Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

https://tapchitaichinh.

vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nong-nghiep-viet-nam-trong-boi-
canh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-129828.html

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungquyhoachnganh?
docid=1582&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do

https://daihoidang.vn/phat-trien-nong-nghiep-viet-nam-theo-huong-hien-dai-hoi-nhap-
quoc-te/1543.vnp

https://dangcongsan.vn/kinh-te/huong-toi-nen-nong-nghiep-hien-dai-hoi-nhap-quoc-te-
573361.html

Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam

Trong khi các ngành kinh tế khác còn bị tác động bởi suy thoái kinh tế, ngành Nông
nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng với tốc độ khá
cao. Năm 2014, ngành Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3% so với 2,6% (2012-
2013), đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng cao.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6-3%). Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện,
tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất Ngành đã tăng từ 57% (2010) lên
64,7% (2013); 67,8% (2014) và khoảng 68% (2015); năng suất lao động xã hội ngành
Nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu
đồng năm 2015.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010
lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82-83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên 177,4 triệu đồng/ha
(2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân nông thôn năm
2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XI
đề ra).

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt tới 30,8 tỷ USD. Mặc dù, năng
suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao nhưng nông nghiệp là Ngành duy nhất
có xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế
giới về nhiều loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy
sản.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết,
thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do sẽ tác động không
nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng.
Mục tiêu phát triển

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất
khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao
thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.
Nhiệm vụ:

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về “Phát triển nông nghiệp hàng hóa
tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới theo
hướng hiện đại, hội nhập quốc tế” đến các cấp, ngành, địa phương và người dân; thay đổi
nhận thức và cách tiếp cận về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập
quốc tế và biến đổi khí hậu.

Tư tưởng chỉ đạo:

Để phát triển nông nghiệp Việt Nam hiệu quả, ứng phó thành công trước những biến đổi
bất ổn của thị trường toàn cầu và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, dự thảo
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương
cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng
vùng, từng địa phương; đổi mới tổ chức, phát triển kinh tế hợp tác, thu hút doanh nghiệp
đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu,…”.
Để thực hiện mục tiêu và tầm nhìn phát triển này, cùng với những nhiệm vụ vừa mang
tính tổng thể vừa mang tính thời điểm, Đảng phải tập trung vào thực hiện đồng bộ những
giải pháp cụ thể. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo 3 trục sản phẩm:
nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm chủ
lực địa phương theo mô hình “mỗi xã một sản phẩm”.
Đi cùng với đó, khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và của từng địa phương,
tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng để xây dựng vùng nguyên liệu
chuyên canh, phát triển cụm liên kết. Đồng thời, đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp, tận dụng công nghệ 4.0 để thực hiện số hóa nền
nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất và tăng khả năng cạnh tranh của nông
sản Việt Nam.
Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông sản cả trong nước và quốc tế là giải pháp được
xác định để ngành nông nghiệp đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, mở
rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm chủ lực và triển khai tích cực, khai
thác hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại mang lại.

You might also like