Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 77

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THONGVANH PHONEMANY

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ MỘT SỐ


THUỐC NHUỘM CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ
TẠO TỪ CÂY SEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––

THONGVANH PHONEMANY

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ MỘT SỐ


THUỐC NHUỘM CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ
TẠO TỪ CÂY SEN

Ngành: Hóa phân tích

Mã số: 8.44.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hậu

Thái Nguyên, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018


Tác giả

Thongvanh Phonemany
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành
hóa phân tích, khoa hóa học – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, em
đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Hậu, cô giáo trực
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa hóa học, khoa sau Đại
học và Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ
em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh,
ủng hộ và động viên em trong những lúc gặp phải khó khăn để em có thể hoàn thành
quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu của
bản thân còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và
những người đang quan tâm đến vấn đề đã trình bày trong luận văn, để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018


Tác giả

Thongvanh Phonemany

ii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan.............................................................................................................. iii
Lời cảm ơn.................................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................. iv
Danh mục bảng............................................................................................................ v
Danh mục hình........................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN.......................................................................................... 3
1.1. Sơ lược về thuốc nhuộm....................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa và phân loại thuốc nhuộm............................................................... 3
1.1.2. Tình trạng ô nhiễm do nước thải dệt nhuộm ở nước ta...................................... 4
1.1.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp....................................5
1.1.4. Tác hại của ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm...............................5
1.1.5. Nguồn phát sinh nước thải trong công nghiệp dệt nhuộm.................................6
1.2. Giới thiệu chung về tím tinh thể, metyl đỏ........................................................... 7
1.2.1. Tím tinh thể....................................................................................................... 7
1.2.2. Metyl đỏ............................................................................................................ 8
1.3. Giới thiệu về phương pháp hấp phụ...................................................................... 8
1.3.1. Các khái niệm.................................................................................................... 8
1.3.1.1. Sự hấp phụ...................................................................................................... 8
1.3.1.2. Giải hấp phụ................................................................................................... 9
1.3.1.3. Dung lượng hấp phụ cân bằng........................................................................ 9
1.3.1.4. Hiệu suất hấp phụ......................................................................................... 10
1.3.2. Các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ..................................................................... 10
1.3.3. Động học hấp phụ............................................................................................ 12
1.3.4. Hấp phụ trong môi trường nước...................................................................... 14
1.4. Phương pháp phân tích xác định hàm lượng chất hữu cơ mang màu..................15
1.5. Giới thiệu về cây sen.......................................................................................... 15

iii
1.6. Một số hướng nghiên cứu khả năng hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ...............16
Chương 2. THỰC NGHIỆM.................................................................................. 19
2.1. Thiết bị và hóa chất............................................................................................ 19
2.1.1. Thiết bị............................................................................................................ 19
2.1.2. Hóa chất.......................................................................................................... 19
2.2. Chế tạo VLHP từ cây sen................................................................................... 19
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu....................................................................................... 19
2.2.2. Chế tạo vật liệu hấp phụ.................................................................................. 20
2.3. Khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể, metyl đỏ............20
2.3.1. Khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể........................ 20
2.3.2. Khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch metyl đỏ............................. 20
2.4. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể và metyl đỏ.............21
2.4.1. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể.............................. 21
2.4.2. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của metyl đỏ..................................21
2.5. Một số đặc trưng của VLHP............................................................................... 21
2.5.1. Diện tích bề mặt riêng (BET).......................................................................... 21
2.5.2. Phổ hồng ngoại (IR)........................................................................................ 21
2.5.3. So sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP.....................................21
2.5.4. Xác định điểm đẳng điện của VLHP chế tạo được.......................................... 22
2.6. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ tím tinh thể, metyl đỏ
của VLHP theo phương pháp hấp phụ tĩnh................................................................ 22
2.6.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH............................................................................. 22
2.6.2. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng VLHP..................................................... 23
2.6.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian................................................................... 23
2.6.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ..................................................................... 24
2.6.5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu.............................................................. 25
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 26
3.1. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể, metyl đỏ 26
3.1.1. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể............26
3.1.2. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch metyl đỏ................27

iv
3.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể và metyl đỏ 28
3.2.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể.................28
3.2.2. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của metyl đỏ..................................28
3.3. Một số đặc trưng của VLHP............................................................................... 29
3.3.1. Diện tích bề mặt riêng (BET).......................................................................... 29
3.3.2. Phổ hồng ngoại (IR)........................................................................................ 29
3.3.3. Kết quả so sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP.........................33
3.3.4. Xác định điểm đẳng điện của VLHP chế tạo được.......................................... 33
3.4. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ tím tinh thể, metyl đỏ
của VLHP theo phương pháp hấp phụ tĩnh................................................................ 35
3.4.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH................................................................ 35
3.4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng.................................................... 37
3.4.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian....................................................... 40
3.4.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ........................................................ 43
3.4.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu.................................................. 45
3.5. Động học hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP...................................... 47
3.5.1. Động học hấp phụ tím tinh thể của VLHP....................................................... 47
3.5.2. Động học hấp phụ metyl đỏ của VLHP........................................................... 50
3.6. Nhiệt động lực học hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP.......................53
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 57
PHỤ LỤC

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Nội dung

1 BET Brunauer-Emmet-Teller
2 SEM Hiển vi điện tử quét

3 VLHP Vật liệu hấp phụ

4 IR Phổ hồng ngoại: Infrared Spectroscopy

5 CV Crystal violet (tím tinh thể)

iv
DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may................ 5
Bảng 1.2: Các nguồn chủ yếu phát sinh nước thải công nghiệp dệt nhuộm.................7
Bảng 3.1: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch tím tinh thể ở các bước
sóng khác nhau......................................................................................... 26
Bảng 3.2: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metyl đỏ ở các bước sóng
khác nhau................................................................................................. 27
Bảng 3.3: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch tím tinh thể với các nồng
độ khác nhau............................................................................................ 28
Bảng 3.4: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metyl đỏ với các nồng độ
khác nhau................................................................................................. 28
Bảng 3.5 : Kết quả so sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP.................33
Bảng 3.6: Số liệu xác định điểm đẳng điện của VLHP.............................................. 34
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ tím tinh thể
của VLHP................................................................................................. 35
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ metyl đỏ của
VLHP....................................................................................................... 36
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ tím tinh thể
của VLHP................................................................................................. 38
Bảng 3.10: Sự phụ thuộc của hiệu suất và dung lượng hấp phụ metyl đỏ của
VLHP vào khối lượng VLHP................................................................... 39
Bảng 3.11. Sự phụ thuộc của dung lượng, hiệu suất hấp phụ tím tinh thể của
VLHP vào thời gian................................................................................. 40
Bảng 3.12: Sự phụ thuộc của dung lượng, hiệu suất hấp phụ metyl đỏ của VLHP
vào thời gian............................................................................................. 42
Bảng 3.13: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ tím tinh
thể vào nhiệt độ........................................................................................ 43
Bảng 3.14: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ metyl đỏ
của VLHP vào nhiệt độ............................................................................ 44

v
Bảng 3.15: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ tím tinh
thể của VLHP vào nồng độ đầu 45
Bảng 3.16: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ metyl đỏ
của VLHP vào nồng độ đầu 46
Bảng 3.17: Dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số Langmuir.................................47
Bảng 3.18: Số liệu khảo sát động học hấp phụ tím tinh thể của VLHP.....................48
Bảng 3.19: Một số tham số động học hấp phụ bậc 1 đối với tím tinh thể..................50
Bảng 3.20: Một số tham số động học hấp phụ bậc 2 đối với tím tinh thể..................50
Bảng 3.21: Số liệu khảo sát động học hấp phụ tím metyl đỏ của VLHP...................51
Bảng 3.22: Một số tham số động học hấp phụ bậc 1 đối với metyl đỏ......................53
Bảng 3.23: Một số tham số động học hấp phụ bậc 2 đối với metyl đỏ......................53
Bảng 3.24: Kết quả tính KC tại các nhiệt độ khác nhau............................................. 54
Bảng 3.25: Các thông số nhiệt động đối với quá trình hấp phụ tím tinh thể và
metyl đỏ 55

vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lg(qe – qt) vào t.................................... 13
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của tím tinh thể
vào bước sóng.......................................................................................... 26
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của metyl đỏ vào
bước sóng................................................................................................. 27
Hình 3.3: Đồ thị đường chuẩn xác định nồng độ tím tinh thể.................................... 28
Hình 3.4: Đồ thị đường chuẩn xác định nồng độ metyl đỏ........................................ 29
Hình 3.5: Phổ hồng ngoại (IR) của nguyên liệu........................................................ 31
Hình 3.6: Phổ hồng ngoại (IR) của VLHP biến tính bằng anđehit fomic..................32
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP...................33
Hình 3.8: Đồ thị xác định điểm đẳng điện của VLHP............................................... 34
Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tím tinh thể của
VLHP vào pH........................................................................................... 35
Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp thụ metyl đỏ vào
pH của VLHP........................................................................................... 37
Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ tím tinh thể vào
khối lượng VLHP..................................................................................... 38
Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metyl đỏ của
VLHP vào khối lượng VLHP................................................................... 39
Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tím tinh thể
của VLHP vào thời gian........................................................................... 41
Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ metyl đỏ vào
thời gian................................................................................................... 42
Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tím tinh thể
vào nhiệt độ.............................................................................................. 43
Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ metyl đỏ vào
nhiệt độ..................................................................................................... 44
Hình 3.17: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của VLHP đối với tím tinh thể.....45

vi
Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của tím tinh thể............45
Hình 3.19: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của VLHP đối với metyl đỏ.........46
Hình 3.20: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của metyl đỏ................46
Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 1 đối với tím tinh thể....49
Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 2 đối với tím tinh thể....49
Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 1 đối với metyl đỏ........52
Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 2 đối với metyl đỏ........52
Hình 3.25: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lnKC vào 1/T của tím tinh thể và
metyl đỏ 54

vii
MỞ ĐẦU
Nước sạch và vệ sinh môi trường là hai yếu tố đặc biệt quan trọng tác động trực
tiếp đến sức khỏe của cộng đồng, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội, là phương tiện sinh sống và phát triển bền vững của con người. Tuy nhiên
trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, quá trình đô thị
hóa với tốc độ chóng mặt kéo theo đó là sự thiếu ý thức của con người trong vấn đề
bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước. Mỗi năm những nhà máy, khu chế xuất,
khu công nghiệp... thải ra một lượng lớn nước thải gây ô nhiễm môi trường. Việt
Nam là đất nước có ngành công nghiệp dệt nhuộm phát triển vì vậy hàng năm nước
thải của ngành công nhiệp này cũng chiếm một lượng đáng kể trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải này chứa nhiều các chất hữu cơ mang
màu độc hại do vậy nếu không được xử lý, loại bỏ các chất độc có trong nước, chúng
sẽ xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, phá hủy cảnh quan môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Trước
thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, nếu
không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý thì trong tương lai
nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên cực khan hiếm.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ các chất hữu cơ mang
màu ra khỏi môi trường nước như: thẩm thấu ngược, lọc nano, kết tủa hoặc hấp
phụ,... Trong đó hấp phụ là một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội
như vật liệu sử dụng làm chất hấp phụ tương đối phong phú, dễ chế tạo, chi phí thấp,
thân thiện với môi trường, đặc biệt không làm nguồn nước bị ô nhiễm thêm. Chính vì
vậy đây là vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm,
nghiên cứu. Đối với lĩnh vực xử lý môi trường, ta có thể sử dụng vật liệu tự nhiên (đá
ong, quặng sắt, bentonit…) hay vật liệu chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp như xơ
dừa, vỏ lạc, bã mía, bã chè, lõi ngô… những loại vật liệu này đều có giá thành rẻ,
thân thiện với môi trường và dễ kiếm tìm trong đời sống.
Cây sen là loài cây quen thuộc được trồng phổ biến ở các ao hồ và rất có ý nghĩa
đối với người dân Việt Nam. Không chỉ vậy các bộ phận của cây sen từ hạt, lá cho
đến củ đều có lợi ích kinh tế cao như: nhụy sen dùng để ướp trà, lá sen để chữa

1
bệnh, hạt sen dùng làm thực phẩm… Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam sau khi thu
hoạch hạt sen thì các bộ phận của cây sen bị thải bỏ, không được sử dụng vào mục
đích nào. Cây sen có đặc tính nhẹ và xốp có khả năng biến tính thành vật liệu hấp phụ
tốt.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp phụ
một số thuốc nhuộm của vật liệu hấp phụ chế tạo từ cây sen”
Trong đề tài chúng tôi lần lượt tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Chế tạo vật liệu hấp phụ từ cây sen.
- Khảo sát một số đặc trưng hóa lí của VLHP bằng phương pháp đo diện tích bề
mặt riêng (BET), phương pháp phổ hồng ngoại (IR).
- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ phụ tím tinh thể,
metyl đỏ của vật liệu hấp phụ chế tạo được theo phương pháp hấp phụ tĩnh.
- Mô tả quá trình hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP theo mô hình hấp
phụ đẳng nhiệt Langmuir, xác định dung lượng hấp phụ cực đại.
- Nghiên cứu động học hấp phụ và nhiệt động lực học quá trình hấp phụ tím tinh
thể và metyl đỏ của VLHP.
Bố cục của luận văn này gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan.
- Chương 2: Thực nghiệm.
- Chương 3: Kết quả và thảo luận.
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo

