Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TỔ BỘ MÔN QUẢN TRỊ XNK

TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS


ĐỀ TÀI

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH


LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Cô Th.S Nguyễn Thị Ngọc Linh


Sinh viên thực hiện: Lê Huỳnh Như
Ngành: Quản trị kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Năm học: 2020-2021
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Lê Huỳnh Như MSSV : 2119270120
Lớp : CCQ1912Q Khoa : Quản trị kinh doanh
Tên đề tài : Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành Logistics tại Việt Nam

STT Điểm tối Điểm đạt Ghi chú


Nội dung
đa được
Điểm quá trình nghiên cứu/kiến tập 2,0
1 - Ý thức nghiên cứu & chấp hành 0,5
2 - Kết cấu và nội dung đề tài 0,5
3 - Hình thức trình bày 1,0
Điểm thực hiện tiểu luận 8,0
4 Phương pháp trình bày 1,0
5 Nội dung gắn với tên đề tài 1,0
6 Mục tiêu, phạm vi đề tài rõ ràng 1,0
7 Mô tả đầy đủ tình hình thực tế của đơn vị 2,5
nghiên cứu/kiến tập, phân biệt rõ sự khác biệt
giữa thực tế và lý thuyết
8 Nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm có 2,5
tính thuyết phục
Cộng 10

Điểm đánh gía thực hiện tiểu luận /10


Bằng chữ: … … … … … … …
Ngày tháng năm 2021

Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2


(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

PHẦN 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG


NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM .......................................................................................... i
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... i

2. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành
Logistics ............................................................................................................................... ii

2.1. Khái niệm hoạt động M&A ......................................................................................... ii

2.2. Khái niệm về Logistics ............................................................................................... iii

2.3. Lợi ích của hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp Logistics ............................. iii

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)
TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .................................................. iv
1. Sơ lược về hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành Logistics tại Việt Nam trong
những năm gần đây ............................................................................................................. iv

2. Xu hướng chung về hoạt động M&A trong ngành Logistics trên thị trường Việt Nam ...v

3. Phân tích thương vụ M&A giữa Công ty cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần
(ITL Corp) và Công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam (Sotrans Group) .............................. vi

3.1. Sơ lược về 2 doanh nghiệp ITL Corp và Sotrans Group ........................................... vi

3.2. Tóm tắt thương vụ M&A giữa ITL Corp và Sotrans Group ..................................... vii

3.3. Nguyên nhân ITL Corp chọn Sotrans Group là công ty mục tiêu cho thương vụ
M&A ................................................................................................................................... vii

3.4. Nguyên nhân Sotrans Group thất bại trước sự “tấn công” của ITL Corp ............. viii

3.5. Ý nghĩa thương vụ M&A giữa ITL Corp và Sotrans Group ...................................... ix

4. Đánh giá hoạt động mua lại, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam .. ix
4.1. Những ưu điểm........................................................................................................... ix

4.2. Những hạn chế, bất cập ...............................................................................................x

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN............................................................................................................ xi


1. Tổng quan bài tiểu luận .................................................................................................. xi

2. Đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động M&A các doanh nghiệp
Logistics tại Việt Nam ......................................................................................................... xi

2.1. Các giải pháp vĩ mô ................................................................................................... xi

2.2. Các giải pháp vi mô .................................................................................................. xii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... xiii


BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

PHẦN 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP


TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Quy chế viết tắt: M&A (Merger and Acquisitions) – Mua bán và sáp nhập

1. Lý do chọn đề tài
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi là M&A (Merger and Acquisitions)
là một trong những phương án tái cấu trúc quan trọng của các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường. Có thể nói, trên thế giới, hoạt động này không còn mới mẻ nhưng đối
với Việt Nam thì đây là một hướng đi mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị
trường M&A ở Việt Nam cũng diễn ra sôi động với khá nhiều thương vụ lớn. Qua các
thương vụ M&A, các doanh nghiệp không chỉ có thêm một nguồn tài chính mà còn giúp
cho họ thiết lập được những mối quan hệ đối tác chiến lược, nâng cao năng lực và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ
hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do đó, hoạt động M&A là một công cụ hữu hiệu giúp phát triển nền kinh tế và giúp các
doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường thế
giới. Bên cạnh đó, Logistics đang là một ngành kinh tế trên đà phát triển trên thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng. Phần lớn các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam có
quy mô vừa và nhỏ, nhưng có thể thấy hoạt động của ngành này đang diễn ra khá sôi
động trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để gia tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ
nước ngoài, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam cần phải tăng cường thêm nguồn
lực về cơ sở hạ tầng, con người, tài chính hoặc sáp nhập với các công ty khác để đẩy
mạnh cơ cấu hoạt động, quy mô doanh nghiệp và tránh nguy cơ bị thâu tóm bởi các tập
đoàn nước ngoài. Các thương vụ M&A sẽ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu
phát triển và hạn chế sự phân mảnh trên thị trường Logistics. Hơn nữa, theo báo cáo
thống kê về ngành Logistics trong những năm gần đây, hoạt động M&A trong ngành
logistics tại Việt Nam đang phát triển ổn định với nhiều thương vụ lớn. Đó chính là lý do
em chọn đề tài “Hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành logistics tại Việt Nam” cho
bài tiểu luận này.

