng thái hành động. Điều này có thể
là một sự tiếp tục của tiến trình hiện tại của bạn, một sự di chuyển để khám phá thêm các
các nhận thức mới mà bạn có, hoặc là cả hai.
Nhiệm vụ quan trọng của bạn ở đây là xác định làm cách nào bạn có thể kiểm định sự nhận
thức vấn đề của bạn thông qua sự thử nghiệm trong thế giới thực, đảm bảo rằng sự chuẩn
đoán của bạn là đúng. (Hãy nghĩ về một người bác sĩ chuẩn đoán bệnh – cái này trông có
vẻ rất giống viêm màng não – và sau đó yêu cầu một sự kiểm tra để xác nhận chuẩn đoán
của cô ấy trước khi bắt đầu điều trị.) Tại thời điểm này, việc đăng ký một sự nhận thức lại
sau đó cũng có thể được sắp lịch.

BẠN CẦN NHỮNG CÔNG CỤ GÌ CHO VIỆC NHẬN THỨC LẠI?


Bạn không cần bất kỳ công cụ gì để có thể nhận thức lại một vấn đề, nhưng bảng xếp lộn
(flip chart) hay bảng trắng sẽ là hữu ích, đặc biệt là làm việc nhóm. Những bề mặt viết
được chia sẻ giữ mọi người tham gia vào cuộc trao đổi và hợp tác với nhau.
Danh sách kiểm tra (checklist) cũng có thể giúp cho bạn. Trong phần sau của cuốn sách,
bạn có thể tìm thấy một checklist mà bạn có thể đặt trong không gian làm việc của bạn.
Đối với những vấn đề thực sự quan trọng – hoặc khi bạn bạn tạo ra một tiến trình chính
thống – hãy sử dụng mô hình nhận thức lại (reframing canvas). Bạn sẽ tìm thấy những
bản sao thêm của mô hình trong phần sau của cuốn sách này, và cũng có thể tải miễn phí
phiên bản thân thiện với máy in trên trang web của cuốn sách.
AI NÊN THAM GIA?
Bạn có thể nhận thức lại vấn đề một mình bạn – và thỉnh thoảng đó là một cách tốt để bắt
đầu, chỉ để sắp xếp lại suy nghĩ của bạn. Nhưng thông thường bạn nên kéo thêm những
người khác tham gia vào nhanh nhất có thể được. Chia sẻ vấn đề của bạn với những người
khác – đặc biệt là những người khác biệt với bạn – mang đến một biện pháp trực tiếp cực
kỳ hữu dụng để có thêm những quan điểm mới và có thể giúp bạn phát hiện ra các điểm
mù trong suy nghĩ của bạn nhanh hơn rất nhiều.
Nếu bạn bắt đầu với một nhóm nhỏ, tôi đề nghị bạn làm việc trong một nhóm 3 thành viên
hơn là hai thành viên. Một nhóm ba thành viên cho phép một người nghe và quan sát trong
khi những người khác nói.
Để có hiệu quả tốt hơn, hãy kéo những người ngoài cuộc vào trong tiến trình – những người
mà không gần gũi với vấn đề như bạn và những kết nối trực tiếp của bạn. Lôi kéo những
người bên ngoài thường sẽ mất nhiều công sức hơn, nhưng thông thường với những vấn
đề quan trọng, điều này là đáng giá.
Ngoài ra, không có bất kỳ giới hạn nào hay yêu cầu nào liên quan đến kích thước nhóm.
Điều này thiên về khả năng thực tiễn có thể là gì. Nếu có thể chia sẻ vấn đề của bạn một
cách rộng rãi, chẳng hạn như mạng nội bộ tổ chức hoặc thậm chí trên các phương tiện xã
hội, bạn hãy cứ làm và thử nghiệm đi.

