Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

WELCOME TO CAMBODIA

TIẾN ĐỘ TUẦN 1

NHÓM CAMBODIA - March 17, 2019


MỤC LỤC
1. NỘI DUNG......................................................................................................1

1.1. Vị trí địa lí........................................................................................................1

1.1.1. Địa hình...........................................................................................................1

1.1.2. Sông ngòi.........................................................................................................3

1.3.1. Angkor Wat.....................................................................................................6

1.3.2. Núi Tà Lơn (Bokor) 7

1.3.3. Biển Hồ Tonle Sap..........................................................................................9

1.3.4. Núi Kulen và sông ngàn Ling.......................................................................10

1.4.1. Tín ngưỡng....................................................................................................11

1.4.2. Giao tiếp.........................................................................................................11

1.4.3. Văn hóa tặng quà..........................................................................................12

1.4.4. Văn hóa ăn uống...........................................................................................12

1.4.5. Những lễ hội truyền thống ở campuchia.....................................................13

1.4.6. Đền đài...........................................................................................................14

2. TOUR.............................................................................................................18

3. VĂN HOÁ......................................................................................................22

3.1. Âm nhạc, múa, nhạc kịch.............................................................................23

3.2. Ẩm thực.........................................................................................................26

3.3. Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc...................................................................33

3.4. Các nghề truyền thống..................................................................................35

4. TRÒ CHƠI....................................................................................................36

4.1. Lột chuối........................................................................................................36


4.2. Kahoot............................................................................................................37

4.3. Tớ là đầu bếp thiên tài..................................................................................37


1. NỘI DUNG
1.1. Vị trí địa lí
Campuchia là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á,
nằm bên bờ vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt
Nam ở phía Đông. Quốc gia này có 2.572 km đường biên giới (trong đó với Việt Nam là
1.228 km, với Thái Lan là 803 km và với Lào là 541 km, cùng với 443 km đường bờ
biển). Campuchia có diện tích 181.040 km². Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới; điểm
cực nam của Campuchia chỉ nằm khoảng trên 10° vĩ Bắc. Lãnh thổ Campuchia có hình
vuông. Phần lớn diện tích Campuchia là các đồng bằng gợn sóng và gần như nằm ở trung
tâm. Campuchia có dòng sông Mê Kông chảy từ Bắc đến Nam đất nước và là con sông
dài thứ 12 trên thế giới.

Hình 1:
 Bản đồ Campuchia
1.1.1. Địa hình
Đặc điểm địa lý chính của Campuchia là vùng đồng bằng trung tâm trũng thấp bao gồm
lưu vực sông Tonlé Sap, đồng bằng lũ hạ lưu sông Mê Kông và đồng bằng sông Bassac

1
được bao quanh bởi các dãy núi ở phía bắc, phía đông, phía tây nam và phía nam. Các
vùng đất thấp trung tâm kéo dài vào Việt Nam về phía đông nam. Phía nam và tây nam
của đất nước tạo thành một bờ biển dài 443 km (275 dặm) tại Vịnh Thái Lan, đặc trưng
bởi đầm lầy ngập mặn khá lớn, bán đảo, bãi cát, mũi đất và vịnh. Lãnh hải của
Campuchia chiếm hơn 50 hòn đảo. Đỉnh cao nhất là Phnom Aural, nằm ở độ cao 1.810

mét (5.938 ft) so với mực nước biển.


Hình 2
Vùng đất bị chia cắt bởi sông Mê Kông, với 486 km là con sông dài nhất ở Campuchia.
Sau những thác ghềnh ở Lào, dòng sông chảy vào Campuchia ở tỉnh Stung Treng. Vùng
nước sông Mê Kông phân tán vào vùng đất ngập nước xung quanh miền trung
Campuchia và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính chất theo mùa của hồ Tonlé Sap.

2
Hình 3:
Hai phần ba dân số của đất nước sống ở vùng đất thấp, nơi trầm tích giàu có lắng đọng
sau mỗi trận lụt hàng năm của sông Mê Kông làm cho vùng đất nông nghiệp rất màu mỡ.
Do nạn phá rừng và khai thác quá mức gây ảnh hưởng đến Campuchia trong những thập
kỷ gần đây, nhưng rừng, dãy núi thấp và vùng sinh thái địa phương vẫn giữ được nhiều
tiềm năng tự nhiên của chúng. Và mặc dù vẫn là khu vực lớn nhất có các khu rừng tiếp
giáp và nguyên vẹn ở Đông Nam Á nhưng các vấn đề môi trường vẫn đang tồn tại và tích
lũy, liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng dân số nhanh chóng, toàn cầu hóa không được
kiểm soát và quản trị không thuận lợi.
Phần lớn đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới savanna, vì các khu vực ven biển ở
phía Nam và Tây có mưa đáng kể và ổn định hơn trước và trong mùa mưa. Những khu
vực này tạo thành rìa cực đông của gió mùa tây nam, được xác định là nằm trong khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Toàn quốc có hai mùa có độ dài tương đối bằng nhau, được xác định
bằng lượng mưa khác nhau vì nhiệt độ và độ ẩm thường cao và ổn định trong cả năm.
1.1.2. Sông ngòi
Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại
Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông. Phnom Kravanh và dãy núi
Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía đông, các công sông đổ nước vào Tonle
Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực nam
của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sông nhỏ chảy về phía nam và
lệch sang phía đông của đường phân nước.
Từ biên giới Campuchia-Lào, sông Mê Kông chảy theo hướng nam đến điểm dưới thành
phố Kratie, tại đây, sông chảy 50 km về phía tây và sau đó theo hướng tây nam đến thủ
đô Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dòng sông có nhiều thác ghềnh, còn từ Kampong
Cham, dòng sông khá hiền hòa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai
đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tại Phnôm Pênh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi
là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle
Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông
Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng
3
dồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.
Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dòng
chảy của sông Mê Kông, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm
mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dòng nước bị đẩy
về phía bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của
hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Sau khi nước sông
Mê Kông lên đến đỉnh và các dòng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước,
dòng sông đảo ngược và chảy từ hồ ra sông.
Sau khi nước rút khỏi Tonle Sap, nó để lại một lớp trầm tích mới. Các trận lụt hàng năm,
cộng với việc thoát nước yếu quanh hồ, đã biến vùng xung quanh Tonle Sap thành một
đầm lầy khó có thể sử dụng cho mục đích nông nghiệp vào mùa khô. Lượng trầm tích
lắng đọng trong hồ vào giai đoạn lũ lụt lớn hơn lượng được sông Tonle Sap mang đi sau
đó. Dần dấn, hiện tượng bồi lắng hồ có vẻ đang xảy ra; khi mực nước thấp, nó chỉ sâu
khoảng 1,5 mét, còn trong mùa lũ, độ sâu là từ 10 đến 15 mét.
1.2. Khí hậu
Có thể chia khí hậu tại Campuchia thành 4 mùa như sau:
 Từ tháng 11 dến tháng 2 năm sau là mùa lạnh khô.
 Từ tháng 3 đến tháng 5 là mùa nóng khô
 Từ tháng 6 đến thang 8 là mùa nóng ẩm.
 Từ tháng 9 đến tháng 10 là mùa lạnh ẩm
Vào mùa nóng, nhiệt độ có thể lên tới 35-37 độ C, mặc dù có thể không cảm thấy nắng
qúa gắt. Vào mùa lạnh nhiệt độ giảm xuống dưới 20 độ C suốt cả ngày và vào ban đêm
nhiệt độ duy trì ở mức trung bình 18 độ C. Giữa tháng 6 và tháng 10 có những đợt gió
mùa Tây Nam thường kỳ, nhiệt độ hanh khô vào buổi sáng và mưa 1-2 tiếng vào buổi
chiều.
Sự ổn định lượng mưa vào mùa ẩm giúp cây cối xanh tươi. Hơi ẩm chủ yếu từ vùng biển
thuộc tỉnh Sihanoukville, nơi mà ảnh hưởng của mùa mưa làm mọi thứ dường như chậm
lại. Do lượng mưa nhiều làm cản trở các hoạt động du lịch, các dịch vụ du lịch ở đây

