Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 157

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA XÂY DỰNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC


ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Chủ biên: ThS. Nguyễn Hoài Nam


Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thành An
ThS. Phan Tự Hướng

HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA XÂY DỰNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC


ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Chủ biên: ThS. Nguyễn Hoài Nam


Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thành An
ThS. Phan Tự Hướng

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015 Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
CHỦ BIÊN TRƯỞNG BỘ MÔN

ThS. Nguyễn Hoài Nam PGS. TS. Vương Văn Thành


Mục lục

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 6
1. Địa chất công trình và nội dung của môn học........................................................6
2. Nhiệm vụ của ĐCCT.............................................................................................7
3. Các phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa tài liệu khảo sát ĐCCT..........................7
CHƯƠNG 1. TRÁI ĐẤT VÀ VỎ TRÁI ĐẤT..........................................................8
1.1. Cấu trúc bên trong của Trái đất...........................................................................8
1.2. Hoạt động địa chất nội sinh................................................................................9
1.2.1. Vận động kiến tạo............................................................................................9
1.2.2. Động đất........................................................................................................13
1.3. Hoạt động địa chất ngoại sinh...........................................................................18
1.3.1. Phong hoá đất đá............................................................................................19
1.3.2. Hiện tượng karst (cactơ)................................................................................22
1.3.3. Hiện tượng trượt đất đá trên sườn dốc...........................................................25
1.3.4. Hiện tượng mương xói...................................................................................29
1.3.5. Hiện tượng xâm thực và tích tụ của sông.......................................................30
1.4. Khái niệm cơ bản về khoáng vật và đất đá........................................................33
1.4.1. Khoáng vật.....................................................................................................33
1.4.2. Đất đá............................................................................................................38
1.5. Đá magma.........................................................................................................39
1.6. Đất đá trầm tích................................................................................................42
1.7. Đá biến chất......................................................................................................49
CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ................................................51
2.1. Phân loại đất đá theo quan điểm Địa chất công trình........................................51
2.2. Tính chất cơ lý của đá.......................................................................................51
2.2.1. Tính chất vật lý của đá...................................................................................51
2.2.2. Tính chất đối với nước của đá........................................................................54
2.2.3. Tính chất cơ học của đá.................................................................................55
2.3. Tính chất cơ lý của đất......................................................................................70
2.3.1. Tính chất vật lý của đất..................................................................................70
2.3.2. Tính chất đối với nước của đất.......................................................................76
2.3.3. Tính chất cơ học của đất................................................................................82
2.3.4. Đặc trưng thống kê và giá trị tính toán các chỉ tiêu cơ lý của đất...................90
CHƯƠNG 3. NƯỚC DƯỚI ĐẤT...........................................................................96
3.1. Khái niệm chung...............................................................................................96
3.1.1. Nguồn gốc nước dưới đất..............................................................................96

3
Mục lục

3.1.2. Các dạng nước trong đất đá...........................................................................96


3.1.3. Phân loại tầng chứa nước...............................................................................97
3.1.4. Tính chất vật lý và hoá học của nước dưới đất.............................................100
3.2. Hiện tượng thấm trong đất đá.........................................................................103
3.2.1. Khái niệm về thấm.......................................................................................103
3.2.2. Các yếu tố thuỷ động lực của dòng thấm.....................................................103
3.2.3. Tốc độ thấm và định luật Darcy...................................................................106
3.3. Dòng thấm phẳng ổn định của nước dưới đất.................................................108
3.3.1. Dòng thấm phẳng trong tầng đất đá đồng nhất............................................109
3.3.2. Dòng thấm phẳng trong tầng đất đá không đồng nhất..................................113
3.4. Vận động của nước dưới đất đến các công trình thu nước thẳng đứng...........115
3.4.1. Dòng thấm đến giếng thu nước hoàn chỉnh..................................................116
3.4.2. Dòng thấm đến giếng thu nước không hoàn chỉnh.......................................119
3.5. Dòng thấm đến công trình thu nước nằm ngang (kênh)..................................122
3.5.1. Dòng thấm đến kênh thu nước hoàn chỉnh...................................................122
3.5.2. Dòng thấm đến kênh thu nước không hoàn chỉnh........................................123
3.6. Biến dạng thấm...............................................................................................124
3.6.1. Hiện tượng cát chảy.....................................................................................124
3.6.2. Hiện tượng xói ngầm...................................................................................126
CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT........................................................128
4.1. Nguyên tắc chung...........................................................................................128
4.2. Nội dung và phương pháp tiến hành công tác khảo sát địa kỹ thuật...............129
4.2.1. Công tác thu thập tài liệu.............................................................................129
4.2.2. Công tác trắc địa..........................................................................................129
4.2.3. Công tác đo vẽ ĐCCT..................................................................................129
4.2.4. Công tác địa vật lý.......................................................................................132
4.2.5. Công tác thí nghiệm trong phòng.................................................................135
4.2.6. Công tác khoan đào thăm dò........................................................................136
4.3. Các thí nghiệm hiện trường trong khảo sát địa kỹ thuật..................................138
4.3.1. Công tác thí nghiệm nén tĩnh nền................................................................138
4.3.2. Công tác thí nghiệm cắt cánh.......................................................................140
4.3.3. Công tác thí nghiệm xuyên tĩnh...................................................................141
4.3.4. Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)...............................................144
4.4. Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật.........................................................................146
4.5. Khảo sát địa kỹ thuật cho xây dựng dân dụng và công nghiệp.......................146
4.5.1. Khảo sát ĐCCT sơ bộ..................................................................................147
4.5.2. Khảo sát ĐCCT chi tiết trên khoảnh đất được chọn.....................................147
4.5.3. Khảo sát ĐCCT bổ sung..............................................................................148
CHƯƠNG 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT..........................................149
5.1. Khái niệm chung.............................................................................................149

4
Mục lục

5.2. Các phương pháp làm tăng độ chặt của đất nền..............................................149
5.2.1. Độ chặt của đất và các yếu tố ảnh hưởng.....................................................149
5.2.2. Các biện pháp nén chặt đất trên mặt............................................................151
5.2.3. Nén chặt đất dưới sâu..................................................................................151
5.2.4. Gia cố đất yếu bằng năng lượng nổ:.............................................................151
5.2.5. Nhóm các phương pháp gia cố bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng.............152
5.3. Các biện pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng của nền....152
5.3.1. Đệm cát:.......................................................................................................152
5.3.2. Đệm đất:......................................................................................................152
5.3.3. Đệm đá sỏi:..................................................................................................152
5.3.4. Bệ phản áp:..................................................................................................152
5.4. Các phương pháp xử lý nền bằng hoá lý.........................................................152
5.4.1. Phương pháp phụt vữa ximăng....................................................................152
5.4.2. Phương pháp silicat hoá...............................................................................152
5.4.3. Phương pháp điện thấm...............................................................................152
5.4.4. Phương pháp điện hoá học...........................................................................152
5.5. Một số phương pháp khác...............................................................................152
PHỤ LỤC TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HỆ ĐƠN VỊ.........................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................154

5
Mở đầu

MỞ ĐẦU

1. Địa chất công trình và nội dung của môn học


“Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể
bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước, được xây dựng theo thiết kế.” - Luật Xây dựng 2003.
Theo định nghĩa này, các công trình xây dựng đều “được liên kết định vị với đất”.
Do đó khả năng ổn định và làm việc bình thường của công trình xây dựng không
những phụ thuộc vào phần thân của công trình, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện địa chất công trình (ĐCCT) của khu vực xây dựng.
Do tầm quan trọng rất lớn của điều kiện địa chất công trình đối với công trình xây
dựng, nên các sinh viên Ngành Xây dựng đều được trang bị các kiến thức về lĩnh vực
này.
Cho tới nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về địa chất công trình:
Theo F.P. Xavarenxky: Địa chất công trình là một lĩnh vực của địa chất, nghiên cứu
các vấn đề ứng dụng địa chất vào việc xây dựng công trình. Ông cho rằng nhiệm vụ cơ
bản của ĐCCT là nghiên cứu các quá trình địa chất và các tính chất vật lý kỹ thuật của
đất đá có tác dụng quyết định đến điều kiện xây dựng công trình và phương hướng của
các biện pháp ĐCCT, nhằm bảo đảm điều kiện ổn định của các khối đất tự nhiên.
G.N. Kamenxky quan niệm: ĐCCT là một khoa học nhằm phục vụ các mục đích
thực hành và xây dựng, với nhiệm vụ cơ bản là thuyết minh và nghiên cứu những hiện
tượng địa chất có thể phát sinh tại địa điểm xây dựng công trình và có thể gây ảnh
hưởng tới công trình cũng như điều kiện thi công xây dựng.
I.V. Popov cho rằng: Về phương diện lý thuyết nên coi ĐCCT như một lĩnh vực của
địa chất nghiên cứu động lực học của vỏ trái đất liên quan với hoạt động xây dựng của
con người. Ông nhấn mạnh: Để nghiên cứu hoàn cảnh địa chất của việc xây dựng và
khai thác công trình, ĐCCT phải khảo sát các đối tượng địa chất.
Theo V.D Lomtadze: ĐCCT là một môn khoa học về điều kiện địa chất để xây
dựng các loại công trình và sử dụng lãnh thổ vào nhiều mục đích kinh tế khác nhau.
ĐCCT gồm những nhánh chủ yếu sau:
- Thạch luận công trình nghiên cứu bản chất các tính chất của đất đá và quy luật
biến đổi trong không gian của chúng nghĩa là các quá trình gây nên trạng thái vật lí và
tính chất của chúng trong thời gian thành tạo và sự tồn tại về sau trong vỏ Trái đất.
TLCT còn dự báo sự thay đổi tính chất của đất đá dưới tác dụng của hoạt động xây
dựng, đề ra các phương pháp nghiên cứu và cấu tạo tính chất cơ lý của đất đá.

6
Mở đầu

- Địa chất động lực công trình nghiên cứu các quá trình địa chất và ảnh hưởng của
chúng đến xây dựng công trình.
- Địa chất công trình chuyên môn nghiên cứu khả năng xây dựng các công trình
trong các điều kiện địa chất khác nhau tìm ra các biện pháp KSCT phục vụ cho việc
thiết kế xây dựng công trình và cải tạo lãnh thổ về mặt xây dựng.
- Địa chất công trình khu vực nghiên cứu điều kiện ĐCCT từng vùng lớn, từng khu
vực của đất nước phục vụ cho sử dụng lãnh thổ về xây dựng.

2. Nhiệm vụ của ĐCCT


Là một khoa học nảy sinh do yêu cầu của hoạt động xây dựng và khai tác hợp lý
lãnh thổ, ĐCCT hướng tới giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
1 - Nghiên cứu về mặt địa chất công trình những loại đất đá có thể dùng làm nền
thiên nhiên, làm môi trường và làm vật liệu xây dựng cho những công trình khác nhau.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn gốc đất đá và sự tái tạo về sau của chúng ở trong vỏ
Trái đất đối với tính chất cơ lý. Do đó lại có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật biến đổi
tính chất của đất đá trong không gian, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi
đó; lập ra hệ phân loại đất đá về mặt ĐCCT theo nguồn gốc; đề xuất ra những phương
pháp mới và thống nhất các phương pháp hiện có để nghiên cứu cũng như xử lý kết
quả nghiên cứu; vạch ra các phương pháp cải tạo tính chất của những loại đất đá khác
nhau.
2 - Nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến việc đánh giá
lãnh thổ về mặt xây dựng, cũng như các nguyên nhân và nhân tố tạo điều kiện cho các
quá trình và hiện tượng đó phát sinh và thúc đẩy chúng phát triển; đề ra các phương
pháp nghiên cứu những quá trình và hiện tượng địa chất, phương pháp đánh giá chúng
về mặt định tính và định lượng.
3 - Nghiên cứu nước dưới đất để khắc phục các khó khăn do nước gây ra khi thi
công và sử dụng công trình cũng như dùng nó để phục vụ cho sinh hoạt, tưới và các
nhu cầu của sản xuất đời sống.
4 - Nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp khảo sát ĐCCT.
5 - Nghiên cứu ĐCCT khu vực để quy hoạch xây dựng công nghiệp và dân dụng, để
quy hoạch thuỷ lợi, giao thông,...

3. Các phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa tài liệu khảo sát ĐCCT
• Phương pháp địa chất:
• Phương pháp thực nghiệm:
• Phương pháp tương tự địa chất:
• Phương pháp lý thuyết tính toán:

7
Mở đầu

8
Chương 1: Đất đá

CHƯƠNG 1. TRÁI ĐẤT VÀ VỎ TRÁI ĐẤT

1.1. Cấu trúc bên trong của Trái đất


Các kết quả nghiên cứu cấu trúc bên trong của Trái đất bằng các phương pháp địa
địa vật lý, đặc biệt là phương pháp địa chấn đo tốc độ truyền sóng dọc (V p) và tốc độ
truyền sóng ngang (Vs) khi đi qua vật chất bên trong Trái đất, người ta chia Trái đất ra
thành ba vành đồng tâm (hình 1.1), ngoài cùng là vỏ Trái đất, giữa là manti và trong
cùng là nhân.

Hình 1.1: Cấu trúc bên trong Trái đất


- Vỏ Trái đất (crust):
Trong phần vỏ Trái đất, tốc độ truyền sóng dọc thay đổi từ 6,5-7,4km/s, khi sang
phần manti thì tăng đột ngột lên 7,9-8,2km/s; còn tốc độ truyền sóng ngang thay đổi từ
3,7-3,8km/s, đến manti thì đột ngột tăng lên 4,5-4,7km/s.
Chiều dày vỏ thay đổi từ 5-12km ở đại dương, 30-40km ở đồng bằng và 50-70km ở
vùng núi cao, trung bình 35km, chiếm khoảng 15% thể tích và khoảng 1% trọng lượng
của toàn bộ Trái đất.
Mặt ranh giới giữa lớp vỏ và lớp manti được gọi là mặt Mohorovixic (được lấy theo
tên của nhà địa vật lý người Nam Tư), còn gọi là mặt Môhô hay mặt M.
- Manti (mantle):
Lớp manti phân bố từ mặt M đến độ sâu 2900km, tại đây có một ranh giới phân chia
giữa manti với nhân Trái đất (gọi là mặt Guten Berg) biểu hiện ở sự thay đổi đột ngột
tốc độ truyền sóng địa chấn, Vp từ 13,64km/s xuống 7,98km/s, Vs nguyên là 7,23km/s
đột nhiên biến mất.

9
Chương 1: Đất đá

- Nhân Trái đất ngăn cách với manti bằng ranh giới Gutenberg ở độ sâu 2900km
đến tâm Trái đất (6370km).
Người ta nhận thấy ở phần manti trên, trong quãng độ sâu từ 60 đến 250km, có tính
chất là tốc độ truyền sóng địa chấn giảm đi rõ rệt, điều đó chứng tỏ thành phần vật chất
ở đây có tính dẻo và mềm. Vì thế đới này được gọi là quyển mềm.
Sự tương tác giữa các phần tử bên trong vỏ Trái đất, cũng như sự tương tác giữa vỏ
Trái đất với các quyển bên trong và bên ngoài Trái đất đã dẫn tới sự hình thành và phát
triển các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh; sự hình thành và biến đổi các loại
đất đá khác nhau.

1.2. Hoạt động địa chất nội sinh


Nhiều hoạt động địa chất biểu hiện thường xuyên trên bề mặt Trái đất như núi lửa,
động đất có nguồn gốc từ năng lượng bên trong Trái đất tạo nên và có liên quan trực
tiếp với những hoạt động của các mảng thạch quyển, đó là những quá trình hay hoạt
động địa chất nội sinh.
Hoạt động địa chất nội sinh bao gồm 2 loại chính là vận động kiến tạo và động đất.

1.2.1. Vận động kiến tạo


Vận động kiến tạo, còn gọi là chuyển động kiến tạo hay hoạt động kiến tạo. Đó là
quá trình vận động của vỏ Trái đất do hoạt động của nội lực. Kết quả của sự vận động
này là tạo ra các đặc điểm cơ bản của bề mặt Trái đất như: nếp uốn, đứt gãy, thay đổi
thế nằm các lớp đất đá, gây ra hoạt động magma - núi lửa,…
Theo phương vận động của vỏ, vận động kiến tạo được chia làm 2 dạng: vận động
thẳng đứng và vận động ngang.
a) Vận động thẳng đứng (thăng trầm)
Vận động thẳng đứng hay vận động lên xuống còn được gọi là vận động thăng trầm
được biểu hiện bằng sự nâng lên hay hạ xuống một cách rất chậm của các khu vực
khác nhau của vỏ Trái đất.
Cùng với thời gian hướng vận động của các khu vực này thay đổi, các khu vực được
nâng lên sẽ hạ xuống, còn khu vực bị hạ xuống sẽ nâng lên (cũng vì vậy vận động này
còn được gọi là vận động dao động).
Vận động thăng trầm làm xê dịch đường bờ biển, dẫn tới sự thành tạo thềm sông,
biển, hồ; thành tạo các dạng địa hình xâm thực bóc mòn ở vùng núi, các bậc hang động
ở vùng địa hình karst,...
Ở nước ta, có các vệt sóng vỗ trên vách đá vôi ở độ cao 2-5m ở Hạ Long; cao 10-
15m tại vùng Đồng Giao (Ninh Bình); các lớp trầm tích sò hến biển nằm cao 5m trên
mực nước biển ở Diễn Châu (Nghệ An);… Theo đo đạc, Vịnh Bothnia (Thụy Điển)
nâng lên 10,2mm/năm; NewYork (Mỹ) hạ thấp 2,3mm/năm; Hà Lan hạ thấp 2-

10
Chương 1: Đất đá

3mm/năm; Nhiều miền ở Pháp và Đức hạ thấp 3mm/năm.

Hình 1.2: Dấu vết biển lùi ở Hà Tiên


Khi mặt đất nâng lên, biển bị lùi ra xa, mặt đất được mở rộng, tạo ra hiện tượng
biển lùi, trầm tích biển lùi có kích thước hạt giảm dần từ trên xuống dưới. Khi mặt đất
hạ xuống, nước biển tràn vào làm lục địa bị thu hẹp lại, tạo nên hiện tượng biển tiến,
trầm tích biển tiến có kích thước hạt tăng dần từ trên xuống dưới. Kết quả tạo nên các
lớp trầm tích khổng lồ, hình thành tương quan biển và lục địa ngày nay.
b) Vận động ngang
Vận động ngang bao gồm những vận động do áp lực theo phương ngang gây ra, làm
đất đá bị uốn nếp tạo thành các nếp uốn hay bị phá hủy tạo thành các khe nứt và đứt
gãy.
• Nếp uốn
Nếp uốn là kết quả của hiện tượng biến dạng dẻo các lớp đất đá, xảy ra do các lực
theo phương ngang tác động từ từ, trong một khoảng một khoảng thời gian rất dài với
tốc độ chuyển động rất nhỏ làm đất đá bị uốn cong, lượn sóng nhưng không bị mất
tính liên tục của chúng (hình 1.3).
Các nếp uốn được chia làm hai loại cơ bản là nếp lồi và nếp lõm: Nếp lồi (bồi tà)
khi các lớp đá bị cong lên; Nếp lõm (hướng tà) khi các lớp đá bị võng xuống.
Mỗi nếp uốn được đặc trưng bởi yếu tố sau (hình 1.4):
- Vòm là phần uốn cong của nếp uốn chuyến tiếp từ cánh này sang cánh khác;
- Mặt trục nếp uốn là mặt giả thiết đi qua đỉnh vòm, phân chia nếp uốn hai phần
bằng nhau. Mặt này có thể phẳng hoặc cong.
- Cánh là phần đất đá bị nghiêng đi ở hai bên mặt trục;
- Đường trục là giao tuyến giữa mặt trục và mặt tầng đất đá;
- Góc cắm của nếp uốn là góc nghiêng của đường trục với mặt phẳng nằm ngang.

11
Chương 1: Đất đá

a)

b)
Hình 1.3: Cấu trúc nếp lồi (a) và nếp lõm (b)

Hình 1.4: Các yếu tố của nếp uốn


• Đứt gãy

12
Chương 1: Đất đá

Khi đá bị các lực kiến tạo tác dụng, trong đá xuất hiện ứng lực. Khi ứng lực vượt
quá một giới hạn nào đó (gọi là giới hạn bền), đá bị biến dạng phá hủy, trong đá xuất
hiện các mặt nứt gọi là các khe nứt. Nếu dọc theo các mặt nứt này các khối đá bị nứt
ra, dịch chuyển tương đối với nhau thì các khe nứt đó được gọi là đứt gãy. Vậy đứt gãy
là sản phẩm biến dạng của đá, là một mặt hoặc một đới, dọc theo mặt hoặc đới ấy có
hiện tượng dịch chuyển theo phương song song với mặt hoặc đới đó. Khối đá ở 2 phía
của đứt gãy gọi là 2 cánh của đứt gãy.
Theo đặc tính dịch chuyển của các cánh, người ta chia thành đứt gãy thuận, đứt gãy
nghịch và đứt gãy ngang (hình 1.5):

a) b)

Hình 1.5: Một số dạng đứt gãy


thường gặp
a - Đứt gãy thuận;
b - Đứt gãy nghịch;
c) c - Đứt gãy bằng.

Trong thực tế các đứt gãy có thể phát triển thành hệ thống để tạo thành địa hào hay
địa lũy (hình 1.6):

Hình 1.6: Cấu trúc địa hào và địa lũy


Để nhận biết đứt gãy có thể dựa vào các dấu hiệu:
- Sự bất chỉnh hợp địa tầng: Thế nằm không chỉnh hợp là thế nằm của các lớp đất đá
phản ánh sự gián đoạn, không liên tục của quá trình thành tạo.

13
Chương 1: Đất đá

- Đới dăm kết kiến tạo nằm giữa đứt gãy: các đá nằm song song với mặt đứt gãy bị
phá huỷ vỡ vụn và được gắn kết lại.
- Mặt đứt gãy còn sót lại với kích thước nhỏ.
- Sự định hướng của các dãy núi, sông, thung lũng theo phương đứt gãy.
- Sự xuất lộ thuỷ văn hoặc có mặt của thảm thực vật dọc theo đứt gãy.
c) Ảnh hưởng của vận động kiến tạo đến công trình
Nói chung các vận động kiến tạo đều làm giảm tính đồng nhất, độ bền và tăng tính
thấm của đất đá,… đòi hỏi các biện pháp xử lý phức tạp và tốn kém khi xây dựng.
Xây dựng ở đây cần lưu ý đến hiện tượng lún không đều, hiện tượng mất nước,
không ổn định nền và mái dốc.
• Ảnh hưởng của khe nứt, đứt gãy kiến tạo
- Gây ra hiện tượng thấm mất nước, trượt lở và kém ổn định đối với nền đập, mái
đường, mái kênh.
- Khi xây dựng tuyến đường, đường hầm cần bố trí vuông góc hoặc chéo với đường
phương của mặt đứt gãy thì việc xử lý nền yếu ở khu vực mặt đứt gãy ít, nếu bố trí
song song hoặc trùng với mặt đứt gãy thì vần đề xử lý nền móng và thi công khó khăn.
• Ảnh hưởng của nếp uốn
- Khi xây dựng các công trình ngầm cắm vào cấu trúc của nếp lõm thì tại đó áp lực
đất, áp lực nước lớn gây khó khăn cho thiết kế và thi công.
- Khi công trình ngầm cắm vào cấu trúc của nếp lồi thì tại đó áp lực đất, áp lực nước
bé thuận lợi cho việc thiết kế và thi công, nhưng phần nóc của công trình thường xuất
hiện nhiều khe nứt làm sạt lở phần nóc.
- Khi xây dựng hồ chứa nếu xây trên cấu trúc của nếp lồi thì gây ra hiện tượng mất
nước, do đó nên xây dựng trên cấu trúc của nếp lõm vì tại đó nước tập trung lớn.

1.2.2. Động đất


a) Khái niệm
Sự rung chuyển đột ngột của thạch quyển tại một khu vực nào đó trong lòng đất gây
nên sự dao động lan truyền trên một vùng lớn hoặc nhỏ được gọi là động đất (địa
chấn).
Trên thế giới trung bình 3 năm thì có 1 trận động đất phá hoại mạnh và hàng nghìn
trận động đất nhỏ hơn. Trên bảng 1.1 liệt kê một số trận động đất đáng chú ý.
Ở Việt Nam cũng đã xảy ra những trận động đất khá mạnh, thí dụ năm 1935 ở Điện
Biên (6,8 độ Richter); 24/3/1983 - Tuần Giáo (6,7 độ Richter);…
b) Nguyên nhân gây ra động đất

14
Chương 1: Đất đá

Động đất có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:


+ Động đất do đất sụt (chiếm khoảng 3%): Sinh ra do khối đất đá ở trên nóc các
hang động ngầm, các hầm lò khai thác,... bị sụt lún đột ngột. Động đất loại này thường
xảy ra ở gần mặt đất, nơi có các loại đá dễ hoà tan (thạch cao, đá vôi,...). Do đó, cường
độ nhỏ, và chỉ có ý nghĩa địa phương.
Bảng 1.1: Một số trận động đất lớn trên thế giới
Thời gian Địa điểm Thiệt hại
1556 Sơn Tây (Trung Quốc) 830.000 người thiệt mạng
1/11/1755 Lisbon (Bồ Đào Nha) Phá hủy toàn bộ cảng, hàng chục nghìn người chết
1923 Tokyo Hơn 100.000 người chết, hạ tầng cơ sở bị phá hủy.
1976 Đường Sơn (Trung Quốc) 240.000 người chết
1978 Iran 25.000 người chết
7/12/1988 Armenia 25.000 người chết
21/6/1990 Iran 50.000 người chết
30/9/1993 Nepan, Bắc Ấn Độ 22.000 người chết
17/1/1995 Cobe (Nhật Bản) 6.055 người chết, thiệt hại hằng trăm tỉ đô la
17/8/1999 Thổ Nhĩ Kỳ 20.000 người chết
26/12/2004 Ấn Độ Dương 225.000 người chết
11/3/2011 Thái Bình Dương Hơn 15.884 người thiệt mạng.

+ Động đất do núi lửa (chiếm khoảng 7%): Do nén ép khí núi lửa tạo nên. Loại
này có thể làm huỷ diệt các vùng dân cư như đã xảy ra với thành phố Pompei (Ý) và
các thành phố khác. Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng của động đất không lớn và số lần
xảy ra cũng không nhiều.
+ Động đất do chuyển động kiến tạo (chiếm khoảng 90%): Loại động đất này rất
phổ biến, có cường độ mạnh và phạm vi ảnh hưởng lớn nhất. Các trận động đất lớn đã
xảy ra đều thuộc loại này. Sự hình thành động đất do chuyển động kiến tạo có thể
được giải thích như sau:
- Vỏ trái đất được chia làm 6 mảng chính: Phi, Mỹ, Nam Cực, Úc-Ấn, Âu-Á và
Thái Bình Dương, ngoài ra còn có 14 tiểu vùng lục địa (hình 1.7).
- Các dòng đối lưu trong quyển mềm làm cho các mảng chuyển động theo 3 hình
thức cơ bản: tách rãn; hội tụ và trượt song song (hình 1.8).
- Khi các mảng di chuyển hội tụ hay trượt song song, năng lượng được tích luỹ dọc
theo các đứt gãy giữa các mảng. Biến dạng có thể xuất hiện từ từ và liên tục, hoặc đột
biến dưới dạng một trận động đất. Khi động đất xảy ra, năng lượng tích luỹ ở vị trí đứt
đoạn địa tầng được giải phóng gây phá huỷ môi trường xung quanh chấn tiêu (gây nứt,
trượt, vò nhàu đất đá), một phần năng lượng được truyền đi dưới dạng sóng, gọi là
sóng địa chấn. Sau khi năng lượng được giải phóng thì quá trình tích luỹ năng lượng

15
Chương 1: Đất đá

lại bắt đầu ở vùng xung yếu tại đứt gãy, sau khoảng thời gian 10 - 100 năm lại có khả
năng xảy ra động đất. Vì vậy động đất có tính chu kỳ.
Ngoài ra động đất có thể xảy ra do một số hoạt động của con người như: nổ mìn, nổ
bom, do xây dựng hồ chứa nước có cột nước cao,...

Hình 1.7: Mô hình kiến tạo mảng và vành đai núi lửa

Hình 1.8: Hướng chuyển động của các mảng


c) Các yếu tố cấu tạo động đất
Chấn tâm (tâm trong - focus): Là một khu vực trong lòng đất, nơi phát sinh động
đất, nơi tập trung và giải thoát năng lượng cho động đất (hình 1.9). Dựa vào độ sâu lò
động đất, người ta chia động đất thành các loại:
- Động đất nông hay động đất mặt có độ sâu chấn tiêu nhỏ hơn 70km tính từ mặt đất
(chiếm khoảng 72,5% tổng số trận động đất).
- Động đất trung gian: Chấn tiêu nằm ở độ sâu 70-300km (chiếm khoảng 23,5%).
- Động đất sâu: Chấn tiêu nằm ở độ sâu 300-720km (chiếm khoảng 4%). Cho đến
nay các nhà địa chấn chưa quan trắc được trận động đất nào có độ sâu chấn tiêu vượt
quá 720km.
Tâm ngoài (epicenter): là hình chiếu của chấn tâm lên mặt đất.
Sóng địa chấn (seismic waves): Các dao động được truyền đi từ tâm địa chấn dưới
dạng sóng, được gọi là sóng địa chấn. Theo quan hệ giữa phương truyền sóng và

16
Chương 1: Đất đá

phương dao động của vật chất, các sóng địa chấn được chia ra làm 3 loại:

Hình 1.9: Sơ đồ cấu tạo động đất


- Sóng dọc (sóng nén - sóng Primary - sóng P): là sóng có phương dao động trùng
với phương truyền sóng. Có đặc tính là biên độ nhỏ, chu kỳ ngắn, tốc độ truyền sóng
lớn, bình quân 5-6km/s. Dựa vào sóng P có thể biết được hướng phân bố của lò. Nếu
có trên 2 trạm đo địa chấn thì xác định được vị trí của lò động đất.
- Sóng ngang (sóng cắt - sóng Secondary- sóng S): là sóng có phương dao động
vuông góc với phương truyền sóng, có đặc điểm là biên độ và chu kỳ tương đối lớn,
tốc độ truyền sóng tương đối nhỏ. Sóng ngang chỉ lan truyền trong vật thể rắn với tốc
độ nhỏ hơn tốc độ truyền sóng dọc 1,7 lần.
- Sóng trên mặt (sóng Long - sóng L): từ tâm ngoài, nơi sóng đến sớm nhất, dao
động sẽ truyền ra xung quanh theo các làn sóng đồng tâm tựa như dao động của mặt
nước khi có một vật nặng rơi xuống, gọi là sóng mặt đất. Sóng này có dạng hình sin tắt
dần và có tốc độ nhỏ hơn cả tốc độ sóng ngang. Nó gây lực phá hoại chủ yếu.
Các sóng P, S, L sẽ gây ra các chấn động thẳng đứng, nằm ngang trên bề mặt Trái
đất. Trước tiên sẽ gặp chấn động thẳng đứng sau đó là chấn động ngang rồi mới đến
chấn động mặt.
d) Cấp động đất và cường độ động đất
Động đất được thể hiện ở sự dịch chuyển hoặc biên độ thay đổi của các phần tử đất
được ghi lại trong các hiện tượng tàn phá đối với các công trình hoặc trong các máy đo
địa chấn. Có 2 kiểu thể hiện mức độ động đất là cấp động đất và cường độ động đất.
• Cấp động đất:
Cấp động đất là những đơn vị biểu thị độ lớn nhỏ của năng lượng động đất. Hiện
nay cấp động đất thường được đánh giá theo độ Richter (do C.F. Richter đề xuất năm
1935): Độ mạnh của động đất được đánh giá bằng chấn cấp M (Magnitude) - là logarit
cơ số 10 của biên độ cực đại A (m - bằng một phần nghìn milimet) ghi tại 1 điểm

17
Chương 1: Đất đá

cách chấn tâm D = 100km trên máy đo địa chấn có chu kỳ dao động riêng T = 0,8s (M
= lgA). Ví dụ trong một lần động đất, biên độ lớn nhất A = 10mm = 10.000m, và
logA = log10000 = 4, như vậy động đất thuộc cấp 4.
Quan hệ giữa năng lượng E được giải phóng ở chấn tiêu với cường độ sóng mặt M s
được tính theo công thức:
LogE = 11,8 + 1,5Ms (1.1)

Để hình dung cụ thể hơn về độ Richter, chúng ta có thể đưa ra so sánh sau: năng
lượng của một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter tương đương với năng lượng nổ của
quả bom 50 triệu tấn thuốc nổ TNT; trận động đất 8,5 độ Richter đã từng xảy ra năm
1950 trong dãy Hymalaya có năng lượng tương đương với năng lượng của 100.000
quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima tháng 8 năm 1945.
• Cường độ động đất:
Cường độ động đất là khái niệm chỉ sự phá hoại và ảnh hưởng của động đất đối với
vật kiến trúc trên mặt đất. Để phân chia cường độ có thể dựa vào các thang sau:
- Thang độ MCS (do Mercalli, Cancani và Sieberg đề xuất năm 1912): Cường độ
của động đất được chia thành 12 cấp dựa theo gia tốc cực đại (a) của sóng động đất:
4 2
aA 2
T (1.2)

trong đó: A: biên độ dao động của sóng địa chấn, cm;
T: chu kỳ dao động sóng động đất, s;
V: vận tốc truyền sóng động đất, cm/s;
γs: khối lượng riêng lớp trên của vỏ Trái đất, g/cm3.
- Thang độ MSK-64 (do Medvedv, Sponheier, Karnik đề xuất vào năm 1964):
Cường độ của động đất được thành phân thành 12 cấp theo dấu hiệu chủ yếu nhất về
mức độ hư hỏng công trình, các biến dạng tàn dư trong đất đá, sự phá hoại địa hình,...
Cường độ động đất và cấp động đất có mối quan hệ thuận (bảng 1.2). Thang cường
độ phân chia có nhiều yếu tố chủ quan, vì vậy đánh giá mức độ động đất theo phân cấp
được định lượng hơn.
Ở Việt Nam, theo kết quả phân vùng động do trung tâm Vật lý Địa cầu - Viện Khoa
học Việt Nam tiến hành thì những vùng có khả năng xảy ra động đất mạnh gồm:
1. Vùng Đông Bắc trũng Hà Nội: cấp 7;
2. Vùng sông Hồng, sông Chảy: cấp 7 - 8;
3. Vùng sông Đà: cấp 8;
4. Vùng sông Mã: cấp 8 - 9;

18
Chương 1: Đất đá

5. Vùng biển Trung bộ: cấp 7;


6. Vùng biển Nam Bộ và vùng sông Đồng Nai, sông Cửu Long: cấp 7.
Bảng 1.2: Bảng cường độ động đất
Cường Gia tốc a Cấp động
Mức độ tác hại của động đất
độ (mm/s2) đất M
1 Máy ghi độ nhạy lớn mới phát hiện được <2,5
2 Một số người đang nghỉ ngơi yên tĩnh cảm nhận được 2,6-5
3 Một số người cảm thấy dao động mặt đất 5,1-10 1-3
4 Mọi người nhận thấy dao động mặt đất 11-25
5 Các vật treo đung đưa, nhiều người đang ngủ tỉnh dậy 26-50
6 Nhà cửa bị hư hại nhẹ, vữa trát bị nứt 51-100 3-4,75
7 Nhà cửa bị hư hại nặng, vữa trát vỡ từng mảng, tường nứt 101-250 4,75-5,9
8 Một số nhà bị sụt, mái và trần nhà bị phá hoại 251-500
5,9-6,5
9 Đất nứt nẻ, ống nước bị đứt gẫy,nhiều nhà đổ sụp 501-1000
10 Đất nứt thành khe, rãnh, núi sụp, cầu, đập bị tàn phá 1001-2500
6,5-7,75
11 Mặt đất xuất hiện khe nứt lớn, sụp đổ lớn ở các dãy núi 2501-5000
12 Địa hình thay đổi lớn >5000 7,75-8,25

e) Biện pháp giảm nhẹ tác hại của động đất khi xây dựng công trình
Động đất có thể ảnh hưởng đến công trình xây dựng theo 2 cách. Trước hết, động
đất làm cho các công trình giao động, làm phá hoại các kết cấu công trình. Mặt khác,
ngay cả khi kết cấu rất bền vững thì tác dụng động đất cũng có thể làm thay đổi trạng
thái đất đá ở nền công trình, đặc biệt là nó làm phá huỷ mối liên kết kiến trúc giữa các
hạt, làm giảm lực dính và góc ma sát trong của đất đá, gây hiện tượng hoá lỏng đất loại
cát. Nó làm mất ổn định các sườn dốc tự nhiên và mái dốc, dễ gây hiện tượng trượt.
Để làm giảm ảnh hưởng của động đất khi xây dựng công trình có thể sử dụng các
biện pháp sau:
- Chọn vị trí xây dựng ở những vùng bằng phẳng, cấu tạo địa chất đơn giản (đất đá
nằm ngang, đồng nhất,…), mực nước dưới đất sâu;
- Chọn vật liệu xây dựng nhẹ, đàn hồi;
- Chọn kết cấu công trình chắc chắn, đối xứng và có trọng tâm ở thấp;…

1.3. Hoạt động địa chất ngoại sinh


Các quá trình địa chất xảy ra trên bề mặt Trái đất hoặc trong những phần trên cùng
của thạch quyển do các tác nhân bên ngoài Trái đất được gọi là các quá trình địa chất
ngoại sinh hay các hoạt động địa chất ngoại sinh.

19
Chương 1: Đất đá

1.3.1. Phong hoá đất đá


a) Khái niệm
Trong tự nhiên, khi đá bị lộ ra ngoài, không thể giữ được nguyên trạng ban đầu mà
bị biến đổi đa dạng do bị tác động bởi nhiều yếu tố. Đó là quá trình phong hoá.
Như vậy, phong hoá đất đá là quá trình địa chất ngoại sinh làm phá vỡ hoặc phân
hủy tại chỗ các khoáng vật cấu tạo nên đất đá, xẩy ra ở phần trên cùng của vỏ Trái đất
dưới tác dụng của các tác nhân phong hoá như nhiệt độ, nước, các axit, sinh vật,...
Tác dụng phong hóa làm suy yếu độ bền của đá, của các công trình xây dựng lên
trên và vào trong chúng, do đó rất có ý nghĩa đối với công tác xây dựng công trình.
b) Các kiểu phong hoá
Dựa vào các đặc trưng biến đổi và các tác nhân phong hoá có thể chia ra các loại
phong hoá:
• Phong hoá lý học
Phong hoá lý học là quá trình phá huỷ đất đá bằng các phương thức vật lý (hay cơ
học), làm cho đất đá bị vỡ vụn ra nhưng không bị biến đổi về thành phần hoá học và
thành phần khoáng vật.
Yếu tố tác dụng chủ yếu trong quá trình phong hoá lý học là sự biến thiên nhiệt độ,
sự đông kết của nước và tác dụng kết tinh của muối.
- Tác dụng của nhiệt độ:
- Tác dụng kết tinh của muối:
- Tác dụng đóng băng của nước:
• Phong hoá hoá học
Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ đất đá bằng các tác dụng hoá học, làm cho
đất đá bị thay đổi cơ bản về thành phần, cấu trúc, và tính chất.
- Tác dụng hoà tan:
- Tác dụng ôxy hoá:
- Tác dụng hợp nước (thuỷ hoá):
- Tác dụng thuỷ phân:
• Phong hoá sinh học
Là phong hoá lý học và hoá học do hoạt động của thế giới sinh vật. Sinh vật vừa
phá hoại đá theo phương thức vật lý vừa phá hủy đá bằng các axit hữu cơ.
Thông thường cả 3 quá trình phong hóa này xảy ra đồng thời, sự mạnh yếu của các
quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, thành phần đá và độ sâu thế nằm
của đá,...

20
Chương 1: Đất đá

c) Vỏ phong hoá
Lớp vỏ mỏng ngoài cùng của Trái đất bao gồm các sản phẩm phong hóa tại chỗ (các
tàn tích - eluvi) và lớp đất trồng (lớp thổ nhưỡng) được gọi là vỏ phong hóa.
Dựa theo mức độ nứt nẻ của đất đá, màu sắc và sự phá huỷ khoáng vật nguyên sinh,
sự thay đổi tính chất cơ lý của đất đá, người ta chia vỏ phong hoá thành các đới từ trên
xuống dưới như sau (hình 1.10):
- Đới thổ nhưỡng: thường có màu xám đen, trong thành phần có cát, sét lẫn các di
tích thực vật.
- Đới I - Đới vỡ mịn: chủ yếu là khoáng vật thứ sinh (tạo thành đất sét và sét pha),
chứa các mảnh vụn nhỏ hơn 1cm.
- Đới II - Đới vụn thô: có khoáng vật thứ sinh nhiều hơn khoáng vật nguyên sinh tạo
thành đất cát, cát pha; chứa các mảnh vụn kích thước từ 1- 10cm, màu sắc khác hoàn
toàn đá gốc.

Hình 1.10: Cấu tạo vỏ phong hóa


- Đới III - Đới đá tảng: chủ yếu là những tảng đá kích thước lớn hơn 10cm, nứt nẻ
nhiều, vẫn giữ được cấu trúc nguyên thuỷ, có sức chịu tải lớn hơn nhiều so với các đới
trên.
- Đới IV - Đới nguyên khối: xuất hiện rất ít khe nứt nhỏ, khó phân biệt với đá gốc.
Tuỳ thuộc và đặc điểm địa hình, ĐCTV, ĐCCT ở từng nơi mà mặt cắt vỏ phong hoá
có thể có đủ các đới trên, hoặc thiếu 1, 2 hoặc 3 đới. Chiều dày của mỗi đới và của cả
vỏ phong hoá rất khác nhau ở từng nơi.
Sản phẩm phong hoá của tầng tàn tích phụ thuộc vào thành phần của đá bị phong
hoá và loại tác nhân gây phong hoá:
- Quá trình phong hoá hoá học đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành
khoáng vật sét.

