Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TM1.

HK-5:Bình luận các quy định của pháp luật hiê ̣n hành về cơ cấu tổ chức
quản lý của công ty cổ phần tại Viê ̣t Nam.
MỞ ĐẦU
So với các loại hình công ty phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, công ty
cổ phần luôn “có số lượng thành viên rất đông. Có CTCP có tới hàng vạn cổ đông
ở hầu khắp các nước trên thế giới, vì vậy có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất
trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau”. Hơn nữa, CTCP là loại
hình công ty “có khả năng mở rộng quy mô vốn thông qua thị trường chứng
khoán”. Chính vì thế, vấn đề tổ chức quản lý công ty này luôn rất phức tạp. Pháp
luật ở hầu hết các quốc gia đều quy định cơ cấu tổ chức của CTCP với sự tham gia
của khá nhiều cơ quan như: “Chủ sở hữu (cổ đông); Hội đồng quản trị (HĐQT)
hoặc Hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành; Ban kiểm soát đối với công ty có số
lượng thành viên trên 11 người”. Sự tham gia của các cơ quan này chủ yếu với
mục đích quản lý điều hành, duy trì các hoạt động kinh doanh của CTCP và mặt
khác, còn để giám sát, kiểm tra lẫn nhau nhằm hạn chế việc lạm dụng quyền lực
của từng cơ quan.Với vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần đã trở
thành phổ biến trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong những năm
gần đây, công ty cổ phần nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu
và trở thành đề tài nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học, trên nhiều lĩnh khác
nhau như kinh tế, đầu tư, xã hội... và nhất là trên lĩnh vực pháp luật. Trong lĩnh vực
phát luật, qua quá trình tìm hiểu có thể thấy rằng đề tài về tổ chức quản lý CTCP
được các nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau. Vì thế,
trong bài tâ ̣p học kì này em xin được chọn đề số 05: "Bình luâṇ các quy định của
pháp luật hiê ̣n hành về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần tại Viê ̣t
Nam.”
NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về tổ chức quản lý công ty cổ phần
1.1. Khái niệm về công ty cổ phần

Như bất kỳ hiện tượng kinh tế nào khác, công ty ra đời, tồn tại và phát triển
trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các công ty với tư cách là
những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có trách nhiệm hữu hạn xuất
hiện từ năm 1870. Ở Việt Nam, Luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển mặc
dù hoạt động thương mại đã có từ lâu và trong lịch sử, hoạt động thương mại được
điều chỉnh bằng thông lệ thương mại. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra
khái niệm về CTCP như sau: Điều 111, Luâ ̣t doanh nghiê ̣p 2020 quy định:
“1.Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ
đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và
khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán
khác của công ty.”

1.2. Đă ̣c điểm của công ti cổ phần

Công ti cổ phần có những đă ̣c điểm, dựa vào đó để phân biê ̣t với công ty
TNHH và công ti hợp danh. Những đă ̣c điểm cơ bản cùa CTCP gồm có:

Thứ nhất, về tính chất khi thành lâ ̣p, CTCp là loại công ti đối vốn. Điều đó có
nghĩa là khi thành lâ ̣p công ti chủ yếu quan tâm đến yếu tố vốn góp, còn viê ̣c ai
góp vốn không quan trọng. Vì vâ ̣y CTCP có cấu trúc vốn mở.

