Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài Trắc nghiệm EQ đo lường trí thông minh trong cảm xúc

"Có những người luôn luôn mang bộ mặt lạnh lùng như thép nguội, không hề để lộ thông
minh hoặc cảm xúc. Không để lộ, nhưng họ thực sự có hiểu biết, có rung cảm. Vậy làm sao
mà đo được tâm lý của những người như thế ?".

Đó là khái quát nội dung thắc mắc mà tôi thường được nghe mỗi khi tiếp cận với người
muốn tư vấn hay muốn trắc nghiệm về tâm lý.

Khoa Tâm lý học Chẩn đoán (Diagnostic Psychology) không chỉ khảo sát tâm lý người... qua
nét mặt (dù đôi mắt và nét mặt là những ánh xạ của tâm hồn). Đúng là gương mặt thường
bộc lộ rõ nét cảm xúc, nhưng dễ bị "ngụy trang" và cũng thường hay thay đổi. Cho nên,
"xem mặt mà bắt hình dong", nghĩa là chẩn đoán qua nhân diện, bằng lâm sàng, rất dễ bị
nhầm lẫn. Có khi lầm to !

Tâm lý học Chẩn đoán chỉ lấy kết quả trắc nghiệm lâm sàng làm dữ liệu tham khảo chứ
không khẳng định. Để chẩn đoán tâm lý được chính xác, người ta phải phối kiểm nhiều mặt.
Và, các chuyên gia tâm lý buộc phải loại bỏ ngay kết quả quan sát lâm sàng, nếu thấy nó
không phù hợp với kết quả của trắc nghiệm khách quan trên đối tượng khảo sát.

Điểm tựa chủ yếu khi khảo sát tâm lý là dựa vào trắc nghiệm khách quan (objective test).
Nghĩa là, phải dựa trên một chuỗi hệ thống các dữ liệu về bộc lộ cảm xúc thông qua việc
nối kết các dòng suy nghĩ của đối tượng. Bởi vì, giữa suy nghĩ và cảm xúc bao giờ cũng có
một đường truyền liên kết. Sự kết nối đó (thông qua cả một chuỗi hệ thống chứ không rời
rạc từng dữ liệu) sẽ cung cấp những tín hiệu tổng quan, giúp cho nhà tâm lý có được một hệ
số tin cậy khi chẩn đoán.
Để minh họa điều vừa nói, xin mời tham khảo bài trắc nghiệm EQ sau đây dành cho tuổi
thanh niên. Sản phẩm này do chính tác giả nghiên cứu, biên soạn và đã sàng lọc qua nhiều
thử nghiệm ở nhiều Trung tâm Trắc nghiệm Tâm lý & Tư vấn Giáo dục.

Bài trắc nghiệm này gồm 3 phần: Mở đầu + Trọng tâm + Kết thúc.

A- Phần Mở đầu

Hãy tự chọn 1 trong 3 lời đáp : a/b/c.

1. Hầu như ở tiệc cưới nào cũng chơi nhạc sống. Nhưng không phải ai trong các bạn trẻ (kể
cả chú rể và cô dâu) cũng thích nhạc sống trong bữa tiệc.

Về hiện tượng này, bạn đồng tình với nhận định nào sau đây ?

a- Nhạc sống giúp mọi người thêm sức sống, thêm khí thế trong dạ tiệc tân hôn. Nhờ nó mà
cô dâu và chú rể được tất cả đón mừng và hoan nghênh nhiệt liệt.
b- Nhạc sống - nó "sống" thật, nghĩa là nó chưa chín về mặt tâm hồn, về gu thưởng thức, về
nhu cầu văn hóa và thẩm mỹ trước số đông nam phụ lão ấu.
c- Không một nhận định nào trên đây được chấp nhận.

2. Ông bố ở quê hỏi hai người con gái về thăm : "Lên thành phố, tụi mày mang được gì
về ?". Cô chị thưa : "Con được 2 tấm bằng - bằng Vi tính và bằng Anh văn, nhưng chưa xin
được việc làm, còn lao đao kiếm sống". Cô em khoe : "Con được 2 tấm chồng - một chồng
nội và một chồng ngoại, sống dư dả, tháng tới sẽ mời bố đi du lịch bên Tây".