21
Chương 1: Đất đá

- Đặc trưng cho sản phẩm phong hoá vùng nhiệt đới là đất laterit với thành phần chủ
yếu là sét pha, sét, có cấu tạo hạt đậu, kết hạch, tổ ong; sử dụng làm nền công trình
hoặc vật liệu xây dựng khá tốt.
- Đá magma axit khi bị phong hoá cho sét, thạch anh và mica (màu sáng, thô). Đá
magma bazơ phong hoá thành sét không có thạch anh (đỏ nâu, mịn). Đá vôi, dolomit
có sản phẩm phong hoá thường bị rửa trôi, chỉ lưu lại sét và oxit khó hoà tan. Đá
quaczit bị phong hoá thành cát thạch anh,...
Sản phẩm phong hoá còn nằm nguyên tại chỗ gọi là tàn tích (eluvi). Sản phẩm
phong hoá đã được vận chuyển và tích tụ ở sườn dốc gọi là sườn tích (deluvi), thành
phần rất không đồng nhất gồm sét, cát, dăm, sạn, sỏi cuội.
Đất phong hoá có đặc điểm là màu nâu đỏ rất rõ ràng, phần bên dưới có màu sắc
loang lổ do các oxit kim loại bị rửa trôi không đều. Đất có độ lỗ rỗng lớn, thường có e 0
≥ 1, trạng thái dẻo cứng hoặc nửa cứng, độ bão hoà G ≥ 80%. Trị số của φ và C cao do
những mảnh đất đá nguyên sinh sót và các lỗ rỗng bị chít lại khi chịu lực cắt. Hệ số
nén lún nhỏ dù độ lỗ rỗng và hệ số rỗng lớn, khi nén đất lún ít do những mảnh cứng
nguyên sinh. Nhiều loại đất có tính lún ướt như đất bazan.
d) Nghiên cứu và phòng chống phong hóa
• Nghiên cứu phong hóa
Phong hóa làm phá vỡ đất đá, làm biến đổi trạng thái vật lý và tính chất cơ lý của
đất đá, làm giảm độ ổn định, giảm tính đồng nhất, giảm độ bền, tăng tính thấm, tính
biến dạng,… Do đó khi xây dựng công trình trong khu vực đất đá bị phong hóa cần
phải nghiên cứu các nội dung sau:
• Mức độ phong hóa:
Ở mỗi mức độ phong hóa khác nhau, đá có những đặc điểm địa chất công trình
riêng. Để đánh giá mức độ phong hóa, người ta bố trí các hố đào tại các vị trí nghiên
cứu. Tiến hành mô tả theo vách hố các đới từ trên xuống dưới về thành phần hạt, thành
phần khoáng vật, màu sắc, trạng thái, lấy mẫu phân tích thạch học và mẫu thí nghiệm
xác định các chỉ tiêu cơ lý. Trên cơ sở đó phân chia các đới phong hóa, xác định bề
dày và tính chất đặc trưng của từng đới.
Để đánh giá mức độ phong hoá người ta dùng hệ số phong hoá, xác định theo công
thức:
 ph
k ph 
 (1.3)

trong đó:
γph - trọng lượng thể tích của đá đã bị phong hóa;
γ - trọng lượng thể tích của đá chưa bị phong hóa.

22
Chương 1: Đất đá

Dựa vào hệ số phong hóa, người ta chia ra:


Đá không phong hóa: kph = 1;
Đá phong hóa nhẹ: kph = 1 - 0,9;
Đá phong hóa vừa: kph = 0,9 - 0,8;
Đá phong hóa mạnh: kph < 0,8.
• Tốc độ phong hóa:
Để đo tốc độ phong hóa có thể lợi dụng các hố đào, đường hầm đã có. Căn cứ vào
bề dày và mức độ biến đổi của tầng đá phong hóa sau một thời gian nào đó tính từ
ngày khai đào, ta có thể xác định được tốc độ phong hóa.
• Nhân tố phong hóa:
Nhân tố gây ra phong hóa có thể là nhiệt độ, nước,… Mỗi loại nhân tố khác nhau
cần có biện pháp xử lý thích hợp.
• Các biện pháp phòng chống phong hoá
Tuỳ thuộc vào công trình và đặc điểm phong hoá người ta có thể phòng chống tác
dụng của phong hoá với nền đất bằng các phương pháp:
- Tạo lớp phủ chống phong hoá: nhằm ngăn cản tác nhân gây phong hóa.
- Tiêu thoát nước: Nước không những là tác nhân phong hoá mà còn là môi trường
cho các tác nhân khác hoạt động. Để ngăn không cho nước mặt và nước dưới đất tiếp
xúc với đất đá cần phải sử dụng các phương pháp như san phẳng những chỗ trũng, xây
lát, làm rãnh thoát nước mặt,…
- Cải tạo đất đá phong hoá: bằng cách phun vào trong đất đá các dung dịch hoá học
có tác dụng lấp nhét các lỗ rỗng và tăng cường độ của đất đá.

1.3.2. Hiện tượng karst (cactơ)


a) Khái niệm
Karst là hiện tượng hoà tan hoá học của nước mặt và nước dưới đất xảy ra trong các
đá dễ hoà tan (đá vôi, dolomite, macnơ, đá phấn, thạch cao, muối mỏ,...). Kết quả của
quá trình hoà tan này là tạo ra ở bên dưới và phía trên bề mặt trái đất những hình thái
đặc biệt như hang ngầm, sông ngầm, rãnh karst,..., tạo nên động thái và quy luật vận
động đặc biệt của nước dưới đất (hình 1.11).
Ở nước ta, karst phát triển rất mạnh mẽ tạo ra nhiều danh lam thắng cảng có giá trị
du lịch rất lớn như Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng (Hình 1.12),… Tuy vậy, karst lại
gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác xây dựng các công trình trong vùng karst,
chẳng hạn: karst làm địa hình phân cắt mạnh, các khe rãnh và hang hốc làm đá mất
tính liền khối, gây mất ổn định, tăng khả năng mất nước của hồ chứa, gây sự cố nguy
hiểm cho đập ngăn nước, làm pháp sinh các dòng nước chảy vào công trình khai đào

23
Chương 1: Đất đá

ngầm, hố móng công trình, gây khó khăn và tốn kém cho xây dựng công trình trên nền
đất đá có karst.

Hình 1.11: Một số dạng hình thái karst


b) Điều kiện phát sinh và phát triển karst
Theo Xavarenxki và Xokolov, karst chỉ có thể phát sinh và phát triển khi có đủ 4
điều kiện cơ bản sau:
- Đá phải có tính hoà tan:
- Nước phải có tính hoà tan:
- Đá phải có tính thấm (hay đá phải nứt nẻ):
- Nước luôn lưu thông trong đá (các khe nứt lưu thông nhau):
Phương vận động của nước quyết định hình thái karst trong tự nhiên:
- Đới I - đới thông khí:
- Đới II - đới thay đổi mực nước theo mùa:
- Đới III - đới bão hoà:

24
Chương 1: Đất đá

- Đới IV - đới vận động sâu:

Hình 1.12: Động Tiên Sơn (Phong Nha - Kẻ Bàng)


I

II

III

IV

Hình 1.13: Các đới phát triển karst


c) Các kiểu karst cơ bản
- Kiểu karst trọc:
- Kiểu karst có lớp phủ:
- Kiểu karst kín:
- Kiểu karst nhiệt đới:
d) Phòng chống và xử lý karst
Xây dựng ở vùng karst có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với những công trình có
quy mô lớn. Phải căn cứ vào tầm quan trọng của công trình để xử lý cho thích hợp.
- Xử lý karst trên mặt: San lấp tất cả chỗ trũng trên mặt đất bằng đất sét để tránh tập
trung nước, dùng đá và xi măng lấp nhét các hang hốc nhỏ và vừa, làm hệ thống rãnh
thoát nước mưa.
- Xử lý karst dưới sâu: Phụt vữa xi măng, bitum vào các khe nứt, hang động ngầm

25
Chương 1: Đất đá

để tăng độ bền và khả năng liền khối, hạn chế tối đa tính thấm nước của đất đá, đánh
sập trần hang lớn,... Khi lớp đá bị karst hoá không dày có thể sử dụng móng cọc khoan
nhồi cho những công trình lớn.

1.3.3. Hiện tượng trượt đất đá trên sườn dốc


a) Khái niệm
Trượt đất đá là hiện tượng khối đất đá trên sườn dốc hay mái dốc dưới tác dụng của
trọng lực, nước mưa và nước dưới đất, của địa chấn và tác động nhân tạo,... bị mất
trạng thái cân bằng vốn có và dịch chuyển chậm chạp hoặc đột ngột xuống chân dốc.
Trượt có thể phá huỷ các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, gây trở ngại cho
công tác thi công hố móng và khai thác mỏ lộ thiên,...
Ở Việt Nam, trượt đất đá xảy ra tại các triền sông Hồng, sông Thái Bình,...; bờ hồ
chứa nước thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà,...; moong khai thác của mỏ apatit Lào Cai,
mỏ than Nà Dương,...; taluy đường quốc lộ 1A, quốc lộ 2 (hình 1.14), quốc lộ 4D,
quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh,...

Hình 1.14: Trượt lở quốc lộ 2 đoạn Bắc Cạn đi Cao Bằng


b) Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây trượt, nhưng có thể gộp lại thành các nhóm sau:
- Nhóm nguyên nhân làm thay đổi hình dạng, kích thước sườn dốc: cắt xén sườn
dốc, khai đào hoặc xói lở khi thi công,...
- Nhóm nguyên nhân làm giảm độ bền của đất đá sườn dốc: do biến đổi trạng thái
vật lý khi ẩm ướt, trương nở, phong hoá,...
- Nhóm nguyên nhân gây tải trọng phụ lên sườn dốc: nổ mìn, xây dựng công trình,
áp lực thuỷ động,...
c) Các yếu tố của khối trượt

26
Chương 1: Đất đá

Cấu trúc khối trượt và hình dạng mặt trượt rất khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo địa
chất sườn dốc và tính chất đất đá tạo nên nó. Trong đất đá đồng nhất thường có mặt
trượt cong đều. Trong đất đá phân lớp thường có mặt trượt gẫy khúc. Trường hợp có
tầng phủ mỏng nằm trên đá gốc thì mặt trượt theo mặt đá gốc. Trên một sườn dốc có
thể có nhiều lần trượt.

Hình 1.15: Các yếu tố của khối trượt


1-Mặt trượt; 2-Thân trượt; 3-Chân trượt;
4-Đỉnh trượt; 5-Bậc trượt;
6-Vách trượt; 7-Nền trượt

d) Phân tích cơ học sự ổn định của đất đá trên sườn dốc


• Đối với đất rời:
Đối với đất rời, cường độ chống cắt của đất phụ thuộc góc ma sát trong (lực dính
kết C  0). Xét một phân tố A bất kỳ trên sườn dốc. Phân tố này chịu tác dụng của
trọng lượng bản thân P. Lực tác dụng lên phân tố gồm hai thành phần của P: Lực kéo
xuống gây trượt T và lực giữ chống trượt Q (hình 1.16).

Hình 1.16: Lực tác dụng lên phân tố A


Từ hình vẽ cho thấy: T = P.sin; N = P.cos
Theo định luật Coulomb: Q = N.tg = P.cos.tg (từ  = .tg + C)
Trong đó: P - Trọng lượng phân tố A.
 - Góc dốc của sườn dốc.
 - Góc ma sát trong của đất tại vị trí A.
Q - lực chống trượt tại vị trí A.
Ở điều kiện cân bằng giới hạn, ta có: T = Q
Hay: P.sin = P.cos.tg  tg = tg   =  (1.4)

Như vậy, điều kiện cân bằng giới hạn của sườn dốc cấu tạo bởi đất rời là góc dốc
bằng ma sát trong của đất.

27
Chương 1: Đất đá

• Đối với đất dính và đá cứng


Độ bền kháng cắt của đất dính và đá cứng gồm hai thành phần C và , xét tương tự
như trên ta có:
T = P.sin
Q = N.tg + C = P.cos.tg + C
Ở điều kiện cân bằng giới hạn, ta có T = Q nên:
C
tg  tg 
P.cos 
Gọi  là góc chống cắt của đất đá, hệ số chống cắt tg được xác định:
 c c
tg    tg   tg   tg    
  P.cosa (1.5)

Trong đó:  - Cường độ kháng cắt của đất đá.


 - Áp lực pháp tuyến tác dụng,  = N = P.cos
Như vậy, điều kiện cân bằng giới hạn ở sườn dốc cấu tạo bởi đất dính hay đá cứng
là góc dốc bằng góc chống cắt của đất đá.
e) Hệ số ổn định của mái dốc
Như đã biết, trượt phát sinh do tác dụng của trọng lực và các lực khác. Quá trình
trượt xẩy ra khi lực gây trượt vượt quá độ bền chống trượt ở các mặt, đới yếu trong đất
đá. Từ đó hình thành mặt trượt trong đất đá.

Hình 1.17: Sơ đồ tính hệ số ổn định  của mái dốc


Trong điều kiện chỉ chịu tác dụng gây trượt của trọng lực P, các lực tác dụng lên khối
đất đá bao gồm:
- Lực gây trượt: T
- Lực chống trượt: Q= f.N + C.l
Trong đó: T - Thành phần của trọng lực P song song với mặt trượt;
N - Tổng thành phần trọng lực P vuông góc với mặt trượt;
f - Hệ số ma sát của đất đá ở vị trí mặt trượt, f = tg;

28
Chương 1: Đất đá

C - Lực dính kết của đất đá ở vị trí mặt trượt;


l - Chiều dài mặt trượt.
Gọi  là hệ số ổn định mái dốc,  được xác định như sau:
Q f . N  C.l
 
T T (1.6)

Nếu  = 1: Mái dốc ở trạng thái cân bằng giới hạn;


 < 1: Mái dốc không ổn định;
 > 1: Mái dốc ổn định.
f) Các biện pháp phòng, chống trượt
Để giữ ổn định mái dốc, khi thực hiện các biện pháp phòng chống trượt, cần chú ý
các nguyên tắc sau:
- Biện pháp phòng chống trượt phải xuất phát từ nguyên nhân gây ra trượt và các
yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới quá trình phát triển trượt.
- Phải xác định được cấu trúc khối trượt, hình dạng, thế nằm mặt trượt, đặc điểm địa
chất công trình của khối trượt, để từ đó bố trí các công trình phòng chống trượt thích
hợp.
- Sử dụng đồng thời nhiều phương pháp phòng chống trượt, sau khi đã luận chứng
khả năng kỹ thuật và kinh tế để chọn phương án hợp lý.
Dưới đây là các giải pháp phòng chống trượt được áp dụng:
- Điều tiết dòng mặt:
- Tháo khô đất đá bị sũng nước:
- Bảo vệ chân sườn dốc khỏi bị rửa xói:
- Gia cố khối đất đá bằng công trình neo giữ, chắn đỡ:
- Cải tạo tính chất của đất đá:
- Trồng cây, cỏ bảo vệ:
- Giảm độ dốc của sườn dốc:

29
Chương 1: Đất đá

a) b)

c) d)

e) f)
Hình 1.18: Một số biện pháp phòng chống trượt
a) Giảm độ dốc sườn; b)Tường chắn rọ đá; c) Tường chắn;
d) Bệ phản áp; e) Trụ cọc; f) Neo

1.3.4. Hiện tượng mương xói


Mương xói là kết quả quá trình bào xói phá huỷ đất đá phát triển theo chiều dài trên
các sườn dốc (từ đỉnh phân thuỷ) do dòng chảy tạm thời gây ra. Mương xói phá huỷ bề
mặt địa hình ảnh hưởng đến xây dựng, giao thông, nông nghiệp.
a) Hình dạng mương xói và các quá trình phát triển
Mương xói là một dạng địa hình được hình thành ở các sườn dốc, đỉnh phân thuỷ,
nó cắt sâu vào các sườn đồi, kéo dài quanh co hoặc rẽ nhánh, tao ra đường nét riêng
biệt cho địa hình. Mặt cắt ngang đầu tiên của nó có dạng chữ V, về sau phát triển thành
dạng chữ U, dạng hình thang. Mặt cắt dọc phát triển theo từng giai đoạn, nhìn chung
chúng thoải dần về phía cửa và dốc dần về phía đỉnh.
Qua nghiên cứu, người ta chia quá trình phát triển của mương xói thành 4 giai đoạn:
rãnh xói; hạ thấp đầu mương; đạt mặt cắt cân bằng dọc và ngừng phát triển.
* Giai đoạn rãnh xói: đầu tiên, dòng chảy tạm thời chảy theo các đường trũng
ngoàn nghèo tự nhiên trên bề mặt địa hình và bào xói mặt đất, tạo nên các rãnh nông
có chiều sâu từ 0.3 đến 1m, mặt cắt ngang có dạng hình chữ V, mặt cắt dọc đáy mương
hơi giống mặt cắt của sườn dốc. Càng về sau mương xói càng mở rộng và sâu hơn, mặt
cắt ngang chuyển dần sang hình chữ U, ở đáy mương chưa có sự tích tụ vật liệu.

30
Chương 1: Đất đá

* Giai đoạn hạ thấp đầu mương: đến giai đoạn này, đỉnh mương xói cắt sâu
xuống nhanh chóng, vách đầu mương bị sập lở, đỉnh mương xói dần dịch chuyển về
phía đỉnh phân thuỷ, mương xói dài ra, toàn bộ suốt chiều dài mương xói đều bị khoét
sâu xuống nhưng chưa đạt tới trắc diện cân bằng, cửa mương chưa đạt đến mức xâm
thực địa phương, mặt cắt ngang chuyển sang dạng hình thang, đáy mương bắt đầu có
vật liệu tích tụ. Giai đoạn này phát triển đến khi vách đứng đầu mương mất đi.
* Giai đoạn đạt mặt cắt cân bằng dọc: giai đoạn này bắt đầu từ khi đầu mương
xói đạt tới gốc xâm thực địa phương, mặt cắt dọc đáy dần tới cân bằng. Do tác dụng
xâm thực ngang, lòng mương mở rộng, hai bên vách tương đối dốc, đáy mương đã có
vật liệu tích tụ nhiều hơn. Sự phát triển của mương chậm dần.
* Giai đoạn ngừng phát triển: mương phát triển đến trạng thái cân bằng vách đầu
mương thoải dần và ổn định, đáy mương có vật liệu tích tụ.
b) Các biện pháp phòng trừ mương xói
- Trồng cây cải tạo đất, hạn chế tốc độ và động năng dòng chảy.
- Xây dựng những công trình điều tiết dòng chảy: thu nước, góp nước giữ nước.
- Gia cố cụ thể những chỗ bị xói: đóng cọc, đổ đá, xây lát.
- Ngăn chặn đào bới sườn dốc, khai thác mỏ bừa bãi.

1.3.5. Hiện tượng xâm thực và tích tụ của sông


Sông có 3 tác dụng là xâm thực, vận chuyển và tích tụ. ĐCCT chủ yếu nghiên cứu
tác dụng xâm thực và tích tụ của sông, phát hiện quy luật phát triển để dự báo và có
các biện pháp ĐCCT để ngăn chặn nó.
a) Tác dụng xâm thực sông
• Đặc điểm động lực tác dụng xâm thực ngang
Giả thiết có một khối đất (đá) nhô ra trên dòng sông như hình vẽ 1.19. Khi đó áp suất
thuỷ động của dòng chảy tác dụng lên khối đất (đá):
v2
P   na hl
2g (1.7)

trong đó:
γn là khối lượng riêng của nước;
g là gia tốc trọng trường;
a là hệ số thực nghiệm, phụ thuộc vào hình dạng khối đất (đá).

31
Chương 1: Đất đá

b
h S l

Hình 1.19: Khối đất đá nhô ra trên dòng sông


Dưới tác dụng của áp lực P, trong khối đất (đá) hình thành ứng xuất cắt:
P v2 l
S   na
bh 2g b (1.8)

Mặt khác sức kháng cắt của đất (đá) là: τ = σtgφ+c (σ: ứng suất vuông với mặt cắt).
- Nếu v tương đối nhỏ thì s < τ, không xảy ra xâm thực.
- Khi s = τ: khối đất đá ở trạng thái cân bằng giới hạn, vận tốc dòng nước lúc này
gọi là vgh ; vgh biểu thị cường độ xâm thực của đất (đá) và mỗi loại đất (đá) đặc trưng
bởi một vgh.
2 gb
vgh  ( tg  c )
 n al
(1.9)

Đá cứng có c rất lớn, vài trăm kG/cm 2. Nếu coi γn=1, a ≈ 1, b = l, thì đá cứng có vgh
= 100 - 150m/s, mà thực tế chưa có dòng chảy nào có tốc độ > 50m/s. Do đó bờ sông
cấu tạo bởi đá cứng liền khối thì không bị xâm thực.
Đất sét có vgh = 5 - 8m/s.
Đất rời có vgh = 0,5 - 0,8m/s.
Đất mềm, rời có vgh nhỏ do trị số C nhỏ.
Khi tốc độ dòng chảy lớn hơn v gh ứng với đất (đá) cấu tạo bờ thì bờ bị xâm thực và
ngược lại.
• Đặc điểm động lực tác dụng xâm thực sâu
• Dòng sông chưa đạt trạng thái cân bằng:
Giả thiết dòng sông có tiết diện chảy là ω, tốc độ dòng chảy là v. Khi đạt tới trạng
thái cân bằng thì sông có tiết diện ω’ và tốc độ vgh. Nếu trong khoảng thời gian đó điều
kiện thuỷ văn thay đổi không đáng kể thì ta có:
v.
v.  vgh . '   ' 
vgh

32
Chương 1: Đất đá

v
   '    (  1)
vgh
Sau khi xâm thực, tiết diện sông tăng:
Nếu 2 bên bờ sông cấu tạo bằng đá cứng hoặc do xây dựng kè, mố cầu thì không
xảy ra xâm thực ngang mà chỉ có xâm thực sâu.
Coi sông có tiết diện chữ nhật chiều rộng B, chiều sâu H thì:
 v
  BH ,  '  BH '  H   H (  1)
B vgh
(1.10)

 v 
n

H  H     1 1 1
 vgh   n 
Trong thực tế lấy:   ; n là hệ số kinh nghiệm, 2 3

• Dòng sông đã đạt trạng thái cân bằng:


Sông có tiết diện dòng chảy là  và vận tốc dòng chảy là vgh.
Do xây dựng cầu, kè... hoặc đất đá trượt lở làm tiết diện dòng chảy thu hẹp lại thành
ω1 với vận tốc dòng chảy là v1 > vgh, xảy ra xâm thực sâu.
Gọi B, B1 là chiều rộng sông lúc cân bằng trước và sau khi xây dựng cầu, kè, ...

Sông sẽ bị xâm thực sâu để v1 giảm xuống vgh và  1 tiến tới  nên ta có:
B B  B1
  BH ;   B1 H1  H1  H  H  H1  H  H ( )
B1 B1 (1.11)

(ΔH - xác định vị trí đặt móng)


b) Hiện tượng tích tụ của sông
Từ nơi cao xuống nơi thấp, nước đã biến thế năng thành động năng. Động năng này
bị tiêu hao bởi ma sát giữa nước với đáy sông, giữa các lớp nước với nhau và do vận
chuyển các vật liệu mà dòng sông mang theo. Nếu động năng của dòng chảy ở 1 vị trí
và 1 thời điểm nào đó nhỏ hơn các tổn thất nêu trên thì quá trình tích tụ xảy ra. Nhìn
chung theo hướng từ thượng lưu về hạ lưu, do tốc độ dòng nước giảm dần mà vật liệu
lắng đọng ngày cày nhiều, kích thước hạt ngày càng nhỏ. Đây là quy luật tuyển lựa
trầm tích của dòng sông. Tuy nhiên, trong thực tế do có nhiều biến hoá tạm thời và cục
bộ của tốc độ dòng nước làm cho quy luật trên rất phức tạp.
Do kết xâm thực, vận chuyển và tích tụ của sông đã hình thành nên dạng địa hình
đặc biệt gọi là thung lũng sông với thềm sông và bãi bồi:
- Thung lũng sông: là địa hình dạng lòng máng kéo dài và có dòng nước chảy ở
giữa.
- Thềm sông: là dải đất nằm ngang hoặc hơi nghiêng kéo dài dọc theo bờ sông,
không bị ngập nước vào mùa lũ. Theo nguồn gốc thềm sông được chia làm các loại:

33
Chương 1: Đất đá

thềm xâm thực, thềm tích tụ và thềm hỗn hợp.


- Bãi bồi: là thềm sông thấp và trẻ nhất, bị ngập nước thường xuyên vào mùa lũ.
Bãi bồi và thềm sông là nơi: chứa vật liệu xây dựng như cát, cuội,...; có thể trở
thành tầng chứa nước; cho phép suy luận về chế độ vận động kiến tạo vùng nghiên cứu
(mỗi bậc thềm đều là kết quả của vận động nâng tân kiến tạo).
c) Các biện pháp ngăn ngừa tác dụng xâm thực của sông
- Gia cố trực tiếp những vị trí bị xói lở như đặt rọ đá, xây lát bờ, đặt các tấm bê tông
lớn, trồng cỏ...
- Cải tạo hướng dòng chảy và tốc độ dòng chảy bằng cách xây dựng kè chắn ngang
hay để chắn dòng với chiều dài, chiều cao và hướng kè phù hợp với từng đoạn sông.

1.4. Khái niệm cơ bản về khoáng vật và đất đá

1.4.1. Khoáng vật


a) Định nghĩa
Khoáng vật là hợp chất của các nguyên tố hoá học tự nhiên hay các nguyên tố tự
sinh, được hình thành do các quá trình hoá lý xảy ra trong vỏ Trái đất hay trên bề mặt
của nó.
Khoáng vật tồn tại ở 3 thể:
- Thể rắn: chiếm đa số (thạch anh, calcit, caolinit,...);
- Thể lỏng: chủ yếu là nước;
- Thể khí: metan, hydro, cacbonic,...
Trong tự nhiên đã biết hơn 5000 khoáng vật, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 50
khoáng vật tham gia vào thành phần chính của đất đá, gọi là khoáng vật tạo đá.
Trong ĐCCT khi nghiên cứu khoáng vật, thường chú ý tới các vấn đề sau:
b) Thành phần hoá học
Khi nghiên cứu thành phần của các khoáng vật, người ta thường xác định hàm
lượng và tỷ lệ giữa các nguyên tố tạo nên khoáng vật. Từ đó, biểu diễn công thức hóa
học của khoáng vật theo một số dạng sau đây:
- Tổng hợp các nguyên tố tạo nên khoáng vật;
- Tổng hợp các nguyên tố và nhóm liên kết hóa học có trong khoáng vật;
- Hỗn hợp các chất hóa học tạo thành khoáng vật.
Ví dụ: Khoáng vật caolinit có thể lần lượt biểu thị bằng công thức: H 4Al2Si2O9,
Al2[Si2O5][OH]4 hay Al2O3.2SiO2.2H2O.
c) Cấu trúc

34
Chương 1: Đất đá

Để hình thành khoáng vật, các hạt vật chất có 2 quy luật.
- Khoáng vật vô định hình là khoáng vật ở thể thuỷ tinh, các phân tử vật chất chưa
kịp sắp xếp theo một trật tự có tính quy luật tuần hoàn trong không gian. Ví dụ khi
magma đông nguội đột ngột tạo ra các khoáng vật vô định hình.

Hình 1.20: Cấu trúc của Halit (ion clo - hình cầu lớn, ion natri - hình cầu nhỏ)
- Khoáng vật kết tinh là khoáng vật hình thành do các hạt vật chất (nguyên tử, phân
tử và ion) sắp xếp theo một trình tự nhất định, tạo thành cấu trúc mạng lưới trong
không gian. Đơn vị nhỏ nhất của cấu trúc đó được gọi là các ô mạng đơn vị. Ví dụ ô
mạng đơn vị của Halit gồm 6 ion clo bao quanh mỗi ion natri, sự lặp lại của mỗi ô
mạng đơn vị theo ba hướng tạo nên cấu trúc lập phương của Halit (hình 1.20).
Do có cấu trúc mạng không gian nên khoáng vật có hình dạng bên ngoài nhất định
(Hình dạng chính tắc của tinh thể khoáng vật được giới hạn bởi các mặt, các đỉnh và
các cạnh) và có tính đồng nhất dị hướng về tính chất cơ lý và nhiều tính chất khác (vì
theo các phương song song với nhau thì tính chất giống nhau, còn theo phương không
song song với nhau thì tính chất không giống nhau.
Khoáng vật có thể tồn tại dưới dạng vô định hình và dạng kết tinh, nhưng chủ yếu là
dạng kết tinh.
d) Tính chất
Thành phần hoá học, cấu trúc của khoáng vật tạo cho chúng những tính chất vật lý
cùng với dấu hiệu bên ngoài khác nhau như: tỷ trọng, độ cứng, cát khai, ánh, màu sắc,
màu vết vạch, khả năng phản ứng với các chất hoá học, từ tính,...
Trong số rất nhiều tính chất vật lý của khoáng vật có hai tính chất liên quan chặt chẽ
đến tính chất xây dựng của khoáng vật:
• Khối lượng riêng
Là tỷ số giữa khối lượng và thể tích của khoáng vật đó. Theo khối lượng riêng của
khoáng vật người ta phân ra ba nhóm:
- Nặng (> 4g/cm3): Cassiterit SnO2 (6,8g/cm3), pyrit FeS2 (5g/cm3),...
- Trung bình (từ 3 đến 4g/cm3): Sfalerit ZnS (4g/cm3),…
- Nhẹ (<3g/cm3): Octoclaz KAlSi3O8 (2,6g/cm3),…
• Độ cứng

35
Chương 1: Đất đá

Là khả năng chống lại tác dụng cơ học bên ngoài (như khắc, vạch) của khoáng vật.
Để đánh giá độ cứng của khoáng vật, người ta thường dùng thang độ cứng tương
đối do F. Mohs đề xuất, thang này có 10 khoáng vật chuẩn tương ứng với 10 bậc độ
cứng, từ thấp đến cao như sau:
1. Talc (Tan) - Mg3Si4O10(OH)2; 6. Octoclaz - KAlSi3O8;
2. Thạch cao - CaSO4.2H2O; 7. Thạch anh - SiO2;
3. Calcit - CaCO3; 8. Topaz - Al2SiO4(F,OH)2;
4. Fluorit - CaF2; 9. Corindon - Al2O3;
5. Apatit - Ca5[PO4]3(F,Cl,OH); 10. Kim cương - C.
Xác định độ cứng tương đối của một khoáng vật là tìm xem nó vạch được khoáng
vật nào trong thang Mohs.
e) Phân loại
Dựa theo các tiêu chí khác nhau người ta phân khoáng vật ra các loại khác nhau:
- Theo nguồn gốc hình thành khoáng vật được chia ra khoáng vật nguyên sinh và
thứ sinh. Các khoáng vật nguyên sinh được tạo thành do sự nguội lạnh của magma
hoặc do sự kết tủa từ dung dịch, còn các khoáng vật thứ sinh được thành tạo từ những
khoáng vật khác (do phản ứng hóa học, do tác dụng nhiệt độ cao, nhiệt độ cao,…).
- Theo điều kiện hình thành khoáng vật được chia ra khoáng vật nội sinh và khoáng
vật ngoại sinh.
- Theo thành phần hoá học và cấu trúc tinh thể, tất cả khoáng vật tự nhiên được chia
thành 10 lớp (nhóm) sau:
1. Lớp nguyên tố tự sinh: gồm các khoáng vật sinh ra và tồn tại có thành phần chỉ
gồm một nguyên tố hóa học như vàng Au, kim cương C.
2. Lớp halogenua: gồm các khoáng vật là hợp chất muối của axit halogen hydrit
như: halit NaCl, fluorit CaF2.
3. Lớp sunfua: các hợp chất của lưu huỳnh như: pirit FeS 2, thần sa HgS và
chalcopirit CuFeS2.
4. Lớp sunfat: các hợp chất muối của axit sunfuric như: anhydrit CaSO 4, baryt
BaSO4.
5. Lớp cacbonat: các hợp chất muối của axit cacbonit như: dolomit CaMg[CO3]2.
6. Lớp photphat: các hợp chất của axit photphoric như: apatit.
7. Lớp oxit và hydroxit: thạch anh, hematit Fe 2O3, corindon, opan SiO2.nH2O,
limonit Fe2O3.nH2O.
8. Lớp silicat: các muối của axit silicic như: octoclaz, olivin (Mg,Fe) 2[SiO4].

36
Chương 1: Đất đá

9. Lớp vonfram: các muối của axit vonframit như sielit Ca[WO 4], vonframmit
Mn[WO4].
10. Lớp hợp chất hữu cơ: hổ phách C10H16O, than đá C.
f) Một số khoáng vật tạo đá chính
- Lớp silicat: Gồm gần 800 khoáng vật, chiếm 75% trọng lượng vỏ Trái đất. Lớp
này gồm một số nhóm sau:
+ Nhóm alumosilicat (felspat):
+ Nhóm orthosilicat:
+ Nhóm metasilicat:
+ Nhóm silicat ngậm nước:
- Lớp oxit và hydroxit: Gồm khoảng 800 khoáng vật, chiếm khoảng 17 % trọng
lượng vỏ Trái Ðất.
- Lớp carbonat: Gồm khoáng 80 khoáng vật, chiếm 1,7% trọng lượng vỏ Trái đất,
thường tạo thành lớp trầm tích biển rất dày.
- Lớp sulfat: Gồm khoảng 260 khoáng vật, chiếm không quá 0,1% trọng lượng vỏ
Trái đất.
- Lớp sulfua: Gồm khoảng 200 khoáng vật là hợp chất của kim loại với lưu huỳnh.
- Lớp phosphat:

a) b)
Hình 1.21: Nhóm alumosilicat (felspat): a) plagioclas b) felspat kali

a) b)
Hình 1.22: Nhóm orthosilicat: a) olivin; b) topaz

37
Chương 1: Đất đá

a) b)
Hình 1.23: Nhóm metasilicat: a) augit (pyroxen); b) horblend (amphibon)

a) b)

c) d) e)
Hình 1.24: Nhóm silicat ngậm nước: a) talc; b) caolinit; c) monmorilonit;
d) muscovit; e) biotit

a) b) c)

d) e)

f) g)
Hình 1.25: Lớp oxit và hydroxit: a) thạch anh; b) opal; c) hematit; d) limonit;
e) corindon; f) magnetit; g) bauxit

38
Chương 1: Đất đá

a) b)
Hình 1.26: Lớp carbonat: a) Calcit; b) Dolomit

a) b)
Hình 1.27: Lớp sulfat: a) anhydrit; b) thạch cao (gypsum)

a) b) c)
Hình 1.28: Lớp sulfua: a)pyrit; b)Chalcopyrit (CuFeS2); c) galen

Hình 1.29: Khoáng vật apatit ở dạng lăng trụ

1.4.2. Đất đá
Đất đá là sự tổ hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật trong tự nhiên,
nếu tổ hợp của một loại khoáng vật thì gọi là đơn khoáng, tổ hợp của nhiều loại
khoáng vật gọi là đa khoáng. Ví dụ đá đơn khoáng như đá vôi chỉ bao gồm khoáng vật
calcit (CaCO3), thạch cao từ anhydrit ngậm nước (CaSO 4.2H2O); đá đa khoáng như đá
granit gồm fenspat, thạch anh, mica,…
Đất đá là một khái niệm bao gồm: đá, đất và sự kết hợp giữa đá và đất. Chúng rất
khác nhau về thành phần, cấu trúc và tính chất. Sự khác nhau này trước hết sinh ra do
mối liên kết kiến trúc giữa các thành phần trong chúng:
- Các thành phần của đá được liên kết với nhau bằng mối liên kết bền-liên kết có

39
Chương 1: Đất đá

bản chất hoá học. Đó là liên kết đồng hoá trị, liên kết ion. Do đó đá thường có độ bền
cao. (khái niệm đá này thường đồng nghĩa với đá cứng).
- Các thành phần của đất được liên kết với nhau bằng mối liên kết có bản chất vật
lý: liên kết phân tử, mao dẫn, từ tính, ion - tĩnh điện. Vì vậy mối liên kết này không
được bền vững so với mối liên kết có bản chất hoá học, nên đất thường có độ bền yếu
và kém chặt hơn nhiều so với đá.
- Đất đá là danh từ chung cho cả đất và đá, mà trong chúng vừa có mối liên kết có
bản chất hoá học vừa có mối liên kết có bản chất vật lý.
Trong xây dựng, đất đá được sử dụng làm nền công trình, làm môi trường và vật
liệu xây dựng.
Mỗi loại đất đá được xác định bởi:
1 - Nguồn gốc thành tạo:
2 - Thành phần vật chất: thành phần hạt; thành phần khoáng vật và thành phần hóa
học của đất đá.
3 - Kiến trúc, cấu tạo:
4 - Thế nằm:
5 - Các tính chất xây dựng của đất đá:

1.5. Đá magma
a) Điều kiện thành tạo
Đá magma là loại đá được thành tạo do sự đông cứng của dòng dung nham magma
nóng chảy phun lên từ trong lòng đất. Dòng dung nham này là dung dịch silicat nóng
chảy có thành phần phức tạp và chứa các loại khí, hơi nước khác nhau.
Dựa vào vị trí thành tạo, người ta chia đá magma làm 3 loại:
- Đá magma xâm nhập sâu: Vị trí thành tạo > 3km;
- Đá magma xâm nhập nông: Được thành tạo ở độ sâu từ 0 đến 3km;
- Đá magma phun trào: Được thành tạo trên mặt đất.
Các loại đá magma thành tạo ở những vị trí khác sau sẽ có các đặc điểm khác nhau
về thành phần, cấu trúc, tính chất,…
b) Thành phần vật chất
Đá magma được hình thành từ dung nham magma, do đó thành phần khoáng vật
chủ yếu của đá magma là các khoáng vật silicat như: Felspat, thạch anh, amfibon,
pyroxen, mica,…
Các đá magma khác nhau thì thành phần khoáng vật cũng khác nhau. Hình 1.30 thể
hiện tỷ lệ thành phần gần đúng của một số loại đá magma chủ yếu.

40
Chương 1: Đất đá

Kết quả phân tích hoá học cho thấy khoáng vật của đá magma được thành tạo bởi
hầu hết các nguyên tố hoá học, nhưng chủ yếu chỉ có: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, Na, H,
Ti. Lượng chứa Si được tính theo SiO2 thay đổi từ 25 - 85%. Khi hàm lượng SiO2 giảm
thì màu của đá sẫm dần, tỷ trọng tăng lên và nhiệt độ nóng chảy giảm đi.
Dựa vào lượng chứa SiO2 người ta chia ra:
- Đá axit, với lượng SiO2 lớn hơn 65% như granit, ryolit,…
- Đá trung tính có lượng SiO2 chiếm 52 - 65% như diorit, anderit,…
- Đá bazo có lượng SiO2 chiếm 45 - 52% như gabro, bazan,…
- Đá siêu bazo có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 45% như peridotit, dunit,…

Hình 1.30: Tỷ lệ thành phần gần đúng của một loại đá magma
c) Cấu trúc
• Kiến trúc
+ Theo mức độ kết tinh có các loại kiến trúc (hình 1.31):
- Kiến trúc toàn tinh:
- Kiến trúc pocfia:
- Kiến trúc ẩn tinh:
- Kiến trúc thuỷ tinh:
+ Theo kích thước hạt có các loại kiến trúc:
- Kiến trúc hạt lớn (d > 5mm).

41
Chương 1: Đất đá

- Kiến trúc hạt vừa (d = 2 - 5mm).


- Kiến trúc hạt nhỏ (d = 2 - 0,2mm).
- Kiến trúc hạt mịn (d < 0,2mm).
+ Theo kích thước tương đối của các hạt có:
- Kiến trúc hạt đều: Các hạt có kích thước gần như nhau;
- Kiến trúc hạt không đều: Các hạt có kích thước khác nhau.

a) b)

c) d)
Hình 1.31: Kiến trúc của đá magma: a) Kiến trúc toàn tinh; b) Kiến trúc pocfia;
c) Kiến trúc ẩn tinh; d) Kiến trúc thủy tinh
• Cấu tạo
+ Theo sự định hướng của các khoáng vật trong đá chia ra: Cấu tạo khối (cấu tạo
đồng nhất) và cấu tạo dải (cấu tạo dòng).
+ Theo mức độ sắp xếp chặt sít chia ra: Cấu tạo đặc sít và cấu tạo lỗ rỗng.
d) Thế nằm của đá magma
Khối magma khi xuyên lên trên mặt đất hay nguội lạnh trong vỏ Trái đất tạo thành
các đá magma có thế nằm khác nhau (hình 1.32):
Đối với đá xâm nhập, thế nằm của đá magma có thể ở dạng nền, dạng nấm hay dạng
mạch:
Đối với đá phun trào, thế nằm của đá magma có thể ở dạng lớp phủ, vòm hay dòng:
e) Tính chất xây dựng
Nhìn chung, hầu hết các khoáng vật tạo thành đá magma liên kết với nhau bằng mối

42
Chương 1: Đất đá

liên kết hóa trị bền vững và được thành tạo ở điều kiện nhiệt độ cao. Do vậy, các đá
magma thường có độ bền cao, không hoà tan trong nước. Độ lỗ rỗng của đá rất nhỏ (<
1%), riêng đá phun trào có độ lỗ rỗng thay đổi lớn từ 19 - 60% ở tuf núi lửa (loại đá
phun trào chứa vật liệu núi lửa), dùng làm nền thiên nhiên cho nhiều công trình đều rất
ổn định. Nhưng cần lưu ý đến mức độ phong hoá và nứt nẻ của đá vì chúng làm độ bền
của đá giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến độ ổn định của công trình trên nó.

Nó i l ö a
Th Ó d ß n g c h ¶ y
Th Ó l í p ph ñ

Th Ó m¹ c h
Th Ó n Êm
§ ¸ v ©y q u a n h

t h Ó t h Êu k Ýn h

THÓ B¦ í U

n Òn

Hình 1.32: Thế nằm của đá magma

1.6. Đất đá trầm tích


Đây là loại đất đá gây nhiều khó khăn nhất trong xây dựng. Nó là trung tâm nghiên
cứu của môn học vì:
- Nguồn gốc đa dạng và phức tạp.
- Phân bố rộng rãi trên bề mặt (75%) do đó nhiều công trình xây dựng trên loại đất
đá này.
- Tính chất và trạng thái thay đổi nhiều trong không gian. Khả năng chịu tải của
nhiều loại đất yếu.
a) Điều kiện thành tạo
Dưới tác động của các nhân tố bên ngoài Trái đất như khí hậu, các axit, sinh vật,…
các loại đất đá gần bề mặt Trái đất sẽ bị phá hủy, một phần bị hòa tan tạo thành các
dung dịch, một phần tạo thành những mảnh vụn có kích thước khác nhau. Các vật liệu
này bị gió hoặc nước mang đi, sau đó tích tụ lại tạo thành đất đá trầm tích.
Như vậy, đất đá trầm tích được tạo thành do kết quả tích tụ và biến đổi tiếp theo của
các vật liệu trầm tích có nguồn gốc khác nhau.
Quá trình thành tạo đất đá trầm tích được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 - Sinh thành vật liệu trầm tích: Do phong hóa, do núi lửa, từ vũ trụ.

