Chính tả

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chính tả

Giành giật không phải dành giật


1. Dành: là động từ chỉ hành động giữ lại để dùng về sau. Dành riêng cho ai, cái gì, việc gì.
2. Giành: là động từ cố dùng hết sức lực để lấy bằng được cho mình, không cho người khác chiếm giữ. Ví
dụ các anh tuyển Đức đẹp giai GIÀNH bóng chứ không phải dành bóng.
Nhậm chức không phải nhận chức
Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn
phận.

 "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho.

Trong khi đó, theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa. Còn
nếu xét từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy, nên "nhận chức" là
nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó.

Cứ mỗi khi có thay đổi về mặt tổ chức, bầu hoặc bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí lãnh đạo, khá nhiều
tờ báo thông tin rằng ông A bà B nhận chức, lễ nhận chức.  Nhưng thực ra phải là nhậm chức mới
đúng.
Độc giả không phải đọc giả
“Độc giả” là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán:
“độc” có nghĩa là “đọc”
“giả” có nghĩa là “người”
Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, thì từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”.

Còn từ “Đọc giả”, nếu hiểu là “người đọc” hay “bạn đọc” thì không ổn. Bởi vì, “đọc” là từ thuần
Việt, còn “giả” là từ Hán Việt. Vì thế, không thể ghép hai từ này với nhau được, đó là một sự kết
hợp không hợp lý. 

Vô hình trung không phải vô hình chung


“Vô hình trung” là từ gốc Hán Việt:
 “trung” là bên trong
 “Vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Vô hình trung” là “tuy không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên lại
là như thế”.

Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.
Xán lạn sáng lạng
“Xán lạn” là một tính từ gốc Hán:
 “xán” là rực rỡ
 “lạn” là sáng tươi
 “Xán lạn” có nghĩa là sáng tươi rực rỡ.

VÍ DỤ: Tương lai xán lạn.


Thực ra, “sáng lạng” là một từ không có nghĩa. Tương tự, “sáng lạn” hay “sán lạn” đều là những cách viết
sai.
Nghe phong thanh nghe phong phanh
"Phong phanh" là một từ láy thuần Việt, có nghĩa là “mỏng manh và ít, không đủ ấm”.

VÍ DỤ: Trời lạnh mà ăn mặc phong phanh thế này thì ốm chết!

 "Phong thanh" lại là một từ ghép gốc Hán:


- "phong" có nghĩa là gió
- "thanh" nghĩa là tiếng
 Phong thanh có thể hiểu là “tiếng gió”. Trong tiếng Việt, từ ghép này có nghĩa là “thoáng
nghe được, thoáng biết được, chưa lấy gì làm chắc lắm”.

VÍ DỤ: Tôi nghe phong thanh đâu con bé nhà đó mới đi du lịch về mà không chịu khai báo cách ly
đấy!
Câu kết cấu kết
"Câu kết" cũng là một từ gốc Hán:
 "câu" có nghĩa là "cong"
 "kết" có nghĩa là nối, tết, bện
 "Câu kết" chỉ sự thông đồng, kết nối, hợp tác

Cặp từ này cũng là một minh chứng mồn một cho chân lý: theo thời gian, sai cũng thành ... đúng!
Giờ đây, từ "câu kết" và "cấu kết" đều được dùng với nghĩa thông đồng, hợp tác và được xem
như từ đồng nghĩa của nhau trong một số từ điển online.

Bắt chước bắt chiếc


"Bắt chước" là một từ gốc Hán:
"bắt" có nghĩa là nắm bắt được
"chước" ở đây là mưu kế, cách khôn khéo để thoát khỏi thế bí hoặc để giải quyết việc gì
VÍ DỤ: bày mưu đặt chước/ "Thừa cơ lẻn bước ra đi, Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn?"
(Truyện Kiều)

 "Bắt chước" là nắm bắt, học theo cách giải quyết của người khác và làm như họ

Vì phương ngữ Bắc Bộ thường nhầm âm "chước" thành "chiếc", hay như "rượu" thành "diệu", nên
dần mới có nhiều người đọc thành "bắt chiếc".
Tham quan thăm quan "Tham quan" là một từ gốc Hán:
 “Tham” có nghĩa là thêm vào, can thiệp, tham dự vào một việc đang diễn ra
 “Quan” Có nghĩa là quan sát, nhìn nhận, theo dõi một sự vật, sự việc hay hiện tựơng nào đó.
 "Tham quan" là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm - thường
được dùng để chỉ hoạt động của khách du lịch.

Chín muồi chín mùi


Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 có đề cập  “chín muồi” là (quả
cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất, đã phát triển đầy đủ để có thể chuyển giai đoạn hay trạng
thái. (VD: Điều kiện chín muồi).
Bạt mạng bạc mạng
"Bạt" trong từ "Bạt mạng" có nghĩa bị mất đi, san bằng.
 Từ đó có thể kết nối sang nghĩa từ "Bạt mạng" là liều lĩnh, bất chấp tất cả (kể cả có bị mất cả
mạng)

 Còn "Bạc mạng" cũng không phải là không có nghĩa đâu nha! "Bạc" ở đây là từ gốc Hán mang
nghĩa mỏng, nhẹ.
 "Bạc mạng" tức là số phận mỏng manh, giống với từ "bạc phận", "bạc mệnh" mà chúng ta vẫn
hay dùng đó.
Tựu trung tựu chung
"tựu" có nghĩa là tới (như trong "tề tựu")
 "trung" là ở giữa, trong, bên trong
 "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những
điều vừa nói đến.

VÍ DỤ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả
Súc tích xúc tích
"Súc" nghĩa là Cất, chứa
 "Tích" nằm trong nghĩa Tích trữ, dồn lại
 "Súc tích" là sự tích lũy, dồn góp lại, hay được dùng với nghĩa là ẩn chứa nhiều ý trong một
hình thức diễn đạt ngắn gọn
Cọ xát cọ sát
"cọ" chỉ hành động áp vào và chuyển động sát bề mặt một vật rắn khác (VÍ DỤ kỳ cọ, cọ nồi...)
"xát" thể hiện sự áp mạnh sát lên trên bề mặt và đưa đi đưa lại nhiều lần cho sạch, cho ngấm
(VÍ DỤ xát xà phòng, xát sạch vỏ đỗ, ruột gan như xát muối...)

You might also like