Trong hai chị em đó, theo bạn, ai là người biết yêu nhất ?

a- Cô em.
b- Cô chị.
c- Không ai đáng được xem là người biết yêu cho phải. Ngay cả cô chị cũng chỉ lo học lo
làm, mà không lo yêu...

B- Phần Trọng tâm

Bạn đồng cảm nhất với ý niệm, định nghĩa hay ý nghĩa nào sau đây về các vấn đề THẦN
TƯỢNG, TIẾT KIỆM, CHẤT LƯỢNG SỐNG, THÁI ĐỘ SỐNG, VÀO ĐỜI, LÀM GIÀU, LÀM
GIÀU ĐỂ LÀM GÌ ?...
Hãy tự chọn 1 trong 2 lời đáp (a/b) theo ý bạn, cho từng cặp mệnh đề.

1.

a- Nên chọn nghệ sĩ / cầu thủ nổi danh làm thần tượng.
b- Nên chọn người biết vượt lên chính mình làm thần tượng.

2.

a- Chọn thần tượng là chọn một hình thức để bắt chước.


b- Chọn thần tượng là chọn một lối sống để vươn lên.

3.

a- Không nên có thần tượng, phải tin vào chính ta.


b- Sống nên có thần tượng, để hướng đạo vào đời.

4.

a- Tiết kiệm là ky bo, chắt bóp, là trùm sò.


b- Tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, không hoang phí.

5.

a- Tiết kiệm là một thói quen, không phải đức tính.


b- Tiết kiệm là một lối sống, một thứ mỹ đức.

6.

a- Chỉ nên tiết kiệm khi gặp khó khăn.


b- Cần phải tiết kiệm trong mọi hoàn cảnh.

7.

a- Chất lượng sống là sống đủ vật chất, không nặng về tinh thần.
b- Chất lượng sống là sống có thực chất, không nặng về danh nghĩa.

8.
a- Chất lượng sống là phải giàu sang, không bị túng thiếu và hèn hạ.
b- Chất lượng sống là được vui khỏe, không bị bệnh hoạn và lo âu.

9.

a- Chất lượng sống là được thỏa mãn tối đa trong cuộc sống hiện tại.
b- Chất lượng sống là được tích lũy tối đa để đầu tư cho tương lai.

10.

a- Thái độ sống là sống với thái độ cầu may, hoặc cầu có danh lợi.
b- Thái độ sống là sống với thái độ cầu tiến, hoặc cầu được bình an.

11.

a- Thái độ sống là phải biết làm giàu. Không biết làm giàu là một sai lầm to lớn nhất trong
thái độ sống.
b- Thái độ sống là phải biết nhận lỗi. Không biết nhận lỗi là một sai lầm tệ hại nhất trong thái
độ sống.

12.

a- Thái độ sống đúng nghĩa là phải sống để hưởng thụ tối đa mọi chất lượng của cuộc sống.
b- Thái độ sống cần có là phải sống để cống hiến công sức cho nhu cầu của nhiều người.

13.

a- Vào đời là phải xông pha để thăng tiến. Nếu không vươn lên được, phải tìm cách khẳng
định chính mình.
b- Vào đời là phải tránh không gây tội lỗi. Nếu lỡ bị lầm lỗi, phải tìm cách phục thiện, lấy
công chuộc tội lỗi.

14.

a- Vào đời là phải biết cạnh tranh để sinh tồn.


b- Vào đời là phải biết sống tử tế với nhau.

15.
a- Vào đời là phải có chỗ dựa để làm ăn.
b- Vào đời là phải có nghề nghiệp để kiếm sống.

16.

a- Chỉ cần sống vui, sống khỏe, sống tốt, không cần sống giàu.
b- Không chỉ sống vui khỏe và có ích, còn phải sống giàu.

17.

a- Có giàu sang mới nên lễ nghĩa, thể hiện được giá trị thực tế của tình cảm.
b- Công sức và tấm lòng có giá trị cao hơn tiền của khi thể hiện tình cảm.

18.

a- Giàu có nhờ kế thừa di sản, sẽ làm ta thanh thản.


b- Giàu có nhờ tay ta làm nên, sẽ khiến ta yên lòng.