43
Chương 1: Đất đá

- Giai đoạn 2 - Di chuyển và lắng đọng trầm tích: Dưới tác động của gió và nước,
các vật liệu trầm tích được vận chuyển và phân dị thành các lớp hạt vụn hoặc bùn sét
hoặc kết tủa dung dịch - trầm tích mềm rời.
- Giai đoạn 3 - Gắn kết tạo đá: Dưới tác dụng của áp lực, trọng lực và các dung dịch
kết tủa trong nước, các trầm tích mềm rời được nén chặt hoặc gắn kết lại thành đá, gọi
là giai đoạn hóa đá của trầm tích.
- Giai đoạn 4 - Hậu sinh và biến chất sớm: Đá trầm tích có thể tiếp tục bị biến đổi
dưới tác dụng của nhiều nhân tố khác.
Dựa vào nguồn gốc vật liệu trầm tích M.S. Svetxov (1958) chia đất đá trầm tích ra
ba loại:
• Đất đá trầm tích vụn cơ học
Được thành tạo từ những sản phẩm phá huỷ cơ học của các đá magma, trầm tích và
biến chất.
• Đất đá trầm tích sét (đất đá loại sét)
Được thành tạo chủ yếu từ sản phẩm của quá trình phong hoá hoá học các đá giầu
khoáng vật alumosilicat dưới dạng khoáng vật hoàn toàn mới, gọi là khoáng vật sét.
Khoáng vật sét là khoáng vật phổ biến nhất trong đất phân tán mịn, có kích thước
hạt rất nhỏ, nhỏ hơn 0,002mm, là những alumosilicat khác nhau, có kiến trúc tinh thể
dạng lớp, về thành phần có cả SiO 2 và R2O3 (R: Al, Fe). Cấu trúc mạng tinh thể ảnh
hưởng nhiều đến tính chất cơ lí của đất đá. Trong tự nhiên có rất nhiều loại khoáng vật
sét, nhưng thường gặp nhất có các nhóm: caolinit, montmoriolit và hidromica.
• Đất đá trầm tích hoá học và sinh hoá
Được thành tạo từ dung dịch thật hay do sự ngưng keo và có sự tham gia trực tiếp
hay gián tiếp của sinh vật. Theo thành phần hoá học phân ra các nhóm: trầm tích
nhôm, trầm tích sắt, trầm tích mangan, trầm tích silit, trầm tích fotforit, trầm tích
cacbonat, trầm tích muối, đá sinh vật cháy.
b) Thành phần vật chất
• Thành phần hạt
Người ta thấy rằng trong đất đá trầm tích (đặc biệt là đất), kích thước của hạt đất đá
có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất và trạng thái của chúng (ví dụ đất cát và sét). Từ đó
người ta đưa ra khái niệm thành phần hạt - là hàm lượng tương đối (tính bằng phần
trăm) của các nhóm hạt chứa trong đất đá.
Nhóm hạt là tập hợp các hạt có kích thước gần nhau, và do đó có tính chất xây dựng
tương tự nhau.
Khi nghiên cứu thành phần hạt người ta thường chú trọng các vấn đề sau:
• Phân chia nhóm hạt:

44
Chương 1: Đất đá

Ranh giới phân chia nhóm hạt giữa các quốc gia và giữa các ngành trong cùng một
quốc gia là khác nhau. Ở nước ta theo TCVN 9362:2012, các hạt trong đất đá được
chia thành các nhóm theo bảng 1.3.
Bảng 1.3: Phân loại nhóm hạt
Tên nhóm hạt Kích thước hạt (mm)

Đá tảng > 200


Cuội, dăm 200 - 20
Sỏi, sạn 20 - 2
Cát 2 - 0,05
Bụi (bột) 0,05 - 0,005
Sét < 0,005

• Xác định thành phần hạt:


Khi hàm lượng của các nhóm hạt trong đất khác nhau thì tính chất của chúng cũng
khác nhau. Vì thế, khi nghiên cứu đất người ta thường phải xác định hàm lượng tương
đối của các nhóm hạt chứa trong chúng - công tác phân tích thành phần hạt.
• Phân loại đất:
Dựa vào thành phần hạt đất để phân loại đất theo nguyên tắc sau:
- Sơ bộ phân chia đất làm 3 loại:
Đất hòn lớn:
Đất loại cát:
Đất loại sét:
- Dựa vào thành phần hạt, đất hòn lớn và đất loại cát được chia thành những dạng
khác nhau theo bảng 1.4; đất loại sét được phân loại theo bảng 1.5.
Tên đất hòn lớn và đất loại cát theo bảng 1.4 cần bổ sung thêm độ không đồng nhất
của thành phần hạt.
Khi trong đất hòn lớn có chất lấp nhét là cát chiếm trên 40% - hoặc chất lấp nhét là
sét chiếm trên 30% - tổng trọng lượng của đất hong khô, thì trong tên gọi của đất hòn
lớn phải ghi cả tên của chất lấp nhét và phải nêu đặc trưng trạng thái của nó. Dạng của
chất lấp nhét phải định theo bảng 1.5 sau khi đã tách các hạt lớn hơn 2mm khỏi mẫu
đất hòn lớn.

Bảng 1.4: Phân loại đất hòn lớn và đất loại cát
Dạng đất hòn lớn và đất loại Phân bố cỡ hạt theo độ lớn, tính bằng
Chú thích
cát % trọng lượng của đất hong khô
A. Đất hòn lớn Để định tên đất theo

45
Chương 1: Đất đá

Tảng lăn (khi có hạt sắc cạnh Trọng lượng các hạt lớn hơn 200mm
thì gọi là khối đá). chiếm trên 50%. bảng , phải cộng dồn
Cuội (khi nhiều hạt sắc cạnh Trọng lượng các hạt lớn hơn 10mm % hàm lượng hạt của
thì gọi là dăm). chiếm trên 50%. đất nghiên cứu theo
thứ tự:
Sỏi (khi nhiều hạt sắc cạnh Trọng lượng các hạt lớn hơn 2mm
thì gọi là sạn). chiếm trên 50%. - Hạt lớn hơn 200mm;
- Hạt lớn hơn 10mm;
B. Đất loại cát
- Hạt lớn hơn 2mm;
Trọng lượng các hạt lớn hơn 2mm - Hạt lớn hơn 0,5mm;
Cát sỏi
chiếm trên 25%.
- Hạt lớn hơn
Trọng lượng các hạt lớn hơn 0,5mm 0,25mm;
Cát thô
chiếm trên 50%. - Hạt lớn hơn 0,1mm.
Trọng lượng các hạt lớn hơn 0,25mm Tên đất lấy theo chỉ
Cát trung
chiếm trên 50%. tiêu đầu tiên được
Trọng lượng các hạt lớn hơn 0,1mm thỏa mãn trong thứ tự
Cát mịn tên gọi ở bảng.
chiếm trên 75%.
Trọng lượng các hạt lớn hơn 0,1mm
Cát bụi
chiếm dưới 75%.

Bảng 1.5: Phân loại đất loại sét


Tên đất Hàm lượng phần trăm nhóm hạt (%)
Sét nặng > 60
Sét nhẹ 60 - 30
Sét pha nặng 30 - 20
Sét pha vừa 20 - 15
Sét pha nhẹ 15 - 10
Cát pha nặng 10 - 6
Cát pha nhẹ 6-3
Cát <3

• Thành phần khoáng vật


Về đại thể đá trầm tích có các loại khoáng vật sau:
- Khoáng vật nguyên sinh là các mảnh đá hay khoáng vật do phong hóa cơ học các
loại đá có trước. Chúng là thành phần chủ yếu của các đá trầm tích vụn (cuội, sỏi,..).
Trong đó phổ biến hơn cả là thạch anh, sau đến fenspat, ziacon,…
- Khoáng vật thứ sinh: các khoáng vật được thành tạo do quá trình phân hủy hóa
học khoáng vật nguyên sinh như khoáng vật sét.
- Khoáng vật thuần túy của đá trầm tích, hình thành do lắng đọng của dung dịch
thật, sự ngưng keo có hay không có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của sinh vật,

46
Chương 1: Đất đá

như thạch cao, muối mỏ, opan, các tàn tích hữu cơ… Chúng không có hoặc có rất ít
trong đá magma nhưng lại là thành phần chủ yếu của đá trầm tích sinh hóa, là xi măng
gắn kết trong trầm tích vụn cơ học và sét.
Nhìn chung, khoáng vật của đá trầm tích ổn định đối với phong hóa hơn các khoáng
vật của đá magma.
Đối với tính chất xây dựng của các loại trầm tích mềm rời, khoáng vật sét có vai trò
quan trọng. Sự có mặt của nó làm cho đất có nhiều đặc tính riêng như: tính dẻo, dính,
nở, ép co rất lớn, tính thấm nước nhỏ,...
Đối với đá trầm tích, ngoài thành phần hạt khoáng vật, cũng chú ý tới các tạp chất
và xi măng. Sự có mặt của tạp chất có ý nghĩa quan trọng đối với trầm tích cacbonat,
còn thành phần xi măng có ý nghĩa lớn đối với đá trầm tích vụn cơ học. Tạp chất silit,
dolomite sẽ làm tăng cường độ, giảm tính hòa tan của đá vôi, còn sét làm giảm tính
hòa tan, đồng thời cũng làm giảm cường độ của đá này. Đá vôi chứa sét dễ hóa mềm
khi tác dụng với nước. Chất keo silit trong trầm tích vụn cơ học là chất gắn kết bền
chắc nhất, sau đến cacbonat và oxit sắt, còn thạch cao và sét là chất gắn kết yếu nhất.
c) Cấu trúc
• Kiến trúc của đá trầm tích vụn cơ học và sét
Đất đá trầm tích vụn gồm hai phần là hạt vụn và xi măng gắn kết. Mỗi thành phần
có những nét kiến trúc riêng.
• Kiến trúc của hạt vụn
Kiến trúc của các hạt vụn chủ yếu dựa vào kích thước và hình dáng hạt:
- Theo kích thước, đất đá có các loại kiến trúc như trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Phân loại kiến trúc của đá trầm tích vụn cơ học và sét
Tên nhóm hạt Kích thước hạt (mm) Loại kiến trúc
Tảng tròn, tảng góc > 200 Kiến trúc hòn lớn
Cuội, dăm 200 - 10 Kiến trúc hạt cuội (dăm)
Sỏi, sạn 10 - 2 Kiến trúc hạt sỏi (sạn)
Cát 2 - 0,05 Kiến trúc hạt cát
Bụi (bột) 0,05 - 0,005 Kiến trúc hạt bụi
Sét < 0,005 Kiến trúc hạt sét

- Theo hình dáng hạt có các loại kiến trúc: hạt sắc cạnh, nửa sắc cạnh (hạt nửa tròn
cạnh), hạt tròn cạnh và hạt rất tròn cạnh.
• Kiến trúc của xi măng
Trong trầm tích vụn cơ học ngoài thành phần hạt vụn còn có thành phần gắn kết các
hạt vụn với nhau, gọi là xi măng. Nó thường có nguồn gốc tự sinh, lắng đọng từ dung
dịch thật hay ngưng keo với thành phần phổ biến là cacbonat, silic, photphorit,…

47
Chương 1: Đất đá

Trong thực tế thường gặp các kiểu xi măng sau:


- Xi măng cơ sở: các hạt không tiếp xúc với nhau, bị cách ly bởi xi măng.
- Xi măng tiếp xúc: các hạt tiếp xúc với nhau, chất xi măng ở chỗ tiếp xúc.
- Xi măng lấp đầy: các hạt tiếp xúc với nhau, lỗ rỗng được lấp đầy bởi xi măng.
• Kiến trúc của đá trầm tích sinh hoá
Chủ yếu dựa vào hình dạng, gồm các loại cơ bản sau:
- Kiến trúc vô định hình: thường gặp trong các loại đá trầm tích do sự ngưng keo
như trầm tích nhôm, sắt, mangan.
- Kiến trúc tha hình, thường gặp trong các loại đá vôi, hạt méo mó không có hình
dạng nhất định.
- Kiến trúc tự hình, thường gặp trong các loại trầm tích Dolomite, sunfat, KV có
dạng tự hình, đều đặn.
- Kiến trúc sinh vật, là kiến trúc của đá do sinh vật tạo nên, di tích sinh vật còn bảo
tồn tốt, loại này thường gặp trong đá vôi, silit.
- Kiến trúc mảnh sinh vật, là loại kiến trúc cũng do sinh vật tạo nên, nhưng di tích
của sinh vật đã bị cà nát, vỡ vụn thành những mảnh nhỏ khó lòng xác định ngay cả
dưới kính hiển vi.
• Cấu tạo của đá trầm tích
Cấu tạo của đá trầm tích có các loại chủ yếu sau:
- Cấu tạo khối: Loại này rất phổ biến trong đá trầm tích vụn cơ học. Chúng hình
thành do trầm tích lắng đọng nhanh, vật liệu vận chuyển tới liên tục, nước luôn luôn bị
khuấy động. Cấu tạo này làm cho đá đồng nhất, bền vững.
- Cấu tạo dòng: Được hình thành khi các hạt sắp xếp, định hướng theo phương dòng
chảy, hướng gió. Đá trầm tích có tính dị hướng.
- Cấu tạo lớp: Đây là cấu tạo đặc trưng nhất của đá trầm tích. Các lớp có thể khác
nhau về thành phần khoáng vật, thành phần hạt, các tạp chất,… phát sinh do sự thay
đổi trầm tích có chu kỳ hoặc do tích tụ gián đoạn. Ví dụ trầm tích thay đổi theo mùa:
về mùa lũ, nước sông mang đến các hạt lớn (cuội, sỏi,…); còn mùa khô, nước sông
mang đến các hạt nhỏ hơn (cát, sét,…). Kết quả là sẽ hình thành các lớp sét, cát,… xen
kẽ nhau.
d) Thế nằm
Trong tự nhiên, các lớp đất đá có 3 dạng nằm cơ bản là nằm ngang, nằm đơn tà (đơn
nghiêng) và thế nằm dạng uốn nếp.

48
Chương 1: Đất đá

N» M NGANG § ¥ N Tµ Uè N NÕP

Hình 1.33: Các dạng thế nằm cơ bản của tầng đất đá
Trong không gian, thế nằm của lớp đất đá được xác định bằng các yếu tố (hình
1.34):

Hình 1.34. Biểu thị các yếu tố thế nằm tầng đất đá trong không gian
- Đường phương (AB): Là giao tuyến của mặt tầng đất đá với mặt phẳng nằm
ngang, đó là phương kéo dài của tầng. Đường phương được xác định bằng góc
phương vị đường phương - là góc hợp bởi hướng bắc địa từ với hướng đường
phương.
- Đường hướng dốc (CD’): Là nửa đường thẳng nàm trên mặt tầng đá, vuông
góc với đường phương và có chiều quay về phía dốc xuống của tầng đá. Đường
hướng dốc được xác định bằng góc phương vị hướng dốc - góc hợp bởi hướng
bắc và hình chiếu của đường hướng dốc trên mặt phẳng nằm ngang (β).
Các trị số α, β sau khi đo ở thực địa bằng địa bàn địa chất được ghi chép dưới dạng
α β, ví dụ 120 30; còn ở trên bản đồ địa chất được đặc trưng bằng kí hiệu riêng, ví
dụ 120 30 và 120 30 nghiêng đảo thể hiện như hình vẽ.

Hình 1.35: Biểu thị các yếu tố thế nằm tầng đất đá trên bản đồ địa chất
Trong đó:
- Phương và chiều của nửa đường thẳng chỉ hướng dốc của tầng đất đá được xác

49
Chương 1: Đất đá

định theo trị số β;


- Đoạn thẳng biều diễn đường phương của tầng đất đá và vuông góc với hướng dốc;
- Góc dốc của tầng đất đá được ghi ở nửa cuối nửa đường thẳng chỉ hướng dốc của
tầng đất đá bằng con số không có đơn vị.
e) Khả năng xây dựng
Vì đất đá trầm tích có nguồn gốc đa dạng, nên tính chất và trạng thái của chúng biến
thiên trong phạm vi rộng lớn. Khi xây dựng trên loại đất đá này, nhất là trên đất trầm
tích, cần tiến hành khảo sát thận trọng, phù hợp với từng công trình cụ thể.

1.7. Đá biến chất


a) Điều kiện thành tạo
Đá biến chất được thành tạo do sự biến đổi sâu sắc của đá magma và đất đá trầm
tích dưới tác dụng áp lực lớn, nhiệt độ cao và các chất có hoạt tính hoá học.
Các tác nhân gây biến chất chủ yếu là nhiệt độ, áp suất và dung dịch biến chất, có
thể tác dụng đồng thời hoặc riêng rẽ. Dựa vào tác nhân biến chất chủ yếu, người ta
chia ra 3 kiểu biến chất cơ bản sau:
• Biến chất động lực (cà nát)
Loại này xảy ra dưới áp lực cao. Do vậy, đất đá bị mất nước, độ rỗng giảm và độ
liên kết giữa các hạt tăng lên. Ví dụ đá dăm kết kiến tạo.
• Biến chất tiếp xúc
Loại này xảy ra dưới tác dụng của khối dung dịch magma nóng chảy xâm nhập vào
các khối đá có trước. Nhiệt độ, khí, thành phần dung nham,… làm biến đổi cơ bản
thành phần và tính chất của đá tiếp xúc với nó. Nếu sự biến đổi đó chỉ do nhiệt độ cao
của magma gây ra thì gọi là biến chất tiếp xúc nhiệt (trầm tích cacbonat bị biến chất
tiếp xúc nhiệt thì tạo thành đá hoa), nếu sự biến chất có kèm theo sự trao đổi thành
phần hoá học của khối magma và đá vây quanh thì gọi là biến chất tiếp xúc trao đổi
(đá trầm tích cacbonat bị biến chất tiếp xúc tạo thành đá scacnơ có thành phần chủ yếu
là silicat - vôi).
• Biến chất khu vực
Là loại biến chất xảy ra ở dưới sâu dưới tác dụng đồng thời của áp lực lớn và nhiệt
độ cao. Nó liên quan chặt chẽ với các hoạt động của vỏ quả đất. Ví dụ các đá phiến.
b) Thành phần khoáng vật
Các khoáng vật tạo đá chủ yếu của đá biến chất về cơ bản cũng giống như đá
magma (thạch anh, felspat, pyroxen, amfibon, mica,...) nhưng thường có nhiều khoáng
vật thứ yếu của đá magma và đá trầm tích lại trở nên chủ yếu trong các đá biến chất
như apatit, spinen, clorit, epiđot,... Ngoài ra có những khoáng vật biến chất đặc biệt
như cocdierit, ditxten, granat, đioxit,... đóng vai trò khá lớn trong đá biến chất. Vì vậy,

50
Chương 1: Đất đá

thành phần khoáng vật của đá biến chất trước hết phụ thuộc vào thành phần của các đá
ban đầu, sau đó các tập hợp khoáng vật được tạo nên cũng có ý nghĩa lớn.
c) Cấu trúc
• Kiến trúc
Phổ biến có các kiểu kiến trúc:
- Kiến trúc biến tinh: các tinh thể khoáng vật tái nóng chảy kết tinh lại ở các mức độ
khác nhau.
- Kiến trúc milonit: do tác dụng của lực ép kiến tạo, các tinh thể bị miết, nghiền nát
và có thể được các khoáng vật khác gắn kết lại.
- Kiến trúc vẩy: thể hiện trong quá trình biến chất hình thành các khoáng vật dạng
vảy, dạng phiến, định hướng dưới tác dụng của áp lực.
• Cấu tạo
Cấu tạo cũng là dấu hiệu nhận biết quan trọng của đá biến chất. Đặc trưng nhất là
các cấu tạo:
- Cấu tạo khối: các khoáng vật phân bố đều đặn trong đá, không có sự định hướng,
thường xảy ra trong đá biến chất tiếp xúc.
- Cấu tạo phân phiến: các hạt khoáng vật có dạng phiến mỏng kéo dài và sắp xếp
song song nhau, thường hình thành trong biến chất khu vực.
- Cấu tạo gneis (cấu tạo dải): các dạng khoáng vật có dạng trụ, dạng tấm xếp định
hướng thành các dải song song, giữa các dải thường là khoáng vật dạng hạt. Loại này
đặc trưng cho đá biến chất cao.
d) Thế nằm
Ở mức độ nhất định phụ thuộc vào điều kiện thế nằm của đá ban đầu, nhưng kiểu
biến chất có ý nghĩa quyết định. Khi biến chất khu vực, cả miền rộng lớn đều bị tác
dụng, tạo nên những khối, tầng, thành hệ biến chất to lớn. Còn biến chất tiếp xúc mang
tính cục bộ, tạo thành những khoảnh, đới nhỏ, thấy được sự chuyển tiếp dần hoặc rõ
nét từ đá biến chất đến đá ban đầu.
e) Tính chất xây dựng
Đá biến chất không thấm nước, không hoà tan trong nước, nó có đặc trưng biến
dạng dưới tác dụng ngoại lực như vật thể giả đàn hồi. Khi sử dụng đá phân phiến làm
nền công trình, cần chú ý đến tính dị hướng của chúng.

51
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ

2.1. Phân loại đất đá theo quan điểm Địa chất công trình
Năm 1937 F.P. Xavarenxki đã đề ra cách phân loại đất đá theo quan điểm địa chất
công trình. Sau này, năm 1968 V.D. Lomtadze đã bổ sung thêm. Theo đó, đất đá được
chia ra thành 5 nhóm chủ yếu sau:
• Đá cứng - đá rắn chắc
Gồm đại bộ phận các đá magma, trầm tích và biến chất gắn kết chắc không bị
phong hóa. Độ bền nén từ 500-4000kG/cm 2, modul tổng biến dạng lớn hơn
100.000kG/cm2, hệ số bền chắc f lớn hơn 8. Đá có độ ổn định cao, biến dạng nhỏ,
thấm nước ít, rất thuận lợi để xây dựng các loại công trình.
• Đá nửa cứng - đá tương đối rắn chắc
Gồm các loại đá cứng đã bị phong hóa, nứt nẻ. Đá có độ bền nén nhỏ hơn 500,
modul tổng biến dạng từ 20.000-100.000, hệ số bền chắc f=2-8. Đá có độ bền và độ ổn
định thấp hơn đá cứng, độ biến dạng lớn hơn, độ ngấm nước đáng kể hoặc cao. Đá nửa
cứng thường được phân biệt bởi tính không đồng nhất và tính dị hướng rõ rệt. Nhiều
loại đá có tính lưu biến. Nhìn chung, đá nửa cứng không thuận lợi cho việc xây dựng
công trình bằng đá cứng. Tuỳ theo loại công trình mà xây dựng trên đá nửa cứng thuận
lợi hoặc không thuận lợi.
• Đất rời xốp
Được cấu tạo từ những hạt cứng chắc, ổn định, có cường độ cao nhưng giữa chúng
hầu như không có liên kết. Đất rời như cát, cuội, sỏi, dăm, sạn,… có độ rỗng lớn, giữ
nước kém, đa số thấm nước mạnh (có thể >30m/ngày), modul biến dạng từ 20-
100kG/cm2, đất dễ bị biến dạng do tác động cơ học, nhất là với tải trọng động.
• Đất mềm dính
Gồm các loại sét, sét pha, cát pha và hoàng thổ, giữ ẩm nhiều, thấm nước kém (<
0,1m/ngày), modul biến dạng từ 20-100kG/cm2, có tính dính, độ bền phụ thuộc độ chặt
và độ ẩm.
• Đất đá có thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt
Như đá vôi bị karst hoá mạnh, đất nhiễm mặn, đất lún ướt, than bùn,... Đặc trưng
của chúng là rất yếu về mặt xây dựng, sự biến đổi tính chất của chúng diễn ra phức
tạp, nên cố gắng tránh những khoảnh đất loại này khi chọn vị trí công trình.

2.2. Tính chất cơ lý của đá

2.2.1. Tính chất vật lý của đá


Đá gồm ba pha: rắn, lỏng và khí. Tỷ lệ về khối lượng và thể tích của các pha trong

52
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

đá được gọi chung là các đặc trưng tính chất vật lý của đá. Chúng ta xem xét một số
chỉ tiêu quan trọng sau:
• Khối lượng riêng
Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích pha cứng của nó. Về trị số,
khối lượng riêng được tính bằng tỷ số giữa khối lượng phần cứng của đá và thể tích
của nó. Khối lượng riêng thường được ký hiệu là γs, tính bằng g/cm3 hay t/m3.
ms
s 
Vs (2.1)

trong đó: ms là khối lượng phần cứng của đá;


Vs là thể tích phần cứng của đá.
Để xác định khối lượng riêng của đá, phải tính được khối lượng và thể tích phần
cứng trong đá. Muốn vậy, người ta có thể dùng nhiều phương pháp xác định khác
nhau, thường dùng phương pháp đun sôi.
• Khối lượng thể tích của đá
Khối lượng thể tích là khối lượng một đơn vị thể tích của đá có kết cấu và độ ẩm tự
nhiên.
ms  mn

V (2.2)

trong đó: ms - khối lượng phần rắn của mẫu đá;


mn - khối lượng nước có trong mẫu đá;
V - thể tích mẫu đá.
Để xác định khối lượng thể tích của đá phải xác định khối lượng mẫu đá và thể tích
mẫu đá. Khối lượng mẫu đá được xác định bằng phương pháp cân, để xác định thể tích
mẫu thường dùng các phương pháp dùng cát; phương pháp bình đo thể tích hay
phương pháp bọc parafin; phương pháp cân thủy tĩnh.
Trong thực tế, ngoài khối lượng thể tích của đá ở trạng thái tự nhiên, còn sử dụng
khối lượng thể tích của đá ở các trạng thái khác:
- Khối lượng thể tích của đá ở trạng thái khô tuyệt đối (còn được gọi là khối lượng
thể tích khô, khối lượng thể tích cốt đá), xác định sau khi đã sây khô mẫu ở nhiệt độ
105  5oC:
ms  
c   s 
V 1  e 1  0, 01.W (2.3)

- Khối lượng thể tích của đá ở trạng thái no nước (khối lượng thể tích bão hòa):

53
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

e
 bh  n
1 e (2.4)

- Khối lượng thể tích của đá ở trạng thái đẩy nổi:


 u  (1  n)( s   n ) (2.5)

trong đó: γs - khối lượng riêng của đá;


γn - khối lượng riêng của nước;
• Độ ẩm của đá
Độ ẩm của đá là tỷ số giữa khối lượng nước chứa trong mẫu đá và khối lượng của
mẫu đá khô tuyệt đối.
mn
w 100%
ms (2.6)

trong đó: mn là khối lượng nước trong mẫu đá;


ms là khối lượng phần cứng của mẫu đá.
Độ ẩm của đá được xác định bằng phương pháp cân mẫu đá trước và sau khi sấy ở
nhiệt độ 105  5oC cho tới khối lượng không đổi.
• Độ rỗng của đá
Độ rỗng của đá là thể tích tương đối của tất cả các lỗ rỗng, khe nứt chứa trong nó.
Về trị số, nó bằng tỷ số giữa thể tích của tất cả các lỗ rỗng và khe nứt có trong mẫu đá
và thể tích chính mẫu đá đó.
Vr   
n .100  1- c  .100
V  s  (%) (2.7)

trong đó: Vr là thể tích các lỗ rỗng và khe nứt trong mẫu đá;
V là thể tích mẫu đá.
γc - khối lượng thể tích khô của đá;
γs - khối lượng riêng của đá;
• Hệ số rỗng của đá
Hệ số rỗng là tỷ số giữa thể tích các lỗ rỗng và khe nứt trong đá với thể tích phần
cứng của nó.
Vr n 
e   s 1
Vs 1  n  c (2.8)

trong đó: Vr, Vs lần lượt là thể tích các lỗ rỗng, khe nứt và thể tích phần cứng của đá;

54
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

γs, γc lần lượt là khối lượng riêng và khối lượng thể tích khô của đá.
• Độ bão hòa của đá
Độ bão hòa là tỷ số giữa thể tích nước có trong lỗ rỗng và khe nứt với chính thể tích
của chúng.
Vn .W
Sr  
Vr e (2.9)

trong đó: Vn là thể tích nước trong các lỗ rỗng và khe nứt của mẫu đá;
Vr là thể tích các lỗ rỗng và khe nứt của mẫu đá.
Δ, W, e lần lượt là tỷ trọng, độ ẩm và hệ số rỗng của đá.

2.2.2. Tính chất đối với nước của đá


• Độ ổn định đối với nước
Được đặc trưng bằng độ hóa mềm và được đánh giá bằng hệ số hoá mềm. Hệ số hóa
mềm là tỷ số giữa sức chống nén tức thời một trục của mẫu đá sau khi bão hòa nước và
độ bền nén tức thời một trục trước khi bão hòa nước:
Rnbh
Km 
Rnk (2.10)

Rnbh và Rnk lần lượt là độ bền kháng nén tức thời của mẫu đá ở trạng thái bão hoà và
trạng thái khô.
Km phụ thuộc vào loại đá: Đá cứng Km > 0,9 với đá chịu nước; 0,7 - 0,8 với đá kém
chịu nước. Đá nửa cứng Km < 0,5; với đá không chịu nước (khi bão hoà nước thì đá bở,
tách lớp) thì Km = 0.
Nguyên nhân gây hoá mềm là do:
- Khi bão hoà nước, đá chịu tác dụng của một cột nước mạnh, cột nước gây ra ứng
xuất bên trong làm giảm độ bền cơ học của đá;
- Hơi nước khi xâm nhập vào vi khe nứt và lỗ rỗng gây ra áp lực chèn của các màng
mỏng, có thể đạt tới hàng trục hàng trăm kG/cm2 và lớn hơn làm giảm độ bền của đá.
- Do sự hòa tan, rửa lũa các vật liệu gắn kết của đá trầm tích. Cũng có thể do ngấm
nước không đều, sinh ra áp lực cục bộ trong đá, gây ra sự nứt nẻ và làm giảm độ bền
của đá.
- Sự bão hòa, được làm khô, co ngót, lặp đi lặp lại nhiều lần gây ra ứng suất phá hủy
đá, làm giảm khả năng ổn định đối với nước của các loại đá.
• Độ chứa ẩm của đá
Độ chứa ẩm là khả năng hấp thụ và giữ lại một lượng nước nhất định trong đá. Nhìn
chung độ chứa ẩm của đá thấp nhưng lại quan trọng vì từ đó có thể suy đoán độ lỗ

55
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

rỗng, độ hóa mềm và khả năng chịu băng giá của đá.
Độ chứa ẩm được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: lượng hấp thụ nước W ht, lượng bão hào
nước Wbh và hệ số bão hoà nước Kbh.
- Lượng hấp thụ nước là khả năng hấp thụ nươc của đá khi nhúng nó vào nước ở
điều kiện bình thường. Được tính bằng tỷ số giữa khối lượng nước bị hấp thụ và khối
lượng đá khô tuyệt đối.
mnht
w ht  .100
ms (2.11)

- Lượng bão hoà nước là khả năng hấp thụ nước của đá khi nhúng nó vào nước ở
điều kiện đặc biệt: áp xuất cao, nhiệt độ cao, chân không.
- Hệ số bão hoà là tỷ số giữa lượng hấp thụ nước và lượng bão hòa nước.
w ht
kbh 
w bh (2.12)

Thông thường wbh > wht. Nếu kbh > 0,8 đá không chịu băng giá.
• Độ ngấm nước
Độ ngấm nước của đá là tính chất cho nước đi qua nó khi có áp lực của cột nước.
Điều kiện để xảy ra hiện tượng ngấm là đất đá có độ lỗ rỗng lớn, các lỗ rỗng phải
lưu thông nhau và cột nước phải gây ra áp lực lớn. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào độ
nhớt của nước và nhiệt độ.
Hệ số ngấm:
Q. l.1000
K ng 
F .t.( p1  p2 ) (milidacxi) (2.13)

trong đó: Q - lượng chất lỏng thấm qua đá sau t giây;


l - chiều dài đường thấm;
η - độ nhớt của nước ở nhiệt độ thí nghiệm, centi Poazơ (cPz);
F: diện tích tiết diện ngang;
P1 - P2: cột nước áp lực;
t: thời gian.
Hệ số thấm sử dụng khi nghiên cứu các công trình thuỷ công, các công trình ngầm,
tính toán độ lún công trình.

2.2.3. Tính chất cơ học của đá


Tính chất cơ học của đá được đặc trưng cho tính cách của nó khi có tác dụng của
ngoại lực và được biểu thị bằng sự chống lại sự phá hủy (độ bền) và biến dạng.

56
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Tính chất cơ học của đá được thể hiện qua các chỉ tiêu tính chất cơ học. Chúng là
thông số của các mô hình cơ học cơ bản khác nhau. Tùy theo dạng của mô hình mà
người ta chia thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho độ bền, cho tính chất biến dạng,
tính lưu biến, tính chất động lực hay công nghệ,…
a) Độ bền
Độ bền của đá là khả năng của nó chống lại sự phá hủy do ngoại lực gây ra. Độ bền
được lấy bằng giá trị ứng suất mà tại đó đá hoặc phân tố đá bị phá hủy. Sự phá hủy là
hiện tượng xảy ra khi biến dạng làm phá vỡ các mối liên kết trong vật, vật bị chia ra
làm hai hay nhiều mảnh.
Theo dạng của ngoại lực tác dụng, độ bền được chia thành các độ bền nén, kéo, cắt,
uốn, tải trọng tập trung và độ bền nén ba trục.
• Độ bền nén một trục
Độ bền nén một trục là chỉ tiêu thường được dùng nhất khi đánh giá tính chất cơ
học của đá. Về trị số, nó được tính bằng tỷ số giữa lực nén lớn nhất làm phá hủy mẫu
(Pmax) và diện tích tiết diện ngang ban đầu của mẫu (Fo):
Pmax
n 
Fo (2.14)

Độ bền nén của đá thay đổi trong một phạm vi rất rộng, theo E.G. Gaziev (1973), trị
số độ bền nén của một vài loại đá như sau:
Gneis: 81 ÷ 327 MPa Tuf : 3,5 ÷ 52 MPa
Granit: 37 ÷ 379 MPa Bazan: 150 ÷ 350 MPa
Đá vôi: 6 ÷ 360 MPa Cát kết: 11 ÷ 252 MPa
Độ bền nén đơn trục thường được xác định theo thí nghiệm nén đơn trục (hình 2.1).
Theo thí nghiệm này, trụ đá từ lõi khoan được cắt bằng lưỡi cưa kim cương với tỷ lệ
chiều dài và đường kính phụ thuộc vào các nước, hai đầu mẫu được mài phẳng và
vuông góc với trục dọc của trụ mẫu bằng máy mài. Mẫu được gia tải bằng một máy thí
nghiệm nén, sử dụng các tấm đệm hình cầu để đảm bảo tải trọng tác dụng theo trục.
Gia tăng ứng suất đều đặn cho đến khi mẫu bị phá hoại, từ đó xác định độ bền nén một
trục theo công thức:
4 Pmax
n 
k d 2 (2.15)

trong đó: Pmax là tải trọng phá hủy mẫu;


d là đường kính của mẫu hình trụ;
k là hệ số hiệu chỉnh, có thể xác định bằng nhiều công thức kinh nghiệm khác
nhau:

57
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

- Theo các sách cơ học đá của Liên Xô cũ: k = 0.778 + 0.22(d/h).

- Theo M.Zern: k = 2d / h .

Hình 2.1: Thí nghiệm nén một trục


Để đánh giá sự dị hướng, phải gia công mẫu theo các hướng khác nhau so với mặt
yếu, tạo nên những góc α (góc hợp giữa hướng tác dụng của lực và hướng vuông góc
với các mặt yếu) thường là 0, 30, 45, 60 và 90 o. Kết quả thí nghiệm xác định sự dị
hướng về độ bền của đá được thể hiện trên hình 1.2 (theo số liệu của Nghiêm Hữu
Hạnh ở công trình Nà Xá - Sơn La). Qua đó thấy là độ bền nén thấp nhất của đá sẽ ứng
với góc α = 50 - 60o và khi α = 0o, độ bền nén của đá sẽ là lớn nhất.

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tính dị hướng về độ bền của đá


Mặt hạn chế của thí nghiệm là thời gian và công sức cần thiết để cắt và mài bằng
các đáy của mẫu. Thí nghiệm chỉ có thể thực hiện khi lõi khoan có chiều dài thích hợp
và khi đá hoàn toàn lành lặn thỏa mãn điều kiện gia công mẫu.

58
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

• Độ bền kéo đơn trục


Độ bền kéo đặc trưng cho khả năng chống kéo của đá, được xác định bằng giá trị
ứng suất kéo khi mẫu đá bị phá hủy dưới tác dụng của tải trọng kéo theo một trục.
Trong thực tế, ứng suất kéo có thể xuất hiện ở nóc hầm lò, ở đỉnh của bờ dốc, ở nền
đường hầm bị đẩy trồi; nó cũng phát sinh khi nổ mìn và khi thay đổi ứng suất nhiệt.
Độ bền kéo thường được xác định theo các phương pháp sau:
- Phương pháp kéo trực tiếp:
Mẫu thí nghiệm thường được gia công thành các thỏi có dạng hình học khác nhau
(hình chữ I, hình chữ nhật, hình số 8) rồi được kẹp vào hai đầu của bộ phận kéo bằng
những đồ gá đặc biệt (hình 2.3a). Dưới tác dụng của lực kéo, mẫu bị phá hủy. Theo
phương pháp này độ bền kéo được xác định theo công thức:
Pmax
k 
Fp
(2.16)

trong đó: Pmax là lực lớn nhất làm phá hủy mẫu;
Fp là diện tích tiết diện ngang của mẫu mà tại đó xảy ra sự kéo đứt mẫu.

a) b)
Hình 2.3: Thí nghiệm kéo trực tiếp (a) và Thí nghiệm Braxin (b)
- Phương pháp nén theo đường kính mẫu (phương pháp Braxin) (hình 2.3b)
Mẫu thí nghiệm thường là hình trụ, tỷ số giữa chiều dài và đường kính (l/d) ≥ 1.
Mẫu được đặt giữa hai tấm đệm của máy. Tăng tải trọng dần dần với tốc độ 0,5-
1MPa/s cho tới khi mẫu bị phá hủy.
Độ bền kéo của đá sẽ được xác định theo công thức của Hertz:

59
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

2P P
k   0,637
 dl dl (2.17)

trong đó: P là tải trọng làm phá hủy mẫu;


d, l là đường kính và chiều dài mẫu.
Phương pháp Braxin đơn giản, các kết quả thu được tương đối ổn định và có thể
dùng với các loại mẫu có đường kính bất kỳ miễn là chiều dài gần bằng đường kính
của nó. Hiện nay phương pháp này được sử dụng rất phổ biến.
• Độ bền cắt
Độ bền cắt hay sức chống cắt (trượt) của đá là sự chống lại tác dụng của ngoại lực
làm dịch chuyển phần này so với phần khác của mẫu đá. Về trị số, nó thường được xác
định bằng tỷ số giữa lực tiếp tuyến (lực cắt) T làm phá huỷ mẫu đá và diện tích mặt cắt
ban đầu của mẫu Fo.
T

Fo (2.18)

Độ bền cắt thường được xác định theo phương pháp cắt biến góc.
- Phương pháp cắt biến góc (hình 2.4): Mẫu thí nghiệm có dạng hình trụ, đường
kính bằng chiều cao, thường bằng 42mm. Vẽ mặt dự kiến lên mặt bên và mặt đáy của
mẫu. Đặt khuôn cắt vào trung tâm bàn nén của máy nén, sau đó đặt mẫu thí nghiệm
vào vòng đệm của khuôn cắt. Điều chỉnh cho mặt cắt dự kiến được vạch trên mặt sinh
nằm đúng giữa khe hở của vòng đệm. Mở máy, tăng tải theo tốc độ đều 5-10kG/cm 2/s
cho đến khi mẫu bị cắt hoàn toàn. Độ bền cắt được xác định theo công thức:
T P.sin
   p.sin
F F (2.19)

trong đó: P là tải trọng phá hủy khi mẫu bị cắt;


F là tiết diện mặt cắt;
α - góc cắt, là góc nghiêng của mặt cắt;
p là áp lực trên một đơn vị diện tích mặt mẫu.
Đặt các giá trị của σ = p.cosα và τ = p.sinα trong các lần thí nghiệm khác nhau lên
hệ trục tọa độ τ, σ sẽ vẽ được đường biểu diễn quan hệ giữa chúng. Từ đó có thể suy ra
các giá trị của góc ma sát trong φ và cường độ lực liên kết c của đá.
• Độ bền uốn
Trong thực tế độ bền uốn của đá thường ít được nghiên cứu, nhưng trong hầm mỏ,
sự phá huỷ của đá lại thường xảy ra do đá bị uốn nên cũng phải biết đến độ bền uốn
của đá.

60
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Mẫu thí nghiệm thường chế tạo thành dạng thanh tiết diện vuông hay chữ nhật.
Kích thước mẫu không qui định, phụ thuộc vào máy thí nghiệm, tính chất nứt nẻ của
đá và hiệu ứng tỷ lệ. Qua thực tế, người ta thấy là không nên thí nghiệm uốn với
những mẫu có tiết diện nhỏ hơn 5 - 10cm2 và tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao của mẫu
nhỏ hơn 8 lần.