4
giảm xuống thấy rõ trong suốt mùa mưa.
=> Nhưng mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 5 đến tháng 10 hàng năm lại là cơ hội cho du
khách khám phá những ngôi đền thuộc quần thể Angkor và các vùng nông thôn khác của
Campuchia. Mùa mưa có thể gây đôi chút khó khăn đối với những tour du lịch nhưng lại
mang đến một vẻ đẹp hiếm có và đầy màu sắc của những ngôi đền khi chúng được phản
chiếu từ những hồ nước đầy bao quanh, cũng như những khu rừng nhiệt đới và những
cánh đồng lúa trở nên xanh tốt, đầy sức sống. Trong ảnh trên là Angkor Wat vào mùa
mưa tháng 6.

5
1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.3.1. Angkor Wat
Một trong 7 kì quan thế giới cổ đại may mắn còn tồn tại đến tận này nay. Nằm cách trung
tâm thành phố Siêm Riệp - Campuchia không xa lắm về phía Bắc, hệ thống đền chùa cổ
xưa này có diện tích lên đến 162.2 hecta (tính đến thời điểm hiện tại). Được xây dựng vào
đầu thế kỉ 12 bởi người Khmer cổ. Đằng sau những tàn tích bạn thấy được ở đây là những
câu truyện lịch sử đầy huyền bí và hấp dẫn... Truyền thuyết kể rằng Angkor Wat được
xây dựng theo lệnh của Indra để làm cung điện cho con trai Precha Ket Mealea. Angkor
Wat là sự kết hợp độc đáo của chùa chiền và núi, đạt thiết kế tiêu chuẩn của đền thờ cấp
quốc gia và các tiêu chuẩn sau này của phòng trưng bày hiện đại. Theo tiếng Khmer,
Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo
tại Angkor - địa điểm kinh đô của Đế quốc Khmer. Tổng cộng trong quần thể Angkor
Wat có hơn 3.000 bức chạm khắc Asaparas - một nữ thần Hindu có 37 kiểu dáng khác
nhau. Một điều rất thú vị là loại đá được dùng để xây dựng nên công trình Angkor Wat vĩ
đại này là đá sa thạch, có trọng lượng ít nhất là 5 tấn, được vận chuyển từ một mỏ đá cách
đó 25 dặm. Một điều thú vị là Angkor Wat là lý do chính để cho hơn 50% lượng khách
du lịch quốc tế đến thăm Campuchia. Người dân Campuchia rất tự hào về công trình kiến
trúc của họ và nó đã được đặt lên trên lá cờ của đất nước Campuchia năm 1850. Những
hình ảnh của đền Angkor Wat cũng xuất hiện trên nhiều mệnh giá của tờ tiền riel.
(Một chuyến đi tham quan Angkor Wat 3 ngày sẽ tiêu tốn của bạn hết 62 đô la. Còn một
chuyến đi chỉ kéo dài 1 ngày thì bạn sẽ tốn 37 đô la hoặc kéo dài 1 tuần thì bạn sẽ tốn chỉ
72 đô la. Giá này khá hợp lý cho chuyến tham quan một rong những công trình kiến trúc
đồ sộ và đặx sắc nhất thế giới. Gợi ý cho bạn là nếu có thời gian, hãy mua gói tham quan
3 ngày, vì quần thể này rất rộng lớn, 1 ngày không đủ để bạn khám phá hết vẻ đẹp cũng
như những điều thú vị ẩn sâu trong Angkor Wat. Giờ thăm đền là 05:00 - 5:30 pm và
điểm bán vé cách khoảng 2 km từ Angkor Wat, bạn nhớ phải giữ vé của bạn mọi lúc và
trong tình trạng tốt.)
(Có một lời khuyên là trước khi đến đây, các bạn nên tìm hiểu về lịch sử của Angkor
Wat, để khi đến nơi tận hường hết độ quành tráng của công trình lịch sử này. Cái bạn
6
thường thấy trên các phương tiện thông tin là cụm đền chính, để tham quan hết những
hạn mục lớn nhỏ, bạn cần ít nhất 1-2 ngày.Tại quầy vé có bán loại vé tham quan từ 1 -2
ngày với giá tương đối không rẻ bạn nhé! Ngay cổng vào bạn có thể thuê HDV tuyến
điểm để giới thiệu về lịch sử - nếu muốn (tốn thêm tiền). Siem Reap nhỏ, nhận thấy vẫn
còn giữ được vẻ đơn sơ chưa phát triển. Xung quanh đền các hàng quán vẫn còn sử dụng
máy phát điện là chính. Người dân Cam sử dụng tiếng Anh rất giỏi và phổ biến. Lưu ý
khi tham quan đền phải chuẩn bị áo tay dài, quần dài, một số nơi linh thiêng trong khu
đền không chấp nhận mặc áo hở vai quay quần/ váy ngắn hơi gối bạn nhé !)