2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về thuốc nhuộm
1.1.1. Định nghĩa và phân loại thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm là những chất hữu cơ có màu, hấp thụ mạnh một phần nhất định
của quang phổ ánh sáng nhìn thấy và có khả năng gắn kết vào vật liệu dệt trong
những điều kiện quy định (tính gắn màu).
Thuốc nhuộm có thể có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Hiện nay, con
người hầu như chỉ sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp. Đặc điểm nổi bật của các loại
thuốc nhuộm là độ bền màu và tính chất không bị phân hủy. Màu sắc của thuốc
nhuộm có được là do cấu trúc hóa học. Một cách chung nhất, cấu trúc thuốc nhuộm
bao gồm nhóm mang màu và nhóm trợ màu.
Nhóm mang màu là những nhóm chứa các nối đôi liên hợp với hệ electron π
không cố định như: > C = C <, > C = N -, - N = N -, - NO2, …
Nhóm trợ màu là những nhóm thế cho hoặc nhận electron như: -NH 2, -COOH,
-SO3H, -OH,… đóng vai trò tăng cường của nhóm mang màu bằng cách dịch chuyển
năng lượng của hệ electron [12].
Thuốc nhuộm tổng hợp rất đa dạng về thành phần hoá học, màu sắc, phạm vi sử
dụng. Tùy thuộc cấu tạo, tính chất và phạm vi sử dụng được phân loại thành các họ,
các loại khác nhau. Có hai cách phân loại thuốc nhuộm phổ biến nhất:
Phân loại theo cấu trúc hoá học: thuốc nhuộm azo, thuốc nhuộm antraquinon,
thuốc nhuộm inđizo, thuốc nhuộm phenazin, thuốc nhuộm triarylmetan, thuốc nhuộm
phtaloxiamin.
Phân loại theo đặc tính áp dụng: thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm lưu
hoá, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm bazơ cation, thuốc
nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính [12].
Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số loại thuốc nhuộm nhằm làm sáng tỏ hơn
về loại thuốc nhuộm sử dụng trong phần thực nghiệm của đề tài.
Thuốc nhuộm azo: Nhóm mang màu là nhóm azo (-N = N-) phân tử thuốc
nhuộm có một nhóm azo (monoazo) hay nhiều nhóm azo (điazo, triazo, polyazo).

3
Thuốc nhuộm trực tiếp: Là loại thuốc nhuộm anion có dạng tổng quát
Ar─SO3Na. Khi hoà tan trong nước nó phân ly cho về dạng anion thuốc nhuộm và
bắt màu vào sợi. Trong tổng số thuốc nhuộm trực tiếp thì có 92% thuốc nhuộm azo.
Thuốc nhuộm bazơ cation: Các thuốc nhuộm bazơ dễ nhuộm tơ tằm, bông cầm
màu bằng tananh. Là các muối clorua, oxalat hoặc muối kép của bazơ hữu cơ chúng
dễ tan trong nước cho cation mang màu. Trong các màu thuốc nhuộm bazơ, các lớp
hoá học được phân bố: azo (43%), triazylmetan (11%), arycydin (7%), antraquinon
(5%) và các loại khác.
Thuốc nhuộm axit: Là muối của axit mạnh và bazơ mạnh chúng tan trong nước
phân ly thành ion:

Ar  SO Na → Ar  SO + Na 
3 3

Anion mang màu, thuốc nhuộm tạo liên kết ion với tâm tích điện dương của vật
liệu. Thuốc nhuộm axit có khả năng tự nhuộm màu tơ sợi protein (len, tơ tằm,
polyamit) trong môi trường axit. Xét về cấu tạo hoá học có 79% thuốc nhuộm axit
azo, 10% là antraquion, 5% là triarylmetan và 6% là lớp hoá học khác [12].
1.1.2. Tình trạng ô nhiễm do nước thải dệt nhuộm ở nước ta
Hiện nay, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề đạt được
những thành tựu đáng kể nhưng do công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ nên chưa xử lý
được chất thải sau quá trình sản xuất dẫn đến ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Tại một số làng nghề như: Vạn Phúc, Dương Nội
(Hà Đông – Hà Nội), nhu cầu oxi hoá học (COD) trong các công đoạn tẩy, nhuộm đo
được từ 380 ÷ 890mg/L, cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 ÷ 8 lần, độ màu đo được là
750Pt - Co, cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Các vấn đề về sự ô nhiễm môi
trường dưới sự tác động của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã gia tăng trong nhiều
năm qua. Các quá trình tẩy nhuộm có tỷ lệ mất mát chất tẩy nhuộm lên đến 50%.
Nguyên nhân của việc mất mát chất tẩy, nhuộm là do các chất này không bám dính
hết vào sợi vải, số phẩm nhuộm này sẽ đi theo đường nước thải ra ngoài. Vì vậy, việc
xử lý nước thải dệt nhuộm là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.

4
1.1.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may được trình bày
trong bảng 1.1 [11].
Bảng 1.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may
TT Thông số Đơn vị Giới hạn theo TCVN 2015
A B
1 Độ màu Pt - Co 50 150
2 Độ pH - 6-9 5,5-9
3 o mg/L 30 50
BOD5 (ở 20 C )
4 COD mg/L 75 150

Trong đó:
- Cột A quy định giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Như vậy, nước thải công nghiệp nói chung và nước thải ngành dệt nhuộm nói
riêng, để đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường sinh thái cần tuân thủ nghiêm
ngặt khâu xử lý các hóa chất gây ô nhiễm môi trường có mặt trong nước thải.
1.1.4. Tác hại của ô nhiễm nước thải dệt nhuộm do thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm tổng hợp có từ lâu và ngày càng được sử dụng nhiều trong các
ngành công nghiệp dệt may, giấy, cao su, mỹ phẩm.... do dễ sử dụng, giá thành rẻ,
màu sắc đa dạng so với màu tự nhiên. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc nhuộm sử dụng
trong ngành công nghiệp dệt may đều có độ độc tính cho môi trường sống trong
nước. Mặt khác, các chất hoạt động bề mặt và các hợp chất liên quan, chẳng hạn như
bột giặt, các chất nhũ hóa, các chất phân tán được sử dụng trong hầu hết các công
đoạn của mỗi quy trình gia công và cũng có thể là một trong những nguồn quan trọng
tạo độc tính cho môi trường nước.
Ngành công nghiệp dệt nhuộm nước ta đang phát triển rất đa dạng với quy mô
khác nhau và đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn nước thải gây ô nhiễm cao.

5
Nước thải dệt nhuộm thường có độ màu rất cao. Việc sử dụng rộng rãi thuốc nhuộm
và các sản phẩm của chúng gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh. Cụ thể đối với con người gây ra các
bệnh về da, đường hô hấp, ung thư…, đối với hệ sinh thái thủy sinh có thể phá hủy
hoặc ức chế khả năng sinh sống của vi sinh vật [6].

1.1.5. Nguồn phát sinh nước thải trong công nghiệp dệt nhuộm
Trong nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp dệt nhuộm luôn có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, dự án liên doanh và các nhà máy có vốn đầu tư 100% nước ngoài cùng rất
nhiều tổ hợp tư nhân nhỏ, vừa và lớn đang hoạt động trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm
nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu hơn hai tỷ mét vải vào năm 2020 cho thấy quy mô và định
hướng phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, trong số các nhà
máy chỉ có nhà máy lớn có xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn lại hầu như chưa
có hệ thống xử lý vẫn còn xả trực tiếp ra môi trường. Loại nước thải dệt nhuộm có độ
kiềm hoặc độ axit cao, màu đậm, có nhiều chất hữu cơ, vô cơ gây độc cho quần thể
sinh vật và ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng.

Ở các ngành công nghiệp dệt may, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11,

chỉ số nhu cầu oxi sinh hoá (BOD), nhu cầu oxi hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/L

và 2.500mg/L, hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm

lượng nước thải của các ngành này có chứa xianua (CN-) vượt đến 84 lần, H 2S vượt
4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề
các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư. Do đó vấn đề ô nhiễm chủ yếu trong
ngành dệt nhuộm là ô nhiễm nguồn nước.

Nguồn nước thải phát sinh trong công nghiệp dệt nhuộm từ các công đoạn hồ
sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm và hoàn tất. Trong đó, lượng nước thải chủ yếu do quá
trình giặt sau mỗi công đoạn.

6
Bảng 1.2: Các nguồn chủ yếu phát sinh nước thải công nghiệp dệt nhuộm [10]
Sản xuất vải sợi bông Sản xuất vải sợi pha Sản xuất vải, sợi len và pha
(tổng hợp/bông, visco) (tổng hợp/len)
Giũ hồ Giũ hồ Giặt
Giặt Giặt Cacbon hóa (với len 100%)
Làm bóng Làm bóng Định hình ướt
Nấu – tẩy trắng Nấu – tẩy trắng Tẩy trắng (nếu yêu cầu)
Nhuộm Nhuộm Nhuộm
In hoa In hoa In hoa

1.2. Giới thiệu chung về tím tinh thể, metyl đỏ


1.2.1. Tím tinh thể
Tím tinh thể hay tím gentian là thuốc nhuộm triarylmethan. Loại thuốc nhuộm
này được dùng để nhuộm mô và dùng trong phương pháp Gram để phân loại vi
khuẩn. Tím tinh thể có tính kháng khuẩn, kháng nấm và anthelmintic, từng được coi
là chất sát trùng hàng đầu. Tác dụng y học của chất này đã được thay thế bởi các loại
thuốc mới, mặc dù nó vẫn nằm trong danh sách của Tổ chức Y tế thế giới.
Công thức phân tử : C25N3H30Cl.
Công thức cấu tạo:

Khối lượng phân tử: 407,979 g/mol; Nhiệt độ nóng chảy: 205 °C.
Khi hòa tan trong nước, tím tinh thể có màu tím-lam. Màu của thuốc nhuộm phụ
thuộc vào độ axit của dung dịch. Ở pH = 1,0 thuốc nhuộm có màu xanh lá cây trong
khi với dung dịch siêu axit, thuốc nhuộm có màu vàng.

7
Màu sắc khác nhau của thuốc nhuộm là do phân tử thuốc nhuộm thay đổi trạng
thái khác nhau. Ở dạng màu vàng, cả ba nguyên tử nitơ có điện tích dương trong đó 2
nguyên tử nhận proton, trong khi ở dạng có màu xanh lá cây, thuốc nhuộm có 2
nguyên tử nitơ thay đổi điện tích. Ở pH trung tính, cả hai proton nhận thêm chuyển
vào dung dịch, chỉ còn lại một trong các nguyên tử nitơ mang điện tích dương. pK a
khi mất 2 proton vào khoảng 1,15 và 1,8 [33].
1.2.2. Metyl đỏ
Metyl đỏ là chất bột màu đỏ, ít tan trong nước, độ tan xấp xỉ 0,1 g/L, tan nhiều
trong cồn. Metyl đỏ thuộc loại thuốc nhuộm axit do có một nhóm –COOH và chứa
một liên kết –N=N– trong phân tử.
Công thức phân tử : C15H15N3O2
Công thức cấu tạo:

Khối lượng phân tử: 327,34 g/mol.


Trong công nghiệp metyl đỏ thường được sử dụng để nhuộm các loại sợi động
vật, các loại sợi có chứa nhóm bazơ như len, tơ tằm, sợi tổng hợp polyamit trong môi
trường axit, cơ chế nhuộm màu như sau:
H OH

Cation cã mµu ®á  Metyl ®á Anion cã mµu vµng

Metyl đỏ có tính độc, nếu nhiễm độc metyl đỏ có thể gây ra các bệnh về da,
mắt, đường hô hấp, đường tiêu hoá [7].
1.3. Giới thiệu về phương pháp hấp phụ
1.3.1. Các khái niệm
1.3.1.1. Sự hấp phụ
Hấp phụ là sự tích lũy chất trên bề mặt phân cách các pha (khí - rắn, lỏng-rắn,
khí-lỏng, lỏng-lỏng). Chất hấp phụ là chất mà phần tử ở lớp bề mặt có khả năng hút
các phần tử của pha khác nằm tiếp xúc với nó. Chất bị hấp phụ là chất bị hút ra khỏi
pha thể tích đến tập trung trên bề mặt chất hấp phụ.

