Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

* Dạng 2: Bài toán thứ tự pư


Loại 1: Một kim loại tác dụng với dd có nhiều muối
Bài 1: Có 200 ml dd hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Thêm 2,24 gam Fe vào dd đó. Sau pư thu được
chất rắn A và dd B.
a) Tính khối lượng A.
b) Tính nồng độ mol các muối trong B.
c) Hòa tan A bằng dd HNO3 đặc thì có bao nhiêu lít khí màu nâu thoát ra ở đktc?
Bài 2: Lắc kĩ m gam bột Ni (Ni=59) với 150 gam dd gồm AgNO3 8,5% va Cu(NO3)2 14,1%.
a) Tính khối lượng Ni cần dùng để pư vừa hết ion Ag+.
b) Tính khối lượng Ni cần dùng để pư xong, lượng Cu(NO3)2 còn một nửa lượng ban đầu.
Bài 3: Lắc m gam Mg với 500 ml dd A gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2 đến khi pư kết thúc, thu được 17,2 gam chất
rắn B và dd C. Cho dd NaOH vào C đến dư, được 13,6 gam kết tủa gồm 2 hiđroxit kim loại.
a) Biện luận tìm khả năng pư của bài toán.
b) Cho m = 3,6 gam. Tính nồng độ mol các muối trong dd A.
Bài 4: Cho a gam bột sắt vào 200 ml dd X gồm 2 muối AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau pư thu được 3,44 gam chất rắn
B và dd C. Tách B rồi cho dd C tác dụng với NaOH dư, được 3,68 gam kết tủa 2 hiđroxit kim loại. Nung kết tủa
trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn.
a) Tìm a.
b) Tính nồng độ mol các muối trong X.

Loại 2: Nhiều kim loại tác dụng với dd có một muối


Bài 5: Hỗn hợp A gồm Al và Fe có khối lượng 1,1 gam (trong đó, số mol Al gấp đôi số mol Fe) được cho vào
100 ml dd AgNO3 0,8M.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính nồng độ mol dd thu được.
Bài 6: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Cu. Lấy 100 gam X đem đốt nóng trong oxi dư, thu được 140 gam chất rắn.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong X.
b) Cho 10 gam X tác dụng với 400 ml dd AgNO3 thu được dd A và 46,4 gam kết tủa gồm 2 kim loại. Tính:
- Nồng độ mol dd AgNO3 và dd A.
- Khối lượng từng kim loại trong kết tủa.
Bài 7: Cho hỗn hợp Mg và Al vào 200 ml dd ZnSO4 0,3M (dư), thu được chất rắn A và dd B.
- Hòa tan hết A trong dd HCl thu được 1,008 lít khí (đktc).
- Dd B tác dụng với NaOH dư, tạo ra 0,87 gam kết tủa là Mg(OH)2.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu.
b) Lúc kết tủa sinh ra có khối lượng cực đại thì đã dùng hết bao nhiêu ml dd NaOH 1M?
Bài 8: Hỗn hợp A gồm Mg và Fe. Cho 5,1 gam A vào 250 ml dd CuSO 4. Sau pư, thu được 6,9 gam chất rắn B và
dd C chứa 2 muối. Thêm dd NaOH dư vào C. Lọc kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được
4,5 gam chất rắn D.
a) Tính khối lượng các kim loại trong A.
b) Tính nồng độ mol dd CuSO4.
(Đề thi ĐH khối B – 2004)
Bài 9: Cho 3,16 gam hỗn hợp B gồm Mg và Fe tác dụng với 250 ml dd CuCl 2. Sau pư, lọc kết tủa được 3,84 gam
chất rắn B2 và dd B1. Thêm dd NaOH (dư) vào B1 rồi lọc kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa ở nhiệt độ cao trong
không khí đến pư hoàn toàn được 1,4 gam chất rắn B3 gồm 2 oxit kim loại.
a) Tính khối lượng các kim loại trong B.
b) Tính nồng độ mol dd CuCl2.
bài 1: 0,02 mol + 0,03 mol 0,2M 0,35M 1,792 lít
bài 2: 2,2125 gam 5,53125 gam
bài 3: 0,2M 0,3M
bài 4: 0,1M 0,15M 1,68 gam
bài 5: 0,54 gam + 0,56 gam 0,2M 0,1M 8,64 gam
bài 6: 1,5 mol + 1 mol 1M 43,2 gam + 3,2 gam
bài 7: 0,015 mol Mg + 0,02 mol Al 120 ml
bài 8: 17,65%Mg + 82,35%Fe 0,3M
bài 9: 0,015 mol Mg + 0,05 mol Fe CuCl2 0,1M

You might also like