1.3.2. Núi Tà Lơn (Bokor)


Núi Tà Lơn mà người Việt hay gọi thực chất là núi Bokor thuộc tỉnh Kampot, cách trung
tâm thành phố Kampot của Campuchia khoảng 10km về hướng Tây Nam. Ngọn núi này
gắn liền với nhiều câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.
Bokor theo tiếng Khmer có nghĩa là cái gù của con bò bởi nhìn từ xa, ngọn núi này trông
giống như thế. Trải qua nhiều biến động lịch sử khiến Bokor từng bị lãng quên, mãi một
thời gian dài mới dần được đánh thức.
Đầu những năm 1920, người Pháp khi đô hộ Campuchia đã phát hiện ra cao nguyên
Bokor có địa thế và khí hậu rất lý tưởng nên đã tiến hành xây dựng tại đây khu nghỉ
dưỡng cho binh sĩ và giới hoàng tộc. Hàng loạt các công trình phục vụ nhu cầu văn hóa,
hệ thống giải trí phức hợp được ra đời như nhà thờ, bưu điện, trường học, khách sạn và
casino…
Những năm 1950 – 1960 là thời gian vàng son của Bokor, nhưng rồi khi Pháp rút lui thì
nơi này trở nên hoang phế, gần như đóng cửa hoàn toàn trong một thời gian dài. Từ trên
đỉnh Bokor, những hôm trời trong, phóng tầm mắt trên làn nước biển xanh biếc sẽ nhìn
thấy toàn cảnh quần đảo Phú Quốc.
Với nhiệt độ trung bình từ 16 – 22 độ nên khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, được ví
như Đà Lạt của đất nước Chùa tháp. Ai đã đến Bokor sẽ biết thời tiết ở đây được ví như
cô gái đỏng đảnh, thất thường. Buổi sớm mới bừng nắng trong chốc lát sương mù đã kéo
về dày đặc, cả không gian chìm vào mờ ảo.
7
Cung đường này mang vẻ đẹp hoang sơ, có sức quyến rũ đối với những người thích khám
phá, trải nghiệm cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Có thể nói ở Bokor nơi đâu cũng có những câu chuyện tâm linh huyền bí. Tại đỉnh đèo
Peak Nil trên cung đường này có tượng nữ thần Veang Kh’mau rất đồ sộ, cao khoảng
20m ngồi hướng mặt ra biển, nơi người dân thường đến dâng lễ cúng cầu phúc, cầu an.
Đặc biệt, thiên nhiên với hệ sinh vật đa dạng làm cho Bokor khác biệt hơn. Đó là ở vùng
cánh đồng trăm mẫu có bạt ngàn cây nắp ấm sinh sôi. Loài thực vật này tập trung nhiều ở
đây cũng là một chuyện lạ làm du khách hiếu kỳ.
Rừng đá (thạch lâm) với hàng trăm ngàn phiến đá đen đủ hình thù kỳ bí. Thác Povokvil
gồm hai tầng là một công trình kỳ thú của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Bokor.
Xung quanh thác là quang cảnh hoang sơ, trong lành, các dãy đá chất chồng lên nhau xen
kẽ các loài thực vật xanh um tùm, từng nhóm du khách có thể dừng chân ngắm cảnh, nghỉ
ngơi, chụp hình lưu niệm.

8
Dấu tích thời gian còn lại ở Bokor khá nhiều qua những công trình kiến trúc rất độc đáo.
Có nơi hoang phế nhưng mang lại cho du khách nhiều cảm xúc, hồi tưởng lại một thời
thịnh vượng của vùng đất này. Công trình hiện đại nhất Bokor đã hoàn thành là Thansur
Bokor Highland – một chuỗi giải trí phức hợp hiện đại gồm casino, nhà hàng và khách
sạn. Sau một ngày rong ruổi khám phá Bokor cổ kính, du khách sẽ được tận hưởng các
dịch vụ giải trí, ẩm thực, thư giãn tại đây.

1.3.3. Biển Hồ Tonle Sap


Biển Hồ Tonle Sap có tầm quan trọng bậc nhất đối với Campuchia, đây là hồ nước ngọt
lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới
năm 1997. Biển hồ Tonle Sap tự hào là nơi tập trung nhiều cá nước ngọt nhất lưu vực
sông Mekong, cung cấp lượng cá lớn hàng năm cho Campuchia. Nằm cách trung tâm
thành phố Siem Riep khoảng 30 phút lái xe, Tonlé Sap có lẽ là mô ̣t vùng thiên nhiên yên
bình so với Siem Riep ồn ào náo nhiê ̣t. Đến Tonlé Sap, bạn còn có cơ hô ̣i khám phá làng
nổi trên sông của cộng đồng người Việt và người Chăm sinh sống tại đây.

9
1.3.4. Núi Kulen và sông ngàn Ling
Nằm cách trung tâm Siêm Riệp 50km, núi Kulen và sông ngàn Linga là một trong 5 điểm
tham quan phải đến khi du lịch Siêm Riệp. Núi Kulen, nơi đây là một thánh địa của dân
tộc Khmer cổ đại vẫn còn nhiều di tích kỳ bí và dòng sông huyền thoại còn gọi là Sông
ngàn Linga được cho là rất linh thiêng với nhiều Linga được tạc dưới lòng sông được
nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây hành hương, để thần linh ban phước và gột
rửa tội lỗi.

1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn


Văn hóa Campuchia được xếp vào một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc của
các nước Đông Nam Á. Khi đến với Campuchia du khách không những bị cuốn hút bởi
thiên nhiên, cảnh vật, con người mà còn bị quyến rũ bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc
Tiếp nối cho chuỗi dài văn hóa Campuchia ở trong ý niệm nói trên là sự đồ sộ của quần
thể Angkor. Khi đặt chân đến Campuchia du khách sẽ bị thu hút bởi sự độc đáo và bí ẩn
của các công trình kiến trúc hàng nghìn năm tuổi. Angkor Wat, Angkor Thom là hai kỳ

10
quan quý báu của nhân loại. Angkor Wat tượng trưng cho quan niệm về thế giới trong
văn hóa campuchia. Đó là núi vũ trụ Mêru tượng trưng cho địa ngục, trần gian, thiên
đường và linh vật được thờ là thần bảo vệ Vishnu; còn Angkor Thom thì lại thờ vũ nữ,
các vị Phật trong phật giáo,…Bên cạnh 2 công trình nói tiếng ấy, Campuchia còn có chùa
Wat Phnom và Cung điện Hoàng gia, và chùa vàng chùa bạc
1.4.1. Tín ngưỡng
Đạo Hindu và đạo Phật có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ
các chuẩn mực đạo đức xã hội, tính thẩm mỹ cho đến cách ứng giữa các thành viên trong
gia đình Campuchia
Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là
Hindu giáo và Phật giáo. Suốt chiều dài lịch sử của Campuchia các luồng tư tưởng tôn
giáo này chi phối cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống cả vật chất lẫn
tinh thần. Từ những công trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy nổi tiếng thế giới như quần
thể Angkor - di sản văn hóa thế giới cho đến các kiến trúc nhà ở, trường học; từ những
điệu nhảy truyền thống trong các ngày lễ hội trọng đại của quốc gia cho đến những bài
hát ru con ngủ của các bà các mẹ cũng đậm đà "hương vị" của tôn giáo.
Có thể nói, văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của văn hóa Ấn Độ. Từ 2000 năm
trước, Phật giáo và Hindu giáo đã du nhập vào đất nước Campuchia. Người ta tôn thờ và
sùng bái đức Phật – đấng tối cao của Phật giáo và thần hủy diệt Shiva. Tuy nhiên theo
thời gian cùng sự giao lưu tiếp biến thì 90% người dân theo đạo Phật. Chính vì mà một
trong những đặc trưng văn hóa Campuchia đó là chùa chiền.
1.4.2. Giao tiếp
Người Campuchia có rất nhiều cách chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc và tuổi
tác giữa người với người.
Cách chào hỏi truyền thống là cúi người cùng với động tác chắp tay trước ngực. Khi chào
người lớn tuổi hay để thể hiện sự tôn kính, cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao
hơn.
Văn hóa campuchia, đặc biệt là văn hóa giao tiếp chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ đất bạn
Thái Lan và Lào. Bên cạnh đó là sự chi phối của Phật giáo trong nếp sống và nếp nghĩ,