8
Tuỳ theo bản chất của lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, người
ta phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học. Hấp phụ vật lý gây ra bởi lực Vander
Waals giữa phần tử chất bị hấp phụ và bề mặt chất hấp phụ, liên kết này yếu, dễ bị
phá vỡ. Hấp phụ hoá học gây ra bởi lực liên kết hoá học giữa bề mặt chất hấp phụ và
phần tử chất bị hấp phụ, liên kết này bền, khó bị phá vỡ.
Trong thực tế, sự phân biệt giữa hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học chỉ là tương đối
vì ranh giới giữa chúng không rõ rệt. Một số trường hợp tồn tại cả quá trình hấp phụ vật
lý và hấp phụ hoá học. Ở vùng nhiệt độ thấp xảy ra quá trình hấp phụ vật lý, khi tăng
nhiệt độ khả năng hấp phụ vật lý giảm và khả năng hấp phụ hoá học tăng lên [8].
1.3.1.2. Giải hấp phụ
Giải hấp phụ là quá trình chất bị hấp phụ ra khỏi lớp bề mặt chất hấp phụ. Giải
hấp phụ dựa trên nguyên tắc sử dụng các yếu tố bất lợi đối với quá trình hấp phụ.
Đối với hấp phụ vật lý để làm giảm khả năng hấp phụ có thể tác động thông qua
các yếu tố sau:
- Giảm nồng độ chất bị hấp phụ ở dung dịch để thay đổi thế cân bằng hấp phụ.
- Tăng nhiệt độ.
- Thay đổi bản chất tương tác của hệ thống thông qua thay đổi pH môi trường.
- Sử dụng tác nhân hấp phụ mạnh hơn để đẩy các chất đã hấp phụ trên bề mặt
chất rắn.
- Sử dụng tác nhân là vi sinh vật.
Dựa trên nguyên tắc giải hấp phụ nêu trên, một số phương pháp tái sinh vật liệu
hấp phụ đã được sử dụng: phương pháp nhiệt, phương pháp hoá lý, phương pháp vi
sinh [3].
1.3.1.3. Dung lượng hấp phụ cân bằng
Dung lượng hấp phụ cân bằng là khối lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị
khối lượng chất hấp phụ ở trạng thái cân bằng ở điều kiện xác định về nồng độ và
nhiệt độ.
Dung lượng hấp phụ được tính theo công thức:
q  (C o  Cc b ).V (1.1)
m
Trong đó:

9
q: dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g).
V: thể tích dung dịch chất bị hấp phụ (L).
m: khối lượng chất hấp phụ (g).
Co: nồng độ dung dịch ban đầu (mg/L).
Ccb: nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/L).
1.3.1.4. Hiệu suất hấp phụ
Hiệu suất hấp phụ là tỷ số giữa nồng độ dung dịch bị hấp phụ và nồng độ dung
dịch ban đầu [8].
H  (Co  Ccb ) .100% (1.2)
Co
Trong đó: - H: Hiệu suất hấp phụ
- Co: nồng độ dung dịch ban đầu (mg/L)
- Ccb: nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/L)
1.3.2. Các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ
Có thể mô tả quá trình hấp phụ dựa vào đường đẳng nhiệt hấp phụ. Đường đẳng
nhiệt hấp phụ biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tại một thời điểm vào nồng
độ cân bằng của chất bị hấp phụ trong dung dịch tại thời điểm đó ở một nhiệt độ xác
định. Đường đẳng nhiệt hấp phụ được thiết lập bằng cách cho một lượng xác định chất
hấp phụ vào một lượng cho trước dung dịch có nồng độ đã biết của chất bị hấp phụ.
Với chất hấp phụ là chất rắn, chất bị hấp phụ là chất lỏng thì đường đẳng nhiệt
hấp phụ được mô tả qua các phương trình đẳng nhiệt: phương trình đẳng nhiệt hấp
phụ Henry, phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và phương trình đẳng nhiệt
hấp phụ Langmuir,.... [8].
Mô hình đẳng nhiê ̣t hấp phụ Henry [8]
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Henry: là phương trình đẳng nhiệt đơn giản
mô tả sự tương quan tuyến tính giữa lượng chất bị hấp phụ trên bề mặt pha rắn và
nồng độ (áp suất) của chất bị hấp phụ ở trạng thái cân bằng:
a = K. P (1.3)
Trong đó:
K: hằng số hấp phụ Henry.

10
a: lượng chất bị hấp phụ (mol/g).
P: áp suất (mmHg).
Từ số liệu thực nghiệm cho thấy vùng tuyến tính này nhỏ. Trong vùng đó, sự
tương tác giữa các phân tử chất bị hấp phụ trên bề mặt chất rắn là không đáng kể.
Mô hình đẳng nhiê ̣t hấp phụ Freundlich [8]
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich là phương trình thực nghiệm mô tả
sự hấp phụ xảy ra trong phạm vi một lớp.
Phương trình này được biểu diễn bằng một hàm số mũ:
qk 1n (1.4)
.C
cb
Hoặc dạng phương trình đường thẳng:
lg q  lg k  1 lg Cc b (1.5)

n
Trong đó:
k: hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và các yếu tố khác.
n: hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ và luôn lớn hơn 1.
Phương trình Freundlich phản ánh khá sát số liệu thực nghiệm cho vùng ban đầu
và vùng giữa của đường hấp phụ đẳng nhiệt tức là ở vùng nồng độ thấp của chất bị
hấp phụ.
Mô hình hấp phụ đẳng nhiê ̣t Langmuir [8]
Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir có dạng:
b.Ccb
q  q m ax (1.6)
1  b.Ccb
Trong đó:
q: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g).
qmax: dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g).
b: hằng số Langmuir.
Khi tích số b.Ccb << 1 thì q = qmax.b.Ccb: mô tả vùng hấp phụ tuyến tính.
Khi tích số b.Ccb >> 1 thì q = qmax : mô tả vùng hấp phụ bão hoà.
Phương trình Langmuir có thể biểu diễn dưới dạng phương trình đường thẳng:

11
C  1 Ccb  1 (1.7)
cb

q q qm ax.b
m ax

Phương trình Langmuir được đặc trưng bằng tham số RL


RL = 1/(1+b.C0) (1.8) 0< RL<1 thì sự hấp phụ là
thuận lợi, RL>1 thì sự hấp phụ là không thuận lợi, và
RL=1 thì sự hấp phụ là tuyến tính.
1.3.3. Động học hấp phụ
Đối với hệ hấp phụ lỏng – rắn, động học hấp phụ xảy ra theo một loạt các giai
đoạn kế tiếp nhau [2]:
- Chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt chất hấp phụ. Đây là giai đoạn khuếch
tán trong dung dịch.
- Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp phụ chứa
các hệ mao quản – giai đoạn khuếch tán màng.
- Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp phụ - giai
đoạn khuếch tán trong mao quản.
- Các phân tử chất bị hấp phụ chiếm chỗ các trung tâm hấp phụ - giai đoạn hấp
phụ thực sự.
Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ quyết định
hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình động học hấp phụ. Với hệ hấp phụ trong
môi trường nước, quá trình khuếch tán thường chậm và đóng vai trò quyết định [3].

Một số mô hình động học hấp phụ:
Mô hình giả động học hấp phụ bậc 1
Tốc độ của quá trình hấp phụ phụ thuộc bậc nhất vào dung lượng chất hấp phụ
theo phương trình [17], [21]:
dq  k (q  q )
e (1.9)
t
dt 1 t
Trong đó:
-1
k1: hằng số tốc độ phản ứng theo mô hình động học bậc 1 (thời gian ).
qe, qt: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g).
Thực hiện phép phân li biến số và lấy tích phân hai vế phương trình (1.9) ta
được:

12
ln q e  k .t
q e  qt 1 (1.10)

Từ biểu thức (1.10) biến đổi ta được:


k t
q t  q e.(1  e 1 ) (1.11)
Phương trình (1.11) có thể chuyển về dạng tuyến tính bậc nhất:
lg(q e  q t )  lgqe  k1t
(1.12)
2,303
k1
Từ (1.12) ta xác định được qe và hằng số k1: tan    ; OM 
lgqe 2,303

Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lg(qe – qt) vào t
Phương trình (1.11) được gọi là phương trình giả động học bậc 1 [22].
Mô hình giả động học hấp phụ bậc 2
Theo mô hình này tốc độ của quá trình hấp phụ phụ thuộc bậc hai vào dung
lượng của chất hấp phụ theo phương trình [17], [21], [22], [14], [20], [19]:
2 (1.13)
dqt  k 2 (q e  q t )
dt
Trong đó:
k2: hằng số tốc độ phản ứng theo mô hình giả động học bậc 2 (g/mg.thời gian).
qe, qt: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g).
Thực hiện phép phân li biến số và lấy tích phân hai vế biểu thức (1.13) và biến
đổi ta được:
 2
q e k 2t (1.14)
qt
1  q e k 2t

13
Hay:
t  1  kt (1.15)
qeqt qe
Biến đổi biểu thức (1.15), đưa về dạng phương trình tuyến tính ta được:
t  1  t (1.16)
2
k 2 qe
qe
qt
Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của t/qt vào t, ta xác định được qe và k2.
1.3.4. Hấp phụ trong môi trường nước
Hấp phụ trong môi trường nước là hấp phụ hỗn hợp, vì trong hệ có ít nhất ba
thành phần gây tương tác là: nước - chất hấp phụ - chất bị hấp phụ. Do sự có mặt của
nước nên trong hệ sẽ xảy ra quá trình hấp phụ cạnh tranh và có chọn lọc giữa chất bị
hấp phụ và nước tạo ra các cặp hấp phụ là: chất bị hấp phụ - chất hấp phụ; nước - chất
hấp phụ, cặp nào có tương tác mạnh hơn thì hấp phụ xảy ra với cặp đó.
Tính chọn lọc của các cặp hấp phụ phụ thuộc vào các yếu tố: độ tan của chất bị
hấp phụ trong nước, tính ưa nước hoặc kị nước của chất hấp phụ, mức độ kị nước của
chất bị hấp phụ trong nước. Vì vậy, khả năng hấp phụ của chất hấp phụ đối với chất
bị hấp phụ trước tiên phụ thuộc vào tính tương đồng về độ phân cực giữa chúng: chất
bị hấp phụ không phân cực được hấp phụ tốt trên chất hấp phụ không phân cực và
ngược lại. Đối với các chất có độ phân cực cao, ví dụ các ion kim loại hay một số
2 
dạng phức oxy anion như SO 4 , PO 34 , CrO 24 … thì quá trình hấp phụ xảy ra do
tương tác tĩnh điện thông qua lớp điện kép. Các ion hoặc các phân tử có độ phân cực
cao trong nước bị bao bọc bởi một lớp vỏ là các phân tử nước, do đó bán kính (độ
lớn) của các ion, các phân tử chất bị hấp phụ có ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp
phụ của hệ do tương tác tĩnh điện. Với các ion cùng hóa trị, ion nào có bán kính lớn
hơn sẽ được hấp phụ tốt hơn do độ phân cực cao hơn và lớp vỏ hydrat nhỏ hơn.
Hấp phụ trong môi trường nước còn bị ảnh hưởng nhiều bởi pH của dung dịch.
Sự biến đổi pH dẫn đến sự biến đổi bản chất của chất bị hấp phụ và chất hấp phụ. Các
chất bị hấp phụ và các chất hấp phụ có tính axit yếu, bazơ yếu hoặc lưỡng tính sẽ bị
phân li, tích điện âm, dương hoặc trung hoà tùy thuộc giá trị pH. Tại giá trị pH bằng
điểm đẳng điện thì điện tích bề mặt chất hấp phụ bằng không, trên giá trị đó bề mặt

14
chất hấp phụ tích điện âm và dưới giá trị đó bề mặt hấp phụ tích điện dương. Đối với
các chất trao đổi ion diễn biến của hệ cũng phức tạp do sự phân li của các nhóm chức
và các cấu tử trao đổi cũng phụ thuộc vào pH của môi trường, đồng thời trong hệ
cũng xảy ra cả quá trình hấp phụ và tạo phức chất [3].
Ngoài ra, độ xốp, sự phân bố lỗ xốp, diện tích bề mặt, kích thước mao quản,…
cũng ảnh hưởng tới sự hấp phụ [3].
1.4. Phương pháp phân tích xác định hàm lượng chất hữu cơ mang màu
Có nhiều phương pháp khác nhau để định lượng một chất, từ các phương pháp
đơn giản không cần máy móc như: phương pháp dãy chuẩn nhìn màu, phương pháp
chuẩn độ so sánh màu, phương pháp cân bằng màu bằng mắt… Các phương pháp này
đơn giản, không cần máy móc đo phổ nhưng chỉ xác định được nồng độ gần đúng của
chất cần định lượng, nó thích hợp cho việc kiểm tra ngưỡng cho phép của các chất
nào đó xem có đạt hay không. Các phương pháp phải sử dụng máy quang phổ như:
phương pháp đường chuẩn, phương pháp dãy tiêu chuẩn, phương pháp chuẩn độ trắc
quang, phương pháp cân bằng, phương pháp thêm, phương pháp vi sai,… Tùy theo
từng điều kiện và đối tượng phân tích cụ thể mà ta chọn phương pháp thích hợp.
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-Vis cụ thể
là phương pháp đường chuẩn để định lượng các chất hữu cơ mang màu [4].
1.5. Giới thiệu về cây sen
Cây sen có tên khoa học là Nelumbo nucefera Geartn [1], có nguồn gốc từ Ấn
Độ, thuộc họ sen, là một trong những loại thực vật hạt trần phát triển rất sớm trên
Trái Đất và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Sen là loại cây cảnh đẹp,
được nhiều người ưa thích. Cây thường được trồng làm cây cảnh ngoại thất, trồng
trong ao hồ nhân tạo hay tự nhiên.
Các bộ phận của cây sen như cánh hoa, nhị hoa, hạt sen, củ sen được sử dụng
làm thực phẩm hay để tô điểm các món ăn thêm phần hấp dẫn. Tâm sen nằm trong
các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á
như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt [1].
Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong
khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.