i
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

2. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong
ngành Logistics

2.1. Khái niệm hoạt động M&A


Hiện nay có rất nhiều khái niệm M&A trên thế giới nhưng nhìn chung các khái niệm
này cũng mang nội hàm tương tự nhau. Có thể kể đến các khái niệm tiêu biểu như:

Theo David L. Scott thì M&A được hiểu như sau:

“Merger: A combination of two or more companies in which the assets and


liabilities of the selling firm(s) are absorbed by the buying firm. Although the buying firm
may be a considerably different organization after the merger, it retains its original
identity.” [Mergers and Acquisitions from A to Z, Andrew J. Sherman, page 2 - 3]

“Acquisition: The purchase of an asset such as a plant, a division, or even an


entire company.” [Mergers and Acquisitions from A to Z, Andrew J. Sherman, page 3]
Ở Việt Nam khái niệm M&A được quy định trong Luật Cạnh tranh. Cụ thể, theo
Luật cạnh tranh 2018 thì sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp được hiểu như sau:
(i) “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác,
đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp
nhập”.1
(ii) “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp
mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị
hợp nhất”.2
(iii) “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp
mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi
phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.3
Nhìn chung, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua
hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần
hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.4

1
Điều 29.2 Luật Cạnh tranh 2018

2
Điều 29.3 Luật Cạnh tranh 2018
3
Điều 29.4 Luật Cạnh tranh 2018
ii
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

2.2. Khái niệm về Logistics


Theo Điều 232 Luật thương mại 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên
âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”

2.3. Lợi ích của hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp Logistics
2.3.1. Mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động

Hoạt động M&A sẽ giúp các doanh nghiệp Logistics mở rộng được quy mô của công
ty. Đơn cử, từ một công ty với quy mô vừa và nhỏ, thông qua hoạt động M&A, doanh
nghiệp có thể tái cấu trúc trờ thành một công ty có quy mô lớn, có khả năng chiếm lĩnh thị
trường. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán và sáp nhập có thể giúp các doanh nghiệp mở
rộng và phát triển mạng lưới hoạt động, hướng doanh nghiệp phát triển ra nước ngoài, thu
hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.

2.3.2. Đa dạng hóa loại hình và tăng chất lượng dịch vụ

Từ một doanh nghiệp Logistics chỉ chuyên thực hiện một mảng nhỏ trong chuỗi
cung ứng dịch vụ Logistics thông qua hoạt động M&A có thể trở thành một doanh nghiệp
lớn với đa dạng hóa loại hình kinh doanh, có thể cung ứng được nhiều mảng đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, nhờ hoạt động M&A, các doanh nghiệp
Logistics có thể kết hợp để phát triển với nhau, nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh
nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp A chỉ chuyên kinh doanh đóng gói bao bì và ghi mã kí hiệu,
Doanh nghiệp B chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển, thông qua hoạt động M&A, hai
doanh nghiệp ban đầu có thể sáp nhập thành một doanh nghiệp mới với hoạt động kinh
doanh đa dạng hơn và chất lượng dịch vụ được nâng cao hơn.

2.3.3. Tăng khả năng cạnh tranh

Cạnh tranh là hoạt động không thể nào thiếu trên thương trường. Để có thể chiếm
lĩnh được nhiều thị phần, các doanh nghiệp không ngừng đề ra các chiến lược để cạnh
tranh với nhau. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm lực tài chính kém vững mạnh
thì sẽ dễ bị đào thải khỏi thị trường. Nhằm tránh tình trạng tiêu cực đó, nhiều doanh
4
<https://www.uef.edu.vn/kqtdl/tin-du-lich/ma-la-gi-nhung-thuong-vu-ma-nganh-khach-san-viet-nam-2704,>, truy
cập ngày 16/06/2021

iii
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

nghiệp vừa và nhỏ đã hợp tác với nhau thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập để củng
cố quy mô, tăng cường khả năng tài chính, tạo cho công ty một nền tảng vững chắc để có
thể có đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác. Đặc biệt, nhờ hoạt động M&A,
các doanh nghiệp logistics trong nước có thể cải thiện được sức mạnh tài chính để tránh
khỏi những cuộc “thâu tóm” với quy mô lớn đền từ các doanh nghiệp nước ngoài.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
(M&A) TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