11
chính vì vậy mà họ rất xem trong các chuẩn mực đạo đức. Họ thường hay cúi đầu và chắp
tay trước ngực khi chào hỏi. Đầu cúi càng thấp cho thấy người đối diện có tuổi tác, thứ
bậc càng cao. Ngoài ra, trong bàn ăn, người Campuchia cũng ứng xử một cách rất chuẩn
mực theo thứ bậc và vai vế trong quan hệ gia đình.
1.4.3. Văn hóa tặng quà
Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul
Chnam).
Không giống các nền văn hóa khác, người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật và
sinh nhật không được coi là một dịp kỷ niệm đáng nhớ giống người phương Tây, rất
nhiều người ở thế hệ trước thường không nhớ chính xác ngày sinh của mình.
Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một
số món quà nhỏ.
Tránh tặng dao.
Nên dùng cả hai tay khi trao quà.
Không được mở quà ngay sau khi nhận.
1.4.4. Văn hóa ăn uống
Nếu bạn không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với
người dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh. Khi được
mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi bạn được xếp chỗ để tránh phạm phải
những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự. Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào
bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên. Tuyệt đối
không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này.
Ngoài ra, có một số điểm khác cần tránh khi đến xứ chùa tháp sau:
Không nên xoa đầu trẻ con vì theo người Campuchia đầu trẻ con là nơi rất linh thiêng chỉ
có cha mẹ, thánh thần mới được chạm vào.
Không đưa đồ, đưa tiền hay bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là
tay “không được sạch sẽ”.
Vào chùa không được đội mũ, bỏ giày dép bên ngoài và không được đứng gần cũng như
chạm vào nhà sư. Vì người Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối.

12
1.4.5. Những lễ hội truyền thống ở campuchia
Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên
thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm
đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm
Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và
những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn
hoá hẫp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với
đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số
dịch vụ du lịch khác. Bên cạnh đó ở Campuchia cũng có nhiều lễ hội truyền thống như:
 Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam (Lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công)
Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành
công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất
trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té
nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng
được tổ chức ở Lào, Thái lan, và Myanmar – những nước có nền văn minh nông nghiệp.
 Lễ hội lấy ruộng
Được tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ
mùa mới của những người trồng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự
quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.
 Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben
Được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để
tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng
tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất
thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.
 Lễ Bonn Prathen
Thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo
lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư

13
đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.

 Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền


Trong ngày đầu năm mới, khắp Campuchia tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam
Thmay. Trong suốt 3 ngày lễ (13 – 15/4 hàng năm), không khí cả đất nước Campuchia
náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng
Cung.
Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt
hồ. Hàng ngàn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng và người ta tin rằng đèn
của nhà nào vừa đẹp vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành.
Những ngày tháng 4 này, hàng triệu người dân du lịch Campuchia đang mong chờ Lễ hội
té nước đặc sắc trong dịp lễ Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Campuchia) diễn ra từ
13-15/4 dương lịch. Thay cho lời chúc may mắn đầu năm, người dân nước này sẽ tưng
bừng chào đón năm mới với nghi thức nghi dội nước lên người nhau.
1.4.6. Đền đài
 Đền Bayon

14
Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Campuchia. Nằm ở trong
khu phức hợp quần thể Angkor Thom, Bayon được xem là ngôi đền trung tâm của
khu phức hợp Angkor Thom - hay còn gọi là thành Yaxodarapura. Ngôi đền gồm
54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara,
hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4
hướng
của Campuchia.

Chính khuôn mặt từ bi của những bức tượng thần bốn mặt đó mà các vị vua sau
theo Ấn Độ giáo đã tưởng lầm là khuôn mặt của thần Shiva nên tiếp tục hoàn thiện
nó mà không đập bỏ. Khác với những công trình khác có sự đấu tranh về tôn giáo,
vị vua trước theo Phật giáo, các vị vua sau theo Ấn Độ giáo sẽ đập bỏ toàn bộ các
công trình xây dựng trước đó, và khi các vị vua sau theo Phật giáo sẽ làm việc
tương tự và theo quy trình đó, toàn bộ các công trình trong quần thể Angkor Thom
hoàn toàn không nguyên vẹn mà có sự đấu tranh tôn giáo gay gắt. Một trong

15
những ngôi đền tiêu biểu cho sự đấu tranh tôn giáo gay gắt nhất là Ta Prohm.
Bayon lại may mắn hơn khi khuôn mặt Bồ Tát bốn mặt bị lầm tưởng là thần Shiva
nên nó vẫn tồn tại khá nguyên vẹn đến tận ngày nay, dù bị đổ nát do chiến tranh và
thời gian.

 Đền Preah Vihear

Prasat Preah Vihear là một ngôi đền toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dângrêk ở
Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh
Preah Vihear, nơi nó toạ lạc. Năm 2008, ngôi đền được tổ chức UNESCO liệt kê
vào danh sách di sản thế giới.
Do ngôi đền nằm gần biên giới Campuchia và Thái Lan nên khu vực này bị tranh
chấp cho đến 15 tháng 6 năm 1962, khi Tòa án Quốc tế vì Công lý (International
Court of Justice) phán quyết rằng ngôi đền thuộc Campuchia. Ngôi đền đã mở cửa

16
trong một thời gian ngắn cho công chúng năm 1982 và năm sau bị Khmer Đỏ chiếm
đóng. Ngôi đền được mở cửa lại vào cuối năm 1998 và Campuchia hoàn tất việc
xây dựng năm 2003 sau một quãng thời gian dài.
Năm 2007 Campuchia đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear
nhưng đã bị UNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan và vì một
phần Thái Lan bác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia.
Tuy nhiên, một năm sau, được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6
năm 2008, Ủy ban di sản thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là
di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, hai di sản công nhận
trước đó là Đền Angkor Wat (1992) và Điệu múa hoàng gia (2003). Ngay sau đó,
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bị trong nước cáo buộc là vi phạm pháp luật khi
ủng hộ Campuchia đăng ký Đền Preah Vihear là di sản thế giới, và ông này đã phải
từ chức. Chính vì điều này mà quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan trở nên căng
thẳng.
Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết rằng khu vực
quanh ngôi đền cổ này thuộc về Campuchia và tuyên bố Thái Lan phải rút quân đội
và cảnh sát khỏi Preah Vihear.
Lối dẫn vào ngôi đền Preah Vihear nằm trên một vách đá dựng đứng cheo leo và
không thể tiếp cận từ phía Campuchia. Điều này có nghĩa là, để tham quan được di
sản này bắt buộc du khách phải đi từ phía cổng của vườn quốc gia Khao Phra
Viharn của Thái Lan. Campuchia cho phép khách viếng thăm ngôi đền không cần
visa nhưng thỉnh thoảng biên giới bị đóng cửa vì những lý do khách quan.

17
2. TOUR
NGÀY 01: TP. HỒ CHÍ MINH - PHNOM PENH – SIHANOUKVILLE (Ăn sáng, trưa,
chiều)

Buổi sáng, khởi hành đi Mộc Bài, ăn sáng tại Trảng Bàng (Tây Ninh). Đến cửa khẩu Mộc
Bài làm thủ tục nhập cảnh Campuchia. Di chuyển đến Phnom Penh ăn trưa.

