Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Số 08/2020

Mô phỏng số 3D của nền đường đắp trên nền đất yếu


gia cố cọc đá dăm bọc vải địa kỹ thuật

n TS. PHẠM VĂN HÙNG


Trường Đại học Mỏ - Địa chất
n TS. ĐÀO PHÚC LÂM
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải

gia cố nền đất yếu nhờ có một số ưu việt như giảm tổng
TÓM TẮT: Bài báo mô phỏng bài toán 3D nền đắp độ lún và độ lún lệch, đẩy nhanh quá trình lún cố kết, thi
trên nền đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm bọc vải địa công đơn giản. Trên thực tế, khi các cọc đá dăm được thi
kỹ thuật (ĐKT). Trong nghiên cứu, nền đất yếu sử công trong lớp đất rất yếu chịu tải trọng tương đối lớn,
dụng mô hình Cam clay cải tiến; cọc đá dăm và nền sức chịu tải của cọc bị giảm đi do biến dạng ngang lớn.
đường sử dụng mô hình Mohr-Coulumb; vải ĐKT Nghiên cứu của McKenna và nnk (1975) đã chỉ ra, khi các
dùng mô hình đàn hồi. Nghiên cứu tiến hành phân lớp đất xung quanh cọc đá dăm không đủ cường độ để
tích độ lún của nền đường, cơ chế truyền tải trọng ổn định thành bên sẽ dẫn đến hiện tượng các cọc bị nở
bên trong nền đắp và hiện tượng nở hông của cọc ngang và đất yếu xâm nhập vào khe giữa các hạt cốt liệu,
trong hai trường hợp nền đường đắp trên nền đất dẫn đến giảm khả năng chịu tải của các cọc. Kỹ thuật gia
yếu gia cố bằng cọc đá dăm không và có bọc vải cố đất yếu bằng cọc đá dăm chỉ giới hạn để cải tạo đất
ĐKT. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của yếu có lực dính không thoát nước đơn vị cu hay su lớn hơn
vải ĐKT bọc cọc đá dăm trong việc giảm độ lún của 15 kN/m2. Nghiên cứu của van Impe và Silence (1986)
khối đắp; tăng ứng suất tác dụng lên đầu cọc và nhận ra rằng cần thiết phải cải tạo tính chất của cọc đá
giảm biến dạng nở hông của cọc. Ngoài ra, nghiên dăm bằng vải ĐKT.
cứu ảnh hưởng của mật độ gia cố và độ cứng của vải Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng vải ĐKT
ĐKT đến độ lún của nền đường cũng được làm rõ. bọc cọc đá dăm trong gia cố nền đất yếu mang lại một
TỪ KHÓA: Cọc đá dăm, vải địa kỹ thuật, nền đất số hiệu quả: (i) hạn chế khả năng phá hoại theo phương
yếu, độ lún, ứng suất. bán kính của cọc; (ii) vải ĐKT không cho bùn đất xâm
nhập vào bên trong cọc. Ngoài ra, vải ĐKT còn có tác
ABSTRACT: The paper describes 3D modeling
dụng thoát nước và ngăn chặn sự di chuyển lên trên của
of an embankment over geotextile encased
các hạt đất đường kính nhỏ; (iii) giúp cho việc kiểm soát
stone columns reinforced soft soil. In the study,
chất lượng của cọc được dễ dàng hơn; (iv) nhờ đảm bảo
the soft soil is represented by modified Cam-clay
khả năng thoát nước đứng và ngang, cọc đá dăm bọc vải
model, the stone column and embankment are
ĐKT không ảnh hưởng đến các cao độ mực nước ngầm,
modeled by Morh-Column model, the geotextile
mang lại hiệu quả về môi trường và tự nhiên (Alexiew và
is represented by elasticity model. The two cases
Raithel, 2015).
including the embankments over stone columns
Nguyên lý làm việc của nền đắp trên đất yếu gia cố
and over geotextile encased stone columns
bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT tương tự như nguyên lý
are studied. The numerical results indicate the
làm việc của nền đắp trên nền đất yếu gia cố bằng cọc
effects of geotextile in enhancing the bearing
cứng. Nhờ sức kháng cắt của vật liệu đắp và độ cứng của
capacity of columns, decreasing the embankment
cọc lớn hơn độ cứng của đất yếu, ứng suất truyền xuống
settlement as well as reducing the bulge of radial
đầu cọc lớn hơn nhiều lần so với ứng suất truyền xuống
column displacement. In addition, the influence of
nền đất yếu (khoảng 6 đến 14 lần theo Liu và nnk., 2007),
reinforcement ratio and geotextile stiffness on the
hay còn gọi là hiệu ứng vòm. Do đó, ứng suất tác dụng
embankment settlement are shown.
lên nền đất yếu giảm đi, dẫn đến độ lún của nền đường
KEYWORDS: Stone column, geotextile, soft soil, và nền đất yếu giảm đi.
settlement, stress. Bài báo sử dụng mô hình số 3D để phân tích nền
đường đắp trên đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm bọc vải
ĐKT. Số liệu dự án trong nghiên cứu được lấy trong dự án
1. ĐẶT VẤN ĐỀ đường giao thông vùng ven biển, tuyến đường Tân Vũ -
Kỹ thuật gia cố đất yếu bằng cọc vật liệu rời nói chung Lạch Huyện. Kết quả nghiên cứu số phân tích độ lún của
và cọc đá dăm nói riêng đã được sử dụng rộng rãi trong nền đường, cơ chế truyền ứng suất bên trong nền đắp

