ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ RỦI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DANH QUÔC TẾ

CÂU 1: CASE PHÁP LÝ (Đây là case cô nói trên lớp)


Rủi ro pháp lý quan hệ đối tác - tranh chấp hợp đồng thương mại giữa Ba Huân
và VinaCapital
1) Phân tích
- Tháng 2/2018, tập đoàn quản lý đầu tư hàng đầu tại thị trường Việt Nam
-VinaCapital, đã công bố khoản đầu tư 32,5 triệu USD vào Công ty CP Ba
Huân.
- Ngày 6/8/2018, Công ty CP Ba Huân có văn bản kêu cứu lên Thủ tướng, nhờ
can thiệp để có thể chấm dứt thỏa thuận hợp tác đã ký với VinaCapital vì cho
rằng VinaCapital muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty,
chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân.
Công ty Ba Huân cho biết, dù thỏa thuận hợp tác quy định sử dụng hai ngôn
ngữ Anh – Việt nhưng hai bên mới ký thỏa thuận bằng tiếng Anh. Sau khi đối chiếu
thỏa thuận bằng tiếng Việt , Ba Huân thấy thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng có nội
dụng không đúng. Cụ thể:
+ VinaCapital đưa ra tỷ suất hoàn vốn đầu tư (IRR) lên mức 22%, gần gấp 3
lần lãi suất vay vốn ngân hàng.
+ Nếu Ba Huân không đạt kết quả kinh doanh như quy định sẽ bị phạt, hoặc
buộc trả lại vốn đầu tư cộng dồn với lãi suất 22%/năm, hoặc phải chuyển giao cho
VinaCapital tối thiểu 51% cổ phần.
+ VinaCapital hạn chế ngành nghề kinh doanh của Ba Huân chỉ gồm sản xuất,
kinh doanh gà thịt và trứng gà, loại bỏ toàn bộ các ngành nghề kinh doanh khác. 
- Ngày 7/8/2018, trước cáo buộc của Ba Huân, VinaCapital quyết định dừng việc
tham gia đầu tư vào doanh nghiệp này và tiến hành thảo luận kết thúc thương
vụ. VinaCapital cho rằng thỏa thuận tiếng Anh và tiếng Việt là giống nhau, các
điều kiện ký kết giữa 2 bên là phù hợp thị trường.
 Kết quả: Ngày 9/8/2018, Ba Huân và VinaCapital đã thống nhất ký kết
thỏa thuận chấm dứt đầu tư.
2) Đánh giá:
Đây là một trong những sự cố đáng tiếc trong hợp tác giữa quỹ đầu tư và doanh
nghiệp. Việc nắm không vững quy định pháp luật, thiếu thận trọng trong quy trình xét
duyệt, thẩm định quá trình hợp tác cũng như chưa đánh giá rõ ràng hiệu quả đã dẫn Ba
Huân và VinaCapital đến những tranh chấp không đáng có trong hợp đồng thương
mại -> Không chặt chẽ về pháp lý với đối tác kinh doanh
3) Giải pháp: Sự kiện của công ty Ba Huân là bài học lớn cho các doanh
nghiệp khác của Việt Nam khi tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư.
- Thứ nhất, Doanh nghiệp cần phải nhận diện và đánh giá đầy đủ từng rủi ro
pháp lý để kiểm soát và có kế hoạch,phòng chống rủi ro pháp lý bằng các xây
dựng pháp chế doanh nghiệp chuyên nghiệp (luât sư riêng, bộ phận pháp chế,
…)
- Thứ hai, Trước khi tham gia M&A, DN cần phải xác định được mục tiêu của
mình. Trong quá trình đàm phán, DN cần tìm kiếm đội ngũ luật sư chuyên
nghiệp về lĩnh vực M&A để được hỗ trợ trong việc soạn thảo, đàm phán các
điều kiện của hợp đồng (cả về tiếng Việt và tiếng Anh) nhằm hạn chế tối đa
những rủi ro không đáng có sau khi đã ký kết hợp đồng.
- Thứ ba, nên chọn đối tác phù hợp với mong muốn của mình và nên xem lại lịch
sử đầu tư của họ trước khi quyết định bắt tay. Vì khi có bất kỳ sự việc nào xảy
ra, không thỏa thuận được phải đưa nhau ra tòa thì hệ lụy cũng không nhỏ.
- Thứ tư, Cần xây dựng cấu trúc DN hiệu quả đi kèm hệ thống quản lý sổ sách
tài chính vững mạnh, quy trình ra quyết định minh bạch.
- Thứ năm, DN cũng cần xác định rõ mục tiêu chiến lược, quản lý rủi ro của quá
trình hợp tác và lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý phù hợp và đúng thời
điểm, tạo tiền đề cho sự hợp tác hiệu quả và bền vững.
- Thứ sáu, về phía cơ quan Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin về pháp
luật, sự thay đổi pháp lý, thị trường của các quốc gia khác để cung cấp cho DN
Việt Nam -> Xây dựng môi trường pháp lý để cạnh tranh lành mạnh, điều chỉnh
chặt chẽ hơn về chính sách để doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu được rủi ro và
không bị thua trên sân nhà.