18
Đoàn tiếp tục hành trình đi Sihanoukville, trên đường đi ghé chân đèo cầu phúc tại đền
thờ nữ thánh Yeay Mao trên đỉnh đèo Pich Nil. Đến Sihanoukville đoàn ăn chiều, nhận
phòng. Nghỉ đêm tại Sihanoukville.
NGÀY 02 : SIHANOUKVILLE - ĐẢO KOH RONG SANLOEM (Ăn sáng, trưa, chiều)
Sau bữa sáng, quý khách ra cầu cảng. Lên tàu cao tốc, thực hiện hành trình khám phá hòn
đảo xinh đẹp Koh Rong Sanloem - được ca ngơi như một “Thiên đường miền nhiệt đới”.
Đến đảo, tắm biển, đắm mình trong làn nước trong xanh màu ngọc bích cùng bãi cát
trắng mịn màng, tự do khám phá thiên nhiên hoang sơ trên đảo. Trở về Sihanoukville
bằng tàu cao tốc. Ăn trưa. Nghỉ đêm tại Sihanoukville.
Buổi tối, tự do dạo chơi. Nghỉ đêm tại Sihanoukville.

NGÀY 03 : SIHANOUKVILLE - SIEM RIEP (Ăn sáng, trưa, chiều)


Siem Reap: là điểm đến nổi tiếng của du lịch Campuchia, với vị trí trọng yếu gần Biển
Hồ Tonle Sap, thành phố bên sông Battambang và quan trọng nhất là quần thể di tích,
phế tích Angkor.
Quần thể di tích Angkor: gồm hai khu đền chính là Angkor Wat (đền Đế Thiên) và
Angkor Thom (đền Đế Thích), chỉ cách Siem Reap 6 km về phía Bắc.

19
Nghỉ đêm tại Siem Riep

NGÀY 04: SIEM RIEP - PHNOM PENH (Ăn sáng, trưa, chiều)

20
Phnom Penh: là thủ đô của Vương quốc Campuchia, là một trong những điểm đến quan
trọng nhất của du lịch Campuchia. Đến với Phnom Penh, không thể bỏ qua các danh
thắng và di tích nổi tiếng:
Cung điện Hoàng gia Campuchia với hai di tích chùa Bạc và Đền thờ Phật Lục Bảo là
một trong những điểm tham quan phổ biến nhất của du lịch Campuchia
Chùa Wat Phnom
Bảo tàng quốc gia Campuchia
Cánh đồng chết Choeung Ek nơi chế độ Khmer Đỏ đã hành quyết rất nhiều người dân vô
tội
Khu vui chơi buổi chiều tối nổi tiếng ở Phnom Penh là khu bờ sông Sisowath Quay, với
nhiều quán bar, café, shop, giống như khu phố Tây ở Sài Gòn.
Đối với những khách du lịch Campuchia thích quần áo hàng hiệu, khu chợ Nga Russian
Market là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Campuchia. Phnom Penh là
nơi có nhiều xưởng sản xuất quần áo cho các hãng lớn như Levis, CK, Ralph Lauren…,
các mẫu hàng thường được tuồn ra ngoài ở khu chợ này với giá rất hấp dẫn.

Nghỉ đêm tại Phnom Pênh


NGÀY 05: PHNÔM PÊNH - MỘC BÀI - TP. HCM (Ăn sáng, trưa)
Buổi sáng, quý khách ăn sáng và trả phòng. Mua sắm tại chợ Trung Tâm. Ăn trưa. Khởi
hành về Việt Nam. Đến cửa khẩu Bavet làm thủ tục xuất cảnh Campuchia, nhập cảnh
Việt Nam. Về đến TP. HCM, kết thúc chương trình (Quý khách tự túc phương tiện về

21
nhà).

3. VĂN HOÁ
Trong suốt lịch sử Campuchia, các trào lưu tôn giáo đã ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào
nghệ thuật của Campuchia:
- Phong cách nghệ thuật Khmer rất độc đáo là sự kết hợp giữa các tôn giáo gốc Ấn Độ là
đạo Hindu và đạo Phật. Hai tôn giáo này cùng với chữ Phạn và các yếu tố khác của văn
minh Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ thứ nhất.
- Các nhà buôn từ các vùng biển Ấn Độ là những người truyền bá các luồng văn hóa này
tới các thương cảng dọc bờ biển trong vịnh Thái Lan, sau đó được chế độ quân chủ của
vương quốc Phù Nam tiếp nhận và phát triển.
- Các thời kỳ sau đó, văn hóa Campuchia bị ảnh hưởng bới văn hóa các quốc gia như
Trung Quốc, Nhật và Thái.
- Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15, Đế chế Angkor, chính là tên của kinh đô và đồng thời
là tên của vương quốc đã thống trị vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm một phần lãnh thổ của
Lào, Thái Lan và Việt Nam ngày nay, phát triển thịnh vượng và hùng mạnh tại vùng Tây
Bắc Campuchia.
- Vương quốc Angkor chịu ảnh hưởng của tôn giáo và hệ thống chính trị của Ấn Độ.
Ngôn ngữ trong các văn bản chính thức là chữ Phạn, tuy nhiên văn nói vẫn dùng tiếng
Khmer.
- Hàng loạt đền đài được xây dựng trong thời kỳ này, bao gồm cả Angkor Wat, Bayon và
Angkor Thom.
- Các thành tựu vô song trong nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và múa thời kỳ Angkor đã
trở thành hình mẫu cho sự phát triển văn hóa trong các thời kỳ sau này.
- Kinh đô được dời về Phnom Penh vào thế kỷ 15, sau khi Angkor liên tục bị người Thái
tấn công. Ankor dần bị che lấp bởi guồng quay thời gian. (Tuy nhiên, một nhà nước với
thủ đô Phnom Penh, mà thành tựu quan trọng nhất của văn học Campuchia là Reamker
(trường ca Ramayana bằng chữ Khmer) đã ra đời trong thời kỳ này.)
- Người Pháp bắt đầu đô hộ Campuchia từ năm 1863 đã khám phá các đền đài tại Angkor
22
đầu thế kỷ 20 và bỏ công khôi phục chúng.
- Văn hóa truyền thống và các đền đài Angkor sau đó rơi vào cuộc nội chiến những năm
1970 đến 1990. Chế độ Khmer Đỏ vô thần loại bỏ tôn giáo và giáo dục ra khỏi xã hội,
cấm tất cả mọi hoạt động nghệ thuật truyền thống và văn học.
- Từ năm 1991, sau khi Hiệp đình hòa bình Campuchia được ký kết tại Paris, nhiều tổ
chức quốc tế đã giúp chính phủ Campuchia trùng tu các đền đài Angkor và khôi phục các
nghề thủ công mỹ nghệ.
Đa số dân Campuchia (gần 90%) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn thế nói tiếng
Khmer. Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có: tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng
Việt và tiếng Anh (đang ngày càng trở nên phổ biến). Campuchia có 90% dân số theo
Phật giáo Thượng toạ bộ, và phần đa số còn lại theo Hồi giáo, thuyết vô thần, hoặc thuyết
vật linh.
3.1. Âm nhạc, múa, nhạc kịch
- Âm nhạc Campuchia chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hình thể âm nhạc cổ xưa của người
Hindu. Vũ điệu tôn giáo rất phổ biến, và chúng thường mô tả những cốt truyện, huyền
thoại cổ xưa. Mỗi cử điệu của vũ công đều mang một ý nghĩa đặc biệt, bao gồm những
quan niệm trừu tượng.
- Nhạc cụ truyền thống Campuchia bao gồm nhiều loại nhạc cụ hơi, dây, và gõ được cả
dân tộc đa số là Khmer lẫn các dân tộc thiểu số sử dụng.
 Nhạc cổ
Dàn nhạc cổ “pinpeat” của Campuchia chủ yếu là bộ gõ, được trình diễn trong các buổi lễ
tại các ngôi chùa và các dịp tế lễ dân gian khác, cũng như trong các tiết mục văn nghệ.
Dàn nhạc bao gồm “roneat ek” (đàn tre giọng cao), “roneat thung” (đàn tre giọng thấp),
“kongvong tut” và “kongvong thom” (dàn cồng nhỏ và dàn cồng lớn), “sampho” (trống
hai mặt) “skor thom” (1 cặp trống lớn) và “sralai” (một loại sáo 4 âm vực).
 Mohori
Một hình thức khác của âm nhạc truyền thống là âm nhạc mohori, đó là âm nhạc giải trí
của Campuchia, Xiêm và Lào. Trong khi âm nhạc pinpeat mang tính tôn giáo và "dành
cho các vị thần", âm nhạc mohori được tạo ra cho các nhà quý tộc, tập trung vào các chủ
23
đề và tâm trạng để "làm hài lòng tâm hồn của họ". m nhạc này sử dụng các loại nhạc cụ
mềm, bao gồm sáo khloy, krapeu, tro chhé, tro sor và nhạc cụ dây Tro, và roneat ek