1. Sơ lược về hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành Logistics tại Việt Nam
trong những năm gần đây
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, tốc độ phát triển của
ngành Logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%/năm, với quy mô
khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Hiện nay, tham gia thị trường Logistics có khoảng 3.000
doanh nghiệp trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới; có 30 doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với các
tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC
Logistics…

Có thể thẩy, thị trường Logistics tại Việt Nam ngày càng “nóng” với những thương
vụ M&A triệu đô, trong đó, với tiềm lực mạnh về tài chính và công nghệ, các tên tuổi
“ngoại” đang lấn lướt với hàng loạt chiến lược nhằm tăng thị phần. Hiện nay, trong lĩnh
vực Logistics, đã có nhiều thương vụ đình đám diễn ra. Mới đây, Tập đoàn Sumitomo
cùng với công ty hậu cần Suzuyo và một quỹ công tư Nhật Bản đã chi khoảng 4 tỷ Yên
(37 triệu USD) để mua 10% vốn tại Công ty Cổ phần Gemadept. Như vậy, Gemadept
được định giá tới 370 triệu USD. Logistics được xác định là lĩnh vực trụ cột của
Gemadept. Năm 2018, Gemadept đã bán một phần sở hữu tại 2 công ty con trong lĩnh vực
này cho CJ Logistics (Hàn Quốc) và thu về khoảng 125 triệu USD. Trước đó, từ giữa năm
2017, Tập đoàn Công nghiệp Tae Kwang của Hàn Quốc đã ngỏ ý muốn mua 51% cổ phần
của Gemadept, với số tiền lên đến 444 triệu USD.

Tiếp đến thương vụ 2 tập đoàn Mirae Financial Group và Naver (có trụ sở tại Seoul,
Hàn Quốc) đã mua 2 trung tâm cung ứng hàng hóa tại Việt Nam với giá 53 tỷ won (47,01
triệu USD). Hai tổ chức này đã mua lại các trung tâm hậu cần tại Khu công nghiệp Yên
Phong, Bắc Ninh thông qua Quỹ đầu tư mạo hiểm Mirae Asset - Naver Asia với tỉ lệ

iv
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

50:50. Trong tổng số tiền này, phía liên doanh tài trợ 30 tỷ won và phần còn lại sẽ do đơn
vị đầu tư Shinhan Việt Nam nhận trách nhiệm thông qua tái cấp vốn và tiền gửi.5

2. Xu hướng chung về hoạt động M&A trong ngành Logistics trên thị trường Việt
Nam
Theo các chuyên gia, M&A trong ngành Logistics của Việt Nam tiếp tục nở rộ trong
thời gian tới bởi các lý do:6

Thứ nhất, về áp lực cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Logistics
của Việt Nam đang đứng trước áp lực cạnh tranh nặng nề. Theo cam kết gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), từ ngày 1/1/2014, Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn
lĩnh vực Logistics. Theo đó, DN nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn để
kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp nội
đã lên kế hoạch M&A để nâng cao vị thế trước sức ép cạnh tranh gay gắt. Các doanh
nghiệp Logistics Việt Nam phải đứng trước quyết định, hoặc là hợp tác bắt tay với các
doanh nghiệp lớn, hoặc là chấp nhận nguy cơ bị “cá lớn nuốt cá bé” ngay trên chính thị
trường của mình. Do vậy, sự yếu thế của các doanh nghiệp Việt Nam là cơ hội lớn cho
doanh nghiệp nước ngoài biến Việt Nam thành mảnh đất màu mỡ cho hoạt động M&A.