66
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Số 08/2020

và biến dạng nở hông của cọc. Ngoài ra, ảnh hưởng của tại mặt đáy của mô hình được xem như bằng 0 (Hình
mật độ gia cố và độ cứng của vải ĐKT đến độ lún của nền 3.1). Các bước tính toán được thực hiện theo trình tự:
đường cũng được làm rõ. giai đoạn ban đầu để thiết lập trạng thái ứng suất ban
đầu; giai đoạn đắp nền cao 2 m và giai đoạn tải trọng
2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN tác dụng trên nền đường. Trong nghiên cứu, quá trình
Tuyến đường  ô tô  và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện có thi công cọc không được kể đến. Ngoài ra, các tính
chức năng kết nối các khu vực đang phát triển phía Đông toán mô phỏng được thực hiện trong điều kiện thoát
TP. Hải Phòng với cảng Lạch Huyện (Khu Kinh tế Đình Vũ nước, nó cho phép xem xét quá trình làm việc lâu dài
- Cát Hải). Số liệu hố khoan địa chất được lấy tại lý trình của nền đường.
km3+675. Nền đất gồm 3 lớp: 11 m lớp đất sét yếu, trên
lớp đất sét nửa cứng chiều dày 6,5 m và dưới cùng là lớp
đất cứng chiều dày 12 m. Nghiên cứu tiến hành phân
tích nền đường đắp cao H = 2,0 m trên nền đất yếu chưa
gia cố, trên nền đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm và trên
nền đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT. Trong
đó, các cọc có đường kính bằng 0,4 m với chiều dài bằng
11,5 m (đảm bảo gia cố trên toàn chiều dày lớp đất sét yếu
dày 11 và ngàm 0,5 m vào lớp sét nửa cứng, Lc = 11,5 m),
được bố trí lưới hình vuông kích thước 1,2×1,2 m (Hình
2.1). Vải ĐKT được bọc toàn chiều dài của cọc đá dăm.