19.

a- Mâm cỗ thịnh soạn cao hơn lời chào khách khí.


b- Lời mời giản dị ấm bụng hơn mâm cao cỗ đầy.

20.

a- Muốn làm giàu, phải to gan (dũng cảm).


b- Muốn làm giàu, phải có chí ( ý chí ).

21.

a- Chỉ nên làm giàu bằng giá trị nhân bản.


b- Có thể làm giàu bằng bất cứ giá nào.

22.

a- Muốn làm giàu, phải tôn trọng chữ tín.


b- Muốn làm giàu, phải thượng tôn lợi nhuận.
23.

a- Làm giàu bất chính đem lại rủi ro và bất lợi.


b- Làm giàu dễ bị rủi ro nhiều hơn hưởng lợi.

24.

a- Làm giàu là tìm cơ hội để thử thách và phát triển cá nhân.


b- Làm giàu là tìm cơ hội để hưởng lợi và tích lũy đồng vốn.

25.

a- Làm giàu để được sống một cách tự lập.


b- Làm giàu để được sống cuộc đời hạnh phúc.

26.

a- Làm giàu bằng cách dựa vào sức mình là chính.


b- Làm giàu bằng cách dựa vào cơ hội là chính.

27.

a- Làm giàu bằng cách dựa vào trí tuệ là chính.


b- Làm giàu bằng cách dựa vào sức khỏe là chính.

28.

a- Làm giàu bằng cách tận lực làm việc là chính.


b- Làm giàu bằng cách tìm kiếm vận may là chính.

29.

a- Làm giàu để đầu tư cho đời sau.


b- Làm giàu để có tiền mua chứng khoán.

30.
a- Làm giàu để cải thiện cuộc sống.
b- Làm giàu để hãnh tiến trong đời.

31.

a- Làm giàu để có điều kiện cống hiến nhiều hơn.


b- Làm giàu để có điều kiện hưởng thụ nhiều hơn.

32.

a- Làm giàu để khẳng định ý chí vượt qua đói nghèo.


b- Làm giàu để khẳng định chân giá trị trước toàn thể.

33.

a- Làm giàu để khẳng định bản lĩnh vào đời.


b- Làm giàu để khẳng định cái tôi sáng giá.

34.

a- Làm giàu để lo cho hậu thế.


b- Làm giàu để vinh hiển cho mình.

35.

a- Làm giàu để tích cốc phòng cơ.


b- Làm giàu để vượt qua khủng hoảng.

C. Phần kết thúc


Hãy tự chọn 1 trong 3 lời đáp : a/b/c.

1. Đâu là chất lượng của cuộc sống mà cảm xúc và trí tuệ của bạn nhằm hướng tới ?

a- Sống giản dị.


b- Sống hữu ích.
c- Sống giàu sang.

2. Đâu là định hướng của cuộc sống mà cảm xúc và trí tuệ của bạn hằng theo đuổi ?
a- Làm việc để kiếm sống (Work to live).
b- Sống là để làm việc (Live to work).
c- Làm việc để khỏi bị chê là lười biếng.

3. Nếu phải chọn người để tiến tới hôn nhân, con tim và khối óc của bạn mách bảo bạn nên
hướng đến sự lựa chọn người nào sau đây ?

a- Người giàu, nhưng có thể "rớt mau" (bấp bênh, dễ thất thế).
b- Người nghèo, nhưng "chắc kèo" (đủ công dung ngôn hạnh).
c- Không giàu không nghèo, có hương sắc và thích chưng diện.

o0o

Toàn bài trắc nghiệm EQ này có 40 câu hỏi (gồm 2 câu ở phần Mở đầu + 35 câu ở phần
Trọng tâm + 3 câu ở phần Kết thúc).

Mỗi câu được 1 điểm. Điểm tối đa cho toàn bài: 40. Thời gian tiến hành: khoảng 40 phút
(cho rộng thì giờ suy nghĩ trung bình mỗi câu 1 phút, để cân nhắc kỹ trước khi đánh dấu trả
lời).

Quang Dương, nhà nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục

You might also like