Thứ hai, về xu thế phát triển của kinh tế số gắn với thương mại điện tử. Theo các
chuyên gia kinh tế, sự ra đời của các doanh nghiệp thương mại điện tử như Amazon,
Alibaba đã làm thay đổi bộ mặt của ngành Logistics một cách đáng kể. Với xu hướng
phát triển kinh tế số hóa gắn với nhu cầu thương mại điện tử ngày càng tăng cao, yêu cầu
của khách hàng ngày khắt khe hơn, việc giao hàng phải diễn ra nhanh chóng hơn, linh
hoạt hơn, minh bạch hơn và với giá thấp hơn. Các chỉ tiêu về lợi nhuận cũng như mô hình
hoạt động kinh doanh cũng là thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Logistics, đòi
hỏi các doanh nghiệp trong ngành này không ngừng phải cải tiến và thay đổi. Để giải
quyết các vấn đề này, đòi hỏi phải có sự đầu tư về khoa học công nghệ, cải tiến phương
thức quản lý, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực. Như vậy, đối với
những hoạt động này, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam có nguồn lực hạn chế cần
phải tìm đến sự hợp tác với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn và giàu kinh nghiệm, tài
chính.

5
< https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xu-huong-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep-
trong-nganh-logistics-viet-nam-318066.html,>, truy cập ngày 16/06/2021
6
< https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xu-huong-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep-
trong-nganh-logistics-viet-nam-318066.html,>, truy cập ngày 16/06/2021

v
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Thứ ba, về yêu cầu hợp tác cùng phát triển. Xét về hoạt động M&A trong ngành
Logistics, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhanh chóng tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng
nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa. Điều này giúp họ giảm nhiều chi phí
gia nhập thị trường so với việc bắt đầu xây dựng từ đầu. Cụ thể, các doanh nghiệp nước
ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nguồn
dịch vụ từ các công ty mẹ xuyên quốc gia về hàng hóa, dịch vụ tàu biển quốc tế nên có lợi
thế và thâu tóm được dịch vụ Logistics quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể
cho thuê lại dịch vụ của các doanh nghiệp nội địa như giao nhận vận tải, kho bãi, xếp dỡ,
cảng biển, khai báo hải quan… Các doanh nghiệp Logistics nước ngoài có thể hợp tác với
tập đoàn lớn vì họ cung cấp trọn gói dịch vụ Logistics trong khi doanh nghiệp Việt Nam
thì thường chỉ cung cấp những dịch vụ rời rạc. Đặc biệt, rất ít doanh nghiệp Logistics
trong nước sở hữu hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả so với những đối thủ cạnh tranh
từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có sẵn các kiến thức, hiểu biết, kinh
nghiệm cũng như các mối quan hệ khi hoạt động kinh doanh ở thị trường nội địa. Đối với
các doanh nghiệp Việt Nam, M&A cung cấp nguồn vốn lớn, tạo cơ hội chuyển giao công
nghệ và kỹ năng quản lý.

3. Phân tích thương vụ M&A giữa Công ty cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo
Trần (ITL Corp) và Công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam (Sotrans Group)

3.1. Sơ lược về 2 doanh nghiệp ITL Corp và Sotrans Group

ITL Corp được thành lập vào đầu năm 2000, trải qua gần 20 năm phát triển, hiện nay
ITL Corp là chuyên gia cung cấp các dịch vụ Logistics tích hợp hàng đầu tại Việt Nam và
Đông Dương. ITL Corp là đại diện hàng không và Tổng đại lý khai thác hàng hóa cho
hơn 22 hãng hàng không hàng đầu thế giới và khai thác hơn 300 chuyến bay mỗi tuần.
Ngoài ra, ITL Corp còn cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế chuyên nghiệp
thông qua các phương thức vận tải hàng không, vận tải đường biển, vận tải đa phương
thức và dịch vụ khai thuế hải quan.

Sotrans Group được thành lập từ năm 1975, là một trong những công ty hàng đầu
trong ngành giao nhận vận tải quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho
đa chức năng tại Việt Nam với diện tích hơn 230.000 m2. Đặc biệt, Sotrans Group chú
trọng vào các hoạt động của cảng và Logistics cảng và sở hữu hệ thống cảng bao gồm
cảng cạn Sotrans ICD, cảng Sowatco Long Bình và Depot Sotrans Mỹ Phước và hiện là

vi
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kho bãi, cảng và Logistics cảng tại Việt Nam và khu
vực.7

3.2. Tóm tắt thương vụ M&A giữa ITL Corp và Sotrans Group

Ngày 18/8/2020, CTCP Giao Nhận và Vận Chuyển In Do Trần (ITL Corp) tuyên bố
chính thức hoàn tất giao dịch (M&A) mua lại CTCP Kho Vận Miền Nam (Sotrans Group)
– đơn vị cung cấp các dịch vụ Logistics tích hợp bao gồm: Kho bãi, giao nhận, gom hàng,
khai thác cảng, vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu
của ITL Corp tại Sotrans Group được nâng lên mức gần 97%. Giá trị của thương vụ này
không được hai bên tiết lộ. Tuy nhiên, cả ITL Corp và Sotrans Group đều đặt mong muốn
sau thương vụ sẽ tận dụng nguồn lực và thế mạnh của 2 doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu đa dạng của khách hàng trên thị trường Logistics.