Hình 3.1: Mô hình phần tử đơn vị trong mô phỏng số 3D


Bảng 3.1. Thông số mô hình Cam-clay cải tiến cho nền đất
(Nguyen và nnk. 2017)
Lớp đất κ ν λ M e γ (kN/m3)
Đất sét yếu 0,03 0,3 0,187 0,621 1,379 16
Đất sét nửa cứng 0,017 0,3 0,126 0,73 0,932 18
Bảng 3.2. Thông số mô hình Mohr-Coulomb cho nền đường
(Do và nnk. 2013)
E (MPa) ν ϕ (°) c (kPa) ψ (°) γ (kN/m3)
150 0.3 40 0.0 0.0 18
Hình 2.1: Sơ đồ nền đường đắp trên đất yếu gia cố
bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT
4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
4.1. Hiệu quả của vải/lưới ĐKT bọc cọc đá dăm
3. MÔ PHỎNG SỐ 3D NỀN ĐƯỜNG TRÊN NỀN Trong nghiên cứu mô phỏng số, 3 trường hợp đã
ĐẤT YẾU GIA CỐ BẰNG CỌC ĐÁ DĂM BỌC VẢI ĐKT được xây dựng: nền đường đắp trên nền đất yếu chưa gia
Trong nghiên cứu, mô hình 3D một phần tử cọc cố; nền đường trên nền đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm
và môi trường đất xung quanh cọc được xây dựng (mô và nền đường trên nền đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm
hình phần tử đơn vị - unit cell) (Hình 3.1). Trong đó, bọc vải ĐKT. Nhờ so sánh 3 trường hợp, hiệu quả của vải
cọc đá dăm, các lớp đất và nền đường được xây dựng ĐKT bọc cọc đá dăm trong việc giảm độ lún của khối đắp;
bằng các phần tử khối, vải/lưới ĐKT được xây dựng nâng cao hiệu ứng vòm và giảm hiện tượng nở hông của
bằng phần tử mặt GEOGRID. Phần tử GEOGRID không cọc sẽ được chỉ ra.
những cho phép xem xét sự tương tác giữa đất yếu-vải 4.1.1. Độ lún của nền đường
ĐKT; đá dăm-vải ĐKT mà còn kể đến hiệu ứng màng Hình 4.1 so sánh độ lún của nền đường trong 3
khi chịu căng kéo và ma sát. Một số mô hình vật liệu trường hợp: nền đường trên nền đất chưa gia cố, trên
khác nhau đã được sử dụng, trong đó: mô hình Mohr- nền đất gia cố bằng cọc đá dăm và trên nền đất gia cố
Coulomb cho nền đường và cọc đá dăm; mô hình Cam- bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
clay cải tiến cho nền đất sét yếu và sét nửa cứng; mô ra rằng, sử dụng cọc đá dăm truyền thống và sử dụng
hình đàn hồi cho vải ĐKT. Thông số của các mô hình cọc đá dăm bọc vải ĐKT gia cố nền đất yếu đã giảm đáng
tương ứng với các lớp đất được thể hiện trong Bảng kể độ lún của nền đường. Sử dụng cọc đá dăm thông
3.1 và 3.2. Thông số của phần tử GEOGRID cho vải ĐKT thường gia cố nền đất yếu đã giảm 1/4 độ lún so với nền
được thừa nhận trong phần hướng dẫn sử dụng phần chưa gia cố (9 cm), trong khi sử dụng cọc đá dăm bọc vải
mềm FLAC3D. ĐKT đã giảm tới 4/5 độ lún của nền đường (30 cm). Ngoài
Do tính chất đối xứng của mô hình, các mặt biên ra, Hình 4.3 cũng cho thấy, độ lún của nền đường gần
đứng được ngăn chặn chuyển vị ngang. Với giả thiết như tỷ lệ thuận với tải trọng ngoài phân bố đều tác dụng
nền đất được đặt trên lớp đất đá cứng, chuyển vị đứng trên nền đường với cả 3 trường hợp.

67
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Số 08/2020

4.1.3. Biến dạng nở hông (phình ngang) của cọc


Hiện tượng biến dạng nở hông của cọc đá dăm
thông thường theo phương bán kính do ứng suất tác
dụng lên đầu cọc và do thành đất rất yếu không đủ khả
năng chịu lực đã được chỉ ra bởi tác giả Malarvizhi và
Ilamparuthi, 2007. Hình 4.3a cho thấy, hiện tượng biến
dạng nở hông của cọc chủ yếu trong phạm vi (0,5 - 2,5)*dc
tính từ đỉnh cọc. Giá trị lớn nhất của biến dạng ngang
theo phương bán kính, ∆dc = 1,7×10-2 m tại z = 1,5dc =
0,6 m, phù hợp với kết quả mô phỏng của Malarvizhi và
Ilamparuthi, 2007, trong đó biến dạng nở hông lớn nhất
phát hiện ra ở độ sâu z = 1,75dc.
Hình 4.1: Độ lún của nền đường trong 3 trường hợp: a) - Nền
đường trên nền đất chưa gia cố; b) - Trên nền đất gia cố bằng cọc
đá dăm; c) - Trên nền đất gia cố bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT

4.1.2. Hiện tượng truyền ứng suất trong khối đắp


Hình 4.2 chỉ ra ứng suất tác dụng lên đầu cọc và đất
yếu khi nền đất gia cố bằng cọc đá dăm thông thường
và cọc đá dăm bọc vải ĐKT dưới tác dụng tải trọng ngoài
phân bố bằng 50 kPa. Kết quả cho thấy, ứng suất tác
dụng lên trên đầu cọc lớn hơn ứng suất tác dụng lên trên
nền đất yếu. Ngoài ra, so sánh hình a) và b) ta nhận thấy
rằng, ứng suất truyền lên đầu cọc đá dăm bọc vải ĐKT lớn
gấp 2,5 lần ứng suất truyền lên đầu cọc đá dăm thông
thường: 826 kPa so với 318 kPa (Hình 4.2). Hiện tượng
tăng ứng suất tác dụng lên cọc đá dăm bọc vải ĐKT được
giải thích rằng, vải ĐKT có tác dụng làm tăng độ cứng của
cọc nhờ hạn chế biến dạng nở hông của cọc.

a) - Biến dạng lớn nhất ∆dc = 1,7x10-2 m tại z = 1,5dc = 0,6 m

a) - Ứng suất tác dụng lên đầu cọc σzz = 318 kPa

b) - Biến dạng lớn nhất ∆dc = 1,6x10-4 m tại z = (0÷5)dc


Hình 4.3: Biến dạng nở hông của cọc khi chịu tác dụng của tải
b) - Ứng suất tác dụng lên đầu cọc σzz = 826 kPa trọng phân bố đều q = 50 kPa: a) - Nền đường gia cố bằng cọc đá
Hình 4.2: Sự phân bố ứng suất trong nền đường dăm; b) - Nền đường gia cố bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT
khi chịu tác dụng của nền đường và tải trọng phân bố
đều q = 50 kPa: a) nền đường gia cố bằng cọc đá dăm; Khi cọc đá dăm được bọc bằng vải ĐKT, lực kéo
b) nền đường gia cố bằng bọc đá dăm bọc vải ĐKT của vải ĐKT gây nên lực nén theo phương bán kính, do