Hình 2.4: Thí nghiệm cắt biến góc trên mẫu có quy cách
Khi thí nghiệm uốn có thể dùng sơ đồ 3 điểm (hai gối tựa và một điểm lực tác dụng
đúng tâm), 4 điểm (hai gối tựa và hai điểm lực tác dụng cách đều tâm) hay sơ đồ ngàm
(1 ngàm và lực tác dụng tại đầu thanh).
Độ bền uốn của mẫu được xác định theo công thức:
Mu
u 
Wu (2.20)

trong đó:
Mu là Mômen uốn lớn nhất ứng với tải trọng phá hủy mẫu;
Wu là mômen chống uốn của tiết diện. Với tiết diện mẫu hình chữ nhật, chiều cao
là h, chiều rộng là b thì:
bh 2
Wu 
6 (2.21)

• Độ bền của đá ở trạng thái ứng suất thể tích


Trong tự nhiên, đá không làm việc ở các trạng thái ứng suất đơn giản mà thường
chịu tác dụng của áp lực không bằng nhau theo các phương. Vì vậy, để nghiên cứu
toàn diện các đặc trưng cơ học của đá, phải thí nghiệm nó ở trạng thái ứng suất 3
phương hay ứng suất thể tích.
Muốn vậy, phải thí nghiệm đá trong các thiết bị có thể tạo được áp lực theo các
hướng. Tùy theo trị số áp lực mà có thể có 3 loại sơ đồ thí nghiệm:

61
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

1   2   3
1   2   3
1   2   3 (2.22)

Trong đó loại sơ đồ thứ hai thường được sử dụng hơn cả. Trong sơ đồ này, áp lực
thẳng đứng được truyền qua các máy nén, còn áp lực ngang, σ 2=σ3 được truyền bằng
hệ thống thủy lực và có thể điều chỉnh được chúng.
Thực nghiệm thấy rằng, ở trạng thái ứng suất 3 phương bằng hoặc không bằng nhau
thì độ bền của đá đều tăng lên. Điều này có thể giải thích là khi nén theo 3 phương, sự
phá huỷ xảy ra trong điều kiện các mặt đều bị hạn chế nên ngoại lực tác dụng trở nên
rất lớn. Ứng suất pháp sinh ra trên mặt phá huỷ càng lớn làm ứng suất tiếp được xác
định theo điều kiện bền Coulomb càng tăng. Mặt khác, do bị nén 3 phương, mẫu bị
nén lại, khoảng cách giữa các tinh thể giảm đi, lực liên kết tăng lên, đá càng khó bị phá
huỷ.
Khi nén 3 phương bằng nhau, quan hệ giữa độ bền của mẫu và độ bền khi nén một
trục của đá có thể biểu diễn theo các công thức kinh nghiệm:
Theo H.Hencky: σv = (1 + 2π)σn (2.23)
Theo L.A. Sreegner: σv = (5 - 2π)σn (2.24)

trong đó: σv là độ bền của đá khi nén 3 phương bằng nhau.


σn là độ bền nén một trục của đá.
Khi nén 3 phương không bằng nhau, người ta cũng thấy những kết quả tương tự.
Ngoài ra, môđun đàn hồi E. môđun trượt G, hệ số Poisson ν của đá cũng tăng lên khi ở
trạng thái ứng suất thể tích.
Hiệu ứng tỷ lệ khi nén 3 phương thể hiện rất kém so với khi nén một trục. Điều này
có thể là do khi bị nén, các lỗ rỗng, khe nứt bị co lại và khi áp lực rất lớn, có thể bỏ
qua hiệu ứng tỷ lệ.
b) Tính chất biến dạng
Biến dạng là hiện tượng thay đổi hình dáng, kích thước của vật liệu dưới tác dụng
của ngoại lực hay do sự thay đổi của nhiệt độ.
Biến dạng thường do ngoại lực gây ra, nên tùy theo dạng của ngoại lực mà có thể là
biến dạng giãn hay co (khi ngoại lực là kéo hay nén) hay trượt khi ngoại lực có tác
dụng gây trượt.
Xét trường hợp đơn giản nhất khi nén 1 trục các mẫu đá có lỗ rỗng hoặc khe nứt.
Đường cong ứng suất - biến dạng có dạng như hình vẽ 2.5:
- Khi mới chịu tác dụng của tải trọng, đá dần dần chặt hơn do các lỗ rỗng, khe nứt
được khép lại. Quan hệ ứng suất - biến dạng là không tuyến tính, thể hiện bằng một
đường cong hướng bề lõm lên phía trên, do biến dạng tăng nhanh hơn so với sự tăng

62
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

của ứng suất (vùng A). Với các đá không chịu nén thì không thấy vùng này. Giai đoạn
này được gọi là giai đoạn làm chặt vật liệu.

Hình 2.5: Đường cong ứng suất biến dạng khi nén mẫu đá
- Giai đoạn biến dạng đàn hồi (vùng B): hầu như các lỗ rỗng và khe nứt đã khép kín,
đá biến dạng đàn hồi và quan hệ ứng suất - biến dạng có dạng đường thẳng, dốc do sự
tăng của ứng suất nhanh hơn so với sự tăng của biến dạng.
- Giai đoạn biến dạng dẻo (vùng C): giai đoạn này bắt đầu khi ứng suất vượt quá
giới hạn đàn hồi của đá. Trong đá bắt đầu xuất hiện các vi khe nứt, cấu trúc bên trong
của đá bắt đầu bị phá hủy. Đường cong ứng suất biến dạng hướng bề lõm xuống phía
dưới và thoải (vùng C) do biến dạng tăng nhanh. Trong giai đoạn này nếu dỡ tải thì sẽ
thấy rõ biến dạng dư - là phần biến dạng không thể phục hồi được khi dỡ tải.
Khi nén mẫu theo chiều tác dụng của lực nén thì mẫu bị co lại, nhưng theo phương
vuông góc với nó mẫu bị nở ra. Biến dạng theo phương này được tính theo chiều âm
trên đường cong ứng suất - biến dạng.
Trong các giai đoạn biến dạng, thường chú ý nghiên cứu biến dạng đàn hồi và biến
dạng dẻo, vì chúng là các phần làm việc chủ yếu của đá. Vì vậy, để chi tiết hơn, chúng
ta nghiên cứu chúng:
• Biến dạng đàn hồi
Đàn hồi là tính chất vật liệu khôi phục lại được hình dạng và kích thước ban đầu khi
thôi tác dụng lực.
Biến dạng đàn hồi của đá được đặc trưng bởi những chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Môdun đàn hồi dọc (gọi tắt là mô đun đàn hồi) (E): là tỷ số giữa ứng suất pháp (σ)
khi kéo hay nén một trục và độ biến dạng giãn hay co tương đối (ε) tương ứng:

E
 (2.25)

63
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Môđun đàn hồi có cùng đơn vị tính với σ, đặc trưng cho sức chống biến dạng đàn hồi
của vật liệu khi kéo hay nén một trục.
- Hệ số biến dạng ngang hay hệ số Poisson (ν): là tỷ số giữa biến dạng ngang tương
đối (εd) và biến dạng dọc tương đối (εh) của mẫu khi chịu tác dụng của lực:
d

h (2.26)

- Mô đun đàn hồi ngang hay mô đun trượt (G): là tỷ số giữa ứng suất tiếp τ và biến
dạng trượt tương đối α tương ứng trong mặt phẳng trượt có ứng suất tiếp tác dụng:

G
 (2.27)

Môđun trượt có cùng đơn vị tính với τ, đặc trưng cho khả năng chống lại sự thay
đổi hình dáng khi giữ nguyên thể tích của vật liệu.
- Mô đun đàn hồi thể tích (K): là tỷ số giữa ứng suất nén ba trục bằng nhau Δv và
độ thay đổi thể tích tương đối của mẫu ΔV/V do ứng suất ấy gây ra:
v
K
V / V (2.28)

Môđun này chỉ xác định ở trạng thái ứng suất thuỷ tĩnh, đặc trưng cho khả năng
chống lại sự thay đổi thể tích nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng của vật liệu.
- Mô đun nén một trục (M): là tỷ số giữa ứng suất pháp khi nén σ và biến dạng
tương đối tương ứng ε của các mẫu đá rời đặt trong hình trụ có thành cứng:

M
 (2.29)

Trong phòng thí nghiệm chỉ xác định E và ν; các chỉ tiêu khác và hằng số Lame λ
được tính từ E và ν theo các công thức của lý thuyết đàn hồi:
E
K
3(1  2 )
E
G
2(1  )
1 
M E
(1  )(1  2 )
E

(1  )(1  2 ) (2.30)

Để xác định E và ν trong phòng thí nghiệm, có thể đo biến dạng của mẫu đá bằng
các đồng hồ đo, bằng các thiết bị điện hay bằng tốc độ truyền sóng đàn hồi.
- Xác định E và ν bằng cách đo biến dạng dọc và ngang của mẫu khi bị nén bằng

64
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

các dụng cụ đo kiểu đồng hồ.


Mẫu thí nghiệm thường là hình trụ có chiều cao lớn hơn đường kính khoảng 1,5 - 2
lần. Đường kính mẫu chọn tuỳ theo khả năng đo của dụng cụ, nhưng thường lấy từ 30
- 50mm. Hai mặt phẳng phải thật song song với nhau, độ lệch không quá 0,05mm.
Để đo được biến dạng dọc và ngang của mẫu phải dùng các loại đồng hồ đo mà giá
trị mỗi vạch chia của chúng từ 0,001 - 0,002mm (các thiên phân kế). Môđun đàn hồi
của đá càng lớn thì phải dùng đồng hồ có vạch chia càng nhỏ. Số lượng đồng hồ đo ở
mỗi lần thí nghiệm là 8 cái: 4 để đo biến dạng dọc và 4 để đo biến dạng ngang. Chúng
được lắp vào các chỗ đã định sẵn trên máy thí nghiệm (hình 2.6).

Hình 2.6: Thiên phân kế


Trước khi thí nghiệm, phải nén thử mẫu để xác định tải trọng ứng với giới hạn đàn
hồi. Thường giá trị tải trọng này bằng khoảng 50 - 60% tải trọng phá huỷ mẫu.
Việc đo biến dạng nên bắt đầu từ tải trọng bằng khoảng 15 - 20% tải trọng lớn nhất
làm phá huỷ mẫu. Sau đó tăng dần dần và từ từ, tới tải trọng ứng với giới hạn đàn hồi
rồi lại giảm tải. Ứng với mỗi lần tăng hay giảm tải, lại đọc được biến dạng ngang và
dọc của mẫu và ghi lại.
Biến dạng dọc tuyệt đối của mẫu sẽ được tính bằng trị số trung bình số học của 4 số
chỉ trên đồng hồ đo, còn biến dạng ngang tuyệt đối bằng 1/2 trị số trung bình số học
tính theo các đồng hồ đo biến dạng ngang.
Môđun đàn hồi thường xác định theo nhánh giảm tải của đường cong ứng suất -
biến dạng và được xác định theo công thức:

E
 Pd  Pd  .h
F .h (2.31)

trong đó:
Pc và Pd là tải trọng cuối cùng và ban đầu đặt lên mẫu khi đo biến dạng.
h là chiều cao mẫu trước khi đặt tải trọng; F là diện tích tiết diện ngang của mẫu;
Δh là biến dạng dọc tuyệt đối khi thay đổi tải trọng từ Pd đến Pc.

65
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Hệ số Poisson ν được xác định theo công thức:


d

h (2.32)

trong đó: εd là biến dạng ngang tương đối của mẫu được tính theo công thức:
d
d 
d (2.33)

với: Δd là biến dạng ngang tuyệt đối của mẫu;


d là đường kính mẫu trước khi đặt lực;
εh là biến dạng dọc tương đối của mẫu, được tính theo công thức:
h
h 
h (2.34)

Phương pháp này tương đối chính xác, sự sai lệch cũng chỉ khoảng 4% nhưng phải
dùng nhiều đồng hồ đo, thời gian đo mất khoảng 1/2h và mẫu phải có dạng hình học
chính xác.
- Xác định E và ν bằng cách đo biến dạng dọc và ngang của mẫu khi bị nén bằng
các tenxơmét.
Trong phương pháp này, mẫu đá thường có dạng hình trụ, đường kính 40-43mm. Tỷ
số giữa chiều cao và đường kính mẫu phải lớn hơn 2 để đảm bảo trạng thái ứng suất
một trục đều đặn ở phần giữa mẫu. Các mặt mẫu phải được mài nhẵn.
Biến dạng của mẫu đá được đo bằng các tenxơmet điện kiểu dây quấn dán vào mẫu.
Các tenxơmet được đặt ở phần giữa mẫu và cách mặt mẫu một khoảng bằng (0,5 - 1)d
(với d là đường kính mẫu). Các tenxơmet đo biến dạng dọc thì đặt theo hướng tác
dụng lực, còn các tenxơmet đo biến dạng ngang thì đặt vuông góc với chúng. Nên đặt
nhiều tenxơmet ở các phía đối nhau trên mẫu đá (hình 2.7).

Hình 2.7: Tenxomet


Cho mẫu vào máy nén và tiến hành tăng tải và giảm tải tới trị số ứng suất bằng 0,3
và 0,6σn , đồng thời ghi lại trị số của các biến dạng qua thiết bị tự ghi của máy.
Môđun đàn hồi E được xác định theo công thức:

66
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

4kP
E
 d 2 d (2.35)

trong đó: k là hệ số hiệu chỉnh tenxơmet;


P là tải trọng lên mẫu;
d là đường kính mẫu;
εd là biến dạng dọc tương đối của mẫu.
Hệ số poisson ν cũng được xác định theo công thức (2.32).
Trong quá trình thí nghiệm, người ta thường đo biến dạng đàn hồi khi giảm tải vì
khi tăng tải, trong biến dạng đã có một phần biến dạng dẻo. Biến dạng này sẽ được xét
ở phần sau.
Rất nhiều tác giả đã dẫn ra các giá trị khác nhau của môđun đàn hồi E và hệ số
Poisson ν của đá. Theo kết quả nghiên cứu của K. Széchy (1966), F. Birch (1972), A.
Jumikis (1973, 1975)… và rất nhiều tác giả khác thì các giá trị của E và ν có thể thấy
trong bảng 2.1.
• Biến dạng dẻo
Biến dạng dẻo của đá là khả năng đá bị biến dạng không phá hủy dưới tác dụng của
ngoại lực và giữ được hình dạng ấy sau khi dỡ bỏ ngoại lực.
Biến dạng dẻo là phần tiếp theo của biến dạng đàn hồi khi chịu tác động của ngoại
lực. Khi thành phần biến dạng dẻo là đáng kể thì vật liệu được coi là dẻo, còn khi
không có nó, vật liệu được coi là giòn.
Trong quá trình biến dạng dưới tác dụng của tải trọng, biến dạng dẻo chỉ xuất hiện
khi ứng suất đã vượt quá giới hạn đàn hồi. Lúc này quan hệ giữa biến dạng và ứng suất
được biểu diễn bằng một đường cong, biến dạng tăng nhanh hơn so với sự tăng của
ứng suất. Quan hệ này cũng có thể biểu thị bằng một hệ số E’ gọi là môđun biến dạng
cát tuyến. Trị số lớn nhất của E’ ứng với khi phá huỷ mẫu gọi là môđun biến dạng cát
tuyến giới hạn hay môđun dẻo.
n d
Em' ax  E 
n  d (2.36)

trong đó: σn và σd là ứng suất ứng với giới hạn bền nén và giới hạn đàn hồi;
εn và εd là các biến dạng tương đối tương ứng.
Trên đồ thị biểu diễn quan hệ giữa σ và ε đoạn OA là khoảng biến dạng đàn hồi,
đoạn AB là biến dạng dẻo (hình 2.8).
Tang của góc nghiêng giữa đoạn OA với trục hoành chính là môđun đàn hồi E (E =
tgα).
Bảng 2.1

67
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Loại đá Môđun đàn hồi E Hệ số Poisson


Bazan 19,6 - 98,1 0,14 - 0,25
48,5 - 111,5 0,22 - 0,25
Điabas 29,4 - 88,3 0,125 - 0,25
22,0 - 114,0 0,103 - 0,184
Gabro 58,8 - 107,8 0,125 - 0,25
58,4 - 87,1 0,154 - 0,48
Granit 25,5 - 68,6 0,125 - 0,25
- 0,155 - 0,338
21,3 - 70,5 -
Syenit 58,8 - 78,5 0,25
62,9 - 86,3 0,17 - 0,319
Dolomit 19,6 - 82,4 0,08 - 0,20
71,0 - 93,0 0,08 - 0,20
Đá vôi 9,8 - 78,5 0,10 - 0,20
- 0,33
Cát kết 4,9 - 84,3 0,066 - 0,125
- 0,23 - 0,30
44,1 - 51,0 0,21 - 0,24
Đá phiến sét 7,8 - 29,4 0,11 - 0,54
12.2 - 44.0 0,23 - 0,30
Đá gneis 19,6 - 58,8 0,091 - 0,25
14,2 - 70,0 0,03 - 0,15
Đá hoa 58,8 - 88,3 0,25 - 0,38
49,3 - 87,0 0,16 - 0,27
Quarzit 25,5 - 87,0 0,23
28,0 - 87,0 0,11 - 0,20
Đá phiến 40,0 - 70,5 0,10 - 0,20
- 0,06 - 0,44

Tang của góc nghiêng giữa đoạn AB với trục hoành sẽ là môđun dẻo Ed (Ed = tgα”).
Tang của góc nghiêng giữa đoạn OB với trục hoành sẽ là môđun tổng biến dạng E o
(Eo = tgα’).
Rõ ràng là E ≥ Eo ≥ Ed.
Để đặc trưng cho tính dẻo, người ta dùng hệ số dẻo là tỷ số giữa công tiêu hao để
phá huỷ mẫu đá và công biến dạng đàn hồi qui ước.
Công biến dạng đàn hồi qui ước không những gồm công tiêu hao để biến dạng đàn
hồi mà còn gồm cả công biến dạng trong phần đầu biến dạng dẻo, vì khi cuối giai đoạn
đàn hồi lại có sự làm chặt đá - nghĩa là có sự tích luỹ năng lượng bổ sung.

68
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Hình 2.8: Đồ thị xác định mô đun đàn Hình 2.9: Đồ thị xác định kd và kg
hồi,mô đun dẻo, và mô đun tổng biến dạng
của đá

Trên đồ thị ứng suất - biến dạng, thì phần công biến dạng đàn hồi qui ước sẽ được
tính bằng diện tích tam giác vuông ODE (hình 2.9).
Công phá hủy mẫu đá sẽ là diện tích phần OABC.
Do vậy:
S .OABC
kd 
S .ODE (2.37)

Cùng với hệ số dẻo, để đặc trưng cho tính chất biến dạng của đá, L.I. Baron và
V.M. Kurbatov đã đưa ra chỉ tiêu hệ số giòn là tỷ số giữa công biến dạng đàn hồi thuần
tuý và công tiêu hao để phá huỷ mẫu.
Trên đồ thị hình 2.9, công biến dạng đàn hồi thuần tuý được tính bằng diện tích của
tam giác OAF.
S .OAF
kg 
S .OABC (2.38)

Như thế, với bất kỳ loại đá nào cũng đều có một trị số kg vì dù ít hay nhiều, trên đồ
thị biến dạng - ứng suất đều có một phần thẳng. Giai đoạn biến dạng đàn hồi càng lớn
thì kg càng cao, còn với đá rất giòn hay giòn lý tưởng thì trị số giới hạn đàn hồi gần
bằng hay bằng giới hạn bền nén, nên hệ số giòn có thể gần bằng một.
Tuỳ theo giá trị của hệ số giòn, người ta chia ra:
Đá giòn lý tưởng: kg = 1.
Đá giòn - dẻo: 0 < kg < 1.
Đá dẻo lý tưởng: kg = 0.
Thí dụ: Đá vôi hay đá hoa: kg = 0,06 - 0,07.
c) Tính chất động lực
Tính chất động lực của đá tức là những tính chất đặc trưng cho phản ứng của đá khi

69
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

chịu tác động của các tải trọng động.


Tải trọng động là những tải trọng có thể gây ra lực quán tính, gia tốc của chuyển
động. Thời gian tác dụng của nó ngắn và tăng đột ngột tới giá trị rất lớn và sau đó lại
giảm rất nhanh, do vậy trong nhiều trường hợp, nó không tác động trên suốt chiều dài
của mẫu, mà chỉ ở từng phần mẫu tuỳ theo thời gian tác dụng và tốc độ lan truyền tải
trọng.
Thực tế, thường gặp các tải trọng động như trong khi khoan, nổ mìn, tải trọng của
các vật đang chuyển động, các sóng đàn hồi…
Dưới tác dụng của tải trọng động, các đặc trưng cơ học của đá cũng thay đổi và trị
số của chúng nhiều khi khác rất xa so với trường hợp tải trọng tĩnh. Vì vậy, để thiết kế
các công trình chịu tải trọng động, không thể dùng các số liệu sẵn có khi nghiên cứu
với tải trọng tĩnh, nếu không, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại.
Tính chất động lực của đá được đặc trưng bởi một số chỉ tiêu sau:
• Độ cứng động lực
Độ cứng động lực được xác định theo phương pháp của Shore: Cho một thanh kim
loại có gắn ở đầu một viên kim cương tròn (hay một viên bi thép) rơi từ một độ cao
nhất định xuống mặt mẫu đá thí nghiệm. Chiều cao rơi phải chọn để sao cho khi chạm
vào đá, thanh kim loại đủ năng lượng để nén được nó. Do đá có tính đàn hồi nên sau
khi va chạm, thanh kim loại bị nẩy lên. Tuỳ theo loại đá là cứng hay mềm mà thanh
kim loại sẽ nẩy lên nhiều hay ít.
Theo phương pháp này, độ cứng động lực được tính là chiều cao nẩy lên trung bình
của thanh kim loại sau nhiều lần thử rơi xuống mặt mẫu:
1 n
pd   hi
n i 1 (2.39)

trong đó: pd là độ cứng động lực của đá;


n là số lần thử trên mặt mẫu;
hi là chiều cao nẩy lên của thanh ở lần thử thứ i.
• Hệ số bền chắc của Protodjakonov
Từ điều kiện bền Coulomb - Navier (    tg  c ) M.M. Protodjakonov đã đưa ra
khái niệm hệ số bền chắc f được xác định theo công thức:
 c
f   tg 
  (2.40)

M.M. Protod’jakonov (1911) đã đề ra đến 7 phương pháp để xác định hệ số bền


chắc, nhưng đơn giản hơn cả là đem độ bền nén của đá (tính bằng kG/cm 2) chia cho
100, nghĩa là:

70
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

n
f 
100 (2.41)

Sau này, L.I. Baron (1955) đã sử dụng công thức hợp lý hơn để xác định hệ số bền
chắc:
n n
f  
300 30 (2.42)

2.3. Tính chất cơ lý của đất


Tính chất cơ lý của đất là những đặc trưng quan trọng nhất khi nghiên cứu Địa chất
công trình, thể hiện trạng thái vật lý, độ bền, độ biến dạng và quan hệ đối với nước. Do
điều kiện thành tạo và tồn tại, tính chất cơ lý của đất rất khác nhau, chúng có thể đóng
vai trò thuận lợi hay không thuận lợi đối với công việc xây dựng công trình. Trên cơ
sở tính chất cơ lý của đất, người thiết kế sẽ tính toán, lựa chọn giải pháp nền móng hợp
lý về kinh tế và đảm bảo kỹ thuật.
Theo bản chất người ta chia tính chất cơ lý của đất thành 3 nhóm là tính chất vật lý,
tính chất đối với nước và tính chất cơ học.

2.3.1. Tính chất vật lý của đất


Tính chất vật lý của đất là những tính chất đặc trưng cho trạng thái vật lý của đất
trong điều kiện tự nhiên hoặc trong điều kiện xây dựng.
Để đặc trưng cho tính chất vật lý của đất người ta đưa ra các chỉ tiêu về tính chất vật
lý của đất. Dựa vào các chỉ tiêu vật lý của đất cho phép phân loại đất, xác định một số
tính chất cơ học của đất và sơ bộ đánh giá các đặc trưng xây dựng của chúng.
Nghiên cứu tính chất vật lý của đất thường được tiến hành bằng phương pháp thực
nghiệm và lý thuyết tính toán. Ở phương pháp thực nghiệm người ta có thể tiến hành
thí nghiệm trong phòng hay ngoài trời. Thí nghiệm trong phòng có thể được tiến hành
trên các mẫu nguyên dạng hay không nguyên dạng.
Để xác định các chỉ tiêu chưa biết thông qua các chỉ tiêu đã biết theo phương pháp
tính toán người ta phải xây dựng mô hình đất như hình vẽ.

71
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Hình 2.10: Mô hình vật chất của đất


Từ mô hình trên, rút ra:
V  Vv  Vs
m  mw  ms (2.43)

trong đó: V - thể tích của mẫu đất;


Vv - thể tích lỗ rỗng trong mẫu đất;
Vs - thể tích hạt rắn trong mẫu đất;
m - khối lượng mẫu đất;
mw - khối lượng nước chứa trong mẫu đất;
ms - khối lượng hạt khoáng chứa trong mẫu đất.
Sau đây, chúng ta xét các chỉ tiêu vật lý cơ bản của đất.
a) Các chỉ tiêu vật lý cơ bản xác định bằng thí nghiệm
• Độ ẩm tự nhiên (W)
Độ ẩm tự nhiên (W) là tỷ số giữa trọng lượng nước chứa trong đất và trọng lượng
hạt đất (trọng lượng đất khô tuyệt đối).
mw
W .100
ms (2.44)

trong đó: mw - trọng lượng nước chứa trong đất;


ms - trọng lượng đất khô tuyệt đối.
Độ ẩm của đất thay đổi phụ thuộc vào lượng nước chứa trong chúng, thành phần hạt
rắn và mật độ phân bố của nó, phụ thuộc vào độ rỗng, cấu trúc của đất. Độ ẩm của đất
là chỉ tiêu trạng thái, vì vậy khi xác định cần phải sử dụng mẫu có trạng thái tự nhiên.
Độ ẩm tự nhiên của đất là chỉ tiêu tính chất vật lý quan trọng, quyết định độ bền và
ứng xử của đất dưới tải trọng công trình, đặc biệt đối với đất loại sét, khi mà tính chất

72
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

của chúng thay đổi mạnh phụ thuộc vào lượng chứa nước trong đất.
Độ ẩm còn là chỉ tiêu trực tiếp được sử dụng để tính toán nhiều chỉ tiêu khác như
khối lượng thể tích khô, độ bão hoà, độ sệt.
Độ ẩm tự nhiên được xác định bằng phương pháp cân đất ở trạng thái tự nhiên, sau
đó sấy khô đất ở nhiệt độ 105±5oC cho đến khi khối lượng hạt không đổi, tiến hành
cân để xác định khối lượng đất khô tuyệt đối. Từ đó xác định được độ ẩm tự nhiên.
• Khối lượng riêng (γs)
Khối lượng riêng (γs) là khối lượng của hạt đất trong một đơn vị thể tích hạt:
ms
s 
Vs (2.45)

trong đó: ms - khối lượng của mẫu đất khô tuyệt đối;
Vs - thể tích của mẫu đất khô tuyệt đối.
Khối lượng riêng là chỉ tiêu bản chất, nó không thay đổi theo trạng thái của đất mà
phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật trong đất.
Khối lượng thể tích hạt đất dùng để tính toán hệ số rỗng của đất, trong phân tích hạt
bằng phương pháp tỷ trọng kế, để dự tính dung trọng tự nhiên của đất nguyên trạng.
Ngoài ra nó còn dùng để dự báo thành phần khoáng vật trong đất.
Khối lượng riêng được xác định bằng phương pháp bình tỷ trọng.
Trong thực tế, còn sử dụng đại lượng tỷ trọng của đất (∆), là tỷ số giữa khối lượng
riêng của đất và khối lượng riêng của nước.
s

n (2.46)

trong đó: γs - khối lượng riêng của đất;


γn - khối lượng riêng của nước.
Tỷ trọng của đất có trị số tương đối ổn định. Tỷ trọng hạt cát có giá trị trung bình là
2,65; tỷ trọng hạt sét trung bình là 2,70, dao động trong phạm vi từ 2,67-2,74.
• Khối lượng thể tích tự nhiên (w)
Khối lượng thể tích tự nhiên (w) là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng
thái tự nhiên (đất có kết cấu và độ ẩm tự nhiên).
m
w 
V (2.47)

trong đó: m - khối lượng mẫu đất ở trạng thái tự nhiên;


V - thể tích mẫu đất ở trạng thái tự nhiên.

73
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Khối lượng thể tích tự nhiên là chỉ tiêu trạng thái, phụ thuộc vào thành phần khoáng
vật, kết cấu và độ ẩm của đất. Chỉ tiêu này thường sử dụng để tính toán ổn định của
nền công trình hay mái dốc. Khối lượng thể tích dùng để tính toán hệ số rỗng của đất,
dự tính sức chịu tải của đất nguyên trạng,...
b) Các chỉ tiêu xác định bằng tính toán
• Khối lượng thể tích khô (c)
Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất khô có kết cấu tự nhiên.
ms w
c  
V 1  0, 01W (2.48)

• Độ lỗ rỗng (n)
Là đại lượng đặc trưng cho thể tích lỗ rỗng trong một đơn vị thể tích đất đá.
Vv 
n 100  (1  c )100
V s (2.49)

Thường n thay đổi từ 40 - 60%, có khi đạt đến 70% (than bùn).
• Hệ số rỗng (eo)
Là tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích hạt rắn của đất.
Vv n
eo  
Vs 1  n (2.50)

Chỉ tiêu độ lỗ rỗng và hệ số rỗng đặc trưng cho mức độ rỗng của đất đá. Đất đá
càng rỗng, khả năng bị nén chặt càng nhiều. Dựa vào e o phân loại trạng thái của đất rời
theo bảng 2.2.
Bảng 2.2: Đánh giá độ chặt của đất cát theo hệ số rỗng
Độ chặt
Loại đất
Chặt Chặt vừa Xốp
Cát sỏi, cát to, cát vừa eo < 0,55 0,55 ≤ eo ≤ 0,70 0,70 < eo
Cát nhỏ eo < 0,60 0,60 ≤ eo ≤ 0,75 0,75 < eo
Cát bụi eo < 0,60 0,60 ≤ eo ≤ 0,80 0,80 < eo

• Độ bão hoà (G)


Độ bão hoà (G) là tỷ số giữa thể tích nước trong mẫu đất và thể tích lỗ rỗng của
mẫu đất đó.
Vw W .
G  100
Vv eo (2.51)

trong đó: eo - hệ số rỗng tự nhiên;

74
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

γn - khối lượng riêng của nước;


γs - khối lượng riêng của đất.
Dựa theo độ bão hòa, mức độ ẩm của đất được phân loại theo bảng 2.3.
Bảng 2.3: Phân nhóm đất theo độ bão hòa
G (%) Đất hạt mịn G (%) Đất hạt thô
0-0,2 Đất khô 0 < G  50 Đất ít ẩm
0,2-0,4 Đất ít ẩm 50 < G  80 Đất ẩm
0,4-0,8 Đất ẩm 80 < G  100 Đất bão hoà
0,8-1,0 Đất bão hòa

• Khối lượng thể tích của đất dưới nước (γu)


Là khối lượng 1 đơn vị thể tích đất nằm trong nước, là tỷ số giữa khối lượng nổi của
phần rắn với thể tích toàn mẫu đất.
ms  Vs . n  s   n
u  
V 1  eo (2.52)

• Khối lượng thể tích đất bão hòa (γbh)


Khối lượng thể tích bão hòa của đất là khối lượng của một đơn vị thể tích đất khi
toàn bộ lỗ rỗng của nó chứa đầy nước.
ms  Vr . n
 bh   u n
V (2.53)

Có thể nhận thấy được quan hệ về trị số giữa các loại khối lượng của cùng một loại
đất như sau:
γh > γbh > γ > γc > γu
c) Các chỉ tiêu trạng thái của đất loại sét
Đất loại sét (gồm sét, sét pha, cát pha) có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau:
cứng, dẻo hay chảy tuỳ thuộc vào lượng nước chứa trong đất. Lượng nước chứa trong
đất càng ít thì đất càng cứng, biến dạng càng nhỏ. Ngược lại, khi lượng nước chứa
trong đất càng nhiều, đất càng dẻo và càng dễ biến dạng. Khi lượng nước đạt giới hạn
nào đó, đất chuyển sang trạng thái chảy và có thể tự chảy loang ra dưới trọng lượng
bản thân.
Như vậy, các trạng thái này đóng vai trò rất quan trọng đối với tính chất xây dựng
của chúng, do vậy cần xác định độ ẩm giới hạn của chúng. Độ ẩm giới hạn của các
trạng thái bao gồm độ ẩm giới hạn chảy và độ ẩm giới hạn dẻo.

75
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Hình 2.11: Mô hình trạng thái và ranh giới độ ẩm giới hạn của đất
• Độ ẩm giới hạn chảy (WL)
Độ ẩm giới hạn chảy (WL) là độ ẩm của đất ứng với trạng thái trung gian giữa dẻo
và chảy (hình).
Thí nghiệm xác định độ ẩm giới hạn chảy bằng quả chuỳ Vaxiliep hoặc theo phương
pháp Casagrande, sau đó cách xác định tương tự như xác định độ ẩm tự nhiên.
• Độ ẩm giới hạn dẻo (WP)
Độ ẩm giới hạn dẻo (WP) là độ ẩm của đất ứng với trạng thái trung gian giữa cứng
và dẻo.
Độ ẩm giới hạn dẻo được xác định bằng phương pháp lăn đất trên tấm kính mờ, sau
đó cách xác định tương tự như xác định độ ẩm tự nhiên.
Theo phương pháp này, giới hạn dẻo của đất tương ứng với độ ẩm mà đất loại sét có
kết cấu bị phá hoại chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái dẻo và được đặc trưng
bằng độ ẩm (%) của đất ở trạng thái có thể lăn thành que với đường kính 3mm và que
đất bắt đầu rạ nứt và dứt thành các đoạn ngắn có chiều dài khoảng từ 3 10mm.
• Chỉ số dẻo (IP)
Chỉ số dẻo của đất (I P) đặc trưng cho tính dẻo của đất, là hiệu số giữa độ ẩm giới
hạn chảy và độ ẩm giới hạn dẻo.
I P  WL -WP
(2.54)

Chỉ số dẻo càng lớn thì đất có tính dẻo càng cao, vì nó có khả năng giữ được ở trạng
thái dẻo trong một giới hạn thay đổi lớn của lượng nước chứa trong đất.
Dựa vào chỉ số dẻo để phân loại đất như bảng 2.4.
Bảng 2.4. Phân loại đất theo chỉ số dẻo
Tên đất Chỉ số dẻo Ip (%)
Đất sét 17 < Ip
Đất sét pha 7 < Ip ≤ 17
Đất cát pha 1≤ Ip ≤ 7

• Chỉ số độ sệt (IS)


Độ sệt (IS) của đất đặc trưng cho trạng thái tồn tại trong tự nhiên của đất loại sét và

76
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

được xác định theo công thức sau:


W  WP
IS 
IP (2.55)

Dựa vào độ sệt, người ta chia đất ra thành các trạng thái khác nhau theo bảng 2.5.
Bảng 2.5: Trạng thái của đất loại sét theo độ sệt (TCVN 9362:2012)
Loại đất Độ sệt Trạng thái của đất
IS < 0 Cứng
0  IS  0,25 Nửa cứng
0,25 < IS  0,5 Dẻo cứng
Sét và sét pha
0,5 < IS  0,75 Dẻo mềm
0,75 < IS  1,0 Dẻo chảy
1,0 < IS Chảy
IS < 0 Cứng
Cát pha 0  IS  1,0 Dẻo
1,0 < IS Chảy

d) Độ chặt tương đối của đất loại cát


Độ chặt tương đối của đất loại cát (D) đặc trưng cho trạng thái (mức độ nén chặt)
của đất loại cát trong tự nhiên và được xác định theo công thức sau:
emax  eo
D
emax  emin (2.56)

trong đó: emax, emin- Hệ số rỗng ở trạng thái xốp nhất và chặt nhất.
Từ giá trị D, có thể phân chia độ chặt của đất loại cát như sau:
0,67 < D  1,00 Đất chặt
0,33 < D  0,67 Đất chặt vừa
0 < D  0,33 Đất xốp
Như vậy, các tính chất vật lý có liên hệ chặt chẽ với nhau, đặc trưng cho loại đất
cùng với trạng thái của chúng, có ý nghĩa quyết định tới tính chất cơ học của đất.

2.3.2. Tính chất đối với nước của đất


Tính chất của đất đối với nước thể hiện ứng xử của đất khi tác dụng với nước như
tính ổn định, tính mao dẫn,...
a) Tính ổn định đối với nước
Hầu hết các loại đất đá khi tiếp xúc với nước đều giảm cường độ và độ ổn định.

77
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Tính chất đó ảnh hưởng rất lớn đến tính xây dựng, đặc biệt là ở phần ngậm nước của
nền và công trình đắp. Các hiện tượng phổ biến khi đất đá tiếp xúc với nước là:
• Tính chất trương nở, co ngót
Tính trương nở là khả năng tăng thể tích của đất do tương tác với nước và dung dịch
có trong lỗ rỗng hoặc giảm áp lực lên khối đất.
Tính trương nở có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Khi độ ẩm của đất tăng lên, chiều dày màng nước liên kết vật lý cũng tăng lên
theo, các hạt đất bị đẩy ra xa nhau hơn, làm tăng thể tích của đất.
- Khi đất tăng độ ẩm, nồng độ dung dịch vốn có trong lỗ rỗng sẽ lớn hơn nồng độ
dung dịch của môi trường xung quanh tạo ra độ chênh lệch của áp lực thẩm thấu và sự
di chuyển của các chất điện ly cũng làm cho thể tích của đất tăng.
- Khi giảm áp lực lên khối đất ở thành và đáy hố đào, hố khoan,… cũng gây ra hiện
tượng trương nở.
Tính trương nở phụ thuộc vào thành phần hạt, thành phần khoáng vật, thành phần
cation trao đổi, độ ẩm ban đầu của đất.
Để đánh giá sự trương nở của đất người ta dùng các đại lượng sau:
- Biến dạng trương nở (RH):
Vs  Vt h h
RH  .100%  s t 100(%)
Vt ht (2.57)

trong đó: Vt, Vs, ht và hs lần lượt là thể tích và chiều cao mẫu đất trước và sau khi
trương nở hoàn toàn.
- Áp lực trương nở (PH): là áp lực phát sinh trong quá trình trương nở, áp lực trương nở
được đo bằng áp lực ngoài, mà ở đó hệ “đất sét + H20” không trương nở (hình 2.12).

Theo trị số Rh và Ph phân đất ra các loại sau (bảng 2.6).

Hình 2.12. Biểu đồ xác định áp lực trương nở của đất


Bảng 2.6. Phân chia đất trương nở

78
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Loại đất Rh, % Ph, mPa


Không trương nở <4 < 0,025
Trương nở yếu 4  10 0,025  0,10
Trương nở trung bình 10  15 0,10  0,25
Trương nở mạnh >15 > 0,25

Theo quy phạm những đất loại sét thỏa mãn điều kiện sau thì có tính trương nở:
eo  eP
  0,3
1  eP (2.58)

trong đó: eo: hệ số rỗng ban đầu của đất;


eP: hệ số rỗng của đất ở trạng thái chảy.
Cũng có thể dự báo khả năng trương nở của đất loại sét theo giới hạn Atterberg
theo bảng 2.7.
Bảng 2.7: Tương quan giữa khả năng trương nở và chỉ số dẻo
(R.D.Holtz và W.D.Kovaes, 1981)
Độ trương nở đất Chỉ số dẻo (%)
Rất cao > 35
Cao 25 - 41
Trung bình 15 - 28
Thấp < 18

Ngược lại với tính trương nở là tính co ngót, đó là sự giảm thể tích của đất khi khô,
kèm theo là sự nứt rạn, biến đổi tính liền khối. Những đất háo nước, có hoạt tính hoá
lý thì ngót khô nhiều nhất.
Để đánh giá tính co ngót người ta dùng trị số lún khô tuyến tính (b l) và lún khô thể
tích (bv):
Lt  Ls
bl  .100(%)
Lt (2.59)
Vt  Vs
bv  .100(%)
và: Vt (2.60)

trong đó: Lt, Ls, Vt và Vs lần lượt là thể tích và chiều dài mẫu đất trước và sau khi co
ngót.
Nghiên cứu tính trương nở, ngót khô có ý nghĩa lớn, bởi vì khi xây dựng công trình
lên trên những đất có tính chất như vậy thì sẽ làm công trình mất ổn định.
• Tính tan rã của đất

79
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Là tính chất khi cho đất vào trong nước thì nó bị tan rã thành các cục hoặc tập hợp
hạt riêng lẻ.
Nguyên nhân gây ra sự tan rã có thể do:
- Sự phát triển tiếp theo của quá trình trương nở;
- Trong đất có khe nứt và lỗ rỗng nhỏ bị nước xâm nhập vào gây ra áp lực cục bộ,
đẩy những hạt đất rời nhau ra;
- Trong đất chứa muối dễ hoà tan, hiện tượng tan rã khi có sự hoà tan và rửa trôi các
muối này.
Để đánh giá tính chất tan rã của đất, cần xác định:
- Thời gian tan rã: thời gian một mẫu đất có thể tích nhất định tan rã hoàn toàn.
- Tốc độ tan rã: phần trăm mẫu đất bị tan rã so với mẫu đất ban đầu, trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Đặc điểm và các hiện tượng xảy ra trong quá trình tan rã.
Nghiên cứu tính tan rã có ý nghĩa lớn khi tính ổn định bờ đập, hố đào...
• Tính lún ướt
Một số loại đất có thành phần và cấu trúc đặc biệt (đất hoàng thổ, dạng hoàng thổ)
thường có tính lún ướt. Tính lún ướt là tính chất mà khi làm ướt và không tăng thêm
tải trọng, đất bị lún thêm đáng kể có tính sụp đổ.
Nguyên nhân gây ra tính lún ướt là do dưới tác dụng của nước, các liên kết kiến trúc
và cấu trúc đất bị phá hoại, các lỗ rỗng bị sập xuống.
Để đánh giá tính lún ướt, người ta dùng đại lượng hệ số rỗng lớn (e m) xác định theo
biểu thức sau:
em  e  e ' (2.61)

trong đó: eσ: hệ số rỗng của mẫu đất khi nén chặt bằng áp lực σ (kG/cm2);
e’σ: hệ số rỗng cũng của mẫu đất ấy, sau khi làm ướt nhân tạo dưới cùng áp lực σ
(kG/cm2).
Nếu em > 0 thì đất có tính lún ướt, ngược lại khi em ≤ 0 thì đất không có tính lún ướt.
Những loại đất sét, sét pha có tính lún ướt đều thỏa mãn điều kiện:
eo  eP
G  0, 6;  0,1
1  eP (2.62)

Trong đó: eo, eP lần lượt là hệ số rỗng của đất ở trạng thái ban đầu và ở trạng thái chảy.
b) Tính mao dẫn của đất
Trong đất, phần nằm trên mực nước dưới đất bao giờ cũng xuất hiện một đới do

80
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

nước thấm lên làm cho đất bị ẩm ướt, gọi là đới mao dẫn. Chiều cao của đới này kể từ
mực nước dưới đất trở lên gọi là chiều cao dâng mao dẫn. Tính chất mà nước dâng lên
theo các khe nứt, lỗ rỗng trong đất được gọi là tính chất mao dẫn.
Đánh giá đặc điểm mao dẫn của đất giúp cho việc đánh giá sự biến dạng của đất nền
đường ô tô, tầu hỏa; thiết kế hệ thống ngăn và thoát nước; cải tạo và xác định chiều
sâu đặt móng công trình;… Nước mao dẫn có độ khoáng hóa cao sẽ gây nhiễm muối
cho đất trồng và gây ăn mòn bê tông, sắt, thép.
Bao giờ lực mao dẫn cũng tạo ra ở bên trên mực nước ngầm của tầng chứa nước
một đới mao dẫn, trong phạm vi đới mao dẫn này độ ẩm của đất khá cao có thể đạt độ
ẩm bão hoà. Khi nước mao dẫn dâng lên gần mặt đất và bị bốc hơi mạnh, ở những
vùng khô hạn thường xảy ra sự muối hoá đất.
Chiều cao đới mao dẫn trong cát hạt nhỏ và hạt mịn có thể đạt tới 1,5 - 2m, còn
trong đất loại sét là 3 - 4m.
Nguyên nhân gây ra tính mao dẫn là do lực căng bề mặt (lực hấp dẫn) tác dụng ở
mặt phân cách giữa ba pha rắn - lỏng - khí. Màng phân tử đàn hồi hình thành tại bề
mặt ranh giới giữa nước và không khí do các phân tử nước ở bên dưới có mật độ cao
hơn tạo nên sức hút lớn hơn các phân tử không khí. Ngược lại các chất rắn (các hạt
đất) có mật độ lớn hơn tạo ra sức hút lớn hơn nước lại hút các phân tử nước về phía
mặt phân cách rắn. Các lực hút này tạo thành mặt khom lõm và sinh ra lực mao dẫn
làm cho cột nước mao dẫn dâng lên (hình 2.13). Lực kéo bề mặt T tác động toàn bộ
chu vi và tạo với vách ống một góc α. Do lực này, nước được kéo lên tới độ cao H md.
Trọng lượng cột nước này cân bằng với độ lớn của lực căng bề mặt:
d2 4T .cos 
T .cos  . d  Pw  Pw 
4 d
(2.63)

Trong đó:
Pw = γn.Hmd (2.64)

Như vậy:
4T .cos 
H md 
 n .d
(2.65)

Trong đó: d - đường kính ống mao dẫn;


γn - khối lượng riêng của nước.
Khi tính gần đúng lấy: T = 0,74.10-5T/m; γn = 0,981T/m3; α = 0; d = e.D10. Ta có:

81
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

4.0, 74.105 30
H md  
0,981.e.D10 e.D10
(2.66)

Theo Terzaghi và Peck (1948), đối với đất có các hạt dạng tấm và hình dạng không
đều, thì chiều cao dâng mao dẫn được tính theo công thức:
C
H md  (mm)
e.D10 (2.67)

Trong đó:
Hmd: Chiều cao mao dẫn cực đại, mm;
C=10-40: Trị số biến đổi theo thành phần và hình dạng hạt, mm2;
e: Hệ số rỗng ban đầu của đất;
D10: Đường kính hiệu quả của đất, mm.
Hiện tượng mao dẫn gây áp lực mao dẫn tác dụng lên công trình:
Pmd = Hmd.γn (2.68)

Trong đất cát có nước mao dẫn sẽ sinh ra lực dính mao dẫn tăng cường độ của đất
cát. Cột nước mao dẫn càng cao, áp lực mao dẫn tác dụng lên thành ống càng lớn và
tính dính của đất càng tăng. Đối với đất sét, do nước mao dẫn làm tăng độ ẩm, làm
giảm cường độ của đất, và áp lực dính mao dẫn không đáng kể so với lực hút phân tử
tĩnh điện giữa các hạt đất.

