Lich Su-822

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021

CỤM TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI


HOÀN KIẾM – HAI BÀ TRƯNG Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề kiểm tra có 04 trang)

Họ, tên thí sinh:..........................................................................


Mã đề 822
Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Tờ báo nào sau đây là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng?
A. Báo “Chuông rè”. B. Báo “An Nam trẻ”.
C. Báo “Nhân dân”. D. Báo “Búa liềm”.
Câu 2: Sự kiện chính trị nào sau đây có ý nghĩa thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp tiến lên?
A. Tiến hành cải cách giáo dục phổ thông các cấp.
B. Xây dựng nền tài chính và chính sách thuế của quốc gia.
C. Bản Đề cương văn hóa Việt Nam được ban hành.
D. Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 3: Quyết định nào sau đây của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương (5-1941) đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-
1930)?
A. Đề ra mục tiêu chống đế quốc và phong kiến.
B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C. Xác định động lực cách mạng là liên minh công nông.
D. Phương pháp của cách mạng là bạo lực.
Câu 4: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới
trong thế kỉ XX?
A. Các nước đế quốc muốn đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
B. Các nước đế quốc muốn hạn chế ảnh hưởng của nước Nga xô viết.
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc với nhân dân thuộc địa.
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa và thị trường.
Câu 5: Phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) thắng lợi ở miền Nam Việt Nam dẫn đến sự ra đời của
tổ chức nào sau đây?
A. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 có
thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay?
A. Đấu tranh vũ trang có vai trò quyết định nhất.
B. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
C. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Chớp thời cơ và phát động chiến tranh kịp thời.
Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò nào sau đây đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
A. Là vùng giải phóng. B. Quyết định trực tiếp.
C. Là căn cứ địa. D. Quyết định nhất.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN?
A. Các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.
B. Nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
C. Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều.
D. Mong muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trang 1/4 - Mã đề thi 822


Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội lực lượng Đồng minh vào Việt Nam là
A. quân Anh. B. quân Pháp. C. quân Nhật. D. quân Liên Xô.
Câu 10: Thực hiện “phương án Maobáttơn” (1947), thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia
dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Văn hoá. B. Tôn giáo. C. Địa lí. D. Kinh tế.
Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
A. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
B. Kết hợp giữa chiến thuật đánh nghi binh và đánh tập kích.
C. Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang.
D. Chớp thời cơ phản công và mở rộng vùng giải phóng.
Câu 12: Quốc gia nào sau đây đã khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
A. Hàn Quốc. B. Thái Lan. C. Ấn Độ. D. Mỹ.
Câu 13: Nội dung nào sau đây là đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939?
A. Khủng hoảng. B. Phục hồi và phát triển.
C. Phát triển xen kẽ suy thoái. D. Phát triển nhanh.
Câu 14: WB là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Diễn đàn hợp tác Á- Âu. B. Khu vực thương mại tự do ASEAN.
C. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ. D. Ngân hàng thế giới.
Câu 15: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, nhân dân Bắc Kì và Trung Kì Việt Nam đã thực
hiện khẩu hiệu đấu tranh nào sau đây?
A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”. B. “Người cày có ruộng”.
C. “Không một tấc đất bỏ hoang”. D. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”
Câu 16: Nội dung nào sau đây là đường lối cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
A. Dùng bạo lực giành độc lập. B. Dựa vào Pháp chống phong kiến.
C. Tiến hành cải cách đất nước. D. Chống Pháp và tư sản mại bản.
Câu 17: Chiến thắng nào sau đây được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mỹ, mở đầu cho cao trào “tìm
Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam?
A. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam). B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Chiến thắng Trà Bồng (Quảng Ngãi). D. Chiến thắng An Lão (Bình Định).
Câu 18: Công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh đã sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu nào sau đây
trong phong trào 1930-1931?
A. Bãi công chính trị. B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
C. Mít tinh đòi quyền dân chủ. D. Đưa yêu sách cải thiện đời sống.
Câu 19: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong những năm 1975-1979?
A. Bầu cử Quốc hội chung của cả nước. B. Tiến hành công nghiệp hóa đất nước.
C. Đấu tranh bảo vệ biên giới tổ quốc. D. Hoàn thành việc cải cách ruộng đất.
Câu 20: Sau khi thất bại ở Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp phải chuyển sang kế hoạch nào sau đây?
A. Đánh điểm, diệt viện. B. Đánh nhanh thắng nhanh.
C. Chinh phục từng gói nhỏ. D. Đánh chắc, tiến chắc.
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX ở Việt Nam?
A. Có hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.
B. Gắn nhiệm vụ cứu nước với canh tân đất nước.
C. Lãnh đạo là tầng lớp sĩ phu phong kiến tư sản hóa.
D. Có mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến độc lập.
Câu 22: Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trước tình trạng ba tổ chức cộng sản được
thành lập ở Việt Nam năm 1929?
A. Cần đấu tranh chống tư tưởng cục bộ. B. Thực hiện chủ trương đoàn kết quốc tế.
C. Xây dựng khối liên minh công - nông. D. Kết hợp nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