3.3. Nguyên nhân ITL Corp chọn Sotrans Group là công ty mục tiêu cho thương vụ
M&A

Thứ nhất, về tiềm lực trên thị trường Logistics, Sotrans Group được xem là một
trong những thương hiệu nổi bật trong ngành Logistics. Sotrans Group có hơn 45 năm
kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực Logistics, sở hữu hệ thống kho hơn 230.000m2,
có khoảng 120 xe container, nắm trong tay các cảng: Cảng Sotrans ICD, Cảng Sowatco
Long Bình cùng Depot Sotrans Mỹ Phước và các hợp đồng hợp tác với hầu hết các hãng
hàng không, hãng tàu lớn trên thế giới, Sotrans đã tham gia cung cấp nhiều dịch vụ khép
kín trong chuỗi Logistics như kho bãi, giao nhận, gom hàng, khai thác cảng, vận chuyển
hàng hóa trong nội địa và cả quốc tế. Khách hàng tiêu biểu của Sotrans có thể kể đến là
P&G, Samsung, Olam, Cargill, Siemens, Uni-President, NutiFood... Với tiềm lực kinh tế
mạnh như thế, có thể hiểu lý do vì sao Sotrans luôn nằm trong tầm ngắm của các doanh
nghiệp cùng cạnh tranh trên thị trường Logistics và ITL Corp cũng không ngoại lệ.

Thứ hai, ITL Corp muốn hướng đến mục tiêu đa dạng hóa trên thị Logistics. Theo
ông Đặng Doãn Kiên, Phó Chủ tịch phụ trách Khối Đầu tư của ITL Corp cho biết rằng
việc ITL Corp mua sáp nhập Sotrans Group là để tận dụng được năng lực của cả 2 doành
nghiệp: một doanh nghiệp đứng đầu về thị trường hàng không với một doanh nghiệp dẫn
đầu về cảng, Logistics cảng và ICD. Sự kết hợp của hai doanh nghiệp này sẽ mang lại cho
các khách hàng của cả hai công ty các lợi ích thiết thực và giá trị gia tăng thông qua các
dịch vụ logistics tích hợp, đa dạng và tối ưu về mặt chi phí. “Mục tiêu của chúng tôi là

7
<https://cafef.vn/itl-corp-tuyen-bo-da-so-huu-97-von-sotrans-20200818092212888.chn,>, truy
cập ngày 17/06/2021
vii
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

mang đến các dịch vụ tích hợp tốt nhất và tối ưu nhất cho khách hàng. Chúng tôi cũng sẽ
duy trì chiến lược thương hiệu kép (Dual Brands) để tận dụng nguồn lực và thế mạnh của
2 doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng trên thị trường,
góp phần đóng góp cho sự phát triển của khách hàng”, ông Kiên cho hay.8

3.4. Nguyên nhân Sotrans Group thất bại trước sự “tấn công” của ITL Corp

Theo báo cáo tài chính của Sotrans Group năm 2019, Sotrans ghi nhận doanh thu
khoảng 1.836 tỉ đồng, tăng nhẹ so với năm trước (2018). Riêng lợi nhuận ròng giảm
khoảng 22%, còn 122,6 tỉ đồng. Theo ông Hồ Sĩ Tuấn, người công bố thông tin của
Sotrans, nguyên nhân chủ yếu do Sotrans bị giảm doanh thu tài chính từ các công ty liên
doanh, liên kết. Ngoài ra, thu nhập khác ở Sotrans cũng giảm. Tuy lợi nhuận có giảm
nhưng tình hình kinh doanh của Sotrans vẫn ổn định. Vậy việc Sotrans để ITL “nuốt
chửng” có hợp lý?

