Thuyết Trình Mĩ Thuật

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thuyết trình Mĩ thuật :

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ


MỞ :
-        Gia Hân   : Xin chào thầy và các bạn! Mình là Gia Hân.
-        Gia Phúc : Còn mình là Gia Phúc.
-        Gia Hân   : Chào mừng các bạn đã đến với bài thuyết trình Mĩ
Thuật Sơ lược về Mĩ thuật với nội dung là Nghệ thuật điêu khắc và
trang trí do tổ 3 thực hiện.
-        Gia Phúc : Trước khi bước vào bài thuyết trình, tụi mình xin được
nói sơ qua về nội dung
-        Gia Hân : Đầu tiên, ta sẽ quay lại thời gian để tìm hiểu về lịch sử
thời Lý.
-        Gia Phúc : Tiếp theo, chúng ta sẽ đến phần trọng tâm của bài
thuyết trình, đó là nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
-        Gia Hân : Sau đó, chúng mình xin được giới thiệu một số công
trình nghệ thuật thời Lý.
-        Gia Phúc : Cuối cùng, chúng ta sẽ rút ra kết luận về đặc điểm Mĩ
thuật thời Lý.
-        Gia Hân : Bây giờ là lúc quan trọng nhất, hãy bước vào bài thuyết
trình của tụi mình nào !
THÂN
-        Gia Phúc : Bước vào phần đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch
sử thời Lý.
-        Gia Hân : Sự kiện đầu tiên: nhà Tiền Lê sụp đổ, nhà Lý hình
thành.
-        Gia Phúc : Năm 1005, Lê Đại Hành mất. Lê Long Đĩnh lên làm
vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán giận. Bấy
giờ trong triều có viên quan tên là Lý Công Uẩn.
-        Gia Hân : Ông vốn thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa
được lòng người. Do vậy, khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều
đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Đó là Lý Thái Tổ. Nhà Tiền Lê chấm
dứt, nhà Lý bắt đầu từ đây (năm 1009).
-        Gia Phúc : Sự kiện thứ hai : dời đô về Thăng Long
-        Gia Hân : Quyết định dời đô ra Thăng Long của Lý Thái Tổ được
xem là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của
vương triều Lý. Trong vòng 8 thế kỷ tiếp theo, hầu hết các triều đại
phong kiến kế tục nhà Lý như nhà Trần,  nhà Mạc,  nhà Hậu Lê đều
tiếp tục dùng Thăng Long làm kinh đô và có thời gian tồn tại tương đối
lâu dài.
-        Gia Phúc :, Sự kiện thứ ba : thời kỳ thịnh trị
-        Gia Hân : Một sự kiện lớn trong những năm thịnh trị thời lý là việc
đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt vào năm 1054, mở ra kỷ
nguyên Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
-        Gia Phúc : Nhà Lý vượt qua thử thách lớn nhất từ khi hình thành
và tiếp tục thịnh trị. Sau khi đánh được quân Tống, Nhân Tông bắt tay
vào việc cai trị, mở khoa thi đầu tiên và chọn ra 10 người thi đỗ, nổi
tiếng nhất là Lê Văn Thịnh . Ông còn củng cố nông nghiệp, cấm nạn
giết trâu và xử phạt rất nặng. Quốc gia yên bình, Nhân Tông chuyên
tâm theo Phật giáo, mở nhiều cuộc vui như đua thuyền, múa rối
nước,...Đại Việt luôn có hội hè, trở nên cực kỳ phồn vinh và phát triển.
-        Gia Hân : Thứ tư, tôn giáo
-   Gia Phúc : Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong
chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả ba tôn giáo Phật, Đạo
và Nho mới có thể đỗ.
-        Gia Hân : Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông,
tô tượng, cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các
chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược,
lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều
chùa ở các địa phương
-        Gia Phúc : Thứ năm, ngoại giao
-        Gia Hân : Chính sách ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ
vững và mở rộng được lãnh thổ của mình. Năm 1097, ban hành Hội
Điển quy định các phép tắc chính trị.
-        Gia Phúc : Nhờ chính sách mở rộng giao lưu với các nước láng
giềng, nền văn hóa dân tộc có điều kiện phát triển phong phú hơn
-        Gia Hân : Đất nước ổn định, cường thịnh; ngoại thương phát triển
cộng với ý thức dân tộc trưởng thành đã tạo điều kiện để xây dựng một nền
văn hoá nghệ thuật dân tộc đặc sắc và toàn diện.

-        Gia Phúc : Va
-        Gia Hân : Vào thời Lý , các tác phẩm điêu khắc đa phần được làm
bằng đá. Cho đến tận bây giờ, một số tác phẩm điêu khắc vẫn còn.
Điều ấy cho ta thấy tài năng của những nghệ nhân điêu khắc thời Lý
-        Gia Phúc : Trong số tất cả những tác phẩm ấy, nổi bật nhất là pho
tượng A-di-đà ở chùa Phật Tích , Bắc Ninh.
-        Gia Hân :Bức tượng này được tạc từ đá màu xanh xám và được
chia làm hai phần tượng và bệ.
-        Gia Phúc :Phần tượng thể hiện một hình ảnh Đức Phật đôn
hậu,dịu dàng.Nét đẹp rất chỉnh chu từ chi tiết khuôn mặt của Đức
Phật cho đến các nếp áo.
-        Gia Hân : Phần trên của bệ là toà sen , phần dưới đế tượng cos
chình bát giác và được chạm trổ nhiều hoạ tiết.
-        Gia Phúc :Tiếp theo,chúng ta sẽ đến phần chạm khắc.
-        Gia Hân :Chạm khắc thời Lý rất đa dạng , phong phú và tinh xảo.
-        Gia Phúc :Hoa văn hình móc câu được sử dụng rất nhiều trong
chạm khắc.
-        Gia Hân : Hình tượng con rồng Việt Nam với hình dáng mềm mại
uyển chuyển được coi là hình tượng đặc trưng , tiêu biểu cho nghệ
thuật trang trí của dân tộc ta.
-        Gia Phúc :Và bây giờ, chúng mình sẽ đưa ra kết luận về đặc điểm
của mĩ thuật thời Lý
-        Gia Hân :Điều thứ nhất : Các công trình kiến trúc với nhiều quy
mô lớn được đặt ở những địa hình thuận lợi và quang đãng.
-        Gia Phúc: Điều thứ hai : Các ngành nghệ thuật điêu khắc trang trí
được phát huy . Nghệ thuật nước ta được kết hợp với nghệ thuật các
nước láng giềng nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc.
-        Gia Hân: Mĩ thuật thời Lý là một trong những nền mĩ thuật rực rỡ
của nền mĩ thuật Việt Nam.
KẾT
- Gia Phúc : Bài thuyết trình của tổ 3 đến đây là kết thúc. Cảm ơn
      

thầy và tất cả các bạn đã lắng nghe.


-        Gia Hân : Hi vọng các bạn học hỏi được nhiều điều về Mĩ thuật
thời Lý qua bài thuyết trình của tụi mình

You might also like