Hình 2.13: Sơ đồ mặt khum và tác dụng lực mao dẫn


c) Độ chứa ẩm của đất
Là khả năng thu vào và giữ lại một lượng nước xác định. Người ta chia đất làm các
loại:
- Chứa ẩm: sét, sét pha.
- Chứa ẩm vừa: cát pha, cát mịn, cát hạt nhỏ, cát bụi.

82
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

- Không chứa ẩm: cát hạt vừa, hạt to, dăm, cuội.
Ở đất chứa ẩm người ta phân ra các độ chứa ẩm sau:
- Sự bão hoà nước hoàn toàn, tức là nước lấp kín tất cả lỗ rỗng của đất tương ứng
với độ chứa ẩm toàn phần.
- Sự bão hoà không hoàn toàn của đất, tức là nước chỉ lấp đầy các lỗ rỗng mao dẫn,
thì ứng với độ chứa ẩm mao dẫn.
Khả năng của đất giữ lại một số lượng xác định nước liên kết vật lý, tức nước chỉ có
ở bề mặt hoặc trong khoảng không gian giữa các mạng tinh thể của các hạt đất, gọi là
độ chứa ẩm phân tử, nó gần bằng độ ẩm giới hạn dẻo đối với đất loại sét.
Khi nén chặt đất loại sét thì một lượng nước nhất định bị ép thoát ra khỏi đất tương
đối dễ dàng. Khi đất đạt độ chứa ẩm phân tử lớn nhất, muốn ép thoát nước liên kết vật
lý, cần tiêu phí những lực lớn. Do đó độ chứa ẩm phân tử lớn nhất là 1 chỉ tiêu quan
trọng của đất loại sét, dùng làm thước đo sự biến đổi chất lượng của nó trong quá trình
giảm độ ẩm khi nén chặt.
Khả năng của đất không chứa ẩm (hoặc chứa ẩm ít) bão hoà nước thải ra một lượng
nước bằng cách chảy tự do, thì đặc trưng cho độ thải nước của chúng. Độ thải nước
của đất gần bằng hiệu số giữa độ chứa ẩm toàn phần và độ chứa ẩm phân tử lớn nhất:
Wth = Wtp - Wpt. Đặc trưng định lượng cho độ thải nước, dùng hệ số thải nước µ n bằng
tỷ số giữa thể tích nước chảy ra với thể tích đất.
Nghiên cứu độ thải nước để đánh giá cường độ tháo khô của đất khi xây dựng hệ
thống thoát nước; tính toán lượng nước chảy vào công trình khai đào.

2.3.3. Tính chất cơ học của đất


a) Khái niệm:
Đất là sản phẩm của quá trình phong hóa các đá gốc ở lớp trên cùng của vỏ Trái đất.
Mặc dù đất có nguồn gốc từ đá nhưng do quá trình phong hóa mà đất có một số đặc
điểm như:
- Đất là môi trường rời rạc, phân tán có tính rỗng cao do cấu tạo hạt tạo nên. Trong
lỗ rỗng thường chứa nước và khí;
- Cường độ liên kết giữa các hạt rất nhỏ so với cường độ bản thân hạt đất.
Do những đặc điểm trên nên đất có một số tính chất sau đây khi chịu tác dụng của
tải trọng:
- Dưới tác dụng của ngoại lực hoặc của trọng lượng bản thân các lớp đất nằm trên,
các hạt đất dịch chuyển lại gần nhau, lỗ rỗng trong đất bị thu hẹp làm cho đất giảm thể
tích và chặt lại - Tính chất nén lún;
- Khi chịu tác dụng của lực cắt, khối đất có khả năng chống lại sự trượt nhờ lực ma
sát, lực liên kết và lực cản do sự xen cài của các hạt đất - Tính chống cắt;

83
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

- Dưới tác dụng của sự chênh lệch cột nước, nước có khả năng di chuyển qua lỗ
rỗng giữa các hạt đất - Tính thấm;
- Khi đầm, đất có khả năng chặt lại - Tính đầm chặt.
Đó là những tính chất của đất do lực và tải trọng gây ra, chúng được gọi là các tính
chất cơ học của đất. Các tính chất này cho phép trực tiếp đánh giá mức độ ổn định,
biến dạng của đất dưới nền công trình và tận dụng tối đa khả năng chịu tải của đất.
b) Áp lực nước lỗ rỗng và áp lực hữu hiệu
Khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài (trọng lượng công trình và trọng lượng các lớp
đất đá nằm trên), đất ở trạng thái ứng suất. Nếu đất bão hoà nước thì ứng suất trong đất
có thể chia thành 2 phần:
- Phần ứng suất tác dụng lên nước chứa trong các lỗ rỗng của đất được gọi là áp lực
nước lỗ rỗng (u). Nước trong lỗ rỗng có thể truyền được ứng suất pháp nhưng không
thể truyền được ứng suất tiếp, vì thế không tạo được sức chống cắt.
- Phần ứng suất truyền trực tiếp lên cốt đất từ hạt này sang hạt khác hoặc qua màng
nước mặt ngoài hoặc qua chỗ xi măng tiếp xúc giữa các hạt được gọi là áp lực hữu
hiệu hay áp lực hiệu quả (σ’).
Khi đó, nếu gọi σ là ứng suất do tải trọng ngoài gây ra trong đất, thì:
σ = σ’+ u (2.69)

Chỉ có áp lực hữu hiệu mới trực tiếp gây cho đất sự nén lún, ép chặt và hoá bền.
Còn áp lực nước lỗ rỗng không trực tiếp nén chặt đất mà chỉ tạo áp lực trong nước
chứa đầy ở các lỗ rỗng của đất.
c) Tính chất nén lún của đất
• Khái niệm
Như đã trình bày, tính chất nén lún của đất là tính chất của đất khi chịu tác dụng
của lực nén theo phương thẳng đứng thì sẽ bị biến dạng lún.
Trong thực tế biến dạng lún của đất có thể xảy ra do 3 nguyên nhân cơ bản:
- Do biến dạng nén của bản thân hạt đất;
- Do giảm độ rỗng của đất;
- Do thay đổi trạng thái vật lý (ví dụ khi sấy khô).
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng biến dạng của bản thân hạt đất,
của nước không đáng kể có thể bỏ qua. Do vậy biến dạng lún của đất có thể coi là do
giảm thể tích lỗ rỗng trong đất.
Trong trường hợp đất bão hoà nước, việc nén chặt xảy ra khi nước trong lỗ rỗng bị
ép thoát ra ngoài, bởi vì dưới tác dụng của tải trọng thông thường bản thân hạt đất và
nước không bị ép co. Quá trình nén chặt diễn ra thực sự khi có sự cân bằng thuỷ tĩnh,

84
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

tức là trạng thái mà toàn bộ lượng nước dư với tải trọng đang xét thoát ra khỏi đất và
áp lực nước lỗ rỗng giảm xuống 0.
- Đối với đất rời, hệ số thấm lớn nước thoát ra nhanh, do đó quá trình lún thường
xẩy ra tức thì;
- Đất loại sét có hệ số thấm nước rất nhỏ, do đó quá trình nén lún của đất còn xảy ra
theo thời gian. Vì vậy khi nghiên cứu tính chất nén lún của đất, ngoài việc xét đến yếu
tố tải trọng tác dụng còn phải chú ý đến yếu tố thời gian khi nén đất dưới một tải trọng
không đổi.
Như vậy, khi nghiên cứu tính nén lún của đất, cần phải xem xét 2 vấn đề cơ bản:
- Sự phụ thuộc của biến dạng lún vào tải trọng tác dụng của công trình;
- Sự phụ thuộc của biến dạng lún theo thời gian tác dụng của tải trọng không đổi.
• Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất nén lún của đất
Để đánh giá tính chất nén lún của đất người ta dùng các chỉ tiêu về tính nén lún của
đất. Các chỉ tiêu này được dùng để tính toán độ lún của công trình, xác định độ ổn định
của đất dưới móng công trình, còn khi thiết kế móng thì cho phép tận dụng tối đa khả
năng chịu tải của đất.
Đặc trưng cho tính chất nén lún của đất gồm rất nhiều chỉ tiêu, các chỉ tiêu này được
xếp vào 2 nhóm:
- Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất biến dạng của đất dưới tác dụng của tải trọng
gồm: Hệ số nén lún (a), hệ số nén lún tương đối (a o), chỉ số nén (cc) modul tổng biến
dạng (Eo), áp lực tiền cố kết (pc)...;
- Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất nén lún của đất theo thời gian dưới tác dụng
của tải trọng không đổi như: Hệ số cố kết (cv),...
Trong khuôn khổ môn học chỉ nghiên cứu 2 chỉ tiêu cơ bản là hệ số nén lún a và
modul tổng biến dạng Eo.
• Hệ số nén lún
+ Các chỉ tiêu về tính chất nén lún của đất được xác định ở trong phòng và ngoài
trời. Ở trong phòng thí nghiệm, chúng được xác định nhờ các thí nghiệm:
- Thí nghiệm nén một trục không nở hông;
- Thí nghiệm nén đơn trục σ2 = σ3 = 0;
- Thí nghiệm nén 3 trục σ1, σ2, σ3 # 0.
+ Ở nước ta thường sử dụng nhất là thí nghiệm nén một trục không nở hông, với sơ
đồ thí nghiệm như hình 2.14.
Để nghiên cứu sự phụ thuộc của biến dạng lún theo tải trọng và thời gian tác dụng
của tải trọng người ta lần lượt tác dụng lên đất các cấp tải trọng tăng dần; ở mỗi cấp tải

85
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

trọng đo độ lún Si và thời gian tác dụng tương ứng.


Vì coi rằng biến dạng lún của đất do sự thay đổi thể tích lỗ rỗng gây ra nên người ta
tìm mối liên hệ giữa sự thay đổi độ lún của mỗi với hệ số rỗng tương ứng. Muốn vậy,
phải dựa vào 2 điều kiện ban đầu của thí nghiệm là:

Hình 2.14: Mô hình thí nghiệm nén một trục không nở hông
- Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện không nở hông (đường kính mẫu đất
không thay đổi) do đó:
h V

ho Vo (2.70)

trong đó ho: Chiều cao ban đầu của mẫu đất;


Vo: Thể tích ban đầu của mẫu đất;
Δh: Sự thay đổi chiều cao mẫu đất dưới tác dụng của tải trọng;
Δh: Sự thay đổi thể tích của mẫu đất dưới tác dụng của tải trọng.
- Vì sự nén chặt đất xảy ra chủ yếu do sự giảm thể tích lỗ rỗng cho nên biến dạng
lún của mẫu đất sẽ được biểu thị qua sự thay đổi của hệ số rỗng theo biểu thức:
h
ei  eo  (1  eo )  eo   i (1  eo )
ho (2.71)

trong đó: εi = Δh/ho là biến dạng thẳng đứng tương đối của mẫu đất dưới tác dụng của
tải trọng nén σi.
Trên cơ sở biểu thức (2.71) người ta tác động lên mẫu đất các cấp tải trọng nén (σ i)
khác nhau, ở mỗi cấp tải trọng đo được độ lún si và tính được hệ số rỗng ei tương ứng.
Biểu diễn mối quan hệ giữa áp lực nén đất và hệ số rỗng tương ứng ta thu được một đồ
thị có dạng một đường cong, khi áp lực tăng, thì hệ số rỗng giảm. Đường cong này
được gọi là đường cong nén lún của đất (hình vẽ). Độ dốc của đường con nén lún được
gọi là hệ số nén lún của đất (ký hiệu là chữ a). Theo toán học:
de
a
d (2.72)

86
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Trong phạm vi thay đổi không lớn của áp lực nén (Δσ không quá lớn), có thể coi
đường cong là đường thẳng, và khi đó:
e e e
a( i i 1)    i i 1
  i 1   i (2.73)

Biểu thức trên được N.A. Txutovits (1963) phát biểu thành định luật nén đất: Khi
biến thiên áp lực nén (Δσ) không lớn thì biến thiên hệ số rỗng (Δe) tỷ lệ bậc nhất với
biến thiên áp lực nén.
Hệ số nén lún a là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị tính nén lún của đất. Khi a càng
lớn, đường cong nén lún càng dốc, và ngược lại. Do đó, a được coi là chỉ tiêu đặc
trưng cho tính chất nén lún của đất.
Dựa vào hệ số nén lún a, có thể chia mức độ nén lún của đất như sau:
a  0,1 (cm2/kG) Đất lún nhiều;
0,01  a < 0,1 (cm2/kG) Đất lún trung bình;
0,001  a < 0,01 (cm2/kG) Đất lún ít;
a  0,001 (cm2/kG) Đất lún rất ít.
Đường cong nén lún không phải là đường thẳng, do đó hệ số nén lún a không phải
là hằng số đối với một loại đất, mà tùy thuộc vào giá trị Δσ và áp lực vốn có ban đầu
σ1.
• Modul tổng biến dạng (Eo):
Chúng ta thấy rằng khi vật liệu chịu tác dụng của ngoại lực thì quan hệ giữa ứng
suất và biến dạng tương đối do ứng suất đó gây ra là tuyến tính. Hệ số tỷ lệ giữa ứng
suất và biến dạng tương đối tương ứng được gọi là modul đàn hồi (modul young).

E
i (2.74)

E đặc trưng cho khả năng của vật liệu đàn hồi chống lại biến dạng do ngoại lực gây
ra.
Đất không phải là vật thể đàn hồi, do đó quan hệ giữa ứng suất và biến dạng tương
đối không phải là đường thẳng. Tuy nhiên, khi xét trong khoảng áp lực không lớn,
quan hệ giữa ứng suất và biến dạng tương đối của đất được xem gần đúng là quan hệ
tuyến tính. Hệ số tỷ lệ giữa ứng suất và biến dạng tương đối khi đó gọi là modul tổng
biến dạng (Eo).
Eo có thể được xác định theo thí nghiệm trong phòng hoặc ngoài hiện trường. Ở
trong phòng Eo thường được xác định theo thí nghiệm nén không nở hông theo công
thức:

87
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

1  ei
Eo (i i 1)   mk
a( i i 1)
(2.75)

trong đó: ei - hệ số rỗng ứng với áp lực σi trên đường cong nén lún;
ai÷i+1 - hệ số nén lún xác định ứng với áp lực i, i+1;
 - hệ số chuyển đổi từ nén không nở hông sang nở hông và xác định theo
hệ số nở hông  (Cát β = 0,80; Cát pha β = 0,74; Sét pha β = 0,62; Sét β = 0,40);
mk - hệ số chuyển đổi từ thí nghiệm nén từ trong phòng ra ngoài hiện trường.
Modul tổng biến dạng của đất đặc trưng cho khả năng chống lại biến dạng của nó
khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài.
• Phân tích đường cong nén lún
Mỗi đường cong nén lún gồm 2 nhánh: (1) là nhánh nén, khi tăng tải trọng làm giảm
hệ số rỗng; (2) là nhánh nở, khi giảm tải trọng thì hệ số rỗng của đất tăng lên. Trong
nhiều trường hợp sau khi cất tải, hệ số rỗng của đất không trở lại đạt trị số ban đầu, sở
dĩ là do biến dạng toàn phần của đất dưới tải trọng gồm biến dạng dư S 1 và biến dạng
đàn hồi S2.
- Nguyên nhân hình thành biến dạng dư là do sự phá hoại mối liên kết kiến trúc của
đất dần đến chuyển vị giữa các hạt và hợp thể với nhau; nó được gọi là biến dạng kiến
trúc.
- Nguyên nhân gây biến dạng đàn hồi là do sự biến dạng đàn hồi thực sự của các hạt
khoáng vật, của sự co giãn các màng nước và keo bao quanh các hạt khoáng vật cũng
như của các bóng nước, khí và hơi ở dạng bao. Trong đất biến dạng đàn hồi diễn ra tức
thời và không đáng kể.
Khi giảm tải cho đất hoặc khi cho nước vào trong đất thì lực hấp phụ có thể vượt
qua ứng suất (bền) trong các liên kết kiến trúc, chiều dày vỏ hydrat sẽ tăng lên và làm
cho đất nở ra; ở một số đất loại sét, hệ số rỗng của đất hồi phục sau khi cất tải có thể
lớn hơn so với lúc bắt đầu thí nghiệm.
- Khi tiến hành tăng tải và giảm tải nhiều lần đối với đất, đặc biệt nếu tải trọng đợt
sau lớn hơn tải trọng đợt trước, thì tổng biến dạng sẽ tăng dần do phát sinh biến dạng
thêm ΔS.
- Khi nén đất, nếu phân bố cấp tải trọng đầu tiên thành từng cấp nhỏ (khoảng 0,1
kG/cm2) cho đến khi đo được biến dạng đầu tiên của đất thì đa phần tìm được điểm
uốn trên đường cong nén lún; tương ứng với điểm uốn là tải trọng có hiệu, thể hiện độ
bền liên kết kiến trúc của đất. Điểm uốn này chứng tỏ áp lực nén chặt lớn nhất mà đất
đã phải chịu trước đây. Nếu tải trọng ngoài bé hơn tải trọng có hiệu thì đất chưa bị nén
chặt.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất nén lún của đất

88
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

- Mức độ phân tán hay thành phần hạt: mức độ phân tán càng cao hay hàm lượng
hạt mịn càng lớn thì quá trình nén lún càng lâu và càng phức tạp (do đất có hệ số rỗng
càng lớn và tính thấm càng nhỏ).
- Thành phần khoáng vật: ảnh hưởng của khoáng vật ưa nước, vật chất hữu cơ trong
đất.
- Trạng thái vật lý: độ ẩm, độ chặt kết cấu, độ rỗng.
- Độ bền liên kết kiến trúc trong đất.
- Mức độ bão hoà nước: trước khi đạt cân bằng thuỷ tĩnh, nước lỗ rỗng trong đất
bão hoà nước kìm hãm sự nén chặt.
- Mức độ biến đổi trạng thái vật lý, thành phần và cấu trúc tự nhiên của đất dưới tác
động nhân tạo như khai đào, lấy mẫu trong hố khoan..., thường làm tăng biến dạng.
- Trị số và đặc tính của tải trọng ngoài: Sự tăng tải trọng ngoài và nâng cao tính
động lực của tải trọng gây cho đất sự biến dạng lớn hơn. Đây là yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến tính chất nén lún.
d) Sức chống cắt của đất (sức kháng cắt của đất)
• Khái niệm
Sức chống cắt của đất là đại lượng đặc trưng cho độ bền của đất, là khả năng của
đất chống lại sự phá hoại do ngoại lực gây ra. Sự phá hoại thể hiện ở hiện tượng mất
tính liên tục của đất do kết quả sự trượt của các phần đất lên nhau khi ứng suất tiếp
vượt quá sức chống bên trong của đất.
Để đánh giá độ bền của đất người ta dùng các chỉ tiêu về sức chống cắt của đất. Các
chỉ tiêu này cho phép thiết kế hợp lý nhất độ nghiêng của mái dốc đê, đập, đường
đắp… xác định độ ổn định của bờ dốc, khối trượt; tính toán áp lực đất lên tường
chắn... Chính vì vậy, việc nghiên cứu các tính chất cơ học của đất có một ý nghĩa hết
sức quan trọng.
• Các nhân tố quyết định sức chống cắt của đất
Đất tuy là môi trường rời rạc phân tán có nhiều lỗ rỗng nhưng có khả năng chống
cắt nhất định do các yếu tố sau đây tạo thành:
- Các hạt đất sắp xếp xen cài vào nhau và giữa chúng có ma sát bề mặt nên đã tạo
nên lực ma sát trong của đất khi bị cắt. Lực ma sát trong chịu ảnh hưởng của thành
phần hạt, hình dáng đặc điểm bề mặt hạt, kết cấu (chặt hay xốp) và áp lực pháp tuyến.
- Trong đất loại sét, ngoài lực ma sát trong giữa các hạt thì còn có lực dính kết, lực
này sinh ra bởi tác dụng của các lực liên kết kiến trúc (phân tử, ion, cộng hoá trị,
hydrô, từ) giữa các hạt và hợp thể tạo thành đất. Các liên kết này có thể là ngưng keo -
xúc biến, ngưng tụ kết tinh (xi măng), không bền hoặc bền, ổn định hoặc không ổn
định với nước. Tuỳ theo bản chất và đặc trưng của các liên kết mà đất có độ bền nhất
đinh. Trong đất loại sét yếu bão hoà nước, chủ yếu là mối liên kết keo nước (phân tử,

89
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

ion tĩnh điện). Độ bền mối liên kết này phụ thuộc vào độ dày màng nước kết hợp. Khi
độ dày màng nước kết hợp càng lớn, lực liên kết giữa các hạt càng nhỏ và như vậy lực
dính của đất càng nhỏ và ngược lại. Như vậy các yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều dày
màng nước kết hợp như: mức độ phân tán (thành phần hạt), thành phần khoáng vật,
đặc điểm môi trường nước lỗ rỗng, cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức
chống cắt của đất loại sét.
Như vậy, ngoài yếu tố chủ yếu quyết định đến sức chống cắt của đất là áp lực nén
chặt pháp thì phải kể đến:
- Trong đất loại cát là lực ma sát trong.
- Trong đất loại sét là lực ma sát trong và lực dính kết.
• Định luật Culông về sức chống cắt của đất
Năm 1773, trên cơ sở kết quả thí nghiệm cắt đối với đất rời và đất dính,
C.A.Coulomb (Culông) đã nêu lên định luật về sức chống cắt của đất rời và đất dính
như sau:
- Đối với đất rời: Sức chống cắt cực hạn của đất rời là sức cản ma sát của đất, tỷ lệ
thuận với áp lực nén chặt pháp.
   tg (2.76)

trong đó:  - Áp lực pháp tuyến;


 - Góc ma sát trong (độ), tg là hệ số ma sát.
Đối với đất dính: Sức chống cắt cực hạn của đất dính là hàm số bậc nhất của áp lực
nén chặt pháp gồm hai thành phần: tg tỷ lệ thuận với áp lực nén chặt pháp và lực
dính kết c không phụ thuộc vào áp lực nén chặt pháp.
   tg  c (2.77)

trong đó: c - Lực dính kết (kG/cm2)


• Phương pháp xác định sức chống cắt của đất

Hình 2.15: Sơ đồ thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt của đất
Các đại lượng , C có thể xác định bằng phương pháp cắt phẳng theo mặt phẳng

90
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

định trước, cắt ba trục trong phòng thí nghiệm, hoặc xác định bằng các phương pháp
thí nghiệm ngoài trời (cắt cánh).
Khi thí nghiệm cắt theo mặt phẳng định trước, thường tiến hành cắt với 3 cấp áp lực
thẳng đứng khác nhau. Giá trị của các cấp áp lực thẳng đứng phụ thuộc vào độ sệt của
đất thí nghiệm. Ứng với 3 cấp áp lực 1, 2 3, xác định được các giá trị lực kháng cắt
tương ứng 1, 2, 3. Biểu diễn quan hệ = f() trên đồ thị sẽ xác định được các giá trị 
và C.
e) Hiện tượng xúc biến trong đất loại sét
Nhiều đất loại sét bị hoá lỏng hoặc hoá mềm khi chịu tác dụng của tải trọng động,
sóng siêu âm…, sau khi ngừng các tác động đó lại khôi phục dần được trạng thái và độ
bền ban đầu; hiện tượng này gọi là xúc biến.
Nguyên nhân gây xúc biến: có thể là tải trọng động đã phá huỷ sự sắp xếp định
hướng của các phân tử nước trong đất trong quá trình ngưng kết: cũng có thể do các
hạt phân tán mịn hình kim, que liên kết với nhau thành dạng chuỗi mắt xích, tạo cấu
trúc dạng bông, lỗ rỗng bị nước lấp đầy, khi chịu tải trọng động mối liên kết này yếu
đi, bị phá vỡ và ảnh hưởng đến độ bền của đất.
Biến đổi xúc biến ở đất loại sét diễn ra khác nhau tuỳ theo các yếu tố:
- Độ phân tán (độ chứa sét) của chúng: đất chứa nhóm hạt kích thước nhỏ hơn
0.01mm, đặc biệt có nhóm hạt kích thước nhỏ hơn 0.001mm chiếm tỉ lệ cao và các hạt
có dạng hình que, dẹt thì dễ gây xúc biến.
- Thành phần khoáng vật của phần phân tán mịn (phần sét): đất chứa khoáng vật sét
ưa nước (monmorilonit) càng nhiều thì thể hiện tính xúc biến càng rõ (dễ bị hoá lỏng
và sau đó khôi phục nhanh chóng hoàn toàn độ bền).
- Trạng thái vật lý của đất: độ ẩm, độ chặt, độ sệt, thành phần nước lỗ rỗng cũng
như cường độ tác dụng cơ học.
Để đánh giá sự xúc biến người ta dùng thời gian xúc biến, đó là thời gian đất
chuyển từ trạng thái lỏng đến khi cứng lại, nếu thời gian xúc biến ngắn thì tính xúc
biến càng cao.
Hiện tượng xúc biến làm thay đổi quá mức độ ổn định và độ bền của đất loại sét,
dẫn đến mất ổn định của công trình trên nó, gây lún nhiều, làm phát triển hiện tượng
trượt, làm trạng thái phần xe chạy của đường trở nên xấu đi… Sự làm yếu và hoá lỏng
đất gây ra những khó khăn lớn khi thi công.

2.3.4. Đặc trưng thống kê và giá trị tính toán các chỉ tiêu cơ lý của đất
Chỉ tiêu cơ lý của đất là đại lượng ngẫu nhiên có quy luật phân phối chuẩn. Việc
xác định các đặc trưng thống kê đó thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9153-2012. Tiêu
chuẩn này được xác lập trên cơ sở lý thuyết xác suất thống kê và đã được kiểm chứng
bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, với chỉ tiêu sức kháng cắt, do chúng được xác định đặc

91
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

biệt nên các đặc trưng thống kê của chúng tính theo phương pháp riêng.
a) Các đặc trưng thống kê của các chỉ tiêu cơ lý đất
• Đối với các chỉ tiêu cơ lý thông thường (ngoài C, ):
Giá trị tiêu chuẩn là giá trị đặc trưng, đại diện cho tất cả các giá trị riêng lẻ của chỉ tiêu
cơ lý nào đó trong một lớp đất (hay đơn nguyên ĐCCT). Giá trị tiêu chuẩn được xác
định bằng giá trị trung bình của các giá trị riêng lẻ sau khi đã loại trừ sai số thô.
n
1
x i
- Giá trị tiêu chuẩn: xtc = n i 1

1 n

n  1 i 1
( xi  xtc ) 2
- Độ lệch bình phương trung bình: S =
S
tc
- Hệ số biến đổi: v = x 100 (%)
Trong đó: n - Tổng các giá trị chỉ tiêu cơ lý riêng lẻ trong tập hợp mẫu.
xi - Giá trị chỉ tiêu cơ lý riêng lẻ.
Khi sử dụng Excel để tính toán, chúng ta sử dụng hàm Count để tính số lượng giá trị
thí nghiệm (n), hàm Average để tính giá trị tiêu chuẩn (x tc), hàm Stdev để xác định độ
lệch bình phương trung bình (S).
• Đối với các đặc trưng sức kháng cắt (C, ):
Theo tiêu chuẩn ngành, các đặc trưng sức kháng cắt phải được xác định theo
phương pháp bình phương bé nhất với mối quan hệ tuyến tính cho toàn bộ tập hợp các
giá trị thí nghiệm ứng suất cắt (i) ứng với các cấp áp lực nén (i) trong mỗi lớp đất.
Trước khi tính toán các đặc trưng thống kê, cần phải loại trừ sai số thô các giá trị riêng
lẻ i ứng với các cấp áp lực nén i.
- Giá trị tiêu chuẩn:
n n n n
1
  i   i2    i   i  i )
C =  ( i 1 i 1
tc i 1 i 1

n n n
1 n     )
i i  i i
tgtc =  ( i 1 i 1 i 1

n n

 i
2
 (  i ) 2
Trong đó:  = n i 1 i 1

n - Số các giá trị riêng lẻ i ứng với tất cả các cấp áp lực i.
- Độ lệch bình phương trung bình:

92
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

1 n 2
 i
 i 1
SC = S
n
Stg = S  

1 n

n  2 i 1
( i tg tc  C tc   i ) 2
Trong đó: S =
- Hệ số biến đổi:

SC Stg
VC = C 100 (%) , Vtg = tg 100 (%)
tc tc

Khi sử dụng Excel để tính toán, chúng ta lập quan hệ giữa các giá trị ứng suất cắt i
ứng với tất cả các cấp áp lực i (có thể biểu diễn bằng biểu đồ như hình ở dưới). Với
mối tương quan tuyến tính y = ax+b (là dạng phương trình sức chống cắt  = tg +
C), có thể sử dụng một số hàm liên quan đến phương pháp bình phương nhỏ nhất
Intercept, Linest, Slope,... để xác định các chỉ tiêu sức kháng cắt C, . Các hàm này
được mô tả theo bảng 2.8.
Bảng 2.8. Chức năng của một số hàm cơ bản trong Excel
Tên hàm Mô tả chức năng
Trả về giá trị y khi x=0 (tức là y=b) bằng cách dùng mảng giá
INTERCEPT(Known_y’s, trị x, y đã biết. Known_x’s là mảng độc lập, Known_y’s là
Known_x’s) mảng phụ thuộc tương quan. Có thể nhập các số trực tiếp
trong mảng.
Trả về hệ số góc a của kiểu tương quan. Const là giá trị
logical, nhằm định rõ có hay không giá trị b.
LINEST(known_y's, - Nếu const là TRUE hoặc bỏ qua, b được tính toán bình
known_x's,const,stats) thường.
- Nếu const là FALSE, b sẽ được đặt là 0 phương trình trở
thành y= ax.
SLOPE(known_y's,
Trả về hệ số góc a của kiểu tương quan.
known_x's)

PEARSON(array1, Trả về hệ số tương quan Pearson dựa trên các giá trị đã cho.
Hệ số này chính là hệ số tương quan R trong lý thuyết xác
array2) suất thống kê.
RSQ(known_y's, Trả về bình phương của hệ số tương quan Pearson (R2) dựa
known_x's) trên các giá trị đã cho.

93
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Hình 2.16: Xác định giá trị trong thí nghiệm cắt phẳng 1 trục trong phòng
b) Giá trị tính toán của các chỉ tiêu cơ lý của đất đá
Do tính chất bất đồng nhất, bất đẳng hướng và luôn biến đổi của môi trường địa
chất làm cho tính chất cơ lý của đất được xác định qua các mẫu nhỏ không phản ánh
hoàn toàn đúng đặc trưng của chúng. Vì vậy, giá trị tiêu chuẩn tìm được từ tập hợp
mẫu thí nghiệm cần phải được hiệu chỉnh để có được giá trị đảm bảo độ an toàn khi sử
dụng trong tính toán thiết kế nền móng công trình. Giá trị cần tìm đó là giá trị tính toán
(xtt).
Trong thực tế, giá trị tính toán không phải được xác định chung cho tất cả loại công
trình, mà gắn liền với việc thiết kế và xây dựng công trình cụ thể. Khi thiết kế nền
móng công trình, thường tính toán theo trạng thái giới hạn I (giới hạn về cường độ) và
II (giới hạn về biến dạng) và luôn được lấy thiên về an toàn. Đó là những giới hạn giúp
công trình ổn định và an toàn, tránh hiện tượng mất ổn định như trượt hay lật (cường
độ), lún nhiều, lún lệch (biến dạng),...
Tiêu chuẩn ngành quy định giá trị tính toán được xác định tùy thuộc vào các chỉ tiêu
cơ lý sử dụng trong tính toán.
xtc
Công thức tổng quát: xtt = k
Trong đó: k - Hệ số an toàn về đất.

94
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

- Đối với các chỉ tiêu độ bền kháng cắt (C, ), khối lượng thể tích tự nhiên () và
cường độ kháng nén tức thời của đá (Rn), hệ số k được xác định theo biểu thức sau:
1
k = 1 
xtt = xtc (1  ) = xtc   xtc
- Đối với các chỉ tiêu khác lấy k =1: xtt = xtc
Với  là chỉ số độ chính xác đánh giá trị số trung bình các đặc trưng cơ lý của đất và
được tính theo công thức:
+ Đối với C và  :  = tV
tV
+ Đối với  và Rn:  = n
Trong đó: t - Hệ số lấy theo bảng 2.9, phụ thuộc vào xác suất tin cậy P và số bậc tự do
f. Số bậc tự do f được lấy bằng n-1 khi xác định giá trị tính toán của chỉ tiêu  và Rn,
được lấy bằng n-2 khi xác định giá trị tính toán của chỉ tiêu C và .
Bảng 2.9: Bảng tra t
P 0.85 0.90 0.95 0.98 0.99
f
5 1.16 1.48 2.01 2.74 3.36
6 1.13 1.48 1.94 2.63 3.14
7 1.12 1.41 1.90 2.55 3.00
8 1.11 1.40 1.86 2.49 2.90
9 1.10 1.38 1.83 2.44 2.82
10 1.10 1.37 1.81 2.40 2.76
11 1.09 1.36 1.80 2.36 2.72
12 1.08 1.36 1.78 2.33 2.68
13 1.08 1.35 1.77 2.30 2.65
14 1.08 1.34 1.76 2.28 2.62
15 1.07 1.34 1.75 2.27 2.60
16 1.07 1.34 1.75 2.26 2.58
17 1.07 1.33 1.74 2.25 2.57
18 1.07 1.33 1.73 2.24 2.55
19 1.07 1.33 1.73 2.23 2.54
20 1.06 1.32 1.72 2.22 2.53
25 1.06 1.32 1.71 2.19 2.49
30 1.05 1.31 1.70 2.17 2.46
40 1.05 1.30 1.68 2.14 2.42
60 1.05 1.30 1.67 2.12 2.39

95
Chương 2. Tính chất cơ lý của đất đá

Một số chú ý khi xác định giá trị tính toán:


- Dấu (+) hoặc (-) trước  được lấy sao cho đảm bảo an toàn khi thiết kế nền móng
(thiên về an toàn). Nói chung các đặc trưng cơ lý thường lấy dấu (-). Trong một số
trường hợp, có thể lấy dấu (+) như tính ổn định mái dốc, tính sức chịu tải của cọc có
ma sát âm,....
- Đối với đặc trưng độ bền kháng cắt, n là tổng số lần xác định i ứng với tất cả các
cấp áp lực nén i.
- Xác suất tin cậy P được lấy như sau:
+ Trường hợp tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn I (giới hạn về cường
độ), lấy P = 0.95.
+ Trường hợp tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn II (giới hạn về biến
dạng), lấy P = 0.85.

Hình 2.17: Xác định giá trị tiêu chuẩn và tính toán trong thí nghiệm cắt phẳng

96
Chương 3. Nước dưới đất

CHƯƠNG 3. NƯỚC DƯỚI ĐẤT

3.1. Khái niệm chung


Nước dưới đất là loại nước rất phổ biến trong tự nhiên, nó tồn tại ở 3 pha rắn, lỏng
và khí, trong các lỗ rỗng, khe nứt của đất đá, ở bề mặt và bên trong các khoáng vật tạo
đá.
- Nước dưới đất có ảnh hưởng lớn đến tính chất cơ lý của đất đá: chúng làm thay
đổi trạng thái, độ bền và tính biến dạng, độ ổn định của khối đất; gây tác dụng hoà tan,
ăn mòn hoặc cuốn trôi các hạt đất theo dòng thấm;
- Nước dưới đất là một yếu tố cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển các
hiện tượng địa chất như trượt, karst, xói ngầm, cát chảy, sụt lún mặt đất do hạ thấp
mực nước ngầm,...
- Khi thi công móng công trình, công trình ngầm hay khai thác khoáng sản, nước
dưới đất cũng thường gây ngập hố đào, hầm lò, và trong một số trường hợp nước có
tính ăn mòn phá huỷ kết cấu bê tông cốt thép.
- Tuy nhiên, nước dưới đất là nguồn cung cấp quan trọng cho đời sống sinh hoạt,
cho công nghiệp, nông nghiệp, và điều trị bệnh,...

3.1.1. Nguồn gốc nước dưới đất


Nước dưới đất có 4 kiểu nguồn gốc chủ yếu sau:
• Nước có nguồn gốc khí quyển (nước ngấm):
• Nước có nguồn gốc biển (nước trầm tích):
• Nước có nguồn gốc macma (nước nguyên sinh):
• Nước có nguồn gốc biến chất (nước thứ sinh):

3.1.2. Các dạng nước trong đất đá


Theo nghiên cứu của A.F. Lebedev (1936) với sự bổ sung của Lomtadze, Xecgheev,
và nhiều nhà khoa học khác, nước dưới đất được chia làm các dạng sau đây:
a) Nước kết hợp bên trong khoáng vật
• Nước kết cấu:
• Nước kết tinh:
• Nước zeolit:
b) Nước kết hợp mặt ngoài (nước liên kết vật lý)
• Nước kết hợp mạnh:
• Nước kết hợp yếu:

97
Chương 3. Nước dưới đất

c) Nước tự do
• Nước trọng lực:
• Nước mao dẫn:
d) Nước ở trạng thái khí:
e) Nước ở trạng thái rắn:

3.1.3. Phân loại tầng chứa nước


Nước dưới đất phân bố có quy luật trong tự nhiên. Dựa vào điều kiện tàng trữ, đặc
điểm áp lực, động thái, nguồn gốc,... A.M.Ovtsinicov và P.P.Klimentov (1967) đã
phân chia nước dưới đất thành các tầng chứa nước sau:
a) Tầng chứa nước thượng tầng
Là tầng chứa nước nằm trên một thấu kính sét ở đới thông khí (hình 3.1), thường
gặp trong tầng đất rời, đới phong hoá nứt nẻ và đá bị karst hoá. Địa hình thành tạo
nước thượng tầng thuận lợi là nơi địa hình bằng phẳng hoặc hơi hơi trũng, ở thềm
sông,... Ở nước ta gặp phổ biến trong đất đá vỏ phòng hóa vùng gò đồi miền trung du.

3
h ×n h 3. N¦ í C TH¦ î NG TÇNG

1- TÇNG CHø A N¦ í C TH¦ î NG TÇNG;

2- THÊU KÝ
NH SÐT; 3- TÇNG CHø A N¦ í C KH¤ NG ¸ P.