CÂU 2: RỦI RO QUỐC GIA (Hay ra)

- Khái niệm:
Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xã hội, chính strị ở
một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. RRQG cũng
bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước
ngoài của chính phủ, việc kiểm tra ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ, hay mất giá, phá
giá tiền tệ.
- Phân loại:
+ RR kinh tế: Là sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỷ lệ tăng trưởng mà
tạo ra một thay đổi chủ yếu trong thu nhập kỳ vọng của một nhà đầu tư.
+ Rủi ro tỷ giá: Là sự biến động bất lợi không mong đợi trong tỷ giá hối đoái. RR
tỷ giá bao gồm thay đổi từ tỷ giá cố định sang thả nổi.
+ Rủi ro vị trí hay rủi ro vùng lân cận: Bao hàm các hiệu ứng dây chuyền gây
nên bởi những khó khăn trong 1 khu vực, bởi 1 nước đối tác của 1 QG, hay trong
các QG với những tính chất tương tự (vị trí địa lý, đối tác giao dịch, đồng minh
TMQT, quy mô, biên giới,...)
+ Rủi ro thể chế liên quan đến:
 1 chính phủ sẽ không sẵn lòng hay không thể đáp ứng được các nghĩa vụ
nợ/ có thể bội ước các cam đoan đối với các khoản vay nợ.
 RR chuyển giao mà 1 chính phủ có thể cạn kiệt ngoại hối do sự tiến triển
không thuận lợi trong cán cân thanh toán.
 RR chính trị trong trường hợp mà 1 chính phủ không thực hiện đúng hẹn
những cam kết vì mục đích chính trị.
 Đặc biệt quan trọng đối với người cho vay cá nhân.
+ Rủi ro chính trị: Liên quan đến 1 thay đổi trong thể chế chính trị xuất phát từ 1
thay đổi trong quyền lực kiểm soát chính phủ, cơ cấu xã hội, hay nhân tố phi KT
khác. Nó bao hàm khả năng tiềm tàng đối với những xung đột bên trong và bên
ngoài, RR sung công.
- Tầm quan trọng của việc đánh giá RRQG:
Đánh giá RRQG có vai trò quan trọng vì nó lượng hóa được mức độ RR của từng
quốc gia đo lường.
 Đối với chính phủ:
 CP có thể nhận biết được thực trạng của nền kinh tế, những yếu kém
và triển vọng quốc gia làm cơ sở đưa ra chính sách vĩ mô nhằm nâng
cao mức tín nhiệm trên trường quốc tế, thu hút vốn ĐT thực hiện mục
tiêu tăng trưởng KT.
 Cải thiện mức độ RRQG -> giảm thiểu chi phí vay mượn trên thị
trường tài trợ quốc tế do nguyên tắc tài chính căn bản RR càng cao thì
phân bù đắp RR cũng phải tương ứng.
 Đối với các nhà đầu tư:
 NĐT trong nước: nhận biết được mức độ RR chung để so sánh với
mức độ RR riêng của mình để có chiến lược đầu tư cụ thể nhằm đạt
mức sinh lời cao nhất.
 NĐT quốc tế: cung cấp thông tin tốt nhất cho việc dự báo các khả
năng có thể xảy ra, làm công cụ cho các quyết định cho vay hoặc đầu
tư vào 1 QG cụ thể.

