Đề 9

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài semina – ĐỀ 9

Phân tích mối liên hệ giữa các thông số dược động học và các yếu tố
liên quan đến chế độ dùng thuốc
Phần 1: Mối liên hệ giữa các thông số dược động học
Bài tập 1:
Ba chất A,B,C được truyền tĩnh mạch nhanh với cùng một chế độ liều theo mol, kết quả đường
biểu diễn nồng độ được thể hiện trong hình sau. Đồ thị bên trái là nồng độ thuốc trong máu theo
thời gian biểu diễn theo thang chuẩn, đồ thị bên phải là nồng độ thuốc theo thời gian đã được
chuyển sang trục logarit. So sánh các giá trị CL, V và t1/2 của các hợp chất A,B,C.

Bài tập 2:
Biện luận sự thay đổi của các giá trị Cmax, Tmax, AUC0-∞, T1/2 khi có sự biến đổi các thông số
dược động học Ka, F, V, CL và điền vào bảng sau:

Ka giảm F giảm V giảm CL giảm

Cmax - - -

Tmax

AUC0-∞

T1/2

1
Phần 2: Tính các thông số liên quan đến chế độ dùng thuốc
Bài tập 1 (Tiêm tĩnh mạch).
Bệnh nhân A mắc viêm phổi do vi khuẩn Klebsiella pneumoniae được điều trị bằng gentamicin.
Bệnh nhân được thực hiện theo dõi nồng độ thuốc trong máu để đảm bảo duy trì được nồng độ
đỉnh 20 mg/L và nồng độ đáy < 0.5 mg/L sau liều đầu tiên. Bác sĩ chỉ định chế độ liều đầu tiên là
400 mg mỗi 24 giờ. Sau khi liều đầu tiên được sử dụng, kết quả định lượng mẫu máu được lấy
tại thời điểm 1 giờ và 7 giờ sau khi tiêm lần lượt là 12,5 mg/L và 1,51 mg/L. Giả định thuốc
được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch.
1.Tính giá trị của các thông số: Vd, ke, T1/2, Cl
2. Tính nồng độ đỉnh và đáy của thuốc. Nồng độ đỉnh có đạt yêu cầu không? Nếu không, cần
tiêm liều bao nhiêu để đạt được nồng độ đỉnh như mong đợi?
3. Liều anh/chị vừa đề xuất có đảm bảo đạt được nồng độ đáy như mong đợi không? Nếu không,
hãy đề xuất cách thức để đảm bảo đạt nồng độ đáy như mong đợi.
4. Nếu sử dụng chế độ liều 400 mg mỗi 24 giờ cho bệnh nhân có thể tích phân bố tăng do phù
nhiều (tăng 1,5 lần so với trị số của bệnh nhân A phía trên). Giả định Cl tương tự bệnh nhân A.
- Các thông số dược động học thay đổi như thế nào (các thông số bao gồm: Cl, T1/2, ke)
- Nồng độ đỉnh và đáy đạt được bằng bao nhiêu? Cần điều chỉnh chế độ liều (liều một lần và
khoảng cách giữa các lần đưa liều) như thế nào để đạt được nồng độ đỉnh và đáy mong muốn?
Bài tập 2 (truyền tĩnh mạch):
Một thuốc có thông số trung bình của quần thể như sau: Cl 10,3 L/h, Vd 75 L. Khoảng nồng độ
điều trị của thuốc là 0,5 – 1,25 mg/L. Thuốc được dùng cho một bệnh nhân người cao tuổi.
1. Tính tốc độ truyền tĩnh mạch phù hợp để đạt Css 1 mg/L.
2. Nếu muốn đạt nồng độ Css 1 mg/L ngay từ khi bắt đầu dùng, cần dùng liều nạp là bao nhiêu?
3. Để đánh giá xem Css đã đạt được hay chưa, thời điểm nào sớm nhất có thể lấy mẫu máu?
4. Sau khi bắt đầu truyền tĩnh mạch với tốc 10,3 mg/h được 48 giờ, nồng độ thuốc trong huyết
tương được định lượng và cho kết quả 1,5 mg/L. Hãy đề xuất một chế độ truyền phù hợp hơn.
Bài tập 3 (truyền tĩnh mạch):
Một thuốc A (Cl 100 ml/phút, Vd 0,7 L/kg) được truyền tĩnh mạch với tốc độ 5 mg/h cho một
bệnh nhân nam giới 70 kg.
1.Tính nồng độ thuốc trong huyết tương sau khi bắt đầu truyền 6 giờ
2.Nồng độ thuốc đạt tại trạng thái cân bằng là bao nhiêu?

2
3.Nếu muốn đạt được nồng độ Css này ngay khi bắt đầu dùng thuốc, cần dùng liều nạp là bao
nhiêu?
4.Nếu muốn đạt 1,5 lần Css, cần điều chỉnh tốc độ truyền như thế nào?
5.Sau khi bắt đầu truyền được 30 giờ, bác sĩ chỉ định ngừng truyền. Sau ngừng truyền 4 giờ,
nồng độ thuốc trong huyết tương là bao nhiêu?
Bài tập 4. (tiêm đa liều)
Bệnh nhân B được chỉ định dùng thuốc A theo đường tiêm tĩnh mạch đa liều, với chế độ liều 250
mg/lần, 3 lần/ngày. Thuốc có các thông số dược động học như sau: Vd= 30 L, k=0,1 h-1.
1. Hãy tính nồng độ thuốc trong máu 3 giờ sau khi tiêm liều thứ 2
2. Tính nồng độ đỉnh và nồng độ đáy của thuốc trong máu ở liều thứ 2 này
3. Tính nồng độ đỉnh và nồng độ đáy của thuốc ở trạng thái cân bằng (TTCB)
4. Tính hệ số dao động và hệ số tích lũy của thuốc
5. Tính thời gian cần thiết để đạt TTCB. Tính liều nạp cần để đạt TTCB ngay từ liều đầu
6. Nồng độ thuốc tại TTCB, hệ số dao động và hệ số tích lũy của thuốc sẽ thay đổi thế nào nếu:
- Tăng liều dùng một lần của thuốc lên 2 lần và giữ nguyên khoảng đưa liều
- Giữ nguyên liều dùng một lần của thuốc và giảm số lần đưa thuốc/ngày (còn 2 lần/ngày)
- Thể tích phân bố của thuốc tăng trên bệnh nhân (Vd = 40 L)
- Độ thanh thải của thuốc giảm trên bệnh nhân (Cl giảm đi 2 lần)

You might also like