xylophone, roneat thong metallic, skor romonea trống và chym ngón tay.
 Arak
Âm nhạc Arak là âm nhạc cho mục đích tôn giáo và chữa bệnh, có niên đại là "tín
ngưỡng tâm linh vật linh" của Campuchia cổ đại. Theo truyền thống, nó được sử dụng để
"xua đuổi bệnh tật" và sử dụng sáo, trống, tro và chapei.
 Múa cổ
Nghệ thuật múa cổ Campuchia là sự tái hiện sử thi Ramayana, ca ngợi người anh hùng
Vilmiki Brahma, đấng tạo hóa của Hindu giáo. Nghệ thuật này có từ thế kỷ thứ 4 trên
khắp lãnh thổ Ấn Độ và Nam Á với ít nhiều khác biệt ở từng địa phương. Tại Campuchia,
sử thi này được chuyển thể vào âm nhạc và ca múa, được các vũ công hoàng gia trình
diễn từ thế kỷ 18 trong các dịp lễ hội cùng với dàn nhạc cổ “pinpeat”. Trong dân gian, sử
thi này cũng được phổ biến rộng rãi qua hình thức truyền miệng hoặc các loại kịch dân
gian như múa rối bóng (sử dụng một phông lớn để nhận bóng các con rối được chiếu
bằng ánh sáng phía sau phông).

24
 Múa cung đình
Nghệ thuật múa cung đình của người Khmer là một biến thể của nghệ thuật múa cung
đình Ấn Độ, có nguồn gốc từ nhân vật apsara trong truyền thuyết Hindu giáo là những
nàng tiên chuyên múa cho các vị thần. Văn hóa truyền thống của Thái Lan và đảo Java
(Indonesia) cũng chịu ảnh hưởng của âm nhạc và ca múa cung đình này. Khi trình diễn,
các vũ công apsara mặc trang phục bó sát người màu sáng và váy sampot, mũ hình các
ngọn tháp màu vàng được trang trí vô cùng công phu, trình diễn các động tác múa chậm
và tinh tế cùng với dàn nhạc “pinpeat”.

Dàn nhạc pinpeat


Kịch mặt nạ

Tại các làng mạc của Campuchia, kịch mặt nạ cũng được phổ biến khá rộng rãi, bên cạnh

25
loại hình múa rối bóng truyền thống. Hình thức ca múa dân gian như múa lam vông cũng
rất phổ biến và thường trình diễn với một dàn trống ngẫu hứng trong các dịp lẽ hội, ngày
vui như đám cưới, ngày mừng thọ.
3.2. Ẩm thực
Thói quen ẩm thực ở Campuchia cũng có nhiều nét tương đồng với những anh em từ khu
vực Châu Á nhưng vẫn mang nhiều nét riêng biệt và độc đáo. Người dân nơi đây cũng
dùng gạo tẻ làm lương thực chính, cá cũng được dùng nhiều hơn thịt. Bánh tét hay bánh ít
cũng là món ăn đặc trưng mỗi khi tết đến xuân về của người dân nơi đây, ngoài ra món ăn
nhà nào cũng có - món Mắm bồ hóc là món ăn được dự trữ để ăn quanh nam
Các bí quyết nấu ăn của người Campuchia hầu như không được chia sẻ trên các quyển
sách hướng dẫn nấu ăn, chủ yếu là mẹ dạy cho con gái và cứ thế truyền lại cho đời sau.
Do đó, những món ăn tại đây vẫn giữ được hương vị truyền thống mà lại pha lẫn chút nét
hiện đại, hòa nhịp với hương vị của thời nay.
 Cách pha trộn gia vị của người Campuchia
Gia vị được dùng trong các món ăn thường được pha chế bởi nhiều nguyên liệu, mang tới
hương vị hỗn hợp của nhiều vị nhưng đều rất hấp dẫn. Họ thường dùng những loại
nguyên liệu như đinh hương, quế, hoa hồi, hạt nhục đậu khấu, thảo quả, gừng và nghệ.
Ngoài ra, với những món đặc trưng riêng thì họ có thể cho thêm một số trong các nguyên
liệu như riềng, tỏi, hẹ, chanh, rau mùi, và lá chanh kaffir. Kroeung chính là cách người
Campuchia gọi những hỗn hợp trên.
Chưa hết, tại Campuchua, người dân nơi đây còn sử dụng một số loại dùng làm gia vị chế
biến những món ăn ngon như:
- Quả xăng: có vị chua nhẹ, dùng như me chua hay sấu, chanh ở Việt Nam.
- Cây sầu đâu: dùng làm gỏi, có vị đắng hơi hăng.
- Quả chúc hay quả chanh rừng: là loài cây đặc hữu của rừng già, có vị chua như chanh
nhưng hương thơm của nó lại giữ được rất lâu.
Cơm là thành phần chính trong mọi bữa ăn của người Campuchia
Thực phẩm của người dân Campuchia chủ yếu là lúa gạo, họ sẽ ăn cơm vào bữa chính
hàng ngày. Ngoài ra những món như Cari, khoai tây chiên, súp là những món ăn phổ biến
26
được dùng với cơm. Ngoài ra gạo nếp cũng được dùng để ra món xôi - thường là xôi sầu
riêng và được xem như món tráng miệng - hay cơm lam - món ăn mang theo mỗi khi di
chuyển xa hay khi làm đồng không có thời gian chế biến.
 Cơm và cari - sự kết hợp đơn giản nhất
Khi thưởng thức những món ăn của ẩm thực Campuchia, du khách sẽ thấy được vị béo và
ngọt - đây chính là những nét thừa kế từ ẩm thực Tứ Xuyên - Trung Hoa lừng danh.
Ngoài vị ngọt và béo thì du khách sẽ thấy cả những món có vị cay - một nét từ ẩm thực
Ấn Độ. Nói như vậy nhưng những món ăn truyền thống của Campuchia cũng không hề
lép vế. Những món ăn truyền thống sẽ cho du khách thấy hương vị rất riêng của
Campuchia, hương vị chỉ có thể hiểu được qua sự thưởng thức.
Ẩm thực Campuchia nổi bật bởi các loại mắm
Campuchia có hai loại mắm nổi tiếng nhất là là pra-hok (mắm bò hóc) và kapi (mắm
ruốc). Đối với những ai chưa từng thử thì có thể sẽ cảm thấy khó ăn (giống như mắm
tôm, mắm tép của Việt Nam vậy).
 Thành phần các bữa ăn của người Campuchia
Người Campuchia sẽ nấu một bữa ăn gồm cơm và ba món chính. Bên cạnh đó cũng có
một món súp để ăn kèm nữa (có vai trò giống món canh trong bữa ăn của người Việt).
Còn ba món chính kia thì sẽ mang những hương vị khác nhau. Có thể cay, đắng, ngọt,
chua,… Nhưng tổng thể cả ba món chính đó lại thì bạn sẽ cân bằng được hương vị cho
mình. Người Campuchia cũng ăn được cay, nên trong các bữa ăn không thể thiếu các quả
ớt tươi. Họ thường để riêng ớt ra và người ăn sẽ dùng tùy theo khẩu vị cay của mình.
Người Campuchia rất thích ăn côn trùng, đó là lí do những món như dế, châu chấu, kiến,
nhện,… rất được họ yêu thích, đặc biệt là cánh mày râu trong những bữa nhậu. Những
con côn trùng sau khi được chế biến có hương vị rất đậm đà, béo ngậy.