KHI NÀO TÔI NÊN SỬ DỤNG TIẾN TRÌNH


Thường xuyên nếu cần thiết. Đừng bao giờ giả định rằng một vấn đề phải phức tạp đến
một mức độ nhất định để tiến hành nhận thức lại. Thay vào đó, điều chỉnh tiến trình nhận
thức lại để phù hợp với kích thước của vấn đề.
Ở một đầu của phổ nhận thức lại vấn đề, có cái mà bạn có thể gọi là nhận thức lại ứng
biến. Ví dụ như một người bạn của bạn phục kích bạn ở sảnh đi để nhờ giúp đỡ, hay là một
vấn đề bất thình lình xuất hiện trong cuộc điện thoại với khách hàng. Trong những tình
huống như vậy, hành động một cách có hệ thống là hiếm khi khả thi. Thay vào đó, chỉ việc
hỏi vấn đế là gì, và sau đó sử dụng trực giác của bạn để phóng to một hoặc hai góc nhìn
trông có vẻ tiềm năng để thực hiện nhận thức lại vấn đề.
Ở một đầu khác của phổ là nhận thức lại có cấu trúc, những tình huống mà trong đó bạn
có thể áp dụng tiến trình một cách có phương pháp. Đó có thể là khi bạn triển khai một
cuộc họp và có thể sử dụng mô hình, hoặc khi bạn ngồi xuống và nghĩ xuyên suốt một
trong những vấn đề của bạn, chẳng hạn như bạn có thể làm khi bạn đọc cuốn sách này.
Trong hai cách, nhận thức lại ứng biến quan trọng nhất mà chúng ta cần phải thành thạo
bởi vì đóng khung lại là một cách suy nghĩ hơn là một tiến trình. Những nhà tâm lý học và
chuyên gia giáo dục Stephen Kosslyn nói về “những thói quen của suy nghĩ”, những chu
trình trí tuệ đơn giản, mà một khi học được có thể sử dụng trong hầu hết các vấn đề mà bạn
gặp phải. Bạn có thể gặp một thời điểm nào đó một cách đúng lúc mà ở đó bạn có thể nhận
thức lại các vấn đề một cách nhanh chóng, không cần phải dựa vào sự hiện diện của một
danh sách kiểm tra.
Tuy nhiên, sử dụng một phiên bản có cấu trúc vẫn là một cách tuyệt vời để thực hành
phương pháp một mình hoặc theo nhóm, và sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc thực hiện phương
pháp một cách nhanh chóng. Khi bạn đọc xuyên suốt cuốn sách này, tôi đề nghị bạn sử
dụng cả một danh sách kiểm tra hoặc mô hình để nghĩ xuyên suốt một vài vấn đề của bạn
(thực hiện nghĩ nhiều hơn một phút).

NÊN THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH TRONG BAO LÂU?


Phân tích đầy đủ một vấn đề có thể mất nhiều thời gian – nhưng xác định được vấn đề có
đúng hay không để phân tích thì không mất nhiều thời gian. Một khi bạn đã thực hành đủ,
sử dụng chỉ từ 5 đến 15 phút cho phần giữa (bước nhận thức lại vấn đề thực sự) thường là
đủ hiệu quả.
Điều này có thể dấy lên sự ngờ vực cho những người mới tập làm quen với việc nhận thức
lại. Khi nghe điều đó, có thể dẫn đến điều này một cách nhanh chóng, họ thường trả lời, 5
phút? Nó còn không đủ để tôi giải thích vấn đề huống chi là nhận thức lại nó.
Chắc chắn một điều là vài vấn đề đôi khi quá phức tạp cho nên cần nhiều thời gian hơn để
giải thích. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, bạn sẽ thấy rằng các vấn đề có thể được
nhận thức lại thành công một cách nhanh chóng, chỉ cần dựa trên sự mô tả hời hợt của vấn
đề. Trong các buổi workshop của tôi, khi tôi đề nghị mọi người thử sử dụng phương pháp
cho một vấn đề cá nhân trong chỉ 5 phút, thường sẽ có 1 hoặc 2 người có trải nghiệm đột
phá chỉ từ bài tập đầu tiên – thỉnh thoảng có những vấn đề mà họ bế tắc trong hàng tháng
trời hoặc thậm chí là lâu hơn.
Một cách tình cờ, tôi không phải là người duy nhất phát hiện rằng những ứng dụng nhanh
thường có hiệu quả. Giáo sư Hal Gregersen thuộc trường MIT, một học giả về giải quyết
vấn đề, ủng hộ cho một bài tập được gọi là “sự bùng nổ câu hỏi”, mà ở đó ông ấy cho mọi
người tổng cộng 2 phút để giải thích vấn đề của họ, và sau đó là 4 phút cho việc đặt câu
hỏi nhóm. Như Gregersen giải thích, “Mọi người thường tin rằng vấn đề của họ cần những
sự giải thích chi tiết, nhưng chia sẻ các thách thức một cách nhanh chóng buộc bạn phải
nhận thức nó ở một cấp độ cao mà không phải bắt buộc hoặc hướng về việc chất vấn.”
Nhiều vấn đề sẽ không chịu nhường cho những khoảnh khoắc a-ha! chỉ sau 5 phút. Một
vài vấn đề cần nhiều vòng của việc nhận thức lại, đan xen với sự thử nghiệm. Nhưng dù
cho những trường hợp như vậy, vòng đầu tiên của việc nhận thức lại vấn đề là rất quan
trọng, vì nó có thể mở ra cánh cửa cho sự thấu hiểu sâu sắc sau đó, một khi những câu hỏi
có đủ thời gian để nghiền ngẫm. Thông thường tôi đề nghị nhiều vòng ngắn của việc nhận
thức lại hơn là một vòng dài, chỉ đơn giản bởi vì khả năng sử dụng kỹ thuật nhận thức lại
trong những sự bùng nổ ngắn thì cực kỳ trọng yếu để có thể làm cho nó hữu ích trong môi
trường hàng ngày. Tiến trình càng dài thì bạn càng khó sử dụng nó thường xuyên.