68
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Số 08/2020

đó, biến dạng nở hông của cọc đã giảm đi rõ rệt, ∆dc =


1,6×10-4 m (chỉ bằng 1/100 giá trị cọc đá dăm). Ngoài ra,
phạm vi phân bố biến dạng tương đối đồng đều trong
khoảng (0 - 5)dc từ đỉnh cọc (Hình 4.3b).
4.2. Ảnh hưởng của mật độ gia cố
Mật độ gia cố của cọc được xác định bằng công
thức a = Ac/As, trong đó: Ac - Diện tích của cọc chiếm
chỗ (m2); As - diện tích của phạm vi nền đất được gia cố.
Khi nghiên cứu với cùng một tỷ lệ gia cố, Murugesan và
Rajagopal (2006) thấy rằng, với các cọc đá dăm truyền
thống, quan hệ áp lực-độ lún gần như giống nhau cho
cả hai đường kính 0,6 và 1 m. Trong khi đó, với các cọc
đá dăm bọc vải ĐKT, cọc có đường kính bằng 0,6 m
mang lại hiệu quả cao hơn so với cọc có đường kính
bằng 1 m. Trong nghiên cứu, các mô hình số với đường Hình 4.5: Ảnh hưởng của độ cứng của vải ĐKT đến độ lún
kính cọc dc = 0,3 m, 0,4 m và 0,6 m, trong khi khoảng của nền đường
cách giữa các cọc không đổi, s = 1,2m, tương ứng với
tỷ lệ gia cố bằng 5%, 9% và 20% đã được phân tích. Kết 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
quả phân tích số thể hiện trên Hình 4.4, nó cho thấy Nghiên cứu đã đưa ra một vài kết luận như sau:
rằng khi tăng tỷ lệ gia cố của nền đất yếu, độ lún của - So với phương pháp gia cố bằng cọc đá dăm
nền đường đã giảm đi rõ rệt. Độ lún của nền đường truyền thống, phương pháp gia cố nền đất yếu bằng
bằng 13,8 cm với trường hợp nền đất được gia cố bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT đã giảm đáng kể độ lún của nền
cọc dc = 0,3m, độ lún đã giảm đi 20% và 30% tương ứng đường, tăng hiệu quả truyền lực bên trong khối đắp nền
với đường kính cọc bằng 0,4 và 0,6m. đường, giảm biến dạng hông của cọc đá dăm.
- Độ lún của nền đường như tăng tỷ lệ thuận với tải
trọng tác dụng bên trên nền đường.
- Khi tăng mật độ gia cố cọc, độ lún của nền đường
giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, với cùng một mật độ gia cố,
sử dụng các cọc với đường kính nhỏ (khoảng cách cọc
không lớn) sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.
- Trong tính toán thiết kế gia cố nền đất yếu bằng
cọc đá dăm bọc vải ĐKT, việc lựa chọn độ cứng của vải
ĐKT hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. Khi
tăng độ cứng của vải ĐKT J > 10 GPa độ lún của nền
đường giảm đi không đáng kể.
Cọc đá dăm bọc vải ĐKT sử dụng hiệu quả khi gia
cố nền đất mềm yếu với sức kháng cắt không thoát
nước nhỏ hơn 15 kN/m2, giải pháp gia cố đã làm giảm
đáng kể độ lún của nền đường, tăng sức chịu tải của
Hình 4.4: Ảnh hưởng của mật độ gia cố đến độ lún của nền đường cọc, giảm ứng suất tác dụng lên đất yếu. Khi thiết kế
4.3. Ảnh hưởng của độ cứng của vải/lưới ĐKT giải pháp xử lý, gia cố nền đất yếu các dự án đường
Hình 4.5 thể hiện mối quan hệ giữa độ cứng của vải giao thông đi qua khu vực đất yếu mềm yếu vùng ven
ĐKT bọc cọc đá dăm với độ lún của nền đường. Có thể biển như đất bùn, than bùn… nên xem xét áp dụng
thấy rằng, khi độ cứng của vải ĐKT tăng lên thì độ lún của phương pháp cọc đá dăm bọc vải ĐKT trong gia cố nền
nền đường giảm đi. Điều này có thể được giải thích rằng, đất yếu.
độ cứng của vải ĐKT tăng sẽ làm tăng độ cứng tổng thể
của cọc, dẫn đến việc giảm độ lún của nền đường. Khi Tài liệu tham khảo
độ cứng của vải ĐKT tăng từ 5 GPa đến 10 GPa, độ lún [1]. Alexiew, D., Raithel, M. (2015), Geotextile-
của nền đường giảm khoảng 10%. Trong khi đó, khi độ Encased Columns Case Studies over Twenty Years, Ground
cứng tăng từ 10 GPa đến 26 GPa, độ lún của nền đường Improvement Case Histories. Elsevier Ltd.
không giảm đi rõ rệt. Trong tính toán thiết kế gia cố nền [2]. Do, N.A., Dias, D., Oreste, P., Irini, D.M. (2013),
đất yếu bằng cọc đá dăm bọc vải ĐKT, việc lựa chọn độ 3D modelling for mechanized tunnelling in soft ground-
cứng của vải ĐKT hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và influence of the constitutive model, Am. J. Appl. Sci. 10,
kỹ thuật. Hình 4.5 cho thấy rằng, thay vì sử dụng vải ĐKT 863-875.
với độ cứng J > 10GPa (15, 20, 25 GPa), sử dụng J = 10 GPa [3]. Liu, H., Charles, W.W.N., Fei, K. (2007), Performance
sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn về phương diện độ lún of a Geogrid-Reinforced and Pile-Supported Highway
của nền đường. Embankment over Soft Clay: Case Study, Journal of

69
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Số 08/2020

Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, 133,


1483-1493.
[4]. Malarvizhi, S.N., Ilamparuthi (2007), Comparative
study on the behavior of encased stone column and
conventional stone column, Soils and Foundations, 47,
873-885.
[5]. McKenna J.M, Eyre W.A. and Wolstenholme
D.R. (1975), Performance of an embankment supported
by stone columns in soft ground, Geotechnique, 25(1),
pp.51- 59.
[6]. Murugesan, S., Rajagopal, K. (2006), Geosynthetic-
encased stone columns: Numerical evaluation, Geotextiles
and Geomembranes, 24, 349-358.
[7]. Nguyen, H.T., Mai, Q.K., Nguyen, T.T. (2017),
Choosing a compatible soil model for analyzing
consolidation of weak clay ground, Journal of Water
Resourses and Evironmental Engineering. 59, 54-63.
[8]. Van Impe W. and Silence P. (1986), Improving
of The Bearing Capacity of Weak Hydraulic Fills by Means
of Geotextiles, Proceedings of the 3rd International
Conference on Geotextiles, pp.1411-1416.

Ngày nhận bài: 28/6/2020


Ngày chấp nhận đăng: 15/7/2020
Người phản biện:  TS. Bùi Văn Đức

70

You might also like