Thứ hai, vốn điều lê ̣ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mê ̣nh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ
phiếu. Mô ̣t cổ phiếu có thể phản ánh mê ̣nh giá của mô ̣t hoă ̣c nhiều cổ phần. Viê ̣c
góp vốn vào công ti được thực hiê ̣n bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể
mua nhiều cổ phần. Pháp luâ ̣t hoă ̣c Điều lê ̣ công ti có thể giới hạn tối đa số cổ phần
mà mô ̣t cổ đông có thể mua nhằm chống lại viê ̣c mô ̣t cổ đông nào đó có thể nắm
quyền kiểm soát công ti do có nhiều vốn góp.(Ví dụ hạn chế nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần của các công ti trong nước). Luật Doanh nghiệp không quy định vốn
điều lệ của công ti chia thành baoo nhiêu phần, mỗi phần có giá trị bao nhiêu. Tuy
nhiên, Luật Chứng khoán của Việt Nam quy định mệnh giá cổ phiếu chào bán lần
đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam. Như vậy, CTCP nào muốn chào
bán ra công chúng thì trước đó phải thực hiện việc quy định mệnh giá cổ phần về
mười nghìn đồng Việt Nam. Điều đó dẫn đến hệ quả là trên thực tế các CTCP đều
xác định mệnh giá cổ phần là mười nghìn dồng Việt Nam để đảm bảo tính thanh
khoản. Từ dặc điểm này, có thể khẳng định việc chia vốn của công ti thành các cổ
phần là vấn đề căn bản nhất của hình thức công ti này.

Thứ ba, về thành viên công ti. Là loại hình công ti đối vốn nên theo truyền thống
pháp luật về công ti của các quốc gia trên thế giới, việc quy định số thành viên tối
thiểu phải có khi thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động đã trở thành
thông lệ quốc tế trong suốt mấy trăm năm tồn tại của CTCP. Pháp luật chỉ quy định
số thành viên tối thiểu mà không giới hạn số thanhg viên tối đa. Luật công ti năm
1990 của Việt Nam quy định số thành viên tối thiểu trong CTCP LÀ 07, Luật
Doanh nghiệp năm 1999, năm 2005, năm 2014 và hiện nay, Luật Doanh nghiệp
2020 quy định số thành viên tối thiểu trong CTCP là là 03, cổ đông có thể là tổ
chức, cá nhân.

Thứ tư, tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp cũng là đặc điểm chỉ có ở CTCP
(do bản chất đối vốn). Phần vốn góp (cổ phần) được thể hiện bằng hình thức cổ
phiếu. Cổ phiếu do CTCP phát hành là một loại hàng hoá. Người có cổ phiếu được
tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng được thực
hiện theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng
khoán.1

Thứ năm, về tính chịu trách nhiệm trong kinh doanh. CTCP chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ti. Các cổ đông chỉ chịu
TNHH về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti trong phạm vi số vốn
đã góp vào công ti.

Thứ sáu, về huy động vốn, trong quá trình hoạt động CTCP có quyền phát hành cổ
phần các loại, có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái
phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. 2

Thứ bảy, CTCP có tư cách pháp nhân và vì vậy, công ti cũng có tư cách thương
nhân. Các cổ đông hay những người quả trị công ti đều không có tư cách thương
nhân. Những người có quyền giao dịch với bên ngoài là những người đại diện cho
cônng ti. CTCP có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ do những đặc điểm nư đã trình bày
đòi hỏi phải có cơ cấu quản trị chuyên nghiệp tách bạch với sở hữu.

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Khoa-luan-tot-nghiep-Quan-ly-Cong-
ty-co-phan-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-Viet-Nam-Thuc-trang-va-giai-phap-
10827/

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỔ
CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức
quản lý công ty cổ phần 2.1.1. Về Đại hội đồng cổ đông 2.1.2. Về Hội đồng quản trị 2.1.3. Về
Giám đốc (Tổng Giám đốc) 2.1.4. Về Ban kiểm soát 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp
luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần 2.2.1. Thực tiễn hoạt động Đại hội đồng cổ đông 2.2.2.
Thực tiễn hoạt động Hội đồng quản trị 2.2.3. Thực tiễn họat động của Giám đốc/Tổng Giám đốc
2.2.4. Thực tiễn họat động của Ban kiểm soát 2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc về thực
hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần - Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý vững
chắc để định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ,
HĐQT, BKS, Giám đốc TGĐ điều hành. - Về phía bản thân các CTCP - Về phía cổ đông, người
quản lý CTCP Do việc chấp hành quy định và sự tự giác chưa cao của người quản lý CTCP cũng
như sự thiếu hiểu biết quyền của các cổ đông được quy định trong luật để có thể thực hiện và bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình.

You might also like