THỨ TỰ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?


Với chiến lược được liệt kê ở bước 2 (nhận thức lại), bạn không cần thiết phải thực hiện
đúng trình tự. Khi giải quyết các vấn đề như là một phần của một cuộc trao đổi nhanh ở
môi trường làm việc, bạn có thể thoải mái để nhảy trực tiếp đến một chiến lược cụ thể mà
có vẻ như phù hợp nhất cho vấn đề.
Tuy nhiên, có một phần ngoại lệ cho vấn đề này, và đó là “lấy quan điểm của họ” có nghĩa
là hiểu quan điểm của các bên liên quan. Khi đối diện với một vấn đề, nhiều người cố gắng
nhảy trực tiếp đến bước này: Bạn nói Peter đang buồn à? Có chuyện gì đang xảy ra với anh
ấy à? Tuy nhiên, trong phương pháp của tôi, bạn sẽ chú ý rằng đó là một trong những bước
cuối cùng. Điều này là có chủ đích. Vấn đề lớn đối với việc bắt đầu với việc phân tích các
bên liên quan là bạn có thể bị bẫy trong việc xem xét quan điểm sai nhóm người. Chuyên
gia đổi mới sáng tạo Clayton Christensen đã nhận xét rằng sự đổi mới sáng tạo thường
không phải đến từ hiểu về khách hàng của bạn mà là hiểu về những người chưa phải là
khách hàng của bạn. Thực tế, như Christensen đã nêu ra trong nghiên cứu của ông ấy về
đổi mới đột phá, khi những công ty tập trung quá nhiều về việc hiểu và phục vụ những nhu
cầu của khách hàng hiện tại của họ, họ vô tình sẽ làm các sản phẩm của họ ít hữu dụng với
những người chưa là khách hàng của họ, tạo ra một lỗ hổng cho đối thủ tấn công vào. Tổng
kết: bắt đầu bằng việc suy nghĩ về các mục tiêu và các điểm sáng, hỏi về việc có hay không
các bên liên quan khác mà bạn cần phải chú ý (nhìn ra ngoài khung). Đào sâu vào các bên
liên quan chỉ khi bạn phần nào chắc chắn rằng bạn đang xác định đúng người.

* * *
Một chú ý thêm nữa: trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm thấy nhiều câu hỏi mẫu mà bạn có
thể sử dụng để nhận thức lại các vấn đề. Nhưng những câu hỏi này đích thực là các mẫu.
Không như loạt phim Harry Potter, không có những từ ngữ thần kỳ nào mà bạn cần phải
nhớ và sử dụng theo đúng trình tự một cách chính xác để thành công.
Tôi nêu bật điều này vì một vài phương pháp giải quyết vấn đề nhấn mạnh về việc sử dụng
những cụm từ một cách chính xác, chẳng hạn như cụm từ mở đầu “làm cách nào chúng ta
có thể” hoặc lời khuyên thường xuyên được lặp lại là hỏi “Tại sao” năm lần. Những cụm
từ chuẩn như vậy có thể rất hữu ích ở một số thời điểm. Nhưng đồng thời, khi sử dụng
phương pháp nhận thức lại, tôi trở nên dè dặt trong việc dựa vào những câu hỏi mẫu quá
nhiều.
Những vấn đề trong thực tế thường khá rộng để mà những câu hỏi một-câu-hỏi-phù hợp-
cho-tất-cả có thể sử dụng được. Ngay cả trong nhiều trường hợp, khi mà một câu hỏi cụ
thể trở thành một câu hỏi then chốt, chúng ta có thể đặt nặng việc nhấn mạnh câu hỏi đó là
gì. Với kinh nghiệm của tôi, điều quan trọng không phải là sử dụng câu hỏi một cách chính
xác mà là những suy nghĩ nền tảng làm cho một người hỏi câu hỏi đó.