15
Hiện nay Trung Quốc là nước trồng cây sen đứng hàng đầu trên thế giới với
diện tích khoảng 140000 ha. Năng suất của sen khoảng 22,5 tấn/ha/năm. Sản lượng
củ sen khoảng 3 triệu tấn/năm. Đứng thứ hai trên thế giới là Nhật Bản với diện tích
khoảng 5000 ha. Sản lượng củ sen đạt khoảng 72000 tấn/năm. Đài Loan có diện tích
trồng sen không đáng kể, sản lượng của sen hằng năm chỉ khoảng 600-700 tấn. Hàn
Quốc có diện tích trồng sen chỉ khoảng 300 ha nhưng năng suất củ đạt khoảng 31,83
tấn/ha/năm. Ở Việt Nam, cây sen được trồng trong ao hồ khắp cả nước, đặc biêt tại
các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên (Đồng Bằng Sông Cửu Long), An
Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam [1]....
Việt Nam là nước có sản lượng sen lớn, hàng năm cung cấp từ vài trăm đến
1000 tấn hạt sen cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên sau khi thu hoạch
hạt thì các bộ phận của cây sen hầu hết bị thải bỏ, ít được sử dụng. Như vậy, hàng
năm sau mỗi vụ thu hoạch sẽ có một số lượng rất lớn các bộ phận của cây sen bị loại
bỏ không qua xử lý, đó không chỉ là một sự lãng phí tài nguyên, mà còn gây ra vấn đề
vệ sinh môi trường trong quá trình phân hủy. Thành phần hóa học của lá sen bao gồm
các loại alkaloid 0,77-0,84% là: nuciferin, N-nornuciferin, N-norarmepavin và
isoquercitrin …[1], [9] có chứa các nhóm -OH, -NH có khả năng hấp phụ các phẩm
nhuộm trong môi trường nước, thêm đặc tính nhẹ, xốp và chứa 40% là xenlulozo, cho
nên một số bộ phận của cây sen có khả năng biến tính trở thành vật liệu hấp phụ tốt.
1.6. Một số hướng nghiên cứu khả năng hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ
Những năm gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài nước có xu hướng nghiên
cứu nhằm tìm ra những vật liệu hấp phụ có chi phí thấp, tận dụng được những phụ
phẩm nông nghiệp, công nghiệp hoặc chất thải để loại bỏ một số hợp chất hữu cơ
trong nước như: tím tinh thể, metyl đỏ, xanh metylen, metyl da cam, alizarin vàng G,
đỏ công gô…Các vật liệu này có ưu điểm là giá thành rẻ, hiệu quả cao và còn giảm
thiểu được bùn hóa học, bùn sinh học.
H. Mas Haris và các cộng sự [31] đã nghiên cứu cơ chế hấp phụ metyl đỏ từ xơ
chuối và thấy rằng điều kiện hấp phụ tốt nhất đối với nồng độ metyl đỏ ban đầu là
500 mg/L, pH = 3, khối lượng vật liệu hấp phụ là 0,2g, nhiệt độ thích hợp là 25 đến

16
0
27 C và thời gian đạt cân bằng là 150 phút. Dung lượng hấp phụ cực đại tính theo mô
hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đối với metyl đỏ là 88,50 mg/g.
Tác giả Equbal Ahmad Khan và cộng sự [30] đã sử dụng vỏ táo (Annona
squamosal) tiến hành than hóa bằng K 2CO3 và H3PO4 chế tạo than hoạt tính để
nghiên cứu loại bỏ metyl đỏ từ dung dịch nước, cho thấy quá trình hấp phụ tuân theo
mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ đối với vật liệu đã
than hóa bằng K2CO3 và H3PO4 lần lượt là 226,9 mg/g và 435,25 mg/g.
Tác giả Karla Aparecida Guimarães Gusmão và các cộng sự [28] đã chế tạo
thành công vật liệu hấp phụ từ bã mía để loại bỏ metylen xanh (MB) và tím tinh thể
(GV) bằng cách biến tính bởi anhiđrit sucxinic, cho thấy khả năng hấp phụ tối đa cho
metylen xanh và tím tinh thể lần lượt là 478,5 mg/g và 1273,2 mg/g trong cùng điều
kiện tối ưu về pH = 8,0. Sự hấp phụ MB và GV của vật liệu hấp phụ tuân theo
phương trình động học hấp phụ bậc 2 biểu kiến của Lagergren.
Tác giả Karla Aparecida Guimarães Gusmão và các cộng sự [16] đã nghiên cứu
sự hấp phụ thuốc nhuộm cation (metylen xanh và tím tinh thể) bằng vật liệu bã mía
được biến tính bởi EDTA đianhiđrit (EDTAD) trong môi trường nước. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ tối đa cho metylen xanh và tím tinh thể lần
lượt là 202,43 mg/g và 327,83 mg/g trong cùng điều kiện tối ưu về pH = 8,0. Sự hấp
phụ thuốc nhuộm cation của vật liệu hấp phụ tuân theo phương trình động học bậc 2
biểu kiến của Lagergren và mô hình đẳng nhiệt Langmuir.
Tác giả Bruno Christiano Silva Ferreira và các cộng sự [26] đã tận dụng bã mía
để chế tạo vật liệu hấp phụ bằng cách biến tính bởi axit Meldrum và sử dụng một hệ
thống không dung môi. VLHP rất hiệu quả trong việc loại bỏ tím tinh thể ra khỏi
nước trong điều kiện tối ưu về pH = 7,0, thời gian đạt cân bằng là 12 giờ với dung
o
lượng hấp phụ cực đại là 692,1 mg/g ở 45 C theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir.
Tác giả M. Rajeswari Kulkarni và cộng sự [18] đã nghiên cứu sử dụng bột rễ
của cây lục bình làm vật liệu hấp phụ loại bỏ tím tỉnh thể khỏi dung dịch nước. Các
kết quả cho thấy vật liệu hấp phụ từ rễ lục bình có khả năng hấp phụ tối đa
322,58mg/g tím tinh thể theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir với các điều kiện tối ưu:

17
pH = 7,8; thời gian đạt cân bằng là 120 phút. Quá trình hấp phụ tím tinh thể của bột
rễ lục bình tuân theo phương trình động học hấp phụ bậc 2 biểu kiến của Lagergren.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tú [13] đã tiến hành chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã
mía thông qua xử lí bằng HCHO và H2SO4 để hấp phụ metyl đỏ từ dung dịch nước.
Quá trình hấp phụ metyl đỏ của hai VLHP được mô tả khá tốt mô hình hấp phụ đẳng
nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại là 46,75 mg/g đối với VLHP xử lí
bằng HCHO và 63,00 mg/g đối với VLHP xử lí bằng H2SO4 với pH = 7.
Tác giả Nguyễn Vân Hương [5] đã nghiên cứu biến tính bề mặt than hoạt tính
Trà Bắc bằng HNO3, H2O2 và khảo sát khả năng hấp phụ một số phẩm màu (metyl
đỏ, metyl da cam, alizarin vàng G) trong nước thải dệt nhuộm. Kết quả nghiên cứu
cho thấy than hoạt tính Trà Bắc sau khi biến tính bằng tác nhân oxi hóa (HNO 3 và
H2O2) cho hiệu suất loại bỏ phẩm nhuộm cao hơn so với than hoạt tính ban đầu.
Ngoài ra, khả năng hấp phụ cả ba loại phẩm nhuộm của than hoạt tính đã xử lí bằng
HNO3 (metyl đỏ: 9,80 mg/g; metyl da cam: 9,34 mg/g; alizarin vàng G: 7,25 mg/g)
cao hơn than hoạt tính xử lí bằng H2O2 (metyl đỏ: 7,94 mg/g; metyl da cam: 7,75
mg/g; alizarin vàng G: 6,10 mg/g).
Một số tác giả cũng tiến hành nghiên cứu khả năng hấp phụ tím tinh thể trên các
loại vật liệu hấp phụ khác nhau như: rơm lúa mì [27], gỗ mùn cưa [25], vỏ hạt hướng
dương [29], than hoạt tính từ vỏ trấu [32], bentonit [24]… kết quả thu được cho thấy
khả năng hấp phụ của các vật liệu hấp phụ đối với tím tinh thể cho dung lượng hấp
phụ cực đại khá cao.

18
Chương 2
THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị và hóa chất
2.1.1. Thiết bị
- Cân điện tử 4 số Precisa XT 120A - Switland (Thụy Sỹ)
- Tủ sấy Jeitech (Hàn Quốc)
- Máy đo pH Precisa 900 (Thụy Sỹ)
- Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-vis 1700 (Shimadzu - Nhật Bản)
- Máy lắc IKA-KS-260 basic (Anh)
- Máy khuấy từ
- Bình định mức, bình tam giác, cốc thuỷ tinh, pipet các loại.
- Giấy lọc, giấy chỉ thị pH.
- Một số dụng cụ khác.
2.1.2. Hóa chất
1 - Anđehit fomic (HCHO).
2 - Tím tinh thể.
3 - Metyl đỏ.
4 - Dung dịch HCl 0,1M : Hút chính xác 0,86 mL dung dịch HCl đặc 36% có d
3
= 1,18g/cm đem định mức tới 100mL.
5 - Dung dịch NaOH 0,1M: Cân 0,4g NaOH, hoà tan bằng nước cất sau đó định
mức tới 100mL.
6 - Dung dịch NaCl 0,1M: Cân 2,93g NaCl, hòa tan bằng nước cất sau đó định
mức tới 500mL.
7 - Cồn tuyệt đối (C2H5OH).
Các hóa chất sử dụng để nghiên cứu đều có độ tinh khiết PA.
2.2. Chế tạo VLHP từ cây sen
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu được sử dụng trong luận văn là cây sen (đài, lá và thân), cây sen được
thu thập tại đầm sen thuộc xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Cây sen sau khi
thu hoạch được rửa sạch bằng nước máy và nước cất nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn,

19
o
đem phơi khô. Sau đó được rửa lại bằng nước cất và sấy khô ở 60 C. Cây sen khô
được nghiền nhỏ bằng máy nghiền sau đó rây thu được nguyên liệu (NL).
2.2.2. Chế tạo vật liệu hấp phụ
Nhằm nâng cao khả năng hấp phụ của cây sen, NL là cây sen được hoạt hóa
bằng anđehit fomic.
Cách tiến hành như sau:
Cân một lượng xác định NL khô đã nghiền nhỏ rồi trộn với dung dịch anđehit
fomic 1% theo tỉ lệ khối lượng NL (g) : thể tích anđehit fomic 1% (mL) = 1 : 5, sau
o
đó đem sấy ở 50 C trong 4 giờ. Lọc thu lấy phần rắn, rửa sạch bằng nước cất một lần
o
để loại bỏ lượng anđehit fomic dư và sấy ở 80 C cho đến khô thu được vật liệu hấp
phụ (VLHP) [23].
2.3. Khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể, metyl đỏ
2.3.1. Khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể
Cân chính xác 0,025g tím tinh thể trên cân điện tử 4 số Precisa XT 120A -
Switland (Thụy Sỹ). Pha lượng tím tinh thể trên bằng cồn tuyệt đối sau đó bình định
mức 500mL ta được dung dịch gốc có nồng độ 50 mg/L. Từ dung dịch gốc trên pha
thành dung dịch có nồng độ 5mg/L, điều chỉnh môi trường của dung dịch đến pH = 8.
Sau đó đo độ hấp thụ quang A trong vùng bước sóng khả kiến từ 410 đến 700 nm với
sự hỗ trợ của hệ thống máy đo quang và phần mềm.
2.3.2. Khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch metyl đỏ
- Cân chính xác 0,025g metyl đỏ trên cân điện tử 4 số Precisa XT 120A -
Switland (Thụy Sỹ).
o
- Hòa tan lượng metyl đỏ trên bằng cồn 60 , định mức đến thể tích 500mL ta
được dung dịch gốc có nồng độ 50 mg/L. Sau đó pha loãng để được dung dịch metyl
đỏ có nồng độ 10 mg/L.
- Dùng dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1M để điều chỉnh môi trường của dung
dịch đến pH = 7.
- Đo độ hấp thụ quang trong vùng bước sóng từ 330 đến 700 nm với sự hỗ trợ
của hệ thống máy đo quang và phần mềm.