Trang 2/4 - Mã đề thi 822


Câu 23: Bình định miền Nam trong vòng 2 năm là nội dung của kế hoạch nào sau đây trong chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)?
A. Giôn xơn - Mác Namara. B. Gianxơn Xiti.
C. Xêđaphôn. D. Xtalây - Taylo.
Câu 24: Nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào sau đây trong những
năm 1954-1975?
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
C. Tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.
D. Làm nghĩa vụ hậu phương đối với Lào và Campuchia.
Câu 25: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra biện pháp nào sau đây nhằm khắc phục
tình trạng mù chữ?
A. Phát động tăng gia sản xuất. B. Thành lập Nha bình dân học vụ.
C. Tổ chức “Ngày đồng tâm”. D. Lập “Hũ gạo cứu đói”.
Câu 26: Sự kiện nào sau đây là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh
tự phát sang tự giác?
A. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời (1929).
B. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (2-1930).
C. Thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn bãi công (8-1925).
D. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2-1930).
Câu 27: Quốc gia nào sau đây là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Ấn Độ. B. Braxin. C. Mỹ. D. Nam Phi.
Câu 28: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai
ở Việt Nam với tên gọi là
A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đảng Lao động Đông Dương.
Câu 29: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy
luật nào sau đây của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh ngoại giao. B. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
C. Sử dụng chiến thuật vừa đánh vừa đàm. D. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
Câu 30: Các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều sử
dụng thủ đoạn nào sau đây?
A. Có sự tham chiến trực tiếp của quân viễn chinh Mỹ.
B. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.
C. Sử dụng các phương tiện chiến tranh của Mỹ.
D. Có sự tham chiến của quân các nước đồng minh Mỹ.
Câu 31: Sự kiện nào sau đây là mốc đánh dấu cuô ̣c Chiến tranh lạnh kết thúc?
A. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập (8-1967).
B. Cuô ̣c gă ̣p không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).
C. Tổ chức Liên minh châu Âu ban hành đồng tiền chung (1999).
D. Kí kết Hiê ̣p định về mô ̣t giải pháp toàn diê ̣n cho vấn đề Campuchia (10-1991).
Câu 32: Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so
với phong trào yêu nước trước năm 1930?
A. Là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
B. Quy mô phong trào diễn ra rộng lớn ở Bắc Kì và Trung Kì.
C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân tham gia.
D. Có hình thức đấu tranh quyết liệt và phong phú, triệt để hơn.
Câu 33: Giai cấp nào sau đây là lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của cách mạng Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Tiểu tư sản. B. Tư sản dân tô ̣c. C. Nông dân. D. Công nhân.
Câu 34: Đảng Bônsêvíc Nga đã đề ra chính sách nào sau đây nhằm khôi phục kinh tế, ổn định tình
hình đất nước vào tháng 3-1921?
Trang 3/4 - Mã đề thi 822
A. Chính sách kinh tế mới. B. Sắc lệnh hòa bình.
C. Sắc lệnh ruộng đất. D. Chính sách cộng sản thời chiến.
Câu 35: Ngày 01-01-1959 diễn ra sự kiện nào sau đây ở Cuba?
A. Nước Cộng hòa Cuba thành lập.
B. Quân cách mạng tấn công trại lính Môncađa.
C. Batixta thiết lập chế độ độc tài quân sự.
D. Cuộc nội chiến ở Cuba bắt đầu.
Câu 36: Trụ sở chính của tổ chức Liên minh châu Âu (EU) đặt tại thành phố nào sau đây?
A. Pari. B. Brúcxen. C. Luân Đôn. D. Béclin.
Câu 37: Nội dung nào sau đây là điểm chung về mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ giai
đoạn 1945-1973 và 1973-1991?
A. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh. B. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước XHCN.
C. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. D. Thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 38: Nội dung nào sau đây là thể chế chính trị của Liên bang Nga được Hiến pháp năm 1993
quy định?
A. Tổng thống Liên bang. B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến.
Câu 39: Đường lối xuyên suốt của cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
đến nay là
A. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng.
B. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. chống đế quốc và chống phong kiến.
Câu 40: Nội dung nào sau đây phản ánh tình hình tài chính nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau
Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Lê ̣ thuô ̣c vào các ngân hàng Đông Dương.
B. Nền tài chính quốc gia được xây dựng vững chắc.
C. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
D. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 822

You might also like