Bài Báo Dịch Vụ Chăm Sóc Ban Ngày

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ CHĂM SÓC BAN NGÀY

CHO NGƯỜI CAO TUỔI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT KHU ĐÔ THỊ HÀ NỘI
NĂM 2021
Bùi Thị Ngọc Minh1, Nguyễn Thị Lan Anh2, Nguyễn Thị Ngọc Thúy 2, Nguyễn Thị
Thu Hà2, Kiều Thbaoị Hoa2, Nguyễn Minh Thư2, Lưu Ngọc Hoạt2.
1
Bác sĩ nội trú 44–Y học dự phòng, Viện Đào tạo YHDP & YTCC, Đại học Y Hà Nội E-
mail: buiminh.hn1629x@gmail.com Điện thoại: 0366295739
2
Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT:
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang những hộ gia đình sống tại chung cư An Lạc được
tiến hành để thực hiện mô tả nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc ban ngày
cho người cao tuổi của người dân. Tỷ lệ đồng ý tham gia và chi trả dịch vụ chăm sóc sức
khỏe (CSSK), phục hồi chức năng tại các trung tâm gần nơi ở của các cư dân là 68,6%.
Các dịch vụ người dân mong muốn được tổ chức chiếm tỷ lệ cao là truyền thông giáo
dục sức khỏe (16,4%), thể dục dưỡng sinh (16,2%), xoa bóp bấm huyệt (16,2%). Tỷ lệ
sẵn sàng chi trả cho dịch vụ 41,2% với mức giá đồng ý 200.000 vnđ/ngày chiếm tỷ lệ
53,2%.
Từ khóa: nhu cầu, khả năng chi trả, chăm sóc ban ngày, người cao tuổi. đô thị, Hà Nội
SUMMARY
NEEDS AND ABILITY TO PAY FOR THE ELDERLY'S DAYCARE AMONG
PEOPLE IN HANOI'S URBAN BUILDING IN 2021
This is a cross-sectional descriptive study of the people living in An Lac apartment to
describe the needs and affordability of daycare services for the elderly. The rate of
residents agreeing to participate in and pay for health care and rehabilitation services in
centers near residents is 68.6%. The services people want to be organized with a high
proportion are health education (16.4%), nourishing fitness (16.2%), reflexology
massage (16.2%). The willingness to pay for the service is 41.2%, with the agreed price
of 200,000 VND / day, accounting for 53.2%.
Keywords: needs, willingness to pay, daycare, elderly, urban, Hanoi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo dân số của Tổng cục thống kê 2016 tỉ số phụ thuộc dân số (tính bằng số
người từ 60 tuổi trở lên so với số người trong độ tuổi lao động 15-59) được dự báo tăng
gấp hơn ba lần, từ 14% năm 2014 lên 43% năm 2049. Tỷ lệ NCT chính thức vượt tỷ lệ
trẻ em (từ 0-14 tuổi) vào năm 2040 [1]. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là
vấn đề cần được quan tâm của gia đình và xã hội. Ở Việt Nam đã có một số dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho NCT, tuy nhiên phần lớn các dịch vụ này mới được triển khai tại
nhà hoặc tại các cơ sở dưỡng lão mà NCT thường phải ở đó cả ngày lẫn đêm, còn các
dịch vụ CSSK ban ngày cho NCT hiện chưa được triển khai nhiều trong khi nhu cầu của
các dịch vụ này dường như là khá cao, nhất là tại các khu đô thị lớn khi ban ngày người
thân trong gia đình đi làm, đi học chỉ còn NCT già yếu ở nhà, các cụ sẽ dần cảm thấy cô
đơn, mệt mỏi ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần. Vì vậy, việc xác định nhu cầu và
tổ chức các dịch vụ CSSK ban ngày cho NCT, đặc biệt là ở các khu đô thị mới là một
nghiên cứu cần được triển khai. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô
tả nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc ban ngày dành cho người cao tuổi
của người dân tại một số khi đô thị Hà Nội năm 2021.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng: Người dân tại chung cư An Lạc tổ 13, phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm,
Hà Nội. Tiêu chuẩn lựa chọn: Người dân sống lâu dài (>12 tháng) tại tòa chung cư An
Lạc tổ 13, phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Người đại diện gia đình có thể
tham gia lựa chọn, quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Trên 18
tuổi tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Người đến làm việc, sống
nhờ, đến chơi tại tòa nhà.
2.2 Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Thời gian nghiên cứu: 04/04/2021 – 08/04/2021
- Chọn mẫu và cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ các hộ gia đình tại chung cư An Lạc, C1, C2,
C3 quận Nam Từ Liêm. Có 360 căn hộ gia đình tại đây. Tiếp cận được 250 hộ, trong đó
201 hộ đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi chia làm 3 phần: thông tin chung, nhu cầu, khả
năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc ban ngày.
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập theo phương pháp tự điền vào
phiếu câu hỏi dưới sự hướng dẫn và giám sát của điều tra viên.
2.3. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập, làm sạch bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số
liệu bằng phần mềm SPSS 26 để xác định nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm
sóc ban ngày dành cho người cao tuổi của người dân tại một số khi đô thị Hà Nội năm
2021
2.4. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu hoàn toàn được sự đồng ý của lãnh đạo phường
Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Toàn bộ thông tin mà đối tượng cung cấp chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu và được bảo mật tuyệt đối. Nghiên cứu chỉ nhằm khảo
sát và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không nhằm mục đích nào khác.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi 18-29 5 4,9
30-59 78 76,5
>=60 19 18,6
Tuổi trung bình X ± SD (min-max): 44,3 (13.08) (22-81)
Giới tính Nam 34 33,3
Nữ 68 66,7
Quan hệ với chủ
Chủ hộ 62 60,8
hộ
Khác (Vợ/ con/bố mẹ chủ hộ) 34 39,2
Trình độ học vấn
cao nhất Từ THPT trở xuống 7 6,9