20
2.4. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể và metyl đỏ
2.4.1. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể
Tiến hành lập đường chuẩn theo các bước sau:
- Từ dung dịch tím tinh thể nồng độ 50 mg/L ở trên pha thành các dung dịch có
nồng độ 10mg/L; 8mg/L; 6mg/L; 5mg/L; 4mg/L; 2mg/L.
- Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch trên ở bước sóng λ= 589,5nm theo thứ
tự: mẫu trắng, dung dịch có nồng độ từ thấp đến cao. Với sự hỗ trợ của hệ thống máy
đo quang và phần mềm ta lập được đường chuẩn của tím tinh thể.
2.4.2. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của metyl đỏ
Tiến hành tương tự như trên với metyl đỏ từ dung dịch gốc có nồng độ 50mg/L
pha thành các dung dịch có nồng độ 50mg/L; 40mg/L; 30mg/L; 25mg/L; 20mg/L;
15mg/L; 10mg/L; 5mg/L. Dùng dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1M để điều chỉnh
môi trường của các dung dịch đến pH = 7. Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch
trên ở bước sóng λ=430nm theo thứ tự: mẫu trắng, dung dịch có nồng độ từ thấp đến
cao.Với sự hỗ trợ của hệ thống máy đo quang và phần mềm ta lập được đường chuẩn
của metyl đỏ.
2.5. Một số đặc trưng của VLHP
2.5.1. Diện tích bề mặt riêng (BET)
Diện tích bề mặt riêng của vật liệu được xác định theo phương pháp BET trên
máy TriStar 3000-Micromeritics (USA) tại khoa Hóa học - Đại học Sư Phạm Hà Nội.
2.5.2. Phổ hồng ngoại (IR)
Để nhận biết các nhóm chức của vật liệu, chúng tôi tiến hành chụp phổ hồng
ngoại của nguyên liệu và VLHP trên máy đo phổ hồng ngoại FT-IR Perkin Elmer tại
Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.5.3. So sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP
Tiến hành so sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP như sau:
Cân chính xác 0,05g các mẫu nguyên liệu và VLHP vào bình tam giác dung tích
100mL. Cho vào mỗi bình tam giác đó riêng biệt 25mL dung dịch tím tinh thể, metyl
đỏ có nồng độ lần lượt là 205,88 mg/L; 195,13 mg/L. Tiến hành lắc trên máy lắc
o
trong khoảng thời gian 150 phút ở nhiệt độ phòng (~25 C) với tốc độ lắc 200

21
vòng/phút. Sau đó, xác định nồng độ còn lại của tím tinh thể, metyl đỏ trong dung
dịch sau hấp phụ với các điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.5.4. Xác định điểm đẳng điện của VLHP chế tạo được
Chuẩn bị các dung dịch NaCl 0,1M có pH tăng dần từ 3,30 đến 10,40 được điều
chỉnh bằng các dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1M. Lấy 09 bình tam giác cho vào
mỗi bình 0,05g VLHP. Sau đó cho lần lượt vào các bình tam giác 50mL dung dịch
NaCl 0,1M có pH tăng dần đã chuẩn bị sẵn. Để trong vòng 24 giờ, rồi sau đó đem lọc
lấy dung dịch và xác định lại pH (pHf) của các dung dịch trên. Sự chênh lệch giữa pH
ban đầu (pHi) và pH cân bằng (pHf) là pH = pHi - pHf, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc của pH vào pHi, điểm giao nhau của đường cong với tọa độ mà tại đó giá trị
ΔpH = 0 cho ta điểm đẳng điện cần xác định.
2.6. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ tím tinh thể, metyl
đỏ của VLHP theo phương pháp hấp phụ tĩnh
2.6.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH
2.6.1.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của VLHP
Lấy các bình tam giác dung tích 100 mL có đánh số thứ tự, mỗi bình chứa 0,05g
VLHP và 25mL dung dịch tím tinh thể có nồng độ 185,88 mg/L. Dùng dung dịch
NaOH 0,1M và HCl 0,1M để điều chỉnh pH của các dung dịch đến các giá trị tương
ứng là 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11 và 12. Tiến hành lắc các mẫu trên với tốc độ 200
o
vòng/phút ở nhiệt độ phòng (~25 C) với thời gian 150 phút, sau đó xác định nồng độ
tím tinh thể sau hấp phụ trong dung dịch với các điều kiện tối ưu như xây dựng
đường chuẩn.
2.6.1.2. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP
Lấy các bình tam giác dung tích 100 mL có đánh số thứ tự, mỗi bình chứa 0,05g
VLHP và 25mL dung dịch metyl đỏ có nồng độ 226,29 mg/L. Dùng dung dịch NaOH
0,1M và HCl 0,1M để điều chỉnh pH của các dung dịch đến các giá trị tương ứng là 2;
3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 và 10. Tiến hành lắc các mẫu trên với tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt
o
độ phòng (~25 C) với thời gian 150 phút, sau đó xác định nồng độ metyl đỏ sau hấp
phụ trong dung dịch với các điều kiện tối ưu như xây dựng đường chuẩn.

22
2.6.2. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng VLHP
2.6.2.1. Ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của
VLHP
Để khảo sát sự ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ tím tinh
thể chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau:
Cho vào từng bình tam giác VLHP có lần lượt các khối lượng là: 0,02g; 0,03g;
0,04g; 0,05g; 0,06g; 0,1g; 0,15g. Thêm 25mL dung dịch tím tinh thể có nồng độ
185,38 mg/L cho vào các bình tam giác trên. Dùng dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1
M để điều chỉnh các dung dịch trên đến pH~10. Lắc các dung dịch trên máy lắc với
tốc độ 200 vòng/phút trong 150 phút ở nhiệt độ phòng. Lọc bỏ phần rắn, xác định
nồng độ trước và sau khi hấp phụ của dung dịch tím tinh thể, trong dung dịch tương
ứng với điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.6.2.2. Ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của
VLHP
Để khảo sát sự ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ metyl
đỏ chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị các bình tam giác thể tích 100mL. Cho vào các bình tam giác VLHP lần
lượt có các khối lượng là: 0,01g; 0,02g; 0,03g; 0,04g; 0,05g; 0,06g; 0,07g; 0,09g. Thêm
25mL dung dịch metyl đỏ có nồng độ 199,0 mg/L cho vào các bình tam giác. Dùng dung
dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1 M để điều chỉnh các dung dịch trên đến pH~7. Lắc các
dung dịch trên máy lắc với tốc độ 200 vòng/phút trong 90 phút ở nhiệt độ phòng. Lọc bỏ
phần rắn, xác định nồng độ trước và sau khi hấp phụ của dung dịch metyl đỏ trong dung
dịch tương ứng với điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.6.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian
2.6.3.1. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của
VLHP
Để khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến khả năng hấp phụ tím tinh
thể của VLHP, chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau:
Cho vào mỗi bình tam giác 0,05g VLHP. Cho 25mL dung dịch tím tinh thể có
nồng độ 184,45 mg/L cho vào các bình trên. Dùng dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1

23
M để điều chỉnh các dung dịch trên đến pH ~ 10. Lắc các dung dịch trên máy lắc với
tốc độ 200 vòng/phút theo thời gian lần lượt là: 5, 15, 30, 60, 90, 120, 150, 180 phút.
Lọc bỏ phần rắn, xác định nồng độ trước và sau khi hấp phụ của dung dịch tím tinh
thể trong dung dịch tương ứng với điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.6.3.2. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP
Để khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến khả năng hấp phụ metyl đỏ
của VLHP, chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị các bình tam giác thể tích 100mL. Cho vào mỗi bình 0,05g VLHP.
Dùng pipet hút chính xác 25mL dung dịch metyl đỏ có nồng độ 195,00mg/L cho vào
các bình trên. Dùng dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1M điều chỉnh pH các dung
dịch đến pH ~ 7. Lắc các dung dịch trên máy lắc với tốc độ 200 vòng/phút theo thời
gian lần lượt là: 5, 15, 30, 45, 60, 90, 120, 150, 180 phút. Lọc bỏ phần rắn, xác định
nồng độ trước và sau khi hấp phụ của dung dịch metyl đỏ trong dung dịch tương ứng
với điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.6.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ
2.6.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của VLHP
Tiến hành khảo sát nhiệt độ theo các bước sau:
Chuẩn bị 3 bình tam giác có dung tích 100 mL. Cho 25 mL dung dịch tím tinh
thể có nồng độ 196,72 mg/L vào các bình trên, dùng dung dịch NaOH 0,1M và HCl
0,1M điều chỉnh pH các dung dịch đến pH ~ 10. Sử dụng máy khuấy từ gia nhiệt điều
chỉnh nhiệt độ mỗi bình tương ứng là 303K, 313K, 323K. Cho vào mỗi bình tam giác
trên 0,05 gam VLHP và khuấy trong thời gian 150 phút, tốc độ khuấy 200 vòng/phút.
Xác định nồng độ trước và sau khi hấp phụ của dung dịch tím tinh thể trong dung
dịch tương ứng với điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.6.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP
Tiến hành khảo sát nhiệt độ theo các bước sau:
Chuẩn bị 3 bình tam giác có dung tích 100 mL. Cho 25 mL dung dịch metyl đỏ có
nồng độ 184,76 mg/L vào các bình trên, dùng dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1M điều
chỉnh pH các dung dịch đến pH ~ 7. Sử dụng máy khuấy từ gia nhiệt điều chỉnh nhiệt độ
mỗi bình tương ứng là 303K, 313K, 323K. Cho vào mỗi bình tam giác trên 0,05

24
gam VLHP và khuấy trong thời gian 90 phút, tốc độ khuấy 200 vòng/phút. Xác định
nồng độ trước và sau khi hấp phụ của dung dịch metyl đỏ trong dung dịch tương ứng
với điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.6.5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu
2.6.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của
VLHP
Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100mL, cho 0,05g VLHP vào mỗi
bình. Thêm vào đó 25mL dung dịch tím tinh thể có nồng độ đầu thay đổi: 47,49;
94,29; 147,98; 167,01; 186,69; 245,41; 325,57; 381,48 mg/L. Dùng dung dịch NaOH
0,1M và HCl 0,1M để chỉnh pH của dung dịch đến pH ~ 10. Tiến hành lắc đều với
o
tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt độ phòng (~25 C) trong 150 phút, sau đó xác định nồng
độ tím tinh thể sau hấp phụ với điều kiện đã thiết lập như xây dựng đường chuẩn.
2.6.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP

Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100mL. Cho 0,05g VLHP vào mỗi
bình trên và thêm vào đó 25mL dung dịch metyl đỏ có nồng độ đầu thay đổi: 95,83;
148,17; 195,13; 297,83; 350,77; 396,87 mg/L. Dùng dung dịch NaOH 0,1M và dung
dịch HCl 0,1M điều chỉnh pH các dung dịch trên đến pH ~ 7. Tiến hành lắc đều các
o
bình trên với tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt độ phòng (~25 C) trong 90 phút, sau đó
xác định lại nồng độ metyl đỏ sau hấp phụ với điều kiện đã thiết lập như xây dựng
đường chuẩn.

25
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể, metyl đỏ
3.1.1. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch tím tinh thể
Kết quả được ghi ở bảng 3.1 và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Abs vào bước
sóng của tím tinh thể ở hình 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch tím tinh thể ở các bước
sóng khác nhau
λ(nm) 400 420 440 460 480 500 520 540 560 580

Abs 0,000 0,003 0,017 0,051 0,124 0,268 0,503 0,749 0,865 1,079

λ(nm) 589,5 600 610 620 630 640 650 660 680 700

Abs 1,160 1,039 0,735 0,418 0,206 0,097 0,042 0,016 -0,002 -0,004

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của tím tinh thể vào bước
sóng
Như vậy, từ bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy với bước sóng λ=589,5nm thì độ hấp
thụ quang của tím tinh thể cực đại. Do đó, trong luận văn này chúng tôi chọn đo độ
hấp thụ quang của tím tinh thể với bước sóng λ=589,5nm.

26
3.1.2. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ ánh sáng của dung dịch metyl đỏ
Kết quả được ghi ở bảng 3.2 và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Abs vào bước
sóng của metyl đỏ ở hình 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metyl đỏ ở các bước sóng
khác nhau
λ(nm) 330 350 370 390 410 430 450 470 490 510

Abs 0,031 0,117 0,263 0,386 0,457 0,474 0,453 0,367 0,232 0,124

λ(nm) 530 550 570 590 610 630 650 670 690 700

Abs 0,077 0,057 0,023 -0,016 -0,027 -0,027 -0,028 -0,029 -0,030 -0,031

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang của metyl
đỏ vào bước sóng

Như vậy, ta thấy với bước sóng λ=430nm thì độ hấp thụ quang của metyl đỏ
cực đại. Do đó, trong luận văn này chúng tôi chọn đo độ hấp thụ quang của metyl đỏ
với bước sóng λ=430nm.

27
3.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể và metyl đỏ
3.2.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của tím tinh thể
Kết quả được ghi ở bảng 3.3 và lập được đường chuẩn của tím tinh thể ở hình 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch tím tinh thể với các nồng
độ khác nhau
C (mg/L) 2 4 5 6 8 10

Abs 0,350 0,680 1,040 1,040 1,380 1,720

Hình 3.3: Đồ thị đường chuẩn xác định nồng độ tím tinh thể
3.2.2. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của metyl đỏ
Kết quả được ghi ở bảng 3.4 và lập được đường chuẩn của metyl đỏ ở hình 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metyl đỏ với các nồng độ
khác nhau
C(mg/g) 5 10 15 20 25 30 40 50

Abs 0,181 0,366 0,515 0,645 0,802 0,965 1,261 1,551

28
Hình 3.4: Đồ thị đường chuẩn xác định nồng độ metyl đỏ

3.3. Một số đặc trưng của VLHP


3.3.1. Diện tích bề mặt riêng (BET)
Kết quả đo diện tích bề mặt riêng theo phương pháp BET của mẫu VLHP là
5,1180 m²/g và của nguyên liệu đầu là 1,3912 m²/g (phụ lục).
Như vậy sau khi biến tính bằng anđehit fomic diện tích bề mặt riêng của VLHP
tăng lên đáng kể so với NL ban đầu.
3.3.2. Phổ hồng ngoại (IR)
Kết quả được trình bày trong hình 3.5 và hình 3.6.
Quan sát hình 3.5 và hình 3.6 chúng tôi nhận thấy: phổ hồng ngoại của VLHP
có sự khác biệt so với phổ hồng ngoại của NL ban đầu.
-1
Phân tích phổ hồng ngoại (IR) của NL cho thấy ở vân phổ 3381,53 cm được
-1
gán cho nhóm OH. Tại vân phổ 2932 cm cho thấy sự hấp thụ của nhóm C-H no. Tại
-1
vân phổ 1616 cm có thể gán cho nhóm C=O (cacbonyl). Vân phổ ứng với tần số có
-1 -1
giá trị là 1447 cm gán cho nhóm NH2. Dải hấp thụ có tần số 1062 cm tương ứng
với sự hấp thụ nhóm C−O.
-1
Phân tích phổ hồng ngoại (IR) của VLHP thấy ở vân phổ 1728 cm là đại diện
-1
nhóm C=O liên hợp với NH3, tại vân phổ 1318 cm được gán cho nhóm CH3 đối xứng.
-1
Dải hấp thụ có tần số từ 1284 đến 1247,73 cm tương ứng với sự hấp thụ nhóm SO2.