Hình 3.1: Nước thượng tầng


1-Tầng chứa nước thượng tầng;
2-Thấu kính sét; 3-Tầng chứa nước không áp
Động thái nước thượng tầng phụ thuộc vào lượng mưa và nước thải ngấm xuống;
phụ thuộc chiều dày, quy mô và chiều sâu của thấu kính cách nước.
Nước thượng tầng có thể gây ảnh hưởng đến trạng thái, độ ổn định của nền đất dưới
công trình, gây khó khăn cho công tác thi công hố móng, đường hầm,...
b) Tầng chứa nước không áp (nước ngầm)
Là tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất, có liên hệ với đới thông khí. Phía trên nó
không có tầng cách nước (nếu có chỉ là tầng cách nước cục bộ), phía dưới thường có
tầng cách nước liên tục (hình 3.2).

98
Chương 3. Nước dưới đất

h ×n h 4. S¬ ®å m Æt c ¾t , c Êu t ¹ o t Çn g n ¦ í C KH¤ NG ¸ p

1- TÇNG N¦ í C KH¤ NG ¸ P, 2 § í I THè NG KHÝ


L;

3- Mù C N¦ í C, 4- CHIÒU Dß NG THÊM; 5- § ¸ Y C¸ CH N¦ í C; 6- N¦ í C ¸ P Cô C Bé

7- N¦ í C TH¦ î NG TÇNG; A- MIÒN CUNG CÊP; B- MIÒN THO¸ T; 8- M¹ CH N¦ í C.

Hình 3.2: Mặt cắt, cấu tạo tầng nước không áp


1-Tầng nước không áp; 2-Đới thông khí; 3-Mực nước; 4-Chiều dòng thấm;
5-Đáy cách nước; 6-Nước áp cục bộ; 7-Nước thượng tầng; 8-Mạch nước;
A-Miền cung cấp; B-Miền thoát
Nước ngầm thường chứa trong trầm tích xốp rời, đá nứt nẻ hoặc đá bị karst hoá.
Khoảng cách từ mực nước ngầm đến đáy cách nước là chiều dày tầng chứa nước, nó
thường nhỏ, thay đổi từ vài mét đến trên dưới chục mét, nhưng diện phân bố lại rất
lớn, từ vài trăm mét đến vài nghìn mét. Do đó có thể khai thác sử dụng trong sinh hoạt.
Động thái của nước ngầm (tức là sự biến đổi của mực nước, lưu lượng, nhiệt độ,
thành phần của của nước theo thời gian) thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào nước
mưa, nước mặt ngấm xuống; miền cung cấp và tàng trữ trùng nhau; nước ngầm có
quan hệ mật thiết với các bồn nước mặt.
Trong xây dựng, tầng nước ngầm thường ở vào độ sâu đặt móng công trình, nên nó
thường gây trở ngại cho thi công và bảo vệ móng công trình. ở vùng sườn dốc, mái
kênh,... nước ngầm dao động gây xói ngầm và sạt lở mái dốc.
c) Tầng chứa nước áp lực (nước actezi)

h ×n h 2. S¬ ®å m Æt c ¾t , c Êu t ¹ o t Çn g n ¦ í C ¸ p l ù c (a c t ª z i)

1- TÇNG N¦ í C Cã ¸ P, 2 Vµ 3- § ¸ Y C¸ CH N¦ ë C TR£ N Vµ D¦ í I, 4- § ¦ ê NG BIÓU THÞMù C N¦ í C

¸ P Lù C; 5 - GIÕMG PHUN; M- CHIÒU Dµ Y TÇNG CHø A N¦ í C; H- CHIÒU CAO Cé T ¸ P

A. MIÒN CUNG CÊP, B. MIÒN Tµ NG TR÷ , C. MIÒN THO¸ T

Hình 3.3: Mặt cắt, cấu tạo tầng nước áp lực (actezi)
1-Tầng nước có áp; 2, 3-Tầng cách nước; 4-Mực áp lực; 5-Giếng phun;
M-Chiều dày tầng chứa nước; H-Chiều cao cột áp lực;
A-Miền cung cấp; B-Miền tàng trữ; C-Miền thoát
Là tầng chứa nước nằm giữa 2 tầng cách nước liên tục, có mực áp lực cao hơn nóc

99
Chương 3. Nước dưới đất

tầng chứa nước - đáy tầng cách nước bên trên, do đó tạo ra áp lực và không có mặt
thoáng tự do (hình 3.3). Tầng chứa nước này thường được hình thành ở vùng đất trũng
dạng nếp lõm hoặc cấu tạo đơn nghiêng, hình thành trước đệ tứ.
Miền cung cấp của tầng chứa nước áp lực thường rất xa và tầng chứa nước ở sâu
nên nước có độ sạch cao, lưu lượng khá ổn định, động thái ít thay đổi theo mùa. Chúng
là đối tượng tìm kiếm, khai thác phục vụ sinh hoạt và công nghiệp.
Nước áp lực có thể gây ra hiện tượng bục đáy hố móng khi thi công, tạo áp lực nước
ở đáy móng, áp lực lên vỏ áo các công trình ngầm.

Hình 3.4: Ảnh hưởng của nước áp lực tới hố móng


Khi thi công, điều kiện để cho đáy hố móng không bị bục là trọng lượng của tầng
cách nước ở đáy hố móng phải bằng hoặc lớn hơn áp lực đẩy ngược của nước áp lực
(hình 3.4), tức là:
γwt  γn(h + t) (3.1)

trong đó: γw là khối lượng thể tích của đất ở tầng cách nước;
t là bề dày tầng cách nước ở đáy hố móng;
γn là khối lượng riêng của nước;
h là độ cao mực nước áp lực trên đáy hố móng.
d) Sơ lược về nước dưới đất ở đồng bằng Bắc bộ
Ở đồng bằng Bắc bộ có 2 tầng chứa nước chủ yếu là tầng chứa nước Holocen (q h)
và tầng chứa nước Pleistocen (qp). Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của nước dưới
đất khoảng 7,5 triệu m3/ng.
- Tầng qh: phân bố hầu khắp đồng bằng, thường gặp ở chiều sâu 20÷40m. Đất đá
chứa nước chủ yếu là cát, sạn. Độ giầu nước biến đổi mạnh, lưu lượng lỗ khoan
0,5÷1l/s. Vùng ven biển nước bị nhiễm mặn. Nước trong tầng có quan hệ trực tiếp với
nước mặt. Tầng chứa nước này có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp nước quy mô trung
bình đều nhỏ. Phần lớn các lỗ khoan của chương trình nước nông thôn và của nhân dân
khai thác nước trong tầng này.

100
Chương 3. Nước dưới đất

- Tầng qp: Nằm dưới tầng qh và ngăn cách với tầng này bởi một lớp sét màu loang
lổ dày 5÷20m, thường gặp ở độ sâu 50÷60m. Đất đá chứa nước là cuội sỏi hạt thô. Đây
là tầng chứa nước có áp, giầu áp và có thể đáp ứng yêu cầu khai thác lớn. Lưu lượng lỗ
khoan thường lớn hơn 10l/s. Hầu hết các nhà máy nước ở đồng bằng Bắc bộ đang khai
thác nước từ tầng này. Nước có quan hệ với tầng q h và nước mặt qua các cửa sổ địa
chất thủy văn. Vùng ven biển và hai rìa đồng bằng bị nhiễm mặn.

3.1.4. Tính chất vật lý và hoá học của nước dưới đất
a) Tính chất vật lý của nước dưới đất
- Nhiệt độ:
- Độ trong suốt:
- Màu của nước dưới đất:
- Vị của nước dưới đất:
- Mùi của nước dưới đất:
- Độ nhớt của nước:
b) Tính chất hoá học của nước dưới đất
Trong thành phần hóa học của nước dưới đất có đến hơn 60 nguyên tố trong bảng
tuần hoàn Men-đê-lê-ép. Các nguyên tố này chứa trong nước dưới các dạng:
- Ion: Na+, Ca2+, Mg2+ , Fe2+ , Cl- , HCO3-, SO42-, …
- Phân tử: O2, CO2, H2S , CH4, N2,…
- Keo: H2SiO3, Fe(OH)3,…
Ngoài ra trong nước còn có các chất hữu cơ như: humin, bitum, phê-nôn,…
• Độ pH (chỉ số hydro):
Độ pH là nồng độ ion H+ trong nước do sự phân ly của nước hoặc do sự có mặt của
một số hợp chất chứa hydro (pH = -lg[H+]). pH quyết định chất của nước.
pH = 7  nước trung tính;
pH < 7  nước axit;
pH > 7  nước bazơ.
Nước dưới đất thường là nước bazo yếu, tại các vùng mỏ sắt, than, nước thường là
axit, siêu axit. Nước có độ pH nhỏ gây nên sự ăn mòn các ống dẫn và hạ thấp chất
lượng của nước uống.
Nước có độ pH = 6 - 8,5 dùng cho mục đích ăn uống rất tốt.
Độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng các chất hòa tan trong nước:
 2
Khi pH < 4 thì HCO3 và CO3 thực tế xem như không có.

101
Chương 3. Nước dưới đất


Khi 7 < pH < 10 thì chủ yếu là HCO3
2 2
Khi pH > 10 thì chủ yếu là CO3 (pH = 8,4 bắt đầu có CO3 )
• Độ cứng của nước
Tính chất của nước gây nên bởi sự có mặt Ca 2+, Mg2+ được gọi là tính chất cứng của
nước. Tính cứng biểu thị bằng độ cứng, là khả năng tạo thành cặn của nước.
Đơn vị đo độ cứng thường dùng là mgdl/l và độ Đức: 1 mgdl/l tương ứng với 20,04
mg/l Ca 2+ hay 12,16 mg/l Mg2+.; 10D = 10mg/l CaO = 7,2mg/l MgO; như vậy 1mgdl/l
= 2,8040D.
Các loại độ cứng:
- Độ cứng toàn phần: là tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong nước.
- Độ cứng tạm thời: là hàm lượng ion Ca 2+và Mg2+ trong cặn sau khi đun sôi
nước. Thực chất là hàm lượng Ca2+và Mg2+ tạo kết tủa khi đun sôi nước.
- Độ cứng vĩnh viễn: là hàm lượng ion Ca 2+và Mg2+ không bị kết tủa khi đun sôi
nước, là hiệu số giữa độ cứng toàn phần và độ cứng tạm thời.
Nước cứng ảnh hưởng tới việc sử dụng trong sinh hoạt và công nghiệp. Theo độ
cứng nước chia ra các nhóm theo bảng sau:
Bảng 3.1: Phân loại nước theo độ cứng
Loại nước Độ cứng chung
0
mgđl/l D
Rất mềm < 1,5 < 4,2
Mềm 1,5 ÷ 3 4,2 ÷ 8,4
Hơi cứng 3÷6 8,4 ÷ 16,8
Cứng 6÷9 16,8 ÷ 25,2
Rất cứng >9 > 25,2

Nước dùng trong sinh hoạt cho phép độ cứng tới 7mgdl/l.
• Độ tổng khoáng hoá của nước (kí hiệu M)
Là tổng hàm lượng các ion, các phân tử và các hợp chất (trừ chất khí) chứa trong
nước. Đơn vị đo độ tổng khoáng hoá là: g/l, mg/l, %.
Độ tổng khoáng hoá thường được đánh giá bằng lượng cặn sấy khô là trọng lượng
các chất còn lại sau khi đã trưng và sấy khô 1 lít nước ở nhiệt độ 105 - 110 0C; lượng
cặn sây khô tính bằng tổng hàm lượng các chất khoáng trừ đi một nửa lượng
bicacbonat trong nước. Dựa vào M chia ra các loại nước sau:
Nước siêu nhạt M < 0,2g/l Nước hơi mặn M = 3÷10g/l
Nước nhạt M = 0,2÷1 g/l Nước mặn M = 10÷35g/l

102
Chương 3. Nước dưới đất

Nước lợ M = 1÷3g/l Nước muối M = >35g/l


Độ tổng khoáng hóa của nước ngọt thường không quá 1g/l, nước uống không nên
quá 0,5g/l. Nước biển phần nhiều là khoảng 35g/l.
• Biểu diễn kết quả phân tích nước bằng công thức Kurlov
Để biểu diễn thành phần hóa học của nước dưới đất, hiện nay người ta thường dùng
công thức của M.G. Kurlov, công thức này biểu diễn dưới dạng một phân số: tử số và
mẫu số lần lượt ghi hàm lượng các ion âm (anion) và ion dương (cation) có hàm lượng
lớn hơn 10% theo thứ tự giảm dần. Phía trước phân số theo thứ tự từ trái sang phải, ghi
độ khoáng hóa (kí hiệu chữ M(g/l) các thành phần đặc biệt gồm cả thành phần khí và
các vi nguyên tố (biểu diễn bằng g/l). Phía sau phân số ghi lần lượt nhiệt độ (T oC), độ
pH và lưu lượng nước (Q - m3/ngày).
Anion > 10mgdl/l
M(g/l)CO 2 (g/l) T22 ( oC)pH 7Q(m 3 /ng)
Cation > 10mgdl/l (3.2)

Nhìn vào công thức Kurlov có thể gọi tên của nước theo thứ tự từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới và bỏ qua các hàm lượng < 20%mgdl.
Ví dụ mẫu nước lấy tại Vĩnh Tuy vào tháng 8/2000 ở độ sâu 15m cho kết quả:
3
2 HCO78
CO0.0044 M 0.23 pH 7
( Na  K ) 47 Ca46
2

Tên nước là: Bicacbonat - natri, canxi.


• Tính ăn mòn của nước dưới đất
Tính ăn mòn của nước dưới đất chủ yếu do khí CO 2 có trong nước và hàm lượng
của nó có khả năng hoà tan các đá.
CO2 + H2O + CaCO3 ↔ Ca2++ 2HCO3-
Đây là quá trình thuận nghịch. Trong nước luôn tồn tại một lượng HCO3- (hoặc
CO2) tự do ở trạng thái cân bàng với Ca 2+. Khi lượng CO2 tăng lên sẽ tham gia hoà tan
CaCO3 gọi là cacbonic ăn mòn.
Việc xác định lượng CO2 ăn mòn có ý nghĩa lớn, là cơ sở để đánh giá khả năng ăn
mòn của nước dưới đất đối với các kết cấu móng của công trình. Đồng thời dựa vào
tốc độ hoà tan của CaCO3 bởi một loại nước nhất định cho phép dự đoán sự phát triển
quá trình hoà tan các đá trong các hình thái karst dưới đất.
- Miền núi: phổ biến các nước loại hydrocacbonat - canxi - manhê hoặc nước hỗn
hợp hydrocacbonat - clorua - Na - Ca với M = 0,05 - 0,15g/l; nước thường có tính ăn
mòn rửa lũa.
- Vùng đồi: thành phần như trên với M = 0,05 - 0,50g/l; nước trong các thành tạo
cacbonat thường có tính ăn mòn cacbonic.

103
Chương 3. Nước dưới đất

- Vùng tấp ven biển: thành phần hoá học thay đổi phức tạp, M < 1 đến 10 - 20g/l,
thường là 1,5g/l.
- Vùng đầm lầy: thường gặp nước có tính ăn mòn axit, ăn mòn sunfat.
Đánh giá tính ăn mòn của nước:
- Ăn mòn axit: pH của nước < 5
- Ăn mòn sunfat: hàm lượng SO-24 > 250 mgđl/l
- Ăn mòn cacbonic: hàm lượng CO2 > 3mg/l
- Ăn mòn rửa lũa: hàm lượng HCO3- < 2mgđl/l

3.2. Hiện tượng thấm trong đất đá

3.2.1. Khái niệm về thấm


Sự vận động của nước trong môi trường lỗ hổng và khe nứt của đất đá gọi là quá
trình thấm (thường gọi tắt là thấm).
Môi trường gồm đất đá, các lỗ hổng và nước chứa trong nó, được xem là liên tục.
Sự vận động của nước dưới đất chịu tác của nội lực và ngoại lực.
- Nội lực: gồm lực tác dụng giữa các phần tử nước với các phần tử đất đá và các
phân tử khí chứa trong các lỗ hổng, khe nứt của đất đá.
- Ngoại lực: rất đa dạng, nhưng chủ yếu là tác dụng của trọng lực.
Do chịu tác động của nhiều nhân tố nên sự vận động của nước dưới đất trong môi
trường lỗ hổng và khe nứt có đặc điểm là tốc độ thấm của nước rất nhỏ và lực ma sát
giữa các phân tử nước và các phân tử chất rắn rất lớn.
Nghiên cứu sự vận động của nước dưới đất có ý nghĩa thực tiễn các lĩnh vực cung
cấp nước, tháp khô mỏ, xây dựng công trình ngầm, xây dựng đập, đường ô tô,..., tính
toán thấm dưới các công trình thuỷ công.

3.2.2. Các yếu tố thuỷ động lực của dòng thấm


Dòng thấm được đặc trưng bởi các yếu tố thủy lực sau:
• Cột nước áp lực (H)
Cột nước áp lực (hay đơn giản là cột nước) tại một điểm đã cho trong đất đá được
hiểu là chiều cao mực nước dưới đất dâng lên trong ống đo áp so với mặt phẳng so
sánh (mặt phẳng chuẩn). Trị số áp lực được xác định theo công thức của Becnuli:
P v2
H z
n 2g (3.3)

trong đó:

104
Chương 3. Nước dưới đất

P - áp lực thuỷ tĩnh tại điểm nghiên cứu, kG/cm2;


γn - tỷ trọng của nước;
z - khoảng cách từ đáy ống đo áp hay giếng khoan đến mặt chuẩn;
v - vận tốc dòng thấm;
g - gia tốc trọng trường;
v2/2g - là áp lực thuỷ động.
Vì tốc độ dòng thấm rất nhỏ nên áp lực thủy động rất nhỏ (v 2/2g=0). Khi đó trị số H
được xác định bằng công thức.
P
H z
n (3.4)

Trị số h = P/γ n gọi là chiều cao đo áp, đó là chiều cao cột nước dâng lên trong lỗ
khoan ở một điểm nào đó do áp lực thuỷ tĩnh. Với nước ngầm, h bằng độ sâu của điểm
nghiên cứu tính từ mặt nước ngầm (hình 3.5). Với nước có áp, h bằng độ sâu của điểm
nghiên cứu tính từ mặt áp lực.

Mùc n­ í c thñy tÜnh

H
A
Z
0 0

Hình 3.5: Cột nước áp lực


Từ hình vẽ:
H=h+z (3.5)

• Gradien thủy lực (I)


Sự chênh lệch cột nước gây ra dòng thấm từ vùng có cột nước lớn nhất tới vùng có
cột nước nhỏ nhất (hình 3.6). Độ dốc mực nước (hay mực áp lực) tại một điểm được
gọi là gradien thủy lực của dòng thấm, được xác định bằng hệ số góc giữa tiếp tuyến
của đường cong với phương ngang tại điểm đó.
dH
I  tg  
dx (3.6)

105
Chương 3. Nước dưới đất

Hình 3.6: Gradien thủy lực của dòng thấm


Nếu dòng thấm đều:
H H1  H 2
I tb  
l l (3.7)

trong đó: ΔH - chênh lệch cột nước giữa 2 điểm (2 mặt cắt);
Δl - khoảng cách giữa 2 điểm (2 mặt cắt).
• Lưu lượng (Q)
Lưu lượng là thể tích nước chảy qua tiết diện của dòng thấm trong 1 đơn vị thời
gian.
Q  v.F (3.8)

trong đó: v - vận tốc dòng thấm; F - tiết diện dòng thấm.
• Đường dòng và đường đẳng thế
- Đường dòng là đường mà mỗi điểm trên nó là một tiếp điểm của véc tơ vận tốc.
- Đường đẳng thế là đường chứa các điểm có cùng giá trị áp lực hay có cùng giá trị
thế năng tốc độ.
Họ các đường dòng và đường đẳng thế tạo nên lưới thuỷ động lực của dòng thấm
(hình 3.7). Đường dòng luôn vuông góc với đường đẳng thế.

Hình 3.7: Mạng lưới thấm

106
Chương 3. Nước dưới đất

3.2.3. Tốc độ thấm và định luật Darcy


a) Tốc độ thấm (v)
Tốc độ thấm (v) là lượng nước tính theo thể tích chảy qua một đơn vị tiết diện của
dòng thấm trong 1 đơn vị thời gian.
Q
v
F (3.9)

trong đó: Q - lưu lượng dòng thấm; F - tiết diện dòng thấm.
Môi trường thấm gồm có 2 phần, phần cốt đất (phần rắn) và phần lỗ rỗng, nên:
F  F1  F2 (3.10)

trong đó: F1, F2 lần lượt là diện tích tiết diện phần cốt đất và phần lỗ rỗng.
Như vậy, nếu gọi u là tốc độ thấm thực thì:
Q Q v
u  
F2 n.F n (3.11)

trong đó: n là độ lỗ rỗng của đất đá.


Do n < 1 nên u > v.
b) Định luật Darcy
• Thí nghiệm Darcy

Hình 3.8: Mô hình thí nghiệm Darcy


• Định luật Darcy
Lưu lượng nước Q thấm qua đất đá trong một đơn vị thời gian tỉ lệ thuận với cột
nước hạ thấp ΔH, với diện tích tiết diện dòng thấm F và tỉ lệ nghịch với chiều dài
đường thấm ΔL:
H
Q  k. .F
l (3.12)

Mặt khác:

107
Chương 3. Nước dưới đất

Q H
v  k.  k .I
F L (3.13)

Như vậy, định luật Darcy còn được phát biểu như sau: Vận tốc thấm tỷ lệ bậc nhất
với gradien thủy lực của dòng thấm.
• Giới hạn áp dụng định luật Darcy
Trong thực tế định luật Darcy chỉ đúng khi vận tốc dòng thấm nhỏ (thấm tầng).
Ngoài phạm vi ứng dụng định luật Dacxy. Quan hệ giữa I và v còn được thể hiện bằng
định luật Proni: "Gradien áp lực là một hàm bậc 2 của vận tốc thấm".
I = av + bv2 (3.14)

trong đó: a, b là các hệ số xác định bằng thực nghiệm.


Trong môi trường đất đá có lỗ rỗng lớn (đá Karst, cuội sỏi) và khi gradien thấm quá
lớn sẽ xuất hiện chảy rối, vận tốc thấm được xác định theo định luật Seri Krasnopôlski
"Tốc độ thấm tỉ lệ thuận với hệ số thấm và với căn bậc 2 của gradien áp lực" v = k I .
• Thấm trong đất loại sét
Trong đất loại sét, các lỗ rỗng có kích thước rất nhỏ, nước liên kết vật lý hầu như
lấp kín các lỗ rỗng này. Do đó, quá trình thấm chỉ xảy ra khi gradien thủy lực của dòng
thấm lớn hơn một giá trị nào đó, gọi là gradien thủy lực ban đầu (I 0) và khi gradien
thủy lực đạt tới một giá trị Ith nào đó thì bắt đầu quá trình thấm theo định luật Darcy
(hình 3.9).

Hình 3.9: Đồ thị v - I


v  k ( I  I th ) (3.15)
I th  4 I o / 3 (3.16)
4
v  k (I  Io )
Nên: 3 (3.17)

c) Hệ số thấm (K)
Hệ số k trong phương trình Dacxi được gọi là hệ số thấm, nó phản ánh tính thấm

108
Chương 3. Nước dưới đất

nước của đất đá. k phụ thuộc vào hình dạng không gian của lỗ rỗng và tính chất thuỷ
động của dung dịch thấm (tỉ trọng, độ nhớt,...). Nếu I = 1 thì ta có v = k. Như vậy "hệ
số thấm bằng tốc độ thấm khi gradien áp lực bằng 1".
Đơn vị k giống như v: m/ngày, cm/giây, m/giây.
Để xác định hệ số thấm của đất đá có thể dùng các phương pháp sau:
• Phương pháp tra bảng:
Để xác định áng chừng hệ số thấm của các loại đất đá khác nhau có thể dùng bảng
dưới đây.
Bảng 3.2: Hệ số thấm của một số loại đất
Đất đá Hệ số thấm K, m/ngày Đất đá Hệ số thấm K, m/ngày
Sét 0,001-0,01 Cát hạt trung 5-15
Bột 0,01-0,1 Cát hạt lớn 15-50
Á cát 0,1-0,5 Cát sỏi 50-100
Cát sét 0,5-1,0 Cuội 100-200
Cát hạt nhỏ 1,0-5,0

• Các phương pháp xác định hệ số thấm trong phòng thí nghiệm:
- Xác định hệ số thấm của đất cát bằng dụng cụ G.N Kamenxki;
- Xác định hệ số thấm của đất loại sét bằng dụng cụ thấm kiểu Nam Kinh.
• Các phương pháp xác định hệ số thấm ngoài hiện trường:
- Thí nghiệm đổ nước trong hố đào;
- Thí nghiệm đổ nước trong hố khoan;
- Thí nghiệm hút nước trong hố khoan.

3.3. Dòng thấm phẳng ổn định của nước dưới đất


- Dòng thấm ổn định là dòng thấm có các yếu tố đặc trưng của dòng thấm (vận tốc,
lưu lượng, gradien thủy lực,…) không biến đổi theo thời gian.
- Dòng thấm không ổn định là dòng thấm có các yếu tố đặc trưng của dòng thấm
biến đổi theo thời gian.
- Dòng thấm đều là dòng thấm có vận tốc không đổi. Dòng thấm này có đặc điểm là
các đường dòng song song với nhau và song song với đáy cách nước.
- Dòng thấm không đều là dòng thấm có vận tốc thay đổi theo phương vận động.
Dòng thấm này chỉ có các đường dòng ở phía dưới song song với đáy cách nước, còn
các đường dòng phía trên là những đường cong không song song với đáy cách nước.
- Dòng thấm phẳng là dòng thấm tính trên một đơn vị chiều rộng của miền thấm,
lưu lượng của dòng thấm phẳng kí hiệu là q.

109
Chương 3. Nước dưới đất

Q
q
B (3.18)

trong đó: B là chiều rộng dòng thấm.

3.3.1. Dòng thấm phẳng trong tầng đất đá đồng nhất


a) Dòng thấm phẳng của nước ngầm
Tầng nước ngầm được giới hạn dưới bằng đáy cách nước liên tục. Trong tự nhiên,
đáy cách nước này có thể nằm ngang hoặc nghiêng.
• Đáy cách nước nằm ngang
• Tính lưu lượng thấm
Giả thiết có một tầng chứa nước không áp có đặc điểm như hình vẽ 3.10.
Để xác định lưu lượng nước từ tiết diện 1 đến tiết diện 2, chúng ta xác định lưu
lượng nước qua tiết diện X đặt cách gốc o khoảng cách x. Theo định luật Darcy:
Q V .F k .I .h.B
q    k .I .h
B B B
dH dh dh
I     q   k .h.
dx dx dx (3.19)

Hình 3.10: Sơ đồ tính toán lưu lượng dòng thấm khi đáy nằm ngang
Để xác định q ta tích phân biểu thức (3.19) từ tiết diện 1 đến tiết diện 2:
L h
k 2 h 2  h22
q  dx    dh 2  q  k 1
2 h1 2L
0
(3.20)

• Phương trình đường cong mực nước


Xuất phát từ điều kiện dòng ngầm ổn định q = const viết được phương trình đường
cong mực nước có dạng:

110
Chương 3. Nước dưới đất

h12  h22
hx  h12  x
L (3.21)

• Đáy cách nước nằm nghiêng


• Tính lưu lượng thấm

Hình 3.11: Sơ đồ tính toán lưu lượng dòng thấm khi đáy nằm nghiêng
Khi tầng chứa nước có đáy cách nước nghiêng tạo thành một góc với mặt phẳng
nằm ngang (hình 3.11) thì mực nước của nó được tính từ mặt chuẩn 0-0. Như vậy, lưu
lượng của dòng thấm được xác định bằng công thức sau:
dH
q  k .h.
dx (3.22)

trong đó: H là giá trị mực nước tính từ mặt chuẩn;


h là chiều dày tầng chứa nước.
Kamenski thay giá trị h bằng chiều dày trung bình của tầng chứa nước giữa 2 mặt
cắt 1 và 2.
h1  h2 h  h dH
h  htb   q  k 1 2
2 2 dx
x2 H2
h1  h2 ( H1  H 2 )(h1  h2 )
q  dx  k  dH  q  k
2 2L
x1 H1
(3.23)

Công thức 3.23 là công thức Kamenski - Đây là công thức gần đúng. Để tính toán
chính xác hơn có thể áp dụng phương pháp của Pavslopski: Xác định lưu lượng của
dòng thấm khi đáy cách nước nằm nghiêng bằng cách thay dòng thấm nghiên cứu
bằng dòng chảy đều có hệ số thấm bằng hệ số thấm của dòng nghiên cứu, có độ dốc
thủy lực i bằng độ nghiêng của đáy cách nước α và có chiều dày h o (ho gọi là chiều dày
dẫn dùng). Khi đó lưu lượng của dòng thấm được xác định theo công thức:
q  k .ho . (3.24)

111
Chương 3. Nước dưới đất

Mặt khác, coi rằng đáy cách nước có độ nghiêng không lớn, thì:
  tg (3.25)

Khi đó:
H  h  a   .x (3.26)

và:
dH dh
 
dx dx (3.27)

Từ (3.27) rút ra:


dH  dh 
q  k .h.  k .h.    
dx  dx  (3.28)

Từ (3.24) và (3.28) có:


 dh  dh  h
 .ho  h.        1  
 dx  dx  ho  (3.29)

Đặt: η = h/ho - chiều dày tương đối, biểu thức (3.29) trở thành:
 dx 
 d
ho  1 (3.30)

Tích phân (3.30) từ tiết diện 1 đến tiết diện 2 sẽ xác định được h o, thay vào (3.24) sẽ
xác định được q.
• Phương trình đường cong mực nước
Từ công thức Kamenski có thể viết:
( H1  H 2 )( h1  h2 ) ( H  H x )(h1  hx )
q12  k q1 x  k 1
2L ; 2x

Vì q1-2 = q1-x và hx = Hx - Zx nên:


( H1  H 2 )(h1  h2 ) ( H1  H x )( h1  H x  Z x )

L x (3.31)

Công thức (3.31) dùng để xác định giá trị Hx khi biết các đại lượng còn lại.
b) Dòng thấm phẳng của nước áp lực
• Khi chiều dày tầng chứa nước không đổi

112
Chương 3. Nước dưới đất

Hình 3.12: Tầng chứa nước có áp có chiều dày không đổi


Áp dụng định luật Dacxy, ta có lưu lượng nước thấm qua tiết diện X cách gốc là:
Q V .F k .I .m.B dh
q    k .I .m  km
B B B dx (3.32)

Tích phân (3.32) từ tiết diện 1 đến tiết diện 2 có:


L h2
h1  h2
 qdx    Kmdh  q  km L
0 h1
(3.33)

Phương trình đường mực áp lực:


h1  h2
hx  h1  .x
L (3.34)

• Khi chiều dày tầng chứa nước tăng dần

Hình 3.13: Tầng chứa nước có áp có chiều dày tăng dần


Theo định luật Dacxy:

113
Chương 3. Nước dưới đất

Q V .F k .I .m.B dH
q    k .I .m  km
B B B dx (3.35)

Tích phân (3.35) từ tiết diện 1 đến tiết diện 2:


L H
q 2

0 m dx   H KdH
1 (3.36)

Bindeman coi chiều dày tầng chứa nước thay đổi theo quy luật đường thằng theo
phương của dòng thấm, nghĩa là:
m2  m1
m  m1  x
L (3.37)

Từ đó rút ra:
m2  m1 H1  H 2
qk
l m
ln 2
m1 (3.38)

• Khi chiều dày tầng chứa nước giảm dần


Tương tự trường hợp chiều dày tầng chứa nước tăng dần, dễ dàng có:
m1  m2 H1  H 2
qk
l m
ln 1
m2 (3.39)

3.3.2. Dòng thấm phẳng trong tầng đất đá không đồng nhất
a) Trường hợp dòng thấm song song với mặt phân lớp
Trong thực tế thường gặp tầng chứa nước gồm 2 lớp với lớp trên có độ thấm nước
kém hơn lớp dưới. Cấu trúc này thường gặp trong các trầm tích của các thung lũng
sông lớn. Trong trường hợp này tầng chứa nước có dòng thấm hướng về phía sông
song song với mặt phân lớp và có thể chia làm 2 phần (hình 3.14):

114
Chương 3. Nước dưới đất

Hình 3.14: Sơ đồ tầng chứa nước gồm 2 lớp song song có hệ số thấm k1 ≠ k2
- Phần trên - lớp 1 có dòng thấm không áp với lưu lượng đơn vị q1, hệ số thấm k1;
- Phần dưới - lớp 2 được coi là có dòng thấm có áp với lưu lượng đơn vị q 2, hệ số
thấm k2.
Như vậy, tổng lưu lượng của dòng thấm trong tầng chứa nước sẽ là:
q  q1  q2 (3.40)

Nếu đáy tầng chứa nước nằm ngang, thì ta có


dh dH
q  k1.h.  k2 .m.
dx dx (3.41)

Tích phân (3.41) từ tiết diện 1đến tiết diện 2:


L h2 H2
h12  h22 H  H2
q  dx  k1  hdh k2 .m  dH  q  k1  k 2 .m 1
2L L
0 h1 H1
(3.42)

Trường hợp tầng chứa nước gồm nhiều lớp có độ thấm nước khác nhau và dòng
thấm song song với mặt phân lớp (hình 3.15) thì hệ số thấm của tầng chứa nước được
xác định bằng giá trị trung bình theo công thức sau:
k1h1  k2 h2  ...  kn hn
kTB 
h1  h2  ...  h n (3.43)

Hình 3.15: Sơ đồ dòng chảy theo hai phương trong tầng


chứa nước nhiều lớp có đáy cách nước nằm ngang.
b) Trường hợp dòng thấm vuông góc với mặt phân lớp
Giả sử tầng chứa nước gồm 2 lớp có hệ số thấm nước (k 1, k2) khác nhau và dòng
thấm vuông góc với mặt phân lớp của các tầng chứa nước như hình vẽ sau:

115
Chương 3. Nước dưới đất

Hình 3.16: Sơ đồ dòng thấm nước dưới đất gồm 2 lớp


có tính thấm biến đổi theo phương dòng thấm
Lập các phương trình lưu lượng đơn vị của dòng thấm cho lớp 1 và lớp 2 giữa các
tiết diện I - X và X - II:
hI2  hx2
q  k1
2l1

hx2  hII2  2l 2l  hI2  hII2


q  k2  q  1  2   hI2  hII2  q 
2l2  k1 k 2  l l
2( 1  2 )
K1 K 2 (3.44)

Trong trường hợp tầng chứa nước gồm nhiều lớp có hệ số thấm khác nhau và dòng
thấm vuông góc với mặt phân lớp (hình 3.17) thì hệ số thấm trung bình của tầng chứa
nước được xác định theo công thức sau:
h1  h2  ...  hn
ktb 
h1 h2 h
  ...  n
k1 k2 kn (3.45)

H1
H2 h1
K1
H
H3
Hn K2 h2

K3 h3

Kn hn

Hình 3.17: Sơ đồ tầng chứa nước không đồng nhất gồm nhiều lớp
đất đá có dòng thấm vuông góc với mặt phân lớp

3.4. Vận động của nước dưới đất đến các công trình thu nước thẳng đứng

116
Chương 3. Nước dưới đất

Để khai thác nước dưới đất hay để tháo khô các hố đào, để hạ thấp mực nước dưới
đất,… người ta thường dùng các giếng khoan thẳng đứng. Cấu tạo của một giếng
khoan gồm 3 phần: phần ống chống bảo vệ không để đất đá sập lấp giếng khoan; phần
ống lọc để cho nước thấm vào giếng và phần ống lắng đất đá (hình 3.18).

Hình 3.18: Sơ đồ cấu tạo giếng khoan


1- Ống chống; 2 - Ống lọc; 3 - Ống lắng
Phụ thuộc vào quan hệ giữa ống lọc với phần chứa nước của tầng chứa nước khi nó
hoạt động mà giếng khoan được chia ra làm 2 loại:
- Giếng khoan hoàn chỉnh có phần ống lọc chiếm toàn bộ phần chứa nước của tầng
chứa nước khi nó hoạt động, nước thấm vào ống lọc qua vách của nó;
- Giếng khoan không hoàn chỉnh có phần ống lọc chỉ chiếm một phần của phần
chứa nước của tầng chứa nước khi nó hoạt động, nước thấm vào ống lọc qua cả vách
và đáy của nó.
Để đơn giản trong tính toán, ở đây chỉ nghiên cứu giếng khoan thẳng đứng đặt trong
tầng chứa nước đồng nhất và có dòng chảy ổn định.

3.4.1. Dòng thấm đến giếng thu nước hoàn chỉnh


Khi bơm hút nước từ giếng khoan thì mực nước trong giếng bị hạ thấp, gây nên
dòng thấm vào trong nó. Mực nước trong giếng càng bị hạ thấp thì dòng thấm vào
trong nó càng mạnh, mực nước xung quanh giếng càng bị hạ thấp, đường dòng thấm
vào giếng khoan ngày càng dốc hơn. Mặt nước (hay mặt áp lực) lúc này sẽ tạo thành
một hình phễu có tâm trùng với tâm giếng khoan. Hình phễu này được gọi là hình
phễu hạ thấp mực nước (hay mực áp lực). Bán kính của đáy hình phễu được gọi là bán
kính ảnh hưởng.
Phụ thuộc vào điều kiện biên của tầng chứa nước, số lượng các giếng mà bán kính
ảnh hưởng R được xác định theo những công thức khác nhau. Đối với vận động ổn
định R có thể xác định theo các công thức thực nghiệm sau:
- Giếng nước ngầm (nước không áp):
R  2.S . K .H (3.46)

117
Chương 3. Nước dưới đất

- Giếng nước có áp:


R  10.S . K (3.47)

trong đó:
S - trị số hạ thấp mực nước (mực áp lực) trong giếng;
H - chiều dày tầng chứa nước không áp;
K - hệ số thấm.
a) Thu nước trong tầng chứa nước không áp
Theo định luật Darcy, lưu lượng nước chảy qua tiết diện cách tâm giếng một
khoảng x trong phạm vi hình phễu hạ thấp mực nước được xác định theo công thức:

Hình 3.19: Sơ đồ tính toán giếng trong tầng chứa nước không áp hoàn chỉnh
dh
Q  k .I .F  k . .(h.2 .x)
dx (3.48)

Tích phân biểu thức (3.48) từ tiết diện 1 (tại vách giếng khoan) tới tiết diện 2 (tại
đáy hình phễu):
R H
dx R H 2  ho2
r Q. x  2 h k.h.dh  Q ln r  2 k 2
o

 k ( H 2  ho2 )  k (2 H  S ).S
Q 
R R
ln ln
r r (3.49)

trong đó:

R là bán kính ảnh hưởng, xác định theo thực nghiệm: R  2S kH ;


S = H - h là trị số hạ thấp mực nước trong giếng.
Chú ý:
- Để xác định đường cong hạ thấp mực nước, ta tích phân biểu thức () từ tiết diện 1

118
Chương 3. Nước dưới đất

tới tiết diện x nào đó:


 k ( H x2  ho2 )
Q1 x 
x
ln
r (3.50)

vì lưu lượng dòng thấm không đổi nên từ (3.49) và (3.50) sẽ rút ra được phương
trình đường cong hạ thấp mực nước.
- Khi hút nước vào giếng khoan do sức cản của ống lọc nên trị số mực nước ở trong
giếng khoan và ở vách giếng không trùng nhau. Hơn thế nữa, việc xác định R theo các
công thức kinh nghiệm cũng không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, độ chính xác của lưu
lượng nước xác đinh theo công thức (3.49) bị hạn chế. Để khác phục hiện tượng này
người ta thường bố trí 1 hay 2 giếng xung quanh giếng hút nước để quan sát mực nước
hạ thấp (hình 3.20).

Hình 3.20: Sơ đồ giếng trung tâm và 2 giếng quan sát


b) Thu nước trong tầng nước có áp

Hình 3.21: Sơ đồ tính toán giếng trong tầng chứa nước có áp hoàn chỉnh
Áp dụng định luật Darcy, lưu lượng nước qua tiết diện cách tâm giếng khoan một
đoạn x sẽ là:

119
Chương 3. Nước dưới đất

dH
Q  k .I .F  k . .( m.2 .x)
dx (3.51)

Tích phân biểu thức (3.51) từ tiết diện 1 tới tiết diện 2:
2 km( H  ho ) 2 kmS
R H
dx
 Q. x
 2 .m  dH  Q 
R

R
r ho ln ln
r r (3.52)

trong đó: R là bán kính ảnh hưởng, xác định theo thực nghiệm: R  10S k ;
S = H - h là trị số hạ thấp mực nước trong giếng.
Chú ý:
- Để xác định đường cong hạ thấp mực nước, ta tích phân biểu thức (3.52) từ tiết
diện 1 tới tiết diện x nào đó:
 k ( H x2  ho2 )
Q1 x 
x
ln
r (3.53)

vì lưu lượng dòng thấm không đổi nên từ (3.52) và (3.53) sẽ rút ra được phương
trình đường cong hạ thấp mực nước.
- Khi hút nước vào giếng khoan do sức cản của ống lọc nên trị số mực nước ở trong
giếng khoan và ở vách giếng không trùng nhau. Ngoài ra, xác định R theo các công
thức kinh nghiệm cũng không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, độ chính xác của lưu lượng
nước xác đinh theo công thức (3.52) bị hạn chế. Để khắc phục hiện tượng này người ta
thường bố trí 1 hay 2 giếng xung quanh giếng hút nước để quan sát mực nước hạ thấp.