27
Các món ăn truyền thống của Campuchia

 Bai sach chrouk


Bai sach chrouk là món ăn luôn có mặt ở các góc phố trên khắp Campuchia vào những
buổi sáng sớm. Đây là một món ăn đơn giản và rất phổ biến ở Campuchia. Bai sach
chrouk bao gồm cơm trắng ăn cùng thịt heo xắt lát mỏng, được ướp trong nước cốt dừa
hoặc tỏi và nướng trên than hồng, để thịt thấm từ từ và có một vị ngọt thơm tự nhiên.
Kèm theo đó là bát nước canh được nấu từ gà, một chén nhỏ dưa chuột tươi và củ cải đỏ
ngâm gừng.

28
 Cá amok
Amok là một món mang đầy đủ những hương vị riêng của Campuchia, tương tự như món
chưng của Việt Nam. Amok được chế biến từ đường thốt nốt, nước dừa, mắm prohok và
thường được gói trong lá chuối, các món amok đặc trưng thường là gà amok, cá amok…
Món cá amok thường được chế biến từ cá lóc hoặc cá trê. Mắm bò hóc, đường và trứng
sẽ được đánh thành một hỗn hợp, đem nấu cho sệt, sau đó bọc cá phi-lê nguyên miếng
bằng hỗn hợp này, thêm vài chiếc lá slok Ngor, một loại thảo mộc địa phương rồi gói lại
bằng lá chuối và đem hấp.
 Cà ri đỏ Khmer

29
Ít cay hơn các món cà ri của nước láng giềng là Thái Lan, cà ri đỏ thường được chế biến
từ thịt bò, thịt gà hay cá, cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi, sả và rất ít ớt, vì
thế sẽ dễ ăn hơn nhiều so với cà ri Thái. Cà ri đỏ thường được ăn kèm với bánh mì - bị
ảnh hưởng từ thời Pháp. Món ăn này thường dùng để phục vụ tại các dịp đặc biệt ở
Campuchia như đám cưới, họp mặt gia đình và các ngày lễ tôn giáo như Pchum Ben,
hoặc ngày tổ tiên - là dịp người dân Campuchia làm những món ăn để dâng lên các nhà
sư thay mặt những người đã khuất.
 Lap Khmer
Lap là tên gọi của món gỏi bò Khmer, bao gồm thịt bò xắt lát mỏng hoặc thịt bò tái ướp
với nước cốt chanh, trộn cùng với sả, hành khô, tỏi, nước mắm và các loại rau thơm, tất
nhiên sẽ kèm thật nhiều ớt tươi. Đây là món ăn rất được yêu thích ở Campuchia và là
món nhắm bắt miệng của đàn ông Campuchia.

 Nom banh chok


Nom banh chok là một món ăn vô cùng phổ biến ở Campuchia, đến nỗi trong tiếng Anh
nó được gọi đơn giản là Khmer Noodle (mì Khmer). Là một món ăn sáng điển hình, du
khách sẽ bắt gặp món ăn này được bán trên các gánh hàng ven đường của những người

30
phụ nữ. Nom banh chok bao gồm mì gạo chan với nước dùng được làm từ các loại gia vị
truyền thống, ăn kèm lá bạc hà tươi, giá, hoa chuối, dưa chuột và các loại rau xanh khác.
 Kdăm Chaa (cua chiên)
Cua chiên là một món ăn đặc sản tại các thị trấn ven biển ở Campuchia. Một loại gia vị
đặc trưng không thể thiếu của món ăn này chính là tiêu Kampot. Tiêu Kampot là loại gia
vị nổi tiếng trong giới sành ăn trên toàn thế giới, mặc dù du khách có thể tìm thấy loại
tiêu này ở dạng khô có sẵn nhưng chỉ có thể thưởng thức hương vị độc đáo của những hạt
tiêu xanh non này ở Campuchia. Nếu có dịp đến các vùng ven biển ở Campuchia, du
khách đừng quên thưởng thức món cua chiên với tỏi và tiêu hấp dẫn này.

 Thịt bò xào kiến


Côn trùng là một món ăn rất bình thường ở Campuchia, bạn sẽ tìm thấy tất cả các loại
côn trùng trên thực đơn tại các nhà hàng ở xứ sở này. Và một trong các món ăn hấp dẫn

31
nhất mà bạn nên thử chính là kiến cây xào với thịt bò và rau húng quế. Kiến với các kích
cỡ, từ nhỏ đến mức không nhìn thấy hoặc dài khoảng 1 inch sẽ được xào chung với gừng,
sả, tỏi, hẹ tây và thịt bò xắt lát mỏng. Món ăn mang một hương vị độc đáo bởi vị chua
tinh tế do kiến tiết ra và thấm vào thịt bò. Món ăn này thường được dùng kèm với cơm.
 Ang dtray - meuk (mực nướng)
Trong thị trấn ven biển như Sihanoukville và Kep, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy những
người bán hải sản rong, mang theo lò than nhỏ trên vai và phục vụ du khách ngay trên bờ
biển. Mực được ướp với nước chanh hoặc nước mắm, sau đó nướng trên xiên bằng gỗ và
ăn kèm một loại nước chấm đặc trưng của Campuchia, được làm từ tỏi, ớt tươi, nước
mắm, nước cốt chanh và đường.