29
Nhận xét:

Như vậy, khi biến tính nguyên liệu bằng dung dịch HCHO trong đó cơ bản xảy
ra phản ứng cộng của HCHO với nhóm -OH ancol của nguyên liệu, từ đó làm xuất
hiện các nhóm chức mới VLHP. Sự xuất hiện của các nhóm chức mới C=O liên hợp
với NH3, SO2 có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng hấp phụ của
VLHP so với NL ban đầu.

30
0.10 3381.53
0.09 1616.84

1104.39 1061.99
0.08
1443.67

0.07 1319.73

0.06 2932.11 1147.91

1526.13
0.05
A

0.04
0.03 783.05

0.02

0.01

-0.00

-0.00
4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500450
cm-1

Hình 3.5: Phổ hồng ngoại (IR) của nguyên liệu

31
82 3378.05
1105.47cm-1
80 1060.98cm-1
70 1622.54cm-1 1284.12cm-1

1 0 3 4 .1 2 c m -1
1371.97cm-1 1247.73cm-1

60 1446.86cm-1 1318.46cm-1

50 2927.99cm-1 1518.11cm-1 666.43cm-1

521.96cm-1
40 627.17cm-1
A

1 7 2 8 .0 9 c m -1 780.43cm-1

30

20

10
-0

-2 3500 3000 2500 2000 1750 1500 1250 1000 750 500450
4000
cm-1

Hình 3.6: Phổ hồng ngoại (IR) của VLHP biến tính bằng anđehit fomic

32
3.3.3. Kết quả so sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.7:
Bảng 3.5: Kết quả so sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP
Tên mẫu Tên phẩm nhuộm C0(mg/L) Ccb(mg/L) q(mg/g) H(%)

Tím tinh thể 205,88 58,22 73,83 71,72


Nguyên liệu
Metyl đỏ 195,13 52,50 71,32 73,09

Tím tinh thể 205,88 21,05 92,42 89,78


VLHP
Metyl đỏ 195,13 18,00 88,57 90,78

Hình 3.7: Biểu đồ so sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.5 và hình 3.7 cho thấy trong cùng điều kiện, thì
hiệu suất hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP đều cao hơn NL. Điều này cho
thấy việc biến tính NL bằng anđehit fomic đã làm tăng đáng kể khả năng hấp phụ.
3.3.4. Xác định điểm đẳng điện của VLHP chế tạo được
Kết quả xác định điểm đẳng điện của VLHP được chỉ ra ở bảng 3.6 và hình 3.8

33
Bảng 3.6: Số liệu xác định điểm đẳng điện của VLHP
STT pHi pHf ∆pH= pHi - pHf
1 3,30 4,42 -1,12
2 3,90 5,69 -1,79
3 4,90 6,35 -1,45
4 5,90 6,62 -0,72
5 6,90 6,75 0,15
6 7,90 6,20 1,70
7 9,00 6,43 2,57
8 10,00 6,73 3,27
9 10,40 7,76 2,64

Hình 3.8: Đồ thị xác định điểm đẳng điện của VLHP
Nhận xét: Từ kết quả ở hình 3.8 và sự hỗ trợ của phần mềm ta thấy điểm đẳng
điện của VLHP là pI = 6,73. Điều này cho thấy khi pH < pI thì bề mặt VLHP tích
điện dương, khi pH > pI thì bề mặt VLHP tích điện âm.

34
3.4. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ tím tinh thể, metyl
đỏ của VLHP theo phương pháp hấp phụ tĩnh
3.4.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH
3.4.1.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.9.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ tím tinh thể
của VLHP
pH C0 (mg/L) Ccb (mg/L) H (%) q (mg/g)
2 185,88 84,77 54,39 50,55
3 185,88 60,31 67,55 62,78
4 185,88 22,18 88,07 81,85
5 185,88 21,01 88,70 82,43
6 185,88 13,25 92,87 86,31
7 185,88 11,07 94,05 87,41
8 185,88 8,02 95,68 88,93
9 185,88 9,48 94,90 88,20
10 185,88 6,38 96,57 89,75
11 185,88 6,46 96,52 89,71
12 185,88 6,67 96,41 89,60

Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tím
tinh thể của VLHP vào pH
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.7 và hình 3.9 cho thấy trong khoảng pH từ 2÷6, khi
pH tăng thì dung lượng và hiệu suất hấp phụ tăng nhanh, trong khoảng pH từ 6÷12

35
dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ của VLHP tăng không đáng kể. Điều này có
thể được giải thích thông qua điểm đẳng điện của VLHP như sau: do trong dung dịch
+
tím tinh thể tồn tại ở dạng cation CV , trong khoảng pH từ 2 ÷ 6 bề mặt VLHP tích
+
điện dương, chất bị hấp phụ là cation CV tích điện dương lúc này bề mặt VLHP và
chất bị hấp phụ cùng mang điện tích dương nên sự hấp phụ xảy ra khó khăn hơn do
+
tương tác đẩy chiếm ưu thế dẫn tới cản trở quá trình hấp phụ ion CV . Trong khoảng
pH từ 6 ÷ 12, lúc này bề mặt của VLHP tích điện âm cho nên quá trình hấp phụ xảy
ra dễ dàng do tương tác hút chiếm ưu thế vì bề mặt VLHP và chất bị hấp phụ mang
điện tích trái dấu.
Ở pH = 10 cả dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ của VLHP đối với tím
tinh thể tương đối cao. Do vậy, chúng tôi lựa chọn pH của các dung dịch tím tinh thể
là 10 để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.4.1.2. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP Kết quả
được trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.10. Bảng 3.8: Ảnh hưởng của pH đến hiệu
suất và dung lượng hấp phụ metyl đỏ của VLHP

pH C0 (mg/L) Ccb (mg/L) H (%) q (mg/g)


2 226,29 141,73 59,67 42,28

3 226,29 140,99 60,50 42,65

4 226,29 139,89 61,76 43,20

5 226,29 128,13 76,62 49,08

6 226,29 116,36 94,47 54,96

7 226,29 122,98 93,86 54,78

8 226,29 122,98 84,01 51,66

9 226,29 125,55 80,24 50,37

10 226,29 129,23 75,11 48,53

36
Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn ự phụ thuộc của dung lượng hấp thụ metyl đỏ vào pH
của VLHP

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.8 và hình 3.10 cho ta thấy: Trong khoảng pH từ
2÷6, dung lượng hấp phụ tăng nhanh. Trong khoảng pH từ 6÷7, dung lượng hấp phụ
đạt giá trị cực đại. Trong khoảng pH từ 7÷10, dung lượng hấp phụ giảm dần. Điều
này có thể giải thích như sau: Trong môi trường axit (pH thấp), metyl đỏ tồn tại ở
+
dạng cation, khi đó xảy ra sự hấp phụ cạnh tranh giữa metyl đỏ và ion H . Trong môi
trường kiềm (pH cao), metyl đỏ tồn tại dưới dạng anion, khi đó xảy ra sự hấp phụ
-
cạnh tranh giữa metyl đỏ và ion OH . Do đó chúng tôi chọn pH của dung dịch nghiên
cứu là 7 để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo đối với metyl đỏ.

3.4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng

3.4.2.1. Ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của
VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.11.

37
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của VLHP

Khối lượng C0 (mg/L) Ccb ( mg/L) H (%) q ( mg/g)


VLHP ( g)
0,02 185,38 42,73 76,95 178,31
0,03 185,38 28,41 84,68 130,81
0,04 185,38 12,65 93,17 107,96
0,05 185,38 6,70 96,39 89,34
0,06 185,38 6,52 96,48 74,52
0,1 185,38 2,24 98,79 45,78
0,15 185,38 0,57 99,69 30,80

Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ tím tinh thể vào
khối lượng VLHP
Nhận xét: Từ bảng 3.9 và hình 3.11 ta thấy, khi khối lượng VLHP tăng thì
hiệu suất hấp phụ tím tinh thể tăng nhưng dung lượng hấp phụ giảm. Trong khoảng
khối lượng VLHP từ 0,02 ÷ 0,05 gam, hiệu suất hấp phụ tăng nhanh. Trong khoảng
khối lượng VLHP từ 0,05 ÷ 0,15 gam, hiệu suất hấp phụ tăng lên không nhiều (từ
96,39% đến 99,69%). Điều này có thể lí giải là do sự tăng lên của diện tích bề mặt, sự
tăng lên số vị trí các tâm hấp phụ của VLHP và do sự cân bằng nồng độ thuốc nhuộm
trong dung dịch và trên bề mặt chất rắn.

38
Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi chọn khối lượng VLHP bằng 0,05 gam cho
các nghiên cứu tiếp theo đối với tím tinh thể.
3.4.2.2. Ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của
VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.12.
Bảng 3.10: Sự phụ thuộc của hiệu suất và dung lượng hấp phụ metyl đỏ của
VLHP vào khối lượng VLHP
Khối lượng C0 (mg/L) Ccb (mg/L) H (%) q (mg/g)
VLHP (g)
0,01 199,00 69,35 65,15 324,13
0,02 199,00 67,27 66,20 164,67
0,03 199,00 59,62 70,04 116,15
0,04 199,00 56,42 71,65 89,11
0,05 199,00 41,27 79,26 78,87
0,06 199,00 40,73 79,53 65,94
0,07 199,00 39,53 80,13 56,95
0,09 199,00 39,27 80,27 44,37

Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ
metyl đỏ của VLHP vào khối lượng VLHP

39
Nhận xét: Các kết quả thực nghiệm cho thấy, khi khối lượng VLHP tăng thì
hiệu suất hấp phụ metyl đỏ tăng nhưng dung lượng hấp phụ giảm. Trong khoảng khối
lượng VLHP tăng từ 0,02  0,05g, hiệu suất hấp phụ tăng nhanh. Trong khoảng khối
lượng tăng từ 0,05  0,09g, hiệu suất hấp phụ tăng chậm và tương đối ổn định. Với
khối lượng vật liệu là 0,05g thì dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ các dung
dịch là 78,87 mg/g và 79,26% đều tương đối lớn. Vì vậy chúng tôi lựa chọn khối
lượng VLHP bằng 0,05g cho các nghiên cứu tiếp theo đối với metyl đỏ.
3.4.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian
2.6.3.1. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của
VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.11 và hình 3.13.
Bảng 3.11. Sự phụ thuộc của dung lượng, hiệu suất hấp phụ tím tinh thể của
VLHP vào thời gian
Thời gian C0 (mg/L) Ccb (mg/L) H (%) q (mg/g)
(phút)
5 184,45 26,98 85,37 78,73

10 184,45 17,30 90,62 83,58

15 184,45 16,21 91,21 84,12

30 184,45 13,13 92,88 85,66

60 184,45 9,51 94,85 87,47

90 184,45 7,70 95,82 88,37

120 184,45 6,57 96,44 88,94

150 184,45 5,08 97,25 89,68

180 184,45 4,79 97,41 89,96

40
Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tím tinh thể
của VLHP vào thời gian
Nhận xét: Dựa vào kết quả trong bảng 3.11 và trong hình 3.13, ta thấy khi thời
gian hấp phụ tăng thì dung lượng hấp phụ tăng. Trong khoảng thời gian từ 5 ÷ 150
phút dung lượng hấp phụ tăng tương đối nhanh và dần ổn định trong khoảng thời gian
từ 150 ÷ 180 phút.
Do vậy, chúng tôi chọn thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 150 phút. Kết quả này
được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo đối với tím tinh thể.
3.4.3.2. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.12 và hình 3.14.

41
Bảng 3.12: Sự phụ thuộc của dung lượng, hiệu suất hấp phụ metyl đỏ của VLHP
vào thời gian
Thời gian Co (mg/L) Ccb(mg/L) H(%) q(mg/g)
( phút)
5 195,00 134,12 31,22 30,44
10 195,00 108,17 44,53 43,42
15 195,00 90,12 53,78 52,44
30 195,00 61,55 68,44 66,73
45 195,00 41,23 78,86 76,89
60 195,00 33,12 83,02 80,94
90 195,00 19,17 90,17 87,92
120 195,00 14,67 92,48 90,17
150 195,00 14,33 92,65 90,33
180 195,00 14,00 92,82 90,50

Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ metyl đỏ vào
thời gian
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.12 và hình 3.14 cho thấy, khi tăng thời gian hấp
phụ thì hiệu suất cũng như dung lượng hấp phụ metyl đỏ tăng. Trong khoảng 5÷90
phút dung lượng hấp phụ metyl đỏ tăng nhanh và trong khoảng thời gian 90÷180 phút
thì tương đối ổn định.