CÂU 3: RỦI RO TÍN DỤNG


- Khái niệm:
RR tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết (DD2,
thông tư 02/2013/TT-NHNN).
 RR tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện các
nghĩa vụ nợ đã cam kết.
- Phân loại:
+ Căn cứ theo tiêu thức RR:
 RR giao dịch: là 1 hình thức của RR tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do
hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, bao gồm: RR lựa chọn,
RR bảo đảm, RR nghiệp vụ.
 RR danh mục: là RR tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế
trong quản lý danh mục cho vay của tổ chức tài chính, gồm: RR nội tại và RR
tập trung.
+ Căn cứ theo nguyên nhân gây ra RR:
 RR khách quan: Do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch họa, người
vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn
vay.
 RR chủ quan: NN thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay.
+ Căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro: RR theo khoản vay ngắn, trung và dài
hạn.
+ Căn cứ theo nguồn gốc hình thành: RR từ phía người cho vay và RR từ phía
người vay.
+ Căn cứ theo khả năng trả nợ của KH: RR không trả nợ đúng hạn (RR đọng vốn)
và RR không có khả năng trả nợ.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan từ tổ chức tài chính:
 Quốc tế điều hành: phát sinh khi người có thẩm quyền phê duyệt khoản vay có
quyết định chưa chính xác, không căn cứ kết quả KD của KH.
 Bộ phận tín dụng: không thực hiện đúng quy chế, quy trình cấp TD, thẩm định
dự án vay vốn và KH sơ sài/ hạ thấp tiêu chuẩn TD, không kiểm tra, không đề
ra biện pháp xử lý kiên quyết.
 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ yếu kém
 Cán bộ ngân hàng cố tình làm sai
+ Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay vốn:
 KH SXKD thua lỗ: do nguyên nhân như trình độ và khả năng điều hành của
KH yếu kém.
 KH sử dụng vốn không đúng mục đích: KH dễ gặp RR đặc biệt khi sử dụng
vốn ngắn hạn ĐT vào đối tượng trung dài hạn.
 KH bị phá sản.
+ Nhóm nguyên nhân khách quan gồm:
 BKK: thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh, thời tiết.
 Cơ chế, chính sách thay đổi bởi nhà nước có thể gây bất lợi cho hoạt động
SXKD của KH.
 Biến động thị trường: DN là người chấp nhận giá -> lợi nhuận dao động theo
sự biến động thị trường.
 Môi trường CT-XH thay đổi gây tổn hại cho hoạt động NH: giảm niềm tin của
công chúng, khó huy động vốn, không thu hồi được vốn vay.
- Hậu quả: Gây tổn thất lan truyền đến mọi tổ chức KT và cá nhân khác.
+ Đối với người gửi tiền: Tổ chức TD không thu hồi được gốc và lãi của khoản vay,
ảnh hưởng uy tín của tổ chức TD, KH kéo đến rút tiền ồ ạt -> Tổ chức TD mất khả
năng thanh toán, KH không thể thu hồi được khoản tiền đã gửi lại tổ chức TD.
+ Đối với người vay tiền: RRTD cao -> giảm uy tín của TCTD, người gửi tiền ít đi->
TCTD phải trả lãi suất cao -> hạn chế cho vay, áp dụng điều khoạn cho vay chặt chẽ,
áp mức LS cao hơn. Người đi vay bị ảnh hưởng CP và hiệu quả KD. KH gây ra nợ
xậu, quá hạn đối với TCTD.
+ Đối với tổ chức TD:
 Làm giảm uy tín trên thị trường, việc huy động vốn khó khăn, khả năng cạnh
tranh giảm.
 Ảnh hưởng khả năng thanh toán, việc thu hồi nợ gặp khó trong khi vẫn phải
thanh toán nợ đúng hạn.
 Giảm lợi nhuận.
 Mát khả năng thanh toán và phá sản.
+ Đối với nền kinh tế: NH phá sản, ảnh hưởng đến tình hình SXKD của DN do
không có tiền trả lương công nhân, mua NVL, giá cả tăng, thất nghiệp tăng, XH mất
ổn định, KT suy thoái.

CÂU 4: QUẢN TRỊ RỦI RO CHIẾN LƯỢC (Hay ra)


- Khái niệm: Quản trị rủi ro chiến lược là một phần của quản trị rủi ro doanh
nghiệp và tập trung vào những nguy cơ có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của DN trong dài han.
QTRRCL được thực thi ở cấp ban giám đóc và hội đồng quản trị và bao trùm tất
cả các phòng ban. Nó không nhất thiết phải được thực hiện thường xuyên,
nhưng cần phải được đánh giá liên tục như một phần của các hoạt động thực thi
chiến lược.
- Nội dung: Quy trình QTRR chiến lược gồm 6 bước
1. Nhận diện và đánh giá RR: thực hiện công việc theo từng loại RR và liệt kê ra
những RR cụ thể trong mỗi loại mà công ty có thể gặp -> Biểu đồ khung chiến
lược
2. Định lượng RR: gồm 2 giai đoạn
- Đối với mỗi RR, ước lượng sơ bộ chi phí mà công ty phải bỏ ra nếu RR đó
thành sự thật (tính trên tổng doanh thu, lợi nhuận hàng năm…)
- Tính toán những khả năng RR có thể xảy ra (tính chính xác dự vào lịch sử công
ty, số liệu ghi chép về PT sản phẩm mới, KH MR thị trường…)
3. Xây dựng những kế hoạch giảm bớt RR: Kiểm tra từng RR đã xác định được,
vạch ra KH hành động/ hệ thống quản lý để loại bỏ/ giảm bớt thiệt hại tiềm
năng mà mỗi RR có thể gây ra.
4. Xây dựng khả năng lật ngược tình thế: Ý tưởng sáng tạo đóng vai trò quan
trọng, làm thế nào biến những áp lực tiêu cực thành áp lực tích cực. Mẫu đánh
giá thông tin về RR.
5. Sắp xếp và đánh thứ tự ưu tiên cho các RR: lập bản đồ RR để nắm được
những RR lớn nhất của công ty.
6. Điều chỉnh các quyết định đầu tư: Khi QTRR chiến lược, việc xác định và
phân bổ nguồn lực (đặc biệt là tài chính) rất quan trọng dựa trên mức độ và khả
năng xảy ra của RR, chi phí sẽ mất ước tính, bản chất của những KH ứng phó
đã được vạch ra.