3.4.2. Dòng thấm đến giếng thu nước không hoàn chỉnh
Giếng khoan không hoàn chỉnh có các loại khác nhau (hình). Khi dòng chảy vào
giếng gây ra sức cản thấm lớn hơn so với trường hợp giếng hoàn chỉnh, dẫn đến lưu
lượng giếng bé hơn lưu lượng của giếng hoàn chỉnh có cùng điều kiện.
Có nhiều phương pháp tính lưu lượng giếng khoan không hoàn chỉnh, dưới đây xét
một số phương pháp được dùng phổ biến hiện nay:
a) Phương pháp Sestacov - Vergin
Để tính lưu lượng các giếng khoan không hoàn chỉnh Vergin đưa thêm hệ số điều
chỉnh vào trong các công thức xác định lưu lượng giếng khoan hoàn chỉnh (bảng 3.3).
Hệ số điều chỉnh (gây ra do sức cản thấm vào các giếng khoan không hoàn chỉnh)
được xác định theo công thức:
ε = ε’ + ε” (3.54)

Trong đó:

120
Chương 3. Nước dưới đất

ε' - sức cản thấm gây ra do giếng khoan không hoàn chỉnh;
ε” - sức cản thấm gây ra do ống lọc và đất đá xung quanh giếng khoan.
Do ε” nhỏ hơn ε’ nhiều và thường rất khó xác định nên ε thường chỉ được xác định
theo ε’. Nếu phần ống lọc sát mái hoặc đáy cách nước của tầng chứa nước thì hệ số ε’
được tính theo bảng (3.4) dựa vào các đại lượng l/m mà m/r (với l là chiều dài làm việc
của ống lọc; r là bán kính giếng khoan bơm hút hoặc khoảng cách từ giếng khoan
trung tâm đến các giếng khoan quan trắc; m là chiều dày của tầng chứa nước).
Nếu ống lọc ở giữa tầng chứa nước thì đại lượng giảm xuống 0,7 lần khi l/m = 0,5
và 1,5 lần khi l/m = 1,5.
Theo Girinski chiều dày của tầng chứa nước ngầm đưa vào tính ε’ được giảm đi
một đại lượng bằng một nửa độ hạ thấp mực nước ở giếng khoan trung tâm. Trong
trường hợp nếu ống lọc ở giếng khoan trung tâm không ngập hết vào nước thì chiều
dài ống lọc khi đưa vào tính phải được giảm đi một nửa độ hạ thấp mực nước trong
giếng khoan trung tâm.
Bảng 3.3: Các công thức tính lưu lượng giếng khoan không hoàn chỉnh
Giếng khoan trong tầng chứa nước
Số giếng khoan
Không áp Có áp
k (2 H  S )S km S
1 giếng khoan QKHC  1,366 QKHC  2, 73
R R
bơm hút ln  0, 217 o ln  0, 217 o
r r
1 giếng khoan k (2 H  S  S1 )(S S1 ) km(S S1 )
QKHC  1,366 QKHC  2, 73
bơm hút và 1 r r1
ln 1  0, 217( o  1 ) ln  0, 217( o  1 )
giếng quan trắc r r
1 giếng khoan k (2 H  S1  S 2 )(S1  S2 ) km(S1  S2 )
QKHC  1,366 QKHC  2, 73
bơm hút và 2 r r2
ln 2  0, 217(1   2 ) ln  0, 217(1   2 )
giếng quan trắc r1 r1

Trong bảng trên:


εo; ε1; ε2 - lần lượt là các đại lượng cản thấm vào giếng khoan bơm hút nước, giếng
khoan quan trắc thứ nhất và thứ hai;
S; S1; S2 - lần lượt mức hạ thấp mực nước tại giếng khoan bơm hút nước, giếng
khoan quan trắc thứ nhất và thứ hai;
r - bán kính giếng khoan bơm hút nước;
r1; r2 - lần lượt là khoảng cách từ giếng khoan quan trắc thứ nhất và thứ hai đến
giếng khoan bơm hút nước.

Bảng 3.4: Giá trị đại lượng sức cản thấm ε'
l/m m/r

121
Chương 3. Nước dưới đất

0,5 1,0 3 10 30 100 200 500 1000 2000


0,1 0,00391 0,122 2,04 10,4 24,3 42,8 53,8 59,5 79,6 90,9
0,090
0,3 0,00297 1,29 4,79 9,2 14,5 17,7 21,8 24,9 28,2
7
0,049
0,6 0,00165 0,656 2,26 4,21 6,5 7,68 9,64 11,0 12,4
4
0,00054 0,016
0,7 0,237 0,879 1,69 2,67 3,24 4,01 4,58 5,19
6 7
0,00004 0,001 0,025
0,9 0,128 0,3 0,528 0,664 0,846 0,983 1,12
8 5 1

b) Phương pháp Focgeimer


Lưu lượng của giếng khoan không hoàn chỉnh có thể được xác định dựa vào quan
hệ giữa lưu lượng giếng khoan hoàn chỉnh (Q) với lưu lượng giếng khoan không hoàn
chỉnh (QKHC). Quan hệ đó được Focgeimer xác định cho các trường hợp sau:
• Giếng khoan không hoàn chỉnh trong tầng nước không áp:
- Trường hợp giếng khoan không hoàn chỉnh có đáy không thấm nước:
Q h4 h

QKHC t 2h  t (3.55)

- Trường hợp giếng khoan không hoàn chỉnh có đáy thấm nước:
Q h h
 4
QKHC t  0,5r 2h  t (3.56)

Trong các công thức trên:


h - mực nước động trong giếng khoan tính đến đáy cách nước của tầng chứa nước;
t - cột nước trong giếng khoan không hoàn chỉnh tính đến đáy giếng khoan;
r - bán kính đáy giếng khoan.
• Giếng khoan không hoàn chỉnh trong tầng nước có áp:
Đối trường hợp giếng khoan không hoàn chỉnh trong tầng nước có áp đại lượng h
thay bằng đại lượng m - chiều dày tầng chứa nước có áp:
- Trường hợp giếng khoan không hoàn chỉnh có đáy không thấm nước:
Q m4 m

QKHC t 2m  t (3.57)

- Trường hợp giếng khoan không hoàn chỉnh có đáy thấm nước:

122
Chương 3. Nước dưới đất

Q m 4 m

QKHC t  0,5r 2m  t (3.58)

3.5. Dòng thấm đến công trình thu nước nằm ngang (kênh)

3.5.1. Dòng thấm đến kênh thu nước hoàn chỉnh


a) Kênh thu nước trong tầng chứa nước không áp
Lưu lượng nước chảy vào kênh:
Q  Q1  Q2  L(q1  q2 ) (3.59)

trong đó:
L - chiều dài kênh;
q1 và q2 là lưu lượng nước thấm từ 2 phía bờ kênh:

Hình 3.22: Sơ đồ kênh hoàn chỉnh trong tầng chứa nước không áp
H12  ho2 H 2  ho2
q1  k1 ; q2  k 2 2
2 R1 2 R2

Từ đó:
H12  ho2 H 22  ho2
Q  L(k1  k2 )
2 R1 2 R2 (3.60)

R1  2 S k1 H1 ; R2  2S k2 H 2
với
b) Trường hợp kênh thu nước trong tầng chứa nước có áp
Lưu lượng nước chảy vào kênh:
Q  Q1  Q2  L(q1  q2 ) (3.61)

trong đó: L - chiều dài mương;

123
Chương 3. Nước dưới đất

q1 và q2 là lưu lượng nước thấm từ 2 phía bờ kênh:


H1  ho H h
q1  k1m1 ( ) q2  k2 m2 ( 2 o )
R1 và R2

Hình 3.23: Sơ đồ kênh hoàn chỉnh trong tầng chứa nước có áp


Từ đó:
H1  ho H h
Q  L(k1m1  k2 m2 2 o )
R1 R2 (3.62)

R1  10S k1 ; R2  10S k2
với .

3.5.2. Dòng thấm đến kênh thu nước không hoàn chỉnh
Khi kênh không hoàn chỉnh (hình 3.24) thì chỉ một phần dòng thấm nước dưới đất
tập trung vào công trình. Trong trường hợp này hoạt động thoát nước của công trình
chỉ tác động đến độ sâu Ho của tầng chứa nước. Ho được xác định bằng phương pháp
thực nghiệm và công thức tính có dạng sau:
Ho = 1,3(S+t) (3.63)

trong đó: t - cột nước trong kênh;


S - độ hạ thấp mực nước ngầm tại kênh.

Hình 3.24: Sơ đồ dòng thấm phẳng đến kênh không hoàn chỉnh

124
Chương 3. Nước dưới đất

Việc tính toán kênh không hoàn chỉnh tương tự với kênh hoàn chỉnh với chiều dày
tầng chứa nước tính đến độ sâu Ho.

3.6. Biến dạng thấm

3.6.1. Hiện tượng cát chảy


a) Khái niệm
Cát chảy là hiện tượng di chuyển của cả khối cát ra khỏi trạng thái tồn tại của nó
dưới tác dụng của dòng thấm.
Hiện tượng cát chảy có thể xẩy ra chậm chạp thành từng lớp hoặc xảy ra nhanh, rất
nhanh với quy mô lớn. Cát không những chỉ chẩy ra mà còn bị ép trồi lên dưới tác
dụng của áp lực nước.
Hiện tượng cát chảy gây nhiều khó khăn cho công tác thi công các hố móng công
trình, khi đào hố thăm dò và khai thác mỏ khoáng sản,... Dòng cát chảy có thể kéo dài
tới khoảng cách rất lớn so với vị trí mở hố đào, nó thường gây nên hiện tượng sụt lún
bề mặt đất, làm mất ổn định các công trình xây dựng trên chúng.
b) Các loại cát chảy và dấu hiện nhận biết chúng
Theo đặc tính chảy của cát chảy, có thể phân biệt 2 loại: cát chảy giả và cát chảy
thật.
- Cát chảy giả: thường xảy ra trong cát chứa ít các hạt mịn, hạt nhỏ. Dưới áp lực đủ
lớn của nước, cát chảy ra ngoài, khi áp lực nước giảm, cát có thể nhanh chóng đạt tới
trạng thái ổn định và để cho nước thấm qua dễ dàng.
Dấu hiệu nhận biết đất cát chảy giả là, bốc nắm cát lên một tấm cứng phẳng, nước
chảy ra đống cát trong và sau khi nước chảy ra hết, để lại đống cát có dạng hình chóp
(hình 3.25a).
- Cát chảy thật: thường xảy ra trong cát hạt mịn, hạt bụi có tính linh động cao.
Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, trong điều kiện bão hoà nước, cát có thể tự
chảy khi lộ ra ngoài.
Ở trạng thái tự nhiên (mới khai đào lên), cát chảy thật thường có màu xám sáng,
xám lục, xám xanh đậm hay nhạt. Khi gặp không khí, mầu của chúng thay đổi nhanh
chóng và không đều thành màu sáng hơn, phớt hồng, phớt vàng do bị ôxy hoá. Cát
chảy thường có mùi mốc, bề mặt hơi nhám, độ chứa ẩm lớn và độ thải nước bé.
Dấu hiệu nhận biết cát chảy thật là, bốc nắm cát lên một tấm cứng phẳng, nước chảy
ra đống cát đục và để lại đống cát có dạng hình cong khum, hay hình chiếc bánh dày
(hình 3.25b).

a) b)
Hình 3.25: Cát chảy thật (a) và cát chảy giả (b)

125
Chương 3. Nước dưới đất

c) Điều kiện phát sinh


• Cát chảy thật:
- Thành phần hạt: xảy ra trong đất cát hạt mịn, hạt bụi bão hòa nước; có hàm lượng
sét và hữu cơ nhất định (theo Zamarin = 8 - 13%).
- Tính chất cơ lý của đất: Thường xảy ra trong những loại đất có độ chặt hơi thấp,
độ rỗng và độ chứa ẩm cao; sức chống cắt rất thấp = 3-4o đến 8-9o.
• Cát chảy giả:
Khi chuyển động, nước dưới đất gây ra áp lực thủy động (θ) lên các hạt đất đá:
 n dq
  I dn . n 
g dt (3.64)

trong đó: Idn - gradien thủy lực của dòng thấm;


γn - khối lượng riêng của nước;
g - gia tốc trọng trường;
dq/dt - tốc độ thấm.
 n dq
Do tốc độ thấm nhỏ, thành phần sau của công thức ( g dt ) có thể bỏ qua. Do vậy:
  I dn . n (3.65)

Điều kiện xảy ra cát chảy là:


   dn    s   n   1  n   I dn     1  1  n   Ith

Như vậy: I dn  I th (3.66)

Ith gọi là gradien thủy lực giới hạn.


d) Biện pháp xử lý cát chảy
Trước hết cần xác định điều kiện tồn tại của lớp cát, quan hệ với các lớp đất đá tiếp
giáp, điều kiện địa hình, địa mạo,..., thành phần và tính chất cơ lý của chúng, đặc điểm
địa chất thuỷ văn của khu vực nghiên cứu và môi trường xây dựng xung quanh.
Để xử lý hiện tượng cát chảy có thể dùng một số biện pháp sau:
- Tháo khô vùng có cát chảy trong thời gian xây dựng bằng hệ thống giếng khoan
tác động tương hỗ để hạ thấp mực nước dưới đất;
- Ngăn chặn cát chảy bằng phương pháp cơ học:
- Ngăn chặn cát chảy bằng phương pháp hóa học:
- Dùng khí nén để cân bằng áp lực thủy động gây ra cát chảy.

126
Chương 3. Nước dưới đất

3.6.2. Hiện tượng xói ngầm


a) Khái niệm
Xói ngầm hiện tượng dòng thấm vận chuyển các hạt nhỏ qua khe hổng của các hạt
lớn trong đất rời hoặc chất lấp nhét qua các khe nứt hay hang hốc karst trong đá cứng
và thoát ra ngoài, làm tăng độ rỗng trong đất đá, dẫn đến nền đất có thể mất tính ổn
định.
Người ta phân biệt hai loại xói ngầm là xói ngầm cơ học và xói ngầm hoá học.
- Xói ngầm cơ học: là loại xói ngầm xảy ra do tác dụng của dòng thấm làm vận
chuyển các hạt nhỏ hoặc chất lấp nhét ra khỏi nền đất.
- Xói ngầm hoá học: là loại xói ngầm xảy ra do dòng thấm hoà tan, rửa lũa các
muối có trong đất đá.
Hai loại xói ngầm này khác hẳn nhau về bản chất phá hoại (phá hoại cơ học và phá
hoại hoá học). Có trường hợp gặp xói ngầm hỗn hợp hoá-cơ. Ví dụ, trong cát kết có độ
hạt khác nhau, xi măng gắn kết bị hoà tan và mang đi cùng các hạt nhỏ do dòng thấm.
Hiện tượng xói ngầm xảy ra làm thay đổi thành phần, kết cấu của đất đá, làm tăng
độ rỗng, giảm độ bền và khả năng ổn định của đất đá. Kết quả, có thể gây phá hoại các
công trình xây dựng như đê, đập, cầu, cống, bờ dốc khai thác mỏ, ...
b) Điều kiện xảy ra xói ngầm
• Điều kiện chung để phát sinh xói ngầm
Để phát sinh xói ngầm phải có đủ những điều kiện sau:
- Đất không đồng nhất về kích thước hạt;
- Tồn tại một miền xả vật liệu xói ngầm;
- Áp lực thủy động của dòng thấm lớn hơn một giá trị nhất định nào đó.
• Tiêu chuẩn đánh giá xói ngầm cho một số trường hợp cụ thể
Hiện tượng xói ngầm trong các điều kiện khác nhau được các nhà nghiên cứu xác
định cho một số trường hợp cụ thể sau:
- Theo E.A. Jamarin đối với đất cát không đồng nhất về thành phần hạt và không
phân lớp thì xói ngầm sẽ xảy ra khi dòng thấm có độ dốc thủy lực I dn lớn hơn một giá
trị tới hạn nhất định nào đó (Ith). Giá trị Ith được Jamarin xác định bằng biểu thức sau:
I th     1  1  n   0,5n
(3.67)

trong đó: Δ - tỷ trọng của hạt đất; n, e - độ rỗng và hệ số rỗng của đất.
- Xói ngầm thường xảy ra trong đất hạt rời, không đồng nhất, không phân lớp.
Trong trường hợp này theo V.X. Ixtomina điều kiện để xảy ra xói ngầm là:

127
Chương 3. Nước dưới đất

d60
  20; I dn  5
d10 (3.68)

trong đó: d60 - đường kính cỡ hạt có 60% hàm lượng hạt nhỏ hơn nó;
d10 - đường kính cỡ hạt có 10% hàm lượng hạt nhỏ hơn nó.
- Khi tầng đất có nước thấm qua gồm 2 lớp với hệ số thấm khác nhau và dòng thấm
từ lớp có hệ số thấm nhỏ (K 1) sang lớp có hệ số thấm lớn (K 2) thì điều kiện để phát
sinh xói ngầm được Zikhart xác định như sau:
K2
2
K1 (3.69)

- Trường hợp tầng đất gồm 2 lớp có kích thước hạt khác nhau có dòng thấm với vận
tốc thấm V thì điều kiện để xảy ra xói ngầm theo nghiên cứu của L.I. Kazlova là:
V  Vth
(3.70)

Với:
  d 60  
2

Vth  0, 26d 1  1000 


2
60   , cm / s
  D60  
(3.71)

trong đó: d60, D60 - đường kính kiểm tra của lớp hạt nhỏ và lớp hạt lớn.
c) Biện pháp phòng chống xói ngầm
Các biện pháp làm giảm gradien thuỷ lực và tốc độ dòng thấm:
- Hạ thấp mực nước dưới đất ở khu vực nguy hiểm bằng các công trình tiêu thoát
(giảm I).
- Vây cọc ván xung quanh nơi xuất lộ xói ngầm.
- Làm màn chống thấm (sân chống thấm, tường chống thấm) để tăng chiều dài
đường thấm (giảm gradient áp lực thấm).
- Làm tầng lọc ngược bằng cách lấp đất đá thấm nước thành từng lớp theo thứ tự
tăng dần kích thước từ nhỏ đến lớn theo chiều dòng thấm ở nơi thoát nước để giảm
gradient và tốc độ của dòng thấm.
- Nếu có thể được, ngăn cách dòng thấm với vùng cần bảo vệ.
Các biện pháp làm thay đổi thành phần hạt và kết cấu của đất: Sử dụng các biện
pháp cải tạo đất như điện hoá, silicát hoá nhằm làm thay đổi thành phần và kết cấu của
đất. Các biện pháp này nói chung khó thực hiện và kém hiệu quả hơn các biện pháp
trên.

128
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

4.1. Nguyên tắc chung


Khảo sát Địa kỹ thuật (hay còn gọi Địa chất công trình) là công tác nghiên cứu và
đánh giá điều kiện địa chất tự nhiên của khu vực xây dựng. Đó là điều kiện địa hình,
địa mạo; cấu tạo địa chất; địa tầng và tính chất cơ lý đất đá; điều kiện ĐCTV; các hiện
tượng địa chất động lực; vật liệu xây dựng, khoáng tự nhiên. Những yếu tố đó có ảnh
hưởng đến công trình xây dựng và được gọi là điều kiện ĐCCT. Như vậy, điều kiện
ĐCCT là tổng hợp các yếu tố địa chất tự nhiên của một khu vực có ảnh hưởng tới công
tác thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Chúng tồn tại một cách khách quan, đóng
vai trò thuận lợi hay không thuận lợi một cách tương đối, tuỳ thuộc vào loại và quy mô
công trình.
Các yếu tố của điều kiện ĐCCT như sau:
- Vị trí địa lý, dân cư và kinh tế khu vực xây dựng: yếu tố này quan trọng đối với
công tác thiết kế quy hoạch, thiết kế cơ sở, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho khu
vực nghiên cứu.
- Địa hình, địa mạo: thể hiện hình thái và cấu trúc của bề mặt địa hình. Cụ thể là độ
cao tuyệt đối, tương đối, độ dốc, mức độ phân cắt, lồi lõm, nguồn gốc của các loại địa
hình,... Yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn vị trí công trình, sự ổn định của
hố móng cũng như tổ chức thi công.
- Cấu tạo địa chất: gồm các đặc điểm như thế nằm, nứt nẻ, đứt gãy, vỡ vụn,... của
đất đá. Cấu tạo địa chất ảnh hưởng tới sự ổn định của nền, tính thấm của đất đá, sự
phát triển của hiện tượng phong hoá, trượt, cactơ,...
- Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của các lớp đất đá: đây là yếu tố quan trọng
nhất bởi vì đất đá được dùng làm nền, môi trường hay vật liệu xây dựng. Chúng đóng
vai trò quyết định đối với sự ổn định của công trình. Đối với mỗi loại đất đá, cần
nghiên cứu đặc điểm phân bố (chiều dày và sự biến đổi trong không gian), đặc điểm
kiến trúc, thành phần, màu sắc, trạng thái và các đặc trưng cơ lý của chúng.
- Đặc điểm ĐCTV khu vực: Nước dưới đất có ảnh hưởng tới độ bền, độ ổn định của
đất đá cũng như khả năng thi công, cung cấp nước trong quá trình xây dựng và sử
dụng công trình. Khi nghiên cứu điều kiện ĐCTV, cần chú ý đặc điểm phân bố, chiều
dày, tính thấm của đất đá, động thái, thành phần hoá học, tính chất ăn mòn cũng như
mức độ phong phú của nước dưới đất.
- Các hiện tượng địa chất động lực khu vực: Tuỳ trường hợp cụ thể mà các hiện
tượng địa chất đóng vai trò khác nhau đối với sự ổn định cũng như hiệu quả xây dựng
công trình. Cần làm sáng tỏ nguồn gốc phát sinh, quy mô phát triển, các yếu tố ảnh
hưởng cũng như tác hại của chúng đối với việc xây dựng công trình. Từ đó đề ra các

129
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng bất lợi của chúng.
- Vật liệu xây dựng và khoáng tự nhiên: Đối với một số công trình như thuỷ lợi,
giao thông có khối lượng đào đắp nhiều, yếu tố này có thể đóng vai trò quyết định tới
việc lựa chọn loại, kết cấu, quy mô cũng như giá thành xây dựng công trình. Khi
nghiên cứu vật liệu xây dựng, cần làm sáng tỏ chất lượng, trữ lượng, khả năng khai
thác và vận chuyển đến công trình.
Từ tài liệu khảo sát ĐCCT, nhà thiết kế có thể đánh giá chất lượng nền đất và lựa
chọn vị trí tối ưu. Đồng thời đưa ra giải pháp nền móng hợp lý về mặt kinh tế và đảm
bảo kỹ thuật, hoặc đề ra các biện pháp khai thác, sử dụng đất đá một cách hợp lý
(trong hoạt động kinh tế khác). Ngoài ra, có thể dự báo được sự biến đổi của điều kiện
ĐCCT, ĐCTV khi xây dựng và sử dụng công trình.
Như vậy, khảo sát ĐCCT là công tác không thể thiếu được trong hoạt động xây
dựng, được tiến hành tương ứng với giai đoạn thiết kế công trình.

4.2. Nội dung và phương pháp tiến hành công tác khảo sát địa kỹ thuật
Công tác khảo sát ĐCCT gồm những nội dung chính sau:
- Công tác thu thập tài liệu.
- Công tác trắc địa.
- Công tác đo vẽ ĐCCT
- Công tác khoan đào thăm dò.
- Công tác thí nghiệm ngoài trời.
- Công tác thí nghiệm trong phòng.
- Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo.

4.2.1. Công tác thu thập tài liệu


Thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu về điều kiện tự nhiên của khu vực
xây dựng, những tài liệu đã nghiên cứu, khảo sát trước đây (nếu có). Công tác này đem
lại hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí do sự trùng lặp giữa các công trình thăm dò. Tài
liệu thu thập được phải đảm bảo tin cậy, chính xác, rõ ràng.

4.2.2. Công tác trắc địa


Nhằm đưa vị trí các công trình thăm dò từ sơ đồ ra ngoài thực địa (gồm có tọa độ và
cao độ). Với những vị trí khó xác định, hoặc đòi hỏi độ chính xác cao thì sử dụng máy
trắc địa trên cơ sở mốc toạ độ có sẵn. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp giao hội từ
các vật thể đã có trên mặt bằng hiện trạng để xác định vị trí công trình thăm dò.

4.2.3. Công tác đo vẽ ĐCCT


Đo vẽ ĐCCT là một trong những công tác quan trọng nhất được tiến hành với mục

130
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

đích nghiên cứu điều kiện ĐCCT lãnh thổ một cách tổng hợp trong phạm vi xây dựng
công trình. Kết quả đo vẽ ĐCCT là thành lập các bản đồ ĐCCT phục vụ mục đích quy
hoạch và khai thác lãnh thổ, thiết kế xây dựng công trình, bảo vệ môi trường địa chất,
khai thác mỏ khoáng sản,...
a) Nội dung đo vẽ ĐCCT
Quá trình đo vẽ cần phải làm sáng tỏ các đặc điểm về thành phần, kiến trúc, cấu tạo,
tuổi và nguồn gốc đất đá. Xác định sự phân bố của chúng trong không gian. Nghiên
cứu các đặc điểm địa mạo, cấu tạo địa chất, đặc điểm ĐCTV, các quá trình và hiện
tượng ĐCĐL, lấy mẫu thí nghiệm xác định thành phần thạch học, đặc tính cơ lý của
đất đá cũng như thành phần hoá học của nước dưới đất.
Khi tiến hành đo vẽ ĐCCT, nếu chưa đo vẽ địa chất, ĐCTV theo tỉ lệ bản đồ tương
ứng thì phải tiến hành đo vẽ địa chất, ĐCCT tổng hợp hoặc địa chất, ĐCCT và ĐCTV
tổng hợp.
b) Tỷ lệ đo vẽ ĐCCT
Tỷ lệ đo vẽ ĐCCT có thể bao gồm: tỷ lệ nhỏ (<1/500.000), trung bình (1/25.000-
1/200.000), lớn (>1/10.000). Việc chọn tỷ lệ đo vẽ ĐCCT phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
- Cấp phức tạp và mức độ nghiên cứu địa chất khu vực
- Nhiệm vụ nghiên cứu và giai đoạn khảo sát
Trong thực tế việc xác định tỷ lệ đo vẽ thường theo các quy phạm khảo sát.
c) Phạm vi đo vẽ
Phạm vi đo vẽ được xác định trên cơ sở mục đích và yêu cầu nghiên cứu đặt ra đối
với một khu vực nào đó. Tuy nhiên, khi đo vẽ ĐCCT của một đối tượng xây dựng cụ
thể, diện tích đo vẽ phải xác định sao cho nghiên cứu một cách đầy đủ nhất đặc điểm
ĐCCT của đối tượng đó. Để có cơ sở cho việc xác định giới hạn đo vẽ ĐCCT cần phải
dựa vào một số nguyên tắc sau:
- Tỷ lệ đo vẽ càng lớn thì diện tích đo vẽ càng nhỏ
- Giới hạn đo vẽ phải được xác định phù hợp với diện tích xây dựng
- Phạm vi đo vẽ ĐCCT phải lớn hơn diện tích của đối tượng xây dựng cần nghiên
cứu. Có như vậy mới có thể phát hiện được đầy đủ các quy luật địa chất tác động đến
diện tích nghiên cứu.
- Giới hạn chiều sâu đo vẽ ĐCCT tuỳ trường hợp cụ thể, nhìn chung phải vượt qua
vùng ảnh hưởng của công trình đối với môi trường địa chất. Mặt khác, chiều sâu
nghiên cứu còn phải bảo đảm xác định được cấu trúc địa chất của diện tích nghiên cứu
trong trường hợp cần thiết.
d) Phương pháp đo vẽ

131
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

- Đo vẽ trên mặt đất: Tiến hành đi lộ trình, quan sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích.
Thực tế thường áp dụng phương pháp đo vẽ này, kết quả đo vẽ chính xác.
- Đo vẽ bằng máy bay: Những nơi đo vẽ trên mặt đất gặp khó khăn như địa hình
hiểm trở, đầm lầy,... có thể dùng máy bay để quan sát, chụp ảnh. Phương pháp này cho
kết quả kém chính xác hơn nhưng nhanh chóng và kinh tế hơn.
e) Bản đồ ĐCCT
Bản đồ ĐCCT là bản đồ trên đó thể hiện các yếu tố của điều kiện ĐCCT khu vực
nghiên cứu, nhằm phục vụ cho công tác thiết kế, thi công và xây dựng công trình hoặc
khai thác kinh tế lãnh thổ. Bản đồ ĐCCT còn phục vụ cho việc nghiên cứu chi tiết hơn
về ĐCCT của khu vực.
- Phân loại bản đồ ĐCCT:
Có nhiều cách phân loại bản đồ ĐCCT. Dưới đây trình bày phân loại bản đồ ĐCCT
theo nội dung biểu thị.
+ Bản đồ điều kiện ĐCCT:
Trên bản đồ thể hiện tổng hợp các yếu tố của điều kiện ĐCCT khu vực nghiên cứu.
Bản đồ này có thể thành lập cho tất cả các dạng xây dựng khác nhau.
+ Bản đồ phân khu ĐCCT:
Được thành lập với mục đích chung hoặc chuyên môn, dựa trên cơ sở khác nhau về
điều kiện ĐCCT.Bản đồ thể hiện sự phân chia các khu, phụ khu, khoảnh,...
Có thể đồng thời thể hiện điều kiện ĐCCT và phân khu hoặc chỉ tiến hành phân
khu.
+ Bản đồ ĐCCT chuyên môn:
Thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu của một dạng xây dựng cụ thể hoặc một vài dạng
xây dựng giống nhau. Trên bản đồ phải đánh giá điều kiện ĐCCT phạm vi xây dựng
và dự báo các vấn đề ĐCCT có thể xảy ra, phục vụ cho thiết kế, xây dựng công trình.
Đi kèm với mỗi một loại bản đồ bao giờ cũng có bản thuyết minh cho nó, các mặt cắt
ĐCCT, bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý và một số tài liệu khác.
- Các tài liệu cần thiết để thành lập bản đồ ĐCCT
Để thành lập bản đồ ĐCCT cần thiết phải sử dụng các tài liệu sau:
+ Bản đồ địa hình có tỉ lệ tương ứng với tỷ lệ bản đồ ĐCCT sẽ thành lập. Ngoài ra
có thể sử dụng một số loại bản đồ khác như bản đồ địa chất, địa mạo, ĐCTV đã được
thành lập trong vùng.
+ Các tài liệu đo vẽ ĐCCT và các tài liệu khảo sát ĐCCT khác như khoan, đào, thí
nghiệm, quan trắc,...
- Phương pháp thành lập bản đồ ĐCCT

132
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Hiện nay chưa có phương pháp thành lập bản đồ ĐCCT thống nhất mà tồn tại 2
khuynh hướng khác nhau:
+ Phương pháp thành lập bản đồ theo nguyên tắc thành hệ:
Đại diện cho khuynh hướng này là I.V. Popov, M.V. Tsưrinov, G.K. Bônđaric,...
Đất đá được phân chia theo đặc điểm địa chất- nguồn gốc.
Phương pháp thành lập này cho phép phản ánh những nét chung có tính quy luật về
điều kiện và nguồn gốc thành tạo của đất đá. Theo G.K. Bônđaric, đất đá được chia ra
các đơn vị sau: Thành hệ  Phức hệ nguồn gốc  Phức hệ địa tầng nguồn gốc  Thể
địa chất đơn đá cấp 1  Thể địa chất đơn đá cấp 2  Thể địa chất đơn đá cấp 3. Thể
hiện các đơn vị đất đá phân chia trên bản đồ ĐCCT theo nguyên tắc cụ thể như sau:
- Biểu thị sự phân bố Thành hệ bằng màu hay đường gạch mầu.
- Phức hệ, Thể địa chất đơn đá cấp 1, 2, ... bằng đường gạch đen.
- Các yếu tố khác dùng dấu hiệu quy ước để biểu thị.
+ Phương pháp thành lập bản đồ theo nguyên tắc ĐCCT
Đại diện cho khuynh hướng thành lập bản đồ theo nguyên tắc ĐCCT là F.P.
Xavarenxki, V.Đ. Lomtadze, M.P. Cemenov. Theo nguyên tắc này, đất đá được phân
chia thành: Nhóm  Phụ nhóm  Loại  Dạng  Dạng khác nhau (theo bảng phân
loại của F.P. Xaravenxki). Trên bản đồ, dùng màu sắc thể hiện sự phân bố của Nhóm,
Phụ nhóm, đường kẻ đen biểu thị Loại, Dạng, các yếu tố khác dùng dấu hiệu quy ước,
con số biểu thị.

4.2.4. Công tác địa vật lý


Phương pháp địa vật lý (ĐVL) dựa trên sự nghiên cứu các trường vật lý của một
khu vực nào đó để đánh giá và xác định một số đặc điểm, tính chất địa chất của khu
vực, đồng thời định hướng cho công tác khảo sát ĐCCT nói chung. Phương pháp ĐVL
có hiệu quả khi các đối tượng địa chất có kích thước tương đối lớn và nằm không sâu,
môi trường địa chất có tính không đồng nhất (đất đá khác nhau rõ rệt về trạng thái vật
lý, độ ẩm, mức độ nứt nẻ, hang hốc trong đá, tốc độ truyền sóng đàn hồi,...).
Hiện nay trong khảo sát xây dựng, 3 phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất là
điện, địa chấn, hạt nhân.
a) Phương pháp thăm dò điện
- Phương pháp điện trường tự nhiên:
Dựa vào các trường điện cục bộ xuất hiện trong đất đá do các hiện tượng tự nhiên
như thấm lọc, khuếch tán, ôxy hoá khử gây ra để nghiên cứu đối tượng.
Ví dụ: Có thân quặng sunfit nằm ở trong đất đá, phần dưới nằm dưới mực nước ngầm.
Như vậy, phần trên sẽ bị ôxy hoá, mất điện tử và tích điện dương, phần dưới thì ngược
lại, tích điện âm. Kết quả là trong thân quặng tạo nên một trường điện tự nhiên (hình

133
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

4.1). Nghiên cứu trường điện này, ta có thể xác định được vị trí thân quặng.

Hình 4.1: Sự hình thành trường điện tự nhiên


Phương pháp này ứng dụng hiệu quả trong nghiên cứu sự ăn mòn ống dẫn chất
lỏng, tìm vị trí mất nước của hồ chứa, đập chắn nước và hướng vận động của dòng
ngầm. Lý do thực hiện được vì quá trình thẩm thấu của nước dưới đất cũng tạo ra
trường điện tự nhiên trong đất đá.
- Phương pháp điện trở:
Dựa vào đặc điểm dẫn điện khác nhau của đất đá (do chúng có mật độ khác nhau)
khi cho dòng điện chạy qua để nghiên cứu cấu trúc địa chất.
Khi nghiên cứu, ta phát dòng điện một chiều xuống đất qua hai cực phát AB và
dùng hai cực thu MN để xác định điện trở suất biểu kiến (bk) của đất đá ở vị trí đo. Có
hai phương pháp đo điện trở là mặt cắt điện và đo sâu điện.
+ Phương pháp mặt cắt điện: nghiên cứu điện trở suất biểu kiến theo phương ngang
(phương của tuyến đo) bằng cách di chuyển hệ điện cực với kích thước giữa cực phát
(AB) và cực thu (MN) không đổi trên tuyến đo, nhằm phát hiện những bất đồng nhất
(hay dị thường) trên tuyến đo (hình 4.2). Phương pháp này ứng dụng có hiệu quả ở
những nơi có cấu trúc địa chất biến đổi nhiều theo phương ngang.

Hình 4.2: Phương pháp mặt cắt điện


+ Phương pháp đo sâu điện: nghiên cứu điện trở suất biểu kiến thay đổi theo chiều
sâu bằng cách cố định tâm của hệ điện cực và tăng dần kích thước hai cực phát AB.
Khoảng cách càng xa thì chiều sâu đo bk càng lớn.
Phương pháp này được ứng dụng có hiệu quả trong điều kiện cấu trúc địa chất thay

134
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

đổi nhiều theo phương thẳng đứng.

Hình 4.3: Phương pháp đo sâu điện


b) Phương pháp thăm dò địa chấn
Phương pháp này nghiên cứu trường dao động đàn hồi do con người tạo ra để giải
quyết các nhiệm vụ địa chất. Để tạo ra dao động đàn hồi, người ta tiến hành gây nổ
trong đất đá. Các sóng dao động được tạo ra lan truyền trong đất đá. Khi gặp ranh giới
giữa các loại đất đá có tính đàn hồi khác nhau, chúng sẽ phản xạ trở lại mặt đất. Đặt
máy thu ghi nhận các sóng phản xạ, qua các thông số về thời gian và tốc độ truyền
sóng, xác định được vị trí ranh giới địa chất (hình 4.4).

Hình 4.4: Phương pháp thăm dò địa chấn


Phương pháp thăm dò địa chấn là một trong những phương pháp sử dụng nghiên
cứu địa chất rất hiệu quả.
c) Phương pháp thăm dò hạt nhân
Phương pháp này dựa vào các hiện tượng phát sinh do việc chiếu vào đất đá những
tia phóng xạ. Ưu thế là cho phép nghiên cứu đất đá và xác định mật độ, độ ẩm của
chúng trong điều kiện tự nhiên một cách liên tục trên toàn bộ lát cắt địa chất. Đồng
thời thiết lập được mối quan hệ giữa mật độ, độ ẩm, của đất đá với tính biến dạng, tính
bền,... của chúng khi phối hợp với các phương pháp địa chất khác.
Ví dụ: Phương pháp xuyên - Karota cho phép khảo sát tính chất của đất đá bằng
việc đo đồng thời mật độ và cường độ của nó theo sức cản đối với sự lún sâu của đầu
xuyên, cũng như đo mật độ và độ ẩm bằng phương pháp hạt nhân. Đầu xuyên có chứa
nguồn bức xạ được nhấn vào tầng đất đá cần nghiên cứu và tiêu hao lực do sự hạ
xuyên được ghi lại. Cường độ các bức xạ notron và gamma thì được truyền lên mặt đất
qua cáp điện và được ghi lại dưới dạng biểu đồ liên tục.

135
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Hình 4.5: Công tác ĐVL xác định được đới đất yếu khi xây dựng CTN

4.2.5. Công tác thí nghiệm trong phòng


Các mẫu đất đá nguyên dạng, không nguyên dạng, mẫu nước lấy được khi khảo sát
ĐCCT được đưa về phòng thí nghiệm. Ở đó chúng được xác định tính chất vật lý, tính
chất cơ học, tính chất đối với nước, tên gọi nhờ các máy móc và dụng cụ chuyên dùng.
a) Đối với mẫu nguyên dạng
Với mẫu nguyên dạng, cần xác định các chỉ tiêu sau:
- Thành phần hạt (tùy trường hợp yêu cầu)
- Độ ẩm tự nhiên
- Khối lượng thể tích tự nhiên
- Khối lượng thể tích khô
- Khối lượng riêng
- Độ lỗ rỗng
- Hệ số rỗng
- Độ bão hòa
- Độ ẩm giới hạn chảy
- Độ ẩm giới hạn dẻo
- Chỉ số dẻo
- Độ sệt
- Lực dính kết, góc ma sát trong (cắt phẳng một trục, ba trục)
- Hệ số nén lún (thí nghiệm nén nhanh một trục, cố kết)
- Hệ số thấm (tuỳ trường hợp yêu cầu)
- Môđun tổng biến dạng

136
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

- Áp lực tính toán quy ước


Tuỳ theo loại và quy mô công trình mà có thể thí nghiệm toàn bộ hay một số chỉ
tiêu trên. Khi xây dựng tầng hầm trong nền đất loại sét mềm yếu (dẻo mềm, dẻo chảy
hoặc chảy), có thể dùng thí nghiệm cắt ba trục. Nếu tốc độ thoát nước của nền đất
chậm (tính trong phạm vi hầm ngầm) và tốc độ ra tải nhanh (thi công nhanh), sử dụng
sơ đồ không cố kết - không thoát nước (UU). Nếu tốc độ thoát nước của nền đất nhanh
và tốc độ thi công chậm, sử dụng sơ đồ cố kết - không thoát nước (CU).
Ngoài chỉ tiêu hệ số nén lún, thí nghiệm nén cố kết còn xác định được áp lực tiền cố
kết, chỉ số nén, hệ số cố kết, hệ số thấm,... Từ đó đánh giá ổn định lún theo thời gian
của công trình trên nền đất yếu.
b) Đối với mẫu không nguyên dạng
Với mẫu không nguyên dạng (đất rời), cần xác định các chỉ tiêu sau:
- Thành phần hạt
- Khối lượng riêng
- Góc nghỉ khi khô (tuỳ trường hợp)
- Góc nghỉ khi ướt (tuỳ trường hợp)
- Hệ số rỗng lớn nhất (tuỳ trường hợp)
- Hệ số rỗng nhỏ nhất (tuỳ trường hợp)
- Môđun tổng biến dạng
- Áp lực tính toán quy ước
Để đánh giá khả năng bị xói ngầm trong nền cát đối với công trình ngầm, hố móng
sâu, thí nghiệm thành phần hạt cần xác định thêm hệ số không đều hạt .
c) Đối với mẫu nước
Với mẫu nước, cần xác định các chỉ tiêu sau:
- Cation: Ca2+, Mg2+, Fe2+, NH4+, Na+, K+,...
- Anion: HCO3-, Cl-, SO42-, NO3-,...
- Độ pH, độ tổng khoáng hoá, độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh viễn, lượng CO 2 ăn
mòn, CO2 tự do, cặn sấy khô ở 1050C...

4.2.6. Công tác khoan đào thăm dò


Khoan đào thăm dò là công tác quan trọng nhất trong khảo sát ĐCCT, chiếm một
phần lớn khối lượng, kinh phí và thời gian khảo sát.
a) Mục đích
- Nhằm xác định phạm vi phân bố, ranh giới các lớp đất đá.