Trung cấp 8 7,8

Cao đẳng/Đại học 64 62,7

Sau đại học 23 22,5


Thu nhập bình
quân đầu người/ 1 Trung vị (Khoảng tứ phân vị) = 10.000.000 (8.000.000 vnđ,
tháng 15.000.000 vnđ)
Tổng số người
trong gia đình 1- 2 người 12 11,8

3-4 người 75 73,5

> 4 người 15 14,7


Gia đình có người
mắc bệnh mãn Có 33 32.4
tính
Không 69 67.6
Tổng 102 100
Phần lớn đối tượng nghiên cứu nằm trong nhóm tuổi từ 30- 59 tuổi (76,5%) và trên 60
tuổi (18,6%). Độ tuổi trung bình là 44,3 tuổi, thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 81 tuổi.
Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới (68% và 34%). Đối tượng nghiên cứu chủ
yếu là chủ hộ chiếm 62%. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tương đối cao với
trình độ cao đẳng/ đại học với 64%, sau đó là trình độ sau đại học 23%, tỷ lệ thấp nhất là
nhóm từ THPT trở xuống và trung cấp với 7% và 8%. Đa số các hộ gia đình mức thu
nhập khá giá với thu nhập bình quân đầu người/ 1 tháng hộ gia đình 10 triệu vnđ. Về
quy mô hộ gia đình chủ yếu từ 3-4 người (75%). Hộ gia đình có người mắc bệnh mãn
tính chiếm 32,4%.