 Cha Houy Teuk (thạch tráng miệng)


Sau giờ học là lúc những bạn trẻ tụ tập xung quanh một quán hàng ven đường, nơi phục
vụ món tráng miệng đặc trưng Cha Houy Teuk với giá chỉ 1.000 riel, khoảng $0,25
(5.000 đồng). Cha Houy Teuk là một hỗn hợp gồm bánh dẻo làm từ gạo nếp, khoai môn,
đậu đỏ, bí ngô, mít và các loại thạch đủ màu, ăn cùng nước cốt dừa và đá lạnh

32
3.3. Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc
- Kiến trúc của Campuchia được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ
thời thời người Khmer cổ đại (cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13), chịu ảnh hưởng lớn từ Đạo
Phật và tư duy huyền thoại.
- Hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các
bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của
người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian
(Ápsara) với thân hình mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của
cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
- Để biểu thị sự trật tự và hài hòa của vũ trụ, các nghệ nhân và kiến trúc sư Angkor đã tạo
nên các đền đài bằng đá biểu tượng cho vũ trụ và trang trí bằng các bước phù điêu đá hay
tượng các vị thần Hindu và Phật. Tôn giáo ảnh hưởng đến cấu trúc cơ bản của các ngôi
đền, thường bao gồm một điện thờ trung tâm, một khoảng sân rộng, các bức tường bao
quanh và hào nước phía ngoài các bức tường. Cấu trúc này chính là sự mô phỏng khung

33
cảnh của ngọn núi Meru trong truyền thuyết của Hindu giáo. Hơn 60 ngôi đền như vậy
vẫn còn tồn tại trong quần thể đền Angkor.
Những cây cầu đá và các hồ chứa nước được xây từ thời Angkor vẫn còn được sử dụng
cho đến hôm nay, rất nhiều các công trình công cộng như Hoàng Cung được trang trí theo
phong cách Khmer với các mô-típ chim thần Garuda, một huyền thoại của Hindu giáo.
- Đặc trưng cơ bản: được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng
những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng
như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao
lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m.
- Hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền
thường có 1 cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm
giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200
gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan âm Bồ Tát).
Ảnh hưởng từ Ấn và sự ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác
- Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh
hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa và văn minh Ấn Độ bao gồm cả nghệ thuật và ngôn
ngữ đã vươn đến lục địa Đông Nam Á khoảng vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Những nhà buôn đi bằng đường biển đã mang phong tục và văn hóa Ấn Độ đến các cảng
dọc theo Vịnh Thái Lan và vùng Thái Bình Dương khi họ buôn bán với Trung Quốc.

- Kiến trúc của Campuchia có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm

34
của Việt Nam. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và
ngược lại.
- Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc
đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo
Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo.
3.4. Các nghề truyền thống
- Sau sự tàn lụi của văn hóa trong thời kỳ Khmer Đỏ, ngày nay văn hóa truyền thống và
các nghề mỹ nghệ của Campuchia đang được khôi phục.
- Các loại hình nghệ thuật và nghề truyền thống rất phong phú ở Campuchia. Chủng loại
của các sản phẩm này từ các loại trang sức bằng vàng bạc cho đến đồ nội thất bằng gỗ,
lụa, điêu khắc đá, gốm sứ chất lượng cao, thuộc da và nhiều hàng hóa khác.
- Nghệ nhân Campuchia có con mắt nghệ thuật khá sắc xảo và kỹ thuật điêu luyện, rất
nhiều sản phẩm ở đây được chế tác với kỹ thuật tinh xảo, nhất là các sản phẩm điêu khắc,
đồ nội thất.
- Các nghề đáng lưu ý là dệt, trang sức, đan lát, chạm khắc gỗ, điêu khắc đá và vẽ. Các

35
nghệ nhân dùng sợi bông để dệt khăn Krama với hình dạng một tấm vải hình chữ nhật dài
có nhiều đường kẻ carô nhiều màu sắc. Sampot là một loại váy dành cho phụ nữ, với các
đường trang trí tỉ mỉ nhiều tông màu và tết các sợi chỉ bằng vàng hoặc bạc, thường dệt
bằng lụa theo kỹ thuật “ikat” để làm cho từng sợi vải bền chắc hơn.

- Nghề rèn lâu đời của Campuchia hầu như đã mai một cho đến khi người Pháp khôi phục
lại đầu thế kỷ 20. Các nghệ nhân nghề bạc đã sản xuất rất nhiều sản phẩm phục vụ sinh

hoạt con người trong suốt lịch sử Campuchia, như những khay trầu hình dạng các loài
động vật, chạm khắc tinh xảo phục vụ cho thói quen nhai trầu của người dân.
4. TRÒ CHƠI
4.1. Lột chuối
 Thời gian: khi vừa bắt đầu bài thuyết trình
 Hoạt động: 2, 3 người trong nhóm sẽ đứng trên bục giảng. Mọi người trong lớp
cùng đứng dậy. người trên bục giảng sẽ đứng làm các hành động. Mọi người trong
lớp sẽ làm theo.
 Ưu điểm: Không khí vui vẻ, hài hước
 Khuyết điểm: nhiều bạn sẽ ngại, làm không đàng hoàng; dễ tốn thời gian
 Dụng cụ, đồ logs: loa, điện thoại/laptop kết nối bluetooth
 Note: https://www.youtube.com/watch?v=ytnbGpRmOqE

4.2. Kahoot

36
 Thời gian: sau khi phần trình bày về các phần lý thuyết dài về tài nguyên, địa lý,…
 Hoạt động: Nhóm sẽ tạo 1 kahoot trên app, design các câu hỏi multiple choice.
Lớp sẽ chia thành 2 team. Mọi người sẽ đăng nhập kahoot bằng email và trả lời
các câu hỏi được đưa ra. Các câu trả lời đúng sẽ được điểm và trả lời càng lẹ điểm
càng cao. Các team sẽ thi đấu với nhau
 Ưu điểm: dễ chơi, thú vị, khá giống trò chơi Confetti đang làm điên đảo các bạn
trẻ hiện nay; ôn lại các kiến thức đặc biệt, thú vị vừa trình bày
 Khuyết điểm: khó có thể có mạng; tham gia thì cần dùng điện thoại- nhưng trong
giờ học không được dùng điện thoại
 Dụng cụ, đồ logs: điện thoại, mạng
 Note: https://kahoot.com/

4.3. Tớ là đầu bếp thiên tài

 Thời gian: sau khi trình bày món ăn


 Hoạt động: Nhóm sẽ chuẩn bị nguyên vật liệu của 1 món ăn nào đó và chỉ dẫn mọi
người cách làm đơn giản của món ăn này (nước thốt nốt). Sau đó nhóm sẽ cho 2
nhóm được tham gia trả lời 1 câu hỏi (về kiến thức món ăn lúc nãy vừa chỉ- đơn
giản). Cho 2 nhóm 2 quyền lựa chọn. Nhóm nào trả lời trước đúng thì được chọn
trước, sự lựa chọn còn lại của nhóm thua kia. 2 sự lựa chọn sẽ có chứa 2 món đồ: 1
món tốt và 1 món là xấu. Ví dụ: mỗi nhóm đều được đưa 1 ly nước: 1 món sẽ là
muỗng cà phê đường, 1 món sẽ là muỗng canh; hay mỗi nhóm đều được đưa 1 ly
nước đắng: 1 món sẽ là muỗng cà phê đường, 1 món sẽ là muỗng cà phê muối,…
 Ưu điểm: hài hước, vui vẻ
 Khuyết điểm: cần xài logs, dễ mất thời gian
 Dụng cụ, đồ logs: cần tiền mua nước, đường Cambodia :3

37

You might also like