Những câu hỏi chuẩn cũng thất bại trong việc xem xét các chuẩn mực văn hóa trong việc
giao tiếp. Một cách rõ ràng nhất, điều này là đúng nếu bạn làm việc trong môi trường quốc
tế. Một cách ít rõ nét hơn là trong các ngữ cảnh mang tính chất địa phương. Những cuộc
họp đề xuất ý tưởng và những cuộc họp phụ huynh-giáo viên sẽ đòi hỏi những hình thức
khác nhau, cũng như phòng xử án và bể bơi, hay phòng học và phòng ngủ.

Ngay cả một câu hỏi cơ bản “Chúng ta có đang giải quyết đúng vấn đề không?” sẽ tốt hơn
khi diễn đạt thành “Chúng ta có đang tập trung vào các điều đúng ở đây không?” Tôi đã
làm việc với một vài tổ chức nơi mà mọi người thích nói về “các thách thức” hay “các cơ
hội cải tiến” hơn là “các vấn đề” để mà làm giảm tính tiêu cực. Về mặt cá nhân, tôi nghiên
về việc gọi một vấn đề là vấn đề - Houston, chúng ta có một cơ hội cải tiến – nhưng bạn
trong ngữ cảnh đòi hỏi một chiến thuật khác.
Sau cùng, việc hỏi là quan trọng vì nó phản ánh một tinh thần tò mò. Những người hỏi
những câu hỏi hiểu rằng thế giới thường phức tạp hơn và bí ẩn hơn những gì mà những mô
hình tư duy của họ có thể đề xuất. Họ hiểu rằng họ có thể sai và đó là bước đầu tiên để tìm
kiếm các câu trả lời tốt hơn.
Bám chặt vào một phương pháp chuẩn để hỏi những câu hỏi sẽ làm bạn gặp rủi ro trong
việc bỏ lỡ sức mạnh của tư duy đặt câu hỏi.
Vì lí do đó, khi bạn đọc cuốn sách này, tìm kiếm để hiểu được sự cần thiết của mỗi chiến
lược: Mục đích của những câu hỏi được hỏi là gì? Tập trung vào việc suy nghĩ thế nào chứ
không phải là nói cái gì.

MỘT LỜI MỜI


Sẵn sàng để nhận thức lại
VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
Với hầu hết các cuốn sách, đầu tiên chúng ta sẽ hấp thu các ý tưởng và sau đó sẽ sử dụng
các ý tưởng khi chúng ta hoàn thành việc đọc. Với cuốn sách này, bạn có thể sử dụng chúng
để giải quyết vấn đề của riêng bạn trong khi bạn đọc nó, áp dụng phương pháp theo từng
chương.
Tôi đã viết cuốn sách nên bạn cũng có thể, biết rằng một vài người thích có ý tưởng trước.
Nhưng tôi đề nghị bạn cố gắng áp dụng phương pháp khi bạn đọc. Bạn sẽ trở nên tốt hơn
trong việc nhận thức lại trong khi có thêm những góc nhìn mới về các vấn đề của bạn.
Nếu bạn đi theo hướng này, dưới đây là một vài lời khuyên sẽ giúp bạn tối đa hóa việc học
của bạn từ tiến trình.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN CÁC VẤN ĐỀ CỦA BẠN


Thông thường, khi sử dụng phương pháp nhận thức lại, bạn chỉ việc đơn thuần chọn bất kỳ
vấn đề nào mà bạn quan tâm nhất. Nhưng ở đây, bạn cũng đang học hỏi về phương pháp
nhận thức lại, vì vậy tôi đề xuất cách tiếp cận như sau:

Chọn hai vấn đề. Các vấn đề thực tế thì đa dạng. Không phải mọi chiến lược đều hữu
dụng – hoặc thậm chí là có thể áp dụng – cho một vấn đề cụ thể. Bằng cách chọn hai vấn
đề, bạn sẽ làm quen với việc sử dụng và luyện tập thêm các chiến lược.

Chọn các vấn đề từ những lĩnh vực khác nhau. Tôi đề xuất bạn chọn một vấn đề liên
quan đến công việc và một vấn đề trong cuộc sống cá nhân của bạn.