Bảng 2: Nhu cầu tham gia dịch vụ tại trung tâm CSSK ban ngày (n=102)
Dịch vụ Không Phân vân Đồng ý
đồng ý
n (%) n (%) n (%)
Đồng ý tham gia và chi trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe 6(5,9) 26 (25,5) 70(68,6)
(CSSK), phục hồi chức năng tại các trung tâm gần nơi ở
của các cư dân (bằng giá tiền dịch vụ theo yêu cầu tại
các bệnh viện)
Đồng ý tham gia và chi trả cho các hoạt động vui chơi, 9 (8,8) 44 (43,1) 49 (48)
giải trí, giao lưu tại các trung tâm chăm sóc ban ngày cho
những người cao tuổi phải ở nhà một mình, hoặc người
cao tuổi từ quê ra ở với con cháu tại Hà Nội (giá thoả
thuận tuỳ theo loại dịch vụ và thời gian sử dụng dịch vụ)

Dịch vụ được người dân chấp nhận tương đối cao đó là tham gia và chi trả dịch vụ chăm
sóc sức khỏe (CSSK), phục hồi chức năng tại các trung tâm gần nơi ở của các cư dân với
tỷ lệ đồng ý là 68,6%, sau đó là tỷ lệ phân vân 25,5%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,9%.
Tuy nhiên hoạt động tham gia và chi trả cho các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu tại
các trung tâm chăm sóc ban ngày cho những người cao tuổi phải ở nhà một mình, hoặc
người cao tuổi từ quê ra ở với con cháu tại Hà Nội tỷ lệ đồng ý và phân vân gần tương
đương nhau với 48% và 43,1%, thấp nhất là tỷ lệ không đồng ý chiếm 8,8%.
Sales

<200.000 VNĐ 200.000 VNĐ >= 200.000 VNĐ

Bảng 3: Nhu cầu tổ chức các dịch vụ tại trung tâm CSSK ban ngày (n= 449)
Dịch vụ Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Truyền thông nâng cao hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật, biết tự
chăm sóc mình 74 16.4
Cung cấp chế độ ăn uống khoa học 68 15.0
Thể dục, dưỡng sinh, 73 16.2
Phục hồi chức năng 69 15.3
Xoa bóp, bấm huyệt, mát xa, xông hơi 73 16.2
Vui chơi, giải trí, giao lưu; 61 13.5
Tham quan, du lịch 31 6.9

Các nhu cầu tổ chức các dịch vụ tại trung tâm CSSK ban ngày thì người dân đồng ý tổ
chức truyền thông nâng cao hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật, biết tự chăm sóc mình chiếm
tỷ lệ cao nhất 16,4% tiếp đó lần lượt là thể dục dưỡng sinh (16,2%), xoa bóp bấm huyệt,
mát xa, xông hơi (16,2%), phục hồi chức năng (15,3%), cung cấp chế độ ăn uống khoa
học (15%), vui chơi, giải trí, giao lưu (13,5%) và tỷ lệ thấp nhất là tham quan, du lịch
với 6,9%.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sẵn sàng Biểu đồ 2: Mức giá cụ thể do người dân đề
chi trả cho dịch vụ CSSK ban ngày (n=102) xuất (n=102)


4; 4% <200.000 vnđ
Không 200.000 vnđ
41.2; 41% >200.000 vnđ
51; 51% Tùy loại 45; 44%
dịch vụ và
tùy giá 53; 52%
dịch vụ
7.8; 8%