42
Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian đạt cân bằng hấp phụ trên
VLHP đối với metyl đỏ là 90 phút, do đó kết quả này được sử dụng trong các thí
nghiệm tiếp theo.
3.4.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ
3.4.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.15.
Bảng 3.13: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ tím tinh
thể vào nhiệt độ
Nhiệt độ (K) C0 (mg/L) Ccb (mg/L) q (mg/g) H (%)

303 196,72 2,05 97,34 98,96


313 196,72 3,25 96,74 98,35
323 196,72 7,3 94,71 96,29

Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tím tinh thể vào
nhiệt độ
Nhận xét: Dựa vào kết quả trong bảng 3.13 và hình 3.15, ta thấy trong khoảng
0 0
nhiệt độ nghiên cứu từ 30 – 50 C (±1 C), khi tăng nhiệt độ thì cả hiệu suất hấp phụ
và dung lượng hấp phụ đều giảm. Điều này được giải thích như sau: Do hấp phụ là
quá trình tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ thì theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng le

43
Chatelier cân bằng hấp phụ chuyển dịch theo chiều nghịch (làm tăng nồng độ chất bị
hấp phụ trong dung dịch) dẫn đến làm giảm hiệu suất và dung lượng hấp phụ của quá
trình hấp phụ.
3.4.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP Kết
quả được trình bày ở bảng 3.14 và hình 3.16. Bảng 3.14: Sự phụ thuộc của hiệu
suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ metyl đỏ của VLHP vào nhiệt độ

Nhiệt độ (K) C0 (mg/L) Ccb (mg/L) q (mg/g) H (%)

303 184,76 14,04 85,36 92,40


313 184,76 17,59 83,58 90,48
323 184,76 19,86 82,45 89,25

Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ metyl đỏ vào
nhiệt độ
Nhận xét: Từ bảng 3.14 hình 3.16 cho thấy trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu
0 0
từ 30 – 50 C (±1 C) khi tăng nhiệt độ thì cả hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ
đều giảm. Điều này chứng tỏ sự hấp phụ metyl đỏ của VLHP là quá trình tỏa nhiệt.
Vì vậy, khi tăng nhiệt độ cân bằng hấp phụ chuyển dịch theo chiều nghịch (làm tăng
nồng độ chất bị hấp phụ trong dung dịch) dẫn đến làm giảm hiệu suất và dung lượng
hấp phụ của quá trình hấp phụ.

44
3.4.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu
3.4.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ tím tinh thể của
VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ tím tinh
thể của VLHP vào nồng độ đầu
C0 (mg/L) Ccb (mg/L) H (%) q (mg/g) Ccb/q (mg/L)

47,49 0,74 98,45 23,38 0,03


94,29 1,01 98,93 46,64 0,02
147,98 4,13 97,21 71,93 0,06
167,01 5,47 96,72 80,77 0,07
186,69 6,79 96,37 89,95 0,08
245,41 14,30 94,17 115,56 0,12
325,57 49,53 84,79 138,02 0,36
Từ các kết quả thu được ở bảng 3.15 chúng tôi nghiên cứu cân bằng hấp phụ
tím tinh thể của VLHP theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.
Kết quả được trình bày trong hình 3.17 và 3.18.

Hình 3.17: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn sự phụ
Langmuir của VLHP đối với tím tinh thể thuộc của Ccb/q vào Ccb của tím tinh thể

45
3.4.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ metyl đỏ của
VLHP
Kết quả được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ metyl đỏ
của VLHP vào nồng độ đầu
C0 (mg/L) Ccb (mg/L) H (%) q (mg/g) Ccb/q (mg/L)

95,83 3,17 96,70 46,33 0,07


148,17 8,07 94,56 70,05 0,12
195,13 21,33 89,07 86,90 0,25
297,83 83,00 72,13 107,42 0,77
350,77 120,33 65,69 115,22 1,04
396,87 161,10 59,41 117,88 1,37

Từ các kết quả thu được ở bảng 3.16 chúng tôi nghiên cứu cân bằng hấp phụ
metyl đỏ của VLHP theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.
Kết quả được trình bày trong hình 3.19 và 3.20.

Hình 3.19: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Hình 3.20: Đồ thị biểu diễn sự phụ
Langmuir của VLHP đối với metyl đỏ thuộc của Ccb/q vào Ccb của metyl đỏ
Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy: Sự hấp phụ tím tinh thể, metyl đỏ của
VLHP được mô tả khá tốt theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.

46
Từ đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb đối với sự hấp phụ tím tinh thể, metyl
đỏ của VLHP, ta xác định được dung lượng hấp phụ cực đại q max và hằng số langmuir
b. Kết quả được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17: Dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số Langmuir
Tím tinh thể Metyl đỏ

qmax(mg/g) hằng số b qmax(mg/g) hằng số b


158,73 0,21 121,95 0,14

Nhận xét: Từ bảng 3.17 thấy rằng NL cây sen ban đầu sau khi biến tính bằng
anđehit fomic có khả năng loại bỏ tím tinh thể và metyl đỏ khỏi dung dịch nước khá
cao. Khả năng hấp phụ metyl đỏ của VLHP biến tính anđehit fomic là cao hơn so với
một số nghiên cứu trước đó như: vật liệu chế tạo từ xơ chuối [31] (metyl đỏ: q max =
88,50 mg/g), vật liệu chế tạo từ bã mía biến tính bằng HCHO [13] (metyl đỏ: q max =
46,75 mg/g).
3.5. Động học hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP
3.5.1. Động học hấp phụ tím tinh thể của VLHP
Kết quả được chỉ ra trên bảng 3.18 và hình 3.21; 3.22

47
Bảng 3.18: Số liệu khảo sát động học hấp phụ tím tinh thể của VLHP
Co(mg/l) t(phút) Ccb(mg/L) q(mg/g) log(qe-qt) t/q(phút.g/mg)
5 26,98 78,73 1,04 0,06
10 17,30 83,58 0,79 0,12
15 16,21 84,12 0,75 0,18
30 13,13 85,66 0,60 0,35
184,45 60 9,51 87,47 0,35 0,69
90 7,70 88,37 0,12 1,02
120 6,57 88,94 -0,13 1,35
150 5,08 89,68 - 1,67
180 4,79 89,83 - 2,00
5 22,71 104,69 1,05 0,05
10 17,38 107,35 0,93 0,09
15 14,56 108,77 0,85 0,14
30 6,99 112,55 0,51 0,27
232,09 60 4,66 113,72 0,32 0,53
90 2,04 115,03 -0,11 0,78
120 0,58 115,75 -1,39 1,04
150 0,50 115,80 - 1,30
180 0,44 115,83 - 1,55
5 41,64 114,44 1,31 0,04
10 34,36 118,08 1,22 0,08
15 28,83 120,85 1,14 0,12
30 20,09 125,22 0,97 0,24
270,53 60 14,56 127,98 0,82 0,47
90 8,30 131,12 0,55 0,69
120 4,80 132,86 0,25 0,90
150 1,23 134,65 - 1,11
180 1,10 134,71 - 1,34

(“-”: không xác định)

48
Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 1 đối với tím tinh
thể

Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 2 đối với tím tinh
thể
49
Bảng 3.19: Một số tham số động học hấp phụ bậc 1 đối với tím tinh thể
Nồng độ đầu 2 -1 qe,exp (mg/g) qe,cal (mg/g)
R1 k1 (phút )
(mg/L)
184,45 0,9761 0,0191 89,68 19,63
232,09 0,9709 0,0297 115,80 11,00
270,53 0,9415 0,0221 134,65 8,75

qe,cal : dung lượng hấp phụ cân bằng tính theo phương trình động học
qe,exp : dung lượng hấp phụ cân bằng theo thực nghiệm
Bảng 3.20: Một số tham số động học hấp phụ bậc 2 đối với tím tinh thể
Nồng độ đầu 2 k2 qe,exp (mg/g) qe,cal (mg/g)
R2
(mg/L) -1 -1
(g.mg .phút )
184,45 0,9999 0,0089 89,68 90,09

232,09 1 0,0090 115,80 116,28

270,53 0,9998 0,0035 134,65 135,14

Nhận xét:
Từ bảng 3.19 và 3.20 cho thấy: Quá trình hấp phụ tím tinh thể của VLHP đều có
2
giá trị R của mô hình động học bậc 2 lớn hơn so với bậc 1.
So sánh giá trị dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (q e,cal) tính theo mô
hình và theo thực nghiệm (qe,exp) của VLHP, ta thấy qe,cal theo mô hình động học bậc
2 gần với các giá trị thực nghiệm hơn.
Do đó, có thể kết luận quá trình hấp phụ tím tinh thể của VLHP tuân theo
phương trình động học biểu kiến bậc hai của Lagergren.
3.5.2. Động học hấp phụ metyl đỏ của VLHP
Kết quả được chỉ ra trên bảng 3.21 và hình 3.23; 3.24.

50
Bảng 3.21: Số liệu khảo sát động học hấp phụ tím metyl đỏ của VLHP
Co(mg/l) t(phút) Ccb(mg/L) q(mg/g) log(qe-qt) t/q(phút.g/mg)
5 98,25 25,46 1,67 0,20
10 69,15 40,01 1,51 0,25
15 55,12 47,03 1,41 0,32
30 29,00 60,09 1,09 0,50
149,17 45 20,02 64,58 0,90 0,70
60 9,48 69,84 0,42 0,86
90 4,25 72,46 - 1,24
120 3,56 72,81 - 1,65
150 3,42 72,88 - 2,06
5 134,12 30,44 1,76 0,16
10 108,17 43,42 1,65 0,23
15 90,12 52,44 1,55 0,29
30 61,55 66,73 1,33 0,45
195,00 45 41,23 76,89 1,04 0,59
60 33,12 80,94 0,84 0,74
90 19,17 87,92 - 1,02
120 14,67 90,17 - 1,33
150 14,33 90,33 - 1,66
5 151,00 114,44 1,27 0,10
10 120,12 49,42 1,77 0,15
15 101,00 64,85 1,63 0,20
30 65,12 74,42 1,52 0,32
249,83 45 54,00 92,36 1,19 0,46
60 42,02 97,92 1,00 0,58
90 34,17 103,91 - 0,83
120 33,67 107,83 - 1,11
150 30,50 108,08 - 1,37
(“-”: không xác định)

51
Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 1 đối với metyl
đỏ

Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn phương trình giả động học bậc 2 đối với metyl
đỏ
52
Bảng 3.22: Một số tham số động học hấp phụ bậc 1 đối với metyl đỏ
Nồng độ đầu 2 -1 qe,exp (mg/g) qe,cal (mg/g)
R1 k1 (phút )
(mg/L)
149,17 0,9901 0,0486 72,46 138,45
195,00 0,9872 0,0382 87,92 65,84
249,83 0,9713 0,0488 107,83 56,22

qe,cal : dung lượng hấp phụ cân bằng tính theo phương trình động học
qe,exp : dung lượng hấp phụ cân bằng theo thực nghiệm
Bảng 3.23: Một số tham số động học hấp phụ bậc 2 đối với metyl đỏ
Nồng độ đầu 2 k2 qe,exp (mg/g) qe,cal (mg/g)
R2
(mg/L) -1
(g.mg .phút )
-1

149,17 0,9994 0,0014 72,46 78,13


195,00 0,9995 0,0008 87,92 99,01
249,83 0,9998 0,0012 107,83 114,94

Nhận xét:
Từ bảng 3.22 và 3.23 cho thấy: Quá trình hấp phụ metyl đỏ của VLHP đều có
2
giá trị R của mô hình động học bậc 2 lớn hơn so với bậc 1.
So sánh giá trị dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (q e,cal) tính theo mô
hình và theo thực nghiệm (qe,exp) của VLHP, ta thấy qe,cal theo mô hình động học bậc
2 gần với các giá trị thực nghiệm hơn.
Do đó, có thể kết luận quá trình hấp phụ metyl đỏ của VLHP tuân theo phương
trình động học biểu kiến bậc hai của Lagergren.
3.6. Nhiệt động lực học hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP
o o o
Sự biến thiên năng lượng tự do (ΔG ), entanpi ( H ) và entropi ( S ) của quá
trình hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ được tính toán bằng cách sử dụng các phương
trình sau đây [19], [15]:

K C  qe G
o
 RT ln KC ln K  G
o  o
 H  S
o

C C
cb RT RTR
Trong đó:
KC là hằng số cân bằng.
qe (mg/g) là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng.

53
Ccb (mg/L) là nồng độ của chất bị hấp phụ ở thời điểm cân bằng.
R là hằng số khí (R = 8,314 J/mol.K); T là nhiệt độ Kenvin (K).
Bảng 3.24: Kết quả tính KC tại các nhiệt độ khác nhau
Thuốc nhuộm Co T 1/T Ccb qe H lnKC
(mg/L) (K) -1
(K ) (mg/L) (mg/g) (%)
303 0,0033 14,04 85,36 92,40 1,80
Metyl đỏ
184,76 313 0,0032 17,59 83,59 90,48 1,56

323 0,0031 19,86 82,45 89,25 1,42

303 0,0033 2,05 97,34 98,96 3,86


Tím tinh thể
196,72 313 0,0032 3,25 96,74 98,35 3,39

323 0,0031 7,30 94,71 96,29 2,56

Hình 3.25: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lnKC vào 1/T của tím tinh thể và metyl
đỏ
Từ các kết quả thu được dựa vào các phương trình của nhiệt động lực học ta
tính toán các thông số nhiệt động. Kết quả được đưa ra ở bảng 3.25.

