Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Hình thức

Thời gian làm bài: 90 phút.


Hình thức thi: Hỗn hợp (Bao gồm cả trắc nghiệm và Tự luận).
Không sử dụng tài liệu.
Nội dung: 
Phần 1: Trắc nghiệm (20 câu) - 4 điểm.
Các câu hỏi trắc nghiệm sẽ bao gồm cả lý thuyết và bài tập nhỏ (ví dụ tính trung bình, trung vị,
mode, R-square) của các nội dung từ chương 1 đến chương 11. Tạm thời kỳ này không thi
chương 12 (Chỉ số). Trung bình mỗi chương 2-3 câu. Các thầy/cô có thể xem ví dụ câu trắc
nghiệm trong group B-Learning TKUD/ Files hoặc xem trong mục Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
trên LMS.
Phần 2: Tự luận (2 câu) - 6 điểm 
(Nội dung chính (sau kiểm tra giữa kỳ): ANOVA 1 yếu tố, Kiểm định phi tham số về mối liên hệ
giữa hai biến định tính, Hồi quy và tương quan (tuyến tính, đơn biến), và Chuỗi thời gian và dự
báo bằng mô hình nhân)
Câu 1: 4-4.5 điểm: Có 3 dạng chính:
Dạng 1: Phân tích ANOVA một yếu tố
Cho một bộ dữ liệu, sinh viên cần thực hiện đầy đủ các bước từ xây dựng cặp giả thuyết, tính
toán các đại lượng trung bình, SSW, SSB, MSW, MSB, và đại lượng kiểm định F. Lập bảng
ANOVA. Đề bài sẽ cho sẵn bảng tra hoặc các giá trị tới hạn F, SV chọn giá trị phù hợp để xây
dựng miền bác bỏ và ra kết luận. Sinh viên được sử dụng chức năng STAT trong máy tính cầm
tay Casio để tính độ lệch chuẩn và suy ra SSWj. 
[Tương tự bài tập số 6 chương 9, Phân tích phương sai, sách Hoàng Trọng]
Dạng 2: Phân tích hồi quy và tương quan- đơn biến.
Cho kết quả hồi quy chạy bằng công cụ Data Analysis/ Regression trong Excel. Sinh viên cần: 
- Viết được phương trình hồi quy mẫu
- Đọc giá trị và kiểm tra độ phù hợp của mô hình. Giải thích ý nghĩa hệ số xác định.
- Xác định giá trị, giải thích ý nghĩa các hệ số của phương trình hồi quy, 
- Xây dựng khoảng tin cậy và kiểm tra liệu hệ số góc có ý nghĩa thống kê hay không?
- Tính toán giá trị của hệ số tương quan (dựa vào Multiple R và dấu của hệ số góc). Kiểm định
giả thuyết về sự có ý nghĩa thống kê hay không của hệ số tương quan. 
- Dự báo giá trị của biến phụ thuộc (ước lượng điểm). Phân biệt nội suy hay ngoại suy? Dự báo
nào thường có kết quả chính xác hơn.
[Tương tự bài tập số 2 chương 12, Hồi quy đa biến, tuy nhiên đề thi chỉ yêu cầu đơn biến và 1
trường hợp, sách Hoàng Trọng]
Dạng 3: Dự báo bằng mô hình nhân
Cho một bộ dữ liệu có đủ các thành phần xu hướng và mùa vụ. Sinh viên áp dụng mô hình nhân
để thực hiện các yêu cầu: 
(i) Vẽ đồ thị biểu hiện sự biến động của chuỗi thời gian theo thời gian (Line chart)
(ii) Tính hệ số mùa vụ cho chuỗi thời gian.
(iii) Xây dựng phương trình hồi quy thành phần xu thế theo thời gian. Sinh viên được sử dụng
chức năng STAT trong máy tính cầm tay Casio để tính toán các hệ số của phương trình hồi quy
(iv) Dự báo giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu. 
[Dữ liệu tương tự bài 2, chương 14, Chuỗi thời gian, sách Hoàng Trọng nhưng sẽ chỉ có 3 năm *
4 quý]

Câu 2: 1.5-2 điểm: Có các dạng sau:


Dạng 1: Kiểm định phi tham số về tính độc lập/ phụ thuộc/ liên hệ giữa hai biến định tính.
Cho bảng chéo dữ liệu về số lượng quan sát theo các cặp biểu hiện của hai biến định tính.
Sinh viên cần xây dựng đại lượng kiểm định. Tính toán giá trị tần số lý thuyết. Đại lượng kiểm
định Chi-square. Đề bài sẽ cho bảng tra hoặc giá trị tới hạn để Sinh viên xây dựng miền bác bỏ
và ra kết luận. 
[Tương tự bài tập số 9 chương 10, Kiểm định phi tham số, sách Hoàng Trọng]
Dạng 2: Các đại lượng mô tả chuỗi thời gian
Cho một bảng về các số liệu liên quan đến các đại lượng mô tả chuỗi thời gian bao gồm (Giá trị
của biến nghiên cứu, thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ
tăng trưởng liên hoàn, giá trị của 1% tăng giảm. Các đại lượng này sẽ cho trong khoảng 5-6
năm, nhưng sẽ để khuyết một số giá trị, sinh viên vận dụng cách tính các đại lượng trên để tìm
ra các đại lượng còn thiếu và tính tốc độ phát triển/ tăng trưởng bình quân.
Ví dụ

Biến động so với năm trước 
Giá trị sản xuất Giá trị tuyệt đối
Năm  Lượng tăng Tốc độ phát Tốc độ tăng
(triệu đồng-tr.đ)  1% tăng giảm
tuyệt đối (tr.đ)  triển (%)  giảm (%) 
(tr.đ) 
2015  ?  -  -  -  - 
2016  1250  238  ?  ?  ? 
2017  ?  ?  116.5  16.5  ? 
2018  ?  ?  ?  ?  ? 
2019  ?  ?  105.8  5.8  13.28 
 
Dạng 3: 
Ch-
Yêu cầu: 
(i) Vẽ biểu đồ rải điểm và dự đoán mối quan hệ giữa hai biến; 
(ii) Cho giá trị của hệ số tương quan mẫu (một phần trong bảng kết quả hồi quy bằng Excel),
sinh viên kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tổng thể, bằng 0 hay khác 0.
[Tương tự bài tập số 8, chương 11, Hồi quy tuyến tính đơn biến, sách Hoàng Trọng nhưng cho
trước giá trị của hệ số tương quan giữa y và y mũ (một phần trong bảng kết quả hồi quy bằng
Excel), sinh viên tự suy luận ra giá trị hệ số tương quan mẫu giữa x và y dựa vào dấu của hệ số
góc]
Dạng 4: 
Cho bảng phân tích ANOVA một yếu tố, khuyết một số giá trị.
Yêu cầu: 
(i) Hoàn thành bảng ANOVA
(ii) Xây dựng cặp giả thuyết cần kiểm định cho bài toán và kết luận về bài toán kiểm định dựa vào
thông tin có được và đã hoàn thành trong câu (i).
[Tương tự bài tập số 3 chương 9, Phân tích phương sai, sách Hoàng Trọng]

You might also like