Qua biểu đồ 1 cho thấy khoảng 41,2% đối tượng nghiên cứu sẵn sàng chi trả cho dịch vụ
chăm sóc ban ngày. 51% đối tượng nghiên cứu chi trả tùy loại dịch vụ và tùy giá dịch
vụ. Kết quả biểu đồ 2 với 53,52% người dân chi trả cho 1 ngày sử dụng dịch vụ chăm
sóc ban ngày là 200.000 vnđ, tiếp theo 45,44% người dân chi trả mức giá dưới
200.000vnđ/ngày, thấp nhất là 4,4% người dân sẵn sàng chi trả mức cao hơn 200.000
vnđ/ngày.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 102 hộ gia đình, chúng tôi chọn người
đại diện gia đình có thể tham gia lựa chọn, quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho gia đình. Qua phân tích chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ
30-59 tuổi. Tuy nhiên nhóm tuổi đứng thứ hai là nhóm trên 60 tuổi cho thấy người cao
tuổi đang chiếm tỷ lệ tương đối cao tại chung cư. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên
cứu cao chủ yếu là trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Mức thu nhập bình quân
đầu người/ tháng của các hộ gia đình ở mức cao. Tỷ lệ người trong gia đình có người
mắc bệnh mãn tính chiếm 32,4% thể hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại đây. Qua khảo
sát thông tin chung đối tượng nghiên cứu nhận thấy đây là khu dân cư phù hợp để chúng
tôi triển khai các dịch vụ CSSK ban ngày cho NCT.
Nghiên cứu chúng tôi chia dịch vụ chăm sóc ban ngày làm 2 dịch vụ chính đó chăm sóc
về sức khỏe (CSSK), và chăm sóc về tinh thần. Về nhu cầu CSSK tỷ lệ tham gia dịch vụ
CSSK, phục hồi chức năng tại các trung tâm gần nơi ở của các cư dân với tỷ lệ đồng ý
68,6% khá tương đồng nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng vào năm 2018 [2] . Ngoài ra, tỷ
lệ đồng ý tham gia cho các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu tại các trung tâm chăm
sóc ban ngày cho những người cao tuổi chiếm tỷ lệ đồng ý thấp hơn chiếm 48%. Sự
chênh lệch tỷ lệ trên có thể giải thích dựa theo hình thái chăm sóc NCT của Phạm Vũ
Hoàng [3] đó là đi từ CSSK đến chăm sóc đời sống tinh thần cho NCT. Tuy nhiên dịch
vụ này còn khá mới tại Việt Nam nên có tỷ lệ người dân còn phân vân tương ứng các
dịch vụ CSSK và dịch vụ chăm sóc tinh thần cho người người cao tuổi là 25,5% và
43,1% . Nhưng mô hình CSSK ban ngày đã chứng mình được rất nhiều lợi ích về mặt
kinh tế, tính linh hoạt khi sử dụng, tiếp tục được sống với gia đình và người thân, chăm
sóc dịch vụ y tế khi cần thiết, chế độ ăn phù hợp, vui chơi, giải trí, giao lưu… mà những
dịch vụ chăm sóc khác không có [4]. Nghiên cứu khảo sát về nhu cầu người dân về
những dịch vụ cần có tại trung tâm CSSK ban ngày. Nhìn chung tỷ lệ đồng ý tham gia
dịch vụ chúng tôi dự kiến triển khai tương đối đồng đều về tỷ lệ phần trăm, riêng tỷ lệ
tham quan du lịch có nhu cầu thấp nhất. Điều này có thể giải thích do yếu tố sức khỏe là
trở ngại khiến cho người dân không có nhu cầu đi lại xa hay tham quan du lịch nhiều so
với những nhu cầu khác. Dịch vụ truyền thông nâng cao hiểu biết về sức khỏe bệnh tật,
biết tự chăm sóc mình chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy người dân có nhu cầu tìm hiểu về
kiến thức CSSK cũng như kiểm soát bệnh tật tốt hơn. Đặc điểm này cũng giống với
nghiên cứu tình trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT ở huyện Quốc
Oai [5] kết luận hơn một nửa số người được hỏi yêu cầu thêm thông tin về chăm sóc sức
khỏe đặc biệt là quản lý bệnh tật.
Về khả năng chi trả cho dịch vụ, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sẵn sàng chi trả là 41,2%
trong khi 51% là chọn tùy loai dịch vụ và tùy giá dịch vụ, Tỷ lệ không chi trả chiếm tỷ lệ