Thực tế, từ năm ngoái, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Trần Tuấn Anh,
Tổng Giám đốc Sotrans, chia sẻ: “Sotrans sẽ hoạt động chủ yếu vì lợi ích 2 cổ đông lớn.
Đó là Gelex và ITL”. Ở thời điểm ấy, riêng 2 cổ đông này đã nắm 95% vốn của Sotrans.
Cụ thể, Gelex chiếm khoảng 54,78%, còn ITL sở hữu 41,78% vốn điều lệ của Sotrans.
Với cơ cấu cổ đông cô đặc như vậy, Sotrans đã tính đến chuyện rời sàn vì không đạt điều
kiện niêm yết tại sàn TP.HCM. Công ty dự định chuyển sang giao dịch ở UpCoM cũng
như không tiếp tục là công ty đại chúng. Từ những năm 2016-2017, Gelex và ITL chạy
đua thâu tóm Sotrans, sau khi SCIC tuyên bố thoái toàn bộ 47,4% cổ phần tại Sotrans
(tháng 7/2015). Trong cuộc đua này, Gelex thắng thế khi giành được quyền chi phối ở
Sotrans. Còn ITL bám sát Gelex và trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại đây. Gelex là tập đoàn
thiết bị điện, mở rộng đầu tư sang cả lĩnh vực bất động sản, năng lượng và logistics. Còn
ITL là doanh nghiệp hoạt động cùng ngành với Sotrans. Như vậy, với hai cổ đông lớn là
Gelex và ITL Corp luôn nắm quyền chi phối thì Sotrans khó có thể đứng vững để “bảo
vệ” doanh nghiệp mình tránh khỏi các thương vụ M&A.

Bên cạnh đó, đứng trước thương vụ M&A với ITL Corp, về phía Sotrans Group, ông
Đặng Vũ Thành, Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT của Sotrans Group chia sẻ: “Chúng
tôi hoan nghênh ITL Corp đầu tư vào Sotrans Group và vinh dự trở thành một thành viên
của ITL Corp. Tôi tin rằng với chiến lược thương hiệu kép và sự kết hợp về tài sản, mạng
lưới hệ thống, công nghệ và đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao của hai doanh nghiệp sẽ

8
https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/itl-thau-tom-sotrans-vi-ngoi-vi-so-1-3333243/,>, truy cập
ngày 17/06/2021
viii
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

hình thành một Tập đoàn Logistics tích hợp đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn
của quốc tế, góp phần cung cấp các sản phầm tốt hơn, trọn gói hơn cho các khách hàng
trong nước và ngoài nước, và chắc chắn sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của
ngành Logistics trong nước và khu vực.”9

Như vậy, với nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, thương vụ M&A giữa
ITL Corp và Sotrans Group diễn ra là một điều tất yếu. Đó cũng chính là một tín hiệu
“mới mẻ” trong thị trường M&A khá “non trẻ” tại Việt Nam.

3.5. Ý nghĩa thương vụ M&A giữa ITL Corp và Sotrans Group

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện
có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam, tuy
nhiên, số lượng doanh nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ “Logistics trọn gói” vẫn còn
hạn chế. Vì vậy, việc kết hợp của ITL Corp và Sotrans Group được kỳ vọng sẽ đóng góp
đáng kể vào chuỗi giá trị chung của toàn ngành, mang lại các lợi ích cho khách hàng trong
việc tối ưu về thời gian và chi phí, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và lợi thế
Việt Nam đã tham gia Hiệp định EVFTA. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa ITL Corp và
Sotrans Group với kì vọng sẽ mang lại sự “sôi nổi” cho thị trường M&A trong ngành
Logistics tại Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đều hi vọng rằng các doanh nghiệp nội địa
có thể tiến hành các hoạt động M&A để nâng cao quy mô và khả năng tài chính, xây dựng
một mạng lưới vững mạnh cho ngành Logistics, tránh sự “thâu tóm” mạnh mẽ đến từ các
doanh nghiệp nước ngoài.

4. Đánh giá hoạt động mua lại, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực Logistics tại Việt
Nam

4.1. Những ưu điểm

Bước đầu đã xây dựng khung pháp lý cho hoạt động M&A nói chung và hoạt động
M&A trong lĩnh vực Logistics nói riêng. Tạo cơ sở quan trọng để hình thành một thị
trường M&A lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam.
Hình thành một đội ngũ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức tư vấn, môi giới như
các sản phẩm giao dịch mua bán doanh nghiệp (ví dụ: sàn giao dịch IDJ), các bộ phận

9
https://diendandoanhnghiep.vn/itl-corp-chinh-thuc-cong-bo-da-hoan-tat-m-a-sotrans-group-
179652.html,>, truy cập ngày 17/06/2021
ix
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

M&A của các quỹ đầu tư,… đóng vai trò là những chủ thể dẫn dắt, làm trung gian chuyên
nghiệp hỗ trợ thị trường M&A Logistics hoạt động hiệu quả.