137
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Phát hiện đứt gãy, tính nứt nẻ, hang cactơ,... trong đất đá.
- Lấy mẫu đất đá, mẫu nước để thí nghiệm trong phòng.
- Sử dụng hố khoan để tiến hành các thí nghiệm ngoài trời như xuyên tiêu chuẩn
(SPT), cắt cánh, nén ngang,...
- Nghiên cứu đặc điểm ĐCTV như phát hiện tầng chứa nước, xác định chiều sâu
mực nước dưới đất.
b) Nội dung của công tác khoan đào
Việc chọn hình thức khoan, đào phụ thuộc vào nhiệm vụ khảo sát, mức độ phức tạp
của điều kiện ĐCCT và chiều sâu nghiên cứu.
- Hố đào thăm dò: là công trình thăm dò dạng thẳng đứng hình tròn hay chữ nhật.
Kích thước hố đào thường là 1-1.5m2, chiều sâu nhỏ hơn 20m. Nếu chiều sâu nhỏ hơn
10m gọi là hố đào thăm dò, lớn hơn 10m gọi là giếng thăm dò. Loại công trình này
thường sử dụng khi nghiên cứu đất đá mềm rời, nghiên cứu vỏ phong hoá hoặc khảo
sát nền đường quy mô nhỏ.
- Hào thăm dò: là công trình thăm dò dạng nằm ngang, kéo dài trên mặt đất. Kích
thước đáy thường là 0.6m, sâu 2- 3m, dài tuỳ theo yêu cầu. Hào thăm dò được dùng để
nghiên cứu đất đá tầng phủ và xác định ranh giới địa chất.
- Hầm thăm dò: là công trình nằm ngang và đi sâu vào trong đất. Hầm thăm dò
thường có dạng chữ nhật diện tích 1.5 - 1.8m 2. Loại công trình này thường nghiên cứu
với các loại đá cứng, nửa cứng ở các sườn dốc đứng.
Công trình đào có ưu điểm là trực tiếp nghiên cứu đất đá trong điều kiện tự nhiên,
lấy được mẫu đất đá có kích thước lớn và có thể tiến hành thí nghiệm ngoài trời.
Nhược điểm là tốn nhiều công sức, thi công lâu và chiều sâu nghiên cứu hạn chế.
Trong khảo sát ĐCCT hiện nay, thường sử dụng công tác khoan. Công tác khoan có
ưu điểm là nhanh, chi phí thấp, chiều sâu nghiên cứu lớn và có thể thực hiện các công
tác khác trong hố khoan. Thường sử dụng các phương pháp khoan sau:
- Khoan xoay: là phương pháp phá huỷ đất đá bằng lực xoay. Với phương pháp này,
có thể lấy được mẫu nguyên dạng và khoan được trong tất cả các loại đất đá. Hiện nay,
phương pháp này được kết hợp với dung dịch sét bentonit để giữ ổn định thành hố
khoan và thổi rửa mùn khoan.
- Khoan đập: là phương pháp phá huỷ đất đá bằng lực đập. Thường sử dụng nghiên
cứu địa tầng hay địa chất thuỷ văn, không lấy được mẫu nguyên dạng.
- Khoan rung: là phương pháp phá huỷ đất đá bằng lực xoay và lực rung. Thường sử
dụng trong đất đá mềm rời, không lấy được mẫu nguyên dạng.
Trong thực tế khảo sát ĐCCT, thường yêu cầu lấy mẫu nguyên dạng để thí nghiệm,
nên hầu như phổ biến sử dụng phương pháp khoan xoay.

138
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Hình 4.6: Công tác khoan thủ công Hình 4.7: Khoan xoay thổi rửa bằng máy

4.3. Các thí nghiệm hiện trường trong khảo sát địa kỹ thuật
Thí nghiệm hiện trường (ngoài trời) khắc phục được nhược điểm của của thí nghiệm
trong phòng do mẫu có kích thước lớn, được tiến hành ngay trong điều kiện tự nhiên
của đất đá, cho phép nâng cao độ chính xác và tin cậy. Mặt khác, một số trường hợp
đất đá không thể lấy được mẫu nguyên dạng hoặc khi nghiên cứu tính chất của khối đá
như tính thấm, mức độ nứt nẻ,... thì chỉ có thể thực hiện bằng thí nghiệm ngoài trời.
Nhược điểm của thí nghiệm ngoài trời là thiết bị cồng kềnh, tiến hành thí nghiệm
lâu, phức tạp, số lượng thí nghiệm không được nhiều và không xác định được một số
chỉ tiêu.
Có nhiều dạng thí nghiệm ngoài trời như nén tĩnh nền, cắt cánh, xuyên tĩnh, xuyên
tiêu chuẩn (SPT),...

4.3.1. Công tác thí nghiệm nén tĩnh nền


Mục đích của thí nghiệm nén tĩnh nền:
- Nghiên cứu đặc tính biến dạng của đất nền.
- Xác định môđun tổng biến dạng và khả năng chịu tải của đất nền.
- Nghiên cứu đặc tính lún ướt của đất có khả năng lún ướt.
Trong khảo sát ĐCCT, nhiều trường hợp không lấy được mẫu nguyên dạng để xác
định chỉ tiêu cơ lý (như đất chứa nhiều dăm sạn, nền đất rời, nền được gia cố bằng cọc

139
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

tre, cọc cát, cọc xi măng, đất vôi hay đệm cát, hoặc công trình sử dụng lớp phủ như
đường,...) thì thường sử dụng phương pháp này do diện tích bàn nén lớn. Ngoài ra, thí
nghiệm này thường được sử dụng khi thiết kế móng nông cho công trình.

Hình 4.8: Thí nghiệm nén tĩnh nền


Thí nghiệm được thực hiện trong hố đào (kích thước 1.0 x 1.0m) hoặc dưới đáy hố
khoan với độ sâu thí nghiệm nhỏ hơn 20m. Bản chất của phương pháp này là nén đất
bằng bàn nén kim loại phẳng, hình tròn (hoặc vuông) với diện tích 600 - 10000cm2.

Hình 4.9: Biểu đồ lún theo thời gian và theo cấp áp lực
Tiến hành thí nghiệm bằng cách tăng tải trọng lên bàn nén bằng kích thuỷ lực theo
các cấp khác nhau và xác định độ lún bằng đồng hồ đo biến dạng. Các cấp tải trọng thí
nghiệm phụ thuộc vào loại đất, có thể là 0.5, 1.0, 1.5 kG/cm 2. Tải trọng tối đa xác định
theo yêu cầu thí nghiệm, phụ thuộc vào tải trọng công trình. Sau đó xây dựng biểu đồ
quan hệ giữa tải trọng và độ lún, giữa tải trọng và độ lún theo thời gian.
Môđun tổng biến dạng được xác định như sau:
P P
E0  (1   2 ) d k
S S
 : là hệ số poatson, lấy bằng 0.27 cho đất đá vụn thô; 0.3 cho cát và 0.35 cho sét

pha; 0.42 cho sét.


 : là hệ số không thứ nguyên, bằng 0.79 đối với bàn nén tròn và cứng

d : đường kính bàn nén, cm

140
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

P : số gia tải trọng gây nên số gia độ lún S của bàn nén và được xác định theo
đoạn thẳng trung hoà (theo phương pháp bình phương bé nhất).
K  (1   2 ) d , k là hằng số với bàn nén có kích thước nhất định và đất đá cùng loại
(tra bảng).

Hình 4.10: Sơ đồ cấu tạo thiết bị cắt cánh hiện trường

4.3.2. Công tác thí nghiệm cắt cánh


Mục đích nhằm xác định sức chống cắt không thoát nước của đất, độ bền liên kết
kiến trúc để phân loại đất và đánh giá khả năng thay đổi độ bền khi kết cấu bị phá
hoại. Thí nghiệm này áp dụng cho các loại đất yếu như sét, sét pha dẻo chảy, chảy,
bùn, cát bụi bão hoà nước,... khó lấy mẫu nguyên dạng.
Trong xây dựng, số liệu số liệu cắt cánh (sức kháng cắt không thoát nước C u) dùng
để tính toán ổn định đất đá ở mái dốc, ở tầng hầm, đánh giá trượt trồi, bùng nền ở hố
móng sâu,...
Cánh cắt có dạng chữ nhật hoặc vát nhọn ở dưới, chúng có kích thước khác nhau
phụ thuộc vào tính chất của đất. Với đất yếu (  0.5 kG/cm2), dùng d = 75 - 100mm,
với 0.5    1.0 kG/cm2 dùng d = 55 - 65mm, h = 2d.
Thí nghiệm cắt cánh thường tiến hành trong hố khoan, khi khoan đến độ sâu cần
thiết thì thả bộ thí nghiệm vào hố khoan, cánh được cắm vào trong đất (0.3  0.5m) rồi
được quay với tốc độ 0.1  0.20/s quanh trục cho đến khi đạt mô men xoắn ổn định
(tương ứng với trạng thái kiến trúc của đất bị phá hoại). Cường độ kháng cắt không
thoát nước của đất:

141
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Hình 4.11: Quay cánh cắt trong thí nghiệm cắt cánh
M max
 max  (kG / cm 2 )
d
1.57 d 2 ( h  )
3
Với bùn yếu coi   0, như vậy Cu  max. Với cát, Cu  0, như vậy u (góc ma sát
trong không thoát nước)  max.
Bondaric đã đưa ra chỉ tiêu độ bền liên kết kiến trúc để đánh giá sự ảnh hưởng của
việc phá vỡ kết cấu tự nhiên đối với sự biến đổi độ bền.
 min M min
L 
 max M max

L = 1.0: Độ bền liên kết kiến trúc không có


0.5  L <1.0: Độ bền liên kết kiến trúc thấp
0.2  L <0.5: Độ bền liên kết kiến trúc trung bình
0.0 L <0.2: Độ bền liên kết kiến trúc cao
1 1
L 
Theo Tezaghi, phần lớn đất loại sét có 2 4

4.3.3. Công tác thí nghiệm xuyên tĩnh


Thí nghiệm xuyên tĩnh dùng để xác định ranh giới địa tầng, mức độ đồng nhất của
đất đá, đối chứng với khoan thăm dò và thí nghiệm trong phòng để phân chia loại đất,
xác định độ chặt của đất loại cát, sức chịu tải của móng cọc, kiểm tra chất lượng các
công trình bằng đất đắp như đường, đê, đập,...
Đây là một phương pháp thí nghiệm hiệu quả để nghiên cứu đất ở trạng thái tự
nhiên bởi về lý thuyết nó chặt chẽ hơn các phương pháp khác, ngoài ra các thông tin
do thiết bị xuyên tĩnh ghi nhận được tương đối đa dạng và đạt độ chính xác cao. Trong

142
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

một số trường hợp lấy mẫu khó hoặc không lấy mẫu được như cát bão hoà nước, bùn
hoặc sét chảy thì dùng xuyên tĩnh ưu việt hơn các phương pháp khác. Xuyên tĩnh được
sử dụng khá rộng rãi đối với các đất dính và đất rời.

Hình 4.12: Máy xuyên điện GeoMil Hình 4.13: Thiết bị xuyên tay

Thí nghiệm xuyên tĩnh thực hiện bằng cách ấn vào trong đất một đầu xuyên cùng
với hệ thống cần xuyên bằng lực tĩnh với tốc độ 2cm/s. Các thông tin về sức kháng
xuyên của đất sẽ được truyền lên mặt đất một cách liên tục qua cáp điện (đối với
xuyên điện); hoặc được đo gián đoạn 20cm/lần và truyền lên bằng hệ thống cần xuyên
(đối với xuyên cơ). Hai thông số cơ bản thu được là sức kháng xuyên đầu mũi (q c) và
ma sát thành đơn vị (fs) ở từng độ sâu khác nhau.
Sức kháng mũi xuyên đơn vị là sức kháng của đất tác dụng lên mũi xuyên:
Qc
qc  (kG / cm 2 )
Ac

Ma sát thành đơn vị là sức kháng của đất tác dụng lên bề mặt măng xông đo ma sát:
Qs
fs  (kG / cm 2 )
As

Trong đó: Qc: lực tác dụng thẳng đứng lên mũi xuyên
Qs: lực tác dụng lên bề mặt măng xông do ma sát
Ac: tiết diện đáy mũi xuyên
As: diện tích bề mặt măng xông

143
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

fs
Fr  .100%
Ta có thể dùng tỷ sức kháng xuyên Fr để phân loại đất qc

Hình 4.14: Cấu tạo mũi xuyên tĩnh điện


Mũi xuyên thủ công có tiết diện ngang F= 10cm 2, xuyên máy có F = 20cm 2, góc
mũi xuyên  = 600, đường kính ngoài cần xuyên = 3.57cm.
Hạn chế của xuyên tĩnh là chỉ áp dụng đối với đất có hàm lượng các hạt lớn hơn
10mm nhỏ hơn 25%. Ngoài ra, kết quả xuyên tĩnh phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống
máy móc, thiết bị đo nên chất lượng khó kiểm soát.
Một số đầu xuyên còn đo được áp lực nước lỗ rỗng, áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán
như Gouda, GeoMil (Hà Lan), PVS (Pháp), Pillcon (Anh), Geotech (Thụy Điển),...
E0 = .qc
R0=qc/10 (sức chịu tải của móng nông)

Hình 4.15: Cần xuyên, mũi xuyên của thiết bị xuyên tay

144
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Bảng 4.1. Độ chặt của đất rời theo giá trị sức kháng xuyên đầu mũi
Độ chặt của cát theo qc
Loại đất
Chặt Chặt vừa Rời xốp
Cát thô và trung > 150 150 - 50 < 50
Cát nhỏ >120 120 - 40 < 40
Cát bụi ít ẩm > 100 100 - 30 < 30
Cát bụi bão hoà nước > 70 70 - 20 < 20

Với đất loại sét: qc > 30  trạng thái cứng


qc = 30  50  trạng thái nửa cứng
qc = 10  30  trạng thái dẻo cứng
qc < 10  trạng thái dẻo mềm - dẻo chảy

4.3.4. Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)


Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (Standard Penetration Test) được dùng để phân
chia địa tầng, phát hiện các thấu kính đất, độ chặt của đất rời, dự báo sức mang tải của
móng nông trên đất rời, sức chịu tải của cọc. Ngoài ra, thí nghiệm SPT còn đánh giá
một số chỉ tiêu động lực như khả năng hoá lỏng của đất rời, tốc độ truyền sóng trong
đất.
Thí nghiệm SPT được tiến hành bằng cách đóng một mũi xuyên dài 80cm có dạng
hình ống mẫu vào trong đất từ đáy lỗ khoan, mũi xuyên được nối với cần khoan và
trên cùng nối với bộ phận đập do búa nặng 63.5kg rơi tự do ở chiều cao 76cm.

Hình 4.16: Thiết bị thí nghiệm SPT của hãng Modena (Italia)
Thí nghiệm SPT được tiến hành trên đoạn 45cm và đọc số búa tương ứng với từng
15cm đi xuống của mũi xuyên. Giá trị SPT (N30) là số búa cần thiết để đóng mũi
xuyên vào trong đất nguyên dạng 30cm sau cùng. Đất ở trong mũi xuyên có thể dùng
để thí nghiệm một số chỉ tiêu vật lý và thành phần hạt. Thí nghiệm SPT được tiến hành
trong hố khoan với mật độ 1.0 - 3.0m/1 lần. N30 được biểu diễn bằng biểu đồ theo
chiều sâu.
Đây là thí nghiệm hiện trường được sử dụng rộng rãi trong khảo sát ĐCCT hiện nay
vì dễ thực hiện, dễ kiểm soát. Với công tác khảo sát ĐCCT phục vụ xây dựng nhà cao
tầng, thí nghiệm SPT không thể thiếu được!

145
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Nhược điểm của SPT là số liệu đối với đất dính không tin cậy, cho phạm vi biến đổi
rộng. Cần cẩn thận khi tính toán sức chịu tải của cọc theo giá trị SPT đối với trường
hợp đất dính.

Hình 4.17: Biểu đồ thí nghiệm SPT trong hình trụ hố khoan
Chỉ số N30 cần được hiệu chỉnh theo chiều sâu (ảnh hưởng của áp lực hữu hiệu của
các lớp đất nằm trên độ sâu thí nghiệm) ảnh hưởng của chiều dài cần và điều kiện hố
khoan. Theo Tezaghi và Peck:
- Đối với đất rời, độ chặt kết cấu dựa theo giá trị N30 như sau:
Bảng 4.2: Phân loại độ chặt, góc ma sát trong của đất rời theo N30

N30 Độ chặt Dr (%) Góc ma sát trong 


< 10 Xốp < 30 25 - 30
10 - 30 Chặt vừa 30 - 60 30 - 32.5
30 - 50 Chặt 60 - 80 32.5 - 40
> 50 Rất chặt > 80 40 - 45

- Đối với đất dính, trạng thái dựa theo giá trị N30 như sau (tham khảo):
Bảng 4.3: Phân loại trạng thái của đất dính theo N30
N30 Trạng thái Độ bền nén có nở hông Qư (kG/cm2)
<2 Chảy < 0.25
2-4 Dẻo chảy 0.25 - 0.5
4-8 Dẻo mềm 0.5 - 1
8 - 15 Dẻo cứng 1-2
15 - 30 Nửa cứng 2-4
> 30 Cứng >4

- Mô đun tổng biến dạng được xác định như sau (theo Tassios, Anagnostopoulos):

146
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

a  c( N 30  6)
E0 = 10

Trong đó:
a: Hệ số, được lấy bằng 40 khi N30 > 15; bằng 0 khi N30 < 15.
c: Hệ số phụ thuộc vào loại đất, xác định như sau:
+ Đất loại sét: c = 3
+ Cát hạt mịn, hạt nhỏ: c = 3.5
+ Cát hạt trung, hạt vừa: c = 4.5
+ Cát hạ thô: c = 7.0
+ Cát lẫn sạn sỏi: c = 10.0
+ Sạn sỏi lẫn cát: c = 12.0

4.4. Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật


Đây là phần việc cuối cùng của công tác khảo sát ĐCCT. Công tác này được thực
hiện trong phòng nên được gọi là công tác nội nghiệp. Giai đoạn đầu là thống kê,
chỉnh lý tài liệu thu được, hệ thống hoá và hoàn chỉnh toàn bộ tài liệu trong quá trình
khảo sát ĐCCT. Từ đó thành lập báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT và phụ lục kèm theo.
Báo cáo khảo sát ĐCCT phải phản ánh nội dung của điều kiện ĐCCT cho khu đất dự
kiến xây dựng.
Phụ lục báo cáo có thể gồm các tài liệu: Bản đồ địa chất chung; bản đồ thực tế đo vẽ
ĐCCT, ĐCTV; bản đồ địa hình và vị trí khu vực khảo sát; sơ đồ bố trí các điểm thăm
dò; hình trụ hố khoan; mặt cắt địa chất công trình; biểu đồ và kết quả các thí nghiệm
hiện trường như thí nghiệm thấm, xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn, cắt cánh, nén
ngang,...; biểu đồ và tổng hợp kết quả thí nghiệm tính chất cơ - lý - hoá mẫu đất đá và
mẫu nước trong phòng; các tài liệu khí tượng thuỷ văn; biểu đồ và mặt cắt địa vật lý;
bảng tổng hợp cao độ, tọa độ các điểm thăm dò; album ảnh và các tài liệu khác có liên
quan (nếu có),...

4.5. Khảo sát địa kỹ thuật cho xây dựng dân dụng và công nghiệp
Khi quy hoạch, xây dựng CTDD & CN, quy mô và tốc độ xây dựng ảnh hưởng
nhiều đến môi trường địa chất, đồng thời hay gặp khu vực có điều kiện ĐCCT phức
tạp. Những yếu tố đó có ảnh hưởng đến chất lượng và điều kiện thi công công trình. Vì
vậy cần tiến hành khảo sát ĐCCT một cách toàn diện và hệ thống trước khi xây dựng
công trình. Công tác khảo sát ĐCCT tương ứng với giai đoạn thiết kế và có những
bước như sau:

4.5.1. Khảo sát ĐCCT sơ bộ


Công tác khảo sát ĐCCT sơ bộ nhằm phục vụ giai đoạn thiết kế cơ sở. Mục đích là

147
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

chọn được vị trí xây dựng tốt nhất trên cơ sở các phương án đã đặt ra, đồng thời đưa ra
thông số ban đầu nhằm phục vụ cho công tác bắt đầu thiết kế.
Trước tiên cần thu thập các tài liệu ĐCCT, ĐCTV đã có sẵn, hệ thống hoá những tài
liệu này và vạch ra phương án khảo sát. Cơ sở của phương án khảo sát ĐCCT dựa trên
nhiệm vụ khảo sát. Nhiệm vụ khảo sát có thể do nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu
khảo sát lập (theo nghị định 15/2013/NĐ-CP). Sau đó tiến hành khảo sát thực địa, đo
vẽ ĐCCT ở mỗi khu đất (nếu cần thiết), đồng thời tiến hành khoan đào thăm dò.
Khoảng cách các công trình thăm dò thường từ 50 đến 200m (phụ thuộc vào mức độ
phức tạp của điều kiện ĐCCT, quy mô công trình) và được bố trí theo lưới ô vuông
(TCXD 112:1984, phụ lục A của TCVN 9352:2012). Cần thiết lấy các mẫu đất đá để
thí nghiệm trong phòng và tiến hành các thí nghiệm ngoài trời (xuyên tiêu chuẩn,
xuyên tĩnh,...). Cuối cùng phải lập được mặt cắt ĐCCT của khu đất, luận chứng để
chọn ra vị trí xây dựng tốt nhất.

4.5.2. Khảo sát ĐCCT chi tiết trên khoảnh đất được chọn
Khảo sát ĐCCT giai đoạn này phục vụ thiết kế cụ thể trên diện tích xây dựng được
chọn, tương ứng với giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Từ đó có thể đánh giá được sự ổn định
của công trình với kết cấu móng thiết kế.
Với công trình có quy mô lớn, cần tiến hành đo vẽ ĐCCT với tỷ lệ 1/200 đến
1/5000, sau đó tiến hành phân vùng cho phép giải quyết các giải pháp thiết kế tối ưu.
Khoan thăm dò là công tác chủ yếu trong giai đoạn này, và được bố trí ngay trên chu
vi hạng mục công trình, hoặc những nơi chịu tải trọng lớn. Khoảng cách các công trình
thăm dò thường từ 20 đến 50m, phụ thuộc vào quy mô công trình, mức độ phức tạp
của điều kiện ĐCCT. Khi điều kiện ĐCCT biến đổi mạnh, khoảng cách giữa các hố
khoan còn nhỏ hơn nữa, có thể từ 10m đến 20m. Tổng số các công trình thăm dò
không nhỏ hơn 3 đối với 1 công trình xây dựng riêng biệt.
Trong trường hợp vị trí công trình chưa xác định cụ thể, bố trí các điểm thăm dò
theo tuyến (có chú ý đến vị trí công trình trong tương lai). Chiều sâu công trình thăm
dò căn cứ vào ảnh hưởng của công trình đối với nền đất. Trong giai đoạn này, cần
nghiên cứu các đặc trưng ĐCCT của đất đá dưới độ sâu đới ảnh hưởng ít nhất 1 - 2m.
Khi thăm dò, nếu gặp đối tượng nguy hiểm như hang cactơ, lớp bùn,... thì cần khoan
vượt qua, nếu gặp đá cứng thì khoan vào 1 - 2m. Khi khảo sát cho thiết kế móng cọc,
chiều sâu thăm dò vượt qua mũi cọc ít nhất 5m. Với những công trình quan trọng, cần
có một số hố khoan sâu hơn các hố khoan thông thường để khống chế địa tầng, tránh
những bất ngờ khi điều kiện ĐCCT phức tạp (thấu kính đất yếu, hang cactơ,...).
Trong mỗi đơn nguyên ĐCCT (hay mỗi lớp đất đá) không thí nghiệm ít hơn 10 mẫu
chỉ tiêu vật lý và 6 mẫu chỉ tiêu cơ học. Các mẫu phải lấy phân bố đều theo chiều sâu
và diện để đảm bảo tính đại diện. Với mẫu nước, không lấy ít hơn 6 mẫu để phân tích
thành phần hoá học và 3 mẫu để đánh giá ăn mòn bê tông.

148
Chương 4: Khảo sát địa kỹ thuật

Hình 4.18: Sơ đồ bố trí hố khoan (xuyên tĩnh)


Tuỳ theo loại công trình và điều kiện ĐCCT cụ thể mà có thể tiến hành các công tác
thí nghiệm ngoài trời như xuyên tĩnh, nén tĩnh, cắt cánh, xuyên tiêu chuẩn,... Thí
nghiệm ngoài trời phải phục vụ công tác thiết kế nền móng cụ thể cho công trình.
Ngoài ra, có thể tiến hành quan trắc mực nước dưới đất, quan trắc trượt, lún, chuyển
dịch,... (gọi là quan trắc ĐKT).

4.5.3. Khảo sát ĐCCT bổ sung


Khảo sát ĐCCT bổ sung nhằm luận chứng cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật - lập bản
vẽ thi công (hoặc áp dụng cho trường hợp khảo sát ĐCCT một giai đoạn). Thông
thường, công tác này được thực hiện khi phát hiện những dị thường địa chất trong quá
trình thi công (giai đoạn khảo sát chi tiết không phát hiện được), hoặc có sự sai khác
giữa thiết kế và thực tế thi công. Những vấn đề phát sinh đó có thể ảnh hưởng đến giải
pháp nền móng, tiến độ, biện pháp thi công, kết cấu, chất lượng, giá thành xây dựng
công trình,... Trong thực tế, công tác khảo sát ĐCCT bổ sung được thực hiện khi:
- Xác định thấu kính đất đá dị thường (như bùn, hữu cơ hoặc đất đá kém ổn định),
dị vật trong đất có ảnh hưởng tới công trình.
- Độ sâu cọc thi công sai khác nhiều so với thiết kế. Từ đó ảnh hưởng đến tính toán
tổ hợp cọc, tiến độ cũng như giá thành xây dựng công trình.
- Sự sai lệch địa tầng, sai loại đất đá phát hiện được trong quá trình thi công.
- Hiện tượng địa chất động lực phát sinh như cát chảy, xói ngầm, bùng nền, hang
cactơ, trượt,... xảy ra mà không lường được khi thiết kế.
- Bổ sung thêm thông tin về điều kiện ĐCCT do đơn vị thiết kế yêu cầu. Nguyên
nhân có thể do giai đoạn khảo sát ĐCCT chi tiết chưa đầy đủ hay thay đổi quy mô, tải
trọng, kết cấu công trình (dẫn đến thay đổi phương án móng), thay đổi vị trí công
trình, thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc bổ sung thêm hạng mục công trình,...
Nội dung công tác khảo sát ĐCCT tương tự như giai đoạn chi tiết, phụ thuộc vào
những phát sinh cần giải quyết. Công tác thí nghiệm ngoài trời được tiến hành phù hợp
với nhiệm vụ cần giải quyết, ví dụ như xuyên tĩnh, nén tĩnh, cắt cánh, xuyên tiêu
chuẩn, đổ nước hoặc ép nước thí nghiệm, đo địa vật lý,...
Trong từng trường hợp cụ thể, cần đề ra giải pháp nền móng hay gia cố nền để đảm
bảo sự ổn định của công trình.

149
Chương 5. Các phương pháp cải tạo đất

CHƯƠNG 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT

5.1. Khái niệm chung


Trong thực tế, thường phải xây dựng công trình trên nền đất yếu, nền đất có điều
kiện ĐCCT không thuận lợi cho việc xây dựng, do đó việc nghiên cứu để sử dụng
những biện pháp xử lý nền thích hợp có một ý nghĩa thực tế rất lớn. Các phương pháp
xử lý nói chung đều nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải hoặc làm giảm tính nén lún
của đất. Chúng ta đều biết rằng sức chịu tải và tính biến dạng của đất nền, phụ thuộc
nhiều vào cường độ liên kết của cốt đất và độ rỗng của đất. Do đó, các biện pháp xử lý
nền sẽ dựa trên nguyên tắc làm tăng cường độ liên kết giữa các hạt đất (để tăng sức
chịu tải) hoặc làm tăng độ chặt của đất nền (để làm giảm tính nén lún và tính thấm
nước). Có những trường hợp người ta thay thế lớp đất chịu lực bằng loại đất khác tốt
hơn về mặt nào đó theo yêu cầu thiết kế của công trình.
Có thể phân các biện pháp xử lý nền đất yếu thành 3 loại chính dưới đây:
- Các biện pháp làm tăng độ chặt của đất nền: phương pháp nén chặt đất trên mặt
(nén chặt băng đầm lăn (xe lu), đầm nện và đầm rung), phương pháp làm chặt đất bằng
các loại cọc (cọc cát, cọc đất,...), phương pháp nén chặt bằng năng lượng nổ, phương
pháp làm tăng độ chặt của nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng,...
- Các biện pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng của đất nền:
đệm cát, đệm đất, đệm đá, sỏi, bệ phản áp,...
- Các phương pháp xử lý nền đất bằng hoá lý: phương pháp phụt vữa ximăng,
phương pháp silicat hoá, phương pháp điện thấm, phương pháp nhiệt, phương pháp
điện hoá học,...
Sau đây trình bầy khái quát một số biện pháp thường sử dụng để cải tạo đất nền.

5.2. Các phương pháp làm tăng độ chặt của đất nền
Nén chặt nhân tạo đất là một trong số những phương pháp cải tạo tính chất ĐCCT
của đất có hiệu quả, do được làm chặt mà các chỉ tiêu về độ bền của đất tăng, tính biến
dạng và thấm nước giảm. Nhờ những ưu điểm của phương pháp mà nó được sử dụng
rộng rãi trong xây dựng thuỷ lợi, giao thông, sân bay.
Khi cải tạo những lớp đất trên mặt chiều sâu phân bố không lớn, đặc biệt là những
lớp đất được san lấp làm các lớp áo phía trên, người ta thường dùng các loại đầm lăn,
đầm nện và đầm rung.
Với lớp đất có độ sâu phân bố lớn hơn sử dụng phương pháp gây nổ, phương pháp
làm chặt vật liệu rời: cọc cát, cọc đá răm; kết hợp với thoát nước;...

5.2.1. Độ chặt của đất và các yếu tố ảnh hưởng

150
Chương 5. Các phương pháp cải tạo đất

Khi cải tạo đất bằng phương pháp làm tăng độ chặt của đất, khối lượng thể tích khô
γc là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất sau khi cải tạo. Việc nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng γ c có một ý nghĩa quan trọng. Các yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến độ chặt và làm tăng giá trị của nó gồm: Độ ẩm, công làm chặt, thành
phần hạt của đất, thành phần khoáng hóa, nhiệt độ,…
• Ảnh hưởng của độ ẩm:
- Nhà bác học Mỹ R.Proktor (1933) đã chứng minh được mối quan hệ giữa độ ẩm
và khối lượng thể tích khô (độ chặt của đất) có dạng như hình 5.1.

Hình 5.1: Đường cong quan hệ γc - w Hình 5.2: Quan hệ giữa γc - w của
một số loại đất: 1 - cát; 2 - cát pha; 3 -
sét pha; 4 - sét

Từ đồ thị trên có thể nhận thấy, đồ thị γc - w là một parabol, mới đầu khi w tăng thì
γc tăng, tới một giá trị giới hạn của độ ẩm (w tn) thì γc đạt được giá trị cực đại γ cmax, khi
độ ẩm vượt quá wtn thì γc bắt đầu giảm xuống. Mối quan hệ này được giải thích dựa
vào sự bôi trơn giữa các hạt và hợp thể đất, sự phá vỡ kết cấu giữa các hạt và hợp thể,
sự thay đổi bề dày màng nước bao quanh hạt sét.
Các loại đất khác nhau thì w tn và γcmax có giá trị khác nhau (bảng). Đối với một loại
đất, khi được làm chặt, chỉ ở giá trị wtn và γcmax thì đất mới có độ bền cao nhất, mức độ
biến dạng và tính thấm nước nhỏ nhất.
Bảng 5.1: Độ ẩm tốt nhất và độ chặt lớn nhất của đất thường gặp
Loại đất wtn (%) γcmax (kN/m3)
Đất cát 8 - 13 18 - 18,8
Đất sét pha 9 - 15 18,5 - 20,8
Đất sét 16 - 26 15,8 - 17

• Ảnh hưởng của thành phần hạt:


Kích thước các hạt đất ảnh hưởng nhiều đến việc đầm chặt đất. Đất càng mịn thì tỷ
lệ lỗ rỗng trong đất càng lớn, khối lượng thể tích khô càng nhỏ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng với nhiều loại đất khác nhau, chế độ đầm chặt

151
Chương 5. Các phương pháp cải tạo đất

giống nhau nhưng γcmax cho từng loại đất là khác nhau (hình 5.2).
• Ảnh hưởng của các yếu tố khác:
Ngoài độ ẩm và thành phần hạt, độ chặt của đất còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố khác, như:
- Thành phần khoáng hóa: phản ánh về thành phần hạt và mức độ ưa nước của đất =
> ảnh hưởng đến quá trình làm chặt.
- Nhiệt độ của đất: trong một giới hạn nhất định, nhiệt độ của đất càng cao thì khả
năng làm chặt đất theo xu hướng tốt hơn, đất có độ bền cao hơn. (Khi ở t 0 cao wtn có
giá trị thấp khi đất ở t0 thấp, nhưng γcmax thì ngược lại)
Kết quả nghiên cứu của Xecgev - Okhotin: Cùng một loại đất
t0 > 200C γcmax = 1,58g/cm3, wtn = 20,5%
t0 < 200C γcmax = 1,55g/cm3, wtn = 22,2%
- Phương thức tác dụng tải trọng: Tải trọng tác dụng làm đất chặt lại; cũng có khi
một phần hợp thể của đất bị phá vỡ làm phát triển khả năng xắp xếp chặt xít của đất và
làm γc tăng. Tuỳ theo loại đất và phương thức tac dụng tải trọng làm chặt khác nhau
(Đất loại sét nếu tác dụng tải trọng động dễ gây hiện tượng xúc biến nên thường tác
dụng tải trọng tĩnh; đất loại cát và vụn tho thì tác dụng tải trọng động).

5.2.2. Các biện pháp nén chặt đất trên mặt


Các biện pháp này ứng dụng rất có hiệu quả khi làm chặt các lớp đất nằm ngay trên
mặt, chiều sâu phân bố không lớn. Tuỳ theo nguyên tắc tác dụng của các loại máy móc
mà phân ra:
- Làm chặt đất bằng đầm rơi.
- Làm chặt đất bằng đầm lăn.
- Làm chặt đất bằng đầm rung.

5.2.3. Nén chặt đất dưới sâu


Đối với các loại đất (đất cát và đất đắp), khi chiều sâu lớn hơn 1,5 m có thể dùng
phương pháp chấn động và thuỷ chấn để nén chặt đất.
Dưới tác dụng của chấn động, ma sát trên mặt tiếp xúc giữa các hạt giảm đi đáng kể
và sự cân bằng giữa chúng bị phá hoại. Dưới tác dụng của trọng lực các hạt sẽ dịch
chuyển, do đó hệ số rỗng giảm đi và độ chặt tăng lên.
a. Nén chặt đất bằng chấn động:
b. Nén chặt đất bằng thuỷ chấn:

5.2.4. Gia cố đất yếu bằng năng lượng nổ:


Trong phạm vi bề mặt và chiều dày của lớp đất yếu cần được gia cố sẽ bố trí các

152
Chương 5. Các phương pháp cải tạo đất

quả mìn dài, theo một mạng lưới tam giác đều. Những giếng được năng lượng nổ tạo
thành sẽ nén đất ra quanh giếng. Kích thước giếng và khoảng cách giữa trục của các
giếng phải được tính toán đủ đảm bảo nén đất đến độ chặt cần thiết một cách tương đối
đồng đều. Sức chịu tải của nền đất tăng lên có thể đơn thuần nhờ sức nổ ép làm cho
các hạt đất được sắp xếp lại, xít vào nhau hơn và cũng có thể do cả tác dụng của quá
trình cố kết thấm qua các giếng cát khi điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn cho
phép.

5.2.5. Nhóm các phương pháp gia cố bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng
Bản chất của phương pháp là dùng các thiết bị tiêu nước thẳng đứng kết hợp với tải
trọng ngoài làm cho nước lỗ rỗng trong nền đất thoát ra theo phương ngang về phía
các thiết bị tiêu nước rồi theo chúng thoát lên mặt đất tự nhiên. Qúa trình này làm cho
chiều dài đường thấm được rút ngắn và giảm thời gian hoàn thành cố kết. Nhóm
phương pháp này gồm có các thiết bị tiêu nước thẳng đứng là giếng cát và bấc thấm.
a. Giếng cát:
b. Bấc thấm(PVD):

5.3. Các biện pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng của nền

5.3.1. Đệm cát:

5.3.2. Đệm đất:

5.3.3. Đệm đá sỏi:

5.3.4. Bệ phản áp:

5.4. Các phương pháp xử lý nền bằng hoá lý

5.4.1. Phương pháp phụt vữa ximăng

5.4.2. Phương pháp silicat hoá

5.4.3. Phương pháp điện thấm

5.4.4. Phương pháp điện hoá học

5.5. Một số phương pháp khác


a. Cọc đất
b. Cột balat
c. Nền đường đắp trên cọc

153
Phụ lục

PHỤ LỤC
TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HỆ ĐƠN VỊ

Đơn vị
Tên gọi đại lượng Ký hiệu
Hệ MKGSS Hệ SI
Chiều dài - cm 10-2m
kG 9,80665N
Lực P, Q
T 9806,65N
Tải trọng phân bố kG/m 9,80665N/m
q(x)
trên đơn vị dài T/m 9806,65N/m
Tải trọng phân bố kG/cm2 0,098MPa
p, q, σ, τ
trên diện và ứng suất T/m2 9806,65Pa
Modul đàn hồi và kG/cm2 0,098MPa
E, Eo
modul tổng biến dạng T/m2 9806,65Pa
Khối lượng riêng, g/cm3 9,80665kN/m3
khối lượng thể tích tự γs, γo
nhiên T/m3 9,80665kN/m3

Hệ số nén lún a cm2/kG 0,1cm2/N


kG/cm2 0,098MPa
Lực dính kết c
T/m2 9806,65Pa

Trong tính toán ở một số trường hợp, cho phép quy tròn 9,80665 thành 9,81, còn khi
tính toán sơ bộ quy 9,80665 thành 10.
Để tiện tính toán, có thể sử dụng các quy đổi đơn giản sau:
1kG ≈ 10N;
1Pa = 1N/m2 = 10-3kN/m2;
1kG/cm2 ≈ 105Pa = 0,1MPa = 100kN/m2;
1kG/cm2 = 10T/m2.

154
Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Văn Tuyết, Phạm Hữu Lưu (1995), Bài giảng môn học Địa chất công
trình (dùng cho ngành xây dựng), Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
[2]. Đỗ Hồng Đức (2006), Cơ sở Địa chất công trình và Địa chất thủy văn công trình,
NXB XD, Hà Nội.
[3]. Trần Thanh Giám (1999), Địa Kỹ Thuật, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[4]. Lomtadze (1978), Địa chất công trình - Thạch luận công trình, NXB ĐH và
THCN, Hà Nội.
[5]. Lomtadze (1978), Địa chất công trình - Địa chất động lực công trình, NXB ĐH và
THCN, Hà Nội.
[6]. Lomtadze (1978), Địa chất công trình - Địa chất công trình chuyên môn, NXB ĐH
và THCN, Hà Nội.
[7]. Võ Ngọc Kỷ, Nguyễn Thượng Hùng, Tôn Sĩ Kinh, Nguyễn Kim Ngọc (2001), Địa
chất thủy văn đại cương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[8]. Lê Trọng Thắng (2003), Các Phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công
trình, NXB Giao thông vân tải, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Ngọc Bích (1995), Địa kỹ thuật có các ví dụ và lời giải, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
[10]. Hoàng Văn Tân, Trần Đình Ngô, Phan Xuân Trường, Phạm Xuân, Nguyễn Hải
(1997), Những phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.
[11]. Pierre Laréal, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Chiêu, Vũ Đức Lục, Lê Bá
Lương (2001), Nền đường đắp trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam, Nhà xuất
bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[12]. Đỗ Minh Toàn (2003), Giáo trình đất đá xây dựng, Trường ĐH Mỏ Địa chất, Hà
Nội.
[13]. Lê Trọng Thắng (2003), Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công
trình, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[14]. Tô Xuân Vu (2011), Địa chất công trình cho khai thác mỏ, Trường ĐH Mỏ Địa
chất, Hà Nội.

155
Tài liệu tham khảo

[15]. Đỗ Quang Thiên (2010), Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát ĐCCT phục
vụ xây dựng, NXB ĐH Huế, Huế.
[16]. Trần Văn Việt (2004), Cẩm nang dùng cho kỹ sư Địa kỹ thuật, NXB XD, Hà
Nội.
[17]. Đoàn Văn Cánh, Hoàng Văn Hưng, Nguyễn Kim Ngọc (1983), Các phương pháp
điều tra ĐCTV, Trường ĐH Mỏ địa chất, Hà Nội.
[18]. Hoàng Kim Phụng (2000), Địa chất thủy văn và tháo khô các mỏ khoáng sản
cứng, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.
[19]. Khảo sát và đo đạc xây dựng, TCXD 2000, NXB XD, Hà Nội.
[20]. R. Whitlow (1996), Cơ học đất (bản dịch), tập 1 & 2, NXB XD, Hà Nội.
[21]. Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản, TCVN 4419 - 1987.
[22]. Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD
đầu tư) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình. TCXD 112 : 1984.
[23]. Thông tư 06/2006/TT-BXD. Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn
địa điểm và thiết kế xây dựng công trình.
[24]. Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình. 22TCN 259 - 2000.
[25]. Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. TCVN 9362:2012.
[26]. Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 205 : 1998.
[27]. Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát Địa kỹ thuật cho nhà cao tầng. TCVN
9363:2012.
[28]. Chỉ dẫn công tác khảo sát ĐCCT cho xây dựng vùng các-tơ. TCVN 9402:2012.
[29]. Quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường. TCN 355 - 06.
[30]. Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường - Thí nghiệm xuyên tiêu
chuẩn. TCVN 9351:2012.
[31]. Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh. TCVN 9352:2012.
[32]. Đất xây dựng - Phương pháp xác định mô-đun biến dạng tại hiện trường bằng
tấm nén phẳng. TCVN 9354:2012.
[33]. Đất xây dựng - Phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả xác định các đặc
trưng của chúng. TCXD 74 : 1987.
[34]. Roy E. Hunt. Geotechnical engineering investigation handbook, Second Edition.
Published in 2005 by CRC Press, Taylor & Francis Group.

156
Tài liệu tham khảo

[35]. PE, PhD Naresh C. Samtani and PE, PhD Edward A. Nowatzki, Soils and
Foundations Reference Manual volume I & II. U.S. Department of Transportation
- National Highway Institute. Washington, 2006.
[36]. C.R.I. Clayton, M.C. Matthews and N.E.Simons. Site Investigation, Second
Edition. Department of Civil Engineering, University of Surrey.
[37]. Raymond K S Chan. Foundation design and construction. Geotechnical
Engineering Office, Civil Engineering and Development Department, Civil
Engineering and Development Building. Hong Kong, 2006.
[38]. Prof.Dr. Hans-Georg Kempfert. Excavations and Foundations in soft soils.
Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2006.
[39]. Soils and Foundation Handbook, State Materials Office Gainesville, Florida
2012.
[40]. Arnold Verruijt. SOIL MECHANICS. Delft University of Technology, 2001.
[41]. Các tiêu chuẩn ASTM, BS, AASHTO,... có liên quan.

157

You might also like