thấp nhất là 7,8%. Nghiên cứu về thực trạng chăm sóc người cao tuổi chỉ ra rằng yếu tố
tài chính là trở ngại quan trọng nhất trong quá trình tiếp cận dịch vụ chăm sóc NCT [6].
Qua đó biểu hiện người dân sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc ban ngày nếu có
nhu cầu với mức giá hợp lý. Khi yêu cầu đối tượng đưa ra mức giá phù hợp với dịch vụ
thì mức giá đề xuất của người dân với tỷ lệ cao nhất là 53,52% là 200.000 vnđ / ngày.
Bên cạnh đó đề xuất mức giá chiếm thấp hơn 200.000 vnđ / ngày cũng chiếm tỷ lệ
45,44%. Kết quả này phù hợp thực trạng kinh tế của địa phương bên cạnh đó mức giá
200.000 vnđ/ ngày cũng là mức giá theo quy định của Bộ Y Tế. Ngoài ra thì các đối
tượng nghiên cứu chưa hiểu được hết về những lợi ích cụ thể khi sử dụng dịch vụ này.
Chúng là một giải pháp thay thế cho các dịch vụ chăm sóc dài hạn truyền thống, cung
cấp hỗ trợ dịch vụ linh hoạt khi có nhu cầu, giảm chí phí chăm sóc, cung cấp đáp ứng
nhu cầu từ chăm sóc sức khỏe đến chăm sóc tinh thần cho NCT [7]. Tuy nhiên với tỷ lệ
không nhỏ người dân sẵn sàng chi trả với mức giá cao hơn. Qua đó chứng tỏ cần có sự
cân nhắc giữa mức giá và những giá trị mà dịch vụ đem đến cho người dân,
Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu chọn mẫu toàn bộ người dân đang sống tại khu
chung cư An Lạc. Tuy nhiên, việc tiếp cận các đối tượng và sự hưởng ứng tham gia
nghiên cứu của họ còn hạn chế. Điều này dẫn đến tỉ lệ đáp ứng tham gia nghiên cứu
chưa cao và chưa đại diện.
V. KẾT LUẬN
Đối tượng nghiên cứu tham gia chủ yếu là từ độ tuổi 30 -59 tuổi với trình độ học vấn và
mức thu nhập cao. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc ban ngày đối với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe là 68,6% và dịch vụ chăm sóc tinh thần là 48%. Yêu cầu về tổ chức
các hoạt động truyền thông nâng cao hiểu biết về sức khỏe bệnh tật, biết tự chăm sóc
mình chiếm tỷ lệ cao nhất là 16,4%, tỷ lệ thấp nhất là đối với các dịch vụ tham quan du
lịch với 6,9%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa phần đối tượng nghiên cứu đều có nhu
cầu và sẵn sàng sử dụng dịch chăm sóc ban ngày, tuy nhiên mức giá là một vấn đề các
đối tượng quan tâm. Đa phần đối tượng nghiên cứu sẵn sàng chi trả cho sử dụng dịch vụ
chăm sóc ban ngày chỉ có 7,8% đối tượng nghiên cứu không sẵn sàng chi trả. Phần lớn
người dân có khả năng chi trả với mức giá bằng hoặc dưới 200.000 vnđ/ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tổng cục thống kê và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2016), Dự báo dân số Việt Nam
2014- 2049, Nhà xuất bản Thông tấn.
2. Đỗ Mạnh Hùng (2018), Nhu cầu, sự hưởng ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
của người dân đô thị phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội 2018 và một số yếu tố
liên quan, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phạm Vũ Hoàng (2013), Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao
tuổi Việt Nam 2013, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. National Adult Services Association (2015), Adult day services: The most cost-
effective option in long-term care today, .
5. Bang K.-S., Tak S.H., Oh J. và cộng sự. (2017). Health Status and the Demand for
Healthcare among the Elderly in the Rural Quoc-Oai District of Hanoi in Vietnam.
Biomed Res Int, 2017, 4830968.
6. Huệ N.T. (2010). Thực trạng chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, 99–106.
7. Oliver R.E. và Foster M. (2013). Adult Day Care: An Important Long-Term Care
Alternative & Potential Cost Saver. Mo Med, 110(3), 227–230.

You might also like