54
Bảng 3.25: Các thông số nhiệt động đối với quá trình hấp phụ tím tinh thể và metyl
đỏ

Thuốc nhuộm Co T o o o
∆G ∆H ∆S
(mg/L) (K) (kJ/mol) (kJ/mol) (kJ/mol.K)
303 -4,55
Metyl đỏ 184,76 313 -4,06 -15,58 -0,04
323 -3,82
303 -9,72
Tím tinh thể 196,72 313 -8,83 -52,61 -0,14
323 -6,88

Nhận xét:
Từ bảng 3.25 thể hiện các thông số nhiệt động ta thấy:
o
Giá trị biến thiên năng lượng tự do (∆G ) thu được có giá trị âm điều này chứng
tỏ quá trình hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP là quá trình tự xảy ra.
o
Các giá trị tính toán sự biến thiên năng lượng tự do (∆G ) cho quá trình hấp phụ
tím tinh thể của VLHP có giá trị âm hơn metyl đỏ cho thấy khả năng hấp phụ tím tinh
thể của VLHP tốt hơn metyl đỏ (phù hợp với kết quả thực nghiệm tính dung lượng
hấp phụ cực đại theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir).
o
Giá trị biến thiên năng lượng entanpi (∆H ) thu được có giá trị âm cho thấy quá
trình hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ của VLHP là quá trình tỏa nhiệt.

55
KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát nghiên cứu và dựa trên các kết quả thực nghiệm thu
được chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Đã chế tạo VLHP từ nguyên liệu ban đầu là cây sen thông qua quá trình xử lí
hóa học bằng anđehit fomic.
2. Đã xác định một số đặc trưng hóa lý như: diện tích bề mặt riêng (BET), phổ
hồng ngoại (IR) của NL và VLHP; điểm đẳng điện của VLHP (pI = 6,73).
3. Đã khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ tím tinh thể, metyl
đỏ của VLHP bằng phương pháp hấp phụ tĩnh thu được kết quả như sau:
 pH tốt nhất cho sự hấp phụ của VLHP đối tím tinh thể là ở khoảng pH ~ 10,
đối với metyl đỏ là pH ~ 7.
 Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với tím tinh thể là 150 phút; metyl đỏ là 90
phút.
 Khối lượng VLHP cần thiết cho sự hấp phụ tím tinh thể và metyl đỏ tốt nhất là
0,05g (V = 25mL; Co(tím tinh thể) = 185,38 mg/L; Co(metyl đỏ) = 199,00 mg/L). Khi
nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đầu tím tinh thể, metyl đỏ đến quá trình
hấp phụ thấy khi nồng độ ban đầu tăng thì dung lượng hấp phụ tăng, hiệu suất
hấp phụ giảm.

 Mô tả quá trình hấp phụ theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đã xác
định được dung lượng hấp phụ cực đại của VLHP đối với tím tinh thể là
158,73 mg/g, metyl đỏ là 121,95 mg/g và tuân theo mô hình động học hấp phụ
biểu kiến bậc 2 của Lagergren.
o o
 Trong khoảng nhiệt độ khảo sát 30 - 50 C (±1 C) thấy rằng: khi tăng nhiệt độ
của quá trình hấp phụ thì khả năng hấp phụ của VLHP đối với tím tinh thể và
metyl đỏ giảm.
4. Từ kết quả tính toán nhiệt động cho phép kết luận quá trình hấp phụ tím tinh
thể và metyl đỏ của VLHP là quá trình tự xảy ra và tỏa nhiệt.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Huy Bích (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Viê ̣t Nam, tập II (tái
bản lần thứ nhất), Nxb Khoa học và kĩ thuật.
2. Lê Văn Cát (1999), Cơ sở hóa học và kĩ thuật xử lí nước thải, Nxb Thanh niên
Hà Nội.
3. Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion trong kĩ thuật xử lí nước và nước
thải, Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Trần Tứ Hiếu (2008), Phân tích trắc quang, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội (in lần thứ 2).
5. Nguyễn Vân Hương (2015), Nghiên cứu biến tính bề mặt than hoạt tính Trà
Bắc và khảo sát khả năng hấp phụ một số phẩm màu trong nước thải dê ̣t
nhuộm, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học quốc gia Hà nội.
6. Trịnh Xuân Lai (2009), Xử lý nước thải công nghiê ̣p, Nhà xuất bản Xây dựng.
7. Phạm Thị Minh (2013), Nghiên cứu đặc điểm của quá trình khoáng hóa một
số hợp chất hữu cơ họ azo trong nước thải dê ̣t nhuộm bằng phương pháp
fenton điê ̣n hóa, Luận án tiến sĩ Hóa học, Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới.
8. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu và Nguyễn Văn Tuế (1998), Hóa lí tập II,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Nhung (2001), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa
học và tác dụng sinh học của cây sen (nelumbo nucifera Gaertn) họ sen
(Nelumbornaceae), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
10. Lê Hữu Thiềng, Trần Thị Huế và Mai Thị Phương Thảo (2011), Nghiên cứu
khả năng tách loại và thu hồi Cr(VI) của vật liê ̣u hấp phụ chế tạo từ rơm và
cuống lá chuối, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 16 (3), tr. 155-159.
11. Thông tư số 13/2015/TT-BTNMT ra ngày 31/03/2015 về quy định quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm.
12. Cao Hữu Trượng (2002), Hóa học thuốc nhuộm, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.

57
13. Nguyễn Thị Thanh Tú (2010), Nghiên cứu khả năng hấp phụ metyl đỏ trong
dung dịch nước của vật liê ̣u hấp phụ chế tạo từ bã mía và thử nghiê ̣m xử lý
môi trường, Luận văn Thạc sĩ Hóa học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.
Tài liệu tiếng Anh
14. Hardiljeet K Joseph Boparai, Meera O’Carroll, Denis M (2011), "Kinetics and
thermodynamics of cadmium ion removal by adsorption onto nano zerovalent
iron particles", Journal of hazardous materials, 186(1), pp. 458-465.
15. Ebrahim Alipanahpour Ghaedi Dil, Mehrorang Ghaedi, Abdolmohammad
Asfaram, Arash Jamshidi, Mahdi Purkait, Mihir Kumar (2016), "Application
of artificial neural network and response surface methodology for the removal
of crystal violet by zinc oxide nanorods loaded on activate carbon: kinetics and
equilibrium study", Journal of the Taiwan Institute of Chemical Engineers, 59,
pp. 210-220.
16. Karla Aparecida Guimarães Gurgel Gusmão, Leandro Vinícius Alves Melo,
Tânia Márcia Sacramento Gil, Laurent Frédéric (2013), "Adsorption studies of
methylene blue and gentian violet on sugarcane bagasse modified with EDTA
dianhydride (EDTAD) in aqueous solutions: kinetic and equilibrium aspects",
Journal of environmental management, 118, pp. 135-143.
17. Yuh-Shan Ofomaja Ho, Augustine E (2006), "Pseudo-second-order model for
lead ion sorption from aqueous solutions onto palm kernel fiber", Journal of
hazardous materials, 129(1-3), pp. 137-142.
18. M Rajeswari Revanth Kulkarni, T Acharya, Anirudh Bhat, Prasad (2017),
"Removal of Crystal Violet dye from aqueous solution using water hyacinth:
Equilibrium, kinetics and thermodynamics study", Resource-Efficient
Technologies, 3(1), pp. 71-77.
19. Arvind Jena Kumar, Hara Mohan (2017), "Adsorption of Cr(VI) from aqueous
phase by high surface area activated carbon prepared by chemical activation
with ZnCl2", Process Safety and Environmental Protection, 109, pp. 63-71.
20. Hai Liu Liu, Weifeng Zhang, Jian Zhang, Chenglu Ren, Liang Li, Ye (2011),
"Removal of cephalexin from aqueous solutions by original and Cu(II)/Fe(III)

58
impregnated activated carbons developed from lotus stalks Kinetics and
equilibrium studies", Journal of hazardous materials, 185(2-3),
pp. 1528-1535.
21. Zhe Cai Xu, Jian-guo Pan, Bing-cai (2013), "Mathematically modeling fixed-
bed adsorption in aqueous systems", Journal of Zhejiang University SCIENCE
A, 14(3), pp. 155-176.
22. Ho Yuh-Shan (2004), "Citation review of Lagergren kinetic rate equation on
adsorption reactions", Scientometrics, 59(1), pp. 171-177.
23. AG Liew Salleh Abdullah, MA Mohd Mazlina, MK Siti Noor, MJMM
Osman, MR Wagiran, R Sobri. S (2005), "Azo dye removal by adsorption
using waste biomass: sugarcane bagasse", International Journal of
Engineering and Technology, 2(1), pp. 8-13.
24. K Bouziane Bellir, I Sadok Boutamine, Z Lehocine, M Bencheikh Meniai, AH
(2012), "Sorption study of a basic dye “Gentian violet” from aqueous
solutions using activated bentonite", Energy Procedia, 18, pp. 924-933.
25. Sourja De Chakraborty, Sirshendu DasGupta, Sunando Basu, Jayanta K
(2005), "Adsorption study for the removal of a basic dye: experimental and
modeling", Chemosphere, 58(8), pp. 1079-1086.
26. Bruno Christiano Silva Teodoro Ferreira, Filipe Simões Mageste, Aparecida
Barbosa Gil, Laurent Frédéric de Freitas, Rossimiriam Pereira Gurgel,
Leandro Vinícius Alves (2015), "Application of a new carboxylate-
functionalized sugarcane bagasse for adsorptive removal of crystal violet from
aqueous solution: Kinetic, equilibrium and thermodynamic studies", Industrial
Crops and Products, 65, pp. 521-534.
27. Renmin Zhu Gong, Shengxue Zhang, Demin Chen, Jian Ni, Shoujun Guan,
Rui (2008), "Adsorption behavior of cationic dyes on citric acid esterifying
wheat straw: kinetic and thermodynamic profile", Desalination, 230(1-3),
pp. 220-228.
28. Karla Aparecida Guimarães Gurgel Gusmão, Leandro Vinícius Alves Melo,
Tânia Márcia Sacramento Gil, Laurent Frédéric (2012), "Application of

59
succinylated sugarcane bagasse as adsorbent to remove methylene blue and
gentian violet from aqueous solutions–kinetic and equilibrium studies", Dyes
and Pigments, 92(3), pp. 967-974.
29. BH Hameed (2008), "Equilibrium and kinetic studies of methyl violet sorption
by agricultural waste", Journal of hazardous materials, 154(1-3), pp. 204-212.
30. Equbal Ahmad Khan Khan, Tabrez Alam (2018), "Adsorption of methyl red
on activated carbon derived from custard apple (Annona squamosa) fruit shell:
Equilibrium isotherm and kinetic studies", Journal of Molecular Liquids, 249,
pp. 1195-1211.
31. Mas Rosemal H. Mas Haris & Kathiresan Sathasivam (2009), "The removal of
methyl red from aqueous solutions using banana Pseudostem Fibers",
American Journal of Applied Sciences, 6 (9): 1690-1700, ISSN 1546-9239.
32. Kaustubha Naidu Mohanty, J Thammu Meikap, BC Biswas, MN (2006),
"Removal of crystal violet from wastewater by activated carbons prepared
from rice husk", Industrial & engineering chemistry research, 45(14),
pp. 5165-5171.
Tài liệu truy cập Internet
33. https://en.wikipedia.org/wiki/Crystal_violet.

60
PHỤ LỤC

61
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ ĐO BET CỦA NGUYÊN LIỆU

HANOI NATIONAL UNIVERSITY OF EDUCATION


TriStar 3000 V6.07 A Unit 1 Port 1 Serial #: 2125 Page 7

Sample: Than sen Nguyen Lieu


Operator: LvK
Submitter: Linh-SPTN
File: C:\WIN3000\DATA\2018\002-128.SMP

Started: 1/24/2018 5:19:36PM Analysis Adsorptive: N2


Completed: 1/25/2018 2:17:35AM Analysis Bath Temp.: 77.350 K
Report Time: 1/25/2018 5:29:09PM Sample Mass: 0.0753 g
Warm Free Space: 7.1792 cm³ Entered Cold Free Space: 22.7499 cm³ Entered
Equilibration Interval: 10 s Low Pressure Dose: None
Sample Density: 1.000 g/cm³ Automatic Degas: No

Comments: Mau: Than sen Nguyen Lieu. Degas o 200C voi N2 trong 5h. Mau cua Vi Thuy Linh-DHTN. Ngay 24-01-2018

Summary Report

Surface Area
Single point surface area at p/p° = 0.275242442: 1.3362 m²/g

BET Surface Area: 1.3912 m²/g

Langmuir Surface Area: 2.1807 m²/g


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐO BET CỦA VLHP

HANOI NATIONAL UNIVERSITY OF EDUCATION


TriStar 3000 V6.07 A Unit 1 Port 1 Serial #: 2125 Page 7

Sample: Cay Sen (VL)


Operator: LvK
Submitter: ThongVanh - DHSP Thai nguyen
File: C:\WIN3000\DATA\2018\002-118.SMP

Started: 1/12/2018 2:13:08PM Analysis Adsorptive: N2


Completed: 1/12/2018 3:30:21PM Analysis Bath Temp.: 77.350 K
Report Time: 1/12/2017 5:13:18AM Sample Mass: 0.0953 g
Warm Free Space: 6.8699 cm³ Measured Cold Free Space: 21.2399 cm³ Measured
Equilibration Interval: 10 s Low Pressure Dose: None
Sample Density: 1.000 g/cm³ Automatic Degas: No

Comments: Mau: Cay Sen (NL). Degas o 250C voi N2 trong 5h. Mau cua ThongVanh - DHSP Thai nguyen.
Ngay 12-01-2018.

Summary Report

Surface Area
Single point surface area at p/p° = 0.229391201: 1.4243 m²/g

BET Surface Area: 5.1180 m²/g

Langmuir Surface Area: 8.1864 m²/g

You might also like