CÂU 5: QUẢN TRỊ RỦI RO


- Khái niệm: Theo trường phái mới, QT: quá trình hoạch định mục tiêu, chiến
lược, kế hoạch mà đối tượng quản lý cần đạt được trong 1 giai đoạn nhất định.
RR là những bất chắc có thể đo lường được. QTRR là tổng hợp các hoạt động
hoạch định chiến lược và kế hoạch QLRR, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm
soát toàn bộ hoạt động của tổ chức liên quan đến QLRR sao cho đạt được mục
tiêu đề ra 1 cách hiệu quả nhất.
- Quy trình QTRR:
1. Nhận dạng - phân tích - đo lường RR
 Nhận dạng RR: là quá trình XĐ liên tục, có hệ thống các RR trong hoạt
động KD của tổ chức nhằm tìm kiếm thông tin về nguồn gốc RR, các yếu tố
mạo hiểm, đối tượng RR và các loại tổn thất.
- Phương pháp nhận dạng RR:
 Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về RR và tiến hành điều tra, gồm: danh mục các
nguy cơ (liệt kê RR thường gặp), Danh mục các RR được bảo hiểm, Các hệ
thống chuyên gia (là các quy trình phát hiện RR, 4 bước: định hướng -> phân
tích tài liệu -> phỏng vấn -> khảo sát, điều tra trực tiếp)
 Phương pháp lưu đồ: XD lưu đồ trình bày tất cả hoạt động của tổ chức.
 Nghiên cứu thị trường: quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của DN
 Phân tích các điều khoản HĐ.
 Phân tích RR: XĐ nguyên nhân gây ra RR cũng như các nhân tố làm tăng
khả năng xảy ra RR cho DN để tìm ra biện pháp phòng ngừa.
 Các công cụ hỗ trợ phân tích RR: bảng câu hỏi phân tích RR, danh mục các
nguy cơ, danh mục các RR được BH, các hệ thống chuyên gia.
 Đo lường RR: thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo 2 khía cạnh: tần
xuất xuất hiện RR, mức độ nghiêm trọng của RR -> lập ma trận đo lường
RR.
 Các phương pháp đo lường RR:
+ Đo lường định lượng: XD các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở
các số liệu QK về tổn thất đó và Sử dụng các mô hình giả lập để tích hợp cả
những thay đổi của MT vào các phân phối XS cần XĐ (giả lập Monte Carlo,
phân phối Gamma)
+ Đo lường định tính: là PP dựa trên những đánh giá của các chuyên gia để từ
đố xếphạng các RR và đưa ra 1 báo cáo tổng hợp, áp dụng đối với RR khó
lường, qua 3 bước: liệt kê và đánh giá định kỳ các RR -> chấm điểm RR dựa
trên các tiêu chí: mức độ nghiêm trọng, tần số phát sinh, thời điểm có khả năng
phát sinh -> Chuyên gia chấm điểm, tập hợp và đưa ra chỉ tiêu để theo dõi sự
biến đổi của RR.
2. Kiểm soát – phòng ngừa RR
 Kiểm soát RR: sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các
chương trình HĐ… để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu tổn thất, ảnh hưởng
không mọng đợi có thể đến với tổ chức.
 Biện pháp:
 Né tránh RR
 Ngăn ngừa tổn thất
 Giảm thiểu tổn thất
 Chuyển giao RR
 Đa dạng hóa RR
3. Tài trợ RR: là dự phòng nguồn TC cho các thiệt hại do RR xảy ra. Chia làm 2
nhóm:
 Tự khắc phục RR: PP người/ tổ chức bị RR tự mình thanh toán các tổn thất.
Nguồn bù đắp RR là nguồn vốn tự cứ của chính tổ chức đó, hoặc đi vay.
 Chuyển giao RR:
 TS đã mua BH, khi tổn thất xảy ra phải khiếu nại đòi bồi thường.
 DN có thể ký HĐ với điều khoản đặc biệt (HĐ dài hạn với giá cả cố
định, HĐ ngoại tệ kỳ hạn) tránh RR tỷ giá.
….
CÂU 6: CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KD NGOẠI THƯƠNG CỦA
VIỆT NAM
(Đọc slide của cô)
CÂU 7: RỦI RO HOẠT ĐỘNG (Đọc slide của cô)

You might also like