(Dap An) ôn tập chương lưu huỳnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN HOÁ 10A6

Câu 1. Người bị cảm thường sinh ra những hợp chất sunfua có tính độc, có thể loại bỏ những hợp chất này
bằng: A. Dây vàng B. Dây bạc C. Dây sắt D. Dây nhôm
Câu 2. Các cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na2S và HCl. B. HCl và NaOH. C. FeSO4 và H2S. D. CuSO4 và KOH.
Câu 3. Thủy ngân là kim loại ở thể lỏng (điều kiện thường), rất độc. Để làm sạch một lượng thủy ngân rơi
vãi trong phòng thí nghiệm, người ta dùng:
A. Bột than. B. Bột lưu huỳnh. C. Bột sắt. D. Nước vôi trong.
Câu 4. Sục H2S vào dung dịch nào sẽ không tạo thành kết tủa:
A. CuSO4. B. Ca(OH)2. C. Pb(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 5. Trong các khí sau, khí nào không thể làm khô bằng H2SO4 đặc:
A. SO2.B. CO2. C. H2S. D. O2.
Câu 6. Cho phản ứng: FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2 . Một phân tử FeS2 sẽ:
A. Nhường 22 electron. B. Nhận 11 electron. C. Nhường 11 electron. D. Nhận 22 electron.
Câu 7. Khí hidro sunfua có lẫn tạp chất hiđro clorua. Để thu được khí hidro sunfua người ta dẫn hỗn hợp
khí này qua dung dịch
A. NaOH. B. NaHS. C. NaCl. D. CuCl2.
Câu 8. Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2:
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm. B. SO2 làm mất màu nước Br2.
C. SO2 là chất khí, màu vàng. D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
Câu 9. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên: Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch
Cu(NO3)2 quan sát thấy
A. không có hiện tượng gì xảy ra.
B. có sủi bột khí màu vàng lục, mùi hắc.
C. có xuất hiện kết tủa màu đen.
D. có xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 10. Một học sinh làm các thí nghiệm như sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X Cho giấy quỳ ẩm vào Mất màu giấy quỳ
Y Cho tác dụng với dung dịch H2S Kết tủa màu vàng
Z Cho tác dụng với dung dịch CuCl2 Kết tủa màu đen
T Cho tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường. Ag từ màu trắng hóa đen.
Các chất: X, Y, Z, T lần lượt là:
A. O3, FeCl2, Na2S, O2. B. Cl2, FeCl2, Na2S, O3.
C. Cl2, Cd(NO3)2, H2S, O3. D. O3, Cd(NO3)2, H2S, Cl2.
Câu 11. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2?
  A. Dung dịch brom trong nước. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ba(OH)2                   D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 12. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự tạo thành mưa axit?
A. Cacbon đioxit. B. Lưu huỳnh đioxit. C. Ozon. D. CFC.
Câu 13. Câu nào sau đây không đúng?
A. SO2 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử. B. SO3 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử.
C. H2S thể hiện tính khử mạnh. D. SO3 có thể tan trong H2SO4 đặc tạo ra oleum.
Câu 14. Hãy chọn phản ứng mà SO2 có tính oxi hoá?
A. SO2 + Na2O 
 Na2SO3                  

B. SO2 + 2H2S 
 3S + 2H2O            

C. SO2 + H2O + Br2 


 2HBr + H2SO4               

D. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O   K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4


Câu 15. Phản ứng nào không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch NaOH B. SO2 + dung dịch nước clo
C. SO2 + dung dịch H2S D. SO2 + dung dịch BaCl2
Câu 16. Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia vào các phản ứng hoá học sau:
SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 (1) ; SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hoá.
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
C. Phản úng(2): SO2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hoá, phản ứng (2): H2S là chất khử.
Câu 17. Khi sục SO2 vào dd H2S thì
A. dung dịch bị vẫn đục màu vàng. B. không có hiện tượng.
C. dung dịch chuyển sang màu đen. D. tạo thành chất rắn màu nâu đỏ.
Câu 18. Cho phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4 loãng  K2SO4 + MnSO4 + S + H2O
Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là:
A. 26. B. 10. C. 8. D. 16.
Câu 19. Magiê cháy trong khí lưu huỳnh đioxit, sản phẩm là magiê oxit và lưu huỳnh. Câu nào diễn tả
không đúng bản chất của phản ứng?
A. Lưu huỳnh đioxit oxi hoá magiê thành magiê oxit.
B. Magiê khử lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh.
C. Magiê bị oxi hoá thành magiê oxit; lưu huỳnh đioxit bị khử thành lưu huỳnh.
D. Magiê bị khử thành magiê oxit; lưu huỳnh đioxit bị oxi hoá thành lưu huỳnh.
Câu 20. Nung 14,5g hỗn hợp Mg, Fe, Zn với oxi, sau 1 thời gian thu được 16,1 gam chất rắn Y, hòa tan
hoàn toàn Y bằng dung dịch HCl loãng vừa đủ thấy thoát ra 6,72 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng
được khối lượng muối khan tạo ra là:
A. 52,9 gam. B. 43,3 gam. C. 33,4 gam. D. 42,9 gam.

II. TỰ LUẬN
Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
Na2S  H2S  SO2  NaHSO3  Na2SO3
Câu 2: (4 điểm)
a) (2 điểm) Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: K2SO3, Na2S, NaNO3
b) (1 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra
* Dẫn SO2 vào dung dịch nước vôi trong dư.
* Để dung dịch H2S ngoài không khí một thời gian
* Dẫn SO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
* Cho H2S tác dụng với dd KMnO4 trong môi trường axit.
c) (1 điểm) Cho các khí sau: O2, O3, H2, Cl2, HCl, SO2, H2S.
Hình vẽ bên dưới là dụng cụ điều chế một số khí trong phòng thí nghiệm. Trong các
khí trên, dụng cụ này được dùng điều chế những khí nào? Giải thích
Câu 3 (3 điểm): Hòa tan hỗn hợp X gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được
8,96 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì
thu được 23,9 gam kết tủa đen.
a) (0,75 điểm) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) (1 điểm) Tính %m Fe trong hỗn hợp X ban đầu. (65,625%)
c) (0,75 điểm) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Y đối với không khí? (0,345)
Câu 4: (1 điểm) Dẫn 8,96 lít (đkc) SO2 hấp thụ hoàn toàn qua dung dịch MOH (M là kim loại nhóm IA). Sau
phản ứng, dung dịch thu được có chứa 43,8 gam hỗn hợp hai muối khan. Xác định M. (Na)
Câu 5: (0.5 điểm) Cho a gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng với hoàn toàn với hỗn hợp 2 kim
loại K và Fe (dư). Sau phản ứng thu được 0,04694a gam khí sinh ra. Tính C% của dd H2SO4.
------------HẾT------------

You might also like