Góp phần đa dạng hóa dịch vụ cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam vốn từ
trước đến nay chỉ làm thuê một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ, nay được bổ sung
các dịch vụ mới, công nghệ mới, hệ thống thông tin, nhân sự… từ các đối tác tiến hành
M&A tiến tới cung ứng những gói Logistics hoàn thiện cho các đối tác lớn. Thông qua
hoạt động M&A các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp trong ngành Logistics Việt
Nam đã có cơ hội tiếp cận những kinh nghiệm quản lý quốc tế, nhận được sự hỗ trợ về
phương tiện, công nghệ, vốn… để tăng cường năng lực cạnh tranh.

Thị trường M&A trong ngành Logistics đã trở thành một công cụ hữu hiệu giúp nhà
nước thực hiện chiến lược phát triển ngành Logistics Việt Nam. Thông qua việc sáp nhập,
hợp nhất giữa các doanh nghiệp lớn của Nhà nước với nhau hoặc với các công ty, doanh
nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này sẽ từng bước hình thành nên các doanh
nghiệp Logistics Việt Nam có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

4.2. Những hạn chế, bất cập

Thứ nhất, khung pháp lý cho hoạt động M&A trong hoạt động Logistics đang gây
khó khăn cho các chủ thể tham gia cũng như khả năng kiểm soát của cơ quan quản lý nhà
nước đối với hoạt động này. Cụ thể, các văn bản luật liên quan đến hoạt động Logistics
chỉ mới đề cập đến hình thức liên doanh mà chưa có quy định rõ ràng cho hình thức mua
lại, sáp nhập phù hợp với những đặc trưng riêng của lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các quy
định về giao dịch M&A có yếu tố nước ngoài chưa rõ ràng, đầy đủ. Ví dụ, việc quy định
đâu là hoạt động đầu tư trực tiếp, đâu là hoạt động đầu tư gián tiếp vẫn còn gây tranh cãi.

Thứ hai, khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh hậu M&A còn hạn chế. Các doanh
nghiệp Logistics sau khi tiến hành M&A đã gặp phải nhiều khó khăn phát sinh như sự
xung đột giữa các nhân viên, xung đột văn hóa công ty, quản trị tài chính, quản trị nhân
lực, thỏa mãn lợi ích của các cổ đông, cũng như đánh mất những khách hàng quen
thuộc… Và những điều này có thể khiến cho doanh nghiệp hậu M&A hoạt động thiếu
hiệu quả hoặc có thể rời vào tình trạng thua lỗ

Thứ ba, nguồn nhân lực cho thị trường M&A trong lĩnh vực Logistics còn thiếu cả
về lượng và chất. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để tiến hành các hoạt ddoobgj
M&A nói chung là rất thiếu và yếu, trong đó những người vừa nắm vững M&A vừa am
hiểu kĩ lưỡng các đặc điểm của lĩnh vực Logistics thì gần như không có. Nguồn nhân lực
x
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

tham gia vào M&A Logistics phần lớn là những cán bộ, nhân viên chuyên về Logistics có
sự hiểu biết nhất định về hoạt động M&A được các công ty cử đi thực hiện các thương vụ
chứ không phải là những người được đào tạo bài bản về M&A Logistics.10

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

1. Tổng quan bài tiểu luận

Trong bài tiểu luận, em đã nêu khái quát về hoạt động M&A trong lĩnh vực Logistics
tại thị trường Việt Nam, phân tích thực trạng hoạt động mua lại và sáp nhập Logistics
đang diễn ra trong những năm gần đây, đề ra xu hướng cho hoạt động M&A trong những
năm tiếp đến. Bên cạnh đó, em đã chọn và phân tích một thương vụ M&A cụ thể (Thương
vụ giữa ITL Corp và Sotrans Group). Từ đó, đưa ra những ưu điểm và hạn chế cho hoạt
động M&A trong ngành Logistics tại thị trường Việt Nam.

2. Đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động M&A các doanh nghiệp
Logistics tại Việt Nam

2.1. Các giải pháp vĩ mô

Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho M&A trong lĩnh vực Logistics. Cụ thể, cần xây
dựng một đạo luật riêng để điều tiết chi tiết, rõ ràng hoạt động M&A, cần đơn giản hóa
thủ tục quy định đối với hoạt động M&A giúp cho các doanh nghiệp tiến hành M&A
nhanh chóng hoàn tất công việc để doanh nghiệp mới có thể kinh doanh sớm nhất có thể.

Xây dựng kênh kiểm soát thông tin và minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ Logistics. Cần xây dựng kênh thông tin này dựa trên các tiêu chí nhất định,
đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp. Ngoài ra,
việc xây dựng kênh thông tin này sẽ giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý, phát
triển và mở rộng các doanh nghiệp sau khi M&A.

Nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động
M&A trong lĩnh vực Logistics. Có thể tố chức các buổi hội thảo để mời các chuyên gia
trong nước và quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách
về M&A trong Logistics về chia sẻ học thuật và kinh nghiêm quản lý hoạt động M&A
giữa các doanh nghiệp Logistics.
10
PGS.TS Nguyễn Thị Hường.(2013). “Giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động M&A các
doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam”.
xi
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh hậu M&A. Phải xây dựng một quy trình
quản trị dài hạn cho doanh nghiệp hậu M&A bao gồm quản trị công ty, xây dựng kế
hoạch tái cấu trúc và chuẩn bị nguồn nhân lực nhân sự cho giai đoạn hậu M&A. Bên cạnh
đó, có thể tổ chức các buổi tiếp xúc, thảo luận với nhân viên về thương vụ dự định tiến
hành để lắng nghe ý kiến, giải đáp thắc mắc, tiếp thu đề xuất và ghi nhận ý kiến của họ.
Trước khi hoàn tất thương vụ M&A phải có sự gặp gỡ giữa các công ty tham gia để tiến
hành đàm phán, thống nhất cơ cấu nhân sự chung sau khi M&A.

2.2. Các giải pháp vi mô

Các doanh nghiệp Logistics nhỏ sẽ thực hiện M&A với các doanh nghiệp tương
đồng với mình. Các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam vẫn tồn tại
do có thị trường riêng, những phân khúc thị trường mà các doanh nghiệp lớn bỏ qua hoặc
chưa có điều kiện áp dụng được. Do đó, sự tồn tại của các doanh nghiệp này là cần thiết
để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa ngày càng cao cũng như khai thác triệt để các khe hở của
thị trường. Tuy nhiên, với sự biến động không ngừng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp
nhỏ đã bộc lộ những yếu kém khó tránh về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, buộc
các doanh nghiệp này phải tìm đến nhau như một biện pháp tất yếu để giải quyết vấn đề
của mình.

Doanh nghiệp Logistics lớn tiến hành hoạt động M&A với doanh nghiệp Logistics
nhỏ hơn. Có thể thấy rằng đây là xu hướng chính và có nhiều khả năng xảy ra nhất đối với
lĩnh vực M&A trong giai đoạn sắp tới, khi các doanh nghiệp nhỏ, yếu kém buộc phải
đứng trươc sự lựa chọn buộc phải sáp nhập hoặc bị mua lại vởi các doanh nghiệp lớn do
áp lực từ bài toán về vốn và năng lực cạnh tranh. Trong khi đó, các doan nghiệp lớn
không ngừng chuẩn bị chiến lược mua lại các doanh nghiệp nhỏ hơn nhằm mục tiêu mở
rộng thị trường.

Doanh nghiệp Logistics tiến hành hoạt động M&A với doanh nghiệp Logistics cùng
ngành. Hình thức M&A như thế này thường được thực hiện khi doanh nghiệp phát triển ở
một mức độ ổn định, các nguồn lực được khai thác triệt để thì xu hướng sáp nhập các
doanh nghiệp có cùng quy mô tương đối vững mạnh có thể xảy ra.

xii
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Luật Cạnh Tranh 2018.

B. SÁCH, GIÁO TRÌNH, TẠP CHÍ

1. Mergers and Acquisitions from A to Z, Andrew J. Sherman, trang 2-3.

2. Giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động M&A các doanh nghiệp Logistics tại Việt
Nam (2013), PGS.TS Nguyễn Thị Hường, trang 6-7.

C. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

1.https://www.uef.edu.vn/kqtdl/tin-du-lich/ma-la-gi-nhung-thuong-vu-ma-nganh-khach-
san-viet-nam-2704

2.https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xu-huong-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-
nghiep-trong-nganh-logistics-viet-nam-318066.html

3.https://cafef.vn/itl-corp-tuyen-bo-da-so-huu-97-von-sotrans-20200818092212888.chn

4.https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/itl-thau-tom-sotrans-vi-ngoi-vi-so-1-3333243/

5.https://diendandoanhnghiep.vn/itl-corp-chinh-thuc-cong-bo-da-hoan-tat-m-a-sotrans-
group-179652.html

xiii
BÀI TIỂU LUẬN| HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

LỜI CẢM ƠN
Em cảm ơn cô đã dành thời gian để đọc bài tiểu luận của em ạ. Em chúc cô sức khỏe và
luôn vui vẻ ạ!

You might also like