Tại sao lại là một vấn đề về cuộc sống cá nhân? Đó không phải là một chút tự lực. Tôi sẽ
sớm đi hết Thời Đại Mới với bạn, giới thiệu các loại trà thảo mộc và các bạn đọc về luân
xa chứ?
Không hẳn là như vậy. Tôi đã phát hiện rằng các vấn đề cá nhân là các vấn đề “huấn luyện”
lý tưởng để bạn làm việc trên vấn đề này và làm chủ phương pháp. Và dĩ nhiên, cả hai thế
giới có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: giải quyết một vấn đề ở nhà thường có nghĩa là bạn
sẽ có nhiều năng lượng cho các thách thức ở nơi làm việc, và ngược lại.

Chọn các vấn đề không quá cơ bản. Mọi người đều có những vấn đề nhỏ trong cuộc sống
của họ: giặt giũ, quãng đường di chuyển dài, quá tải email… Những vấn đề như thế này có
thể nhận thức lại – nhưng chỉ cho mục đích học hỏi phương pháp, chúng hiếm khi là hữu
ích để có thể tập trung giải quyết bởi vì chúng quá đơn giản. (Tôi nhớ một khách hàng đã
nêu ra vấn đề của anh ấy như sau: “Các con thỏ đang ăn trái cây trong vườn của tôi!” Rất
tiếc rằng điều này không phải là một ẩn dụ cho bất kỳ điều gì, và không phải như những
chú thỏ trong câu hỏi, những nỗ lực tiếp theo trong việc nhận thức lại sẽ sinh lợi kém hơn).
Thay vào đó, tôi đề xuất bạn hãy chọn một vấn đề liên quan đến con người. Nhận thức lại
thông thường có tác dụng khi áp dụng cho các vấn đề “mờ” như sự lãnh đạo, các mối quan
hệ ngang hàng, nuôi dạy con cái hay thậm chí chỉ là quản lý bản thân (ví dụ: một thói quen
tồi mà bạn muốn từ bỏ).
Tôi cũng đề xuất bạn chọn các vấn đề mà bạn cảm thấy không thoải mái với nó, hoặc bạn
có thể ngại đối diện. Những vấn đề này có thể là:
• Những tình huống mà bạn xử lý không tốt. Tôi thật sự gặp khó khăn với việc mở
rộng kết nối. Tôi có một khoảng thời gian khó khăn để làm giọng nói của tôi có thể
nghe rõ ràng trong các cuộc họp với khách hàng. Nó đã làm tôi căng thẳng khi tôi
phải chia sẻ các phản hồi tiêu cực cho người khác.
• Các mối quan hệ khó khăn. Tôi đã nhận thấy khó khăn khi làm việc với khách
hàng X. Các cuộc trao đổi với sếp/đồng nghiệp/con cái thường xuyên trở nên tồi tệ.
Tôi cảm thấy như tôi không tận dụng được vai trò mới của tôi trong nhóm này.
• Quản lý chính bản thân. Tại sao tôi luôn luôn tệ hại trong việc kỷ luật? Tôi nên
làm gì để thực sự khai thác hết tiềm năng của tôi? Tôi thực sự ước ao rằng tôi có thể
tìm được cách thể hiện khía cạnh sáng tạo của tôi.

Sẽ là một ý kiến tốt khi chọn một vấn đề mà bạn tìm cách giải quyết trước đây. Khi những
vấn đề đã có tính kháng cự với nhiều nỗ lực giải quyết trước đây, đó sẽ là một dấu hiệu
rằng chúng có thể được tận dụng từ phương pháp nhận thức lại.
Kể từ bây giờ, chọn những vấn đề mà bạn muốn giải quyết, và sau đó tại ra một ghi chú
cho mỗi vấn đề. Tôi đề nghị bạn viết chúng trên những mảnh giấy riêng lẻ hay tờ ghi chú
dán để bạn có thể xem lại chúng sau đó – hoặc vẫn có thể sử dụng mô hình nhận thức lại
(xé một mô hình ở phần sau cuốn sách hoặc tải về và in nó ra).
Ở cuối mỗi chương, tôi sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để sử dụng kỹ thuật nhận thức lại ở
chương đó trên vấn đề mà bạn đã chọn. Và nếu bạn có vấn đề trong việc chọn lựa vấn đề,
tôi đã cung cấp cho bài một vài gợi ý ở trang kế tiếp.

You might also like